Tải bản đầy đủ (.pdf) (217 trang)

Tác động của tín dụng vi mô đối với thu nhập của các hộ nghèo ở khu vực Đông Nam Bộ (Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 217 trang )

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----------------------------------------------

NGUYỄN HỒNG THU

TÁC ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG VI MÔ
ĐỐI VỚI THU NHẬP CỦA CÁC HỘ NGHÈO

Ở KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

MÃ SỐ: 9 34 02 01

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018
i


MỤC LỤC
Danh mục các từ viết tắt.....................................................................................................v
Danh mục bảng biểu............................................................................................................ vi
Danh mục các hình ............................................................................................................. vii
Tóm tắt luận án.................................................................................................................. viii
Lời cảm ơn............................................................................................................................. x
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ............................................ 1


1.1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu ............................................................................... 1
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài ................................................................ 5
1.3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ................................................................................... 7
1.3.1. Mục tiêu chung .......................................................................................................... 7
1.3.2. Mục tiêu cụ thể .......................................................................................................... 7
1.3.3. Câu hỏi nghiên cứu.................................................................................................... 7

1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu................................................................................ 8
1.4.1. Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................................................ 8
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................... 8

1.4.2.1. Phạm vi về không gian ......................................................................................... 8
1.4.2.2. Phạm vi về thời gian ............................................................................................. 8
1.5. Cách tiếp cận, phƣơng pháp nghiên cứu, nguồn dữ liệu nghiên cứu ....................... 9
1.5.1. Cách tiếp cận ............................................................................................................. 9
1.5.2. Phƣơng pháp phân tích nghiên cứu ........................................................................... 9
1.5.3. Nguồn dữ liệu nghiên cứu ........................................................................................ 10

1.6. Những điể m mới và đóng góp của luận án ............................................................... 10
1.7. Kết cấu của luận án ..................................................................................................... 11
CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÍN DỤNG VI MÔ VỚI THU
NHẬP CỦA HỘ NGHÈO .................................................................................................. 14
2.1. Tín dụng vi mô ............................................................................................................ 14
2.1.1. Khái niệm ................................................................................................................ 14
2.1.2. Vai trò của tín dụng vi mô đối với giảm nghèo......................................................... 15

i


2.1.3. Khái quát hoạt động tín dụng vi mô ở các nƣớc trên thế giới................................... 17


2.2. Nghèo. ........................................................................................................................... 22
2.2.1. Khái niệm ................................................................................................................ 22
2.2.2. Chuẩn nghèo của một số quốc gia trên thế giới........................................................ 23
2.2.3. Chuẩn nghèo của Việt Nam ..................................................................................... 24

2.3. Thu nhập ...................................................................................................................... 25
2.3.1. Khái niệm ................................................................................................................ 25
2.3.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến thu nhập ........................................................................ 27
2.3.3. Tín dụng vi mô đối với hoạt động tạo thu nhập ....................................................... 31

2.4. Tổng quan về lý thuyết tiếp cận tín dụng và rào cản hạn chế khả năng tiếp cận
tiếp cận tín dụng ..................................................................................................................33
2.4.1. Thông tin bất cân xứng trong giao dịch tín dụng và hạn chế tín dụng ..................... 33
2.4.2. Vốn xã hội, đo lƣờng vốn xã hội và khả năng tiếp cận tín dụng ............................... 36
2.4.3. Đặc điểm của hộ gia đình, yếu tố môi trƣờng và các chính sách với tiếp cận tín dụng40

2.5. Tổng quan các tài liệu nghiên cứu có liên quan........................................................ 41
2.5.1.Tín dụng vi mô với thu nhập..................................................................................... 41
2.5.2. Tiếp cận tín dụng của các hộ gia đình ...................................................................... 49

