Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHO CÔNG TY TNHH 1 THÀNH VIÊN DỊCH VỤ TỔNG HỢP DẦU KHÍ VŨNG TÀU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (720.47 KB, 71 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN CHO CÔNG TY TNHH 1 THÀNH VIÊN DỊCH
VỤ TỔNG HỢP DẦU KHÍ VŨNG TÀU

LÊ THỊ KIM ANH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2009


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học Khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “PHÂN TÍCH THỰC
TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG TY TNHH 1 THÀNH VIÊN
DỊCH VỤ TỔNG HỢP DẦU KHÍ VŨNG TÀU” do LÊ THỊ KIM ANH, sinh viên khóa
31, ngành QUẢN TRỊ KINH DOANH, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày
____________________

NGUYỄN VIẾT SẢN
Giáo viên hướng dẫn

______________________________
Ký tên, Ngày Tháng Năm 2009

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo



Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

Ngày Tháng Năm 2009

Tháng

Năm 2009


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin cảm ơn tất cả những thầy cô đã từng dìu dắt tôi, cảm ơn công lao quý báu
của thầy cô khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh đã tận
tình truyền đạt cho tôi kiến thức quý báu trên giảng đường cũng như trong cuộc sống.
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến gia đình tôi, cha mẹ tôi - những người đã có
công sinh thành, dưỡng dục tôi nên người và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành khoá
luận tốt nghiệp này.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Viết Sản người đã tận
tình giảng dạy, chỉ bảo và hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành gửi lòng biết ơn đến toàn thể Ban quản trị và các cô chú nhân
viên công ty TNHH một thành viên dịch vụ tổng hợp dầu khí Vũng Tàu.
Sau cùng xin cảm ơn tất cả bạn bè, những người đã hết lòng ủng hộ và giúp đỡ tôi
thực hiện đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn!

TP. HCM, ngày 01 tháng 6 năm 2009.
Sinh viên


LÊ THỊ KIM ANH


NỘI DUNG TÓM TẮT
LÊ THỊ KIM ANH. Tháng 6 năm 2009. “Phân Tích Thực Trạng Và Định
Hướng Phát Triển Công Ty TNHH 1 Thành Viên Dịch Vụ Tổng Hợp Vũng Tàu”.
LE THI KIM ANH. June 2009. “Analysis Situation And Development
Orientations Of Petrosetco Vung Tau General Services Company Ltd”.
Khoá luận tìm hiểu về thực trạng hoạt động của công ty dịch vụ tổng hợp dầu khí
Vũng Tàu dựa trên việc đánh giá các chỉ tiêu thực hiện của công ty qua 2 năm 2007 và
2008. Đề tài cũng phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh nằm ở môi
trường bên trong và bên ngoài của công ty Petrosetco, từ đó đưa ra kết luận và đề xuất các
định hướng nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.
Qua quá trình nghiên cứu cho thấy công ty đã tận dụng được sự phát triển của
ngành cùng với cơ hội bên ngoài để có những phát triển thành công của mình. Tuy nhiên,
do tác động của các yếu tố bất lợi bên ngoài cùng với các mặt còn hạn chế như Marketing,
trình độ nhân viên … Do đó, công ty cần vận dụng những chiến lược phù hợp để tiếp tục
nâng cao hiệu quả kinh doanh và giữ vững thị trường tiếp tục phát triển.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

viii


T

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu của khoá luận

2

1.4. Cấu trúc của khoá luận

2

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

4

2.1. Tổng quan nền kinh tế Vũng Tàu

4


2.2. Thị trường ngành dịch vụ đời sống ở Vũng Tàu

5

2.3. Công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ tổng hợp dầu khí Vũng Tàu

7

CHƯƠNG 3. NÔI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận

14
14

3.1.1. Đặc trưng cơ bản của ngành dịch vụ đời sống

14

3.1.2. Các công cụ để phân tích thực trạng hoạt động và hoạch định chiến lược

15

3.2. Phương pháp phân tích dữ liệu

17

3.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

17


3.2.2. phương pháp xử lý số liệu

17

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
4.1.1. Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh
a. Phân tích doanh thu theo từng loại hình dịch vụ của doanh nghiệp
v

18
18
18
18


b. Phân tích chi phí của doanh nghiệp

23

c. Phân tích lợi nhuận của công ty

24

4.1.2. Phân tích tình hình tài chính của công ty

29

a. Phân tích khái quát tài sản, nguồn vốn của công ty


30

b. Phân tích khả năng thanh toán của công ty

32

c.Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản

33

d. Phân tích chỉ tiêu sinh lời của công ty

34

4.1.3. Phân tích tình hình sử dụng lao động

36

4.1.4 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty

40

a. Môi trường vĩ mô

40

b. Môi trường vi mô

44


4.2. Một số định hướng hoạt động cho công ty trong thời gian tới

48

4.2.1. Công cụ định hướng

48

4.2.2. Định hướng phát triển tương lai

54

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

61

5.1. Kết luận

61

5.2. Kiến nghị với nhà nước

62

TÀI LIỆU THAM KHẢO

63

vi



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

PETROSETCO

Công ty cổ phần dịch vụ tổng hợp dầu khí (Petrovietnam General
Servives Joint Stock Corporation)

