Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

XÂY DỰNG LUẬN CHỨNG KINH TẾ KỸ THUẬT CHUYỂN ĐỔI RỪNG NGHÈO KIỆT SANG TRỒNG CÂY CÔNG NGHIỆP CAO SU TẠI XÃ IA LÂU HUYỆN CHƯ PRÔNG TỈNH GIA LAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.4 MB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LÂM NGHIỆP

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

XÂY DỰNG LUẬN CHỨNG KINH TẾ - KỸ THUẬT CHUYỂN
ĐỔI RỪNG NGHÈO KIỆT SANG TRỒNG CÂY
CÔNG NGHIỆP CAO SU TẠI XÃ IA LÂU
HUYỆN CHƯ PRÔNG TỈNH GIA LAI

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN NGỌC CƯỜNG
Ngành: LÂM NGHIỆP
Niên khóa: 2005 – 2009

Gia Lai, tháng 07 năm 2009


XÂY DỰNG LUẬN CHỨNG KINH TẾ - KỸ THUẬT CHUYỂN
ĐỔI RỪNG NGHÈO KIỆT SANG TRỒNG CÂY
CÔNG NGHIỆP CAO SU TẠI XÃ IA LÂU
HUYỆN CHƯ PRÔNG TỈNH GIA LAI

Tác Giả

NGUYỄN NGỌC CƯỜNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
Cấp bằng Kỹ sư ngành
LÂM NGHIỆP


Giáo viên hướng dẫn:
ThS. Nguyễn Văn Dong

Gia Lai, tháng 07 năm 2009
i


Lời Cảm Ơn
Để có được kiến thức như ngày hôm nay và hoàn thành khóa luận cuối khóa là
nhờ công sức nuôi dưỡng và dạy dỗ của cha mẹ, gia đình và các thế hệ thầy cô giáo.
Bởi vậy, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, trước hết đến cha mẹ, người đã
nuôi nấng và giúp đỡ tôi mọi việc để tôi có được ngày hôm nay.
Xin gởi lời cám ơn đến quý thầy cô trường Cao Đẳng Sư Phạm Gia Lai, quý
thầy cô trường Đại Học Nông Lâm, quý thầy cô Khoa Lâm Nghiệp, và quý thầy cô
trong Bộ Môn Quản Lí Tài Nguyên Rừng đã đem lại cho tôi nhiều bài học quý báu,
cho tôi có kiến thức làm hành trang để bước vào cuộc sống mưu sinh.
Xin gởi lời cảm ơn tới Ban quản lý, cùng các anh chị phòng kế hoạch Tổng
Công ty cao su Chư Sê đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Đặc biệt cho tôi bày tỏ lòng biết ơn đến thầy Ths. Nguyễn Văn Dong đã tận tình
hướng dẫn và giúp đỡ tôi rất nhiều trong thời gian làm khóa luận cuối khóa này.
Sau hết, lời cảm ơn và đoàn kết, tôi muốn gởi đến các bạn trong tập thể lớp
Lâm Nghiệp DH05LNGL. Sự giúp đỡ, động viên của các bạn đã giúp tôi hoàn thành
đề tài này.

Gia Lai, ngày 06/2009
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Ngọc Cường

ii



NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN NGỌC CƯỜNG. Tháng 6 năm 2009. “Xây dựng luận chứng kinh
tế kỹ thuật chuyển đổi rừng nghèo kiệt sang trồng cây công nghiệp cao su tại xã
Ia Lâu huyện Chư PRông tỉnh Gia Lai”.

