Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING TẠI CÔNG TY TNHH TRANG TRÍ THỦ CÔNG MỸ NGHỆ LẠC PHƯƠNG NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (808.76 KB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM

PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING TẠI CÔNG TY
TNHH TRANG TRÍ THỦ CÔNG MỸ NGHỆ
LẠC PHƯƠNG NAM

NGUYỄN ANH QUỐC TUẤN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH THƯƠNG MẠI

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2009


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học Khoa Kinh Tế, Trường
Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “PHÂN TÍCH
CHIẾN LƯỢC MARKETING TẠI CÔNG TY TNHH TRANG TRÍ THỦ CÔNG
MỸ NGHỆ LẠC PHƯƠNG NAM”, do Nguyễn Anh Quốc Tuấn, sinh viên khóa 31,
ngành Quản Trị Kinh Doanh Thương mại, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào
ngày ___________________

TS. Phạm Thanh Bình
Người Hướng Dẫn

Ngày…tháng…năm 2009

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo


Ngày…tháng…năm 2009

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày…tháng…năm 2009


LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này, trước hết con xin bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc đến Ba, Mẹ, Anh chị em trong gia đình đã nuôi nấng và ủng hộ để con có được
như ngày hôm nay.
Tôi xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô giáo, đặc biệt là quý thầy cô Khoa Kinh
Tế, Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh đã tận tâm truyền đạt những kiến
thức và kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường. Đó sẽ là
hành trang vững chắc cho tôi bước vào đời.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Phạm Thanh Bình, người đã
tận tình giảng dạy, chỉ bảo và hướng dẫn cho tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh Đạo Công Ty TNHH Trang Trí Thủ
Công Mỹ Nghệ Lạc Phương Nam cùng tất cả các cô chú, anh chị tại các phòng ban của

Công ty đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập tại Công ty.
Sau cùng, tôi xin cảm ơn tất cả bạn bè, những người đã giúp đỡ tôi về mặt tinh
thần, cũng như đóng góp những ý kiến quý báu để tôi hoàn thành luận văn này.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 07 năm 2009
Sinh viên
Nguyễn Anh Quốc Tuấn


NỘI DUNG TÓM TẮT

NGUYỄN ANH QUỐC TUẤN. Tháng 7 năm 2009. “Phân tích chiến lược
Marketing tại Công Ty TNHH Trang Trí Thủ Công Mỹ Nghệ Lạc Phương Nam”
NGUYEN ANH QUOC TUAN. July 2009. “Analyzing The Marketing Strategies Of
Lac Phuong Nam Lacquer Craft Decoration Company”
Mục đích của luận văn là nghiên cứu chiến lược Marketing của công ty bao
gồm chiến lược sản phẩm, chiến lược giá, chiến lược phân phối và chiến lược chiêu thị
cổ động. Qua việc phân tích ta có thể thấy được những thuận lợi và khó khăn của công
ty từ đó đưa ra một số biện pháp nhằm khắc phục những hạn chế. Đồng thời đưa ra
những biện pháp để đẩy mạnh sản lượng tiêu thụ.
Đề tài sử dụng các biện pháp nghiên cứu như: phương pháp so sánh chênh
lệch, thu thập các số liệu thứ cấp, khảo sát tình hình thực tế thị trường trong quá
trình thực hiện.
Từ kết quả nghiên cứu, đề tài đưa ra một số biện pháp: Bổ sung nhân sự có
trình độ chuyên môn, cải tiến nâng cao chất lượng máy móc, hoạch định lại chiến lược
kinh doanh, tăng cường hoạt động chiêu thị cổ động … giúp công tác tiêu thụ đạt kết
quả cao.
Do hạn chế về thời gian, kinh phí, và phạm vi nghiên cứu, cho nên việc nghiên
cứu chưa được đầu tư mạnh. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của tất cả quý Thầy
Cô, Ban lãnh đạo công ty và toàn thể các bạn sinh viên. Xin chân thành cám ơn!


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
T

CHƯƠNG 1.MỞ ĐẦU

viii
1


1.1.Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài

2

1.4. Cấu trúc đề tài

3

CHƯƠNG 2.TỔNG QUAN

4

2.1. Sơ lược về Công ty

4

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

4

2.1.2.Tình hình phát triển


4

2.2. Chức năng nhiệm vụ của công ty

5

2.3 Cơ cấu tổ chức

6

2.4. Quá trình sản xuất chính của công ty

8

2.5 Tình hình nhân sự của công ty

8

2.6. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công Ty

9

2.6.1. Tình hình nguồn vốn của công ty qua 2 năm

9

2.6.2 Tình hình tài sản của công ty qua 2 năm

10


2.6.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua năm 2007-2008

11

2.7. Mục tiêu, phương hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới
CHƯƠNG 3.NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận

