Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

PHÂN TÍCH NHU CẦU NƯỚC SINH HOẠT CHO HUYỆN ĐỒNG XUÂN TỈNH PHÚ YÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

PHÂN TÍCH NHU CẦU NƯỚC SINH HOẠT CHO HUYỆN
ĐỒNG XUÂN TỈNH PHÚ YÊN

LÊ THỊ HỒNG NGÂN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2009
i


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phân Tích Nhu Cầu Nước
Sinh Hoạt cho Huyện Đồng Xuân Tỉnh Phú Yên” do Lê Thị Hồng Ngân, sinh viên
khóa 31, ngành Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường, đã bảo vệ thành công trước hội
đồng vào ngày _____________________________.

Đặng Lê Hoa
Người hướng dẫn,

____________________________
Ngày
tháng
năm


Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

____________________________
Ngày
tháng
năm

____________________________
Ngày
tháng
năm

ii


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên con xin bày tỏ lòng biết ơn thành kính đến Cha, Mẹ đã sinh thành,
nuôi nấng và tạo mọi điều kiện cho con có được như ngày hôm nay. Cảm ơn anh chị,
những người thân trong gia đình đã động viên, giúp đỡ con trong suốt thời gian qua.
Xin chân thành cảm ơn tất cả quý thầy cô trong trường Đại học Nông Lâm
TP.HCM nhất là các thầy cô của Khoa Kinh Tế đã truyền đạt những kiến thức quý báu
trong suốt bốn năm tôi học tại trường.
Đặc biệt, tôi xin thành cảm ơn cô Đặng Lê Hoa, người đã trực tiếp hướng dẫn,
chỉ bảo, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu giúp tôi hoàn thành luận văn tốt
nghiệp này.
Cảm ơn các Cô Chú, Anh Chị công tác tại Sở Tài Nguyên Môi Trường tỉnh
Phú Yên, Trung tâm y tế Dự Phòng tỉnh Phú Yên, Phòng Tài Nguyên Môi Trường
huyện Đồng Xuân, Trung tâm y tế Dự Phòng huyện Đồng Xuân đã tận tình giúp đỡ

tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Cuối cùng cho tôi gửi lời cảm ơn đến bạn bè tôi và các bạn trong lớp đã luôn ở
bên tôi, giúp đỡ tôi về mặt tinh thần, cũng như đóng góp ý kiến để tôi hoàn thành luận
văn này.
Xin chân thành cảm ơn
Sinh viên
Lê Thị Hồng Ngân

iii


NỘI DUNG TÓM TẮT
LÊ THỊ HỒNG NGÂN. Tháng 06 năm 2009. “Phân Tích Nhu Cầu Nước
Sinh Hoạt cho Huyện Đồng Xuân Tỉnh Phú Yên”.
LE THI HONG NGAN. June, 2009. “Analysing the Demand of Running
Water for Dong Xuan District, Phu Yen Province”.
Khóa luận phân tích nhu cầu nước sinh hoạt cho huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú
Yên áp dụng các phương pháp hồi quy, phương pháp xây dựng đường cầu nước sinh
hoạt, đã xây dựng được đường cầu nước sinh hoạt cá nhân và đường tổng cầu nước
sinh hoạt cho toàn huyện. Ngoài ra, khóa luận cũng đã ước lượng được khối lượng
nước sạch đang thiếu là: 8.349.928,08 m3/năm.
Bằng phương pháp so sánh lợi ích của việc sử dụng các loại nước khác nhau,
khóa luận đã ước tính được lợi ích mà những người dân đang sử dụng nước giếng
chuyển sang dùng nước sạch có được hơn 15 tỷ đồng mỗi năm; Còn nếu họ được
chuyển sang sử dụng nước máy thì lợi ích này là hơn 11 tỷ đồng mỗi năm.
Thông qua các kết quả phân tích đường cầu và phân tích, đánh giá tình hình vệ
sinh môi trường trong huyện, khóa luận có đề xuất một số kiến nghị nhằm góp phần
cải thiện tình hình vệ sinh môi trường và nâng cao chất lượng nước sinh hoạt trên địa
bàn huyện.


