Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

KHẢO SÁT DÂY CHUYỀN SẢN XUẤTGIẤY IN MÀU CÓ ĐỊNH LƯỢNG LỚN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY TÂN MAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (941.12 KB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT DÂY CHUYỀN SẢN XUẤTGIẤY IN MÀU
CÓ ĐỊNH LƯỢNG LỚN TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN GIẤY TÂN MAI

Họ và tên sinh viên : LÂM KHẢ DUY
Ngành
: CÔNG NGHỆ BỘT GIẤY VÀ GIẤY
Niên khoá
: 2005 – 2009

Tháng 06/ 2009


KHẢO SÁT DÂY CHUYỀN SẢN XUẤTGIẤY IN MÀU
CÓ ĐỊNH LƯỢNG LỚN TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN GIẤY TÂN MAI

Tác giả

LÂM KHẢ DUY

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành
Công nghệ sản xuất giấy và bột giấy

Giáo viên hướng dẫn:


Hoàng Văn Hòa

Tháng 06 năm 2009

i


CẢM TẠ
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, quý
thầy cô trong Khoa Lâm Nghiệp, bộ môn Công Nghệ Sản Xuất Giấy Và Bột Giấy đã
giảng dạy và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa học.
Đặc biệt là cảm ơn thầy Hoàng Văn Hòa đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi trong quá
trình thực hiện đề tài.
Chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc, Ban Quản Lí phân xưởng sản xuất đã tạo điều
kiện giúp đỡ tôi thu thập thông tin và các số liệu cần thiết trong thời gian thực tập tốt
nghiệp.
Cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên và ủng hộ tôi trong suốt quá trình học tập, thực
tập để hoàn thành luận văn này
Xin chân thành cảm ơn

ii


MỤC LỤC
Trang
Tác giả

............................................................................................................................. i

Cảm tạ


............................................................................................................................ ii

Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh sách các chữ viết tắt.................................................................................................. vi
Danh sách các hình ........................................................................................................... vii
Chương 1: MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
U

1.1. Đặt vấn đề .................................................................................................................1
1.2 Mục đích của đề tài ....................................................................................................2
1.3. Mục tiêu của đề tài ....................................................................................................2
1.4. Phạm vi của đề tài .....................................................................................................2
Chương 2: TỔNG QUAN..................................................................................................4
2.1. Giới thiệu tổng quan về công ty cổ phần giấy Tân Mai............................................4
2.1.1. Giới thiệu chung.................................................................................................4
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển ........................................................................5
2.1.2.1. Lịch sử hình thành.......................................................................................5
2.1.2.2. Quá trình phát triển của nhà máy................................................................6
2.2. Hệ thống cơ cấu tổ chức lao động và sản xuất tại công ty........................................7
2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ giấy tại công ty .......................................................10
2.3.1. Tình hình sản xuất............................................................................................10
2.3.2. Tình hình tiêu thụ.............................................................................................11
2.4. Tình hình nguyên liệu cung cấp cho công ty ..........................................................13
2.5. Vài nét khái quát về giấy in màu định lượng lớn....................................................14
2.6 Màu dùng trong công nghệ giấy ..............................................................................14
2.6.1 Pigment ( phẩm màu phân tán) .........................................................................15
2.6.2. Thuốc nhuộm acid............................................................................................15
iii



2.6.3. Thuốc nhuộm bazơ...........................................................................................15
2.6.4. Thuốc nhuộm trực tiếp.....................................................................................16
2.6.5. Thuốc nhuộm huỳnh quang .............................................................................17
2.7 Hóa chất sử dụng trong sản suất giấy in màu ..........................................................17
2.7.1 Canxi carbonate.................................................................................................17
2.7.2 Chất trợ bảo lưu ................................................................................................20
2.7.3 Keo AKD (Alkyl Kenten Dimer)......................................................................21
2.7.4 Màu sử dụng trong sản xuất giấy in màu tại công ty Tân Mai .........................28
2.8 Sơ đồ lưu trình sản xuất giấy in màu định lượng lớn IM12 ....................................31
Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................33
U

