Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM, TÍNH CHẤT CỦA ĐẤT XÁM BẠC MÀU PHÙ XA CỔ DƯỚI CÁC MÔ HÌNH RỪNG TRỒNG KHÁC NHAU TẠI VƯỜN QUỐC GIA LÒ GÒ XA MÁT, TỈNH TÂY NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 65 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM, TÍNH CHẤT CỦA ĐẤT XÁM
BẠC MÀU PHÙ XA CỔ DƯỚI CÁC MÔ HÌNH RỪNG
TRỒNG KHÁC NHAU TẠI VƯỜN QUỐC GIA
LÒ GÒ - XA MÁT, TỈNH TÂY NINH

Họ và tên sinh viên: LÊ ĐÌNH KIỆT
Ngành: LÂM NGHIỆP
Niêm khóa: 2005 - 2009

Tháng 05/2009


NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM, TÍNH CHẤT CỦA ĐẤT XÁM
BẠC MÀU PHÙ SA CỔ DƯỚI CÁC MÔ HÌNH RỪNG
TRỒNG KHÁC NHAU TẠI VƯỜN QUỐC GIA
LÒ GÒ - XA MÁT, TÂY NINH

Tác giả
LÊ ĐÌNH KIỆT

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỷ sư ngành Lâm nghiệp

Giáo viên hướng dẫn: Th.S: NGUYỄN THỊ BÌNH

Tháng 05/2009


i


LỜI CẢM ƠN
Chân thành cảm ơn
Ban giám hiệu trường Đại học nông lâm thành phố Hồ Chí Minh, các thầy cô
trong khoa Lâm Nghiệp đã truyền đạt những kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học
tại trường.
Đặc biệt là Thạc sĩ Nguyễn Thị Bình - giáo viên khoa Lâm nghiệp, đã tận tình
giúp đỡ hướng dẫn và đóng góp những ý kiến quý báu để tôi hoàn thành cuốn luận văn này.
Ban lãnh đạo cùng tập thể cán bộ công nhân viên vườn quốc gia Lò Gò - Xa
Mát đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ cho tôi trong thời gian học tập vừa qua.
Gia đình và bạn bè đã giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập.
Cảm ơn tập thể lớp DH05LN đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tại
trường.

Tp.HCM, tháng 05 năm 2009
Sinh viên thực hiện
Lê Đình Kiệt

ii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu đặc điểm, tính chất của loại đất xám bạc màu
phù sa cổ dưới các mô hình rừng trồng khác nhau tại Vườn Quốc gia Lò Gò - Xa
Mát, Tây Ninh”. Xem xét mối quan hệ hữu cơ tác động qua lại giữa rừng và đất để
thể hiện ảnh hưởng của tán rừng đến sự tăng giảm tính chất của đất đai trên quan điểm
“rừng tốt – đất tốt” và ngược lại “đất tốt - rừng tốt”. Thí nghiệm được bố trí theo
phương pháp ô tiêu chuẩn điển hình, số lượng ô tiêu chuẩn cho mổi đối tượng là 03 ô

diện tích 500m2, đo đếm toàn diện một số nhân tố diều tra (D1,3, Hvn, Hdc), sau đó
chọn ô đại diện để tính toán phân tích kết quả về đặc diểm lâm học.
Kết quả thu được:
Bước đầu phân tích được mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa các yếu tố tự
nhiên (kể cả hoạt động sản xuất của con người) tham gia vào sự hình thành loại đất tại
khu vực nghiên cứu.
Đánh giá khái quát được tình hình sinh trưởng, phát triển của mô hình một số
chỉ tiêu sinh trưởng cơ bản D1,3 ; N cây/ha; G m2/ha; M m3/ha …
Phân tích được một số chỉ tiêu lý hóa tính cơ bản của loại đất xám trên nền phù sa cổ
dưới ba mô hình rừng trồng khác nhau.
Kiến nghị đề xuất một số giải pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng rừng và đất rừng
trên quan điểm sinh thái bền vững.

iii


MỤC LỤC
Trang
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

vii

DANH SÁCH BẢNG

vii

DANH SÁCH HÌNH

viiii


PHỤ LỤC

ix

Chương 1. ĐẶT VẤN ĐỀ

1

Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN CÓ
LIÊN QUAN ĐẾN SỰ BIẾN ĐỔI TÍNH CHẤT ĐẤT VÀ VẤN ĐỀ SỬ DỤNG QUỸ
ĐẤT ĐAI TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3

2.1. Điều kiện tự nhiên

3

2.1.1 Vị trí địa lí

3

2.1.2. Địa chất

3

2.1.3 Địa hình, địa mạo

4


2.1.4 Thổ nhưỡng

5

2.1.5 Khí hậu

6

2.1.6 Thuỷ văn

6

2.2 Tài nguyên rừng và một số hoạt động sản xuất kinh doanh liên quan đến việc sử
dụng đất trong khu vực nghiên cứu

7

2.2.1 Tài nguyên đất và rừng của khu vực nghiên cứu

7

2.2.2 Một số hoạt động sản xuất kinh doanh liên quan đến việc sử dụng đất trong
8

khu vực nghiên cứu

Chương 3. ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU - NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
11

CỨU

3.1 Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu

11

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu

11

3.1.2 Mục tiêu nghiên cứu chính của đề tài

11

3.2 Nội dung nghiên cứu

11

3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu ở ngoài thực địa

12

3.3.2 Công tác nội nghiệp

13

Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
iv

19



4.1. Khái quát về tình hình sinh trưởng và phát triển của ba mô hình rừng trồng
hỗn giao trên đất xám bạc màu phù sa cổ tại khu vực nghiên cứu

