Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

ẢNH HƯỞNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NƯỚC ĐẾN HIỆU QUẢ MÔ HÌNH NUÔI TÔM SÚ VÀ Ý THỨC CỘNG ĐỒNG TRONG QUẢN LÝ NGUỒN NƯỚC Ở HUYỆN BÌNH ĐẠI TỈNH BẾN TRE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (987.79 KB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

ẢNH HƯỞNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NƯỚC ĐẾN HIỆU QUẢ
MÔ HÌNH NUÔI TÔM SÚ VÀ Ý THỨC CỘNG ĐỒNG TRONG
QUẢN LÝ NGUỒN NƯỚC Ở HUYỆN BÌNH ĐẠI
TỈNH BẾN TRE

NGUYỄN VĂN LÂM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2009


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Ảnh Hưởng Chất
Lượng Nguồn Nước Đến Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Tôm Sú và Ý Thức Cộng Đồng
Trong Quản Lý Nguồn Nước Ở Huyện Bình Đại Tỉnh Bến Tre”, do Nguyễn Văn
Lâm sinh viên khóa 2005-2009, ngành Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường, đã bảo vệ
thành công trước hội đồng vào ngày ______________________

TS. ĐẶNG THANH HÀ
Người hướng dẫn

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo



Ngày

Tháng

Năm

Tháng

Năm

Thư kí hội đồng chấm báo cáo

Ngày

Tháng

Năm


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên, con xin gởi những dòng tri ân đến Ba Mẹ và gia đình, những
người đã sinh thành, nuôi nấng và tạo mọi điều kiện cho con có được ngày hôm nay.
Xin được cảm ơn toàn thể quý thầy cô trường ĐHNL TPHCM, đặc biệt là quý
thầy cô Khoa Kinh Tế, đã truyền dạy cho em những kiến thức quý báu trong suốt thời
gian qua.
Đặc biệt xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy ĐẶNG THANH HÀ, đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt thời gian nghiên cứu thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Cảm ơn các Cô Chú, Anh Chị công tác tại Phòng Nông Nghiệp - Phát Triển
Nông Thôn và Phòng Thủy Sản huyện Bình Đại tỉnh Bến Tre đã tận tình giúp đỡ tôi

trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Cho tôi gởi lời cảm ơn đến bạn bè tôi, những người đã giúp đỡ tôi về mặt tinh
thần, cũng như đóng góp ý kiến để tôi hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
NGUYỄN VĂN LÂM


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN VĂN LÂM. Tháng 07 năm 2009. “Ảnh Hưởng Chất Lượng
Nguồn Nước Đến Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Tôm Sú và Ý Thức Cộng Đồng Trong
Quản Lý Nguồn Nước Ở Huyện Bình Đại Tỉnh Bến Tre”.
NGUYEN VAN LAM. July 2009. “The Effects of Water Source Quality on
The Efficient of The Giant Tiger Prawn Model and Sense of Community in
Managing Water Resources in Binh Dai District Ben Tre Province”.
Khóa luận tìm hiểu về hiệu quả kinh tế mô hình nuôi tôm sú của huyện, trên cơ
sở phân tích số liệu điều tra của 70 hộ nuôi tôm ở hai xã Phú Long và Bình Thới của
huyện Bình Đại tỉnh Bến Tre.
Xuất phát từ thực trạng mô hình nuôi tôm công nghiệp ngày càng mở rộng trên
địa bàn huyện, đề tài tiến hành đi sâu phân tích hiệu quả và một số yếu tố đầu vào ảnh
hưởng đến năng suất nuôi tôm, đặc biệt là ý thức người dân về quản lý nguồn nước từ
kênh rạch lấy vào ao nuôi. Kết quả nghiên cứu cho thấy, 1ha tôm sú sau vụ nuôi sẽ cho
lợi nhuận là 161.090.000 VND/ha/vụ, trong đó thì các yếu tố mật độ, lượng thuốc,
lượng thức ăn và chất lượng nguồn nước là có ảnh hưởng mạnh mẽ đến năng suất vụ
nuôi. Khi nuôi tôm trong môi trường nước tốt sẽ giúp cho năng suất tăng 0,42% và xác
suất bị bệnh giảm 0,11%.
Người dân là có sự quan tâm đến vai trò của nguồn nước và ý thức trong việc
quản lý, họ sẵn lòng đóng góp với mức trung bình của các hộ là 195.167 VND/năm để
cải tạo kênh rạch và bảo vệ nguồn nước. Từ đó, tôi tham khảo và đưa ra một số giải
pháp nhằm góp phần nâng cao thu nhập và ý thức cộng đồng trong quản lý nguồn

nước.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

x

DANH MỤC PHỤ LỤC

xi

CHƯƠNG 1

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu


3

1.2.1. Mục tiêu chung:

3

1.2.2. Mục tiêu cụ thể:

3

1.3. Ý nghĩa nghiên cứu

3

1.4. Phạm vi nghiên cứu

3

1.5. Cấu trúc luận văn

4

CHƯƠNG 2

5

2.1. Tổng quan tài liệu liên quan

5


2.2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu

6

2.2.1. Tổng quan về tỉnh Bến Tre

6

2.2.2. Tổng quan về huyện Bình Đại

7

2.3. Tổng quan về đặc điểm thuỷ sản

10

2.3.1. Đặc điểm thủy sản Việt Nam

10

2.3.2. Đặc điểm thủy sản tỉnh Bến Tre

12

2.3.3. Đặc điểm thủy sản huyện Bình Đại

15

2.3.4. Đặc điểm nuôi tôm huyện Bình Đại năm 2009


17

v


CHƯƠNG 3

18
18

3.1. Cơ sở lí luận
3.1.1. Các khái niệm

18

3.1.2. Kỹ thuật nuôi tôm sú

21

3.1.3. Đặc điểm sinh học của tôm sú

25

3. 2. Phương pháp nghiên cứu

28

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu


28

3.2.2. Phương pháp thống kê mô tả

28

3.2.3. Phương pháp xử lí số liệu

28

3.2.4. Phương pháp phân tích hồi qui

28

3.3. Phân tích lợi ích chi phí của hoạt động nuôi tôm sú

31

3.4. Sử dụng mô hình Logit để xác định xác suất tôm sú bị bệnh

32
35

CHƯƠNG 4
4.1. Tình hình nuôi tôm sú trên địa bàn huyện Bình Đại qua các năm

35

4.2. Đặc điểm hệ thống nuôi tôm tại các hộ


39

4.3. Phân tích hiệu quả mô hình nuôi tôm sú công nghiệp

47

4.3.1. Phân tích hiệu quả chung của mô hình nuôi tôm sú công nghiệp

47

4.3.2. Phân tích ảnh hưởng của chất lượng nguồn nước đến hiệu quả mô hình nuôi
51

tôm sú công nghiệp
4.4. Phân tích ảnh hưởng chất lượng nguồn nước đến năng suất tôm