TC-KT

Tài chính kế toán

TCHC

Tổ chức hành chính

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

WTO

Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization)

GDP


Tổng thu nhập quốc nội (Gross Dometic Product)

DT

Doanh thu

LN

Lợi nhuận

ROA

Suất sinh lời của tài sản (Return on Asset)

ROE

Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu ( Return on Equity)

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 4.1. Doanh Thu Của Các Loại Hình Dịch Vụ Qua 2 Năm 2007-2008

18

Bảng 4.2. Doanh Thu Các Loại Hình Dịch Vụ Biển 2007 – 2008


19

Bảng 4.3. Doanh Thu Các Loại Hình Dịch Vụ Bờ 2007 – 2008

21

Bảng 4.4. Doanh Thu Các Loại Hình Dịch Vụ Khách Sạn 2007 – 2008

22

Bảng 4.5. Chi Phí Của Các Loại Hình Dịch Vụ Năm 2007 Và 2008

23

Bảng 4.6. Lợi Nhận Của Các Loại Hình Dịch Vụ Năm 2007 Và 2008

24

Bảng 4.7. Các Chỉ Tiêu Kết Quả Hoạt Động Năm 2007 Và 2008

26

Bảng 4.8. Bảng Cân Đối Kế Toán Của Công Ty Năm 2007 – 2008

29

Bảng 4.9. Các Chỉ Tiêu Phân Tích Tài Sản, Nguồn Vốn Năm 2007 & 2008

30


Bảng 4.10. Các Chỉ Tiêu Phân Tích Khả Năng Thanh Toán Năm 2007 & 2008

32

Bảng 4.11. Các Chỉ Tiêu Phân Tích Hiệu Quả Sử Dụng Tài Sản Năm 2007 & 2008

33

Bảng 4.12. Các Chỉ Tiêu Sinh Lời Năm 2007-2008

34

Bảng 4.13. Cơ Cấu Lao Động Theo Bộ Phận

36

Bảng 4.14. Cơ Cấu Lao Động Theo Trình Độ và Độ tuổi

37

Bảng 4.15. Bảng Năng Suất Lao Động Năm 2007 & 2008

39

Bảng 4.16. Chỉ Số GDP và Lạm Phát Của Việt Nam Qua Các Năm

40

viii



CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong những năm vừa qua, có thể nói Việt Nam đã có những bước tiến dài
trong công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Việc gia nhập vào
WTO, mở ra cho chúng ta những cơ hội phát triển về thị trường và thu hút dòng vốn
đầu tư mạnh mẽ. Tuy nhiên, đồng hành với những cơ hội là những rủi ro thách thức
mà bắt buộc chúng ta phải thận trọng mới có thể phát triển được. Vì chúng ta không
chỉ phải đương đầu với ngày càng nhiều đối thủ mạnh về tài chính mà còn dày dặn
kinh nghiệm và có thương hiệu lớn trên thị trường. Hơn nữa, nhu cầu thị trường ngày
càng cao và khó tính. Vấn đề đặt ra là làm sao để chúng ta có thể đứng vững và nắm
bắt được cơ hội phát triển, tạo công ăn việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.
Muốn như thế, các Doanh nghiệp không chỉ phải có tầm nhìn bao quát, mà còn phải
bám sát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của bản thân.
Có thể nói “phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh” là công việc hết sức quan
trọng và cần thiết đối với bất cứ 1 doanh nghiệp nào. Vì mọi quyết định đầu tư, tài
chính hay kinh doanh thành công đều xuất phát từ việc phân tích khách quan thực
trạng hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nhiệm vụ chính của phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh là đánh
giá hiệu quả kinh doanh thông qua các hệ thống chỉ tiêu đã xây dựng, xác định các yếu
tố ảnh hưởng đến kết quả phân tích. Từ đó đề xuất các giải pháp cụ thể và phụ hợp với
thực tế của doanh nghiệp, nhằm có thể phát huy hết điểm mạnh và giảm thiểu điểm
yếu trong việc nắm bắt cơ hội phát triển.
Công ty TNHH 1. T.V dịch vụ tổng hợp Vũng Tàu là một công ty có uy tín cao
trong ngành dịch vụ đời sống ở Vũng Tàu. Nhưng hiện nay, việc xuất hiện của nhiều
đối thủ cùng ngành khác, cùng với sự đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng khiến cho
mực độ cạnh tranh ngày càng gay gắt. Để có thể xây dựng được những chiến lược phát



triển đúng đắn và phù hợp với quy mô của công ty thì cần thiết phải nắm được thông
tin chính xác về hiện trạng hoạt động, cũng như ưu khuyết điểm của mình.
Được sự đồng ý của công ty và nhà trường, tôi chọn đề tài “Phân tích thực trạng hoạt
động và định hướng phát triển cho công ty TNHH dịch vụ tổng hợp Vũng Tàu”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, trên cơ sở đó,
đưa ra một số định hướng hoạt động tương lai cho công ty.
-

Phân tích hiệu quả hoạt động

-

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng

-

Phân tích các ưu nhược điểm của công ty

-

Định hướng hoạt động.

