Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ XUẤT KHẨU LONG BÌNH TÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (750.25 KB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN
TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ
XUẤT KHẨU LONG BÌNH TÂN

NGUYỄN VĂN HÀO

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2009


Hội đồng chấm báo cáo khoá luận tốt nghiệp đại học khoa kinh tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khoá luận “MỘT SỐ Ý KIẾN
NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI XÍ
NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ XUẤT KHẨU LONG BÌNH TÂN” do NGUYỄN VĂN
HÀO, sinh viên khoá 31, ngành QUẢN TRỊ KINH DOANH, đã bảo vệ thành công
trước hội đồng vào ngày

NGUYỄN VIẾT SẢN
Người hướng dẫn

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo


Ngày

tháng

năm

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên em xin trân trọng cảm ơn đến Cha, Mẹ - người đã nuôi dưỡng em
khôn lớn, giáo dục em thành người, cảm ơn những người thân trong gia đình đã giúp
đỡ, động viên em rất nhiều trong suốt quá trình học tập.
Kính thưa quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, quý ban
lãnh đạo xí nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu Long Bình Tân. Đề tài tốt nghiệp “MỘT SỐ
Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI
XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ XUẤT KHẨU LONG BÌNH TÂN” được hoàn thành với
mong muốn được dùng kiến thức đã được học ở trường để áp dụng vào thực tế, cụ thể
là vào sự phát triển của xí nghiệp. Trong quá trình tìm hiểu và thực hiện đề tài, do em
cũng gặp phải một số giới hạn khách quan nên đề tài sẽ không tránh khỏi những sai

sót. Em rất mong nhận được lời chỉ bảo và góp ý tận tình của quý thầy (cô), của quý
ban lãnh đạo xí nghiệp và bạn bè để hoàn thiện hơn kiến thức của mình, phục vụ tốt
cho công cuộc phát triển xã hội và nước nhà.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Viết Sản, người trực tiếp hướng dẫn và
chỉ bảo cho em rất nhiều kiến thức quý báu cũng như nhiều điều hay lẽ phải để hoàn
thành tốt đề tài.
Em xin chân thành tri ân quý thầy cô khoa kinh tế đã dạy dỗ em trong suốt
những năm qua, đã cung cấp cho em thêm kiến thức làm nền tảng để thực hiện đề tài.
Và em cũng xin chân thành cám ơn quý ban lãnh đạo xí nghiệp, đặc biệt là Chị
Thanh Hoa cùng các anh chị trong phòng Tổ Chức Hành Chính, phòng Kế Toán đã
giúp đỡ, chỉ bảo tận tình và truyền đạt cho em những kiến thức cơ bản trong suốt thời
gian tìm hiểu và hoàn thành đề tài.
Một lần nữa em xin gởi đến mọi người lòng biết ơn sâu sắc nhất. Em xin hứa sẽ
cố gắng làm việc hết mình, ngày càng nâng cao kiến thức phụng sự đất nước.
Trân trọng kính chào!
Sinh viên: Nguyễn Văn Hào


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN VĂN HÀO, Tháng 6 năm 2009. “Một số ý kiến nhằm hoàn thiện
công tác quản trị nguồn nhân lực tại xí nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu Long Bình
Tân”.
NGUYEN VAN HAO, June 2009. “A number of ideas improve human
resources management at Long Binh Tan Wood Export Procesing Factory”.
Khoá luận tìm hiểu về hiệu quả hoạt động kinh doanh và hình thức quản trị
NNL tại xí nghiệp, trên cơ sở phân tích số liệu sẵn có tại xí nghiệp cũng như một số tài
liệu khác.
NNL là nhân tố bền vững, vô cùng quan trọng của xí nghiệp. Tuy nhiên, hiện
nay một số DN Việt Nam vẫn chưa nhận thức được vấn đề này. Quản lý tốt NNL là
một vấn đề mang tính sống còn với các DN, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả

kinh doanh và sự phát triển bền vững của tổ chức. Đó không chỉ là đòi hỏi cho các DN
lớn, các tổng công ty, các công ty đa quốc gia mà còn cho cả những DN vừa và nhỏ.
Việc phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt đông sản xuất kinh doanh cũng như
việc quản lý NNL sẽ được tiến hành qua việc thu thập thông tin, thông tin từ bộ phận
chức năng của xí nghiệp, từ người lao động và một số tài liệu thứ cấp có liên quan
khác.
Đề tài chỉ mới dưới dạng phân tích các yếu tố để cải tiến và đưa ra các phương
pháp cải tiến, chưa đánh giá được hiệu quả của việc cải tiến do hạn chế về thời gian.
Đây là điểm còn chưa đạt của đề tài. Và hướng cho đề tài tiếp theo là : triển khai thực
hiện và đánh giá hiệu quả cải tiến.


