Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤTTHƯƠNG MẠI DỊCH VỤ THIÊN MINH V.N

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (924.11 KB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
SẢN XUẤT-THƯƠNG MẠI- DỊCH VỤ
THIÊN MINH V.N

NGUYỄN THỊ NGỌC KHUÊ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07 năm 2009


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khoá luận “PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG
SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
SẢN XUẤT-THƯƠNG MẠI-DỊCH VỤ THIÊN MINH V.N” do Nguyễn Thị Ngọc
Khuê, sinh viên khoá 31, ngành Quản Trị Kinh Doanh, đã bảo vệ thành công trước hội
đồng vào ngày

Th.S Tôn Thất Đào
Người hướng dẫn

Ký tên, ngày tháng năm 2009

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo



Thư kí hội đồng chấm báo cáo

Ký tên, ngày tháng năm 2009

Ký tên, ngày tháng năm 2009


LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành đề tài này, tôi đã được sử ủng hộ và giúp đỡ của nhiều người.
Trước tiên con xin gởi lời biết ơn sâu sắc đến cha mẹ, đấng sinh thành đã sinh con ra,
đã nuôi dạy con và cho con có được ngày hôm nay.
Tôi xin chân thành cám ơn quý thầy cô, đặc biệt là quý thầy cô Khoa Kinh Tế
Trường Đại Học Nông Lâm đã giảng dạy, truyền đạt cho tôi những kiến thức trong
suốt 4 năm trên giảng đường. Đó chính là hành trang, là nền tảng vững chắc để tôi có
thể tự tin bước vào đời.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy Tôn Tất Đào-giảng viên Khoa Kinh Tế Trường
Đại Học Nông Lâm, người đã hết lòng giảng dạy và trực tiếp hướng dẫn cho tôi hoàn
thành đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc cùng toàn thể cán bộ công nhân viên các
phòng ban của Công Ty Cổ Phần Sản Xuất-Thương Mại-Dịch Vụ Thiên Minh V.N,
đặc biệt là chị Lê Thị Hồng Phượng và các cô chú, anh chị trong phòng kinh doanh đã
giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập tại quý công ty.
Xin cảm ơn tất cả những người thân, bạn bè đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
thực tập.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn tất cả mọi người, những người đã giúp đỡ tôi hoàn
thành đề tài này. Tôi sẽ ghi nhận những giá trị cao quý đó bằng lòng biết ơn vô hạn và
kính chúc mọi người được nhiều sức khỏe, thành đạt và hạnh phúc.
Kính bút,
Sinh viên: Nguyễn Thị Ngọc Khuê



NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN THỊ NGỌC KHUẾ. Tháng 7 năm 2009. “Phân Tích Hoạt Động
Sản Xuất Kinh Doanh Và Một Số Giải Pháp Tại Công Ty Cổ Phần Sản XuấtThương Mại-Dịch Vụ Thiên Minh V.N”.
NGUYỄN THỊ NGỌC KHUÊ. July 2009. “The Analysis Of Production And
Business Activities And Some Solutions At Thiên Minh V.N Manufacturing
Trading Service Corporation”.
Mục đích của đề tài là phân tích và tìm hiểu những nguyên nhân tác động đến
kết quả và hiệu quả của hoạt động kinh doanh tại công ty.
Để phân tích và đánh giá được tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, tôi
sử dụng các phương pháp so sánh, phương pháp thay thế liên hoàn, phương pháp số
chênh lệch. Qua phân tích, đề tài cho thấy công ty hoạt động có hiệu quả qua các năm,
doanh thu và lợi nhuận đều tăng. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những mặt cần phải
quản lí tốt hơn như hàng tồn kho, sử dụng vốn… Từ đó giúp cho hoạt động hiệu quả
hơn trước.
Đề tài đánh giá thông qua các chỉ tiêu như lao động, lợi nhuận, nguồn vốn,… để
từ đó đánh giá được hiệu quả của việc sử dụng lao động, nguồn vốn,…của công ty.
Sau cùng, luận văn đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế và phát
huy hơn nữa những mặt mạnh của công ty.


MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt

Error! Bookmark not defined.

Danh mục các bảng

Error! Bookmark not defined.


Danh mục các hình

Error! Bookmark not defined.

Danh mục phụ lục

Error! Bookmark not defined.

