Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA HAI TRẠNG THÁI RỪNG IIIA2 VÀ IIIA3 TẠI TIỂU KHU 333A – XÃ PRÓH THUỘC CÔNG TY LÂM NGHIỆP ĐƠN DƯƠNG, TỈNH LÂM ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (594.11 KB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC
CỦA HAI TRẠNG THÁI RỪNG IIIA2 VÀ IIIA3
TẠI TIỂU KHU 333A – XÃ PRÓH THUỘC CÔNG TY
LÂM NGHIỆP ĐƠN DƯƠNG, TỈNH LÂM ĐỒNG

Họ và tên sinh viên: NGÔ MIỀN
Ngành: LÂM NGHIỆP
Niên khóa: 2004 – 2008

Tháng 07/2009


TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA HAI TRẠNG THÁI RỪNG
IIIA2 VÀ IIIA3 TẠI TIỂU KHU 333A – XÃ PRÓH THUỘC CÔNG
TY LÂM NGHIỆP ĐƠN DƯƠNG, TỈNH LÂM ĐỒNG

NGÔ MIỀN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành Lâm nghiệp

Giáo viên hướng dẫn:
ThS. Phan Minh Xuân

Tháng 7, 2009


i


LỜI CẢM TẠ
Thưa quý Thầy, quý Cô!
Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc của tôi đến các Thầy Cô trong Khoa Lâm nghiệp
cùng toàn thể Thầy Cô trong Trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh
và Trung Tâm Đào Tạo Bồi Dưỡng Tại Chức tỉnh Lâm Đồng, trong các năm học tại
Trung tâm và Trường, Thầy Cô là người truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu.
Xin gửi đến Thầy ThS. Phan Minh Xuân lòng biết ơn của tôi, Thầy là người
đã truyền đạt cho tôi những tri thức và trực tiếp hướng dẫn tận tình cho tôi hoàn
thành khóa luận này.
Xin cảm ơn Công ty Lâm nghiệp Đơn Dương đã tạo mọi điều kiện cho tôi
trong suốt thời gian thực tập làm khóa luận.
Cảm ơn các bạn sinh viên lớp Đại học tại chức Lâm nghiệp K2004
(TC04LNLD) đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện khóa luận tốt
nghiệp này.
Cảm ơn các bạn: Mai Văn Tiến (Đalat), Trần Văn Trinh (Đalat),… đã góp
phần giúp đỡ tôi trong quá trình học tập.
Ngô Miền

ii


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa .............................................................................................................. i
Lời cảm tạ ...........................................................................................................ii
Mục lục ............................................................................................................. iii
Danh sách các bảng.............................................................................................v

Danh sách các hình ............................................................................................vi
Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ.........................................................................................1
Chương 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU............3
2.1. Điều kiện tự nhiên.........................................................................................3
2.1.1. Vị trí địa lý, ranh giới và diện tích .....................................................3
2.1.2. Địa hình, địa mạo ...............................................................................3
2.1.3. Địa chất, thổ nhưỡng ..........................................................................4
2.1.4. Khí hậu, thủy văn ...............................................................................4
2.1.5. Tài nguyên rừng .................................................................................5
2.1.6. Tình hình kinh tế - xã hội ...................................................................6
2.1.6.1. Dân số và lao động...................................................................6
2.1.6.2. Cơ sở hạ tầng ...........................................................................7
2.1.6.3. Văn hóa xã hội .........................................................................8
2.2. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................8
Chương 3: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....11
3.1. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................11
3.2. Nội dung nghiên cứu...................................................................................11
3.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................12
3.3.1. Công tác ngoại nghiệp......................................................................12
3.3.2. Công tác nội nghiệp..........................................................................14

iii


Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................................................19
4.1. Danh lục những loài cây tại khu vực nghiên cứu .......................................19
4.2. Đặc điểm lâm học của lâm phần tại khu vực nghiên cứu...........................21
4.2.1. Phân bố số cây theo chiều cao và đường kính của lâm phần ...........21
4.2.1.1. Trạng thái IIIA2 .....................................................................21
4.2.1.2. Trạng thái IIIA3 .....................................................................23

4.2.2. Đặc điểm ưu hợp thực vật tại khu vực nghiên cứu ..........................25
4.2.2.1. Hiện trạng IIIA2.....................................................................26
4.2.2.2. Hiện trạng IIIA3.....................................................................27
4.2.3. Độ tàn che của lâm phần tại khu vực nghiên cứu ............................29
4.2.4. Phân bố cây tái sinh trên mặt đất rừng .............................................30
4.3. Đề xuất một số biện pháp tác động.............................................................35
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................37
5.1. Kết luận.......................................................................................................37
5.2. Kiến nghị.....................................................................................................38
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................40