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt

viii

Danh mục các bảng

x

Danh mục các hình

xi

Danh mục phụ lục

xii


CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề

1

1.1.1. Lý do chọn đề tài

1

1.1.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

2

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu của khoá luận

3

1.4. Cấu trúc luận văn

3

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN
2.1. Mô tả vấn đề nghiên cứu

4


2.2. Sơ lược về xí nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu Long Bình Tân
2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển

5

2.2.2. Các thông tin giao dịch

6

2.2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

6

2.2.4 Chức năng và nhiệm vụ từng phòng ban

8

2.2.5 Cơ cấu tổ chức sản xuất của xí nghiệp

11

2.3. Kết luận

12

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận

13


3.1.1. Khái niệm và tầm quan trọng của quản trị NNL

13

3.1.2. Vai trò và ý nghĩa của quản trị NNL

14

3.1.3. Chức năng cơ bản của quản trị NNL

15

3.1.4. Mô hình quản trị NNL

16

3.1.5. Vai trò phòng quản trị NNL

18

3.1.6. Quá trình hoạch định NN

21
v


3.1.7. Phân tích hiện trạng quản trị NNL

22


3.1.8. Đánh giá năng lực thực hiện công việc của nhân viên

24

3.1.9. Dự báo nhu cầu NNL

26

3.1.10. Tìm hiểu quan điểm của nhân viên

27

3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp thu nhập và xử lý số liệu

28

3.2.2. Phương pháp phân tích

28

3.2.3. Phương pháp so sánh

29

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp qua hai năm 2007 – 2008
4.1.1. Cơ sở vật chất và trang thiết bị của xí nghiệp

30


4.1.2. Tình hình nguồn vốn chủ sở hữu của xí nghiệp

31

4.1.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

33

4.1.4. Thuận lợi và khó khăn

35

4.2. Thực trạng quản trị nguồn nhân lực của xí nghiệp Long Bình Tân
4.2.1. Kết cấu lao động

36

4.2.2. Tình hình tuyển dụng, đào tạo của Xí nghiệp

41

4.3. Quản lý tiền lương, tiền thưởng, và phúc lợi người lao động
4.3.1. Tiền lương

46

4.3.2. Chế độ phúc lợi của công ty

48


4.3.3. Các biện pháp khuyến khích lao động

52

4.4. Phân tích năng suất lao động

54

4.5. Kết quả đánh giá mức độ thỏa mãn của người lao động

55

4.5.1. Xử lý số liệu

55

4.5.2. Phân tích kết quả

55

4.6. Một số đề xuất cho xí nghiệp Long Bình Tân
4.6.1. Xây dựng chương trình phát triển nguồn nhân lực trong xí nghiệp

60

4.6.2. Hoàn thiện công tác tuyển dụng

60


4.6.3. Nâng cao công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực

61
vi


4.6.4. Cải thiện điều kiện lao động và nâng cao chất lượng môi trường làm việc trong
xí nghiệp

62

4.6.5. Hoàn thiện chế độ đãi ngộ, đánh giá và khen thưởng người lao động

62

4.6.6. Hoàn thiện hệ thống nội qui và tăng cường kỷ luật lao động

63

4.6.7 Bố trí và phân công lao động thích hợp tại các bộ phận xí nghiệp

63

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận

64

5.2. Kiến nghị


65

TÀI LIỆU THAM KHẢO

68

PHỤ LỤC

69

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NNL

Nguồn nhân lực

DN

Doanh nghiệp

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

CNH - HĐH

Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa


QTNS

Quản trị nhân sự

WTO

Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (World Trade
Organization)

CB

Chế biến

VNĐ

Việt Nam Đồng

SXKD

Sản xuất kinh doanh

HCM

Hồ Chí Minh

HĐQT

Hội đồng quản trị


XNK

Xuất nhập khẩu

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

TCHC

Tổ chức hành chính

PCCC

Phòng cháy chữa cháy

NVL

Nguyên vật liệu

VT

Vật tư

HĐKD


Hoạt động kinh doanh

HĐSXKD

Hoạt động sản xuất kinh doanh

ĐVT

Đơn vị tính



Hợp đồng

CBCNV

Cán bộ công nhân viên



Lao động

SP

Sản phẩm

TL

Tiền lương


BQLĐ

Bình quân lao động

NSBQ

Năng suất bình quân
viii


DT

Doanh thu

DS

Doanh số

CP

Chi phí

TLBQ

Tiền lương bình quân

ĐH

Đại học




Cao đẳng

TC

Trung cấp

BQ

Bình quân

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

HTX

Hợp tác xã

NV

Nguồn vốn

CSH

Chủ sở hữu

CCDV


Cung cấp dịch vụ

HĐTC

Hoạt động tài chính

KT

Kỹ thuật

ix


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Các Hoạt Động Quản Trị NNL Chủ Yếu trong DN

19

Bảng 3.2. Phiếu Đánh Giá Kết Quả Công Việc

25

Bảng 3.3. Bảng xếp hạng đánh giá nhân viên

26

Bảng 4.1. Tình Hình Trang Bị Tài Sản Cố Định của Xí Nghiệp qua 2 Năm:
2007-2008.


