Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG THỰC VẬT THÂN GỖ TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN HÒN BÀ TỈNH KHÁNH HÒA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.2 MB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LÂM NGHIỆP
-------***--------

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐẾ TÀI:

NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG THỰC VẬT THÂN GỖ
TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN HÒN BÀ
TỈNH KHÁNH HÒA

NGÀNH: LÂM NGHIỆP
KHOÁ: 2004 - 2009
SINH VIÊN THỰC HIỆN: LÊ KIM HOÀN VŨ

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2009


NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG THỰC VẬT THÂN GỖ
TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN HÒN BÀ
TỈNH KHÁNH HÒA

Lê Kim Hoàn Vũ

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng
kỹ sư ngành Lâm Nghiệp

Giáo viên hướng dẫn:
TS. Vũ Thị Nga



Tp Hồ Chí Minh 06/2009

i


LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn Ban Quản Lý Khu Bảo tồn Thiên nhiên Hòn Bà, lãnh đạo
Hạt Kiểm Lâm Hòn Bà đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập.
Cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, Khoa
Lâm nghiệp, Bộ môn Quản lý tài nguyên rừng, cùng toàn thể thầy cô đã tận tình truyền
đạt những kiến thức và những hiểu biết mới, đã tạo mọi điều kiện trong quá trình học
tập.
Đặc biệt xin chân thành cảm ơn cô Vũ Thị Nga đã tận tình giúp đỡ, động viên
trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp của
thầy Giang Văn Thắng, khoa Lâm nghiệp, trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ
Chí Minh.
Trân trọng cảm ơn thầy Trần Giỏi, chuyên viên cây rừng của Chi Cục Lâm nghiệp
tỉnh Khánh Hoà, ông Trịnh Tấn Thành, ông Lưu Văn Nông thuộc phòng kỹ thuật Ban
quản lý Khu Bảo tồn Thiên nhiên Hòn Bà đã bỏ thời gian quý báu trực tiếp tham gia
ngoài hiện trường giúp đỡ định danh các loài thực vật và thu thập số liệu cho đề tài.
Chân thành cảm ơn các chuyên gia của Trung tâm đa dạng sinh học và phát triển
(Centre Biodiversity and Development) đã hướng dẫn cách thức điều tra, và truyền đạt
một số kiến thức về công tác bảo tồn, cảm ơn các anh chị trong Khu Bảo tồn Thiên
nhiên Hòn Bà, cùng gia đình và bạn bè đã động viên, khuyến khích giúp đỡ trong quá
trình thực hiện đề tài.

ii



TÓM TẮT
Đề tài (Nghiên cứu) đa dạng sinh học thực vật thân gỗ phân bố ở 3 độ cao khác
nhau thuộc các tiểu khu 237, 239, 240 là phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Khu BTTN
Hòn Bà, tỉnh Khánh Hoà được tiến hành từ tháng 1 năm 2009 đến tháng 6 năm 2009.
Độ cao trong phạm vi nghiên cứu từ 200 -1500 m so với mặt nước biển và được chia
thành 3 cấp độ cao: Cấp 1 từ 200 – 500 m, cấp 2 từ 501 – 800 m, cấp 3 từ 801 – 1500
m. Trên 3 cấp độ cao đã lập 30 ô đo đếm, diện tích mỗi ô là 500 m2 (25 x 20 m). Qua
thời gian xử lý và phân tích, đề tài đã đạt được kết quả sau:
- Xác định được toạ độ của 30 ô đo đếm trong khu vực nghiên cứu.
- Xây dựng được danh lục các loài thực vật thân gỗ trong khu vực nghiên cứu gồm
107 loài. Trong đó có 14 loài nằm trong Sách đỏ Việt nam như: pơ mu (Fokienia
hodginsii), thông 2 lá dẹt (Pinus kremfii), kơ nia, hoàng đàn giả (Dacrydium pierrei),
thông nàng (Podocarpus imbricatus), dáng hương (Pterocarpus macrocarpus), xoay
(Dialium cochinchinesis), chắp tay (Exbuklandia copylrea), lười ươi (Scaphium
macropodium), đinh (Markhamia stipulata), cà te (Afzelia xylocarpa), hồng quang
(Rhodoleiaceae), mun (Diospyros mun), sến (Madhuca pierrei).
- Đề tài đã xác định được các loài cây ưu thế và công thức tổ thành loài trong 3
cấp độ cao như sau:
+ Tổ thành loài ở cấp độ cao 1:
0,08 dipobt + 0,06 Penpoi + 0,06 Pelton + 0,05 Hopodo + 0,05 Caltho + 0,70 CLK.
+ Tổ thành loài ở cấp độ cao 2: 0,08 dipobt + 0,06 micsp + 0,05 syzcum + 0,05
penpoi + 0,76 CLK.
+ Tổ thành loài ở cấp độ cao 3:
0,1 casarg + 0,07 fokhod + 0,06 syzcum + 0,06 lithon + 0,05 manche + 0,05 cinine +
0,05 pinlat + 0,56 CLK.
- Định lượng các chỉ số đa dạng sinh học thực vật thân gỗ ở các cấp độ cao:
+ Cấp độ cao 1: Chỉ số IVI các loài tuần tự trong đó có 11 loài chiếm ưu thế có chỉ
số IVI cao theo thứ tự là dầu trà beng (Dipterocarpus obtusifolius) 8,21%; chang
chang (Pentaspadon poilanei) 5,96%; lim xẹt (Peltophorum tonkinese) 5,95%; sao đen
(Hopea odorata) 4,85%; còng (Calophyllum thorellii) 4,50%. Các chỉ số đa dạng đạt