3.1 Nội dung...................................................................................................................33
3.2 Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................33
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................................36
4.1Thiết bị sử dụng trong công nghệ sản xuất giấy in màu IM 12 ................................36
4.1.1.Máy sàng áp lực ................................................................................................36
4.1.2.Máy nghiền đĩa: ................................................................................................37
4.1.3 .Lọc ly tâm : ......................................................................................................38
4.1.4. Thùng đầu : ......................................................................................................40
4.1.5.Lô sấy Yankee...................................................................................................41
4.1.6.Máy cán láng :...................................................................................................42
4.2 Quy trình sản xuất giấy in màu định lượng lớn IM12 .............................................43
4.2.1 Công đoạn chuẩn bị bột ....................................................................................43
4.2.1.1. Thuyết minh công đoạn chuẩn bị bột........................................................43
4.2.1.2.Tỉ lệ phối chế bột .......................................................................................44
4.2.1.3. Cách phối chế bột để sản xuất giấy in màu tại công ty Tân Mai..............45
4.2.1.4. Hóa chất phụ gia sử dụng trong phần chuẩn bị bột ..................................46
4.2.2 Công đoạn xeo giấy ..........................................................................................47

4.2.2.1.Thuyết minh công công đoạn xeo giấy......................................................47
4.2.2.2. Hóa chất sử dụng trong công đoạn xeo giấy.............................................53
iv


4.3 Các số liệu về tính chất của giấy in màu có định lượng lớn IM12 ..........................55
4.3.1 Độ dày ...............................................................................................................56
4.3.3 Chiều dài đứt.....................................................................................................57
4.3.4 Độ nhám bề mặt ................................................................................................58
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................59
5.1 Kết luận ....................................................................................................................59
5.2. Kiến nghị.................................................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................61
PHỤ LỤC...........................................................................................................................62

v


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVQI

Bureau Veritas Quality International

ISO

International Organization for Standardization

IM12

Giấy in màu định lượng 180g/m2


LBKP

Leaf Bleached Kraft Pulp

NBKP

Needle Bleached Kraft Pulp

CTMP

Chemi-ThermoMechanical Pulp

DIP

Deinked Pulp

GCC

Grounding Calcium Carbonate

PCC

Precipitated Calcium Carbonate

OBA

Optiacal Brightness Agent

vi



DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức công ty cổ phần giấy Tân Mai .....................................................7
Hình 2.2: Phản ứng tổng hợp AKD (R = C14H29 Æ C20H39)............................................22
Hình 2.3: Phản ứng giữa AKD và nhóm OH của xenluloz..............................................23
Hình 2.4: Phản ứng thủy phân AKD.................................................................................24
Hình 2.5: Sơ đồ minh họa cơ chế gia keo .........................................................................25
Hình 2.6: Biểu đồ khúc xạ của hóa chất khi dùng hóa chất này ở phần ướt của quá trình
xeo giấy .............................................................................................................29
Hình 2.7 : Sơ đồ quy trình sản xuất giấy in màu định lượng lớn IM12............................32
Hình 4.1: Cấu tạo lô sấy Yankee.......................................................................................42

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Tình hình lao động tháng 8 năm 2008 ................................................................9
Bảng 2.2: Lượng sản phẩm sản xuất 2003-2008 (Đơn vị: tấn) .........................................11
Bảng 2.3: Lượng sản phẩm tiêu thụ 2003-2008 (Đơn vị: tấn) ..........................................12
Bảng 2.4: Thị phần các sản phẩm Tân Mai so với cả nước (Đơn vị: tấn) ........................13
Bảng 2.5: Các loại nguyên liệu nhập.................................................................................14
Bảng 4.1: Bảng so sánh tỉ lệ phối chế bột tiêu chuẩn và tỉ lệ phối chế bột thực tế tại
công ty Tân Mai ................................................................................................45
Bảng 4.2: Bảng so sánh tỉ lệ tiêu chuẩn các hóa chất phụ gia và tỉ lệ khảo sát thực tế các
hóa chất phụ gia được sử dụng cho phần chuẩn bị bột tại công ty Tân Mai.....47
Bảng 4.3: Thông số kĩ thuật hệ thống nghiền bột LBKP ..................................................48
Bảng 4.4: Bảng so sánh tỉ lệ tiêu chuẩn các hóa chất phụ gia với tỉ lệ khảo sát thực tế các

hóa chất phụ gia được sử dụng cho công đoạn xeo giấy tại công ty Tân Mai ..54
Bảng 4.5: So sánh số liệu về tính chất giấy IM12.............................................................56

