Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

KHẢO SÁT QUÁ TRÌNH QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG GIẤY IN BÁO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY TÂN MAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT QUÁ TRÌNH QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG GIẤY IN
BÁO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY TÂN MAI

Họ và tên sinh viên: ĐẶNG THỊ DIỄM AN
Ngành: CÔNG NGHỆ GIẤY- BỘT GIẤY
Niên khoá : 2005 – 2009

Tháng 6/2009


KHẢO SÁT QUÁ TRÌNH QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG GIẤY IN BÁO
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY TÂN MAI

Tác giả

ĐẶNG THỊ DIỄM AN

Khoá luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành
Công Nghệ Giấy - Bột Giấy

Giáo viên hướng dẫn:
T.S PHAN TRUNG DIỄN

Tháng 06 năm 2009
i




LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian học tập và làm đề tài tốt nghiệp, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn
đến:
Gia đình và những người thân nhất đã nuôi nấng và động viên tôi trong suốt quá
trình học.
Ban giám hiệu nhà trường cùng toàn thể quý Thầy, Cô trường Đại Học Nông Lâm
Thành Phố Hồ Chí Minh.
Ban chủ nhiệm cùng toàn thể quý Thầy, Cô khoa Lâm Nghiệp.
Thầy Phan Trung Diễn - giáo viên hướng dẫn- Người đã hướng dẫn tôi thực hiện
đề tài.
Ban giám đốc cùng toàn thể các cô chú, anh chị em công nhân Công ty Cổ Phần
giấy Tân Mai.
Tập thể các bạn lớp Công Nghệ Giấy và Bột Giấy K31 đã hỗ trợ, giúp đỡ và động
viên tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Với việc thực hiện đề tài này, mặc dù có nhiều cố gắng nhưng do trình độ và kiến
thức còn hạn chế nên khó tránh khỏi những thiếu xót trong lúc thực hiện đề tài, tôi
rất mong nhận được những nhận xét góp ý của quý Thầy, Cô và các bạn để đề tài
ngày càng được hoàn thiện hơn.

ii


TÓM TẮT

Đề tài “Khảo sát quá trình quản trị chất lượng giấy in báo tại công ty Cổ phần giấy
Tân Mai” đã được thực hiện tại công ty Cổ phần giấy Tân Mai, khu phố 1, phường
Thống Nhất, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai. Thời gian từ tháng 3/2009 đến tháng

5/2009. Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở khảo sát, nghiên cứu quá trình kiểm tra
chất lượng và tổng hợp các số liệu thực tế để có những kết luận cụ thể.
Sau khi tiến hành lấy các mẫu giấy và đo các tính chất giấy tại phòng kiểm
nghiệm máy giấy 3, tôi thấy rằng giấy in báo độ trắng 58oISO được sản xuất từ cùng
hai nguồn bột chính là CTMP và DIP của công ty và các hóa chất cần thiết ta thu
được những thông số về tính chất giấy với mức chênh lệch các mẫu giấy không cao.
Các thông số đo được đều đáp ứng được các chỉ tiêu kỹ thuật về chất lượng của giấy
in báo độ trắng 58oISO của công ty đặt ra.

iii


MỤC LỤC
Chương 1 MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài:............................................................................................1
1.2 Mục đích đề tài ..........................................................................................................2
1.3 Mục tiêu của đề tài.....................................................................................................2
1.4 Giới hạn đề tài ...........................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN..............................................................................................3
2.1.Tổng quan về công ty giấy Tân Mai..........................................................................3
2.2. Tổng quan về giấy in báo .........................................................................................4
2.2.1. Các loại nguyên liệu chính dùng để sản xuất bột giấy hiện nay tại công ty .........4
2.2.2. Thành phần của nguyên liệu dùng để sản xuất bột giấy:.......................................4
2.2.3. Các loại bột dùng trong sản xuất giấy in báo 58 ...................................................5
2.3. Các loại hóa chất dùng trong sản xuất giấy in báo...................................................6
2.3.1. Chất độn tổng hợp .................................................................................................8
2.3.2. Chất bảo lưu PK435 (Amid copolyme).................................................................9
2.3.3. Chất tăng bền ướt HP 330C (HOPAX) .................................................................9
2.3.4.Chất tăng độ bền khô Andust 302 ........................................................................10
2.3.5. Chất chống dính Tallopin OT..............................................................................11

2.3.6. Chất chống vi sinh Busan 94 ...............................................................................14
2.3.7. Phẩm màu ............................................................................................................15
2.4. Các tính chất của giấy in báo độ trắng 58oISO tại Công Ty Giấy Tân Mai..........17
2.5. Phân cấp sản phẩm .................................................................................................19
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................21
3.1. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ...................................................................21
3.2. Quản trị chất lượng tại công ty Cổ Phần giấy Tân Mai..........................................21
3.2.1. Tổ chức bộ máy QA/QC......................................................................................21
3.2.2. Bộ phận QA/QC và các mối quan hệ với các bộ phận khác trong quá trình quản
trị chất lượng..................................................................................................................24
3.3. Quy trình kiểm tra chất lượng bột ..........................................................................30
3.3.1. Cách lấy mẫu bột giấy: ........................................................................................30
iv