iv


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt

viii

Danh mục các bảng

ix

Danh mục các hình

x

Danh mục phụ lục

xi

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu


3

1.2.1. Mục tiêu chung

3

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

3

1.3. Phạm vi nghiên cứu

3

1.3.1. Phạm vi thời gian

3

1.3.2. Phạm vi không gian

3

1.3.3. Giới hạn về nội dung

4

1.4. Cấu trúc của khóa luận

4


CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

5

2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

5

2.2. Tổng quan về huyện Đồng Xuân

6

2.2.1. Điều kiện tự nhiên

6

2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

9

2.2.3. Đánh giá chung

12

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung nghiên cứu

14
14


3.1.1. Một số khái niệm cơ bản

14

3.1.2. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước

16

3.1.3. Tầm quan trọng của tài nguyên nước

18

3.1.4. Chính sách quản lý tài nguyên nước

19

3.1.5. Các lý luận cơ bản về đường cầu

20

v


3.2. Phương pháp nghiên cứu

23

3.2.1. Phương pháp phân tích hồi quy


23

3.2.2. Phương pháp xây dựng đường cầu nước sinh hoạt

24

3.2.3. Phương pháp so sánh lợi ích của việc sử dụng các loại nước khác
nhau

26
3.2.4. Phương pháp thu thập số liệu

27

3.2.5. Phương pháp xử lý số liệu

27

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

28

4.1 Đánh giá khả năng có nguồn nước

28

4.2. Thực trạng cung cấp nước sinh hoạt của huyện Đồng Xuân

30


4.2.1. Thực trạng cung cấp nước máy

30

4.2.2. Thực trạng cung cấp nước sạch

31

4.3. Thực trạng sử dụng nước sinh hoạt của huyện Đồng Xuân

32

4.4. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội của mẫu điều tra

33

4.4.1. Quy mô và kích cỡ nhân khẩu của hộ

33

4.4.2. Nhóm tuổi và trình độ học vấn

34

4.4.3. Lao động và các ngành nghề chính

35

4.4.4. Thu nhập của người dân


36

4.4.5. Tình hình vệ sinh môi trường trên địa bàn huyện Đồng Xuân

37

4.4.6. Thực trạng sử dụng nước sinh hoạt của người dân theo mẫu điều
tra

38
4.4.7. Giá nước hiện nay trên địa bàn huyện qua mẫu điều tra

4.5. Mô hình ước lượng hàm cầu nước sinh hoạt

43
43

4.5.1. Kết quả ước lượng các thông số của mô hình

44

4.5.2. Kiểm định mô hình

44

4.5.3. Phân tích mô hình hàm cầu

45

4.6. Xây dựng đường cầu nước sinh hoạt cho toàn huyện Đồng Xuân


47

4.7. So sánh lợi ích của các hộ dân sử dụng nước sạch, nước máy, nước giếng

49

4.8. Một số biện pháp cải thiện chất lượng nước sinh hoạt và môi trường sống
tại địa phương

51

vi


CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

54

5.1. Kết luận

54

5.2. Kiến nghị

55

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CTNS &VSMT

Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường

CTNSH & VSMTNT

Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

ĐT & TH

Điều tra và tổng hợp

ĐT & TTTH

Điều tra và tính toán tổng hợp

ĐVT

Đơn vị tính

G

Giếng

NN & PTNT


Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

QL

Quốc lộ

OLS

Phương pháp bình phương tối thiểu thông thường

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TNMT

Tài nguyên môi trường

TP

Thành phố

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Đánh giá mức độ khốc liệt thiên tai theo vùng

8


Bảng 3.1. Một Số Tiêu Chuẩn Chất Lượng Nước Ăn Uống, Sinh Hoạt theo Quy Định
505 BYT/QĐ của Bộ Y Tế

17

Bảng 3.2. Một Số Trị Số Tiêu Chuẩn Chất Lượng Nước Mặt

18

Bảng 3.3. Các Loại Bệnh Nhiễm Trùng Đường Ruột và Thời Gian Tồn Tại của Các Vi
Khuẩn trong Nước

19

Bảng 3.4. Kỳ Vọng Dấu cho Hệ Số của Mô Hình Ước Lượng

24

Bảng 4.1. Khả Năng Có Các Nguồn Tài Nguyên Nước

29

Bảng 4.2. Chất Lượng Nước Máy tại Một Số Khu Vực ở Tỉnh Phú Yên Năm 2008

30

Bảng 4.3. Các Công Trình Nước Sạch Đang Hoạt Động trên Địa Bàn Huyện

32


Bảng 4.4. Qui Mô và Kích Cỡ Nhân Khẩu của Hộ qua Mẫu Điều Tra

33

Bảng 4.5. Sự Phân Bố Lao Động trong Các Ngành Nghề qua Mẫu Điều Tra

35

Bảng 4.6. Các Nguồn Nước Sinh Hoạt Đang Được Sử Dụng qua Mẫu Điều Tra

39

Bảng 4.7. Chất Lượng Nước Giếng Mùa Khô qua Mẫu Điều Tra

39

Bảng 4.8. Chất Lượng Nước Giếng Mùa Mưa qua Mẫu Điều Tra

40

Bảng 4.9. Các Thông Số Ước Lượng của Mô Hình Hàm Cầu Nước Sinh Hoạt

44

Bảng 4.10. Dấu Các Thông Số của Mô Hình Ước Lượng So với Kỳ Vọng

44

ix



DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Bản Đồ Hành Chính Huyện Đồng Xuân