12
13
13

3.1.1. Sự ra đời và phát triển Marketing

13

3.1.2. Khái niệm

13

3.1.3. Phân loại Marketing

14

3.1.4. Mục tiêu và chức năng của Marketing

15

3.1.5 Marketing - Mix


17

3.1.6 Nội dung chiến lược Marketing

20

3.1.7. Các thành phần trong xúc tiến

37


3.1.8 Ma trận SWOT

41

T

3.2. Phương pháp nghiên cứu

42

CHƯƠNG 4.KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

43

4.1. Phân tích môi trường vĩ mô

43


4.1.1. Các yếu tố về kinh tế

43

4.1.2. Các yếu tố về chính trị và pháp luật

43

4.1.3. Các yếu tố văn hóa

43

4.1.4. các yếu tố tự nhiên

43

4.1.5. Các yếu tố về công nghệ kỹ thuật

44

4.2. Phân tích môi trường vi mô

44

4.2.1. Nhà cung cấp

44

4.2.2. Khách hàng


44

4.2.3. Đối thủ cạnh tranh

45

4.3. Chiến lược sản phẩm

48

4.3.1. Chiến lược tập hợp sản phẩm

48

4.3.2. chiến lược dòng sản phẩm

51

4.3.3 Chiến lược hạn chế dòng sản phẩm

52

4.4 Chiến lược giá

52

4.4.1. Mục tiêu giá của công ty

52


4.4.2. Sự định giá cho sản phẩm của công ty

52

4.4.3 Chiến lược điều chinh giá

54

4.4.4 Chiến lược định giá cho một sản phẩm mới

54

4.5. Chiến lược phân phối

54

4.5.1. Cấu trúc kênh phân phối của công ty

54

4.5.2. Chính sách hỗ trợ thành viên trong kênh phân phối

55

4.5.3 Chiến lược phân phối

55

4.5.4 Doanh thu của các thị trường qua hai năm


56

4.5.6. Đánh giá chiến lược phân phối của công ty

56

4.6 Chiến lược xúc tiến

57

4.6.1.Mục tiêu của chiến lược

57

4.6.2 Các thành phần trong xúc tiến

57
vi


4.6.3. Các chiến lược xúc tiến

58

4.7. Ma trận SWOT

60

T


4.8. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing của công ty 61
4.8.1. Bộ máy tổ chức nhân sự

61

4.8.2. Chiến lược sản phẩm

61

4.8.3.Chiến lược giá

61

4.8.4 Chiến lược phân phối

62

4.8.5.Chiến lược xúc tiến

62

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

63

5.1 Kết luận

63

5.2 Kiến nghị


64

TÀI LIỆU THAM KHẢO

65

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TNHH

Trách nhiệm hửu hạn

TSLĐ

Tài sản lưu động

ĐTTC NH

Đầu tư tài chính ngắn hạn

TCMN

Thủ công mỹ nghệ

TSCĐ


Tài sản cố định

ĐTTC DH

Đầu tư tài chính dài hạn

STT

Số thứ tự

CTY

Công ty

ASEAN:

Hiệp hội các nước Đông Nam A (Association of South

East Asian Nations)

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.2: Tình Hình Biến Động Nguồn Vốn Qua 2 Năm 2007 - 2008

9

Bảng 2.3 : Tình Hình Biến Động Tài Sản Qua 2 Năm 2007 - 2008


10

Bảng 2.4 : Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2007 - 2008

11

Bảng 3.1. Các Giai Đoạn Của Chu Kỳ Sống Sản Phẩm

35

Bảng 3.2. Ưu nhược điểm của một số phương tiện quảng cáo

38

Bảng 3. 3. Một Số Công Cụ Khuyến Mãi

40

Bảng 4.1 Các Mẫu Sản Phầm Kinh Doanh Của Công Ty

48

Bảng 4.2 Các Sản Phẩm Mới Năm 2008

51

Bảng 4.3 Các Sản Phẩm Phẩm Công Ty Hạn Chế Sản Xuất Năm 2008

52


Bảng 4.4 Giá Sản Phẩm Của Công Ty Năm 2008

53

Bảng 4.5 Kết Quả Kinh Doanh Của Công Ty Qua 2 Năm

56

Bảng 4.6. Chiến Lược Xúc Tiến Trong Các Giai Đoạn Của Chu Kỳ Sống Sản Phẩm
Của Công Ty.

58

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức

6

Bảng 2.1 Tình Hình Nhân Sự Của Công Ty Năm 2008

8

Hình 3.1: Mục Tiêu Của Marketing

15


Hình 3.2.Chức Năng Của Marketing: Phát Hiện Và Thoả Mãn Nhu Cầu Của Khách
Hàn

17

Hình 3.3: 4P Trong Marketing Mix.

18

Hình 3.4: Cấu Trúc Biến Động Chiến Lược Marketing – Mix Của Doanh Nghiệp.

