i). Đặt vấn đề
Tây Nguyên là vùng có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng,
địa hình khá đa dạng vừa có khí hậu nhiệt đới, vừa có
khí hậu á nhiệt đới, địa hình có sự chênh lệch về độ
cao tạo điều kiện thuận lợi cho phân bố của nhiều loài
dẻ, trong đó có một số loài dẻ ăn hạt. Dẻ ăn hạt là
nhóm loài cây bản địa đa tác dụng và có giá trị kinh tế
cao: gỗ có thể làm nhà, đồ gia dụng,… đặc biệt hạt dẻ
là loại thực phẩm có giá trị. Tuy nhiên, những nghiên
cứu về dẻ ăn hạt ở đây còn rất ít, chủ yếu mới dừng lại
ở việc mô tả đặc điểm hình thái và phân bố, còn thiếu
cơ sở khoa học cho việc xây dựng hướng dẫn kỹ thuật
gây trồng và phát triển. Xuất phát từ thực tiễn đó,
nghiên cứu đặc điểm lâm học và đề xuất biện pháp kỹ
thuật nuôi dưỡng, xúc tiến tái sinh và gây trồng rừng
dẻ ăn hạt ở Tây Nguyên được thực hiện nhằm góp
phần bổ sung và hoàn thiện thêm những cơ sở khoa
học, xây dựng hướng dẫn kỹ thuật trồng, nuôi dưỡng,
xúc tiến tái sinh rừng dẻ ăn hạt là rất cần thiết.
(ii) Nội dung và phương pháp nghiên cứu
2.1. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, sinh thái của
các loài dẻ ăn hạt
- Nghiên cứu đặc điểm lâm học của Dẻ anh và Kha thụ
nguyên
- Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nuôi dưỡng và xúc
tiến tái sinh rừng Dẻ anh và Kha thụ nguyên tại Tây
Nguyên
- Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật gây trồng rừng dẻ ăn
hạt
- Thử nghiệm trồng một số loại dẻ ăn hạt khác tại Tây
Nguyên
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. PP nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, sinh
thái của các loài dẻ ăn hạt: Kế thừa các tài liệu nghiên
cứu đã có, kết hợp thu thập mẫu ngoài hiện trường để
giám định tiêu bản và tiến hành mô tả, chụp ảnh hình
thái, kích thước lá, hoa, quả, hạt các loài dẻ ăn hạt có
phân bố tự nhiên trong vùng đồng thời xác định vùng
phân bố và đặc điểm sinh thái, khí hậu, đất đai của các
loài dẻ ăn hạt.
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm lâm học của
Dẻ anh và Kha thụ nguyên
- PP nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc lâm phần
Dẻ anh và Kha thụ nguyên
Trên mỗi đai cao, chọn và lập 3 ÔTC điển hình tạm
thời trên các lâm phần có Dẻ anh và Kha thụ nguyên
phân bố, diện tích mỗi ÔTC sơ cấp là 2.500 m2 (50m x
50m). Trong mỗi ÔTC sơ cấp chia thành mạng lưới 25
ô thứ cấp, diện tích mỗi ô thứ cấp là 100 m2 (10 m x
10 m). Trong mỗi ô thứ cấp xác định tên các loài cây
và đo đếm toàn bộ số cây gỗ có D1.3 ≥ 6 cm theo các
chỉ tiêu như: D1.3; Hvn; Hdc; Dt.
+ PP xác định tổ thành loài cây gỗ ưu thế: Tổ thành
loài được tính theo phương pháp của Curtis Mc.
Intosh (1951) .
