Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI HỒ ĐA NHIM HUYỆN ĐƠN DƯƠNG TỈNH LÂM ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI
HỒ ĐA NHIM HUYỆN ĐƠN DƯƠNG
TỈNH LÂM ĐỒNG

PHẠM THỊ ÁNH NGUYỆT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2009


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Xác Định Giá Trị
Tiềm Năng Du Lịch Sinh Thái Hồ Đa Nhim tại Huyện Đơn Dương - Tỉnh Lâm
Đồng” do Phạm Thị Ánh Nguyệt, sinh viên khóa 2005 – 2009, ngành Kinh Tế Tài
Nguyên Môi Trường, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày _____________________.

Đặng Minh Phương
Người hướng dẫn,

____________________________
Ngày
tháng
năm


Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

____________________________
Ngày
tháng
năm

____________________________
Ngày
tháng
năm


LỜI CẢM TẠ
Bốn năm học là khoảng thời gian không dài trong cả cuộc đời tôi, nhưng đó là
khoảng thời gian quý giá mà có lẽ không bao giờ tôi quên được. Trong khoảng thời
gian làm luận văn tốt nghiệp này, có những lúc tự thân vận động tôi cảm thấy mình cô
đơn, nhiều lúc tôi nghĩ mình sẽ không làm được gì cả nhưng chính sự động viên của ba
mẹ, thầy cô, bạn bè đã giúp tôi vượt qua tất cả. Cuối cùng khóa luận đã được hoàn
thành với tất cả sự cố gắng nỗ lực của bản thân tôi. Bên cạnh đó, nó cũng là kết quả
của sự động viên, giúp đỡ cả về vật chất, tinh thần và kiến thức của nhiều cá nhân, tổ
chức. Để có được kết quả như ngày hôm nay tôi xin:
Cảm ơn ba mẹ đã sinh thành, không ngại vất vả, hy sinh, đã luôn dõi theo từng
bước đi của con từ khi con mới biết đến trường để con được bước tiếp con đường mà
mình đã chọn. Xin cảm ơn tất cả những người thân trong gia đình và bạn bè đã luôn
động viên, ủng hộ cho tôi.
Gửi đến thầy TS. Đặng Minh Phương lòng biết ơn chân thành nhất. Cảm ơn
Thầy đã rất nhiệt tình giảng dạy, chỉ bảo, truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích, và

sự hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình tôi thực hiện khóa luận này.
Cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường ĐH. Nông Lâm TP.HCM, Ban Chủ Nhiệm và
các Thầy Cô giảng dạy trong Khoa Kinh Tế, cùng tất cả các bạn lớp Kinh Tế Tài
Nguyên Môi Trường khóa 31 đã gắn bó với tôi trong suốt 4 năm học vừa qua.
Cảm ơn các Anh Chị, các Cô Chú làm việc ở các Phòng Ban thuộc Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng, Ban quản lý hồ Đa Nhim, Ủy ban nhân dân huyện
Đơn Dương đã tận tình tạo điều kiện giúp đỡ, chỉ bảo cho tôi trong quá trình hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp.

Xin chân thành cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 06 năm 2009
Sinh viên
Phạm Thị Ánh Nguyệt


NỘI DUNG TÓM TẮT
PHẠM THỊ ÁNH NGUYỆT. Khoa Kinh Tế, Đại Học Nông Lâm Thành phố
Hồ Chí Minh. Tháng 06 năm 2009. “Xác Định Giá Trị Tiềm Năng Du Lịch Sinh
Thái Hồ Đa Nhim tại Huyện Đơn Dương - Tỉnh Lâm Đồng”.
PHAM THI ANH NGUYET. Faculty of Economics, Nong Lam University –
Ho Chi Minh City. June 2008. “Evaluation of The Ecotourism Potential of Da
Nhim Lake at Don Duong District - Lam Dong Province”.
Khoá luận hướng đến mục tiêu là xác định được giá trị tiềm năng du lịch sinh
thái hồ Đa Nhim. Do loại hình du lịch sinh thái chưa được phát triển ở Đa Nhim nên
việc xác định giá trị tiềm năng du lịch sinh thái Đa Nhim chủ yếu dựa vào hoạt động
du lịch ở Đà Lạt.
Với nguồn số liệu từ cuộc điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên 100 khách du lịch tại
thành phố Đà Lạt đề tài đã tìm ra giá trị tiềm năng khi Đa Nhim được Nhà Nước cho
phép mở ra hoạt động du lịch sinh thái trong một năm là: 586,246 tỷ đồng.
Tổng giá trị của du lịch sinh thái hồ Đa Nhim ứng với các suất chiết khấu khác

nhau từ 8 đến 12% là: 7.328,075 tỷ đồng với suất chiết khấu 8 %, 5.826,46 tỷ đồng với
suất chiết khấu 10% và 4.885,38 tỷ đồng với suất chiết khấu 12%. Từ những con số
trên cho thấy giá trị tiềm năng của hồ Đa Nhim là rất lớn.
Ngoài ra đề tài cũng xác định được tổng giá trị kinh tế do du lịch mang lại cho
thành phố Đà Lạt trong một năm là: 2.038,3 tỷ đồng.
Tổng giá trị du lịch của thành phố Đà Lạt ứng với các suất chiết khấu:
25.478,75 tỷ đồng với suất chiết khấu 8%, 20.383 tỷ đồng với suất chiết khấu 10%,
16.985,83 tỷ đồng với suất chiết khấu 12%.
Thông qua kết quả nghiên cứu và phân tích khóa luận cũng hướng đến đề xuất
những định hướng phù hợp để đủ điều kiện đưa loại hình du lịch sinh thái vào Đa
Nhim.