Khu vực điều tra, khảo sát hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp xin chuyển đổi
mục đích sử dụng đất sang trồng cao su tại tiểu khu 955a, 959 và 963 nằm trên địa bàn
xã Ia Lâu, huyện ChưPRông, tỉnh Gia Lai. Có tổng diện tích tự nhiên là 1010,5 ha.
Mục tiêu của vấn đề nghiên cứu: là đánh giá được hiện trạng của khu vực
chuyển đổi (thành phần loài, trữ lượng) và đánh giá được hiệu quả về kinh tế, xã hội,
môi trường của việc chuyển đổi. Để từ đó, làm cơ sở cho việc xây dựng luận chứng
kinh tế – kỹ thuật về chuyển đổi rừng nghèo kiệt sang trồng cây công nghiệp cao su.
Phương pháp nghiên cứu: Xác định hiện trạng rừng và đất rừng của khu vực
nghiên cứu, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật về phục hồi làm giàu rừng (suất tăng trưởng
bình quân, lượng tăng trưởng bình quân hàng năm, luân kì khai thác). Xác định các chỉ
tiêu kinh tế kỹ thuật về trồng cao su trên đất rừng (vốn đầu tư, vốn trồng và chăm sóc,
lợi nhuận kinh tế sau một luân kì). Tất cả các dữ liệu thu thập được tính toán theo các
công thức thống kê và xử lí trên vi tính với phân mềm Excel…
Các kết quả nghiên cứu như sau:
+ Hiện trạng rừng tại xã Ia Lâu: Qua kết quả điều tra cho thấy toàn bộ diện tích
rừng nằm trong khu vực điều tra có trữ lượng < 100 m3 /ha, trữ lượng bình quân của
khu vực là 34,7 m3/ha.
+ Tổng lợi nhuận của việc trồng phục hồi làm giàu rừng nghèo kiệt sau 20 năm
là 80.285.938.000 đồng.
+ Tổng lợi nhuận của việc chuyển đổi rừng nghèo kiệt để trồng cây cao su sau
luân kì khai thác 20 năm là 318.607.120.000 đồng.
+ Hiệu quả kinh tế từ việc chuyển đổi rừng nghèo kiệt sang trồng cây cao su lớn
gấp khoảng 4 lần so với việc phục hồi làm giàu rừng.


iii


+ Hiệu quả về mặt xã hội của việc chuyển đổi rừng nghèo kiệt để trồng cây cao
su: góp phần mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, người lao động và xã hội. Tạo ra được
khối lượng hành hóa phục vụ cho mục đích dân sinh kinh tế và xã hội trong nước cũng
như xuất khẩu. Thu hút được lực lượng lao động tại chỗ, đặc biệt là đồng bào dân tộc
thiểu số tại xã Ia Lâu.
+ Hiệu quả về mặt môi trường của việc chuyển đổi rừng nghèo kiệt để trồng cây
cao su: sau khi thực hiện đầy đủ các chỉ tiêu kế hoạch đề ra, chất lượng và giá trị của
rừng cao su khẳng định được hiệu quả đầu tư về kinh tế cũng như khẳng định được tác
dụng bảo vệ môi trường, chống xói mòn, rửa trôi đất, góp phần nâng cao độ che phủ
và cân bằng sinh thái, đồng thời tạo cảnh quan môi trường xanh sạch đẹp.

iv


MỤC LỤC
Trang
Danh sách các chữ viết tắt trong khóa luận ...........................................................x
Danh sách các bảng ..............................................................................................xi
Danh sách các hình ...............................................................................................xii
Chương 1
MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
Chương 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU............................................................3
2.1 Tình hình chuyển đổi rừng nghèo kiệt
sang trồng cây công nghiệp cao su trên thế giới ....................................................
2.2 Tình hình chuyển đổi rừng nghèo kiệt
sang trồng cây công nghiệp cao su trong nước ......................................................3

2.3 Tình hình chuyển đổi rừng nghèo kiệt
sang trồng cây cao su trong tỉnh Gia Lai ...............................................................5
Chương 3
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ – XÃ HỘI
KHU VỰC NGHIÊN CỨU.................................................................................7
3.1 Đặc điểm tự nhiên...........................................................................................7
3.1.1 Vị trí, Quy Mô, Diện Tích, Giới Cận vùng chuyển đổi ......................7
3.1.1.1 Vị trí....................................................................................7
3.1.1.2 Quy mô - diện tích ...............................................................7
3.1.1.3 Giới cận...............................................................................8
3.1.2 Địa hình ...........................................................................................8
3.1.3 Đất đai thổ nhưỡng ...........................................................................8
3.1.4 Điều kiện khí hậu thời tiết .................................................................9
3.2 Thực trạng về dân số lao động ........................................................................9
3.2.1 Tình hình về dân số tại xã IaLâu........................................................9
3.2.2 Lao động và việc làm ........................................................................10
v


