Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

TÌM HIỂU CÁC MÔ HÌNH NÔNG LÂM KẾT HỢP ĐIỂN HÌNH TẠI PHƯỜNG 3, BAN QUẢN LÝ RỪNG TÀ NUNG, TP ĐÀ LẠT.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 53 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LÂM NGHIỆP

ĐÀO DUY QUẢNG

TÌM HIỂU CÁC MÔ HÌNH NÔNG LÂM KẾT HP ĐIỂN
HÌNH TẠI PHƯỜNG 3, BAN QUẢN LÝ RỪNG TÀ NUNG,
TP ĐÀ LẠT.

LUẬN VĂN CUỐI KHOÁ KỸ SƯ
CHUYÊN NGÀNH LÂM NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí minh
năm 2009


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LÂM NGHIỆP

TÌM HIỂU CÁC MÔ HÌNH NÔNG LÂM KẾT HP ĐIỂN
HÌNH TẠI PHƯỜNG 3, BAN QUẢN LÝ RỪNG TÀ NUNG,
TP ĐÀ LẠT.

LUẬN VĂN CUỐI KHOÁ KỸ SƯ
CHUYÊN NGÀNH LÂM NGHIỆP

GVHD : TS. PHẠM TRỊNH HÙNG
SVTH : ĐÀO DUY QUẢNG


Thành phố Hồ Chí minh
năm 2009


LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian tìm hiểu tình hình nông lâm nghiệp ở thành phố đà lạt đã
giúp em hoàn thành chuyên đề “Tìm hiểu các mô hình nông lâm kết hợp điển
hình tại phường 3, ban quản lý rừng Tà Nung, Tp Đà Lạt, Tỉnh Lâm Đồng”.
Xin chân thành cảm ơn thầy Phạm trònh Hùng đã tận tâm,tận tình giúp
đỡ tôi hoàn thành chuyên đề này.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong Khoa Nông Lâm cùng toàn thể
các thầy cô đã dạy dỗ và giúp đỡ tôi trong suốt 4 năm học tại trường.
Cảm ơn các bà con nông dân ở phường 3 Đà Lạt đã tận tình giúp đỡ cung
cấp các kinh nghiệm và số liệu để tôi hoàn thành chuyên đề trong thời gian cho
phép.
Với lòng biết ơn chân thành,sâu sắc tôi xin gửi đến Ba Mẹ cùng người
thân đã hết lòng nuôi dạy và tạo điều kiện cho tôi trong suất quá trình học tập
để tôi có được ngày hôm nay.
Bằng tất cả tấm lòng xin chúc Khoa Nông Lâm,Thầy Phạm trịnh Hùùng
và các thầy cô, gia đình, bạn bè cùng tất cả bà con nông dân ở thành phố Đà
Lạt, lời chúc sức khoẻ và lòng biết ơn sâu sắc.
Xin chúc cho mọi người luôn được thành công trên con đường sự nghiệp.

i


TÓM TẮT
Dưới áp lực về việc mở rộng diện tích canh tác nông nghiệp, chính phủ
đã tiến hành giao đất giao rừng bắt đầu từ thập niên 1990. Các mô hình nông
lâm kết hợp đã hình thành trong các diện tích giao khoán tại phương 3 trực

thuộc ban quản lý rừng Tà Nung kể từ năm 1994. Bằng các công cụ và phương
pháp được đào tạo trong khuôn khổ chương trình NLKH&LNXH, chúng tôi đã
tiến hành lựa chọn, mô tả các hệ thống cây trồng và vật nuôi tại 3 hộ điển hình.
Các kết quả phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình cho thấy thu nhập từ các
nông sản chỉ đạt mức trung bình và yếu, các vấn đề về bảo vệ đất chống xói
mòn hoặc các dòch vụ hỗ trợ đến từ các trung tâm khuyến nông vẫn chưa được
chú trọng. Các loài cây trong cả 3 mô hình đều chưa phải là phong phú, vẫn tập
trung trên các loại nông sản hàng hóa như Hồng, cà phê, thành phần cây gỗ vẫn
được phân bố độc lập trong mô hình.

ii


MỤC LỤC
Lời cảm ơn ......................................................................................................... i
Tóm tắt .............................................................................................................. ii
Mục lục .............................................................................................................. iii
Chương 1: Mở đầu .............................................................................................. 01
1.1 Đặt vấn đề ..................................................................................................... 01
1.2 Mục tiêu ......................................................................................................... 02
1.3 Giới hạn đề tài................................................................................................ 02

Chương 2: Đòa điểm nghiên cứu ........................................................................ 03
2.1Điều kiện tự nhiên .......................................................................................... 03
2.2 Đặc điểm kinh tế xã hội ................................................................................ 08

Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu.............................................. 11
3.1 Nội dung ......................................................................................................... 11
3.2 Phương pháp .................................................................................................. 11


Chương 4: Kết quả và thảo luận ........................................................................ 10
4.1 Mô hình trồng cây công nghiệp kết hợp với vườn rừng và ao ca ................ 13
4.1.1 Cây Hồng..................................................................................................... 13
4.1.1.1 Đặc điểm hình thái và công dụng ........................................................... 15
4.1.1.2 Đặc điểm sinh thái ................................................................................... 16
4.1.1.3 Kỹ thuật trồng........................................................................................... 17
4.1.1.4 Kỹ thuật chăm sóc.................................................................................... 18
iii


