Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC RỪNG TRỒNG THÔNG BA LÁ 23 TUỔI SAU TỈA THƯA LẦN MỘT Ở TUỔI 15 CỦA BA LÔ (a1, a3 và a4) TẠI TIỂU KHU 266 KHU DU LỊCH HỒ TUYỀN LÂM ĐÀ LẠT LÂM ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 61 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC RỪNG TRỒNG
THÔNG BA LÁ 23 TUỔI SAU TỈA THƯA LẦN
MỘT Ở TUỔI 15 CỦA BA LÔ (a1, a3 và a4)
TẠI TIỂU KHU 266 KHU DU LỊCH HỒ
TUYỀN LÂM - ĐÀ LẠT - LÂM ĐỒNG

Họ và tên sinh viên: LÊ VĂN THANH
Ngành: LÂM NGHIỆP
Niên khóa: 2003-2008

Tháng 6/2009


NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC RỪNG TRỒNG
THÔNG BA LÁ 23 TUỔI SAU TỈA THƯA LẦN
MỘT Ở TUỔI 15 CỦA BA LÔ (a1, a3 và a4)
TẠI TIỂU KHU 266 KHU DU LỊCH HỒ
TUYỀN LÂM - ĐÀ LẠT - LÂM ĐỒNG

LÊ VĂN THANH

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cấp bằng Kỹ sư ngành Lâm nghiệp

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Lê Bá Toàn

Tháng 6/2009


i


LỜI CẢM ƠN
Vô vàn biết ơn công lao trời biển của Ba Mẹ và Gia đình đã nuôi dưỡng con và luôn
dành cho con những gì tốt đẹp nhất để con có đựợc thành quả như ngày hôm nay.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp cùng tất cả
Quý Thầy Cô đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập tại
trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
Đặc biệt xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Lê Bá Toàn, người đã tận tình hướng dẫn
tôi thực hiện luận văn cuối khóa này.
Đồng cảm ơn Ban Gián đốc rừng Đặc dụng Lâm viên Đà Lạt và Ban Gián đốc Khu du
lịch hồ Tuyền Lâm đã tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành thực tập tốt nghiệp.
Sau cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Vợ, Con, người thân trong gia đình, đồng
nghiệp và bạn bè đã quan tâm, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian làm luận văn tốt
nghiệp cuối khóa.

Thủ Đức, ngày 11/7/2009
Người thực hiện

Lê Văn Thanh

ii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Đặc điểm lâm học rừng trồng thông ba lá 23 tuổi sau tỉa
thưa lần một ở tuổi 15 của 3 lô (a1, a3 và a4) tại Tiểu khu 266, Khu du lịch hồ Tuyền
Lâm, TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng” được tiến hành tại Khoa Lâm nghiệp, trường Đại
học Nông lâm TP.Hồ Chí Minh, thời gian từ tháng 01 năm 2008 đến tháng 6 năm

2008. Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp Ô tiêu chuẩn điển hình.
Kết quả nghiên cứu thu được như sau:
1. Mật độ hiện tại của rừng trồng thông ba lá tuổi 23 đã tỉa thưa lần 1ở tuổi 15
còn khá dầy theo thứ tự sau: Lô-a1 (960 cây/ha) < lô-a4 (980 cây/ha) < lô-a3 (980
cây/ha).
2. Đặc điểm các phấn bố (N-D1.3, N-Hdc, N-Hvn và N-Dt) có những điểm
khác biệt ở 3 lô khác nhau:
- Phân bố N –D1.3: của lô-a1 có 4 cấp (18-24 cm), dạng phân bố 1 đỉnh tù lệch
phải, tập trung số cây ở cấp kính 22 cm, hệ số biến động ít (7,4%); Của lô-a3 có 6 cấp
(12-22 cm), dạng phân bố 1 đỉnh tù và lệch trái, tập trung số cây ở cấp kính 12-16 cm,
hệ số biến động cấp khá cao (20,3%); Còn đối với lô-a4 có 4 cấp (17-23 cm), dạng
phân bố 1 đỉnh tù và lệch phải, tập trung số cây ở cấp kính 21cm, hệ số biến động cấp
rất ít (7,7%).
- Đường phân bố N – Hdc: của lô-a1 có 5 cấp (4-12 m), dạng phân bố 1 đỉnh tù
lệch phải, tập trung số cây ở cấp 10m, hệ số biến động cao (23,3%); Của lô-a3 có 4
cấp (4-10m), dạng phân bố 1 đỉnh nhọn và lệch trái, tập trung số cây ở cấp 8m, hệ số
biến động cấp khá cao (20,7%); Đối với lô-a4 có 6 cấp (6-16m), dạng phân bố 1 đỉnh
tù và lệch phải, tập trung số cây ở cấp 12-14m, hệ số biến động cấp rất cao (21,9%).
- Đường phân bố N – Hvn: của lô-a1 có 4 cấp (10-16 m), dạng phân bố 1 đỉnh
hơi nhọn và lệch trái, tập trung số cây ở cấp 14m, hệ số biến động cấp rất ít (9,4%);
Của lô-a3 có 5 cấp (10-16m), dạng phân bố 1 đỉnh tù và lệch phải, tập trung số cây ở
cấp 12m, hệ số biến động cấp trung bình (15,6%); Đối với lô-a4 có 5 cấp (12-20m),
dạng phân bố 1 đỉnh nhọn và gần tiệm cận phân bố chuẩn, tập trung số cây ở cấp 18m,
hệ số biến động cấp ít (12,1%).

iii


- Phân bố N –Dt: của lô-a1 có 8 cấp (1,7-8m), dạng phân bố 1 đỉnh nhọn và
lệch trái, tập trung số cây ở cấp kính 4,4-6,2m, hệ số biến động cấp rất cao (29,2%);