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt

viii

Danh mục các bảng

ix

Danh mục các hình

x

Danh mục phụ lục

xi


CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1. Mục tiêu chung

3

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

3

1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận

3

1.3.1. Phạm vi thời gian

3

1.3.2. Phạm vi không gian


3

1.3.3. Phạm vi nội dung

3

1.3.4. Đối tượng nghiên cứu

3

1.4. Cấu trúc của khóa luận

3

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

5

2.1. Tổng quan về hoạt động du lịch Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng

5

2.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

6

2.2.1. Tổng quan về huyện Đơn Dương

6


2.2.2. Tổng quan về hồ Đa Nhim

9

2.3. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

12

2.3.1. Tài liệu nghiên cứu nước ngoài

12

2.3.2. Tài liệu nghiên cứu trong nước

12

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

14

3.1. Cơ sở lý luận

14

3.1.1. Du lịch sinh thái và phát triển bền vững du lịch sinh thái

14

3.1.2. Khái niệm khách du lịch


17

3.1.3. Khái niệm, phân loại và những yếu tố ảnh hưởng đến cầu du lịch

18

v


3.1.4. Cơ sở xác định giá trị của một tài nguyên du lịch
3.2. Phương pháp nghiên cứu

23
23

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

23

3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

24

3.2.3. Phương pháp phân tích hồi quy

24

3.2.4. Phương pháp TCM (Travel cost method) – phương phápchi phí du
hành


25

3.2.5. Phương pháp xây dựng hàm cầu du lịch

31

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Hoạt động du lịch tại thành phố Đà Lạt – Lâm Đồng

34
34

4.1.1. Số lượt du khách đến Đà Lạt từ năm 2002 – 2008

34

4.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch từ năm 2004 – 2008

35

4.2. Những đặc điểm kinh tế - xã hội, hành vi của khách du lịch trong nước

36

4.2.1. Những đặc điểm xã hội của khách du lịch

36

4.2.2. Đặc điểm kinh tế (thu nhập) của khách du lịch


39

4.2.3. Những đặc điểm về nhu cầu, hành vi của khách du lịch

40

4.2.4. Đánh giá của khách khi đến Đà Lạt và những dự định mới

46

4.3. Xây dựng và phân tích hàm cầu du lịch Đà Lạt khi có du lịch sinh thái hồ
Đa Nhim

48

4.3.1.Kết quả ước lượng các thông số của mô hình hàm cầu du lịch

48

4.3.2.Kiểm định mô hình

48

4.3.3. Nhận xét chung và phân tích mô hình đường cầu du lịch

51

4.4. Xác định giá trị tiềm năng du lịch sinh thái hồ Đa Nhim


52

4.5. Tổng giá trị du lịch của thành phố Đà Lạt

55

4.6. Những định hướng phát triển du lịch sinh thái ở hồ Đa Nhim

55

4.6.1. Định hướng phát triển loại hình du lịch và sản phẩm du lịch

55

4.6.2. Định hướng đầu tư về cơ sở vật chất

56

4.6.3. Định hướng bảo tồn các hệ sinh thái

57

4.6.4. Định hướng về phát triển các tuyến du lịch sinh thái

58

4.6.4. Định hướng về thị trường khách

58


CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
vi

60


5.1. Kết luận

60

5.2. Giới hạn của đề tài

61

5.3. Kiến nghị

61

5.3.1. Đối với hoạt động du lịch ở Đà Lạt

61

5.3.2. Đối với du lịch sinh thái hồ Đa Nhim

61

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

vii



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CPDH

Chi Phí Du Hành

DLST

Du lịch Sinh thái

ĐVT

Đơn vị tính

IUCN

Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới
(International Union for conversation of Nature)

ITCM

Phương Pháp Chi Phí Du Hành Theo Cá Nhân
(Individual Travel Cost Method)

NPV

Hiện Giá Ròng (Net Present Value)

OLS


Phương pháp bình phương tối thiểu thông thường

TP

Thành Phố

TĐHV

Trình Độ Học Vấn

TCM
ZTCM

Phương Pháp Chi Phí Du Hành (Travel Cost Method)
Phương Pháp Chi Phí Du Hành Theo Vùng
(Zone Travel Cost Method)

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Kỳ Vọng Dấu Cho Các Hệ Số của Mô Hình

32

Bảng 4.1. Số Lượt Khách đến Đà Lạt qua Các Năm

34


Bảng 4.2. Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Du Lịch qua Các Năm

35

Bảng 4.3. Tỷ Lệ Khách Du Lịch Phân theo Nghề Nghiệp

37

Bảng 4.4. Tỷ Lệ Khách Du Lịch Phân theo Thu Nhập Trung Bình

39

Bảng 4.5. Tỷ Lệ Khách Du Lịch Phân theo Địa Chỉ Nhà

40

Bảng 4.6. Phân Nhóm Khách Du Lịch theo Số Người trong Nhóm

44

Bảng 4.7. Các Địa Điểm Du Lịch Thay Thế

45

Bảng 4.8. Kết Quả Ước Lượng của Mô Hình Hàm Cầu Du Lịch

48

Bảng 4.9. Kiểm Tra Lại Dấu Các Thông Số Ước Lượng của Mô Hình Đường Cầu


48

Bảng 4.10. R2aux của Các Mô Hình Hồi Quy Bổ Sung

50

Bảng 4.11. Giá Trị Tiềm Năng Du Lịch Sinh Thái của Hồ Đa Nhim Thể Hiện ở Các
Mức Suất Chiết Khấu

54

Bảng 4.12. Tổng Giá Trị Du Lịch của Thành Phố Đà Lạt Thể Hiện ở Các Mức Suất
Chiết Khấu

55

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1. Sơ Đồ Cấu Trúc Du Lịch Sinh Thái

