Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á CHI NHÁNH QUẬN 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (748.57 KB, 68 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG
TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á
CHI NHÁNH QUẬN 9

NGUYỄN THỊ BÍCH THẢO

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2009


Hội đồng chấm thi báo cáo khóa luận tốt nghiệp Đại học khoa Kinh Tế, Trường
Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Giải pháp hạn chế
rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Đông Á chi nhánh quận 9,
TP.HCM” do Nuyễn Thị Bích Thảo, sinh viên khóa 31, ngành Kinh Tế Nông Lâm, đã
bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

Người hướng dẫn
TS LÊ QUANG THÔNG
(Chữ ký)

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo


Ngày

tháng

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

(Chữ ký

(Chữ ký

Họ tên)

Họ tên)

năm

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM ƠN
Trải qua 4 năm học tại trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, một thời
gian không phải là ngắn cũng không phải là quá dài với biết bao kỷ niệm vui cũng như

buồn của quãng đời sinh viên
Lời đầu tiên con xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến bố mẹ người đã sinh thành ra
con, nuôi con khôn lớn, con xin cảm ơn gia đình những người luôn sát cánh bên con
động viên con trong học tập, trong công việc, trong mọi lĩnh vực.
Con xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy, các cô ở trường với bầu nhiệt
huyết, với quyết tâm truyền đạt cho con những kiến thức vô giá về mọi lĩnh vực học
tập và trong cuộc sống. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Lê Quang
Thông đã tận tình hướng dẫn em trong bộ môn cũng như trong suốt thời gian em làm
luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám Đốc Ngân hàng Đông Á quận 9
đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất, tốt nhất cho em thực tập.Tôi xin gửi lời cảm ơn
chân thành tới các anh chị ở các phòng ban như chị Hạnh, chị Oanh… ở phòng kế
toán, anh Thọ, chị Hường và tất cả các cán bộ nhân viên Ngân hàng với khả năng
chuyên môn cũng như nghiệp vụ rất tốt đã hướng dẫn, truyền đạt cho tôi những kinh
nghiệm thực tế quý báu trong công việc, nhất là đã tạo cho em một cảm giác gần gũi,
thoải mái, ấm áp khi đến thực tập tại Ngân hàng trong thời gian 3 tháng vừa qua.
Tôi xin gửi lời chúc sức khỏe và thành đạt đến Quí thầy cô Khoa Kinh Tế - Đại
học Nông Lâm TP.HCM, cùng toàn thể cán bộ nhân viên Ngân hàng Đông Á quận 9.
Sinh viên lớpDH05KT
Nguyễn Thị Bích Thảo


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN THỊ BÍCH THẢO. Tháng 7 năm 2009. “Giải pháp nhằm hạn chế rủi
ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại Đông Á chi nhánh quận 9 TP. HCM”
NGUYEN THI BICH THAO. July 2009. “Solutions for the risks in the credit
activities at Dong A Commercial Bank_Branch of district 9”
Khóa luận này được tiến hành từ việc thu thập số liệu qua 2 năm 2007-2008 tại
Ngân hàng Đông Á chi nhánh quận 9, thu thập tài liệu trên sách báo cũng như các tài
liệu có liên quan về tín dụng của các tiến sĩ Hồ Diệu, TS.Nguyễn Viết Sản, cùng nhiều

tài liệu của các khóa trước và thu thập thông tin trên internet.
Nhất là vào thời điểm mà đang xảy ra cơn bão tài chính toàn cầu thì nó càng cấp
thiết. Đề tài đã nhận định chi tiết trong vấn đề cho vay, huy động vốn tập trung vào các
thành phần kinh tế trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn trong lĩnh vực thương mại
và dịch vụ.
Trong đề tài chủ yếu đi sâu vào các rủi ro nào đang thực sự nghiêm trọng ảnh
hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng và đưa ra giải pháp cho từng loại rủi
ro cho phù hợp.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

VI

T

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

VII

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

VIII

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

IX


CHƯƠNG I:MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề:

1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu:

2

1.2.1 Mục tiêu chính:

2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể:

2

1.2.3 Đối tượng nghiên cứu:

2

1.2

Phạm vi nghiên cứu:

2

1.3

Cấu trúc của khóa luận:


3

CHƯƠNG II:TỔNG QUAN
2.1

Tổng quan về vị trí và hoạt động của hệ thống Ngân hàng ở TP.HCM

4

2.2

Tổng quan về ngân hàng Đông Á:

6

2.2.1 Giới thiệu về tổng ngân hàng TMCP Đông Á:

6

2.2.2. Giới thiệu về chi nhánh ngân hàng TMCP Đông Á quận 9:

8

2.2.2.1. Về địa bàn hoạt động:

8

2.2.2.2 Về tình hình nhân sự


9

2.2.3. Bộ máy quản lý và hoạt động chi nhánh quận 9:
2.2.3.1. Cơ cấu tổ chức:

9
9

2.3.3.2 Các sản phẩm của tín dụng tại ngân hàng Đông Á quận 9:

11

2.3.3.3 Quy trình tín dụng

12

CHƯƠNG III:NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1

Cơ sở lý luận:

17

3.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại:

17

3.1.2 Khái niệm niệm ngân hàng thương mại cổ phần:

17


3.1.3 Vai trò của ngân hàng thương mại cổ phần:

17

3.1.4 Vai trò vốn tự có của ngân hàng:

18
v


3.1.5 Tín dụng

18

3.1.5.1 Khái niệm

18

3.1.5.2 Bản chất:

19

3.1.5.3 Chức năng:

19

3.1.5.4 Vai trò của tín dụng:

20


3.1.6 Rủi ro

21

3.1.6.1 Khái niệm

21

3.1.6.2 Phân loại rủi ro tín dụng:

23

3.1.6.3 Nguyên nhân

24

3.1.6.4 Giải pháp

26

3.1.6.5 Quản lý:

27

3.1.6.6 Mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận:

30

3.1.6.7 Rủi ro thanh khoản:


31

3.1.6.8 Biện pháp hạn chế rủi ro

32

3.1.7. Các hệ số đánh giá RRTD

33

3.1.7.1 Các khái niệm
3.2

33

Phương pháp nghiên cứu

34

3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu:

34

3.2.2 Phương pháp xử lý số liệu:

34

CHƯƠNG IV:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1


Thực trạng hoạt động tín dụng tại chi nhánh quận 9:

35

4.1.1 Tình hình nguồn vốn hoạt động của ngân hàng:

35

4.1.2 Tình hình cung ứng vốn:

37

4.1.2.1 Doanh số cho vay theo thời gian, và theo thành phần kinh tế:

39

4.1.2.2 Doanh số thu nợ theo thời gian

42

4.1.2.3 Dư nợ phân theo thời gian

43

4.1.2.4 Dư nợ phân theo thành phần kinh tế

44

4.1.2.5 Nợ quá hạn


46

4.2

Kết quả hoạt động kinh doanh qua 2 năm 2007-2008

48

4.3

Thảo luận vấn đề nghiên cứu

49

4.3.1 Thảo luận về rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đông Á quận 9
vi

49


4.3.2 Thảo luận về rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Đông Á quận 9

49

4.3.3 Thảo luận về rủi ro hoạt động tại Ngân hàng Đông Á quận 9

50

4.3.4 Các yếu tố liên quan


51

4.3.4.1 Ảnh hưởng của lãi suất

51

4.3.4.2 Ảnh hưởng của lạm phát

52

4.3.4.3 Ảnh hưởng của khủng hoảng thế giới

52

CHƯƠNG V:KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1

Kết luận

54

5.2

Kiến nghị

55

5.2.1 Kiến nghị với NHTMCP Đông Á


55

5.2.2 Kiến nghị với Ngân hàng thương mại Việt Nam

55

5.2.3 Kiến nghị với các đơn vị quản lý kinh tế cấp quận

56

TÀI LIỆU THAM KHẢO

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BQ:

Bình quân

CBNV:

Cán bộ nhân viên

CBTD:

Cán bộ tín dụng

C.Lệch:


Chênh lệch

DN:

Dư nợ

DNQH/DN:

Dư nợ quá hạn/ Dư nợ

Dư nợ NH:

Dư nợ ngắn hạn

Dư nợ T &DH:

dư nợ trung và dài hạn

DS:

Doanh số

ĐVT:

Đơn vị tính

KH:

Khách hàng


NH:

Ngân hàng

NHNN:

Ngân hàng Nhà Nước

NHTMCP:

Ngân hàng thương mại cổ phần

TCKT:

Tổ chức kinh tế

TK:

Tiết kiệm

vi


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Trang
Sơ Đồ 3.1. Quan Hệ Tín Dụng

19

Sơ Đồ 3.2. Sơ Đồ Những Biểu Hiện Của Rủi Ro Tín Dụng


22

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 4.1. Cơ Cấu Nguồn Vốn Hoạt Động của Ngân Hàng

35

Bảng 4.2: Phân tích tình hình cung ứng vốn của NH Đông Áquận 9, 2007-2008

37

Bảng 4.3. Doanh Số Cho Vay Của Ngân Hàng Qua 2 năm 2007-2008

39

Bảng 4.4: Phân tích doanh số thu nợ theo thời gian qua 2 năm 2007-2008

42

Bảng 4.5: Phân tích dư nợ theo thời gian qua 2 năm 2007-2008

43

Bảng 4.6: Phân tích dư nợ theo thành phần kinh tế qua 2 năm 2007-2008


44

Bảng 4.7: Phân tích nợ quá hạn qua 2 năm 2007-2008

46

Bảng 4.8: Phân tích nợ quá hạn theo thành phần kinh tế

47

Bảng 4.9: Kết quả hoạt động kinh doanh qua 2 năm 2007-2008

48

viii


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1: BĐ về biến động nguồn vốn của NH Đông Á quận 9, 2007-2008