3.3.2. Xác định nồng độ bột: .........................................................................................31
3.3.3. Xác định độ nghiền bột: ......................................................................................33
3.3.4. Xác định pH của dung dịch bột: ..........................................................................36
3.3.5. Bảo lưu đầu (FPR)...............................................................................................37
3.3.6. Cách làm tờ HANDSHEET giấy để kiểm tra chỉ tiêu cơ lý và quang học .........37
3.3.7. Cách làm tờ HANDSHEET để kiểm tra độ trắng ISO của bột ...........................39
3.4. Quá trình kiểm tra chất lượng giấy.........................................................................39
3.4.1. Phương pháp lấy mẫu giấy: .................................................................................39
3.4.2. Xác định định lượng giấy: ...................................................................................40
3.4.3. Xác định độ đục:..................................................................................................41
3.4.4. Xác định độ nhám:...............................................................................................41
3.4.5. Xác định độ bền xé: .............................................................................................42
3.4.6. Xác định chiều dài đứt.........................................................................................43
3.4.7. Xác định độ dày:..................................................................................................44
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...................................................................45

4.1. Kết quả khảo sát chất lượng bột trước khi lên máy xeo.........................................45
4.1.1. Kết quả khảo sát chất lượng bột CTMP trước khi lên máy xeo..........................45
4.1.2. Kết quả khảo sát chất lượng bột DIP trước khi lên máy xeo ..............................51
4.1.3. Kết quả khảo sát độ bảo lưu FPR (bảo lưu xơ sợi và hạt mịn trên thùng đầu) ...57
4.2. Kết quả khảo sát tính chất của giấy in báo độ trắng 580ISO ..................................58
4.3. Đánh giá công tác QC tại công ty...........................................................................70
4.4. Một số sự cố kĩ thuật ảnh hưởng đến tính chất của giấy in báo và cách khắc phục
.......................................................................................................................................71
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................77
5.1. Kết Luận .................................................................................................................77
5.2. Kiến nghị ................................................................................................................79
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................81

 

v


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Ý nghĩa

STT

Số thứ tự

CTMP65/TM (chemi Themo Mechanical Pulp) Bột hóa nhiệt cơ 65/Tân Mai
LBKP (large bleached kraft pulp)


Bột hóa tẩy trắng gỗ lá rộng

NBKP (needle bleached kraft pulp)

Bột hóa tẩy trắng gỗ lá kim

IN

Indonesia

URG

Uruguay

DIP58/TM

Bột khử mực 58/Tân Mai

OCC

Bột giấy thu hồi

CD (cross direction)

Chiều ngang của của băng giấy

MD (machine direction)

Chiều dọc theo máy của băng giấy


TAPPI

Technical Association of Pulp
and Paper Industry

SR (Schopper – Riegler)

Độ thoát nước

ISO (international standard oganization)

Tiêu chuẩn quốc tế

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

CIELAB

Hệ trục tọa độ màu LAB.

CIEXYZ

Hệ trục tọa độ màu XYZ

CIE

Hệ thống chuẩn của Ủy ban Chiếu
sáng Quốc tế


T.S

Tiến Sĩ

QC

Quality Control

QA

Quality Assurance

TH

Tổng hợp

KTĐ

Khô tuyệt đối

PPLM

Phương pháp lấy mẫu

BQVI

Bureau Veritas Quality International

SA


Social Accountability

FPR

First Pass Retention
vi


DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ
Hình 2.1. Hệ tọa độ màu CIELab .................................................................................16
Hình 3.1: Máy làm tờ handsheet...................................................................................32
Hình 3.2: Ống đong 1 lít...............................................................................................32
Hình 3.3: Máy ép tờ handsheet.....................................................................................32
Hình 3.4: Máy quậy bột tiêu chuẩn ..............................................................................32
Hình 3.5: Cân điện tử....................................................................................................32
Hình 3.6: Máy đo độ dày điện tử..................................................................................32
Hình 3.7: Máy đo độ chịu kéo ......................................................................................33
Hình 3.8: Máy đo độ nghiền.........................................................................................33
Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện kết quả khảo sát các tính chất của giấy in báo độ trắng
58oISO ...........................................................................................................................71
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ dây chuyền sản xuất máy xeo số 3 ....................................................16
Sơ đồ 3.1:Sơ đồ tổ chức hệ thống QC ..........................................................................31

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tỉ lệ nguyên liệu sử dụng cho giấy in báo 58oISO.....................................5
Bảng 2.2: Chỉ tiêu kĩ thuật tại máy giấy 3 đối với giấy in báo độ trắng 58oISO ........6
Bảng 2.3: Hóa chất phần ướt sử dụng cho giấy in báo độ trắng 58oISO ....................6