iii


giá trị trung bình: S = 15,5 ± 1,22; N = 80,5 ± 8,27; d = 3,35 ± 0,42; J’ = 0,93 ± 0,04;
H’ = 2,55 ± 0,15; D = 0,09 ± 0,03.
+ Cấp độ cao 2: là dầu trà beng (dipterocapus obtusifolius) chiếm 8,6%; giổi
(michelia sp) 5,64%; trâm tía (syzygium cumini) 5,43%; chang chang (pentaspadon
poilanei) 5,08%. Các chỉ số đa dạng đạt giá trị trung bình: S = 16,5 ± 0,84; N = 86,5 ±
9,75; d = 3,48 ± 0,17; J’ = 0,92 ± 0,24; H’ = 2,58 ± 0,1; D = 0,08 ± 0,01.
+ Cấp độ cao 3: dẻ gai (Castanopis argirophilla) chiếm 10,38%; pơ mu (Fokienia
hodginsii) chiếm 6,49%; trâm tía (Syzygium cumini) 6,02%; sồi Hòn Bà
(Lithocarpus honbaensis) 5,32%; giổi chevalie (Manglietia chevalierii) 5,25%; re
hương (Cinnamomum iners) 5,09%; thông 2 lá dẹt (Pinus kremfii) 4,80%. Các chỉ
số đa dạng đạt giá trị trung bình: S = 14,7 ± 0,9; N = 78,2 ± 9,32; d = 3,15 ± 0,23;
J’ = 0,93 ± 0,02; D = 0,09 ± 0,01.
- Đề xuất các biện pháp bảo tồn loài, quần xã thực vật thân gỗ.

iv


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................................. ii
TÓM TẮT................................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ................................................................................................................................... v
DANH SÁCH CÁC BẢNG..................................................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH ..................................................................................................... viii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................................... ix
Chương 1. MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu của đề tài ............................................................................................................... 2

1.3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài ............................................................................. 2
Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ............................................................ 3
2.1 Tổng quan về đa dạng sinh học............................................................................................ 3
2.1.1 Khái niệm về đa dạng sinh học ......................................................................................... 3
2.1.2 Bảo tồn đa dạng sinh học................................................................................................... 4
2.2 Các phương pháp đánh giá đa dạng sinh học ...................................................................... 5
2.3. Tình hình nghiên cứu đa dạng sinh học.............................................................................. 7
2.3.1. Trên thế giới....................................................................................................................... 7
2.3.2 Nghiên cứu đa dạng sinh học ở Việt Nam........................................................................ 8
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................... 11
3.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU............................................................................................. 11
3.2 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ................................................................. 11
3.2.1. Thời gian nghiên cứu ...................................................................................................... 11
3.2.2 Địa điểm nghiên cứu........................................................................................................ 11
3.3. ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU ........................................................................ 11
3.3.1 Vị trí địa lý........................................................................................................................ 12
3.3.2 Địa hình............................................................................................................................. 14
3.3.3 Đặt điểm khí hậu, thủy văn.............................................................................................. 14
3.3.4 Đất đai và tài nguyên rừng............................................................................................... 16
3.3.5 Đa dạng về thành phần loài hệ thực vật khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà. ................ 19
v


3.3.6 Đa dạng về dạng sống hệ thực vật thân gỗ của Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà...... 21
3.3.7 Tác động của con người - nhân tố xã hội........................................................................ 22
3.4. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................... 22
3.4.1 Ngoại nghiệp..................................................................................................................... 22
3.4.2 Nội nghiệp ........................................................................................................................ 25
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN................................................... 29
4.1 Danh lục thực vật khu vực nghiên cứu .............................................................................. 29

4.2 Phân tích đa dạng loài thực vật ở độ cao cấp 1 (200 – 500 m)......................................... 34
4.3 Phân tích đa dạng quần xã thực vật ở cấp độ cao 1........................................................... 36
4.4 Phân tích đa dạng loài thực vật ở độ cao cấp 2 (501 – 800 m)........................................ 37
4.5 Phân tích đa dạng quần xã thực vật ở cấp độ cao 2........................................................... 38
4.6 Phân tích đa dạng loài thực vật ở độ cao cấp 3 (801 – 1500 m)...................................... 39
4.7 Phân tích đa dạng quần xã thực vật ở cấp độ cao 3........................................................... 40
4.8 Đa dạng về giá trị sử dụng ................................................................................................. 41
4.9 Danh lục cây quí hiếm tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà........................................... 42
4.10 Đề xuất các biện pháp bảo tồn.......................................................................................... 43
4.10.1 Bảo tồn In situ................................................................................................................. 43
4.10.2 Bảo tồn Ex situ ............................................................................................................... 43
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ................................................................................... 46
5.1. Kết luận............................................................................................................................... 46
5.2 Đề nghị................................................................................................................................ 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................ 48
PHỤ LỤC .................................................................................................................................. 50

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 3.1 Hiện trạng đất đai tại Khu BTTN Hòn Bà. ............................................................. 16
Bảng 3.2: Thống kê số lượng loài thực vật ở Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà................... 19
Bảng 3.3: Các họ có nhiều loài ở Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà...................................... 20
Bảng 3.4: VỊ TRÍ Ô TIÊU CHUẨN THEO HỆ TOẠ ĐỘ UTM, DATUM WGS 84 ....... 24
Bảng 4.1: Danh lục thực vật thân gỗ tại khu vực nghiên cứu................................................ 29
Bảng 4.2: Chỉ số giá trị quan trọng IVI của các loài ưu thế ở cấp độ cao 1.......................... 36
Bảng 4.3: Các chỉ số đa dạng sinh học ở cấp độ cao 1........................................................... 36
Bảng 4.4: Chỉ số giá trị quan trọng IVI của các loài ưu thế ở cấp độ cao 2.......................... 38

Bảng 4.5: Các chỉ số đa dạng sinh học ở cấp độ cao 2.......................................................... 38
Bảng 4.6: Chỉ số giá trị quan trọng IVI của các loài chiếm ưu thế ở cấp độ cao 3 .............. 39
Bảng 4.7: Các chỉ số đa dạng sinh học ở cấp độ cao 3........................................................... 40
Bảng 4.8 : Danh lục cây quí hiếm tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà ............................... 42

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 3.1. Toàn cảnh khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà ........................................................... 11
Hình 3.2: Bản đồ hiện trạng Khu bảo tồn Thiên nhiên Hòn Bà ............................................ 12
Hình 3.3: Vị trí ô đo đếm trong khu vực nghiên cứu............................................................ 13
Hình 3.4. Mặt cắt ngang rừng .................................................................................................. 19
Hình 3.5: Tỷ lệ thực vật thân gỗ theo dạng sống .................................................................... 21
Hình 4.1: Sự xuất hiện của loài thông nàng (Podocarpus imbricatus) ở độ cao 501 800 m

..................................................................................................................44

