Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC RỪNG TỰ NHIÊN TRẠNG THÁI IIB TẠI BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ ĐÔNG GIANG, HÀM THUẬN BẮC, BÌNH THUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC RỪNG TỰ NHIÊN
TRẠNG THÁI IIB TẠI BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ
ĐÔNG GIANG, HÀM THUẬN BẮC, BÌNH THUẬN

Họ và tên sinh viên : NGUYỄN MINH CẢNH
Chuyên ngành
: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG
Niên khóa
: 2005 - 2009

Tháng 07/2009


NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC RỪNG TỰ NHIÊN
TRẠNG THÁI IIB TẠI BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ
ĐÔNG GIANG, HÀM THUẬN BẮC, BÌNH THUẬN

Tác giả

NGUYỄN MINH CẢNH

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
Cấp bằng Kỹ sư ngành lâm nghiệp
Chuyên ngành Quản lý tài nguyên rừng

Giáo viên hướng dẫn:


KS. Hồ Quý Thạch

Tháng 07 năm 2009


LỜI CẢM ƠN

Để có được thành quả như ngày hôm nay tôi xin cảm ơn tới Ban Giám hiệu
Trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, các Thầy Cô giáo Khoa Lâm
nghiệp, gia đình đã giảng dạy, dìu dắt và giúp đỡ tôi trong thời gian qua.
Nhân dịp này tôi xin gửi lời cảm ơn tới:
Thầy Cô giáo Trường Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Thầy Cô
giáo Khoa Lâm nghiệp và Thầy Cô giáo Bộ môn Quản lý tài nguyên rừng đã giảng dạy
và truyền đạt kiến thức, để tôi thực hiện được ước mơ, hoài bão của mình.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Thầy Hồ Qúy Thạch, Thầy Nguyễn Minh
Cảnh đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt thời gian thực hiện khóa luận.
Xin cảm ơn tập thể lớp DH05QR đã giúp đỡ và chia sẽ mọi buồn vui trong cuộc
sống và trong suốt quá trình học tập tại Trường.
Xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã ủng hộ và động viên tôi về mặt vật chất cũng
như tinh thần trong những năm tháng học tập xa nhà.
Do trình độ chuyên môn còn nhiều hạn chế, nên việc thực hiện khóa luận này
chắc chắn còn nhiều thiếu sót, rất mong sự góp ý chân thành của quý Thầy Cô giáo và
các bạn bè có quan tâm để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, ngày 15/06/2009
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Minh Cảnh

i



TÓM TẮT
Nguyễn Minh Cảnh, sinh viên Khoa Lâm nghiệp, Trường Đại Học Nông Lâm
Thành Phố Hồ Chí Minh.
Đề tài: “Bước đầu nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên
trạng thái IIB tại tiểu khu 212, Ban quản lí rừng phòng hộ Đông Giang, huyện
Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận” được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng
03 năm 2009 đến tháng 05 năm 2009.
Giáo viên hướng dẫn: KS. Hồ Quý Thạch
Phương pháp nghiên cứu: Áp dụng các quy trình điều tra trong công tác ngoại
nghiệp. Thu thập số liệu trên các ô tiêu chuẩn tạm thời. Sử dụng phần mền Excel 2003
hoặc Statgraphics Plus 3.0 để xử lý số liệu thu thập.
Kết quả nghiên cứu bao gồm những nội dung chính sau:
1. Kết cấu tổ thành loài
Số loài thực vật thống kê được ở trạng thái rừng IIB tại khu vực nghiên cứu là
38 loài. Loài chiếm tổ thành cao nhất lần lượt là Trường, Trâm, Thầu tấu, Cò ke, Thành
ngạnh, Bằng lăng. Công thức tổ thành: 0,1867 Gi + 0,1267 Tr + 0,0629 Bu + 0,0537 Bl
+ 0,0535 Trg + 0,0517 Sh + 0,4648 Lk.
2. Phân bố số cây theo cấp đường kính (N/D1,3)
Phân bố cây theo cấp đường kính của lâm phần IIB là một phân bố giảm theo
hàm Meyer. Phương trình cụ thể: N% = (10.3524 – 2.77287*ln(D))^2. Số cây tập
trung lớn nhất ở 5 cấp kính đầu tiên chiếm 76,7 %. Đường kính bình quân lâm phần D =
12,893 cm.
3. Phân bố số cây theo cấp chiều cao (N/H)
Đường biểu diễn phân bố số cây theo cấp chiều cao có xu hướng lệch trái.
Phương trình cụ thể: N% = -627.07 + 200.687*H2 + 1.04837*H3 – 0.0178527*H4. Chiều
cao bình quân lâm phần H = 10,684 m, hệ số biến động Cv = 20,66 %.
4. Phân bố trữ lượng theo cấp đường kính (M/D1,3)

ii



Trữ lượng phân bố không đều ở các cấp đường kính, chủ yếu tập trung ở các
cấp kính đầu tiên và ở giữa lâm phần. Trữ lượng bình quân lâm phần tại khu vực
nghiên cứu là: M = 84,84 m3/ha.
5. Tương quan giữa chiều cao và đường kính (H/D1,3)
Giữa chiều cao và đường kính của rừng tự nhiên ở trạng thái IIB tại khu vực
nghiên cứu có mối tương quan rất chặt (r = 0,975). Phương trình cụ thể:
H = exp(1.69281 + 0.189508*sqrt(D))
6. Phân bố của lớp cây tái sinh dưới tán rừng
Mật độ cây tái sinh là 4700 cây /ha, trong đó số cây có triển vọng là 3733
cây/ha chiếm 79,4 %. Các loài cây tái sinh chủ yếu là Bằng lăng, Bình linh, Bứa, Chiết
và Cò ke.
7. Độ tàn che
Độ tàn che trung bình của lâm phần trạng thái IIB tại khu vực nghiên cứu là
0,694 (69,4 %).
8. Tần số tích lũy tán
Tần số tích lũy tán của lâm phần trạng thái IIB tại khu vực nghiên cứu có sự
tăng vọt của tán rừng từ cấp chiều cao từ 7,5 tới 12,5 m, sau đó giữ ổn định ở những
cấp còn lại.

iii


MỤC LỤC
Trang

Trang tựa
Lời cảm ơn....................................................................................................................i
Tóm tắt.........................................................................................................................ii