7

Hình 2.2. Cơ Cấu Sử Dụng Đất của Huyện Năm 2008

9

Hình 2.3. Sản Lượng Các Loại Cây Trồng Có Hạt Năm 2008

10

Hình 2.4. Thành Phần Các Dân Tộc của Huyện

11

Hình 3.1. Đường Cầu

20

Hình 3.2. Đường Tổng Cầu

22

Hình 3.3. Thặng Dư Người Tiêu Dùng Nước


26

Hình 4.1. Sơ Đồ Xử Lý Nước Mặt và Nước Ngầm của CTNS&VSMT

31

Hình 4.2. Tình Hình Sử Dụng Nước Sinh Hoạt của Người Dân Huyện Đồng Xuân

33

Hình 4.3. Cơ Cấu Nhóm Tuổi qua Mẫu Điều Tra

34

Hình 4.4. Cơ Cấu TĐHV của Người Dân Huyện Đồng Xuân qua Mẫu Điều Tra

35

Hình 4.5. Thu Nhập Bình Quân Đầu Người/Tháng của Hộ

36

Hình 4.6. Tỷ Lệ Hộ Có Nhà Vệ Sinh qua Mẫu Điều Tra

37

Hình 4.7. Các Hình Thức Xử Lý Rác Thải Của Người Dân qua Mẫu Điều Tra

38


Hình 4.8. Hình Thức Xử Lý Nước Sinh Hoạt của Người Dân qua Mẫu Điều Tra

41

Hình 4.9. Tỷ Lệ Hộ Dân Chuyển Sang Sử Dụng Nước Sạch

41

Hình 4.10. Một Số Hình Ảnh Giếng Nước Sinh Hoạt của Người Dân Địa Phương

42

Hình 4.11. Đường Cầu Nước Sinh Hoạt của Hộ Theo Giá ở Dạng Cobb-Douglas

46

Hình 4.12. Đường Tổng Cầu Nước Sinh Hoạt Theo Giá của Huyện Đồng Xuân

48

Hình 4.13. Đường Cầu Nước Sinh Hoạt Theo Giá cho Những Hộ Cần nước sạch

49

Hình 4.14. Đánh Giá Lợi Ích dưới Đường Cầu Nước Sinh Hoạt

50

x



DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Kết xuất Eviews mô hình đường cầu nước sinh hoạt
Phụ lục 2. Bảng giá trị thống kê mô tả các biến trong mô hình đường cầu
Phụ lục 3. Kiểm định t – test
Phụ lục 4. Kiểm định F – test
Phụ lục 5. Kiểm định hiện tượng tự tương quan
Phụ lục 6. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến
Phụ lục 7. Kiểm định hiện tượng phương sai không đồng đều
Phụ lục 8. Kiểm định hiện tượng phương sai không đồng đều
Phụ lục 9. Bảng câu hỏi phỏng vấn

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Nước là một trong những tài nguyên quan trọng nhất đối với đời sống sinh tồn
và phát triển của con người. Nhu cầu về nước là nhu cầu thiết yếu. Quyền được tiếp
cận với nguồn nước là quyền cơ bản của mỗi con người. Tuy nhiên, tài nguyên nước
đang đứng trước những thách thức về sự phát triển không bền vững khi nhu cầu nước
trên thế giới ngày càng tăng mà nguồn nước ngày càng bị ô nhiễm và cạn kiệt ở mức
báo động. Các chuyên gia đã dự báo thế kỷ 21 là thế kỷ khủng hoảng nước, khủng
hoảng về quản lý tài nguyên nước.
Hiện tại trên thế giới có khoảng 6,6 tỉ người (2008) và sẽ đạt 9 tỉ người (2010).
Đã có tới 1,1 tỉ người đang phải chịu cảnh thiếu nước và 2,6 tỉ người không được sử
dụng các dịch vụ nước sạch. Nếu tình hình không có gì thay đổi, trong vòng từ 20 đến
30 năm tới, hơn một nửa dân số trái đất có nguy cơ sống trong cảnh thiếu nước. Đây là

một thách thức lớn của nhân loại vào thế kỷ 21.
So với các nước trên thế giới, Việt Nam là nước có nhiều ưu đãi và thuận lợi
hơn trong việc sử dụng tài nguyên nước. Tuy nhiên, tình trạng ô nghiễm nguồn nước
và sử dụng nước lãng phí như hiện nay sẽ làm cho Việt Nam trở thành một quốc gia bị
thiếu nước trầm trọng trong tương lai. Một báo cáo toàn cầu mới được Tổ chức y tế thế
giới (WHO) công bố cho thấy mỗi năm, Việt Nam có hơn 20.000 người tử vong do
thiếu nước sạch, môi trường vệ sinh nghèo nàn, thấp kém. Còn theo thống kê của Bộ Y
tế, hơn 80% các bệnh truyền nhiễm ở nước ta liên quan đến nguồn nước. Người dân ở
cả nông thôn và thành thị đang phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh do môi trường
nước gây ra. Đặc biệt ở các vùng nông thôn, hiện vẫn còn trên 50% dân số chưa được
sử dụng nước sạch. Tỷ lệ người dân được tiếp cận với dịch vụ vệ sinh thấp. Kết quả
điều tra vệ sinh môi trường nông thôn của 8 vùng sinh thái trên cả nước cho thấy tình
1


trạng vệ sinh môi trường và cá nhân của vùng nông thôn còn kém. Chỉ có 18% hộ gia
đình, 12% trường mẫu giáo, mầm non, tiểu học và trung học cơ sở, gần 37% trạm y tế
xã có nhà tiêu hợp vệ sinh. Trong khi đó, theo kết quả điều tra toàn quốc về thực trạng
nước và vệ sinh môi trường nông thôn, tỷ lệ sử dụng nước sinh hoạt ở vùng nông thôn
đạt tiêu chuẩn chỉ chiếm 15,5%. Rất nhiều nguồn nước ở các giếng khơi, nước bề mặt
và nước giếng khoan của người dân bị nhiễm vi sinh vật.
Đây là một trong những nguyên nhân mà dịch bệnh vẫn lưu hành và diễn biến
phức tạp ở nhiều địa phương. Chúng ta có thể ngăn ngừa một phần mười gánh nặng
bệnh tật toàn cầu thông qua việc cải thiện cấp nước, cải thiện vệ sinh môi trường và vệ
sinh cá nhân.
Đồng Xuân là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Phú Yên. Vì có
địa hình đồi núi phức tạp, hơn 13,4% cư dân là dân tộc thiểu số lại xa khu vực trung
tâm nên việc tiếp cận với dịch vụ nước sạch và vệ sinh môi trường còn thấp kém.
Nguồn nước sinh hoạt ở đây chủ yếu là nước giếng và nước tự chảy. Với điều kiện vệ
sinh môi trường kém thì nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm vi sinh vật là điều không thể

