Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

NGHIÊN CỨU NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG VỀ NHÃN SINH THÁI ĐỐI VỚI HÀNG HÓA VIỆT NAM TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (926.3 KB, 74 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

NGHIÊN CỨU NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG
VỀ NHÃN SINH THÁI ĐỐI VỚI HÀNG HÓA VIỆT NAM
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

MAI THỊ THANH NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH VÀ THƯƠNG MẠI

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2009


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Nghiên cứu nhận thức
của người tiêu dùng về nhãn sinh thái đối với hàng hóa Việt Nam tại TP.Hồ Chí
Minh” do Mai Thị Thanh Nguyên, sinh viên khóa 31, ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thương Mại, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

Ths. Lê Thành Hưng
Người hướng dẫn,

Ngày.......... tháng …… năm 2009

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo
Ký tên


Ngày ……tháng……năm 2009

Thư ký hội đồng chấm báo cáo
Ký tên

Ngày……tháng…….năm 2009


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên, con xin chân thành cảm ơn cha mẹ đã tần tảo nuôi con ăn học đến
ngày hôm nay,cũng như trong suốt quá trình học tập cha mẹ đã luôn động viên và ủng
hộ con.
Em xin chân thành cám ơn quý Thầy Cô trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí
Minh, đặc biệt là các Thầy Cô trong Khoa Kinh Tế đã giảng dạy và truyền đạt cho em
những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường để em có thể tự tin
bước vào môi trường làm việc.
Em xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến Thầy Lê Thành Hưng, người đã đóng góp ý
kiến, giúp em định hướng đúng đắn về vấn đề, giúp em nhận ra những khuyết điểm
của mình trong kiến thức, và sửa những sai lầm dù là nhỏ để em có thể hoàn thành thật
tốt đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người đã giúp đỡ em rất nhiệt tình trong quá
trình điều tra,thu thập số liệu.
Cám ơn những người bạn đã luôn bên cạnh tôi trong những tháng năm sinh viên
để động viên,giúp đỡ tôi vượt qua nhiều khó khăn trong cuộc sống.
Cuối cùng xin được gửi lời tri ân sâu sắc,lời chúc sức khỏe đến tất cả mọi người
thân thương nhất của tôi.

Sinh viên
Mai Thị Thanh Nguyên



NỘI DUNG TÓM TẮT
MAI THỊ THANH NGUYÊN. Tháng 07 năm 2009. “Nghiên Cứu Nhận Thức
Của Người Tiêu Dùng Về Nhãn Sinh Thái Đối Với Hàng Hóa Việt Nam Tại
Thành Phố Hồ Chí Minh”.
MAI THI THANH NGUYEN. July, 2009. “Researching Awareness of
Consumers in Eco –labelling with VietNam’s Goods at Ho Chi Minh City”
Khóa luận tìm hiểu về nhận thức của người tiêu dùng tại TP.Hồ Chí về nhãn
sinh thái đối với hàng hóa, đồng thời còn tìm hiểu về những vấn đề cơ bản của nhãn
sinh thái trên thế giới, những vấn đề về môi trường trong và ngoài nước đang ở mức
báo động. Từ đó có thể đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao nhận thức của người
tiêu dùng về nhãn sinh thái và nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình này tại nước
ta.
Kết quả nghiên cứu cho thấy:
• Nhận thức của người tiêu dùng về nhãn sinh thái chưa cao
• Việc thực hiện nhãn sinh thái tại nước ta sẽ gặp nhiều khó khăn vì nhận
thức của người tiêu dùng chưa cao về vấn đề này và đây là một khái
niệm còn khá mới tại Việt Nam.
• Môi trường đang bị xuống cấp trầm trọng và việc thực hiện nhãn sinh
thái là cần thiết.
Từ đó, đề xuất giải pháp:
• Xây dựng mô hình nhãn sinh thái ở Việt Nam bao gồm quá trình xin cấp
nhãn sinh thái đến việc quản lý chương trình nhãn sinh thái tại nước ta.
• Nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về vấn đề nhãn sinh thái


MỤC LỤC

Trang
Danh mục các chữ viết tắt


viii

Danh mục các bảng

ix

Danh mục các hình

x

Danh mục phụ lục

xii

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu

2


1.3.1. Phạm vi không gian

2

1.3.2. Phạm vi thời gian

2

1.4. Cấu trúc khóa luận

2

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

4

2.1 Khái quát về quá trình hình thành nhãn sinh thái
2.1.1 Sự ra đời và phát triển của nhãn sinh thái
a. Quá trình ra đời và phát triển của nhãn sinh thái

4
4
4

b. Sự cần thiết của việc thực hiện xây dựng và quản lý
nhãn sinh thái trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

6


2.1.2. Những yêu cầu cơ bản về nhãn sinh thái cho sản phẩm đáp
ứng các tiêu chuẩn môi trường.

7

2.1.3. Mục đích của việc áp nhãn sinh thái

8

2.2 Tình hình ô nhiễm môi trường tại Việt Nam trong những năm gần đây 9
2.2.1. Sự ô nhiễm nguồn nước ngọt và môi trường biển thay đổi

9

2.2.2. Hiện tượng ô nhiễm không khí và ô nhiễm đất

10

2.2.3 Môi trường đô thị đang có chiều hướng xấu

11

2.3 Nền kinh tế Việt Nam trong năm gần đây
CHƯƠNG 3. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Cơ sở lí luận

13
16
16


v


3.1.1 Khái niệm nhãn sinh thái

16

3.1.2 Khái niệm nhãn hiệu hàng hóa

17

3.1.3 Khái niệm ô nhiễm môi trường

18

3.1.4 Khái niệm môi trường và luật môi trường

19

3.1.5. Hệ thống ISO14001 và quản lí chất lượng theo ISO 9000

19

3.1.6. Khái niệm hành vi người tiêu dùng và vấn đề nhận thức

24

3.2 Phương pháp nghiên cứu

28


3.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

28

a. Thu thập số liệu thứ cấp

28

b. Thu thập số liệu sơ cấp

28

3.2.2. Phương pháp xử lí số liệu

28

3.2.3. Phương pháp phân tích

28

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

29

4.1. Tổng quan về môi trường và chương trình nhãn sinh thái trên thế giới 29
4.1.1. Tình hình chung về môi trường của thế giới