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU

1

1.1 Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1 Mục tiêu chung

2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

2

1.3 Phạm vi nghiên cứu


2

1.4. Nội dung nghiên cứu

2

1.5 Cấu trúc luận văn

3

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

4

2.1 Sơ lược về sự ra đời của công ty

4

2.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty

5

2.3 Sản phẩm của công ty

5

2.4 Thực trạng của công ty

5


2.4.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty

5

2.4.2 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban

6

2.4.3 Tình hình lao động của công ty qua hai năm 2007-2008

7

2.4.4 Qui mô hoạt động của công ty

9

2.4.5 Qui trình sản xuất chính

10

2.5 Những thuận lợi và khó khăn, phương hướng phát triển của công ty

10

2.5.1 Thuận lợi

10

2.5.2 Khó khăn


11

2.5.3 Phương hướng phát triển

11

CHƯƠNG 3 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lí luận

13

13
v


3.1.1 Khái niệm phân tích kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
13

doanh

3.1.2 Vai trò, đối tượng, nhiệm vụ, ý nghĩa của phân tích hoạt động sản
13

xuất kinh doanh

3.1.3 Các chỉ tiêu kinh tế trong phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh 15
3.1.4 Ảnh hưởng của tài chính đến hoạt động sản xuất kinh doanh

18


3.1.5 Vai trò phân tích ma trận SWOT trong phân tích hoạt động sản xuất
19

kinh doanh
3.2 Phương pháp nghiên cứu

19

3.2.1 Phương pháp thu thập và xử lí số liệu

19

3.2.2 Phương pháp phân tích

19

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

22

4.1. Tổng quan tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua hai năm
22

2007-2008

4.1.1 Kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty Thiên Minh V.N qua 2
22

năm

4.1.2 Phân tích lợi nhuận của công ty

23

4.1.3 Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của công ty qua hai năm 200727

2008
4.2 Phân tích chi phí sản xuất kinh doanh của công ty qua hai năm 2007-2008

29

4.2.1 Phân tích tình hình giá vốn hàng bán của công ty qua hai năm 200729

2008

4.2.2 Phân tích chi phí ngoài sản xuất của công ty qua hai năm 2007-2008
46
4.3 Phân tích thị trường tiêu thụ

48

4.3.1 Phân tích thị trường tiêu thụ ở các khu vực qua 2 Năm 2007-2008 48
4.3.2 Tình hình tiêu thụ các loại sản phẩm qua hai năm 2007-2008

49

4.3.3 Phân tích các chính sách về bán hàng của công ty qua hai năm 200750

2008
4.4 Phân tích tình hình tài chính của công ty

4.4.1 Phân tích biến động vốn và nguồn vốn của công ty
vi

60
60


4.4.2 Phân tích hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn

63

4.4.3 Phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động

64

4.4.4 Phân tích tốc độ quay hàng tồn kho

66

4.4.5 Phân tích số vòng quay các khoản phải thu

67

4.4.6 Phân tích các chỉ số sinh lời

68

4.4.7 Phân tích khả năng thanh toán

71


4.5 Phân tích Ma trận SWOT

74

4.6 Các biện pháp đề xuất thực hiện

75

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

78

5.1 Kết luận

78

5.2 Kiến nghị

78

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BQ

Bình quân

BH


Bảo hiểm

CP

Chi phí

CPBH

Chi phí bán hàng

CPQL

Chi phí quản lí

CNSX

Công nhân sản xuất

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

DTT

Doanh thu thuần

DT

Doanh thu


ĐB

Đồng Bằng

HĐKD

Hoạt động kinh doanh

LN

Lợi nhuận

LNST

Lợi nhuận sau thuế

MMTB

Máy móc thiết bị

NSLĐ

Năng suất lao động

NVL

Nguyên vật liệu

NH


Ngắn hạn

QLDN

Quản lí doanh nghiệp

TSCĐHH

Tài sản cố định hữu hình

TSL

Tổng sản lượng

TTS

Tổng tài sản

TSLĐ

Tài sản lưu động

TSCĐ

Tài sản cố định

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp


VKD

Vốn kinh doanh

VCSH

Vốn chủ sở hữu

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Cơ Cấu Lao Động của Công Ty qua 2 năm 2007-2008

8

Bảng 2.2 Qui Mô Hoạt Động của Công Ty qua Hai Năm 2007-2008

9

Bảng 4.3 Kết Quả Kinh Doanh của Công Ty qua 2 Năm 2007-2008

22

Bảng 4.4 Tình Hình Lợi Nhuận của Công Ty qua 2 năm 2007-2008

24


Bảng 4.5 Phân Tích Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận

26

Bảng 4.6 Phân Tích Các Chỉ Tiêu Hiệu Quả Kinh Doanh

28

Bảng 4.7 Kết Cấu Lao Động của Công Ty qua 2 năm 2007-2008

30

Bảng 4.8 Cơ Cấu Nhân Sự Các Phòng Ban trong Công Ty qua 2 năm 2007-2008

31

Bảng 4.9 Tình Hình Thực Hiện Kế Hoạch Lao Động trong Mối Quan Hệ với Kết Quả
Sản Xuất của Công Ty Năm 2008.