Mục lục ......................................................................................................................iv
Danh sách các chữ viết tắt ..........................................................................................vi
Danh sách các bảng ...................................................................................................vii
Danh sách các hình ...................................................................................................viii
Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................1
1.1. Lý do nghiên cứu..................................................................................................1
1.2. Mục tiêu của đề tài ...............................................................................................2
1.3. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................2
Chương 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .................................................................4
2.1. Khái niệm về cấu trúc rừng ..................................................................................4
2.2. Tình hình nghiên cứu cấu trúc rừng trên thế giới.................................................5
2.3. Tình hình nghiên cứu cấu trúc rừng ở Việt Nam .................................................8
2.4. Tình hình nghiên tái sinh rừng trên thế giới.........................................................9
2.5. Tình hình nghiên tái sinh rừng ở Việt Nam........................................................11
Chương 3. ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................................................................................13
3.1. Đặc điểm khu vực và đối tượng nghiên cứu.......................................................13
3.2. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................17
3.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................17
3.3.1. Ngoại ngiệp .....................................................................................................17
3.3.2. Nội nghiệp .......................................................................................................20
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.......................................25
4.1. Cấu trúc tổ thành loài .........................................................................................25
4.2. Phân bố số cây theo cấp chiều cao (Hvn) ............................................................28
iv


4.3. Phân bố số cây theo cấp đường kính (D1,3) ........................................................30
4.4. Phân trữ lượng theo cấp đường kính (M/D1,3)....................................................33
4.5. Quy luật tương quan giữa Hvn/D1,3 trạng thái IIB...............................................35

4.6. Phân bố của lớp cây tái sinh ...............................................................................37
4.7. Xác định độ tàn che ............................................................................................39
4.8. Tần số tích lũy tán trong không gian ..................................................................39
4.9. Đề xuất biện pháp kỹ thuật lâm sinh ..................................................................41
Chương 5. KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ...............................................43
5.1. Kết luận...............................................................................................................43
5.2. Tồn tại.................................................................................................................44
5.3. Kiến nghị ............................................................................................................44
* Tài liệu tham khảo .............................................................................................. ...46
* Trắc đồ David và Richards
* Phụ biểu
* Phiếu nhận xét của giáo viên hướng dẫn
* Phiếu nhận xét của giáo viên phản biện

v


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
D1,3

Đường kính tại vị trí 1,3 m của thân cây, cm

D1,3_tn

Đường kính 1,3 m thực nghiệm, cm

D1,3_lt

Đường kính 1,3 m tính theo lý thuyết, cm


Dtán

Đường kính tán cây, m

Hvn

Chiều cao vút ngọn, m

H_tn

Chiều cao thực nghiệm, m

H_lt

Chiều cao lý thuyết, m

Log

Logarit thập phân (cơ số 10)

Ln

Logarit tự nhiên (cơ số e)

LN

Lâm nghiệp

N


Số cây điều tra

M

Trữ lượng, m3/ha

QLRPH

Quản lý rừng phòng hộ

Tp HCM

Thành Phố Hồ Chí Minh

UBND

Uỷ ban nhân dân

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Thống kê các loài thực vật điển hình tham gia kết cấu tầng cây gỗ tại
tiểu khu 212 thuộc Ban quản lý rừng Đông Giang -------------------------------------- 26
Bảng 4.2. Bảng phân bố % số cây theo cấp chiều cao trạng thái rừng IIB và các
thông số thống kê ---------------------------------------------------------------------------- 29
Bảng 4.3. Bảng phân bố % số cây theo cấp đường kính trạng thái rừng IIB và
các thông số thống kê------------------------------------------------------------------------ 31
Bảng 4.4. Bảng phân bố trữ lượng (M ) theo cấp đường kính ( D1,3) ----------------- 34
Bảng 4.5. Bảng quy luật tương quan giữa Hvn và D1,3 ---------------------------------- 36

Bảng 4.6. Phân bố số cây tái sinh---------------------------------------------------------- 37
Bảng 4.7. Bảng số liệu tần số tích lũy tán ------------------------------------------------ 40

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 4.1 Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ tổ thành loài trạng thái IIB tại tiểu khu 212 thuộc Ban
quản lý rừng Đông Giang ------------------------------------------------------------------- 27
Hình 4.2. Biểu đồ phân bố % số cây theo cấp chiều cao Hvn -------------------------- 29
Hình 4.3. Biểu đồ phân bố % số cây theo cấp đường kính D1,3------------------------ 32
Hình 4.4. Biểu đồ phân bố trữ lượng theo cấp đường kính ---------------------------- 34
Hình 4.5. Biểu đồ tương quan giữa Hvn và D1,3 trạng thái rừng IIB thuộc Ban quản lý
rừng Đông Giang----------------------------------------------------------------------------- 36
Hình 4.6. Biểu đồ phân bố cây tái sinh---------------------------------------------------- 38
Hình 4.7.Biểu đồ biểu thị tần số tích lũy tán ---------------------------------------------- 4

viii


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lý do nghiên cứu
Từ xưa cho tới nay rừng là một tài nguyên vô cùng quý giá, là một phần không
thể thiếu của con người. “Rừng là vàng”nếu ta biết bảo vệ và sử dụng một cách hợp
lý, và rừng còn được coi là lá phổi xanh của trái đất.
Nước ta nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu. Vị trí địa lí tự
nhiên lại khá đặc biệt – vừa gắn liền với lục địa Châu Á, vừa có hơn 3260 km bờ biển
thông với Thái Bình Dương, đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho thế giới thực vật phát
triển. Chính điều này phần nào đã gieo vào ý nghĩ của nhiều người đó là rừng không

