VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT
NGUYỄN THỊ THU HƢỜNG
MỘT SỐ DẪN LIỆU VỀ ĐA DẠNG KIẾN
(INSECTA: HYMENOPTERA: FORMICIDAE) Ở KHU
BẢO TỒN THIÊN NHIÊN HÒN BÀ, KHÁNH HÒA
LUẬN VĂN THẠC SỸ SINH HỌC
HÀ NỘI, 2015
Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT
NGUYỄN THỊ THU HƢỜNG
MỘT SỐ DẪN LIỆU VỀ ĐA DẠNG KIẾN
(INSECTA: HYMENOPTERA: FORMICIDAE) Ở KHU
BẢO TỒN THIÊN NHIÊN HÒN BÀ, KHÁNH HÒA
Chuyên ngành: Động vật học
Mã số: 60 42 01 03
LUẬN VĂN THẠC SỸ SINH HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. BÙI TUẤN VIỆT
HÀ NỘI, 2015
Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
MỤC LỤC
DANH LỤC CÁC TỪ, THUẬT NGỮ VIẾT TẮT…………………..……….i
DANH LỤC HÌNH…………………………………………………….……..ii
DANH LỤC BẢNG……………………………………………………..…...iii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ I
1.
Đặt vấn đề.............................................................................................. 1
2.
Mục tiêu của đề tài ................................................................................ 2
3.
Nội dung của đề tài ............................................................................... 2
4.
Ý nghĩa của đề tài.................................................................................. 2
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 2
1.1. Vai trò quan trọng của kiến ................................................................... 3
1.2. Tình hình nghiên cứu kiến trên thế giới ................................................ 4
1.3. Tình hình nghiên cứu kiến ở Việt Nam ................................................ 6
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 11
2.1. Đối tƣợng, thời gian và địa điểm nghiên cứu ...................................... 11
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu .................................................................... 11
2.1.2 Thời gian nghiên cứu ..................................................................... 11
2.1.3 Địa điểm nghiên cứu ...................................................................... 11
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu...................................................................... 12
2.2.1 Nghiên cứu thực địa ...................................................................... 12
2.2.2 Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm .............................................. 13
2.2.3 Phương pháp xử lý số liệu.............................................................. 13
2.2.4 Hình thái ngoài của kiến ................................................................ 13
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................. 15
3.1. Đa dạng thành phần loài và giống kiến tại KBTTN Hòn Bà ............... 15
3.2. Đa dạng thành phần loài và giống kiến tại các khu vực độ cao ........... 22
Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
3.3. Phân bố của các giống kiến theo các nhóm chức năng ........................ 26
3.4. Khóa phân loại và đặc điểm hình thái của các phân họ kiến tại KBTTN
Hòn Bà......................................................................................................... 29
3.4.1 Khóa phân loại các phân họ kiến tại KBTTN Hòn Bà.................. 29
3.4.2. Một số đặc điểm hình thái của các phân họ kiến ở KBTTN Hòn Bà
................................................................................................................. 36
CHƢƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................. 44
4.1 Kết luận ................................................................................................. 44
4.2. Kiến nghị .............................................................................................. 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 46
Tài liệu tiếng Việt........................................................................................ 46
Tài liệu tiếng Anh........................................................................................ 47
PHỤ LỤC
Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
Luận văn thạc sỹ
Nguyễn Thị Thu Hường
DANH LỤC CÁC TỪ, THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
KBTTN
Khu Bảo tồn thiên nhiên
KBT
Khu Bảo tồn
CGKHNĐ
Chuyên gia khí hậu nhiệt đới
HĐN
Hoạt động ngầm
BMAT
Bắt mồi ăn thịt
CH
Cơ hội
KPT
Kiến phổ thông
nnk
Những ngƣời khác
Viên sinh thái và Tài nguyên Sinh vật
Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
i
Luận văn thạc sỹ
Nguyễn Thị Thu Hường
DANH LỤC HÌNH
Hình 1. Hình thái cấu tạo cơ thể kiến 1 đốt eo.......................... ……………..14
Hình 2. Hình thái cấu tạo bộ phận đầu kiến .................................................... 15
Hình 3. Hình thái cấu tạo cơ thể kiến 2 đốt eo................................................ 15
Hình 4. Phân bố các loài trong các giống và nhóm giống kiến ..................... 20
Hình 5. Các giống và phân họ kiến tại KBTTN Hòn Bà và tại khu hệ kiến
Việt Nam ........................................................................................... 21
Hình 6e. Biểu đồ các giống và phân họ kiến tại KBTTN Hòn Bà ………….22
Hình 6f. Biểu đồ các giống và phân họ kiến tại KBTTN Bình Châu –
Phƣớc Bửu…………………………………………………. ......... 22
Hình 7. Đa dạng giống và loài kiến ở các khu vực độ cao ............................. 26
Hình 8. Sự phân bố của các giống kiến trong các nhóm chức năng ….……..29
Hình 1a. Tấm lƣng của đốt bụng thứ VII (pygidium) ..................................... 33
Hình 1b. Tấm lƣng của đốt bụng thứ VII (pygidium) .................................... 32
Hình 1c. Tấm bụng của đốt bụng thứ VII (hypopygium) ............................... 32
Hình 2a. Lỗ thở ............................................................................................... 32
