Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

ĐỊNH GIÁ GIÁ TRỊ DU LỊCH SINH THÁI MĂNG ĐEN – KON TUM VÀ PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA DU LỊCH ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN ĐỊA PHƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

ĐỊNH GIÁ GIÁ TRỊ DU LỊCH SINH THÁI MĂNG ĐEN – KON
TUM VÀ PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA DU LỊCH ĐỐI VỚI
NGƯỜI DÂN ĐỊA PHƯƠNG

MAI THỊ HUỆ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2009
 

1


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Định giá giá trị khu du
lịch sinh thái Măng Đen –Kon Tum và phân tích ảnh hưởng của du lịch sinh thái đối
với người dân địa phương” do Mai Thị Huệ, sinh viên khóa 31, ngành Kinh Tế Tài
Nguyên Môi Trường, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày ______________

TS. ĐẶNG THANH HÀ
Người hướng dẫn,

________________________
Ngày



năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

(Chữ ký

(Chữ ký

Họ tên)

Họ tên)

Ngày
 

tháng

tháng

năm

Ngày
2

tháng

năm



LỜI CẢM TẠ

Lời đầu tiên con xin gởi những dòng tri ân đến Bố Mẹ và gia đình, những người
đã sinh thành, nuôi nấng và tạo mọi điều kiện cho con có được ngày hôm nay, đồng
thoiừ cám ơn sự giúo đỡ của bạn bè trong suốt thời gian đã qua đã đóng góp ý kién và
là động lực to lớn để tôi hoàn thành luận văn này.
Em xin được cảm ơn quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm TPHCM, đặc biệt
là quý thầy cô Khoa Kinh Tế, đã truyền dạy cho em những kiến thức chuyên môn và
kinh nghiệm làm việc vô cùng quý báu trong thời gian bốn năm học qua.
Đặc biệt em xin tỏ lòng biết ơn đến thầy Đặng Thanh Hà đã tận tình hướng dẫn,
chỉ bảo em trong suốt thời gian nghiên cứu thực hiện khóa luận tốy nghiệp này.
Tôi xin chân thành cám ớn sự quan tâm giúp đỡ của Phòng Tài Nguyên Môi
Trường, Phòng Thống Kê, Phòng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Huyện
KonPlong đã hết lòng chỉ dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập và thực hiện khóa
luận tốt nghiệp.
Tuy nhiên, do thời gian thực hiện đề tài có hạn cộng với trình đọ hiểu biết và
tầm nhìn chưa rộng. Vì thế luận văn này chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Rất mong đựơc
sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn.
TP. HCM, Ngày 17 tháng 6 năm 2009
Sinh viên
Mai Thị Huệ

 

3


NỘI DUNG TÓM TẮT


MAI THỊ HUỆ. Tháng 05 năm 2009. “Định Giá Giá Trị Khu Du Lịch Sinh
Thái Măng Đen – Kon Tum Và Phân Tích Ảnh Hưởng Của Du Lịch Đối Với
Người Dân Địa Phương: Kết Quả Khảo Sát Từ Các Khách Du Lịch Nội Địa Tại
Măng Đen Và Cộng Đồng Dân Cư Địa Phương”
MAI THI HUE, May 2009. “Valuation of The Ecotourism of Mang Den,
Kon Tum City And Analyze The Impact of Ecotourism for Local People: A Case
Study of Domestic Tourists in Mang Den and Community Local”
Đề tài hướng đến mục tiêu là xác định được giá trị Khu Du Lịch Sinh Thái
Măng Đen trên cơ sở dựa vào phương pháp chi phí du hành (TCM- Travel Cost
Method) thông qua việc điều tra số liệu sơ cấp, tổng hợp các số liệu thứ cấp, sau đó
phân tích số liệu về đặc điểm kinh tế xã hội của khách du lịch nội địa khi đến Khu Du
Lịch Sinh Thái Măng Đen và xây dựng được hàm cầu du lịch dựa vào các nhân tố ảnh
hưởng đến cầu du lịch Măng Đen. Trên cơ sở các mức độ ảnh hưởng các nhân tố đối
với cầu du lịch phản ánh trong hàm cầu du lịch và mức ảnh hưởng của du lịch sinh thái
đối với người dân dịa phương, từ đó đưa ra một số biện pháp nhằm thúc đẩy du lịch
nơi đây phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Trong nội dung đề tài, việc xác định giá trị
khu du lịch được tính dựa trên phương pháp chi phí du hành cá nhân. Hàm cầu du lịch
xây dựng theo ITCM:
LNSLDL

=

0.218*LNSLDLTN

-

0.149*LNCPDH

+1.694*LNTD


+

0.6113*LNTN – 5.402
Qua đó xác định gía trị Khu Du Lịch Sinh Thái Măng Đen năm 2009 là 275.49
tỷ đồng
Định giá giá trị tài nguyên để có kế hoạch khai thác theo hướng bền vững, xây
dựng dự án phát triển, đưa ra các quyết định dự án có liên quan đến tài nguyên và cộng
đồng dân cư được xem là một vấn đề cần thiết.
 

4


MỤC LỤC

Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

v

DANH MỤC CÁC BẢNG

vi

DANH MỤC CÁC HÌNH

vii

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU


1

1.1. Sự cần thiết của đề tài:

1

1.2. Mục tiêu của đề tài

2

1.2.1. Mục tiêu chung:

2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể: Để đạt được mục tiêu chung, đề tài xác định một số mục
tiêu cụ thể sau:

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu

3

1.3.1. Phạm vi thời gian:

3

1.3.2. Phạm vi không gian:


3

1.4. Đối tượng nghiên cứu:

3

1.5. Cấu trúc đề tài:

3

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lí luận

5

2.1.1. Một số khái niệm

5

2.1.2. Cầu du lịch

9

2.1.3. Cung du lịch

12

2.1.4. Mối quan hệ giữa du lịch và môi trường.

12


2.2. Phương pháp nghiên cứu

14

2.2.1. Giới thiệu một số phương pháp xác định giá trị du lịch giải trí

14

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu trong đề tài.