32

Bảng 4.10 Năng Suất Lao Động của Công Ty qua 2 Năm 2007 – 2008

33

Bảng 4.11 Ảnh Hưởng Của Các Nhân Tố Lao Động đến Giá Trị Sản Lượng

34

Bảng 4.12 Khoản Mục Chi Phí Tiền Lương qua 2 năm 2007 và 2008


35

Bảng 4.13 Biến Động Giá Trung Bình Nguyên Vật Liệu qua 2 năm 2007-2008

39

Bảng 4.14 Tình Hình Sử Dụng Một Số NVL Vào Sản Xuất qua 2 Năm 2007-2008

40

Bảng 4.15 Hiệu Quả Sử Dụng NVL

41

Bảng 4.16 Tình Hình Biến Động Cơ Cấu Tài Sản Cố Định qua 2 năm 2007-2008

42

Bảng 4.17 Tình Trạng Kỹ Thuật của Tài Sản Cố Định qua 2 năm 2007-2008

43

Bảng 4.18 Tình Hình Sử Dụng Tài Sản Cố Định

44

Bảng 4.19 Biến Động CPBH của Công Ty qua 2 Năm 2007-2008

46


Bảng 4.20 Tỷ Suất CPBH/DTT

47

Bảng 4.21 Biến Động Chi Phí Quản Lí của Công Ty qua 2 Năm 2007-2008

47

Bảng 4.22 Tỷ Suất DDT/CPQL

48

Bảng 4.23 Doanh Thu ở Các Thị Trường qua 2 Năm 2007-2008

49

Bảng 4.24 Doanh Thu Tiêu Thụ của Một Số Loại Sản Phẩm Tiêu Biểu qua 2 Năm
2007-2008

50

Bảng 4.25 Qui Cách Đóng Thùng Vận Chuyển của Bộ Sản Phẩm Trên Cây Xoài

52

Bảng 4.26 Số Lượng Cuộc Hội Thảo và Nông Dân Tham Dự Năm 2007 và 2008

53


ix


Bảng 4.27 Bảng Giá Bộ Sản Phẩm Trên Cây Rau Màu năm 2008

55

Bảng 4.28 So sánh giá cả giữa Thiên Minh và các Công ty phân bón khác

56

Bảng 4.29 Mức Chiết Khấu Theo Doanh Số Năm 2008

57

Bảng 4.30 Hoa Hồng Cho Bộ Sản Phẩm Trên Cây Sầu Riêng Năm 2008

58

Bảng 4.31 Một số sản phẩm có hoa hồng của công ty

59

Bảng 4.32 Giải thưởng

59

Bảng 4.33 Tình Hình Sử Dụng Vốn và Nguồn Vốn của Công Ty Qua 2 Năm 2007–
2008


61

Bảng 4.34 Hiệu Suất và Hiệu Quả Sử Dụng Vốn

63

Bảng 4.35 Tốc Độ Luân Chuyển Vốn Lưu Động

65

Bảng 4.36 Tốc Độ Quay Hàng Tồn Kho

67

Bảng 4.37 Số Vòng Quay Các Khoản Phải Thu

68

Bảng 4.38 Các Chỉ Số Sinh Lời

69

Bảng 4.39. Phân Tích Các Chỉ Tiêu Cấu Thành Tài Sản Lưu Động

71

Bảng 4.40 Khả Năng Thanh Toán Ngắn Hạn của Công Ty Qua 2 Năm 2007 - 2008 72
Bảng 4.41 Phân Tích Khả Năng Thanh Toán Nhanh của Công Ty Qua 2 Năm 20072008

73


Bảng 4.42. Ma Trận SWOT

74

x


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Sơ Đồ Tổ Chức của Công Ty

6

Hình 2.2 Biểu Đồ Tình Hình Thay Đổi Lao Động Qua 2 Năm 2007-2008

9

Hình 4.3 Tình Hình Lợi Nhuận qua Hai Năm 2007-2008

25

Hình 4.4 Sơ Đồ Qui Trình Tuyển Dụng Nhân Sự

37

Hình 4.5 Doanh Thu Tiêu Thụ ở Các Khu Vực Năm 2007-2008

49


Hình 4.6 Sơ đồ Phòng Kinh Doanh Dự Kiến

77

xi


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Hình Ảnh Một Số Loại Phân tại Công ty
Phụ lục 2 Hình Ảnh Trụ Sở Chính của Công Ty
Phụ lục 3 Hình Ảnh Thương Hiệu Sản Phẩm của Công Ty

xii


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam đã có những bước chuyển biến
tích cực, đường lối đổi mới kịp thời và đúng đắn của Đảng và Chính Phủ đã tạo điều
kiện cho nền kinh tế nước ta phát triển nhanh chóng, mức sống của người dân ngày
càng nâng cao.Nước ta là nước vốn có truyền thống sản xuất nông nghiệp từ lâu đời,
và theo thống kê thì hiện nay có khoảng 75% dân số làm nông nghiệp. Trong đó ngành
trồng trọt chiếm khoảng 30%(Theo số liệu của cục thống kê Việt Nam). Bên cạnh đó
nền kinh tế Việt Nam đã hoà nhập vào nền kinh tế thế giới và ngày càng phát triển,
nhất là sau sự kiện Việt Nam gia nhập vào tổ chức thương mại quốc tế vào 11/2006 thì
Việt Nam đã trở thành điểm đầu tư hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Theo xu
hướng đó, nhiều công ty phân bón cũng chịu ảnh hưởng của sự gia nhập nền kinh tế.
Tuy nhiên việc gia nhập WTO vừa là cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước khẳng

