Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ THỦ ĐỨC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.66 MB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ
THỦ ĐỨC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

PHAN THỊ THU THUỶ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KẾ TOÁN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2009


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Kế Toán Tập Hợp Chi
Phí Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty Cổ Phần Cơ Khí Thủ Đức Thành
Phố Hồ Chí Minh”. Do PHAN THỊ THU THUỶ, sinh viên khóa 31, ngành Kế Toán,
đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày:

TRẦN VĂN MÙA
Người hướng dẫn,

Ngày

tháng

năm



Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

Ngày

tháng

năm

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên, con xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến ba mẹ đã tạo điều kiện cho con
có được như ngày hôm nay.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại học Nông Lâm, Ban
Chủ Nhiệm Khoa Kinh Tế cùng toàn thể Quý Thầy Cô trường Đại học Nông Lâm đã
truyền đạt kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian em học tập tại trường.
Đặc biệt, em xin cảm ơn thầy Trần Văn Mùa, người đã tận tình chỉ bảo và
hướng dẫn em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc Công ty Cổ Phần Cơ Khí Thủ Đức
đã tạo điều kiện cho em thực tập tại công ty. Cảm ơn tất cả các cô, các anh, chị Phòng
kế toán tài chính và Phòng điều hành sản xuất và kinh doanh đặt biệt là anh Trần Minh
Đức - Kế toán tổng hợp và tính giá thành đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em trong suốt

thời gian thực tập tại Công ty.
Sau cùng, tôi xin cảm ơn tất cả bạn bè đã giúp tôi trong quá trình thực hiện đề
tài này.
Xin kính chúc tất cả mọi người sức khỏe dồi dào, hạnh phúc và thành công.
Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
PHAN THỊ THU THUỶ


NỘI DUNG TÓM TẮT
PHAN THỊ THU THUỶ, tháng 7 năm 2009. “Kế Toán Tập Hợp Chi Phí Và
Tính Giá Thành Sản Phẩm tại Công Ty Cổ Phần Cơ Khí Thủ Đức Thành Phố Hồ
Chí Minh”.
PHAN THỊ THU THUỶ, July 2009. “Accounting Production Costs And Unit
Cost at Thu Duc Engineering Corporation Ho Chi Minh City”
Bằng phương pháp mô tả và phỏng vấn các nhân viên kế toán trong Công ty, đề
tài “Kế Toán Tập Hợp Chi Phí Và Tính Giá Thành Sản Phẩm tại Công Ty Cổ
Phần Cơ Khí Thủ Đức Thành Phố Hồ Chí Minh” tìm hiểu quy trình kế toán chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm xe vận chuyển nguyên liệu 1200 x 800 x 1000 với
mã sản phẩm là AMODE00016. Qua đó nhận xét, đánh giá và đưa ra các đề xuất nhằm
hoàn thiện phần hành kế toán tại công ty.


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt

VIII

Danh mục các hình


X

Danh mục các phụ lục

XI

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

1

1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận

2

1.4. Cấu trúc của khóa luận

2

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

3


2.1. Giới thiệu tổng quan về công ty

3

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công Ty Cổ Phần Cơ Khí
Thủ Đức

3

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Cổ Phần Cơ Khí Thủ Đức

4

2.2. Cơ cấu quản lý

6

2.2.1. Sơ đồ tổ chức

6

2.2.2.Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban

6

2.3. Tổ chức công tác kế toán

10


2.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán

10

2.3.2. Tổ chức công tác kế toán

12

2.4. Quy trình sản xuất:

16

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận

19
19

3.1.1. Chi phí sản xuất

19

3.1.2. Giá thành sản phẩm

22

3.1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

23


3.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất

v

23


3.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

24

3.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

25

3.2.3. Kế toán chi phí sản xuất chung

26

3.3. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính Z sản phẩm (Phương pháp kê
27

khai thường xuyên)
3.3.1. Tài khoản sử dụng

27

3.3.2. Trình tự hạch toán

28


3.4. Đánh giá sản phẩm dở dang

28

3.4.1. Khái niệm

28

3.4.2. Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang

28

3.5. Kế toán các khoản thiệt hại trong sản xuất

29

3.6. Các phương pháp tính giá thành

31

3.7. Phương pháp nghiên cứu

34

3.7.1. Phương pháp mô tả:

34

3.7.2. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu


34

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

35

4.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất

35

4.1.1. Tập hợp chi phí

36

4.1.2. Công tác tính giá thành

37

4.2 Chứng từ sử dụng và quá trình lưu chuyển chứng từ

38

4.2.1. Xuất kho nguyên vật liệu

38

4.2.2. Chi phí nhân công

42


4.3. Kế toán chi phí sản xuất tại tổ Mộc

45

4.3.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu chính

45

4.3.2. Kế toán chi phí nhân công

47

4.3.4. Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành tại tổ Mộc

51

4.4. Kế toán chi phí sản xuất tại tổ Gò – Hàn – Rèn

54

4.4.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu chính

54

4.4.2. Kế toán chi phí nhân công

54

4.4.3. Kế toán chi phí sản xuất chung


55

4.4.4. Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành tại tổ Gò – Hàn - Rèn 57
vi