2.6. Cơ sở lý luận hình thành khung lý thuyết nghiên cứu và thiết lập các giả thuyết
nghiên cứu ........................................................................................................................... 59
2.7. Khoảng trống trong nghiên cứu ................................................................................. 62
2.8. Kết luận chƣơng 2 ....................................................................................................... 63
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................. 65
3.1. Mô hình nghiên cứu..................................................................................................... 65
3.1.1. Mô hình tín dụng vi mô tác động đến thu nhập của các hộ nghèo ............................ 65
3.1.2. Mô hình các yếu tố ảnh hƣởng đến tiếp cận tín dụng vi mô .................................... 68
3.1.3. Xây dựng cơ sở chọn biến trong các mô hình nghiên cứu ........................................ 70

3.1.3.1. Mô hình tín dụng vi mô tác động đến thu nhập (MH1)................................................70
3.1.3.2. Mô hình tiếp cận tín dụng vi mô (MH2).....................................................................76

3.2. Đo lƣờng các khái niệ m trong các mô hình nghiên cứu........................................... 82
3.3. Thiết kế nghiên cứu ..................................................................................................... 87
3.3.1. Tổng quát chung về nghiên cứu ............................................................................... 87

ii


3.3.1.1. Phương pháp nghiên cứu định tính ...........................................................................87
3.3.1.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng ........................................................................87
3.4. Xác định kích thƣớc mẫu ................................................................................................ 88
3.5. Quy trình chọn mẫu và thu thập dữ liệu nghiên cứu....................................................... 89
3.5.1. Chọn mẫu ................................................................................................................ 89
3.5.2 . Điều tra sơ bộ ......................................................................................................... 92

3.6. Kết luận chƣơng 3 ....................................................................................................... 92
CHƢƠNG 4: HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VI MÔ TẠI KHU VỰC VÀ CÁC KẾT
QUẢ KIỂM ĐỊNH.............................................................................................................. 93
4.1. Khái quát chung về đặc điể m kinh tế-xã hội của khu vực Đông Nam Bộ .............. 93
4.2. Khái quát và mô tả dữ liệu khảo sát ở khu vực ...................................................... 100
4.2.1. Đặc điểm hộ nghèo................................................................................................. 100
4.2.2. Tình trạng nhà ở, đất sản xuất............................................................................... 102
4.2.3. Các chính sách....................................................................................................... 103

4.3. Khái quát hoạt động tín dụng vi mô ở Việt Nam và trong khu vực ..................... 106
4.3.1. Tín dụng vi mô tại Việt Nam.................................................................................. 106

4.3.2. Tín dụng vi mô tại khu vực Đông Nam Bộ ...................................................... 113

4.4. Một số tồn tại của công tác giảm nghèo ở khu vực................................................. 116
4.5. Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu .............................................. 120
4.5.1. Mô hình 1: Tín dụng vi mô với thu nhập của hộ nghèo ................................. 120
4.5.2. Mô hình 2: Mô hình tiếp cận tín dụng vi mô ................................................... 125
4.6. Kiểm định kết quả nghiên cứu. ................................................................................ 128
4.6.1 Kết quả mô hình tác động TDVM đến thu nhập ............................................. 128
4.6.1. Kiểm định mô hình nghiên cứu .................................................................................. 128
4.6.1.2.Thảo luận kết quả hệ số hồi quy MH1: Tác động của tín dụng vi mô đến thu nhập hộ
nghèo................................................................................................................................ 131
4.6.1.3. Giả định sự khác biệt về thu nhập giữa 2 nhóm hộ .................................................. 138
4.6.2. Kết quả kiểm định mô hình tiếp cận tín dụng vi mô .............................................. 138
4.6.2.1. Kết quả kiểm định .................................................................................................. 138
4.6.2.2. Thảo luận kết quả nghiên cứu MH2: Mô hình tiếp cận tín dụng vi mô ....................... 140

4.7. Kết luận chƣơng 4 ..................................................................................................... 146

iii


CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP ................................................................... 147
5.1. Kết luận ...................................................................................................................... 147
5.2. Các giải pháp.............................................................................................................. 149
5.2.1. Nhóm giải pháp nâng cao thu nhập cho các hộ nghèo thông qua hoạt động
của tín dụng vi mô ........................................................................................................ 150
5.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao tiếp cận tín dụng cho các hộ nghèo ...................... 157
5.2.3. Đề xuất các giải pháp khác................................................................................ 160
5.3. Hạn chế của nghiên cứu và định hƣớng nghiên cứu tiế p theo .............................. 161
Các công trình nghiên cứu có liên quan ......................................................................... 163
Tài liệu tham khảo Tiếng Việt ......................................................................................... 165
Tài liệu tham khảo Tiếng Anh......................................................................................... 171