19

4.1.1 Mô hình hỗn giao sao đen + keo lá tràm - MH1 (7 tuổi)

19

4.1.2 Mô hình rừng trồng hỗn giao cây keo lá tràm + xà cừ - MH2 (7 tuổi)

20

4.1.3.Mô hình rừng trồng hỗn giao Klt và Dr - MH3 (7 tuổi)

22

4.2 Một số nhận định về sự hình thành loại đất xám bạc màu trên nền phù sa cổ tại
khu vực khảo sát

23

4.2.1 Các nhân tố hình thành đất chủ đạo

24

4.2.2 Các quá trình hình thành đất

25


4.3 Đặc điểm của đất dưới ba dạng rừng khác nhau tại khu vực nghiên cứu

27

4.3.1 Đặc điểm, tính chất của đất xám bạc màu dưới tán rừng keo lá tràm và sao
đen (PD1 – TK 16)

27

4.3.2 Đặc điểm, tính chất của đất xám bạc màu trên phù sa cổ dưới tán rừng

30

keo + xà cừ (PD2 – TK 16).

30

4.3.3 Đặc điểm và tính chất của đất xám bạc màu trên phù sa cổ dưới rừng

33

trồng keo lá tràm + dầu rái (PD3 - TK24)

33

4.4. Đánh giá sự biến đổi về tính chất lý hóa của loại đất xám bạc màu trên nền phù
sa cổ dưới ba mô hình rừng trồng khác nhau
4.5 Đánh giá hiện trạng sử dụng đất tại khu vực nghiên cứu

35

38

Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

41

TÀI LIỆU THAM KHẢO

43

v


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
- VQG

Vườn quốc gia.

- ĐBSCL

Đồng bằng sông cửu long

- KTLS

Kỹ thuật lâm sinh

- PD1, PD 2, PD3

Phẫu diện 1, 2, 3


- Sd

Sao đen

- Klt

Keo lá tràm

- Dr

Dầu rái

- Xc

Xà cừ

- MH1

Mô hình 1

- MH2

Mô hình 2

- MH3

Mô hình 3

vi



DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 4.1: Tổng hợp một số chỉ tiêu bình quân của mô hình hỗn giao sao đen + keo lá
19

tràm - MH1

Bảng 4.2: Tổng hợp các chỉ tiêu bình quân của mô hình hỗn giao xà cừ + keo lá tràm - MH2
20
Bảng 4.3: Tổng hợp các chỉ tiêu điều tra trong mô hình (MH3)

22

Bảng 4.4: Thành phần cơ giới của đất xám bạc màu trên nền phù sa cổ dưới mô hình
28

rừng trồng Sđ + Klt - MH1

Bảng 4.5: Thành phần hóa học, tổng số của đất xám bạc màu trên phù sa cổ dưới mô
29

hình rừng trồng Sđ + Klt - MH1

Bảng 4.6: Thành phần cơ giới của đất xám bạc màu trên nền phù sa cổ dưới mô hình
31

rừng trồng Xc + Klt - MH2

Bảng 4.7: Thành phần hóa học, tổng số của đất xám bạc màu trên phù sa cổ dưới mô

32

hình rừng trồng Xc + Klt - MH2

Bảng 4.8: Thành phần cơ giới của đất xám bạc màu trên nền phù sa cổ dưới mô hình
34

rừng trồng Dr + Klt - MH3

Bảng 4.9: Thành phần hóa học, tổng số của đất xám bạc màu trên phù sa cổ dưới mô
35

hình rừng trồng Dr + Klt - MH3

Bảng 4.10: So sánh định lượng một số chỉ tiêu độ phì của loại đất xám bạc màu phù sa
cổ dưới ba mô hình rừng trồng khác nhau

36

vii


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 4.1 Mô hình hỗn giao keo lá tràm + sao đen - MH1

20

Hình 4.2: Mô hình rừng trồng hỗn giao xà cừ + keo lá tràm - MH2


21

Hình 4.3: Mô hình rừng trồng hỗn giao dầu rái + keo lá tràm - MH3

23

Hình 4.4: Hình thái phẩu diện đất xám phù sa cổ dưới MH1 – PD1

28

Hình 4.5: Hình thái phẩu diện đất xám phù sa cổ dưới PD2 - MH2

31

Hình 4.6: Hình thái phẩu diện PD3 - MH3

34

viii


PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bản đồ đất Vườn quốc gia Lò Lò - Xa Mát
Phụ lục 2: Một số hình ảnh thu thập số liệu ngoài thực địa
Phụ lục 3: Kết Quả Phân Tích Mẩu Đất
Phụ lục 4: Biểu điều tra cây lớn trong ô tiêu chuẩn
Phụ lục 5: Phiếu mô tả phẩu diện đất