52
52

4.4.1. Hàm năng suất tôm sú

4.4.2. Đánh giá ảnh hưởng của chất lượng nguồn nước đến xác suất tôm bị bệnh60
4.5. Đánh giá ý thức cộng đồng và mức sẵn lòng trả trong quản lý nguồn nước

63

4.6. Thuận lợi, khó khăn và một số giải pháp tăng cường quản lý chất lượng nguồn
66

nước dựa vào cộng đồng


68

CHƯƠNG 5
5.1. Kết luận

68

5.2. Kiến nghị

69

TÀI LIỆU THAM KHẢO

71
vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVMT

Bảo vệ môi trường

BVTV

Bảo vệ thực vật

BCN

Bán công nghiệp


CN

Nuôi công nghiệp

CPSX

Chi phí sản xuất

DT

Doanh thu

ĐBSCL

Đồng bằng Sông Cửu Long

HTX

Hợp tác xã

KHKT

Khoa học kỹ thuật

KTXH

Kinh tế xã hội

LN


Lợi nhuận

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

QCCT

Quãng canh cải tiến

QC-XR

Quảng canh – xen rừng

QCCT-XR

Quãng canh cải tiến – xen rừng

TC-BTC

Thâm canh – bán thâm canh

TTXVN

Thông tấn xã Việt Nam


TN

Thu nhập

XH

Xã hội

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Các Hình Thức Nuôi Trồng và Đánh Bắt Thủy Sản Bến Tre Năm 2005 và
Dự Kiến Đến Năm 2020

14

Bảng 3.1. Tên Biến và Giải Thích Biến Trong Mô Hình

30

Bảng 3.2. Tên Biến và Giải Thích Các Biến Trong Mô Hình

33

Bảng 4.1. Tình Hình Biến Động Diện Tích Ao Nuôi Qua Các Năm

35


Bảng 4.2. Diện Tích và Hình Thức Nuôi Tôm ở Các Xã của Huyện Bình Đại Trong
Hai Năm 2007 và 2008

37

Bảng 4.3. Tình Hình Nuôi Tôm Sú của Các Xã Trong Năm 2008

38

Bảng 4.4. Đặc Điểm và Các Hình Thức Nuôi Tôm Sú Trên Địa Bàn Huyện Bình Đại
Trong Hai Năm 2007 và 2008

38

Bảng 4.5. Cơ Cấu Nguồn Gốc Tôm Giống

46

Bảng 4.6. Cơ Cấu Sử Dụng Ao Lắng của Hộ Nuôi

47

Bảng 4.7. Chi Phí Đầu Tư Ban Đầu Cho 1Ha Nuôi Tôm Sú

47

Bảng 4.8. Chi Phí Sản Xuất Cho 1 Ha Nuôi Tôm Sú

48


Bảng 4.9. Kết Quả - Hiệu Quả Kinh Tế của 1 Ha Nuôi Tôm Sú

51

Bảng 4.10. Chi Phí Đầu Tư Cho 1Ha/Vụ Tôm Sú Giữa Hai Môi Trường Nước Tốt và
51

Xấu
Bảng 4.11. Hiệu Quả Kinh Tế Của Mô Hình Nuôi Tôm Công Nghiệp Giữa Hai Môi
Trường Nước Tốt và Xấu

52

Bảng 4.12. Các Thông Số Ước Lượng của Hàm Năng Suất Nuôi Tôm Sú

53

Bảng 4.13. Các Thông Số Ước Lượng của Hàm Năng Suất Nuôi Tôm Sú

54

Bảng 4.14. Các Thông Số Ước Lượng của Hàm Năng Suất Nuôi Tôm Sú

55

Bảng 4.15. Các Thông Số Ước Lượng của Hàm Năng Suất Nuôi Tôm Sú

55


Bảng 4.16. Các Thông Số Ước Lượng của Hàm Năng Suất Nuôi Tôm Sú

56

Bảng 4.17. Các Hệ Số Xác Định của Mô Hình Hồi Qui Năng Suất Nuôi Tôm Sú

56

Bảng 4.18. Kết Quả Kiểm Định Đa Cộng Tuyến Bằng Hồi Qui Bổ Sung

58

Bảng 4.19. Kiểm Tra Về Dấu Kì Vọng của Mô Hình

59

Bảng 4.20. Các Thông Số Ước Lượng của Hàm Xác Suất Tôm Sú Bị Bệnh

60

viii


Bảng 4.21. Các Thông Số Ước Lượng của Hàm Xác Suất Tôm Sú Bị Bệnh

61

Bảng 4.22. Khả Năng Dự Đoán Của Mô Hình Xác Suất Tôm Sú Bị Bệnh

62


Bảng 4.23. Giá Trị Trung Bình Các Biến của Mô Hình Xác Suất Tôm Sú Bị Bệnh

62

Bảng 4.24. Cơ Cấu Xử Lý Nguồn Nước Sau Vụ Nuôi

64

Bảng 4.25. Cơ Cấu Sẵn Lòng Đóng Góp Cải Thiện Dòng Nước của Các Hộ Nuôi Tôm
65

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Bảng Đồ Hành Chính Tỉnh Bến Tre

7

Hình 3.1. Đặc Điểm Sinh Học của Hệ Sinh Vật:

25

Hình 4.1. Cơ Cấu Nhóm Tuổi của Hộ Điều Tra

40

Hình 4.2. Cơ Cấu Trình Độ Học Vấn của Chủ Hộ


41

Hình 4.3. Cơ Cấu Số Năm Nuôi Tôm của Chủ Hộ

42

Hình 4.4. Cơ Cấu Diện Tích Ao Nuôi Tôm của Chủ Hộ

42

Hình 4.5. Tình Hình Sử Dụng Cây Nước Mặn của Nông Hộ

43

Hình 4.6. Cơ Cấu Vốn Trong Hoạt Động Nuôi Tôm

44

Hình 4.7. Số Nguồn học hỏi Kinh nghiệm của Chủ Hộ

45

Hình 4.8. Cơ Cấu Thay Đổi Chi Phí Xử Lý Nguồn Nước

64

x



DANH MỤC PHỤ LỤC
PHỤC LỤC 1: MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ TÔM SÚ
PHỤ LỤC 2. KẾT SUẤT HÀM NĂNG SUẤT
PHỤ LỤC 3. MÔ HÌNH HỒI QUI NHÂN TẠO
PHỤ LỤC 4. MÔ HÌNH HỒI QUI BỔ XUNG
PHỤ LỤC 5. MÔ HÌNH XÁC SUẤT TÔM BỊ BỆNH
PHỤ LỤC 6. MÔ HÌNH KHẢ NĂNG DỰ ĐOÁN MỨC ĐỘ CHÍNH XÁC CỦA
HÀM XÁC SUẤT TÔM BỊ BỆNH
PHỤ LỤC 7. BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN – ĐIỀU TRA

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Nước ta có đường bờ biển dài 3.260 km, trải dài 13 vĩ độ từ Bắc xuống Nam, có
hơn 3 triệu ha đất ngập nước ven bờ, có 28/64 tỉnh thành tiếp giáp với biển và khí hậu
rất thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản.
Đối với nền kinh tế nghèo nàn và lạc hậu như nước ta hiện nay thì thuỷ sản
đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo và cải thiện đời sống dân cư ở những vùng
nông thôn ven biển và hải đảo, đồng thời đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị
trường tiêu dùng trong và ngoài nước. Trong nuôi trồng thuỷ sản thế giới cũng như ở
Việt Nam, nghề nuôi tôm là một trong những nghề phát triển mạnh. Nghề nuôi tôm
đang trở thành nghành nghề kinh tế mũi nhọn, mang lại lợi nhuận cao. Trong đó, thì
con tôm sú ngày càng giữ vị trí quan trọng trong nuôi trồng thủy sản ở đồng bằng
Sông Cửu Long nói chung và tỉnh Bến Tre nói riêng.
Hầu hết những người nuôi tôm ở Bến Tre là những người nông dân gắn bó lâu
đời với nghề trồng lúa làm vườn. Trước đây, ở nhiều vùng ven biển nghề trồng lúa là

kế sinh nhai chủ yếu của nhiều gia đình nông dân. Sản xuất nông nghiệp là nguồn sinh
kế cơ bản, tạo việc làm và thu nhập cho nông dân nghèo nhưng đất bị nhiễm mặn và
phèn hóa nên lúa và các loại cây hoa quả thiếu khả năng cạnh tranh với sản phẩm cùng
loại của nền nông nghiệp các nước.
Vì vậy, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi là vấn đề cần thiết phải được thực
hiện và triển khai rộng rãi. Và sự thay đổi này đã diễn ra mạnh mẽ, nhanh chóng lan
rộng khắp các vùng nông thôn ven biển. Những cánh đồng trồng lúa, những ruộng
muối hiệu quả thấp và đất bỏ hoang đã nhanh chóng chuyển sang nuôi trồng thủy sản.
Người dân Bến Tre cho biết một hecta trồng lúa mỗi vụ chỉ lãi khoảng 3 triệu đồng
nhưng nuôi tôm nếu không gặp rủi ro có thể lãi từ 100-150 triệu đồng.


Chuyển sang nghề nuôi tôm xuất khẩu là bước ngoặt quan trọng của người
nông dân Bến Tre, một sự thay đổi toàn diện, sâu sắc, đến tận gốc rễ: từ người sản xuất
nhỏ, giản đơn trở thành người sản xuất hàng hóa quy mô, tham gia vào phân công lao
động quốc tế. Những thói quen, tập quán canh tác, kỹ thuật lạc hậu đã được thay đổi
trên nền tản của sản xuất hàng hóa với trình độ cao hơn.
Tự do hóa thương mại kích thích đầu tư xã hội trên địa bàn làm cho vốn đầu tư
tăng nhanh chóng, các nguồn lực trong xã hội được huy động tối đa, các thành phần
kinh tế đua nhau đầu tư đào ao nuôi tôm, phát triển các hoạt động dịch vụ và chế biến
xuất khẩu, làm tăng thêm việc làm trong xã hội. Đầu tư tăng là động lực thúc đẩy nghề
nuôi tôm phát triển trên diện rộng, các ao tôm ồ ạt được xây dựng trên những cánh
đồng lúa, trên đất làm muối, và đất đai còn bỏ hoang dẫn tới nhu cầu lao động nuôi
tôm tăng, từ đó diễn ra một quá trình tái cơ cấu lao động ở vùng nông thôn Bến Tre.
Lao động nuôi tôm có thể phân loại thành lao động chuyên nghiệp và không chuyên
nghiệp, lao động trực tiếp nuôi tôm và lao động quản lý, dịch vụ, lao động làm các
công việc phục vụ nuôi tôm.
Một vụ tôm từ khi thả đến khi thu hoạch kéo dài khoảng 4 tháng nhưng người
làm thuê có thể làm việc từ 6 - 8 tháng trên năm, với những thu nhập như thế có thể
trang trải những khoảng chi phí tối thiểu cho gia đình. Công việc làm thuê vất vả,

cường độ lao động lớn, số tiền công thu được đã giúp cho nhiều gia đình thoát nghèo.
Một số người trước đây phải đi làm thuê ở thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình
Dương, Vũng Tàu, đến nay đã có việc làm tại thôn ấp. Vì vậy, đã giảm bớt dòng di dân
ra các thành phố.
Lợi nhuận từ nghề nuôi tôm đã kích thích một số hộ nghèo mạnh dạn vay vốn
đầu tư nuôi, chịu khó học hỏi kinh nghiệm kết hợp với một chút may mắn đã thoát
nghèo và trở nên khá giả. Trong nông thôn xuất hiện ngày càng nhiều các ông chủ sản
xuất kinh doanh giỏi, có kinh nghiệm tổ chức các trang trại nuôi tôm với qui mô lớn.
Như vậy, hiệu quả của hoạt động nuôi tôm ở Bến Tre nói chung và huyện Bình
Đại nói riêng, nó đã đem lại nhiều lợi ích tích cực cho người dân, đồng thời cũng góp
phần to lớn cho sự phát triển các dịch vụ và cơ sở hạ tầng giao thông, trường,
trạm.v.v.. góp phần cho công tác xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, bên cạnh những cái
lợi đó, là những sự suy thoái về môi trường, đặc biệt là môi trường nước và đất đai do
2