bao giờ hết cả. Vì thế ngày nay khi đất nước đang trên đà phát triển, đẩy mạnh thắng
lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì bên cạnh đó diện tích rừng bị
suy giảm đáng kể. Từ năm 1943 diện tích rừng của Việt Nam là 14 triệu ha, giảm
xuống còn 10,6 triệu ha năm 1980, đến năm 1995 chỉ còn lại 9,302 triệu ha, như vậy
tính từ giai đoạn 1943 tới 1995 mỗi năm rừng bị mất khoảng gần 91.000 ha rừng.
Điều đáng quan tâm ở đây là việc mất rừng không phải do hiểm họa tự nhiên
mà do chính bàn tay của con người. Con người đã tác động vào rừng một cách mạnh
mẽ để phục vụ cho nhu cầu lâm sản của mình và để làm nương rẫy, nhưng lại không
chú trọng tới việc cân bằng hệ sinh thái rừng. Theo kết quả kiểm kê năm 1996, hiện
nay nước ta còn khoảng 9,4 triệu ha rừng tự nhiên, trong đó rừng tự nhiên là rừng giàu
chiếm khoảng 30 %, rừng nghèo chiếm 35 %, còn lại là rừng đang phục hồi. Chính từ
những vấn đề này mà các nhà Lâm học đã chú ý nhiều hơn tới vấn đề cấu trúc rừng để
khôi phục và phát triển các hệ sinh thái rừng.
Cấu trúc rừng là một trong những nội dung nghiên cứu quan trọng được các nhà
nghiên cứu quan tâm. Việc hiểu biết cấu trúc rừng đem lại nhiều ý nghĩa khác nhau.
Trước hết, đó là thông tin cơ bản để so sánh và phân loại các quần xã thực vật với
nhau. Thứ hai, cấu trúc của quần xã thực vật rừng là kết quả phản ánh mối quan hệ qua
lại phức tạp giữa thực vật và các dạng sống khác, cũng như thực vật và môi trường.
Thông qua nghiên cứu cấu trúc quần xã thực vật rừng, nhà Lâm học có thể hiểu được
1


tính chất phức tạp của hệ thực vật, các yếu tố và các quan hệ giữa các thành phần quần
xã thực vật rừng. Vì vậy, muốn hiểu biết nhiều nhất về rừng, thì việc nghiên cứu về
cấu trúc của chúng có ý nghĩa thiết thực nhất.
Với nguyện vọng đóng góp một phần nhỏ công sức vào sự nghiệp chung của
đất nước về nghiên cứu các biện pháp bảo vệ, duy trì và phát riển vốn rừng, làm cơ sở
lý luận cho việc xây dựng các biện pháp bảo vệ kinh doanh rừng lâu dài. Trong khuôn
khổ của một khóa luận tốt nghiệp cuối khóa, được sự đồng ý của Khoa Lâm nghiệp –
Trường Đại Học Nông Lâm Tp.HCM và dưới sự hướng dẫn của thầy Hồ Quý Thạch,

chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên
trạng thái IIB tại Ban quản lý rừng phòng hộ Đông Giang – Hàm Thuận Bắc – Bình
Thuận”
1.2. Mục Tiêu của đề tài
Bước đầu tìm hiểu một số đặc điểm cơ bản nhất về cấu trúc của kiểu rừng tự
nhiên trạng thái IIB ở Đông Giang - Hàm Thuận Bắc - Bình Thuận.
Từ đó, góp phần đề xuất một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp nhằm đưa
rừng hiện tại về trạng thái có cấu trúc hợp lý hơn.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Do điều kiện trình độ và thời gian có hạn nên đề tài chỉ đi vào một số đặc điểm
cơ bản cấu trúc rừng trạng thái IIB thuộc Ban quản lý rừng Đông Giang.
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu một số nội dung sau: tổ thành loài; tương quan
giữa chiều cao (Hvn) và đường kính (D1,3); phân bố số cây theo cấp chiều cao (Hvn);
phân bố số cây theo cấp đường kính (D1,3); phân bố cây tái sinh; phân bố trữ lượng
theo cấp đường kính (D1,3); độ tàn che; tần số tích lũy tán.
Mặc dù đã rất cố gắng trong việc điều tra, khảo sát, tham khảo và kế thừa các
tài liệu có liên quan để thực hiện đề tài. Nhưng do những hạn chế nhất định, cùng sự
đa dạng và phức tạp của rừng nhiệt đới nên đây chỉ là những kết quả bước đầu nhằm đóng
góp một phần nhỏ vào việc tìm hiểu một số đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên trạng thái IIB tại
khu vực nghiên cứu.

2


Chương 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Khái niệm về cấu trúc rừng:
Khái niệm cấu trúc rừng đã được các nhà khoa học Lâm nghiệp trên thế giới
nghiên cứu sử dụng và được xác định bằng nhiều phương pháp khác nhau cho mục
tiêu nghiên cứu nào đó:

Assmann định nghĩa: một lâm phần hay một rừng cây là tổng thể các cây cùng
sinh trưởng và phát triển trên cùng một diện tích tạo thành cùng một điều kiện hoàn
cảnh nhất định có cấu trúc bên ngoài cũng như bên trong khác biệt với diện tích rừng
khác.
Theo PW.Richards (1939) “cấu trúc”nghĩa là phân bố cây rừng theo chiều thẳng
đứng. Đến năm (1952) với tác phẩm “Rừng mưa nhiệt đới” mà điểm nổi bật ở đây là
tuyệt đại bộ phận thực vật thân gỗ đều có lá rộng thường xanh, ưa ẩm, thân có bạnh vè,
hoa quả, ngoài ra còn có một số thực vật của rừng ôn đới.
Theo Meyer (1952); Turnbull (1963); Rollet (1969), “cấu trúc”dùng để chỉ rõ
sự phân bố của thành phần cây gỗ theo các cấp đường kính hoặc phân bố của tiết diện
ngang thân cây theo cấp đường kính.
Theo Golley và cộng tác viên (1969), “cấu trúc”là phân bố sinh khối theo gỗ,
thân, lá, rễ,….
Theo T.A.Rabotnov (1978), “cấu trúc”quần xã thực vật đó là đặc điểm phân bố
của các cơ quan thành phần tạo nên quần xã theo không gian và thời gian
Vì vậy, cấu trúc rừng là những quy luật thể hiện mối quan hệ giữa các nhân tố
loài cây với trình tự sắp xếp theo tầng tán của chúng trong phạm vi không gian, chúng
phản ánh mối quan hệ giữa các loài trong không gian.
Cũng như các đặc điểm khác, cấu trúc rừng được nhiều tác giả trong và ngoài
nước quan tâm và nghiên cứu vào đầu thế kỉ 20 với mục tiêu là tìm ra những mô hình
cấu trúc rừng chuẩn phục vụ cho công tác kinh doanh rừng, đáp ứng được cả nhu cầu
3


kinh tế, cả môi trường và nghiên cứu. Những nghiên cứu về cấu trúc ban đầu chỉ là
định tính và ngày nay chuyển sang định lượng nhờ sự ứng dụng của toán học thống kê,
nhờ đó đã giải quyết được những khó khăn, phức tạp, giải quyết được những vấn đề
trong kinh doanh rừng đặc biệt là lập ra được biểu thể tích cây rừng cho từng vùng,
chung cho cả nước, dự đoán sản lượng rừng để xây dựng, đề xuất các giải pháp lâm
sinh trong kinh doanh rừng.