3.3Thực trạng về phát triển kinh tế xã hội .............................................................11
3.3.1Về Kinh Tế.........................................................................................11
3.3.1.1 Về nông nghiệp....................................................................11
3.3.1.2 Về lâm nghiệp .....................................................................12
3.3.1.3 Về chăn nuôi........................................................................12
3.3.2 Về Xã Hội .........................................................................................12
3.3.3 Về cơ sở hạ tầng................................................................................13
3.4 Hiện trạng tài nguyên rừng và tình hình sử dụng đất .......................................13
3.4.1 Tình hình sử dụng đất........................................................................13
3.4.2 Hiện trạng tài nguyên rừng ................................................................14
Chương 4

MỤC TIÊU - NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................17
4.1 Mục tiêu..........................................................................................................17
4.2 Giới hạn nghiên cứu........................................................................................17
4.3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu.............................................................17
4.3.1 Nội dung nghiên cứu .........................................................................17
4.3.2 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................18
4.3.2.1 Cơ sở phương pháp luận ......................................................18
4.3.2.2 Phương pháp điều tra thu thập số liệu ..................................18
4.3.2.2.1 Công tác ngoại nghiệp............................................18
4.3.2.2.2 Công tác nội nghiệp ...............................................19
Chương 5
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................................21
5.1 Hiện trạng rừng tự nhiên – Khả năng phục hồi và
Hiệu quả kinh tế của việc phục hồi làm giàu rừng tại xã Ia Lâu ............................21
5.1.1 Hiện trạng rừng tự nhiên ...................................................................21
5.1.1.1 Loại rừng .............................................................................21
5.1.1.2 Phân bố trữ lượng ................................................................21
vi


5.1.2 Khả năng phục hồi và hiệu quả kinh tế của việc
phục hồi làm giàu rừng tại xã Ia Lâu ..........................................................22
5.1.2.1 Khả năng phục hồi rừng.......................................................22
5.1.2.2 Hiệu quả kinh tế của việc
phục hồi làm giàu rừng tại xã Ia Lâu ...............................................24
5.2 Đánh giá hiệu quả về kinh tế của việc
chuyển đổi rừng nghèo kiệt sang trồng cao su.......................................................25
5.2.1 Giá đầu tư ban đầu trồng cao su.........................................................25
5.2.1.1 Khai hoang và xây dựng vườn cây..................................................25

5.2.1.1.1 Khai hoang ......................................................................25
5.2.1.1.2 Xây dựng vườn cây...........................................................25
5.2.1.2 Trồng mới, chăm sóc vườn cây kiến thiết cơ bản............................26
5.2.1.2.1 Trồng mới.........................................................................26
5.2.1.2.2 Trồng cây thảm phủ ..........................................................27
5.2.1.2.3 Chăm sóc Làm cỏ .............................................................28
5.2.1.2.4 Tủ gốc giữ ẩm cho cao su vào mùa khô ............................28
5.2.1.2.5 Bảo vệ thực vật .................................................................28
5.2.1.2.6 Bảo vệ vườn cây ...............................................................29
5.2.1.3 Tổng vốn đầu tư giai đoạn kiến thiết cơ bản ..................................32
5.2.1.4 Tổ chức khai thác mủ cao su...........................................................32
5.2.1.4.1 Tiêu chuẩn vườn cây cao su mới đưa vào cạo mủ .............32
5.2.1.4.2 Thời vụ cạo mủ.................................................................33
5.2.1.4.3 Chăm sóc vườn cây kinh doanh ........................................33
5.2.1.4.4 Bảo vệ vườn cây kinh doanh .............................................33
5.2.2 Hiệu quả về kinh tế của việc chuyển đổi để trồng cao su ...................33
5.2.2.1 Dự kiến doanh thu hàng năm của việc chuyển đổi ...............33
5.2.2.1.1 Quy mô ..................................................................33
vii


5.2.2.1.2 Cơ sở tính toán.......................................................34
5.2.2.1.3 Kết quả sản xuất kinh doanh...................................34
5.2.2.1.4 Thời gian thu hồi vốn .............................................34
5.3 So sánh hiệu quả kinh tế giữa việc khoanh nuôi phục hồi rừng nghèo kiệt
thành rừng giàu sau 20 năm với việc chuyển đổi rừng nghèo kiệt sang trồng
cây cao su sau chu kì khai thác 20 năm .................................................................35
5.3.1 Tổng doanh thu, chi phí, lợi nhuận của việc khoanh nuôi
phục hồi rừng nghèo kiệt thành rừng giàu sau 20 năm................................35
5.3.2 Tổng doanh thu, chi phí, lợi nhuận của việc chuyển đổi rừng