36

Biểu đồ 4.2: BĐ tình hình cung ứng vốn của NH Đông Á quận 9, 2007-2008

38

Biểu đồ 4.3: BĐ cho vay theo thời hạn của NH Đông Á quận 9, 2007-2008

40


Biểu đồ 4.4: BĐ cho vay theo TPKT của NH Đông Á quận 9, 2007-2008

41

Biểu đồ 4.4.1: BĐ cơ cấu cho vay theo TPKT của NH Đông Á quận 9, 2007

41

Biểu đồ 4.4.2: BĐ cơ cấu cho vay theo TPKTcủa NH Đông Á quận 9, 2008

41

Biểu đồ 4.5: BĐ doanh số thu nợ của NH Đông Á quận 9, 2007-2008

42

Biểu đồ 4.6: BĐ dư nợ của NH Đông Á quận 9, 2007-2008

43

Biểu đồ 4.7: BĐ dư nợ theo TPKT của Ngân hàng Đông Á quận 9, 2007-2008

44

Biểu đồ 4.8: BĐ nợ quá hạn theo TPKT của NH Đông Á quận 9, 2007-2008

47

Biểu đồ 4.9: BĐ về kết quả HĐKD của NH Đông Á quận 9, 2007-200


48

ix


CHƯƠNG I:
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề:
Trước Cách Mạng tháng 8 năm 1945, nước ta vẫn là nước nửa thuộc địa nửa
phong kiến dưới sự đô hộ của thực dân Pháp. Vào ngày 25 tháng 10 năm 1875, Ngân
hàng Đông Dương, Ngân hàng đầu tiên ở Việt Nam ra đời và chủ yếu phục vụ cho nhu
cầu tài chính thanh toán của bộ máy cầm quyền lúc bấy giờ.
Sau khi Cách Mạng tháng 8 năm 1945 thắng lợi, vào ngày 6/5/1951 Chủ Tịch
Hồ Chí Minh ký sắc lệnh 15/SL thành lập ngân hàng Quốc gia Việt Nam. Ngày nay,
khi nền kinh tế ngày càng phát triển cùng với quá trình toàn cầu hóa diễn ra không
ngừng thì vai trò của ngân hàng ngày càng trở nên quan trọng những hoạt động của
ngân hàng ngày càng tác động mạnh mẽ đến đời sống xã hội và chiếm một vị trí quan
tọng trong nền kinh tế. Hơn thế nữa, hệ thống ngân hàng được xem như là hệ thần kinh
của nền kinh tế, làm cho nền kinh tế hoạt động hiệu quả hơn, trôi chảy hơn. Chính vì
vậy, bất cứ quốc gia nào cũng có chính sách để bảo vệ hệ thống ngân hàng rất chặt chẽ
để hạn chế rủi ro. Bởi vì, khi ngân hàng có sự cố, hay vấn đề gì sẽ ảnh hưởng rất lớn
đến nền kinh tế.
Hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam hoạt động với các nghiệp
vụ truyền thông là chủ yếu, trong đó hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại nguồn
thu chủ yếu cho ngân hàng. Tuy nhiên đây cũng là hoạt động rất dễ xảy ra rủi ro và
nếu có xảy ra rủi ro thường gây những thiệt hại nghiêm trọng đối với ngân hàng. Nhất
là vào thời gian từ cuối năm 2007 đến nay, các con số về tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu,
nợ khó đòi của các ngân hàng thương mại không có xu hướng tốt như thời gian trước

đó. Dù đã thực hiện nhiều biện pháp như kiểm soát chặt chẽ chất lượng cho vay, xử lý
tài sản đảm bảo tiền vay để thu hồi nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro… nhưng
trong thực tiễn, tiềm ẩn rủi ro tín dụng vẫn lớn do tốc độ gia tăng qui mô tín dụng,


những biến động phức tạp về giá cả của một số nguyên vật liệu đầu vào, ảnh hưởng
của tình hình kinh tế, chính trị xã hội trên thế giới từ năm 2006 đến nay, xu hướng đầu
tư vào thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán, tình trạng nợ đọng trong xây
dựng cơ bản…Và vấn đề này hiện đang là vấn đề nóng bỏng và thường trực của ngân
hàng thương mại đặc biệt hàng thương mại cổ phần một thành phần không thể tách rời
của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Vì vậy , rủi ro tín dụng là đề tài được
quan tâm và mang tính thời sự cao, mà ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á cũng
không nằm ngoại lệ. Vì vậy em xin chọn đề tài: “ Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt
động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á (Dong A commercial bank)
quận 9”.
Được sự giúp đỡ tận tình của thầy Lê Quang Thông, các thầy cô trong trường
Đại Học Nông Lâm, cung với cac cô chú, anh chị trong ngân hàng Đông Á. Tuy nhiên
với kiến thức, tài liệu, kinh nghiệm chưa có nhiều nên bài luận văn này còn nhiều thiếu
sót và hạn chế mong được đón nhận những ý kiến đóng góp của quí thầy cô, anh chị
cùng các bạn để bài luận văn này có ý nghĩa thực tiễn và hiệu quả hơn.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu:
1.2.1 Mục tiêu chính:
Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ
phần Đông Á quận 9 qua 2 năm 2007 – 2008.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể:
¾ Tìm hiểu những rủi ro thường gặp trong hoạt động tín dụng của ngân hàng
thương mại cổ phần Đông Á.
¾ Tìm hiểu về tình hình dư nợ qua 2 năm 2007 – 2008.
¾ Đề ra giải pháp để hạn chế rủi ro tín dụng.
1.2.3 Đối tượng nghiên cứu:

¾ Chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á quận 9.
¾ Các cá nhân vay vốn của ngân hàng.
1.2

Phạm vi nghiên cứu:
¾ Phạm vi không gian: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu trên địa bàn quận 9, thành

phố Hồ Chí Minh.