19

Hình 3.5: Chu Kì Sống Của Sản Phẩm

22

Hình 3.6. Các Dạng Khác Nhau Của Chu Kỳ Sống Sản Phẩm

23

Hình 3.7. Các Yếu Tố ảnh Hưởng Đến Việc Định Giá

27

Hình 3.8. Mô Hình 3C’s ( cost – Competitor – Customers) Trong Thiết Kế Giá

27


Hình 3.9. Mục Tiêu Chiến Lược Định Giá

28

Hình 3.10. Cấu Trúc Kênh Phân Phối Sản Phẩm Tiêu Dùng

31

Hình 3.11. Kênh Phân Phối Sản Phẩm Công Nghiệp

31

Hình 3.12. Vai Trò Của Xúc Tiến Trong Marketing

33

Hình 3.13. Mô Hình Truyền Thông Marketing

34

Hình 3.14. Hiệu Quả Của Công Cụ Xúc Tuyến

35

Hình 3.15: Chiến Lược Kéo Và Chiến Lược Đẩy

37

Hình 4.1 Cấu Trúc Kênh Phân Phối Của Công Ty Tại Việt Nam


54

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1.Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây kinh tế Việt Nam có những bước dài chuyển biến
tích cực sang nền kinh tế thị trường không ngừng phát triển, mở rộng hội nhập với nền
kinh tế khu vực và thế giới. Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh luôn đặt trong những
điều kiện mới, cơ hội mới cũng không ít khó khăn, thách thức so với trước đây ngay cả
thị trường trong nước và quốc tế. Làm thế nào để doanh nghiệp không ngừng lớn
mạnh, có sức mạnh cạnh tranh và giành thắng lợi trong nền kinh tế thị trường đầy biến
động và cạnh tranh ấy. Đó là mối quan tâm thường xuyên của hầu hết các doanh
nghiệp trong nước về quản lý kinh tế nhằm tìm kiếm và phát huy tối đa lợi thế so sánh
trong môi trường cạnh tranh hết sức gay gắt nhưng không ít cơ hội và thử thách.
Trong điều kiện ấy, kiến thức về quản trị chiến lược hiện đại, các học thuyết
kinh tế là kim chỉ nam cho hoạt động kinh doanh của nhà quản trị các cấp trong điều
hành, tổ chức hoạt động của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, chiến lược Marketing của
công ty đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc giới thiệu sản phẩm của nhà sản
xuất đến người tiêu dùng cũng như tìm kiếm thị trường thực sự cho sản phẩm mà
doanh nghiệp đang sản xuất,và kinh doanh
Trên cơ sở phân tích tầm quan trọng của công tác Marketing trong doanh
nghiệp nên em quyết định thực hiện để tài: “ Phân tích chiến lược Marketing tại
công ty TNHH Trang Trí Thủ Công Mỹ Nghệ Lạc Phương Nam”. Hiện nay thị
trường thủ công mỹ nghệ có nhiều doanh nghiệp tham gia vào phân phối khác nhau.
Đây là một thị trường có nhiều đối thủ cạnh tranh như các công ty Cường Phát,
Minh Long, Tây Sơn…



Vì vậy, chiến lược Marketing của công ty là vô cùng quan trọng nhằm giúp
công ty trong việc tìm kiếm thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình với
các đối thủ trong ngành.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích môi trường vi mô, môi trường vĩ mô đã tác động đến doanh nghiệp.
Phân tích hoạt động Marketing – Mix của công ty, cụ thể là chiến lược 4P bao
gồm: chiến lược sản phẩm, chiến lược giá, chiến lược xúc tiến, chiến lược phân phối
để nhận xét xem công ty đã đạt kết quả như thế nào khi áp dụng việc phối hợp các
chiến lược trên. Dựa vào đó đề xuất một số giải pháp phù hợp với công ty nhằm đem
lại hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh của công ty .
Phân tích các yếu tố bên trong và bên ngoài, các điểm mạnh cũng như hạn chế
thông qua ma trận SWOT. Từ đó đưa ra biện pháp nhằm khắc phục điểm yếu, tận dụng
và phát huy thế mạnh sẵn có để nâng cao năng lực sản xuất.
Dựa vào những phần trên để đề ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả
sản xuất kinh doanh, đưa công ty trở thành một đơn vị sản xuất kinh doanh ngày càng
có hiệu quả, khẳng định được vị trí trên thương trường.
1.3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Địa bàn nghiên cứu : Tại văn phòng của công ty TNHH Trang Trí Thủ Công
Mỹ Nghệ Lạc Phương Nam , cụ thể phòng kinh doanh, Quận Phú nhuận Tp. Hồ Chí
Minh.
Thời gian nghiên cứu :Từ tháng 3/2009 đến tháng 6/2009 .Thực hiện nghiên
cứu và phân tích các số liệu của hai năm gần nhất 2007 – 2008.
Đối tượng nghiên cứu:
Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty qua hai năm hai năm 2007 -2008
thông qua một số chỉ tiêu phân tích như: cơ chế quản lý, tình hình tài chính, thị trường
tiêu thụ, hiệu quả sản xuất kinh doanh …
Tình hình hoạt động Marketing của công ty trong thời gian qua bao gồm các chỉ
tiêu về số lượng, chủng loại sản phẩm, các chính sách giá cả, các hình thức phân phối

vận chuyển và cuối cùng là chiến lược xúc tiến..
Các yếu tố chủ quan và khách quan từ môi trường vi mô, vĩ mô tác động đến sự
phát triển của công ty.
2


