Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG HỆ THỐNG THỦY LỢI TẠI XÃ ĐĂNG HÀ – HUYỆN BÙ ĐĂNG TỈNH BÌNH PHƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG HỆ THỐNG THỦY LỢI
TẠI XÃ ĐĂNG HÀ – HUYỆN BÙ ĐĂNG
TỈNH BÌNH PHƯỚC

MAI KỲ KHÁNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KHUYẾN NÔNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 04/2009


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Đánh giá thực trạng sử
dụng hệ thống thủy lợi tại xã Đăng Hà – huyện Bù Đăng – tỉnh Bình Phước” do MAI
KỲ KHÁNH, sinh viên khoá TC04PT BX, ngành Khuyến Nông và Phát Triển Nông
Thôn, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

TRẦN ĐẮC DÂN
Giáo Viên Hướng Dẫn

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày



tháng

năm

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Dân tộc Việt Nam ta đã bao đời nay vẫn luôn tự hào về truyền thống “Uống
nước nhớ nguồn”, “Nhất tự vi sư bán tự vi sư”. Bản thân mỗi con người không bao giờ
quay lưng lại với quá khứ, với người đã dạy dỗ dìu dắt chúng ta nên người. Và trong
thâm tâm tôi luôn ghi nhớ đạo lí đó.
Là một sinh viên đang còn ngồi trên ghế nhà trường, kinh nghiệm và vốn hiểu
biết thực tiễn còn ít ỏi. Cái mà tôi có được đó là vốn lí thuyết khiêm tốn, thế nhưng
trong thời gian ngắn tôi đã hoàn thành được đề tài tốt nghiệp. Kết quả đó là nhờ vào
công lao giúp đỡ nhiệt tình của rất nhiều người và tôi vô cùng biết ơn họ:
“ Công cha như núi Thái sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.
Vâng, nếu không có công lao của cha mẹ thì tôi sẽ không có được thành công

này vì vậy người đầu tiên mà tôi muốn nói lời cảm ơn đó chính là Cha Mẹ của tôi –
người đã không quản ngày đêm làm lụng vất vả để tạo mọi điều kiện tốt cho tôi ăn học
thành người. Và một người nữa cũng không kém phần quan trọng, có thể nói đó là
người cha thứ hai – đó chính là thầy giáo hướng dẫn của tôi, thầy Trần Đắc Dân.
“ Không thầy đố mày làm nên”
Đó là một sự thật hiển nhiên. Nếu không nhờ có thầy thì tôi không thể nào hoàn
thành được đề tài này. Thầy đã tận tình, tận tâm hết lòng chỉ bảo cho tôi từng li từng tí,
hướng dẫn cho tôi từng bước một khi tôi làm khóa luận này. Thầy không quản ngại
mệt nhọc để đọc lại bài làm của tôi rồi phát hiện ra vấn đề nào chưa được để chỉnh
sửa, mặc dù thầy còn rất nhiều công việc quan trọng. Một lần nữa tôi xin được nói:
Em vô cùng biết ơn thầy! Em cảm ơn thày rất nhiều!
Bên cạnh đó tôi cũng xin gởi lời cảm ơn tới quí thầy cô khoa Kinh tế - chuyên
ngành Phát triển nông thôn, Ban giám hiệu trường Đại học Nông lâm Thành Phố Hồ
Chí Minh. Vì Nhà trường và Khoa đã tạo điều khiện cho tôi được học tập, hoàn thành
khóa luận này.
Ngoài ra, đề tài này sẽ không bao giờ thực hiện được nếu không có cơ sở thực
tiễn. Chính vì vậy mà người tôi muốn cảm ơn tiếp theo đó là Chính quyền địa phương,


cán bộ quản lí và điều hành hệ thống Thủy lợi xã Đăng Hà - huyện Bù Đăng - tỉnh
Bình Phước. Họ là cán bộ nhưng không ngại dành thời gian qúy báu để giúp đỡ một
sinh viên như tôi hoàn thành đề tài.
Cuối cùng tôi cũng xin cảm ơn tất cả những người bạn cùng lớp của tôi. Họ đã
cùng tôi trao đổi, thảo luận những khó khăn, vướng mắc khi làm bài.
Một lần nữa tôi xin gởi lời tri ân sâu sắc và cảm tạ chân thành.


NỘI DUNG TÓM TĂT
MAI KỲ KHÁNH. Tháng 04 năm 2009. “Đánh giá thực trạng sử dụng hệ
thống thủy lợi tại xã Đăng Hà – huyện Bù Đăng – tỉnh Bình Phước”

MAI KY KHANH. April 2009. “Assessment of the actual status of the
irrigation system in Dang Ha commune – Bu Dang district – Binh Phuoc
province”
Mục tiêu chính của khóa luận là: Đánh giá thực trạng cung cấp, sử dụng và
quản lí hệ thống thủy lợi tại xã Đăng Hà để từ đó rút ra hiệu quả kinh kế, cũng như
những ưu nhược điểm của hệ thống thủy lợi.
Ngoài ra khóa luận còn nhằm đạt những mục tiêu cụ thể như sau:
-

Xác định nhu cầu sử dụng nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp

-

So sánh năng suất cây trồng trước và sau có hệ thống thủy lợi

-

Tìm hiểu mô hình quản lý hệ thống thủy lợi

-

Đánh giá hiệu quả hoạt động của mô hình quản lý hệ thống thuỷ lợi hiện nay

-

Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thuỷ lợi

Trong khóa luận tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp
thu thập thông tin và xử lý số liệu; Xử lý số liệu sau khi có các tài liệu thứ cấp;
Phương pháp điều tra phỏng vấn trực tiếp các nông hộ; Phương pháp mô tả; Phương

pháp phân tích SWOT.