19

CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN

 

5

25

3.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu.

25

3.2. Tổng quan về huyện KonPlông

26
5



3.2.1. Lịch sử hình thành

26

3.2.2. Điều kiện tự nhiên

26

3.2.4. Tiềm năng phát triển du lịch

33

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

36

4.1. Tình hình hoạt động cuả Khu Du Lịch Sinh Thái Măng Đen

36

4.2. Những đặc điểm kinh tế xã hội của khách tham quan

36

4.3. Nhu cầu, hành vi của khách du lịch trong nước

40

4.4. Đánh giá giá trị Khu Du Lịch Thái Sinh Măng Đen theo phương pháp ITCM 46

4.4.2. Đối với dạng hàm Log-Log.

50

4.4.3. Dạng hàm cầu được xác định trong ITCM.

53

4.5. Phân tích ảnh hưởng của du lịch sinh thái tới hoạt động sinh kế của người dân
địa phương.

56

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

61

5.1. Kết luận

61

5.2 Kiến nghị

61

TÀI LIỆU THAM KHẢO

65

PHỤ LỤC


61

 

6


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CPDH

Chi Phí Du Hành

CVM

Phương Pháp Đánh Giá Ngẫu Nhiên (Contingent Cost Method)

ĐVT

Đơn Vị Tính

ITCM

Phương Pháp Chi Phí Du Hành Theo Cá Nhân (Individual Travel

Cost Method)

 

KDLST


Khu Du Lịch Sinh Thái

NPV

Hiện Giá Ròng (Net Present Value)

PTBV

Phát Triển Bền Vững

SLDLTN

Số Lần Du Lịch Trong Năm

SLDL

Số Lần Du Lịch

TCM

Phương Pháp Chi Phí Du Hành ( Travel Cost Method)

TD

Trình Độ

TN

Thu Nhập


v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Kiểm định tự tương quan.

23

Bảng 4.1. Tỷ lệ Khách Du Lịch Từ Nơi Xuất Phát

40

Bảng 4.2. Hệ Số Ước Lượng Hồi Quy Hàm Cầu Du Lịch

47

Bảng 4.3. Kiểm Định T Cho Các Hệ Số βi Ước Lượng Hàm Cầu

48

Bảng 4.4. R2aux Của Các Mô Hình Hồi Quy Bổ Sung

49

Bảng 4.5. Hệ Số Ước Lượng Hồi Quy Hàm Cầu Du Lịch

50

Bảng 4.6. Kiểm Định T Cho Các Hệ Số βi Ước Lượng Hàm Cầu


51

Bảng 4.7. R2aux Của Các Mô Hình Hồi Quy Bổ Sung

52

Bảng 4.8. Giá Trị Khu Du Lịch Sinh Thái Măng Đen Được Thể Hiện Ở Các Mức
Chiết Khấu

 

55

vi


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Mối Tương Quan Giữa Số Lần Tham Quan và Chi Phí Tham Quan

15

Hình 3.1. Bản Đồ Hành Chính Tỉnh Kon Tum

27

Hình 3.2: Thác Đak Ké

34


Hình 3.3: Các loại hoa xứ lạnh

35

Hình 4.1 Khách Du Lịch Phân Theo Trình Độ

37

Hình 4.2. Khách Du Lịch Phân Theo Nghề Nghiệp

37

Hình 4.3. Khách Du Lịch Phân Theo Giới Tính.

38

Hình 4.4. Khách Du Lịch Phân Theo Độ Tuổi

39

Hình 4.5. Khách Du Lịch Phân Theo Thu Nhập

39

Bảng 4.6. Tỷ lệ Khách Du Lịch Từ Nơi Xuất Phát

40

Hinh 4.7 Khách Du Lịch Phân Theo Hình Thức Đi


41

Hình 4.8. Thời Gian Lưu Trú Phân Theo Ngày Của Du Khách.

42

Hình 4.9. Phân Loại Khách Du Lịch Theo Lý Do Đi Du Lịch

42

Hình 4.10. Phân Loại Khách Du Lịch Theo Mục Đích

43

Hình 4.11. Phân Chia Khách Du Lịch Theo Các Hoạt Động Thay Thế

43

Hình 4.12. Đánh Giá Các Yếu Tố Du Lịch

44

Hình 4.13. Hình thức tìm kiếm thông tin du lịch

45

Hình 4.14. Tỷ Lệ Khách Du Lịch Cho Chuyến Đi Lần Sau.

45


Hình 4.15. Đường Cầu Du Lịch Măng Đen

54

 

vii


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Kết Quả Ước Lượng Mô Hình Hàm Cầu Du Lịch Măng Đen Dạng Tuyến
Tính

61

Phụ lục 2: Kết Quả Ước Lượng Mô Hình Hàm Cầu Du Lịch Măng Đen Dạng Log-Log
69
Phụ lục 3. Bảng Phỏng Vấn Du Khách

 

76

viii


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Sự cần thiết của đề tài:

Trong những năm gần đây thực hiện chủ trương của nhà nước về phát triển kinh
tế theo hướng thị trường, đa phương hóa, đa dạng hóa, ngành du lịch đã bắt đầu khởi
sắc. Nhiều khu du lịch đã bắt đầu phát triển suốt từ Bắc tới Nam từ khu vực ven biển
tới khu vực miền núi, đồng bào dân tộc. Nhiều khu di tích lịch sử, danh lam, thắng
cảnh, nhiều bãi cát ven biển dài trên 2.000 km, nhiều hòn đảo ngoài biển khơi, nhiều
khu vực có khí hậu mát mẻ, có cảnh quan tự nhiên đẹp đã được nhiều nhà đầu tư trong
và ngoài nước khai thác đưa ra thị trường các loại sản phẩm du lịch đa dạng, phong
phú có bản sắc.
Theo báo cáo tổng kết 45 năm phát triển du lịch, từ năm 1990 đến nay, lượng
khách du lịch luôn duy trì được mức tăng trưởng cao 2 con số (trung bình trên 20%
năm). Khách quốc tế tăng 11 lần từ 250.000 lượt khách (năm 1990) lên xấp xỉ 3 triệu
lượt khách ( năm 2004). Khách du lịch nội địa tăng 14,5 lần, từ 1triệu lượt (năm 1994)
lên đến 14,5 triệu lượt (năm 2004).
Trong năm 2007 cả nước đón 4,17 triệu lượt khách du lịch quốc tế trong đó du
lịch nghỉ ngơi 2.569.150 lượt, đến làm công việc 643.611 người, thăm người thân
603.847 người và các mục đích khác 354.956 người (theo tài liệu thống kê của ngành
Du lịch).
Năm 1990 thu nhập xã hội từ du lịch mới đạt 1.350 tỷ đồng, thì đến năm 2004
con số đó là 26.000 tỷ đồng, gấp 20 lần. Ước tính năm 2005, ngành du lịch đón được
khoảng 3,43 triệu lượt khách quốc tế, vượt chỉ tiêu kế hoạch 7% và tăng 11% so với
năm 2004. Thu nhập du lịch đạt khoảng 30.000 tỷ đồng.
Theo Quyết định số 97/2002/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2002 của Thủ
Tướng Chính Phủ phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001-2010 : phát


triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, trên cơ sở khai thác có hiệu quả về
lợi thế điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa lịch sử, huy động tối đa
nguồn lực trong nước và tranh thủ sự hợp tác, hỗ trợ quốc tế, góp phần thực hiện công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Từng bước đưa nước ta trở thành trung tâm du lịch
có tầm cỡ của khu vực, phấn đấu sau năm 2010 du lịch Việt Nam được xếp vào nhóm

quốc gia có ngành du lịch phát triển trong khu vực.
Với tinh thần đó, việc khai thác các khu vực có điều kiện thuận lợi để phát triển
du lịch như KonPlong là một yêu cầu cấp bách vừa góp phần thực hiện nghị quyết
97/2002/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính Phủ vừa mang lại hiệu quả phát triển kinh tế xã hội cao cho huyện Kon Plong nói riêng và tỉnh Kon Tum nói chung.
Vùng du lịch Măng Đen thuộc huyện Kon Plong một địa danh chưa phải nổi
tiếng trong và ngoài nước do thuộc vùng sâu, vùng xa của cả nước và của tỉnh Kon
Tum. Những nghiên cứu gần đây cho thấy khu vực Măng Đen-Kon Plong có những
điều kiện rất thuận lợi để phát triển cả một vùng du lịch sinh thái với nhiều sản phẩm
đa dạng và có bản sắc.
Xuất phát từ những yêu cầu thực tế trên nghiên cứu “Định giá trị khu du lịch
sinh thái tại Măng Đen –Kon Tum và phân tích ảnh hưởng của hoạt động du lịch đối
với người dân địa phương”, như một giải pháp phù hợp để vừa phát triển kinh tế, vừa
góp phần bảo tồn hệ sinh thái, cảnh quan tại khu vực nghiên cứu.
1.2. Mục tiêu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung:
Mục tiêu chung của đề tài là: Xác định giá trị khu du lịch sinh thái Măng ĐenKon Tum và phân tích ảnh hưởng của du lịch sinh thái đối với người dân địa phương.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể: Để đạt được mục tiêu chung, đề tài xác định một số mục tiêu
cụ thể sau:
-Tìm hiểu tình hình hoạt động và nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến cầu du
lịch của khách du lịch nội địa đến khu du lịch sinh thái Măng Đen
-Đánh giá trị khu du lịch sinh thái Măng Đen.
-Phân tích ảnh hưởng của du lịch sinh thái đối với hoạt động sinh kế của người
dân địa phương.

 

2


-Đề xuất một số biện pháp nhằm thúc đẩy đời sống sinh kế của người dân địa

phương.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi thời gian:
Đề tài được thực hiện trong vòng 3 tháng: từ tháng 3 năm 2009 đến tháng 6
năm 2009. Trong đó, tháng 3 năm 2009 là thời gian tiến hành điều tra, thu thập số liệu
thứ cấp và sơ cấp. Thời gian còn lại tiến hành nhập, xử lý số liệu, viết báo cáo và
chỉnh sửa.
1.3.2. Phạm vi không gian:
Việc tiến hành nghiên cứu, thu nhập số liệu thống kê, những thông tin về đặc
điểm kinh tế xã hội, việc phỏng vấn một cách ngẫu nhiên các du khách, các trưởng
thôn làng, khảo sát thực địa được thực hiện tại 2 xã DakLong và Mang Cành của
huyện KonPlong.
1.4. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là khách du lịch nội địa và cộng đồng dân cư tại địa
phương.
1.5. Cấu trúc đề tài:
Chương 1.Mở đầu:
Chương này bao gồm lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên
cứu và cấu trúc của luận văn.
Chương 2. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
Trong phần cơ sở lý luận sẽ đưa ra các định nghĩa, khái niệm, công thức có liên
quan đến vấn đề nghiên cứu, còn về phương pháp nghiên cứu sẽ trình bày các phương
pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài.
Chương 3.Nội dung và phương pháp nghiên cứu.
Trình bày một số phương pháp có liên quan đến“phương pháp chi phí du hành
TCM” trong tính toán giá trị khu du lịch và sử dụng năm nguồn tài chính hay nguồn
vốn để phân tích ảnh hưởng của du lịch sinh thái đến hoạt động sinh kế của người dân
địa phương. Đồng thời, còn trình bày về phần tổng quan, mô tả tổng quát về điều kiện
tự nhiên, vị trí địa lí, khí hậu, địa hình dân số…..và các vấn đề nghiên cứu có liên quan
của địa bàn nghiên cứu.