viii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Giấy là sản phẩm không thể thiếu trong mọi hoạt động xã hội của bất kì đất nước
nào. Mặc dù, các phương tiện tin học trong thông tin và lưu trữ phát triển mạnh, nhưng
giấy vẫn luôn là một sản phẩm không thể thay thế được trong hoạt động giáo dục, in ấn,
báo chí, văn học, hội họa… Và khi nền kinh tế quốc gia càng phát triển, nhu cầu xã hội
gia tăng thì nhu cầu bao bì từ giấy và nhu cầu về các lọai giấy gia dụng sẽ càng gia tăng.
Công nghiệp giấy là một trong những ngành công nghiệp quan trọng trên thế giới,
đã và đang tiếp tục phát triển với tốc độ cao. Người ta ước tính cứ sau mỗi chu kì 15 năm
thì nhu cầu về sản lượng giấy trên thế giới lại tăng gấp đôi. Hiện nay, mức tiêu thụ giấy
bình quân đầu người trên thế giới khoảng 50kg/người/năm. Chỉ số này thay đổi theo từng
nước: ở những nước phát triển là 150-250kg/người/năm; còn ở những nước kém phát
triển vào khoảng một vài kg/người/năm; tại Việt Nam chỉ số này hiện nay theo dự kiến
năm 2008 vào khoảng 23kg/người/năm( nguồn từ hiệp hội giấy và bột giấy Việt Nam
VPPA).
Trong những năm gần đây , ngành công nghiệp giấy của Việt Nam đã có những
bước phát triển đáng kể , nhưng vẫn chưa thể cạnh tranh với các tập đoàn và doanh
nghiệp sản xuất giấy của nước ngoài đang ồ ạt vào thị trườngViệt Nam , với kỹ thuật và
công nghệ hiện đại trong sản xuất . Vì thế muốn tồn tại và phát triển các doanh nghiệp
sản xuất giấy Việt Nam phải biết phát huy thế mạnh và hạn chế khuyết điểm của mình
1



Ngành giấy của Việt Nam hiện đang còn lạc hậu, yếu kém so với các nước trên
thế giới, những yếu kém về công nghệ, trang thiết bị trong ngành giấy là một rào cản lớn
để ngành giấy Việt Nam có thể hòa nhập, cạnh tranh với các nước. Để cạnh tranh chúng
ta cần phải tìm hiểu kĩ quy trình công nghệ, tìm hiểu những ưu, nhược điểm, đề ra những
giải pháp khắc phục nhằm nâng cao năng suất lao động, cải thiện chất lượng sản phẩm
đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường tiêu thụ.
Với tính cấp thiết đó, được sự cho phép của khoa Lâm Nghiệp, bộ môn Công Nghệ Sản
Xuất Giấy và Bột Giấy, sự chấp thuận của công ty cổ phần Giấy Tân Mai và sự hướng
dẫn của thầy Hoàng Văn Hòa, tôi thực hiện đề tài “Khảo sát dây chuyền sản xuất giấy
in màu có định lượng lớn tại công ty cổ phần giấy Tân Mai”.
1.2 Mục đích của đề tài
Tìm hiểu về qui trình sản xuất, chức năng, đặc điểm của từng công đoạn trong quá trình
sản xuất giấy in màu có định lượng lớn tại công ty cổ phần giấy Tân Mai.
Từ đó phân tích nhận xét để làm cơ sở đề xuất các thông số hợp lí cho qui trình sản
xuất giấy
1.3. Mục tiêu của đề tài
Để đạt được mục đích đã đề ra, trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi xin tập trung
thực hiện các mục tiêu sao:
-

Khảo sát về bột dùng để sản xuất giấy in màu có định lượng lớn

-

Khảo sát về thiết bị tại công ty

-

Khảo sát về quy trình sản xuất giấy in màu có định lượng lớn ( chuẩn bị bột – xeo
giấy – thành phẩm )


-

Xác định hóa chất sử dụng trong quá trình sản xuất

-

Xác định các yêu cầu về chất lượng của giấy thành phẩm ( yêu cầu về giấy _ yêu
cầu về màu ).

1.4. Phạm vi của đề tài
Đề tài này được thực hiện và nghiên cứu tại Công ty Cổ Phần Giấy Tân Mai trên cơ sở
tìm hiểu qui trình sản xuất giấy in màu có định lượng lớn và sử dụng những số liệu liên
quan đến hoạt động sản xuất, máy móc thiết bị của Công ty tại thời điểm thực tập
2


Tuy nhiên , do thời gian thực tập có hạn nên chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu vao loại
giấy có định lượng trên 180g/m2
Các số liệu trong đề tài là kết quả thí nghiệm và các số liệu được thu thập từ các
phòng:
• Phân xưởng máy giấy 2 Công ty Cổ Phần giấy Tân Mai.
• Phòng kiểm nghiệm máy giấy 2