iv


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1: Danh lục những loài cây tại khu vực nghiên cứu ....................................20
Bảng 4.2: Phân bố số cây theo cấp chiều cao của trạng thái IIIA2 ..........................21
Bảng 4.3: Phân bố số cây theo cấp đường kính của trạng thái IIIA2.......................22
Bảng 4.4: Phân bố số cây theo cấp chiều cao của trạng thái IIIA3 ..........................23
Bảng 4.5: Phân bố số cây theo cấp đường kính của trạng thái IIIA3.......................24
Bảng 4.6: Đặc trưng tổ thành ưu hợp Giẻ + Trâm + Chò xót +...
tại ô tiêu chuẩn 1.......................................................................................26
Bảng 4.7: Đặc trưng tổ thành ưu hợp Giẻ + Trâm + Chò xót + Thị +...
tại ô tiêu chuẩn 2.......................................................................................26
Bảng 4.8: Đặc trưng tổ thành ưu hợp Trâm + Giẻ + Chò xót +...
tại ô tiêu chuẩn 3.......................................................................................26
Bảng 4.9: Đặc trưng tổ thành ưu hợp Giẻ + Trâm + Chò xót +...
của trạng thái IIIA2 tại khu vực nghiên cứu.............................................27
Bảng 4.10: Đặc trưng tổ thành ưu hợp Giẻ + Trâm + Giổi + Chò xót +...

tại ô tiêu chuẩn 1.......................................................................................27
Bảng 4.11: Đặc trưng tổ thành ưu hợp Giẻ + Trâm + Thị +...
tại ô tiêu chuẩn 2.......................................................................................28
Bảng 4.12: Đặc trưng tổ thành ưu hợp Trâm + Giẻ + Chò xót + Cám +...
tại ô tiêu chuẩn 3.......................................................................................28
Bảng 4.13: Đặc trưng tổ thành ưu hợp Trâm + Giẻ + Chò xót + Cám +...
của trạng thái IIIA3 tại khu vực nghiên cứu.............................................28
Bảng 4.14: Đặc trưng tổ thành cây tái sinh trạng thái IIIA2 ....................................31
Bảng 4.15: Số lượng tái sinh theo cấp chiều cao (cây/ha) của hiện trạng IIIA2......32
Bảng 4.16: Số lượng tái sinh theo cấp chiều cao (cây/ha) của hiện trạng IIIA3......33
Bảng 4.17: Đặc trưng tổ thành cây tái sinh trạng thái IIIA3 ....................................34

v


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1: Số họ, chi và loài thực vật tại khu vực nghiên cứu ..................................19
Hình 4.2: Biểu đồ phân bố số cây theo cấp chiều cao của trạng thái IIIA2.............21
Hình 4.3: Biểu đồ phân bố số cây theo cấp đường kính của trạng thái IIIA2..........22
Hình 4.4: Biểu đồ phân bố số cây theo cấp chiều cao của trạng thái IIIA3.............24
Hình 4.5: Biểu đồ phân bố số cây theo cấp đường kính của trạng thái IIIA3..........25

vi


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng là tài nguyên thiên nhiên phong phú và vô cùng quý giá của đất nước,
là bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái; rừng có giá trị to lớn đối với nền

kinh tế quốc dân, gắn liền với đời sống của nhân dân và sự sống còn của dân tộc..
Rừng hình thành hoàn cảnh tự nhiên thuận lợi cho xã hội loài người thông qua các
chức năng của nó. Rừng tạo điều kiện thuận lợi về mặt tinh thần và vật chất đối với
sự hình thành, tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
Rừng có nhiều tác dụng như:
- Cung cấp sản phẩm và nguyên liệu: Rừng là tài nguyên cung cấp gỗ, củi,
các nguyên liệu cho công nghiệp như giấy, sợi, tananh, hương liệu, dược liệu, thực
phẩm … Hiện nay chúng ta chưa đáp ứng được nhu cầu về gỗ và củi cho xây dựng
và sinh hoạt.
- Tác dụng sinh thái của rừng: là tác dụng to lớn nhất. Rừng giữ vai trò điều
tiết chủ yếu nhất trong cân bằng thành phần đại khí quyển trên Địa cầu. Những năm
gần đây nhiều hiện tượng thời tiết thay đổi thất thường, tầng ô-zôn bị phá huỷ, …;
một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do rừng trên Trái đất ngày
càng bị thu hẹp lại.
- Rừng có tác dụng cung cấp dưỡng khí, hút các khí thải độc hại, diệt khuẩn,
hút bụi, làm giảm tiếng ồn, nuôi dưỡng nguồn nước, chống xói mòn, bảo vệ đất, bảo
vệ động vật hoang dã …Có thể nói rừng là kho tàng bảo vật quý báu của các loài
động vật, thợc vật và vi sinh vật. Sự huỷ hoại rừng đồng nghĩa với sự huỷ hoại môi
trường sống.
- Rừng còn có tác dụng to lớn đối với quốc phòng, là chướng ngại tự nhiên,
đặc sắc như nhà thơ Tố Hữu đã từng viết “Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”.

1


Rừng có giá trị rất to lớn như đã nêu ở trên nhưng rừng nước ta trải qua nhiều
năm chiến tranh ác liệt đã bị tàn phá nhiều; hiện nay, cùng với vấn đề đô thị hoá và
dân số gia tăng dẫn đến tình trạng rừng đang bị tàn phá nặng nề, do đó đòi hỏi các
nhà lâm nghiệp cần phải nghiên cứu tìm ra các biện pháp để duy trì, bảo vệ và phát
triển vốn rừng hiện có.