4.5.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

60

4.5.2. Kế toán chi phí nhân công

61

4.5.3. Kế toán chi phí sản xuất chung

62

4.5.4. Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành tại tổ Lắp Ráp

63

CHƯƠNG 5

65

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

65


5.1. Kết luận

65

5.1.1. Cơ cấu tổ chức

65

5.1.2. Hình thức kế toán, sổ sách - chứng từ sử dụng

66

5.1.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất

67

5.1.4. Kế toán giá thành sản phẩm

68

5.2. Đề nghị

68

TÀI LIỆU THAM KHẢO

69

vii



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

BTHL

Bảng tổng hợp lương

CNTTSX

Công nhân trực tiếp sản xuất

CPNC

Chi phí nhân công

CPSX

Chi phí sản xuất

CPSXC

Chi phí sản xuất chung


DN

Doanh nghiệp

DTVT

Dự trù vật tư

ĐK

Đầu kỳ

GTGT

Giá trị gia tăng

HĐKT

Hợp đồng kinh tế

KPCĐ

Kinh phí công đoàn

NC

Nhân công

NVL


Nguyên vật liệu

PX

Phân xưởng

SP

Sản phẩm

SX

Sản xuất

SXC

Sản xuất chung

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TK

Tài khoản

TL

Tiền lương


TP

Thành phẩm

TSCĐ

Tài sản cố định

XDCB

Xây dựng cơ bản

VT

Vật tư

Z

Giá thành

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang

Hình 2.1. Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty Cổ Phần Cơ Khí Thủ Đức
Hình 2.2. Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Kế Toán


6

Error! Bookmark not defined.

Hình 2.3. Trình Tự Ghi Sổ Kế Toán Theo Hình Thức Chứng Từ Ghi Sổ

14

Hình 2.4. Sơ Đồ Quy Trình Xử Lý Các Nghiệp Vụ Kinh Tế trên Phần Mềm Bravo 15
Hình 2.5. Sơ Đồ Dây Chuyền Sản Xuất Phân Xưởng Đúc

16

Hình 2.6. Sơ Đồ Dây Chuyền Sản Xuất Phân Xưởng Cơ Khí

17

Hình 2.7. Sơ Đồ Dây Chuyền Sản Xuất Phân Xưởng Xi Mạ

18

Hình 3.1. Sơ Đồ Hạch Toán Chi Phí Nguyên Vật Liệu Trực Tiếp

25

Hình 3.2. Sơ Đồ Hạch Toán Chi Phí Nhân Công Trực Tiếp

26

Hình 3.3. Sơ Đồ Hạch Toán Chi Phí Sản Xuất Chung


27

Hình 3.4. Sơ Đồ Kết Chuyển Chi Phí Sản Xuất và Tính Z Sản Phẩm

28

Hình 4.1. Lưu Đồ Quy Trình Lưu Chuyển Chứng Từ Xuất Kho Nguyên Vật Liệu

40

Hình 4.2. Lưu Đồ Quy Trình Lưu Chuyển Chứng Từ Nhân Công

44

Hình 4.3. Sơ Đồ Quy Trình Hạch Toán tại Tổ Mộc

53

Hình 4.4. Sơ Đồ Quy Trình Hạch Toán tại Tổ Gò - Hàn - Rèn

59

Hình 4.5. Sơ Đồ Quy Trình Hạch Toán tại Tổ Lắp Ráp Quý II

60

Hình 4.6. Sơ Đồ Quy Trình Hạch Toán tại Tổ Lắp Ráp Quý III

64


x


DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Sổ chi tiết tài khoản 154D - tổ Mộc
Phụ lục 2: Sổ chi tiết tài khoản 622D - tổ Mộc
Phụ lục 3: Bảng kê phiếu xuất tổ Mộc
Phụ lục 4: Bảng cân đối số phát sinh tổ Mộc
Phụ lục 5: Sổ chi tiết tài khoản 154G - tổ Gò – Hàn – Rèn
Phụ lục 6: Sổ chi tiết tài khoản 622G - tổ Gò – Hàn – Rèn
Phụ lục 7: Bảng kê phiếu xuất tổ Gò – Hàn – Rèn
Phụ lục 8: Bảng cân đối số phát sinh tổ Gò – Hàn - Rèn
Phụ lục 9: Sổ chi tiết tài khoản 154L - tổ Lắp Ráp
Phụ lục 10: Sổ chi tiết tài khoản 622L - tổ Lắp Ráp
Phụ lục 11: Bảng kê phiếu xuất tổ Lắp Ráp quý II
Phụ lục 12: Bảng kê phiếu xuất tổ Lắp Ráp quý III
Phụ lục 13: Bảng cân đối số phát sinh tổ Lắp Ráp
Phụ lục 14: Danh sách phân loại tính lương Lắp Ráp
Phụ lục 15: Bảng chấm công
Phụ lục 16: Bảng tính khấu hao tài sản