1.4. Cấu trúc đề tài
Chương 1: Đặt vấn đề:
Nêu khái quát lý do và ý nghĩa của việc chọn đề tài, mục tiêu cần đạt được khi
tiến hành nghiên cứu đề tài, giới hạn về mặt không gian và thời gian đề tài .
Chương 2: Tổng quan
Giới thiệu sơ nét về quá trình hình thành và phát triển của công ty, chức năng
nhiệm vụ cũng như cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty, tình hình hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận :
Những khái niệm về Marketing, các thành phần của Marketing – Mix, ma trận
đánh giá cụ thể là ma trận SWOT .
Phương pháp nghiên cứu :
Đề tài dựa vào việc thu thập, xử lý và đánh giá thông qua số liệu thứ cấp được
thu thập từ các phòng ban của công ty, trong đó chủ yếu là phòng kinh doanh
Dùng phương pháp so sánh chênh lệch đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty,
Phân tích các chiến lược về giá, sản phẩm, phân phối, xúc tiến
Phân tích ma trận SWOT nhằm hoàn thiện chiến lược Marketing, từ đó tìm ra
nguyên nhân để đưa ra giải pháp phù hợp giúp công ty hoạt động tốt hơn.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Phân tích các chiến lược Marketing – Mix mà công ty đang thực hiện, phân tích
các ma trận đánh giá, ma trận SWOT để thấy được tác động của các nhân tố bên trong
và bên ngoài ảnh hưởng đến công ty. Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục
những điểm yếu, phát huy những điểm mạnh để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất

kinh doanh.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Kết luận: Tổng hợp từ các kết quả phân tích trên để đưa ra nhận xét tổng quát
về tình hình thực tế của công ty. Công ty có những lợi thế gì cần phát huy và những sai
lầm cần khắc phục nhằm mục tiêu mà công ty đặt ra, và một số giải pháp phù hợp
Kiến nghị : Đưa ra kiến nghị với công ty để công ty có thể tham khảo và áp
dụng khi cần thiết.
3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Sơ lược về Công ty
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
• Tên công ty: công ty TNHH Trang Trí Thủ Công Mỹ Nghệ Lạc Phương Nam.
Công ty được thành lập vào năm 2000
• Tên giao dịch: công ty TNHH Trang Trí Thủ Công Mỹ Nghệ Lạc Phương Nam
• Trụ sờ chính: 95/25 lê Văn Sỹ - phường 3 – quận Phú Nhuận – Thành Phố Hồ
Chí Minh.
• Điện thoại: 8444710 – 9913891

Fax: 8940169

• Xưởng sản xuất: 1/87 đường Hiệp Bình – phường Hiệp Bình Phước – quận Thủ
Đức – Thành Phố Hồ Chí Minh.
• Điện thoại: 7268283
• Email:
• Website: www.lacphuongnam.com
2.1.2.Tình hình phát triển

- Công ty lạc Phương Nam thành lập vào đầu năm 2000 có vốn điều lệ là
3000000000 vnđ. Lĩnh vực hoạt đông của công ty Sản xuất, mua bán các sản phẩm thủ
công mỹ nghệ: Gốm, sứ, gỗ, sơn mài, mây tre lá, vật phẩm lưu niệm và hàng trang trí
nội thất. Trang trí nội thất, đại lý ký gởi hàng hóa. Thiết kế tạo mẫu bằng máy vi tính.
Dịch vụ bảo trì, phục chế các sản phẩm trang trí. Năng suất: 35000 – 50000 sản phẩm
các loại/ tháng.


- Công ty Lạc Phương Nam, biểu tượng chim Lạc và ngôi sao trống đồng Việt
Nam, mong muốn vươn tới hội nhập vào làng nghề thủ công mỹ nghệ.
2.2. Chức năng nhiệm vụ của công ty
Công ty là một đơn vị kinh tế độc lập đang từng bước khẳng định vị trí của
mình trên thị trường trang trí thủ công mỹ nghệ với sự đảm bảo về chất lượng sản
phẩm với các đối tác kinh doanh. Có nhiệm vụ và chức năng như sau:
Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh, hoàn thiện kế hoạch
nhiệm vụ theo chỉ tiêu đề ra, chịu trách nhiệm trước cơ quan chủ quản về kết quả hoạt
động của Công ty.
Tổ chức thu mua nguyên liệu, chế biến thành sản phẩm bán trong nước và xuất
khẩu đi thị trường nước ngoài.
Thực hiện nghiêm chỉnh việc báo cáo, nộp đủ các loại thuế và tổ chức hoạt
động trong khuôn khổ pháp luật, đồng thời đảm bảo tốt các vấn đề về ô nhiễm môi
trường.
Đồng thời, Công ty còn tuyển dụng, đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực bền
vững cho Công ty, tạo công ăn việc làm và cuộc sống ổn định cho toàn thể cán bộ
công nhân viên, đặc biệt là tạo một môi trường làm việc an toàn cho công nhân trực
tiếp sản xuất, cũng như tạo môi trường thân thiện để họ cống hiến hết mình cho mục
tiêu chung của Công ty.
Mục tiêu chiến lược của công ty là tạo lập và củng cố hình ảnh của công ty
trước xã hội và khách hàng, đảm bảo sự thành công nhất trí trong nội bộ của công ty
để hoàn thành sứ mệnh phát triển thị trường, ổn định và bền vững. Do môi trường kinh