30

Bảng 4.2. Tình Hình Nguồn Vốn Chủ Sở Hữu của Xí Nghiệp qua 2 Năm: 2007-2008
32
Bảng 4.3. Doanh Thu của Xí Nghiệp

33

Bảng 4.4. Kết Quả Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh của Xí Nghiệp qua 2 năm

34

Bảng 4.5. Kết Cấu Lao Động của Xí Nghiệp qua 2 Năm 2007 – 2008

37

Bảng 4.6. Trình Độ Học Vấn của CBCNV trong Xí Nghiệp qua 2 Năm
(2007-2008)

41

Bảng 4.7. Công Tác Tuyển Dụng Lao Động của Xí Nghiệp

43

Bảng 4.8. Số Lượng Lao Động qua các Năm

44

Bảng 4.9. Chính Sách Điều Chỉnh Lương


47

Bảng 4.10. Phân Phối Phúc Lợi của Người Lao Động Năm 2007

49

Bảng 4.11. Phân Phối Phúc Lợi của Người Lao Động Năm 2008

50

Bảng 4.12. Tổng Mức Nộp BHXH của Xí Nghiệp và Người Lao Động

51

Bảng 4.13. Tổng Mức Nộp BHYT của Xí Nghiệp và Người Lao Động

51

Bảng 4.14. Kết Quả Đánh Giá Năng Lực Nhân Viên qua 2 Năm 2007 – 2008

52

Bảng 4.15. Phân Tích Mối Quan Hệ giữa Tiền Lương và Năng Suất Lao Động

54

Bảng 4.16. Mức Độ Thách Thức Công Việc Đối với Người Lao Động

56


Bảng 4.17. Kết Quả Cách Bố Trí Nhân Sự tại Xí Nghiệp

57

Bảng 4.18. Đánh Giá Kết Quả Việc Quan Tâm, Tìm Hiểu Quan Điểm, Suy Nghĩ của
Xí Nghiệp Đối với Người Lao Động

58

Bảng 4.19. Đánh Giá Kết Quả Mức Độ Thỏa Mãn của Người Lao Động Đối với Xí
Nghiệp

59

x


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Tổ Chức Quản Lí Của Xí Nghiệp Chế Biến Gỗ Xuất Khẩu Long Bình Tân
7
Hình 2.2. Cơ Cấu Tổ Chức Kinh Doanh Của Xí Nghiệp

11

Hình 3.1. Mô hình quản trị NNL

16


Hình 3.2. Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức và Chức Năng Hoạt Động của Phòng

Quản Trị NNL

21

Hình 3.3. Quy Trình Hoạch Định NNL

22

Hình 4.1. Biểu Đồ Thể Hiện Tính Chất Lao Động Thâm Niên qua 2 Năm
2007 – 2008

38

Hình 4.2. Biểu Đồ So Sánh Trình Độ Học Vấn của Người LĐ qua 2 Năm

41

Hình 4.3. Số Lượng Lao Động qua các Năm

44

Hình 4.4. Kết Quả về Mức Độ Thích Công Việc của Người Lao Động

55

Hình 4.5. Kết Quả Đánh Giá Về Chính Sách Tiền Lương, Thưởng và Phúc Lợi của Xí
Nghiệp


57

Hình 4.6. Đánh Giá Môi Trường Làm Việc Tại Xí Nghiệp

58

Hình 4.7. Mức Độ Thỏa Mãn của Người Lao Động Đối Với Xí Nghiệp

59

xi


DANH MỤC PHỤ LỤC
Trang
Phụ lục 1: Bảng Câu Hỏi Điều Tra Tìm Hiểu Quan Điểm Người Lao Động Trong Xí
Nghiệp

69

xii


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1.

Đặt vấn đề:


1.1.1. Lý do chọn đề tài:
Năm 2006, là năm đánh dấu sự kiện trọng đại của nước ta. Việt Nam đã chính
thức là thành viên 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO, đó cũng là thách thức và
cơ hội lớn cho nền kinh tế nước nhà. Tuy nhiên, để nắm bắt được cơ hội đó, ngoài
nguồn vốn thì NNL cũng là vấn đề quan tâm hiện nay của nền kinh tế nước ta.
Để bắt kịp và nhanh chóng hòa nhập với dòng chảy sôi động của nền kinh tế thế
giới, Việt Nam cũng nhanh chóng chuyển đổi nền kinh tế của mình sang nền kinh tế
thị trường theo định hướng XHCN và thực hiện quá trình CNH - HĐH đất nước. Bên
cạnh đó, với xu thế toàn cầu hoá kinh tế khu vực và kinh tế thế giới diễn ra trên nhiều
lĩnh vực, đòi hỏi mỗi quốc gia không chỉ biết tận dụng những tiềm năng và lợi thế sẵn
có, để vươn lên và tránh khỏi những tụt hậu kinh tế mà còn phải có những chiến lược,
phương hướng lâu dài cho sự phát triển đất nước cũng như sự linh hoạt trong hoạt
động sản xuất kinh doanh.
Trong bối cảnh hiện nay, các hoạt động thương mại đang được xúc tiến và mở
rộng, thị trường thế giới ngày càng trở nên cạnh tranh gay gắt, nước ta đang trong thời
kỳ hội nhập với nền kinh tế thế giới khi vừa gia nhập tổ chức WTO, càng làm cho tình
hình cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt. Một số DN trong nước chưa thực sự
chuẩn bị tốt trước khi tham gia vào thị trường thế giới, nên sản phẩm không có khả
năng cạnh tranh với thị trường, chính vì thế hàng loạt các DN nhỏ và vừa đã bị phá sản
hay ngừng sản xuất, một số công ty lớn phải sa thải bớt nhân viên, giảm biên chế...
Nguyên nhân có thể do trình độ khoa học kỹ thuật chưa cao so với các công ty nước
ngoài, hoặc đội ngũ nhân viên chưa đủ trình độ, làm việc không chuyên nghiệp, chưa
được đào tạo kỹ lưỡng nên thiếu năng lực nghiệp vụ....


