Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Tìm hiểu về hệ thống nông lâm kết hợp truyền thống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.77 KB, 22 trang )

1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
KHOA SINH- KTNN
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ LÂM NGHIỆP
CHỦ ĐỀ: TÌM HIỂU VỀ HỆ THỐNG NÔNG LÂM
KẾT HỢP TRUYỀN THỐNG
Giáo viên đánh giá: Thạc sĩ Hồ Tân
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Xuân Bách
Lớp: Nông Học B – K31
Quy nhơn, ngày 27 tháng 11 năm 2011
Nguyễn Xuân Bách Nông Học B – K31
2
CÂU 2: Trình bày khái niệm, các yếu tố để xem xết 1 hệ thống là truyền thống? Trình bày
và phân tích ưu nhược điểm hạn chế của các hệ thống nông lâm kết hợp mà anh chị biết ? cho biết
tại địa phương mình có những hệ thống nông lâm kết hợp nào?
I. KHÁI NIỆM NÔNG LÂM KẾT HỢP
- NLKH là tên chung của những hệ thống sử dụng đất, trong đó các cây thân gỗ lâu năm
(cây gỗ, cây bụi, cọ, tre, hay cây ăn quả, cây công nghiệp...) được trồng có suy tính trên cùng một
đơn vị diện tích đất với cây thân thảo và/hoặc với vật nuôi, được kết hợp đồng thời hoặc kế tiếp
nhau theo thời gian và không gian (Lundgren và Raintree, 1983).
- Theo ICRAF (1997) NLKH là một hệ thống quản lý tài nguyên tự nhiên năng động, lấy
yếu tố sinh thái làm chính, qua đó cây được phối hợp trồng trên nông trại và vào hệ sinh thái
nông nghiệp, để sản xuất bền vững và đa dạng, làm gia tăng các lợi ích kinh tế, xã hội và sinh
thái cho người canh tác ở các mức độ, quy mô khác nhau.
- Nông Lâm kết hợp là một phương thức sản xuất kinh doanh có khoa học, nó kết hợp một
cách hài hoà giữa cây nông nghiệp và cây lâm nghiệp giữa trồng trọt và chăn nuôi, sử dụng một
cách đầy đủ nhất, hợp lý nhất để sản xuất ra nhiều sản phẩm mà không ảnh hưởng đến đát đai.
Môi trường sinh thái bền vững, ít tốn chi phí mang lại hiệu quả kinh tế cao.
- Nông lâm kết hợp là một hệ thống quản lý đất đai trong đó các sản phẩm của rừng và
trồng trọt được sản xuất cùng lúc hay kế tiếp nhau trên các diện tích đất thích hợp để tạo ra các
lợi ích kinh tế, xã hội và sinh thái cho cộng đồng dân cư tại địa phương (PCARRD, 1979).


II. HỆ THỐNG NÔNG LÂM KẾT HỢP TRUYỀN THỐNG
- Cũng như nhiều Quốc gia khác trên thế giới, các phương thức canh tác nông lâm kết hợp
đã có ở Việt Nam từ lâu đời, như các hệ thống canh tác nương rẫy truy ền thống của đồng bào các
dân tộc ít người, hệ sinh thái vườn nhà ở nhiều vùng địa lý sinh thái trên khắp cả nước,... Từ thập
niên 60 của thế kỷ trước, song song với phong trào thi đua sản xuất giỏi, hệ sinh thái VAC được
nhân dân các tỉnh miền Bắc phát triển mạnh mẽ và lan rộng trên khắp cả nước dưới nhiều hình
thức khác nhau, thích h ợp cho từng vùng sinh thái cụ thể; tiếp theo đó là các hệ thống RVAC và
vườn đồi đựơc phát triển mạnh mẽ ở các khu vực dân cư miền núi. Tiếp theo đó các dự án của các
tổ chức NGOs cũng như các dự án Quốc tế khác cũng đã giới thiệu nhiều phương thức canh tác b
ền vững trên đ ất dốc trong đó có các mô hình nông lâm k ết hợp.