29


4.1.2 Tình hình chung về việc thực hiện nhãn sinh thái trên thế giới 32
4.2 Kết quả của việc thực hiện nhãn sinh thái ở một số nước trên thế giới

33

4.2.1 Kết quả đạt được của chương trình nhãn sinh thái EU

33

4.2.2 Kết quả đạt được từ chương trình nhãn sinh thái của Mỹ

35

4.2.3 Kết quả từ chương trình Nhãn xanh của Thái Lan

36

4.3. Thực trạng việc xây dựng và áp dụng nhãn sinh thái tại Việt Nam

37

4.3.1 Thực trạng của vấn đề áp dụng các hệ thống quản lý tại một
số doanh nghiệp ở Việt Nam trong những năm qua

37

4.3.2 Sự cần thiết của việc áp dụng nhãn sinh thái tại
Việt Nam hiện nay

38


4.3.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ các chương trình
nhãn sinh thái trên thế giới

40

4.3.4 Quan điểm của các doanh nghiệp, các ngành về vấn đề
nhãn sinh thái

41

4.4. Đặc điểm của người tiêu dùng tại TP.HCM
4.4.1. Nghề nghiệp của người tiêu dùng
vi

42
42


4.4.2. Thu nhập

43

4.5. Nhận thức của người tiêu dùng

44

4.5.1. Nhận thức của người tiêu dùng đối với nhãn sinh thái

44


4.5.2. Lợi ích khi mua những sản phẩm có nhãn sinh thái

45

4.6. Các yếu tố tác động đến nhận thức và hành vi mua sản
phẩm có dán nhãn sinh thái

46

4.6.1. Mối quan tâm của người tiêu dùng đối với những sản
phẩm mang tính thân thiện với môi trường

46

4.6.2. Giá cả sản phẩm

47

4.6.3. Nguồn thông tin sản phẩm

48

4.6.4. Tiêu chí chọn lựa sản phẩm của người tiêu dùng

49

4.7. Kỳ vọng của người tiêu dùng đối với chương trình nhãn
sinh thái hàng hóa Việt Nam


51

4.8. Những thuận lợi và khó khăn khi Việt Nam áp dụng việc
dán nhãn sinh thái

52

4.8.1. Những thuận lợi khi Việt Nam áp dụng nhãn sinh thái

52

4.8.2. Những khó khăn khi áp dụng nhãn sinh thái tại Việt Nam
trong thời gian tới

53

4.9 Một số đề xuất để chương trình nhãn sinh thái được thực hiện có
hiệu quả hơn tại nước ta

54

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

58

5.1 Kết luận

58

5.2 Kiến nghị


58

5.2.1 Đối với chính phủ

59

5.2.2 Đối với doanh nghiệp

60

5.2.3 Đối với người tiêu dùng

60

TÀI LIỆU THAM KHẢO

61

PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CFC

Clorofluorocacbon


ĐTDĐ

Điện Thoại Di Động

ĐTNN

Đầu Tư Nước Ngoài

EU

Liên Minh Châu Âu

FAO

Tổ chức lương thực
và nông nghiệp Liên Hợp Quốc

GDP

Tổng Sản Phẩm Quốc Nội

GEN

Mạng Lưới Nhãn Sinh Thái Toàn Cầu

HTQLCL

Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng

IMF


Qũy Tiền Tệ Quốc Tế

ISO

Tổ Chức Tiêu Chuẩn Quốc Tế

LQH

Liên Hợp Quốc

NST

Nhãn sinh Thái

TBCSD

Hội Doanh Nghiệp Phát Triển Bền Vững

TCVN

Tiêu Chuẩn Việt Nam

TEI

Viện Môi Trường Thái Lan
Thái Lan

TISI


Viện Tiêu Chuẩn Công Nghiệp Thái Lan

TP.HCM

Thành Phố Hồ Chí Minh

VCCI

Phòng Thương Mại Và Công Nghiệp
Việt Nam

WB

Ngân Hàng Thế Giới

WIPO

Tổ Chức Sở Hữu Trí Tuệ Thế Giới

WTO

Tổ Chức Thương Mại Thế Giới

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 4.1. Nghề Nghiệp Của Người Tiêu Dùng Tại TP.HCM


42

Bảng 4.2. Thu Nhập Của Người Tiêu Dùng Tại TP.HCM

43

Bảng 4.3. Lợi Ích Khi Mua Những Sản Phẩm Có Dán Nhãn Sinh Thái

45

Bảng 4.4. Kênh Tham Khảo Thông Tin Của Người Tiêu Dùng

48

Bảng 4.5. Tiêu Chí Chọn Lựa Sản Phẩm Khi Mua Của Người Tiêu Dùng

50

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Các Loại Nhãn Sinh Thái Trên Thế Giới

6

Hình 4.1. Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Của Chương Trình Nhãn Sinh
Thái Châu Âu


33

Hình 4.2. Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Của Hội Đồng Con Dấu Xanh

35

Hình 4.3 Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Của Chương Trình Nhãn Xanh Thái Lan

36

Hình 4.4 Các Sản Phẩm Sinh Thái Mang Tính Thân Thiện Môi Trường

39

Hình 4.5. Biểu Đồ Nghề Nghiệp Của Người Tiêu Dùng Tại TP.HCM

43

Hình 4.6. Biểu Đồ Thu Nhập Của Người Tiêu Dùng Tại TP.HCM

44

Hình 4.7. Biểu Đồ Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Nhãn Sinh Thái

44

Hình 4.8. Biểu Đồ Thể Hiện Lợi Ích Khi Mua Sản Phẩm Có Nhãn Sinh Thái

46


Hình 4.9. Biểu Đồ Thể Hiện Sự Quan Tâm Của Người Tiêu Dùng Với
Các Sản Phẩm Được Dán Nhãn Sinh Thái

46

Hình 4.10. Biểu Đồ Thể Hiện Sự Chấp Nhận Giá Cả Đối Với Sản Phẩm Được
Dán Nhãn Sinh Thái Của Người Tiêu Dùng

47

Hình 4.11. Biểu Đồ Kênh Thông Tin Sản Phẩm Của Người Tiêu Dùng

48

Hình 4.12. Biểu Đồ Thể Hiện Kênh Phân Phối Hàng Hóa

49

Hình 4.13. Biểu Đồ Thể Hiện Các Tiêu Chí Mua Sản
Phẩm Của Người Tiêu Dùng

50

Hình 4.14. Biểu Đồ Thể Hiện Mức Tin Cậy Của Người Tiêu Dùng Về Chất
Lượng Sản Phẩm Do Cơ Quan Cấp