Hình 2b. Lỗ thở ............................................................................................... 32
Hình 2c. Lƣng ngực ........................................................................................ 32
Hình 2d. Lƣng ngực ........................................................................................ 32
Hình 3a. Eo cơ thể 1 đốt(petiola) .................................................................... 33
Hình 3b. Eo cơ thể 2 đốt (petiola) ................................................................... 33
Hình 5a. Đốt bụng thứ IV dạng uốn cong ....................................................... 33
Hình 5b. Đốt bụng thứ IV dạng không uốn cong ........................................... 33
Viên sinh thái và Tài nguyên Sinh vật
Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
ii
Luận văn thạc sỹ
Nguyễn Thị Thu Hường
Hình 6a. Ổ râu đầu nằm dƣới đƣờng ngang gốc hàm ..................................... 33
Hình 6b. Ổ râu đầu nằm dƣới đƣờng ngang gốc hàm ..................................... 33
Hình 6c. Ổ râu đầu nằm trên đƣờng ngang gốc hàm ...................................... 33
Hình 8a. Đốt bụng thứ I .................................................................................. 34
Hình 8b. Đốt bụng thứ I .................................................................................. 34
Hình 22. Đƣờng rãnh của tấm lƣng và tấm bụng của đốt bụng thứ I; ngòi
châm ................................................................................................ 34
Hình 23. Đƣờng rãnh của tấm lƣng và tấm bụng của đốt bụng thứ I ............. 34
Hình 24. Lỗ chứa axit...................................................................................... 35
Hình 25. Đỉnh của tấm bụng của đốt bụng thứ VII......................................... 35
Hình 34. Ổ râu đầu .......................................................................................... 35
Hình 33. Bộ phận miệng ................................................................................. 35
Hình 35. Bộ phận miệng ................................................................................. 35
Hình 36. Ổ râu đầu .......................................................................................... 35
DANH LỤC BẢNG
Bảng 1. Thành phần loài kiến ......................................................................... 16
Bảng 2. Sự phân bố của các loài kiến ở các khu vực độ cao .......................... 23
Bảng 3. Sự phân bố của các loài kiến trong các nhóm chức năng .................. 27
Viên sinh thái và Tài nguyên Sinh vật
Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
iii
Luận văn thạc sỹ
Nguyễn Thị Thu Hường
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Kiến thuộc lớp Côn trùng (Insecta), bộ Cánh màng (Hymenoptera), họ
Kiến (Formicidae),là một trong những nhóm động vật đất chiếm ƣu thế nhất
trong các vùng nhiệt đới (Bolton, 1997) [14]. Mặc dù kiến chỉ chiếm 1,5% số
loài côn trùng đã biết, nhƣng chúng lại chiếm tới hơn 10% tổng sinh khối của
các loài động vật trong các khu rừng nhiệt đới, đồng cỏ và có lẽ trong cả các
sinh cảnh khác (Agosti et al., 2000) [11].Chúng đồng thời là những động vật
ăn thịt, là con mồi và là sinh vật phân giải các chất hữu cơ trong hệ sinh thái
(Bolton, 2003) [15].Việc nghiên cứu sinh học và sinh thái của các loài kiến
nhiệt đới sẽ có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu các hệ sinh thái, song
kiến thức của chúng ta về kiến còn nhiều hạn chế. Thậm chí việc phân loại
kiến, cơ sở nghiên cứu của nhiều lĩnh vực sinh học, đang còn phải trong quá
trình tiến tới hoàn thiện (Ito et al., 2001) [30]. Đặc biệt trong vùng Đông
Phƣơng (Oriental region), trong đó có Việt Nam, khu hệ kiến vẫn ít đƣợc điều
tra khám phá sau các công trình tiên phong vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20
của một số tác giả phƣơng Tây:Frederick Smith, Carlo Emery, Auguste Forel,
William Morton Wheeler (Radchenko, 2001) [36]. Bên cạnh vai trò chức
năng quan trong trọng hệ sinh thái, kiến đang đƣợc xem nhƣ là những vật chỉ
thị đánh giá đa dạng sinh học (Ito et al., 2001) [30]. Một số loài kiến đang
đƣợc ứng dụng trong phòng trừ sinh học các loài sâu hại bảo vệ cây trồng,
một số loài kiến có thể khai thác và nhân nuôi dùng làm thực phẩm và thuốc
chữa bệnh cho con ngƣời (Nguyễn Đắc Đại và nnk, 2015)[2].
Bên cạnh những mặt có lợi phục vụ phát triển kinh tế và đời sống con
ngƣời, kiến còn có một số mặt tiêu cực, chẳng hạn nhƣ một số loài kiến sống
trong các khu dân cƣ và thƣờng kéo theo bầy đàn với số lƣợng lớn, chúng trở
thành đối tƣợng gây phiền toái cho con ngƣời. Sự xuất hiện của kiến trong
thức ăn, đồ uống đã gây nên sự kinh hãi cho nhiều ngƣời. Một số loài khi cắn
Viên sinh thái và Tài nguyên Sinh vật
Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
1
Luận văn thạc sỹ
Nguyễn Thị Thu Hường
hoặc đốt gây ra những mụn ngứa hoặc bỏng rộp cho con ngƣời. Một số loài
kiến làm tổ trong gỗ gây hại các cấu kiện của gỗ. Kiến cũng là một trong
những vectơ truyền nhiều loại bệnh cho ngƣời và gia súc (Vũ Quang Mạnh,
2000) [5]. Vì vậy nghiên cứu kiến cũng có ý nghĩa chỉ ra thành phần loài kiến
có hại, tạo cơ sở cho việc phòng trừ chúng.
Để góp phần xây dựng cơ sở dữ liệu cho việc đánh giá tính đa dạng và
bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, đồng thời bổ sung dẫn liệu về đa dạng kiến
Việt Nam thêm phong phú, chúng tôi tiến hành nghiên cứu và đƣa ra “Một số
dẫn liệu về đa dạng kiến (Insecta: Hymenoptera: Formicidae) ởKhu Bảo
tồn Thiên nhiên Hòn Bà, tỉnh Khánh Hòa”.
2. Mục tiêu của đề tài
- Nghiên cứu sự đa dạng của các phân họ và các giống kiến tại Khu Bảo tồn
thiên nhiên Hòn Bà.
- Nghiên cứu giá sự đa dạng của các giống kiến trong các nhóm chức năng.