3


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Giới thiệu tổng quan về công ty cổ phần giấy Tân Mai

2.1.1. Giới thiệu chung
Công ty cổ phần giấy Tân Mai là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc tổng công
ty giấy Việt Nam, đựợc xây dựng tại thành phố Biên Hòa-tỉnh Đồng Nai, nằm dọc theo
quốc lộ 15 cách trung tâm thành phố Biên Hòa 2km về hướng Đông Bắc, là một đơn vị
sản xuất giấy lớn nhất phía Nam với quy mô sản xuất hiện đại, áp dụng kĩ thuật tiên tiến
trên thế giới với đội ngũ công nhân viên lành nghề, cán bộ năng động, sáng tạo. Sản
phẩm giấy Tân Mai đã có mặt trên thị trường toàn quốc và trở thành mặt hàng thân thuộc
với khách hàng trên mọi miền đất nước, sẵn sàng đáp ứng và làm thỏa mãn yêu cầu của
khách hàng với phương châm “cung cấp cho khách hàng sản phẩm tốt nhất với giá cạnh
tranh”. Mục tiêu phát triển của công ty. Giấy in báo là mặt hàng chiến lược chiếm ưu thế
trên thị trường trong nước, chiếm tỷ lệ 50-60% tổng sản lượng của công ty. Sản phẩm
giấy của công ty được khách hàng bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao trong
nhiều năm liền từ năm 1997 đến nay. Hệ thống quản lí chất lượng của công ty được tổ
chức BVQI Anh Quốc chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO 9002 vào năm 2001. Bên cạnh đó
công ty cũng đã đạt được chứng nhận về môi trường ISO 14001, SA 8000 vào năm 2003.
Năm 2005 vừa qua sau khi sát nhập công ty giấy Bình An, công ty đã tiến hành cổ phần
hóa và có mặt trên thị trường chứng khoán. Tất cả những thay đổi trên đều nhằm mục
đích nâng cao chất lượng, sản lượng của công ty và là sự nỗ lực phấn đấu không ngừng
của toàn thể cán bộ công nhân viên công ty cổ phần giấy Tân Mai.
4


2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
2.1.2.1. Lịch sử hình thành
Công ty giấy Tân Mai được thành lập vào ngày 14-10-1958 với tên gọi công ty kỹ
nghệ Giấy Việt Nam (Cogivina). Đây là một công ty do chính phủ Việt Nam và công ty
hoa kỳ Pasons and Whittemore cùng đầu tư. Đến đầu năm 1970 quỹ tiết kiệm và tương
trợ quân đội mua lại cổ phần của Pasons and Whittemore và sau đó việc điều hành hoàn
toàn do người Việt Nam nắm giữ. Sau ngày 30-4-1975 Công ty được Uỷ ban công quản
tiếp thu nguyên vẹn và trở thành xí nghiệp quốc doanh trực thuộc Bộ Công Nghiệp với

tên gọi chính thức là nhà máy Giấy Tân Mai, đóng tại Phường Thống Nhất - Thành Phố
Biên Hòa - Tỉnh Đồng Nai.
Hiện nay sau khi được phục hồi bởi các công trình của Pháp và Thụy Điển quy mô
của công ty đã được nâng lên rõ rệt với những dây chuyền công nghệ và thiết bị hiện đại
đứng đầu trong ngành :
-

Dây chuyền sản xuất giấy in báo: khổ rộng 4.8 m, vận tốc thiết kế 650
m/phút, công suất 45.000 Tấn/năm.

-

Dây chuyền sản xuất giấy couché công suất 45.000 Tấn/năm.

-

02 dây chuyền sản xuất giấy trắng cao cấp và giấy bao bì: khổ rộng 2.8 m,
vận tốc thiết kế 250 m/phút, công suất 12.000 Tấn/năm/dây chuyền.

-

Dây chuyền sản xuất bột CTMP,công suất 40.000 Tấn/năm.

-

Dây chuyền sản xuất bột DIP,công suất 20.000 Tấn/năm.

-

Dây chuyền sản xuất bột OCC, công suất 30.000 Tấn/năm.


-

Hệ thống quản lý : ISO 9000-2000, ISO 1400, SA 8000.

Đầu năm 2006 công ty Giấy Tân Mai chính thức chuyển hình thức kinh doanh
sang công ty cổ phần và đổi tên thành Công ty Cổ Phần Giấy Tân Mai.
Tên giao dịch

: TÂN MAI PAPER JOINT STOCK COMPANY.

Tên viết tắt

: GTM.