50

Hình 4.15. Biểu Đồ Thể Hiện Kỳ Vọng Của Người Tiêu Dùng Với Việc Dán

Nhãn Sinh Thái

51

Hình 4.16. Biểu Đồ Thể Hiện Kỳ Vọng Của Người Tiêu Dùng Khi Doanh
Nghiệp Đưa Sản Phẩm Có Dán Nhãn Sinh Thái Ra Thị Trường

51

Hình 4.17 Sơ Đồ Quá Trình Cấp Nhãn Sinh Thái Tại Nước Ta

54

Hình 4.18 Sơ Đồ Quy Trình Xin Cấp Giấy Chứng Nhận Nhãn Sinh Thái

55

Hình 4.19 Mô Hình Quản Lý Chương Trình Nhãn Sinh Thái Nước Ta

56

x


DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Bảng Câu Hỏi Điều Tra

xi



CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Mỗi ngày qua đi, tình trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta cũng như trên thế
giới ngày càng tăng cao và có chiều hướng trở nên nghiêm trọng hơn. Sự xuống cấp
trầm trọng của nước, không khí, sự thay đổi đột ngột của các điều kiện khí hậu, sự “vô
tư” thả khói đen, nước thải chưa qua xử lý của nhiều nhà máy, xí nghiệp đã làm môi
trường ngày càng xấu đi và là mối lo ngại đe dọa đời sống con người.Vấn đề về môi
trường đã trở thành mối quan tâm lớn cho nhiều quốc gia và cả Việt Nam bởi nó ảnh
hưởng rất nhiều đến sự tồn tại và phát triển của con người chúng ta.
Trải qua nhiều năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đang có những bước chuyển
biến tích cực. Song, đi đôi với sự tăng trưởng đó chính là hậu quả ô nhiễm môi trường
ngày càng trầm trọng. Vấn đề chính phủ đang quan tâm đó là làm sao vừa phát triển
kinh tế vừa giảm thiểu được những tác động xấu tới môi trường. Và nhãn sinh thái
chính là biện pháp hữu hiệu trong việc quản lý đó đồng thời cũng đem lại nhiều lợi ích
kinh tế khi mà các yếu tố về môi trường có thể bị lợi dụng làm rào cản kinh tế trong xu
thế toàn cầu hiện nay.
Là một khái niệm còn mới nhưng đầu năm 2009, nước ta bắt đầu áp dụng
chương trình nhãn sinh thái đối với một số hàng hóa và sẽ được nhân rộng ra toàn
quốc vào năm 2011. Nhưng để làm được điều này không chỉ có chính phủ mà cần có
sự đồng tình ủng hộ của doanh nghiệp và người tiêu dùng. Nhưng nhận thức của người
tiêu dùng về vấn đề nhãn sinh thái như thế nào và thái độ của họ với chương trình này
ra sao? Xuất phát từ những vấn đề trên mà tôi chọn đề tài: “ Nghiên Cứu Nhận Thức
Của Người Tiêu Dùng Về Nhãn Sinh Thái Đối Với Hàng Hóa Việt Nam Tại Thành
Phố Hồ Chí Minh”, từ đó giúp doanh nghiệp cũng như chính phủ hiểu rõ hơn sự nhận
biết của người tiêu dùng về vấn đề mới lạ này giúp cho chương trình nhãn sinh thái
thực hiện được tốt hơn.



1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của đề tài là tìm hiểu về nhãn sinh thái và nhận
thức của người tiêu dùng tại TP.HCM đối với vấn đề này. Từ đó, có thể đưa ra những
biện pháp để chương trình nhãn sinh thái ở Việt Nam được thực hiện tốt hơn.
Đề tài gồm những mục tiêu cụ thể sau:
-

Giới thiệu một số vấn đề cơ bản của nhãn sinh thái và một số chương trình
nhãn sinh thái đã được áp dụng trên thế giới thời gian qua.

-

Tìm hiểu về thực trạng của việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng với
hàng hóa Việt Nam thời gian qua

-

Đánh giá được thái độ, nhận thức và ý thức của người tiêu dùng nước ta đối
với nhãn sinh thái

-

Đề xuất một số ý kiến, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của
chương trình nhãn sinh thái tại Việt Nam.

1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Phạm vi về không gian
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh,
tiến hành điều tra bảng câu hỏi đối với người tiêu dùng.
1.3.2. Phạm vi về thời gian

-

Từ ngày 2/3/2009 đến 16/5 /2009
Vì thời gian thực hiện đề tài ngắn, kiến thức cũng như lý luận và thực tiễn còn

hạn chế, bài luận văn này chắc hẳn còn nhiều thiếu sót. Tôi rất mong được sự đóng
góp từ phía Quý Thầy Cô và tất cả những ai đọc luận văn này.
1.4. Cấu trúc khóa luận
Chương 1. Mở Đầu: đề cập đến lí do chọn đề tài, mục tiêu đề tài, đối tượng và
phạm vi nghiên cứu của đề tài trong quá trình thực hiện.
Chương 2. Tổng Quan: giới thiệu tổng quan về nhãn sinh thái, các vấn đề cấp
thiết của môi trường hiện nay ở nước ta và vấn đề kinh tế của cả nước.

2


Chương 3. Cơ Sở Lí Luận và Phương Pháp Nghiên Cứu: đề cập đến cơ sở lí
luận về môi trường, hệ thống quản lý chất lượng, nhãn hiệu hàng hóa và hành vi người
tiêu dùng và sử dụng phương pháp phân tích định tính và định lượng để phân tích.
Chương 4. Kết Quả Nghiên Cứu Và Thảo Luận: phân tích kết quả đạt được về
chương trình nhãn sinh thái của các nước trên thế giới, những bài học rút ra được từ
các chương trình đó cho nước ta, đồng thời đánh giá được nhận biết của người tiêu
dùng về nhãn sinh thái và ý thức về việc bảo vệ môi trường của họ, đánh giá được
nhận thức của doanh nghiệp về nhãn sinh thái và đề xuất một số mô hình quản lí nhãn
sinh thái ở nước ta.
Chương 5. Kết Luận Và Kiến Nghị: trình bày ngắn gọn những kết quả từ
chương 4 và đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn để chương trình
nhãn sinh thái sẽ thực hiện được hiệu quả hơn.