Nhân lực luôn được xem là một yếu tố tạo nên sự thành công của DN. Một DN
có thể có công nghệ hiện đại, chất lượng dịch vụ tốt, cơ sở hạ tầng vững chãi nhưng
nếu thiếu lực lương lao động thì DN đó khó có thể tồn tại lâu dài và tạo dựng được lợi
thế cạnh tranh. Có thể nói chính con người tạo ra sự khác biệt giữa các DN. Tuy vậy,
nếu chỉ chú trọng tới phát triển nhân lực mà không gắn kết nó với những nguyên tắc và

mục tiêu chung của DN thì mọi sự cố gắng nhằm phát huy hiệu quả hoạt động của
người lao động sẽ trở nên lãng phí vô ích.
Do vậy, để cho các DN sớm hoà nhập với nền kinh tế thế giới thì các DN cần
có những chính sách, đường lối đúng đắn trong kế hoạch kinh doanh. Đặc biệt, vấn đề
cải thiện NNL là một trong những vấn đề vô cùng quan trọng và cần thiết, quyết định
sự thành công hay thất bại của DN.
Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề trên, cũng như được sự chấp thuận của
Ban Chủ nhiệm Khoa Kinh Tế và sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Viết Sản, nên em đã
chọn đề tài:
“MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN
NHÂN LỰC TẠI XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ XUẤT KHẨU LONG BÌNH TÂN”
1.1.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Đề tài chủ yếu tập trung vào việc phân tích tình hình hoạt động kinh doanh và
phương thức quản trị NNL của xí nghiệp trong 2 năm qua. Qua đó, giúp ban lãnh đạo
công ty đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh, tiến hành đưa ra các giải pháp đề
xuất nhằm sử dụng hiệu quả NNL để tăng năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
a) Mục tiêu chính
Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình NNL của xí nghiệp từ đó
đưa ra một số giải pháp cải thiện, nâng cao hiệu quả NNL. Trên cơ sở đó, giúp xí
nghiệp có đội ngũ nhân viên, lao động mới vận hành phù hợp với tình hình kinh tế
chung của thế giới, mang lại hiệu quả cao cho xí nghiệp.
b) Mục tiêu cụ thể
+ Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh tại xí nghiệp Long Bình Tân, nhằm
hiểu rõ các mặt hoạt động kinh doanh tại xí nghiệp này.
+ Phân tích thuận lợi và khó khăn hiện tại của xí nghiệp.
2


+ Phân tích tình hình NNL hiện thời làm việc tại xí nghiệp.

+ Đề ra một số giải pháp cụ thể cho việc cải thiện NNL.
1.3.

Phạm vi nghiên cứu của khóa luận
Đề tài chỉ tập trung xoay quanh các vấn đề về tình hình hoạt động kinh doanh,

tình hình quản trị NNL tại xí nghiệp, để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả sử dụng nguồn lực mang lại lợi ích cho xí nghiệp.
Đề tài được thực hiện từ tháng 3/2009 đến tháng 6/2009 tại Xí nghiệp chế biến
gỗ xuất khẩu Long Bình Tân.
1.4.

Cấu trúc của luận văn
Kết cấu của luận văn này được chia thành 5 chương. Chương 1 giới thiệu tổng

quan về đề tài nghiên cứu (lý do chọn đề tài, ý nghĩa, mục tiêu, phạm vi nghiên cứu).
Chương 2 tổng quan về các tài liệu có liên quan đã thực hiện và tổng quan về xí
nghiệp. Chương 3 trình bày cơ sở lý thuyết về quản trị NNL; khái niệm, vai trò và tầm
quan trọng của quản trị NNL đối với mỗi DN. Chương 4 trình bày nội dung và kết quả
nghiên cứu. Cuối cùng chương 5 là dựa vào kết quả nghiên cứu để kết luận và đưa ra
kiến nghị.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1.