15

Hình 3.2. Đường Cầu Số Lần Đi Du Lịch từ Vùng Z

29


Hình 3.3. Đường Cầu Số Lần Đi Du Lịch Cá Nhân

30

Hình 4.1. Biểu Đồ Khách Du Lịch Phân theo Trình Độ

36

Hình 4.2. Đồ Thị Khách Du Lịch Phân theo Độ Tuổi

38

Hình 4.3. Biểu Đồ Khách Du Lịch Phân theo Giới Tính

39

Hình 4.4. Đồ Thị Khách Du Lịch Phân theo Độ Dài Đường Đi

41

Hình 4.5. Biểu Đồ Khách Du Lịch Phân theo Phương Tiện

41

Hình 4.6. Biểu Đồ Khách Du Lịch Phân theo Hình Thức Đi Du Lịch

42

Hình 4.7. Biểu Đồ Khách Du Lịch Phân theo Lý Do Đi Du Lịch


43

Hình 4.8. Đồ Thị Khách Du Lịch Phân theo Thời Gian Lưu Trú

43

Hình 4.9. Biểu Đồ Khách Du Lịch Phân theo Các Hoạt Động Thay Thế

45

Hình 4.10. Biểu Đồ Khách Du Lịch Phân theo Mức Độ Hài Lòng

46

Hình 4.11. Biểu Đồ Dự Định Đi Thăm những Khu Du Lịch Mới ở Đà Lạt

46

Hình 4.12. Dự Định Đi Thăm Hồ Đa Nhim ở Đơn Dương

47

Hình 4.13. Đường Cầu Du Lịch Đà Lạt

51

Hình 4.14. Đường Cầu Du Lịch Đà Lạt có Du Lịch Sinh Thái Đa Nhim

51


Hình 4.15. Hai Đường Cầu Du Lịch Thể Hiện Trên cùng Một Đồ Thị

52

x


DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Kết xuất Eviews mô hình đường cầu du lịch chạy bằng phương pháp OLS
Phụ lục 2: Kết xuất kiểm định White mô hình đường cầu du lịch chạy bằng phương
pháp OLS
Phụ lục 3: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình đường cầu
Phụ lục 4: Kết xuất các mô hình hồi quy phụ
Phụ lục 5: Bảng giá trị thống kê mô tả các biến trong mô hình đường cầu du lịch
Phụ lục 6: Kiểm định giả thiết cho mô hình
Phụ lục 7: Kiểm Tra Các Vi Phạm Giả Thiết trong Mô Hình
Phụ lục 8: Một số hình ảnh về hồ Đa Nhim
Phụ lục 9: Critical Values for the Durbin-Watson Test: 5% Significance Level
Phụ lục 10: Bảng câu hỏi phỏng vấn

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Ngày nay, du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời
sống xã hội và đã phát triển với tốc độ ngày càng nhanh. Du lịch là ngành quan trọng
trong nền kinh tế dịch vụ, du lịch đóng vai trò đáng kể vào sự phát triển kinh tế xã hội,

tạo ra công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân. Dưới góc độ kinh tế, du lịch
được coi là ngành công nghiệp không khói. Đặc biệt, du lịch sinh thái là loại hình du
lịch đang được ưa chuộng hiện nay. Hình thức du lịch thiên nhiên với mức độ giáo dục
cao về sinh thái và môi trường, có tác động trực tiếp đến việc bảo vệ môi trường, đảm
bảo mang lại các lợi ích về tài chính cho cộng đồng địa phương và có đóng góp cho
các nỗ lực bảo tồn.
Nghị quyết Đại hội VII Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng, UBND tỉnh đã đề ra chương
trình phát triển du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng - hội nghị, hội thảo với mục tiêu: đẩy
mạnh tốc độ phát triển du lịch đạt mức tăng trưởng hàng năm từ 21-22%; tập trung đầu
tư phát triển Đà Lạt – Lâm Đồng trở thành một trung tâm du lịch tầm quốc gia và quốc
tế và sớm đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế động lực của tỉnh.
Đà Lạt với nhiều cảnh đẹp mà khi đến khách du lịch không muốn rời bước, ở
đây thời tiết mát mẻ, không khí trong lành, không gian yên tĩnh rất thích hợp để nghỉ
ngơi thư giãn và tham quan. Bên cạnh nhiều địa điểm tham quan du lịch như: Hồ
Tuyền Lâm, Hồ Xuân Hương, Thung lũng tình yêu, núi LangBiang, thác Cam Ly,
thung lũng Vàng v.v. thì còn có những địa điểm khá hấp dẫn xong chưa được khai thác
tiềm năng chẳng hạn hồ Đa Nhim cũng là một thắng cảnh hết sức hùng vĩ nhưng cũng
không kém phần thơ mộng.


Đập và hồ Đa Nhim là một công trình giữ nước và chứa nước dùng để vận hành
nhà máy thủy điện Đa Nhim cung cấp nguồn điện năng lớn cho các tỉnh Lâm Đồng,
Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa, khu công nghiệp Thủ Đức v.v, là tài sản vô
cùng quý giá của toàn dân, trực tiếp phục vụ cho sản xuất, đời sống và đặc biệt là phục
vụ công cuộc bảo vệ, phòng thủ đất nước, v.v. Ngoài ra, mỗi năm cung cấp hơn 550
triệu m3 nước cho 20.000 ha đất nông nghiệp cho tỉnh Ninh Thuận.
Hồ Đa Nhim cách Đà Lạt 36 km về phía Đông Bắc có cảnh quan thơ mộng,
tuyệt vời của nước, rừng, núi, thung lũng. Nó từng là nơi nghỉ mát, săn bắn của vua
Bảo Đại và các cận thần thời phong kiến cuối nhà Nguyễn.
Vì sao Đa nhim chỉ được biết đó là đập nước phục vụ cho thủy điện, nông

nghiệp mà chưa phải là một khu du lịch giải trí, phát triển nuôi trồng thủy sản trong
khi Đa Nhim có lượng nước khá dồi dào và thực sự rất ấn tượng đối với ai đã từng một
lần được đến đó?
Ngoài những giá trị có thể thấy trực tiếp như giá trị về thủy điện, phục vụ nông
nghiệp giá trị hồ Đa Nhim có thể tăng thêm so với hiện tại khi thực hiện chiến lược
phát triển du lịch sinh thái có kết hợp bảo tồn đa dạng sinh học, loại hình câu cá giải
trí, cần phải có những công trình nghiên cứu về định giá để từ đó khuyến khích phát
triển thêm nhiều nguồn lợi kinh tế mới. Khả năng phát triển du lịch sinh thái ở hồ Đa
Nhim có triển vọng như thế nào? Giá trị kinh tế của du lịch sinh thái và giải pháp như
thế nào để phát triển du lịch sinh thái mang lại lợi ích cho Tỉnh cũng như người dân?
Trả lời những câu hỏi này chính là hướng mà đề tài này muốn thực hiện. Xuất phát từ
thực tế trên cũng như muốn tìm hiểu thêm về đập Đa nhim cùng với sự đồng ý của ban
quản lý hồ Đa Nhim và sự hướng dẫn của thầy TS. Đặng Minh Phương đề tài nghiên
cứu “Xác Định Giá Trị Tiềm Năng Du Lịch Sinh Thái Hồ Đa Nhim tại Huyện
Đơn Dương – Tỉnh Lâm Đồng” được tiến hành thực hiện. Đề tài dựa trên kết quả
khảo sát từ khách du lịch Đà Lạt, đề tài cũng gắn với mục tiêu phát triển du lịch sinh
thái đến năm 2010 của tỉnh Lâm Đồng tập trung đầu tư phát triển các dự án du lịch
trọng điểm Đan Kia - Suối Vàng, khu hồ Tuyền Lâm, núi Voi, khu du lịch sinh thái
Cam Ly – Mănglin, rừng Đạ Chay, Đạ Sar, hồ Đa Nhim, khu du lịch sinh thái văn hoá
Cát Tiên, v.v.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
2