Để thực hiện tốt mục tiêu về quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng thì cần phải
nắm bắt được đặc điểm về sinh trưởng, cấu trúc của rừng và tình hình tái sinh của
rừng, qua đó thấy được động thái của rừng qua các thời kỳ khác nhau trong quá trình
sinh trưởng và phát triển của rừng, biết được sự phức tạp của hệ thực vật rừng, các
yếu tố và các quan hệ giữa các thành phần trong quần xã thực vật để đưa ra những
biện pháp phù hợp nhằm quản lý bảo vệ rừng ngày càng tốt hơn và bền vững hơn.
Xuất phát từ thực tế trên và trong phạm vi của một khóa luận tốt nghiệp,
được sự phân công của khoa Lâm nghiệp và được sự hướng dẫn tận tình của Thầy
ThS. Phan Minh Xuân, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Tìm hiểu đặc điểm lâm học
của hai trạng thái IIIA2 và IIIA3 tại tiểu khu 333A – Công ty Lâm nghiệp Đơn
Dương, tỉnh Lâm Đồng”.
Trong khuôn khổ của một đề tài tốt nghiệp, luận văn này chỉ tập trung tìm
hiểu đặc điểm lâm học của hai trạng thái IIIA2 và IIIA3 trong khu vực rừng tự nhiên
giao khoán quản lý bảo vệ của Công ty Lâm nghiệp Đơn Dương, thuộc xã PRóh,
huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng.
Với hy vọng kết quả đạt được của khóa luận sẽ đóng góp một phần nhỏ về
mặt lý luận và thực tiễn trong công tác nghiên cứu ưu hợp thực vật nói chung và
trong công tác xây dựng kế hoạch quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tại tiểu khu
333A, xã PRóh nói riêng.
Do thời gian thực hiện đề tài và kiến thức còn hạn chế nên không tránh khỏi
những sai sót, kính mong nhận được những chỉ dẫn, góp ý của Thầy Cô trong khoa
Lâm nghiệp và các bạn sinh viên để đề tài được hoàn thiện hơn.

2


Chương 2
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1. Điều kiện tự nhiên

2.1.1. Vị trí địa lý, ranh giới và diện tích
Tiểu khu 333A thuộc xã PRóh, là một xã của huyện Đơn Dương, cách trung
tâm huyện Đơn Dương 3 km về hướng Đông Nam. Xã PRóh gồm có 07 thôn:
KRăng Gọ, PRóh Trong, PRóh Ngó, PRóh Kinh tế, Ha Ma Nhai 1, Ha Ma Nhai 2,
Đông Hồ.
- Vị trí địa lý:
+ Từ 11o 38’ 05’’ đến 11o 43’ 35’’ Vĩ độ Bắc
+ Từ 108o 30’ 73’’ đến 108o 40’ 05’’ Kinh độ Đông.
- Ranh giới hành chính:
+ Phía Đông giáp xã Ma Nới - Ninh Sơn - Ninh Thuận.
+ Phía Tây giáp xã Ka Đơn - Đơn Dương - Lâm Đồng.
+ Phía Nam giáp xã Ka Đơn - Đơn Dương - Lâm Đồng.
+ Phía Bắc giáp xã Quảng Lập và xã Ka Đô - Đơn Dương - Lâm Đồng.
- Diện tích: Xã PRóh có 8.795 ha đất tự nhiên.
2.1.2. Địa hình, địa mạo
Địa hình ở xã PRóh nằm trên vùng núi cao đến trung bình, địa hình bị chia
cắt mạnh thành nhiều khe và suối. Khu vực nghiên cứu nằm trên các dãy dông núi
trải dài theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, có độ cao tuyệt đối so với mặt nước biển
là 1.200 m, độ dốc từ 15 - 250.

3


2.1.3. Địa chất, thổ nhưỡng
Đất ở xã PRóh thuộc nhóm đất Feralit phát triển trên đá Granit có màu nâu
vàng và vàng đỏ; thành phần cơ giới thịt nhẹ đến trung bình; độ dày tầng đất A - B >
1 m; tỷ lệ đá lẫn, đá lộ đầu thấp.
2.1.4. Khí hậu, thủy văn
* Khí hậu:
Xã PRóh là một trong 10 xã, thị trấn của huyện Đơn Dương có khí hậu nhiệt

đới gió mùa, hàng năm chia làm 2 mùa rõ rệt:
+ Mùa mưu bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10;
+ Mùa khô bắt đấu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
- Chế độ gió: hàng năm có 2 loại gió chính ảnh hưởng đến khí hậu của xã
PRóh là:
+ Gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
+ Gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 10.
Tốc độ gió trung bình 3,2 m/s
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình trong năm 21,50C, tháng cao nhất 34,20C,
tháng thấp nhất là 6,40C.
- Mưa: Mưa tập trung vào tháng 5 đến tháng 11 hàng năm, chiếm 96% lượng
mưa cả năm. Lượng mưa bình quân trong năm là 1.625 mm, cao nhất (tháng 8,9) là
3.010 mm, thấp nhất (tháng 11, 12) là 900 mm.
- Nắng: Số ngày nắng trung bình 2.924,4 giờ/năm. Số ngày nắng trong ngày
9-10 giờ vào mùa khô, 7-8 giờ vào mùa mưa.
- Lượng bốc hơi, độ ẩm: Lượng bốc hơi trung bình là 971 mm/năm. Độ ẩm
trung bình là 85%.
* Chế độ thủy văn:
Cũng như các xã trong huyện Đơn Dương, chế độ dòng chảy của hệ thống
sông suối phụ thuộc vào chế độ mưa; có hai hướng chảy chính: chảy về hướng Tây Tây Nam đổ về sông Đa Nhim (đầu nguồn Trị An), chảy về hướng Đông - Đông