Mô tả vấn đề nghiên cứu
Năm 2008, trước sự suy thoái của nền kinh tế thế giới và cuộc khủng hoảng tài

chính toàn cầu, lạm phát tăng cao…kinh tế Việt Nam cũng chịu tác động không ít và
bắt đầu thực sự bước vào giai đoạn khó khăn. Quý I năm 2008 với mục tiêu tăng
trưởng GDP 9% nhưng đã giảm còn 6,5%; biên độ giá của các mặt hàng dao động
mạnh, lãi suất ngân hàng liên tục thay đổi, giá dầu giảm ở mức thấp nhất trong vòng 3
năm qua,…tất cả những biến đổi đó tác động mạnh đến nền kinh tế Việt Nam nói
chung và DN nói riêng.
“Không nền kinh tế nào không bị tác động, chỉ nhiều hay ít, sớm hay muộn mà
thôi, Việt Nam không phải là ngoại lệ. Điều đáng mừng là hệ thống tài chính Việt
Nam không bị thiệt hại trực tiếp từ các vụ đổ vỡ ở các Ngân hàng trên thế giới, song
lại chịu tác động qua tỷ giá; hiện nay làng nghề gặp khó khăn lớn, không ít lao động đã
nghỉ việc, DN tạm thời ngừng hoạt động; số vốn đầu tư của tư nhân đăng ký bắt đầu
giảm xuống; năm 2008 làm cho DN rất mệt mỏi, hết vốn, sang năm 2009 rất khó cầm
cự được ...” Tiến sĩ Lê Đăng Doanh – Viện nghiên cứu IDS nói.
Kể từ khi hình thành xã hội loài người, con người biết hợp quần thành tổ chức
thì vấn đề quản trị bắt đầu xuất hiện. Mỗi hình thái kinh tế xã hội đều gắn liền với một
phương thức sản xuất nhất định, xu hướng của quản trị ngày càng phức tạp cùng với
sự phát triển ngày càng cao của nền kinh tế xã hội. Trên thị trường ngày nay, các DN
đang đứng trước thách thức phải tăng cường tối đa hiệu quả cung cấp các sản phẩm
dịch vụ của mình. Điều này đòi hỏi phải có sự quan tâm tới chất lượng sản phẩm và
dịch vụ, tới các phương thức Marketing và bán hàng tốt cũng như các quy trình nội bộ
hiệu quả.

4


Các DN hàng đầu thường cố gắng để tạo sự cân bằng giữa tính chất nhất quán
và sự sáng tạo. Để đạt được mục tiêu này, họ dựa vào một số tài sản lớn nhất của mình

đó là “NNL”. Công tác QTNS giúp tìm kiếm, phát triển và duy trì đội ngũ nhân viên
và quản lý có chất lượng- những người tham gia tích cực vào sự thành công của công
ty. Các tổ chức trông mong vào các nhà chuyên môn về QTNS giúp họ đạt được hiệu
quả và năng suất cao hơn với một hạn chế về lực lượng lao động. Một trong những yêu
cầu chính của QTNS là tìm ra đúng người , đúng số lượng và đúng thời điểm trên các
điều kiện thỏa mãn cả DN và nhân viên mới. Khi lựa chọn được những người có kỹ
năng thích hợp làm việc ở đúng vị trí thì cả nhân viên lẫn công ty đều có lợi. Bởi thế,
vấn đề làm thế nào để sử dụng hiệu quả NNL trong công ty là một trọng những mối
quan tâm lớn đối với các quản trị gia của các DN.
2.2.

Sơ lược về xí nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu Long Bình Tân

2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển
Xí nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu Long Bình Tân hiện nay là một đơn vị SXKD
hạch toán phụ thuộc cơ quan chủ quản là công ty Vinafor Sài Gòn.
- Ngày 23/04/1979 tổng cục Lâm Nghiệp Miền Nam ra quyết định giao cho các
cơ sở chế biến bảo quản gỗ cho công ty Vinafor Sài Gòn quản lý.
- Ngày 07/05/1979 tổng cục Lâm Nghiệp Miền Nam ra quyết định thành lập xí
nghiệp cưa xẻ gỗ Vinafor và giao cho cục công nghệ rừng quản lý.
- Ngày 16/05/1979 cục công nghệ rừng ra quyết định phân công nhiệm vụ cho
cán bộ về quản ly xí nghiệp Vinafor.
- Ngày 01/02/1996 tổng công ty Lâm Sản Việt Nam ra quyểt định số 14HĐQT/TCLD thành lập xưởng chế biến gỗ xuất khẩu Long Bình Tân.
- Ngày 14/11/2001 Tổng công ty Lâm Nghiệp Việt Nam ra quyết định số
234/HĐQT/TCLD/QĐ thành lập xí nghiệp chế biến gỗ Long Bình Tân.
Xí nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu Long Bình Tân nằm trên địa bàn phường Long
Bình Tân-Thành phố Biên Hòa-Tỉnh Đồng Nai, ban đầu mang tên Liên Hiệp chế biến
và cung ứng gỗ xuát khẩu Phú Lâm bao gồm các thành viên: An Bình, Long Bình với
chức năng và nhiệm vụ là ngâm tẩm, xẻ gỗ rừng tự nhiên cung cấp theo kế hoạch cho
các tỉnh Miền Đông và Thành phố HCM. Sau một năm hoạt động Liên Hiệp chế biến