1.3. Phạm vi nghiên cứu của khoá luận
-

Phạm vi không gian: công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên dịch vụ

tổng hợp Vũng Tàu
-


Địa chỉ: 63, đường 30-4, phường 9, TP.Vũng Tàu

-

Phạm vi thời gian: Thu thập số liệu hoạt động kinh doanh của công ty trong

2 năm 2007 và 2008.
1.4. Cấu trúc của khoá luận
Khoá luận có 5 chương. Cụ thể như sau:
Chương I: Mở đầu
Chương mở đầu được xây dựng nhằm tổng quát hoá đề tài nghiên cứu, đồng
thời xác định tầm quan trọng của đề tài, phạm vi nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu
của tác giả.
Chương II: Tổng quan
Phác hoạ bức tranh tổng quát về nền kinh tế Vũng tàu và ngành dịch vụ đời
sống. Qua đó, cung cấp cái nhìn khái quát về công ty dịch vụ tổng hợp dầu khí Vũng
Tàu.
2


Chương III: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trình bày chi tiết những lý luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu và giới thiệu
một cách có hệ thống các phương pháp nghiên cứu mà khoá luận sử dụng.
Chương IV: Kết quả và thảo luận
Nêu kết quả đạt được trong quá trình thực hiện khoá luận và phân tích các kết
quả đó.
Chương V: Kết luận và đề nghị
Trình bày ngắn gọn những kết quả đạt được ở chương 4.
Nêu lên những hạn chế trong quá trình phân tích và đề xuất kiến nghị nhằm

hoàn thiện hơn các kết quả vừa trình bày.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan nền kinh tế Vũng Tàu
Bà Rịa Vũng Tàu là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có tổng
chiều dài đất liền là 162 km, bở biển dài 305 km và tổng dân số khoảng 870.000 người.
Vị trí địa lý hướng ra biển Đông, tỉnh là cửa ngỏ của miền Đông Nam Bộ với hệ thống
cảng lớn nhỏ ngày càng được mở rộng và nâng cấp nhằm đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu
và quá cảnh của tàu thuyền các nước. Bên cạnh đó, tỉnh còn có tiềm năng phát triển nhanh
và toàn diện; trong đó phải kể đến tiểm năng ngàng du lịch với những bãi biển đẹp, rừng
nguyên sinh, nhiều di tích lịch sử, hàng năm thu hút trên 300.000 du khách đến tham quan
nghỉ mát và kiếm cơ hội đầu tư. Bên cạnh tiềm năng về du lịch, tỉnh còn có nhiều tiềm
năng phát triển mạnh các ngành khai thác chế biến hải sản, cảng biển, cảng vận tải, các
ngành công nghiệp khác như công nghiệp sản xuất điện năng, hoá chất, phân bón, vật liệu
xây dựng, chất dẻo… Đặc biệt nổi trội hơn cả, đó là tiềm năng về dầu khí - một trong
những nguồn tài nguyên quý giá mà không phải vùng nào cũng có được. Nhờ có vị trí địa
lý nằm ở thềm lục địa Đông Nam, nên tỷ lệ dầu khí cao, nhiều mỏ dầu có trữ lượng lớn
như Bạch Hổ, Rồng, Địa Hùng, Bunga Kekwa, rạng Đông … nguồn khí thiên nhiên còn
lớn hơn dầu rất nhiều, riêng khu lòng chảo Nam Côn Sơn đã phát hiện hai mỏ khí lớn là
Lan Tây và Lan Đỏ với trữ lượng 58 tỷ m3.
Chính sách đầu tư thông thoáng, cởi mở đã đưa Bà Rịa Vũng tàu trở thành một
trong những địa phương dẫn đầu cả nước về tốc độ phát triển, nhiều năm giữ vững vị trí
thứ nhất về chỉ số phát triển con người (HDI). Trong 20 năm qua, Bà Rịa Vũng Tàu đã trở
thành điểm hẹn lý tưởng cho các nhà đầu tư nước ngoài. Nhiều dự án quy mô lớn sử dụng
công nghệ cao được cấp phép hoạt động trên các lĩnh vực sản xuất và dịch vụ, góp phần
chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Đến nay,