3



CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1 Khái quát về quá trình hình thành nhãn sinh thái
2.1.1 Sự ra đời và phát triển của nhãn sinh thái
a. Quá trình ra đời và phát triển của nhãn sinh thái.
Ngày nay, vấn đề về môi trường đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của thế
giới và cả cộng đồng con người đang sinh sống. Tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng
đi cùng với nhiều nhà máy xí nghiệp tranh nhau mọc lên đã làm cho môi trường càng ô
nhiễm trầm trọng. Khói bụi, nước thải chưa qua xử lí của các xí nghiệp đã ảnh hưởng
nghiêm trọng đến tình hình sức khỏe con người và còn nhiều hệ lụy khác liên quan đến
sự ô nhiễm từ các nhà máy xí nghiệp.
Đứng trước thực tế đó, con người đã tìm cách để hạn chế những tác động tiêu
cực đó bằng cách sử dụng những sản phẩm có khả năng ít gây hại đến môi trường. Họ
mua những sản phẩm như: xăng không pha chì, bình xịt không có khí CFC gây hại
cho tầng ozon…Những điều này đã tác động đến các doanh nghiệp, nhà sản xuất đòi
hỏi họ phải thay đổi phương thức kinh doanh để đáp ứng nhu cầu của khách hàng bởi
thành công của doanh nghiệp là “bán cái thị trường cần chứ không phải bán cái mình
có”. Việc quảng cáo, tung ra thị trường những sản phẩm có mẫu mã bao bì, nhãn hiệu
mang tính thân thiện với môi trường và được kiểm nghiệm bởi một nước thứ ba đã làm
cho uy tín của doanh nghiệp nâng lên tầm cao mới. Các nước trên thế giới đã thành lập
các chương trình chuyên cấp nhãn như vậy, từ đó chương trình nhãn sinh thái ra đời.
Năm 1978, ở Đức bắt đầu chương trình nhãn sinh thái có tên gọi là “Thiên thần
xanh” cho những sản phẩm đã được lựa chọn. Kể từ đó, hơn 40 quốc gia chấp nhận và
tổ chức các chương trình tương tự về nhãn sinh thái.
Năm 1988, chương trình “Biểu trưng sinh thái” được ra đời ở Canada. Chính
phủ nước này đã lựa chọn những loại sản phẩm được xây dựng bởi các tiêu chuẩn của
ngành công nghiệp, các cơ quan chính phủ và các tổ chức môi trường. Tiêu chuẩn



được xây dựng đảm bảo cho môi trường ít bị gây hại ở mức tối thiểu. Các sản phẩm có
“Biểu trưng sinh thái” phải đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn mà chương trình đặt ra.
Năm 1989, chương trình tương tự cũng được thực hiện với tên gọi “Con dấu xanh”.
Chương trình này do một tổ chức độc lập, phi lợi nhuận thiết kế theo chương trình
nhãn sinh thái của Canada .
Năm 1992, chương trình nhãn sinh thái của Liên Minh Châu Âu được thành lập từ
chiến lược “thúc đẩy việc sản xuất và tiêu dùng bền vững” nhằm khuyến khích nhãn
môi trường và đáp ứng việc triển khai dán nhãn quốc gia. Kế hoạch này đã đưa ra biểu
tượng bông hoa cho các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ thân thiện môi trường hơn so
với những sản phẩm cùng loại có cùng chức năng. Trong kế hoạch của EU, các sản
phẩm được cấp nhãn sinh thái có thể đảm bảo với người tiêu dùng về loại sản phẩm
hàng hoá đã được các thành viên thứ 3 độc lập kiểm tra. Hai loại sản phẩm đầu tiên
được thí điểm là giấy mỏng và chất phụ gia cho đất.
Nhãn bông hoa có lợi thế ở khắp châu Âu. Nó có hiệu lực ở 25 quốc gia thành viên
của EU, cũng như ở các nước Na Uy, Iceland và Liechtenstein. Điều này cho phép các
nhà sản xuất tạo ra sản phẩm, hàng hoá với đặc tính chung, thực hiện kế hoạch thích
hợp và khuyến khích thị trường. Các sản phẩm mang nhãn sinh thái EU có khả năng
thu hút hơn 450 triệu người tiêu dùng - một con số khổng lồ đã làm tăng nhu cầu thị
trường.
Trước tình hình nhãn sinh thái ngày càng mở rộng ở các nước phát triển thì tại
các nước đang phát triển cũng xây dựng chương trình nhãn sinh thái cho riêng mình
như : nhãn xanh ở Singapore và Thái Lan, “dấu ấn sinh thái” ở Ấn Độ ….Chương
trình “Nhãn xanh” ở Singapore bắt đầu hồi tháng 5 năm 1992 và hiện nay đã có 21 sản
phẩm được cấp nhãn.
(Nguồn: Nguyễn Hữu Khải, Nhãn sinh thái đối với hàng hóa xuất khẩu và tiêu dùng
nội địa, 2005)
Ở Thụy Điển, có 672 giấy phép cho nhãn Thiên nga. Hiện nay nhãn này được
coi là tốt nhất đối với người tiêu dùng. Theo nghiên cứu tại đây cho thấy, khoảng 2/3
số người dân ở các nước Bắc Âu biết đến nhãn Thiên nga và 77% người dân Thụy

5


Điển tin rằng các sản phẩm mang nhãn hiệu này là đáng tin cậy. (Nguồn: 2005/Số
23/Quản lý môi trường)
Hình 2.1 : Các Loại Nhãn Sinh Thái Trên Thế Giới

NST Phần Lan

NST Thái Lan

NST Đức

b. Sự cần thiết của việc thực hiện xây dựng và quản lý nhãn sinh thái trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, việc mở rộng quan hệ kinh tế là điều mà
tất cả các quốc gia phải thực hiện. Một quốc gia không thể có đầy đủ các điều kiện để
phục vụ cho nhu cầu trong nước mà phải nhập khẩu những mặt hàng trong nước chưa
có, xuất khẩu những mặt hàng dư thừa. Bên cạnh đó, các tổ chức quốc tế như WTO
luôn tạo điều kiện để phát triển nền kinh tế thương mại cho các nước, xóa bỏ dần
những rào cản thuế quan, đã làm cho khối lượng luân chuyển hàng hóa giữa nhiều
quốc gia tăng lên đáng kể. Hàng rào thuế quan được xóa bỏ là cơ hội để việc trao đổi
hàng hóa dễ dàng, đáp ứng được tất cả các nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài nước.
6