Hình 4.2: Sự xuất hiện của loài hoàng đàn giả (Dacrydium pierrei) .................................... 44
ở độ cao 801 - 1568 m............................................................................................................... 44
Hình 4.3: Sự xuất hiện của loài thông 2 lá (Pinus lattri) ....................................................... 45
ở độ cao 801 - 1568 m............................................................................................................... 45
Hình 4.4: Sự xuất hiện của loài pơ mu (Fokienia hodginsii)................................................. 45
ở độ cao 801 - 1568 m............................................................................................................... 45

viii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT


S

Số loài

N

Số cá thể

D

Chỉ số phong phú loài Margalef

J’

Độ đồng đều của Pielou

H’loge

Chỉ số đa dạng Shannon – Wiener

D

Chỉ số ưu thế Simpson

Ex-situ

Bảo tồn chuyển vị

In-situ


Bảo tồn nguyên vị

IUCN

Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (Internation Conservatio Union)

UNEP

Chương trình môi trường Liên Hợp Quốc
(Union Nations Evironmental Programme)

WWF

Quỹ Bảo tồn động vật hoang dã (World Wildlife Found)

GPS

Hệ thống định vị toàn cầu (Global Positioning System)

IVI

Chỉ số giá trị quan trọng (Important Value Index)

TB

Trung bình

SD

Độ lệch chuẩn


CBD

Trung tâm da dạng và phát triển ( Centre Biodiversity and Development)

WRI

Viện tài nguyên thế giới ( World Resources Institute)

Ôtc = Ôđđ

Ô tiêu chuẩn = Ô đo đếm (Replace)

GDP

Tổng thu nhập quốc dân

CLK

Các loài khác

BTTN

Bảo tồn Thiên Nhiên

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Năm 1992, tại hội nghị thượng đỉnh toàn cầu ở Rio de Janeiro đã thông qua công
ước về bảo tồn đa dạng sinh học, đa dang sinh học được hiểu là sự biến đổi giữa các
sinh vật ở tất cả mọi nguồn, bao gồm hệ sinh thái trên đất trên đất liền trên biển và các
hệ sinh thái khác, sự đa dạng thể hiện trong từng loài, giữa các loài và các hệ sinh thái.
Bảo tồn đa dạng sinh học và cải tạo môi trường sống đã và đang là vấn đề được
đặc biệt quan tâm trên toàn thế giới cũng như ở Việt Nam. Đến nay cả nước đã có 30
vườn quốc gia và trên 100 khu bảo tồn thiên nhiên được nhà nước công nhận. Một
trong những nhiệm vụ chủ yếu của khu bảo tồn thiên nhiên là quản lý, bảo vệ, phục
hồi và phát triển toàn bộ nguồn tài nguyên thiên nhiên thuộc địa bàn khu vực.
Khu vực Hòn Bà thuộc tỉnh Khánh Hòa có diện tích 10.895 ha với điều kiện tự
nhiên đặc thù, nguồn tài nguyên động vật, thực vật phong phú, có nhiều cảnh quan đẹp
như thác, suối, đỉnh núi cao và là nơi hội tụ của nhiều luồng thực vật càng làm cho hệ
sinh vật, đặc biệt là hệ thực vật thân gỗ ở đây thêm đa dạng, phong phú và có những
nét đặc thù riêng. Hệ thực vật Hòn Bà với diện tích rừng già, rừng giàu khá lớn, cấu
trúc rừng còn tương đối nguyên vẹn, tài nguyên rừng phong phú, đa dạng, nhiều loài,
trong khu vực còn sự xuất hiện của nhiều loài quý hiếm, có giá trị về nhiều mặt như:
- Đa dạng sinh học là nguồn lương thực, thực phẩm, nơi cư trú, nguồn giống vật
nuôi, cây trồng và là nguồn dược liệu quý giá đảm bảo cho loài người tồn tại và phát
triển. Đa dạng sinh học còn cung cấp các nguyên vật liệu cho nhiều ngành nghề như
gỗ, nhựa, sợi, da, lông và đặc biệt là củi đun cho cư dân sống ở vùng đệm và các khu
vực kế cận.
- Các hệ sinh thái là cơ sở sinh tồn của mọi sinh vật. Nó còn có vai trò quan trọng
trong điều hòa khí hậu, làm trong sạch môi trường không khí, nước, đảm bảo các chu
trình cơ bản trong thiên nhiên như chu trình dinh dưỡng, chu trình nước, chu trình nitơ,
1


chu trình cacbon, chu trình phốt pho. Đa dạng sinh học có vai trò trong việc giữ độ phì
của đất, cân bằng nguồn nước và ngăn ngừa dịch bệnh.

- Những hình ảnh, những cảnh quan tự nhiên do các loài sinh vật cũng như các hệ
sinh thái tạo nên đã giúp con người mở mang trí tuệ, làm giàu tri thức của mình. Khám
phá thiên nhiên hoang dã luôn là niềm đam mê của hàng triệu người trên thế giới và du
lịch sinh thái hiện là một trong những ngành có tốc độ phát triển nhanh, thu lợi lớn ở
nhiều nước trên thế giới.
Những đặc điểm trên đây cho thấy khu rừng Hòn Bà không chỉ có giá trị cao về
đa dạng sinh học, về sinh thái, môi trường mà còn có ý nghĩa về du lịch sinh thái, phục
vụ tham quan, học tập, nghiên cứu. Đây còn là một địa điểm văn hóa lịch sử của Đất
nước. Có thể khẳng định đây là: Kho tài nguyên giàu có và quý báu của các tỉnh Trung
Trung bộ và Nam Trung bộ cần được giử gìn bảo vệ.
Để đánh giá và phản ánh được sự đa dạng của hệ thực vật thân gỗ tại khu vực
Hòn Bà, chúng tôi đã thực hiện đề tài: Nghiên cứu đa dạng sinh học thực vật thân gỗ
tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà.
1.2. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá hiện trạng đa dạng thực vật thân gỗ trong khu nghiên cứu bằng định
lượng và so sánh.
- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đề xuất các biện pháp bảo tồn theo loài, quần xã
của khu vực nghiên cứu.
1.3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài
Do thời gian và điều kiện không cho phép nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu đa
dạng loài, đa dạng quần xã thực vật thân gỗ và so sánh tính đa dạng ở các cấp độ cao
trong phạm vi từ 200 m đến 1500 m của Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 Tổng quan về đa dạng sinh học
2.1.1 Khái niệm về đa dạng sinh học