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Nền kinh tế của Việt Nam hiện nay đang gặp phải rất nhiều biến động do ảnh

hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính của thế giới. Các doanh nghiệp nước ta đã và
đang phải gánh chịu những tổn thất khá nặng nề cùng với sự cạnh tranh gay gắt để
vượt qua giai đoạn khó khăn này. Đối với toàn bộ các doanh nghiệp của Việt Nam nói
chung cũng như những doanh nghiệp sản xuất nói riêng, những bất lợi càng nhiều nên
họ phải có phương án sản xuất hiệu quả để đứng vững và phát triển trong nền kinh tế
thị trường vốn có nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức này. Một trong những
điều quan tâm hàng đầu của các công ty này là sản xuất ra sản phẩm không những có
chất lượng tốt, mẫu mã đẹp mà còn phải cạnh tranh về giá cả. Để làm được điều này
thì công tác xác định chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cần được chú trọng
nhất nhằm giúp cho nhà quản lý nắm bắt kịp thời tình hình công ty để từ đó đưa ra
những chiến lược kinh doanh đúng đắn và phù hợp với mục đích cuối cùng là tạo ra lợi
nhuận cao nhất có thể cho công ty.
Được sự đồng ý của ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ
Chí Minh và sự hướng dẫn của thầy Trần Văn Mùa cùng sự giúp đỡ của công ty Cổ
Phần Cơ Khí Thủ Đức, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu về “Kế Toán Chi Phí Sản Xuất
Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty Cổ Phần Cơ Khí Thủ Đức”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu chung: Tìm hiểu, mô tả việc hạch toán kế toán tập hợp chi phí sản
xuất, tính giá thành sản phẩm tại Công Ty Cổ Phần Cơ Khí Thủ Đức, từ đó đưa ra
những nhận xét về hệ thống kế toán hiện hành của Công ty, và đề xuất một số ý kiến
đóng góp nhằm hoàn thiện hơn công tác kế toán của đơn vị.


- Mục tiêu cụ thể: Thông qua quá trình tìm hiểu, tiếp cận với thực tế tại đơn vị,
tôi mong muốn vận dụng những kiến thức đã được học vào thực tế để từ đó rút ra
những kinh nghiệm nhằm phục vụ cho nghề nghiệp của một kế toán viên sau này.
1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận
- Phạm vi không gian và đối tượng nghiên cứu: quy trình hạch toán kế toán tập
hợp chi phí, tính giá thành sản phẩm sản xuất tại Công Ty Cổ Phần Cơ Khí Thủ Đức.
- Không gian nghiên cứu: tại Công Ty Cổ Phần Cơ Khí Thủ Đức

- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 3 năm 2009 đến tháng 5 năm 2009.
- Đối tượng nghiên cứu của khóa luận: một trong các sản phẩm được sản xuất
tại phân xưởng cơ khí của công ty.
1.4. Cấu trúc của khóa luận
Chương 1: Mở đầu
Đặt vấn đề, nêu lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của
đề tài.
Chương 2: Tổng quan
Giới thiệu về Công Ty Cổ Phần Cơ Khí Thủ Đức, quá trình hình thành và phát
triển, đặc điểm hoạt động, cơ cấu tổ chức của Công ty.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu: nêu khái niệm và những vấn đề có tính chất lí thuyết về
kế toán giá thành.
Phương pháp nghiên cứu: nêu lên các công cụ, phương pháp thực hiện khóa
luận
Chương 4: Kết quả và thảo luận
Mô tả công tác kế toán giá thành tại công ty trong thời gian từ tháng 3 đến
tháng 5 năm 2009 và nêu ra nhận xét về công tác kế toán tại đây.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Qua những vấn đề đã nghiên cứu, nêu những kiến nghị của bản thân về công tác
kế toán tại công ty.