doanh luôn biến động nên phải nghiên cứu , phát triển lĩnh vực chủ yếu để đạt mức lợi
nhuận, tăng doanh số bán, năng suất cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường trong tương lai.

5


2.3 Cơ cấu tổ chức
Hình 2.1. Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức
Tổng giám đốc

PGĐ kĩ thuật- kinh doanh
Phòng kinh
doanh

Phòng kỹ
thuật

Bộ phận
showroom

Bộ phận
công nhân

PGĐ Tài Chính

Phòng nhân
sự

Phòng kế
toán


Nguồn: phòng kinh doanh
Chức năng và nhiệm vụ
Tổng giám đốc: Là người chịu trách nhiệm toàn bộ hiệu quả sản xuất kinh
doanh trước hội đồng quản trị, chịu trách nhiệm về các hợp đồng kinh tế, có quyền
quyết định toàn bộ kế hoạch chiến lược sản xuất kinh doanh, định giá các sản phẩm,
nhập thêm máy móc trang thiết bị hoặc mở rộng sản xuất kinh doanh của công ty.
Đồng thời phân bổ nguồn lực cho các phòng ban, bỏ và bãi nhiệm vụ các chức vụ Phó
Giám Đốc, trưởng các phòng ban. Kí hợp đồng thương mại, ấn định mức lương
thưởng theo đúng pháp luật Nhà Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Phó giám đốc kinh doanh và kỹ thuật: Thay mặt cho giám đốc giải quyết các
hoạt động sản xuất kinh doanh trong phạm vi được uỷ quyền, giám sát điều hành hệ
thống phân phối và trực tiếp kiểm soát hoạt động kinh doanh.
Chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, làm tham mưu cho
giám đốc về chiến lược phát triển thị trường . Phó giám đốc cũng có quyền định giá
sản phẩm và kiểm tra sản phẩm khi xuất xưởng
Phó giám đốc tài chính kế toán: Thống kê phân tích đánh giá và nắm bắt tình
hình sản xuất kinh doanh, tham mưu cho giám đốc về công tác tài chính và kế hoạch
kinh doanh của công ty .
6


Phòng kinh doanh: Đại diện Công ty tiếp nhận thông tin, giao dịch với khách
hàng. Tham gia cùng ban giám đốc đàm phán thương lượng với khách hàng. Có nhiệm
vụ tiếp cận thị trường để có phương hướng hoạt động, quản lý hoạt động kinh doanh ,
mở rộng thị trường kinh doanh đối ngoại và tìm đối tác trong và ngoài nước. Soạn thảo
và ký kết các danh mục hàng hóa, đơn đặt hàng, báo giá, fax giao dịch phục vụ công
tác kinh doanh .
Phòng nhân sự: Xây dựng cơ cấu tổ chức, tổ chức điều hành công tác tài chính,
quản trị tham mưu cho giám đốc, sắp xếp cơ cấu tổ chức bộ máy nhân sự của công ty.

Phòng kỹ thuật: Tham mưu hỗ trợ ban giám đốc sản xuất trong công tác hoạch
định việc sử dụng máy móc thiết bị, quản lý, bảo trì máy móc thiết bị sản xuất. Lập kế
hoạch bảo trì và sửa chữa thiết bị để đảm bảo tính tối đa của công suất.
Phòng kế toán: Chịu trách nhiệm trước ban giám đốc Công ty về khả năng,
năng lực chuyên môn của các thành viên trong phòng kế toán, được quyền yêu cầu các
đơn vị liên quan cung cấp kịp thời chứng từ phục vụ quyết toán theo quy định, đề xuất
các chế độ tiền lương cho cán bộ công nhân viên thuộc phạm vi của phòng. Tham gia
ý kiến đóng góp, phối hợp công tác với các bộ phận có liên quan để giải quyết công
việc chung, và phòng cũng làm công việc nhập nguyên liệu về để sản xuất đồng thời
soạn thảo hợp đồng mua bán trong và ngoài nước.
Phòng nhân sự: quản lý về mặt nhân sự của công ty. Quản lý và cân đối nguồn
nhân lực toàn Công ty, xây dựng kế hoạch tuyển dụng bổ sung nguồn lao động; tư vấn
cho ban giám đốc trong việc hoạch định và triển khai chính sách nhân sự; đề xuất và
giải quyết các chế độ tiền lương và chính sách cho người lao động, phối hợp triển khai
công tác định mức lao động; thực hiện công tác đóng thuế thu nhập, bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế cho toàn công ty.
Bộ phận công nhân: thiết kế theo mẫu và trực tiếp tạo ra các sản phẩm của công
ty. Hoặc làm ra các sản phẩm đúng theo mẫu mã của khách hàng yêu cầu. Sản phẩm
phải phù hợp với các yêu cầu về kỹ thuật để thỏa mãn với khách hàng và phù hợp với
tiêu chuẩn của công ty.
Bộ phận Showroom : trưng bày hàng mẫu, giải quyết thắc mắc của khách hàng.