định mình và cũng vừa là một thách thức lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam khi bước
vào sân chơi lớn của quốc tế. Công Ty Cổ Phần Sản Xuất-Thương Mại-Dịch Vụ Thiên
Minh V.N cũng không ngoại lệ. Đối với các sản phẩm nông nghiệp mà công ty cung
cấp thì hiện nay cũng đang cạnh tranh rất gay gắt trên thị trường trong nước.
Trong bối cảnh đó, thì vấn đề đặt lên hàng đầu của các doanh nghiệp là hiệu
quả kinh tế để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển. Để đạt được kết quả cao nhất
trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải xác định phương
hướng, mục tiêu trong đầu tư, phải nắm bắt thật kỹ môi trường kinh doanh hiện tại
cũng như trong tương lai và phải sử dụng có hiệu quả các nguồn lực về vốn, về nhân
lực. Do đó, công ty phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá diễn biến kết quả hoạt động
sản xuất kinh doanh, tìm ra điểm yếu để khắc phục, và tìm ra điểm mạnh của mình để
nhằm duy trì và nâng cao.


Xuất phát từ tình hình đó, được sự hỗ trợ của giáo viên hướng dẫn Tôn Thất
Đào và sự chấp thuận của ban lãnh đạo công ty cùng với các kiến thức đã học tôi quyết
định chọn đề tài: “Phân Tích Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Và Một Số Giải
Pháp Tại Công Ty Cổ Phần Sản Xuất-Thương Mại-Dịch Vụ Thiên Minh V.N”.
Với kiến thức còn hạn hẹp cũng như thời gian còn hạn chế nên đề tài không thể tránh
khỏi những sai sót. Rất mong các thầy cô và các anh chị trong công ty và các bạn đóng
góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, qua đó đưa ra một số giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công Ty Cổ Phần Sản Xuất-Thương Mại-Dịch Vụ
Thiên Minh V.N.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong hai năm
2007 và 2008.
Phân tích và đánh giá tình hình doanh thu, lợi nhuận

Phân tích tình hình chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí bán
hàng,…
Phân tích tình hình lao động, tài sản cố định của công ty.
Phân tích các chỉ tiêu tài chính của công ty
Tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp để tăng hiệu quả kinh doanh
trong năm tới.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Đề tài được nghiên cứu tại Công ty Cổ Phần Sản Xuất-Thương
Mại-Dịch Vụ Thiên Minh V.N tại 91/16 Nhất Chi Mai, phường 13, quận Tân Bình,
TP.HCM với việc thu thập số liệu thứ cấp qua hai năm 2007 và 2008.
Thời gian: Đề tài được tiến hành từ ngày 2/3/2009 đến 20/6/2009
1.4. Nội dung nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu kết quả, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công Ty Cổ
Phần Sản Xuất-Thương Mại-Dịch Vụ Thiên Minh V.N và đưa ra một số giải pháp
nhằm nâng cao kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
2


1.5 Cấu trúc luận văn
Đề tài gồm 5 chương, bố cục như sau
Chương 1: Đặt vấn đề
Chương này giới thiệu lí do nghiên cứu đề tài, đó là tìm hiểu tình hình hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty. Đồng thời đưa ra những giải pháp, định hướng
chiến lược cho công ty.
Chương 2: Cơ Sở Lí Luận Và Phương Pháp Nghiên Cứu
Chương này trình bày tổng quát các phương pháp nghiên cứu, các khái niệm về
phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh và sự cần thiết của sự phân tích hiệu quả hoạt
động sản xuất kinh doanh đối với công ty, trình bày các chỉ tiêu ảnh hưởng đến hoạt
động sản xuất kinh doanh.
Chương 3: Tổng quan