2


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Giới thiệu tổng quan về công ty
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công Ty Cổ Phần Cơ Khí Thủ Đức

Công ty Cổ Phần Cơ Khí Thủ Đức tiền thân là Nhà máy Cọc Suốt Thủ Đức
được thành lập sau Quyết định phê duyệt của Thủ Tướng Chính Phủ số 483/TTC ngày
02/10/1978, đến tháng 11/1981 đổi tên thành Phân Xưởng Cơ Khí 2. Do nhu cầu sản
xuất phụ tùng cao, đa dạng và phong phú của ngành dệt may, ngày 19/11/1986 Bộ
Công Nghiệp quyết định nâng cấp Phân Xưởng Cơ Khí 2 thành Nhà Máy Cơ Khí Dệt
Số 2 trực thuộc Tổng Công Ty Dệt May Việt Nam theo quyết định số 424CNN-TCCB.
Từ định hướng phát triển, được sự quan tâm chỉ đạo của Chính Phủ, Bộ chủ
quản và chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP) nhà máy được tiếp nhận
dự án VIE/92/006 “Đúc Phụ Tùng Dệt” do UNDP tài trợ, đến tháng 11/1996 phân
xưởng đúc đi vào hoạt động với công nghệ khuôn cát tươi, khuôn vỏ cứng, khuôn
Alphaset, khuôn Silicat, đồng thời được trang bị tương đối hiện đại phục vụ cho việc
thí nghiệm, chế tạo khuôn được kiểm soát bằng máy phân tích thành phẩm kim loại,…
Với trang thiết bị khá đồng bộ, nhà máy có thể đúc các thiết bị gang cầu, gang
xám, gang hợp kim, thép cácbon,… Đây là phân xưởng có công nghệ cao tại Việt
Nam.
Theo công văn số 2872/CV – TCLD ngày 02/11/1996 đã quyết định nâng cấp
Nhà Máy Cơ Khí Dệt Số 2 trở thành Công Ty Cơ Khí Thủ Đức trực thuộc Tổng Công
Ty May Việt Nam theo quyết định số 3409/QĐ – TCCB ngày 12/11/1996.
Công ty chuyên sản xuất linh kiện, chi tiết, phụ tùng, thiết bị phục vụ ngành dệt
may và mở rộng quan hệ quốc tế với thương hiệu TEXENCO (Textile Garment
Engineering Company), đã xuất khẩu sang Mỹ, Hà Lan, Indonesia,…


Để hội nhập kinh tế thị trường Công ty đã chuyển hình thức sở hữu Nhà nước
sang Công Ty Cổ Phần.Ngày 04/10/2005 theo quyết định số 1694/QĐ – TCCB ngày
09/5/2005 của Bộ Công Nghiệp chuyển thành Công Ty Cổ Phần Cơ Khí Thủ Đức. Với
diện tích gần 20.000m2 với trên 9.000m2 nhà xưởng, trang thiết bị hiện đại, đồng bộ,
cùng đội ngũ gần 200 cán bộ công nhân viên, kỹ sư, thợ bậc cao tâm huyết, tư duy
sáng tạo Công ty đã sản xuất ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao phục vụ cho nền
kinh tế đất nước.

Tên công ty: Công ty Cổ Phần Cơ Khí Thủ Đức
Tên giao dịch: Thu Duc Engineering Corporation.
Viết tắt: Texenco Corporation
Mã số thuế: 0304059245
Địa chỉ trụ sở chính: 21B, Lê Văn Chí, P. Linh Trung, Q. Thủ Đức, TP. HCM
Tel: (848)89669307
Email:
Website: www.texenco.com.vn
Vốn điều lệ: 6.000.000.000 đ
Giám đốc : Nguyễn Quang Minh
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Cổ Phần Cơ Khí Thủ Đức
Chức năng:
Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty:
- Sản xuất, gia công cơ khí là hoạt động chính của Công ty.
- Thiết kế máy móc, nguyên vật liệu, phụ tùng ngành dệt may.
- Tư vấn thi công công trình, lắp đặt bảo trì hệ thống điện công nghiệp, dân
dụng, hệ thống cẩu, thang nâng hạ, quạt thông gió, hệ thống làm mát nhà xưởng, thiết
bị điều hòa không khí.
- Tư vấn chế tạo, mua bán, lắp đặt, bảo trì nồi hơi và thiết bị áp lực.
- Sản xuất, mua bán nguyên phụ liệu, máy móc, công cụ, phụ tùng ngành cơ
khí, ngành dệt may, da giày.
- Sản xuất thép hợp kim, gang cầu, kim loại màu, tinh luyện và sản xuất thép
sạch phục vụ cho ngành khuôn mẫu và sản xuất cơ khí chất lượng cao.