4


Bắc đổ về sông Ma Nôi tỉnh Ninh Thuận. Mang đặc điểm khí hậu của hệ thống sông
ngòi của các tỉnh Tây Nguyên ven miền Trung, sông ngòi thường có độ dốc lớn;
phần thảm thực vật trên các lưu vực tương đối ổn định do đó dẫn đến khả năng giữ
nước và điều tiết nước khá cao.
2.1.5. Tài nguyên rừng
Theo quy hoạch 03 loại rừng của huyện Đơn Dương thì xã PRóh có 6.811 ha

rừng và đất lâm nghiệp; trong đó diện tích rừng và đất lâm nghiệp quy hoạch rừng
phòng hộ là 1.185 ha (rừng tự nhiên phòng hộ là 1.126 ha, rừng trồng phòng hộ là
59 ha), diện tích rừng và đất lâm nghiệp quy hoạch rừng sản xuất là 5.626 ha (rừng
tự nhiên sản xuất là 5.382 ha, rừng trồng sản xuất là 244 ha).
Theo tài liệu báo cáo diễn biến tài nguyên rừng năm 2005 trên địa bàn huyện
Đơn Dương thì Xã PRóh có 6.811 ha rừng; trong đó rừng tự nhiên là 6.508 ha rừng
trồng là 303 ha.
Về thành phần chủng loại thực vật, rừng PRóh nói riêng và huyện Đơn
Dương nói chung rất đa dạng về họ và loài thực vật.
Phân loại rừng theo kiểu rừng cho thấy rừng tự nhiên phòng hộ là kiểu rừng
kín thường xanh nhiệt đới mưa mùa, chủ yếu là cây thân gỗ, cao khoảng 10 – 20 m,
cây mọc cách nhau khoảng 4 – 6 m, thân cây thẳng.
Phân loại theo trữ lượng cho thấy rừng tự nhiên là rừng gỗ có trữ lượng diện
tích: 600 ha, rừng gỗ có trữ lượng trung bình diện tích 800 ha; phân bố chủ yếu ở
phía Đông – Đông Bắc và phía Nam – Tây Nam xã PRóh.
Phần lớn rừng ở Đơn Dương ngoài nhiệm vụ che phủ, giữ gìn cho đất, còn có
vai trò to lớn trong việc phòng hộ đầu nguồn cho các lòng hồ thuỷ điện Trị An, Đại
Ninh, Đồng Nai,…; đồng thời điều tiết khí hậu trong khu vực với năng suất sinh học
cao, có giá trị kinh tế rất lớn. Chính vì vậy cần phải tăng cường các biện pháp bảo vệ
rừng, khoanh nuôi, khôi phục và phát triển rừng.
Khu vực nghiên cứu (tiểu khu 333A) có 866 ha - Rừng phòng hộ xã Próh, là
rừng lá rộng thường xanh có trạng thái IIIA2, IIIA3.

5


2.1.6. Tình hình kinh tế - xã hội
2.1.6.1. Dân số và lao động
Xã PRóh được thành lập năm 1989 trên cơ sở tách từ xã Ka Đơn. Diện tích tự
nhiên là 8.795 ha. Dân số hiện nay là 1.086 hộ với 5.280 nhân khẩu, trong đó Đồng

bào dân tộc thiểu số là 660 hộ với 3.305 nhân khẩu, chiếm 62%. Toàn xã có 7 thôn
đều là thôn đặc biệt khó khăn nằm trong Chương trình 135 giai đoạn II; do đó, xã
PRóh là một trong những xã vùng III – đặc biệt khó khăn – của huyện Đơn Dương.
Thực trạng về cơ cấu kinh tế chủ yếu tại xã PRóh là nông – lâm nghiệp đơn
giản; tỷ trọng nông – lâm nghiệp chiếm trên 80%; phương thức sản xuất và trình độ
canh tác còn thủ công, lạc hậu.
Sau giai đoạn I của Chương trình 135, tình hình kinh tế - xã hội tại xã PRóh
đã có sự chuyển biến tích cực, đời sống đại bộ phận nhân dân đã được cải thiện; tuy
nhiên do xuất phát điểm của nền kinh tế thấp nên sự chuyển biến vẫn chưa đáng kể,
tỷ lệ hộ nghèo trong toàn xã vẫn còn cao - chiếm 51%. Tốc độ phát triển của một số
lĩnh vực kinh tế trọng điểm như nông – lâm nghiệp còn thấp, phương thức sản xuất
nông nghiệp còn lạc hậu; tỷ trọng cơ cấu kinh tế nông nghiệp vẫn chiếm đại đa số,
các ngành thương nghiệp, xây dựng, tiểu thủ công nghiệp chưa phát triển; chuyển
dịch cơ cấu kinh tế chậm.
* Sản xuất nông nghiệp:
Ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế và tập trung đa số
lực lượng lao động; tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp còn ở trình độ thấp, thủ công,
sản xuất lương thực bình quân đầu người/năm 2008 là 117 kg; cơ cấu cây trồng, vật
nuôi còn đơn giản, chưa khai thác được thế mạnh của địa phương.
- Quy mô chăn nuôi còn nhỏ lẻ, manh mún, tự phát, chưa có thói quen định
hướng sản xuất theo nhu cầu thị trường; do đó khả năng cạnh tranh phát triển kém.
Vùng đồng bào dân tộc còn mang nặng tập quán canh tác lạc hậu, khả năng tiếp cận
với kỹ thuật chăn nuôi kém; kinh nghiệm, khả năng tự lực làm kinh tế hộ gia đình là
rất hạn chế.