ix



Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Dân số thế giới càng tăng diện tích rừng nhất là rừng tự nhiên ngày càng giảm,
điều này đã được chứng minh qua lịch sử phát triển của nhân loại. Măc dù trong thời
gian gần đây người ta đã nổ lực trồng rừng nhưng để biến một khu rừng tự nhiên thành
một khu đất trống thì rất dể và thời gian rất ngắn còn việc biến một khu đất trống thành
một khu rừng tự nhiên là một việc khó khăn và đòi hỏi thời gian rất dài. Bên cạnh đó
những khu rừng bị khai thác cạn kiệt đất rất dể bị thoái hóa dưới tác dụng của các yếu
tố khí hậu như mưa, gió, nhiệt độ… và những vùng đất màu mở thì dành cho sản xuất
nông nghiệp còn đất dành cho trồng rừng chỉ là những vùng đất nghèo kiệt, khó canh
tác nên khó khăn cho sự phát triển của cây rừng.
Nguyên nhân của sự suy thoái rừng và đất rừng là do chuyển đất rừng thành đất
canh tác nông nghiệp, khai hoang bừa bãi, do nạn cháy rừng và do khai thác rừng
không hợp lý… Từ đó dẫn đến hình thành những khu rừng nghèo kiệt, rừng cây bụi và
đặc biệt hình thành những vùng đất bạc màu, bị đá ong hóa. Hậu quả là môi trường
sống ngày càng xấu đi, đất đai ngày càng trở nên cằn cỗi, xói mòn. Diện tích rừng còn
không đủ để bảo vệ môi sinh tự nhiên và càng không đủ để đáp ứng nhu cầu về lâm
sản cho nền kinh tế quốc dân nói chung, tỉnh Tây Ninh nói riêng.
Việc phục hồi lại rừng, bảo vệ, cải thiện và nâng cao độ phì cho đất, qua đó nâng
cao sức sản xuất của đất rừng và rừng tại tỉnh Tây Ninh nói chung,Vườn Quốc gia Lò
Gò - Xa Mát nói riêng là hết sức cần thiết và cấp bách. Xuất phát từ mục tiêu trên,
việc tìm hiểu, nghiên cứu đặc điểm, tính chất của các loại đất dưới các thảm thực vật
rừng trồng khác nhau, làm rõ mối quan hệ hữu cơ giữa đất rừng và rừng. Có nghĩa là
nghiên cứu ảnh hưởng của rừng tới đất rừng và ngược lại ảnh hưởng của đất tới rừng
trên quan điểm “đất tốt - rừng tốt” và ngược lại “rừng tốt – đất tốt” nhằm cung cấp một
số thông tin làm cơ sở cho việc đề xuất hướng quản lý, bố trí và sử dụng nguồn tài
nguyên đất rừng và rừng ngày càng có hiệu quả và bền vững, góp phần nhất định vào
1



việc phục hồi lại tài nguyên thiên nhiên đất và rừng đã bị thoái hóa tại vườn quốc gia
Lò Gò - Xa Mát ,Tây Ninh.
Được sự chấp thuận của hội đồng khoa học khoa Lâm Nghiệp và bộ môn Lâm
Sinh, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của cô Nguyễn Thị Bình, chúng tôi thực hiện đề tài
“Nghiên cứu đặc điểm, tính chất của loại đất xám bạc màu phù sa cổ dưới các
mô hình rừng trồng khác nhau tại Vườn Quốc gia Lò Gò - Xa Mát , Tây Ninh”.

2


Chương 2
ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN THIÊN
NHIÊN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN SỰ BIẾN ĐỔI TÍNH CHẤT
ĐẤT VÀ VẤN ĐỀ SỬ DỤNG QUỸ ĐẤT ĐAI
TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1 Vị trí địa lí
Vườn Quốc gia Lò Gò-Xa Mát nằm trên địa bàn ba xã Tân Lập, Tân Bình, Hòa
Hiệp của huyện Tân Biên, cách thị xã Tây Ninh 30 km về phía Tây Bắc.
-Phía bắc và tây giáp Cambodia, phía tây giới hạn bằng sông Vàm Cỏ Đông.
- Phía đông giáp vùng nông nghiệp thuộc Tân Lập-Tân Bình
- Phía Nam giáp vùng nông nghiệp Hòa Hiệp.
Tọa đô địa lý của VQG Lò Gò – Xa Mát được xác định như sau:
11o 30’ 4.97 - 11o 40’ 38.96 vĩ độ Bắc
105o 48’ 2.27 - 105o 58’ 20.47 kinh độ đông
Tổng diện tích của VQG, kể cả vùng đệm là 18.806 ha
Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát chỉ là khu vực nhỏ thuộc tỉnh Tây Ninh cho
nên các số liệu chi tiết không có mà chỉ có các số liệu của cả tỉnh Tây Ninh, tuy nhiên
do thuộc vùng đồng bằng không có nhiều khác biệt đáng kể về yếu tố địa chất, địa

hình, địa mạo cũng như về khí hậu nên mức độ chi tiết của các số liệu này cũng phản
ánh được nền điều kiện tự nhiên của Lò Gò – Xa Mát.
2.1.2. Địa chất
Cấu trúc địa chất tỉnh Tây Ninh hiện tại có vị trí tiếp giáp giữa rìa Tây Nam của
địa khối Kontum và bồn trũng Cửu Long-Côn Sơn. Các thành tạo địa chất của cả tỉnh
bao gồm trầm tích đệ tứ và phun trào Permie muộn. Tại khu vực Lò Gò Xa Mát, các
thành tạo trầm tích mới nhất chỉ có thành tạo tuổi Holocene, gồm các trầm tích sông,
sông đầm lầy và trầm tích sông biển.
3