4


- Sản xuất thiết bị phòng cháy chữa cháy. Sữa chữa, lắp đặt, bảo trì máy móc,
thiết bị phòng cháy chữa cháy.
- Sản xuất, lắp ráp, mua bán vật tư, phụ tùng, thiết bị điện công nghiệp – dân

dụng, thiết bị âm thanh ánh sáng, thiết bị viễn thông, thiết bị văn phòng, thiết bị bảo
an, hệ thống chống sét, chống trộm…
- Thi công, lắp đặt điên thoại, máy tính, hệ thống thông tin.
- Cho thuê máy móc, thiết bị, kho bãi nhà xưởng, kinh doanh nhà.
- Mua bán thiết bị điện tử, điện lạnh gia dụng, viễn thông, thiết bị văn phòng, hệ
thống camera quan sát, báo động, chống trộm,…
Nhiệm vụ
- Báo cáo kết quả kinh doanh theo từng kỳ.
- Thực hiện chế độ lương bổng, thưởng phạt theo đúng nguyên tắc.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo cung cấp cho khách hàng sản phẩm
có chất lượng phù hợp với thỏa thuận, cam kết trong hợp đồng.
- Không ngừng khai thác và tìm kiếm thị trường mới.
- Đảm bảo thanh toán đầy đủ và làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước.
- Phấn đấu đạt chỉ tiêu đề ra, góp phần thực hiện các mục tiêu chung của ngành
dệt may và thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển.

5


2.2. Cơ cấu quản lý
2.2.1. Sơ đồ tổ chức
Hình 2.1. Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty Cổ Phần Cơ Khí Thủ Đức
Hội Đồng quản trị
Ban kiểm soát
Giám Đốc

Phó Giám Đốc

Phó Giám Đốc


Phòng
điều
hành
SX &
KD

Phòng
tổ
chức
hành
chính

Tổ
Phay

Phòng
kế
Toán
tài
chính

Tổ
Mài

Tổ
Tiện

Bộ
phận kỹ
thuật

KCS

Tổ
CNC

Phân
xưởng

khí

Phân
xưởng
đúc

Tổ
Mộc

Tổ
Gò –
Hàn –
Rèn

Phân
xưởng
xi
mạ

Tổ
Lắp
Ráp


Tổ

điện

Xưởng

khí

Nguồn tin: Phòng kế toán tài chính
2.2.2.Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
Hội Đồng Quản Trị
Là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty giải quyết mọi
vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc Đại Hội
Cổ Đông.
Hội Đồng Quản Trị có quyền và nghĩa vụ sau:
- Quyết định chiến lược phát triển, phương án đầu tư, các giải pháp phát triển
thị trường, tiếp thị và công nghệ của Công ty.
- Quyết định về giá chào bán cổ phiếu và trái phiếu của Công ty.

6


- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức giám đốc, và các cán bộ quản lý quan trọng
của Công ty.
- Trình báo cáo quyết toán hàng năm lên Đại Hội Đồng Cổ Đông.
- Chịu trách nhiệm trước Đại Hội Đồng Cổ Đồng những vấn đề hoạt động của
công ty thuộc thẩm quyền của Hội Đồng Quản Trị.
- Có quyền và nhiệm vụ khác tại qui định của Công ty.
Ban kiểm soát

- Kiểm tra và giám sát toàn bộ hoạt động sản xuất và kinh doanh của Công ty.
- Thành viên thường là người ở các công ty khác của Tập Đoàn Dệt May Việt
Nam.
Giám Đốc
- Do Hội Đồng Quản Trị bổ nhiệm, điều hành hoạt động của công ty hàng ngày
và chịu trách nhiệm về thực hiện những quyền và nghĩa vụ được giao.
- Trực tiếp xây dựng kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn về sản xuất kinh
doanh hàng hóa, về chiến lược sản phẩm và chiến lược khách hàng thị trường.
- Điều hành công tác tài chính và vốn, công tác kế hoạch và đầu tư phát triển
mở rộng sản xuất, công tác tổ chức cán bộ.
- Trực tiếp chỉ đạo các hoạt động của phòng tổ chức lao động, các hoạt động
của phòng kế toán, tiền lương.
- Theo dõi kế hoạch, thị trường về tổ chức điều hành sản xuất và kỹ thuật công
nghệ, công tác quản lý chất lượng, giá thành, chế tạo sản phẩm mới, dịch vụ.
- Chủ động khai thác nguồn hàng, ký hợp đồng các đơn đặt hàng, gia công, chế
tạo, sản xuất kinh doanh.
- Chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật, chất lượng sản phẩm.
- Chủ nhiệm các dự án, các đề tài nghiên cứu chế tạo sản phẩm.
- Tuyển dụng và ký kết hợp đồng lao động đối với các trường hợp cán bộ công
nhân viên trong Công ty.
- Ký kết các giao dịch ủy nhiệm thu chi tại các ngân hàng.
Phó giám đốc
Bộ máy điều hành của Công ty có 2 phó giám đốc:
a) Phó giám đốc tại trụ sở chính của Công ty