2


¾ Phạm vi thời gian: Thời gian thực hiện nghiên cứu là 3 tháng từ tháng
26/3/2009 đến 26/6/2009 và thu thập số liệu của ngân hàng trong vòng 2 năm 20072008.
¾ Phạm vi của nội dung thực hiện: Do thời gian nghiên cứu chỉ trong vòng 3
tháng và khả năng hạn chế nên đề tài chỉ tập trung vào một số hoạt động chính của
ngân hàng chi nhánh quận 9.
1.3

Cấu trúc của khóa luận:
Khóa luận gồm 5 chương:
¾ Chương 1. Mở đầu: Trình bày sự cần thiết cũng như lý do chọn đề tài.
¾ Chương 2. Tổng quan: Cung cấp bức tranh tổng quát về vấn đề và địa bàn

nghiên cứu.
¾ Chương 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu: Trình bày những khái niệm
có liên quan vấn đề nghiên cứu và các phương pháp nghiên cứu.
¾ Chương 4. Kết quả và thảo luận: Nêu lên những kết quả chủ yếu của việc phân
tích và đánh giá vấn đề.
¾ Chương 5. Kết luận và kiến nghị: Trình bày ngắn gọn những vấn đề mà luận

văn đã nghiên cứu trên cơ sở đó đề xuất biện pháp và giải pháp.

3


CHƯƠNG II:
TỔNG QUAN

2.1 Tổng quan về vị trí và hoạt động của hệ thống Ngân hàng ở thành phố Hồ Chí
Minh
Trong bối cảnh đầy khó khăn năm 2008, hoạt động ngân hàng trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục đạt được những kết quả quan trọng. Theo báo cáo của
ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM, tổng huy động vốn trên địa bàn ước tính đến
31/12/2008 đạt 561.500 tỷ đồng, tăng 15,3 % so với năm 2007. Tổng dư nợ tín dụng
ước đạt 490.000 tỷ đồng, tăng 20,6 % so với năm 2007. Điều quan trọng là, dư nợ tín
dụng cho vay hoạt động sản xuất kinh doanh của các ngân hàng thương mại trên địa
bàn vẫn là chủ yếu. Số liệu tính đến hết tháng 10/2008 cho thấy, cho vay bất động sản
đạt 63.035 tỷ, chiếm 15,85 % trong tổng dư nợ, tỷ lệ này cuối năm 2007 là 26,59 %,
cho vay kinh doanh chứng khoán chiếm dưới 1 % trong tổng dư nợ. Đây là những kết
quả quan trọng trong điều kiện khó khăn hiện nay, là cơ sở để các ngân hàng thương
mại trên địa bàn duy trì sự ổn định và phát triển theo hướng lãi suất trên thị trường liên
tục giảm, thanh khoản của các ngân hàng thương mại và vốn khả dụng đảm bảo. Qúa
trình khai thác vốn và sử dụng vốn của các ngân hàng đã hợp lý hơn, phù hợp với khả
năng hoạt động kinh doanh của mỗi ngân hàng và phù hợp với tình hình quan hệ cung
– cầu vốn của nền kinh tế.
Những kết quả đạt được của ngành Ngân hàng cả nước và trên địa bàn TP.HCM
nói riêng trong năm 2008 là rất quan trọng và có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển
và ổn định của toàn bộ nền kinh tế. Chỉ có sự tồn tại và ổn định của hệ thống ngân
hàng trong giai đoạn khó khăn này mới đảm bảo và tạo điều kiện thực thi các giải pháp
về ổn định kinh tế. Nhìn lại quá trình vượt bão năm 2008, đánh giá những thách thức

tiếp tục trong năm 2009 và nhiều năm tiếp theo, dù không chủ quan vẫn cho thấy sự
chủ động của toàn ngành trong tiếp tục thực hiện vai trò cột sống của nền kinh tế.