Nguyễn Xuân Bách Nông Học B – K31
3
- Trong hai thập niên gần đây, phát triển nông thôn miền núi theo phương thức nông lâm
kết hợp được Đảng và Nhà nước Việt Nam rất quan tâm và khuy ến khích. Quá trình tổ chức và
thực hiện các chính sách định canh định cư, phát triển vùng kinh tế mới, và gần đây các chương
trình 327, chương trình 5 triệu ha rừng (661), và chính sách phát triển kinh tế trang trại, chính
sách xóa đói giảm nghèo, ... đều có liên quan đến việc xây dựng và phát triển các hệ thống nông
lâm kết hợp. Cho đến nay các thông tin, kiến thức về nông lâm kết hợp cũng được các nhà khoa
học, các tổ chức tổng k ết, đáng giá dưới những góc độ khác nhau, tuy nhiên việc nghiên cứu về
tương tác giữa phát triển nông lâm k ết hợp với môi trường tự nhiên,
kinh tế-xã hội cũng như thị trường của các sản phẩm nông lâm kết hợp còn được nghiên
cứu chưa nhiều và còn thiếu đồng bộ cả ở mức vi mô và vĩ mô.
- Mặc dù, việc nghiên cứu và phát triển hệ thống nông lâm kết hợp trên thế giới đã có từ
lâu, nhưng hệ thống này mới được du nhập vào Việt Nam vào những năm đ ầu thập niên 70 của
thế kỷ trước. Hiện nay có nhiều quan điểm, định nghĩa khác nhau về hệ thống nông lâm kết hợp.
Thuật ngữ này được sử dụng bao hàm một khái niệm ngày càng mở rộng, v ề đại thể, có thể hiểu
nông lâm kết hợp là thuật ngữ dùng đ ể ch ỉ các h ệ thống sử dụng đất, ở đó có các cây, con nông
nghiệp được bố trí kết hợp với các cây lâm nghiệp (cây gỗ) theo không gian hoặc luân canh theo
thời gian và có sự tương tác giữa các thành phần của hệ cả mặt sinh thái
và kinh tế.

- Đây là các hệ thống canh tác được phát triển và tích luỹ kinh nghiệm qua nhiều thế hệ,
được kiểm nghiệm qua thời gian. Chúng thường được phổ biến ở các cộng đồng người dân tộc
sống ở gần hay ngay tại rừng.
- Nói cách khác, hệ thống nông lâm kết hợp truy ền thống là các kiểu canh tác nông lâm
kết hợp được phát triển bởi chính người dân đ ịa phương. Điều này chứng minh rằng lý thuy ết về
nông lâm kết hợp là mới mẻ nhưng thực ra là một kiểu canh tác đã được người dân sáng tạo ra từ
lâu. Nhiều kỹ thuật nông lâm kết hợp đã được đúc kết, tồn tại và thử nghiệm bởi người nông dân
qua hàng ngàn năm.
- Các hệ thống nông lâm kết hợp truy ền thống ở vùng núi Việt Nam ở mấy dạng sau:
Các hệ thống nông lâm kết hợp truyền thống
1. Hệ thống bỏ háa/nương rẫy cải tiến
- Có người cho đây là hình thức luân canh rừng tái sinh – nương rãy. Đây là hình thức lâu
đời của nông lâm kết hợp nhằm khắc phục các ảnh hưởng tiêu cực của canh tác nương rẫy liên
tục, tạo điều kiện để rừng phục hồi độ phì đất. Thực ra họ luân canh từ mảnh đất này sang mảnh
đất khác theo thời gian đã được suy tính trước, kỹ thuật này tỏ ra bền vững qua nhiều năm. M ấu
chốt của sự bền vững của kỹ thuật canh tác này là thời gian ngừng canh tác để đất được phục hồi,
Nguyễn Xuân Bách Nông Học B – K31
4
họ thường lui tới nương bỏ hóa để thu hái các sản phẩm trên đất bỏ hóa; như ở Tây Nguyên, nhân
dân thường coi rẫy bỏ hóa củ a họ như nơi dự trữ rau, củi đun, trái cây, lương thực, thuốc chữa
bệnh,... Khi mật độ dân cư còn thưa thớt, đất đai canh tác nhiều thì thời gian để đ ất nghỉ dài.