- Nghiên cứu thành phần loài kiến ở các đới độ cao khác nhau tạiKhu Bảo tồn
thiên nhiên Hòn Bà.
3. Nội dung của đề tài
- Thống kê thành phần loài và các giống kiến tại Khu Bảo tồn thiên nhiên
Hòn Bà.
- Xác định sự phân bố của các loài kiến trong các nhóm chức năng.
- Xây dựng khóa phân loại các phân họ kiến tại Khu Bảo tồn thiên nhiên
Hòn Bà, mô tả đặc trƣng hình thái các phân họ kiến tại Khu Bảo tồn thiên
nhiên Hòn Bà.
4. Ý nghĩa của đề tài
Đề tài cung cấp một số dẫn liệu về đa dạng kiến (Insecta: Hymenoptera:
Formicidae) ở Khu Bảo tồn Thiên nhiên Hòn Bà, tỉnh Khánh Hòa nói riêng và
khu hệ kiến Việt Nam nói chung.
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Viên sinh thái và Tài nguyên Sinh vật
Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
2
Luận văn thạc sỹ
Nguyễn Thị Thu Hường
1.1. Vai trò quan trọng của kiến
Kiến (Hymenoptera: Formicidae) là một trong những nhóm côn trùng
xã hội cánh màng có vai trò quan trọng trong các hệ sinh thái (Nguyễn Đắc
Đại và nnk, 2015) [2], chúng có mặt ở khắp mọi nơi, những khoảng không có
sẵn đều có thể trở thành nơi cƣ trú của kiến, chúng giữ vai trò quan trọng
trong hệ sinh thái.
Trong thực tế,ở một vài nơi kiến phát triển với số lƣợng cực lớn và có
thể tạo ra sinh khối rất lớn. Ở Tây Phi, Lamotte (1947) đã xác nhận kiến
chiếm 27% số lƣợng động vật không xƣơng sống và 4% sinh khối. Ở vùng
đồng cỏ Bắc Mỹ kiến bắt mồi chiếm 1-15% tổng sinh khối của động vật
không xƣơng sống dƣới mặt đất. Trong nhiều sa mạc, kiến là vật tiêu thụ chủ
yếu hạt của các cây hàng năm và thƣờng gây áp lực đối với tỷ lệ tăng trƣởng
quần thể của loài chuột, vì cả hai đều có chung một loại thức ăn (Vũ Quang
Mạnh, 2000) [5].
Khi xâm nhập vào nhà cửa, các loài kiến thuộc giống Eciton ở châu Mỹ
và các loài của giống Dorylus ở châu Âu và châu Á, đã tiêu diệt tất cả các côn
trùng gây hại khác chẳng hạn nhƣ gián, rệp … Một điều rất kỳ lạ là dọc theo
những cột di chuyển của kiến, ngƣời ta không thấy có sâu và chuột gây hại
(Bùi Công Hiển và nnk, 2014)[3].
Ở đa số những nơi cƣ trú, kiến dẫn đầu những vật ăn thịt trong số các
loài côn trùng và các loài động vật không xƣơng sống nhỏ bé sống trong đất
(Jeanne, 1979; Willson, 1971) [31, 42].Pierre Jolivet (1966) đã nhận thấy kiến
có tác dụng làm xốp đất giống nhƣ giun đất [33].
Trong rừng ôn đới ở New York, kiến có tác dụng phát tán gần 1/3 số
loài cây hòa thảo, các loài cây này đã sản xuất đến 40% sinh khối trên mặt đất
(Handel et al., 1981) [28]. Kiến còn vận chuyển phân tán các hạt cây rừng lên
Viên sinh thái và Tài nguyên Sinh vật
Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
3
Luận văn thạc sỹ
Nguyễn Thị Thu Hường
các tảng đá trần trụi ở Phần Lan (Oinonen, 1956) [32].Những vùng có tổ kiến
thƣờng có lƣợng carbon, nitrogen và phospho cao. Nồng độ nitrogen thƣờng
phân bố không đồng đều trên mặt đất do đó tạo ra sự phân bố không đồng đều
của thảm thực vật (Briese, 1982) [17].Thành phần dinh dƣỡng trong các tổ
kiến khác với thành phần dinh dƣỡng vùng đất xung quanh tổ kiến. Hiệu quả
dinh dƣỡng trong tổ kiến duy trì đƣợc trong thời gian dài, đôi khi trong suốt
năm sau khi tách chúng ra khỏi các tổ (Vũ Quang Mạnh, 2000) [5].Nói chung
cây trồng thƣờng phát triển tốt hơn trên đất của các tổ kiến cũ.
Kiến đặc biệt thích hợp với các chƣơng trình đánh giá và kiểm soát môi
trƣờng, vì tính đa dạng và sự phong phú của chúng ở hầu hết các nơi cƣ trú.
Đã có rất nhiều nghiên cứu sử dụng kiến trong đánh giá và kiểm soát môi
trƣờng, ví dụ nhƣ nghiên cứu sự đa dạng của kiến theo độ cao địa hình ở
Madagascar (Fisher, 1996), kết quả đã thu đƣợc 148 loài kiến thuộc 28 giống,
thành phần loài kiến thay đổi theo độ cao từ 785-825m tới 1275-1680m, từ
vùng đất thấp tới vùng đất cao. Andersen (1992) đã sử dụng kiến để đánh giá
khả năng phục hồi môi trƣờng sau khi khai mỏ tại đất rừng savan Australia.
Kết quả cho thấy thành phần loài kiến tăng theo thời gian sau 8 năm, tuy
nhiên mức độ tăng vẫn chƣa đạt số lƣợng loài so với công thức đối chứng
(Bolton, 1995) [13].