1.2.1. Mục tiêu chung
Xác định giá trị tiềm năng và khả năng phát triển du lịch sinh thái của hồ Đa
Nhim.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích thực trạng hồ Đa Nhim
- Xác định giá trị tiềm năng du lịch sinh thái của hồ Đa Nhim

- Đề xuất những định hướng phát triển tiềm năng du lịch sinh thái hồ Đa Nhim
1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận
1.3.1. Phạm vi thời gian
Đề tài thực hiện trong khoảng thời gian từ 02/03/2009 đến16/06/2009. Trong đó
khoảng thời gian từ ngày 7/3 đến ngày 06/4 tiến hành thu thập số liệu thứ cấp, điều tra
thử và điều tra chính thức thông tin về số liệu sơ cấp và nhập số liệu. Thời gian còn lại
tập trung vào xử lý số liệu, chạy mô hình, viết báo cáo.
1.3.2. Phạm vi không gian
Đề tài tiến hành trên địa bàn huyện Đơn Dương và TP.Đà Lạt. Số liệu sơ cấp
được điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên tại các khu du lịch ở TP.Đà Lạt. Các thông tin về
số lượng khách du lịch tại Đà Lạt qua các năm thu thập tại sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch tỉnh Lâm Đồng.
1.3.3. Phạm vi nội dung
Do giới hạn về số liệu thứ cấp và thời gian nên khóa luận chỉ tập trung vào
nghiên cứu một số nội dung chính như sau:
- Dựa trên những thông tin thu thập được mô tả và phân tích thực trạng hồ Đa
Nhim trong những năm gần đây.
- Dựa vào hàm cầu du lịch tại Đà Lạt để xác định giá trị tiềm năng du lịch sinh
thái hồ Đa Nhim.
- Những định hướng để Đa Nhim trở thành khu du lịch sinh thái.
1.3.4. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là khách tham quan du lịch tại TP. Đà Lạt
1.4. Cấu trúc của khóa luận
Đề tài bao gồm năm phần chính và được chia thành năm chương như sau:
Chương 1. Mở đầu
3


Trình bày sự cần thiết, lý do vì sao lại chọn đề tài này. Từ đó đề ra những mục
tiêu chính và cụ thể để thực hiện trong suốt thời gian thực hiện khóa luận. Và giới

thiệu về nội dung của khóa luận, khóa luận được thực hiện ở đâu, trong khoảng thời
gian nào và cấu trúc khóa luận được trình bày ra sao.
Chương 2. Tổng quan
Chương này nhằm giới thiệu tình hình hoạt động du lịch tại thành phố Đà Lạt
và đặc điểm tự nhiên của hồ Đa Nhim, tổng quan về những tài liệu nghiên cứu trước
đây về định giá giá trị du lịch sử dụng TCM ở các nước và Việt Nam.
Chương 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trình bày một số khái niệm về lĩnh vực nghiên cứu, cơ sở cho việc sử dụng
phương pháp TCM và mô hình OLS được sử dụng để phân tích dữ liệu điều tra, về
phương pháp nghiên cứu thì ngoài những phương pháp cơ bản như: phương pháp thu
thập số liệu thứ cấp, tính toán, tổng hợp thì chương này cũng trình bày rõ phương pháp
TCM được sử dụng để thực hiện điều tra thu thập số liệu sơ cấp.
Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 5. Kết luận và kiến nghị
Tóm lược kết quả nghiên cứu, nhận xét những hạn chế của đề tài, và đề xuất
những giải pháp phát triển loại hình du lịch sinh thái ở hồ Đa Nhim.

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về hoạt động du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng
Đà Lạt, một thành phố nằm ở Nam Tây Nguyên được bác sĩ A.E.Yersin phát
hiện và đã được người Pháp xây dựng thành phố nghỉ dưỡng. Trải qua hơn 110 năm
hình thành và phát triển Đà Lạt vẫn giữ vững chức năng nghỉ dưỡng được đặt ra từ
đầu.
Đà Lạt nằm ở độ cao 1.500 m so với mặt nước biển, địa hình phân thành nhiều
bậc cao thấp, nền nhiệt độ của Đà Lạt khá thấp so với các nơi khác trong miền cùng vĩ

độ, nhiệt độ trung bình dao động từ 17 – 180C, chế độ mưa ở Đà Lạt cũng ôn hoà
thường bắt đầu giữa tháng 4 và kết thúc vào tháng 10. Tổng lượng mưa trong năm dao
động từ 1900 đến 2100 mm/năm. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1800 đến
2000 giờ.
Đà Lạt nổi tiếng là thành phố của hồ và thác, đến Đà Lạt du khách không thể
quên được vẻ hùng vĩ của cảnh quan ghềnh thác, những dòng chảy trên cao nguyên
Lang Biang trước khi đổ xuống cao nguyên bên dưới đã chảy trên vô số ghềnh thác
lớn nhỏ. Ngoài các thác đã nổi tiếng từ lâu: thác Datanla, thác Prenn, thác Cam Ly,
v.v. du khách thích mạo hiểm có thể khám phá ra nhiều thác khác cũng không kém
xinh đẹp và hùng vĩ quanh Đà Lạt như thác Sơrailen, thác Huỳnh Chước, thác Hang
Cọp, thác Bảy Tầng, thác Uyên Ương, v.v. về phía Nam Ban còn có thác Voi. Một số
hồ lớn nhỏ như: hồ Xuân Hương, hồ Than Thở, hồ Tuyền Lâm, hồ Suối Vàng, v.v.
- Về hệ thống động thực vật: bao gồm rừng lá kim, rừng hỗn giao, trảng cỏ và
bụi rậm.
+ Rừng lá kim với cây thông ba lá chiếm diện tích khá lớn có mặt khắp nơi
trong thành phố, thông hai lá như kiểu rừng thưa ở khu vực Manline. Đặc biệt, thông


