Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

MÔ TẢ VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC MÔ HÌNH NÔNG LÂM KẾT HỢP TẠI THÔN 1 và 2 THUỘC XÃ TÀ NUNG, THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT, LÂM ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 87 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN HỮU CƯỜNG

MÔ TẢ VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC MÔ HÌNH NÔNG LÂM
KẾT HỢP TẠI THÔN 1 và 2 THUỘC XÃ TÀ NUNG,
THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT, LÂM ĐỒNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ LÂM NGHIỆP

TP. Hồ Chí Minh, 2009


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

MÔ TẢ VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC MÔ HÌNH NÔNG LÂM
KẾT HỢP TẠI THÔN 1 VÀ 2 THUỘC XÃ TÀ NUNG,
THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT, LÂM ĐỒNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ LÂM NGHIỆP

Giáo viên hướng dẫn: TS. BÙI VIỆT HẢI
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN HỮU CƯỜNG

TP. Hồ Chí Minh, 6/ 2009



LỜI CẢM ƠN
Luận văn đã được thực hiện một cách tốt đẹp, nhân dịp này, tôi xin chân thành
gửi lời cảm ơn đến:


Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Ban chủ
nhiệm khoa Lâm nghiệp của ĐHNL TP.HCM đã tạo điều kiện thuận lợi cho
tôi học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài cuối khoá.
Tất cả những thầy cô ở trường Đại học Nông Lâm đã giảng dạy và giúp đỡ tôi
trong suốt 4 năm học đại học.
Thầy Bùi Việt Hải đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ tôi suốt quá trình
thực hiện đề tài này.
Gia đình và những người thân đã tạo mọi điều kiện về tinh thần và vật chất cho
tôi để có được ngày hôm nay.
Ban giám đốc Ban quản lý rừng Lâm Viên, thành phố Đà Lạt đã cung cấp
nhiều thông tin thứ cấp có liên quan và tạo điều kiện về thời gian để tôi hoàn
thành phần ngoại nghiệp của đề tài này.
UBND xã Tà Nung, trưởng thôn 1 và thôn 2 của xã Tà Nung, thành phố Đà
Lạt, tỉnh Lâm Đồng tạo nhiều điều kiện thuận lợi để tôi thu thập thông tin
trong khi thực hiện đề tài.
Cuối cùng xin cảm ơn tất cả những người bạn đã góp ý, giúp đỡ để tôi hoàn
thành luận văn này.

i


MỤC LỤC
Chương 1: MỞ ĐẦU

1

Chương 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Định hướng phát triển chính sách Lâm nghiệp Việt Nam

4


2.2 Một số chính sách liên quan đến quản lý tài nguyên rừng

5

2.3 Mục đích và ý nghĩa của công tác giao rừng

8

2.4 Các kết quả liên quan đến giao khoán rừng và sự tham gia

11

Chương 3: ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Địa điểm nghiên cứu

13

3.2 Mục đích và mục tiêu đề tài

15

3.3 Nội dung nghiên cứu

15

3.4 Phương pháp nghiên cứu

16


Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Thực trạng của việc thực hiện giao khoán và QLBVR

20

4.1.1 Các chính sách của tỉnh cho các hoạt động QLBVR

20

4.1.2 Sơ lược về hiện trạng rừng nơi giao khoán

21

4.2 Tiến trình thực hiện công tác giao khoán và bảo vệ rừng

23

4.2.1 Điều tra thiết kế diện tích giao khoán QLBVR

23

4.2.2 Diện tích, trữ lượng và tiền công giao khoán

25

4.2.3 Tổ chức thực hiện giao khoán quản lý bảo vệ

27

4.2.3 Kết quả thực hiện giao khoán và QLBV rừng


29

4.3 Các nhân tố ảnh hưởng trong tiến trình giao khoán rừng

33

4.3.1 Những thuận lợi và khó khăn

33

4.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến tiến trình giao khoán rừng

35

4.3.3 Vai trò của các bên liên quan trong giao khoán

37

4.4 Đánh giá kết quả của công tác giao khoán và QLBVR

40

4.4.1 Về mặt chủ trương, chính sách và xã hội

40

4.4.2 Về mặt đời sống của các hộ dân

42


4.4.3 Đánh giá hiệu quả của quá trình giao khoán

45

ii


4.5 Đánh giá mức độ tham gia của người dân nhận khoán

47

4.5.1 Mức độ tham gia của người dân theo loại hoạt động

47

4.5.2 Mức độ tham gia của người dân theo bước công việc

49

4.5.3 Đánh giá chung về sự tham gia của người dân

51

Chương 5: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận

53

5.3 Kiến nghị


54

TÀI LIỆU THAM KHẢO

56

PHẦN PHỤ LỤC

57

iii


DANH SÁNH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BQL

Ban quản lý

BVR

Bảo vệ rừng

CCKL

Chi cục kiểm lâm

KNKL


Khuyến nông lâm

KTXH

Kinh tế xã hội



Tỉnh Lâm Đồng

LNXH

Lâm nghiệp xã hội

NLKH

Nông Lâm kết hợp

NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
PCCR

Phòng chống cháy rừng

PTLN

Phát triển Lâm nghiệp

QLBVR

Quản lý bảo vệ rừng


TCĐC

Tổng cục địa chính

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

UBND

Ủy ban nhân dân

iv


Chương 1
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

1.1 Đặt vấn đề
Cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, ở Việt Nam, các tập quán canh tác
nông lâm kết hợp (NLKH) như: hệ thống canh tác nương rẫy truyền thống, hệ sinh
thái vườn nhà,… đã có từ lâu đời. Nạn phá rừng ngày càng nghiêm trọng, mà nguyên
nhân chủ yếu là do chưa giải quyết được vấn đề sinh kế cho người dân, đã và đang là
mối lo của chính phủ các nước, trong đó có Việt Nam. Sự ra đời của NLKH đã giải
quyết được những mâu thuẫn (và có thể cũng là nguyên nhân dẫn đến thất bại) của
các chính sách đi trước. Về thực chất thì NLKH thường được xem như là một hệ
thống sử dụng đất có tiềm năng đem lại các lợi ích về lâm sản, lương thực thực phẩm
trong lúc vẫn có khả năng bảo tồn và khôi phục hệ sinh thái (Nguyễn Văn Sở, 2002).
Từ đó cho thấy rằng, chính vì hiệu quả của nó mà NLKH ngày càng được chú ý và