Có rất nhiều định nghĩa về đa dạng sinh học khác nhau của các nhà khoa học. Theo
Nguyễn Hoàng Nghĩa (1999) “Đa dạng sinh học bao gồm đa dạng của các dạng sống,
vai trò sinh thái mà chúng thể hiện và đa dạng di truyền (Genetic Diversity) mà chúng
có. Như vậy đa dạng sinh học là toàn bộ dạng sống trên trái đất, bao gồm toàn bộ gen,
các loài, các hệ sinh thái.
Trong cuốn “Đa dạng cho sự phát triển” của Viện Tài nguyên gen thực vật quốc tế
(IPGRI, 1993) định nghĩa đa dạng sinh học là toàn bộ tất cả cơ thể sống và các phức
hệ sinh thái mà chúng sống. Đa dạng sinh học có 3 mức độ:
- Đa dạng di truyền.
- Đa dạng loài.
- Đa dạng hệ sinh thái.
Theo Công ước đa dạng sinh học định nghĩa đa dạng sinh học là sự khác nhau giữa
các sinh vật sống ở mọi nơi bao gồm hệ sinh thái trên cạn, dưới đại dương và các hệ
sinh thái dưới nước khác, kể cả nhiều hệ sinh thái khác mà các sinh vật sống là một
thành phần; bao gồm đa dạng về loài, đa dạng giữa các loài và đa dạng hệ sinh thái và
cũng chia đa dạng sinh học làm 3 mức độ như trên.
Có nhiều ý kiến cho rằng đa dạng sinh học bao gồm cả đa dạng văn hóa, là sự thể
hiện của xã hội con người - một thành viên của thế giới sinh vật và đồng thời là nhân
tố quan trọng của các hệ sinh thái. Đa dạng sinh học được coi là sản phẩm của sự
tương tác của hai hệ thống gồm hệ thống tự nhiên (di truyền, loài, quần thể, quần xã,
hệ sinh thái) và hệ thống xã hội (văn hoá, công nghệ, kinh tế, thông tin, kiến thức bản
địa…)

3


2.1.2 Bảo tồn đa dạng sinh học
Những giá trị mà đa dạng sinh học mang lại cho sự tồn tại và phát triển của loài
người là rất lớn. Nó là cơ sở của sự sống còn, sự thịnh vượng và sự phát triển bền vững
của xã hội loài người, nó đáp ứng các nhu cầu hàng ngày của loài người hiện nay. Thế

nhưng loài người lại đang khai thác quá mức nguồn tài nguyên quý giá đó làm cho nó
ngày càng bị suy thoái nghiêm trọng. Chính vì thế công việc cấp bách hiện nay của
chúng ta đó là bảo tồn đa dạng sinh học với những mục tiêu sau:
- Phục vụ cho mục đích sử dụng trong hiện tại và tương lai, các nhân tố của đa
dạng sinh học như các nguồn tài nguyên sinh học.
- Phục vụ cho việc duy trì sinh quyển trong trạng thái có thể hỗ trợ cho cuộc sống
con người.
- Phục vụ bảo tồn đa dạng sinh học mà không vì mục đích nào khác, đặc biệt là tất
cả các loài đang sống hiện nay (Nguyễn Thị Nữ Trinh, 2008).
Có nhiều phương pháp và công cụ để bảo tồn và quản lý đa dạng sinh học. Một
số phương pháp và công cụ được sử dụng để phục hồi loài đặc biệt nào đó, các dòng di
truyền hay các sinh cảnh. Một số khác được sử dụng để sản xuất một cách bền vững
các sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ từ các tài nguyên sinh học. Một số nữa có xu
hướng tạo ra sự phân phối công bằng các lợi nhuận thu được từ việc bảo tồn đa dạng
sinh học, sử dụng bền vững các tài nguyên sinh học (Trương Quang Học và ctv, 2005).
Trong đó, có 2 hình thức bảo tồn chính:
- Bảo tồn nguyên vị (In - situ): Là các phương pháp và công cụ nhằm mục đích
bảo vệ các loài, các chủng, các sinh cảnh và các hệ sinh thái trong điều kiện tự nhiên.
Tùy theo đối tượng bảo tồn mà các hành động quản lý thay đổi. Thông thường bảo tồn
nguyên vị được thực hiện bằng cách thành lập các Khu bảo tồn thiên nhiên và các
vườn Quốc gia...
- Bảo tồn chuyển vị (Ex - situ): Bao gồm các biện pháp di dời các loài cây, con và
các vi sinh vật ra khỏi môi trường sống thiên nhiên của chúng. Mục đích của việc di
dời này là để nhân giống, nuôi giữ, nhân nuôi vô tính hay cứu hộ trong trường hợp nơi
sinh sống bị suy thoái hay hủy hoại không thể lưu giữ lâu hơn các loài nói trên hoặc
dùng để làm vật liệu cho nghiên cứu, thực nghiệm và phát triển sản phẩm mới, để nâng
cao kiến thức cho cộng đồng. Hiện tại, bảo tồn ex-situ rõ ràng chỉ khả thi đối với tỷ lệ
4