Ngày nay, có rất nhiều các tổ chức khu vực, quốc tế, những hiệp định song phương, đa
phương về thương mại đã được kí kết, đã góp phần thúc đẩy các hợp tác thương mại
trên toàn thế giới phát triển. Không một quốc gia nào lại nằm ngoài ảnh hưởng của xu
thế hội nhập. Việc áp dụng nhãn sinh thái đã trở thành vấn đề quan trọng vì trên hết

đây là chủ đề mà đến nay vẫn thường xuyên được đưa ra thảo luận tại các diễn đàn
WTO,WB…..
Một thực tế không thể phủ nhận đó là ý thức người tiêu dùng ngày càng được
nâng cao. Sản phẩm mà họ mua phải đảm bảo yêu cầu chất lượng, đảm bảo sức khỏe
và ít tác hại đến môi trường. Đây là điều kiện thuận lợi cho chương trình nhãn sinh
thái ngày càng được nhân rộng và phổ biến hơn nữa. Cùng với sự cạnh tranh toàn cầu
ngày càng gay gắt, các yếu tố môi trường đang có nguy cơ bị lợi dụng để làm các rào
cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế. Như vậy do tác động của xu thế toàn cầu mà
nhãn sinh thái đã trở thành tiêu chuẩn bắt buộc, thống nhất, tất yếu mà các quốc gia
phải thực hiện.
2.1.2. Những yêu cầu cơ bản về nhãn sinh thái cho sản phẩm đáp ứng các tiêu
chuẩn môi trường
Nhãn sinh thái có vai trò quan trọng là chuyển tải thông tin cho người tiêu dùng
biết. Do đó, nhãn sinh thái phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau:
• Nhãn sinh thái không được gây ra sự hiểu nhầm hoặc khó hiểu. Do đó, cần phải
thiết kế nhãn sao cho đơn giản, phản ánh đúng và rõ ràng về nội dung đã công
bố. Ví dụ như, một nhãn sinh thái thể hiện nội dung “có thể tái chế” thì việc
thiết kế nhãn là hình vòng tròn của 3 mũi tên nối tiếp nhau để biểu thị khả năng
tái chế. Việc thiết kế nhãn sinh thái đơn giản như vậy sẽ ít gây hiểu nhầm hơn,
người tiêu dùng có thể thấy được khả năng tái chế của chúng.
• Nhãn sinh thái phải tạo ra được sự cải thiện môi trường liên tục dựa trên định
hướng đã đề ra. Vì ưu thế của những hàng hóa được dán nhãn sinh thái sẽ có sự
cạnh tranh so với các sản phẩm khác về việc cải thiện môi trường, nếu như việc
đánh giá này chỉ mang giá trị danh nghĩa mà không đem lại lợi ích cho môi
trường thì ưu thế của nhãn sinh thái sẽ suy giảm.
• Nhãn sinh thái phải phản ánh chính xác, trung thực về sản phẩm. Bởi vì nhãn
sinh thái chỉ thật sự tồn tại khi mà nó có được sự tín nhiệm của người tiêu dùng,
7



nếu phản ánh không đúng về những lợi ích môi trường của sản phẩm thì nhãn
sinh thái sẽ mau chóng bị tẩy chay.
• Nhãn sinh thái có thể so sánh được. Hai loại nhãn sinh thái khác nhau có thể so
sánh với nhau dựa trên những tiêu chí đã xây dựng như khả năng tái chế là bao
nhiêu phần trăm, hàm lượng tái chế nhiều hay ít,….
• Nhãn sinh thái không được tạo ra những rào cản đối với hoạt động thương mại.
Bởi vì quy trình chấp nhận thủ tục phương pháp và chứng nhận đặt ra ở mỗi
nước sẽ khác nhau nên sẽ dẫn đến việc khác nhau về tiêu chuẩn, do đó cần có
sự thừa nhận lẫn nhau của nhãn sinh thái ở 1 khía cạnh nào đó để giảm bớt sự
khác biệt này.
(Nguồn: Nguyễn Hữu Khải, Nhãn sinh thái đối với hàng hóa xuất khẩu và tiêu
dùng nội địa, 2005)
2.1.3. Mục đích của việc áp nhãn sinh thái
Tại Việt Nam, trong chiến lược bảo vệ môi trường đến năm 2010 và định hướng
đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, phấn đấu đến năm 2020,
100% sản phẩm hàng hoá xuất khẩu (có nhu cầu) và 50% hàng hoá tiêu dùng nội địa
(thuộc đối tượng cấp nhãn) của Việt Nam sẽ đựơc ghi nhãn sinh thái theo tiêu chuẩn
ISO 14024. (Nguồn: VietNamNet.vn). Như vậy, mục đích áp dụng nhãn sinh thái tại
Việt Nam cũng như các quốc gia trên thế giới là:
• Khuyến khích ngành công nghiệp đẩy mạnh việc thiết kế, sản xuất, tiếp thị và
sử dụng các sản phẩm làm giảm tác động môi trường
• Cung cấp cho người tiêu dùng thông tin đầy đủ về tác động môi trường của sản
phẩm, sản phẩm không gây hại hay an toàn cho người lao động hoặc là ảnh
hưởng đáng kể tới chất liệu tạo ra sản phẩm phù hợp cho việc sử dụng.
• Nâng cao thương hiệu của sản phẩm hoặc dịch vụ
• Tăng doanh thu của sản phẩm hoặc dịch vụ
• Khuyến khích các nhà sản xuất giải thích về tác động môi trường của sản phẩm,
kể cả các công ty cung cấp nguyên liệu cho các nhà sản xuất, đảm bảo các tác
động môi trường của sản phẩm đó phải tuân theo tiêu chuẩn ISO 14.000
• Nâng cao nhận thức môi trường cho người tiêu dùng