Bảng 2.4: Định mức phân cấp sản phẩm...................................................................19
Bảng 2.5: Bảng chỉ tiêu chất lượng thứ phẩm...........................................................19
Bảng 3.1: Bảng điều chỉnh độ nghiền theo lượng bột thực tế...................................35
Bảng 4.1: Kết quả khảo sát chỉ số nồng độ bột CTMP.............................................45
Bảng 4.2.: Kết quả khảo sát chỉ số độ nghiền bột CTMP .........................................46
Bảng 4.3: Kết quả khảo sát chỉ số pH bột CTMP .....................................................48
Bảng 4.4.: Kết quả khảo sát chỉ số độ trắng bột CTMP............................................49
Bảng 4.5: Kết quả khảo sát chỉ số nồng độ bột DIP .................................................51
Bảng 4.6: Kết quả khảo sát chỉ số độ nghiền bột DIP ..............................................52
Bảng 4.7: Kết quả khảo sát chỉ số pH bột DIP .........................................................54
Bảng 4.8: Kết quả khảo sát chỉ số độ trắng bột DIP .................................................55
Bảng 4.9: Kết quả khảo sát độ bảo lưu FPR cho sản xuất giấy in báo độ trắng
580ISO........................................................................................................................57
Bảng 4.10: Kết quả khảo sát chỉ số định lượng của giấy in báo độ trắng 580ISO....58
Bảng 4.11: Kết quả khảo sát chỉ số chiều dài đứt của giấy in báo độ trắng 58oISO.60
Bảng 4.12: Kết quả khảo sát chỉ số độ chịu xé theo chiều ngang của giấy in báo độ
trắng 58oISO...............................................................................................................61
Bảng 4.13: Kết quả khảo sát chỉ số độ dày của giấy in báo độ trắng 58oISO...........63
Bảng 4.14: Kết quả khảo sát chỉ số độ đục của giấy in báo độ trắng 58oISO...........64
Bảng 4.15: Kết quả khảo sát chỉ số độ nhám của giấy in báo độ trắng 58oISO........66
Bảng 4.16: Kết quả khảo sát chỉ số độ trắng của giấy in báo độ trắng 58oISO ........67
Bảng 4.17: Kết quả khảo sát tọa độ màu của giấy in báo độ trắng 58oISO ..............68
Bảng 4.18: Tổng hợp các tính chất của giấy in báo độ trắng 580ISO.......................69

viii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài:

Ngành Công nghiệp Giấy ở nước ta hiện nay là một ngành kinh tế khá quan trọng,
phục vụ trực tiếp cho sự phát triển văn hoá, giáo dục, công nghiệp hoá và hiện đại hoá
đất nước.
Giấy là một sản phẩm không thể thiếu được trong cuộc sống của con người.
Xung quanh chúng ta dù ở bất kỳ nơi nào, bất kỳ ngành nghề kinh doanh nào cũng cần
vai trò của giấy và những sản phẩm làm từ giấy.
Trong thời buổi Công nghệ thông tin đang trên đà phát triển khá nhanh và mạnh
mẽ, sản phẩm giấy in báo hiện nay có nhu cầu khá cao và đa dạng. Trong khoảng 20
năm gần đây lĩnh vực giấy in báo đã phát triển khá nhanh do tính cần thiết của nó.
Công nghệ in báo ngày nay không đơn thuần là chuyển tải thông tin đến người
đọc qua các trang báo có chữ in màu đen kiểu truyền thống mà cần phải nhanh chóng
thông tin đến người đọc những tin tức thời sự với hình ảnh đa dạng phong phú. Vì vậy
các máy in với tốc độ cao và hình ảnh nhiều màu đã nhanh chóng được sử dụng rộng
rãi, đương nhiên chất lượng giấy in báo cũng cần được cải thiện để phù hợp với máy in
công nghệ mới.
Không phải bất cứ loại giấy nào sản xuất ra cũng có chất lượng tốt đều như
nhau cả. Có nhiều nhà máy giấy nếu chúng ta không đảm bảo ở tất cả các khâu trong
công nghệ sản xuất giấy thì sẽ không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của con người.
Do đó việc “quản trị chất lượng giấy” phải được thực hiện.
Chính vì vậy được sự đồng ý và cho phép của Ban Giám Đốc công ty cổ phần
giấy Tân Mai, được sự phân công của Bộ môn Công Nghệ Sản Xuất Giấy và Bột Giấy
khoa Lâm Nghiệp, tôi thực hiện đề tài “Khảo sát quá trình quản trị chất lượng giấy in
báo tại công ty cổ phần giấy Tân Mai”

1


1.2 Mục đích đề tài
Khảo sát về quy trình kiểm tra chất lượng từ nguyên liệu bột đầu vào đến một
số tính chất đặc trưng của giấy in báo, từ đó so sánh kết quả khảo sát với tiêu chuẩn

chung cho giấy in báo độ trắng 58oISO và những điều chỉnh cũng như giải pháp cần
thiết nhằm bảo đảm chất lượng giấy tại Công ty cổ phần Giấy Tân Mai.
1.3 Mục tiêu của đề tài
Để đạt được mục đích đề ra, trong quá trình khảo sát tập trung vào các mục tiêu
sau:
-

Tìm hiểu quy trình kiểm tra nguyên liệu bột đầu vào: xác định nồng độ, độ
trắng, độ nghiền, pH.

-

Khảo sát quy trình kiểm tra một số tính chất đặc trưng của giấy in báo tại công
ty.

-

Phân tích kết quả kiểm tra thực tế so với tiêu chuẩn chung, đánh giá chất lượng
sản phẩm giấy in báo trong quá trình sản xuất cũng như các giải pháp và tiêu
chuẩn cần thiết nhằm bảo đảm chất lượng giấy.

-

Đề xuất quy trình kiểm tra trong quá trình sản xuất giấy in báo độ trắng 58oISO
tại công ty.

1.4 Giới hạn đề tài
Đề tài này được thực hiện tại Công ty Cổ Phần Giấy Tân Mai. Do thời gian thực
hiện đề tài có giới hạn, vì vậy trong đề tài này tôi chỉ tập trung khảo sát quá trình kiểm
tra chất lượng bột trước khi lên máy xeo và kiểm tra một số tính chất đặc trưng của

giấy in báo độ trắng 58oISO, định lượng 48 g/m2, từ đó phân tích kết quả khảo sát so
với những tiêu chuẩn do công ty đề ra có phù hợp không.
Các số liệu nêu trong đề tài là kết quả thu thập và đo đạc từ các phòng:
- Phân xưởng máy giấy 3 Công ty Cổ Phần giấy Tân Mai.
- Phòng kiểm nghiệm máy giấy 3 Công ty Cổ Phần giấy Tân Mai.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1.