trên toàn địa bàn tỉnh có 196 dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) được cấp giấy phép
còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư gần 7.6 tỷ USD, trong đó có 61% dự án đã triển khai
thực hiện với tổng vốn đầu tư hơn 3.4 tỷ USD. Đặc biệt, trong 3 năm trở lại đây, tình hình
đầu tư trực tiếp nước ngoài khá sôi động. Nếu như những năm trước, công nghiệp là lĩnh
vực thu hút vốn FDI nhiều nhất với một nửa dự án có tổng vốn chiếm 4,843 tỷ USD bằng
83.6% tổng vốn thì 2 năm trở lại đây, các lĩnh vực dịch vụ thu hút đầu tư mạnh hơn. Tính
đến nay, toàn tỉnh có 46 dự án FDI đầu tư vào dịch vụ, tổng vốn 1,44 tỷ USD. Sau khi gia
nhập WTO, Bà Rịa Vũng Tàu được các nhà đầu tư đánh giá là có tiềm năng phát triển các
ngành dịch vụ và những dòng vốn chảy mạnh vào lĩnh vực dịch vụ cảng và du lịch. Một
trong những ngành dịch vụ có tốc độ phát triển cao là dịch vụ đời sống.
2.2. Thị trường ngành dịch vụ đời sống ở Vũng Tàu
Vũng Tàu vì có tiềm năng dầu khí nên tốc độ phát triển kinh tế nhanh. So với các
ngành mũi nhọn như khai thác dầu thô, thuỷ sản, may mặc thì mảng dịch vụ đời sống chỉ
chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng không thể phủ nhận vai trò tích cực của ngành dịch vụ này
trong việc góp phần phát triển kinh tế và tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Trong những năm đầu, do đặc điểm của ngành, nhu cầu khoan, tìm kiếm và thăm
dò ở thềm lục địa phía Nam còn rất hạn chế mà chủ yếu là hoạt động của các giàn khoan
của Vietsopetro dẫn tới nhu cầu dịch vụ đời sống cũng bị hạn chế.
Trong giai đoạn 1995 – 2005, các giàn khoan tư bản hoạt động tại Việt Nam trung
bình từ 8-12 giàn. Số người làm việc trên các giàn trung bình từ 80-90 người. Có 3 tàu
chở dầu với số lượng người làm việc từ 40-50 người. Ngoài ra có hơn 25 công trình dầu
khí của Vietsopetro đang làm việc ngoài khơi, số người làm việc trên giàn khoan của
Vietsopetro trung bình từ 90-120 người, các giàn tự nâng từ 100-130 người và các tàu
chứa từ 50-70 người. Như vậy, tổng số người làm việc trên giàn có thể lên đến trên 3000
người. Nhu cầu dịch vụ đời sống rất cao, mà đỉnh điểm là năm 2004. Ngoài ra còn có các
nhà thầu dầu khí trên bờ hiện đang tìm kiếm các công ty cung cấp dịch vụ đời sống để đáp
ứng nhu cầu của họ.
5



Nhu cầu về dịch vụ đời sống được thực hiện ngoài khơi nên không phải tất cả các
công ty tư nhân đều có khả năng đáp ứng được. Đòi hỏi các công ty phải chuyên nghiệp,
có cơ sở vật chất tốt và phải có hệ thống chất lượng đảm bảo vì hoạt động đời sống liên
quan trực tiếp đến vấn đề sức khoẻ và an toàn của khách hàng. Trong những năm trước,
có một số doanh nghiệp nước ngoài thực hiện dịch vụ đời sống ở Vũng tàu như Catering
Universal Sodexho, tập đoàn Catering Dustman của Đức, công ty Compass Group của
Thái. Tuy nhiên, các hoạt động khai thác nằm trong hải phận Việt Nam, nên chi phí và giá
cả dịch vụ của nước ngoài là khá cao so với nội địa. Chính phủ cũng chủ trương ưu tiên
cho các đơn vị làm dịch vụ của Việt nam thực hiện.
Hiện nay tại Bà Rịa Vũng tàu chỉ còn các công ty chủ lực trong ngành dịch vụ đời
sống bao gồm: Công ty dịch vụ tổng hợp dầu khí Vũng Tàu Petrosetco, công ty dịch vụ
dầu khí Vũng Tàu OSC, công ty liên doanh chế biến suất ăn dầu khí Bestfood và công ty
cổ phần thương mại tổng hợp tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu Getraco thị phần của các công ty
thực hiện dịch vụ đời sống tại Bà Rịa Vũng tàu như sau:


Petrosetco:



Bestfood Catering: 30%



OSC Vũng Tàu:

17%




Getraco:

3%

50%

Mức cạnh tranh trong ngành dịch vụ đời sống tại Bà Rịa Vũng Tàu ngày càng khốc
lịêt, các công ty cạnh tranh với nhau bằng cách hạ đơn giá dịch vụ. Những năm 1995 giá
cho thuê giàn chỉ 30.000 USD/1 ngày đêm làm việc thì hiện nay giá đã lên tới 130.000
USD/1 ngày đêm. Nhưng tại thời điểm 1995 giá dịch vụ trọn gói là 25 USD/ngày đ6m thì
hiện nay chỉ còn 15-20 USD/ngày đêm. Hơn nữa vì dịch vụ đời sống gắn liền với hoạt
động của các công ty khoan dầu khí nên các giàn khoan thường không ổn định, trữ lượng
dầu lại đang giảm làm lượng giàn khoan có nguy cơ giảm nên tình hình kinh doanh trong
các năm tới có khả năng thu hẹp. Với tình hình lạm phát và khủng hoảng kinh tế như hiện
nay, vấn đề đặt ra là làm thế nào để vừa giữ vững thị phần vừa nâng cao hiệu quả kinh tế,
6