năm lá một loài cây đặc biệt quý hiếm của Đà Lạt đã được tìm thấy ở một số nơi như
Trại Mát, Biđoup.
+ Rừng hỗn giao cũng phân bổ khắp nơi quanh thành phố với nhiều loài cây
cùng sinh sống như: dẻ, kim giao, huỳnh đàn, chò ngọc lan, v.v. chính nhờ vào nguồn
tài nguyên rừng phong phú, lại ở một độ cao hợp lý nên Đà Lạt mới có được một khí
hậu ôn hòa và nguồn không khí tốt lành. Chính cây thông đã làm tăng lượng oxy cho
Đà Lạt.
- Về tài nguyên du lịch nhân văn: Đà Lạt còn là nơi sinh sống của các tộc người
Lạch, Chil, Srê. Mặc dù cuộc sống của các đồng bào dân tộc ít người này ngày nay đã
và đang bị Việt hóa, nhưng trong cộng đồng vẫn còn tồn tại một số phong tục, lễ hội
có thể xem là nguồn tài nguyên nhân văn quan trọng để thu hút du khách đến với Đà
Lạt.

- Về con người Đà Lạt, nhiều nhà nghiên cứu dân tộc học đã nhận xét rằng: thật
ra không có người Đà lạt đơn thuần mà đó là sự hội tụ tinh hoa của con người từ mọi
miền đất nước, không chỉ các dân tộc bản xứ và ba miền Bắc, Trung, Nam Việt Nam
mà còn có cả Trung Hoa và Tây Âu. Trong bản thân người Đà Lạt luôn có sự trộn lẫn
vẻ tế nhị, thanh lịch của người miền Bắc; nét trầm mặc, suy tư, cần cù lao động của
người miền Trung; vẻ thật thà, đôn hậu trọng lễ nghĩa của người miền Nam; cũng như
cách giao tiếp khéo léo của người Hoa và trang phục lịch sự của người Âu Tây. Đà Lạt
còn chịu ảnh hưởng sâu đậm những tinh hoa của nền văn hoá Pháp và chính điều này
đã góp phần hình thành nên phong cách riêng của con người Đà Lạt khó lẫn lộn với
các nơi khác, đó là: hiền hoà, trầm mặc, thanh lịch, mến khách.
Với ưu thế về khí hậu cảnh quan Đà Lạt góp phần thúc đẩy sự phát triển du lịch
của cả nước nói chung, của vùng du lịch Nam Trung bộ nói riêng, xứng đáng với vai
trò là một trong những trung tâm du lịch lớn của Việt Nam hiện nay.
2.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
2.2.1. Tổng quan về huyện Đơn Dương
a. Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý

6


Đơn Dương là huyện nằm ở phía Đông Nam Đà Lạt, phía Nam cao nguyên
Lâm viên, phía Đông giáp tỉnh Ninh Thuận, phía Tây và phía Nam giáp huyện Đức
Trọng, Phía Bắc giáp thành phố Đà Lạt và huyện Lạc Dương.
- Tổ chức hành chính
Đơn Dương có tổng diện tích đất tự nhiên: 61.032 ha được tổ chức thành 10 xã,
thị trấn bao gồm: thị trấn Thạnh Mỹ, thị trấn Dran, xã Quảng Lập, xã Tutra, xã Ka
Đơn, xã Pró, xã Ka Đô, xã Đà Ròn, xã Lạc Lâm, xã Lạc Xuân.
- Địa hình - Địa chất - Khí hậu - Thủy văn
+ Địa hình: được chia làm 3 dạng chính địa hình núi cao, địa hình đồi thoải

lượn sóng, địa hình thung lũng sông suối với 6 nhóm đất chính như: đất phù sa dốc tụ,
đất phù sa sông suối, đất phù sa không được bồi hàng năm, đất nâu đỏ trên Ban Zan,
đất đỏ vàng trên đá phiến, đất mùn vàng đỏ Gzanit và Daxit.
+ Khí hậu: chịu ảnh hưởng của khí hậu gió mùa miền tây nguyên. Chia làm hai
mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 4-10, mùa khô từ tháng 11-3 năm sau. Các hiện tượng
thời tiết bất thường ít xảy ra .
Nhiệt độ ôn hòa, nhiệt độ trung bình hàng năm là 21-220C
Độ ẩm không khí: Độ ẩm tương đối trung bình 80%, thấp nhất 71%, cao nhất
90%.
Lượng mưa: Lượng mưa trung bình trong năm là 1.327 mm.
Chế độ gió: Hướng gió chính là Đông – Tây và Tây – Đông, tốc độ gió trung
bình 6,4 m/s.
+ Thủy văn: Sông chính Đa Nhim chạy dọc theo huyện, các nhánh phụ là
nguồn nước cung cấp cho toàn huyện. Các suối chính như suối M’Răng, suối Đa
Klere, suối Đa Nse, suối Đa Hiong Kađe, suối Đa Krong –Diom B, suối KallKill- Hòa
Bình.
Nước ngầm :Vùng có nước ngầm thuận lợi: Tutra, Kađơn, Pró,Lạc Xuân, Dran
có dạng nước ngầm tầng trên.Vùng không được thuận lợi: Kađô, Quảng Lập, Thạnh
Mỹ, Lạc Lâm có dạng nước ngầm tầng sâu – khai thác tầng đá dày 4 – 10 m.
b. Điều kiện kinh tế - Xã hội
- Kinh tế