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt

viii

Danh mục các bảng

ix

Danh mục các hình

x

Danh mục phụ lục

xii

CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU

1

1.1 Đặt vấn đề

1

1.2. Mục Tiêu Nghiên Cứu


2

1.2.1. Mục tiêu chung

2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

2

1.3 Phạm vi nghiên cứu

2

1.3.1. Không gian

2

1.3.2. Thời gian

3

1.3.3. Đối tượng nghiên cứu

3

1.5. Cấu trúc luận văn

3


CHƯƠNG II. TỔNG QUAN

5

2.1 Những đặc điểm tự nhiên và lãnh thổ xã Đăng Hà

5

2.1.1. Vị trí địa lý

5

2.1.2. Địa hình

7

2.1.3. Thời tiết khí hậu

7

2.1.4. Thủy văn

8

2.2. Những đặc điểm về điều kiện kinh tế xã hội xã Đăng Hà

9

2.2.1. Sản xuất nông nghiệp


9

2.2.2. Tình hình thu nhập của xã

10

2.2.3. Lâm nghiệp

10

2.2.4. Quản lý đất

11

2.2.5. Xây dựng cơ bản

11

2.2.6. Giao thông

11

2.2.7. Thủy lợi

11
v


2.2.8. Công tác phòng chống lụt bão


11

2.2.9. Bưu điện - điện lực

12

2.2.10. Văn hóa - xã hội

12

2.2.11. Công tác y tế - dân số - gia đình và trẻ em

12

2.3. Tổng quan địa bàn nghiên cứu

12

2.3.1.Vị trí địa lý tổ 1 thôn IV và tổ 1, 2, 3, 4 thôn III

12

2.3.2.Tình hình dân số – lao động

13

2.3.3. Văn hóa – giáo dục – tôn giáo

14


2.3.4. Đất đai thổ nhưỡng

14

2.3.5. Xây dựng cơ bản

14

2.4. Tổng quan về trạm bơm Đăng Hà

15

2.4.1. Các chỉ tiêu thiết kế

15

2.4.2. Quy mô, kết cấu các hạng mục công trình

16

2.5. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

18

CHƯƠNG III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

19

3.1. Cơ sở lý luận


19

3.1.1. Vai trò của nước tưới đối với sản xuất nông nghiệp

19

3.1.2. Ý nghĩa của phát triển bền vững giữa nông nghiệp với nông thôn

20

3.1.3. Sự cần thiết của hệ thống thủy nông đối với địa phương

20

3.1.4. Những chỉ tiêu đánh giá trong nghiên cứu

21

3.2. Phương pháp nghiên cứu

22

3.2.1. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

22

3.2.2. Phương pháp điều tra phỏng vấn nông hộ

22


3.2.3. Phương pháp mô tả

22

3.2.4. Phương pháp SWOT

22

CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

23

4.1. Đặc điểm của các hộ điều tra

23

4.2. Cơ cấu sử dụng đất

25

4.3. Thực trạng diện tích sản xuất lúa

25

4.3.1. Vụ đông xuân

25

4.3.2. Vụ thu đông, hè thu


26
vi


4.3.3. Lịch thời vụ

27

4.3.4. Bản đồ phác thảo

30

4.4 Đánh giá thực trạng nguồn lực phục vụ sản xuất lúa

30

4.4.1. Lao động

30

4.4.2. Diện tích

31

4.4.3. Điếu kiện tự nhiên

31

4.4.4. Những chính sách hỗ trợ nông dân


31

4.4.5. Nhu cầu của người dân về sản xuất lúa

31

4.4.6. Nguồn nước từ hệ thống thủy lợi

32

4.5. Sự ra đời của trạm thủy nông

32

4.5.1. Nhu cầu của nông dân

32

4.5.2. Sự quan tâm của nhà nước

32

4.6. Tác động của thủy lợi đến sản xuất lúa và đời sống của nhân dân

33

4.6.1. Tăng mùa vụ

32


4.6.2. Năng suất cây trồng

32

4.6.3. Sự thay đời sống của nhân dân

33

4.7. Thực trạng hệ thống thủy lợi

34

4.7.1. Mô tả hệ thống tưới

34

4.7.2. Diện tích phục vụ

34

4.8. Thực trạng mô hình quản lý và điều hành hệ thống thủy lợi

35

4.8.1. Cơ cấu tổ chức của tổ chức hành chính

35

4.8.2. Quy mô tổ dùng nước


37

4.8.3. Sự tham gia của người dùng nước trong TCDN

37

4.8.4. Công tác lập kế hoạch hoạt động của TCDN

38

4.8.5. Kế hoạch vận hành phân phối nước nội đồng

38

4.8.6. Hội họp trong TCDN

39

4.8.7. Thực trạng vận hành phân phối nước

39

4.8.8. Một số thay đổi giữa nội quy cũ với nội quy hiện hành

41

4.8.9. Phuơng pháp lập kế hoạch phân phối nước

43


4.8.10. Những khó khăn gặp phải trong quá trình thực hiện cung cấp nước

43

4.8.11. Duy tu bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ hệ thống tưới

44

vii


4.8.12. Những thuận lợi và khó khăn gặp phải trong quá trình tổ chức duy tu,
bảo dưỡng, sửa chữa công trình trong hệ thống
4.8.13. Hiêu quả của việc cải cách nội quy điều hành phân phối nước
4.9. Những người hưởng lợi từ hệ thống thủy lợi