Trong bố i cảnh hiện nay dân số đông, cộng với chính sách giao đất giao rừng đến hộ nông dân đã
hạn chế phần nào đất canh tác của người dân địa phương.
- Để khắc phục tình trạng thiếu đất, ở nhiều nơi đồng bào đã trồng các loài cây cải tạo đất
trong giai đo ạn bỏ hóa. Cách làm này vừa rút ngắn được thời gian bỏ hóa vừa cung cấp củi đun
cho nhân dân. Nhiều nơi chính quy ền địa phương có sáng kiến qui vùng sản xu ất nương rẫy như
ở Nghệ An, Sơn La… chính quy ền địa phương cùng nông dân chia đất canh tác ra nhiều lô để
trồng luôn canh cây hoa màu và các cây cải tạo đất, thời gian canh tác từ 2-5 năm phụ thuộc
vào số lô luân canh, tổng diện tích rẫy và khả năng sinh trưởng củ a cây cải tạo đất.
+ Ưu điểm

- Đưa loại cây thân gỗ họ đậu, có khả năng cố định đạm vào gây trồng đã rút ngắn.
-
2. Hệ thống rừng và ruộng bậc thang
- Hệ thống rừng và lúa trồng theo ruộng bậc thang tồn tại từ rất lâu ở Việt Nam, được áp
dụng một số nơi ở miền núi phía Bắc và miền núi Trung Bộ. Kỹ thuật này hạn chế được xói mòn
và chủ động được nước tưới, hệ thống này đóng vai trò quan trọng trong việc dự trữ nước và đ
iều hòa nước cung cấp cho các ruộng bậc thang, chống sạt lở, ngoài ra nó còn cung cấp nguồn
lâm sản cho nhân dân.
- Chính vì những ưu việt của hệ thống này mà nó đã và đang được người và chính phủ
Việt Nam quan tâm mở rộng (nhà nước hỗ trợ 5 triệu đồng/ha để cải tạo đất nương rãy thành
ruộng bậc thang).
3. Hệ canh tác nương rãy tổng hợp
- Đây là lại hình canh tác phổ biến củ a nông hộ người Tày Đà Bắc và các cộng đồng dân
cư khác sống ở ven thung lũng, với ba thành tố cơ bản là luân canh rừng-rãy trên sườn dốc, canh
tác lúa nước dưới thung lũng kết hợp với chăn nuôi gia súc và thu hái lâm sản phụ từ rừng. Hệ
thống này tỏ ra khá bền vững khi mật độ dân số tăng cao đến khoảng 100
4. Vư ờn nhà truyền thống
- Ở Việt Nam, vườn hộ là một trong những phương thức nông lâm kết hợp truyền thống
rất phổ biến ở các vùng nông thôn khắp cả nước. Trong vườn nhà các thành phần cây lâu năm,
cây ngắn ngày, vật nuôi và thủy sản được kết hợp hài hòa tận dụng có hiệu qu ả khả năng sản xuất
củ a đất, không gian trên mặt đất được tận dụng triệt để và phát huy một cách tối đa thời gian và
nguồn lao động trong gia đình để sản xu ất lương thực, thực phẩm và tạo nguồn thu nhập cho gia
Nguyễn Xuân Bách Nông Học B – K31
5
đình, tuy nhiên ở vùng núi loại hình này chưa phát triển được như vùng đồng bằng.