Giới thiệu sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của Công Ty Cổ Phần Sản
Xuất-Thương Mại-Dịch Vụ Thiên Minh V.N và nói lên những thuận lợi và khó khăn
của công ty trong 2 năm 2007 và 2008 cũng như trong giai đoạn hiện nay.
Chức năng, nhiệm vụ và tính chất hoạt động của công ty.
Chương 4: Kết Quả Nghiên Cứu Và Thảo Luận
Chương này tập trung vào các nội dung chính của đề tài, đi sâu vào phân tích
các mặt, các chỉ tiêu của quá trình hoạt động kinh doanh của công ty qua 2 năm 20072008. Từ đó tìm ra những thuận lợi và khó khăn, điểm mạnh và điểm yếu, các cơ hội
và đe dọa trong hoạt động kinh doanh vật tư nông nghiệp để có thể đề xuất những giải
pháp thực hiện.
Chương 5: Kết Luận Và Kiến Nghị
Chương này tóm tắt các nội dung nghiên cứu ở các chương trên, đưa ra nhận
xét về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong hai năm qua, từ đó đưa
ra những kiến nghị và những phương pháp áp dụng cùng với hướng đi trong những
năm tới.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1 Sơ lược về sự ra đời của công ty
Công Ty Cổ Phần Sản Xuất-Thương Mại-Dịch Vụ Thiên Minh V.N ra đời
trong bối cảnh nền kinh tế đang trên đà phát triển, tốc độ đô thị hoá khá cao. Bên cạnh
đó ngành nông nghiệp nước ta hiện nay luôn cần và đòi hỏi sự áp dụng các tiến bộ
khoa học kĩ thuật để tăng tỉ trọng ngành nông nghiệp. Chính vì nắm bắt được nhu cầu
đó công ty đã thành lập vào ngày 20/02/2001 theo quyết định số 1177-X/QĐ/CĐKT
của bộ tài chính.
Giấy phép đăng kí kinh doanh số 4102020287 do sở kế hoạch và đầu tư
TPHCM cấp. Công ty trực thuộc sự quản lí của sở nông nghiệp TPHCM.

Số tài khoản tại ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Sài Gòn:
1606201008209
Mã số ngân hàng: 1056
Công ty có tên đầy đủ là Công Ty Cổ Phần-Sản Xuất-Thương Mại-Dịch Vụ
Thiên Minh V.N
Tên giao dịch: Thiên Minh V.N Manufacturing Trading Service Company
Limited.
Tên viết tắt: T.M.V.N.CO.LTD
Công ty thuộc địa bàn quận Tân Bình. Hiện nay công ty có địa chỉ trụ sở chính
tại 91/16 Nhất Chi Mai, Phường 13 Quận Tân Bình, TP.HCM.
Điện thoại: (08)8122344 hoặc (08)8124170.
Vốn điều lệ là 3.400.000.000 đồng
Thị trường chính:
Khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long bao gồm các tỉnh như: An Giang, Bạc
Liêu, Cần Thơ, Đồng Tháp, Kiên Giang, Long An, Tiền Giang và Vĩnh Long.


Khu vực Đông Nam Bộ bao gồm: Bình Phước, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Thuận,
Đồng Nai và Tây Ninh.
Khu vực Tây Nguyên bao gồm các tỉnh như: Daklak, Kon Tum, Lâm Đồng.
2.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty
Công ty chuyên sản xuất các loại phân bón, hoá chất, vật tư nông nghiệp( không
kinh doanh các loại hoá chất có tính độc hại mạnh và thuốc bảo vệ thực vật), có đại lý
mua bán ký gửi hàng hoá. Công ty lấy khoa học kĩ thuật hỗ trợ sản xuất nông nghiệp
làm mục tiêu chính và đã cung cấp cho thị trường vật tư nông nghiệp nhiều chủng loại
phân hữu cơ và phân bón lá với chất lượng, hiệu quả cao.
2.3 Sản phẩm của công ty
Công Ty Cổ Phần Thiên Minh V.N chuyên sản xuất và phân phối các loại phân
hữu cơ sinh học, phân hữu cơ khoáng, phân vi lượng, phân bón lá sử dụng cho các loại
cây trồng nông nghiệp như: lúa, các loại khoai, cây lấy củ, mãng cầu, cam, quýt, các

loại cây đậu lấy hạt, dưa hấu, xoài, cà phê, tiêu, điều, rau ăn lá, rau ăn quả….
2.4 Thực trạng của công ty
2.4.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty
Tổ chức quản lý doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động của
công ty. Nếu bộ máy quản lý một doanh nghiệp hợp lý, năng động thì nó tác động tích
cực tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó.
Việc tổ chức quản lý hợp lý sẽ phân định rõ ràng quyền hạn và trách nhiệm của
từng bộ phận, phân công lao động đúng chuyên môn và nghiệp vụ đối với từng cán bộ
quản lý, tránh được việc phân công công việc không hiệu quả.