Đánh giá chung thì khu vực VQG Lò Gò –Xa Mát có nguồn gốc địa chất đơn
giản. Phân tích chi tiết hơn thì nền địa chất tại khu vực này có thuộc trầm tích đệ tứ có
tuổi Pleistocene thuộc hệ tầng Mộc Hóa và Holocene thuộc Holocene thượng và hạ, trầm
tích sông và đầm lầy, không có trầm tích trung thuộc trầm tích biển tại khu vực này.
Các hoạt động kiến tạo tại khu vực này đã diễn ra từ thời cổ xưa và đã ổn định.
Các đứt gãy địa chất có thể xác định trong khu vực VQG Lò Gò – Xa Mát tương ứng
là đứt gãy Vàm Cỏ Đông, Xa Mát – sông Sài Gòn.
Các thành tạo địa chất thuộc trầm tích Đệ Tứ trong khu vực VQG Lò Gò – Xa Mát
như sau (từ tuổi cổ đến trẻ):
Trầm tích Pleistocene thượng, tầng trên: trầm tích sông với các thành phần sỏi, cát,
bột, sét chiếm phần lớn diện tích của VQG.
Trầm tích Holocene hạ-trung: thuộc trầm tích sông với các thành phần cuội sỏi, cát,
bột sét. Phân bố chủ yếu dọc lưu vực sông Vàm Cỏ.
Trầm tích Holocene thượng phần dưới: thuộc trầm tích sông-đầm lầy, thành
phần vật liệu bột, sét, di tích thực vật, than bùn. Phân bố tại tại các địa hình thấp trũng
hoặc các trũng đầm lầy hóa có độ cao địa hình tại chỗ chênh lêch 0,5 – 1m. Với thành
phần chủ yếu là bùn nhão mềm bở, sét chiếm ưu thế .
Trầm tích Holocene thượng phần trên: thành phần cát sét, bột sét, di tích thực
vật ở khu vực thuộc trầm tích sông. Phân bố dọc lưu vực các suối nhỏ như Đa Ha.

2.1.3 Địa hình, địa mạo
Tây Ninh thuộc khu vực chuyển tiếp địa hình giữa đồng bằng bậc thềm cao
Đông Nam bộ và đồng bằng thấp trũng ĐBSCL, và địa hình cao hơn nữa là vùng bán
bình nguyên đất đỏ bazan. Với đặc điểm địa hình đồng bằng cao không bị ngập nước
mùa mưa như ĐBSCL hoặc chỉ có ngập cục bộ theo vi địa hình và ngập ven bải bồi
sông ở các đoạn thuộc hạ lưu thuộc Vàm Cỏ Đông. Vì địa hình thay đổi ở phạm vi nhỏ
do quá trình san bằng tích tụ bề mặt tạo trũng cục bộ trên bề mặt thềm phù sa cổ. Địa
hình dốc từ phía Bắc xuống phía Nam và Đông Nam hướng về sông Vàm Cỏ Đông.
Trên phạm vi rộng hơn thì hướng dốc địa hình hướng từ Cambodia dốc dần về sông
Vàm Cỏ Đông.
Vườn Quốc gia Lò Gò - Xa Mát có địa hình gần như bằng phẳng, thay đổi
trong khoảng 5 – 20m, rải rác có những gò cao với độ cao không vượt quá 25m so với
4


mực nước biển. Cả vùng có độ dốc trung bình 1o - 5 o, do vậy VQG có địa hình gần như
bằng phẳng như là kiểu của bậc thềm sông Vàm Cỏ Đông, có thể phân chia địa hình
cho khu vực Lò Gò - Xa Mát thành các kiểu phụ tiểu địa hình là bằng phẳng, trũng và
gò hình thành các trảng và bàu ngập nước trong mùa mưa.
Nhìn chung VQG Lò Gò Xa Mát nằm trên thềm sông cổ, có hoạt động nội sinh
ổn định nên địa hình địa mạo cũng đơn giản không có nhiều thay đổi phức tạp.
2.1.4 Thổ nhưỡng
Trên cơ sở nền địa chất trầm tích dày, phong hóa mạnh tạo thành các khối
laterit vững chắc, với các loại đất phù sa cổ phát triển cùng với các quá trình địa mạo
san bằng và bào mòn tạo nên các lớp đất cát trên bề mặt thấy xuất hiện rải rác trong
VQG và đặc biệt là phần phía Bắc có địa hình thấp trũng lôi kéo cát trong thềm cổ.
Việc xuất hiện các khối laterit lớn, mà nhiều nơi lộ ra trên bề mặt do kết quả tích tụ
oxyt sắt-nhôm. Phân bố của các khối laterit này thấy xuất hiện tại các trảng, bàu có địa
hình bằng phẳng tạo điều kiện nước không thấm xuống dưới được gây ngập một
khoảng thời gian trong mùa mưa.

2.1.4.1 Đất phù sa cổ (Đất xám điển hình)
Phát triển trên thềm phù sa cổ, chiếm phần lớn diện tích VQG Lò Gò – Xa Mát.
Đất có thành phần cơ giới cát pha đến thịt nhẹ, phân tích thành phần cơ giới cho thấy
cấp hạt cát chiếm gần 50% cho cả các tầng từ bề mặt cho đến độ sâu 60cm. Khả năng
giữ nước kém.Tầng đất dày (>100cm), đất chua và có hàm lượng mùn thấp. Phân bố
trên dạng địa hình khá cao, phần lớn diện tích trên loại đất này còn rừng che phủ nên
khả năng thoái hoá chưa trầm trọng.
2.1.4.2 Đất phù sa sông suối (Đất xám có tầng loang lổ đỏ vàng)
Chiếm khoảng 20 % diện tích. Đất phát triển trên phù sa cổ, vùng địa hình trung
bình, trên các dạng đồi thấp, bát úp. Phân bố dọc các suối Đa Ha, Mẹt Nu, Sa
Nghe...Đất có thành phần cơ giới cát pha thịt nhẹ. Tầng đất sâu (>100 cm), hơi chua
(pH = 4,0-4,5).
2.1.4.3 Đất phù sa có tầng laterit
Đất hình thành do mực nước ngầm dao động lớn giữa hai mùa khô và mưa tạo
điều kiện kết von và những khu vực có độ che phủ thấp hoặc không có thực vật che
phủ, các khối laterit kết cứng lộ ra trên bề mặt.
5