2.2. Tình hình nghiên cứu cấu trúc rừng trên thế giới
Với bề dày lịch sử trong ngành Lâm nghiệp, cùng với các nghiên cứu về hệ sinh
thái rừng các nhà Lâm học đã có nhiều công trình nghiên cứu to lớn. Trong nghiên cứu
về cấu trúc rừng các nhà Lâm học chia thành 3 dạng cấu trúc đó là: cấu trúc sinh thái,
cấu trúc không gian và cấu trúc thời gian. Cấu trúc rừng biểu hiện mối quan hệ qua lại
giữa các loài thực vật rừng và giữa chúng với môi trường sống.
Để mô tả cấu trúc rừng mưa nhiệt đới, tác giả Richards & David (1934) đã sử
dụng bản vẽ trắc đồ đứng và ngang của quần xã thực vật. Richards cho rằng, rừng mưa
nhiệt đới có khả năng tự phục hồi lại liên tục, tái sinh rừng theo lỗ trống do sự suy
vong của các thế hệ cây già cỗi là phổ biến.
Prodan (1951) đã nghiên cứu quy luật phân bố, chủ yếu là phân bố đường kính
có liên hệ với giai đoạn phát dục của lâm phần và biện pháp kinh doanh. Theo Prodan,
sự phân bố số cây theo cấp đường kính có giá trị tiêu biểu nhất cho lâm phần, phản ánh
được cấu trúc lâm sinh của lâm phần. Những quy luật mà ông xác định được ở rừng tự
nhiên được chấp nhận và kiểm chứng ở rất nhiều nơi trên thế giới. Đó là phân bố
đường kính của rừng tự nhiên có quy luật một đỉnh lệch trái, số cây tập trung rất nhiều
ở cấp kính nhỏ do bởi có nhiều loài cây, nhiều thế hệ cùng tồn tại. Song ở các đường
kính lớn, chỉ có một số loài nhất định do bởi đặc tính sinh học hay bởi vị trí thuận lợi
trong rừng chúng có khả năng tồn tại và phát triển. Về phân bố chiều cao, rừng tự
nhiên thường có dạng nhiều đỉnh, rừng có nhiều thế hệ hay do bởi các biện pháp chặt
chọn không quy tắc nên phân bố chiều cao của rừng thường có nhiều đỉnh và giới hạn
của đường cong phân bố nhiều đỉnh là phân bố giảm đặc trưng cho rừng chặt chọn
không đều tuổi.
Baur G.N (1964) đã nghiên cứu các vấn đề về cơ sở sinh thái học, trong đó đã
đi sâu nghiên cứu các nhân tố cấu trúc rừng, các kiểu xử lý về lâm sinh áp dụng cho
4


rừng mưa tự nhiên. Theo Baur G.N: “Mục tiêu xử lý là nhằm cải thiện rừng nguyên
sinh vốn thường hỗn loài và không đồng tuổi bằng cách loại bỏ những cây quá thành

thục và vô dụng để lại không gian thuận tiện cho cây còn lại sinh trưởng hoặc giải
phóng những cây tái sinh đang ở trạng thái ngủ để thay thế cho những cây lấy ra khỏi
rừng trong quá trình khai thác hoặc chăm sóc, nuôi dưỡng rừng”. Từ đó tác giả kết
luận các nguyên lý xử lý lâm sinh cho từng đối tượng rừng (Richards P.W, 1968. Rừng
mưa nhiệt đới, Vương Tấn Nhị dịch).
Catinot (1965) nghiên cứu cấu trúc hình thái rừng thông qua biểu diễn phẩu đồ
rừng. Nghiên cứu cấu trúc nhân tố sinh thái thông qua mô tả phân loại theo dạng sống,
tầng phiến của rừng (Thái Văn Trừng và Nguyễn Văn Dưỡng dịch, tư liệu KHKT.
Viện KHKT Việt Nam, 1979).
Còn Odum E.P (1971) đã hoàn chỉnh học thuyết về hệ sinh thái trên cơ sở thuật
ngữ hệ sinh thái của Tansley A.P năm 1935. Khái niệm hệ sinh thái được làm sáng tỏ
là cơ sở để nghiên cứu các nhân tố cấu trúc trên quan điểm sinh thái học (Nguyễn Phú
Hoàng, 2006)
Rollet (1971) đã đưa ra hàng loạt phẩu đồ mô tả cấu trúc hình thái rừng mưa:
tương quan giữa H với D1,3, tương quan giữa DT với D1,3 và biểu diễn quan hệ giữa
chúng bằng các hàm hồi quy.
Theo Wenk (1995) nghiên cứu xác định cấu trúc của một loại hình nhằm mục
đích không những đánh giá được nhiều hiện trạng và động thái sinh trưởng của rừng
thông qua các quy luật phân bố số cây theo chiều cao vút ngọn (Hvn), đường kính tại vị
trí 1,3m (D1,3), đường kính tán (DT),… mà còn xác định chính xác kích thước bình
quân của lâm phần phục vụ cho công tác điều tra quy hoạch.
Cũng theo Wenk, ở loại rừng trồng thuần loài đều tuổi, phân bố số cây theo
D1,3, Hvn … khi mới trồng thường có quy luật chính thái, sau đó lệch trái khi bước vào
giai đoạn khép tán và dần chuyển sang lệch phải khi rừng lớn tuổi.
Để mô tả cho cấu trúc ngoại mạo và thành phần loài cây, sử dụng phương pháp
vẽ biểu đồ trắc diện của David và Richards. Ở vùng nhiệt đới cho đến ngày nay,
phương pháp vẽ biểu đồ trắc diện do David và Richards đề ra từ năm 1933 -1934 trong
khi nghiên cứu thảm thực vật ở Moraballi của Guyana thuộc nước Anh (Tập san sinh
thái, số 21, trang 350 - 384 và số 22, trang 406 - 455), là một phương pháp có giá trị
5