nhiễm mặn và nhiễm phèn, và hiện tượng chặt đốn phá rừng để phục vụ cho công tác
nuôi tôm. Trong hoạt động nuôi tôm thì vấn đề nguồn nước được xem là nhân tố cực
kỳ quan trọng, quyết định đến sự thành công của vụ nuôi. Xuất phát từ vấn đề trên, đề
tài “Ảnh hưởng chất lượng nguồn nước đến hiệu quả mô hình nuôi tôm sú và ý
thức cộng đồng trong quản lý nguồn nước ở huyện Bình Đại tỉnh Bến Tre” được
thực hiện, dưới sự hướng dẫn của tiến sĩ Đặng Thanh Hà.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung:
Đề tài tập trung phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến năng suất của mô hình
nuôi tôm sú, vai trò của nguồn nước trong ý thức của cộng đồng, để cùng nhau quản lý
và bảo vệ nó. Từ đó, đưa ra những khuyến cáo, kiến nghị hướng phát triển cho hoạt
động nuôi tôm của Huyện trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể:
Tìm hiểu thực trạng tình hình nuôi tôm sú của Huyện.

Phân tích lợi ích – chi phí của hoạt động nuôi tôm công nghiệp.
Đánh giá ảnh hưởng của chất lượng nguồn nước đến năng suất tôm.
Phân tích ảnh hưởng của chất lượng nguồn nước đến xác suất tôm bị bệnh.
Vai trò của nguồn nước và ý thức cộng đồng trong quản lý nguồn nước.
Đề xuất một số giải pháp nhằm khuyến cáo cho hoạt động nuôi tôm.
1.3. Ý nghĩa nghiên cứu
Đề tài xuất phát từ thực trạng nuôi tôm của huyện Bình Đại-tỉnh Bến Tre nên có
ý nghĩa thiết thực. Đây sẽ là tài liệu tham khảo cho quá trình nuôi tôm của bà con nông
dân và chính quyền xã, huyện giúp cho hoạt động nuôi tôm ngày càng tốt hơn, góp
phần nâng cao thu nhập ổn định đời sống cho người dân. Đây cũng là tài liệu tham
khảo cho bộ môn Kinh Tế tài Nguyên Môi Trường-khoa Kinh Tế, và được đóng góp
làm tài liệu tham khảo chung cho thư viện trường ĐH Nông Lâm Tp. HCM.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Đề tài tiến hành điều tra phỏng vấn trực tiếp 70 hộ dân
nuôi tôm, trên địa bàn hai xã Phú Long và xã Bình Thới huyện Bình Đại tỉnh Bến Tre.
Đây là hai xã đại diện cho hai vùng nuôi khác nhau của Huyện. Xã Bình Thới là xã đã
nuôi từ lâu, nhiều hộ có thâm niên nuôi lên đến 10 năm, còn xã Phú Long là xã chỉ mới
3


nuôi trong thời gian gần đây phần lớn những hộ có thâm niên nuôi tôm thường không
quá 4 năm. Và đây cũng là hai xã điển hình cho mô hình nuôi tôm công nghiệp, nuôi
tôm thâm canh trên địa bàn huyện Bình Đại.
Phạm vi thời gian: Khóa luận được thực hiện từ 2/3/2009 đến 20/6/2009, đề tài
tiến hành thu thập thông tin về tình hình nuôi tôm sú của Huyện, sau đó nghiên cứu tài
liệu, tiến hành nhập số liệu, xử lý số liệu, chạy mô hình hồi qui, viết báo cáo và đưa ra
kết quả nghiên cứu.
1.5. Cấu trúc luận văn
Bài luận văn được chia làm 5 chương
Chương 1: Đặt vấn đề

Chương này giới thiệu sơ lược về lí do thực hiện đề tài, mục tiêu nghiên cứu, ý
nghĩa nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và tổng quan về cấu trúc luận văn.
Chương 2: Tổng quan
Giới thiệu tổng quan tài liệu nghiên cứu có liên quan. Giới thiệu tổng quát về
điều kiện tự nhiên, khí hậu, thủy văn, đặc điểm kinh tế xã hội huyện Bình Đại. Cuối
cùng là sơ lược về đặc điểm thủy sản của Việt Nam, tỉnh Bến Tre và huyện Bình Đại.
Chương 3: Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu
Chương này trình bày các cơ sở lí luận, các khái niệm và kỹ thuật nuôi tôm sú
cũng như các đặc điểm sinh học của tôm sú. Trình bày các phương pháp nghiên cứu
bao gồm phương pháp thu thập số liệu, thống kê mô tả, xử lý số liệu và phân tích hồi
qui, để phân tích lợi ích chi phí, xây dựng hàm năng suất và xác suất tôm bị bệnh.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Tiến hành phân tích lợi ích – chi phí và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến
hiệu quả mô hình nuôi tôm và xác suất tôm bị bệnh giữa hai môi trường nước tốt và
xấu. Đưa ra các số liệu tính toán từ số liệu thu thập được. Sử dụng phương pháp hồi
qui chạy mô hình kinh tế lượng để xác định hiệu quả của mô hình.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Đưa ra những kết luận chình mà đề tài đã thực hiện và một số kiến nghị cho
hoạt động nuôi tôm của huyện.