Một số Ngân hàng lớn đang hoạt động trên địa bàn TP.HCM
Ngân hàng

Tổng tài sản (Tỷ đồng)

CBCNV (Người)

Mạng lưới hoạt động

Sản phẩm dịch vụ

Agribank

190.000

30.000

2.200 CN&ĐGD

NH,CK,ĐTTC,BH

ACB

80.000

6.200


192 CN&ĐGD

NH,CK,ĐTTC,BH

Techcombank

120.000

9.000

130 CN&ĐGD

NH,CK,ĐTTC,BH

BIDV

200.000

12.000

103CN&400ĐGD

NH,CK,ĐTTC,BH

Viettinbank

220.000

12.500


141CN&700ĐGD

NH,CK,ĐTTC,BH
Nguồn:TTTH

5


2.2 Tổng quan về ngân hàng Đông Á:
2.2.1 Giới thiệu về tổng ngân hàng TMCP Đông Á:
Ngân hàng Đông Á (Dong A Bank) được thành lập vào ngày 01/07/1992, với số
vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng. Qua hơn 16 năm hoạt động, Đông Á Bank đã khẳng
định là một trong những ngân hàng cổ phần phát triển hàng đầu Việt Nam, đặc biệt là
ngân hàng đi đầu trong việc triển khai các dịch vụ Ngân hàng hiện đại, đáp ứng nhu
cầu thiết thực cho cuộc sống hằng ngày.
Đất nước ta đang bước vào vận hội mới, nền kinh tế Việt Nam đang trên đà
tăng trưởng cao hội nhập chung vào nền kinh tế thế giơi với nhiều cơ hội mới, bên
cạnh đó không ít những thách thức mới. Tháng 7 năm 2007 Đông Á chính thức thay
đổi logo mới, xác định tầm nhìn mới, chiến lược mới, mục tiêu mới và diện mạo mới
như một cách khẳng định ý chí quyết tâm thực hiện những bước thay đổi đột phá trong
một vận hội mới, một thời kỳ mới. Trong đó logo là một phần không thể thiếu để tiệp
cận khách hàng thân thiện, và thấy được sự có mặt của Đông Á khắp mọi nơi.
¾ Vốn điều lệ (tính đến 12/2008) là 2.880 tỷ đồng.
¾ Các cổ đông lớn:
Văn phòng Thành ủy TP.HCM.
Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ).
Công ty xây dựng và kinh doanh nhà Phú Nhuận
Tổng Công ty May Việt Tiến
Tổng Công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (SABECO)

Công ty Dịch vụ Hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (SABECO)
¾ Mạng lưới hoạt động:
Hội sở,1 Sở giao dịch, hơn 150 chi nhánh và phòng giao dịch
Hơn 900 máy giao dịch tự động – ATM
Gần 1500 điểm chấp nhận thanh toán bằng thẻ - POS
¾ Công ty thành viên:
Công ty Kiều hối Đông Á (HHội sở và 5 chi nhánh)
Công ty Chứng khoán Đông Á
¾ Hệ thống quản lí chất lượng
6


Hoạt động theo quy trình nghiệp vụ chính được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn ISO
9001:2000
¾ Công nghệ
Từ năm 2003, Ngân hàng Đông Á đã khởi động dự án hiện đại hóa công nghệ
và chính thức đưa và áp dụng phần mềm quản lý mới (Core – banking) trên toàn hệ
thống từ tháng 6/2006. Phần mềm này do tập đoàn I–Flex cung cấp. Với việc thành
công trong đầu tư công nghệ và hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng, Ngân hang Đông Á cung
cấp nhiều dịch vụ mới, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.
Đặc biệt, Ngân hàng Đông Á có khả năng mở rộng phục vụ trực tuyến trên toàn hệ
thống chi nhánh, qua ngân hàng tự động và ngân hàng điện tử mọi lúc, mọi nơi.
¾ Định hướng hoạt động:
Với phương châm “bình dân hóa dịch vụ ngân hàng – Đại chúng hóa công nghệ
ngân hàng”, Đông Á đặt mục tiêu trở thành ngân hàng đa năng – một tập đoàn dịch vụ
tài chính vững mạnh.
¾ Các giải thưởng đạt được:
Giải thưởng “Sao Vàng Đất Việt 2008”
Top 100 doanh nghiệp tiêu biểu 2008
Giải thưởng “Sao Vàng Phương Nam 2008”

Danh hiệu “Doanh nghiệp dịch vụ được hài lòng nhất năm 2008”
Giải thưởng “Thương hiệu mạnh Việt Nam 2007”
Giải thưởng “Top 100 thương hiệu tiêu biểu nhất Việt Nam 2007”
Top 200: Chiến lược công nghiệp của các doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam theo
bình chọn của Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP)
Chứng nhận xuất sắc về Chất lượng vượt trội của hoạt động thanh toán quốc tế
do Standard Chartered Bank, Citibank, American Bank, Wachovia Bank và Bank of
New York trao tặng
Máy ATM Thế kỷ 21 do DongA Bank chế tạo được chứng nhận “Kỷ lục Việt
Nam” có chức năng nhận và đổi tiền trực tiếp qua máy ATM lần đầu tiên tại Việt Nam
Giải thưởng “Thương hiệu mạnh nhất ngành Ngân hàng – Tài chính – Bảo
hiểm” năm 2006