Trị số IV được tính theo công thức (2.1)
De an hat
Trong đó: Z là sản lượng hạt giống trên 1 ha (kg/ha);
N: số cây trên ha; B: tổng số quả của 5 cây tiêu chuẩn;
C: số hạt bình quân 1 quả; F: Độ thuần của hạt; P Khối
lượng 1000 hạt (gr)
+ Thiết lập quan hệ: Áp dụng phương pháp phân tích
thống kê trong lâm nghiệp với sự trợ giúp của các
phần mềm chuyên dụng như SPSS 13.0 và Excel trên
máy vi tính để mô phỏng mối quan hệ giữa năng suất
hạt với các chỉ tiêu sinh trưởng.
- PP nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên loài Dẻ anh
và Kha thụ nguyên
Trong mỗi ÔTC thiết lập 30 ô dạng bản (ÔDB) diện
tích 4 m2 (2 m x 2 m). Đo đếm các cây gỗ tái sinh có
D1.3 ≤ 6cm. Các chỉ tiêu xác định: Loài cây, Hvn, phẩm
chất cây, nguồn gốc cây tái sinh. Mật độ tái sinh; Phân
bố số cây tái sinh theo chiều cao và Chất lượng cây tái
sinh và nguồn gốc tái sinh được tính theo công thức:
Trong đó: ni: là số cây trong ÔDB
2.2.3. PP nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nuôi dưỡng
và xúc tiến tái sinh
- PP nghiên cứu kỹ thuật nuôi dưỡng rừng Dẻ anh và
Kha thụ nguyên: Thí nghiệm bố trí với 2 nhân tố: Biện
pháp kỹ thuật (Tác động cao, bón phân; Tác động
thấp; Đối chứng) và độ tàn che (0,35 – 0,4; 0,5 – 0,6 và
đối chứng). Mỗi CT lặp lại 3 lần.
- PP nghiên cứu kỹ thuật xúc tiến tái sinh rừng Dẻ
anh: Thí nghiệm bố trí 2 nhân tố: (i) Biện pháp kỹ
thuật (Xúc tiến tái sinh tự nhiên; Chăm sóc cây tái
sinh; Không tác động) và (ii) độ tàn che (0,35 – 0,4;
0,5 – 0,6 và đối chứng). Mỗi CT lặp lại 3 lần
2.2.4. Phương pháp nghiên cứu biện pháp kỹ thuật
gây trồng Dẻ ăn hạt
- Phương pháp nghiên cứu nhân giống sinh dưỡng Dẻ
anh và Kha thụ nguyên
* PP nghiên cứu kỹ thuật giâm hom cành: Bố trí thử
nghiệm 2 loại hom (hom non và hom bánh tẻ), với 2
loại thuốc (IBA và IAA) với 3 nồng độ (500 ppm, 1.000
ppm và 1.500 ppm.
* Phương pháp nghiên cứu kỹ thuật ghép: 3 phương
pháp (ghép nêm, ghép áp và ghép mắt).
- PP nghiên cứu phương thức trồng (Thuần loài, hỗn
giao với Keo TT và hỗn giao bản địa) và mật độ trồng
(830; 1.100 và 1.660 cây/ha).
2.2.5. Phương pháp thử nghiệm trồng 3 loài (Dẻ yên
thế, Dẻ trùng khánh và Dẻ trung quốc), trồng thuần
loài với mật độ 1.100 cây/ha, mỗi cây bón lót 0,5 kg
hữu cơ vi sinh + 0,05 kg NPK. Mỗi loài trồng với diện
tích 0,5 ha, được chia đều cho 3 lần lặp lại.
Phương pháp xử lý số liệu: Ứng dụng phương pháp
thống kê toán học trong lâm nghiệp để xử lý, phân tích
số liệu với sự trợ giúp của phần mềm SPSS, Excel trên
máy vi tính (Nguyễn Hải Tuất và cs, 2006) và (Nguyễn
Hải Tuất, Nguyễn Trọng Bình, 2005)
(iii). Kết quả nghiên cứu và thảo luận
3.1. Kết quả NC đặc điểm hình thái, sinh thái của các
loài dẻ ăn hạt ở Tây Nguyên
3.1.1. Kết quả nghiên cứu đặc điểm hình thái các loài
dẻ ăn hạt
Kết quả nghiên cứu phân loại cho thấy, tại vùng Tây
Nguyên có phân bố 11 loài dẻ có khả năng cho hạt ăn
được thuộc 2 chi, trong đó có chủ yếu thuộc chi
Castanopsis (9/11 loài) và chi Lithocarpus (2/11 loài).