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan tài liệu liên quan
Hiện nay, trên 80% sản lượng tôm trên thế giới là từ nguồn tôm nuôi công
nghiệp với các giống tôm chính như tôm sú, tôm thẻ, tôm thẻ đỏ đuôi. Các loại tôm
này phần lớn được nuôi tại Đông Nam Á, Nam Á, Trung và Nam Mỹ. Số liệu thống kê

cho biết tổng số lượng trại nuôi tôm trên thế giới là khoảng 380.000 trại nuôi, chiếm
khoảng 1,25 triệu ha, với sản lượng hàng năm từ 50-10.000 kg/ha. Hoạt động nuôi tôm
bao gồm nuôi quảng canh, bán thâm canh và thâm canh.
Dự báo về cung tôm sú huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận, bằng cách sử dụng
phương pháp phân tích hồi quy, tác giả đã xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu
quả nuôi tôm và phân tích hàm sản xuất. Kết quả cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến
năng suất tôm là kinh nghiệm nuôi, trình độ học vấn, chất lượng giống, khuyến ngư,
lao động, thức ăn, mật độ thả, vôi-thuốc. Đồng thời dự báo cung tôm bằng hai phương
pháp là phân tích xu hướng theo thời gian và phương pháp Box-Jenkin. Theo kết quả
dự báo thì nguồn cung nuôi tôm sú từ năm 2005-2010 ở tỉnh Ninh Thuận sẽ ổn định và
khả năng mở rộng nuôi tôm là rất lớn (Quý (2005))
Theo quá trình khảo sát thực tế và nghiên cứu của các sinh viên chuyên ngành
Nuôi Trồng Thủy Sản của trường ĐH Nông Lâm thì:
+ Bùi Đình Cương, khảo sát qui trình và phân tích hiệu quả kinh tế mô hình
nuôi tôm sú (Penaseus monodon) thâm canh tại xã Liêu Tú, huyện Long Phú, tỉnh Sóc
Trăng, thì chi phí đầu tư cho 1ha nuôi tôm 394.975.000 đồng/vụ, lợi nhuận trung bình
cho 1ha ao nuôi là 91.905.000 đồng/vụ/ha.
+ Lê Long Triều, khảo sát tình hình nuôi tôm sú (Penaeus monodon) thâm canh
tại hai xã An Đức và Vĩnh An, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, thì mỗi ha nuôi tôm sẽ có
năng suất đạt 6.406 kg/ha. Lợi nhuận trung bình 151.155.000 đồng/vụ/ha.


Tuy nhiên, thì vấn đề nuôi tôm, cũng là ngành tiêu thụ khá nhiều nguồn tài
nguyên tự nhiên, đặc biệt là nguồn tài nguyên nước, và có ảnh hưởng to lớn đến môi
trường. Theo Nguyễn Hùng Cường-Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam, về vấn
đề nuôi tôm trên cát đã gây những tác hại lớn đến môi trường. Đặc điểm của mô hình
này là sử dụng rất nhiều nước (cả nước mặn và nước ngọt). Theo tính toán, mỗi ha
nuôi tôm trên cát nếu thay nước 3 lần/vụ thì chỉ riêng lượng nước ngọt đã cần tới
50.000 mét khối nước/năm. Một dự án quy mô 100 ha cần tới 5 triệu khối nước/năm,
còn với 2.000 ha ao nuôi tôm của dự án lớn tại Quảng Bình sẽ tiêu tốn tới 100 triệu

mét khối nước, một con số khổng lồ đối với vùng ven biển, nơi vốn không dồi dào
nguồn nước ngọt. Để có được lượng nước lớn này, người ta thường dùng biện pháp
khoan nước ngầm. Theo các nhà khoa học, việc khoan giếng khai thác nước ngọt ngầm
cho nuôi tôm một cách ồ ạt như hiện nay dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng, như phá
vỡ hệ sinh thái vùng cát, làm cạn kiệt nhanh nguồn nước ngầm, tăng hiện tượng sụt lún
địa tầng và xói mòn đất cát ven biển, ảnh hưởng tới nguồn nước phục vụ cho ăn uống,
sinh hoạt và các nhu cầu thiết yếu khác trong tương lai. Lượng chất thải từ nuôi tôm
rất lớn, ước tính mỗi năm 1 ha thải ra tới 8 tấn chất thải rắn, gồm vỏ tôm lột, thức ăn
thừa. Các hóa chất xử lý ao nuôi như vôi, thuốc tím, clorin tan trong nước, tích tụ dưới
đáy ao. Đa số nước thải của các trại tôm trên cát được thải trực tiếp ra bên ngoài,
không hề qua xử lý. Ngoài việc xả nước thải ra biển, nhiều hộ nuôi hiện nay còn xả
trực tiếp nước thải và bùn ao ngay trên khu vực đất cát cạnh bờ đầm nuôi, gây ô nhiễm
và mặn hoá nguồn nước ngầm. Ở quy mô nhỏ, có thể chưa có những ảnh hưởng rõ rệt
trong thời gian đầu. Nhưng ở diện tích nuôi lớn, tập trung và việc phát thải diễn ra
trong thời gian dài đã bắt đầu gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, dẫn tới dịch bệnh
lây lan giữa các trại nuôi tôm, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất trước mắt và lâu dài.
Do đó, chi phí đầu tư cho ao tôm cứ tăng dần, vụ sau cao hơn vụ trước, rủi ro đến với
con tôm cũng tăng. Thực tế, ba năm trở lại đây đã ghi nhận hiện tượng các hộ nuôi tôm
ở các tỉnh khu vực Nam Trung Bộ bị thất bại liên tiếp (Nguyễn Huy Cường, 2008).
2.2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu
2.2.1. Tổng quan về tỉnh Bến Tre
Bến Tre nằm ở phía Đông vùng đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích tự
nhiên là 2.356,85 km2, chiếm 5,84% diện tích vùng ĐBSCL. Bến Tre tiếp giáp với
6


biển Đông, có bờ biển dài 60 km (38 miles). Phía bắc giáp Tiền Giang, phía tây và tây
nam giáp Vĩnh Long, phía nam giáp Trà Vinh. Thị xã Bến Tre cách Thành phố Hồ Chí
Minh 85 km. Bến Tre có bốn nhánh sông: sông Tiền Giang là sông Mỹ Tho, sông Ba
Lai, sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên chia đất Bến Tre ra làm cù lao Minh, cù lao