7


- Giúp Giám đốc theo dõi và chỉ đạo các công tác nội chính, chịu trách nhiệm
cá nhân về công tác bảo vệ, phòng cháy chữa cháy, vệ sinh công nghiệp, Chủ tịch Hội

đồng bảo hộ lao động Công ty. Đại diện lãnh đạo trong hệ thống chất lượng ISO.
- Kết hợp cùng với giám đốc tham gia tìm kiếm khách hàng, đàm phán ký kết
các hợp đồng gia công, chế tạo và xuất khẩu; phụ trách công tác cung ứng vật tư phục
vụ sản xuất và hệ thống kho tàng trong Công ty.
- Đặc trách theo dõi sản xuất mặt hàng công cụ.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc giao.
- Trực tiếp điều hành Công ty khi giám đốc đi vắng.
b) Phó giám đốc công tác tại xưởng cơ khí, quận 12 Thành Phố Hồ Chí Minh.
- Chịu trách nhiệm quản lý xưởng cơ khí tại quận 12.
- Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất và kinh doanh với giám đốc và Hội Đồng
Quản Trị.
Phòng điều hành sản xuất & kinh doanh
- Lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch phát triển thị trường, kế hoach nghiên cứu và
phát triển.
- Chịu trách nhiệm về tìm kiếm nguồn hàng, lựa chọn nhà cung cấp và khách
hàng.
- Phải thực hiện việc nhập xuất, bảo quản và sử dụng vật tư, tài sản.
- Thiết lập hợp đồng, theo dõi việc thực hiện hợp đồng.
- Báo giá cho khách hàng biết, theo dõi việc bán hàng và giao hàng.
- Hàng tháng chịu trách nhiệm báo cáo cho ban giám đốc Công ty.
Phòng tổ chức hành chính
Là bộ phận chức năng tham mưu, giúp giám đốc thực hiện các chức năng quản
lý hành chính, quản lý và phân phối nhân sự, bảo vệ nội bộ và tài sản, công tác tự vệ,
phòng cháy chữa cháy, chăm lo các mặt đời sống, sức khỏe, các phương tiện làm việc,
ăn ở đi lại của cán bộ công nhân viên nhằm tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên
tham gia sản xuất kinh doanh của Công ty đạt hiệu quả cao nhất
Phòng kế toán tài chính
- Thu thập và xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công
việc kế toán, theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành.


8


- Kiểm tra, giám sát các khoản thu chi tài chính, các nghĩa vụ thu nộp, thanh
toán nợ, kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản, phát hiện
và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính kế toán.
- Phân tích thông tin, số liệu kế toán, tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ
yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế tài chính của đơn vị kế toán.
- Cung cấp thông tin, số liệu kế toán cho các cơ quan chức năng theo quy định
pháp luật.
Bộ phận kỹ thuật
- Là bộ phận chịu trách nhiệm về sản xuất, nghiên cứu khoa học kỹ thuật, tham
mưu cho giám đốc về công tác liên quan tới nghiệp vụ kỹ thuật, đào tạo cán bộ và
công nhân kỹ thuật cho Công ty.
- Thực hiện công tác thiết kế các bản vẽ kỹ thuật, theo dõi việc thực hiện các
công việc đó có đúng theo thiết kế và theo yêu cầu của khách hàng về tiến độ thi công,
nhu cầu vật tư và sử dụng vật tư có đúng yêu cầu chất lượng…, từ đó kết luận sản
phẩm có đạt chất lượng hay không. Sau khi theo dõi việc thi công, phòng kỹ thuật sẽ
nghiệm thu và bàn giao công trình, giải quyết các vấn đề liên quan tới hậu mãi.
Phân xưởng Cơ Khí
Là phân xưởng sản xuất của Công ty, có nhiệm vụ tổ chức và điều hành mọi
hoạt động của phân xưởng, khai thác tối đa khả năng của máy móc thiết bị, tay nghề
công nhân để nâng cao năng xuất lao động, cung cấp những sản phẩm về gia công cơ
khí như điện, bào, phay….Đây là điều kiện để phân xưởng hoạt động tốt, từ đó mà thu
nhập của công nhân viên tăng lên đảm bảo đới sống của họ. Phân xưởng Cơ Khí gồm
có các tổ:
- Tổ xưởng cơ khí gồm tổ phay, tổ mài và tổ tiện. Các tổ này thường gia công
tiếp tục các bán thành phẩm của phân xưởng Đúc đưa sang rồi hoàn thành nhập kho.
- Tổ CNC
- Tổ Mộc: chịu trách nhiệm ở giai đoạn hình thành nên cơ bản các sản phẩm

ban đầu như bàn, ghế, xe, …bằng các vật tư chủ yếu là gỗ và nẹp ván.
- Tổ Gò – Hàn – Rèn: chịu trách nhiệm gia công, hình thành sản phẩm với
khung, sườn chắc chắn bằng các loại vật tư chủ yếu là các loại thép.
- Tổ Lắp Ráp: hoàn thành việc lắp ráp hoàn chỉnh sản phẩm để nhập kho thành
phẩm và bán ra bên ngoài.
Phân xưởng Đúc
9