3.1.2. Kết quả nghiên cứu đặc điểm phân bố và sinh
thái các loài dẻ ăn hạt
Trong 11 loài dẻ ăn hạt phân bố ở Tây Nguyên có 2
loài với biên độ sinh thái khá rộng là Dẻ anh và Kha
thụ nguyên, 5 loài có biên độ sinh thái vừa và 1 loài có
biên độ hẹp.
Phần lớn các loài dẻ ăn hạt trên (8/11 loài » 72,7%)
thường chỉ xuất hiện trong kiểu rừng lá rộng thường
xanh như Kha thụ nguyên, Kha thụ chevalier, Kha thụ
nhiếm, Dẻ gai ấn độ, Cà ổi vọng phu, Kha thụ gunier,
Dẻ sừng nai và Dẻ đá. Với 3 loài như Dẻ anh, Cà ổi
trung hoa và Sồi đỏ thì xuất hiện trong 2 kiểu rừng là
rừng lá rộng thường xanh và rừng bán thường xanh
cây lá rộng xen cây lá kim. Dẻ anh và Kha thụ nguyên
phân bố ở 2 nhóm đất: đất xám và đất đỏ bazan.
3.2. Kết quả nghiên cứu đặc điểm lâm học của Dẻ anh
và Kha thụ nguyên
3.2.1. Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc
lâm phần
- Kết quả nghiên cứu cấu trúc mật độ và tổ thành tầng
cây cao: Mật độ Dẻ anh có xu hướng tăng dần từ 44
cây/ha đến 156 cây/ha ở độ cao < 1.000 m, càng lên
cao càng giảm (ở độ cao > 1.500 m còn 24 cây/ha).
Chỉ số IV% của Dẻ anh cao nhất ở Sa Thầy – Kon Tum
(30,9%). Mật độ Kha thụ nguyên dao động rất lớn (8 –
180 cây/ha). Kết quả phân tích trên cho thấy nơi Dẻ
anh và Kha thụ nguyên có mật độ cao thì lựa chọn
những cây sinh trưởng, phát triển tốt để chuyển hoá
thành rừng dẻ cung cấp hạt, nơi phân bố với mật độ
thấp nên giữ lại tất cả các cây Dẻ anh và Kha thụ
nguyên. Cần tác động các biện pháp kỹ thuật như
chăm sóc, bón phân, tỉa cành, tạo tán, đồng thời ken
chết cây phi mục đích, cây cạnh tranh với cây mục
đích để rừng dẻ có sản lượng hạt cao nhất.
- Kết quả nghiên cứu cấu trúc n/D1.3 của Dẻ anh và
Kha thụ nguyên: Cấu trúc n/D1,3 ở rừng tự nhiên có
loài Dẻ anh và Kha thụ nguyên phân bố tại Tây
Nguyên chủ yếu tuân theo dạng hàm Weibull (70%)
và phân bố khoảng cách (30%). Đối với hàm Weibull,
tham số α < 3, nghĩa là các phân bố đều có dạng lệch
trái, với hàm khoảng ở dạng 1 đỉnh lệch trái, điều này
chứng tỏ hầu hết các cây trong lâm phần tập chung ở
cấp đường kính thấp (D1.3 < 32cm).
- Kết quả nghiên cứu cấu trúc n/Hvn lâm phần Dẻ
anh và Kha thụ nguyên
Tương tự như phân bố số cây theo cấp đường kính,
phân bố n/Hvn chủ yếu phù hợp với phân bố Weibull
ở dạng lệch trái (tham số α < 3). Chiều cao các cây
trong lâm phần thấp, phù hợp với phân bố n/D1.3.