Địa chỉ

: Phường Thống Nhất- TP. Biên Hòa-Tỉnh Đồng Nai.

Tổng tài sản

: 1.250 tỷ đồng.

Tổng số CB.CNV

: 1700 người
5


2.1.2.2. Quá trình phát triển của nhà máy

- Ngày 14/10/1958: Được thành lập với tên gọi Công ty kỹ nghệ giấy Việt Nam
(COGIVINA)- Parsons And Whittemore.
- Năm 1959: Khởi công xây dựng nhà máy giấy số 1 với công suất 9000 tấn giấy
/năm và phân xưởng bột mài công suất 5000 tấn bột /năm.
- Năm 1963: Xây dựng nhà máy giấy số 2 cùng công suất như máy giấy số 1.
Ngày 30/4/1975 : Trở thành xí nghiệp quốc doanh trực thuộc Bộ công nghiệp nhẹ với tên
gọi là Giấy Tân Mai.
- Năm 1978: Mở rộng nhà máy theo dự án SOGEE với sự hợp tác giữa 2 chính
phủ Việt Nam và Công hòa Pháp: đầu tư hệ thống máy giấy số 3 với công suất 40.000
Tấn/năm và Phân xưởng bột nhiệt cơ (TMP) công suất 40.000 Tấn/năm.
- Năm 1988:sát nhập các đơn vị : Xí nghiệp vận tải nguyên liệu, Trường công
nhân kỹ thuật giấy, Ban quản lý công trình mở rộng vào Giấy Tân Mai và được gọi là Xí
nghiệp Liên Hiệp Giấy Tân Mai theo quyết định của Bộ Công Nghiệp Nhẹ.
- Năm 1990:hệ thống máy giấy số 3 được đưa vào hoạt động,
- Năm 1992:Xí nghiệp Liên Hiệp Giấy Tân Mai đổi tên thành Công Ty Giấy Tân
Mai, tên giao dịch COGITA.
- Năm 1997:Ký hợp đồng với ALLIMAND nâng cấp máy giấy số 3 lên 45.000
tấn/ năm, nâng cấp máy giấy số 2 lên 10.000 tấn/ năm.
- Năm 1999: Lắp đặt dây chuyền khử mực giấy vụn (DIP) công suất 20.000 tấn/
năm.
- Năm 2002:Xây dựng và chứng nhận Hệ thống Quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn ISO 9000, SA 8000 và lắp đặt dây chuyền giấy vụn OCC công suất 30.000 tấn/
năm.
- Năm 2003:Xây dựng và chứng nhận Hệ thống Quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn ISO14000 và đưa dây chuyền xử lý giấy vụn carton OCC vào hoạt động.
- Năm 2004: Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ký quyết định số 2947/QĐ-TCCB về việc
cổ phần hóa công ty Giấy Tân Mai, và trong cùng ngày Bộ Trưởng Bộ Công Nghiệp
cũng ký quyết định số 2948/QĐ về việc cổ phần hóa Công ty Giấy Bình An.
6



- Ngày 01/06/2005 Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp ký quyết định số 1934/QĐ-TCCB
về việc sát nhập công ty Giấy Bình An vào công ty Giấy Tân Mai.
2.2. Hệ thống cơ cấu tổ chức lao động và sản xuất tại công ty
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức công ty cổ phần giấy Tân Mai