7


2.4. Quá trình sản xuất chính của công ty
Bất cứ một doanh nghiệp nào khi tiến hành sản xuất đều cần đến dây chuyền
công nghệ, tuy nhiên mỗi một dây chuyền công nghệ đều khác nhau tùy theo loại sản
phẩm mà họ sản xuất. Do đó, công nghệ sản xuất góp phần không nhỏ trong việc thành
công của công ty. Nên sản phẩm sản xuất ra có sự, kiểm tra nghiêm ngặt của phó giám

đốc công ty trước khi đem đến cho khách hàng
Quy trình sơn mài trên gốm, gỗ của công ty Lạc Phương Nam
Cốt được làm bằng gốm, gỗ
Lên vóc: Cốt được sử lý bề mặt, tầm keo sơn nền 3 lớp (mài, nghè, hom)
Sơn lót vóc hoàn chỉnh và tiếp tục sơn 3 lớp nữa (vá, lót, thí) và mài mịn
Đề tài sản phẩm được thực hiện tùy theo chất liệu cốt, kiểu dáng phù hợp như vẽ
cần ốc, làm mốc giả cổ…
Hoàn chỉnh xong phủ 3 lớp bóng mài phẳng 2 lần và đánh bóng hoàn chỉ sản phẩm
2.5 Tình hình nhân sự của công ty
Bảng 2.1 Tình Hình Nhân Sự Của Công Ty Năm 2008
Diễn giải

số lượng

Tổng số lao động

60

cơ cấu %

1.Theo giới tính
Nam

45

75

Nữ

15


25

Đại học

7

11,7

Trung cấp

13

21,6

Phổ thông

40

66,6

2. Theo trình độ:

Nguồn : Phòng Kinh Doanh
Nguồn nhân lực rất quan trọng trong các doanh nghiệp. qua bảng 2.1 tình hình
nhân sự của công ty cho ta thấy trinh độ đại học chủ yếu là nắm các cương vị chủ chốt
của công ty. Công nhân toàn là công nhân trung cấp, phổ thông. Trong tương lai công
ty nên đào tạo nâng cao trình độ hoặc tuyển thêm nhân sự có trình độ cao hơn.
8



2.6. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công Ty
2.6.1. Tình hình nguồn vốn của công ty qua 2 năm
Bảng 2.2: Tình Hình Biến Động Nguồn Vốn Qua 2 Năm 2007 - 2008
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu

Năm

So sánh

2007

2008

+/-

14.015

16.009

1.994

14,23

14.015

16.009

1.994


14,23

2.211

2.172

-39

-1,76

Nguồn vốn và quỹ 2.211

2.172

-39

-1,76

18.181

1.955

12,04

Nợ phải trả
Nợ ngắn hạn
Nguồn vốn chủ sở hữu
Tổng cộng


16.226

%

Nguồn : phòng kế toán
Nhận xét:
Năm 2008 nguồn vốn của công ty tăng 12,04% do công ty bổ xung nguồn vốn
để mở rộng sản xuất kinh doanh để tạo ra nhiều sản phẩn đa dạng thu hút khách hàng.
Do công ty đầu tư mạnh vào sản xuất sản phẩm nên hiện nay công ty phải vay thêm
các khoản vay ngắn hạn với tỉ lệ 14,23% và sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu của mình
(nguồn vốn chủ sở hữu giảm 1,76%) để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của
mình ổn định và kinh doanh có lãi.

9


2.6.2 Tình hình tài sản của công ty qua 2 năm
Bảng 2.3 : Tình Hình Biến Động Tài Sản Qua 2 Năm 2007 - 2008
Đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu

Năm

So sánh

2007

2008

+/-


%

16.221

17.975

1.754

10,81

Vốn bằng tiền

231

78

-153

-66,23

Các khỏan phải thu

12.515

12.436

-79

-0,63


Hàng tồn kho

161

87

-74

-45,96

TSLĐ

3.314

5.374

2.060

62,16

TSCĐ&ĐTTC DH

6

206

200

TSCĐ


6

6

0

ĐTTC dài hạn

0

200

200

16.227

18.181

1.954

TSLĐ&ĐTTC NH

Tổng cộng

12,04

Nguồn : phòng kế toán
Nhận xét:
Tài sản năm 2008 tăng 1.954 triệu đồng với tỉ lệ tương đối là 12,04%. Mức tăng