Phụ lục 1: Bảng câu hỏi khảo sát ................................................................................... 182
Phụ lục 2: Danh sách phỏng vấn và tham khảo ý kiến của các chuyên gia ................ 186
Phụ lục 3: Bảng câu hỏi phỏng vấn và tham khảo ý kiến của các chuyên gia ............ 187
(Phần câu hỏi phỏng vấn các cán bộ tham gia công tác giảm nghèo tại địa phương)...... 187
Phụ lục 4. Bảng câu hỏi phỏng vấn và tham khảo ý kiến của các chuyên gia ............ 188
(Phần câu hỏi phỏng vấn các cán bộ các đơn vị cung cấp sản phẩm TDVM)................... 188
Phụ lục 5: Danh sách các cán bộ tập huấn và thực hiện khảo sát ............................... 189
Phụ lục 6. Tổng hợp các chính sách triển khai tại khu vực...........................................201
Phụ phục 7: Thống kê và kết quả của các mô hình nghiên cứu ................................... 194

iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
ADB

Từ tiếng Việt
Ngân hàng Phát triển châu Á

BQĐN
CEP

Bình quân đầu người
Quỹ trợ vốn cho người lao động nghèo tự
tạo việc làm

Ctg
ĐNB
ĐTN

HPN
HHQTDND
HCCB
KHKT
LĐTBXH
NHTG
NHNN
NHCSXH
NHHTX
NHNNPTNT
NGO

Các tác giả
Đông Nam Bộ
Đoàn Thanh niên
Hội Phụ nữ
Hiệp Hội Quỹ Tín dụng Nhân dân
Hội cựu chiến binh
Khoa học kỹ thuật
Lao động Thương binh Xã hội
Ngân hàng Thế giới
Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng Chính sách Xã hội
Ngân hàng Hợp tác xã
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn
Tổ chức phi chính phủ

NT
QTDND

TCVM
TCTK
TT
TK&VV
TDVM
UNDP

Nông thôn
Quỹ tín dụng nhân dân
Tài chính vi mô
Tổng cục Thống kê
Thành thị
Tổ tiết kiện và vay vốn
Tín dụng vi mô
Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc

OEDC

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

VXH

Vốn xã hội

v

Từ tiếng Anh
The Asian Development
Bank
Capital Aid for

Employment of the poor
Microfinance Institution

Non - Government
Organization

United Nations
Development Programme
Organization for
Economic Co-operation
and Development


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Chuẩn nghèo của VN giai đoạn năm 2011-2015