nhất về mặt nghiên cứu lý luận cũng như về mặt thực tiễn sản xuất. Từ đó đến nay,
nhiều tác giả như J.S.Beard (1944, 1945, 1946), B.Fanshauer (1952), Schulz (1960),
Linderman và Moliner (1958), C.H.Holmes (1956) đã áp dụng phương pháp này có kết
quả trong công tác nghiên cứu thảm thực vật rừng nhiệt đới với nhiều điểm bổ sung.
Nhìn chung, khi nghiên cứu quy luật cấu trúc số cây theo cấp chiều cao hay
đường kính, các tác giả trong và ngoài nước đã xác định bằng những hàm toán học
khác nhau hoặc cũng như vậy theo các dạng biểu đồ phần trăm khác nhau hay trong
biểu mẫu với giá trị cấu trúc cụ thể của chuỗi phân bố lý thuyết.
Trong sự phụ thuộc chỉ vào đường kính trung bình của lâm phần
(N.V.Jretiakov, năm 1952; A.V.Tiurin, năm 1956) hay từ những yếu tố liên quan khác
nhau của cây rừng (AI Moskolev, năm 1974; B Rollet, năm 1974) và những nhà khoa
học đã sử dụng những hàm toán học như sau:
Khi nghiên cứu quy luật cấu trúc N/D hàm Meyer (1953) thường được ứng
dụng ở các nước trong vùng nhiệt đới.
Hàm Poisson, Nguyễn Văn Trương (1983) đã nghiên cứu với rừng gỗ lá rộng
thường xanh hỗn loài.
Hàm Pearson, V.Smoisev (1971), Đồng Sĩ Hiền và B.Rollet(1974) đã nghiên
cứu với rừng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới.
Hàm Charlie (kiểu A) V.S Moisev (1971) Nguyễn Ngọc Lung (1987) đã sử
dung đối với rừng Thông và rừng Vân sam non.
Hàm Gamma, S.Nxvalov (1984) đã sử dụng để nghiên cứu rừng Thông ở Liên
Bang Nga thuộc Liên Xô cũ.
Hàm Weibull, OA Atrosenko (1980), Vũ Tiến Hinh (1985), Trần Văn Con
(1990), Hoàng Sỹ Động (1986), đã sử dụng đối với rừng thông, rừng khộp và rừng lá
rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới ở Việt Nam (dẫn theo Hoàng Sĩ Động 2002).

6



2.3. Tình hình nghiên cứu về cấu trúc rừng ở Việt Nam
Sau năm 1954, rừng nước ta được nhiều nhà nghiên cứu lâm nghiệp quan tâm,
nhưng các công trình nghiên cứu rừng nhiệt đới còn nhiều hạn chế. Ở Việt Nam,
nhũng tác giả đã gắn liền những công trình nghiên cứu cấu trúc rừng như: Thái Văn
Trừng, Lê Viết Lộc, Trần Ngũ Phương, Đồng Sĩ Hiền, Nguyễn Văn Trương…
Năm 1965, Trần Ngũ Phương và những người cộng tác đã thu thập được khá
nhiều tài liệu trên những vùng địa lí khác nhau ở miền Bắc Việt Nam và đã cho công
bố tập “Bước đầu nghiên cứu rừng miền Bắc Việt Nam”. Phần nghiên cứu về vùng
Đông Bắc trong bản báo cáo đã được trình bày tại hội nghị khoa học Bắc Kinh năm
1964.
Năm 1974, Đồng Sĩ Hiền khi “Lập biểu thể tích và biểu độ thon cây đứng cho
rừng gỗ hỗn loài ở miền Bắc” nước ta, đã nghiên cứu phân bố đường kính, phân bố
chiều cao và phân bố các hình dạng thân cây. Qua các kết quả nghiên cứu, tác giả đã
rút ra kết luận là quy luật cấu trúc của rừng tự nhiên hỗn loài nước ta có dạng phân bố
giảm theo đường kính và dạng phân bố nhiều đỉnh theo chiều cao và sự phân bố của
các chỉ tiêu hình dạng f0,1 và f1,3 của các loài cây trong rừng tự nhiên hỗn loài có dạng
phân bố tiệm cận với phân bố chuẩn và các quy luật này khác hẵn so rừng thuần loại
đều tuổi.
Năm 1978, Thái Văn Trừng với “Thảm thực vật rừng Việt Nam” có hai loại
hình quần thể đó là quần hệ và xã hợp. Các quần hệ thực vật được phân biệt với nhau
dựa theo sự phân biệt về hình thái và cấu trúc. Tiêu chuẩn để phân loại xã hợp là dựa
vào thành phần loài.
Năm 1984, Nguyễn Văn Trương khi nghiên cứu cấu trúc rừng hỗn loài đã xem
xét sự phân bố tầng theo hướng định lượng, phân tầng theo cấp chiều cao một cách cơ
giới.
Năm 1987, Vũ Đình Phương với kết quả nghiên cứu trước đã nhận định việc
xác định tầng thứ của rừng lá rộng thường xanh là hoàn toàn hợp lí và cần thiết. nhưng
chỉ trong trường hợp rừng có sự phân chia tầng rõ ràng (tức khi chúng đã phát triển ổn
định) mới sử dụng phương pháp định lượng để xác định giới hạn của các tầng cây.

Năm 1990, Nguyễn Văn Con đã sử dụng mô hình Weibull để mô phỏng cấu
trúc số cây theo cấp đường kính (N/D1,3) của rừng khộp và đã cho rằng khi rừng còn
7