• Góp phần bảo vệ môi trường
8


Vì thế, khi người tiêu dùng nhìn thấy nhãn được dán trên sản phẩm thì họ hiểu rằng
những sản phẩm này đã được đánh giá cẩn thận và ít gây tác động môi trường hơn các
sản phẩm cùng loại chưa có nhãn. Do đó, việc áp dụng nhãn sinh thái là nhằm khuyến
khích việc tiêu thụ sản phẩm ít gây ra huỷ hoại môi trường và các hoạt động kinh
doanh mới. Tạo cơ hội cho việc đầu tư kinh doanh tốt cho phép phát triển các thị
trường thích hợp và nâng cao hình ảnh của các doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp nắm
bắt được xu hướng tác động tới thị trường của họ trong kinh doanh. Còn người tiêu
dùng được cung cấp nhiều thông tin hơn về tác động môi trường có thể gây ra do sự
lựa chọn của họ.
2.2. Tình hình ô nhiễm môi trường tại Việt Nam trong những năm gần đây
2.2.1. Sự ô nhiễm nguồn nước ngọt và môi trường biển thay đổi
Việt Nam là một trong những quốc gia có nguồn nước phong phú trên thế giới.
Tài nguyên này có thể đáp ứng được nhiều nhu cầu phát triển công nghiệp, nông
nghiệp. Nước ta có hệ thống sông ngòi dày đặc với 2360 con sông có chiều dài lớn
hơn 10km. Tất cả các sông chảy trên lãnh thổ Việt Nam cung cấp một nguồn dự trữ
nước dồi dào là 255 tỷ mét khối một năm. Tài nguyên nước dưới đất có tiềm năng khai
thác được trên cả nước ước tính khoảng 60 tỷ mét khối mỗi năm. Tuy nhiên, nguồn
nước ngọt hiện đang thiếu nghiêm trọng. Ở nước ta, tại các thành phố lớn, lượng nước
sinh hoạt cấp cho mỗi người trên ngày vào năm 2005 chỉ khoảng 100-150 lít, ít hơn so
với các nước công nghiệp. Cùng với sự khan hiếm về nước ngọt, nhu cầu về nước
ngày càng tăng nhanh. Theo tài liệu nghiên cứu của Viện Quy Hoạch Thủy Lợi thì
năm 2010 dự báo tăng 14% tổng lượng nước sử dụng, năm 2020 thì tăng lên 25%.
Việc thiếu nước ngọt sử dụng đã trở nên nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, một thực tế
đáng báo động hơn là chất lượng nước ngày càng giảm và gây ảnh hưởng đến sức
khỏe con người nhiều hơn bao giờ hết. Nước thải bẩn đổ vào sông, chất thải từ giết mổ
thường chảy xuống ao, cũng như mọi loại chất thải sinh hoạt khác. Sông đưa ô nhiễm

đi, lượng nước thải từ bệnh viện, nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt …đang
làm ô nhiễm mạch nước ngầm ở nhiều nơi trên cả nước. Điều đáng nói ở đây là qua
nguồn nước sẽ lây lan nhiều căn bệnh nguy hiểm cho con người. Nước thải công
nghiệp, nước rỉ từ các bãi chôn lấp rác ngấm xuống đất và xâm nhập vào tầng chứa
9


nước dưới đất gây ô nhiễm kim loại trong mặt nước ngầm. Theo kết quả điều tra cho
thấy, hiện tại trên các hạ nguồn của sông đang bị ô nhiễm nặng do các cơ sở sản xuất
công nghiệp và đặc biệt nguy cơ ô nhiễm tăng cao trong mùa khô khi lưu lượng nước
đổ về các sông giảm. Bên cạnh đó, hiện tượng khai thác quá mức và không có quy
hoạch đã làm cho mực nước dưới đất bị hạ thấp. Nước dưới đất bị ô nhiễm do rác thải,
chôn lấp gia cầm bị bệnh không đúng cách. Chính điều này đã làm tăng nguy cơ gây
bệnh cho con người.
Việt Nam có bờ biển dài hơn 3260 km, dọc chiều dài đất nước, đa dạng với
nhiều loại sinh vật biển và nhiều loại cá phong phú. Những lợi ích mà biển mang lại
cho con người rất lớn như là nguồn cung cấp thức ăn cho con người, khai thác được
nhiềm tiềm năng kinh tế từ biển, đem về nguồn lợi cho quốc gia. Tuy nhiên, nguy cơ ô
nhiễm biển đang ngày càng biểu hiện rõ nét bởi hoạt động của con người. Việc gia
tăng dân số đã kéo theo hàng loạt các hoạt động sản xuất khai thác nuôi trồng thủy sản,
du lịch….thải ra biển khối lượng chất thải ngày càng tăng. Thêm vào đó, trong những
năm gần đây, các khu công nghiệp tập trung ven biển và phát triển mở rộng ngày càng
nhiều song song với sự phát triển đó chính là lượng chất thải ra biển chưa qua xử lí
cũng nhiều vô kể. Việc gia tăng hoạt động khai thác thủy sản cũng là nguy cơ gây ô
nhiễm biển lớn. Bởi môi trường biển sẽ bị ô nhiễm từ các chất thải của tàu đánh bắt hải
sản. Năm 2004, sản lượng dầu thô khai thác tăng mạnh đã làm gia tăng chất thải đổ
vào môi trường biển như bùn,…gây tác động xấu cho nước biển. Thêm vào đó, hoạt
động giao thông vận tải biển cũng đã góp phần làm cho môi trường biển ngày càng
trầm trọng bởi lượng chất thải rắn và lỏng từ các cơ sở đóng tàu thải ra.
2.2.2. Hiện tượng ô nhiễm không khí và ô nhiễm đất

Việt Nam có diện tích đất tự nhiên là 32.941.456 ha với 3/4lãnh thổ là vùng đồi
núi trung du, phần đất liền là 31.2 triệu ha chiếm 94.5 diện tích đất tự nhiên. Nhưng
hiện nay môi trường đất đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Hàng năm, đất phải bị tác
động bởi chất hóa học có trong phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Thêm vào đó đất
càng ngày càng gánh chịu một lượng chất thải khổng lồ từ các hoạt động công nghiệp.
Như tại cụm công nghiệp Phước Long hàm lượng Cr cao gấp 15 lần so với tiêu
chuẩn, Cd cao từ 1.5 đến 5 lần, As cao hơn tiêu chuẩn 1.3 lần. Những vấn đề trên sẽ
dẫn đến việc đất ngày càng bị suy thoái trầm trọng hơn. Do đặc điểm điều kiện tự
10