Bảo, cù lao An Hóa. Địa hình ở đây bằng phẳng, rải rác có những cồn cát xen kẽ với
ruộng vườn, không có rừng cây lớn, bốn bề sông nước bao bọc rất thuận tiện cho giao
thông vận tải cũng như thủy lợi.
Toàn tỉnh được chia làm 08 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 1 thị xã Bến
Tre là trung tâm hành chính, kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh và 7 huyện: Bình Đại,
Ba Tri, Châu Thành, Chợ Lách, Giồng Trôm, Mỏ Cày và Thạnh Phú.
Bến Tre nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhưng lại nằm
ngoài ảnh hưởng của gió mùa cực đới, nên nhiệt độ cao, ít biến đổi trong năm, nhiệt độ
trung bình hằng năm từ 26oC – 27oC. Trong năm không có nhiệt độ tháng nào trung
bình dưới 20oC. Với vị trí nằm tiếp giáp với biển Đông, nhưng Bến Tre ít chịu ảnh
hưởng của bão, vì nằm ngoài vĩ độ thấp (bão thường xảy ra từ vĩ độ 15o bắc trở lên).
Ngoài ra, nhờ có gió đất liền, nên biên độ dao động ngày đêm giữa các khu vực bị
giảm bớt. Khí hậu Bến Tre cũng cho thấy thích hợp với nhiều loại cây trồng. Ánh
sáng, nhiệt độ, độ ẩm thuận lợi cho sự quang hợp và phát dục của cây trồng, vật nuôi,
thủy hải sản.
2.2.2. Tổng quan về huyện Bình Đại
Hình 2.1. Bảng Đồ Hành Chính Tỉnh Bến Tre

Nguồn:
7


a) Vị trí địa lý
Diện tích : 401 km2
Dân số: 129.446 người
Mật độ: 328 người/km2
Bình Đại là một trong 3 huyện miền ven biển của tỉnh Bến Tre, nằm trên dải cù
lao An Hóa, được bao bọc bởi 2 sông lớn: Cửa Đại, Ba Lai và tiếp giáp Biển Đông. Về
giao thông đường bộ, được hình thành khá đa dạng, phân bổ đều trên toàn Huyện, mật
độ 0,8km/km2. Về đường thủy, với 27 km bờ biển cùng hai con sông lớn là huyết

mạch quan trọng chạy qua địa phận Huyện, còn phải kể đến hệ thống kênh rạch chằng
chịt có mật độ cao tạo thuận lợi cho việc lưu thông đi lại của nhân dân trong Huyện.
Ranh giới hành chính:
-

Phía Đông Bắc giáp Biển Đông với bờ biển dài 27 km

-

Phía Tây giáp huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre.

-

Phía Bắc giáp tỉnh Tiền Giang với ranh giới là sông Cửa Đại.

-

Phía Nam giáp huyện Giồng Trôm và huyện Ba Tri với ranh giới tự
nhiên là sông Ba Lai.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 10,97%. GDP bình quân đầu người đạt 10,760
triệu đồng/người/năm (theo giá trị so sánh năm 1994, tính theo thời giá hiện hành đạt
17,140 triệu đồng/người/năm).
b) Địa hình
Địa hình Bình Đại khá bằng phẳng, có xu hướng thấp dần ra phía biển, về cơ
bản có thể phân chia làm 3 loại địa hình:
- Vùng hơi thấp: Có độ cao dưới 1m, bị ngập nước khi triều lên; bao gồm một
số đất ruộng, vùng lòng chảo và khu vực rừng ngập mặn.
- Vùng địa hình trung bình: Có độ cao từ 1 – 2 m, chỉ bị ngập khi triều cường
vào các tháng 9 – 12; chiếm phần lớn diện tích của Huyện.

- Vùng có địa hình cao: Có độ cao từ 2 – 5 m; chủ yếu là các giồng cát ven sông
c) Thổ nhưỡng
Theo phân loại của FAO/UNESSCO đất Bến Tre được phân làm 4 nhóm chính,
thổ nhưỡng huyện Bình Đại cũng thuộc 4 nhóm này: Nhóm đất giồng cát, nhóm đất
phù sa, nhóm đất phèn, nhóm đất phù sa nhiễm mặn.
8


d) Nhiệt độ
Ở Bình Đại, nhiệt độ trung bình 26,80C, cao nhất vào tháng 5 là 28,70C, thấp
nhất là 25,50C vào tháng 12. Nhìn chung, biên độ nhiệt giữa các tháng trong năm
không lớn nhưng những năm gần đây do ảnh hưởng của tình hình chung, nhiệt độ có
những lúc bất thường lên đến 380C.
e) Gió, bão
Về mùa khô hướng gió thịnh hành là gió Đông và Đông bắc với tốc độ 2,4 m/s.
Mùa hướng gió chính là hướng Tây và Tây Nam, tốc độ trung bình 2,0 – 3,9 m/s.
Những ngày có giông tốc độ gió có thể lên rất cao. Trong mùa khô xuất hiện gió
chướng có hướng Đông, Đông nam gây nên sóng lớn làm xói lở, phá vỡ hệ thống đê
bao và bờ ao nuôi trồng thủy sản nếu không được gia cố chắc chắn. Bão thường ảnh
hưởng đến Bình Đại vào các tháng 10-12, tuy nhiên chỉ có tác động đáng kể ở ngoài
biển, trong nội địa mức ảnh hưởng không lớn.
f) Lượng mưa
Lượng mưa trung bình năm 1.519,5 mm phân bổ theo mùa. Mùa mưa từ tháng
5 – 11 lượng mưa chiếm 90 – 96% tổng lượng mưa trong năm. Trong đó, tháng 9 và
10 chiếm đến 40% tổng lượng mưa. Mùa khô từ tháng 12 – 4 năm sau, chiếm 4 – 10%
tổng lượng mưa trong năm. Các tháng 1,2,3 hầu như không mưa. Trung bình mỗi năm
có 110 ngày mưa, và trong mùa mưa thì trung bình hai ngày có một ngày mưa. “Hạn
bà chằng” thường xảy ra vào tháng 7,8.
g) Tài nguyên nước
Nước mặt