4.1. Vư ờn rừng
- Đây là những khu đất được sử dụng để trồng cây lâm nghiệp và cây ăn quả theo hướng
thâm canh để cung cấp nhiều loại sản phẩm có giá trị hàng hóa cao, loại hình này thường có diện
tích biến động từ 0.3-0.5 ha, có khi lên đến vài ba hécta một hộ, và thường liền kề v ới đất thổ cư
của gia đình. Vườn rừng thường có cấu trúc một tầng cây gỗ chính được trồng thuần loài, ngoài ra

còn có tầng thấp trồng xen dưới tán. Tùy theo điều kiện sinh thái, tập quán và kinh nghiệm truyền
thống của từng vùng, cũng như nhu cầu thị trường mà người dân chọn những loài cây nguyên liệu
hay những cây đặc sản phù hợp như tre diễn ở Phú Thọ, luồng ở
Thanh Hóa, Hòa Bình, quế ở Yên Bái, Thanh Hóa, Quảng Nam, trám ở Phú Thọ, bời lời ở
các tỉnh Tây nguyên, điều ở Đông Nam bộ, dừa ở Bình Định, hồi ở Lạng Sơn..., tầng thấp thường
trồng kết hợp để tận dụng đất đai và năng lượng mặt trời, sản xuất thêm lương thực ngắn ngày
(lúa, ngô, sắn, đậu đỗ,...), cây dược liệu (gừng, nghệ, sả, ...). Với chính sách giao đất khoán rừng,
cùng sự hỗ trợ của các chương trình dự án (chương trình 327, chương trình 661) loại hình này
đang được áp dụng rộng rãi trên kh ắp các vùng núi Việt Nam để cải tạo đ ất trống đồi
núi trọc, nâng cao thu nhập cho người dân.
4.2. Vư ờn cây công nghiệp
- Đây là loại hình trồng các loài cây công nghiệp theo hướng thâm canh, thường có diện
tích từ 0.5 đến vài ba ha, phần lớn diện tích trồng cây công nghiệp cùng với cây đa mục đích để
che bóng, ch ắn gió và tận dụng các sản phẩm khác, nhà ở hoặc chuồng trại và vườn rau quả ở nơi
thấp, gần hoặc xa vườn nhưng có đ iều kiện nước và đường đi thuận lợi cho sinh hoạt và giao lưu
hàng hóa. Loại hình này thường lập theo kiểu nông trại hay rừng đồn điền để kinh doanh những
sản phẩm cây công nghiệp có giá trị cao. Kết cấu thường gồm một tầng cây cao để sản xuất hàng
hóa chính như cà phê, ca cao, hồ tiêu, chôm chôm, sầu riêng..., giữa các
hàng cây trong những năm đầu thường trồng các loài cây nông nghiệp ngắn ngày để tận
dụng đất đai hạn chế cỏ dại; tầng sinh thái được trồng để che phủ đất, hạn chế dòng ch ảy bề mặt,
điều tiết nước giữ ẩm cho tầng chính. Loại hình này thường khá phổ biến ở các tỉnh phía Nam,
nơi có đ ất đai rộng, mầu mỡ thích hợp với các lo ại cây công nghiệp.
4.3. Vư ờn cây ăn quả
- Đây là hệ thống sử dụng đất truy ền thống gắn liền v ới đất thổ cư với kết cấu thường
gồm 3-4 tầng chính, tầng trên cùng là là các cây gỗ to, ưa sáng và cho quả như sầu riêng, dừa,
xoài, mít, vải, nhãn,..., tầng giữa là các cây gỗ có kích thước trung bình, chịu bóng và cho qu ả
như măng cụt, dâu gia, hồng xiêm, cam, quýt, na,.., và tầng dưới có kích thước thấp, nhỏ có khả
năng chịu bóng như ca cao và tầng cuố i cùng có thể là cây thuốc.
Nguyễn Xuân Bách Nông Học B – K31
6

4.4. Hệ thống vườn-ao-chuồng (VAC)
Đây là hệ thống rất phổ biến ở Việt Nam từ đồng bằng đến miền núi, diện tích bình
cây thân gỗ đa mục đích hay cây ăn quả, tầng dưới có các cây lấy quả, củ hoặc làm dược
liệu,ngoài ra còn dành ra một khoảng đất nhỏ để trồng rau xanh. Cùng với vườn cây là khu chăn
nuôi và ao cá.
4.5. Rừng-vườn-ao-chuồng (RVAC)
- Thực chất hệ thống này là hệ thống VAC cải tiến và đã được phát triển khá lâu tại một số
địa phương vùng đồi núi, trong đó có sự kết hợp giữa rừng, vườn cây ăn quả, ao cá và vậtnuôi.