7


8


Bảng 2.1: Tình hình lao động tháng 8 năm 2008
Đơn vị

Tổng số

Nữ

STT

Trình độ
Đại học Cao đẳng Trung cấp

1

Ban lãnh đạo

7


-

7

-

-

2

P. Công đoàn

2

1

2

-

-

3

P. Kế toán

14

9


10

1

1

4

P. Kế hoạch

5

3

5

-

-

5

P. Nhân sự

10

6

6


-

3

6

P. Hành chính

36

12

2

1

-

7

P. Quản lý thông tin

7

1

5

-


1

8

P. Kinh doanh

18

12

12

-

3

9

P. Vật tư

10

2

4

1

1


10

Bộ phận kho thành

23

11

-

-

6

phẩm
11

Kho vật

18

3

4

1

2

12


Bảo vệ

33

3

1

-

1

13

Cửa hàng

3

1

2

-

-

14

Chi nhánh


34

14

16

1

1

15

P. Lâm Nghiệp

14

-

14

-

1

16

An toàn

15


-

4

-

-

17

Xử lí giấy vụn

24

1

3

5

6

18

PX. Bột

46

1


4

1

5

19

PX. Giấy

284

64

5

10

18

20

PX. Động lực

37

1

2


1

5

21

PX. Vận chuyển

42

1

1

-

1

9


22

Tổ điều độ

5

1


-

-

2

23

Kỹ thuật công nghệ

46

32

16

6

8

24

Đội xây dựng

1

-

1


-

-

25

Kĩ thuật cơ điện

15

1

11

-

3

26

PX. Cơ khí

93

1

10

2


7

27

PX. Điện

67

7

15

-

6

28

PX. ĐL & ĐK

35

1

10

5

13


29

Tổng cộng

944

189

172

35

94

2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ giấy tại công ty
Sau quá trình tìm hiểu và thu thập số liệu tại phòng công nghệ của công ty về tình
hình tiêu thụ sản xuất tại công ty như sau:
2.3.1. Tình hình sản xuất
Qua quá trình tìm hiểu tại công ty chúng tôi ghi nhận được năng xuất của công ty từ năm
2003 – 2008 được trình bày ở bảng 2.2

10


Bảng 2.2: Lượng sản phẩm sản xuất 2003-2008 (Đơn vị: tấn)
Loại giấy

2003

2004


2005

2006

2007

58ISO

35304.90

23750.99

21248.5

33960.61

50013.67 54988.5

IB58

35304.90

23735.87

21248.5

33909.59

49330.42 54423.5


51.03

683.25

564.99

4887.85

3661.7

4887.85

3661.7

LB
IB09 (M)

15.11

0

0

2008

65-67ISO

7681.03


10195.71

5991.74

4859.81

IB65

1475.91

85.56

10.98

0

IB67

628.75

10110.14

5976.26

4859.81

IX

19.43


0

0

GI67

5556.94

0

4.51

0

78-84ISO

6866.21

9434.5

11684.85

9466.61

4677.39

7574.8

GI78-86


6840.47

9108.28

8659.17

8462.2

4437.39

6266.22

GI78-84

25.74

326.22

3025.68

1004.41

240

1208.57

90ISO

12782.75


9608.61

15063.53

18213.5

30534.86 23939

GV90

7475.15

4173.2

7967.52

8505.16

12421.54 13135.26

GI90

4956.07

3896.5

4755.22

3740.26


14959.58 8159.38

Copy90

351.54

1538.91

2340.78

5968.26

3153.74

2644.37

95ISO

6475.98

5267.65

GV95

2188.59

2423.43

GI95


26.06

29.29

Copy95

4261.32

2814.92

VM+IM
BBCN+

2079.44

243.79

360.91

1411.25

2208.54

5772.70

5296.77

8548.63

5168.7


1686.5

676.69

68407.59

60366.01

62781.04

72030.21

99687.5

98316.87

nòng
Tổng cộng

2.3.2. Tình hình tiêu thụ
11


Hiện nay các phẩm giấy của công ty tiêu thụ trên thị trường trong nước là chủ yếu,
công ty cũng đã mở một số cửa hàng tại Hà Nội, Đà Nẵng và một số tỉnh, thành khác để
trung bày, giới thiệu sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm
Bảng 2.3: Lượng sản phẩm tiêu thụ 2003-2008 (Đơn vị: tấn)
Loại giấy


2003

2004

2005

2006

2007

2008

58ISO

34964.12

23177.97

22187.37

33960.61

50013.67

54988.5

IB58

34964.12


23171.01

22187.37

33909.59

49330.42

54423.5

51.03

683.25

564.99

4887.85

3661.7

4887.85

3661.7

LB
IB09 (M)