tránh khỏi. Thêm vào đó, nhiều vùng trong huyện, nguồn nước bị nhiễm Flour và Ca
cộng với nhiều khu vực bị thiếu nước vào mùa nắng. Mùa mưa, khi nước lũ tràn về, đa
số các giếng nước dùng cho sinh hoạt và nước ở bề mặt đều bị nhiễm khuẩn làm cho
cuộc sống của người dân vốn đã khổ càng trở nên khó khăn hơn.
Qua quá trình sinh sống, học tập và nghiên cứu tác giả nhận thấy rằng chất
lượng nguồn nước và vệ sinh môi trường nơi đây đang là một vấn đề đáng lo ngại đối
với sức khỏe của người dân. Chính vì thế mà đề tài “Phân tích nhu cầu nước sinh hoạt
cho huyện Đồng Xuân tỉnh Phú Yên” được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng và nhu
cầu nước sinh hoạt để đề ra các phương án cải thiện nguồn nước sinh hoạt cũng như
chất lượng vệ sinh môi cho người dân miền núi này.

2


1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích nhu cầu nước sinh hoạt cho huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
 Đánh giá thực trạng sử dụng nước sinh hoạt của huyện.
 Đánh giá tình hình vệ sinh môi trường tại địa bàn huyện Đồng Xuân
 Xây dựng đường cầu nước sinh hoạt cho huyện Đồng Xuân.
 Phân tích, so sánh lợi ích giữa việc sử dụng nước sạch, nước máy, nước giếng
đào trên địa bàn huyện.
 Đề xuất các biện pháp cải thiện chất lượng nước sinh hoạt và môi trường sống
cho người dân địa phương
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi thời gian
Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ 20/03/2009 đến 20/06/2009.
Trong đó, khoảng thời gian từ 20/03/2009 đến 30/3/2009 tiến hành thu thập số liệu thứ
cấp. Từ ngày 01/04/2009 đến 30/04/2009 điều tra thử và điều tra chính thức thu thập

thông tin về tình hình sử dụng nước sinh hoạt của các hộ gia đình và nhập số liệu. Thời
gian còn lại tập trung vào xử lý số liệu, chạy mô hình và viết báo cáo.
1.3.2. Phạm vi không gian
Đề tài được tiến hành trên địa bàn huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Số liệu sơ
cấp được thu thập bằng cách điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên tại 5 xã: Xuân Phước,
Xuân Quang 2, Xuân Quang 3, Xuân Sơn Bắc và thị trấn La Hai. Số liệu thứ cấp được
thu thập tại phòng Tài Nguyên Môi Trường huyện Đồng Xuân, trung tâm Y tế Dự
Phòng huyện Đồng Xuân, trung tâm Y tế Dự Phòng tỉnh Phú Yên và Sở Tài Nguyên
Môi Trường tỉnh Phú Yên.

3


1.3.3. Giới hạn về nội dung
Do tác giả chưa có kinh nghiệm thực tế cũng như do hạn chế về thời gian
nghiên cứu nên đề tài chỉ tập trung vào việc đánh giá thực trạng sử dụng nước sinh
hoạt, xây dựng đường cầu nước sinh hoạt, so sánh lợi ích giữa việc sử dụng các loại
nước sinh hoạt khác nhau và đưa ra các nhận định chủ quan của bản thân. Tuy nhiên,
tác giả đã rất cố gắng nghiên cứu để đưa ra các kết quả nhận xét dựa trên những số liệu
thu thập được tại địa phương và tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm.
1.4. Cấu trúc của khóa luận
Đề tài nghiên cứu gồm 5 chương:
Chương1: Mở đầu
Chương này nêu lên sự cần thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi
nghiên cứu, nội dung nghiên cứu và cấu trúc của khóa luận.
Chương 2: Tổng quan
Tổng quan các tài liệu tham khảo, tập trung phân tích điều kiện tự nhiên và kinh
tế xã hội của huyện Đồng Xuân. Đây là những cơ sở để từ đó đưa ra phương hướng
giải quyết cho đề tài.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu

Trình bày một số lý thuyết, khái niệm, cơ sở khoa học về nước sinh hoạt, cầu
nước sinh hoạt và những phương pháp phân tích để đưa ra các kết quả ở các chương
sau. Những cơ sở này giúp người đọc hiểu rõ hơn những vấn đề trình bày trong luận
văn.
Chương 4: Kết quả và thảo luận
Chương này sẽ trình bày những kết quả nghiên cứu chính bao gồm: các nhận
xét đánh giá về tình hình vệ sinh môi trường nước sinh hoạt tại địa bàn nghiên cứu,
đánh giá thực trạng sử dụng nước sinh hoạt của người dân, xây dựng đường cầu nước
sinh hoạt, so sánh lợi ích giữa việc sử dụng nước sạch, nước máy, nước giếng đào trên
địa bàn huyện, và cuối cùng là một số đề xuất .
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Tóm lược các kết quả nghiên cứu và đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao
chất lượng môi trường sống cho người dân.
4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Nước sinh hoạt là một đề tài không mới nhưng những nghiên cứu về nó không
nhiều đặc biệt là những nghiên cứu về nước sinh hoạt ở các vùng nông thôn, vùng sâu,
vùng xa. Để thực hiện đề tài này, tác giả đã tham khảo những tài liệu có liên quan và
một số khóa luận trước bao gồm những tài liệu như sau:
2.1.1. Công Cụ Chính Sách Cho Quản Lý Tài Nguyên và Môi Trường (Thomas
Sterner, 2002). (Được dịch bởi TS. Đặng Minh Phương, 2008). Nội dung sách trình
bày cả phần lý thuyết lẫn thực tiễn cần phải làm nếu các chính sách cho quản lý tài
nguyên thiên nhiên được điều chỉnh và được thực hiện ở các nước khác nhau, cả nước
phát triển lẫn những nước đang phát triển. Đây là những công cụ chính sách có thể
tham khảo để áp dụng cho việc quản lý nguồn tài nguyên nước.

2.2.2. Bài Giảng Kinh Tế và Quản Lý Tài Nguyên Nước. (Nguyễn Văn Ngà,
2007). Bài giảng này cung cấp cho quá trình nghiên cứu các khái niệm cơ bản về tài
nguyên nước. Ngoài ra các công cụ kinh tế nhằm quản lý tài nguyên nước cũng được
đề cập đến trong tài liệu này giúp khóa luận đưa ra các biện pháp quản lý nước sinh
hoạt phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.
2.2.3. A Water User Fee for Households in Metro Manila, Philippines.
(Margaret M, 2004). Đây là bài nghiên cứu về mức phí sử dụng nước cho hộ gia đình
ở thành phố Manila, Philippines. Các giá trị ngẫu nhiên được lấy từ 2.232 người được
phỏng vấn. Những người này được chọn ngẫu nhiên từ 13 khu đô thị tự trị và thành
phố Manila. Nghiên cứu trên cho thấy các cư dân ở Metro Manila có mức nhận thức
về tầm quan trọng của các lưu vực nước rất thấp. Nhưng họ nhận thức được rừng là
nhân tố đóng vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp nước bền vững. Khoảng 60%
người được phỏng vấn tiết lộ mức sẵn lòng trả để cải thiện việc quản lí lưu vực nước.
5


Một số người không sẵn lòng trả vì phụ thuộc vào mức thu nhập và vì họ nghĩ rằng
quản lí lưu vực nước là trách nhiệm của chính phủ.
2.2.4. Thực trạng và giải pháp cấp nước sinh hoạt trên địa bàn xã Minh Hòa,
huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang. (Lâm Bình Giang, 2007). Khóa luận có nêu thực
trạng sử dụng nước sinh hoạt của xã Minh Hòa, đồng thời tác giả đã đánh giá được
những hộ sử dụng nước không hợp vệ sinh tốn nhiều chi phí chữa bệnh cho các bệnh
về đường nước hơn những hộ sử dụng nước sạch. Tuy nhiên, tác giả chưa xây dựng
được đường cầu nước sạch cho địa bàn nghiên cứu.
2.2.5. Kinh Tế và quản lý tài nguyên nước: trường hợp nước ngầm tại huyện
Bình Chánh, TP. HCM. (Nguyễn Thị Thanh Tuyền, 2008). Luận văn thiên về nghiên
cứu trong lĩnh vực nước ngầm song có thể tham khảo các phương pháp nghiên cứu và
cách tính giá nước sinh hoạt từ những hộ sử dụng nước ngầm.
2.2. Tổng quan về huyện Đồng Xuân
2.2.1. Điều kiện tự nhiên

a) Vị trí địa lý
Tỉnh Phú Yên trải dài từ 12°42'36" đến 13°41'28" vĩ bắc và từ 108°40'40" đến
109°27'47" kinh đông. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Định, phía Nam giáp Khánh Hòa, phía
tây giáp Đăk Lăk và Gia Lai, phía Đông giáp biển Đông. Phú Yên nằm ở miền trung
Việt Nam, cách Hà Nội 1.160 km về phía bắc, cách Tp. Hồ Chí Minh 561 km về phía
nam theo tuyến quốc lộ 1A.
Đồng Xuân là huyện miền núi nằm về phía Tây Bắc của tỉnh Phú Yên. Phía Bắc
giáp tỉnh Bình Định. Phía Tây giáp tỉnh Gia Lai. Phía Tây Nam giáp huyện Sơn Hòa.
Phía Đông Bắc giáp huyện Sông Cầu và phía Đông Nam giáp huyện Tuy An.
b) Tổ chức hành chính
Toàn huyện có diện tích tự nhiên là 1.063 km2, được tổ chức thành 1 thị trấn
(thị trấn La Hai) và 10 xã đó là: Xuân Quang 1, Xuân Quang 2, Xuân Quang 3, Xuân
Phước, Xuân Sơn Bắc, Xuân Sơn Nam, Xuân Long, Xuân Lãnh, Đa Lộc và Phú Mỡ.