Tổng quan về công ty giấy Tân Mai
Công ty cổ phần giấy Tân Mai là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc tổng

công ty giấy Việt Nam, đựợc xây dựng tại thành phố Biên Hòa-tỉnh Đồng Nai, nằm
dọc theo quốc lộ 15 cách trung tâm thành phố Biên Hòa 2km về hướng Đông Bắc, là
một đơn vị sản xuất giấy lớn nhất phía Nam với quy mô sản xuất hiện đại, áp dụng kĩ
thuật tiên tiến trên thế giới với đội ngũ công nhân viên lành nghề, cán bộ năng động,
sáng tạo. Sản phẩm giấy Tân Mai đã có mặt trên thị trường toàn quốc và trở thành mặt
hàng thân thuộc với khách hàng trên mọi miền đất nước, sẵn sàng đáp ứng và làm thỏa
mãn yêu cầu của khách hàng với phương châm “cung cấp cho khách hàng sản phẩm
tốt nhất với giá cạnh tranh” đang là mục tiêu phát triển của công ty.
Công ty Cổ phần Giấy Tân Mai chuyên sản xuất các loại giấy bao gồm các sản
phẩm: giấy in báo, giấy in, giấy viết, giấy photocopy…phù hợp với nhiều đối tượng
khách hàng, trong đó giấy in báo là mặt hàng chiến lược chiếm ưu thế trên thị trường
trong nước, chiếm tỷ lệ 50-60% tổng sản lượng của công ty. Sản phẩm giấy của công
ty được khách hàng bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao trong nhiều năm liền
từ năm 1997 đến nay. Hệ thống quản lí chất lượng của công ty được tổ chức BVQI

Anh Quốc chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO 9002 vào năm 2001. Bên cạnh đó công ty
cũng đã đạt được chứng nhận về môi trường ISO 14001, SA 8000 vào năm 2003. Năm
2005 vừa qua sau khi sát nhập công ty giấy Bình An, công ty đã tiến hành cổ phần hóa
và có mặt trên thị trường chứng khoán. Tất cả những thay đổi trên đều nhằm mục đích
nâng cao chất lượng, sản lượng của công ty và là sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của
toàn thể cán bộ công nhân viên công ty cổ phần giấy Tân Mai.

3


2.2. Tổng quan về giấy in báo
Giấy in báo là loại sản phẩm rất thông dụng trong cuộc sống hàng ngày và có giá thành
sản phẩm thấp hơn so với các loại sản phẩm giấy khác.
Giấy in báo được chia làm 2 nhóm:
- Nhóm yêu cầu về tính năng in của giấy in báo: Là tập hợp nhiều tính chất liên
quan đến độ bền, cấu trúc, sự bắt mực và màu cùng với một loạt các tính chất quang
học khác như độ nhẵn, độ trắng, độ bền bề mặt,…
- Nhóm yêu cầu về tính năng sử dụng của giấy in báo được đặc trưng bằng độ
bền chịu xé. Đặc biệt là độ bền chịu xé theo hướng ngang của băng giấy, phụ thuộc
vào hàm lượng của phần xơ sợi dài trong thành phần của bột. Ngoài ra khi sản xuất
giấy in báo người ta còn chú ý đến độ chịu đứt khi kéo giãn băng giấy theo hướng dọc.
Vì thế khi lựa chọn nguyên liệu cho sản xuất, ngoài yêu cầu về tính năng in của bột
như đã nêu trên còn phải đạt được các yêu cầu về độ bền cơ học của các xơ sợi và khả
năng tạo các mối liên kết giữa các xơ sợi với nhau.
Hiện nay xu hướng phát triển của công nghệ sản xuất giấy in báo là giảm định lượng
giấy đến 40 ÷ 42 g/m2, nâng cao chất lượng để đáp ứng được nhu cầu về kinh tế
2.2.1. Các loại nguyên liệu chính dùng để sản xuất bột giấy hiện nay tại công ty
- Gỗ: bao gồm gỗ lá kim (ví dụ như thông) và gỗ lá rộng ( ví dụ như bạch đàn, cao su).
- Hiện giờ chủ yếu sản xuất nguyên liệu bằng keo lai (do dễ mua). Còn bạch đàn
không sử dụng nữa vì bột kém bền, năng suất thấp, tiêu hao hóa chất.

- Giấy và sách báo cũ.
2.2.2. Thành phần của nguyên liệu dùng để sản xuất bột giấy:
- Xenlulozơ: là thành phần quan trọng nhất đối với công nghệ sản xuất bột và giấy.
- Hemixenlulozơ: Có cấu tạo phân tạo phân tử tương tự xenlulozơ nhưng tính chất hóa
học thì kém ổn định hơn, chúng dễ bị hòa tan trong dung dịch kiềm yếu và axit
loãng.
- Holoxenlulozơ: bao gồm cả Hemixenlulozơ và Xenlulozơ.