4.1.2 Cây cà phê sẻ .............................................................................................. 20
4.1.2.1 Đặc điểm hình thái và công dụng............................................................ 20
4.1.2.2 Điều kiện sinh thái ................................................................................... 21
4.1.2.3 Kỹ thuật trồng........................................................................................... 22
4.1.2.4 Kỹ thuật chăm sóc.................................................................................... 22
4.1.2.5 Kỹ thuật thu hái ........................................................................................ 24
4.1.2.6 Kỹ thuật chế biến ..................................................................................... 24
4.1.3 Ao cá............................................................................................................ 24
4.1.4 Ước tính thu nhập trung bình năm .............................................................. 26
4.2 Mô hình vườn rừng kết hợp trồng cây ăn trái với khu du lòch sinh thái ...... 27
4.3 Mô hình rừng - vườn - chuồng ( RVC) - gia đình ông Trònh tuấn Liêm...... 30
4.3.1 Cà phê chè ................................................................................................... 30
4.3.1.1 Đặc điểm hình thái và công dụng............................................................ 30
4.3.1.2 Kỹ thuật trồng........................................................................................... 32
4.3.1.3 Chăm sóc .................................................................................................. 32
4.3.2 Chuối ........................................................................................................... 33
4.3.2.1 Đặc điểm hình thái và công dụng............................................................ 33
4.3.2.2 Kỹ thuật trồng........................................................................................... 33
4.3.3 Bò ................................................................................................................ 34
4.3.3.1 Công dụng ................................................................................................ 34

4.3.3.2 Kỹ thuật nuôi ............................................................................................ 35
4.3.4 Hiệu quả kinh tế của mô hình .................................................................... 35
4.4 Những thuận lợi, khó khăn, cơ hội, và nguy cơ trong việc phát triển các
mô hình nông lâm kết hợp ................................................................................... 36
4.4.1 Thuận lợi ...................................................................................................... 36
iv


4.4.2 Khó khăn ..................................................................................................... 36
4.4.3 Cơ hội ........................................................................................................... 37
4.4.4 Nguy cơ........................................................................................................ 37
4.5 Một số đề xuất nhằm phát triển mô hình nông lâm kết hợp tại phường 3
Đà Lạt có hiệu quả hơn ....................................................................................... 37
4.5.1 Giải pháp về kỹ thuật bảo tồn đất, giảm xói mòn ..................................... 37
4.5.2 Giải pháp về khuyến nông.......................................................................... 38
4.5.3 Giải pháp về tín dụng.................................................................................. 38
4.5.4 Giải pháp về thò trường ............................................................................... 39

Chương 5: Kết luận và kiến nghò ....................................................................... 40
5.1 Kết luận .......................................................................................................... 40
5.2 Kiến nghò ........................................................................................................ 41

Tài liệu tham khảo ............................................................................................ 44

v


DANH SÁCH HÌNH
Hình 4.1: Sa bàn mô hình trồng cây công nghiệp kết hợp vườn rừng và ao cá
............................................................................................................................... 14

Hình 4.2: Lát cắt mô hình trồng cây công nghiệp kết hợp vườn rừng và ao cá
............................................................................................................................... 14
Hình 4.3: Cây hồng và vườn hồng trong mô hình............................................... 15
Hình 4.4: Rừng thông phân bố ở phía đỉnh ......................................................... 19
Hình 4.5: Toàn cảnh mô hình .............................................................................. 19
Hình 4.6: Vườn Hồng .......................................................................................... 19
Hình 4.7: Vườn cà phê ........................................................................................ 20
Hình 4.8: Ao cá được phân bố ở chân đồi ........................................................... 25
Hình 4.9: Sa bàn mô hình vườn rừng kết hợp trồng cây ăn trái với khu du lòch
sinh thái ................................................................................................................. 28
Hình 4.10: Lát cắt mô hình vườn rừng kết hợp trồng cây ăn trái với khu du lòch
sinh thái ................................................................................................................. 28
Hình 4.11: Mô hình vườn rừng kết hợp trồng cây ăn trái với khu du lòch sinh thái
............................................................................................................................... 29
Hình 4.12: Rừng thông phân bố ở các đỉnh đồi của mô hình ............................. 29
Hình 4.13: Mô hình rừng - vườn - chuồng (RVC) ............................................... 30
Hình 4.14: Sa bàn mô hình rừng - vườn - chuồng (RVC) ................................... 31
Hình 4.15: Lát cắt mô hình rừng - vườn - chuồng (RVC) ................................... 31
Hình 4.16: Các hàng chuối trong mô hình........................................................... 33
Hình 4.17: Chăn nuôi bò trong mô hình .............................................................. 34

vi


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 4.1 : Tiêu chuẩn cây Hồng cho trồng mới ................................................. 17
Bảng 4.2: Lượng bón phân hàng năm/kg/cây ..................................................... 18
Bảng 4.3: Thời gian bón phân hàng năm (kg/cây) ............................................. 18
Bảng 4.4 : Tiêu chuẩn cây cà phê cho trồng mới ............................................... 22
Bảng 4.5: Hiệu quả kinh tế của mô hình vườn gia đình ông Nguyễn Xin Hải .