6


- Mạng lưới cán bộ làm công tác thú y, khuyến nông ở cơ sở còn thiếu và
yếu; chủ yếu mới được tập huấn ngắn hạn về chuyên môn sơ đẳng nên khả năng

hướng dẫn và chuyển giao khoa học kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi và phát hiện,
phòng dịch bệnh còn nhiều hạn chế.
* Sản xuất lâm nghiệp:
Hiện nay, sản xuất lâm nghiệp mới chỉ tập trung chủ yếu là giao khoán quản
lý bảo vệ rừng và khai thác lâm sản ngoài gỗ thô, hiệu quả kinh tế thấp; các cơ sở
chế biến lâm sản hầu như chưa phát triển, do đó chưa phát huy được thế mạnh để tạo
việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân tại địa phương.
* Các ngành nghề và dịch vụ khác:
Về sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng chưa phát triển,
chiếm tỷ trọng không đáng kể trong cơ cấu kinh tế (xấp xỉ 5%); quy mô sản xuất còn
nhỏ lẻ, tự phát, trình độ sản xuất thấp, khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường kém.
Về thương mại và dịch vụ kinh doanh còn nhiều hạn chế, nhỏ lẻ.
* Công tác xóa đói giảm nghèo:
Công tác xóa đói giảm nghèo được thường xuyên theo dõi để điều chỉnh. Đến
năm 2009, hộ nghèo trong toàn xã còn 554 hộ với 3.158 khẩu, chủ yếu là hộ đồng
bào dân tộc thiểu số, chiếm tỷ lệ 51%.
Trên 70% hộ dân được sử dụng nước sạch.
2.1.6.2. Cơ sở hạ tầng
Đến nay, cơ sở hạ tầng ở xã PRóh đã được đầu tư tương đối tốt, đảm bảo
phục vụ dân sinh – kinh tế. Trên địa bàn xã có 01 trường Mầm non, 01 trường Tiểu
học, 01 trường Cấp II – III; 01 Trạm Y tế; có Trụ sở Uỷ ban Nhân dân xã và hệ
thống giao thông đi lại thuận lợi; có Hồ thuỷ lợi PRóh và 02 đập chứa nước phục vụ
tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp; có 02 công trình cung cấp nước sinh hoạt cho
khoảng 200 hộ; có hệ thống điện lưới Quốc gia phục vụ cho trên 80% số hộ; có 01
điềm Bưu điện Văn hoá xã và 01 Trạm tiếp phát sóng truyền thanh; có trên 80% số

7


hộ sử dụng các hệ thống thông tin truyền thông - giải trí, hơn 30% dân số sử dụng hệ

thống thông tin liên lạc.
2.1.6.3. Văn hóa xã hội
- Trong lĩnh vực giáo dục được thường xuyên hoạt động tốt. Các trường học
trong xã đã tổ chức tốt ngày khai giảng năm học 2007 – 2008. Theo số liệu báo cáo
nhanh ngày khai giảng, tổng số học sinh có 3.010 học sinh. Trong đó trung học cơ
sở 1.117 học sinh (dân tộc: 51 học sinh), trường trung học Lộc Tấn A 770 học sinh
(dân tộc: 20 học sinh), trường trung học Lộc Tấn B 579 học sinh (dân tộc: 89 học
sinh), trường Mẫu giáo Hoa Hồng 202 học sinh (dân tộc: 20 học sinh), trường Mẫu
giáo Hoa Cúc 342 học sinh (dân tộc: 21 học sinh). Tổng số giáo viên, công nhân
viên chức là 189 người với tổng số lớp là 97 lớp và 75 phòng học. Tình hình chung
về số học sinh tăng, giảm từng lớp không nhiều so với năm trước. Nguyên nhân do
một số chuyển trường, một số tự bỏ học vì nhiều lý do. Về trường lớp mới tạm đủ ở
các điểm chính, riêng các ấp xa còn thiếu phòng học tại chỗ nên học sinh có khó
khăn vào mùa mưa gió.
Riêng hoạt động của Hội khuyến học xã: trong năm, với số tiền đã vận động
ủng hộ đã tổ chức tuyên dương, cấp học bổng cho các em học sinh nghèo hiếu học,
học sinh giỏi.
- Y tế: Trạm xá làm tốt các phần việc thuộc chương trình y tế quốc gia.
Số lần khám chữa bệnh 8.200 lần. Trong đó tại trạm là 4.890 lần, có 100 bệnh
nhân ngoại trú.
Về quản lý cán bộ y tế toàn xã có 27 cán bộ, trong đó tại trạm 4 cán bộ, các
thôn ấp 15 cán bộ, tư nhân 7 cán bộ và y học dân tộc 1 cán bộ.
Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng là 23%.
- Đối với Dân Số - Giáo Dục và Trẻ Em: đã tập trung triển khai và thực hiện
chiến dịch tăng cường chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nhân dân vùng sâu và khó
khăn. Tiến hành khảo sát nắm bắt xử lý các số liệu cơ bản theo yêu cầu chuyên môn
đề ra.