7


+ Sản xuất nông nghiệp: Ngành nông nghiệp vẫn còn chiếm diện tích rất lớn
51382 ha, chiếm 84% diện tích đất tự nhiên của huyện trong đó trồng các loại cây
trồng chủ yếu như: Cây hàng năm, cây lương thực có hạt, cây thực phẩm, rau các loại,
cây ăn quả.
Về chăn nuôi: chủ yếu chăn nuôi trong khu dân cư, qui mô hộ gia đình với các

loại gia súc như: bò sữa, trâu, ngựa, lợn, dê, v.v; gia cầm như: vịt, ngan, ngỗng, v.v.
Trong đó có một số hộ gia đình nuôi với số lượng khá lớn. Ví dụ Nguyễn Thanh Diên
(xã Kađô) nuôi heo tổng đàn 1.203 con, Nguyễn Văn Hiến (xã Lạc Lâm) 6.000 con gà.
+ Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp: Tổng số cơ sở sản xuất công nghiệp –
tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện Đơn Dương là 21 cơ sở (sản phẩm chăn nuôi,
chế biến gỗ, nông sản, cây ăn quả, v.v). Hiện tại trên địa bàn huyện có trên 100 cơ sở,
đơn vị cung cấp thuốc, phân bón với chủng loại thuốc đa dạng: trên 200 mặt hàng của
nhiều công ty sản xuất.
+ Lâm nghiệp: tổng diện tích đất lâm nghiệp: 38.442,73 ha trong đó rừng
phòng hộ 18.436,4 ha. Sản xuất sản phẩm gỗ và lâm sản 1 cơ sở, sản xuất giường, tủ,
bàn, ghế 14 cơ sở.
+ Dịch vụ du lịch: Trên địa bàn huyện có nhiều địa điểm có khả năng trở thành
điểm du lịch nếu được đầu tư phát triển, có thể là điểm dừng chân cho du khách trước
và sau khi đến Đà Lạt để thưởng thức không khí, thắng cảnh rừng núi như đèo Ngoạn
Mục, hồ Đa nhim, v.v. Hồ Đa nhim được xây dựng từ những năm 60, xung quanh hồ
là rừng nguyên sinh thuộc rừng phòng hộ. Thích hợp cho du lịch sinh thái và du lịch
trong lòng hồ. Rừng cảnh quan đèo Ngoạn mục, nằm dọc QL 27 đầu chân đèo Ngoạn
mục giáp ranh địa giới hành chính với huyện Ninh Sơn-Ninh thuận, là điểm dừng của
xe khi lên hết đèo hoặc trước khi xuống đèo, có Thác Thiên thai nằm giữa hai đồi núi
trong cánh rừng tự nhiên thuộc rừng phòng hộ, chùa Giác Nguyên, v.v.
- Tình hình dân số
Cơ cấu dân số: Tổng số dân của huyện Đơn Dương năm 2005 là 93.160 người.
Mật độ dân cư bình quân là 1.527 người/km2. Sự phân bố dân cư chưa đồng đều: xã có
mật độ dân cư đông nhất là TT Thạnh Mỹ 464 người/km2, thấp nhất là xã Pró 58
người/km2. Huyện có nhiều dân tộc khác nhau sinh sống, trong đó dân tộc Kinh chiếm

8


phần lớn 82%, còn lại là đồng bào các dân tộc thiểu số C’ho, Chill, ChRu, Eâđê, Nùng,

Hoa, Chăm, Tày, v.v.
c. Cơ sơ hạ tầng kỹ thuật – xã hội
- Giao thông – vận tải: Hệ thống giao thông tương đối thuận lợi có Quốc lộ 27
(đường cấp IV) đi qua, tiếp giáp với trung tâm kinh tế Đức trọng, có 5 tuyến đường
cấp VI lưu thông trong nội bộ các xã trong huyện và ngoài huyện.
Đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển : Bến xe Thạnh Mỹ.
- Hệ thống điện: Mạng lưới điện khá hoàn chỉnh đã phủ kín toàn huyện, nguồn
cung cấp ổn định và có khả năng khai thác các lợi thế về thủy điện sẽ tạo điều kiện
thuận lợi phát triển lưới điện và đáp ứng nhu cầu điện sản xuất trong những năm trước
mắt cũng như lâu dài, là động lực để phát triển sản xuất, đặc biệt là công nghiệp chế
biến.
- Hệ thống giáo dục: Trường mầm non có 11 trường (6 quốc lập, 5 bán công ),
trường tiểu học 22 trường, trung học cơ sở 8 trường, trung học phổ thông 5 trường,
trường dạy nghề 1 trường
- Hệ thống y tế: Trên địa bàn huyện có 1 bệnh viện Đa khoa, 2 phòng khám đa
khoa khu vực và 10 trạm y tế Xã-TT. Tổng số giường bệnh 120 giường, trong đó bệnh
viện đa khoa trung tâm 70 giường, 2 phòng khám đa khoa khu vực 20 giường và 10
trạm y tế Xã-TT 30 giường ( trung bình mỗi trạm 3- 4 giường ). Hầu hết các cơ sở y tế
đã được xây dựng kiên cố, riêng bệnh viện Đa khoa trung tâm được đầu tư xây dựng
mới năm 1997 đã đưa vào sử dụng.
- Bưu chính viễn thông: Mạng lưới bưu chính viễn thông phát triển mạnh với
hệ thống các bưu cục, tổng đài đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu của địa phương.
Một số thôn vùng sâu vùng xa như Kamputte ( Tutra ) cũng đã lắp đặt điện thoại để
liên lạc.
2.2.2. Tổng quan về hồ Đa Nhim
a. Lịch sử hình thành
Đập Đa Nhim là một công trình thủy điện quy mô do chính quyền Việt Nam
Cộng Hòa xây trước năm 1975. Công trình Đa Nhim được lên kế hoạch năm 1959,
khởi công vào năm 1960 và hoàn thành vào năm 1963. Đây là công trình độc đáo của
Đông Nam Á do người Nhật thiết kế, được xây dựng như khoản đền bù những thiệt hại