Các cây có kích thước lớn đã bị khai thác, chủ yếu là
các cây có giá trị kinh tế, cây còn lại chủ yếu là cây gỗ
ít giá trị, kích thước nhỏ. Vì vậy, với lâm phần có mật
độ cây Dẻ anh và Kha thụ nguyên ở tầng cây cao (>
200 cây/ha) cần được nuôi dưỡng và kinh doanh theo
hướng lấy quả bằng cách tác động các biện pháp kỹ
thuật như phát dây leo, cây bụi, ken tỉa cây phi mục
đích, điều chỉnh không gian dinh dưỡng hợp lý nhằm
nâng cao năng suất hạt.
- Quan hệ Dẻ anh và Kha thụ nguyên với các loài ưu
thế trong quần xã
Dẻ anh có quan hệ theo chiều hướng tích cực, hỗ trợ
nhau với 12 loài như: Chò xót, Sồi braian, Chân chim,
ngược lại có quan hệ cạnh tranh với 3 loài Hậu phát,
Sung rừng và Sòi tía. Kha thụ nguyên có quan hệ cạnh
tranh tương tác với Sòi tía, Chân chim và Chò xót và
quan hệ ngẫu nhiên với Khuya áo, Bời lời và Dẻ cọng
mảnh. Vì vậy, đây là cơ sở quan trọng bước đầu đề
xuất và lựa chọn loài cây trồng hỗn giao phù hợp.
- Mối quan hệ giữa năng suất quả với các chỉ tiêu sinh
trưởng Dẻ anh có dạng: .
3.2.2. Kết quả nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên
Dẻ anh và Kha thụ nguyên
- Kết quả nghiên cứu mật độ cây tái sinh: Mật độ Dẻ
anh tái sinh có sự dao động lớn từ 167 (Đà Lạt) đến
7.810 cây/ha (Sa Thầy – Kon Tum) với Kha thụ
nguyên thì mật độ cây tái sinh khá đồng đều, dao động
từ 667 – 2.000 cây/ha. Tỷ lệ số cây tái sinh có triển
vọng thấp (< 37,5%).
- Kết quả nghiên cứu phân bố số cây tái sinh theo cấp
chiều cao: Số lượng cây tái sinh Dẻ anh và Kha thụ
nguyên chủ yếu tập trung ở cấp chiều cao I (Hvn < 0,5
m) và có xu hướng giảm dần từ cấp I đến cấp VII.
Phân bố n/Hvn phù hợp với phân bố giảm theo hàm
Meyer. Tuy nhiên, một số điểm phù hợp phân bố
khoảng cách và phân bố Weibull. Phân bố Weibull, a
@ 1, chứng tỏ phân bố có dạng giảm. Đường cong
phân bố giảm lõm và có xu hướng bẹt dần (vì b@ 1).
Kết quả kiểm tra cho thấy các hàm phân bố được chọn
để mô phỏng cấu trúc n/Hvn đều phù hợp (c2tính <
c205).
- Kết quả nghiên cứu nguồn gốc và chất lượng cây tái
sinh: Dẻ anh tái sinh ở mức độ từ trung bình trở lên
chiếm tỷ lệ khá cao (> 81,9 %), với Kha thụ nguyên
cũng đạt > 62,5 %. Tỷ lệ cây tái sinh chồi và hạt của
Dẻ anh có sự chệnh lệch không lớn. Từ kết quả phân
tích cho thấy, tỷ lệ tái sinh theo nguồn gốc của loài Dẻ
anh và Kha thụ nguyên không chịu ảnh hưởng nhiều
bởi đai cao hoặc độ tàn che hay kiểu rừng mà nó chịu
sự chi phối bởi đặc tính sinh vật học của loài cây.