Kiến là một trong những nhóm côn trùng có ý nghĩa quan trọng trong đời
sống kinh tế và nghiên cứu khoa học, đặc biệt nhƣ khả năng thông tin trong
các quần thể kiến, sự phản ứng của chúng với những thay đổi của môi trƣờng
luôn thu hút sự nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trên thế giới.
1.2. Tình hình nghiên cứu kiến trên thế giới
Hệ thống phân loại kiến mà chúng ta tiếp thu đƣợc ngày nay là thành
tựu hơn một thế kỷ tích lũy công sức của nhiều nhà khoa học. Các tác giả đầu
tiên nhƣ Nylander (1846a, 1846b, 1849), Smith (1858), Mayr (1861, 1863) và
Viên sinh thái và Tài nguyên Sinh vật
Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
4
Luận văn thạc sỹ
Nguyễn Thị Thu Hường
Roger (1863b) đã tiến hành nghiên cứu tập hợp tên các taxon ở mức độ giống
và loài, song họ chƣa quan tâm nhiều đến việc sắp xếp các taxon trên thành hệ
thống phân loại chuẩn theo quy định. Tiếp theo là thế hệ các nhà phân loại
kiến thứ hai, bên cạnh việc bổ sung số lƣợng lớn tên vào danh sách các loài
kiến đang phát triển nhanh chóng, họ bắt đầu sắp xếp tên vào hệ thống phân
loại chuẩn. Sau đó, Emery (1877a, 1895j, 1896e, 1901a, 1914a, 1915i) và
Forel (1878, 1893) đã phát triển thành hệ thống phân loại nhƣ ngày nay.
Chính hệ thống này đã đƣợc nhiều tác giả sử dụng, nhƣ Emery sử dụng trong
một loạt công trình về các giống côn trùng công bố vào các năm 1910, 1911,
1912, 1921, 1922, 1925 và các công trình của Wheeler (1920, 1925). Kết quả
của họ đƣợc gọi là hệ thống phân loại Emery- Wheeler (Brown, 1958g), trong
đó hai tác giả đã trình bày khóa phân loại các giống kiến của thế giới và các
taxon bậc cao hơn, hệ thống phân loại này đã có ảnh hƣởng to lớn trong việc
giải quyết những khó khăn tồn tại trong nhiều năm (Bolton, 1995) [13]. Vào
năm 1950, sau một thời gian dài sử dụng, các nhà khoa học đã nhận thấy hệ
thống phân loại kiến của Emery-Wheeler xuất hiện những sai sót rất khó có
thể khắc phục và đã không đƣợc sử dụng nhiều trong giới khoa học. Đến năm
1951, Clark và Bernard đề xuất đƣa ra hai hệ thống phân loại đặc trƣng của
các phân họ kiến. Hệ thống này đã nhanh chóng đƣợc Brown (1954e) sử
dụng, đồng thời đề xuất ra những thay đổi cơ bản trong phƣơng hƣớng phân
loại kiến. Những công trình của Brown đã hình thành nền tảng cho các nghiên
cứu hiện đại trong cả hai lĩnh vực phân loại và phát sinh loài kiến (Bolton,
1995) [13]. Trong khuôn khổ hệ thống phân loại trên bao gồm các bảng danh
lục của Brown (1973b), Snelling (1981), Wheeler (1985), Dlussky và
Fedoseeva (1987), Holldobler và Wilson (1990), Bolton (1994).
Về việc nghiên cứu phát sinh loài kiến hoặc những ý định giải thích
nguồn gốc của các dạng phân họ kiến đã đƣợc Wheeler khởi thảo từ năm
Viên sinh thái và Tài nguyên Sinh vật
Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
5
Luận văn thạc sỹ
Nguyễn Thị Thu Hường
1920. Song công trình của ông vẫn còn nhiều tồn tại cho tới khi các công trình
của Brown (1954e) mới giải quyết những tồn tại nảy sinh. Năm 1990, Bolton
đã đề xuất phƣơng pháp chia nhánh, có tác dụng ảnh hƣởng tốt trong các công
trình hiện đại nghiên cứu phát sinh loài kiến. Những năm sau đó đã xuất hiện
nhiều công trình thể hiện sự tiến bộ trong việc nghiên cứu phát sinh loài kiến
qua những tác giả bao gồm Taylor (1978a); Dlussky vàFedoseeva (1987),
Bolton và Ward (1992), Shattuck (1992b) và Lattke (1994).
Về nghiên cứu tổ chức xã hội loài kiến và sự đa dạng sinh học của
chúng đã bùng nổ thông qua nhiều tác giả nhƣ Beattie (1985), Blum (1984),
Dlussky (1981a), Holldobler và Willson (1990).
Trên thế giới, lực lƣợng các nhà khoa học nghiên cứu kiến đang phát
triển rộng rãi, theo thống kê vào năm 2003 có khoảng 400 ngƣời tham gia
nghiên cứu kiến. Ở Nhật Bản có hội nghiên cứu kiến khoảng trên 30 ngƣời.
Vùng Đông Nam châu Á đã thành lập mạng lƣới nghiên cứu kiến (AneT),
trong đó có Việt Nam.
Theo Bolton 2010, trên thế giới có khoảng 22 phân họ, 299 giống và
14095 loài kiến đã đƣợc mô tả. Năm 2011,Pfeiffer và những ngƣời khácđã
thống kê và đƣa ra danh sách các loài kiến của vùng Borneo (Brunei, Sabah
và Sarawak của Malaysia và Kalimantan của Indonesia) gồm 97 giống, 12
phân họ và 769 loài và phân loài (Pfeiffer et al., 2011) [34]. Theo thống kê
vào năm 2012, khu hệ kiến Trung Quốc có 939 loài và phân loài thuộc 103
giống và 12 phân họ (Guénard et al., 2012) [27].