44
45
45

4.9.1. Hưởng lợi trực tiếp

45

4.9.2. Hưởng lợi gián tiếp

45

4.10. Những hiệu quả của hệ thống thủy lợi


46

4.10.1 Diện tích thực tưới / diện tích tưới thiết kế

46

4.10.2. Diện tích tưới được / diện tích cần tưới

46

4.10.3: Năng suất cây trồng trước và sau khi hệ thống hoạt động

46

4.10.4. Hiệu quả trong đời sống cộng đồng dân cư

48

4.10.5. Hiệu quả trong công tác bảo vệ rừng

48

4.10.6. Hiệu quả vận chuyển nước ở các cấp kênh

49

4.10.7. Bảng thống kê số liệu hiệu quả từ hệ thống tưới

50


4.11.Những Mặt Tồn Tại

51

4.11.1. Với công trình

51

4.11.2. Với con người

52

4.12. Thủy lợi phí và các loại tài chính khác

52

4.12.1. Thủy lợi phí

52

4.12.2. Tài chính

52

4.13. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thủy lợi

53

4.14. Dự báo kết quả sau khi thực hiệu các giải pháp


54

CHƯƠNG V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

56

5.1. Kết luận

58

5.2. Đề nghị

59

TÀI LIỆU THAM KHẢO

viii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
UBND

Ủy ban nhân dân

DGHC

Mốc địa giới hành chính

ĐGHC


Đường giới hạn hành chính

BP

Bình Phước

ĐN

Đồng Nai

TN

Thống Nhất

TP

Tân Phước

PCI

Phước Cát I

PCII

Phước Cát II

ĐP

Đức Phổ


ĐH

Đăng Hà

ĐL

Đắk Lua

PL

Phú Lý

BTCT

Bê tông cốt thép

DTTN

Diện tích tự nhiên

XĐGN

Xóa đói giảm nghèo

HĐND

Hội đồng nhân dân

BQL BVR&PTNT


Ban Quản Lý Bảo Vệ Rừng và Phát Triển Nông
Thôn Bình Phước

BCĐ BVR

Ban chỉ đạo bảo vệ rừng

PCCR

Phòng chống cháy rừng

NN& PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

TCDN

Tổ chức dùng nước

KHHGĐ

Kế hoạch hóa gia đình

VAT

Vacxin

ix



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Cơ Cấu Sử Dụng Đất Sản Xuất Nông Nghiệp

14

Bảng 4.1: Cơ cấu các hộ điều tra

23

Bảng 4.2: Sơ đồ SWOT

23

Bảng 4.3: Cơ cấu sử dụng đất của địa bàn nghiên cứu

25

Bảng 4.4: Cơ Cấu Sử Dụng Đất của địa bàn nghiên cứu

35

Bảng 4.5: Danh Sách Những Người Vi Phạm Rừng Cấm

49

Bảng 4.6: Hiệu Quả Trong Cơ Cấu Các Hộ Điều Tra

50


Bảng 4.7: Hiệu Quả Trong Diện Tích Canh Tác

51

x


MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Bản đồ hành chính xã Đăng Hà

5

Hình 2.2: Bản đồ Vị trí địa lý tổ 1 thôn IV và tổ 1, 2, 3, 4 thôn III

13

Hình 2.3: Trạm thủy nông xã Đăng Hà

15

Hình 4.1: Vụ lúa đông xuân 2008 - 2009

26

Hình 4.2: Sơ đồ lịch thời vụ cây công nghiệp

27

Hình 4.3: Sơ đồ lịch thời vụ cây lúa


28

Hình 4.4: Bản đồ phác thảo hệ thống thủy lợi

30

Hình 4.5: Những hình ảnh về kênh và hệ thống công trình

34

Hình 4.6: Sơ đồ điều hành đa cấp của hệ thống quản lý hành chính

35

Hình 4.7: Nông dân thu hoạch vụ đông xuân 2008 - 2009

47

xi


DANH MỤC PHỤ LỤC.
Phụ lục 1. Danh sách các hộ dùng nước
Phụ lục 2. Danh sách các hộ điều tra
Phụ lục 3. Danh sách những chuyên gia và cán bộ được phỏng vấn
Phụ lục 4. Phiếu điều tra nông hộ