nhiên của nước ta ¾ là diện tích đồi núi nên có độ dốc lớn, dẫn đến hiện tượng xói
mòn, rửa trôi xạt lỡ đất làm mất chất dinh dưỡng của đất và làm tăng thêm diện tích
đất hoang mạc hóa. Sự suy thoái đất sẽ dẫn đến giảm năng suất cây trông vật nuôi,
giảm đa dạng sinh học. Đồng thời, sự tích tụ các chất kim loại nặng trong đất sẽ gián
tiếp gây hại đến sức khỏe con người.
Hiện nay, chất lượng không khí tại nước ta đang ngày càng suy giảm. Tình
trạng ô nhiễm này chủ yếu là bởi bụi lơ lửng, PM10, tiếng ồn, SO2, CO, hơi xăng dầu,
chì,…trong đó đặc biệt chú ý là vấn đề ô nhiễm bụi. Môi trường không khí xung quanh
của hầu hết các khu vực trong thành phố đều bị ô nhiễm bụi, đặc biệt là tại các công
trường xây dựng, các nút giao thông, các khu công nghiệp. Trong thời gian qua, số
lượng các phương tiện giao thông vận tải tăng nhanh, khí thải từ các phương tiện này
cũng tăng theo, đặc biệt đối với các đô thị lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội,
Đà Nẵng, Hải Phòng. Ô nhiễm không khí ở đô thị do giao thông vận tải gây ra chiếm
khoảng 70%, còn lượng thải các chất ô nhiễm từ hoạt động công nghiệp, thủ công
nghiệp, xây dựng và sinh hoạt đô thị chỉ chiếm tỷ lệ 10% đến 30%. (Nguồn:Đại Học
Xây Dựng Hà Nội). Bên cạnh đó, không khí bị ô nhiễm cũng là do lượng SO2 thải ra
từ các xí nghiệp, nhà máy các hoạt động thủ công nghiệp chiếm khoảng 95%, ống xả
của xe cộ khoảng 1-2% và từ sinh hoạt đô thị chỉ chiếm dưới 1%.
2.2.3. Môi trường đô thị đang có chiều hướng xấu

Cả nước ta hiện nay có khoảng trên 600 đô thị lớn nhỏ, là những trung tâm kinh
tế quan trọng nhưng đồng thời lại là nơi nảy sinh nhiều vấn đề về môi trường ô nhiễm
nhiều nhất.
Môi trường không khí xung quanh khu đô thị đều bị ô nhiễm bụi là hầu hết, đặc
biệt là tại các nút giao thông. Theo TCVN 5938-2005 thì nồng độ bụi PM10 trong
không khí là 150 microgram trên mét khối trung bình 24h. Nhưng tại các đô thị lớn
như: thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội thì nồng độ PM10 luôn vượt ngưỡng cho phép.
Theo chi cục Bảo vệ môi trường thành phố Hồ Chí Minh, nồng độ bụi luôn ở tỉ lệ
100% giá trị không đạt. Tỉ lệ bụi trung bình của thành phố từ 0,37 - 0,68 mg/m3, vượt
tiêu chuẩn cho phép từ 1,5 - 2,5 lần. Ngã tư An Sương vẫn là điểm nóng của tình trạng
ô nhiễm khói bụi, do nơi đây là nút giao thương hàng hóa quan trọng của thành phố lại
nằm gần các khu công nghiệp, khu chế xuất. Ở khu vực phía đông thành phố, trên xa
11


lộ Hà Nội, đoạn từ cầu Rạch Chiếc đến ngã tư Thủ Đức, nồng độ bụi trung bình trong
không khí luôn vượt chuẩn cho phép từ 5 - 8 lần. Bên cạnh đó, nồng độ NO2 trung
bình ở thành phố cao từ 2 - 3 lần tiêu chuẩn cho phép. Theo thống kê từ Sở Tài nguyên
- Môi trường, lượng khí thải không đạt chuẩn cho phép ở Thành phố Hồ Chí Minh
chiếm tới 80% khối lượng không khí.
Ở hầu hết các đô thị, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt chiếm 60-70% tổng
lượng chất thải rắn đô thị. Năm 2004, tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt bình quân từ 0.9 đến
1.2kg/người/ngày ở các thành phố lớn và 0.5-0.65kg/người/ngày tại các đô thị nhỏ.
Theo kết quả nghiên cứu của Bộ Xây Dựng năm 2005 thì tổng lượng rác thải sinh hoạt
phát sinh từ các đô thị có xu hướng tăng đều, trung bình từ 10-16% mỗi năm. Hầu hết,
chất thải nguy hại chủ yếu phát sinh từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, làng
nghề và y tế. Lượng chất thải y tế phát sinh cần xử lí là khoảng 34 tấn/ngày đêm trong
toàn quốc. Việc xử lý chất thải rắn đến nay vẫn là đổ vào các bãi lộ thiên, không có kĩ
thuật ngăn mùi nên gây ô nhiễm cho không khí, đất và nước rất nhiều. Đáng báo động
là hiện nay tình trạng ô nhiễm trong các thành phố lớn là do ý thức của người dân

trong việc giữ gìn vệ sinh chung cho thành phố. Rác sinh hoạt, chuột chết, thức ăn thừa
đều bị vứt ra đường. Xe cộ nhiều gây nên khói bụi mịt mù từ sáng đến tối, tình trạng
đào bới đường sá, cơi nới nhà cửa đã biến cả thành phố cứ như một công trường khổng
lồ đang thi công. Chính tình trạng tự đào bới, xây cất vô tổ chức đã gây nên tình trạng
chôn lấp các sông rạch, làm tắc nghẽn hệ thống thoát nước sinh hoạt của thành phố
dẫn đến úng ngập mỗi khi trời đổ mưa. Thêm vào đó, hiện nay Việt Nam cũng đang
phải đối mặt với xu hướng chuyển dịch chất thải công nghiệp từ một số nước có nền
kinh tế phát triển, nguy cơ biến nước ta trở thành một bãi thải công nghiệp của thế
giới. Thực tế cho thấy, tình trạng nhập khẩu núp dưới hình thức nhập khẩu phế liệu để
làm nguyên liệu sản xuất, hàng đã qua sử dụng để bán lại trong nước …đang diễn ra
ngày càng phức tạp và tăng nhanh về số lượng.
Như vậy, tình hình môi trường Việt Nam đang bị ô nhiễm nặng và nguyên
nhân chủ yếu là do các nhà máy, xí nghiệp. Điều này cho thấy, việc thực hiện chương
trình nhãn sinh thái là cần thiết vì lợi ích mà chương trình mang lại rất lớn, vừa bảo vệ
môi trường vừa tăng khả năng cạnh tranh với hàng hóa của nước ngoài trên thương
trường quốc tế.
12