36

Bảng 2.2. Bảng tổng hợp các kết quả nghiên cứu có liên quan

65

Bảng 3.1. Tổng hợp cơ sở chọn biến cho mô hình tác động của TDVM với thu nhập

87

Bảng 3.2. Tổng hợp cơ sở chọn biến cho mô hình tiếp cận TDVM

92


Bảng 3.3. Đo lường các biến trong mô hình TDVM với thu nhập

93

Bảng 3.4. Đo lường các biến trong mô hình tiếp cận TDVM

96

Bảng 3.5. Bảng chọn mẫu khảo sát

101

Bảng 4.1. Tỷ lệ hộ nghèo trong khu vực

106

Bảng 4.2. Tổng hợp các mức chuẩn nghèo của từng địa phương

108

Bảng 4.3. Xếp hạng hộ nghèo của các địa phương

110

Bảng 4.4. Thu nhập bình quân đầu người của hộ

112

Bảng 4.5. Tổng hợp thống kê mô tả các biến quan sát


114

Bảng 4.6. Thống kê báo cáo giảm nghèo trong khu vực khảo sát

117

Bảng 4.7. Thống kê một số chính sách tín dụng tại khu vực khảo sát

127

Bảng 4.8 Thống kê khu vực sinh sống của hộ

138

Bảng 4.9. Hệ số hồi quy của mô hình TDVM với thu nhập

140

Bảng 4.10. Kết quả kiểm định phần số dư thay đổi

141

Bảng 4.11. Bảng tổng hợp đánh giá tác động của TDVM với thu nhập

146

Bảng 4.12. Kiểm định sự khác biệt về thu nhập của hai nhóm hộ

149


Bảng 4.13. Kết quả hồi quy Binary Logistic

150

Bảng 4.14 Tổng hợp kết quả ảnh hưởng của các biến đến tiếp cận TDVM

152

Bảng 4.15. Tổng hợp các biến trong mô hình tiếp cận TDVM

155

vi


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Quy trình thực hiện nghiên cứu

24

Hình 2.1. TDVM đối với thu nhập

43

Hình 2.2 Khung lý thuyết nghiên cứu

71

Hình 3.1. Mô hình tác động của TDVM đối với thu nhập


81

Hình 3.2. Mô hình tiếp cận TDVM

88

Hình 4.1. Hoạt động TDVM tại VN

118

vii


TÓM TẮT LUẬN ÁN

Tín dụng vi mô (TDVM) TDVM ngày càng khẳng định là công cụ quan
trọng trong công tác giảm nghèo. Với sự khởi xướng của giáo sư kinh tế
Muhammad Yunus, đến nay mô hình hoạt động của TDVM đang ngày càng được
nhân rộng trên toàn thế giới. Đối với các quốc gia đang phát triển, hoạt động của
các tổ chức TCVM trong đó hoạt động TDVM ngày càng đóng vai trò chủ lực thực
hiện các chính sách giảm nghèo, giúp người nghèo giải quyết các vấn đề khó khăn
trong cuộc sống. Tuy vẫn còn nhiều tranh luận trái chiều về tính hiệu quả của nó,
song trong ngắn hạn TDVM đã giúp cho các hộ nghèo vượt qua được cú sốc, các
khó khăn và làm giảm các tổn thương trong cuộc sống hàng ngày.
Bằng nghiên cứu này, TDVM được khẳng định có sự tác động đến thu nhập
của các hộ nghèo tại khu vực Đông Nam Bộ. Thông qua các phân tích kiểm định
thống kê với mô hình hồi quy tuyến tính đa biến và hồi quy Binary Logistic,
nghiên cứu tiến hành thu thập thông tin của 600 mẫu quan sát là các hộ nghèo
trong khu vực, kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố TDVM với biến đại diện là quy
mô vốn vay tác động tích cực đến thu nhập của hộ nghèo. Bên cạnh đó, đặc điểm

của hộ nghèo thông qua yếu tố quy mô lao động tác động đến nguồn thu nhập của
hộ. Ngoài yếu tố DVM và đặc điểm của hộ nghèo góp phần làm tăng thu nhập, đặc
biệt trong nghiên cứu này luận án đã tìm thấy các chính sách hoạt động phi tài
chính góp phần không nhỏ làm cho thu nhập của hộ nghèo tăng lên đáng kể. Đây
được xem là yếu tố mới của luận án mang tính thực tiễn trong khu vực nghiên cứu.
Hơn thế nữa, nghiên cứu đã tìm thấy có sự tương quan giữa thu nhập với
khả năng tiếp cận TDVM của các hộ nghèo, nâng cao tiếp cận TDVM góp phần cải
thiện thu nhập cho hộ là một trong những mục tiêu nghiên cứu của luận án đã đặt
ra cần phải làm sáng tỏ và mô hình hồi quy Binary Logistic đã chứng minh giả