 

3


Chương 4: Kết quả và thảo luận.
Chương này trình bày chi tiết về kết quả đạt được của cuộc nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị.
Phần kết luận sẽ nêu lại kết quả nghiên cứu một cách ngắn gọn, ý nghĩa. Phần
này sẽ làm nền tảng cho việc đề xuất các kiến nghị, các giải pháp, các chính sách cần
thực hiện nhằm nâng cao khả thi của vấn đề.

 

4


CHƯƠNG 2
CƠ SƠ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Cơ sở lí luận
2.1.1. Một số khái niệm
Khái niệm về khu du lịch sinh thái
Hiện nay, có nhiều cách hiểu khác nhau về du lịch sinh thái. Gần đây Tổ chức du
lịch thế giới (WTO) và Chương trình môi trường Liên hiệp quốc (UNDP) đề ra các đặc
điểm sau đây của du lịch sinh thái:
• Tất cả các hình thức du lịch dựa vào tự nhiên, trong đó động cơ chủ yếu của
khách du lịch là quan sát và đánh giá tự nhiên cũng như các truyền thống văn
hóa từ các khu vực tự nhiên ấy.
• Nó chứa đựng tính chất giáo dục và giải thích.

• Thường tổ chức thành các nhóm nhỏ có cùng chuyên môn hay ở cùng một
nơi.
• Hạn chế ít nhất tác dụng tiêu cực đối với môi trường tự nhiên hay kinh tế - văn
hóa.
• Hỗ trợ việc bảo vệ môi trường tự nhiên.
Khái niệm về phát triển bền vững du lịch sinh thái.
Năm 1988, Tổ chức du lịch thế giới đưa ra khái niệm du lịch bền vững nhằm
mục đích quản lý tất cả các nguồn lợi làm thế nào để các nhu cầu kinh tế, xã hội và
thẩm mỹ thỏa mãn các yêu cầu văn hóa trong các quá trình sinh thái, đa dạng sinh học
và các hệ thống hỗ trợ sự sống.
Phát triển bền vững du lịch sinh thái được định nghĩa theo 2 cách:
“Các hình thức du lịch sinh thái đáp ứng nhu cầu hiện tại của du khách, ngành
du lịch và cộng đồng địa phương mà không ảnh hưởng đến khă năng đáp ứng nhu cầu
của thế hệ mai sau”.


“Du lịch sinh thái khả thi về kinh tế nhưng không phá hủy tài nguyên mà tương
lai của du lịch phụ thuộc vào đó, đặc biệt là môi trường tự nhiên và kết cấu xã hội của
cộng đồng”.
Khái niệm về khu du lịch.
Khu du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế về tài nguyên du
lịch tự nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của
khách du lịch, đem lại hiệu quả kinh tế và môi trường.
Khái niệm về khách du lịch
Khách du lịch gồm khách quốc tế và khách nội địa.
Hội nghị Liên Hợp Quốc về du lịch tại Roma (1963) thống nhất quan niệm về
khách du lịch quốc tế và nội địa, sau này được tổ chức Du Lịch Thế Giới (WTO)
chính thức thừa nhận:
Khách quốc tế
Bất kỳ một người nào đó đi ra khỏi nước người đó cư trú thường xuyên và

ngoài môi trường sống thường xuyên của họ với thời gian liên tục ít hơn 12 tháng với
mục đích của chuyến đi là không phải đến đó để được nhận thù lao hay nói cách khác
là không phải để kiếm sống
Khách trong nước
Bất kỳ một người nào đó đi ra khỏi môi trường sống thường xuyên của họ và
trong phạm vi nước sở tại với thời gian liên tục dưới 12 tháng và mục đích của chuyến
đi là không phải đến đó để dược nhận thù lao hay nói cách khác là không phải để kiếm
sống.
Theo pháp lệnh ở nứơc ta quy định:
Khách du lịch quốc tế là những người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở
nước ngoài vào Việt Nam du lịch và công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại
Việt Nam ra nước ngoài du lịch.
Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú tại Việt
Nam đi du lịch trong phạm vị lãnh thổ Việt Nam.
Sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của
khách du lịch trong chuyến đi du lịch. Các dịch vụ đó là : Dịch vụ tham quan, dịch vụ
vui chơi giải trí, dịch vụ lưu trú, dịch vụ mua bán, dịch vụ ăn uống, phương tiện vận
chuyển,…
 

6


Sản phẩm du lịch gồm những yếu tố hữu hình (hàng hóa) và những yếu tố vô
hình (dịch vụ) để cung cấp cho du khách hay có thể nói sản phẩm du lịch bao gồm các
hàng hóa, các dịch vụ và tiện nghi phục vụ khách du lịch.
Sản phẩm du lịch = tài nguyên du lịch +các dịch vụ và hàng hóa du lịch.
Các thể loại du lịch.
Việc phân loại các loại hình du lịch có ý nghĩa to lớn, cho phép chúng ta xác