quan tâm hơn trong chính sách phát triển ở các địa phương, các cộng đồng ven rừng
của nước ta.
Gần đây, một số mô hình NLKH được áp dụng thành công tại một số nơi (ví
dụ: mô hình NLKH trồng Bạch đàn và Bời lời xen khoai tím trên đất bạc màu tại xã
Ayun, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai; mô hình NLKH trồng kết hợp cây lâm nghiệp
và cây ăn quả với sắn, khoai sọ… ở xã Đạo Trù, huyện miền núi Tam Đảo, tỉnh Vĩnh
Phúc trên đất đồi rừng…), nó đã cải thiện đáng kể đời sống của nhiều đồng bào dân
tộc thiểu số. Nhưng ngược lại với những thành công của các mô hình nói trên, có
không ít các dự án về NLKH đã gặp thất bại. Vậy nguyên nhân do đâu? Trước hết,
phải xem xét các yếu tố có liên quan. Theo Nguyễn Thông (1996), mỗi dân tộc, mỗi
vùng phát triển ổn định, trước hết phải quan tâm yếu tố nội sinh của họ. Đó là nhân tố
quyết định sự bền vững của chương trình định canh định cư, chương trình phát triển
nông – lâm nghiệp. Còn theo Lê Duy Thước (2001), đối tượng quan trọng của NLKH
là điều kiện tài nguyên môi trường sinh thái; những nhu cầu thiết yếu để phát triển
NLKH cần đảm bảo về mặt chính sách, quyền sở hữu cho nhân dân và giao lưu thị

1


trường. Xuất phát từ các thông tin trên, có thể nhận thấy rằng, các yếu tố ở đây phải
bao gồm cả những yếu tố về tự nhiên, xã hội – nhân văn và các chính sách của nhà
nước có liên quan.

Các tập quán canh tác NLKH như: hệ thống canh tác nương rẫy truyền
thống, hệ sinh thái vườn nhà… ở Việt Nam nói chung và Lâm Đồng nói riêng đã
có từ lâu đời. Nạn phá rừng ngày càng nghiêm trọng, mà nguyên nhân chủ yếu là
do chưa giải quyết được vấn đề kinh kế cho người dân, đã và đang là mối lo của
nhiều địa phương, trong đó có tỉnh Lâm Đồng. Sự ra đời của NLKH đã giải quyết
được những mâu thuẫn của các chính sách đi trước. Về thực chất thì NLKH
thường được xem như là một hệ thống sử dụng đất có tiềm năng đem lại các lợi

ích về lâm sản, lương thực, thực phẩm trong lúc vẫn có khả năng bảo tồn và khôi
phục hệ sinh thái. Từ đó cho thấy rằng, chính vì hiệu quả của nó mà NLKH ngày
càng được chú ý và quan tâm hơn trong chính sách phát triển ở các địa phương,
cộng đồng đang sống ven rừng nước ta.
Xã Tà Nung là một trong 4 xã vùng sâu, vùng xa nhất của thành phố Đà
Lạt; được coi là xã có tiềm lực kinh tế mạnh. Riêng về thôn 1 (hay còn gọi là thôn
Cilcut, theo tên địa phương), nơi có các hệ thống NLKH và có nhiều chương trình
hỗ trợ: chương trình cho vay vốn (của hội Phụ nữ, hội Nông dân xã), chương trình
đầu tư hệ thống giao thông nông thôn (chương trình 135) … Song, các chường
trình này cũng chỉ đáp ứng cho phần nhỏ các hộ dân ở đây, nhiều hộ vẫn còn tình
trạng thiếu vốn đầu tư, phải đi vay vốn tư thương. Nhìn chung, trong địa bàn xã,
mức thu nhập của người dân không đồng đều, bình quân chỉ khoảng 4 đến 5 triệu
đồng/người/năm. Từ thực tế đó, khi thực hiện các dự án hoặc các chương trình có
liên quan đến NLKH nói chung và tại địa phương này nói riêng, cần tạo sự công
bằng cho mọi người dân, dành ưu tiên đến những người thuộc diện khó khăn là rất
cần thiết.
Chính sự tồn tại lâu đời, cộng với sự di dân từ các vùng bị giải tỏa (cụ thể
như từ khu vực hồ Tuyền Lâm của TP. Đà Lạt) lên vùng cao này đã tạo ra sự đa
dạng trong các hệ thống NLKH ở Tà Nung. Mỗi hệ thống có những ưu nhược
2


điểm và điều kiện áp dụng khác nhau… Thực tế cho thấy, tính chấp nhận của
người dân địa phương chi phối hoàn toàn sự thành công của các mô hình nông
lâm. Vì thế, việc đánh giá một hệ thống nông lâm tại một địa phương cụ thể phải
do người dân ở đó quyết định. Điều đó giải thích rõ tại sao các nhà nghiên cứu khi
đưa ra thử nghiệm một hệ thống cây trồng tại một địa phương phải hết sức quan
tâm đến ý khiến của người dân nơi đó.
Với sự tham gia có hiệu quả của nhiều thành phần kinh tế vào quản lý bảo
vệ và sản xuất nông lâm nghiệp, từ đó sẽ làm đa dạng hóa các loại sản phẩm, thúc

đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm và thu nhập cho người dân, góp phần
phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là khu vực nông thôn, miền núi. Một dự án LâmNông kết hợp được xây dựng sẽ góp phần làm thay đổi nhận thức và biện pháp
quản lý và kỹ thuật canh tác theo hướng bền vững cho bà con dân tộc thiểu số tại
các thôn của xã Tà Nung, thông qua việc thu hút lao động, tạo việc làm và thu
nhập cho họ.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, được sự đồng ý của bộ môn NLKH và
LNXH, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Mô tả và đánh giá hệ thống nông
lâm kết hợp tại thôn 1 (Cilcut) và thôn 2 thuộc xã Tà Nung, thành phố Đà Lạt”
nhằm ghi nhận lại một cách có logic các hệ thống nông lâm kết hợp hiện có tại
đây. Trên cơ sở đó, đánh giá sự thích hợp của các hệ thống này (dưới cách nhìn
của người dân). Đó là điều kiện để mở rộng mô hình nông lâm hiện có hoặc xây
dựng dạng mô hình mới ở khu vực này.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Mô tả các hệ thống canh tác truyền thống và hệ thống NLKH ở địa
phương, đồng thời tìm ra ưu nhược điểm của các hệ thống ấy.
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự quyết định chấp nhận và áp dụng
các hệ thống NLKH đối với người dân.
- Đề xuất các giải pháp khắc phục những hạn chế trong việc áp dụng các hệ
thống đã nêu tại địa phương.
3


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Khái niệm nông lâm kết hợp và hệ thống canh tác
(1) Nông lâm kết hợp (NLKH) là một hình thức canh tác đã có từ lâu đời,
nhưng mãi đến những năm 70 của thể kỷ XX nó mới được chú ý và chính thức
nghiên cứu trên thế giới (Nguyễn Văn Sở, 2002). Có thể hiểu NLKH theo nhiều

cách khác nhau:
- NLKH là tên gọi chung của những hệ thống sử dụng đất, trong đó các cây
lâu năm (cây gỗ, cây bụi, tre, hay cây ăn quả, cây công nghiệp …) được trồng có
suy tính trên cùng một đơn vị diện tích quy hoạch đất với hoa màu và/hoặc với vật
nuôi dưới dạng xen theo không gian. Trong các hệ thống NLKH có mối tác động
tương hỗ qua lại về cả hai mặt sinh thái và kinh tế giữa các thành phần của chúng
(Lundgen và Raintree, 1983 - dẫn theo Nguyễn Văn Sở, 2002).
- NLKH là một hệ thống quản lý đất đai, trong đó các sản phẩm của rừng
và trồng trọt được sản xuất cùng lúc hoặc kế tiếp nhau trên các diện tích đất thích
hợp để tạo ra các lợi ích kinh tế, xã hội và sinh thái cho cộng đồng dân cư tại địa
phương (theo PCARD, 1979 - dẫn theo Nguyễn Văn Sở, 2002).
Nói một cách đơn giản, NLKH là một hệ thống sử dụng đất bằng cách phối
hợp nhiều loài cây. NLKH là trồng cây trên nông trại, là giải pháp hiệu quả nhất
hiện nay trong vấn đề giải quyết nạn du canh du cư, sinh kế cho đồng bào thiểu số,
cải thiện môi trường ở mỗi nước nói riêng và thế giới nói chung.
(2) Hệ thống canh tác là sự sắp xếp, phối hợp duy nhất trong họat động
năng động của nông hộ với điều kiện nhất định trong môi trường kinh tế, xã hội,
văn hóa phù hợp với mục tiêu, sở thích và nguồn tài nguyên của nông hộ. Những
yếu tố này tác động đến sản phẩm làm ra, đến thu nhập và phương thức canh tác
của nông hộ.
4


Cả hai, hệ thống nông lân kết hợp và hệ thống canh tác đều có xuất phát từ
tập quán canh tác. Tập quán canh tác là những thói quen canh tác của người dân
địa phương từ khâu đầu tiên là chọn rẫy, làm đất, tỉa hạt, làm cỏ, chăm sóc và thu
hoạch cũng như là bảo quản, trải qua cùng với sự tồn tại và phát triển của cộâng
đồng. Tuy nhiên, theo Cox (1997) cho rằng canh tác nương rẫy là thể hiện một
phản ứng với những khó khăn gặp phải trong việc thiết lập những hệ thống ở rừng
nhiệt đới. Việc chặt cây và đốt chỉ là sự can thiệp nhất thời vào hệ sinh thái rừng

tự nhiên, diễn thế tự nhiên lại bắt đầu (dẫn theo Nguyễn Văn Sở, 2002).
Nhận thức được việc thảm thực vật cung cấp dinh dưỡng hổ trợ cho cây
trồng, người làm nương rẫy ưa làm rẫy nơi rừng già, rừng nguyên sinh, rừng thứ
sinh ổn định, sau khi đốt, chất dinh dưỡng hữu dụng cho cây trồng tăng lên nhanh
chóng và sau một thời gian canh tác lại giảm xuống.
Rừng không chỉ cần có và bảo vệ để làm nương rẫy sau này mà còn để thu
hái, săn bắn, làm vật dụng và xây dựng nhà cửa… Một số hoặc toàn bộ các sản
phẩm đó bị giảm sút. Phản ứng của nông dân canh tác nông nghiệp một khi sinh
thái nông nghiệp bị giảm sút thì di chuyển đi nơi khác, và được gọi là du canh.