Từ các kết quả phân tích trên ta nhận thấy, cần tác
động biện pháp kỹ thuật lâm sinh như xúc tiến tái sinh
tự nhiên kết hợp trồng bổ sung vào những nơi có mật
độ Dẻ anh và Kha thụ nguyên tái sinh thấp. Đơn giản
hóa tổ thành Dẻ anh và Kha thụ nguyên ngay từ giai
đoạn cây tái sinh bằng cách loại bỏ những loài ít giá
trị kinh tế và có xu hướng cạnh tranh với Dẻ anh và
Kha thụ nguyên. Đồng thời luỗng phát dây leo, cây
bụi, mở tán tạo diện tích dinh dưỡng, kết hợp chăm
sóc, bón phân đối với nơi có cường độ kinh doanh cao
để dẫn rừng theo ý muốn phù hợp với mục đích kinh
doanh rừng theo hướng lấy quả.
3.3. Kết quả NC BPKT NDưỡng và xúc tiến tái sinh
rừng Dẻ anh và Kha thụ nguyên
3.3.1. Kết quả nghiên cứu kỹ thuật nuôi dưỡng rừng
Dẻ anh và Kha thụ nguyên
Năng suất quả vượt trội ở thí nghiệm nuôi dưỡng Dẻ
anh tăng từ 6,7 – 31,7 % so với trước khi tác động. Với
thí nghiệm Kha thụ nguyên thì tỷ lệ này dao động 6,7
– 22,3 %. Độ tàn che khác nhau đã ảnh hưởng khác
nhau đến độ vượt trội về năng suất quả dẻ, cao nhất
có thể lên tới 31,7% ở công thức CT1/TC1 đối với loài
Dẻ anh ở Sa Thầy – Kon Tum. Đối với Kha thụ nguyên
độ vượt trội cao nhất ở công thức CT1/TC2 (22,3%).
Bón phân hoặc không bón phân đều chưa có ảnh
hưởng rõ rệt đến độ vượt trội về năng suất hạt dẻ. Tuy
nhiên, cần áp dụng các biện pháp lâm sinh để điều
chỉnh không gian dinh dưỡng, mở tán với độ tàn che
40-60% thì rừng dẻ sẽ cho năng suất hạt cao nhất.
3.3.2. Kết quả nghiên cứu kỹ thuật xúc tiến tái sinh tự
nhiên rừng Dẻ anh
Tăng trưởng thường xuyên định kỳ về D1.3 cao nhất ở
công thức CT2/TC2 với ZD1.3 đạt 1,63 cm. Về tăng
trưởng thường xuyên định kỳ ZHvn cao nhất 1,94 m
(CT2/ĐC). Về ZDt cao nhất đạt 1,05 m (CT2/TC2). Từ
kết quả trên ta thấy nếu áp các biện pháp kỹ thuật xúc
tiến tái sinh thì lượng tăng trưởng thường xuyên định
kỳ (sau 31 tháng tác động) gấp 1,3 – 1,6 lần so với đối
chứng.
3.4. Kết quả nghiên cứu kỹ thuật gây trồng Dẻ anh và
Kha thụ nguyên
3.4.3. Kết quả nghiên cứu kỹ thuật nhân giống sinh
dưỡng
3.4.3.1. Kết quả nghiên cứu kỹ thuật giâm hom cành
Kết quả cho thấy đối với thuốc IAA và thuốc IBA nồng
độ 1.500 ppm và công thức đối chứng thì cả 2 loài Dẻ
anh và Kha thụ nguyên không có khả năng ra rễ. Kha
thụ nguyên tỷ lệ ra rễ ở các công thức thí nghiệm thấp
dao động 15,6 – 28,1 % (sau 30 ngày). Dẻ anh tỷ lệ ra
rễ giảm dần xuống 18,8 % (hom bánh tẻ, 500 ppm
IBA) sau 60 ngày.