Của lô-a3 có 9 cấp (2-6m), dạng phân bố 1 đỉnh nhọn và lệch trái, tập trung số cây ở
cấp tán 3-3,5m, hệ số biến động cấp rất cao (28,3%); Còn đối với lô-a4 có 8 cấp (1,67,2m), dạng phân bố 1 đỉnh tù và lệch phải, tập trung số cây ở cấp tán 4,8-5,6m, hệ số
biến động cấp rất cao (30,5%).
3. Tương quan giữa (Hvn – D1.3, Hvn- Dt và D1.3 – Dt) ở cá 3 lô rừng trồng
thông 3 lá (a1, a3 và a4) tại khu vực nghiên cứu đều tồn tại mối quan hệ tuyến tính
theo dạng phương trình Y=a+b*X , trong đó chiều cao vút ngọn (là biến Y) phụ thuộc
vào đường kính thân cây tại vị trí D1.3 (biến X); Chiều cao vút ngọn và D1.3 (là biến
Y) phụ thuộc vào đường kính tán cây (biến X). Hệ số tương quan giữa các cặp rất cao
và mang dấu dương, tương quan tồn tại rất có ý nghĩa ở mức xác suất trên 95% (P
bảng rất nhỏ so với 0,05).
- Rừng trồng thông ba lá tuổi 23 đã tỉa thưa lần 1 ở tuổi 15 tại lô-a1
Hvn= -0,06099 + 0,603345*D1.3
Hvn= 8,8349 + 0,84877*Dt
D1.3= 16,6595 + 0,97741*Dt
- Rừng trồng thông ba lá tuổi 23 đã tỉa thưa lần 1 ở tuổi 15 tại lô-a3
Hvn= 3,149297 + 0,519456*D1.3
Hvn= 5,6643 + 1,6839*Dt
D1.3= 5,111 + 3,164*Dt
- Rừng trồng thông ba lá tuổi 23 đã tỉa thưa lần 1 ở tuổi 15 tại lô-a4
Hvn= 1,1889*D1.3 -11,094
Hvn= 1,5149*Dt + 10,721
D1.3= 1,2277*Dt + 18,555
4. Thành phần thực bì dưới rừng trồng thông ba lá tuổi 23 đã tỉa thưa lần 1 ở
tuổi 15 tại 3 lô (a1, a3 và a4) tương đối đơn giản, có một loài cây gỗ (giẻ xanh) lá rộng
mọc chồi bụi, 01 loài cây bụi (mua), 02 loài thảm tươi (có lá và dương xỉ) và không có
dây leo. Các loài cây gỗ tái sinh dạng bụi và cây bụi cùng thảm tươi có chiều cao trung
bình dao động từ 30 – 100 cm, độ che phủ và độ nhiều tương từ 20-60%, với kiểu phân
bố tương đối đồng đều trên toàn diện tích.
iv



5. Đã đề xuất kỹ thuật tỉa thưa rừng lần cuối và các biện pháp kỹ thuật lâm sinh
khác tác động vào rừng trồng thông ba lá 23 tuổi đã qua tỉa thưa lần 1 lúc 15 tuổi nhằm
nâng cao năng suất, chất lượng của rừng đáp ứng yêu cầu kinh doanh và du lịch sinh
thái theo yêu cầu của Khu lịch hồ Tuyền Lâm - Đà Lạt - Lâm Đồng.

v


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa

i

Lời cảm ơn

ii

Tóm tắt

iii

Mục lục

iv

Danh sách các hình

v


Danh sách các bảng

vi

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

1

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3

2.1 Đặc điểm chung khu vực nghiên cứu

3

2.2 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu

5

CHƯƠNG 3: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

10

3.1 Mục tiêu nghiên cứu

10

3.2 Đối tượng nghiên cứu


10

3.3 Nội dung nghiên cứu

10

3.4 Phương pháp nghiên cứu

11

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

15

4.1 Đặc điểm lâm học của rừng trồng thông 3 lá 23 tuổi đã tỉa thưa lần 1 lúc

15

15 tuổi trên đất đỏ vàng Granit ở 3 lô khác nhau (lô-a1, lô-a3, lô-a4)
4.1.1 Đặc điểm các dạng phân bố của rừng trồng thông 3 lá 23 tuổi đã tỉa
thưa lần 1 lúc 15 tuổi trên đất đỏ vàng Granit ở 3 lô khác nhau

15

4.1.2 Tương quan giữa các nhân tố điều tra sinh trưởng của lâm phần

27

4.1.3 Đặc điểm lâm học tầng cây bụi, thảm tươi, dây leo dưới rừng trồng


40

thông 3 lá 23 tuổi đã tỉa thưa lần 1 lúc 15 tuổi tại 3 lô (lô-a1, lô-a3, lô-a4)
4.2 Đề xuất kỹ thuật lâm sinh trong tỉa thưa lần 2 (lần cuối), chăm sóc và

41

Phòng chống cháy rừng
rừng thông ba lá tuối 23 tại khu vực nghiên cứu
4.2.1 Kỹ thuật tỉa thưa rừng

41
i


4.2.2 Một số biện pháp kỹ thuật chăm sóc và phòng chống cháy rừng

43

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

44

5.1 Kết luận

44

5.2 Kiến nghị


46

TÀI LIỆU THAM KHẢO

47

PHỤ LỤC

48

ii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1 Rừng trồng thông 3 lá 23 tuổi đã tỉa thưa lần 1 lúc 15 tuổi trên đất đó 15
vàng Granit ở lô-a1
Hình 4.1a Phân bố N-D1.3 của rừng trồng thông 3 lá 23 tuổi ở lô-a1

16

Hình 4.1b Phân bố N-Hdc và N-Hvn của rừng trồng thông 3 lá 23 tuổi ở lô-a1

18

Hình 4.1c Phân bố N-Dt của rừng trồng thông 3 lá 23 tuổi ở lô-a1

19

Hình 4.2 Rừng trồng thông 3 lá 23 tuổi đã tỉa thưa lần 1 lúc 15 tuổi trên đất đó 19

vàng Granit ở lô-a3
Hình 4.2a Phân bố N-D1.3 của rừng trồng thông 3 lá 23 tuổi ở lô-a3

20

Hình 4.2b Phân bố N-Hdc và N-Hvn của rừng trồng thông 3 lá 23 tuổi ở lô-a3

22

Hình 4.2c Phân bố N-Dt của rừng trồng thông 3 lá 23 tuổi ở lô-a3

23

Hình 4.3 Rừng trồng thông 3 lá 23 tuổi đã tỉa thưa lần 1 lúc 15 tuổi trên đất đó 23
vàng Granit ở lô-a4
Hình 4.3a Phân bố N-D1.3 của rừng trồng thông 3 lá 23 tuổi ở lô-a4