1.3. Tình hình nghiên cứu kiến ở Việt Nam
Viên sinh thái và Tài nguyên Sinh vật
Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
6
Luận văn thạc sỹ
Nguyễn Thị Thu Hường
Nghiên cứu khu hệ kiến Việt Nam đƣợc khởi xƣớng từ những năm đầu
thế kỷ 20 do một số tác giả ngƣời nƣớc ngoài thực hiện: Bingham, 1903;
Santchi, 1920; Wheeler, 1927; Karawajew, 1935.
Thời gian từ sau hòa bình lặp lại (1954) cũng có một số tác giả nƣớc
ngoài điều tra nghiên cứu kiến tại miền Bắc Việt Nam nhƣ Pisarski và
Proszynski, 1959; Pisarski và Bielawski, 1966.Đã thống kê và công bố đƣợc
danh sách 31 loài kiến thuộc ba phân họ Pseudomyrmecinae, Dorylinae,
Ponerinae.Tám loài lần đầu tiên ghi nhận tại Việt Nam: Aenictus laeviceps, A.
brevicornis, Cerapachys sulcinodis, C. sauteri, Leptogenys minchini, L.
lucidula, Pseudoponera amblyops, Brachyponera jerdoni(Radchenko,1993]
[35].
Năm 1965-1966, Chƣơng trình điều tra côn trùng tổng hợp của Bộ
Nông nghiệp, 36 loài kiến đƣợc ghi lại.Tuy nhiên danh sách các loài kiến cần
đƣợc sửa đổi dựa trên các nguyên tắc phân loại hiện đại (Eguchi et al., 2011)
[24]. Năm 2008,Katsuyuki Eguchi đã sửa đổi và sắp xếp một số loài trong
giống Pheidole (Insecta: Hymenoptera: Formicidae: Myrmicinae)[23].
Từ năm 2001 đến 2006,Radchenko vànnklần đầu tiên ghi nhận giống
Myrmica ở miền Bắc Việt Nam với ba loài mới M. yamanei, M. titanica và M.
schoedli(Radchenko et al., 2006) [37].
Nghiên cứu khu hệ kiến Việt Nam đƣợc bắt đầu từ những năm đầu thế
kỷ,tuy nhiên đến cuối thế kỷ 20đầu thế kỷ 21 mới có tác giả ngƣời Việt
Namnghiên cứu kiến nhƣ Bùi Tuấn Việt, Bùi Công Hiển, Nguyễn Văn Quảng
… thể hiện qua các công trình công bố,danh sách các loài kiến của khu hệ
kiến Việt Nam không ngừng đƣợc tăng trƣởng.
Năm 2003, từ bộ mẫu kiến thu thập tại các Khu bảo tồn thiên nhiên và
Vƣờn Quốc gia (Cúc Phƣơng, Tam Đảo, Ba Vì, Bái Tử Long, Cát Bà, Hoàng
Viên sinh thái và Tài nguyên Sinh vật
Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
7
Luận văn thạc sỹ
Nguyễn Thị Thu Hường
Liên, Hữu Liên, Kim Hỷ, Phong Điền, Tây Yên Tử, Kỳ Thƣợng) và 8 địa
điểm thuộc khu vực thành thị và nông thôn, Bùi Tuấn Việt đã bƣớc đầu phân
tích và đƣa ra kết quả với 281 loài thuộc 59 giống tại miền Bắc Việt Nam [6].
Năm 2004, Bùi Tuấn Việt đã phân tích và bổ sung thêm 26 loài và 15
giống kiếm mới, đƣa số lƣợng loài kiến ở miền Bắc Việt Nam đƣợc biết đến
lên 307 loài thuộc 74 giống, 9 phân họ [9].
Các nhà khoa học cũng đã điều tra, nghiên cứu kiến ở một số khu vực
tại miền Nam Việt Nam. Năm 2004, Bùi Công Hiển và nnk đã công bố tìm
thấy 25 loài kiến thuộc 16 giống, 6 phân họ ở Vƣờn Quốc gia Côn Đảo. Sau
hai đợt điều tra nghiên cứu, Bùi Tuấn Việt và nnkđã phát hiện đƣợc 103 loài
kiến thuộc 44 giống, 11 phân họ ở Vƣờn Quốc gia Nam Cát Tiên[8].
Năm 2011, trong chƣơng trình hợp tác Việt – Nga, Zryanin đã đƣa ra
danh sách các loài kiến ở miền Nam Việt Nam với 272 loài, 68 giống và 12
phân họ.Trong đó nhiều nhất là các giống: Polyrhachis (31 loài), Camponotus
(21 loài), Pheidole (21 loài), Leptogenys (17 loài) vàCrematogaster (13 loài).
Bảy giống:Echinopla Smith, 1857;Indomyrma Brown, 1986; Liomyrmex
Mayr, 1865; Paratopula Wheeler, 1919;Proatta Forel, 1912;Protanilla
Taylor, 1990 và Rotastruma Bolton, 1991 lần đầu tiên đƣợc ghi nhận tại Việt
Nam(Zryanin, 2011) [40].