nghèo kiệt sang trồng cây cao su sau chu kì khai thác 20 năm....................36
5.3.3 So Sánh về hiệu quả kinh tế...............................................................36
5.4 Đánh giá hiệu quả về mặt xã hội .....................................................................37
5.4.1 Nhu cầu lao động ..............................................................................37
5.4.1.1 Nhu cầu lao động trong thời gian KTCB..............................37
5.4.1.2 Nhu cầu lao động trong thời gian khai thác ..........................37
5.4.1.3 Biện pháp tuyển dụng và đào tạo lao động...........................37
5.4.1.4. Chế độ tiền lương ...............................................................38
5.5 Đánh giá hiệu quả về mặt môi trường .............................................................38
5.5.1 So sánh về lượng nước chảy dưới tán rừng của rừng
tự nhiên nghèo kiệt đã qua khai thác với rừng trồng cao su ........................39
5.5.1.1 Khả năng ngăn cản nước mưa của tán rừng..........................39
5.5.1.2 Lượng nước chảy men thân cây ...........................................39
5.5.1.3 Kết quả so sánh....................................................................39
5.5.2 So sánh tốc độ thấm của đất rừng tự nhiên
nghèo kiệt và đất khai phá trồng rừng cao su..............................................41
Chương 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................43
viii


6.1 Kết Luận .........................................................................................................43
6.1.1 Hiện trạng rừng tự nhiên ..............................................................................43
6.1.2 Hiệu quả kinh của việc phục hồi làm giàu rừng............................................43
6.1.3 Đánh giá hiệu quả về mặt xã hội ..................................................................44
6.1.4 Đánh giá hiệu quả về mặt môi trường...........................................................44
6.2 Kiến Nghị .......................................................................................................44
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................46
PHẦN PHỤ LỤC .................................................................................................48
Phụ lục 1: Khai hoang cơ giới và thủ công hỗ trợ cho 1 ha.........................53

Phụ lục 2: Dự toán trồng mới cao su ..........................................................54
Phụ lục 3: Dự toán vườn ươm Stump bầu tầng lá .......................................55
Phụ lục 4: Dự toán chăm sóc cao su KTCB từ năm II đến năm VII ............56
Phụ lục 5: Dự toán trồng đậu thảm phủ trồng mới và năm II ......................57
Phụ lục 6: Kế hoạch doanh thu, chi phí, lợi nhuận......................................58
Phụ lục 7: Kế hoạch năng suất – sản lượng khai thác .................................62
Phụ lục 8: Bảng tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh toàn chu kì.............64

ix


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT

TÊN ĐẦY ĐỦ

VPĐD

Văn phòng đại diện

CSTĐ

Cao su tiểu điền

CNCS

Công nghiệp cao su

TT-BNN


Thông tư- Bộ Nông nghiệp

NN

Nông nghiệp

PTNT

Phát triển nông thôn

TK

Tiểu khu

HST

Hệ sinh thái

PHR

Phục hồi rừng

KTCB

Kiến thiết cơ bản

x


DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Quy mô và diện tích của vùng chuyển đổi............................................7
Bảng 3.2: Tình hình về dân số lao động tại xã Ia Lâu ...........................................10
Bảng 3.3: Hiện trạng tài nguyên rừng tại xã Ia Lâu huyện Chư Prông ..................14
Bảng 5.1: Thống kê về trữ lượng gỗ .....................................................................21
Bảng 5.2: Khối lượng và phân kì đầu tư ...............................................................29
Bảng 5.3: Nhu cầu vốn đầu tư ..............................................................................30
Bảng 5.4: Tiến độ đầu tư và nguồn vốn ................................................................31
Bảng 5.5: Ước tính chi phí chuẩn bị trước khi trồng (tính cho 100ha) ..................34
Bảng 5.6: Ước tính chi phí chăm sóc sau khi
trồng trong 20 năm (tính cho 100 ha) ...................................................................35
Bảng 5.7: Nhu cầu về lao động trong thời gian khai thác......................................37
Bảng 5.8: Kết quả so sánh ảnh hưởng của 2 loại rừng
đến dòng chảy dưới tán rừng ( Tính bình quân cho các trận mưa) .........................39
Bảng 5.9: Kết quả so sánh ảnh hưởng của 2 loại rừng
đến dòng chảy dưới tán rừng (Ở cấp độ mưa lớn nhất)..........................................40
Bảng 5.10: Kết quả nghiên cứu về tính thấm của đất ............................................42