6


Hình 2.1. Bản Đồ Hành Chính Huyện Đồng Xuân

Nguồn tin: Phòng TNMT huyện Đồng Xuân

7


c) Địa hình
Huyện Đồng Xuân dựa lưng vào dãy Trường Sơn, rồi trải dài xuống những
thung lũng của vùng trung du nên địa hình rất phức tạp, nhiều núi non hiểm trở, có
nhiều núi cao, có núi cao tới 1.020m (núi La Hiên) quanh năm mây mù bao phủ. Núi
rừng cũng là môi trường vô cùng thuận lợi sản sinh nhiều thú rừng, chim chóc, hoa
quả, củ, rau là nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm dồi dào, ngoài ra còn có rất

nhiều dược liệu quý. Huyện có một sông cái (sông Kỳ Lộ hay còn gọi là sông Cái), hai
sông con (sông Trà Bương và sông Cô) và rất nhiều suối là những dòng nước mát cung
cấp nước ngọt cho những cánh đồng lúa, cho dân sinh. Đặc biệt những dòng sông suối
ấy cung cấp nguồn hải sản phong phú quí giá cho nhân dân Đồng Xuân và các huyện
lân cận.
d) Khí hậu
Huyện có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm và chịu ảnh hưởng của khí hậu
đại dương. Có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 và mùa nắng từ tháng 1
đến tháng 8. Nhiệt độ trung bình hằng năm 26,5°C, lượng mưa trung bình hằng năm
khoảng 1.600 - 1.700mm. Huyện Đồng Xuân thuộc vùng duyên hải miền trung nên khi
mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 12 sẽ xảy ra tình trạng lũ quét gây khó khăn
cho sản xuất và đời sống sinh hoạt cho người dân.
Bảng 2.1. Đánh Giá Mức Độ Khốc Liệt Thiên Tai theo Vùng
Vùng

Bão



Lũ quét

Hạn hán

Đông Bắc

+++

+

+++


+++

Tây Bắc

+++

++

+++

+++

ĐB sông Hồng

++++

++++

+

+

Bắc Trung Bộ

++++

++++

+++


+++

Duyên hải Nam Trung Bộ

++++

++++

+++

++++

++

++

+++

+++

+++

+++

+++

++

++


++++

+

++

Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
ĐBSCL

Nguồn tin: Hồ sơ ngành nước, Bộ TNMT
Mức điểm cao (++++) tương ứng với vùng hay xảy ra thiên tai với mức độ khốc
liệt. Mức điểm thấp (+) tương ứng với vùng có thiên tai nhẹ hơn.
8


Qua bảng đánh giá mức độ khốc liệt của thiên tai theo vùng ta thấy vùng duyên
hải miền Trung nói chung và huyện Đồng Xuân nói riêng nằm trong vùng hay xảy ra
tình trạng bão lũ, lũ quét và hạn hán khốc liệt nhất so với các vùng khác trong cả nước.
Đây là một trong các nguyên nhân gây ra tình trạng nghèo đói ở địa phương.
2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
a) Tình hình kinh tế
Nhân dân huyện Đồng Xuân chủ yếu làm nghề trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất
tiểu thủ công nghiệp và làm một số nghề phụ như buôn bán, săn bắt chim muông, thủy
sản.
Trồng trọt
Cơ cấu sử dụng đất của huyện như sau: đất lâm nghiệp 27.427ha, đất nông
nghiệp 19.231ha, đất thổ cư 442ha, đất chuyên dùng 742,5ha và đất chưa sử dụng
58.557ha.

Hình 2.2. Cơ Cấu Sử Dụng Đất của Huyện Năm 2008

18,07%

Đất nông nghiệp
Đất lâm nghiệp
Đất chuyên dùng

t

55,03%

25,78%
0,42% 0,70%

Đất thổ cư
Đất chưa sử dụng

Nguồn tin: Phòng TNMT huyện Đồng Xuân
Qua biểu đồ cơ cấu sử dụng đất trên ta thấy huyện vẫn chưa khai thác được hết
tiềm năng của đất, vẫn còn 55,03% đất chưa được sử dụng.
Lúa, mía và sắn là 3 loại cây trồng chủ lực của huyện. Ngoài ra người dân còn
trồng các loại cây lương thực khác như: bắp, khoai lang, thuốc lá, các loại đậu và các
9


loại dưa. Trong đó, diện tích mía hàng năm ổn định trong khoảng 3.500 - 4.000 ha, sẽ
được đầu tư thâm canh tăng năng suất; diện tích sắn 2.500-3.000 ha, chủ yếu là các
loại sắn cao sản; diện tích lúa 2 vụ 3.500 ha; bắp 3400 ha. Tuy nhiên ở các xã miền
núi, do thiếu đất nông nghiệp nên người dân đã khai phá rừng làm nương rẫy khiến

cho diện tích rừng ngày càng thu hẹp, làm mất cân bằng hệ sinh thái rừng, gây ra nhiều
khó khăn bất ổn đối với sản xuất và đời sống tại chỗ, đồng thời là tiềm tàng nguy cơ
gây xói lở, lũ quét đối với một số vùng xung yếu và cả trung du, đồng bằng.