viii


định này. Kết quả nghiên cứu của mô hình hồi quy Binary Logistic cho biết, nhân
tố vốn xã hội, tần suất tham gia vốn xã hội, thu nhập và vị trí địa lý nhà ở của hộ
gia đình tác động đến khả năng tiếp cận TDVM của các hộ nghèo. Các giả định về
khả năng tiếp cận được phân tích kỹ trong phần kiểm định của kết quả nghiên cứu.
Từ đây, các giải pháp nâng cao thu nhập thông qua việc nâng cao tiếp cận
TDVM được gợi mở và đề xuất. Tuy nhiên, việc thay đổi thu nhập của một cá
nhân, một hộ gia đình hay một tổ chức còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác có liên
quan, những yếu tố này được trình bày chi tiết trong phần hạn chế của luận án. Do
vậy, trong nghiên cứu này tác giả không tham vọng sẽ bao quát hết các vấn đề nội
tại nảy sinh liên quan đến sự thay đổi nguồn thu nhập của một cá nhân hay một hộ
gia đình, mà các yếu tố này sẽ là một trong những thách thức mới, một động lực
mới khơi dậy khả năng tìm tòi cho các nghiên cứu tiếp theo.

ix


LỜI CẢM ƠN

Trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến hai Thầy hướng dẫn khoa học
của tôi TS. Phan Ngọc Minh và PGS.TS Đinh Phi Hổ, những người đã hướng dẫn
tận tình cho tôi nghiên cứu và hoàn thành luận án, động viên và khích lệ tôi trong
suốt quá trình học tập và thực hiện nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Quý Thầy/Cô của trường Đại
học Ngân hàng TPHCM đã tận tình truyền đạt những tri thức mới cho tôi. Bày tỏ
lòng cảm ơn đến Quý Lãnh đạo cơ quan nơi tôi công tác và các tổ chức có liên
quan đã tạo điều kiện thuận lợi nhất giúp tôi được tham gia và hoàn thành khóa học
này.
Gửi lời cảm ơn đến Quý đồng nghiệp, anh chị em bạn bè và gia đình đã luôn
động viên tôi có thêm nhiều nghị lực bước hết chặng đường gian nan này. Cảm ơn
đến đến Quý Cơ quan, ban ngành, địa phương của các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương,
Bình Phước và Đồng Nai đã cung cấp số liệu và giúp tôi công tác khảo sát nghiên
cứu.
Ngoài ra, nghiên cứu còn nhận được rất nhiều ý kiến đóng góp chân thành
của Quý Thầy/Cô, bạn bè, đồng nghiệp và các chuyên gia nghiên cứu. Tôi vô cùng
cảm ơn và luôn tiếp thu lắng nghe những ý kiến đóng góp quý báu này. Xin chúc
tất cả Quý Thầy/Cô, các chuyên gia nghiên cứu, quý anh chị em bạn bè, đồng
nghiệp lời chúc sức khỏe, thắng lợi và thành công.
Xin chân thành cảm ơn!

x


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nghiên cứu này do tôi thực hiện. Các kết quả nghiên cứu
này có tính độc lập riêng, nội dung nghiên cứu chưa từng được nộp tại bất cứ cơ sở
nào, các nguồn tài liệu được trích dẫn rõ ràng đúng quy định. Tôi xin chịu trách
nhiệm trước pháp luật về lời cam đoan và danh dự của tôi.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 9 năm 2018

Người cam đoan

NGUYỄN HỒNG THU

xi


CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Chương 1 giới thiệu tổng quan của nghiên cứu, tính cấp thiết và xác định mục
tiêu, câu hỏi nghiên cứu, xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu, thiết lập quy
trình nghiên cứu. Trong chương này phương pháp nghiên cứu được mô tả sơ lược các
phương pháp được dùng trong nghiên cứu và những đóng góp của luận án nghiên
cứu. Bên cạnh đó, kết cấu của luận án cũng được được mô tả ở phần cuối của
chương.
1.1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của nền kinh tế Việt Nam đã
đem lại nhiều cơ hội thay đổi chất lượng cuộc sống cho người dân. Trong năm qua,
kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, tốc độ tăng trưởng kinh
tế bình quân đạt 6.81%, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm đáng kể, mức sống của người dân
ngày càng được cải thiện, đời sống của nhân dân đã được nâng cao, thu nhập của
nhân dân tương đối ổn định, người nghèo đã cơ bản có cuộc sống được cải thiện hơn.
Song, bên cạnh đó cũng còn không ít những khó khăn mà người nghèo đang phải đối
mặt như tình trạng bị mất việc làm, việc làm không ổn định của một số lao động có
trình độ thấp ở các vùng miền, các rủi ro về thiên tai và các vấn đề xã hội phức tạp
đang nảy sinh trước xu thế phát triển.
Đói nghèo là một vấn nạn chung của toàn xã hội mà người nghèo ngày càng
dễ bị tổn thương trước những cú sốc của cuộc sống như ốm đau, thiên tai và các tổn
thương khác mà thời gian hồi phục lâu hơn. Công tác giảm nghèo luôn được Đảng và
Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, coi đó là mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đến nay, mặc dù công tác xóa đói giảm nghèo đã