7


Giải thưởng SMART50 dành cho 50 doang nghiệp hàng đầu của châu Áứng

dụng thành công IT vào công việc kinh doanh do tạp chí công nghệ thông tin hàng đầu
châu Á Zdnet trao tặng
Giải thưởng “Sao Vàng Đất Việt” năm 2003, 2005, 2007 do Hội các nhà doanh
nghiệp trẻ Việt Nam trao tặng
Giải thưởng Thương hiệu Việt do Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam trao tặng
Chứng nhận Cúp Vàng Thương hiệu Việt do cục Sở hữu trí tuệ Việt trao
Đạt giải thưởng chất lượng Việt Nam 2003 do Bộ khoa học và công nghệ trao
tặng
Cúp vàng Thương hiệu nhãn hiệu do hiệp hội nghiên cứuĐông Nam Á trao tặng
Bằng khen thành tích xuất sắc trong phát triển sản phẩm và thương hiệu tham
gia hợp tác kinh tế quốc tế do Uỷ ban Quốc gia về Hợp Tác Quốc Tế trao tặng
Bằng khen về việc đóng góp cho sự phát triển giáo dục do Bộ Giáo Dục và Đào

Tạo trao tặng
Giải thưởng Thương hiệu Việt do Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam trao tặng
Bằng khen thành tích xuất sắc trong công tác tuyên truyền, vận động và ủng hộ
quỹ “Vì người nghèo” do Uỷ ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam trao tặng
¾ Hội sở
130 Phan Đăng Lưu, phường 3, quận Phú Nhuận, Tp.Hồ Chí Minh, Việt Nam
Điện thoại: (84.8) 3995 1483 – 3995 1484
Fax: (84.8) 3995 1603 – 3995 1614
E-mail:
Website: www.dongabank.com.vn
2.2.2. Giới thiệu về chi nhánh ngân hàng TMCP Đông Á quận 9:
2.2.2.1.

Về địa bàn hoạt động:

Chi nhánh quận 9 được thành lập theo quyết định số 985/QĐ.EAB do Chủ tịch
Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Đông Á ký ngày 30/8/2008, nằm tại số 218 Lê
Văn Việt, phường Tăng Nhơn Phú B, Quận 9, Tp.HCM, tiền thân là chi nhánh Thủ
Đức là một trong những chi nhánh hoạt động khá hiệu quả. Quận có tốc độ tăng dân cư
rất nhanh, những tiềm năng về phát triển kinh tế với rất nhiều doanh nghiệp thương
mại, sản xuất đang hoạt động. Chính vì thế trong thời gian qua chi nhánh đã không
8


ngừng cải tiến sản phẩm, đơn giản hóa thủ tục, hiện đại công nghệ và huấn luyện kỹ
năng nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên trong toàn chi nhánh. Kết hợp với đội ngũ
nhân viên trẻ, năng động chi nhánh quận 9 đã tạo được uy tín, thu hút nhiều khách
hàng đã từng giao dịch với ngân hàng, tạo một lực đẩy cùng tiến tới thành công chung
trong toàn hệ thống của Ngân hàng Đông Á.
Đt: (08) 3736 0920

Fax: (08) 3736 0934
2.2.2.2 Về tình hình nhân sự
Tính đến cuối tháng 12 năm 2008 tổng số cán bộ nhân viên của nhánh quận 9 là
49 người.
SỐ

STT

ĐỊA ĐIỂM

1

Phòng kế toán

9

2

Phòng kinh doanh

8

3

Phòng ngân quỹ

8

4


Phòng hành chánh & bảo vệ

4

5

Phòng giao dịch Thủ Đức

6

Phòng giao dịch Big C

LƯỢNG

14
6

Với số lượng người hiện tại chi nhánh quận 9 đã hoạt động hiệu quả và trong
thời gian tới sẽ tăng cường thêm nhân sự phục vụ cho việc mở rộng thêm các phòng
giao dịch.
2.2.3. Bộ máy quản lý và hoạt động chi nhánh quận 9:
2.2.3.1.

Cơ cấu tổ chức:

9


Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của chi nhánh quận 9
GIÁM ĐỐC


P.KINH
DOANH

P. KẾ TOÁN

P.NGÂN QUỸ

P.HÀNH
CHÁNH &BẢO
VỆ
Nguồn: TTTH

a. Chức năng của Ban lãnh đạo
™ Giám đốc là người có quyền hành cao nhất trong chi nhánh, trực tiếp điều hành
toàn bộ hoạt động của ngân hàng, tiếp nhận các công văn chỉ thị và phổ biến cho cán
bộ công nhân viên ngân hàng.
b. Chức năng của các phòng ban
¾ Phòng kinh doanh:
Thực hiện cho vay, thu nợ, thu lãi, đối với cho vay ngắn hạn, trung dài hạn, đối
với tổ chức kinh tế, tư nhân, cá thể, cho vay công nhân viên chức theo chế độ hiện
hành và phân công uỷ quyền của Giám đốc.
Phát hành thư bảo lãnh.
¾ Bộ phận thanh toán quốc tế:
Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến thanh toán xuất nhập khẩu hàng hoá,
dịch vụ của khách hàng hay chuyển tiền đi/đến nước ngoài của khách hàng.
Quản lý và kiểm tra mẫu dấu, chữ ký của các Ngân hàng đại lý. Phát hành thư
bảo lãnh hoặc trực tiếp mở các L/C nhập khẩu hàng hoá, vật tư thiết bị, thanh toán dịch
vụ,…với nước ngoài đối với những khách hàng có ký quỹ 100%.
¾ Phòng kế toán:

Quản lý chi tiêu nội bộ và quản lý tài sản toàn chi nhánh: thực hiện các nghiệp
vụ liên quan đến chi tiêu nội bộ theo đúng chính sách chế độ tài chính của ngành. Mở
tài khoản theo dõi tài sản cố định, công cụ lao động, tính toán, kiểm tra và thực hiện

10


nộp các loại thuế cho Nhà nước theo đúng quy định. Quản lý thu nhập, chi phí của chi
nhánh theo đúng chế độ quy định.
Phối hợp với phòng tín dụng thực hiện các nghiệp vụ kế toán cho vay, thu nợ,
thu lãi đối với các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế, tư nhân cá thể thuộc mọi thành
phần kinh tế trong nước, liên quan liên kết với nước ngoài theo đúng trình tự chế độ
tín dụng- kế toán hiện hành.
¾ Phòng ngân quỹ:
Trực tiếp thu chi tiền mặt VNĐ, ngân phiếu thanh toán, các loại ngoại tệ, séc du
lịch. Xác định tiền thực, tiền giả của nội bộ ngân hàng, khách hàng và của các cơ quan
chức năng khi có yêu cầu.
Quản lý kho tiền, quỹ nghiệp vụ, tài sản thế chấp, chứng từ có giá theo đúng
chế độ quy định.
Thực hiện việc tiếp quỹ cho các phòng giao dịch và điều chuyển tiền mặt
đi/đến NHNN và các chi nhánh VCB khác khi có yêu cầu theo đúng trình tự chế độ
quy định.
2.3.3.2 Các sản phẩm của tín dụng tại ngân hàng Đông Á quận 9:
a) Doanh nghiệp:
¾ Theo thời gian.
o Cho vay ngắn hạn
o Cho vay trung và dài hạn
¾ Theo phương thức vay:
o Cho vay từng lần
o Cho vay luân chuyển

¾ Theo mục đích vay:
o Cho vay bổ sung vốn lưu động
o Tài trợ nhập khẩu
o Cho vay đầu tư tài sản cố định
o Tài trợ xây dựng
b) Cá nhân:
¾ Theo thời gian:
o Cho vay ngắn hạn
11


o Cho vay trung và dài hạn
¾ Theo phương thức vay:
o Cho vay từng lần
o Cho vay luân chuyển
¾ Theo mục đích vay :
o Cho vay bổ sung vốn sản xuất kinh doanh
o Cho vay đầu tư máy móc thiết bị
o Cho vay mua hàng trả góp Big C
o Cho vay mua ô tô Trường Hải
o Cho vay mua nhà
o Cho vay xây dựng, sửa chữa nhà
o Cho vay tiêu dùng trả góp
o Cho vay cầm cố sổ tiết kiệm.
2.3.3.3 Quy trình tín dụng

Việc xây dựng quy trình tín dụng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động
quản trị ngân hàng, giảm thiểu rủi ro và nâng cao doanh lợi.
Quy trình cho vay là cơ sở cho việc tổ chức khoa học, công tác quản lý tín dụng
phù hợp với thực tiễn và tính chất hoạt động của từng ngân hàng.

Dưới đây là quy trình tín dụng của Ngân hàng Đông Á quận 9, ngân hàng đã
xây dựng quy trình tín dụng gồm 11 bước chính. Các bước được thực hiện theo trình
tự trên nguyên tắc phân định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của từng nhân viên. Đây cũng là
quy định bắt buộc và cũng là văn bản hướng dẫn nhân viên thực hiện tốt công việc
được giao.
Bước 1: Hướng dẫn thủ tục vay vốn và tiếp nhận hồ sơ
Khách hàng khi phát sinh nhu cầu vay vốn sẽ liên hệ trực tiếp với Đông Á _
Quận 9 để được hướng dẫn. Nhân viên tín dụng (A/O)có trách nhiệm hướng dẫn đầy
đủ, chi tiết các thủ tục, giấy tờ cho khách hàng và nhận bộ hồ sơ đề nghị vay vốn hoàn
chỉnh.
Bước 2: Thẩm định hồ sơ vay và lập tờ trình thẩm định khách hàng
Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ từ khách hàng nhân viên tín dụng thực hiện việc
thẩm định khách hàng đồng thời tiến hành thẩm định TSĐB.
12