24

Hình 4.3b Phân bố N-Hdc và N-Hvn của rừng trồng thông 3 lá 23 tuổi ở lô-a4

25

Hình 4.2c Phân bố N-Dt của rừng trồng thông 3 lá 23 tuổi ở lô-a4

27

Hình 4.4a Tương quan Hvn – D1.3 của rừng trồng thông 3 là 23 tuổi tỉa thưa

29


lần 1 lúc 15 tuổi tại lô-a1
Hình 4.4b Tương quan Hvn – Dt của rừng trồng thông 3 là 23 tuổi tỉa thưa

30

lần 1 lúc 15 tuổi tại lô-a1
Hình 4.4c Tương quan D1.3 – Dt của rừng trồng thông 3 là 23 tuổi tỉa thưa

31

lần 1 lúc 15 tuổi tại lô-a1
Hình 4.5a Tương quan Hvn – D1.3 của rừng trồng thông 3 là 23 tuổi tỉa thưa

33

lần 1 lúc 15 tuổi tại lô-a3
Hình 4.5b Tương quan Hvn – Dt của rừng trồng thông 3 là 23 tuổi tỉa thưa

34

lần 1 lúc 15 tuổi tại lô-a3
Hình 4.5c Tương quan D1.3 – Dt của rừng trồng thông 3 là 23 tuổi tỉa thưa
lần 1 lúc 15 tuổi tại lô-a1
iii

36


Hình 4.6a Tương quan Hvn – D1.3 của rừng trồng thông 3 là 23 tuổi tỉa thưa


37

lần 1 lúc 15 tuổi tại lô-a4
Hình 4.6b Tương quan Hvn – Dt của rừng trồng thông 3 là 23 tuổi tỉa thưa

38

lần 1 lúc 15 tuổi tại lô-a4
Hình 4.6c Tương quan D1.3 – Dt của rừng trồng thông 3 là 23 tuổi tỉa thưa
lần 1 lúc 15 tuổi tại lô-a4

iv

40


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1a Bảng tổng hợp các đặc trưng thống kê và dạng phân bố N-D1.3 của

16

rừng trồng thông 3 lá 23 tuổi trên đất đỏ vàng Granit ở lô-a1
Bảng 4.1b Bảng tổng hợp các đặc trưng thống kê và dạng phân bố N-Hdc và

17

N-Hvn của rừng trồng thông 3 lá 23 tuổi ở lô-a1
Bảng 4.1c Bảng tổng hợp các đặc trưng thống kê và dạng phân bố N-Dt của


18

rừng trồng thông 3 lá 23 tuổi ở lô-a1
Bảng 4.2a Bảng tổng hợp các đặc trưng thống kê và dạng phân bố N-D1.3 của

20

rừng trồng thông 3 lá 23 tuổi trên đất đỏ vàng Granit ở lô-a3
Bảng 4.2b Bảng tổng hợp các đặc trưng thống kê và dạng phân bố N-Hdc và

21

N-Hvn của rừng trồng thông 3 lá 23 tuổi ở lô-a3
Bảng 4.2c Bảng tổng hợp các đặc trưng thống kê và dạng phân bố N-Dt của

22

rừng trồng thông 3 lá 23 tuổi ở lô-a3
Bảng 4.3a Bảng tổng hợp các đặc trưng thống kê và dạng phân bố N-D1.3 của

24

rừng trồng thông 3 lá 23 tuổi trên đất đỏ vàng Granit ở lô-a4
Bảng 4.3b Bảng tổng hợp các đặc trưng thống kê và dạng phân bố N-Hdc và

25

N-Hvn của rừng trồng thông 3 lá 23 tuổi ở lô-a4
Bảng 4.3c Bảng tổng hợp các đặc trưng thống kê và dạng phân bố N-Dt của


26

rừng trồng thông 3 lá 23 tuổi ở lô-a4
Bảng 4.4a Bảng ANOVA và hồi quy trong tương quan Hvn – D1.3 của rừng

28

trồng thông 3 lá 23 tuổi đã tỉa thưa lần 1 lúc 15 tuổi tại lô-a1
Bảng 4.4b Bảng ANOVA và hồi quy trong tương quan Hvn – Dt của rừng

29

trồng thông 3 lá 23 tuổi đã tỉa thưa lần 1 lúc 15 tuổi tại lô-a1
Bảng 4.4c Bảng ANOVA và hồi quy trong tương quan D1.3 – Dt của rừng

31

trồng thông 3 lá 23 tuổi đã tỉa thưa lần 1 lúc 15 tuổi tại lô-a1
Bảng 4.5a Bảng ANOVA và hồi quy trong tương quan Hvn – D1.3 của rừng

32

trồng thông 3 lá 23 tuổi đã tỉa thưa lần 1 lúc 15 tuổi tại lô-a3
Bảng 4.5b Bảng ANOVA và hồi quy trong tương quan Hvn – Dt của rừng
trồng thông 3 lá 23 tuổi đã tỉa thưa lần 1 lúc 15 tuổi tại lô-a3
v

34



Bảng 4.5c Bảng ANOVA và hồi quy trong tương quan D1.3 – Dt của rừng

35

trồng thông 3 lá 23 tuổi đã tỉa thưa lần 1 lúc 15 tuổi tại lô-a4
Bảng 4.6a Bảng ANOVA và hồi quy trong tương quan Hvn – D1.3 của rừng

36

trồng thông 3 lá 23 tuổi đã tỉa thưa lần 1 lúc 15 tuổi tại lô-a4
Bảng 4.6b Bảng ANOVA và hồi quy trong tương quan Hvn – Dt của rừng

38

trồng thông 3 lá 23 tuổi đã tỉa thưa lần 1 lúc 15 tuổi tại lô-a3
Bảng 4.6c Bảng ANOVA và hồi quy trong tương quan D1.3 – Dt của rừng