đạt được nhiều tiến bộ và thành công, nhưng hiện tượng tái nghèo đang là nguy cơ rất
lớn, các cú sốc do thời tiết, sức khỏe và các rủi ro về thu nhập còn phổ biến và có dấu
hiệu gia tăng. Bên cạnh đó, phát sinh những nguồn gốc nguyên nhân mới tạo ra tính
1


dễ bị tổn thương trước xu hướng phát triển toàn cầu. Do vậy, công tác giảm nghèo
hiện nay vẫn đang là vấn đề cấp bách và thách thức trong quá trình phát triển.
Vừa qua, cả nước ta đã kết thúc giai đoạn thực hiện kế hoạch giảm nghèo 5
năm và chuẩn nghèo áp dụng theo tiêu chí thu nhập (giai đoạn 2011 -2015). Theo số
liệu khảo sát của Tổng cục Thống kê, từ đầu năm 2016 cả nước ta có khoảng
2.338.569 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 9.88%; có khoảng 1.235.784 hộ cận nghèo chiếm tỷ
lệ 5.22% (TCTK, 2016). Người nghèo đang tập trung ở nhóm dân tộc thiểu số là
những đối tượng chiếm không quá 15% dân số nhưng chiếm gần một nửa số lượng
những người nghèo và hai phần ba người cùng cực (NHTG, 2012). Bước sang giai
đoạn mới với tiêu chí chuẩn nghèo đa chiều, từ đầu năm 2016 các tỉnh thành trong cả
nước cũng đã có các đợt tổng điều tra và đánh giá những kết quả đạt được và đề ra
những phương hướng kế hoạch để thực hiện một giai đoạn mới theo tiêu chí mới phù
hợp với điều kiện trong giai đoạn hiện nay và phù hợp với xu hướng phát triển xã
hội.
Vùng Đông Nam Bộ (ĐNB) là vùng kinh tế phát triển và năng động, có tốc độ
tăng trưởng kinh tế cao, bền vững và đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước. Là khu vực đầu tàu phát triển kinh tế của cả nước, là địa bàn có vai
trò cầu nối với các khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long và khu vực Tây Nguyên.
Hiện nay, khu vực ĐNB có 6 tỉnh thành bao gồm TP.HCM, Bình Dương, Bình
Phước, Đồng Nai, Tây Ninh và Bà Rịa –Vũng Tàu (theo Quyết định số 943/2012TTg). Vùng Đông Nam Bộ đóp góp hơn 2/3 nguồn thu ngân sách của cả nước, với số
dân hơn 15 triệu người và mật độ dân số trung bình hơn 600 người/km2, trong đó có
đến 1/3 là dân số di cư từ các tỉnh thành khác trong cả nước. Chính sách giảm nghèo
ở khu vực đạt nhiều kết quả tích cực, tại địa phương các tỉnh thành đã có nhiều hoạt
động vì người nghèo và phát huy tính hiệu quả với tỷ lệ giảm nghèo của khu vực

giảm đáng kể (chiếm tỷ lệ 1%). Số liệu báo cáo thống kê của BLĐTBXH năm 2016,
tại khu vực các tỉnh thành có vị trí xếp hạng theo số hộ nghèo thấp nhất là tỉnh Bình

2


Luận án đủ ở file: Luận án full












×