4


- Các chất kết dính: Chủ yếu là Lignin. Lignin không tan trong nước và axit vô cơ,
nhưng chúng dễ bị oxy hóa, dưới tác dụng của dung dịch NaOH, Ca(HCO3)2,
NaHCO3 thì chúng bị hòa tan, dựa vào đặc tính này người ta tách Lignin ra khỏi
Xenlulzơ.
2.2.3. Các loại bột dùng trong sản xuất giấy in báo 58
™ Bột hoá nhiệt cơ CTMP65/TM (chemi - thermo mechanical pulp, độ trắng
65 sản xuất tại Tân Mai)
- Là loại bột được sản xuất bằng cách xử lý dăm mảnh bằng hóa chất, xông hơi
nóng hoặc nấu sơ bộ rồi nghiền dăm mảnh trong máy nghiền đĩa để tạo bột
giấy, không được tẩy trắng.
- Ưu điểm
Độ đục cao, tính chất mực in tốt, hiệu suất cao do vậy giá thành rẻ, thích hợp để
sản xuất các loại giấy: giấy in báo, giấy viết, giấy vệ sinh, giấy bao bì carton.
- Nhược điểm
+ Độ bền cơ lý thấp
+ Không tăng độ bền cơ lý trong quá trình nghiền tinh để sản xuất giấy
+ Để lâu mau bị vàng
™ Bột DIP58/TM


- Là loại bột được sản xuất bằng cách tái sinh lại giấy thu hồi từ giấy lề, giấy
hỏng, giấy bao bì, giấy văn phòng chưa in hoặc đã in…
- Khi dùng bột DIP thì hiệu quả kinh tế trong quá trình sản xuất cao. Vì bột DIP
lấy từ trong nước nên quá trình vận chuyển dễ dàng và đảm bảo được nguồn
nguyên liệu.
™ Bột giấy vụn: là loại bột trong quá trình sản xuất giấy bị đứt hoặc không đạt
yêu cầu.
Bảng 2.1: Tỉ lệ nguyên liệu sử dụng cho giấy in báo 58oISO
Loại bột

Tỉ lệ sử dụng

CTMP65/TM

60 ± 3 %

Dip 58/TM

40 ± 3 %

5


Bảng 2.2: Chỉ tiêu kĩ thuật tại máy giấy 3 đối với giấy in báo độ trắng 58oISO
Tên chỉ tiêu

Thông số kỹ thuật

Định lượng (g/m2)


48 ± 1

Độ bền xé theo chiều ngang, gf, min

25÷28

Độ dày, µm, min

68

Độ hút nước cobb, g/m2 ,max (nếu gia 100
keo chống thấm)
Độ trắng ISO, %

58 ± 1

Độ nhám bendtsen, ml/phút, max

250

Chiều dài đứt, m, min
Dọc (D)

4200

Ngang (N)

2000

Tỷ trọng, kg/m3, min


650

Độ đục, %, min

93

Độ bền bề mặt, chỉ số nén, min

9/10

Độ tro,%, min

5,0

b*

4,5 ± 0,5

2.3. Các loại hóa chất dùng trong sản xuất giấy in báo
Bảng 2.3: Hóa chất phần ướt sử dụng cho giấy in báo độ trắng 58oISO
STT Hóa chất

Mức dùng

Điểm cho

1

Andust-302


0,45%

22G160 (Bể phối trộn)

2

HP-330C

0,15%

22C310 (Thùng điều tiết)

3

Độn TH Davi + 4% + 2% (6%)

22P190(Phễu hồi lưu bơm lên thùng

Tale

điều tiết)

4

Tallopin OT

5

Màu Cartazine RN Điều chỉnh b* Đầu bơm H2+H3 (Trước đầu bơm


6

30 ml/ph

22G160 (Bể phối trộn)

(tím)

ở QCS

P320 đưa lên lọc nồng độ cao)

PK 435

0,02 ÷ 0,025 %

Sau 22S420 (Sau sàng áp lực chuẩn
bị lên thùng đầu)

7

Busan 94

0,012 %(Auto)
6

22G780 (Bể nước trắng dưới lưới)



Bột Dip
Bể Chứa
22G170

Bột CTMP

Bột giấy vụn

Bể Chứa
22G100

Bể Chứa
22G510

Nghiền 22S130

Tang cô đặc
22S540

Lọc
Nghiền
22S140,150

Andus302
Taloffin OT

Bể trộn
22G160

Bể Chứa

22G550

Nước lọc

Bể chứa
22G710

Độn Davi
Hp 330C
22P190

Lọc kim loại
22S090

Thùng điều tiết
22C310

Fanpump
22P320
Lọc ly tâm
4 cấp

Lọc côn
22S570
Màu

Ngiền côn
22S580,22S590

Sàng nghiêng

22S500
Tuyến giấy đứt

Sàng áp lực
22S420
Nước trắng

pK 435
Thùng đầu
22S010

Hồ 22S600

Tuyến giấy
rách

Hồ 22G430
Dàn lưới
22S020

Ép
22S030

Sấy
22S040

Bể chứa
22G780

Busan 94


Máy nghiền Ha Lan
Cán + cuộn
22S050

Máy cắt
cuộn
Thành phẩm

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ dây chuyền sản xuất máy xeo số 3

7


2.3.1. Chất độn tổng hợp
™ DAVI-VN01 là sự kết hợp giữa các thành phần vô cơ và hữu cơ. Sự kết hợp
này đã mang lại DAVI-VN01 một số lợi thế vượt bậc so với các chất độn vô cơ
truyền thống trước đây. Các ưu điểm vượt trội này đang góp phần giúp các nhà
sản xuất có được các lợi thế mới trong sản xuất và kinh doanh, đặc biệt trong
thời kì giá cả nguyên liệu tăng cao và sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt.
Đặc điểm:
- Dạng ngoài: Bột mịn màu trắng
- pH: 7,00,5
- Cỡ hạt trung bình: 0,20,5
- Độ mịn (qua sang 20): 99,6%
- Độ trắng: 96%ISO
-Thành phần: Keo sinh học tổng hợp, chất phân tán, titan dioxide,
Canxicarbonate, Kaolin, phụ gia bảo quản.
- Thời gian lưu trữ: 12 tháng trong điều kiện khô ráo ở nhiệt độ thường
- Tinh bốc cháy: không