39

trồng thông 3 lá 23 tuổi đã tỉa thưa lần 1 lúc 15 tuổi tại lô-a4
Bảng 4.7 Tổng hợp đặc điểm lâm học tầng cây bụi, thảm tươi và dây leo trong 40
các lô rừng trồng thông 3 lá 23 tuổi, tỉa thưa lần 1 lúc 15 tuổi tại 3
lô (a1, a3, a4).
Bảng 4.8 Tính toán cường độ cây để lại nuôi dưỡng và cây bài chặt trong tỉa
thưa

vi

42



MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Rừng Lâm Đồng nói riêng và rừng toàn quốc nói chung là tài nguyên thiên
nhiên vô cùng quý giá trong nền kinh tế và an ninh quốc phòng. Rừng còn có vai trò
bảo vệ môi trường, cải thiện khí hậu, và đóng vai trò lớn việc cung cấp gỗ, nguyên liệu
và các lâm sản ngoài gỗ, nguồn động vật rừng phong phú và đa dạng. ngoài ra rừng
còn giữ chức năng phòng hộ, phục vụ du lịch, giữ gìn văn hóa bản địa….
Sự gia tăng dân số các nhu cầu sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ lấy từ rừng
ngày càng gia tăng, mặt khác diện tích rừng trồng các năm đã đến tuổi khai thác để
tránh hiện tượng đào thải tự nhiên với diện tích và trữ lượng lớn có thể đáp ứng phần
nào nhu cầu về lâm sản thông qua các biện pháp kỹ thuật lâm sinh hợp lý góp phần
nâng cao hiệu quả kinh tế trong nền kinh tế quốc dân và trong công tác phòng chống
hiểm họa thiên tai và môi trường sinh thái.
Thông ba lá, một loài đại diện của thực vật lá kim khá thích hợp với điều kiện
lập địa ở nhiều địa phương miền núi và cao nguyên. Đây là loài cây được trồng để tăng
nhanh độ che phủ rừng đồng thời đảm bảo vấn đề cung cấp gỗ cho hiện tại và tương lai
của tỉnh Lâm Đồng. Tuy nhiên để rừng trồng theo mục đích kinh doanh mang lại hiệu
quả cao thì đòi hỏi trong quá trình trồng rừng phải có các biện pháp nuôi dưỡng thích
hợp, nhằm tạo điều kiện môi trường tốt cho rừng cây phát triển. Rừng khu du lịch Hồ
Tuyền Lâm hầu hết rừng trồng thông ba lá vào năm 1986 (23 tuổi) mới được Ban quản
lý rừng đặc dụng Lâm viên Đà Lạt giao lại, rừng mới tỉa thưa 1 lần (năm 2001) nhằm
hạn chế hiện tượng đào thải tự nhiên góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và môi
trường cho du lịch sinh thái. Tuy nhiên rừng sau khi tỉa thưa được 8 năm, mật độ cây
vẫn còn khá dầy nên tốc độ sinh trưởng của rừng vẫn còn chậm, cần phải khảo sát để
xây dựng biện pháp tỉa thưa rừng tiếp theo. Theo yêu cầu của Ban quản lý khu du lịch
sinh thái Hồ Tuyền Lâm, được sự phân công của bộ môn Lâm sinh - khoa Lâm nghiệp

1



và được sự hướng dẫn của Thầy Lê Bá Toàn, tôi thực hiện đề tài cuối khóa chủ đề:
“Nghiên cứu đặc điểm lâm học rừng trồng thông ba lá 23 tuổi sau tỉa thưa lần
một ở tuổi 15 của 3 lô (a1, a3 và a4) tại Tiểu khu 266, Khu du lịch Hồ Tuyền Lâm,
tỉnh Lâm Đồng”.

2


Chương 2

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Đặc điểm chung về khu vực nghiên cứu
2.1 Đặc điểm khu vực Hồ Tuyền lâm
2.1.1 Vị trí địa lý
Khu rừng phòng hộ hồ Tuyền Lâm nằm trên địa phận Phường 3 và phường 4 thành phố Đà Lạt, cách trung tâm thành phố 4 km về phía Nam. Từ trung tâm thành
phố Đà Lạt có thể đến khu rừng phòng hộ hồ Tuyền Lâm bằng 2 tuyến đường bộ:
-

Quốc lộ 20 tại km số 5 rẽ bên phải: hiện trạng giao thông rất thuận tiện

-

Đường Triệu Việt Vương: hiện đang được nâng cấp.
Ngoài ra còn có tuyến cáp treo Đà Lạt - Tuyền Lâm được đưa vào sử dụng từ

tháng 01/2003 rất thuận lợi để đưa khách đến khu du lịch.
Đà Lạt được nối với các vùng xung quanh bằng mạng lưới đường bộ, đường
sắt và đường hàng không:
-


Đường bộ là các tuyến QL 20 nối Đà Lạt - thành phố Hồ Chí Minh - Phan Rang,
QL8 nối Đà Lạt với Đơn Dương, Đức Trọng và Đắc Lắc. Ngoài ra còn có các
đường tỉnh lộ 722, 723, 725 nối Đà Lạt với Đắc Lắc, Khánh Hòa.

-

Đường hàng không nối Đà Lạt với thành phố Hồ Chí Minh - Quy Nhơn - Đà
Nẵng - Hà Nội.

2.1.2 Phạm vi ranh giới
Hồ Tuyền Lâm nằm trong thung lũng được bao quanh bởi các dãy núi cao. Địa
giới của Khu rừng phòng hộ hồ Tuyền Lâm được xác định theo các đường phân thuỷ
của đồi núi bao quanh.
Diện tích tự nhiên của Khu rừng phòng hộ hồ Tuyền Lâm: 2.827 ha.
-

Phía Đông Bắc và Đông giáp quốc lộ 20,

-

Phía Tây Bắc và Tây giáp núi B’Nam

-

Phía Bắc giáp khu vực Sầm Sơn, Quảng Thừa.