2.3 Nền kinh tế Việt Nam trong năm gần đây
Việt Nam đang trên con đường hội nhập vào nền kinh tế của thế giới, cơ hội
phát triển đến với nước ta rất nhiều bên cạnh đó cũng có không ít những thách thức và
khó khăn.Tăng trưởng kinh tế suy giảm, năm 2008 đã không tiếp tục được đà tăng
trưởng cao của các năm trước đó. Quý I/2008, tốc độ tăng trưởng GDP là 7,38%, thấp
hơn tốc độ 7,8% của quý I/2007 kèm theo tình hình kinh tế trong nước có nhiều diễn
biến bất lợi như lạm phát và nhập siêu tăng cao bất thường. Đến quý II/2008, tốc độ
lạm phát và nhập siêu của quý này đã giảm nhẹ, song tốc độ tăng trưởng GDP của quý
cũng giảm và chỉ đạt 5,85%. Quý III/2008, kinh tế thế giới đứng trước nguy cơ suy
thoái, giá cả trên thị trường thế giới về nguyên liệu, nhiên liệu và lương thực thực
phẩm giảm mạnh, Việt nam bắt đầu nới lỏng chính sách tài chính, tiền tệ và tốc độ

tăng trưởng GDP của quý đạt 6,55%. Thâm hụt thương mại tăng cao, tính đến tháng
11-2008, tổng kim ngạch nhập khẩu đạt trên 74,5 tỉ USD, tăng 38,4% so với cùng kỳ.
Tốc độ tăng nhập khẩu tuy đã giảm từ tháng 7-2008, nhưng vẫn cao hơn tốc độ tăng
xuất khẩu (34,0%). Vì vậy, thâm hụt thương mại 11 tháng đầu năm tiếp tục ở mức cao,
khoảng 16,9 tỉ USD, tương đương 28,9% kim ngạch xuất khẩu.
Năm 2008, lạm phát của Việt Nam ước tính 21%, cao nhất kể từ năm 1992 trở
lại đây và đã lên tới 28% trong tháng 8/2008. Đến tháng 11, lạm phát đã giảm nhẹ,
xuống còn 24,2%. Một điều đáng lo ngại là một phần năm tổng xuất khẩu của Việt
Nam sang Hoa Kỳ và cũng như các nước láng giềng châu Á đang tăng, Việt Nam sẽ
chịu tác động nếu tình trạng biến động trên thế giới kéo dài, ảnh hưởng đến việc xuất
khẩu các hàng hóa rẻ tiền. Để bình ổn nền kinh tế, chính phủ đã sử dụng hàng loạt
biện pháp mạnh vào quý II/2008, trong đó có việc điều chỉnh mức tăng trưởng GDP
năm 2008 từ 8,5% xuống 7% và thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm
phát. Chỉ số CPI bắt đầu giảm từ tháng 6/2008 và giữ mức tăng thấp, thậm chí giá trị
âm đến tận những tháng cuối năm. Tuy nhiên, lạm phát đã từng bước được khống chế.
(Nguồn:Đức Tâm,Kinh Tế hiện đại _Con đường còn xa,8/12/2008).
Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản cũng có chiều
hướng xấu. Năm 2008, thị trường chứng khoán Việt Nam có kết quả tồi tệ nhất tại
13


Do bất ổn kinh tế, thị trường chứng
khoán nước ta đang chịu những ảnh hưởng trực tiếp từ tác động của sự bất ổn này. Về
thị trường bất động sản, trong năm 2008, giá địa ốc tại Hà Nội thủ đô và ở thành phố
Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế của cả nước, cũng bị giảm đồng thời các ngân hàng
thương mại bắt buộc phải tăng lãi suất huy động vốn, gần như ngừng cho vay bất động
sản, khiến các dự án liên quan đến bất động sản đóng băng .
Về tình hình sản xuất của các doanh nghiệp thì tốc độ tăng trưởng theo điều tra
của VCCI đạt 10.9% trong 6 tháng đầu năm 2008, cao hơn so với cùng kỳ năm 2007.
Tuy vậy, doanh nghiệp Việt Nam cũng đang gặp khó khăn do suy thoái kinh tế toàn

cầu, lạm phát tăng cao. Nhiều doanh nghiệp đã rơi vào tình trạng hoạt động cầm
chừng.
Trong năm 2008, thu nhập và mức sống của người dân còn thấp. GDP bình
quân đầu người theo giá thực tế năm 2008 đạt vào khoảng 1032 USD, tăng 197USD so
với năm 2007. Tuy nhiên, nước ta vẫn là một nước có mức thu nhập thấp, đặc biệt khi
lạm phát tăng cao đã đẩy mức sống của những người dân vào mức thấp nhất.
Bất chấp những khó khăn thì nền kinh tế nước ta cũng có những thành quả đáng
mừng. Trong tháng 10 năm 2008 cả nước có thêm 68 dự án đầu tư nước ngoài
(ĐTNN) được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký hơn 2 tỷ USD, đưa
tổng số dự án được cấp mới 10 tháng qua lên 953 dự án, với tổng vốn đăng ký 58,3 tỷ
USD, tăng gần 6 lần về vốn đăng ký mới so với cùng kỳ năm trước. Ngoài ra, trong 10
tháng có 247 doanh nghiệp ĐTNN đang hoạt động xin tăng vốn với tổng vốn tăng
thêm hơn 1 tỷ USD. Quy mô trung bình của một dự án đạt hơn 61 triệu USD/dự án là
một kỷ lục. Đây là một thành công ngoạn mục của nền kinh tế. Vốn ĐTNN thực hiện
đạt 9,1 tỷ USD, tăng 38% so với cùng kỳ - là mức tăng khá cao. (Nguồn:Hồng Sơn,
Niềm tin vào triển vọng kinh tế Việt Nam).
Như vậy, trong năm qua, nền kinh tế Việt Nam có những biến đổi lớn và cũng
gặp không ít những khó khăn. Nhưng theo nhận định về kinh tế Việt Nam trong năm
2009, ông Shogo Ishii, Phó giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Việt Nam cho
rằng, nền kinh tế có thể tăng trưởng thấp hơn mục tiêu 6,5%, nhưng lạm phát sẽ hạ
14


×