- Nhiệt độ đông đặc: không
™ Talc là một loại khoáng chất silica-magie ngậm nước với cấu trúc ba lớp, một
lớp oxit magie ở giữa hai lớp silica không ưa nước. Các tinh thể bột talc nằm kề
cận nhau được giữ với nhau bằng lực liên kết yếu Van Der Waals và vì vậy chất
độn này cho bề mặt có tính không ưa nước và có độ “mềm mại”. Cũng tương tự
đất sét, đây là loại chất độn được sử dụng cho công nghệ xeo môi trường acid.
Chỉ có những tinh thể ở cạnh là có tính ưa nước và có khả năng trao đổi ion (dù
chỉ ở mức rất hạn chế). Tính chất không ưa nước và độ mềm mại là lý do nó
được sử dụng phổ biến như chất hấp thụ các chất nhựa trong quá trình sản xuất
giấy và bột giấy. Tuy nhiên, việc đưa bột Talc vào huyền phù trong nước sẽ khó
khăn hơn và cần phải thêm một số phụ gia. Talc cũng có ái lực khá rõ với
không khí và điều này sẽ tạo bọt.
Bột Talc có thành phần SiO2 tỷ lệ 54.3% ± 2, MgO tỷ lệ 32.2% ± 2.
Ngoài mục đích là làm chất độn để tăng độ trắng, độ đục, tăng tính in của giấy
báo thì chất độn bột Talc công nghiệp có tác dụng là chất chống dính. Trong bột
8


có lẫn các chất nhựa và là vấn đề phổ biến trong các xí nghiệp giấy. Các chất
nhựa này lơ lửng trong huyền phù bột và bám dính vào các thiết bị. Nguy hiểm
hơn là chúng bám vào lưới xeo, tạo lỗ thủng trên giấy thành phẩm. Ngoài ra
chúng còn bám vào chăn, bạt làm thoát nước kém gây ra đứt giấy.
™ Điểm cho là ngay hồ quậy
2.3.2. Chất bảo lưu PK435 (Amid copolyme)
™ Đóng vai trò là chất bảo lưu, arylamide copolymers được them vào trước hoặc
sau áp lực. Sàng áp lực luôn luôn làm thoái hóa khối phân tử, gây tổn hại đến
việc bảo lưu các hạt mịn trong suốt quá trình hình thành tờ giấy. Tuy nhiên, khi
sang được dùng làm tan so xợi sau khi bột được xử lý bằng tác nhân bảo lưu thì
giấy đồng nhất hơn.
™ Nguyên liệu này có thể rất trơn khi tràn ra ngoài. Dạng nhũ tương của những

tác nhân bảo lưu cao thì rất nguy hiểm.
™ Điểm cho của PK435 ngay trước sàng áp lực
2.3.3. Chất tăng bền ướt HP 330C (HOPAX)
HP 330C là một hỗn hợp nhựa phản ứng mang điện tích (+) của Polyamide và
Epichlorohydrin . Nhờ có những ion (+) tự nhiên có mức độ cao mà HP 330C có thể
được sử dụng để cải thiện sự bảo lưu các xơ sợi mịn và các hạt chất độn khi qua phần
lưới xeo. Tốc độ thoát nước của bột giấy có liên quan tới việc cải thiện độ bền ướt này,
giấy ít bị đứt ở công đoạn sấy và vì vậy hiệu quả sản xuất đạt được cũng tăng lên.
Những ưu điểm khác bao gồm sự gia tăng độ bền cả bên trong và bề mặt tờ
giấy, cải thiện tính chất in, tăng độ cứng, giảm bớt tính nhạy cảm với hơi ẩm, …
™ Thông số kỹ thuật:
-

Dạng ngoài

: Hổ phách lỏng

-

Hàm lượng rắn

: 29,5 ÷ 31,5 %

-

Trị số pH

: 2,0 ÷ 5,0

-


Độ nhớt (ở 25oC)

: < 120 cps
9


-

Độ hoạt tính

: Cation

™ Yêu cầu sử dụng theo nhà sản xuất:
- Liều lượng sử dụng : Trung bình từ 0,2 ÷ 2 %/tấn bột khô tuyệt đối. Nếu cao hơn
mức độ này thì hiệu quả bảo lưu sẽ giảm đi.
- Nơi cho vào : HP 330C là ion (+) và vì thế nó có ái lực trực tiếp hướng vào Celluloz
(ion (-) trong tự nhiên). Vì vậy điểm cho vào thích hợp nhất dược đề nghị là nên cho
vào sau công đoạn nghiền, thích hợp nhất là thùng điều tiết.
2.3.4.Chất tăng độ bền khô Andust 302
™ Mục đích sử dụng
-

Chống bóc sợi, xù lông

-

Tăng độ dai

-


Giảm bụi do việc sử dụng nhiều giấy tái sinh

™ Mô tả
Andust 302 là hỗn hợp keo modified cationic polyamide. Andust 302 đang
được sử dụng rộng rãi như một chất chống bóc sợi cho giấy in và giấy photocopy. Với
chức năng này, AntiDust 302 giúp các nhà in sẽ in được nhiều bản hơn, giảm bớt thời
gian phải ngưng máy để vệ sinh. Andust 302 có hiệu quả trong khoảng pH rộng từ 5 ÷
9, vì thế phù hợp với cả môi trường acid, trung tính và kiềm tính. Sản phẩm này có thể
cải thiện đáng kể độ dai, độ bục của giấy và giấy bìa, giúp tận dụng được các xơ sợi
phẩm cấp thấp. Ngoài ra, sản phẩm này còn được sử dụng rộng rãi cho giấy tissue
nhằm tăng độ dai và giảm bụi do việc sử dụng nhiều giấy tái sinh.
™ Đặc tính
-

Dạng ngoài

: Chất lỏng vàng nâu nhạt.