-

Phía Nam giáp núi Quan Du (núi Voi)


3


2.1.3 Địa hình
Khu rừng phòng hộ hồ Tuyền Lâm nằm trong vùng rìa chuyển tiếp từ cao
nguyên Lâm Viên có độ cao trung bình 1.500 m xuống bậc địa hình thấp hơn là cao
nguyên Đức Trọng - Đơn Dương - Lâm Hà có độ cao trung bình 1.200 m.
Địa hình khu vực chủ yếu là các đồi núi có độ cao trung bình xen kẽ với các
thung lũng sâu, mức độ phân cắt dọc và ngang lớn. Các sông suối chảy theo các đứt
gãy và thung lũng giữa núi nên có bờ rất sâu, dốc, nhiều ghềnh thác có giá trị trong du
lịch như: Đatanla, Bảo Đại.
Phía Tây và Nam của khu vực là vùng núi cao với các đỉnh: Pin Hatt
(1.696m), B’Nam Qua (1665,5m), B’Nam (1.719,5m). Các núi có độ cao tương đối từ
200 - 300m, sườn dốc. Cấu trúc địa chất phức tạp, thành phần đá nền chủ yếu là các đá
axit và phiến sét. Lớp phủ thực vật là rừng thông, rừng lá rộng và rừng hỗn giao, thuận
lợi để phát triển các loại hình du lịch leo núi, du lịch sinh thái.
Quanh hồ là những vùng rừng núi với nhiều loài động vật, trước đây Vua Bảo
Đại và du khách người Pháp đã từng đến đây săn bắn. Trên đỉnh đồi phía Bắc là Thiền
Viện Trúc Lâm, một công trình kiến trúc lớn của Phật giáo thu hút được nhiều khách
du lịch tham quan, chiêm bái.
Trên một số khu vực đồi núi thấp quanh hồ có địa hình thuận lợi để quy hoạch
các tuyến leo núi, đi bộ dã ngoãi, cắm trại. Một số đồi thấp có mặt bằng rộng, vị trí
nhìn về hồ đẹp, thuận lợi để xây dựng các khu nghỉ dưỡng, khu vui chơi giải trí, các
làng biệt thự. Sườn của các đồi núi tạo nền cho cảnh quan của Hồ Tuyền Lâm khi nhìn
từ các điểm trên mặt hồ. Trung tâm của khu vực là Hồ Tuyền Lâm có diện tích 296 ha
với nhiều nhánh ăn sâu vào đất liền theo dạng lông chim, chia cắt địa hình thành nhiều
bán đảo có diện tích khá rộng thuận lợi để xây dựng sân golf, các khu nghỉ dưỡng,
làng biệt thự du lịch ven hồ và tạo ra nhiều cảnh quan xinh đẹp và trữ tình. Những
nhánh nhỏ ăn sâu vào đất liền thuận lợi để bố trí các điểm câu cá. Đặc biệt bán đảo

giữa hồ có vị trí đẹp, diện tích khá rộng, mặt bằng thuận lợi để xây dựng thành một
khu vui chơi giải trí cao cấp. Trên hồ có thể sử dụng thuyền máy để du ngoạn và ghé
thăm các điểm du lịch: thác Bảo Đại, khu du lịch Phương Nam - Đá Tiên, Nam Qua.

4


2.1.4 Đất đai
Theo kết quả điều tra lập địa của Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng II, đất của
Khu rừng phòng hộ hồ Tuyền Lâm chủ yếu là đất vàng xám phát triển trên đá mẹ
Granit và Dacid. Nhìn chung, độ phì nhiêu đất ở Khu vực Tuyền Lâm tương đối khá,
diện tích đất bị thoái hoá không đáng kể, thành phần cơ giới biến động từ thịt nặng đến
sét, tầng dầy đất khá sâu. Đất có độ dốc lớn nên rất dễ bị rửa trôi và xói mòn trong
mùa mưa. Khả năng giữ nước và dinh dưỡng không cao.
2.1.5 Khí hậu - Thủy văn
Khí hậu khu vực hồ Tuyền Lâm có các đặc trưng của khí hậu Đà Lạt đó là khí
hậu nhiệt đới vùng núi cao. Theo số liệu quan trắc của trạm khí tượng thủy văn Đà Lạt,
nhiệt độ trung bình hàng năm là 18,30C, nhiệt độ trung bình cao nhất vào tháng 5 - 6 là
19,4 - 19,70C, nhiệt độ trung bình thấp nhất vào tháng 12 - 1 là 16,4 - 16,70C. Nền nhiệt
độ này rất thích hợp với sức khỏe của con người, đặc biệt đối với các trường hợp nghỉ
dưỡng và dưỡng bệnh; Biên độ nhiệt ngày đêm chênh lệch nhau khá lớn, nhất là vào
mùa khô (mức chênh lệch từ 12 - 130C/ ngày).Lượng mưa trung bình cả năm đạt
1.729,6 mm.
Lượng mưa bình quân tháng thấp nhất vào tháng 1 đạt 7,5 mm, cao nhất vào
tháng 9 đạt 290,2 mm. Chế độ mưa theo mùa đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động du lịch
và hình thành nên mùa du lịch: mùa khô có nhiều thuận lợi cho hoạt động du lịch
nhưng mùa mưa gây nên nhiều bất lợi, đây là đặc điểm cần được chú ý để có những
giải pháp thích hợp khi tổ chức hoạt động kinh doanh du lịch.
Lượng bức xạ khá dồi dào, đạt 160 kcal/cm2/năm, phân bố khá đồng đều trong
năm. Dao động của lượng bức xạ tổng cộng trung bình khoảng 10 kcal/cm2/tháng vào

các tháng 4, 5 đến 14 kcal/cm2/tháng vào các tháng mùa khô và cao nhất 18
kcal/cm2/tháng vào tháng 3. Lượng bức xạ cao nhưng do ảnh hưởng của độ cao và
điều tiết của mặt nước nên nhiệt độ rất ôn hoà.
2.2. Đặc điểm, đối tượng nghiên cứu
2.2.1 Đặc điểm chung về phân bố và loài thông ba lá:
- Thông 3 lá (Pinus khasya Royle), thuộc họ thông (Pinaceae)