2.1.4.4 Đất xám đọng mùn tầng mặt
Chủ yếu phân bố ở các trảng ngập nước mùa mưa như trảng Tân Thanh, Tân Nam,
Bà Điếc..... Đất có thành phần cơ giới thịt trung bình, càng xuống sâu thịt càng nặng. Đất
chua, nghèo dinh dưỡng. Lượng mùn trên bề mặt tăng cao so với các loại đất trên.
2.1.5 Khí hậu
Tỉnh Tây Ninh hay cả khu vực Đông nam bộ nói chung đều nằm trong vùng khí
hậu nhiệt đới gió mùa rõ rệt. Lượng mưa dao động từ khoảng 1.300mm/ năm đến
khoảng 1.900mm/ năm, có những năm lượng mưa đạt trên 2.000mm (có thể tới
2300mm), phân bố không đều giữa các tháng, thường tập trung từ tháng 6 đến tháng
10. Mùa mưa có thể kéo dài trung bình 6 tháng, có thể kéo dài đến 8 tháng (các tháng
có lượng mưa trên 100mm). Nền nhiệt độ trong khu vực ổn định trong khoảng 25-27

C, nhiệt độ trung bình năm xấp xỉ 27 oC và biên độ nhiệt giữa các tháng không cao.

o

Giữa hai tháng liền nhau thì chênh lệch dưới 1oC (các tháng mùa mưa) đến khoảng 1,5
o

C (các tháng mùa khô).
Do không có dao động lớn về nhiệt độ nên xét về yếu tố nhiệt thì tại khu vực

Tây Ninh không có phân mùa rõ rệt. Tuy nhiên chênh lệch nhiệt độ trong ngày thì khá
cao, ngoài yếu tố bức xạ mặt trời thì do khu vực cách xa biển (độ quãng cách biển
180km), đồng thời nền địa chất và đất nên đã góp phần làm dao động nhiệt trong ngày
tăng cao tuy không khắc nghiệt như những khu vực khác trong vùng Đông Nam bộ
như Bình Phước.
Lượng bốc hơi nước trung bình xấp xỉ bằng hoặc thấp hơn tổng lượng mưa
năm, tuy nhiên lượng bốc hơi thay đổi rõ rệt theo mùa. Trong mùa mưa lượng bốc hơi
thường thấp hơn lượng mưa, nhưng trong các tháng mùa khô thì lượng bốc hơi tăng
cao hơn lượng mưa. Số tháng có lượng bốc hơi nước trên 100mm kéo dài 5-6 tháng
(tháng 12, 1, 2, 3 và 4).
Các đặc trưng khí hậu:
- Lượng mưa trung bình/ năm: 1800mm
- Nhiệt độ trung bình/ năm: 26.9
- Bốc hơi nước trung bình/ năm: 1100-1200mm
2.1.6 Thuỷ văn
Nước bề mặt - Sông suối
6


Hệ thống thủy văn không phong phú lắm tại khu vực VQG nên mức độ chia cắt

địa hình không cao.
Hệ thống sông suối có các sông Vàm Cỏ Đông, suối Đa Ha và các suối khác chỉ
có nước vào mùa mưa
- Sông Vàm Cỏ Đông : xuất phát nguồn từ Campuchia chảy qua phía Tây khu
rừng và là ranh giới quốc gia Việt Nam- Campuchia. Đoạn chảy qua khu rừng dài khoảng 20
km, lòng sông rộng 10-20m, có nơi mở rộng đến 50m, chảy uốn lượn và cắt vào thềm phù sa
cổ. Sông có nước ngọt quanh năm nhưng không thuận tiện cho giao thông.
- Suối Đa Ha- Xa Mát : cũng xuất phát nguồn từ Kampuchia chảy qua phía
Đông Bắc-Tây Nam chảy vào khu trung tâm khu vực VQG rồi hợp với các suối Mẹt
Nu, Sa Nghe, Tà Nốt thành suối Sa Mát chảy ra sông Vàm Cỏ Đông. Suối có nước
quanh năm, lòng suối nhỏ, chảy ngoằn nghoèo nên các phương tiện giao thông đường
thủy không đi lại được.
Ngoài ra còn có một số suối nhỏ nằm trong khu rừng như : suối Mẹc Nu (xuất
phát từ trảng Tân Thanh, trảng Minh Thui chảy vào suối Đa Ha, suối chỉ có nước vào
mùa mưa), suối Sa Nghe (xuất phát từ bàu Quang, chảy về suối Đa Ha), Suối Tà Nốt,
suối Thị Hằng (các suối đều cạn nước vào mùa khô).
Nước ngầm
Nước ngầm trong khu vực khá phong phú và gần mặt đất, ở độ sâu 4 - 5 m ở
các khu vực gần sông suối có thể cung cấp nước sinh hoạt, và ở độ sâu > 20 m cho
nước phục vụ sản xuất ( 140 - 240 m3/ ngày. Tầng nước nông thuộc trầm tích phù sa
mới có chất lượng không ổn định và bi chua do tích tụ sắt trong tầng đất trầm tích.
2.2 Tài nguyên rừng và một số hoạt động sản xuất kinh doanh liên quan đến việc
sử dụng đất trong khu vực nghiên cứu
2.2.1 Tài nguyên rừng của khu vực nghiên cứu
Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát là nơi chuyển tiếp giữa kiểu rừng cây lá rộng
nhiệt đới khu vực Đông nam bộ và kiểu rừng ngập nước khu vực miền Tây nam bộ
nên nơi đây rất đa dạng về thành phần loài, từ các loài thuộc họ sao, dầu của kiểu rừng
khộp Tây nguyên đến loài tràm sống trong môi trường ngập nước, đã tạo nên các quần
hợp rất đặc trưng cho nơi này.
Rừng kín thường xanh theo mùa cây lá rộng nhiệt đới vùng thấp