non thì phân bố có dạng giảm, và khi rừng càng lớn thì càng có xu thế chuyển sang
phân bố đỉnh và lệch từ trái sang phải. Đó là sự biến thiên về lập địa có lợi hay không
có lợi cho quá trình tái sinh.
Tiếp đó, các luận văn tốt nghiệp chuyên ngành lâm nghiệp thuộc Khoa Lâm
nghiệp Trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh có đề cập tới cấu trúc rừng
như:
Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc của hai trạng thái rừng IIIA1 và IIIA2 tại
vườn quốc gia Cát Tiên của Nguyễn Đức Trung (2005).
Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên phòng hộ đầu nguồn trạng thái IIA,
IIB ở tiểu khu 347B xã Sông Phan - Hàm Tân - Bình Thuận của Nguyễn Trung Hiếu
(2006).
2.4. Tình hình nghiên cứu tái sinh rừng trên thế giới
Trên thế giới tái sinh rừng đã được nghiên cứu từ hàng trăm năm trước, nhưng
từ năm 1930 mới bắt đầu nghiên cứu tái sinh rừng nhiệt đới. Do đặc điểm của rừng tự
nhiên nhiệt đới là thành phần loài rất phức tạp, nên trong quá trình nghiên cứu các tác
giả chỉ tập trung vào các loài cây gỗ có ý nghĩa nhất định. Tái sinh là quá trình phục
hồi thành phần cơ bản của rừng. Theo nghĩa hẹp tái sinh rừng là quá trình phục hồi
thành phần cơ bản của rừng chủ yếu là tầng cây gỗ. Khái niệm tái sinh rừng còn được
hiểu theo nghĩa rộng là tái sinh hệ sinh thái rừng (Nguyễn Văn Thêm, 2001)
Cây tái sinh có phân bố cụm, một số có dạng Poisson là kết quả quá trình
nghiên cứu tái sinh của Richards P.W. (1952)
DawKins (1958) đã nói: “dù cho kinh doanh được đưa vào như thế nào, điều
phải suy xét đầu tiên về lâm sinh phải là tái sinh…”. Như vậy có thể nói, vấn đề tái
sinh đã được bàn đến rất nhiều, nhất là khi xử lý lâm sinh liên quan đến tái sinh của
các loài cây mục đích ở các kiểu rừng. Từ đó, các nhà lâm học đã xây dựng thành công

nhiều phương thức chặt tái sinh.
Baur (1962) cho rằng, sự thiếu hụt ánh sáng ảnh hưởng tới sự phát triển của cây
con. Nhưng đối với sự nảy mầm và sự sinh trưởng của cây con thì ảnh hưởng đó lại
không rõ. Điều này cho ta thấy các nhân tố: độ ẩm, ánh sáng, kết cấu quần thụ cây bụi,
thảm tươi là những nhân tố ảnh hưởng tới tái sinh rừng.
8


Theo XanniKow (1967), Vipper (1973) trong nghiên cứu tái sinh rừng, người ta
nhận thấy tầng cỏ và tầng cây bụi qua quá trình sinh trưởng thu nhận ánh sáng, các
chất dinh dưỡng sẽ làm ảnh hưởng tới cây tái sinh. Những lâm phần thưa, rừng đã bị
khai thác nhiều tạo ra nhiều khoảng trống lớn, tạo điều kiện cho thảm tươi và cây bụi
phát triển mạnh. Trong điều kiện đó chúng sẽ là nhân tố cản trở sự phát triển và sinh
tồn của cây tái sinh. Nếu lâm phần kín, đất khô, nghèo dinh dưỡng, cây bụi thảm tươi
phát triển chậm sẽ tạo điều kiện cho cây tái sinh vươn lên (dẫn theo Nguyễn Văn
Thêm, 1992)
Nghiên cứu tái sinh ở rừng nhiệt đới Châu Phi, A.Obrevin (1938) nhận thấy cây
con của các loài cây ưu thế trong rừng mưa là rất hiếm, ông gọi là hiện tượng “không
bao giờ sinh con đẻ cái” của cây mẹ trong thành phần cây gỗ của rừng mưa. Tổ thành
loài cây mẹ ở tầng trên và cây con ở tầng dưới thường khác nhau rất nhiều, biến đổi
không giống nhau giữa các vùng vì vậy tổ thành loài cây trong rừng mưa không ổn
định trong không gian và thời gian. Tác giả đưa ra bức khảm sinh thái nhưng phần lí
giải các hiện tượng trong đó còn hạn chế, ít thuyết phục và chưa có tính thực tiễn, và
nhất là khi muốn đưa ra biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm điều khiển tái sinh theo mục
đích kinh doanh (Phùng Ngọc Lan và Hoàng Kim Ngũ).
Ở Châu Á Bava (1954), Budowski (1956), Atitnot (1965) nhận định dưới tán
rừng nhiệt đới nhìn chung có đủ số lượng cây tái sinh có giá trị kinh tế cao.
Qua những kết quả nghiên cứu về tái sinh rừng trên thế giới đã cho chúng ta
hiểu thêm về quy luật tái sinh tự nhiên ở một số vùng, từ đó giúp ta đưa ra các biện
pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp để quản lí rừng một cách bền vững.


2.5. Tình hình nghiên cứu về tái sinh rừng ở Việt Nam
Trong nghiên cứu tái sinh rừng việc xác định chính xác mục tiêu và đối tượng
trong nghiên cứu là vấn đề quan trọng hàng đầu và nó cũng đóng góp lớn vào việc áp
dụng các biện pháp lâm sinh cho từng đối tượng.
Rừng tự nhiên nước ta tái sinh không theo quy tắc nên quy luật tái sinh cũng bị
xáo trộn. Do đó việc nghiên cứu tái sinh rừng nói chung và tái sinh rừng nhiệt đới nói
9


riêng rất phức tạp và gặp nhiều khó khăn. Nhận thấy được vai trò quan trọng của tái
sinh rừng nên có nhiều nghiên cứu đã đi sâu vào quá trình này.
Từ năm 1962 đến năm 1969, Viện Điều Tra – Quy Hoạch rừng đã điều tra tái
sinh ở một số tỉnh: Quảng Bình, Nghệ An, Yên Bái, Quảng Ninh với sự trợ giúp của
chuyên gia Trung Quốc. Ô tiêu chuẩn được lập với diện tích từ 100 m2 đến 125 m2, kết
hợp với điều tra theo tuyến. Từ đó tiến hành phân chia trạng thái rừng và đánh giá tái
sinh.
Có một tác giả chia tái sinh rừng thành 5 cấp: rất tốt, tốt, trung bình, xấu và rất
xấu để tiện cho công tác đánh giá tái sinh, đó là Vũ Đình Huề (1969), trong nghiên cứu
này việc đánh giá tái sinh rừng mới chỉ dựa vào số lượng chứ chưa quan tâm tới chất
lượng.
Khi nghiên cứu thực vật rừng Việt Nam, Thái Văn Trừng (1963, 1970, 1978) đã
có kết luận: ánh sáng là nhân tố sinh thái khống chế và ảnh hưởng đến quá trình tái
sinh tự nhiên trong rừng.
Đinh Quang Diệp (1993) nghiên cứu tái sinh rừng tự nhiên ở rừng khộp vùng
Easup – Đăk Lăk đã có kết luận: độ tàn che, thảm mục, độ dày tầng mục, điều kiện lập
địa… là những nhân tố ảnh hưởng tới số lượng cây con tái sinh dưới tán rừng. Qua
nghiên cứu tác giả cho thấy tái sinh trong khu vực có dạng phân bố cụm.
Trần Xuân Thiệp (1995) đã định lượng cây tái sinh tự nhiên trong các trạng thái
rừng khác nhau, theo tác giả số lượng cây tái sinh biến động từ 8000 đến 12000 cây,