này tăng tương đối thấp do công ty đã tập trung đầu tư cho các tài sản lưu động với
mức tăng 62,16% và khoản đầu tư tài chính dài hạn( chủ yếu là đầu tư vào cổ phiếu dài
hạn) chính vì lí do đó đã làm cho vốn bằng tiền của công ty bị giảm mạnh lên đến
66,23%. Vào cuối quý 4 công ty đã tổ chức kiểm kê hàng tồn kho và thấy lượng hàng
tồn kho của công ty còn khá nhiều chiếm tỉ lệ 45,96% nguyên nhân hàng tồn kho
chiếm tỉ lệ khá cao như vậy là vì công ty kinh doanh về mặt hàng thủ công mỹ nghệ
nên đòi hỏi phải đa dạng hóa sản phẩm để phù hợp với người tiêu dùng. Và công ty sẽ
gặp nhiều khó khăn khi phải huy động vốn tiền mặt.

10


6.2.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua năm 2007-2008
Bảng 2.4 : Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2007 - 2008
ĐVT : triệu đồng
STT

Chỉ tiêu

Mã 2007

2008

So sánh
chênh lệch

1

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ


O1

2

Các khoản giãm trừ doanh thu

O2

3

Doanh thu thuần về bán hàng và
cung cấp dịch vụ (10=01-02)

4

%

870

257

-613 -70,45

10

870

257


-613 -70,45

Giá vốn bán hàng

11

674

173

-501 -74,33

5

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung
cấp dịch vụ (20=10-11)

20

196

84

-112 -57,14

6

Doanh thu hoạt động tài chính

21


3

0,5

-2,5 -83,33

7

Chi phí tài chính

22

8

Chi phí bán hàng

24

9

Chi phí quản lý doanh nghiệp

25

170

123

-47 -27,65


10

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh
(30=20+(21-22)-(24+25))

30

29

(38,5)

-9,5 -32,76

11

Thu nhập khác

31

12

Chi phí khác

32

13

Lợi nhuận khác (40=31-32)


40

14

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
(50=30+40)

50

29

(38,5)

-9,5 -32,76

15

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
hiện hành

51

16

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
hoãn lại

52


17

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh
nghiệp (60=50-51-52)

60

29

(38,5)

- 9,5 -32,76

18

Lãi cơ bản trên cổ phiếu

70
Nguồn: phòng kế toán
11


Nhận xét:
Đa số doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh đều lấy lợi nhuận làm mục tiêu
hàng đầu. Tuy nhiên mục tiêu hóa lợi nhuận không thể là yếu tố duy nhất tác động đến
quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố
khác nữa. Cho nên ta cần đánh giá sơ bộ tình hình hoạt động của doanh nghiệp, sau đó
xem xét doanh nghiệp đó hoạt động có hiệu quả hay không.
Qua bảng số liệu ta thấy công ty hoạt động không tốt, lợi nhuận sau thuế giảm
32,76% so với năm 2007. Nguyên nhân do 2008 đã xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế

đã khiến cho tình hình kinh doanh của tất cả các công ty trong và ngoài nước đều giãm
mạnh, mà công ty kinh doanh chủ yếu là xuất khẩu nên cũng phải chịu ảnh hưởng
nhiều hơn các công ty khác và đó cũng chính là nguyên nhân làm cho doanh thu bán
hàng của công ty giảm mạnh chiếm 70,45% và làm cho doanh thu thuần do bán hàng
cũng giảm kéo theo lợi nhuận gộp cũng giảm với tỉ lệ 57,14%. Trước tình hình đó
công ty đã giảm chi phí quản lý doanh nghiệp 27,65% so với năm 2007 để giảm bớt
các chi phi không cần thiết cho công ty. Với tình hình kinh doanh khó khăn như vậy
công ty phải có những biện pháp hợp lí để trong năm 2009 sẽ cải thiện được lợi nhuận
của công ty.
2.7. Mục tiêu, phương hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới
• Tăng doanh số bán hàng
• Tăng cường quảng cáo để làm cho người tiêu dùng trong và ngoài nước biết đến
thương hiệu và sản phẩm của công ty
• Quảng bá những dòng sản phẩm mới cho từng mùa
• Sản phẩm Uy tín – Độc đáo – Chất lượng - Ấn tượng
• Thỏa mãn nhu cầu mỹ thuật ngày càng cao của khách hàng

12


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1. S ự ra đời và phát triển Marketing
Marketing với nghĩa đen là “làm thị trường”. Khái niệm này được hình thành từ
năm 1902 trên giảng đường Đại học Michigan ( Mỹ). Đến năm 1910, các trường Đại
Học Tổng Hợp quan trọng tại Mỹ đều giảng dạy môn này. Những năm 50-60 của thế
kỷ này, Marketing được truyền bá sang Tây Âu và Nhật Bản .
Khi mới ra đời, Marketing có tên gọi “Marketing truyền thống” ( Traditional