8



Trong công tác chăm sóc trẻ em, Ban Dân Số - Giáo Dục và Trẻ Em phối hợp
với Đoàn Thanh Niên, Phụ Nữ hàng tháng tuyên truyền trên loa đài vận động trẻ em,
phụ nữ có thai đến trạm khám và tiêm ngừa. Phối hợp với các đoàn thể tổ chức thực
hiện cho các em trong dịp lễ tết, ngày 1/6 trên toàn thể 7 thôn. Tổ chức cho uống
Vitamin A cho trẻ em và các bà mẹ.
Ngoài ra, nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa Ủy ban và đoàn thể nên đã vận động
được nhiều đợt hiến máu nhân đạo.
- Về hoạt động văn hóa thông tin: đã duy trì phát thanh tốt hàng ngày tại
Trạm Truyền thanh trung tâm xã. Nội dung phổ biến tin tức địa phương, tiếp âm đài
Huyện, truyền đạt các băng chuyên đề về luật pháp, về bảo vệ phát triển rừng, về các
chính sách dân tộc tôn giáo, Luật cư trú, Luật nghĩa vụ quân sự, Pháp lệnh 34 về quy
chế dân chủ và cổ động tuyên truyền cho bầu cử Quốc hội,… Tổng số giờ phát đạt
10.000 giờ với nội dung tiếp âm đài Tỉnh, Huyện và TW 2/3 thời lượng, còn lại là
thông tin địa phương.
- Trong hoạt động văn hóa văn nghệ - thể dục thể thao đã tổ chức Hội diễn
văn nghệ, liên hoan nghệ thuật, chiếm phim vùng sâu, vùng xa,… Kết hợp tổ chức
cho các em diễu hành cổ động an toàn giao thông, cổ động chiến dịch phòng chống
sốt rét, bài trừ ma túy. Tổ chức liên hoan văn hóa thông tin các dân tộc thiểu số tại
xã và tham dự tại huyện.
Khu vực nghiên cứu là rừng tự nhiên gắn liền với khu căn cứ cách mạng
Hang đá Già Râu của Quân khu VI cũ, là vùng chiến lược quốc phòng đã và đang
được Đảng và Nhà nước quan tâm nên vấn đề an ninh quốc phòng luôn được ổn
định.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là rừng lá rộng thường xanh bao gồm 2 trạng thái
IIIA2, IIIA3 nằm trong tiểu khu 333A, thuộc khu vực Rừng phòng hộ xã Próh, diện
tích tiểu khu là 866 ha, trong đó hiện trạng IIIA2 có 245,4 ha và hiện trạng IIIA3 có
272,8 ha.


9


Rừng ở đây chưa qua khai thác, có sự phân tầng rõ ràng, có đường kính D1,3
> 20 cm; độ tàn che từ 0,6 - 0,8; có một số cây gỗ lớn đã thành thục về tự nhiên và
công nghệ. Mật độ cây trong lâm phần phân bố không đều nên tầng tán không liên
tục có thể thành cụm hoặc rải rác. Tổ thành loài chủ yếu là các loài cây Giổi, Giẻ,
Trâm, Chò, Bạch tùng, Vạng, Trám, Mò cua,...
Tầng cây bụi và hạ mộc thảm tươi thường mọc rải rác, gồm một số loài như
Mật cật, Song mây, Tam lang, Dứa rừng, Chặt chiều, Trung quân, Cỏ lá tre, Ràng
ràng,...
Mật độ cây tái sinh dưới tán rừng từ 1.000 - 1.500 cây/ha, ở cấp chiều cao < 2
m. Các loài cây tái sinh có triển vọng tham gia vào tầng ưu thế của rừng chiếm tỷ lệ
tương đối cao như Giổi, Giẻ, Bạch tùng, Trâm, Chò xót,...

10


Chương 3
MỤC TIÊU, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Khảo sát và thu thập được những thông tin, tài liệu liên quan đến khu vực
và đối tượng nghiên cứu.
- Xác định được tổ thành loài cây, cấu trúc rừng, những ưu hợp thực vật cũng
như tình hình tổ thành loài và mật độ tái sinh dưới tán rừng thông qua ô tiêu chuẩn
điều tra đo đếm của hai trạng thái IIIA2 và IIIA3 tại tiểu khu 333A - Công ty Lâm
nghiệp Đơn Dương, thuộc địa giới hành chính xã Próh - huyện Đơn Dương - tỉnh
Lâm Đồng.
- Từ đó đề xuất được một số biện pháp tác động vào rừng để nuôi dưỡng và

quản lý bảo vệ rừng, nhằm nâng cao chức năng và tác dụng của rừng tại khu vực
nghiên cứu.
3.2. Nội dung nghiên cứu
Khóa luận nghiên cứu những nội dung chính sau:
1. Danh lục những loài cây tại khu vực nghiên cứu
2. Đặc điểm lâm học của lâm phần tại khu vực nghiên cứu.
+ Phân bố số cây theo cấp chiều cao và cấp đường kính của lâm phần.
+ Đặc điểm ưu hợp thực vật tại khu vực nghiên cứu.
+ Độ tàn che của lâm phần.
+ Sự phân bố cây tái sinh trên mặt đất rừng.
3. Đề xuất một số biện pháp tác động.