Là đơn vị sản xuất trực tiếp của Công ty, có nhiệm vụ tổ chức và phát huy mọi
tiềm năng sản xuất để sản xuất các sản phẩm về đúc kim loại (gang, thép, đồng, nhôm)
và mục tiêu là cung cấp cho thị trường những sản phẩm ngày càng có chất lượng hơn.
Phân xưởng Xi Mạ
Có nhiệm vụ cùng các phân xưởng khác tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao
đáp ứng theo yêu cầu của khách hàng, ngoài ra còn nhận gia công cho khách hàng.
Tổ cơ điện
Là bộ phận chịu trách nhiệm về đảm bảo sự an toàn, nhằm tránh xảy ra các sự
cố, nếu có xảy ra thì phải xử lý kịp thời, nhằm khai thác tối đa hiệu quả của thiết bị
phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo trì và sửa chữa điện cho Công ty.
2.3. Tổ chức công tác kế toán
2.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán
Công ty tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tập trung, toàn bộ công việc xử lý
thông tin được thực hiện tại phòng kế toán, các đơn vị trực thuộc chỉ thực hiện việc thu
thập, phân loại và lưu chuyển chứng từ cùng các báo cáo nghiệp vụ về phòng kế toán
xử lý và tổng hợp thông tin.
Bộ máy kế toán của công ty gồm 6 người và 1 kế toán trưởng:
- Kế toán tập hợp chi phí và xác định kết quả kinh doanh kiêm kế toán tổng
hợp, đầu tư xây dựng cơ bản.
- Kế toán vật tư kiêm thủ quỹ.
- Kế toán công nợ kiêm phân xưởng Mạ.

- Kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng.
- Kế toán tiền lương kiêm kế toán tài sản cố định, bán thành phẩm và thành
phẩm.
- Ngoài ra còn có kế toán tại các phân xưởng.

10


Hình 2.2. Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Kế Toán
Kế toán trưởng

Kế toán
tổng hợp,
tính Zsp,
Đâu tư
XDCB

Kế toán
Tiền mặt
Tiền gửi
ngân hàng

Kế toán
Vật tư

Kế toán
công nợ,
PX Xi Mạ

Kế toán

tiền lương,
tài sản cố
định, Bán
TP và TP

Nguồn tin: Phòng kế toán tài chính
Nhiệm vụ của phòng kế toán:
Kế toán trưởng
Giúp giám đốc tổ chức, chỉ đạo, thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thống kê
thông tin kinh tế theo pháp lệnh kế toán thống kê đã được nhà nước ban hành. Đồng
thời làm nhiệm vụ kiểm soát viên tài chính cho Công ty.
Phân tích hoạt động kinh doanh nhằm đánh giá đúng đắn tình hình tài chính và
hiệu quả sản xuất của Công ty, phát hiện những thiệt hại, những việc làm không có
hiệu quả để có biện pháp khắc phục, đảm bảo Công ty hoạt động có hiệu quả và doanh
lợi ngày càng tăng.
Kế toán tổng hợp, tính Zsp, đầu tư XDCB, tiền lương và bảo hiểm
Theo dõi tập hợp chi phí tính giá thành sản phẩm, xác định kết quả kinh doanh,
giữ sổ cái, sổ tổng hợp, lập báo cáo tài chính, theo dõi đầu tư xây dựng cơ bản, dựa
vào bảng chấm công do bộ phận hành chính cung cấp tính lương cho công nhân viên
trong Công ty, tính các khoản trích theo lương.
Kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, bán thành phẩm và thành phẩm
Lập chứng từ thu chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, theo dõi các khoản thanh
toán tạm ứng, báo cáo tài chính tình hình tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tồn quỹ cho kế
toán trưởng, theo dõi công nợ toàn công ty, lưu trữ các chứng từ gốc. theo dõi nhập
xuất bán thành phẩm, thành phẩm
Kế toán vật tư
11