-

Thành phần

: Modified cationic Polyacrylamide

-

Nồng độ hoạt tính

: 12,5%

10


-

Độ nhớt (21oC)

: 30 - 80 cps

-

Trọng lượng riêng (21oC)

: 1,02 - 1,04

-

pH

: 4,0 - 5,5

-

Tính Ion

: cation

-

Nhiệt độ bảo quản


: 5 - 35oC

™ Yêu cầu sử dụng theo nhà sản xuất:
- Liều lượng sử dụng : Trung bình từ 6 tới 15kg/tấn bột khô tuyệt đối tùy thuộc vào
chất lượng nguyên liệu và chất lượng sản phẩm yêu cầu.
- Pha loãng : Pha loãng theo tỉ lệ 1:10 với nước thường trước khi sử dụng.
- Nơi cho vào : Cho vào hồ quậy (mixing chest)
2.3.5. Chất chống dính Tallopin OT
™ Mô tả: Tallopin OT là chất chống cáu cặn, bùn giấy, chống bám dính thiết bị
tương thích môi trường, là chất kết hợp của các chất hoạt động bề mặt với một pha
không hòa tan trong nước. Các chất hoạt động bề mặt có trong sản phẩm làm việc như
một tác nhân nhũ hóa và trong hệ thống nước nó như là một thành phần phân hủy bùn.
™ Ưu điểm:
-

Tương thích với môi trường

-

Không gây hại cho người cũng như môi trường

-

Ô nhiễm nước loại I

-

Dễ bị phân hủy bằng vi sinh


™ Các hiệu quả nổi bật và đa năng:
-

Khắc phục sự phát triển của vi khuẩn

-

Ngăn chặn quá trình hình thành cáu, cặn bẩn

11


-

Chống bám dính trong quá trình tái sinh giấy

-

Kiểm soát được chất cặn bã dạng nhựa trong quá trình sản xuất giấy đi từ bột
gỗ

-

Loại bỏ được các chất hồ cặn trong quá trình nấu sôi

-

Ngăn chặn vi khuẩn sinh mùi

-


Làm sạch hệ thống, sạch lưới, nỉ, thùng

™ Hiệu quả phân tán:Tác động của sự phân tán là thành phần nhũ hóa xâm nhập
vào giữa các vách tế bào của từng vi khuẩn và vì vậy làm lỏng các cấu trúc đặc chắc,
lực liên kết trong bùn và độ nhớt của bùn do vi khuẩn tạo ra vì vậy sẽ giảm nhiều, các
màng vi sinh không ổn định thì dễ dàng bị cuốn đi theo dòng chảy và làm rã bất kỳ
màng bùn nào bị bóc ra do sự chảy rối của nước trong tuần hoàn kín.
™ Ứng dụng trong nhà máy sản xuất giấy:
Sự phát triển của màng vi sinh trong nhà máy sản xuất giấy có thể dẫn đến hư
hỏng nặng trong quá trình sản xuất và làm giảm đáng kể chất lượng của giấy và sản
phẩm cuối cùng. Vấn đề đó có thể tránh được dễ dàng bằng cách sử dụng Tallopin.
- Công dụng của Tallopin trong nhà máy giấy:
+Giảm bùn giấy trong máy. Đối với sử lý nước, máy giấy và nước tuần hoàn
kín
+ Giảm chất cặn ăn mòn và bùn
+ Ngăn chặn sự nghẹt của van, ống xịt và máy móc bằng cách tách các
mảng bùn giấy hoặc chất ăn mòn ra khỏi thiết bị
+ Giảm mùi hôi khó chịu
- Đối với thùng đầu (Headbox) và bộ phận lưới:
+ Giữ sạch các khung, lưới và khu vực bị che khuất

12


+ Sản xuất được liên tục do các mảng bùn trong Stock( nguyên vật liệu bột
giấy) bị mang đi theo dòng chảy
+ Cải thiện khả năng thoát nước của các lưới
+ Giảm mùi hôi khó chịu
- Đối với khu vực ép:Tăng đặc tính dễ tháo của cuộn giấy

+ Đối với khu vực sấy:
+ Giảm sự vướng mắc ở máy
+ Ít vướng mắc trên bề mặt của ống trụ (Ít tháo)
+ Làm sạch những lưới khô
- Đối với công đoạn chuẩn bị Stock (điều chế bột)
+ Ngăn chặn sự giảm cấp của quá trình truyền nhiệt bên trong nồi nấu tinh
bột gây ra do cặn.
+ Giảm các hư hỏng sản phẩm bằng cách giảm: Lỗ thâm kim, sự mất màu,
vết cặn bẩn, mùi hôi
- Vệ sinh hệ thống:
Tallopin có thể dùng để vệ sinh hệ thống tuần hoàn khép kín trong công nghiệp
ngược với phương pháp truyền thống, nó tách bóc thay vì hòa tan cặn.
™ Mức sử dụng theo nhà sản xuất:
Cho sản xuất liên tục, mức sử dụng có thể từ 300 ÷ 500 ppm dựa trên tổng số
sản phẩm giấy và tùy thuộc điều kiện riêng của máy, đối với việc vệ sinh hệ thống,
mức dùng có thể là 200 ppm dựa trên công suất hệ thống và thời gian ngâm tuần hoàn
từ 1 ÷ 2 giờ có thể được chấp nhận.