2.2 Các hệ thống NLKH tại Việt Nam
Ở Việt Nam, có thể chia NLKH thành 2 nhóm: Các hệ thống NLKH bản
địa (hệ thống NLKH truyền thống), các hệ thống NLKH mới được đưa vào (hệ
thống NLKH cải tiến).
* Các hệ thống NLKH truyền thống:
+ Hệ thống bỏ hóa/ nương rẫy cải tiến
+ Các hệ thống rừng nhiều tầng truyền thống
- Hệ thống NLKH rừng và ruộng bậc thang:
- Vườn hộ truyền thống
. Vườn rừng
. Vườn nhà với cây công nghiệp
. Vườn cây ăn quả
5


. Hệ thống V-A-C (vườn, ao, chuồng )
. Hệ thống R-V-A-C (rừng , vườn, ao, chuồng )
. Hệ thống rừng, hoa màu, lúa nước
* Các hệ thống NLKH cải tiến :
+ Hệ thống canh tác xen theo băng (trên đất dốc – SALT1)

+ Trồng cây ranh giới / hàng rào cây xanh
+ Hệ thống đai phòng hộ chắn gió
+ Hệ thống Taungya
+ Các hệ thống rừng và đồng cỏ phối hợp
- Rừng cao su, thông, rừng khộp + gia súc
- Keo dậu + cỏ nuôi gia súc
- Dừa + cỏ (cỏ họ đậu )
+ Hệ thống nông – lâm – đồng cỏ (SALT2)
+ Hệ thống canh tác nông lâm bền vững (SALT3)
+ Hệ thống sản xuất nông lâm nghiệp với cây ăn quả quy mô nhỏ (SALT4).
+ Hệ thống lâm ngư kết hợp
Theo kết luận của nhiều nhà nghiên cứu, phần lớn các mô hình NLKH mới
được du nhập vào nước ta trong những năm gần đây đã bộc lộ nhiều hạn chế về
tính hiệu quả, độ bền vững, tính công bằng và sự chấp nhận của người dân địa
phương (Nguyễn Văn Sở, 2002).

2.3 Một số nghiên cứu về NLKH tại Việt Nam và Lâm Đồng
Nghị quyết đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ V (1981) có nêu “Sử
dụng đất đai nhất thiết phải theo phương thức NLKH”. Tiếp đó, Bộ Lâm nghiệp
đã ghi thành đề tài nghiên cứu các mô hình NLKH ở Việt Nam trong chương trình
của Bộ (Bộ Kế hoạch và đầu tư, 1981-1985, dẫn theo Lê Huy Thước, 1995).
Gần đây các chính sách định canh định cư, kinh tế mới, chương trình 327,
chương trình 5 triệu ha rừng (661) và chính sách khuyến khích phát triển kinh tế
trang trại … đều có liên quan đến việc xây dựng và phát triển các hệ thống NLKH
6


tại Việt Nam. Nhiều nhà khoa học cũng như các tổ chức đã đi sâu nghiên cứu lĩnh
vực này, cụ thể như:
- Ấn phẩm về việc xem xét và phân tích các hệ sinh thái nông nghiệp vùng

trung du miền bắc trên cơ sở tiếp cận sinh thái nhân văn của Lê Trọng Cúc và
cộng sự (1990).
- Ấn phẩm về các hệ thống NLKH điển hình trong nước đã được tổng kết
bởi FAO và IIRR (1995). Ngoài ra, Mittelman (1997) đã có một công trình tổng
quát rất tốt về hiện trạng NLKH và Lâm nghiệp xã hội ở Việt Nam, đặc biệt là các
chính sách ảnh hưởng đến sự phát triển của NLKH (Nguyễn Văn Sở, 2002).
Đặng Bá Lê (2003) với đề tài “Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp quản
lý việc sử dụng đất nông nghiệp đang sản xuất trên đất Lâm nghiệp tại Ban quản lý
rừng đặc dụng Lâm Viên, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng”.
Phạm Tiến Hải (2004) với đề tài “Đánh giá kết quả trồng rừng Sao Đen và
Dầu Rái theo phương thức NLKH, trồng dưới tán rừng và trồng theo rạch tại trại thực
nghiệm Trường Đại Học Nông Lâm Bù Đăng - Bình Phước” đưa ra kết luận: phương
thức trồng rừng trên rẫy lúa mới canh tác một năm cây sinh trưởng mạnh hơn so với
phương thức trồng trên rẫy lúa đã canh tác 3 năm. Cây trồng trên rẫy lúa và vừng sinh
trưởng mạnh hơn trồng trên rẫy lúa.
Mai Văn Thành và cộng sự (2004) có đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến
người dân trong việc ra quyết định áp dụng hệ thống NLKH tại xã Cao Sơn, huyện
Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình” đưa ra năm yếu tố (an toàn lương thực, dịch vụ khuyến nông,
hỗ trợ đầu vào, tổ chức địa phương, quyền sử dụng đất) có ảnh hưởng nhất đối với
người dân trong việc quyết định áp dụng các hệ thống NLKH.
Lê Quang Minh (2006) với đề tài “Tìm hiểu và phân loại các kỹ thuật NLKH
tại xã Tân Văn, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng” đã có kết luận: yếu tố ảnh hưởng đến
việc quyết định sử dụng các mô hình NLKH của người dân là địa hình. Ngoài ra, một
số mô hình còn chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố kinh tế, kỹ thuật trồng cây rừng, chi
phí đầu tư và thời gian thu hồi vốn…

7


Nguyễn Lê Nhung (2007) với đề tài “Tìm hiểu hiện trạng và đề xuất một số

giải pháp nhằm duy trì và phát triển bền vững các hệ thống NLKH tại xã Bình Nhâm,
huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương” đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến các hệ thống
NLKH nơi đây như môi trường và chính sách kinh tế.
Lê Thị Minh (2007) với đề tài “Mô tả và đánh giá thu nhập các mô hình canh
tác NLKH tại xã Xà Bang, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu” đã kết luận: giá
cả thị trường, dịch bệnh sâu hại và yếu tố xã hội là các yếu tố có ảnh hưởng đến các
hệ thống NLKH tại địa phương.
Ngô Diệu Quyên (2008) với đề tài “Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết
định áp dụng các hệ thống NLKH của người dân tại thôn Tân Tiến, xã Đạ Rsal,
huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng”. Kết quả đưa ra tại thôn Tân Tiến có tất cả 6