5


- Thông ba lá phân bố tự nhiên ở Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ vv… ở Việt
Nam, thông ba lá phân bố tự nhiên ở các tỉnh Thanh Hóa, Lai Châu, Lạng Sơn, đặc
biệt Lâm Đồng là tỉnh có diện tích rừng thông ba lá tự nhiên và rừng trồng thông ba lá
lớn nhất cả nước với độ che phủ của tầng cây lá kim này chiếm gần 50% diện tích tự
nhiên tỉnh Lâm Đồng.
- Giá trị kinh tế: Gỗ phân biệt giác lõi. Gỗ dùng được trong nhiều ngành xây
dựng, kiến trúc, giao thông, đóng tàu thuyền, cột điện, gỗ dán lạng và nguyên liệu giấy
sợi.
Thông 3 lá cho khai thác nhựa để chế biến côlôfan và các dẫn xuất của tinh dầu
thông để xuất khẩu cho giá trị kinh tế cao và dùng trong nhiều ngành công nghiệp như
sơn, giấy dược phẩm. Rừng thông 3lá tạo môi trường trong lành, vẻ đẹp cảnh quan
phục vụ tham quan nghỉ dưỡng.
- Đặc điểm sinh thái :
Thông 3b lá là loài cây gỗ lớn, cao từ 30 – 35 m đường kính ngang ngực từ 60 –
100 cm thân thẳng vỏ màu nâu, nứt dọc, bong thành từng lớp chồng nhau. Lá mọc đầu
cành thường có 3lá kim trong một bẹ, lá dài từ 10 – 20 cm màu xanh lá mạ, không
rụng hàng năm. Lá mọc trên vòng cành mỗi năm có 1 – 2 đôi khi có 3 vòng cành. Hoa
ra mùa xuân ( tháng 2 – 3 ), qủa chín tháng 11- 12 năm sau, khi chín vẩy qủa mở ra,
hạt có cánh dài 1 – 2 cm, phát tán ra ngoài.
Rễ ngang phát triển, rễ cọc không rõ rệt, rễ cây có nhiều nấm cộng sinh.

Thông 3lá phân bố tự nhiên trên các vùng núi cao nhiệt đới ở Ấn Độ, Thái Lan,
Nam Trung Quốc, Lào, Việt Nam, Philipin, Myanma, ở độ cao so với mặt nước biển
từ 400 – 2700m, nhưng thường tập trung ở độ cao 1000 – 1400m.
Ở Việt Nam thông 3 lá thường mọc thành quần thụ, thuần loài hoặc hỗn loài với
thông nhựa, du sam và một số cây lá rộng khác, phân bố tập trung ở Lâm Đồng, Gia
Lai, Kom Tum, Hà Giang, Yên Bái.
Thông 3 lá thích hợp khí hậu nhiệt đới núi cao, lượng mưa 1500 – 3000m
m/năm (thích hợp ở lượng mưa 2000 – 2500 mm). Mùa khô có từ 1 – 4 tháng ( thích
hợp ở 1 – 2 tháng khô, với độ ẩm tương đối của không khí trong tháng không xuống
thấp dưới 75%, nhiệt độ bình quân năm từ 18 – 24oC, có gió nhẹ ).

6


Thông 3 lá mọc trên các loại đất khác nhau, thoát nước tốt, trên đất nhẹ nghèo
chất dinh dưỡng tới đất thịt giàu dinh dưỡng trung bình thuộc các loại đất feralit, vàng
đỏ, nâu đỏ, cho tới đất mùn trên núi, song chỉ sinh trưởng tốt khi tầng đất mặt dày trên
30 cm.
Ở Lâm Đồng, thông 3 lá mọc trên các loại đất feralit màu đỏ vàng hoặc nâu đỏ
trên granit, phiến sét, đa xít, bazan, có tầng mặt dày, ít chua và thoát nước tốt, chịu
được đất nghèo xấu, có nhiều đá hoặc kết von, không chịu được đất sét nặng, úng
nước.
Thông 3 lá là loài cây ưa sáng mạnh từ lúc còn non tới lúc trưởng thành, do đó
nó thường là cây tiên phong phục hồi rừng sau nương rẫy. Sinh trưởng nhanh, tuổi non
mỗi năm tăng 1 mét chiều cao, 1 cm đường kính, ở rừng thuần loài, lượng tăng trưởng
bình quân đạt 7 – 10 m3/ha/năm.
Thông 3 lá có khả năng tái sinh tự nhiên bằng hạt rất mạnh, không có khả năng
tái sinh bằng chồi, là loài cây kém chịu được sự cạnh tranh của các loài cây lá rộng và
rất nhạy cảm với lửa rừng nhất là 10 năm đầu trong đời sống của nó.
2.2.2 Đặc điểm rừng trồng thông 3 lá khu vực nghiên cứu

2.2.2.1 Lý lịch rừng trồng và đất trồng
Thông 3 lá khu vực nghiên cứu được trồng năm 1986 (23 tuổi), mật độ trồng
ban đầu 1666 cây/ha (Cây cách cây 2m x hàng cách hàng 3m). Rừng đã được tổ chức
tỉa thưa trễ một lần vào lúc rừng 15 tuổi (năm 2001).
Đất trồng trên lô-a1, lô-a3 và lô-a4 đều trên loại đất đỏ vàng trên Granit. Nhưng
có sự khác biệt về đặc điểm địa hình, nên đất tại 3 lô có sự khác biệt vể 2 đặc điểm (độ
dốc và cấp đất) và sự khác biệt này được xếp theo thứ tự từ xấu đến tốt (lô-a3< lô-a1
< lô-a4. Do vậy, sinh trưởng của rừng thông 3 lá trồng ở lô-a3 < lô-a1 < lô-a4.
2.2.2.2 Kỹ thuật nuôi dưỡng rừng và tỉa thưa rừng thông 3 lá đã và đang được áp
dụng tại hồ Tuyền Lâm và Lâm Đồng.
1- Phát thực bì chăm sóc rừng sau khi trồng
Thực hiện 4 năm sau khi trồng, mỗi năm thực hiện 2 lần.
Lần 1: Phát trắng thực bì toàn diện trên lô, gốc chặt phải thấp dưới 10cm. Xới
cỏ quanh gốc cây, vun gốc đường kính 0,8 m;