4.6. Hệ thống rừng-hoa màu-lúa nước
- Hệ thống này thường được xây dựng ở những nơi đồi núi tương đối rộng lớn, rừng tự
nhiên hay rừng trồng ở đỉnh đồi, thường có hệ thống thủy lợi xây dựng để đưa nước tưới về trồng
rau màu trên ruộng bậc thang và canh tác lúa nước ở thung lũng.
III. ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÁC HỆ THỐNG NÔNG LÂM KẾT HỢP
1. Hệ thống bỏ háa/nương rẫy cải tiến
+ Ưu điểm
- Đưa loại cây thân gỗ họ đậu, có khả năng cố định đạm vào gây trồng đã rút ngắn đáng kể thời
gian bỏ hóa nhờ vào khả năng phục hồi độ phì của đất.
- Xúc tiến vòng tuần hoàn dinh dưỡng khoáng một cách có hiệu quả.
- Hình thành dần các bờ đât, làm ổn định đất dốc.
+ Hạn chế
- Gỗ thu hoạch được từ cây keo dậu, được dung để làm hang rào nhiều hơn là chất đốt.
- Công việc rất nặng nhọc, do phải xây dựng và duy trì các hang rào chắn.
2. Hệ thống rừng và ruộng bậc thang
+ Ưu điểm
- Hệ thống có tính bền vững
- Từng bước biến đất dốc thành vùng sản xuất lúa nước.
+ Hạn chế
- Rất tốn công lao động trong việc xay dựng và duy trì hệ thống.
- Chỉ áp dụng được ở những vùng đất có nguồn nước tự nhiên.
3. Vư ờn nhà truyền thống

3.1. Vư ờn rừng
+ Ưu điểm
- Vườn rừng tuy có cấu trúc đơn giản nhưng sử dụng các loại cây bản địa có tính thích ứng cao với
điều kiện sinh thái và đất đai của địa phương.
- Duy trì và phát triển tầng cây thấp có tác dụng phù trợ cho tầng cây chính.
- Góp phần tạo dựng môi trường sinh thái ổn định cho sự phát triển bền vững của cây trồng. Bảo
Nguyễn Xuân Bách Nông Học B – K31
7
tồn được nguồn tài nguyên đất và nước.
- Các hộ gia đình tận dụng được thời gian, nguồn lao động, tạo ra nhiều loại sản phẩm hàng hóa có
giá trị cao, tăng thu nhập cho gia đình và có nguồn đầu tư trở laijcho cây trồng. Điều hòa được lợi
ích trước mắt và lâu dài.
+ Hạn chế
- Công việc chuẩn bị đất tốn nhiều công lao. Việc làm đất và trồng cây lâm nghiệp dễ làm hư hại
thực bì tự nhiên. Xói mòn đất dễ xẩy ratrong những năm đầu ảnh hưởng đến năng suất và cây
trồng về sau.
- Cây lâm nghiệp thường cần thời gian dài mới cho sản phẩm, điều này hạn chế sự chấp nhaanjcuar
nông dân, đặc biệt là đối với các hộ nghèo.
- Cần diện tích đất đủ lớn để gây trồng nên khó thích hợp ở vùng có dân số đông, quỷ đất ít và uy
mô nông hộ.
- Vườn rừng thường ở nơi xa dân cư nên khó khăn trong quản lý,dễ bị chặt ph, lửa rừng và gia súc
phá hại.
3.2. Vư ờn cây công nghiệp
+ Ưu điểm
- Việc chọn loại cây và bố trí kết hợp các loại với nhau đã đáp ứng được cả hai nhu cầu kinh tế và
sinh thái, phát huy được các hiệu quả tích cực.
- Kết hợp trồng được các loại cây thân thảo trong những năm đầu của thời kỳ kiến thiết cơ bản đã
giải quyết nguồn lương thực tại chỗ và tăng thu nhập cho người dân, thực hen được phương châm
“ lấy ngắn nuôi dài” đầu tư trở lại cho vườn cây công nghiệp, đồng thời phát huy được hiệu quả
che phủ đất, chống sói mòn.

+ Hạn chế
- Đòi hỏi đầu tư lớn và cường độ kinh doanh cao, nông dân phải hiểu biết khoa học kỹ thuật và thị
trường.