6.96

0


65-67ISO

8176.43

9764.09

7134.9

4859.81

IB65

1278.67

133.46

286

0

IB67

68.14

9451.21

6801.26

4859.81


IX

206.77

GI67

6622.84

179.42

47.64

0

78-84ISO

5989.23

8953.85

12542.67

9466.61

4677.39

7574.8

GI78-86


5902.94

8836.24

9505.34

8462.2

4437.39

6266.22

GI78-84

86.29

117.61

3037.35

1004.41

240

1208.57

90ISO

12670.7


7015.68

16800.26

15055.2

30534.86

23939

GV90

7039.33

2966.58

8985.54

7963.97

12421.54

13135.26

GI90

4978.94

3056.24


5303.23

3731.43

14959.58

8159.38

Copy90

652.43

992.85

2511.48

3359.79

3153.74

2644.37

95ISO

3146.44

6475.98

5267.65


GV95

550.37

2188.59

2423.43

GI95

230.09

26.06

29.29

Copy95

2365.99

4107.07

2895.28

VM+IM

2016.08

123.98


240.63

979.82

2049.83

BBCN+nòng 4921.61

4568.43

7384.14

4854.55

1252.66

563.85

Tổng cộng

55496.09

66173.32

72021.43

96971.52

99163.56


66722.09

12


Năm 2008 sản lượng giấy tiêu thụ của công ty giấy Tân Mai đạt được 99163.56
tấn chiếm 6.41% so với lượng tiêu thụ của cả nước. Sau đây là biểu đồ thị phần các sản
phẩm của công ty giấy Tân Mai so với cả nước năm 2008
Bảng 2.4: Thị phần các sản phẩm Tân Mai so với cả nước (Đơn vị: tấn)
Nhu cầu cả nước

Lượng TT Tân Mai

Thị phần

Nhu cầu cả nước

1547100

99163.56

6.41%

Giấy In báo

93234

57774.74


61.97%

Giấy In, viết,

215000

40824.97

18.99%

1248500

563.85

0.05%

photocopy
Giấy BBCN, giấy
khác
2.4. Tình hình nguyên liệu cung cấp cho công ty
Hiện nay nhà máy sử dụng hỗn hợp vừa bột ngoại nhập vừa bột do chính nhà máy
sản xuất, cụ thể như sau:

13


Bảng 2.5: Các loại nguyên liệu nhập
Tên bột

Loại bột


Nơi sản xuất

LBKP90/CND

Bột kraft tẩy trắng,xớ ngắn, độ trắng 90%ISO

Canada

LBKP90/TL

Bột kraft tẩy trắng, xớ ngắn, độ trắng 90%ISO

Thái lan

LBKP90/INDO Bột kraft tẩy trắng, xớ ngắn, độ trắng 90%ISO

Indonesia

LBKP90/BZ

Bột kraft tẩy trắng, xớ ngắn, độ trắng 90%ISO

Brazil

NBKP90/GER

Bột kraft tẩy trắng, xớ dài, độ trắng 90%ISO

Đức


NBKP90/FL

Bột kraft tẩy trắng, xớ dài, độ trắng 90%ISO

Phần Lan

NBKP90/CND

Bột kraft tẩy trắng, xớ dài, độ trắng 90%ISO

Canada

NBKP90/USA

Bột kraft tẩy trắng, xớ dài, độ trắng 90%ISO

Mỹ

CTMP65/NZL

Bột hóa nhiệt cơ, xớ ngắn, độ trắng 65%ISO

Newzealand

CTMP70/NZL

Bột hóa nhiệt cơ, xớ ngắn, độ trắng 70%ISO

Newzealand


CTMP70/TM

Bột hóa nhiệt cơ, xớ ngắn, độ trắng 70%ISO

Tân Mai

DIP60/GER

Bột tái chế khử mực, độ trắng 60%ISO

Đức

DIP60/FL

Bột tái chế khử mực, độ trắng 60%ISO

Phần Lan

DIP60/TM

Bột tái chế khử mực, độ trắng 60%ISO

Tân Mai

2.5. Vài nét khái quát về giấy in màu định lượng lớn
Giấy in màu là loại giấy có tráng phủ bề mặt bằng keo nhưng không tráng phấn , có định
lượng từ 50 -90gr/m2 dùng để in báo , tạp chí ngoài ra giấy in cịn cĩ định lượng lớn 120 –
180 gr/m2 dùng để in thiệp , in bìa , hay in cc poster quảng co lớn
Giấy in màu hay giấy in màu địng lượng lớn thì cũng đều sản xuất từ hỗ hợp của bột cơ

học , hóa học , với chất độn vô cơ . Tùy vào phương pháp in cụng như tùy vào yêu cầu sử
dụng của giấy in mà mà thành phần và định lượng của giấy sẽ khác nhau
2.6 Màu dùng trong công nghệ giấy
Tùy vào nhiều yếu tố như nhu cầu sử dụng cuối cùng, các tính chất hoá lý, các đặc
tính tồn trữ…người ta có thể sử dụng những chất màu khác nhau thuộc 1 trong 5 nhóm
màu sau:
14