............................................................................................................................... 26
Bảng 4.6 : Tiêu chuẩn cây giống......................................................................... 30
Bảng 4.7: Hiệu quả kinh tế mô hình của gia đình ông Trònh Tuấn Liêm.......... 35

vii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Trong thập niên 1990, dưới áp lực về mặt dân số cả về tự nhiên lẫn di dân cơ học,
các vùng cao của Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng thiếu đất canh tác song
song với việc quản lý bảo vệ rừng gặp nhiều khó khăn [1]. Một chủ trương lớn của
chính phủ nhằm đối phó với tình trạng tụt giảm diện tích rừng hiện nay là giao khoán
bảo vệ rừng kết hợp canh tác nông nghiệp [2]. Nhiều mô hình nông lâm kết hợp đã
được phát triển một cách tự phát và chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của người dân đòa
phương trong giai đoạn này. Ở Việt Nam khái niệm nông lâm kết đã có từ lâu đời,
ngay từ các năm 1960 các hệ thống rừng vườn ao chuồng đã được phát triển mạnh mẽ
tại nhiều tỉnh phía bắc. Theo thời gian, các mô hình này liên tục được cải tiến để có
được các sự phù hợp với các điều kiện sinh thái cụ thể của các tỉnh. Ở phía nam nhiều
mô hình rừng ngập mặn kết hợp nuôi trồng thủy sản cũng đã được phát triển mạnh. Tại
các vùng đồi núi và trung du nhiều mô hình canh tác trên đất dốc như SALT 1, 2, 3
cũng đã được thử nghiệm hoặc tại nhiều tỉnh ven biển miền trung nhiều mô hình cũng
đã được phát triển để có thể cải tạo các vùng đất cát ven biển đồng thời gia tăng lượng
lương thực cho nông dân [3]. Như vậy có thể nói các mô hình nông lâm kết hợp của
Việt Nam là đa dạng tùy theo các vùng sinh thái khác nhau, mỗi mô hình sẽ có cấu
trúc về thành phần cây trồng và vật nuôi linh hoạt theo từng vùng. Trong thực tế nhiều
mô hình đem lại thành công nhưng cũng không ít các mô hình đã thất bại ví dụ như mô
hình canh tác trên đất dốc SALT1, SALT2 tại một số vùng thử nghiệm thuộc khu vực
1



đông nam bộ với các loài cây bảo vệ đất chống xói mòn du nhập từ Philipine được xem
như thất bại hoàn toàn, trong khi đó nhiều mô hình dựa vào các kiến thức bản đòa lại có
một số thành công nhất đònh.
Trong bối cảnh này, phường 3 Tp Đà Lạt thuộc ban quản lý rừng Tà Nung đã thực
hiện chủ trưởng của chính phủ kể từ những năm 1994 trong việc giao đất giao rừng cho
người dân tham gia quản lý bảo vệ rừng kết hợp canh tác nông nghiệp trên một phần
diện tích. Tuy nhiên cho đến nay các hiểu biết cũng như các nghiên cứu mang tính chất
tư liệu hóa lại các mô hình nông lâm kết hợp tại phường 3 là còn rất ít. Từ đó chúng tôi
đề xuất nghiên cứu đề tài “Tìm hiểu các mô hình nông lâm kết hợp điển hình tại

phường 3, ban quản lý rừng Tà Nung, Tp Đà Lạt, Tỉnh Lâm Đồng”. Nghiên cứu này sẽ
đóng một vai trò quan trọng trong việc tổng hợp đúc rút kinh nghiệm tham mưu cho ban
quan lý rừng Tà Nung trong việc phát triển các mô hình nông kết hợp trên đòa bàn
quản lý.

1.2 Mục tiêu đề tài
Nghiên cứu được thực hiện nhằm:
-

Mô tả các mô hình nông lâm kết điển hình.

-

Phân tích hiệu quả kinh tế của các mô hình này.

1.3 Giới hạn đề tài
Trong khoảng thời gian ngắn của đề tài có tính chất tổng hợp các kiến thức đã
học đặc biệt đối với chuyên ngành nông lâm kết hợp và lâm nghiệp xã hội, đề tài chỉ

dừng lại ở việc mô tả về đặc điểm, phân bố của các loại cây trồng và vật nuôi trong
các mô hình điển hình tại phường 3 thuộc ban quản lý rừng Tà Nung, Tp. Đà Lạt, Tỉnh
Lâm Đồng.

2


Chương 2
ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

2.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.1 Vò trí đòa lý
Thành phố Đà Lạt có toạ độ đòa lý 11052/ - 120 vó độ Bắc, 108020/ _ 108035/ kinh
độ Đông. Phạm vi ranh giới: phía Bắc giáp huyện Lạc Dương, phía Nam giáp huyện
Đức Trọng, phía Đông giáp huyện Đơn Dương, phía Tây giáp huyện Lâm Hà.
Đà Lạt là thành phố cao nguyên nằm ở độ cao 1500 m so với mực nước biển.
Trung tâm thành phố cách Phan Rang 110 km về phía Đông, cách Nha Trang 130 km
về phía Đông Bắc, cách Buôn Mê Thuật 190 km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí
Minh 300 km về phía Tây Nam.