Tồn tại trên các hệ thống sông ngòi, ao hồ và ruộng trũng. Diện tích nước mặt
chủ yếu: Đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản: 1.248,2 ha, chiếm 25.6%; đất có mặt
nước chưa sử dụng: 39,3 ha, chiếm 0,1%; sông rạch: 5.439,9 ha, chiếm 13,6%.
Nước ngầm
Theo các tài liệu nghiên cứu về nước ngầm thì đa phần nước ngầm ở Bình Đại
là nước ngầm mặn. Có 3 tầng nước ngầm mặn: Tầng Holocene: ở độ sâu 60m, dầy
khoảng 15m; tầng Pleistocene ở độ sâu 150m, dầy khoảng 40m; Tầng Pliocene ở độ
sâu 350m, dầy khoảng 30m. Cả ba tầng này có mối liên hệ với nước biển. Từ các
nghiên cứu về nước ngầm cho thấy mực nước tầng Holocene giao động theo thủy triều
9


và các tầng khác biến động theo biển khơi. Công suất các giếng khoan từ 10 – 30
m3/giờ. Tổng lượng muối hòa tan khoảng 20 – 29 g/l (phần lớn khoảng 27g/l). Nguồn
nước mặn này có nguồn gốc từ biển và xuất hiện khi tầng nước được hình thành.
Bình Đại chỉ có một nguồn nước ngầm ngọt duy nhất là nước giồng cát. Về chất
lượng nước giồng cát thay đổi theo mùa, theo vị trí địa lý và theo độ sâu của giếng.
Nhìn chung, nước ngầm tầng này bị ô nhiễm vi sinh. Mức ô nhiễm sắt cao trong mùa
khô.
h) Đặc điểm thủy văn
Chế độ thủy văn của Bình Đại chịu ảnh hưởng chính bởi quá trình thủy văn của
sông và biển. Có sự tranh chấp tình thế giữa dòng nước từ thượng nguồn sông Mêkong
chảy xuống và dòng triều từ biển Đông ngược vào qua các cửa sông và lạch triều. Liên
quan trực tiếp với nghề nuôi thủy sản có trong huyện, có 2 sông lớn (sông Cửa Đại và
sông Ba Lai) và hàng chục kênh rạch nhỏ chằng chịt khác. Tỉnh Bến Tre chiếm 36%
tổng lượng nước của sông Cửu Long đổ ra biển, đã tạo ra vùng nước lợ rất lớn: lợ nhạt
(từ 0,5 – 5‰), lợ (từ 5 - 18‰). Những giới hạn mặn này phụ thuộc vào nhiều yếu tố
như chế độ thủy triều, tốc độ gió, hướng gió, lũ từ thượng nguồn .v.v..
i) Đặc điểm thủy lý, thủy hóa
Vào mùa mưa độ mặn trên sông rạch giảm dần theo hướng từ cửa sông lên

thượng nguồn, tại các điểm cách biển 15 – 20km độ mặn dao động trên dưới 10‰.
Hệ thống sông rạch và mặt nước ao đầm nuôi trong Huyện đều ảnh hưởng của
thủy triều. Trên các kênh rạch nồng độ muối thay đổi từ 11 – 29,5‰ và trong các ao
đầm dao động từ 17 – 29,6‰. Do nguồn nước trên kênh rạch chịu sự chi phối của thủy
triều nên pH trong nước tương đối ổn định. Nhìn chung các yếu tố: nhiệt độ, pH, S‰,
muối dinh dưỡng,.v.v.. cho thấy môi trường nước hoàn toàn có lợi cho sự phát triển và
cư trú của những sinh vật có nguồn gốc từ biển đặc biệt là tôm sú, tôm thẻ, nghêu,
sò,.v.v..
2.3. Tổng quan về đặc điểm thuỷ sản
2.3.1. Đặc điểm thủy sản Việt Nam
Theo số liệu đã công bố của Tổng Cục Thống kê, GDP của ngành Thuỷ sản giai
đoạn 1995 - 2003 tăng từ 6.664 tỷ đồng lên 24.125 tỷ đồng. Trong các hoạt động của
ngành, khai thác hải sản giữ vị trí rất quan trọng. Sản lượng khai thác hải sản trong 10
10


năm gần đây tăng liên tục với tốc độ tăng bình quân hằng năm khoảng 7,7% (giai đoạn
1991 - 1995) và 10% (giai đoạn 1996 - 2003). Nuôi trồng thuỷ sản đang ngày càng có
vai trò quan trọng hơn khai thác hải sản cả về sản lượng, chất lượng cũng như tính chủ
động trong sản xuất. Điều này tất yếu dẫn đến sự chuyển đổi về cơ cấu sản xuất - ưu
tiên phát triển các hoạt động kinh tế mũi nhọn, đem lại hiệu quả kinh tế cao. (TTXVN,
2009).
Trong năm 2008, Việt Nam đã xuất khẩu thủy sản sang 26/27 quốc gia thuộc
Liên minh Châu Âu (EU) tiếp tục giữ vị trí nhà nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt
Nam với khối lượng nhập khẩu là 349 ngàn tấn với trị giá 1,14 tỷ USD, tăng 26% về
giá trị. Trong 61 sản phẩm thủy sản Việt Nam được nhập khẩu vào EU, cá tra, basa
tăng 23,8%, tôm tăng 47,6%, mực bạch tuộc đông lạnh tăng 26,6%, cá ngừ tăng 21,6%
so với năm 2007.
Về xuất khẩu thủy sản, những tháng cuối năm 2008, nhiều công ty chế biến
thủy sản lớn trong tỉnh có số lượng hàng tồn kho lớn, hoạt động thu mua nguyên liệu

cầm chừng, giá hải sản bị giảm tới 50%-60%. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp xuất
hàng bị trả lại do không bảo đảm tiêu chuẩn như đã ký kết. Giá xuất khẩu cũng bị giảm
mạnh trong thời gian qua và chưa có xu hướng tăng trong thời gian tới. Trong giai
đoạn này, khó khăn lớn nhất đối với các doanh nghiệp chế biến thủy sản là sự cạnh
tranh về giá cũng như chất lượng sẽ vô cùng gay gắt. (TTXVN, 2009).
Từ đầu năm đến nay tình hình xuất khẩu sản phẩm này có xu hướng đi xuống.
ĐBSCL với sản lượng nuôi đạt 290.000 tôm tấn, chiếm 86% sản lượng của cả nước.
Trong đó, riêng Cà Mau có sản lượng tôm sú lớn nhất, nhưng trong tháng 1 năm nay,
chỉ xuất được 20 triệu USD, giảm 30% so với tháng 12/ 2008 và 50% so cùng kỳ năm
ngoái. (TTXVN, 2009).
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), kế hoạch năm
2009, cả nước sẽ giảm 35.000 ha diện tích nuôi trồng thuỷ sản, xuống còn 1.065.000
ha với sản lượng ước đạt là 2,3 triệu tấn; trong đó, cá tra: 1,2 triệu tấn; tôm sú: 280.000
tấn; tôm chân trắng: 100.000 tấn.