định được vai trò của du lịch. Từ đó có thể xác định được cơ cấu khách hàng, mục tiêu
của điểm du lịch.
- Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ chuyến đi.
Du lịch quốc tế: là những chuyến du lịch mà nơi cư trú của khách du lịch và nơi
đến du lịch thuộc hai quốc gia khác nhau, khách du lịch đi qua biên giới và chi tiêu
ngoại tệ ở nơi đến du lịch.
Du lịch trong nước: là hình thức đi du lịch và cư trú của công dân trong 1 nước
đến địa phương khác ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình. Hay nói cách khác là
nơi đến du lịch và nơi cư trú của du khách ở trên cùng 1 quốc gia.
- Căn cứ theo mục đích chuyến đi.
Du lịch thiên nhiên: hấp dẫn những người thích tận hưởng bầu không khí ngoài
trời, thích thưởng thức cảnh đẹp và đời sống thực vật hoang dã.
Du lịch văn hóa: thu hút những người mà mối quan tâm của họ là truyền thống
lịch sử, phong tục tập quán, nền văn hóa nghệ thuật của nơi đến..
Du lịch xã hội: hấp dẫn những người thích tiếp xúc giao lưu với mọi người
xung quanh.
Du lịch hoat động: thu hút khách du lịch bằng một hoạt động được xác định
trước.
Du lịch giải trí: thu hút những người đến khu du lịch với mục đích chủ yếu là
thư giãn, hưởng thụ và tận hưởng kì nghĩ.
Du lịch thể thao: loại hình du lịch này chủ yếu thu hút những người trẻ tuổi,
ham mê vận động thể thao.
Du lịch chuyên đề: liên quan đến một ít người đi du lịch cùng với một mục đích
chung hoặc mối quan tâm đặc biệt nào đó của riêng họ ( Ví dụ: một nhóm sinh viên đi
tour du lịch thực tập)
 

7



Du lịch tôn giáo: nhóm người này đi du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu tín
ngưỡng. Họ đến nơi có ý nghĩa tâm linh hay vị trí tôn giáo được tôn kính.
Du lịch sức khỏe: những người này đi du lịch nhằm cải thiện tình trạng sức
khỏe, thư giãn tinh thần. Họ thường đến các khu an dưỡng, nghĩ mát ở các vùng núi
cao hoặc ven biển...
Du lịch dân tộc học: đặc trưng cho những người quay trở về nơi quê cha đất tổ
tìm hiểu lịch sử nguồn gốc quê hương.
- Căn cứ vào loại hình cư trú
Du lịch ở trong khách sạn: là loại hình du lịch phổ biến nhất. Ở đây tiện nghi,
chất lượng phục vụ tốt nhưng giá cả cao.
Du lịch trong nhà trọ: nhà trọ là những khách sạn nhỏ của tư nhân, giá cả tương
đối thích hợp với khách du lịch có thu nhập thấp.
Du lịch cắm trại: là loại hình du lịch được phát triển với nhịp độ cao, được giới
trẻ ưa chuộng. Đầu tư cho loại hình này không cao, chủ yếu sắm lều trại, bạt, gường
ghế thấp và các dụng cụ đơn giản rẻ tiền, khách tự thuê lều bạt, tự dựng.
- Căn cứ vào thời gian của chuyến đi
Du lịch ngắn ngày: chuyến đi thường vào cuối tuần, từ 1 đến 2 ngày trong phạm
vi gần.
Du lịch dài ngày: thường là các chuyến đi có thời gian từ 1 tuần đến 10 ngày trở
lên.
- Căn cứ vào các hình thức tổ chức
Du lịch theo đoàn: các thành viên tham dự đi theo đoàn, và thường có sự chuẩn
bị chương trình từ trước.
Du lịch cá nhân: là loại du lịch mà khách du lịch đi riêng lẻ một hoặc hai người
với những cách thức và mục đích khác nhau.
- Căn cứ vào lứa tuổi du khách
Du lịch của những người tuổi cao.
Du lịch của những người trung niên.
Du lịch của tầng lớp thanh niên.
Du lịch của tầng lớp thiếu niên và trẻ em.


 

8


Về mặt sinh học, tùy theo lứa tuổi, điều kiện sữ khỏe, tính hoạt động và khả
năng chịu đựng của lớp người này có sự khác biệt nên nhu cầu du lịch cũng khác nhau.
Về mặt khả năng chi trả có thể thấy đại đa số những người trung niên có khả
năng cao hơn. Thiếu niên và thanh niên còn phụ thuộc vào kinh tế gia đình nên khả
năng chi trả thấp, còn người cao tuổi tri trả ở mức trung bình.
-Căn cứ vào việc vào việc sử dụng các phương tiện giao thông
Du lịch bằng môtô- xe đạp: trong loại hình này xe đạp và môtô được làm
phương tiện đi lại cho du khách từ nơi ở đến điểm du lịch. Loại hình này thích hợp cho
các điểm du lịch gần gần nơi cư trú và được giới trẻ ưa chuộng.
Du lịch bằng xe hơi: là loại hình du lịch được phát triển phổ biến và rộng rãi
nhất, nó có nhiều tiện lợi là nhanh, có thể dừng lại ở bất kì điểm du lịch nào.
Du lịch bằng tàu hỏa: ngày nay do sự phát triển của ngành đường sắt, số khách
du lịch bằng tàu hỏa ngày càng đông. Lợi thế của tàu hỏa là tiện nghi, an toàn, nhanh,
đi được xa, vận chuyển được nhiều người.
Du lịch bằng tàu thủy: được phát triển ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là
những nước có bờ biển đẹp, có nhiều vịnh, nhiều đảo, nhiều hải cảng.....
Du lịch bằng máy bay: là loại hình du lịch có ưu thế nhanh, tiện nghi. Vì vậy
trong một thời gian ngắn du khách có thể đi được quãng đường xa hơn, giúp họ đi
được nhiều nơi hơn. Tuy nhiên giá cả loại này cao.
-Căn cứ vào phương thức hợp đồng
Chương trình du lịch trọn gói: là chương trình được doanh nghiệp kết hợp các
dịch vụ liên quan trong quá trình thực hiện chuyến đi du lịch thành một sản phẩm dịch
vụ tổng hợp chào bán theo một mức giá- giá trọn gói.
Chương trình du lịch toàn phần: là chương trình có mức giá chào bán tùy theo