9


đập Đa Nhim do tỉnh Lâm Đồng quản lý. Đến thăm nơi đây, du
khách cần chú ý xin phép trước hoặc phải có giấy giới thiệu của cơ quan.
Đập Đa Nhim được xây rất kiên cố và vững chắc, cao 38 m, dài gần 1,5 km,
gồm 4 cửa xả nước mỗi khi có mưa lũ, mỗi cửa nặng 52 tấn. Khi đập Đa Nhim được
xây dựng lên đã ngăn nước tạo thành hồ Đa Nhim với phong cảnh rất đẹp. Con đập
thẳng tắp nối hai sườn núi dài 1.460 m, cao sừng sững 38 m, đáy rộng 180 m, tích
nước từ hai sông Đa Nhim và Kronglet hòa vào.
Hồ Đa Nhim có diện tích 9,7 km2, ở độ cao xấp xỉ 1.042 m, nước từ hồ theo hai
đường hầm bê tông xuyên núi dài 5 km tới chóp núi thì ùa vào hai ống thép có đường
kính 2 m (càng xuống càng nhỏ dần còn 1 m). Người đi Đà Lạt, từ Phan Rang lên đèo
Ngoạn Mục bao giờ cũng cố chiêm ngưỡng sự kỳ vĩ của đôi ống thủy áp trắng bạc từ
đỉnh núi xuống.
b. Vị trí địa lý
Hồ và đập Đa Nhim: thuộc địa phận thị trấn Dran, huyện Đơn Dương, nằm
phía Đông thành phố Đà Lạt, cách Đà Lạt 36 cây số, cách thành phố Hồ Chí Minh 300
m, giáp ranh giữa tỉnh Lâm Đồng và Ninh Thuận.
Nằm trong vùng cấm, trong phạm vi bảo vệ an toàn đập và hồ Đa Nhim.
Nằ m 10,70 đến 160 vĩ Bắc, từ 38,5 đến 42,50 kinh Đông.
c. Địa hình
Đa Nhim có địa hình dốc, đất chủ yếu là thuộc loại đất xám. Thích hợp trồng
các loại hoa màu (đậu bắp, sắn mì, v.v.), cây công nghiệp dài ngày (cà phê, tiêu, v.v.)
d. Khí tượng – Thủy văn
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình là 230C, nhiệt độ cao nhất là 360C (rất ít) và
thấp nhất là 120 cao hơn nhiệt độ Đà Lạt là 18.30C
- Độ ẩm không khí: Ở đây có độ ẩm cao (>80%).
- Lượng mưa hàng năm: Lượng mưa trung bình tương đối cao 2000 mm/năm,
mùa mưa bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 3 năm sau. Lượng mưa cao nhất vào

tháng 9 – 10 và thấp nhất vào tháng 4 – 5.
- Thủy văn:
Hồ Đa Nhim bắt nguồn từ 2 nhành sông : Đa Nhim và Krong Let
10


Diện tích hồ: 9,7 km2, độ sâu tự nhiên tầm 45 m. Nơi sâu nhất có thể đạt tới 150
m.
Lưu vưc hồ: 775 km2, độ cao của mặt hồ so với nhà máy thủy điện là 799 m.
Trữ lượng nước: 165 triệu m3.
Tính chất và chất lượng của nước thay đổi theo mùa:
+ Vào mùa khô: trữ lượng nước giảm nên gây khó khăn cho việc sản xuất điện.
+ Vào mùa mưa: nước từ thượng nguồn chảy về nhiều nên lượng nước trong hồ
dâng cao lên. Do vậy, những người quản lý đập phải có biện pháp xả nước hợp lý.
+ Vào mỗi lần xả, nước trong hồ trở nên đục. Vào mùa mưa nước từ 2 nhánh
sông chảy về làm thay đổi màu nước.
+ Hiện nay, nguồn nước trong hồ vẫn có tình trạng ô nhiễm nhưng mức độ ô
nhiễm chưa đáng kể.
e. Hệ động – thực vật
Với độ cao hơn 1000 m cùng với sự chi phối của khí hậu đan xen giữa ôn đới
và nhiệt đới, vì vậy hồ Đa Nhim có hệ động – thực vật phong phú, đa dạng như:
Về thực vật: thông 3 lá, dã quỳ, ngũ sắc, ngũ gia bì, ngãi, cà độc dược, cây chổi
đót, mây, mâm xôi, dương xĩ, me đất, nấm mối và nấm độc, cây cỏ lau, tảo bèo, v.v.
Về động vật có các loài như: Côn trùng chủ yếu là bươm bướm, cào cào, ong
kiến. Các loài bọ kiến cương (không sừng, 3 sừng, 5 sừng) bọ rầy, v.v.
Các loài bò sát rắn rết ( rắn lục, hổ mang, v.v.), kỳ nhông kỳ đà, v.v.
Các loài động vật bậc cao như khỉ vượn hươu nai, con đỏ, v.v.
f. Khai thác kinh tế
- Thủy điện: Nhà máy thuỷ điện Đa Nhim được đặt tại tỉnh Ninh Thuận. Với
qui trình hoạt động như trên, nhà máy có công suất 160 kwh/năm, cung cấp điện cho

toàn bộ các tỉnh miền Nam, với giá 100-200 đ/kwh tại nhà máy.
- Thủy lợi: Hồ Đa Nhim tuy được đặt tại tỉnh Lâm Đồng nhưng nhà máy thuỷ
điện lại được đặt tại tỉnh Ninh Thuận. Vì thế, lượng nước của hồ chỉ chủ yếu phục vụ
cho việc tưới tiêu của tỉnh Ninh Thuận.
g. Tiềm năng khai thác

11


- Nuôi cá kết hợp câu cá giải trí: Với điều kiện môi trường sinh thái nước ngọt,
diện tích hồ lớn, cùng các điều kiện thuận lợi khác của hồ thuận lợi cho nhiều loài cá
như cá chép, cá rô phi, cá trắm v.v sinh sống, phát triển.
- Du lịch sinh thái: Toàn cảnh hồ Đa Nhim là một sự kết hợp hài hoà giữa trời,
mây, non, nước tạo nên một thắng cảnh khó có thể so sánh với một nơi nào khác. Bên
cạnh đó, nơi đây cũng tạo nên một dấu mốc lịch sử bởi Ngô Đình Diệm và Bảo Đại đã
từng đến đây để câu cá và săn bắt thú rừng.
2.3 Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
Cho đến nay đã có một vài nghiên cứu về những nơi giải trí từ nhiều nước khác
nhau trên thế giới. Để xác định được giá trị giải trí của các địa điểm du lịch các nhà
nghiên cứu thường sử dụng các phương pháp thông thường như TCM và CVM. Bên
cạnh đó nhều tác giả cũng sẽ có những phương pháp chính riêng biệt nhưng quy cho
cùng họ vẫn sử dụng giá trị sử dụng từ TCM và giá trị không sử dụng từ CVM. Tuy
nhiên, những nghiên cứu này cũng tồn tại những giới hạn. Những nghiên cứu về giá trị
của những khu vực giải trí thì luôn luôn có giá trị trong việc bảo vệ môi trường.
2.3.1 Tài liệu nghiên cứu nước ngoài
Ở Trung Quốc, Du Yaping đã nghiên cứu giá trị của việc cải tiến chất lượng
nước cho du lịch ở phía Đông hồ Vũ Hán của Trung Quốc bằng việc áp dụng phương
pháp TCM và CVM. Ông ta cho rằng chất lượng nước ở đây mà càng cao thì dẫn đến
nhu cầu du lịch của con người đến hồ càng cao. Do đó, WTP cho việc cải tiến chất
lượng nước thì cũng giống như việc sử dụng các hình thức bù vào của phí vào cổng,