lớn hơn rừng nguyên sinh (dẫn theo Nguyễn Thị Ái Nhi, 2005).
Gần đây nhất có Trần Ngũ Phương (2000) khi nghiên cứu rừng nhiệt đới ở Việt
Nam đã nhấn mạnh rừng tự nhiên có nhiều tầng, khi tầng trên già cỗi, tàn lụi rồi tiêu
vong thì tầng kế tiếp sẽ thay thế.
Như vậy qua một số nghiên cứu về tái sinh tự nhiên ở trên thế giới và ở Việt
Nam cho ta thấy được tái sinh tự nhiên rất đa dạng và phong phú về số lượng cũng như
chất lượng của một số loai hình tái sinh. Quá trình tái sinh bị chi phối bởi nhiều yếu tố:
ánh sáng, thảm mục, vị trí địa lí, nguồn gốc hình thành rừng, tác động của con người…
Chính vì thế tái sinh dù có những quy luật khách quan nhất định nhưng do các tác
động trên làm cho chúng trở nên phức tạp. Để bảo vệ và phát triển bền vững hệ sinh
10


thái rừng thì các công trình nghiên cứu về tái sinh là một việc không thể thiếu trong
các nghiên cứu cấu trúc rừng.

11


Chương 3
ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm khu vực và đối tượng nghiên cứu
3.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Hàm Thuận Bắc có tọa độ địa lý như sau:


Vĩ độ Bắc từ 11012’40” đến 11039’32”

− Kinh độ Đông từ 107050’00” đến 108010’58”

Vị trí tứ cận tiếp giáp:
− Bắc giáp: tỉnh Lâm Đồng
− Nam giáp: thành phố Phan Thiết
− Đông giáp: huyện Bắc Bình
− Tây giáp: huyện Hàm Thuận Nam và huyện Tánh Linh
Bao gồm diện tích các loại rừng:
Theo quyết định số 674/QĐ-UBND ngày 13/3/2007 của UBND tỉnh Bình
Thuận, thì tổng diện tích ổn định 03 loại rừng đến năm 2010 trên địa bàn huyện Hàm
Thuận Bắc là: 65022 ha (trong đó đối tượng rừng phòng hộ: 39672 ha, chiếm 61,15 %;
rừng sản xuất: 25260 ha, chiếm 38,85 %) với 76 tiểu khu; được giao cho 05 đơn vị chủ
rừng quản lý: Ban QLRPH Sông Quao, Ban QLRPH Đông Giang, Ban QLRPH Hàm
Thuận - Đa Mi, Ban QLRPH Hồng Phú và xí nghiệp Lâm nghiệp Hàm Thuận Bắc
(thuộc công ty lâm nghiệp Bình Thuận).
Ngoài ra còn có 250 ha cao su tại xã Đông Giang, La Dạ; 230 ha rừng trồng tre
nứa, bạch đàn…. của xí nghiệp lâm nghiệp Hàm Thuận Bắc và 5699 ha đất lâm nghiệp
ngoài quy hoạch 3 loại rừng do các xã quản lý.
Để tiến hành khảo sát lấy số liệu cho luận văn tôi tiến hành chọn tiểu khu 212
thuộc xã Đông Giang do Ban QLRPH Đông Giang quản lý.
Xã Đông Giang nằm ở vị trí:
12


− Phía Bắc giáp: xã Đông Tiến
− Phía Nam giáp: huyện Hàm Thuận Nam
− Phía Đông giáp: xã Đông Tiến
− Phía Tây giáp: xã La Dạ
Tổng diện tích tự nhiên trên địa bàn xã có 8852,60 ha (trong đó rừng và đất lâm
nghiệp của xã có 7784,76 ha). Hiện tại trên địa bàn xã có 02 đơn vị chủ rừng đóng
chân:
Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Quao quản lý 04 tiểu khu/2174ha gồm các

tiểu khu: 206a/267ha - đối tượng rừng phòng hộ; tiểu khu 201a/650ha; 205a/1075ha
đối tượng rừng sản xuất.
Ban quản lý rừng phòng hộ Đông Giang quản lý 05 tiểu khu/4936ha gồm các
tiểu khu: 218a/910ha - đối tượng rừng phòng hộ; tiểu khu: 214a/883 ha; 212/1003 ha;
204/1122 ha đối tượng rừng sản xuất.
Rừng và đất lâm nghiệp do xã quản lý là: 674,76 ha (trong đó phân theo hiện
trạng Ia: 203,94 ha; Ib: 98,11 ha; Ic: 203,36 ha; IIa: 0,52 ha; IIb: 20,81 ha; IIIa1:
148,03 ha.
3.1.2. Địa hình - Thổ nhưỡng
3.1.2.1. Địa hình
Lâm phần nằm trên địa hình khá đa dạng, thấp dần theo hướng Đông Bắc – Tây
Nam. Bao gồm dạng địa hình vùng đồi núi, vùng bán sơn địa, gồm nhiều đồi núi cao
liên hoàn từ phía Bắc, đi qua vùng trung tâm đến phía Nam. Vùng đồi núi phân bố về
phía Tây đường sắt Bắc – Nam, gồm các xã vùng bán sơn địa kéo dài từ xã Hàm Hiệp
tới các xã Hàm Trí, Hàm Phú, Thuận Hòa và các xã vùng cao Đông Giang, Đông Tiến,
Thuận Minh, La Dạ. Đây là vùng đất có tiềm năng khai thác khá lớn, hiện trạng sử
dụng đất chủ yếu là rừng.
Ở đây độ dốc cao thường lớn hơn 150 địa hình khá hiểm trở, thường bị chia cắt
bởi các con sông, suối lớn nhỏ khác nhau. Song đa số các con sông, suối đều cạn nước
vào mùa khô nên không có khả năng ngăn cản khi xảy ra cháy rừng vào mùa khô. Nơi
cao nhất là 1200 m, nơi thấp nhất là 60 m (so với mặt nước biển). Diện tích đất bằng
phẳng ít, tập trung ở các xã Hàm Liên, Hàm Thắng, Hàm Chính.
3.1.2.2. Thổ nhưỡng
13