2.1.2 Đòa hình - đất đai
Đòa hình: Đà Lạt được chia thành 2 khu vực: khu vực thấp ở độ cao trung bình
1500 m là vùng trung tâm thành phố với những đồi núi thấp đa số là đồi trọc hoặc rừng
thông với sườn đồi thoai thoải. Khu vực cao gồm những hòn núi cao bao quanh đặc biệt
2 đỉnh núi LangBiAng và còn được gọi là núi bà. Với độ cao hơn 2000 m.
Đất đai: Tổng diện tích tự nhiên 39105 ha.
Đất ở Đà Lạt chủ yếu thuộc nhóm đất feralit, phân bố ở độ cao 1000-1500 m
gồm có nhiều loại đất như: Đất feralit đỏ vàng, feralit nâu đỏ phát triển trên đá mẹ
3



Mắc mavaf đá biến chất (phiến mạch, nica), đá mắc ma kiềm (bazan). Ngoài ra còn có
các loại đất đỏ vàng với đá mẹ sa thạch, các loại đất cát, đất phù sa có diện tích không
đáng kể.
Loại đất phát triển trên đá mẹ gramid là bazan tầng đất dày trên 1m xốp và ẩm,
khả năng thoát nước tốt (30-35%), nước hữu hiệu khá (25-40%), độ xốp (35-70%).
Hàm lượng mùn khá, tầng mùn còn dày khoảng 20cm với lượng mùn từ 5-10%.
Độ pH từ 4 - 4.5, Loại đất phát triển trên đá mẹ acid, phiến mạch mica, đá mắcma
kiềm…có tầng đất nông (40 - 50 cm), kết ion, đá lẫn nhiều trong đất, ở lớp mặt đất khô
và chặt xốp kém (50%). Tầng dưới ẩm có màu vàng rơm trong phẳng diện khả năng
thoát nước kém 10 - 20%. Các loại đất thường gặp:
+ Đất feralít đỏ vàng phát triển từ đá mẹ sa thạch.
+ Đất feralít nâu vàng phát triển từ đá mẹ gramít.
+ Đất feralít nâu đỏ phát triển từ đá mẹ phiến thạch sét.
+ Các nhóm khác như đất phù sa, đất than bùn, đất bồi tụ chiếm diện tích không
đáng kể.
Đất đai của thành phố Đà Lạt nằm ở vò trí đầu nguồn, độ dốc khá lớn góp phần
vào quá trình feralít hoá, đất bò rửa trôi. Vì vậy, đất ở sườn dốc có mặt đất mỏng, có độ
chua cao. Để hạn chế quá trình rửa trôi, bào mòn được khắc phục bằng làm ruộng bậc
thang, trồng xen kết hợp giữa cây rau màu và cây công nghiệp để có độ che phủ cho
đất chống rửa trôi bào mòn và tăng hiệu quả sử dụng đất.
Theo tài liệu điều tra của phân viên quy hoạch thiết kế nông nghiệp miền nam,
trên đất feralít nâu vàng cây hoa cho lãi suất cao nhất, sau cây hoa là dược liệu Atiso,
rau các loại xếp thứ ba và cuối cùng là cây ăn quả. Trên đất dốc tụ, trồng rau có lợi
hơn trồng lúa. Trên đất phù sa thường trồng lúa và rau. Trước đây đồng bào dan toc
lạch đã khai thác đất phù sa để trồng lúa nước trên đòa bàn thành phố. Với sự hình
thành và phát triển của đô thò Đà Lạt, nhiều nhu cầu về rau quả tăng lên, dân cư tới
4



đây lập nghiệp đã khai thác các loại đất feralít thành lập các vùng chuyên canh rau,
hoa, cây ăn quả, cây công nghiệp. Các vùng nông nghiệp trên nhóm đất này ngày nay
mở rộng

2.1.3 Khí hậu
Do ở độ cao trung bình từ 1500 m và được bao quanh bởi dãy núi cao, nên tuy ở
trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu Đà Lạt mang ít nhiều sắc thái của xứ ôn đới. Khí
hậu mát lạnh quanh năm, mưa nhiều.có mùa mưa và mùa khô tương phản sâu sắc,
không có bão nên thuận lợi trồng các loại cây có nguồn gốc nhiệt đới, Á nhiệt đới đặc
biệt là các loại cây có nguồn gốc ôn đới.
+ Nhiệt độ : Theo số liệu tại vườn khí tượng đồi cù nhiệt độ trung bình hàng
năm dao động từ 17,5 – 18,20C. Tháng 1 là tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là
15,60C. Nhiệt độ trung bình cao nhất của tháng 5 là 19,50C. Biên độ nhiệt trung bình
tháng là 3,90C, chứng tỏ nền nhiệt độ ổn đònh qua các tháng và các mùa trong năm.
Nhiệt dộ trung bình ngày dao động từ 15 – 20oC với tần xuất lớn 70,3 – 99,7%. Nhiệt
độ trung bình ngày vào mùa khô thấp hơn 15oC cũng rất ít. Số ngày có nhiệt độ trung
bình lớn hơn 20oC xuất hiện rải rác trong năm tập trung chủ yếu vào tháng 5, tháng 6.
Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối được quan sát là -0,1oC, nhiệt độ cao tuyệt đối là 31,50C.
Nhiệt độ tối cao quan sát được thường dao động từ 25 – 300C .
+ Biên độ nhiệt: Sự chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm rất lớn trung bình năm là
90C. Các tháng trong mùa khô có biên độ nhiệt lớn (từ tháng 1 – 4) trò số dao động từ
11,2 – 13,20C. Các tháng trong mùa mưa có biên độ nhiệt giảm xuống chỉ còn 6 - 70C.
Nhiệt độ trung bình hằng năm ở Đà Lạt là 20,60C. Nhiệt độ tối cao tuyệt đối là 400C
trên đất trống không cây cỏ, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối là 0,80C. Nhiệt độ tối cao trung
bình lên tới 22 - 300C, nhiệt độ tối thấp trung bình xuống đến 7 – 90C.