hình thức sử dụng đất nhưng chỉ có 4 hình thức sử dụng đất là theo phương thức
NLKH, bao gồm:
a) Cà phê – cây gỗ (baulodia)
b) Cà phê – cây ăn quả
c) Cà phê – cây nông nghiệp
d) Cà phê – cây gỗ (baulodia) – cây nông nghiệp
Và rất nhiều các đề tài nghiên cứu về NLKH giữa rừng Đước và tôm như đề
tài của Dương Thanh Thoại (2004), Lương Đình Trọng (2005), Trần Nguyên Hoàng
(2005), Đoàn Thanh Luyện (2005)…
Tại địa phương (xã Tà Nung nói riêng cũng như các xã ngoại ô của TP Đà Lạt
nói chung), chưa có một nghiên cứu nào thực sự đi sâu vào quá trình hình thành cũng
như các yếu tố chi phối sự chọn lựa của người dân trong việc áp dụng các kỹ thuật
NLKH. Đó chính là tiền đề cho việc đề ra các giải pháp chung cho mâu thuẫn giữa
các chính sách nhà nước và người dân địa phương trong công tác bảo vệ rừng – một
vấn đề đang thu hút sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu.

8



Chương 3
ĐỊA ĐIỂM - NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP
3.1 Địa điểm nghiên cứu
3.1.1 Cơ sở lựa chọn địa điểm nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu cần phải có tính đa dạng về các hệ thống NLKH,
các hệ thống sử dụng đất, đặc biệt là đất lâm nghiệp.
- Cộng đồng tại địa điểm nghiên cứu phải đa dạng về thành phần, mỗi
thành phần dân cư có tập quán canh tác khác nhau.
- Địa điểm nghiên cứu có nhiều chương trình, dự án và các chính sách nhà
nước về khuyến khích NLKH đang thực hiện.
Với những lí do trên, thôn 1 (Cilcut) và thôn 2 thuộc xã Tà Nung, thành
phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng là nơi thích hợp để thực hiện nghiên cứu đề tài này.
Đặc trưng nổi bật nhất của hai thôn này là thôn Cilcut là có nhiều đồng bào dân
tộc gốc tại địa phương sinh sống (chiếm trên 60% số hộ của thôn), trong khi thôn
2 gần như toàn bộ là người Kinh nhưng từ rất nhiều nơi về tụ họp tại đây (đối
tựơng bị giải toả từ những chương trình của nhà nước). Toàn xã Tà Nung nói
chung nằm xa nhất so với các xã khác của thành phố, tách hẳn khỏi TP.Đà Lạt
(giáp với huyện Lâm Hà) và có đất đai rất màu mỡ, địa hình đồi núi đa dạng. Đó
có thể là những lý do tạo nên sự đa dạng trong canh tác truyền thống cũng như
canh tác nông lâm kết hợp.
3.1.2 Điều kiện tự nhiên và xã hội của xã Tà Nung
3.1.2.1 Điều kiện tự nhiên
+ Vị trí địa lí
Xã Tà Nung trực thuộc hành chính thành phố Đà Lạt, nằm ở phía Tây và
Tây Bắc TP. Đà Lạt. Địa giới hành chính của xã như sau:
- Phía Đông giáp nội thị TP. Đà Lạt.
9


- Phía Tây giáp thị trấn Nam Ban của huyện Lâm Hà

- Phía Nam giáp nội thị TP. Đà Lạt và huyện Lâm Hà
- Phía Bắc giáp huyện Lạc Dương.
+ Địa hình
Xã Tà Nung có dạng địa hình cao nguyên, nằm trên khu vực địa hình với
rất nhiều đồi núi, biến đổi cao độ phức tạp. Nhìn chung, địa hình cả xã tương đối
bằng phẳng so với các xã khác xung quanh và huyện Lạc Dương liền kề phía trên,
chỉ một số khu vực có đồi thấp trồng cà phê và cây ăn quả.
+ Khí hậu
Khí hâu tỉnh Lâm Đồng nói chung mang đặc trưng của vùng chuyển tiếp từ
khí hậu của vùng núi cao mát lạnh quanh năm xuống vùng khí hậu nhiệt đới ẩm
thấp nằm sâu trong nội địa. Riêng trong phạm vi khu vực xã Tà Nung chịu ảnh
hưởng của tiểu khí hậu vùng, phân hóa thành hai tiểu vùng:
- Tiểu vùng phía Nam (với đại diện là khu vực Đức Trọng và các dãy núi
giáp Lâm Hà) có khí hậu mát và ôn hòa quanh năm, nhiệt độ trung bình từ 18 – 25
độ, lượng mưa khá cao từ 1.600 – 1.700 mm/năm, mùa mưa đến sớm và dài,
lượng bốc hơi thấp.
- Tiểu vùng phía Bắc: nhiệt độ trung bình từ 15 – 28 độ, thích hợp với các
loại cây trồng nhiệt đới và á nhiệt đới, lượng mưa khá cao 1.600 – 1.700 mm/năm,
mùa mưa khá dài và thường bắt đầu muộn hơn vùng phía Nam khoảng 10 – 20
ngày, lượng bốc hơi thấp.
+ Thủy văn
Có một nhánh suối lớn có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội
của xã Tà Nung và các thôn 1, thôn 2.
Nguồn nước mặt: nguồn thủy sinh rộng, lượng mưa khá cao và mùa mưa
khá dài, thảm thực vật rừng rất tốt nên nguồn nước mặt rất phong phú, lượng dòng
chảy trung bình hàng năm khoảng 28- 35 lít/s/km2 .