sinh vật nhỏ. Công việc này đòi hỏi chi phí rất lớn đối với hầu hết các loài động vật và
mặc dù theo nguyên tắc công việc bảo tồn ex-situ có thể tiến hành với tỷ lệ lớn các loài
thực vật bậc cao, nhưng vẫn chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong số các sinh vật của trái đất.
Công việc này thường dẫn đến suy giảm đa dạng di truyền do những mất mát di truyền
và do xác suất lai cận huyết cao. Bảo tồn chuyển vị bao gồm các vườn thực vật, vườn
động vật, các bể nuôi thủy hải sản, các bộ sưu tập vi sinh vật, các bảo tàng, ngân hàng
hạt giống, bộ sưu tập các chất mầm, mô cấy… Do các sinh vật hay các phần của cơ thể
sinh vật được lưu giữ trong môi trường nhân tạo nên chúng bị tách khỏi quá trình tiến
hóa tự nhiên. Vì thế mà mối liên hệ gắn bó giữa bảo tồn chuyển vị với bảo tồn nguyên
vị rất bổ ích cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học (Nguyễn Thị Nữ Trinh, 2007).
2.2 Các phương pháp đánh giá đa dạng sinh học
Để bảo tồn da dạng sinh học hiệu quả phải tiến hành đánh giá đa dạng sinh học để
từ đó có những biện pháp bảo tồn, hoạch định chính sách, kế hoạch phát triển phù hợp.
Đa dạng sinh học trước hết là biểu thị số lượng loài và số lượng cá thể của từng loài
hiện đang sinh sống và cũng từ đó biết thêm số lượng các bộ, các họ, các ngành. Đánh
giá đa dạng sinh học thể hiện qua bảng danh sách các loài thuộc các nhóm sinh vật
khác nhau và số lượng cá thể của từng loài hiện đang sinh sống, danh sách các loài quý
hiếm đã sinh sống ở đây nay còn hay đã bị tiêu diệt. Đáp ứng chính xác cho nội dung
này rất khó khăn và tốn kém. Không dễ dàng trong thời gian nhất định mà người ta thu
được tất cả các loài có mặt với số lượng cá thể của từng loài. Vì vậy, vấn đề đặt ra là
lựa chọn phương pháp tiếp cận để trả lời được nội dung nêu trên trong điều kiện cho
phép. Phương pháp tiếp cận là chọn diện tích khảo sát đo đếm, thời gian bao lâu và
nhóm sinh vật nào đại diện, tần suất quan sát và thu mẫu, ...
Khái niệm đánh giá đa dạng sinh học có thể hiểu với hai hoạt động khác nhau
nhưng có liên quan với nhau, thứ nhất là phân tích định lượng các chỉ số đa dạng sinh
học (IVI - Chỉ số giá trị quan trọng; H’ - Chỉ số đa dạng Shannon - Weiner’s Index,
Chỉ số ưu thế Simpson, v.v…); thứ hai là đánh giá giá trị tài nguyên đa dạng sinh học
(biodiversity valueing) bao gồm giá trị sử dụng trực tiếp, gián tiếp và giá trị không sử
dụng, giá trị địa phương và toàn cầu (Vermeulen và Izabella, 2002) (dẫn theo Lê Quốc
Huy, 2005).


5


Có bốn phương pháp ô đo đếm có thể áp dụng đó là phương pháp liệt kê, phương
pháp đếm, phương pháp đếm và phân tích, phương pháp ô cố định. Thông thường ô đo
đếm có kích cỡ 1 m x 1 m được áp dụng cho nghiên cứu thực vật thân thảo, 5 m x 5 m
áp dụng cho nghiên cứu thảm cây bụi và 10 m x 10 m áp dụng cho nghiên cứu thảm
thực vật cây gỗ lớn. Tuy nhiên, kích thước và số lượng của các ô đo đếm sẽ tùy thuộc
vào điều kiện cụ thể của thảm thực vật ở các khu vực nghiên cứu khác nhau. Việc bố
trí các ô đo đếm phụ thuộc vào yêu cầu cụ thể của từng công trình nghiên cứu. Trong
mỗi ô đo đếm , các thông tin cần thiết được thu thập là loài và số lượng loài, thu mẫu
để định tên loài nếu cần thiết, số lượng cá thể, đường kính của mỗi cá thể (đường kính
gốc cho cây bụi và cây thân thảo, đường kính ngang ngực cho cây gỗ), độ tàn che của
tổng số cá thể và tính riêng cho mỗi loài trong mỗi ô đo đếm . Số liệu hiện trường
được sử dụng để tính toán các giá trị tương đối như tần suất xuất hiện tương đối, mật
độ tương đối, độ tàn che tương đối, tổng tiết diện ngang mỗi loài và cuối cùng tính
toán được chỉ số giá trị quan trọng IVI (dẫn theo Lê Quốc Huy, 2005).
Theo Trương Quang Học và ctv (2005) đã có nhiều phương pháp đánh giá đa dạng
loài nói chung, bao gồm cả động vật, thực vật và vi sinh vật… Việc đầu tiên cần làm là
quyết định chọn điểm lấy mẫu và cách lấy mẫu. Lấy mẫu ở đây có thể là thu mẫu vật
thật và có thể chỉ là quan sát ở thực địa. Tiếp đến là xác định cường độ và tần suất lấy
mẫu. Đối với mỗi nhóm loài sinh vật việc lựa chọn này là khác nhau vì mỗi loài, mỗi
cá thể đều có nơi ở và ổ sinh thái khác nhau. Dụng cụ quan sát và lấy mẫu đa dạng
sinh học cũng khác nhau từ thô sơ đến phức tạp, hiện đại. Vấn đề đặt ra là chọn các
biện pháp quản lý đa dạng sinh học thích hợp, so sánh giữa các địa điểm với nhau vào
từng thời điểm đánh giá khác nhau nên phương pháp đánh giá cần được mô tả tỉ mỉ,
chi tiết. Bản đồ sử dụng trong đánh giá, máy định vị GPS, máy quan sát tự động từ xa,
cũng cần có tương ứng theo yêu cầu. Kết quả đưa ra bảng danh sách loài gồm những
nội dung chính là tên địa phương, tên Việt Nam, tên khoa học, họ, số lượng, giá trị

(kinh tế, xã hội, văn hoá, khoa học,…), hiện trạng (phổ biến hay đang suy giảm), ghi
chú (loài mới). Để công tác điều tra thêm độ chính xác cần có bộ ảnh mẫu kể cả mẫu
khô, ngâm. Tuy nhiên, đánh giá đa dạng sinh học còn có thể dựa vào quan sát ghi chép
hoặc phỏng vấn người địa phương, người nhận diện được loài sinh vật đó. Điều tra
kiến thức của nhân dân địa phương về các loài sinh vật có tầm quan trọng kinh tế, xã
6