7


- Quần hợp dầu (Dipterocarpaceae)
- Quần hợp dầu - cây họ đậu (Dipterocarpaceae - Fabaceae)
- Quần hợp dầu - lim - cò ke (Dipterocarpaceae - Peltophorum
pterocarpum - Grewia)
- Quần hợp bằng lăng - cầy - cám (Lagerstroemia – Irvingia - Parinari)
- Quần hợp dầu - vên vên - cầy - cám (Dipterocarpaceae - IrvingiaParinari)
Rừng thưa cây họ sao dầu ngập nước theo mùa / rừng nửa rụng lá - rừng khộp
- Quần hợp dầu lông - trà beng - vên vên - tràm (D. Obtusifolius D. intricatus - Anisoptera - Melaleuca)
Rừng tràm trên đất lầy thụt (Melaleuca cajeputi)
Trảng cỏ / Cây bụi
- Trảng cỏ - cây gỗ rải rác
- Trảng cỏ cây bụi ven sông
Trong đó, hai họ có ý nghĩa lớn về ưu thế sinh thái và giá trị kinh tế cũng như
sử dụng là họ sao, dầu và họ đậu trong kiểu rừng kín thường xanh nhiệt đới gió mùa.
+ Về cây họ sao, dầu có các loài: dầu rái(dipterocarpus alatus), dầu trà beng
(dipterocarpus obtusifolius), dầu lông (dipterocarpus intricatus), vên vên (Aurisoptera
cochinchinensis), sao đen (Hopea odorata), dầu song nàng (Dipterocarpus dyeri).
+ Cây họ đậu có các loài: cẩm lai (Dalbergia sp), gõ mật (Sindora siamensis var
siamensis), gõ đỏ (afzelia xylocarpa) , xoay (dialium cochinchinensis)
2.2.2 Một số hoạt động sản xuất kinh doanh liên quan đến việc sử dụng đất trong
khu vực nghiên cứu
Ngoài việc tuần tra canh gác, ngăn chặn và xử lý vi phạm luật bảo vệ rừng, từ
năm 1998 đến nay BQL VQG Lò Gò – Xa Mát đã tổ chức giao khoán QLBVR cho
các hộ dân có hộ khẩu tại địa phương với tổng diện tích 2.234 ha. Phương thức giao
khoán chủ yếu là khoán bảo vệ rừng được tổ chức thực hiện bằng hợp đồng kinh tế,
thường xuyên cử cán bộ kỹ thuật và phòng QLBVR theo dõi kiểm tra nghiệm thu
* Những hạn chế chính gây ảnh hưởng xấu đến vấn đề sử dụng đất tại khu vực

nghiên cứu.

8


- Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát, Tây Ninh có quỹ rừng phong phú, đa dạng và
có giá trị phòng hộ môi trường cho cả vùng Đông Nam Bộ, nhưng đã bị khai thác và
tàn phá mạnh mẽ. Nguyên nhân suy thoái là do sức ép dân số dẫn đến phá rừng làm
nương rẫy, sản xuất nông nghiệp, di dân tự do lập nghiệp, khai thác lâm sản của lâm
tặc…
- Tài nguyên rừng của VQG Lò Gò – Xa Mát giữ một vai trò quan trọng về môi
trường sinh thái không chỉ cho tỉnh mà cho cả khu vực, nhưng đã và đang bị tàn phá
cạn kiệt, đất đai đang bị khai thác rất mạnh mẽ, môi trường sinh thái đang có chiều
hướng tiêu cực gây ảnh hưởng rất xấu đến việc khai thác sử dụng tài nguyên đất một
cách bền vững.
- Về vị trí địa lý, do VQG Lò Gò – Xa Mát thuộc khu vực biên giới của tỉnh
Tây Ninh nên quá trình quản lí bảo vệ rừng gặp rất nhiều khó khăn và phức tạp .
- Người dân địa phương chủ yếu là canh tác nông nghiệp và trồng cây công
nghiệp (cao su, điều, mì) do đó cần một lượng lớn đất canh tác, nên áp lực lên diện
tích đất rừng còn lại là rất lớn .
- Đất không có rừng phần nhiều là đất xâm canh sản xuất cây nông nghiệp và
cây công nghiệp.
2.2.3 Giới thiệu khái quát về các mô hình rừng trồng tại khu vực nghiên cứu
2.2.3.1 Mô hình rừng trồng hỗn giao sao đen + keo lá tràm - MH1
Mật độ : 1000 cây ha ( 500 cây sao đen + 500 cây keo)
Thời gian trồng : tháng 6-7 năm 2002
Loài cây trồng: Sao đen và keo lá tràm .
Bố trí cây trồng: hỗn giao theo hàng (vd: 1 hàng sao, 1 hàng keo)
Cự ly: hàng cách hàng 4m, cây cách cây 2,5m.
Diện tích trồng : 78ha