5


Hình 2.1 Sơ Đồ Tổ Chức của Công Ty

GIÁM ĐỐC

P.KỸ
THUẬT

BỘ PHẬN
KỸ
THUẬT
CÂY
TRỒNG

P.KINH
DOANH

P.TỔ CHỨC

KẾ TOÁN

P.HÀNH CHÍNH
NHÂN SỰ

KẾ TOÁN
TRƯỞNG

BỘ PHẬN
NGHIÊN
CỨU SẢN
PHẨM

NHÂN VIÊN
HÀNH CHÍNH

THỦ
QUỸ
TRƯỞNG
VÙNG MIỀN
TRUNG TÂY
NGUYÊN

TRƯỞNG
VÙNG MIỀN
ĐÔNG NAM
BỘ

KẾ
TOÁN

VIÊN

TRƯỞNG
VÙNG ĐỒNG
BẰNG SÔNG
CỬU LONG

Nguồn: Phòng hành chính nhân sự
2.4.2 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban
♦Giám đốc
-Là người đại diện cho nhà nước và tập thể cán bộ công nhân viên để điều hành
các hoạt động của công ty theo đúng chế độ chính sách pháp luật.
-Là người có quyền hạn và trách nhiệm cao nhất về hoạt động và quá trình sản
xuất kinh doanh của công ty.
-Trực tiếp chỉ đạo công tác kế toán tài vụ, quản lí vốn và nộp ngân sách.
-Chỉ đạo công tác tổ chức cán bộ bao gồm bổ nhiệm, đào tạo và tiếp nhận.
-Chỉ đạo kết quả hoạt động với các đơn vị kinh tế khác.
-Kí kết hợp đồng kinh tế, hợp đồng đầu tư xây dựng cơ bản.
♦Phòng kĩ thuật:
-Nghiên cứu các ứng dụng hợp lí của các cải tiến kĩ thuật, tạo sản phẩm mới,
tính được tiêu hao các loại nguyên vật liệu, nhiên liệu, bảo trì, sửa chữa kịp thời máy
6


móc thiết bị, gián đoạn và nâng cao chất lượng sản phẩm, kiểm tra thành phẩm từ khâu
sản xuất đến khâu nhập kho để kịp thời phát hiện những hư hỏng trong sản phẩm.
♦Phòng kinh doanh:
-Là nơi tiếp nhận các đơn đặt hàng của các nơi có nhu cầu sản phẩm của công
ty, lập ra kế hoạch sản xuất phù hợp cho các nhà máy sản xuất và chịu trách nhiệm về
kinh doanh.

♦Phòng tổ chức kế toán:
-Tổ chức hạch toán, thống kê, hạch toán kế toán theo đúng chế độ, pháp lệnh
thống kê kế toán nhà nước.
-Tham mưu cho giám đốc về tổ chức của công ty, thu chi tài chính theo đúng
qui định của bộ tài chính và các văn bản pháp quyền của những bên có liên quan, hạch
toán phân tích tình hình tài chính của công ty.
-Thực hiện công tác của ban lãnh đạo và cấp chủ quản phân công.
-Bảo quản lưu trữ chứng từ, hồ sơ, sổ chi của công ty theo đúng qui định, theo
dõi thực hiện hợp đồng kinh tế.
-Thu hồi nợ
♦Phòng hành chính nhân sự:
Tham mưu cho giám đốc thống nhất số lượng công nhân viên, tổ chức lao động
tiền lương, quản lí cán bộ, đề suất phương hướng công tác. Nắm tình hình đội ngũ cán
bộ công nhân viên, lựa chọn, bố trí, sử dụng, đào tạo, đảm bảo tiêu chuẩn kiến thức,
năng lực và phẩm chất đạo đức.
2.4.3 Tình hình lao động của công ty qua hai năm 2007-2008

7


Bảng 2.1 Cơ Cấu Lao Động của Công Ty qua 2 năm 2007-2008
Chỉ tiêu
Tổng số lao động
1.Phân theo giới tính
Nam
Nữ
2.Phân theo tính chất công việc
Lao động trực tiếp
Lao động gián tiếp
3.Phân theo trình độ

Đại học
Cao đẳng
Trung cấp
Khác
4.Theo độ tuổi
Từ 18-25
Từ 25-30
Trến 30

Năm 2007

Năm 2008

178

Chênh lệch

215

±∆
37

%
20.79

112
66

155
60


43
-6

38.39
-9.09

147
31

155
60

8
29

5.44
93.55

18
25
48
87

21
34
50
110

3

9
2
23

16.67
36
4.17
26.44

73
92
13

93
20
27.4
106
14
15.2
16
3
23.1
Nguồn: Bộ phận nhân sự

Năm 2008 tổng số công nhân viên của công ty là 215 người. Nhìn chung, lượng
lao động của công nhân viên trong công ty có trình độ đại học và cao đẳng thấp chiếm
55 người trong tổng số nhân viên. Lượng lao động khác tương đối nhiều 110 người,
lực lượng này chủ yếu là lao động phổ thông, đây là lực lượng trực tiếp sản xuất trong
công ty. Lượng lao động có trình độ trên đại học thì công ty không có, đây cũng là một
trong những mặt yếu cần phải khắc phục. Bên cạnh đó, đội ngũ lao động của công ty

vào năm 2008 có tuổi đời trẻ, lứa tuổi này dễ dàng học tập và tiếp thu nên có thể nâng
cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Đây là điểm mạnh về mặt nhân sự hiện nay, công
ty cần sử dụng mặt mạnh này để sử dụng tốt hơn nguồn nhân lực hiện có để tăng năng
suất lao động và phát triển sản xuất trong tương lai. Bên cạnh đó, nhìn chung lượng lao
động nam chiếm tỉ lệ cao hơn 95 người so với lượng lao động nữ, cũng do một phần là
do tính chất công việc đòi hỏi có sức khoẻ, lao động nữ chủ yếu làm ở phòng kinh
doanh, nhân sự….