hội, y học… thông qua các phiếu điều tra, lựa chọn người phỏng vấn để đạt mục đích
đánh giá đa dạng sinh học.
2.3. Tình hình nghiên cứu đa dạng sinh học
2.3.1. Trên thế giới
Vấn đề đa dạng sinh vật và bảo tồn đã trở thành một chiến lược trên toàn thế giới.
Nhiều tổ chức quốc tế đã ra đời để hướng dẫn, giúp đỡ và tổ chức việc đánh giá, bảo
tồn và phát triển đa dạng sinh vật trên toàn phạm vi thế giới. Đó là hiệp hội quốc tế về
bảo tồn thiên nhiên (IUCN), Chương trình môi trường của Liên hợp quốc (UNEP),
Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF), nhu cầu cơ bản về sự sống còn của con
người phụ thuộc vào tài nguyên của trái đất, nếu những tài nguyên đó bị giảm sút thì
sự sống còn của chúng ta và con cháu của chúng ta sẽ bị đe dọa. Chúng ta đã quá lạm
dụng tài nguyên của trái đất mà không nghĩ đến tương lai, nên ngày nay loài người
đang đứng trước hiểm họa. Để tránh sự hủy diệt tài nguyên chúng ta phải tôn trọng trái
đất và sống một cách bền vững, dù muộn còn hơn không chú ý, vì thế hội nghị thượng
đỉnh toàn cầu bàn về vấn đề môi trường và đa dạng sinh học đã được tổ chức tại Rio
de Janeiro (Braxin) tháng 6 năm 1992, 150 nước đã ký vào công ước đa dạng sinh học
và bảo vệ chúng, (Nguyễn Nghĩa Thìn và ctv, 2004).
- Brian (1994), đã đề cập đến công tác bảo tồn đa dạng sinh học và cho rằng: vấn
đề quan trọng bậc nhất hiện nay là công tác bảo tồn đa dạng sinh học, các quan điểm
về quản lý tài nguyên truyền thống và số lượng các loài thực vật làm cơ sở cho bảo tồn
đa dạng sinh học, lý giải cho các vấn đề suy thoái đa dạng sinh học và giải pháp bảo
tồn chúng.

- Dieter và ctv (2005) đã cho xuất bản cuốn sách “Đánh giá đa dạng sinh học của
hệ sinh thái đảo ở vùng nhiệt đới”. Nội dung của cuốn sách cung cấp những phương
pháp, công cụ cụ thể đánh giá đa dạng sinh học và các vấn đề liên quan đến bảo tồn đa
dạng sinh học của hệ sinh thái đảo vùng nhiệt đới.
Khi nghiên cứu mục tiêu và công cụ cho việc giữ vững đa dạng sinh học rừng, Per
và ctv (2005) đã chú trọng đến sự suy giảm của đa dạng sinh học rừng, nguyên nhân
chính dẫn đến mất nơi trú ngụ của các loài. Từ đó, tác giả đưa ra giải pháp tổng hợp để
bảo tồn đa dạng sinh học rừng bằng cách kết hợp giữa bảo vệ, quản lý và phục hồi
chúng.
7


Trong nghiên cứu về tiềm năng và kiểu phân bố độ phong phú của một số loài
động, thực vật, Currie (1990) đã kết luận phân bố sự đa dạng, độ phong phú loài cũng
bị ảnh hưởng bởi những điều kiện về địa hình, khí hậu và môi trường.
Việc bảo tồn đa dạng sinh học đã trở thành vấn đề quan trọng nhất hiện nay, làm
rõ các quan điểm về quản lý tài nguyên truyền thống và số lượng các loài thực vật làm
cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, lý giải cho các vấn đề về suy giảm đa dạng sinh học và
giải pháp bảo tồn chúng (Brian, 1994).
Cuốn sách “Công cụ đánh giá đa dạng sinh học cho rừng ở Châu Âu” của Tor
Bjorn Lasson (2001) đã tổng hợp kinh nghiệm của 27 tổ chức nghiên cứu về đánh giá
đa dạng sinh học. Kết quả chính của quyển sách là một hệ thống công cụ hỗ trợ cho
việc đánh giá mức độ đa dạng sinh học đối với các khu rừng. Đặc biệt, có khả năng
ứng dụng tốt đối với các hệ sinh thái rừng ôn đới và rừng ẩm nhiệt đới.
2.3.2 Nghiên cứu đa dạng sinh học ở Việt Nam
Bàn về quy mô cũng như giá trị của những nghiên cứu về thực vật ở Việt Nam
trước hết phải kể đến công trình nghiên cứu của Lecomte (1907 - 1951) về hệ thực vật
Đông Dương. Tác giả đã thu mẫu, định danh và lập khóa mô tả các loài thực vật có
mặt trên toàn bộ lãnh thổ Đông Dương. Trong đó tác giả đã thống kê hệ thực vật Việt
Nam có 7.004 loài, 1.850 chi, 2.89 họ, bao gồm ngành hạt kín có 3.366 loài (90,9%),

1.727 chi (93,4%), và 239 họ (82,7%); ngành dương xỉ và họ dương xỉ có 599 loài
(8,6%) và 42 chi (14,5%); ngành hạt trần 39 loài (0,5%), 18 chi (0,9%) và 8 họ (2,8%).
Trong công trình “Thảm thực vật rừng Việt Nam” của Thái Văn Trừng (1963 1978) đã tổng hợp các công trình nghiên cứu trước đây cùng với các nghiên cứu của
ông công bố 7.004 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 1.850 chi và 189 họ ở Việt
Nam, đã khẳng định ưu thế của ngành hạt kín (Angiospermae) trong hệ thực vật Việt
Nam, (Thái Văn Trừng, 1987).
Mô tả về thực vật đầy đủ giúp cho việc phân loại và nhận biết thực vật Việt Nam
theo tài liệu như “Cây gỗ rừng Việt Nam” của Viện Điều tra quy hoạch rừng (1986);
bộ “Cây cỏ Việt Nam” của Phạm Hoàng Hộ (1993); “Cây gỗ kinh tế” của Trần Hợp và
Nguyễn Bội Quỳnh (1993). Trong đó bộ “Cây cỏ Việt Nam” của Phạm Hoàng Hộ
được xem là đầy đủ nhất, dễ sử dụng nhất góp phần đáng kể cho khoa học thực vật
Việt Nam.
8