Gồm các loại đất chính sau:
¾ Đất phù sa bồi tụ: phân bố tập trung chủ yếu ở các vùng bằng phẳng ven sông,
suối, tầng đất dày trên 100 cm, thành phần cơ giới từ cát pha tới thịt nhẹ, đất có
khả năng trồng trọt tốt. Một số nơi đất đai còn nghèo, xấu do con người canh

tác xong rồi bỏ hoang nên đã hình thành nhiều trảng cỏ trong lòng các khu rừng
tự nhiên.
¾ Đất feralit nâu vàng: phát triển trên đá mẹ granit, phân bố ở nơi có độ dốc dưới
250. Tầng đất dày trên 50 cm, thành phần cơ giới từ cát pha tới thịt trung bình.
¾ Đất feralit núi màu vàng xám: tập trung tại các vùng núi cao, đất nghèo dinh
dưỡng lẫn nhiều đá, thành phần từ thịt nhẹ tới thịt trung bình.
3.1.3. Khí hậu – Thủy văn
3.1.3.1. Khí hậu
Đông Giang mang khí hậu đặc trưng của gió mùa nhiệt đới, đặc biệt khô hạn
của vùng cực Nam Trung Bộ. Trong năm được phân bố làm hai mùa rõ rệt: Mùa mưa
do ảnh hưởng địa hình núi cao nên mùa mưa thường đến sớm. Mùa mưa thường bắt
đầu vào tháng 4 - 5 tới tháng 10 - 11. Lượng mưa bình quân hàng năm là 1500 mm.
Mùa khô do vừa chịu ảnh hưởng khí hậu tỉnh Lâm Đồng vừa ảnh hưởng khí hậu
khô hạn của tỉnh Bình Thuận nên dễ xảy ra cháy rừng. Mùa khô bắt đầu vào cuối tháng
11 đến tháng 5 sang năm.
Nhiệt độ trung bình trên năm khoảng 26,70C, nhiệt độ cao nhất khoảng 380C,
nhiệt độ thấp nhất khoảng 140C.
Hướng chính của gió thổi trong mùa khô là: từ Đông-Bắc sang Tây-Nam, thời
điểm mạnh nhất là càng về cuối mùa khô, đây là thời điểm cao điểm. Thời tiết nắng
hạn, hanh khô tạo ra nguồn vật liệu cháy và dễ gây ra cháy dưới tán rừng nếu như gặp
tàn lửa.
3.1.3.2. Thủy văn
Khu vực có nhiều sông, suối lớn nhỏ song tập trung thành 3 sông chính: Sông
La Ngà: thuộc hệ thống sông Đồng Nai, có các sông, suối phụ như: sông Đan Sách,
sông DaKroun, sông Saluon… là sông có nước chảy quanh năm.
Sông Quao: là hợp lưu của các sông Bio, sông Ktach, sông Bieu… sông Quao
hiện nay đã được ngăn dòng để làm công trình thủy lợi, ngăn và chuyển dòng chảy của
14



sông Đan Sách về thường xuyên cung cấp nước cho hồ chứa nước sông Quao. Công
trình thủy lợi này là công trình quan trọng nhằm phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của
đại bộ phận dân cư trong huyện và thành phố Phan Thiết
Sông Thăng: sông được bắt nguồn từ các con suối như: suối Đá, suối Sâu…
sông thường xuyên cạn nước vào mùa nắng. Là con sông có lưu lượng nước không ổn
định, thường xuất hiện lũ cục bộ vào mùa mưa, gây thiệt hại cho các cụm dân cư mà
nó đi qua.
3.1.4. Diện tích quản lý và đặc điểm động, thực vật rừng
3.1.4.1. Diện tích quản lý
Tổng diện tích tự nhiên trên địa bàn xã có 8852,6 ha (trong đó rừng và đất lâm
nghiệp của xã có 7784,76 ha).
Ban quản lý rừng phòng hộ Đông Giang quản lý 5 tiểu khu/4936 ha gồm các
tiểu khu: 218a/910 ha, đối tượng rừng phòng hộ; tiểu khu 214a/883 ha; 212/1003 ha;
204/1122 ha, đối tượng rừng sản xuất.
3.1.4.2. Đặc điểm động, thực vật rừng
Thực vật: Tại rừng Hàm Thuận Bắc tổ thành loài gồm các loài cây có giá trị
kinh tế cao như: Sao, Dầu, Vên vên, Sến, Bằng lăng… và các loài cây có giá trị kinh tế
thấp như: Cầy, Cám… Ngoài ra còn có các loài cây gỗ quý như: Giáng hương, Gõ,
Trắc, Cẩm lai, nhưng số lượng còn rất ít. Cần có biện pháp quản lý và bảo vệ các loài
đang có nguy cơ tuyệt chủng nhằm mục đích giữ lại các nguồn gen quý hiếm.
Động vật: tài nguyên động vật ở đây khá phong phú, đa dạng với nhiều loài quý
hiếm như: Nai, Khỉ, Vượn, Chim… Nhưng hiện nay nguồn tài nguyên quý giá này vẫn
chưa được quan tâm, bảo vệ đúng mức làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới số lượng và
chất lượng loài.
3.1.5. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Địa bàn toàn xã được chia thành 3 thôn, với tổng dân số là 540 hộ/2480 khẩu,
gồm dân tộc K’ho, Rai, Kinh, Chăm, Nùng. Nguồn thu nhập chính chủ yếu dựa vào
sản xuất nông nghiệp và từ 157 ha cao su trồng trên diện tích nương rẫy ven rừng.
Hiện nay tình hình dân số ở địa phương ngày càng tăng; một số trường hợp tách
hộ ở riêng… cho nên một số bộ phận công dân do nhận thức chưa đầy đủ đã lén lút

vào rừng phá rừng làm rẫy, khai thác lâm sản về sử dụng hoặc bán lại để giải quyết
15


×