3.4.3.2. Kết quả nghiên cứu kỹ thuật ghép
Kha thụ nguyên phương pháp ghép nêm cho tỷ lệ sống
cao nhất đạt 66,7 %, ghép áp cũng cho tỷ lệ khá cao
57,5%, phương pháp ghép mắt cho tỷ lệ thấp nhất chỉ
đạt 6,7%. Dẻ anh tỷ lệ sống của phương pháp ghép áp
cao nhất là 42,5%, phương pháp ghép nêm cũng đạt
tỷ lệ 32,5%, thấp nhất là phương pháp ghép mắt chỉ
đạt 4,2%.
Kết quả phân tích phương sai một nhân tố chỉ ra rằng
Dẻ anh và Kha thụ nguyên nên áp dụng phương pháp
ghép nêm hoặc ghép áp khi nhân giống sinh dưỡng.
3.4.5. Kết quả nghiên cứu phương thức và mật độ
trồng
3.3.5.1. Kết quả NC ảnh hưởng của phương thức và
mật độ trồng đến sinh trưởng Dẻ anh
* Tăng trưởng Dẻ anh sau 39 tháng trồng tại Đam
Rông – Lâm Đồng
Kết quả tính toán lượng tăng trưởng bình quân chung
sau 39 tháng tuổi được tổng hợp tại bảng 3.3
Bảng 3.3. Tăng trưởng của Dẻ anh tại Đam Rông –
Lâm Đồng ở tuổi 3
Phương thức trồng
830 cây/ha
1.100 cây/ha
1.660 cây/ha
DD1,3
(cm)
DHvn
(m)
DDt
(m)
DD1,3
(cm)
DHvn
(m)
DDt
(m)
DD1,3
(cm)
DHvn
(m)
DDt
(m)
Dẻ anh
0,79
1,00
0,50
0,67
0,91
0,48
0,62
0,91
0,45
Dẻ anh xen Keo
0,80
0,99
0,53
0,75
0,95
0,52
0,72
0,92
0,48
Dẻ anh xen Bời lời
0,81
0,99
0,57
0,77
0,97
0,54
0,70
0,94
0,52
Từ kết quả bảng 3.3 cho thấy, tăng trưởng bình
quân chung về D1.3 cao nhất ở phương thức trồng Dẻ
anh xen Bời lời ở mật độ 830 cây/ha và thấp nhất ở
phương thức trồng Dẻ anh thuần loài với mật độ
1.660 cây/ha. Tăng trưởng bình quân chung về Dt cao
nhất ở phương thức hỗn giao xen Bời lời với mật độ
trồng 830 cây/ha và thấp nhất ở phương thức trồng
thuần loài ở mật độ trồng 1,660 cây/ha. Đây là cơ sở
khoa học góp phần đề xuất phương thức và mật độ
trồng phù hợp đối với loài Dẻ anh tại Tây Nguyên.
3.3.5.2. Kết quả NC ảnh hưởng của PT và mật độ trồng
đến sinh trưởng Kha thụ nguyên
* Tăng trưởng bình quân chung Kha thụ nguyên tại
Đam Rông – Lâm Đồng
Lượng tăng trưởng bình quân chung cao nhất với
phương thức trồng hỗn giao Bời lời ở mật độ 830
cây/ha và thấp nhất ở phương thức trồng thuần loài
với mật độ 1.660 cây/ha (Bảng 3.4). Kết quả phân tích
phương sai chưa có ảnh hưởng tương tác rõ rệt giữa
nhân tố mật độ và phương thức trồng đến lượng tăng
trưởng bình quân chung về DD1.3, DHvn và DDt với
mức ý nghĩa α = 0,05. Phương thức trồng hỗn giao
Kha thụ nguyên với Bời lời hoặc hỗn giao với Keo tai
tượng cho sinh trưởng tốt nhất, song chưa có sự khác
nhau rõ rệt giữa 2 phương thức này (Sig. > 0,05). Mật
độ trồng 830 cây/ha có ảnh hưởng tốt nhất về DD1.3,
DHvn và DDt. Từ kết quả phân tích cho thấy Kha thụ
nguyên trồng tại Tây Nguyên nên áp dụng phương
thức trồng hỗn giao với Bời lời ở mật độ 830 cây/ha
thì cho lượng tăng trưởng bình quân chung đạt cao
nhất.