5


+ Chế độ mưa: Mùa mưa ở Đà Lạt thường bắt đầu từ tháng 4, mưa tháng 4, 5

thường là mưa rào và giông vào buổi chiều và chiều. Mùa mưa thường kết thúc vào
giữa tháng 10, đôi khi vào tháng 11. Như vậy mùa mưa ở Đà Lạt thương kéo dài
khoảng 6 tháng, tháng 4 và tháng 11 là thời kỳ giao mùa. Lượng mưa trung bình 1654
mm và tổng lượng mưa năm lớn nhất là 2016mm. Tổng lượng mưa nhỏ nhất trong năm
là 1356 mm. Lượng mưa trong năm phân bố không đều theo thời gian. Tháng 1 có
lượng mưa ít nhất, trung bình là 2 mm.
+ Độ ẩm: Độ ẩm trung bình ở Đà Lạt tương đối cao 83%. Các tháng trong mùa
mưa trung bình 85%, cao nhất tập trung từ tháng 5 đến tháng 10. Ngoài ra, độ ẩm
không khí trong mùa mưa tương đối cao 90 – 95% và giảm nhẹ trong mùa khô, chỉ
khoảng 78 – 82% .
+ Lượng mây: Ở Đà Lạt lượng mây trung bình năm từ 6/10 – 7/10 bầu trời. So
với các tỉnh bắc Tây Nguyên, lượng mây ở đây thấp hơn nhiều. Vào mùa mưa, các
tháng 7, 8, 9 là thời kì nhiều mây, lượng mây trung bình 8/10 – 9/10. Thời kì ít mây vào
tháng 1, 2, 3 có lượng mây trung bình 4.5/10 – 5/10. Lượng mây này chi phối số giờ
nắng, tại Đà Lạt số giờ nắng lên đến 2.340 giờ. Tháng 6 – 10 lượng mây nhiều, số giờ
nắng khoảng 140 – 170 giờ. Tháng 9 có số giờ nắng thấp nhất 100 – 130 giờ. Tháng 1,
2, 3 số giờ nắng từ 250 – 270 giờ. Các tháng khác có giờ nắng trên 200 giờ.
+ Chế độ gió: Hướng gió ở Đà Lạt thay đổi theo mùa. Từ tháng 10 đến tháng 4
hướng gió chủ yếu là Đông Đông Bắc. Từ tháng 5 đến tháng 9 là thời kì hoạt đôïng của
gió Tây Tây Nam. Gió Tây thònh hành vào tháng 7, 8. Tốc độ gió trung bình ở Đà Lạt
là 2,1 m/s. Thời kì gió mạnh vào tháng 6, 7, 8. Tốc độ gió trung bình từ 2,6 – 3,4 m/s.
Các tháng 11, 12 từ 2,1 – 2,3 m/s. Gió yếu và lặng có tốc độ gió trung bình 1,1 – 1,5
m/s là vào các tháng 1, 2, 3, 4. Các tháng còn lại có tốc độ gió trung bình từ 1,5 – 1,7
m/s. Các hiện tượng như sương mù, dông, sương muối, mưa đá vẫn thường xảy ra ở Đà
Lạt.
6


2.1.4 Thuỷ văn
Ở Đà Lạt có các sông suối như : Sông ĐaNhim, sông Đạ Đờng, sông Cam ly…

Những con sông này là các nhánh chính đổ vào các sông Đồng Nai. Ở đây, nguồn nước
phong phú trong mùa mưa nhưng rất nghèo nước trong mùa khô.
Ở phía Bắc, các con suối đổ vào hồ suối vàng chảy theo hướng Đông Nam –
Tây Bắc như suối Phước Thành bắt nguồn từ Tùng Lâm, suối Đa Phú bắt nguồn từ Đa
Phú. Phía Đông có các suối nhỏ chảy về sông Đa Nhim, phần thượng nguồn hồ Đơn
Dương. Các con suối phía Nam chảy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam đổ về suối Đạ
Tam như suối Đatanla, Đạ Prenn. Chảy quanh trung tâm thành phố là suối Cam Ly có
chiều dài 20 km trong đòa phận Đà Lạt với diện tích lưu vực là 50 km2. Mạng lưới suối
nhỏ khá dày, các dòng suối nhỏ vào mùa khô rất ít nước hoặc khô cạn. Mật độ sông
suối bình quân 1,2 km/km2.
Suối Cam Ly bắt nguồn từ phía Đông Bắc thành phố chảy qua Hồ Than Thở, Mê
Linh (cũ) đến Hồ Xuân Hương, sau đó đổ về thác Cam Ly. Lượng nước bình quân đổ
tại thác này khoảng 1 m3/s. Lượng nước mưa là nguồn chủ yếu, bên cạnh đó còn 1
lượng nước thải khoảng 0,5 m3/s. Vì vậy vào mùa khô các suối hầu như cạn kiệt.
Hồ Đà Lạt chủ yếu là hồ nhân tạo, phân bố rải rác. Hiện nay, có trên dưới 16
ao, hồ lớn nhỏ. Một số hồ bò bồi lấp dần theo thời gian hoặc đã trở thành vườn trồng
rau như hồ Vạn Kiếp, Mê Linh… Còn các hồ lớn được sử dụng vào việc tạo thắng
cảnh, tạo nguồn nước tưới như hồ Đa Thiện, hồ Than Thở, hồ Tuyền Lâm, hồ Xuân
Hương, hồ Suối Vàng được tạo trong điều kiện tạo năng lượng điện .
Trước đây, nguồn nước dược sử dụng trong thành phố Đà Lạt chủ lấy từ Hồ
Xuân Hương, hồ Chiến Thắng, hồ Than Thở. Ngày nay, nguồn nước sinh hoạt chính
dẫn về từ hồ Đan kia và Suối Vàng (Ankioet) ở phía Tây Bắc Đà Lạt. Hồ Đan kia với
diện tích 141 km2. Hồ Suối Vàng với diện tich lưu vực là 145 km2 với dung tích hưu ích
khoảng 1000000 m3 cung cấp nước cho thuỷ điện Ankroer. Với sản lượng điện
7