Việc thẩm định khách hàng nhằm xác định khả năng trả nợ và thiện chí trả nợ
của khách hàng vay.
Công việc thẩm định TSĐB khoản vay do nhân viên tín dụng đảm trách. TSCĐ
phải được xem xét kỹ về quyền sở hữu, tính hợp pháp của giấy tờ chứng nhận quyền
sở hữu, tình trạng thực tế so với trên giấy tờ, khả năng chuyển nhượng, có đang thế
chấp ở tổ chức tín dụng khác hay đang tranh chấp không? TSCĐ được định giá theo
đơn giá Nhà nước và đơn giá thị trường theo tỉ lệ thế chấp an toàn cho ngân hàng và
khách hàng. Sau khi thẩm định tài sản, nhân viên thẩm định lập tờ trình thẩm định
TSCĐ và ký duyệt.
Kết thúc việc thẩm định, nhân viên tín dụng ra tờ trình thẩm định khách hàng
trong đó nêu rõ đề xuất cho vay hay từ chối và lý do.
Bước 3: Quyết định cho vay và thông báo kết quả cho khách hàng
Sau khi hoàn chỉnh bộ hồ sơ và tờ trình thẩm định khách hàng, nhân viên tín
dụng trình lên Trưởng phòng tín dụng xem xét đánh giá lại. Nếu đồng ý cho vay, hồ sơ

được trình lên GĐ. Nếu không cho vay, nhân viên tín dụng thông báo và trả hồ sơ cho
khách hàng.
Căn cứ vào tờ trình thẩm định khách hàng và tờ trình thẩm định tài sản đảm bảo
được trình, GĐ xem xét đánh giá một lần nữa và đưa ra quyết định về việc chấp nhận
cho vay hay không cho vay. Nhân viên tín dụng sẽ thông báo kết quả xét duyệt cho
khách hàng, có thể bằng điện thoại hoặc thư báo, tối đa hai ngày từ ngày có kết quả
duyệt của GĐ.
Bước 4: Hoàn tất thủ tục pháp lý về TSĐB
Căn cứ vào kết quả phê duyệt của GĐ thực hiện hoàn tất các thủ tục pháp lý về
TSĐB: công chứng TSĐB với khách hàng và đăng ký giao dịch bảo đảm.
Bước 5: Tiếp nhận và quản lý TSĐB
Sau khi đã hoàn tất mọi thủ tục pháp lý về TSĐB, tiếp nhận và tiến hành nhập
kho, quản lý tài sản cầm cố, thế chấp.
Bước 6: Lập hợp động tín dụng (HĐTD) / Khế ước nhận nợ (KƯNN)
Khi khách hàng muốn rút tiền vay, tiến hành soạn HĐTD/KƯNN và chuyển
cho nhân viên tín dụng, căn cứ vào nhu cầu thực tế phát sinh về vốn vay của khách

13


hàng và kết quả phê duyệt của GĐ. Sau khi nhận được, nhân viên tín dụng chuyển cho
khách hàng và bên liên quan ký, sau đó trình cấp có thẩm quyền của Đông Á ký.
Trường hợp có sự thay đổi nội dung của HĐTD đã ký, NVTD lập thêm ba bản
phụ lục HĐTD.
Bước 7: Giải ngân
Căn cứ vào HĐTD/KƯNN, trường hợp khoản vay được giải ngân làm nhiều lần,
tất cả các lần giải ngân sau phải được sự đồng ý của trưởng phòng tín dụng trên phiếu
đề nghị giải ngân do nhân viên tín dụng lập.
Bước 8: Lưu trữ hồ sơ
Trong quá trình khách hàng vay vốn (trước và sau khi giải ngân), A/O lưu trữ

hồ sơ tín dụng và các hồ sơ khác có liên quan.
Bước 9: Kiểm tra, kiểm soát khoản vay_Thu nợ gốc và lãi vay.
Sau khi giải ngân, nhân viên tín dụng thường xuyên theo dõi tình hình trả nợ
của khách hàng thông qua bảng kê các khoản nợ gốc và lãi vay đến hạn. A/O có trách
nhiệm đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn và đề xuất ý kiến xử lý khi xuất hiện các
dấu hiệu bất ổn trong thanh toán.
Mục đích sử dụng vốn, tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của
khách hàng cũng phải được nhân viên tín dụng thường xuyên kiểm tra. Nếu tình hình
hoạt động của khách hàng ảnh hưởng xấu đến việc chi trả nợ vay thì nhân viên tín
dụng phải lập tờ trình báo cáo với các cấp lãnh đạo.
Ngoài ra, nhân viên tín dụng còn phải cùng phối hợp đánh giá lại hiện trạng và
giá trị TSĐB. Việc kiểm tra phải được thực hiện hàng quý, nếu giá trị TSĐB không
còn đảm bảo đủ cho khoản vay thì nhân viên tín dụng đề nghị khách hàng bổ sung
thêm TSĐB.
Bước 10: Xử lý nợ có vấn đề
Miễn, giảm lãi đối với khách hàng gặp khó khăn trong việc trả lãi: khách hàng
phải nộp đơn xin miễn, giảm cho ngân hàng, nhân vien tín dụng kiểm tra tính hợp lệ
của hồ sơ, lãnh đạo bộ phận xem xét, sau khi nhận biên bản chấp thuận GĐ, nhân viên
tín dụng thông báo cho tiến hành miễn, giảm lãi vay cho khách hàng.
Gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ cho khách hàng chưa có khả năng trả được nợ
vì lý do khách quan: khách hàng phải gởi giấy đề nghị gia hạn nợ/điều chỉnh kỳ hạn nợ
14


×