đáp ứng nhu cầu của khách hàng và nâng cao thu nhập cho người lao động, làm thế nào
để chiếm lĩnh thị trường trong nước và mở rộng ra thị trường nước ngoài.
2.3. Công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ tổng hợp dầu khí Vũng Tàu
ƒ Tên tổng công ty: Tổng Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Tổng Hợp Dầu Khí
ƒ Tên giao dịch quốc tế: Petrovietnam General Servives Joint Stock Corporation
ƒ Tên công ty: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Dịch vụ tổng hợp Dầu
khí Vũng tàu
ƒ Tên tiếng anh: Petrosetco Vung Tau General Sevices Company Ltd
ƒ Tên viết tắt: Petrosetco Vũng Tàu.
ƒ Địa chỉ:


63 đường 30/4, phường Thắng Nhất, TP.Vũng Tàu

ƒ Điện thoại:

0643.832170 – 3832171

ƒ Tài khoản:

008.1.00.0693679 – Ngân hàng Vietcombank Vũng Tàu.

Fax: 0643.832234

ƒ Mã số thuế: 3500835690
ƒ Do ông:

Nguyễn Đồng Bằng – Giám đốc công ty làm đại diện

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên dịch vụ tổng hợp dầu khí Vũng Tàu
được thành lập trên cơ sở sát nhập 3 đơn vị trực thuộc:
ƒ Xí nghiệp dịch vụ dầu khí biển
ƒ Xí nghiệp dịch vụ dầu khí Vũng Tàu
ƒ Chi nhánh tổng công ty tại Vũng Tàu.
Với kinh nghiệm làm việc trong lãnh vực dịch vụ đời sống hơn chục năm qua,
công ty tự hào là đơn vị cung cấp dịch vụ đời sống cho các công trình biển và bờ lớn nhất
Việt Nam với hệ thống cơ sở vật chất đầy đủ và hiện đại như hệ htống kho lạnh 1000T, hệ
thống container lạnh, mát và khô; phòng thí nghiệm kiểm tra vi sinh, xưởng giặt ủi công
nghiệp, xưởng sơ chế thực phẩm, xưởng chế biến suất ăn công nghiệp, đội ngũ đốc công,
bếp trưởng lành nghề giàu kinh nghiệm và bậc thợ cao. Đặc biệt là từ tháng 6/04,
7



Petrosetco đã tổ chức AFAQ ASCERT cấp giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng
theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Sự phát triển của công tu đóng góp một phần quan trọng
vào sự thành công của tổng công ty, đưa tổng công ty trở thành một trong 30 doanh
nghiệp có tốc độ phát triển nhanh nhất nước.
Mục tiêu của công ty:
ƒ Chú trọng phát triển các loại hình dịch vụ cho ngành dầu khí.
ƒ Chuyển dịch cơ cấu dịch vụ của công ty theo hướng tăng tỷ trọng các sản phẩm có
hàm lượng trí tuệ cao, giảm hoạt động các dịch vụ giản đơn.
ƒ Hình thành các hạng mục kinh doanh chiều sâu, xây dựng thương hiệu.
Các đối tác chính của công ty là : Vietsopetro, Bp pipeline, Technip, Phú Mỷ 3
BOT, Petrovietnam Gas, Transocean, Doosan, Tycoons, Petrovietnam PVI, Shell …
Các loại hình dịch vụ:
™ Dịch vụ dầu khí
Đây là mảng quan trọng của công ty, góp phần lớn trong doanh thu, lợi nhuận và
giải quyết việc làm cho lao động. Bao gồm các hạng mục nhỏ như:
ƒ Dịch vụ sinh hoạt đời sống trên công trình biển
ƒ Dịch vụ đời sống bờ; bao gồm:
-

Dịch vụ duy tu sửa chữa.

-

Dịch vụ cung ứng vật tư

-

Dịch vụ nhà ở, nhà trẻ


-

Dịch vụ bảo vệ, dịch vụ lao động.