5


Để khắc phục tình trạng trên Liên Hiệp chế biến và cung ứng gỗ xuất khẩu Phú
Lâm tách ra làm ba xí nghiệp nhỏ.
Xí nghiêp chế biến gỗ xuất khẩu Long Bình Tân là đơn vị hạch toán phụ thuộc, có tư
cách pháp nhân và con dấu riêng. Hoạt động của xí nghiệp dưới sự chỉ đạo của công ty
Vinafor Sài Gòn, đồng tuân thủ các quy định của ban nghành tỉnh Đồng Nai và các chế
độ chính sách của nhà nước. Năm 2005 xí nghiệp đã tiến hành cổ phần hóa DN Nhà
Nước. Từ tháng 1/2006 xí nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu Long Bình Tân chính thức
chuyển thành xí nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu Long Bình Tân hoạt động theo cơ chế
DN Cổ Phần.
2.2.2 Các thông tin giao dịch
-

Tên xí nghiệp: Xí nghiệp CB gỗ XK Long Bình Tân.

-

Tên giao dịch: Long Bình Tân Wood Export Procesing Factory.

-

Địa chỉ: Ấp Long Đềm-Phường Long Bình Tân-TP.Biên Hòa-Đồng Nai.

-

ĐT: 061.833.852.


-

Fax: 061.832.026.

-

Mã số thuế: 030063552202

2.2.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
- Cơ cấu tổ chức:
Bộ máy quản lí là tập họp các bộ phận làm chức năng có liên quan với nhau,
thực hiện các chức năng quản lí, điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của
xí nghiệp. Bộ máy tổ chức phải có tổ chức hợp lí, khoa học mới phát huy hiệu lực và
đảm bảo thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp được tiến hành liên
tục ăn khớp, nhịp nhàng.
+ Giám đốc:
Do công ty Vinafor Sài Gòn bổ nhiệm làm đại diện pháp nhân của xí nghiệp,
Giám Đốc thực hành các chức năng điều hành chung mọi hoạt động của xí nghiệp.
Chịu trách nhiệm toàn bộ về hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp trước công
ty, trước tập thể của xí nghiệp và trước pháp luật của nhà nước.

6


+ Phó giám đốc nhân sự:
Là người giúp việc cho giám đốc, chịu trách nhiệm khi phân công quản lí công
việc, thực hiện các chế độ tiền lương, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bố trí nhân sự,
đề bạc thay thế cán bộ, điều động nhân sự từ bộ phận này sang bộ phận khác.
+ Phó giám đốc sản xuất
Là người nhận lệnh sản xuất của giám đốc, triến khai sản xuất cho phân xưởng,

giao chi tiêu mua nguyên liệu cho sản xuất, cân đối vật tư cần thiết cho mọi sản phẩm,
báo cáo tình hình sản xuất kịp thời cho giám đốc, đưa số liệu thống kê cho phòng kế
toán.
+ Kế toán trưởng
Do công ty bổ nhiệm, giúp cho giám đốc cân đối tài chính, thu phí cho kịp thời,
phân tích đánh giá sản phẩm, quản lí tài sản và nguồn vốn, đồng thời cũng phân tích
kết quả hoạt động kinh doanh, trực tiếp thanh toán thu chi cho khách hàng theo đơn
hàng. Bộ máy quản lí của công ty cổ phần CB Gỗ Xuất Khẩu Long Bình Tân như sau:
Hình 2.1 : Tổ Chức Quản Lí Của Xí Nghiệp Chế Biến Gỗ Xuất Khẩu Long Bình
Tân
GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