15000000 Kwh/năm và rất nhiều hồ khác nữa là nguồn cung cấp nước tưới cho khu
vực, phục vụ nhu cầu sản xuất, chăn nuôi, cho người dân Đà Lạt.


2.2 Tình hình dân sinh - kinh tế - xã hội
2.2.1 Dân sinh
Dân số khoảng 185900 người. Trong đó, nam 90746 người, nữ 95154 người
chiếm 16,3% về dân số tỉnh Lâm Đồng. Dân thành thò là 165846 người, dân nông thôn
là 20036. Trong đó đồng bào dân tộc ít người chiếm 15%, gồm người K’Ho, Chill,
Churu. Người dân sống bằng nghề trồng rau, hoa là chủ yếu.
Do điều kiện đòa hình, điều kiện kinh tế xã hội nên mật độ phân bố không đông
dều. Khu vực thành thò có mật độ 0,1người/ha. Mật độ dân cư toàn thành phố 4
người/ha. Lao động trong độ tuổi 92.207 người. Trong đó 45.615 nam và 45.692 nữ. Lao
động hoạt động trong lónh vực nông nghiệp và lâm nghiệp là 922 người. Trong đó là 83
người nữ.

2.2.2 Kinh tế
Tuy Đà Lạt chưa có khu công nghiệp lớn song khí hậu, thiên nhiên đây đã thu
hút khá đông dân cư tự do từ nơi khác tới. Chủ yếu người dân sống bằng nghề nông và
làm các loại dòch vụ. Hiện ở đòa phương còn nhiều nhân lực lao động nhàn rỗi, số này
chưa kiểm soát chặt chẽ. Đa số đời sống còn thấp.

2.2.3 Xã hội
Do đặc điểm đòa hình và vấn đề ngân sách nên cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư
thiết kế đúng mức. Các công trình phục vụ cho kinh tế xã hội như đường sá, cầu cống,
công trình thuỷ lợi còn ít nên khả năng còn phụ thuộc vào tài nguyên rừng của một bộ
phận dân cư là điều không tránh khỏi.
8


Về giao thông, trung tâm Đà Lạt cách biển đông không xa khoảng 80km đường
chim bay. Du khách từ các tỉnh Miền Trung có thể đi theo quốc lộ 20 nối dài (quốc lộ
11 cũ) lên Đà Lạt. Từ đồng bằng lên cao nguyên, du khách có thể chiếm ngưỡng sự
thay đổi đột ngột của cảnh quan. Đèo Ngoạn Mục dài trên 20 km là một trong những

đèo hiểm trở và hùng vó của Việt Nam, kế tiếp là đèo Dran. Trước đây, người ta có thể
sử dụng đường xe lửa răng cưa như một phương tiện du lòch và chuyên chở độc đáo,
nhưng hệ thống giao thông vận chuyển này ngày nay đã bò hư hỏng, chỉ mới được tu
sửa một đoạn ngắn từ Đà Lạt lên Trại Mát.
Từ Đà Lạt có thể đi về hướng quốc lộ 27 bằng đường qua Tà Nung ngang qua
sân bay Cam Ly (cách Đà Lạt 5 km). Việc nâng cấp quốc lộ 27 nối dài qua ngã c
Xuyên (Đức Trọng-Lâm Hà) đã mở ra một viễn cảnh giao lưu với các tỉnh Tây
Nguyên, Đông Bắc, Campuchia và Lào.
Nối với các thành phố Hồ Chí Minh - trung tâm thương mại và công nghiệp lớn
nhất cả nước- là quốc lộ 20 qua 2 đèo lớn là đèo Prenn và đèo Bảo Lộc. Theo quốc lộ
này du khách có thể đến sân bay Liên Khương và các thành phố khác như: Vũng Tàu Bà Ròa, Đồng Nai, Tây Ninh, Sông Bé với Đa Mrong, khó đi lại vào mùa mưa. phía
Đông còn có một con đường hướng về Khánh Sơn (Khánh Hoà).
Với đòa hình Đà Lạt như vậy nhưng mạng lưới giao thông phân bố cũng tương
đối hợp lý. Với 126 tuyến đường tổng chiều dài các tuyến là 185 km.