11


3.3. Phương pháp nghiên cứu
Áp dụng phương pháp thu thấp số liệu trên ô tiêu chuẩn điển hình với các
bước tiến hành cụ thể như sau:
3.3.1. Công tác ngoại nghiệp
1. Chọn vị trí đặt ô tiêu chuẩn
Trong khu vực nghiên cứu tiến hành bố trí ô tiêu chuẩn, chọn vị trí điển hình
và tương đối bình quân trong khu vực, lập 3 ô tiêu chuẩn diện tích mỗi ô là 2000m2
(40m x 50m). Vị trí các ô được bố trí theo hướng Đông – Tây; cự ly cách nhau theo
hướng Đông – Tây là 100 m, chiều dài ô bố trí theo hướng Đông – Tây, chiều rộng ô
theo hướng Nam – Bắc.
* Cách bố trí ô dạng bản: Các ô dạng bản 4 m2 (2 x 2 m) được bố trí trên 03 ô
tiêu chuẩn 2000 m2, Mỗi ô tiêu chuẩn ta thiết lập 30 ô dạng bản, như vậy tại 3 ô tiêu
chuẩn 2.000 m2 có 90 ô dạng bản.
50 m


Ô dạng bản
40 m

4 m2 (2 x 2)

12


2. Thu thập số liệu cây đứng
Số liệu cây đứng được thu thập trong ô tiêu chuẩn, các thông tin số liệu điều
tra cần thu thập là: Tên loài, đo đường kính thân cây tại vị trí 1,3 m (D1,3), đo đường
kính tán theo hai hướng Đông Tây (Đ-T), Nam Bắc (N-B), chiều cao vút ngọn (Hvn),
chiều cao dưới cành (Hdc) của tất cả các cây có đường kính lớn hơn hoặc bằng 10 cm
và xác định phẩm chất của cây: Tốt (A), Trung bình (B) và Xấu (C).
Biểu 1: Mẫu điều tra về loài cây, đường kính, chiều cao, phẩm chất
STT Tên loài Hvn

Hdc

D1.3

Đường kính tán
Đ-T

N-B

TB

Tọa độ
X


Y

Phẩm
chất

1
2
3


3. Điều tra cây tái sinh
Cây tái sinh được đo đếm trong tất cả các ô dạng bản, các chỉ tiêu cần đo đếm
như: Tên loài cây, chiều cao cây, nguồn gốc tái sinh, phẩm chất theo 3 cấp A-B-C
tương ứng với phẩm cấp Tốt-Trung bình-Xấu.
Chiều cao cây tái sinh được chia thành 7 cấp: Cấp 1< 0,5 m, cấp 2 từ 0,51 – 1
m, cấp 3 từ 1,1 – 1,5 m, cấp 4 từ 1,51 – 2 m, cấp 5 từ 2,1 – 2,5 m, cấp 6 từ 2,51 – 3
m, cấp 7 bao gồm các cây có chiều cao trên 3 m.
Để đánh giá sự ảnh hưởng của cây bụi, thảm tươi đến cây tái sinh rừng thì
thông qua các yếu tố:
- Đánh giá cấp độ che phủ cây bụi, thảm tươi thông qua việc điều tra cây bụi,
thảm tươi trong các ô dạng bản.

13


- Để tìm hiểu ảnh hưởng của ánh sáng đến cây tái sinh thông qua độ tàn che
thì trong các ô dạng bản khi điều tra phải ước lượng độ tàn che cục bộ trên các ô và
ghi vào biểu điều tra cây tái sinh.
Biểu 2: Mẫu biểu điều tra cây tái sinh

Cấp chiều cao

Nguồn gốc

(m)
<0,

0,5

5

-1

1,1

1,5

2,1

2,5

-

1

-

1

1,5


-2

2,5

-3

>3

Hạt

chồi

Phẩm chất
Tốt
(A)

Trung
bình
(B)

Xấu
(C)

1
2
3
4

3.3.2. Công tác nội nghiệp

Qua công tác ngoại nghiệp, các số liệu thu thập được phân tích, tổng hợp và
tính toán theo các chỉ tiêu sau đây:
1. Đối với cây đứng
* Đường kính và chiều cao bình quân được tính theo công thức:
D 1 .3 =

1
n

n

∑D
i =1

i

fi

H=

1
n

∑H

i

fi

Trong đó: Di, Hi là đường kính và chiều cao của cây thứ i, f là tần số,

i = 1,2,3 …
* Tiết diện ngang bình quân của loài trong ô được tính theo công thức:
G=

1 n 2 π
∑ Di x 4
n i =1

14


Trong đó: Di là đường kính 1,3 m cây thứ i của loài, n là số cây của loài.
* Tổng tiết diện ngang trên ha của loài tính theo công thức:

∑ G / ha =

G / o x 10000
S
=

∑ G loài/ô x 5

(Với S là diện tích ô =2000m2)
* Thể tính bình quân của loài trên ô được tính theo công thức:
V /ô=