2.6.1 Pigment ( phẩm màu phân tán)
Họ thuốc nhuộm này có thể phân làm ba nhóm chính: bột màu vô cơ tự nhiên; bột
màu vô cơ tổng hợp; bột màu hữu cơ tổng hợp.
Loại hữu cơ tổng hợp được xem là loại quan trọng nhất cho công nghiệp giấy. Loại
bột màu phân tán này đuợc sử dụng rộng rãi cho quá trình nhuộm màu giấy mà chủ yếu
được sử dụng trong thành phần lớp phủ vì nó có đặc tính là không bị trôi theo dòng nước
khi gia công lớp phủ. Những tính chất quan trọng nhất của hệ màu phân tán là:
Độ bền sáng rất tốt.
Giá trị màu thấp, nghĩa là phải dùng nhiều bột màu để đạt được độ màu mong muốn
và điều này làm giảm độ bền của tờ giấy.
Không có ái lực trực tiếp với sợi và tương tác yếu với sợi sẽ sinh ra sự bảo lưu kém
của chúng trên đệm sợi. Để giải quyết vấn đề này người ta thường dùng thêm phèn. Khi
dùng phèn, người ta hiệu chỉnh pH của hệ dưới 5 để giữ bột màu ở dạng hoạt động.
Ngoài ra còn dùng những chất tăng độ bảo lưu thích hợp.
2.6.2. Thuốc nhuộm acid
Đây là một nhóm màu khá lớn dùng cho nylon và len vài loại dùng cho giấy. Chúng
là những muối tan trong nước, muối natri hoặc kali của các acid hữu cơ mạch vòng có
đặc tính mang màu, phần lớn các màu acid là những màu azo.
Màu acid tương tự như màu trực tiếp thực ra hai màu này không có sự phân biệt rõ
rệt. Màu acid thường có nhiều nhóm acid hơn do vậy có độ hoà tan trong nước lớn hơn so
với màu trực tiếp. Một vài đặc tính của màu acid được quan tâm là:

• Độ hoà tan trong nước cao
• Trong nước nó sẽ tạo dung dịch trung tính hoặc kiềm yếu
• Độ bền với ánh sáng ở mức khá trở lên
Ái lực với sợi xenlulô thấp, điều này làm cho nước trắng mang màu và thường phải
dùng những chất trợ bảo lưu cho màu.
Nhạy với nhiệt, có thể bị di chuyển trên máy sấy.
Rất tốt cho sự nhuộm trên máy cán.
2.6.3. Thuốc nhuộm bazơ
15


Phần kiềm là những muối clorua, hydro clorua, sunfat hay oxalat của kiềm có màu.
Dung dịch trong nước của những màu này có đặc tính acid và đặc biệt rất nhạy với
các kiềm tự do. Chúng hòa tan vào những môi trường acid và đây chính là lý do vì sao
người ta hay dùng acid acetic để tạo ra những dung dịch đậm đặc. Thuốc nhuộm kiềm
thường đuợc sử dụng cho ngành công nghiệp giấy. Chúng hoà tan tốt trong các rượu
methyl, ethyl, izopropyl, cũng như các hoá chất có đặc tính dung môi tương tự như dầu,
sáp. Một vài đặc tính của màu kiềm là:
• Có bản chất cationic
• Không có ái lực với xenlulo
• Có ái lực cao với những vật liệu có bản chất acid như lignin, thành phần này có
mặt với hàm lượng đáng kể trong loại bột hoá học chưa tẩy trắng hay trong bột
cơ.
• Có giá trị màu cao
• Có độ bền ánh sáng ở mức trung bình
• Có độ bền kém đối với acid, kiềm và clo.
Từ các tính chất nêu trên ta thấy rằng màu kiềm khi được dùng với loại bột tẩy trắng
cần phải sử dụng chất trợ bảo lưu.
2.6.4. Thuốc nhuộm trực tiếp
Phẩm trực tiếp là những muối natri của acid màu, về mặt hoá học chúng tương tự như

màu acid nhưng được biết như màu trực tiếp vì có ái lực với xenlulô
Ái lực của hệ màu trực tiếp đối với xenlulô có thể dựa vào độ hoà tan thấp của chúng.
Trong nước thường các thuốc nhuộm này tồn tại như một hệ keo như một vài loại màu
trực tiếp còn có thể tạo gel khi dung dịch được bảo quản. Sự phân loại màu acid hay màu
trực tiếp cũng mang tính ngẫu nhiên. Màu acid có ái lực đối với xenlulo kém hơn màu
trực tiếp.
Những đặc tính quan trọng của hệ màu trực tiếp:
• Ái lực cao với xenlulo
• Tính bảo lưu có thể được cải thiện khi sử dụng phèn hoặc chất trợ bảo lưu,
ngoài ra còn có thể gia nhiệt huyền phù sau khi đã cho màu vào. Người ta nhận
16


×