Nguyễn Nghĩa Thìn và Nguyễn Thanh Nhàn (2004), đã thực hiện công trình
nghiên cứu về đa dạng sinh học ở Vườn Quốc gia Pù Mát. Kết quả nghiên cứu bao
gồm: Xây dựng được bảng danh lục thực vật; đánh giá đa dạng thảm thực vật thể hiện
ở việc ghi nhận số lượng họ, chi, loài và số cá thể trong mỗi ô, tính chỉ số diện tích tán,
độ tàn che chung cho toàn bộ ô tiêu chuẩn, mật độ cây từ đó xác định những loài ưu
thế trong cấu trúc phân tầng của thảm thực vật.
Công trình nghiên cứu tính đa dạng của khu hệ thực vật ở Vườn Quốc gia Xuân
Sơn, tỉnh Phú Thọ. Các tác giả đã dùng phương pháp lập ô tiêu chuẩn và khảo sát theo
tuyến, xác định tên khoa học của các mẫu vật theo phương pháp hình thái so sánh,
đánh giá các loài quý hiếm dựa vào Sách đỏ Việt Nam (2006), danh lục Sách đỏ IUCN
(2008) và Nghị định 32/2006/CP. Kết quả đã xác định được 180 họ, 680 chi, 1.217
loài thuộc 6 ngành thực vật bậc cao có mạch, trong đó có 40 loài thực vật quý hiếm và
cây có ích.
Trong những năm gần đây đã có rất nhiều những công trình nghiên cứu, những
dự án đã sử sụng phương pháp nghiên cứu phân tích định lượng như:

Lê Quốc Huy (2005), đã chỉ ra một số “Phương pháp nghiên cứu phân tích định
lượng các chỉ số đa dạng sinh học thực vật” với các chỉ số như chỉ số giá trị quan trọng
IVI, chỉ số đa dạng sinh học loài H (Shannon and Weiner’s Index), chỉ số ưu thế, chỉ
số tương đồng… áp dụng cho một số rừng ở miền Bắc Việt Nam.
Nghiên cứu của Huỳnh Đức Hoàn và Viên Ngọc Nam (2005) về “Đa dạng sinh
học quần xã thực vật trong Khu Dự trữ sinh quyển Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh”,
đã dùng phương pháp sử dụng ảnh vệ tinh, bản đồ thiết kế ô tiêu chuẩn. Kích thước ô
tiêu chuẩn được lập 25 m2 (5 m × 5 m) thống kê các loài có mặt và mở rộng kích
thước ô tiêu chuẩn 50 m2, 100 m2, 150 m2… đếm số loài xuất hiện ở mỗi lần mở rộng
cho đến khi không còn mở rộng loài mới, khi đó ngừng mở rộng diện tích ô tiêu
chuẩn. Tác giả đã dùng các chỉ số như: số loài (S), số lượng cá thể (N), đa dạng loài
(d), độ đồng đều (J’), chỉ số đa dạng Shannon - Weiner (H’), chỉ số ưu thế (D), biểu đồ
Bray - Curtis… để phân tích một cách định lượng trên cơ sở đó so sánh, giám sát, đánh
giá đa dạng sinh học loài, đề ra biện pháp bảo tồn.
Tại Vườn Quốc Gia Cát Bà, với diện tích là 9.800 ha, qua điều tra các nhà khoa
học đã thống kê được 133 họ, 418 chi, và tổng số loài là 603. Còn tại Pù Luông –
9


Thanh Hóa tổng số họ là 139, số chi 414, số loài 552. So với các khu vực trên, tại
Khánh Hòa sự đa dạng sinh học cũng thể hiện khá rõ: với diện tích khoảng 980.700 ha,
đã có 161 họ, 559 chi, và số loài là 1035 loài. Trong khi đó, với diện tích: 10895 ha
nhỏ hơn nhiều so với toàn tỉnh, Khu BTTN Hòn Bà cũng đã có sự hiện diện của 120
họ, 401 chi và tổng số loài lên đến 592 loài. ( Sở NN và PTNT Khánh Hòa, 2008). Qua
đó cho thấy tính đa dạng sinh học tại Khu BTTN Hòn Bà là rất lớn.

10


Chương 3

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu tính đa dạng loài và xây dựng bảng danh lục các loài cây thân gỗ
- Phân tích các chỉ số đa dạng sinh học thực vật thân gỗ trong khu vực nghiên cứu.
- Đa dạng về dạng sống
- Đa dạng về giá trị sử dụng
- Xác định các loài cây quý hiếm cần được bảo vệ và phát triển
3.2 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
3.2.1. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 1/2009 đến tháng 6/2009.
3.2.2 Địa điểm nghiên cứu
Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Hòn Bà – tỉnh Khánh Hòa.
3.3. ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU
Vị trí địa lý, địa hình , khí hậu, thổ nhưởng, động thực vật rừng và sự tác động
của con người là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát sinh phát triển
các kiểu thảm thực vật ở khu vực Hòn Bà.

Hình 3.1. Toàn cảnh khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà
11


3.3.1 Vị trí địa lý

Hình 3.2: Bản đồ hiện trạng Khu bảo tồn Thiên nhiên Hòn Bà

12


Hình 3.3: Vị trí ô đo đếm trong khu vực nghiên cứu
Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà nằm ở phía tây nam thành phố Nha Trang,đỉnh

Hòn Bà cách thành phố Nha Trang 31 km theo đường chim bay và 50 km theo đường
bộ. Diện tích đất đai của Khu bảo tồn thiên nhiên thuộc địa phận của 3 huyện : Diên
Khánh, Khánh Vĩnh và Khánh Sơn.
Tọa độ địa lí:
- Vĩ độ: 12o 01’45’’ đến 12o12’00’’ vĩ độ bắc.
- Kinh độ: 108o 54’04’’ đến 109o05’00’’ kinh độ đông.
Ranh giới:
- Phía Bắc: giáp TK 538 a ( huyện Khánh Vĩnh); TK 595, 594 (xã Diên Tân), TK
598 (xã Suối Tiên), thuộc huyện Diên Khánh.
- Phía Nam: giáp TK 634 (xã Sơn Bình), TK 626, 630 a (xã Sơn Hiệp); TK 637 (xã
Sơn Trung), thuộc huyện Khánh Sơn.
-Phía Đông: giáp TK 601a 601( Xã Suối Cát) ; TK 607 (xã Suối Tân) và các xã
Cam Tân, Sơn Tân, Cam Phước Tây (thị Xã Cam Ranh)
- Phía Tây: giáp TK 544, 539, 560 (xã Khánh Phú), TK 625 (xã Sơn Lâm) thuộc
huyện Khánh Sơn.
Từ “nhiệt đới” là một thuật ngữ có gốc từ chữ Hy lạp “Tropical” nghĩa là vùng nằm
xung quanh hai bên đường xích đạo về phía bắc và phía nam 23o 27’.
13