Cũng trong năm 2011, Katsuyuki Eguchi và nnkđã thống kê và đƣa ra
danh sách 12 phân họ, 92 giống kiến đã biết ở Việt Nam. Phân họ
Dolichoderinae (8 giống): Chronoxenus, Dolichoderus,
Iridomyrmex,
Liometopum, Ochetellus, Philidris, Tapinoma, Technomyrmex; Phân họ
Formicinae (18 giống): Acropyga, Anoplolepis, Camponotus, Cladomyrma,
Echinopla, Gesomyrmex, Lasius, Lepisiota, Myrmoteras, Nylanderia,
Oecophylla, Paratrechina, Paraparatrechina, Plagiolepis, Polyrhachis,
Prenolepis,
Pseudolasius,
Undescribed
genus
"eg-2";
Phân
Viên sinh thái và Tài nguyên Sinh vật
Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
họ
8
Luận văn thạc sỹ
Nguyễn Thị Thu Hường
Pseudomyrmecinae (1 giống): Tetraponera; Phân họCerapachyinae (2 giống):
Cerapachys, Simopone; Phân họ Aenictinae (1 giống): Aenictus; Phân họ
Dorylinae (1 giống): Dorylus; Phân họ Leptanillinae (2 giống): Leptanilla,
Protanilla; Phân họ Amblyoponinae (5 giống): Stigmatomma, Myopopone,
Mystrium, Opamyrma, Prionopelta; Phân họ Ponerinae (12 giống):
Anochetus,
Centromyrmex,
Cryptopone,
Diacamma,
Harpegnathos,
Hypoponera, Leptogenys, Odontomachus, Odontoponera, Pachycondyla,
Platythyrea, Ponera; Phân họ Ectatomminae (1 giống): Gnamptogenys; Phân
họ Proceratiinae (3 giống): Discothyrea, Probolomyrmex, Proceratium; Phân
họ Myrmicinae (38 giống): Acanthomyrmex, Anillomyrma, Aphaenogaster,
Calyptomyrmex, Cardiocondyla, Cataulacus, Crematogaster, Dacatria,
Dilobocondyla,
Gauromyrmex,
Lophomyrmex,
Lordomyrma,
Kartidris,
Lasiomyrma,
Liomyrmex,
Mayeriella,
Meranoplus,
Monomorium,
Myrmecina, Myrmica, Myrmicaria, Oligomyrmex, Paratopula, Parvimyrma,
Pheidole, Pheidologeton, Pristomyrmex, Proatta, Pyramica, Recurvidris,
Rhopalomastix, Rhoptromyrmex, Solenopsis, Strumigenys, Temnothorax,
Tetramorium, Vollenhovia, Vombisidris [24].
Trong quá trình nghiên cứu khu hệ kiến Việt Nam các nhà khoa học đã
phát hiện và công bố đƣợc rất nhiều loài mới cho khoa học [18,19,20,21,
28,36, 37, 39], trong đó có mẫu chuẩn của 25 loàihiện đang lƣu giữ tại Bảo
tàng Thiên nhiên Việt Nam:Myrmoteras cuneonodum Xu,1998; Pheidole
aspidata Eguchi et Bui, 2005; Pheidole fortis Eguchi, 2006; Cladomyrma
scopulosa
Eguchi et Bui, 2006; Pheidole colpigaleata Eguchi, 2006;
Pheidole foveolata Eguchi, 2006; Pheidole laevicolor Eguchi, 2006; Pheidole
vulgaris Eguchi, 2006; Probolomyrmex vieti Eguch, Yoshimura et Yamane,
2006; Pheidole magna Eguchi, 2006; Parvimyrma sangi Eguchi et Bui, 2007;
Pheidole elongate Eguchi, 2008; Pheidolelaevithorax Eguchi, 2008;
Viên sinh thái và Tài nguyên Sinh vật
Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
9
Luận văn thạc sỹ
Pheidoleochracea
Nguyễn Thị Thu Hường
Eguchi,
2008;
Pheidolerugithorax
Eguchi,
2008;
Pheidoletumidan Eguchi, 2008; Opamyrmahungvuong, Yamane, Bui et
Eguchi, 2008; Pheidolevieti Eguchi, 2008; Acanthomyrmexhumilis Eguchi,
Bui et Yamane, 2008; Aenictus vieti Jaistrong et Yamane, 2010; Aenictus
eguchi Jaistrong et Yamane, 2010; Myrmoteras namphuong Bui, Eguchi et
Yamane, 2013; Myrmoteras concolor Bui, Eguchi et Yamane, 2013;
Myrmoteras opalinum Bui, Eguchi et Yamane, 2013; Myrmoteras tonimasai
Bui, Eguchi et Yamane, 2013.
Viên sinh thái và Tài nguyên Sinh vật
Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
10
Luận văn thạc sỹ
Nguyễn Thị Thu Hường
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƢƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng, thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Họ Kiến (Formicidae), bộ Cánh màng (Hymenoptera), lớp Côn trùng
(Insecta), ngành Chân khớp (Arthropoda).
2.1.2 Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 03/2013 đến tháng 12/2015.
2.1.3 Địa điểm nghiên cứu
Hòn Bà đƣợc bác sĩ Alexandre Yersin khám phá vào năm 1863và ông
đã cho xây dựng khu nghiên cứu, thực nghiệm nhiều loại cây thuốc có giá
trị(baochinhphu.vn)[48].
Năm 2005,Khu Bảo tồn thiên nhiên (KBTTN)Hòn Bàchính thức đƣợc
thành lậptheo Quyết định số 98/QĐ-UBND ngày 15/12/2005 của UBND tỉnh
Khánh Hòa, thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trực tiếp quản
lý.Là một trong những KBTTN vùng Nam Trung Bộ, nằm ở phía Nam tỉnh
Khánh Hòa, cách Nha Trang gần 30km (theo đƣờng chim bay).Với tọa độ địa
lý: 12°01’45" đến 12°12’00" vĩ Bắc và 108°54’04" đến 109°05’00" kinh
Đông. Vùng đệm của Khu Bảo tồn (KBT) nằm trên địa bàn 08 xã thuộc 04
huyện. KBT gồm núi Hòn Bà có độ cao 1574m so với mặt nƣớc biển, hệ
thống đỉnh và dãy núi xung quanh, là một vùng rộng lớn với rừng thƣờng
xanh á nhiệt đới núi thấp, một trong những hệ sinh thái đã và đang bị đe dọa ở
Việt Nam. Tổng diện tích KBT: 20.978 ha; bao gồm phân khu bảo vệ nghiêm
ngặt (10.448 ha), phân khu phục hồi sinh thái và khu hành chính (10.530
ha).Nơi đây có khí hậu mát mẻ quanh năm, độ ẩm cao, đƣợc ví nhƣ "Đà lạt
Viên sinh thái và Tài nguyên Sinh vật
Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
11
Luận văn thạc sỹ
Nguyễn Thị Thu Hường
thứ hai" của miền Trung bởi khí hậu ôn hòa, độ ẩm quanh năm cao vì có mƣa
thƣờng xuyên (khanhhoa.tavico.vn)[46].