Bảng 3.4. Tăng trưởng của Kha thụ nguyên tại Đam
Rông – Lâm Đồng ở tuổi 3
Phương thức trồng
Mật độ
830 cây/ha
1.100 cây/ha
1.660 cây/ha
DD1.3
(cm)
DHvn
(m)
DDt
(m)
DD1.3
(cm)
DHvn
(m)
DDt
(m)
DD1.3
(cm)
DHvn
(m)
DDt
(m)
Kha thụ nguyên (KTN)
0,79
1,03
0,59
0,72
0,92
0,50
0,68
0,91
0,47
KTN hỗn giao Keo TT
0,85
1,06
0,60
0,80
0,95
0,55
0,80
0,95
0,54
KTN hỗn giao Bời lời
0,88
1,07
0,62
0,83
0,95
0,59
0,80
0,95
0,56
3.4.6. Kết quả mô hình trồng phân tán trong các vườn
hộ gia đình
Mô hình trồng phân tán tỷ lệ sống của cây trồng khá
cao (> 86%), cao nhất là Kha thụ nguyên trồng quanh
vườn nhà. Sinh trưởng trung bình sau 1 năm trồng
của Dẻ anh về đường kính D1.3 là 1,29 cm; Chiều cao
vút ngọn (Hvn) đạt 1,16 m và đường kính tán (Dt) đạt
0,7 m. Với Kha thụ nguyên D1.3 là 1,26 cm; Chiều cao
vút ngọn (Hvn) đạt 1,28 m và đường kính tán (Dt) đạt
0,66 m. So với mô hình thí nghiệm trồng tập trung thì
sinh trưởng trung bình về D1.3; Hvn và Dt của mô
hình cây phân tán tăng gấp 2 lần. Kết quả trên cho
thấy mô hình trồng Dẻ anh và Kha thụ nguyên tại
vườn hộ (nương cà phê và vườn quanh nhà) khá triển
vọng. Đây là mô hình cần được triển khai nhân rộng
trong những điều kiện tương tự.
3.5. Kết quả thử nghiệm gây trồng 3 loài dẻ ăn hạt tại
Tây Nguyên
Mô hình trồng thử nghiệm 3 loài Dẻ yên thế, Dẻ trùng
khánh và Dẻ trung quốc tỏ ra không thích hợp với
điều kiện khí hậu và đất đai. Theo dõi cây 3 tháng đầu
sau khi trồng tỷ lệ sống khá cao (> 87 %), sau 12
tháng cây trồng có hiện tượng chết dần, tỷ lệ sống
thấp < 20,5%. Từ kết quả phân tích trên cho thấy với 3
loài dẻ ăn hạt có xuất xứ từ miền Bắc (Dẻ trùng
khánh, Dẻ yên thế và Dẻ trung quốc) không nên dẫn
giống trồng tại 2 địa điểm trồng thử nghiệm trên và
các địa điểm có điều kiện khí hậu, đất đai tương tự ở
các tỉnh vùng Tây Nguyên.
(iv). Kết luận và đề nghị
4.1. Kết luận
1. Vùng Tây Nguyên được xác định có 11 loài dẻ cho
hạt ăn được thuộc 2 chi Castanopsis (9/11 loài) và
Lithocarpus (2/11 loài). Dẻ anh và Kha thụ nguyên là
2 loài có biên độ sinh thái rộng. Phần lớn dẻ ăn hạt ở
Tây Nguyên (72,7%) thường chỉ xuất hiện trong kiểu
rừng lá rộng thường xanh. Với 3 loài như Dẻ anh, Cà
ổi trung hoa và Sồi đỏ thì xuất hiện trong 2 kiểu rừng
là rừng lá rộng thường xanh và rừng bán thường
xanh cây lá rộng xen cây lá kim. Số loài dẻ ăn hạt phân
bố ở độ cao < 1.500 m chiếm chủ yếu 8/11 loài
(72,7%).