Với khái niệm này thì khu vực Hòn Bà nằm trong vành đai nhiệt đới và khá gần
biển. Theo qui luật chung thì ở đây sẽ hình thành một quần xã sinh học rừng mưa nhiệt
đới.
3.3.2 Địa hình
Một yếu tố quan trọng dẫn đến sự phân vùng theo chiều thẳng đứng đó là độ cao so
với mực nước biển. Ở khu vực Hòn Bà, độ cao so với mực nước biển biến động từ vài
ba chục mét đến 1500 m. Sự chênh lệch độ cao này đã hình thành những vành đai
thực, động vật, vành đai khí hậu và hình thành những loại đất khác nhau. Từ đó hình
thành những kiểu rừng khác nhau. Có thể chia khu vực Hòn Bà thành hai kiểu địa
hình:

- Kiểu địa hình núi trung bình có độ cao so với mực nước biển từ 800 m đến 1500 m
- Kiểu địa hình núi thấp dưới 800 m.
Các dãy núi cao chạy theo nhiều hướng tạo nên những tiểu vùng địa lí tự nhiên khác
nhau. Có thể chia Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà thành 4 tiểu vùng địa lý:
+Tiểu vùng núi cao khu vực đỉnh Hòn Bà với những đỉnh núi cao trên dưới 1500 m.
+ Tiểu vùng lưu vực suối Dầu (thuộc huyện Diên Khánh)
+ Tiểu vùng lưu vực sông Cầu (thuộc huyện Khánh Vĩnh)
+ Tiểu vùng lưu vực sông Tô Hạp (thuộc huyện Khánh Sơn)
Chính những tiểu vùng khác nhau đã hình thành các kiểu thảm thực vật rừng, đặc điểm
khí hậu …ở mổi tiểu vùng có những đặc trưng riêng biệt.
3.3.3 Đặt điểm khí hậu, thủy văn
Trong nhân tố khí hậu thì chế độ nhiệt và chế độ mưa ẩm là 2 yếu tố quan trọng
ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình phát sinh rừng ở Khu BTTN Hòn Bà
Tại khu vực đỉnh Hòn Bà: Nhiệt độ không khí trung bình năm là 17,4oC; nhiệt
độ trung bình các tháng dao động từ 14,1oC đến 19,8 oC; có 3 - 5 tháng nhiệt độ trung
bình dưới 15oC. Nhiệt độ tối cao tuyệt đối lớn nhất chỉ khoảng 27oC và tối thấp tuyệt
đối nhỏ nhất xuống tới 6,5oC . Biên độ nhiệt độ năm là 4,4oC; biên độ nhiệt độ trung
bình tháng từ 3oC - 5.5oC. Khu vực Hòn Bà, lượng mưa trung bình năm có thể đạt từ
2000 – 2400 mm hoặc 2750 mm (theo Đỗ Đình Cương, 2002 - 2007). Số ngày mưa
trong năm đạt tới 251 ngày. Có thể xem mùa mưa ở đây kéo dài suốt cả năm. Trong
các tháng 2, 3, 4 mưa tuy ít nhưng cũng đạt xấp xỉ 100 mm và có từ 13 đến 15 ngày
14


mưa. Những tháng lượng mưa đều lớn hơn 200 mm và 20 ngày mưa. Độ ẩm không
khí trung bình năm đạt trên 85%. Tháng có độ ẩm cao nhất có thể đạt trên 90% và
tháng thấp nhất là tháng 4 - 5, độ ẩm không khí trung bình ở mức 85 - 87%. Có thể nói
đặc điểm khí hậu ở khu vực núi cao Hòn Bà rất đặc thù so với các vùng khác trong
tỉnh Khánh Hòa.
Tại những vùng có độ cao so với mực nước biển dưới 800 thuộc lưu vực suối

Dầu (Diên Khánh), sông Cầu (Khánh Vĩnh), sông Tô Hạp (Khánh Sơn) thì nhiệt độ
trung bình năm dao động từ 23oC - 26oC, không có nhiệt độ trung bình tháng dưới
20oC. Các giá trị cực trị của nhiệt độ đều lớn hơn khu vực Hòn Bà. Nhiệt độ trung bình
tháng lớn hơn 25oC có từ 8 - 9 tháng. Lượng mưa trung bình năm từ 1800 mm đến
1900 mm. Sự phân biệt mùa mưa và mùa khô khá rõ. Mùa mưa tập trung từ tháng 912. Mùa khô được xem như từ tháng 1- 8. Độ ẩm không khí trung bình năm là 80%.
Xét một số yếu tố khí hậu nào đó thì giữa 3 vùng cũng có những sai khác. Chẳng hạn
các chỉ số nhiệt độ vùng suối Dầu cao hơn vùng lưu vực sông Cầu và sông Tô Hạp.
Yếu tố mưa ẩm ở vùng lưu vực sông Tô Hạp có phần dồi dào hơn… Sự khác nhau về
một yếu tố khí hậu này chưa đủ để tạo nên sự khác về cấu trúc và sinh thái học của
rừng nhưng ít nhiều cũng dẫn đến sự khác nhau về thành phần thực vật ở mỗi vùng.
Chẳng hạn ở vùng lưu vực Sông Cầu thấy loài sao đen xuất hiện khá nhiều. Còn lưu
vực sông Tô Hạp lại thấy loài dầu trà beng phân bố khá rộng…
Nếu so với những chỉ tiêu khí hậu nhiệt đới chuẩn hoặc tiêu chuẩn khí hậu sinh
học hoặc xếp loại và đặt tên những khí hậu sinh vật ở Việt nam cuả GS – TS Thái Văn
Trừng…thì khí hậu ở khu vực núi cao Hòn Bà thiên về khí hậu á nhiệt đới. Còn những
vùng có độ cao dưới 800 thuộc lưu vục suối Dầu, sông Cầu, sông Tô Hạp thuộc khí
hậu nhiệt đới chuẩn. Từ đó mỗi vùng sẽ hình thành những kiểu rừng (thảm thực vật),
những kiểu phụ khác nhau.

15


×