Theo số liệu điều tra sơ bộ, Khu Bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà có khoảng
592 loài thực vật bậc cao, thuộc 401 chi và 120 họ, trong đó có 43 loài quý
hiếm đƣợc liệt kê trong Sách đỏ Việt Nam.Đặc biệt trong năm 2015, các nhà
khoa học đã phát hiện nhiều loài thực vật mới cho khoa học nhƣ Giác đế Hòn
Bà - Goniothalamus flagellistylusthuộc họ Na(Annonaceae); Xú hƣơng
Yahara -Lasianthus yaharaethuộc họ Cà phê (Rubiaceae);Zingiberdiscolor và
Zingiber yersiniithuộc họ Gừng (Zingiberaceae); Miguelia cruentathuộc họ
Lan (Orchidaceae) (itb.ac.vn)[47].Hệ động vật rừng gồm 255 loài thuộc 88 họ
nằm trong 4 lớp thú, chim, bò sát và ếch nhái, đặc biệt có sự hiện diện của các
đàn Chà vá chân đen và Vƣợn bạc má (baochinhphu.vn)[48].
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1 Nghiên cứu thực địa
* Vật liệu, dụng cụ:
Khay nhựa (kích thƣớc 30x40cm), lƣới kim loại (kích thƣớc mắt lƣới
5x5mm), panh, ống nhựa đựng mẫu, mồi đặt bẫy, cồn 80%…
* Phương pháp tiến hành:
- Kiến đƣợc điều tra khảo sát dọc theo trục đƣờng chính từ chân núi lên
đỉnh Hòn Bà, ở cáckhu vực độ cao khác nhau: 372-410m, 740-800m, 9131038m, 1505-1564m.
- Thu thập kiến bằng tay: Sử dụng khay nhựa (kích thƣớc 30x40 cm)
và lƣới kim loại (kích thƣớc mắt lƣới 5x5mm) thu các lớp đất thảm mục rồi
sử dụng panh hoặc ống hút để thu các mẫu kiến vào các ống nghiệm chứa cồn
80%.
- Thu thập kiến bằng bẫy đào: Sử dụng các ống nhựa dài 15cm, nhọn
đáy, có nắp đậy. Trên mỗi ống nhựa, có hai hàng lỗ (¢=3mm) cách đều nhau.
Viên sinh thái và Tài nguyên Sinh vật
Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
12
Luận văn thạc sỹ
Nguyễn Thị Thu Hường
Nắp ống nhựa có buộc một đoạn dây dài khoảng 1m. Đặt 5gram mồi xúc xích
vào mỗi ống và chôn xuống mặt đất, độ sâu khoảng 20cm, 20 ống đƣợc chôn
thành hàng liên tục, mỗi ống cách nhau khoảng 1m. Sau 24 giờ, tiến hành rút
các bẫy và thu tất cả kiến có trong mỗi ống.
2.2.2 Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm
- Làm tiêu bản: Làm tiêu bản khô từ các mẫu đƣợc bảo quản trong các
lọ cồn thu đƣợc ngoài thực địa.
- Định loại kiến: Sử dụng các khóa phân loại tới giống trên thế giới của
Bolton (1994, 2003, 2007) và các khóa định loại trên phần mềm Lucid để
phân loại các phân họ, giống kiến của Việt Nam (Katsuyuki Eguchiet al.,
2012, 2013, 2014), kết hợp so sánh với bộ mẫu kiến chuẩn tại Bảo tàng Thiên
nhiên Việt Nam.
- Sử dụng máy ảnh kỹ thuật số Nikon Coolpix 8400 chụp qua kính lúp
Nikon AZ100 để đạt đƣợc các hình ảnh phân loại.
2.2.3 Phương pháp xử lý số liệu
- Sử dụng phần mềm Excel (2013) để xử lý, tính toán số liệu và vẽ hình
minh họa số lƣợng loài, giống và phân họ kiến tại KBTTN Hòn Bà.
- Các nhóm kiến chức năng đƣợc phân theo William và Brown (2000)
[41].
2.2.4 Hình thái ngoài của kiến
- Hình thái ngoài cơ thể kiến với 3 phần chính, bao gồm: phần đầu
(captu), phần ngực (thorax) và phần bụng (abdomen).
Phần đầu có mắt, râu (anten), hàm (răng). Râu có đốt gốc dài vƣơn ra
khỏi đầu để nối với anten. Số lƣợng đốt của anten thƣờng dao động, phụ
thuộc vào đặc điểm của loài kiến. Phần ngực mang 3 đôi chân. Ở dạng cá thể
sinh sản (con đực hoặc con cái) thì ngực có thêm 2 đôi cánh. Phần bụng bao
gồm phần eo (petiole) và phần bụng (gaster). Phần eo cơ thể thƣờng có 1 hoặc
Viên sinh thái và Tài nguyên Sinh vật
Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
13
Luận văn thạc sỹ
Nguyễn Thị Thu Hường
2 đốt tùy thuộc vào nhóm kiến. Phần cuối bụng (gaster) có hình dáng, cấu tạo
khác nhau tùy thuộc các nhóm kiến khác nhau, nhƣ một số loài kiến có ngòi
châm ở phía cuối bụng (Bùi Công Hiển và nnk, 2014) [3].