Khách hàng chính là Liên doanh Vietsopetro, mảng dịch vụ này khá ổn định vì
được tách ra từ Vietsopetro trước đây nên công ty đã nhận được hộ trợ lớn từ phía
Vietsopetro. Hiên công ty nắm giữ 90% thị phần dịch vụ đời sống cho xí nghiệp liên
doanh Vietsopetro.
8


Từng bước tiếp cận thị trường bên ngoài như: cung ứng dịch vụ đời sống trên biển
và bờ cho các nhà thầu dầu khí hoạt động ở Việt Nam, dịch vụ cung cấp lương thực thực
phẩm cho tàu thuyền của các đơn vị trong ngành, dịch vụ xây dựng dân dụng cho các
công ty trong ngành dầu khí, kinh doanh tổng hợp…
™ Kinh doanh thương mại và xuất nhập khẩu
Loại hình này bao gồm các hạng mục kinh doanh chính là :
• Cung cấp vật tư, trang thiết bị phục vụ hoạt động dầu khí.
• Thép tấm, thép kết cấu, ống, van và các vật tư khác phục vụ các dự án xây lắp.
• Kinh doanh kho tàng bến bãi
• Cung cấp lương thực thực phẩm và các hàng hoá tiêu dùng khác.
Đây là mảng kinh doanh đóng vai trò chủ đạo trong việc tạo ra doanh thu và là
mảng kinh doanh đóng vai trò làm đầu tàu cho sự tăng trưởng của công ty trong những
năm qua.
™ Khách sạn
Khách sạn Holiday mansion, cung cấp các loại hình dịch vụ trọn gói như:
ƒ Lưu trú khách sạn, tổ chức hội nghị, hội thảo, đám cưới.
ƒ Cho thuê văn phòng làm việc, garage để xe
ƒ Nhận chuyển fax…


9


Sơ đồ tổ chức của Công Ty TNHH một TV Dịch Vụ Tổng Hợp Dầu Khí Vũng Tàu.

CHỦ TỊCH HĐTV
BAN KIỂM
SOÁT

BAN GIÁM ĐỐC

KHÁCH SẠN

PHÒNG PTKD

P.DV BIỂN

PHÒNG KHSX

P.KẾ TOÁN

PHÒNG TCHC

Các Giàn

P.DV BỜ

Đội Kho Và
Giao Nhận


Nhà ăn dinh
cố BP

Đội Duy Tu
Sửa Chữa

Đội Điện Nước
Và Tạp Vụ

Tổ giặt là &
chế biến

Nhà ăn Phú Hải

Đội
Bảo Vệ

Trường
Mầm Non

Xưởng Điện
Lạnh

Nguồn: Phòng TC-HC
Nhiệm vụ các phòng ban
ƒ Chủ tịch hội đồng quản trị:
Quyền lực cao nhất trong bộ máy quản lý công ty. Có quyền và chịu trách nhiệm
phê duyệt các chính sách của công ty, dự án sử dụng vốn và bổ nhiệm nhân sự vào các vị
trí quan trọng. Là cấp quản lý cao nhất đối với mọi mảng hoạt động của công ty.

ƒ Ban giám đốc:
Ban Giám Đốc là bộ máy quản lý do chủ tịch hội đồng quan trị phê chuẩn, chịu
trách nhiệm về quyết định của mình trước chủ tịch hội đồng quản trị và trước pháp luật.
Ban Giám Đốc phải có trình độ và năng lực quản lý tốt nhằm trực tiếp điều hành công ty.
10


Ban giám đốc gồm có Giám đốc và 3 Phó giám đốc, trong đó có: Phó giám đốc tổ chức
hành chánh, Phó giám đốc kinh doanh, Phó giám đốc dịch vụ biển.
ƒ Ban kiểm soát:
Kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ được giao đối của các
công ty.
Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật thuộc thẩm quyền.
Thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về
khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền.
Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị trực thuộc.
Thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng theo quy định của
pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
ƒ Phòng kế toán:
Gồm một kế toán trưởng, kế toán viên và một thủ quỹ. Nhiệm vụ của phòng kế
toán là chịu trách nhiệm về quản lý tài chính, cân đối các khoản tài chính, điều hòa hoạt
động của công ty. Cân bằng thu, chi trong kinh doanh một cách hợp lý.
ƒ Phòng tổ chức hành chánh
Do phó giám đốc tổ chức hành chánh trực tiếp quản lý, có nhiệm vụ điều hành các
hoạt động nội bộ nhân viên công ty. Tuyển dụng nhân sự, tổ chức các lớp học nâng cao
trình độ cũng như các cuộc thi cho nhân viên công ty.
ƒ Phòng phát triển kinh doanh
Tìm kiếm và kí kết các hợp đồng dịch vụ mới, cũng như đề ra biện pháp nhằm duy
trì lượng hợp đồng cũ. Do phó giám đốc phát triển kinh doanh trực tiếp điều hành. Tham
mưu giúp giám đốc trong việc hoạch định chiến lược phát triển trong các lĩnh vực kinh

doanh, tiếp thị, quảng cáo vá ứng dụng công nghệ mới.
ƒ Phòng kế hoạch sản xuất
Chịu trách nhiệm lên kế hoạch và thực hiện các hợp đồng đã được phòng phát triển kinh
doanh kí kết. Liên hệ các nhà cung ứng, phân phối hàng hoá đến các công trình để thực
hiện dịch vụ. Lên kế hoạch hoạt động trực tiếp tại các công trình dịch vụ, điều phối và
11