∑G /ô x

H x f


Trong đó: H là chiều cao bình quân của loài, f là hình số bằng 0,5.
* Trữ lượng của loài trên ha tính theo công thức:
10.000
M/ha = V /ô x S = V /ô x 5 (Với S: diện tích ô =2000 m2)

Để phục vụ cho nghiên cứu phân bố số cây theo các chỉ tiêu đường kính và
chiều cao, chúng tôi tập hợp số liệu chia tổ như sau:
+ Số tổ: m = 3,3*log (N) + 1 hoặc m = 5*log (N)
Do bởi đối tượng nghiên cứu là rừng tự nhiên hỗn loài và dung lượng mẫu
khá lớn nên công thức được sử dụng là: m = 3,3*log (N) + 1
+ Tính số tổ (cấp): m = 3.3 *log(N) + 1.
Trong đó: N là dung lượng mẫu, m là số tổ hay số cấp D
+ Cự ly tổ: k = (Xmax – Xmin)/m
Trong đó:
m: là số tổ của trị số quan sát
N: là số cây đo đếm được (dung lượng mẫu)
k: là cự ly tổ
Xmax: là trị số quan sát lớn nhất
Xmin: là trị số quan sát nhỏ nhất

15


Sau khi chia tổ cho các chỉ tiêu điều tra, tiến hành tính toán các đặc trưng
mẫu:
* Giá trị trung bình mẫu:
x=

1 m
∑ fi * xi

n 1
Với i = 1…m
n

S =
2



i =1

f i xi −

(∑ f i x i ) 2

n −1

* Phương sai:
* Độ lệch tiêu chuẩn:
2

1 /( n − 1) * ∑ ( xi − x )

S=

* Hệ số biến động:
Cv =

s
x


*100%

* Biên độ biến động:
R = xmax – xmin
Với:
xmax là trị số quan sát lớn nhất
xmin là trị số quan sát nhỏ nhất
* Độ lệch phân bố:
sk =

∑ (x

i

− x) 3

n * s3

Với:
X: là trị số quan sát
S: là độ lệch tiêu chuẩn
n: là dung lượng mẫu

16

n


* Độ nhọn phân bố:

Ex =

∑ (x

i

− x) 3

n * s4

Kết quả xử lý số liệu được tổng hợp vào bảng số liệu. Dùng phần mềm Excell
thể hiện các phân bố thực nghiệm N – Hvn, N – D
- Mật độ rừng được biểu thị bằng số cây/ha, là chỉ tiêu biểu thị cho độ đậm
đặc của thân cây gỗ/ha. Để xác định được mật độ rừng tại khu vực nghiên cứu,
chúng tôi tiến hành đo đếm tất cả các cây trong ô điều tra, từ đó tính ra được số
cây/ha.
N/ha = (N/Sđt)*10000
Với:
N/ha: là số cây/ha
Sđt: là diện tích ô điều tra
- Để xác định độ tàn che của rừng, chúng tôi sử dụng trắc đồ David và
Richards. Độ tàn che được xác định bằng công thức:
Độ tàn che = Stán/Sdải trắc diện (10 m x 40 m)
Với:
Stán: tổng diện tích hình chiếu tán của các cây trong dải trắc diện.
Sdải trắc diện: diện tích dải rừng chọn vẽ trắc diện (S = 400 m2)
- Vai trò của các loài cây gỗ được biểu hiện qua trị số bình quân của 3 tham
số là mật độ tương đối (N%), tiết diện ngang tương đối (G%), và thể tích thân cây
tương đối (V%) (Thái Văn Trừng và Vũ Tự Lập, 1970 – 1978).
IV =


( N % + V % + G %)
3

Trong đó:
IV: Mức độ phong phú (mức độ ưu thế) của loài (hay là chỉ số quan trọng).
N%: Mật độ tương đối của một loài là tỷ lệ phần trăm số cá thể của loài này
so với tổng số cá thể của các loài trong lâm phần.

17


G%: Tiết diện ngang tương đối của một loài là tỷ lệ phần trăm tổng tiết diện
ngang thân cây của loài so với tổng tiết diện ngang thân cây của các loài có trong
lâm phần.
V%: Thể tích tương đối của một loài là tỷ lệ phần trăm thể tích của loài so
với tổng thể tích của các loài có trong lâm phần.
Nếu trong một quần xã, tổng độ phong phú của dưới 10 loài chiếm lớn hơn
hoặc bằng 50% thì được gọi là ưu hợp.
2. Đối với cây tái sinh
Xác định tổ thành loài, thống kê số lượng của mỗi loài cây tham gia vào tổ
thành trên ô hoặc trên ha.
* Mật độ cây tái sinh được tính theo công thức:
N

o x 10.000 N
S
= o x 2.500 (Với S: diện tích ô = 4m2)
n
N = 1 ∑ Ni

o n i =1
Trong đó:
(n là số ô dạng bản, N là số cây thứ i, i=1,2,3…).
N

ha

=

i

* Tìm hiểu đặc điểm tổ thành loài:
F % + D%
2
Áp dụng công thức: IV% =

Trong đó:

+ F% = (Số ô loài xuất hiện)/Tổng số ô điều tra x 100
+ D% = (Mật độ của loài)/Tổng mật dộ các loài x 100

F% là độ thường gặp tương đối, D% là độ ưu thế theo mật độ cây.

18


×