Hình 1. Hình thái cấu tạo cơ thể kiến 1 đốt eo (Bolton, 1997)
Viên sinh thái và Tài nguyên Sinh vật
Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
14
Luận văn thạc sỹ
Nguyễn Thị Thu Hường
Hình 2. Hình thái cấu tạo bộ phận đầu kiến(Bolton, 1997)
Hình 3. Hình thái cấu tạo cơ thể kiến 2 đốt eo(Bolton, 1997)
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đa dạng thành phần loài và giống kiến tại KBTTN Hòn Bà
Viên sinh thái và Tài nguyên Sinh vật
Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
15
Luận văn thạc sỹ
Nguyễn Thị Thu Hường
Bằng phƣơng pháp thu mẫu bằng bẫy đào kết hợp với thu bắt bằng tay,
kết quả đã phát hiện đƣợc 79 loài kiến thuộc 39 giống, 11 phân họ tại KBTTN
Hòn Bà,thể hiện ở Bảng 1dƣới đây:
Bảng 1. Thành phần loàikiếntại KBTTN Hòn Bà
Tên loài
STT
Tổng số loài
của giống
và phân họ
3
I
AENICTINAE
1
Aenictus appressipilosusJaitrong & Yamane, 2013
2
Aenictus brevinodusJaitrong & Yamane, 2011
3
Aenictus concavus Jaitrong & Yamane, 2013
II
AMBLYOPONINAE
4
Amblyopone australis Erichson, 1842
III
CERAPACHYINAE
5
Cerapachys sulcinodis Emery, 1889
6
Cerapachys dohertyi Emery, 1902
7
Cerapachys sp.
IV
DOLICHODERINAE
8
Philidris brunnea(Donisthorpe, 1949)
1
9
Technomyrmex butteliForel, 1913
4
10
Technomyrmex albipes (Smith, 1861)
11
Technomyrmex horni Forel, 1912
12
Technomyrmex kraepelini Forel, 1905
V
DORYLINAE
13
Dorylus orientalisWestwood,1835
VI
ECTATOMMINAE
14
Gnamptogenys binghamii(Forel, 1900)
VII
3
1
1
3
3
5
1
1
1
1
7
FORMICINAE
15
Camponotus nicobarensis Mayr, 1865
16
Camponotus sp.
2
Viên sinh thái và Tài nguyên Sinh vật
Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
16
Luận văn thạc sỹ
Nguyễn Thị Thu Hường
17
Myrmoteras concolor Bui, Eguchi&Yamane, 2013
18
Myrmoteras donisthorpeiWheeler,1916
19
20
Paratrechina ankarana LaPolla&Fisher, 2014
Paratrechina longicornis (Latreille, 1802)
2
21
Pseudolasius amblyopsForel, 1901
1
VIII
2
36
MYRMICINAE
22
Acanthomyrmex glabfemoralisZhou & Zheng, 1997
2
23
Acanthomyrmex humilis Eguchi, Bui & Yamane, 2008
24
Aphaenogaster cristata(Forel, 1902)
1
25
Crematogaster sewardiForel, 1901
1
26
Lophomyrmex longicornisRigato, 1994
1
27
Monomorium chinenseSantchi, 1925
1
28
Myrmecina brevicornisEmery, 1897
1
29
Myrmicaria basutorumArnold, 1960
1
30
Oligomyrmex sp. 1
2
31
Oligomyrmex sp. 2
32
Pristomyrmex profundus Wang, 2003
33
Pristomyrmex sp. 1
34
Pheidole binghamii Forel, 1902
35
Pheidole fervida Smith, 1874
36
Pheidole colpigaleata Eguchi, 2006
37
Pheidole elongicephala Eguchi, 2008
38
Pheidole capellinii Emery, 1887
39
Pheidole dugasi Forel, 1911
40
Pheidole indosinensis Wheeler, 1928
41
Pheidole fervens Smith, 1874
42
Pheidole fortis Eguchi, 2006
43
Pheidole foveolata Eguchi, 2006
44
Pheidole sp.
45
Recurvidris browniBolton, 1992
1
46
Rhoptromyrmex sp.
1
2
11
Viên sinh thái và Tài nguyên Sinh vật
Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
17
Luận văn thạc sỹ
Nguyễn Thị Thu Hường
47
Solenopsis basalisForel, 1895
1
48
2
49
Strumigenys clypeata Roger, 1863
Strumigenys trixodens Bolton, 2000
50
Tetramorium bicarinatum (Nylander, 1846)
5
51
Tetramorium bicolorum Vasquez-Bolanos, 2007
52
Tetramorium confusum Bolton, 1977
53
Tetramorium lanuginosumMayr, 1870
54
Tetramorium flavipes Emery, 1893
55
Vollenhovia emery Wheeler, 1906
56
Vollenhovia sp. 1
57
Vollenhovia sp. 2
IX
LEPTANILLINAE
58
Leptanilla japonica BaroniUrbani, 1977
59
Leptanilla sp.
X
PONERINAE
60
Anochetus sp.
1
61
Brachyponera chinensis (Emery, 1895)
2
62
Brachyponera sp.
63
Cryptopone testaceaEmery, 1883
1
64
Diacamma rugosum(Le Guillou, 1842)
1
65
Harpegnathos venator(Smith, 1858)
1
66
Hypoponera butteli (Forel, 1913)
Hypoponera confinis (Roger, 1860)
2
7
69
Leptogenys cuneate Lattke, 2011
Leptogenys chinensis (Mayr, 1870)
70
Leptogenys diminuta (Smith, 1857)
71
Leptogenys kitteli (Mayr, 1870)
72
Leptogenys lutidula Emery, 1895
73
Leptogenys sp. 1
74
Leptogenys sp. 2
75
Pachycondyla annamitus(Andre, 1892)
67
68
3
2
2
17
1
Viên sinh thái và Tài nguyên Sinh vật
Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
18