2.3 Tình hình sản xuất
Theo số liệu gần đây thì tổng diện tích đất nông nghiệp ở khu vuc khảo sát tại
phường 3 Đà Lạt là 9570 ha. Trong đó được thống kê cụ thể từng ngành khác nhau với
diện tích khác nhau gồm:
• Đất trồng cây lâu năm với diện tích 4.648 ha.
• Đất trồng rau các loại với diên tích 3873 ha.
9


• Đất trồng hoa cắt cành với diện tích 425 ha.
• Đất trồng dược liệu với diện tích 70 ha.
• Đất trồng lúa với diện tích 180 ha.
• Đất trồng cây công nghiệp ngắn ngày với diện tích 100 ha.
• Đất trồng cây công nghiệp dài ngày như (Chè, Cà Phê, Hồng) với diện
tích 4483 ha. Trong chăn nuôi ở Đà Lạt có khoảng 4550 con trâu bò, lợn khoảng 13750

con, gia cầm 260000 con.

10


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung trên việc tìm hiểu các mô hình điển hình tại phường 3, Tp. Đà
Lạt với các nội dung sau:
-

Mô tả các mô hình nông lâm kết hợp.

-

Phân tích hiệu quả kinh tế của các mô hình này.

3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Xác đònh các mô hình nông lâm kết hợp điển hình
Để có thể xác đònh các mẫu điều tra, chúng tôi thu thập các số liệu thứ cấp tại
ban quản lý rừng Tà Nung liên quan đến loại hình sử dụng đất, diện tích, số lao động
kết hợp với việc phỏng vấn các nguồn thông tin chủ chốt là các cán bộ tiểu khu thuộc
ban quản lý. Các mô hình được lựa chọn để tìm hiểu sẽ phải có cùng diện tích, số lao
động tương đối đồng nhất, chỉ có thành phần loài cây và cách thức phân bố về mặt
không gian (cấu trúc của mô hình) là có sự khác biệt.
Sau khi có thông tin về các hộ nhận khoán, đang thực hiện các mô hình NLKH,
chúng tôi tiếp cận và làm việc với ban lâm nghiệp phường để kiểm tra và xác đònh cụ
thể vò trí các mô hình này trên bản đồ đồng thời tiến hành liên hệ để bắt đầu thực hiện

nghiên cứu. Trong khuôn khổ của luận văn này chúng tôi dự kiến sẽ xác đònh khoảng
11


từ 3 đến 5 hộ có mô hình canh tác NLKH hiện đang đưa lại các nguồn thu nhập tương
đối ổn đònh theo các nguồn thông tin chủ chốt.

3.2.2 Mô tả các mô hình
Sau khi xác đònh được vò trí các mô hình, chúng tôi liên hệ sắp xếp thời gian làm
việc với các chủ nông hộ. Thời gian dự kiến để làm việc với mỗi nông hộ là khoảng từ
1h đến 2h. Trước khi làm việc với các nông hộ chúng tôi chuẩn bò một số các câu hỏi
bán cấu trúc nhằm đònh hướng cho việc xác đònh các dòng thu nhập đến từ các sản
phẩm đầu ra của mô hình làm cơ sở cho việc phân tích hiệu quả của các mô hình này.
Đầu tiên chúng tôi đóng vai trò thúc đẩy để các nguồn thông tin ở các mô hình
này thực hiện vẽ các bản đồ phác thảo và lát cắt tài nguyên của mô hình. Trên cơ sở
của bản đồ phác thảo kết hợp với các câu hỏi bán cấu trúc để gởi ý cung cấp các thông
tin về kỹ thuật trồng và chăm sóc cũng như các thông tin liên quan đến việc thu hoạch
và tiêu thụ các nông sản. Bên cạnh đó chúng tôi cũng tư liệu hóa và kiểm chứng các
đặc điểm sinh thái của các loài cây và công dụng của chúng.

3.2.3 Hiệu quả kinh tế của các mô hình này
Hiệu quả kinh tế của các mô hình này được tính trên tổng thu cho một năm sau
khi trừ đi tất cả các chi phí đầu tư. Việc tính các dòng thu và chi chỉ tập trung trên các
loài cây và vật nuôi đang mang lại các nguồn thu chính cho mô hình.

12


Chương 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Sau khi tiến hành điều tra và tổng hợp số liệu, chúng tôi tìm thấy ba mô hình
tiêu biểu cho các hệ thống canh tác hiện hữu cho hiệu quả kinh tế cao tại phường 3, Tp.
Đà Lạt và các mô hình này theo ý kiến người dân sẽ có nhiều tiềm năng nhân rộng ra
cho cộng đồng. Các mô hình bao gồm : (1) Mô hình trồng cây công nghiệp kết hợp với
vườn rừng và ao cá; (2) Mô hình trồng cây ăn trái kết hợp với du lòch sinh thái; (3) Mô
hình rừng-vườn-chuồng.

4.1 Mô hình trồng cây công nghiệp kết hợp với vườn rừng và ao cá
Mô hình này được xây dựng và và phát triển kể từ năm 1994 theo chủ trương
giao khoán bảo vệ rừng với một khoản kinh phí hỗ trợ khoảng 100000đ/tháng/ha. Tổng
diện tích mà hộ được nhận là 2,5ha dành riêng cho nông nghiệp và khoảng 30 ha cây
rừng chủ yếu là thông 3 lá. Sau khi nhận giao khoán bảo vệ chủ hộ đã có chủ trương
xây dựng mô hình nông lâm kết hợp thông qua việc qui hoạch lại diện tích giao khoán
các loài cây Hồng, Cà phê kết hợp với ao thả cá. Mục tiêu chính của chủ nông trại là
muốn tận dụng diện tích đất canh tác, khi nhận giao khoán thì hiện trạng của khu vực
chỉ tồn tại rừng thông trên các đỉnh đồi, trong khi đó các phần sườn và chân đồi chỉ là
cây bụi và đất trống. Các giống cây Hồng, Cà phê được tự ươm.