7


Lần 2: Phát trắng thực bì toàn diện, gốc chặt phải thấp hơn 20cm, dãy cỏ theo
băng hàng cây rộng 1m, xử lý vật liệu cháy trong lô.
Riêng năm thứ 3 và 4 không thực hiện công đoạn vun xới gốc.
2- Chặt nuôi dưỡng
- Mục tiêu của công tác chặt nuôi dưỡng: Điều chỉnh mật độ hợp lý cho rừng
nhằm đạt năng suất và giá trị sản phẩm cao, loại trừ cây phẩm chất xấu, sâu bệnh, cây
bị chèn ép. Rút ngắn chu kỳ kinh doanh với điều kiện không ảnh hưởng xấu đến năng
suất cuối cùng. Tận dụng được sản phẩm trung gian cho chi phí đầu tư ban đầu và bảo
đảm được yêu cầu sử dụng đất bền vững.
- Các yêu cầu kỹ thuật khi chặt nuôi dưỡng:
+ Tỉa cành nhánh: Tỉa tất cả cành nhánh thoái hóa dưới thân ở đoạn có chiều
cao ≥ 2m, tỉa sát thân, khi tỉa dùng dao sắc để không làm cành bị dập, cành nhánh sau

khi tỉa phải được băm nhỏ rãi đều.
+ Chặt tỉa thưa: Đối tượng rừng đưa vào chặt tỉa thưa lần 1 bắt đầu từ 7 tuổi trở
lên, rừng có độ khép tán cao, có hiện tượng cạnh tranh không gian dinh dưỡng mạnh,
có sự biến động lớn về (đường kính, chiều cao, mật độ);
Cây chặt tỉa cây (cây bài): Đối tượng bài là những cây sâu bệnh, có phẩm chất
xấu, cụt ngọn, tán lệch, cong queo, hai thân; cây bài được đánh 2 dấu sơn ở chiều cao
1,3m và sát gốc;
Cường độ tỉa thưa theo tỷ lệ cây bài và theo loại rừng, phương pháp chặt tỉa
theo cơ giới hoặc hệ thống (theo cự ly cây hoặc theo hàng).
Hồ Tuyền Lâm là nơi kiến tạo rừng phục vụ cho phòng hộ và cảnh quan du lịch,
nên các loại rừng thông trồng thường tỉa thưa chậm hoặc bỏ bớt số lần tỉa thưa rừng.
Đến nay các lô rừng trồng thông 3 lá 23 tuổi mới qua tỉa thưa lần 1, mật độ còn dày,
chất lượng rừng hiện tại kém, nhiều cây bị chèn ép sinh trưởng kém làm giảm vẻ đẹp
cảnh quan của khu rừng. Vì vậy, khu du lịch hồ Tuyền Lâm có ý định khảo sát lại
những lô rừng này để tổ chức tỉa thưa nâng cao chất lượng rừng phục vụ du lịch.
3- Quản lý bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng (PCCR):
+ Phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra để kịp thời phát hiện và áp dụng mọi
biện pháp ngăn chặn lửa rừng, sâu bệnh vv...Xung quanh lô rừng trồng được thiết kế

8


hệ thống đường ranh bao ngạn khép kín. Đầu mùa khô cho phát sạch thực bì trên băng
chừa và đốt, tạo thành đai trắng nhằm ngăn chặn lửa cháy lan .
+ Dọn vệ sinh, (PCCR) sau khi chặt tỉa cành: Sau khi chặt tỉa cành, các cành lá
được dọn vệ sinh như: băm nhỏ thân, cành ngọn từng đoạn dài 1m đưa ra đường ranh
hay rãi đều trong lô. Đối với cành nhánh sâu bệnh đem đi đốt ngay. Nếu điều kiện thời
tiết thuận lợi chia nhỏ từng ô để đốt. Khi đốt được chia làm nhiều lần, bố trí đủ nhân
lực phương tiện để tránh lửa cháy lan.
+ Duy trì công tác quản lý bảo vệ sau PCCR, tổ chức hợp đồng giao khoán

quản lý bảo vệ rừng (QLBVR) cho các hộ gần khu vực rừng trồng.

9


Chương 3
MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Mục tiêu
- Mô tả, phân tích một số đặc điểm lâm học của rừng trồng thông 3 lá 23 tuổi đã tỉa
thưa lần 1 lúc 15 tuổi, trên đất đỏ vàng Granit thuộc 3 lô (lô-a1, lô-a3 và lô-a4) ở Tiểu
khu 266- Khu du lịch hồ Tuyền Lâm- Đà Lạt, làm cơ sở cho thiết kế tỉa thưa và nuôi
dưỡng rừng.
- Thiết kế biện pháp kỹ thuật tỉa thưa và nuôi dưỡng rừng thông 3 lá ở 3 lô : lô-a1,
lô-a3 và lô-a4.
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Rừng trồng thông 3 lá 23 tuổi trên đất đỏ vàng Granit thuộc 3 lô: lô-a1/15,6 ha, lôa3/10,7 ha lô-a4/13,7 ha ở Tiểu khu 266, Khu du lịch hồ Tuyền Lâm, Đà Lạt, Lâm
Đồng.
3.3 Nội dung nghiên cứu:
1. Đặc điểm lâm học của rừng trồng thông 3 lá 23 tuổi đã tỉa thưa lần 1 lúc 15
tuổi trên đất đỏ vàng Granit ở 3 lô khác nhau: lô-a1, lô-a3, lô-a4.
a/ Đặc điểm các dạng phân bố của rừng trồng thông 3 lá 23 tuổi đã tỉa thưa
lần 1 lúc 15 tuổi trên đất đỏ vàng Granit ở 3 lô khác nhau: lô-a1, lô-a3, lô-a4.
-

Phân bố số cây theo đường kính tại vị trí 1.3m (N/D1.3).

-

Phân bố số cây theo chiều cao vút ngọn (N/Hvn).


-

Phân bố số cây theo chiều cao dưới cành (N/Hdc).

-

Phân bố số cây theo đường kính tán (N/Dt).

b/ Đặc điểm các tương quan hình thái của rừng trồng thông 3 lá 23 tuổi đã tỉa
thưa lần 1 lúc 15 tuổi trên đất đỏ vàng Granit ở 3 lô khác nhau: lô-a1, lô-a3, lô-a4.
- Tương quan giữa chiều cao vút ngọn (Hvn) với đường kính tại vị trí 1.3
m (D1.3 ).
- Tương quan giữa chiều cao vút ngọn (Hvn) với đường kính tán tại Dt.