số lượng các dịch vụ thành phần cơ bản.
2.1.2. Cầu du lịch
Khái niệm cầu du lịch
Cầu du lịch là một bộ phận nhu cầu xã hội có khả năng thanh toán về vật chất
và dịch vụ du lịch đảm bảo sự đi lại lưu trú tạm thời bên ngoài nơi ở thường xuyên của
họ nhằm mục đích nghỉ ngơi, giải trí, tìm hiểu văn hóa, chữa bệnh tham gia chương
trình đặc biệt và các mục đích khác.
 

9


Các yếu tố tác động đến cầu du lịch
-Yếu tố tự nhiên:
Với các yếu tố tự nhiên như: cảnh quan đẹp, khí hậu ôn hòa, bầu không khí mát
mẻ trong lành, hệ sinh thái động thực vật phong phú đa dạng được du khách ưa thích.
‐Yếu tố kinh tế:
Nền kinh tế phát triển sẽ là tiền đề cho sự tăng nhu cầu du lịch. Vì vậy một nơi
có nền kinh tế lạc hậu, kém phát triển, mặc dù tài nguyên rất phong phú nhưng du lịch
không thể phát triển được.
+Thu nhập: khi du lịch dân cư tăng sẽ dẫn đến cầu du lịch tăng và ngược lại.
+Giá cả hàng hóa: xu hướng chung là khi giá cả tăng thì đi du lịch sẽ giảm. Tuy
nhiên sự tác động này không phải lúc nào cũng vậy. Một số trường hợp đặc biệt mặc
dù giá cả hàng hóa du lịch tăng cao nhưng cầu du lịch vẫn tăng, ví dụ như du lịch chữa
bệnh.
+Tỉ giá trao đổi ngoại tệ: điều này ảnh hưởng nhiều đối với du khách nước
ngoài. Trong điều kiện giữ nguyên giá cả hàng hóa du lịch, khách du lịch sẽ quyết định
đi đến những nơi mà tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền nước họ với nơi đến du lịch cao
hơn.
+Cách mạng khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin và quá trình đô thị hóa: tác

động sâu sắc đến toàn bộ hoạt động kinh tế-xã hội trong đó có du lịch. Sự phổ biến của
thông tin và công nghệ truyền thông dẫn đến việc tiếp cận các thông tin về du lịch và
đặt chỗ trở nên đơn giản, nhanh chóng và rẻ. Vì vậy khi khoa học công nghệ phát triển
thì cầu du lịch cũng tăng theo.
+Giao thông vận tải:từ xưa, giao thông vận tải đã trở thành một trong những
nhân tố quan trọng cho sự phát triển của du lịch. Việc tổ chức vận tải phối hợp tốt sẽ
làm cho hoạt động du lịch trở nên tiện lợi như tiết kiệm được thời gian đi lại, cho phép
kéo dài thời gian ở lại nơi du lịch, khách du lịch cảm thấy thoải mái trên suốt chuyến
hành trình.
-Yếu tố văn hóa-xã hội và tài nguyên du lịch nhân văn.
+Bản sắc văn hóa và tài nguyên nhân văn.
Do lịch sử văn hóa từng vùng miền khác nhau đã hình thành cầu du lịch khác
nhau. Con người phát triển nhân cách một phần thông qua việc khám phá các nền văn
 

10


hóa và cá loại hình nghệ thuật. Do vậy, du lịch là một cách hữu hiệu, giúp con người
tìm hiểu, giao lưu với các nền văn hóa bên ngoài.
Tài nguyên nhân văn của nước ta phong phú với lịch sử hàng ngàn năm dựng
nước và giữ nước.
+Nhân tố xã hội:
Thời gian nhàn rỗi: thời gian nhàn rỗi của các cá nhân nhờ cải tiến năng suất lao
động và ứng dụng các công nghệ mới vào đời sống là một trong những yếu tố tác động
đến cầu du lịch. Thực tế cho thấy các chuyến đi du lịch đều được thực hiện trong thời
gian nhàn rỗi của mỗi con người. Hiện tượng đi du lịch sẽ tăng lên khi thời gian nhàn
rỗi của mọi người trong xã hội tăng lên. Yếu tố này tác động trực tiếp đến khả năng
kéo dài thời gian đi du lịch, nhất là loại hình du lịch cuối tuần.
Nghề nghiệp: tùy thuộc vào đặc thù mỗi nghề nghiệp mà con người phải di