Sản lượng (ngàn tấn)

Hình 2.3. Sản Lượng Các Loại Cây Trồng Có Hạt Năm 2008
20
18
16
14
12
10
8
6
4
2
0

Lúa

Bắp

Đậu

Loại cây trồng

Nguồn tin: Phòng NN & PTNT huyện Đồng Xuân
Tổng sản lượng các loại cây trồng có hạt đạt khoảng 30.000 tấn. Cao nhất là
lúa khoảng 18,9 ngàn tấn còn lại là bắp và đậu.

Từ ngày sông Trà Bương được đắp đập ngăn dòng để làm hồ chứa nước (hồ
Phú Xuân) với dung tích khoảng 12 triệu m3, có năng suất tưới 1.500ha đất canh tác đã
đem lại môi trường thuận lợi để phát triển cây lúa nước và nguồn thủy sản nước ngọt.
Chăn nuôi
Người dân nuôi chủ yếu các loại gia súc như: bò, heo và các loại gia cầm là: gà,
vịt, ngỗng. Tổng đàn bò toàn huyện là 19.800 con, trong đó bò lai chiếm 59%, huyện
đang phấn đấu nâng tỉ lệ này lên 65% trong năm 2009.

10


Tiểu thủ công nghiệp
Huyện có 2 nhà máy đó là: nhà máy Tinh bột sắn Đồng Xuân công suất 60 tấn
thành phẩm mỗi ngày và nhà máy đường Đồng Xuân thuộc Công ty TNHH Công
nghiệp KCP Việt Nam đang chuẩn bị nâng công suất lên 1.000 tấn/ngày. Ngoài ra còn
có một số cơ sở công nghiệp chế biến khác như: trạm sơ chế hạt điều, hàng thủ công
mỹ nghệ…trên địa bàn đã góp phần làm cho nền kinh tế Đồng Xuân phát triển theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Tiềm năng du lịch
Là một huyện miền núi, địa hình hiểm trở nên Đồng Xuân có rất nhiều địa điểm
du lịch rất hấp dẫn nhưng vẫn chưa có điều kiện để khai thác và phát triển. Trong
huyện có 2 suối nước khoáng nóng Triêm Đức (Xuân Quang 2) và Trà Ô (Xuân Lãnh)
có thể phát triển du lịch nghỉ dưỡng. Ngoài ra, huyện còn có nhiều suối và thác nước
như suối Mơ (Đa Lộc), suối Đá Cầu (Xuân Phước), hồ chứa nước Phú Xuân (Xuân
Phước)… vẫn còn mang vẻ đẹp hoang sơ và hùng vĩ, thuân lợi cho việc phát triển du
lịch sinh thái.
b) Dân số - lao động – xã hội
Dân số: Toàn huyện có 14.037 hộ dân với tổng số dân là 61.289. Các thành
phần dân tộc thiểu số gồm có: dân tộc Ba Na 1.800 người/245 hộ, dân tộc Chăm 6812
người/1.639 hộ. Trong đó dân tộc thiểu số nằm chủ yếu ở 6 xã vùng cạnh núi là Phú

Mỡ, Đa Lộc, Xuân Lãnh, Xuân Phước, Xuân Quang 1 và Xuân Quang 2.
Hình 2.4. Thành Phần Các Dân Tộc của Huyện

86%
kinh
Ba Na
Chăm
11%

3%

Nguồn tin: Trung tâm y tế dự phòng huyện Đồng Xuân
11


Biểu đồ trên thể hiện các thành phần dân tộc ở huyện Đồng Xuân. Đại đa số
dân cư trong huyện là dân tộc kinh chiếm 86%. Dân tộc thiểu số chiếm 14%, vì sống
xa khu vực trung tâm nên trình độ hiểu biết còn kém do vậy họ vẫn còn nhiều tập tục
lạc hậu và có lối sống du canh du cư.
Lao động: Trong số lao động có việc làm hiện nay có khoảng 60% làm việc
trong lĩnh vực nông nghiệp. Phần còn lại làm việc trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp
và các lĩnh vực khác. Điều này hoàn toàn phù hợp với một địa bàn miền núi, công
nghiệp và dịch vụ chưa phát triển như huyện Đồng Xuân.
c) Cơ sở hạ tầng
Nhìn chung, cơ sở hạ tầng kỹ thuật nơi đây còn rất nghèo nàn, lạc hậu.
Giao thông: So với các huyện khác thì Đồng Xuân không có vị thế thuận lợi về
mặt giao thông. Huyện không nằm trên đường quốc lộ 1A nối liền từ Bắc vào Nam.
Tuy nhiên, địa bàn huyện vẫn còn có mặt thuận lợi khác đó là 50 km đường sắt và
Tỉnh lộ 641 nối QL1A từ Thị trấn Chí Thạnh chạy dọc theo đường sắt Bắc - Nam qua
Thị trấn La Hai rồi gặp lại QL1A tại Thị trấn Diêu trì (Tỉnh Bình Định).