2. Chỉ số IV % của Dẻ anh dao động lớn từ 2,2 – 30,9
%, với Kha thụ nguyên chỉ số này từ 1,3 – 24,1 %. Tổ
thành tầng cây gỗ cao đơn giản. Số loài tham gia vào
công thức tổ thành từ 4 – 8 loài, độ cao > 1.500 Dẻ
anh và Kha thụ nguyên không có tên trong công thức
tổ thành.
- Dẻ ăn hạt có khả năng tái sinh chồi và hạt tốt, dao
động từ 165 – 7.810 cây/ha, số cây tái sinh có triển
vọng chiếm tỷ lệ không cao < 37,5 %. Mô hình mô
phỏng quan hệ giữa năng suất và các chỉ tiêu sinh
trưởng được thiết lập là: .
3. Áp dụng biện pháp kỹ thuật nuôi dưỡng rừng Dẻ
anh và Kha thụ nguyên với độ tàn che 0,4 – 0,6 thì
năng suất hạt có thể tăng lên từ 22,3 % – 31,7%. Bón
phân với liều lượng 1 kg NPK + 5 kg hữu cơ vi
sinh/gốc chưa ảnh hưởng đến năng suất hạt. Áp dụng
biện pháp kỹ thuật mở tán với độ tàn che 0,4 – 0,6, kết
hợp bón phân 0,2 kg NPK + 1,5 kg hữu cơ vi sinh thì
lượng trưởng thường xuyên định kỳ có thể tăng gấp
1,3 – 1,6 lần so với đối chứng.
4. Ghép nêm Kha thụ nguyên tỷ lệ sống cao nhất
(66,7%), với Dẻ anh ghép áp tỷ lệ sống nhất (42,5 %).
Giâm hom cành với thuốc IBA ở nồng độ 500 ppm và
sử dụng hom bánh tẻ tỷ lệ ra rễ đạt 28,1 % (sau 30
ngày). Dẻ anh và Kha thụ nguyên áp dụng theo
phương thức trồng hỗn giao với Bời lời ở mật độ 830
cây/ha cho sinh trưởng tốt nhất. Mô hình trồng cây
phân tán sinh trưởng sau 1 năm trồng tăng 2 lần so
với mô hình thí nghiệm trồng tập trung.
5. Dẻ trùng khánh, Dẻ yên thế và Dẻ trung quốc không
nên gây trồng ở Đam Rông – Lâm Đồng và Pleiku –
Gia Lai và các địa điểm có điều kiện khí hậu và đất đai
tương tự tại Tây Nguyên.
4.2. Đề nghị
- Cần tiếp tục nghiên cứu hệ thống biện pháp kỹ thuật
lâm sinh trong gây trồng và phát triển đối với 9 loài
dẻ ăn hạt còn lại.
- Cần tiếp tục chăm sóc và theo dõi các mô hình của đề
tài để có cơ sở khoa học kết luận một cách khách quan
kết quả nghiên cứu.
(v). Tài liệu tham khảo
Tiếng Việt
Nguyễn Tiến Bân (2003), Danh mục các loài thực vật
Việt Nam, Tập II, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh
vật, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr 227-270.
Nguyễn Hải Tuất, Nguyễn Trọng Bình (2005), Khai
thác và sử dụng SPSS xử lý số liệu trong Lâm nghiệp,
NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
Nguyễn Hải Tuất, Vũ Tiến Hinh, Ngô Kim Khôi (2006),
Phân tích thống kê trong Lâm nghiệp, NXB Nông
nghiệp, Hà Nội.