- Tập trung với quy mô lớn dễ gây ra dịch bệnh trên diện rộng, mức độ rủi ro tương đối cao do giá
cả các mặt hàng xuất khẩu thường biến động.
3.3. Vư ờn cây ăn quả
+ Ưu điểm
- Bố trí cây trồng trong vườn mô phỏng cấu trúc rừng mưa nhiệt đới, kín rậm thường xanh có nhiều
tầng, nhiều chủng loại cây chung sống ổn định và bền vững. sử dụng triệt để không gian dinh
dưỡng. Do vậy đã phát huy tốt hiệu quả bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái, tạo nên được
cảnh quan tươi đẹp.
- Chủng loại cây đa dạng và phong phú , khối lượng sản phẩm và thu nhập mang lại rất lớn, đã trở
thành các mặt hàng buôn bán trao đổi quan trọng trên thị trường.
- Lợi ích nhiều mặt khác khó tính toán chính xác được hết. tuy nhiên nếu tính riêng về giá trị của
hoa quả thu được trên một đơn vj diện tích cao hơn bất cứ hệ thống vườn nhà nào.
+ Hạn chế
Nguyễn Xuân Bách Nông Học B – K31
8
- Ảnh hưởng phitonxit, có cạnh tranh về ánh sáng, chất dinh dưỡng và nước, tạo nơi trú ẩn cho sâu
bệnh hại và những điểm cần lưu tâm.
- Đòi hỏi đầu tư lớn, kể cả công lao động.
- Kỹ thuật gây trồng khá phức tạp, đòi hỏi có kinh nghiệm. Hạn chế ở vùng cao.
3.4. Hệ thống vườn-ao-chuồng (VAC)
+ Ưu điểm
- VAC là một hệ sinh thái hoàn chỉnh và thống nhất. các khâu và các thành phần trong hệ sinh thái
có mối quan hệ qua lại, vườn trồng cây vừa để lấy sản phẩm dung cho người, vừa tạo thức ăn
nuôi gia súc…..
- VAC là hệ thống nông lâm kết hợp có hiệu quả nhất về sử dụng không gian, ở mọi tầng , mọi lớp
điều được tận dụng. Nó cung cấp đầy đủ lương thực, nguyên liệu để phát triển các nghề thủ
công…

+ Hạn chế
- Đòi hỏi người gây trồng phải có kinh nghiệm và kỹ năng. Tốn khá nhiều công sức trong việc xây
dựng và duy trì.
3.5. Rừng-vườn-ao-chuồng (RVAC)
+ Ưu điểm
- Ổn định về mặt sinh thái và kinh tế.
- Tốn ít công lao động.
- Sâu bệnh và thú phá hại ở mức thấp.
- Quen thuộc với người dân.
+ Hạn chế
- Thiếu nguồn và cây giống tốt.
3.6. Hệ thống rừng-hoa màu-lúa nước
+ Ưu điểm
- Việc sắp xếp theeo không gian giữa các thành phần giúp chúng có mối quan hệ tương hỗ lẫn
nhau. Do vậy, tối ưu hóa toàn bộ khu vực sản xuất.
- Phân phối điều công việc và thu nhập trong suotps cả năm.
- Đa dạng hóa các sản phẩm địa phương.
+ Hạn chế
- Hệ thống đòi hỏi các mối lien hệ và hợp tác giữa nông dân, hợp tác xã và cơ quan lâm nghiệp
hoặc các nhóm cộng đồng quản lý rừng. điều này có thể gặp khó khăn ở những cộng đồng mới
định cư.
IV. CÁC HỆ THỐNG NÔNG LÂM KẾT HỢP CÓ Ở VIỆT NAM
1. Mô hình nông lâm kết hợp trên đất gò đồi và trung du
Mô hình này thường xuất hiện ở vùng bán sơn địa thuộc các tỉnh trung du, miền núi
phía Bắc và miền Trung.
Tại đây, đất đai và khí hậu có những đặc điểm chính như sau:
- Đất xám bạc màu, chủ yếu phát triển trên phù sa cổ, đá macma a xit và đất cát. Đất
Nguyễn Xuân Bách Nông Học B – K31

×