10



Nguồn nước ngầm: vùng núi cao có lưu lượng nước ngầm rất nhỏ, khả
năng khai thác rất hạn chế, nhưng đa số phần lãnh thổ của xã thuộc địa hình thung
lũng và ven các đồi thấp nên lượng nước ngầm khá phong phú.
3.1.2.2 Hiện trạng sản xuất nông lâm nghiệp của xã Tà Nung
+ Trồng trọt:
- Cây cà phê: Tổng diện tích trên toàn xã có 783 ha, trong đó cà phê vối
346,5 ha, cà phê chè 456,5 ha. Tình hình sinh trưởng và phát triển tương đối tốt,
ước tính sản lượng năm 2008 là 1.200 tấn. Mặc dù sản lượng tăng nhưng giá cả
không ổn định làm ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.
- Cây lúa: Tổng diện tích gieo cấy 17,0 ha, gồm các giống Nhị Yêu và
K0388 của Trung Quốc, năng suất đạt 2,8 tấn/ha, có giảm so với năm 2007.
- Cây thực phẩm: Tổng diện tích đã gieo trồng là 173,2 ha trong đó:
+ Bắp: 35 ha năng suất đạt 5 tấn/ha
+ Khoai lang: 40 ha năng suất đạt 9 tấn/ha
+ Đậu đen: 25 ha năng suất đạt 7 tạ/ha
+ Ngoài ra là: Củ cải trắng, Suplơ xanh, Đậu Côve, Đậu nành lông
+ Các loại hoa: hoa Lyly, hoa Thiên điểu, hoa Hồng môn, hoa Lay
ơn, hoa Cẩm chướng.
+ Ngoài ra còn trồng thử nghiệm một số cây thực phẩm khác như:
Dâu tây, Bí ngồi, hoa Bibi.
+ Chăn nuôi:
Xã thành lập ban chỉ đạo phòng chống dịch cúm gia cầm. Tổ chức, phân
công trực nhằm phát hiện gia cầm bị dịch bệnh. Do thực hiện tốt công tác trực và
tiêm phòng dịch cúm gia cầm trong năm 2008 nên xã không có dịch bệnh xảy ra.
- Gia súc gồm có heo, dê, bò;
- Gia cầm chủ yếu là gà, vịt.
+ Công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật:

11



Cùng với UBND và trung tâm học tập cộng đồng, xã đã phối hợp trung tâm
Nông nghiệp Đà Lạt mở 3 lớp tập huấn về chăn nuôi và cách phòng trừ dịch bệnh
gia súc, gia cầm cho 142 hộ chăn nuôi, 4 lớp về trồng trọt và sâu bệnh trên cây
trồng cho 200 lượt hộ nông đân
+ Công tác QLBVR
- Thường xuyên có kế hoạch tuần tra, kiểm soát, kịp thời ngăn chặn các đối
tượng vi phạm lâm luật.
- Phối hợp với ban tư pháp, trạm truyền thanh, các ban ngành đoàn thể
tuyên truyền vận động nhân dân nâng cao ý thức bảo vệ rừng trong các buổi sinh
hoạt chính trị, phổ biến giáo dục pháp luật định kỳ.
- Tổ chức làm cam kết đối với các hộ gia công chế biến gỗ, sản xuất tiểu
thủ công nghiệp, các xe vận tải, xe khách về các quy định quản lý lâm sản v.v.
- Tăng cường kiểm tra đôn đốc QLBVR. Đặc biệt tổ chức triển khai các tổ
nhận khoán khoanh nuôi bảo vệ rừng. Toàn xã hiện có 75 hộ nhận khoán chăm
sóc bảo vệ rừng trong đó có 72 hộ đồng bào dân tộc. Riêng khu vực thuộc quyền
QLBV của Ban QLR Tà Nung, Ban lâm nghiệp làm việc yêu cầu tăng cường triển
khai kế hoạch kiểm tra ngăn chặn việc vi phạm lâm luật.
. Trong năm 2008 đã xảy ra 61 vụ vi phạm lâm luật, chủ yếu gồm: lấn
chiếm đất rừng, phá rừng làm rẫy, khai thác lâm sản trái phép (chặt cây Thông).
. Công tác phòng chống chữa cháy rừng: đảm bảo tốt kế hoạch phòng
chống chữa cháy rừng mùa khô 2008.
+ Công tác khuyến nông lâm
Thực hiện chương trình hỗ trợ về vốn và giống cùng phân bón cho người
dân. Bên cạnh, mở các lớp tập huấn kỹ thuật cây trồng (nông, lâm) và chăn nuôi
(gia cầm, gia súc) thông qua hệ thống chính trị cơ sở.
3.1.3 Giới thiệu sơ lược về thôn 1 (Cilcut) và thôn 2 của xã Tà Nung
Thôn 1 và thôn 2 nằm kề nhau và đều thuộc hành chính xã Tà Nung, nằm ở
phía Tây Bắc của xã Tà Nung và có địa giới hành chính như sau:
12