Làm nhiệm vụ hạch toán về vật liệu chính, vật liệu phụ, công cụ dụng cụ, kiểm

tra sổ chi tiết về nguyên vật liệu, bảng tổng hợp nhập xuất - tồn vật tư.
Kế toán công nợ kiêm phân xưởng Xi Mạ, TSCĐ
Theo dõi công nợ toàn Công ty, ghi chép, thu thập, tổng hợp số liệu liên quan
đến phân xưởng Mạ và hạch toán. Theo dõi tình hình sử dụng tài sản cố định và tính
khấu hao tài sản cố định hữu hình, phân bổ khấu hao cho các bộ phận..
Kế toán công nợ phải trả, kho ký gửi
.Theo dõi và hạch toán các khoản phải trả cho người bán và hàng hóa của Công
ty ở kho ký gửi.
2.3.2. Tổ chức công tác kế toán
Chế độ kế toán áp dụng
Công ty áp dụng Chế Độ Kế Toán Việt Nam ban hành theo Quyết Định số
15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính, các chuẩn mực kế
toán Việt Nam và các văn bản sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn kèm theo.
Niên độ kế toán
Công ty xác định kết quả kinh doanh theo kỳ kế toán là quý, báo cáo tài chính
theo năm.
Phương pháp khấu hao tài sản cố định là phương pháp khấu hao theo đường
thẳng.
Phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Phương pháp đánh giá hàng tồn kho: nhập trước xuất trước (FIFO). Dự phòng
giảm giá hàng tồn kho được lập vào cuối năm, là số chênh lệch giữa giá gốc và hàng
tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng.
Hệ thống sổ sách, chứng từ sử dụng
Chứng từ sủ dụng kế toán áp dụng tại công ty được thực hiện theo đúng nội
dung, phương pháp lập, ký chứng từ theo đúng quy định của Luật Kế Toán và Nghị
Định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/05/2004 của Chính Phủ, các văn bản pháp luật khác
có liên quan đến các chứng từ kế toán và các qui định trong chế độ kế toán.
Bên cạnh hệ thống chứng từ theo chế độ, công ty còn sử dụng thêm một số
chứng từ nội bộ khác nhằm ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, cụ thể: Thành
phẩm, tài sản, tiêu thụ, lao động tiền lương.

Gồm các loại sổ sau: Chứng từ ghi sổ, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cái, các sổ
thẻ kế toán chi tiết.
12


Báo cáo tài chính
Công ty áp dụng hệ thống báo cáo tài chính của Nhà Nước ban hành, bao gồm 4
báo cáo tài chính:
- Bảng cân đối kế toán

Mẫu số B01 – DN

- Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Mẫu số B01 – DN

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Mẫu số B01 – DN

- Thuyết minh báo cáo tài chính.

Mẫu số B01 – DN

Tài khoản sử dụng
Công ty Cổ Phần Cơ Khí Thủ Đức áp dụng hệ thống tài khoản theo quyết định
số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/03/2006 của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính.
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép
Là đồng Việt Nam: ĐVN
Hình thức kế toán áp dụng

Áp dụng trang thiết bị tính toán với phần mềm kế toán của Việt Nam được viết
để phù hợp với đặc trưng của công ty về tình hình sản xuất của công ty là phần mềm
Bravo.
Công ty áp dụng hình thức kế toán “Chứng từ ghi sổ”, căn cứ trực tiếp để ghi sổ
kế toán tổng hợp là: “chứng từ ghi sổ”.
Việc ghi sổ kế toán bao gồm:
- Ghi theo trình tự thời gian trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.
- Ghi theo nội dung kinh tế trên sổ cái.
Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán lập bảng tổng
hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế.
Chứng từ ghi sổ được đánh số thứ tự trong từng tháng hoặc cả năm và có chứng
từ kế toán đính kèm, phải được kế toán trưởng phê duyệt trước khi ghi sổ kế toán.

13


Hình 2.3. Trình Tự Ghi Sổ Kế Toán Theo Hình Thức Chứng Từ Ghi Sổ
Chứng từ ghi sổ

Sổ quỹ

Bảng tổng hợp kế
toán chứng từ
cùng loại

Sổ, thẻ kế toán
chi tiết

Chứng từ ghi sổ
Sổ đăng ký

chứng từ ghi sổ

Sổ cái

Bảng tổng
hợp chi tiết

Bảng cân đối số
phát sinh

Báo cáo tài chính

Ghi chú
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
Nguồn tin: Phòng kế toán tài chính

14


Hình 2.4. Sơ Đồ Quy Trình Xử Lý Các Nghiệp Vụ Kinh Tế trên Phần Mềm
Bravo

Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Xử lý nghiệp vụ

Nhập dữ liệu


Nhật ký – bảng kê
Các bảng phân bổ
Sổ cái

Bảng cân đối số phát sinh

Báo cáo tài chính

Các bút toán điều chỉnh

Làm bảng sao dữ liệu

Khóa sổ và kết chuyển sang kỳ sau

Nguồn tin: Phòng kế toán tài chính

15


×