quản lý công tác thực hiện dịch vụ.
ƒ Phòng dịch vụ bờ
Quản lý và điều hành hoạt động của các đội lao động tại các công trình như: đội duy tu
sửa chữa, đội điện nước và tạp vụ, đội kho và giao nhận, đội bảo vệ, xưởng giặt là và chế
biến, các nhà ăn cho các công trình trên bờ và 3 trường mầm non.
ƒ Phòng dịch vụ biển
Chịu trách nhiệm quản lý, lên kế hoạch, kiểm soát các công tác dịch vụ trên các
công trình ngoài khơi. Tiếp xúc với đại diện khách hàng và giải quyết các vấn đề xảy ra
tại các công trình biển. Điều tra thị hiếu của khách hàng, đề xuất các chiến lược phát triển
cho hoạt động dịch vụ biển.
ƒ Khách sạn
Chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của mảng khách sạn bao gồm hoạt động
lưu trú, ăn uống, dịch vụ tổng hợp và cho thuê mặt bằng khách sạn.
Những năm vừa qua, Petrosetco đã có những hoạt động tích cực với những cố
gắng vượt bậc của tập thể cán bộ nhân viên. Trong năm 2008, Petrosetco Vũng Tàu đã kí
kết và điều chỉnh hợp đồng với các khách hàng cũ; đồng thời cũng kí thêm nhiều hợp
đồng mới, đặc biệt là trúng thầu cung cấp dịch vụ đời sống cho 2 giàn khoan, giàn số 7
của Vietsopetro và giàn West Ariel của công ty Seadrill – Singapore. Bên cạnh đó công ty
cũng cố gắng đổi mới trong công tác tổ chức, tạo thêm công ăn việc làm, nâng cao đời
sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên.
Tuy nhiên, bản thân công ty cũng còn khiếm khuyết trước sức cạnh tranh ngày
càng gay gắt của các công ty hoạt động cùng lĩnh vực, đặc biệt là trong tình hình khủng

hoảng kinh tế hiện nay. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để công ty có thể chủ động phát huy
sức mạnh và về lâu dài hạn chế các điểm yếu của mình bằng cách tận dụng các cơ hội thị
trường và vượt qua các thách thức trong thời gian tới.

12


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1. Đặc trưng cơ bản của ngành dịch vụ đời sống
Các hoạt động sản xuất kinh doanh trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là công tác khoan
tìm kiếm và thăn dò ngoài khơi luôn có nhu cầu dịch vụ đời sống. Thực chất dịch vụ đời
sống gồm 2 phần chính:
ƒ Dịch vụ ăn uống trên giàn khoan, phương tiện nổi.
ƒ Vệ sinh khu vực ở, văn phòng làm việc.
Trên một công trình biển thương xuyên có 3 hệ thống khách hàng: nhà thầu khoan
trực tiếp vận hành giàn khoan, nhà thầu công trình làm việc với tư cách giám sát công
trình và nhà thầu phụ làm các công trình kĩ thuật thấp. Nhà thầu chính là người bỏ tiền
thuê giàn, họ có yêu cầu về dịch vụ đời sống cao.
Đơn giá dịch vụ đời sống được tính trọn gói trong giá thuê giàn khoan mà các công
ty khoan đưa ra.
Sản phẩm của dịch vụ đời sống vừa mang tính hữu hình vừa mang tính vô hình.
Đặc trưng của dịch vụ này là:
• Tình đồng thời giữa sản xuất và tiêu dùng
• Tính không cất trữ được
• Tính dễ hư hỏng mà khó khắc phục
• Tính không đồng nhất
• Không có tính sở hữu trong mua bán dịch vụ



Quy luật của dịch vụ
S= P – E
(Satisfaction = Perception – Expectation)
Sự thoả mãn = Sự cảm nhận – Sự trông đợi
Các yếu tố tác động trực tiếp đến công tác thực hiện dịch vụ đời sống:
• Đội ngũ nhân sự.
• Hệ thống kho lưu trữ, hệ thống phương tiện vận chuyển.
• Hệ thống sơ chế thực phẩm và khử trùng.
3.1.2. Các công cụ để phân tích thực trạng hoạt động và hoạch định chiến lược
™ Phân tích các yếu tố tác động đến hoạt động của công ty
Một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thành công hay thất bại đều phụ thuộc vào nhiều
yếu tố.
ƒ Môi trường vĩ mô
Là môi trường bao trùm lên tất cả các hoạt động trong tổ chức, ảnh hưởng trực tiếp
hay gián tiếp đến các tổ chức. Môi trường này có tác động lâu dài đến doanh nghiệp, các
doanh nghiệp khó có thể kiểm soát được và phụ thuộc hoàn toàn vào nó. Mức độ tác động
theo từng ngành, từng doanh nghiệp, sự thay đổi của môi trường này làm thay đổi cục
diện của môi trường cạnh tranh và môi trường nội bộ.
Môi trường này bao gồm các yếu tố: kinh tế, chính trị, pháp luật, xã hội và công
nghệ.
ƒ Môi trường vi mô
Cùng với việc hội nhập kinh tế giữa các quốc gia là sự cạnh tranh gay gắt của các
doanh nghiệp, vì thế, mỗi doanh nghiệp phải nắm bắt được ai là đối thủ cạnh tranh của
mình để kịp thời có những phương án đối phó hợp lý, làm giảm nguy cơ bất lợi có thể xảy
ra. Bao gồm: Nhà cung ứng, đối thủ cạnh tranh.