2.2.3.2 Mô hình rừng trồng hỗn giao xà cừ + keo lá tràm - MH2
Mật độ : 1000 cây ha ( 500 cây xà cừ + 500 cây keo)
Thời gian trồng : tháng 6-7 năm 2002
Loài cây trồng: xà cừ và keo lá tràm.
Bố trí cây trồng: hỗn giao theo hàng (vd: 1hàng xà cừ , 1 hàng keo)
Cự ly: hàng cách hàng 4m, cây cách cây 2,5m.
9


Diện tích trồng : 82ha
2.2.3.3 Mô hình rừng trồng hỗn giao dầu rái + keo lá tràm - MH3
Mật độ : 1000 cây ha ( 500 cây dầu + 500 cây keo)
Thời gian trồng : tháng 6-7 năm 2002
Loài cây trồng: Dầu rái và keo lá tràm
Bố trí cây trồng: hỗn giao theo hàng (vd: 2 hàng dầu, 2 hàng keo)
Cự ly: hàng cách hàng 4m, cây cách cây 2,5m.
Diện tích trồng : 86ha

10


Chương 3
ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU - NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Loại đất xám bạc màu trên nền đá mẹ phù sa cổ dưới ba mô hình rừng trồng
khác nhau:
+ Mô hình rừng trồng hỗn giao sao đen + keo lá tràm - MH1
+ Mô hình rừng trồng hỗn giao xà cừ + keo lá tràm - MH2

+ Mô hình rừng trồng hỗn giao dầu rái + keo lá tràm - MH3
3.1.2 Mục tiêu nghiên cứu chính của đề tài
Thông qua việc đánh giá sự biến đổi về đặc điểm và tính chất của loại đất xám
bạc màu trên nền phù sa cổ dưới ảnh hưởng của các loại hình rừng trồng khác nhau
làm căn cứ để xác định mối quan hệ hữu cơ giữa đất và cây rừng trên quan điểm “ đất
tốt - rừng tốt” và ngược lại “ rừng tốt - đất tốt” là cơ sở để đề xuất một số biện pháp
quản lý và chọn loại hình sử dụng đất bền vững nhằm nâng cao năng suất và sức sản
xuất của rừng và đất rừng có hiệu quả.
3.2 Nội dung nghiên cứu
Để đạt dược mục tiêu trên, đề tài tập trung giải quyết một số nội dung sau:
1. Khái quát tình hình sinh trưởng của ba mô hình rừng trồng thông qua một số
đặc trưng thống kê như D1,3, Hvn, G, chất lượng rừng…
2. Một số nhận định về về sự hình thành loại đất xám bạc màu phù sa cổ tại
khu vực nghiên cứu
3. Đặc điểm tính chất của loại đất xám bạc màu dưới ba mô hình rừng trồng
khác nhau làm cơ sở đánh giá ảnh hưởng của rừng dến sự biến đổi tính
chất của đất.

11


4. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất tại khu vực nghiên cứu làm căn cứ đề xuất
biện pháp quản lý và chọn loại hình sử dụng đất nhằm nâng cao sức sản xuất
của rừng và đất rừng ngày càng hiệu quả và bền vững.
3.3 Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết mục tiêu và đề tài đặt ra, chúng tôi áp dụng phương pháp điều tra
quan sát trên các tuyến và ô tiêu chuẩn tạm thời. Tiến hành mô tả và phân tích (bằng
định tính và định lượng) một số đặc trưng cơ bản về các nhân tố, điều tra phản ảnh
khái quát tình tình sinh trưởng của ba mô hình rừng trồng hỗn giao (MH1,MH2 và
MH3), đồng thời chọn vị trí đào phẩu diện đặc trưng cho loại đất và lấy mẫu để phân

tích một số chỉ tiêu lý hóa tính cơ bản của đất dưới ba mô hình rừng trồng trên. Kết
quả điều tra về sinh trưởng phát triển của các mô hình rừng trồng, kếtt hợp với các chỉ
tiêu lý, hóa tính của đất đã được phân tích là những thông tin cần thiết cho việc đánh
giá mối quan hệ hữu cơ giữa đất và rừng, là cơ sở đề xuất các biện pháp tác động
nhằm nhanh chóng phục hồi, cải tạo và nâng cao độ phì cho loại đất xám vốn nghèo
kiệt tại khu vực nghiên cứu để quản lý, sử dụng đất hiệu quả hơn.
3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu ở ngoài thực địa
- Thiết kế ô đo đếm theo kết cấu của các mô hình rừng trồng.
- Trong ô tiêu chuẩn tiến hành đo đếm đường kính ngang ngực (D1,3), đường
kính tán (Dt), chiều cao vút ngọn (Hvn), chiều cao dưới cành (Ddc), phân loại phẩm chất
theo tiêu chuẩn tốt, xấu và trung bình (A, B và C).
- Chọn vị trí đào phẩu diện chính ở giao điểm của hai đường chéo trong ô tiêu
chuẩn. Một ô đào một phẩu diện. Tổng số phẩu diện là 9.
- Mô tả các đặc trưng hình thái phẩu diện đất như:
+ Phân chia tầng đất căn cứ chủ yếu vào màu sắc, độ đá lẫn, kết von, chất mới
sinh, chất xâm nhập…
+ Đo độ dày từng tầng đất và xác định một số chỉ tiêu và xác định một số chỉ
tiêu cơ bản như % mùn, độ ẩm, độ chặt, kết cấu đất, % rể…
- Lấy mẫu đất theo từng tầng đất, lấy từ dưới lên trên tránh pha trộn đất giữa
các tầng ảnh hưởng kết quả phân tích.
- Mô tả lớp thảm thực bì dưới tán rừng … Diện tích ô tiêu chuẩn là 500 m2 .
Tổng số ô tiêu chuẩn là 9 ô ( 3 ô/dạng rừng).
12