13


Hình 4.1: Sa bàn mô hình trồng cây công nghiệp kết hợp vườn rừng và ao cá

Hình 4.2: Lát cắt mô hình trồng cây công nghiệp kết hợp vườn rừng và ao cá
14


4.1.1 Cây Hồng
4.1.1.1 Đặc điểm hình thái và công dụng
Hồng là một trong những loại cây ăn quả có giá trò kinh tế cao ở các tinh phía

Bắc nước ta và ở Đà Lạt. Hồng được người Châu Âu đánh giá cao và được xếp vào
loại quả thứ hai sau Đào, Lê, Táo Tây, Bơ. Loại Hồng trồng phổ biến là Diospyros
Kaki L nguồn gốc ở Trung Quốc. Việt Nam Hồng được coi là một quả quý, được bày
bàn thờ để cúng, dùng làm quà biếu những ngày lễ, tết. Vì Hồng có mã quả đẹp, hương
vò thơm ngon, nhiều đường, không chua, chứa nhiều sinh tố A hợp với khẩu vò của
người Việt Nam.
Cây Hồng chỉ ghép sau 3 - 4 năm cho quả, sau 10 - 12 năm có thể đạt trên
200kg/cây. Tuổi thọ kéo dài 60 - 70 năm. Hồng là cây có hiệu quả cao về kinh tế, xã
hội và sinh thái. Lá Hồng dày, nhiều bóng râm, lá nhiều thì năng suất cao, đỡ tốn công
làm cỏ, đặc biệt ở gốc. Cây Hồng không kén đất, pH hơi cao hay hơi thấp cũng chòu
được. Đất xấu nhưng chòu thâm canh thì năng suất cũng ổn đònh. Cây Hồng có nhược
điểm duy nhất là khó bảo quản, khó vận chuyển và cất trữ. Vì vậy quả Hồng cũng như
Hồng Xiêm rất được bán ít trên thò trường.

Hình 4.3: Cây hồng và vườn hồng trong mô hình

15


4.1.1.2 Đặc điểm sinh thái
- Nhiệt độ: Hồng là cây Á nhiệt đới, trong chu kỳ sống hàng năm có một giai
đoạn “ngủ nghỉ” đòi hỏi nhiệt độ thấp để phân hoá mầm hoa. Tuy nhiên Hồng không
chòu được nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao. Trong thời kỳ sinh trưởng cần nhiệt cao từ
20 - 300C. Tốt nhất là từ 22 - 260C, nhiệt độ cần để hạt nảy mầm từ 13 - 170C. Nở hoa
từ 20 - 220C. Để quả phát triển từ 26 - 270C. Khi chín cần nhiệt độ thấp hơn, biên độ
nhiệt lớn sẽ làm cho mã quả đẹp, phẩm chất tốt.
- Yêu cầu lượng mưa và độ ẩm: Cây Hồng có khả năng chòu hạn hơn nhiều loại
cây ăn quả khác như: Nhãn, vải, cam, quýt…Hồng có thể sinh trưởng bình thường ở
vùng có lượng mưa thấp tới 500 mm/năm. Nhưng cũng có khả năng sinh trưởng bình
thường ở vùng có hàm lượng cao trên 2000 mm/năm. Tuy nhiên nếu mưa to hoặc mưa

nhỏ kéo dài trong thời kỳ ra hoa (tháng 4) thì không tốt. m độ không khí 70 - 80% là
thích hợp để cây ra hoa, đậu quả, chất lượng quả tốt.
- Yêu cầu về ánh sáng: Hồng là cây ưa ánh sáng. Kết cấu bộ lá cũng thể hiện
đặc tính này, lá to dày, mặt trên xanh thẫm (nhiều diệp lục), mặt dưới nhạt, bộ lá phủ
kín tán cây. Do vậy các biện pháp canh tác cần phải làm tăng khả năng quang hợp, sử
dụng tối ưu ánh sáng của cây Hồng. Trồng ở chỗ nhiều ánh sáng, thường xuyên đốn tỉa
cành vượt, cành vô hiệu để cành lá phân bố bố đều trong tai. những nơi dư ánh sáng
cây mọc võng tán nhỏ, phân bố quả không đều, năng suất thấp.
- Yêu cầu về đất đai: Hồng có tính thích ứng rộng, có thể trồng trên nhiều loại
đất với yêu cầu tầng đất dày, thoát nước, mực nước thấp dưới 1m. Hồng có ưư điểm nổi
bật là chòu được đất xấu, đất nghèo dinh dưỡng hơn các cây khác. Tuy nhiên, để đạt
được năng suất cao, chất lượng tốt, thời gian, đúng kỹ thuật, độ pH của đất thích hợp
đối với Hồng là 5 - 5,5.
Hiện nay diện tích trồng hồng ăn quả tại tỉnh Lâm Đồng khoảng 3000 ha. Qua
quá trình canh tác lâu dài nông dân đã chọn và du nhập nhiều giống Hồng khác nhau
16


×