Bưu chính viễn thông: Hệ thống bưu chính viễn thông của huyện gồm có một
bưu điện ở trung tâm huyện và các bưu điện phân bố ở các tuyến xã. Mạng điện thoại
di động vẫn chưa được phủ kín đặc biệt là ở các xã miền núi.
Hệ thống điện: Đồng Xuân sử dụng nguồn điện từ thủy điện Sông Hinh. Hiện
nay, toàn huyện đã được phủ điện 100% đến các xã. Tuy nhiên, mùa nắng tình trạng
cúp điện vẫn xảy ra thường xuyên.
Hệ thống cấp nước: Nguồn nước được sử dụng chính cho sinh hoạt là nước
ngầm từ các giếng đào của người dân và nước từ CTNSH & VSMTNT tỉnh Phú Yên.
Hệ thống cung cấp nước sinh hoạt hiện nay trên địa bàn huyện là trạm cấp nước La
Hai chỉ đủ phục vụ cho nhu cầu nước sinh hoạt ở vùng thị trấn.
Giáo dục – y tế: Cả huyện có một bệnh viện trung tâm nằm ở thị trấn La Hai và
10 trạm y tế phân bố ở các tuyến xã, 4 trường Phổ Thông trung học, 11 trường trung
học cơ sở và 13 trường tiểu học.
2.2.3. Đánh giá chung
Theo cái nhìn tổng quát, huyện Đồng Xuân cũng có nhiều điều kiện thuận lợi
để phát triển kinh tế - xã hội.
12


Nhờ có hệ thống sông Cái và hệ thống sông con mà nguồn nước phục vụ cho
nông nghiệp luôn dồi dào. Hằng năm, các hệ thống sông này bồi đắp thêm một lượng
phù sa màu mỡ cho các cánh đồng ven sông.
Hai nhà máy tinh bột sắn Đồng Xuân và nhà máy đường Đồng Xuân thuộc
Công ty TNHH Công nghiệp KCP Việt Nam đang chuẩn bị nâng công suất lên 1.000
tấn/ngày sẽ tạo thêm công ăn việc làm cho người dân vùng núi.
Diện tích đất lâm nghiệp rất lớn, đây là điều kiện thuận lợi cho việc trồng các
loại cây lấy gỗ. Thứ nhất là để bảo vệ rừng, cải thiện tình hình mưa lũ. Thứ nữa là góp
phần làm tăng thêm thu nhập cho người dân.
Tuy nhiên huyện vẫn còn đang gặp rất nhiều khó khăn như:
- Cơ sở hạ tầng của huyện còn yếu kém, các tuyến giao thông đặc biệt là mạng

lưới giao thông nông thôn chưa được đầu tư xây dựng.
- Khoảng cách về kinh tế, văn hóa, xã hội so với đồng bằng rất lớn, lợi thế chưa
được phát huy. Nguồn tài nguyên đất khá dồi dào nhưng chưa được quan tâm khai thác
để biến nó thành của cải vật chất.
- Nghề trồng trọt, chăn nuôi đang ở dạng tự phát, chưa được quy hoạch, thiếu
đầu tư theo chiều sâu và thiếu tính đa dạng trong tổ chức sản xuất. Lao động, dân cư –
một nhân tố quan trọng của sự phát triển chưa được quan tâm thường xuyên.
- Đặc biệt là hệ thống vệ sinh và môi trường sống còn ở mức thấp. Thêm vào đó
nạn thiếu nước vào mùa nắng và lũ quét vào mùa mưa càng làm cho việc phát triển,
nâng cao đời sống của người dân trở nên khó khăn hơn.

13


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chương 3 của khóa luận sẽ trình bày cụ thể những nội dung có liên quan đến tài
nguyên nước và nước sinh hoạt bao gồm: các khái niệm cơ bản về nước, các tiêu
chuẩn nước sử dụng cho sinh hoạt, chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường.
Các lý luận cơ bản về đường cầu, hàm cầu, cầu cá nhân, cầu thị trường, độ co
giãn của cầu cũng sẽ được trình bày cụ thể trong chương này. Đây là cơ sở để chúng
tôi tiến hành phân tích, đánh giá các kết quả ở chương 4. Ngoài ra, chương này cũng sẽ
trình bày các phương pháp nghiên cứu đã được thực hiện trong khóa luận để có những
kết quả nghiên cứu nêu ra trong các phần tiếp theo.
3.1. Nội dung nghiên cứu
3.1.1. Một số khái niệm cơ bản
a) Tài nguyên nước
Tài nguyên nước là tất cả các nguồn nước được khai thác để phục vụ cho các
hoạt động của con người bao gồm các nguồn nước mặt, nước mưa, nước dưới đất,

nước biển thuộc lãnh thổ của một nước, một lưu vực, một vùng hay một địa
phương.(Nguyễn Văn Ngà, 2007).
b) Các đặc điểm của tài nguyên nước. (Phan Thị Giác Tâm, 2008).
Nước là hàng hóa công: Nước là hàng hóa công vì nó mang hai tính chất
không cạnh tranh trong tiêu thụ và không loại trừ trong sử dụng.
Độc quyền tự nhiên: Do có tính kinh tế về qui mô nên việc cung cấp nước
thuộc loại độc quyền tự nhiên. Tài nguyên nước cần được cung cấp với qui mô lớn,
vượt khả năng tài chính của doanh nghiệp tư nhân. Mặc khác việc tư nhân hóa có thể
gặp sự phản đối của người dân do nó có thể dẫn đến độc quyền và đặt giá cao.

14


×