10


-

Tương quan giữa (D1.3) với Dt.

c/ Đặc điểm tầng cây bụi, thảm tươi của rừng trồng thông 3 lá 23 tuổi đã tỉa
thưa lần 1 lúc 15 tuổi trên đất đỏ vàng Granit ở 3 lô khác nhau: lô-a1, lô-a3, lô-a4.
2. Thiết kế biện pháp kĩ thuật tỉa thưa và nuôi dưỡng rừng trồng thông 3 lá 23
tuổi đã tỉa thưa lần 1 lúc 15 tuổi trên đất đỏ vàng Granit ở 3 lô khác nhau: lô-a1, lô-a3,
lô-a4.
3.4 Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết mục tiêu và những nội dung đã nêu trên, luận văn đã áp dụng
phương pháp điều tra quan sát lấy mẫu điển hình, mô tả và phân tích những đặc trưng
lâm học của rừng thông trồng 3 lá 23 tuổi đã tỉa thưa lần 1 lúc 15 tuổi trên đất đỏ vàng

Granit ở 3 lô khác nhau: lô-a1, lô-a3, lô-a4. Từ đó tổng hợp và rút ra những nhận định
chung về đặc điểm lâm học của rừng.
3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu
- Tiến hành lập các ô tiêu chuẩn tạm thời, mỗi ô có diện tích 500m2 (20m*25m). Ở
mỗi lô rừng trồng khác nhau, lập 3 ô tiêu chuẩn điển hình. Vậy tổng số ô điều tra
là 9 ô.
- Trên các ô tiêu chuẩn lập 5 ô dạng bản bố trí hệ thống cách đều có diện tích 4m2
(2m × 2m) để đo đếm tái sinh rừng, cây bụi và thảm tươi.
- Trên mỗi ô tiêu chuẩn tiến hành đo đếm toàn diện: số lượng cây có trong ô,
đường kính cây tại vị trí 1.3 m (D1.3 ), chiều cao vút ngọn (Hvn), đường kính
tán (Dt), chiều cao dưới cành (Hdc), xác định phẩm chất cây.
+ Đo đường kính thân cây tại vị trí 1.3 m (D1.3 ) bằng thước dây với độ

chính xác 0,5cm.
+ Đo chiều cao thân cây bao gồm chiều cao vút ngọn (Hvn), chiều cao

dưới cành (Hdc) bằng mục trắc 6 cây (cây có đường kính và chiều cao
lớn nhất, cây đường kính và chiều cao trung bình, cây có đường kính và
chiều cao nhỏ nhất) để làm cơ sở mục trắc số cây trong toàn ô, với độ
chính xác 0,5m.
+ Đo đường kính tán theo hai hướng Đông – Tây, Nam - Bắc chiếu đường

kính tán vuông góc nhau bằng thước dây.

11


+ Xác định phẩm chất cây: phẩm chất cây phân thành 3 loại A,B,C.

Trong đó:

¾ Cây có phẩm chất A: cây có thân thẳng, phát triển tốt, tán cân đối
không có hiện tượng sâu bệnh, cụt ngọn.
¾ Cây có phẩm chất B: Cây thân cong, phát triển trung bình, tán
không cân đối, không có hiện tượng sâu bệnh, cụt ngọn.
¾ Cây có phẩm chất C: Cây thân cong queo, phát triển kém, cụt
ngọn, hai thân trở lên, có những hiện tượng sâu bệnh trên cây.
* Mô tả đặc điểm lâm học của tầng cây bụi , thảm tươi, dây leo
trong từng ô dạng bản 4m2 gồm các đặc trưng:
+ Thành phần loài;
+ Chiều cao trung bình (m);
+ Độ che phủ;
+ Độ nhiều;
+ Kiểu phân bố
3.4.2 Phương pháp nội nghiệp
Nhập số liệu có được qua điều tra đo dếm ngoài hiện trường trong ô tiêu chuẩn
để xử lý, tính toán, tổng hợp, phân tích số liệu thành bảng và hình theo hướng dẫn
trong điều tra lâm học bằng phần mềm Excel.
• Mật độ cây rừng được xác định bằng công thức như sau:
N/ha =

N
× 10000
S

Trong đó:
N: Số lượng cá thể của loài hoặc tổng số cá thể trong ô tiêu chuẩn.
S: Diện tích ô tiêu chuẩn (m2).
• Xác định phân bố số cây theo cấp đường kính (N-D1.3), phân bố số cây
theo cấp chiều cao (N-Hvn), phân bố số cây theo chiều cao dưới cành (NHdc) và phân bố số cây theo đường kính tán (N – Dt)
Xác định cự ly cấp của phân bố số cây theo các chỉ tiêu D1.3 lấy cự ly cấp

cơ giới là 2cm, với Hvn và Hdc lấy cự ly cấp là 2m. Còn Dt xác định cự ly
cấp dựa vào công thức thực nghiệm của Hoppman:

12


d=

H −h
23 N

Trong đó:
d: Cự ly cấp,
H: Chiều cao hay đường kính lớn nhất,
h: Chiều cao hay đường kính thấp nhất,
N: Số cây trong ô tiêu chuẩn.
• Tính toán các đặc trưng mẫu bằng thống kê toán học
+ Trung bình mẫu (hàm AVERAGE)
n

∑x

x=

i =1

i

n


Trong đó:
x : Trị số bình quân.

x : Trị số quan sát (i= 1- n).
i

n : Dung lượng mẫu.
+ Độ lệch chuẩn hay sai tiêu chuẩn (S hay STD - Hàm STDEV)

∑ (x − x )
n

STD =

2

i

i =1

n −1

+ Hệ số biến động :
Cv% =

STD
× 100
x

+ Biên độ biến động:

R = Xmax- Xmin
Với Xmax: Gía trị lớn nhất.
Xmin: Giá trị nhỏ nhất.
+ Độ lệch phân bố: (Sk - Hàm SKEW)



x
x

∑ ⎝ i ⎞⎟⎠
Sk =
n.s 3

3

13


×