15



ƒ Môi trường bên trong
o Hoạt động tài chính
Điều kiện tài chính được xem là công cụ đánh giá vị trí cạnh tranh tốt nhất của
công ty và là điều kiện thu hút nhất đối với các nhà đầu tư. Để xây dựng các chiến lược
cần phải xác định điểm mạnh, điểm yếu về tài chính của tổ chức.
o Marketing
Marketing có thể miêu tả như là một quá trình xác định, dự báo thiết lập và thoả
mãn các nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ của người tiêu dùng. Marketing bao gồm bốn
chiến lược chính là: chiến lược về giá, chiến lược sản phẩm, chiến lược phân phối và
chiêu thị cổ động. Tuỳ theo tính chất mức độ, hiện trạng của công ty mà nhà quản trị có
cách thiết lập các chiến lược trên một cách hợp lý mang lại hiệu quả cao trong kinh doanh
của đơn vị mình.
o Nguồn nhân sự
Nguồn nhân lực là tài sản quý giá, có vai trò hết sức quan trọng đối với bất kì
doanh nghiệp nào, ngày nay nó được xem là một trong những lợi thế cạnh tranh của một
công ty. Nếu một công ty có chiến lược hoàn hảo và đúng đắn, nhưng không có nguồn
nhân lực làm việc hiệu quả, có trách nhiệm thì công ty ấy cũng sẽ không thành công.
Trình độ của nhân viên là nhân tố tác động trực tiếp đến năng lực hoạt động và quảng bá
thương hiệu, và ảnh hưởng đến hiệu quả và kết quả công việc được giao.
™ Ma trận SWOT (Strengths, Weaknesses, Opportunities and Threats)
Đây là ma trận xác định những cơ hội, đe doạ, điểm mạnh, điểm yếu có tính then
chốt của một công ty. Trên cơ sở liên kết những điểm trên để đưa ra chiến lược gợi ý. Tuy
nhiên, đây không phải là chiến luợc cuối cùng của một công ty mà còn nhiều chiến lược
được đưa ra từ những phân tích khác.

16


Ma trận SWOT được xây dựng như sau:
Những điểm mạnh


Những điểm yếu

MA TRẬN SWOT

( Strenght – S )

( Weaknesses – W )

Các cơ hội

Chiến lược S-O : Sử dụng Chiến lược W-O: Hạn chế

(Opporttunities- O)

những điểm mạnh để tận điểm yếu bằng cách tận
dụng cơ hội

dụng những cơ hội

Các đe dọa

Chiến lược S-T: Vượt Chiến lược W-T: Tối

(Threats – T)

qua các mối đe dọa bằng thiểu hóa điểm yếu để
việc tận dụng những điểm tránh khỏi các đe dọa
mạnh


3.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
3.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Đề tài sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp, được thu thập trong quá trình nghiên cứu tại
công ty dịch vụ tổng hợp dầu khí Vũng Tàu. Đề tài sử dụng hệ thống dữ liệu qua hai năm
2008 và 2009. Ngoài ra còn có sự tham khảo từ sách báo và tài liệu có liên quan khác.
3.2.2. phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tích so sánh; kết hợp
phần mềm excel nhằm tính toán chênh lệch giữa các năm.

17


CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
4.1.1. Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh
a. Phân tích doanh thu theo từng loại hình dịch vụ của doanh nghiệp
Bảng 4.1. Doanh Thu Của Các Loại Hình Dịch Vụ Qua 2 Năm 2007-2008
Đơn vị: Triệu Đồng
Loại hình DV
Dịch vụ bờ
Dịch vụ biển
Khách sạn
Tổng DT

Năm 2007

Năm 2008

Chênh lệch

±U

%

31.246
135.547

53.948
194.024

22.702
58.477

173
143

818

869

51

106

167.611

248.841

81.230
148

(Nguồn: phòng TC-KT)

Qua bảng 4.1, ta thấy mảng dịch vụ biển chiếm 78 % tổng doanh thu của cả công
ty, dịch vụ bờ chiếm 22 % Doanh thu và mảng khách sạn chỉ chiếm 0.35 % doanh thu
công ty năm 2008. Điều này cho ta thấy tầm quan trọng của mảng dịch vụ biển, đây là
mảng dịch vụ giữ vị trí chủ lực trong việc tạo doanh thu cho công ty.


×