xii



CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Là một xã vùng sâu vùng xa và cũng là xã thuộc diện nghèo, Đăng Hà có diện
tích sản xuất nông nghiệp ngắn ngày nhiều nhất huyện Bù Đăng. Với khí hậu nhiệt đới
gió mùa, mưa nắng rõ rệt. Mùa mưa, lượng mưa nhiều tạo điều kiện cho nông dân hoạt
động sản xuất nông nghiệp tốt hơn. Bên cạnh đó mùa mưa cũng là mùa đem đến nhiều
thiên tai, thiệt hại mùa màng cho bà con nông dân. Về mùa khô, thời tiết khắc nghiệt,
đất đai khô cằn. Cây trồng, vật nuôi phát triển rất khó khăn, đồng ruộng bị bỏ hoang
làm hạn chế nguồn thu nhập của nông dân. Nhân dân cũng bị thiếu nước sinh hoạt
trầm trọng. Từ những trở ngại trên, nhân dân luôn ao ước một điều thiết yếu nhất đó là
có một hệ thống cung cấp nước nhân tạo.
Hiểu được điều đó, sau một thời gian dài mong chờ, bà con nơi đây đã được
Đảng, các cấp lãnh đạo Nhà nước quan tâm và thống nhất đầu tư xây dựng một hệ
thống thủy lợi tại địa phương theo chương trình 135 của quốc gia. Với mục tiêu đáp
ứng sự mong mỏi của nhân dân, cải thiện cuộc sống tăng mùa vụ, chủ động hơn trong
sản xuất, nâng cao đời sống cho mọi gia đình, ổn định kinh tế và xóa đói giảm nghèo
cho nhân dân. Mong ước đã được toại nguyện, tuy nhiên khi hệ thống này đưa vào
hoạt động sản xuất thì người dân sử dụng có đạt hiệu quả thực sự hay không? Mô hình
quản lí việc sử dụng nước hệ thống thủy nông này ra sao có gặp thuận lợi và khó khăn
gì? Và mô hình ấy có đáp ứng được sự ủy thác của nhà nước và niềm tin của nhân dân
hay không? Để giải đáp được những vướng mắc này thì tôi đã tiến hành nghiên cứu
với đề tài: “Đánh giá thực trạng sử dụng hệ thống thủy lợi tại xã Đăng Hà”. Nhằm
đánh giá thực trạng cung cấp, sử dụng và quản lí hệ thống thủy lợi tại nơi đây. Từ đó
rút ra những hiệu quả từ hệ thống thủy lợi này mang lại.


1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung

Đánh giá thực trạng cung cấp, sử dụng và quản lí hệ thống thủy lợi tại xã Đăng Hà
(từ đó rút ra những hiệu quả kinh kế, cũng như những ưu nhược điểm từ hệ thống thủy
lợi).
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
-

Xác định nhu cầu sử dụng nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp (Có bao nhiêu
diện tích cây trồng cần sử dụng nguồn nước).

-

So sánh năng suất cây trồng trước và sau có hệ thống thủy lợi.

-

Tìm hiểu mô hình quản lý hệ thống thủy lợi (được thành lập trong điều kiện
nào, theo chính sách nào của nhà nước).

-

Đánh giá hiệu quả hoạt động của mô hình quản lý hệ thống thuỷ lợi hiện nay.

-

Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thuỷ lợi.

1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Không gian
Nghiên cứu trên phạm vi xã Đăng Hà, nhưng mục tiêu chính chủ yếu là không
gian tổ 1 thôn IV và tổ 1, 2, 3, 4, thôn III.

1.3.2. Thời gian
Khóa luận tốt nghiệp được thực hiện từ ngày 15 tháng 12 năm 2008 đến ngày
11 tháng 4 năm 2009.
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu
Để công việc nghiên cứu và thực hiện khóa luận của đề tài này được tiến hành
thuận lợi, sinh viên cộng tác với các cá nhân và tổ chức sau: Những hộ dùng nước,
nhân viên của cơ quan trạm thủy lợi. Các cơ quan, cán bộ có liên quan vấn đề nghiên
cứu như: Trường học, những người dân sống trong khu vực được trạm thủy lợi cung
cấp nước nhưng không trực tiếp sử dụng (những người hưởng lợi gián tiếp). Uỷ ban
nhân dân xã Đăng Hà, Cán bộ kiểm lâm.
1.4. Cấu trúc luận văn
Chương I: Mở đầu
1.1. Đặt vấn đề.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.
2


1.3. Phạm vi nghiên cứu.
1.4. Cấu trúc luận văn.
Chương II: Tổng quan
2.1. Những đặc điểm về điều kiện tự nhiên của xã Đăng Hà.
2.2. Những đặc điểm về điều kiện kinh tế về xã Đăng Hà.
2.4. Tổng quan về trạm bơm xã Đăng Hà.
2.4. Tổng quan vấn đề nghiên cứu.
Chương III: Nội dung và phương pháp nghiên cứu.
3.1. Cơ sở luận.
3.2. Nội dung nghiên cứu.
3.2. Phương pháp nghiên cứu.
Chương IV: Kết quả thảo luận.
4.1. Đặc đặt điểm của các hộ điều tra:

4.2. Cơ cấu sử dụng đất:
4.3. Thực trạng diện tích sản xuất lúa:
4.4. Đánh giá thực trạng nguồn lực phục vụ sản xuất lúa:
4.5. Sự ra đời của trạm thuỷ nông:
4.7. Thực trạng hệ thống thủy lợi:
4.8. Thực trạng mô hình quản lý và điều hành của hệ thống thủy nông:
4.9. Những người hưởng lợi từ hệ thống thủy nông:
4.10. Những hiệu quả của hệ thống thủy nông:
4.11. Những mặt tồn tại:
4.12. Các các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động hệ thống thủy
nông:
4.13. Thủy lợi phí và tài chính:
4.14. Dự báo kết quả sau khi thực hiệu các giải pháp.
Chương V: Kết luận và kiến nghị

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1 Những đặc điểm tự nhiên và lãnh thổ xã Đăng Hà
2.1.1. Vị trí địa lý
Hình 2.1: Bản Đồ Hành Chính Xã Đăng Hà (2009)

Nguồn: Từ UBND xã Đăng Hà


Xã Đăng Hà, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước được thành lập theo nghị định
số 77/CP ngày 01/ 8/ 1994 của chính phủ, trên cơ sở cắt một phần diện tích tự nhiên và

dân số của xã Thống Nhất. Vị trí xã Đăng Hà nằm ở phía Nam của huyện Bù Đăng,
tỉnh Bình Phước và tiếp giáp với các xã như sau:
-

Phía Tây Bắc và phía Bắc giáp xã Nhống Nhất, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước.

-

Phía Đông Bắc giáp xã Phước Cát II, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng.

-

Phía Nam giáp xã Phước Cát I, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng.

-

Phía Đông Nam giáp xã Đức Phổ, Huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng.

-

Phía Nam giáp xã Đắc Lua, huyện Tân Phú, tỉnh Đông Nai.

-

Phía Tây Nam giáp xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cữu, tỉnh Đông Nai.

-

Phía Tây giáp xã Tân Phước, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước.
Tổng chiều dài đường ĐGHC là 72.717m. Gồm 7 tuyến đại giới hành chính,


trong đó.
Với:
• Xã Thống Nhất

là: 25.407m.

• Xã Phước Cát II

là:

5.387m.

• Xã Phước Cát I

là:

9.288m.

• Xã Đức Phổ

là:

668m.

• Xã Đắc Lua

là: 17.825m.

• Xã Phú Lý


là:

5.125m.

• Xã Tân Phước

là:

9.017m.

Đường địa giới hành chính trên thực địa chủ yếu trên sông Đồng Nai, suối, tụ
thủy, phần thủy và cắt thẳng nhìn chung dễ nhận biết trên thực địa. Gồm có 11 mốc địa
giới hành chính (DGHC) các cấp, trong đó có 3 mốc địa giới loại 3 mặt và 8 mốc địa
giới loại 2 mặt:
-

Mốc 2 mặt cấp tỉnh có số hiệu:
(BP – ĐN) 2T.3

(BP – ĐN) 2T.7

(BP – ĐN) 2T.4

(BP – ĐN) 2T.8

(BP – ĐN) 2T.5

(BP – ĐN) 2T.13


(BP – ĐN) 2T.6

5


- Mốc 3 mặt cấp xã có số hiệu:
(TN – ĐH – TP) 03X.1
(PCII - PCI – ĐH) 03X.1
(PCI – ĐP – ĐH) 03X.1
-

Mốc 2 mặt cấp xã có số hiệu:
(PCI – ĐH) 02X.1

2.1.2. Địa hình
Đăng Hà là một xã có địa hình tương đối phức tạp và chia cắt thành các bộ phận
khác nhau, đây là một thách thức cho việc bố trí sử dụng đất nông nghiệp. Vì vậy địa
bàn tôi nghiên cứu cũng không ngoại lệ.
Nếu chỉ xét về độ dốc để chọn đất nông nghiệp (< 150 thì quỹ đất nông nghiệp có
khả năng khai thác là 59,3% DTTN). Nhưng muốn duy trì độ phì nhiêu của đất, tránh
thoái hóa cần gia tăng các biện pháp cải tạo đất và xây dựng đồng ruộng, riêng vùng đất
thấp cần phải tiêu úng, cấp nước tưới để đa dạng các loại hình canh tác hàng năm.
2.1.3. Thời tiết khí hậu
Là vùng nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa với các đặc trưng là nhiệt
độ bình quân cao đều quanh năm (khoảng 28oC), tổng tích ổn lớn: 9.3600C, số giờ
nắng: 2.500 giờ / năm; trong đó có đến 7 tháng có số giờ nắng lớn hơn 200 giờ / tháng,
năng lượng bức xạ cao, nên rất thích hợp cho các cây ưa sáng đạt hiệu suất quang hợp
cao, đây là điều kiện thuận lợi cho việc tăng năng suất cây trồng.
Yếu tố chi phối lớn nhất đến sản xuất nông nghiệp là phân bố mưa theo mùa rõ
rệt, một năm có 2 mùa; trong đó, mùa mưa thực sự thường bắt đầu cuối tháng 4 (âm

lịch) và kết thúc đầu tháng11 (âm lịch).
Số ngày trong mùa mưa thực sự từ 160 - 170 ngày/năm, với lượng mưa từ
1.200 - 1400 mm (chiếm 90 % lượng mưa cả năm), đây chính là thời gian canh tác an
toàn cho kiểu sản xuất nhờ nước trời, cũng là vụ sản xuất chính trong năm của nông
nghiệp huyện Bù Đăng. Do mưa tập trung cường độ lớn, tránh thoái hóa đất nên xây
dựng đồng ruộng hoàn chỉnh, tránh để nước chảy tràn gia tăng quá trình rửa trôi và bạc
màu đất đai.
Mùa khô là thời gian còn lại trong năm. Thực tế, ở những vùng chủ động nước
đây chính là thời gian canh tác cho hiệu quả cao, song quy mô sản xuất kiểu này ở
6