phí câu cá, hay du thuyền trên hồ.
Ở Thái Lan, Adis Isangkura đã đánh giá giá trị của môi trường để xác định giá
vào cổng cho hệ thống Công viên Quốc Gia. Giá này được tăng lên là điều hiển nhiên.
2.3.2 Tài liệu nghiên cứu trong nước
Một trong những nghiên cứu có ích được nhắc đến đó là hai tác giả: Nguyễn
Thị Hải và Trần Đức Thanh trong việc xác định lợi nhuận du lịch của rừng Quốc gia
Cúc Phương bằng việc sử dụng phương pháp Travel Cost Method trong giai đoạn từ
năm 1996 – 1997. Kết quả thu được dựa trên hai phương pháp TCM và CVM, họ đã
xác định tổng lợi nhuận từ vườn Quốc gia này là 1.502 triệu đồng/năm, thặng dư của

12


người tiêu dùng là 105 triệu đồng/năm, và mức sẵn lòng trả của người sử dụng với số
tiền xấp xỉ là 504 triệu đồng để cải tiến hệ thống đường vào khu công viên này.
Một nghiên cứu khác của Trần Khánh Nam được tiến hành ở đảo Hòn Mun –
tỉnh Khánh Hòa, đã trực tiếp đánh giá giá trị của du lịch sinh thái bằng phương pháp
TCM ( trong đó ZTCM xác định được giá trị là 17,9 triệu USD, ITCM xác định được
giá trị là 8,7 triệu USD), những thu nhập cuối cùng thu được từ WTP của những người
đến tham quan đảo được sử dụng để cải thiện môi trường ở đây.
Ngoài ra, trước khi nghiên cứu được thực hiện ở hồ Đa Nhim đã có một nghiên
cứu khác tương tự về việc phát triển một tiềm năng kinh tế đó là đề tài luận văn tốt
nghiệp của Đào Khả Khoa, 2006, tiềm năng phát triển du lịch sinh thái ở khu bảo tồn
thiên nhiên bán đảo Sơn Trà – TP Đà Nẵng. Khu bảo tồn thiên nhiên bán đảo Sơn Trà
thuộc huyện Thọ Quang, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng có rất nhiều cảnh quan
đẹp một địa điểm lý tưởng để ngắm nhìn toàn cảnh thành phố Đà Nẵng , Biển Đông,
vịnh Đà Nẵng, đèo Hải Vân, v.v. Việc đưa loại hình du lịch sinh thái vào bán đảo Sơn
Trà đã tạo ra doanh thu đáng kể để khôi phục, bảo vệ khu bảo tồn tránh khỏi sự tàn
phá của dân cư quanh vùng và nâng cấp chất lượng khu bảo tồn.
Qua những nghiên cứu của nước ngoài và trong nước đã cho thấy rằng việc phát

hiện ra một tiềm năng kinh tế rất đáng được khích lệ và phát triển được tiềm năng đó
là một điều nên làm. Trong đề tài nghiên cứu này sẽ tiếp tục nhận dạng tiềm năng của
hồ Đa Nhim đó là ngoài chức năng làm hồ chứa nước phục vụ cho nông nghiệp, thủy
điện hồ Đa Nhim còn có thể là khu du lịch sinh thái lý tưởng và câu cá giải trí. Đặc
điểm tương đồng của tất cả khu vực nghiên cứu này đều là khu vực đang được bảo tồn
và có nhiều tiềm năng kinh tế nhưng Đa Nhim có một đặc điểm khác biệt đó là về hệ
thực vật (thông 3 lá) đây cũng là một lợi thế cho định hướng phát triển du lịch sinh
thái.

13


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chương này của khóa luận sẽ trình bày chi tiết các vấn đề lý luận liên quan đến
du lịch sinh thái và giới thiệu một cách có hệ thống các phương pháp nghiên cứu mà
khóa luận sử dụng để đạt được các mục tiêu đã đặt ra. Nội dung trình bày đi theo trình
tự: mở đầu là những khái niệm và cơ sở lý luận liên quan, cuối chương là các phương
pháp nghiên cứu cụ thể được ứng dụng để tìm ra kết quả nghiên cứu.
3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1. Du lịch sinh thái và phát triển bền vững du lịch sinh thái
a. Khái niệm du lịch sinh thái
Du lịch sinh thái (DLST, Ecotourism) là một khái niệm tương đối mới và đang
được nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau. Du lịch sinh thái còn được biết đến dưới
những tên gọi khác nhau: du lịch thiên nhiên (Natural tourism); du lịch dựa vào thiên
nhiên (Natural – based tourism); du lịch môi trường (Environmental tourism); du lịch
đặc thù ( Particular tourism); du lịch xanh (Green tourism); du lịch bản xứ (Indigenous
tourism); du lịch thám hiểm (Adventure tourism); du lịch nhạy cảm (Sensitized
tourism); du lịch nhà tranh (Cottage tourism); du lịch bền vững (Sustainable tourism);

du lịch môi trường (Environmental tourism); v.v.
Theo định nghĩa của Hiệp hội Du lịch Sinh thái Australia: “Du lịch sinh thái là
một hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, định hướng về môi trường tự nhiên và nhân
văn, được quản lý một cách bền vững và có lợi cho sinh thái”. (Grant.J, 1999).
Định nghĩa của Hiệp hội Du lịch Sinh thái Quốc tế: “Du lịch sinh thái là du lịch
có trách nhiệm với các khu thiên nhiên, là nơi bảo tồn môi trường và cải thiện được
phúc lợi cho người điạ phương”. (Lindberb và Hawkins, 1991).
Định nghĩa của IUCN: “Du lịch sinh thái là tham quan và du lịch có trách
nhiệm với môi trường tại các điểm tự nhiên không bị tàn phá để thưởng thức thiên


×