chuyển thường xuyên từ nơi này đến nơi khác, chính điều này đã ảnh hưởng đến cầu
du lịch dịch chuyển.
Tình trạng tâm, sinh lý con người: tâm lý thư giãn, sảng khoái, sức khỏe tốt
thường nảy sinh nhu cầu du lịch. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp do buồn chán,
do tình hình sức khỏe mà khi có lời khuyên của bạn bè, người thân, đặc biệt là của bác
sĩ người ta dễ chấp nhận một chuyến đi để thư giãn, cân bằng, bình ổn trở lại hoặc
chữa bệnh. Do đó cả hai trạng thái tâm, sinh lý trên đều tác động đến nhu cầu du lịch.
Trình độ văn hóa cũng ảnh hưởng đến cầu du lịch. Khi trình độ học vấn càng
nâng cao thì nhu cầu đi du lịch càng tăng. Trình độ văn hóa của người dân ở khu du
lịch cao sẽ đảm bảo phục vụ khách du lịch một cách văn minh, làm hài lòng khách du
lịch. Trình độ dân trí thể hiện bằng các hành động, cách ứng cử cụ thể với môi trường
xung quanh, bằng thái độ của người dân đối với du khách. Nếu khách du lịch và dân
cư địa phương có những cách nhìn nhận có hiểu biết sẽ làm cho hoạt động du lịch tăng
thêm giá trị, ngược lại chính các hành vi thiếu văn hóa của họ có thể là nhân tố cản trở
sự phát triển của du lịch.
Thị hiếu và kỳ vọng: thị hiếu ảnh hưởng đến cầu, hướng sự ưu tiên tiêu dùng
vào hàng hóa, dịch vụ du lịch nào đó. Các kỳ vọng hay sự thay đổi của con người về
thu nhập, giá cả....làm cho nhu cầu du lịch thay đổi.

 

11


-Yếu tố chính trị.
Một nơi có nền an ninh chính trị không đảm bảo thì không thể thu hút khách du
lịch đến đây được. Ở những nơi có nền chính trị hòa bình thường thu hút đông đảo
khách du lịch vì khi đến nơi này khách du lịch cảm thấy yên tâm, sự an toàn được đảm
bảo, họ được tự do, thoải mái đi lại.
2.1.3. Cung du lịch

Khái niệm cung du lịch
Cung du lịch là khả năng cung cấp dịch vụ du lịch và hàng hóa du lịch (cả hàng
hóa vật chất và dịch vụ du lịch) mà người bán có khả năng và sẵn sàng bán ở những
mức giá khác nhau trong một thời gian và không gian xác định .
Khái niệm loại hình cung du lịch
Loại hình du lịch là tập hợp các sản phẩm du lịch của một vùng và của một
quốc gia có liên hệ mật thiết với nhau hoặc vì chúng thỏa mãn cùng một động cơ du
lịch, cùng diễn ra ở một loại điểm đến, được bán cho cùng một giới khách hàng, được
hình thành trên cơ sở cùng sử dụng chung một loại hình dịch vụ riêng lẻ hoặc đưa đến
khách du lịch theo một nghĩa như nhau.
2.1.4. Mối quan hệ giữa du lịch và môi trường.
Tác động của du lịch lên môi trường là những ảnh hưởng (tốt hay xấu) do hoạt
động phát triển du lịch gây ra cho mô trường, bao gồm các yếu tố môi trường tự nhiên
cũng như các yếu tố môi trường xã hội – nhân văn. Tác động của du lịch lên các yếu tố
sinh thái tự nhiên có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực.
Tác động tích cực
Bảo tồn thiên nhiên: du lịch góp phần khẳng định giá trị và góp phần khẳng
định giá trị vào việc bảo tồn các diện tích tự nhiên quan trọng, phát triển và mở rộng
mạng lưới các Khu Bảo Tồn và Vườn Quốc Gia.
Tăng cường chất lượng môi trường:du lịch có thể cung cấp những sáng kiến
cho việc làm sạch môi trường thông qua kiểm soát chất lượng không khí, nước, đất, ô
nhiễm tiếng ồn, rác thải và các vấn đề môi trường khác thông qua các chương trình
quy hoạch cảnh quan, thiết kế xây dựng và duy trì bảo dưỡng các công trình kiến trúc.
Đề cao môi trường: việc phát triển các cơ sở du lịch được thiết kế tốt có thể đề
cao các giá trị cảnh quan.
 

12



Cải thiện cơ sở hạ tầng:các cơ sở hạ tầng của địa phương như sân bay, đường
sá, hệ thống cấp thoát nước, xử lý chất thải, thông tin liên lạc có thể được cải thiện
thông qua hoạt động du lịch.
Tăng cường hiểu biết về môi trường của cộng đồng địa phương thông qua việc
trao đổi học tập với khách.
Tác động tiêu cực
Gây ô nhiễm nguồn nước: nếu như không có hệ thống thu gom rác thải cho
khách sạn, nhà hàng thì rác thải sẽ ngấm xuống bồn nước ngầm hoặc các thủy vực lân
cận (sông, hồ, biển) làm lan truyền các loại dịch bệnh như giun sán, đường ruột, bệnh
ngoài da, bệnh mắt hoặc làm ô nhiễm thủy vực gây hại cho cảnh quan và nuôi trồng
thủy sản.
Nước phục vụ nhu cầu du lịch chủ yếu là nước ngầm và tập trung chủ yếu ở
vùng ven biển, nơi có tới trên 70% các điểm du lịch trong toàn quốc. Vì vậy trong điều
kiện chưa có khả năng điều tra mở rộng các mô nước ngầm mới, việc tăng nhanh nhu
cầu nước sinh hoạt cho du lịch sẽ làm tăng mức độ suy thoái và ô nhiễm các nguồn
nước ngầm hiện đang khai thác, đặc biệt ở vùng ven biển do khả năng xâm nhập mặn
cao, khi áp lực các bể chứa giảm mạnh vì bị khai khác quá mức cho phép
Gây ô nhiễm không khí :tuy được coi là “ngành công nghiệp không khói”,
nhưng du lịch có thể gây ô nhiễm khí do chất phát thải do các phương tiện giao thông
và thiết bị. Nếu chỉ tính đến tác động của các thiết bị điều hòa nhiệt độ dùng trong hệ
thống khách sạn du lịch, thì lượng khí CFSs (loại khí thải chính ảnh hưởng đến tầng
ôzon của khí quyển) thải ra cũng có tác động không nhỏ đến môi trường khí. Vào mùa
du lịch, đặc biệt vào các ngày lễ hội, ngày nghỉ cuối tuần, lượng xe du lịch tập trung
chuyên chở khách đến các trung tâm đô thị du lịch đã gây ra tình trạng ách tắc giao
thông và làm tăng đáng kể lượng khí thải CO2 vào môi trường không khí.
Rác thải:vứt rác bừa bãi là vấn đề chung của mọi khu du lịch. Đây là nguyên
nhân gây mất cảnh quan, mất vệ sinh, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và nảy sinh
xung đột xã hội.
Ô nhiễm tiếng ồn: tiếng ồn từ các phương tiện giao thông và du khách có thể
gây phiền hà cho dân cư địa phương và cá du khách khác kể cả động vật hoang dại.