- Xác định tên đất ngoài thực địa dựa vào nền đá mẹ và một số nhân tố chủ đạo
tham gia vào quá trình hình thành đất tại khu vực nghiên cứu.
3.3.2 Công tác nội nghiệp
Chỉnh lý số liệu điều tra ngoại nghiệp, hệ thống lại các phiếu mô tả phẩu diện
đất, các ô mô tả thực vật. số liệu được xử lý bằng máy tính theo phương pháp thống kê

thông thường.
Các chỉ tiêu tính toán cụ thể:
Các chỉ tiêu thống kê cho một số nhân tố điều tra sinh trưởng rừng như mật độ
(N/ha), D1,3, Hvn, G m2/ha, M m3/ha, …
_

Tính các đặc trưng trung bình:

X =

Tiết diện ngang:

Gm

(

1
∑ fi.xi
n
2

ha

) = π4 ∑ di

2

⋅ 10 − 4

Trong đó di là D1,3 của từng cây trong ô tiêu chuẩn

M (m3/ha) =

Trữ lượng rừng:

∑ D.H . f

Trong đó f là hình số thân cây, f = 0.5
Một vài kỹ thuật điều tra đất ở ngoài thực địa:
-

Xác định ẩm độ theo biểu sau:
Cấp ẩm

-

Cách xác định

Khô

Tay nắm đất vò vụn ra có cảm giác khô ráo

Mát

Tay nắm đất thấy mát, đất có thể vo thành cục

Ẩm

Có vân tay hiện ra khi nắm chặt cục đất

Ướt


Nắm chặt đất có nước chảy ra

Xác định độ dày của tầng đất sản xuất:
Độ dày tầng đất (cm)

Cách xác định

< 30

Mỏng

30 – 60

Trung bình

> 60

Daøy

13


- Xác định hàm lượng mùn, chủ yếu dựa vào màu sắc, độ xốp, hàm lượng mùn
được chia làm 3 cấp:
Cấp mùn

Mùn (%)

Cách xác định


Nhiều

4

Màu đen, kết cấu viên và xốp

Trung bình

2-4

Màu xám đen, kết cấu viên và xốp

Ít

<2

-

Màu xám tro hoặc xám nhạt, kết cấu viên
hơi chặt

Xác định sa cấu ngoài thực địa:
Tên gọi

Cách xác định

sa cấu đất
Cát rời


Không thể se thành thỏi được, khô rời rạc

Cát pha

Se thành thỏi được, nhưng không thành sợi, lúc khô dễ vỡ

Thịt nhẹ

Có thể se thành sợi được nhưng dễ bị đứt ngay

Thịt trung bình

Se thành thỏi có đường kính 3cm, bị rạn nứt

Thịt nặng

Se thành thỏi đường kính 3cm, không bị đứt đoạn

Sét

Se thành hình vòng tròn hoàn chỉnh

-

Xác định độ chặt của tầng đất

Cấp đánh giá

Cách xác định


Xốp

Dùng dao ấn vào đất sâu 3 - 4 cm có đất rời ra

Hơi chặt

Ấn dao vào sâu 1 - 2 cm, khi rút dao ra có đất rơi theo

Chặt
Rất chặt

Ấn dao lớn lực mạnh, ấn sâu không quá 1cm, rút dao ra đất
rơi thành cục lớn
Ấn dao lực lớn mạnh nhưng không vào đất được

14


- Xác định cấu trúc đất (Kết cấu đất):
Kiểu cấu
trúc đất

Ký hiệu

Hạt

H

Viên


V

Đoàn lạp

ĐL

Trục khối

TK

Cách xác định
Hạt đất có cánh bằng phẳng, nắm không dính
vào nhau
Hạt đất rây dính thành từng nhóm thành hình
tròn từ 1- 5 mm
Những hạt đất từ 1 – 5 mm được gắn với nhau
do kết dính
Hạt đất dính với nhau theo hình trục khối
thẳng đứng

* Mô tả chất mới sinh
- Chất mới sinh hóa học như kết von, đá ong…
- Chất mới sinh sinh học như phân chuột, giun, mối, kiến.
- Chất xâm nhập vào như mẫu than đá ..v.v.
Chuyển lớp là sự sai khác (rõ hay không rõ) giữa các tầng về màu sắc. Sa cấu,
rễ cây.. là những chỉ tiêu tổng hợp nói lên mức độ phát triển và phân hóa tầng đất có
thể dễ dàng nhận biết bằng mắt.
Chỉ tiêu đánh giá độ phì đất:
Về hình thái phẩu diện đất
Màu sắc đất: máu sẫm tốt hơn màu sang, đất càng sẫm đen càng tốt (do chứa

nhiều mùn)
Tầng đất: càng dày càng tốt
Rể cây: đất càng nhiều rể cây và phân bố càng sâu càng tốt (đất càng xốp càng
nhiều dinh dưỡng)
Độ ẩm: đất mát tốt hơn đất khô
Mức độ kết von, đá lẫn càng lớn thì độ phì càng kém
Về tính chất lý, hóa học của đất
Hàm lượng mùn (đánh giá theo bảng xác định hàm lượng mùn đã nêu trên)
+ < 1%:

Rất nghèo mùn
15


×