Đăng Hà không nhiều. Do nguồn nước hạn chế nên đa phần đất canh tác hoa màu và
cây công nghiệp ngắn ngày không sản xuất vào mùa khô.
Nói chung, tài nguyên khí hậu khá thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, song
muốn khai tài nguyên khí hậu có hiệu quả cao, cần chọn lựa bố trí hệ thống cây trồng
một cách hợp lý.
Trong trồng trọt ưu tiên cho các cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả trên
các vùng đồi, đồng thời tổ chức tăng vụ và thâm canh, đa dạng hóa cây trồng trên các
vùng đất được tưới, tích cực ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, đầu tư xây dựng
công trình thủy lợi và cải tạo, bảo vệ đất.
2.1.4. Thủy văn
a) Nguồn nước mặt
Nhìn chung, trên địa bàn Đăng Hà có 1 con sông lớn chảy qua là sông Đồng
Nai, chiều dài chảy qua xã là 15.343 m, cũng đồng thời là ranh giới giữa tỉnh Bình
Phước và Lâm Đồng. Trên hệ thống sông này đã xây dựng rất nhiều thủy điện như: Đa
Nhiêm, Trị An. Là những công trình thủy điện vào loại lớn nhất phía nam nước ta.
Nhìn chung khu vực này lòng sông rất rộng, bờ sông dốc, khả năng cung cấp nước
cũng như bồi đắp phù sa rất lớn. Đặc biêt, trên hệ thống sông này đã xây dựng một hệ
thống thủy lợi, nhằm cung cấp nước tưới cho tổ 1 thôn 4 và tổ 1, 2, 3, 4 thôn 3 xã

Đăng Hà.
Trên địa bàn xã có một số hồ chứa nước nhỏ (bầu) suối nhỏ. Hiện nay, các hồ,
suối đó được bà con khai thác nhằm phục vụ cho nông nghiệp, đã góp phần cung cấp
nước tưới cho hàng chục hecta cây trồng ngắn ngày cũng như cây lâu năm.
Nguồn nước của xã Đăng Hà rất dồi dào, nhưng chưa khai thác đáp ứng nhu
cầu dùng nước cho sản xuất Nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân. Do vậy, ngành
trồng trọt phải tập trung phát triển cây lâu năm chịu hạn, ít dùng nước, bố trí mùa vụ
hợp lí để tận dụng nguồn nước mưa.
b) Nguồn nước ngầm
Theo khảo sát điều tra thực tế từ các giếng đào cho thấy nước ngầm trong vùng có
có độ sâu so với mặt đất từ 11m đến 16m và nước rất ít nên mùa khô thường bị khô hạn.

7


c) Lũ lụt
Trên địa bàn xã có yếu tố địa hình dốc, nằm dọc theo sông Đông Nai và có
nhiều đồi núi chia cắt, rừng đầu nguồn bị cạn kiệt nên hàng năm vào mùa mưa thường
xuất hiện những trận lũ quét gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và môi trường
cũng như cơ sở hạ tầng.
2.2. Những đặc điểm về điều kiện kinh tế xã hội xã Đăng Hà
Theo báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội - quốc phòng - an ninh năm 2008 và
phương hướng nhiệm vụ năm 2009 của UB nhân dân xã Đăng Hà; Năm 2008 mặc dù
gặp nhiều khó khăn về thiên tai, dịch bệnh cũng như giá cả thị trường không ổn định
nhưng tình hình kinh tế của xã không ngừng tăng trưởng. Đời sống nhân dân ngày
càng được nâng lên. Các vấn đề văn hóa xã hội cải thiện, quốc phòng - an ninh được
ổn định.
2.2.1. Sản xuất nông nghiệp
a) Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng là 2950,86 ha, đạt 105% kế hoạch
huyện; đạt 100,9% nghị quyết HĐND xã giao; tăng 161,28 ha so với cùng kỳ. Trong đó:

cây hằng năm 1716,76 ha đạt 109% kế hoạch huyện; đạt 100,9% nghị quyết HĐND xã
giao và tăng 145,87 ha so với cùng kỳ. Diện tích cây lúa 1409,06 ha (diện tíc vụ đông
xuân 2007 – 2008 là 53,06 ha; diện tích mùa vụ 883 ha ); bắp 72 ha; mì 130 ha; khoai
lang 50 ha; rau các loại 26 ha; đậu các loại 27 ha; còn lại là cây hàng năm khác. Diện
tích cây lâu năm 1234 ha/1223 ha đạt 100,9% kế hoạch huyện và đạt 100,8% nghị quyết
HĐND xã giao và tăng 15,41 ha so với cùng kỳ. Trong đó: cây điều 1212,20 ha; (trồng
mới 13,37 ha) ; cà phê 2,4 ha; cao su 6,4 (trồng mới 6,4 ha); tiêu 2,9 ha; cây ăn quả lâu
năm 4 ha; còn lại là cây lâu năm khác. Do ảnh hưởng của thời tiết nên năng xuất đạt
thấp. Lúa vụ Đông xuân và vụ mùa trung bình sản lượng đạt 3 tấn /ha; thu hoạch điều
trung bình đạt 700 tạ/ha. Diên tích nuôi trồng thủy sản là 41,7 ha.
b) Khuyến nông: Tuyên truyền vận động bà con nhân dân chăm sóc vườn cây
lâu năm hiện có. Bán phân bón trả chậm cho bà con nông dân được 12.400 kg. Cung
cấp cho bà con nông dân được 6776 cây điều ghép cho 228 hộ; cấp 3915 cây Ca cao
cho 52 hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo. Cấp 1666 kg phân hàng chính sách cho 14
hộ thuộc diện gia đình chính sách khó khăn.

8


c) Công tác chăn nuôi – thú y
Chăn nuôi: Tổng đàn gia súc, gia cầm hiện có 28.705 con/23.285 con đạt
123,3% kế hoạch huyện đạt 105% kế hoạch huyện; đạt 100,9% nghị quyết HĐND xã
giao; tăng 161,28ha so với cùng kỳ và đạt 100,9% nghị quyết HĐND xã giao. Trong
đó: đàn trâu 1.260 con/1.290 con, đạt 97,7% kế hoạch huyện và đạt 104,3% nghị quyết
HĐND xã giao. Đàn heo 2020 /2010 con đạt 100,5% kế hoạch huyện và đạt 100,5%
nghị quyết HĐND xã giao. Gia cầm 23.450 con/ 18.000 con đạt 130,3% kế hoạch
huyện và đạt 100,4% nghị quyết HĐND xã giao.
Công Tác Thú y: Trong năm ngành thú y xã đã tiến hành tiêm phòng gia súc,
gia cầm. Qua kiểm tra ở đàn gia súc, gia cầm cho thấy không có dịch bệnh xảy ra.
Tổng số đàn trâu, bò được tiêm phòng 1.479 con; heo 4.424 con; gia cầm 17.115 con.

Ngành thú y đã phun xịt sát trùng cho 806 hộ nuôi gia súc, gia cầm.
Thực hiện kế hoạch phòng chống dịch bệnh tai xanh ở đàn heo. UBND xã đã
chỉ đạo lực lượng quần chúng nhân dân kết hợp với ngành thú y tăng cường kiểm tra,
kiểm soát không để tình trạng lái buôn cũng như người dân vận chuyển heo từ vùng có
dịch bệnh qua địa phương tiêu thụ, đồng thời thông báo rộng rãi cho nhân dân biết để
có biện pháp phòng ngừa. Song do ảnh hưởng của dịch bệnh tai xanh ở vùng lân cận
cũng như giá cả của thị trường không ổn định gây khó khăn cho việc phát triển chăn
nuôi của địa phương.
2.2.2. Tình hình thu nhập của xã
Tổng thu nhập trên toàn xã đạt: 38.655.820.000đ : trong đó:
Thu từ sản xuất nông nghiệp: 14.556.410.000đ
Thu từ cây công nghiệp : 10.663.410.000đ
Thu từ chăn nuôi: 11.335.000.000đ
Thu khác của nhân dân: 2.101.000.000đ
Thu nhập bình quân 5.100.000 đồng / người / năm, tăng 550.000đ so với
cùng kỳ năm trước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế 12%.
2.2.3. Lâm nghiệp
BCĐ BVR – PCCR đã củng cố, triển khai và xây dựng đề án bảo vệ rừng năm
2008. Thường xuyên kết hợp với các ngành liên quan tổ chức tuần tra, truy quét, đồng
thời tuyên truyền trong nhân dân Luật bảo vệ rừng và phát triển rừng cũng như các văn
9


bản quy định về bảo vệ rừng. Tuy nhiên công tác bảo vệ rừng còn nhiều bất cập. Nạn
lấn chiếm đất rừng đang phổ biến nhưng hầu như bộ phận quản lí rừng không bắt được
quả tang và không có đương sự gây khó khăn trong công tác quản lý bảo vệ rừng.
Trong năm lực lượng Công an xã phối hợp với liên ngành phát hiện và xử lý 14 trường
hợp vận chuyển măng. Trong đó nhắc nhở, cảnh cáo 08 trường hợp, xử phạt bằng tiền
06 trường hợp với tổng số tiền xử phạt là 700.000đ.
2.2.4. Quản lý đất