P. KTTC

X. SẤY

P. KHNV

P. TCHC

X. GHÉP

X. TINH CHẾ

P. KTVT

X. SƠN
Nguồn: P.TCHC


7


2.2.4 Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban
- Phòng kế toán tài chính:
+ Thực hiện công tác thu tài chính, kết hợp với phòng tổ chức hành chính trong
công tác tiền lương, trả lương đến tay người lao động.
+ Thiết lập các chứng từ xuất nhập khẩu hàng tồn kho, quản lí nguyên vật tư,
thường xuyên báo cáo cho giám đốc tồn quỹ. Thực hiện báo cáo định kì hoặc đột xuất
với công ty khi có yêu cầu.
+ Tham mưu giúp việc cho giám đốc trong công tác quản lí tài chính, vật tư,
tiền vốn.
+ Lập báo cáo quyết đoán tài chính từng tháng, quí và hàng năm theo quy định
của công ty. Giúp Giám Đốc phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị. Quản
lí hồ sơ giấy tờ theo đúng quy định hiện hành của nhà nước.
Biên chế của phòng gồm:
+ 01 trưởng phòng
+ Từ 01-02 nhân viên
+ 01 thủ quỹ
- Phòng kế hoạch nghiệp vụ:
+ Xây dựng kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh từng quy, tháng, năm, Lập
phương án sản xuất kinh doanh theo dõi tiến độ sản xuất, lên kế hoạch giao hàng, tiêu
thụ sản phẩm.
+ Cung ứng nguyên liệu, phối hợp các xưởng sản xuất lập và quản lí định mức
tiêu hao nguyên vật liệu theo đúng yêu cầu kỹ thuật đề ra.
+ Lập các chứng từ giao nhận với các phòng ban trong sản xuất điều độ.
+ Tham mưu cho giám đốc các mặt hàng mới, kế hoạch sản xuất cho phù hợp.
+ Tiến hành lập các thủ tục xuất hàng.
Biên chế của phòng gồm:

+ 01 trưởng phòng
+ 01 nhân viên XNK
+ 01 thũ kho nguyên vật liệu
+ 01-02 nhân viên

8


- Phòng tổ chức hành chánh:
+ Thực hiện tham mưu, đề xuất với giám đốc về công tác nhân sự, lao động
tiền lương, BHXH, BHYT…liên hệ với công ty kí các hợp đồng, các chế độ chính
sách đối với người lao động.
+ Quản lí con dấu, văn thư lưu trữ, quản trị hành chánh công tác bảo vệ, mua
sắm các văn phòng phẩm, lịch tiếp khách điều xe đi công tác.
+ Thực hiện công tác lao động tiền lương, phối hợp với các phòng ban trong
việc tính lương hàng tháng.duy trì các chế độ báo cáo cho giám đốc và công ty.
+ Nghiên cứu, tham mưu cho giám đốc cách trả lương theo sản phẩm từng khâu
sản xuất cho hợp lí.
+ Thực hiện đầy đủ các chế độ báo cáo cho giám đốc cho xí nghiệp và lãnh đạo
công ty.
Biên chế của phòng gồm:
+ 01 trưởng phòng
+ 01-02 nhân viên
+ 01 lái xe.
+ 1 tổ bảo vệ ( gồm 05 – 06 nhân viên)
- Phòng kỹ thuật vật tư:
+ Quản lý toàn bộ hồ sơ, lý lịch, các thiết bị máy móc của xí nghiệp.
+ Thực hiện công tác quản lý kỹ thuật công nghệ và thiết kế mẫu mã cho khách
hàng, phối hợp với các xưởng sản xuất làm hàng mẫu và quản lý mẫu.
+ Thực hiện lịch xích tu sửa chữa thiết bị cho toàn xí nghiệp, tham mưu cho

lãnh đạo đầu tư sửa chữa các máy móc thiết bị.
+ Thực hiện các qui trình, nội quy sử dụng máy móc cho từng xưởng.
+ Tham gia công tác an toàn lao động và vệ sinh công nghệ các xưởng.
+ Theo dõi giám sát về công trình xây dựng cơ bản.
+ Báo cáo đầy đủ các công văn, văn bản có liên quan.
+ Phối hợp các phòng TC – HC thi tay nghề cho công nhân.
+ Quản lý các vật tư: dầu bông, xăng thơm, keo dán……
+ Xây dựng định mức tiêu hao cho các sản phẩm.
Từ những chức năng trên, biên chế của phòng gồm:
9


+ 01 trưởng phòng.
+ 01-02 nhân viên
+ 01 thủ kho.
+ 01 tổ cơ điện ( 02 – 03 người).
- Xưởng sơ chế:
+ Điều hành tốt lệnh sản xuất được giao, đảm bảo và chịu trách nhiệm về máy
móc và con người.
+ Thực hiện đầy đủ các qui trình về thiết bị máy móc khi cưa xẻ gỗ.
+ Thực hiện tốt qui trình xẻ gỗ, chất lượng, đảm bảo đúng thời gian.
+ Thường xuyên phối hợp các phòng ban, các xưởng trong sản xuất, tránh gây
ách tắt trong các khâu.
+ Thực hiện tốt công tác an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và PCCC.
Từ những chức năng trên biên chế của phòng gồm:
+ 01 phụ trách chung cho xưởng.
+ Tổ xẻ.
+ Tổ vận hành.
+ Tổ bốc xếp.
- Xưởng tinh chế ( xưởng mộc I – II):