 

13


Ô nhiễm phong cảnh:ô nhiễm phong cảnh có thể gây ra do khách sạn nhà hàng
có kiến trúc xấu xí thô kệch, vật liệu ốp lát không phù hợp, bố trí các dịch vụ thiếu
khoa học, sử dụng quá nhiều phương tiện quảng cáo nhất là dây điện, cột điện tràn lan,
bảo dưỡng kém đối với các công trình xây dựng và cảnh quan. Phát triển du lịch hỗn
độn, pha tạp, lộn xộn là một trong những hoạt động gây suy thoái môi trường tệ hại
nhất.
Làm nhiễu loạn sinh thái: việc phát triển hoạt động du lịch thiếu kiểm soát
không hợp lý có thể tác động lên đất( xói mòn, trượt lở), làm biến động các nơi cư trú,
đe dọa các loài động thực vật hoang dại( tiếng ồn, săn bắt, cung ứng thịt thú rừng, thú
nhồi bông, côn trùng…). Xây dựng đường giao thông và khu cắm trại gây cản trở động
vật hoang dại di chuyển tìm mồi, kết đôi sinh sản, phá hoại rạn san hô do khai thác
mẫu vật, cá cảnh hoặc neo đậu tàu thuyền.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Giới thiệu một số phương pháp xác định giá trị du lịch giải trí
Giá trị tài nguyên du lịch không thể xác định thông qua việc trao đổi, mua bán
trên thị trường và cũng không có quan hệ mật thiết đối với các loại hàng hóa khác. Vì
vậy không thể dựa vào thị trường để xác đinh giá trị của một tài nguyên du lịch. Do đó
chúng ta tiến hành định giá giá trị kinh tế theo phương pháp dựa trên cơ sở bộc lộ sở
thích (các giá trị tài nguyên được suy ra từ thái độ của con người thực tế). Trong kinh
tế học môi trường có hai phương pháp đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới để xác
định giá trị của những loại hàng hóa không có giá thị trường, đó chính là phương pháp
chi phí du hành (TCM) và phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM).
a). Phương pháp chi phí du hành (TCM-Travel Cost Method)
TCM là một phương pháp lựa chọn ngầm, có thể dùng để ước lượng đường cầu

đối với hàng hóa tài nguyên sinh thái hoặc du lịch, từ đó đánh giá giá trị du lich hoặc
giá trị vui chơi giải trí của khu vực này. Giả thiết cơ bản của TCM rất đơn giản đó là
thời gian và chi phí mà một người bỏ ra để tham quan một địa điển hay chi phí du
hành phần nào phản ánh giá trị của nơi đó. Qua phỏng vấn khách du lịch, chúng ta có
thể tính toán chi phí du hành của họ và liên hệ đến số lần tham quan trong một năm.
Dùng kinh tế lượng để ước lượng mối quan hệ giữa chi phí du hành của họ và liên hệ
đến số lần tham quan. Mối quan hệ này phản ánh đường cầu dốc xuống thể hiện mối
 

14


quan hệ tỉ lệ nghịch giữa chi phí một lần tham quan và số lần tham quan, có nghĩa là
những người sống xa khu du lịch này sẽ có số lần tham quan ít hơn (chịu chi phí du
hành cao hơn), nhưng người sống gần khu du lịch sẽ có khuynh hướng đi tham quan
thường xuyên hơn (chi phí thấp). Các yếu tố khác ngoài chi phí du hành cũng có thể
ảnh hưởng đến mức độ thường xuyên khi đến tham quan một địa điểm như trình độ
học vấn, thu nhập, độ tuổi….
Chi phí du hành có thể được tính qua công thức sau:
Chi phí du hành =Chi phí đi lại + chi phí lưu trú tại chỗ du lịch (ăn uống, ở….)
Chi phí cở hội của thời gian.
Hình 2.1 Mối Tương Quan Giữa Số Lần Tham Quan và Chi Phí Tham Quan
Chi phí du hành

Số lần tham quan

Nguồn: Mô hình ước lượng
Đường cầu D biểu diễn toàn bộ tương quan giữa chi phí tham quan và số lấn
tham quan của các du khách được phỏng vấn. Sử dụng những thông tin này chúng ta
ứơc lượng được giá trị giải trí trung bình của du khách đối với địa điểm này. Nhân nó

với số lượng du khách hàng năm sẽ ước lượng được tổng giá trị giải trí hàng năm của
khu du lịch.
Ưu điểm và nhược điểm của TCM
-Ưu điểm:
TCM có kĩ thuật tương đối đơn giản dựa trên cơ sở một giả thiết hợp lí rằng giá
trị giải trí phải có liên quan đến chi phí du hành
Có lịch sử phát triển lâu dài.
-Khó khăn gặp phải
Trong thực tế có nhiều vấn đế nảy sinh đối vơi phương pháp này, cụ thể như
sau:
 

15


×