Đất làm hồ sơ thừa kế cho 07 hộ với tổng diện tích 77.860m2. Hồ sơ cho tặng 05
hộ với tổng diện tích 8700m2. Hồ sơ cấp mới 12 hộ với tổng diện tích 112.000m2.
Chuyển mục đích 02 hồ sơ với tổng diện tích 12.345m2. Xác nhận nhà ở hợp pháp 02
hộ. Phối hợp với cùng các cơ quan quản lý rừng xác minh diện tích rừng bị lấn chiếm
và đưa váo quản lý.
2.2.5. Xây dựng cơ bản
Thực hiện đầu tư xây dựng nâng cấp láng nhựa đường thôn 3, thôn 4 qua 2 giai
đoạn với tổng kinh phí dự toán 925.362.183 đồng, vốn 2008 là 752 triệu đồng. Tổng
giải ngân theo kế hoạch đạt 59% kế hoạch giao (tính đến thời điểm 31/9/2008) kết hợp
cùng các ngành chức năng huyện đã quy hoạch xong đất thuộc trường THCS Nguyễn
Thị Minh Khai để thực hiện đề án nâng cấp trường cấp II – III Đăng Hà. Kết hợp ban
quản lý thôn 5 tiến hành kiểm kê tài sản, cây và hoa màu của 05 hộ dân. Hiện đang áp
giá đền bù và hoàn thành việc phóng tuyến đường thôn 5 đi Bầu Tre với chiều dài
1,5km, chiều rộng 4m.
2.2.6. Giao thông
Vận động nhân dân thực hiện công tác phát quan tầm nhìn ở một số tuyến
đường thôn, tổ thuộc các thôn 1, 2, 3 và thôn 6. Đồng thời duy tu, bảo dưỡng các tuyến
đường bị hư hỏng tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của nhân dân. Do ảnh hưởng
của các cơn bão vừa qua, mưa kéo dài nhiều ngày nên một số đoạn đường hiện nay bị
hư hỏng nhất là đoạn đường thôn 6, thôn 1 và thôn 2.
2.2.7. Thủy lợi
Kết hợp cùng Sở NN & PTNT tỉnh kiểm tra khảo sát thôn 2, thôn 5 và thôn 6 để
có kế hoạch xây dựng hồ chứa nước để phục vụ nông nghiệp, đồng thời tận dụng tối đa

10


các công trình thủy lợi nhằm đảm bảo cho việc cấp thoát nước phục vụ cho nông dân
sản xuất, gieo trồng.
2.2.8. Công tác phòng chống lụt bão

Ban chỉ huy phòng chống lụt bão đã được củng cố, xây dựng và thực hiện kế
hoạch phòng chống lụt bão trong mùa mưa nhằm ứng cứu kịp thời khi có tình huống
xấu xảy ra. Trong năm 2008 mặc dù mùa mưa đến sớm nhưng lũ lụt không xảy ra trên
địa bàn nên không ảnh hưởng lớn đến công tác sản xuất gieo trồng của nhân dân.
2.2.9. Bưu điện - điện lực
Hiện có 6/6 thôn có đường điện với tổng số hộ sử dụng điện là 720/1423 hộ,
chiếm 50,60% số hộ trên toàn xã, 3/6 thôn có hệ thống thông tin liên lạc với tổng số
máy điện thoại là 315 máy (không kể điện thoại di động).
2.2.10. Văn hóa - xã hội
Thực hiện công tác kẻ vẽ, cắt dán được 1896m băng rôn, khẩu hiệu phục vụ cho
các ngày lễ lớn, tết nguyên đán và các hội nghị tại địa phương. Kết hợp với ban thôn tổ
chức vui xuân đón tết, mừng Đảng mừng Xuân ở 2 điểm thôn 1 và thôn 2 với các trò
chơi dân gian như: kéo co, ném còn,… và tổ chức giao lưu văn nghệ giữa các thôn với
tổng số là 1630 lượt người tham gia. Tham mưu cho ủy ban nhân dân tổ chức giải
bóng chuyền mở rộng trong toàn xã nhân kỉ niệm các ngày lễ lớn như: 30/4, 1/5 và kỉ
niệm ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh 19/5 với 9 đội bóng tham gia. Tổ chức được 4
đợt giao lưu bóng chuyền với các đơn vị bạn.
2.2.11. Công tác y tế - dân số - gia đình và trẻ em
a) Y tế
Tổng số lần khám chữa bệnh cho nhân dân được 4628 lượt. Trong đó điều trị
ngoại trú 43 lượt; điều trị cấp toa 4551 lượt; bệnh nhân chuyển lên cấp trên 34. Cấp
thuốc chống sốt sét cho 130 người. Trẻ em dưới 5 tuổi được cấp là 723 cháu. Trẻ dưới
1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ là 124 cháu. Phụ nữ có thai tiêm VAT 192 (trong đó
phụ nữ có thai từ 15 đến 35 tuổi VAT là 34).
b) Dân số -gia đình – trẻ em
Tổng số thực hiện KHHGĐ trong năm là 504/279, đạt 180% kế hoạch.

11



2.3. Tổng quan địa bàn nghiên cứu
2.3.1.Vị trí địa lý tổ 1 thôn IV và tổ 1, 2, 3, 4 thôn III
Tổ 1 thôn IV và tổ 1, 2, 3, 4 thôn III là địa bàn nghiên cứu, năm phía đông nam
của xã Đăng Hà và có vị trí địa lý cụ thể theo bản đồ sau:
Hình 2.2: Bản Đồ Vị Trí Địa Lý Tổ I thôn IV và tổ 1, 2, 3, 4 thôn III

Địa phận trạm thủy nông

Nguồn: từ UBND xã Đăng Hà
12


×