13


2.3.6. Chất chống vi sinh Busan 94
™ Mô tả: Busan 94 chất diệt khuẩn phạm vi rộng, là chất diệt khuẩn dạng hòa tan
trong nước đặc biệt có hiệu quả trong kiểm soát nhầy nhớt và vi sinh trong hệ thống
sản xuất bột và giấy. Busan 94 là chất diệt khuẩn phản ứng nhanh, đặc biệt trong môi
trường kiềm.
™ Đặc tính kỹ thuật:
-

Tỷ trọng ở 25oC (77oF)


: 1,28 ÷ 1,32 g/ml

-

Trọng lượng trên U.S. gallon

: 10,3 lb

-

Thể tích trên kilogam

: 806 ml

-

Thể tích trên pound

: 367 ml

-

pH

:2 ÷ 5

-

Điểm cháy


: > 93,3 o C

-

Điểm đông đặc

: < -20 o C

™ Ưu điểm:
Khi sử dụng, Busan 94 giúp giữ máy giấy sạch, không bị nhầy nhớt, vì vậy tăng
năng suất sản xuất và giảm thời gian ngừng máy và giảm các khuyết tật trên giấy.
™ Mức dùng theo nhà sản xuất:
Liều lượng sử dụng thông thường 1 ÷ 1,5 kg/ngày. Tùy theo lượng khuẩn trên
máy giấy nhiều hay ít, chuyên gia sẽ đề nghị điểm cho vào thích hợp để có hiệu quả
diệt khuẩn là tối ưu nhất.
™ Xuất xứ: Mỹ, Công ty Thuận Phát Hưng, Long An.

14


2.3.7. Phẩm màu
Phẩm màu dùng cho giấy IB58 tại Tân Mai là màu CARTAZINE VIOLET RN
(Màu tím)
™ Mô tả: là dung dịch màu tím (dung dịch Cartazine pigment preparation). Công
dụng của màu tím là tăng độ sáng cho tờ giấy, giúp tờ giấy trông có vẻ trắng hơn khi ở
ngoài ánh sáng.
™ Thông số kỹ thuật:
-


Điểm sôi

: Khoảng 1000C

-

Tỷ trọng

: Khoảng 1,1 g/ml

-

pH

: Khoảng 9

-

Độ nhớt

: < 100 mPa.s

™ Xuất xứ: Hàn Quốc, Công Ty Thuận Phát Hưng, Long An.
™ Các hệ thống phân định màu sắc
Để thuận lợi cho quá trình so sánh các màu với nhau, người ta tìm cách thể hiện
các màu bằng các con số và sắp xếp chúng một cách có hệ thống, trong đó mỗi màu có
một vị trí nhất định đuợc xác định bởi ba đại lượng: tông màu hoặc ánh màu (H); độ
bảo hòa hoặc độ thuần sắc (C) và độ ánh (L).
Các hệ thống màu thường được sử dụng:
-


Bản màu CIE

-

Không gian màu CIEXYZ

-

Hệ thống màu CIELAB

Trong ngành giấy hệ thống màu CIELAB được sử dụng phổ biến nhất.
Hệ thống màu CIELAB:

15


Hình 2.1. Hệ tọa độ màu CIELab
Để thuận lợi hơn nữa cho việc tính toán và so sánh các màu với nhau, năm 1976
CIE (hệ thống chuẩn của Ủy ban Chiếu sáng Quốc tế) giới thiệu một hệ thống sắp xếp
màu sắc, đó là hệ thống CIELAB. Hệ thống CIELAB sử dụng ba trị số L*, a*, b*;
trong đó L*: độ sáng của ánh sáng màu; a* là tọa độ màu trên trục đỏ - lục; b* là toạ
độ màu trên trục vàng – lam.
Giao điểm của hai trục a*, b* là điểm vô sắc (đen, ghi, trắng tuỳ thuộc vào độ
sáng). Trục độ sáng L* có giá trị từ 0 - ứng với màu đen đến 100 - ứng với màu trắng.
Những màu cùng một tông màu trong mặt phẳng a* b* nằm trên đoạn thẳng nối dài từ
điểm trung tâm ra phía ngoài. Mỗi trị số màu cho phép đánh giá theo thành phần tham
gia của đỏ hay lục, vàng hay lam, theo đó mỗi màu có thể chứa đựng những thành
phần sau: đỏ và vàng, đỏ và lam, lục và vàng, lục và lam.
Qui ước:

L∗: càng cao gam màu càng sáng hay càng nhạt
L∗: càng thấp gam màu càng tối hay càng đậm
a∗: càng tiến về giá trị (-) thì gam màu càng xanh lá
a∗: càng tiến về giá trị (+) thì gam màu càng đỏ
b∗: càng tiến về (-) thì gam màu càng xanh dương
b∗: càng tiến về giá trị (+) thì gam màu càng vàng

16


×