8


Hình 2.2 Biểu Đồ Tình Hình Thay Đổi Lao Động qua 2 Năm 2007-2008
Tình Hình Thay Đổi Lao Động
250

Người

200

215
178

150
100
50
0
Năm

2007


2008

Nguồn: Phòng Hành Chính Nhân Sự
2.4.4 Qui mô hoạt động của công ty
Một công ty muốn việc sản xuất được tiến hành tốt, kinh doanh phát triển phải
được đầu tư về tài sản và nguồn vốn. Bên cạnh đó, đòi hỏi có một sự quản lí hiệu quả
của các cấp lãnh đạo theo một trình tự phù hợp với các đặc điểm hiện tại của đơn vị.
Để có một cái nhìn khái quát về đơn vị, xin đưa ra một số điểm cơ bản sau:
Bảng 2.2 Qui Mô Hoạt Động của Công Ty Qua Hai Năm 2007-2008
Chỉ tiêu

Năm 2007

Năm 2008

(đồng)

(đồng)

Chênh lệch
±∆

(đồng)

%

Tổng tài sản

7.175.640.136


13.980.505.940

6.804.865.804

94.8

Vốn kinh doanh

2.450.717.930

9.137.907.071

6.687.189.141

272.9

DTT

8.548.241.892

LNST

29.060.779.437 20.512.537.545 239.96

124.803.620

287.189.141

162.385.521


130.1

Nguồn: Phòng kế toán
Năm 2008 tổng tài sản của công ty tăng 6.804.865.804 ngàn đồng so với năm
2007, với tỉ lệ là 94.8%. Điều này cho thấy công ty đã mở rộng qui mô và đầu tư thêm
trang thiết bị để phục vụ tốt hơn cho quá trình sản xuất.
Nguồn vốn kinh doanh cũng tăng lên nhanh 6.687.189.141ngàn đồng, với tỉ lệ
là 272.9%. Do có sự đầu tư như vậy nên lượng doanh thu thuần cũng tăng lên
20.512.537.545 ngàn đồng, với tỉ lệ là 239.96%. Lợi nhuận sau thuế cũng tăng lên

9


162.385.521ngàn đồng, với tỉ lệ 130.1%. Nhìn chung, qui mô hoạt động của công ty
đang ngày càng được mở rộng.
2.4.5 Qui trình sản xuất chính
• Quy trình sản xuất phân khoáng hữu cơ :
Phân khoáng hữu cơ là loại phân bón có cả thành phần khoáng và hữu cơ, phân
khoáng hữu cơ rất thích hợp cho các vùng đất nghèo hữu cơ như: Miền Đông Nam Bộ,
Miền Trung và Tây Nguyên, thích hợp cho các cây trồng cạn như cây công nghiệp, rau
màu và cây ăn trái.
Phân khoáng hữu cơ được sản xuất từ nguồn nguyên liệu ngoại nhập(Urea,
DAP, KCL …) và trong nước(than bùn, supe lân ...). Than bùn sau khi khai thác được
xử lý bằng cách trung hòa độ chua, lọc tách các tạp chất, tăng độ phân giải. Than bùn
sau khi xử lý được đưa qua máy trộn cùng với phân khoáng theo những tỷ lệ nhất định.
Sau đó hỗn hợp này được đưa qua máy tạo hạt(máy ép đùn hoặc hạt đĩa quay). Tại đây
cùng với lực ép vật lý, nhiệt độ, ẩm độ và áp suất thích hợp, các chất khoáng và chất
hữu cơ có phản ứng phụ với nhau và được phối trộn thành một hợp chất đồng nhất.
Sau khi tạo hạt, bán thành phẩm được đưa qua máy sấy, máy làm nguội, máy đóng bao
để thành sản phẩm.

• Quy trình sản xuất phân bón lá :
Phân bón lá là loại phân bón dùng để hòa ra nước, phun lên lá cây trồng.
Phân bón lá được sản xuất từ nguồn nguyên liệu cả ngoại nhập và nội địa. Có 2
dạng phân bón lá là: dạng bột và dạng lỏng. Công nghệ sản xuất phân bón lá theo sơ
đồ dưới đây:
+ Phân bón lá dạng bột:
Nguyên liệu → Nghiền → Định lượng → Xử lý → Phối trộn → Đóng gói →
Sản phẩm
+ Phân bón lá dạng lỏng:
Nguyên liệu → Nghiền → Định lượng → Hòa nước → Đóng chai → Sản
phẩm.
2.5 Những thuận lợi và khó khăn, phương hướng phát triển của công ty
2.5.1 Thuận lợi
-Duy trì sản xuất với mức sản lượng và doanh thu hàng năm đều tăng đáng kể.
10