Marketing). Sau thế chiến lần thứ hai, có sự khủng hoảng về kinh tế, người ta đã đưa
ra nhiều cuộc thử nghiệm. Một trong số những thử nghiệm này là sự ra đời của một
quan điểm mới về Marketing, đó là “Marketing hiện đại” (Modern Marketing)
3.1.2. Khái niệm
Marketing là một khái niệm rộng lớn, vì vậy có nhiều định nghĩa khác nhau. Sau
đây là một số định nghĩa tiêu biểu về Marketing qua các giai đoạn phát triển của nó.
Theo AMA ( American Marketing Association , 1985) : “Marketing là tiến
hành hoạch định và thực hiện sự sáng tạo, đánh giá, xúc tiến và phân phối những ý
tưởng, hàng hoá và dịch vụ để tạo ra sự trao đổi và thoả mãn những mục tiêu của cá
nhân và tổ chức”
Theo CIM ( UK’s Chartered Institute of Marketing) : “Marketing là quá trình
quản trị nhận biết, dự đoán và đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách hiệu quả và
có lợi”.
G.I.Dragon ( nguyên chủ tịch liên đoàn Marketing quốc tế ): “Marketing là một
rada theo dõi, chỉ đạo hoạt động của xí nghiệp như một máy chỉnh lưu để kịp ứng phó
với mọi biến động sinh ra trong quá trình tiêu thụ sản phẩm trên thị trường”


3.1.3. Phân loại Marketing
a. Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động
Ngày nay Marketing đã phát triển mạnh, Marketing không chỉ được áp dụng
trong lĩnh vực kinh doanh mà còn được áp dụng trong các hoạt động chính trị, văn
hoá, xã hội,…căn cứ vào môi trường ứng dụng người ta chia Marketing ra thành
hai nhóm .
Marketing kinh doanh: Nhóm này do các doanh nghiệp tiến hành nhằm đẩy
mạnh việc tiêu thụ sản phẩm để thu được nhiều lợi nhuận , bao gồm nhiều lĩnh vực
khác nhau như :
• Marketing thương mại



Marketing công nghiệp

• Marketing du lịch
• Marketing dịch vụ
Marketing phi kinh doanh (Marketing xã hội): đây là việc ứng dụng
Marketing vào các hoạt động chính trị, xã hội, tôn giáo, y tế … do các cơ quan chính
phủ, phi chính phủ, các đoàn thể quần chúng …thực hiện không nhằm mục đích lợi
nhuận,nhằm đạt một kết quả nào đó.
b. Căn cứ vào quy mô, tầm vóc hoạt động
Marketing vi mô : do các doanh nghiệp thực hiện
Marketing vĩ mô: do các cơ quan chính phủ thực hiện nhằm định hướng phát
triển các ngành kinh tế hoặc thị trường chung cả nước
c. Căn cứ vào phạm vi hoạt động
Marketing trong nước: thực hiện marketing trong phạm vi lãnh thổ một quốc gia
Marketing quốc tế : do các tổ chức đa quốc gia thực hiện trên phạm vi toàn cầu
d. Căn cứ vào khách hàng
Marketing cho các tổ chức: đối tượng tác động của Marketing là các nhà sử
dụng công nghiệp, trung gian, các tổ chức chính phủ
Marketing cho người tiêu dùng: các cá nhân, hộ gia đình là đối tượng phục vụ
của Marketing .

14


e. Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo sản phẩm
Marketing sản phẩm hữu hình: Marketing được sử dụng trong những tổ chức
cung cấp các loại sản phẩm cụ thể như thực phẩm, hàng kim khí điện máy …
Marketing sản phẩm vô hình: (marketing dịch vụ) được ứng dụng trong các tổ
chức cung cấp dịch vụ vận chuyển, bảo hiểm, du lịch, thông tin …
3.1.4. Mục tiêu và chức năng của Marketing

a. Mục tiêu
Hình 3.1: Mục Tiêu Của Marketing
Khái niệm Marketing
Sự thoả mãn
của khách
hàng

Hướng theo
khách hàng

Phối hợp các
hoạt động
Marketing

Mục
tiêu
của tổ
chức

Sự thành công
của tổ chức

Nguồn : Nguồn : Fundamenttals of Marketing, 1994, William J. Stanton, Michael J.
Etzel, Bruce J. Walker
Marketing hướng đến ba mục tiêu chủ yếu sau:
Thoả mãn khách hàng: là vấn đề sống còn của công ty. Các nỗ lực Marketing
nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, làm cho họ hài lòng, trung thành với công ty,
qua đó thuyết phục thêm khách hàng mới.
Chiến thắng trong cạnh tranh: Giải pháp Marketing giúp công ty đối phó tốt
cách thách thức cạnh tranh, bảo đảm vị thế cạnh tranh thuận lợi trên thị trường

Lợi nhuận lâu dài: Marketing phải tạo ra mức lợi nhuận cần thiết giúp công ty
tích luỹ và phát triển
b. Chức năng của công ty
Chức năng cơ bản của Marketing là dựa trên sự phân tích môi trường để quản
trị Marketing:
15


×