- Phía Đông giáp thôn 3 xã Tà Nung
- Phía Tây giáp thị trấn Nam Ban huyện Lâm Hà
- Phía Nam giáp nội thị TP. Đà Lạt
- Phía Bắc giáp huyện Lạc Dương.
Thôn 1 có nhiều ấp nằm rải rác do chính sách định cư các hộ thuộc diện
giải toả, tuy nhiên điểm nhấn chính là ấp Cilcut có trên 90 hộ dân (vì là dân địa
phương sống lâu năm tại đây nên còn gọi là thôn Cilcut), trong đó có khoảng 54
số hộ là đồng bào dân tộc thiểu số với 150 ha diện tích tự nhiên, nằm tiếp giáp với
thôn 2. Thôn 2 nằm ven lộ 623, có gần 98 hộ dân, hầu hết là người Kinh từ nhiều
nơi chuyển đến và sinh sống lâu dài tại đây. Cả hai thôn này đều gần tỉnh lộ 623
chạy qua, thuận lợi cho việc thông thương, giao lưu buôn bán thương mại. Người
dân ở đây chủ yếu sống bằng nông nghiệp với hàng trăm hecta cà phê, ngoài ra là
cây lương thực (lúa, bắp) và hoa màu (rau ăn, các loại hoa), có khoảng 5 ha mặt
nước ao hồ tưới cà phê và nuôi cá.
+ Dân số: Thôn Cilcut bao gồm 90 hộ (trong đó có 54 hộ là đồng bào dân
tộc thiếu số), tổng số dân của thôn là 380 người, người dân chủ yếu sống bằng
nông nghiệp và chăn nuôi. Thôn 2 bao gồm 98 hộ (trong đó gần toàn bộ là dân tộc
Kinh), tổng số dân của thôn là gần 430 người, người dân chủ yếu sống bằng nông
nghiệp và chăn nuôi, ngoài ra là ít dịch vụ.
+ Văn hóa: Tổ chức phong trào văn nghệ quần chúng tới tận thôn, buôn,
phát huy các trò chơi dân gian, khơi dậy phong trào văn hóa đậm đà bản sắc dân
tộc, tổ chức giao lưu thể thao giữa các thôn, buôn.
+ Giáo dục: Theo chuẩn hệ thống giáo dục của xã Tà Nung và thành phố
Đà Lạt, có giáo dục tiểu học và PTCS tại thôn và xã.
+ Lâm nghiệp: Thôn Cilcut kết hợp với Ban lâm nghiệp xã thường xuyên
phối hợp với cơ quan quản lý rừng, kiểm tra rà soát các khu vực trọng điểm, đồng
thời xây dựng phương án PCCCR mùa khô, thành lập các tổ và phân công các
thành viên ban lâm nghiệp phụ trách từng khu vực, từng thôn. Bên cạnh đó, chú


13


trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền Luật quản lý và bảo vệ rừng, Luật PCCCR
rừng, vận động bà con nông dân không được phát nương làm rẫy.
+ Giao thông, thủy lợi: do mưa bão kéo dài, lượng xe lưu thông ngày càng
nhiều làm cho nhiều tuyến đường trên địa bàn xuống cấp, hư hỏng nặng. Nhìn
chung, hệ thống giao thông tới thôn (nhất là thôn 1) còn hạn chế.
+ Hệ thống điện nhìn chung còn thiếu (thôn 1), đa số người dân ở xa khu
vực đường tỉnh lộ 623 có điện tháp sáng nhưng chưa có đủ điện để sản xuất.
3.1.4 Nhận xét về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội
Thứ nhất, nhìn chung địa hình đồi núi xen lẫn vùng trũng hiện diện ở hầu
khắp các thôn của xã, đất đai khu vực của 2 thôn này (nhất là ở thôn 1) cũng như
của toàn xã khá màu mỡ so với những khu vực khác của xã. Do vị trí cũng như tập
quán dân tộc khác nhau, do đó phương thức canh tác NLKH nơi đây không những
có điều kiện để phát triển mà còn có đặc điểm khác nhau.
Thứ hai, tuy nhiên, xét về cơ sở vật chất hạ tầng thì còn nghèo nàn. Xã vẫn
chưa có đường bê tông tới từng thôn ấp, chưa có chợ chung, gây rất nhiều khó
khăn cho việc đi lại và trao đổi mua bán. Tuy là người dân tộc gốc nhưng do sinh
sống gần người Kinh nên bẳn sắc của họ ít nhiều thay đổi. Người dân nơi đây vẫn
còn nhiều hộ nghèo, không đủ vốn mua giống trồng cây. Nói tóm lại, điều kiện tự
nhiên cho phát triển NLKH thì có nhưng cần được hỗ trợ thêm để phát triển nó.

Hình 3.1a: Đường vào thôn 1

Hình 3.1b: Một góc của thôn 1
14



3.2 Nội dung nghiên cứu
(1) Các hệ thống canh tác truyền thống và các phương thức canh tác NLKH
tại địa phương, ưu và nhược điểm của các hệ thống.
+ Các loại hình canh tác truyền thống và hệ thống NLKH
+ Các phương thức canh tác NLKH tại địa phương
+ Ưu - nhược điểm của từng hệ thống canh tác
(2) Các yếu tố ảnh hường đến việc quyết định chấp nhận và áp dụng các hệ
thống NLKH tại cấp hộ gia đình
+ Yếu tố tự nhiên ( khí hậu, đất đai, địa hình, sâu bệnh,…)
+ Yếu tố xã hội và nhân văn (nhu cầu xã hội về các sản phẩm của các hệ
thống, phong tục, tập quán canh tác).
+ Chính sách của nhà nước có liên quan đến việc hỗ trợ hoặc khuyến khích
người dân áp dụng kỹ thuật NLKH.
(3) Những thuận lợi và khó khăn của các hệ thống, nguyên nhân dẫn đến
thành công hay thất bại của các hệ thống
+ Từ phía chính sách
+ Từ phía các tổ chức quản lí (Venn)
+ Từ phía người dân thực hiện
(4) Một số giải pháp nhằm cải thiện các hệ thống NLKH có thể áp dụng tại
địa phương:
+ Giải pháp về kinh tế và vốn
+ Giải pháp về chính sách và xã hội
+ Giải pháp về khoa học và kỹ thuật

3.3 Phương pháp nghiên cứu
Theo tham khảo từ nhiều luận văn của Trường Đại học Nông Lâm
TP.HCM, chúng tôi cũng chia thành 2 bước nghiên cứu chính:

15



3.3.1 Thu thập thông tin thứ cấp
- Thông tin về điều kiện tự nhiên, dân sinh kinh tế của xã và thôn: nguồn
lấy từ UBND xã Tà Nung, trưởng thôn 1 (Cilcut) và trưởng thôn 2.
- Thông tin về khí tượng và thủy văn: lấ từ nguồn là Ban nông nghiệp địa
chính của xã Tà Nung.
- Thông tin về diện tích đất và sử dụng đất nông lâm nghiệp, các phương
thức canh tác hiện nay: BQL rừng Lâm Viên, UBND xã, các trưởng thôn.
- Bản đồ sử dụng đất: BQL rừng Lâm Viên, phòng Nông nghiệp và Địa
chính TP. Đà Lạt.
- Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch hàng năm: BQL rừng Lâm Viên,
UBND xã Tà Nung.
3.3.2 Thu thập thông tin sơ cấp
+ Phỏng vấn theo hai giai đoạn:
- Giai đoạn đầu đặt câu hỏi mở với mục đích thăm dò (phỏng vấn cán bộ
xã, các trưởng thôn, một số người cung cấp thông tin chủ chốt…). Mục đích chính
là xác định các phương án có thể có cho từng câu hỏi của bộ câu hỏi phỏng vấn
đóng ngay sau đó.
- Giai đoạn tiếp sau sử dụng toàn bộ là câu hỏi đóng cho phỏng vấn cấu
trúc (bằng bảng câu hỏi), đối tượng phỏng vấn là các hộ gia đình. Chọn 24 hộ trên
tổng số 54 hộ đồng bào dân tộc của thôn 1 (Cilcut), chọn 28 hộ vừa ngẫu nhiên
vừa có sự lựa chọn trong số hộ trung bình và nghèo trên tổng số 98 hộ người Kinh
của thôn 2. Như vậy, có tổng số 52 hộ được điều tra. Kết quả điều tra chi tiết như
ghi nhận ở phụ biểu 1, kết quả tồng hợp theo số hộ được trình bày ở phụ biểu 2.
+ Sử dụng các công cụ kết hợp khác (trong bộ PRA)
- Vẽ sơ đồ tài nguyên: phỏng vấn người dân kết hợp với quan sát và ghi
chép ngoài thực địa, mục đích là nắm được sơ lược vị trí, khoảng cách, độ lớn của
các nguồn tài nguyên thiên nhiên của khu vực.

16



- Đi lát cắt: dựa vào bản đồ sử dụng đất của xã (thôn), xác định tuyến
đường đi nhằm thu thập thông tin về quyền sử dụng, thảm thực vật, chất lượng đất
và các mô hình NLKH, …
- Lược sử thôn bản: phỏng vấn già làng, trưởng thôn về những mốc thời
gian có sự kiện quan trọng trong thôn bản (đặc biệt chú ý đến những sự kiện có
liên quan đến cây trồng, vật nuôi).
- Lịch thời vụ: phỏng vấn già làng và trưởng thôn, so sánh với các số liệu
về khí hậu địa phương để kết luận về sự ảnh hưởng của khí hậu đến việc canh tác
của người dân.
- Biểu đồ Venn: phỏng vấn nhóm người dân về mức độ ảnh hưởng của các
tổ chức xã hội và nhà nước đến người dân theo các mức độ khác nhau, cho điểm
và dựa vào đó để vẽ biểu đồ Venn.
3.3.3 Xử lý, phân tích và tổng hợp thông tin theo từng nội dung

Nội dung 1: Các hệ thống canh tác truyền thống và các phương thức canh
tác NLKH tại địa phương, ưu và nhược điểm của các hệ thống.
Để mô tả được hệ thống canh tác tại địa phương, chúng tôi tiến hành khảo
sát với những công cụ được dùng như: lập sơ đồ tài nguyên, lịch thời vụ, lát cắt,
thảo luận về hệ thống canh tác, hệ thống sử dụng đất cùng với một số nguồn thông
tin ở địa phương. Dựa vào đó xác định được những hệ thống canh tác khác nhau
đang tồn tại. Sau khi phân nhóm, tiến hành phỏng vấn bán cấu trúc một số hộ dân
tiêu biểu của từng nhóm.
Nội dung 2: Các yếu tố ảnh hường đến việc quyết định chấp nhận và áp
dụng các hệ thống NLKH tại cấp hộ gia đình
Từ những dữ liệu có được ở nội dung một, tiến hành phân tích và xử lý
thông tin để xác định các phương thức canh tác truyền thống chính yếu trong canh
tác hiện tại thông qua các phần mềm xử lý thông tin thông dụng với sự hỗ trợ của
máy tính. Phương thức canh tác chính là phương thức canh tác có nhiều hộ sử


17


dụng nhất, chiếm nhiều diện nhất trong cộng đồng, nó được xác định thông qua
chỉ báo về tần số hộ hay diện tích đang canh tác của các hộ dân.
Nội dung 3: Những thuận lợi và khó khăn của các hệ thống, nguyên nhân
dẫn đến thành công hay thất bại của các hệ thống
Trên cơ sở hệ thống canh tác đang tồn tại ở địa phương cùng với quá trình
điều tra, chúng tôi tiến hành phân tích theo công cụ SWOT để rút ra những thuận
lợi và khó khăn của hệ thống canh tác đang được người dân sử dụng. Xác định các
nguyên nhân bên trong dẫn đến thành công hay thất bại của hệ thống
Nội dung 4: Một số giải pháp nhằm cải thiện các hệ thống NLKH có thể áp
dụng tại địa phương:
Sau khi phân tích SWOT, tiến hành cho điểm và xếp hạng những phương
thức canh tác đang hiện hữu. Trên cơ sở đó, phối hợp cùng người dân và một số
cán bộ tại địa phương đánh giá tính hợp lý và hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội và
môi trường của từng hệ thống để từ đó có hướng phát triển trong tương lai. Các
tiêu chí đánh giá được quan tâm: (i) Phù hợp với nguồn nhân lực và năng lực của
người dân tại khu vực nghiên cứu; (ii) Phù hợp với truyền thống canh tác của cộng
đồng kết hợp với những thay đổi mà người dân thích ứng được; (iii) Mang lại hiệu
quả kinh tế và được người dân chấp nhận.
Dựa vào các thông tin thu được rút ra kết luận về các yếu tố chi phối tính áp
dụng các hệ thống NLKH của người dân. Từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể cho tình
hình ở địa phương.

18



×