11


2.3.2. Đặc điểm thủy sản tỉnh Bến Tre
Cùng với kinh tế vườn, nuôi thủy sản là ngành kinh tế quan trọng của Bến Tre.
Năm 2008, tổng sản lượng nuôi thủy sản đạt 158.995 tấn, giá trị ngoại tệ xuất khẩu
thủy sản 70,098 triệu USD, chiếm 38,1% kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.
Bến Tre có 3 vùng nước ngọt, lợ và mặn, cả 3 vùng đều có thể nuôi thủy sản
với các đối tượng nuôi khác nhau. Tổng diện tích nuôi thủy sản năm 2008 là 42.106 ha
(so kế hoạch đạt 100%), trong đó nuôi tôm sú 31.462 ha, chiếm 74,72% diện tích nuôi
thủy sản trên toàn tỉnh (nuôi tôm sú thâm canh và bán thâm canh là 5.421 ha, năng suất
bình quân 5 tấn/ha mặt nước nuôi; nuôi quảng canh, tôm lúa, tôm rừng 25.865 ha,
năng suất bình quân 200 kg/ha). Số diện tích còn lại nông dân, các doanh nghiệp nuôi
cá tra và các loại cá khác, tôm càng xanh, các HTX, tập đoàn tại vùng ven biển Bến
Tre thì nuôi nghêu, sò.v.v. Tổng sản lượng nuôi thủy sản năm 2008 là 158.995 tấn, đạt

148,6% so kế hoạch.
Bến Tre xác định mục tiêu cụ thể để phát triển thị trường là ngành thủy sản, lấy
đối tượng xuất khẩu làm gốc, đồng thời mở rộng đối tượng tiêu thụ nội địa có giá trị
kinh tế cao, có thị trường rộng mở. Hiện nay, Tỉnh tập trung 5 đối tượng nuôi chủ yếu
như tôm sú, cá tra, nghêu, tôm chân trắng và tôm càng xanh. Ngoài ra còn chú ý phát
triển một số đối tượng nuôi khác như cá chẽm, cá mú, cá bống tượng, cá kèo, cá điêu
hồng, cá rô phi dòng Gift, cua biển, sò huyết, baba, cá sấu.
Với Bến Tre, diện tích tiềm năng phát triển nhuyễn thể khá lớn, khoảng 15.000
ha đất bãi bồi, cồn nổi. Diện tích đã nuôi và khai thác nghêu là 4.200/7.800 ha đất
được nhà nước giao. Sản lượng thu hoạch bình quân 9.000 tấn/năm đối với nghêu thịt,
cao điểm lên đến 37.000 tấn/năm; và nghêu giống là bình quân hơn 400 -500 tấn/năm,
cao điểm hơn 1.000 tấn/năm và ngày càng phát triển với mật độ dày và quy mô rộng
hơn. Các vùng nuôi nghêu tại Bến Tre đang kiện toàn để có được chứng nhận thương
hiệu MSC. Mục đích của việc chứng nhận tiêu chuẩn MSC của Hội đồng bảo tồn Biển
Quốc Tế (Marine Stewardship) là khuyến khích phát triển mô hình sinh thái bảo vệ
môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học.
Bến Tre xem lộ trình phát triển bền vững dựa vào cộng đồng là việc làm thường
xuyên để góp phần cùng MSC xây dựng thêm nhiều mô hình mang ý nghĩa cho việc
bảo vệ môi trường sống của nhân loại và nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống không
12


chỉ cho các cộng đồng nghèo ven biển của Bến Tre mà còn cho cộng đồng nghèo của
cả nước và của các quốc gia trên thế giới.
Do vậy, điều quan trọng là ngành, địa phương, các cộng đồng ngư dân phải làm
thế nào để duy trì tốt các công việc đã làm có hiệu quả trong thời gian qua, tiếp tục
phát huy tinh thần trách nhiệm để duy trì việc quản lý và quảng bá tên tuổi của con
nghêu mang tiêu chí MSC trên thị trường thế giới. (Cổng thông tin điện tử Bến Tre,
2009).
Tóm lại, với vị trí giáp với Biển Đông, khả năng đánh bắt mở rộng trên nhiều

ngư trường của ngư dân 3 huyện ven biển, với quá trình hoàn thành cụm liên hợp cảng
cá - làng cá Bình Thắng, An Thủy, An Nhơn, ngành đánh bắt thủy hải sản tỉnh Bến Tre
có nhiều tiềm năng phát triển mạnh mẽ về quy mô lẫn chất lượng đánh bắt và chiếm tỷ
trọng đáng kể trong cơ cấu ngành thủy sản. Theo dự kiến diện tích và sản lượng ngành
thủy sản giai đoạn 2010-2020 như sau:

13


Bảng 2.1. Các Hình Thức Nuôi Trồng và Đánh Bắt Thủy Sản Bến Tre Năm 2005
và Dự Kiến Đến Năm 2020
Khoản mục

Năm 2005

Năm 2010

Năm 2020

1. Diện tích mặt nước NTTS (ha)

42.310

45.406

48.880

Đất thủy sản chuyên nghiệp

27.170


31.300

32.400

Nuôi xen

15.140

14.106

16.480

1.1 Diện tích nuôi nước ngọt

5.017

7.045

8.764

Nuôi cá

2.995

3.998

4.802

Nuôi tôm


2.022

3.048

3.962

1.2 Diện tích nuôi lợ mặn

37.293

38.361

40.116

Nuôi tôm

32.253

33.011

34.016

Nuôi nghêu

3.998

4.200

4.200


Nuôi sò

610

650

1.000

Nuôi cua, cá kèo

432

500

900

1.3 Sản lượng nuôi trồng (T)

63.342

106.300

181.620



20.029

33.270


54.940

Tôm

25.089

32.290

52.880

Nghêu

9.763

31.500

58.800



7.332

7.865

12.300

Cua

1.129


1.375

2.700

1. Số tàu thuyền (chiếc)

2.823

2.964

3.144

Tàu đang hoạt động

307.912

326.057

377.324

Tổng công suất (CV)

307.912

326.057

377.324

Đánh bắt nội địa


3.306

3.337

3.337

Đánh bắt biển

70

I . Nuôi trồng

II. Đánh bắt

2. Sản lượng

Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH tỉnh Bến Tre đến năm 2020

14


×