+ Thực hiện các lệnh sản xuất theo đúng tiến độ giao hàng.
+ Báo cáo tình hình máy móc thiết bị, nguyên phụ liệu sản xuất với các đơn vị
liên quan.
+ Phải đảm bảo chất lượng hàng hóa trước khi chuyển đến các công đoạn khác
trong xưởng, bố trí sản xuất hợp lý, tạo năng suất cao.
+ Phối hợp các phòng ban trong sản xuất.
+ Tổ chức tốt môi trường làm việc, thực hiện tốt các nội quy, quy trình hoạt
động của máy móc thiết bị.
+ Thực hiện tốt công tác an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và PCCC.
Biên chế của xưởng gồm:
+ 01 quản đốc
+ 01 phó quản đốc
+ 01 trưởng ca
10


+ 01 thống kê.
- Xưởng sơn:
+ Thực hiện công đoạn cuối cùng, là khâu quan trọng phải đúng theo lịch xuất
hàng.
+ Là nơi sản phẩm được kiểm tra chất lượng kỹ nhất trước khi xuất xưởng, kể
cả phần đóng gói bao bì.
+ Thực hiện các công đoạn sơn hợp lý, đảm bảo thời gian, chất lượng.
+ Phối hợp các phòng ban, xưởng để tạo ra dây chuyền sản xuất liên tục không
ách tắt giữa các khâu.
+ Thực hiện tốt công tác an toàn về lao động, vệ sinh công nghiệp và PCCC.
2.2.5 Cơ cấu tổ chức sản xuất của xí nghiệp:
Xí nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu Long Bình Tân là một đơn vị trực thuộc khối
cơ sở của công ty sản xuất và xuất nhập khẩu lâm sản Sài Gòn –Vinafor Sài Gòn, được
sản xuất theo hoạch toán báo sổ.

Cơ cấu sản xuất ảnh hưởng đến mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của xí
nghiệp, nên cơ cấu sản xuất hợp lý, đúng đắn, khoa học. Bởi vì nó có tác dụng tích cực
thúc đẩy sản xuất của xí nghiệp phát triển mạnh mẽ và ngược lại.
Hình 2.2 Cơ Cấu Tổ Chức Kinh Doanh Của Xí Nghiệp.

NGHIỆP

BỘ PHẬN SẢN
XUẤT PHÔI

Tổ
sản
xuất
phôi

Tổ
sấy
tẩm

BỘ PHẬN
PHỤ TRỢ

BỘ PHẬN
MỘC TINH

Tổ
bốc
xếp

Tổ

bào

Tổ
lắp
ráp

Tổ
trang
trí mỹ
thuật

Tổ

điện

Tổ sửa
chữa
thường
xuyên

Nguồn: P. TCHC

11


2.3 Kết luận:
Quản trị NNL là một trong những kế hoạch chủ đạo của DN, với tình hình khó
khăn hiện nay của các DN cộng thêm sự cạnh tranh khốc liệt với các công ty nước
ngoài khi tham gia tổ chức thương mại thế giới, ngoài việc cải tiến máy móc và ứng
dụng công nghệ, khoa học kỹ thuật hiện đại, thì việc cải tổ bộ máy nhân sự là việc cấp

thiết nơi mỗi DN. Vì vậy, đề tài một số giải pháp nhằm quản trị NNL hiệu quả để tăng
năng suất lao động và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là cấp thiết và hợp lý.

12


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1 Khái niệm và tầm quan trọng của quản trị NNL
a) Khái niệm (Trần Kim Dung, 2006. Quản trị nguồn nhân lực. Nhà xuất
bản thống kê, trang 4)
Ở mỗi quốc gia, khái niệm và thực tiễn áp dụng quản trị NNL không giống
nhau. Trong một nền kinh tế chuyển đổi như của Việt Nam, nơi trình độ công nghệ, kỹ
thuật còn ở mức độ thấp, kinh tế chưa ổn định và nhà nước chủ trương “quá trình phát
triển phải thực hiện bằng con người và vì con người”, thì quản trị NNL được định
nghĩa như sau:
Quản trị NNL là hệ thống các triết lý, chính sách và hoạt động chức năng về thu
hút, đào tạo phát triển và duy trì con người của một tổ chức nhằm đạt được kết quả tối
ưu cho cả tổ chức lẫn nhân viên.
b) Tầm quan trọng của bộ phận quản trị NNL trong DN (Đồng Thị Thanh
Phương và ctv, 2008. Giáo trình quản trị Doanh Nghiệp. Nhà xuất bản thống kê,
trang 226 – 228)
Tầm quan trọng của bộ phận quản trị NNL trong DN được thể hiện rõ rệt thông
qua những nhiệm vụ, chức năng liên quan đến chính sách, chế độ đối với nhân viên
trong DN cụ thể:
- Bộ phận QTNNL là nơi đề ra chính sách đãi ngộ về nhân viên. Các chính sách
này được thi hành trong toàn bộ tổ chức.
- Bộ phận QTNNL thực hiện chức năng cố vấn cho các cấp quản trị gia, cũng

như cho các bộ phận trong DN về vấn đề nhân viên. Chất lượng nhân viên được tuyển
chọn cũng như trình độ năng lực của các chức danh được đề bạt phụ thuộc vào sự cố
vấn của bộ phận QTNNL.
13


×