-Đội ngũ công nhân có kinh nghiệm chiếm một tỷ lệ tương đối trong công
ty(80%).
-Áp dụng những biện pháp kỹ thuật cao trong nâng cao chất lượng sản phẩm.
-Sự nổ lực lớn của tập thể cán bộ công nhân viên.
-Phần lớn người dân ở nước ta làm nghề nông trong đó trồng trọt chiếm tỷ trọng
khá lớn do đó đây là một thị trường đầy tiềm năng cho công ty. Với lợi thế chủ yếu là
thị trường tiêu thụ nội địa nên có biện pháp khuyến mãi tốt, tạo lòng tin cho người tiêu
dùng trong nước sẽ rất có lợi cho công ty.
-Sự quan tâm của Đảng và nhà nước đối với ngành nông nghiệp đã tạo thuận lợi
cho hoạt động của công ty.
-Thương hiệu “Trâu Vàng Nhà Nông” là thương hiệu uy tín được nhiều nhà
nông biết đến.
-Hệ thống quản lý của công ty theo tiêu chuẩn ISO 9001 – 2000 ngày càng phát

huy hiệu quả.
2.5.2 Khó khăn
-Chính phủ chưa có giải pháp ngăn chặn hữu hiệu vấn nạn vật tư nông nghiệp
nhập lậu.
-Trong thời gian qua giá cả nguyên vật liệu đặc biệt là hóa chất biến động và
tăng cao nhưng do có sự cạnh tranh quyết liệt nên để tồn tại công ty phải có các biện
pháp giảm giá thành như; tiết kiệm nguyên vật liệu, tăng năng suất lao động…
-Chưa chủ động về nguồn nguyên liệu đầu vào, phải phụ thuộc vào nguồn cung
cấp ở nước ngoài chiếm tỉ lệ cao.
-Cuối năm 2008 do ảnh hưởng của giá dầu mỏ thế giới nên giá phân bón có xu
hướng giảm. Bên cạnh đó, nước ta cũng hay bị thiên tai lũ lụt nên lượng cầu cũng bị
ảnh hưởng, điều này cũng gây ảnh hưởng xấu đến tình hình kinh doanh của công ty.
-Sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty càng trở nên quyết liệt. Vì vậy đòi hỏi
công ty phải nổ lực hết sức, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như
quan tâm đến giá thành sản phẩm và nắm bắt được nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao
của khách hàng.
2.5.3 Phương hướng phát triển

11


Mở rộng qui mô thị trường trong nước qua việc thành lập thêm kênh phân phối
ở nhiều tỉnh, nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh.
Nâng cao công suất máy móc thiết bị, giảm tối đa chi phí đầu vào, nâng cao
năng suất lao động để từ đó hạ giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh.
Nghiên cứu các loại sản phẩm mới, cải tiến các loại sản phẩm cũ để phù hợp
với thị hiếu và nhu cầu của thị trường.
Đầu tư cho thị trường mục tiêu và giữ vững thị trường chính, tìm kiếm khách
hàng mới.


12


CHƯƠNG 3
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lí luận
3.1.1 Khái niệm phân tích kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Kết quả hoạt động kinh doanh được hiểu là hệ thống các chỉ tiêu kinh tế phản
ánh tình tình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sau một thời kì(tháng, quí,
năm…).
Nghiên cứu kết quả hoạt động kinh doanh giúp cho nhà quản trị kịp thời nhận
diện thực trạng hoạt động kinh doanh, từ đó đề xuất các giải pháp phát huy những
thành công, những nhân tố tích cực và khắc phục những tồn tại yếu kém.
Hiệu quả là những chỉ tiêu chất lượng phản ánh kết quả thu được so sánh với
chi phí bỏ ra để thực hiện kinh doanh thương mại. Hay nói một cách khác là những chỉ
tiêu phản ánh đầu ra của quá trình kinh doanh trong quan hệ so sánh với các yếu tố đầu
vào.
3.1.2 Vai trò, đối tượng, nhiệm vụ, ý nghĩa của phân tích hoạt động sản xuất kinh
doanh
Trong quá trình sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp phải quan sát thực tế, tư
duy tổng hợp và phân tích các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, để có
được nhận thức đầy đủ và chính xác về hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình và có
giải pháp nâng cao hiệu quả trong các kì sản xuất kinh doanh tiếp theo. Do đó, phân
tích hoạt động sản xuất kinh doanh là việc làm rất quan trọng mà các doanh nghiệp
phải làm thường xuyên.
*Vai trò phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh
Phân tích là một chức năng trong quá trình quản lí. Quản lí là dự đoán, đặt mục
tiêu, lập kế hoạch và cuối cùng là đưa kế hoạch vào thực hiện, ghi chép theo dõi và
phân tích đánh giá. Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh giúp công ty thấy rõ

những mặt mạnh cũng như những mặt yếu còn tồn tại từ đó công ty có thể định hướng


×