xi


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 1: Bản đồ hiện trạng các tiểu khu 955A, 959, 963 xã Ia Lâu,
huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai .............................................................................49
Hình 2: Hiện trạng rừng tự nhiên tại xã Ia Lâu .....................................................50
Hình 3: Tiểu khu 955a .........................................................................................50
Hình 4: Tiểu khu 959 ...........................................................................................51
Hình 5: Tiểu khu 963 ...........................................................................................51
Hình 6: Vườn ươm cây cao su..............................................................................52

xii



Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Tài nguyên rừng ở Việt Nam hiện nay nói chung và đặc biệt là tài nguyên rừng
ở tỉnh Gia Lai nói riêng ngày càng bị suy thoái nghiêm trọng, do các nguyên nhân chủ
yếu như khai thác rừng bừa bãi, cháy rừng và mất rừng do thiên tai lũ lụt, đặc biệt là
do nhu cầu các sản phẩm rừng ngày càng gia tăng. Ngoài ra sự gia tăng dân số, dân di
cư…làm cho diện tích rừng ngày càng thu hẹp, độ che phủ ngày càng thấp dần dẫn đến
tình trạng đất đai ngày càng bị thoái hóa, mất khả năng phục hồi… Trong bối cảnh đó
đòi hỏi các cơ sở ngành chức năng có liên quan tìm ra những biện pháp thích hợp để
phục hồi rừng, nâng cao độ che phủ chống xói mòn rửa trôi đất. Một trong các biện
pháp nhằm nâng cao độ che phủ, chống xói mòn rửa trôi đất là: chuyển đổi rừng nghèo
kiệt sang trồng cây công nghiệp cao su.
Cây cao su có nguồn gốc là cây rừng vùng nhiệt đới Amazon. Cây cao su được
nhân trồng với quy mô lớn trên thế giới là nhờ vào sản phẩm đặc biệt của cây là mủ
cao su, đó là nguyên liệu cần thiết trong nhiều ngành công nghiệp hiện nay. Ngoài ra
cây cao su còn cho các sản phẩm khác cũng có tác dụng không kém phần quan trọng
như gỗ, dầu hạt... Cây cao su còn có tác dụng bảo vệ môi trường sinh thái, cải thiện
kinh tế xã hội nhất là ở các vùng trung du, miền núi, góp phần bảo vệ an ninh quốc
phòng tại các biên giới.
Cây cao su chiếm vị trí quan trọng trong nền nông nghiệp nước ta, vừa là cây
cho mủ, lấy gỗ, vừa góp phần bảo vệ đất, chống xói mòn. Nhu cầu về cao su tổng hợp
và cao su thiên nhiên ngày càng gia tăng… Theo dự báo nhu cầu cao su tự nhiên thế
giới đang tăng nhanh trong nhừng năm tới, thị trường cao su ngày càng tăng và ổn
định, năm 2006 tổng diện tích cao su cả nước 512.000 ha, kim ngạch xuất khẩu đạt
trên 1,27 tỷ USD, tạo việc làm và thu nhập cho hàng ngàn lao động ở vùng miền núi,
vùng đồng bào dân tộc.
1



Cây cao su Việt Nam đã giúp giải quyết được việc làm cho nhiều người dân lao
động. Thu nhập của công nhân và người trồng cao su được cải thiện rõ rệt trong những
năm gần đây. Nhiều địa phương đã sử dụng cây cao su như một giải pháp xoá đói giảm
nghèo. Cơ sở hạ tầng, bộ mặt vùng cao su ngày càng được cải thiện.
Về mặt môi trường sinh thái, diện tích cây cao su đã góp phần đáng kể cho việc
che phủ đất, chống xói mòn.
Xuất phát từ những lí do trên được sự nhất trí của khoa lâm nghiệp, bộ môn
điều chế rừng Trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, dưới sự hướng
dẫn của thầy Nguyễn Văn Dong, tôi tiến hành thực hiện luận văn cuối khóa : “XÂY
DỰNG LUẬN CHỨNG KINH TẾ KỸ THUẬT CHUYỂN ĐỔI RỪNG NGHÈO
KIỆT SANG TRỒNG CÂY CÔNG NGHIỆP CAO SU TẠI XÃ IA LÂU HUYỆN
CHƯ PRÔNG TỈNH GIA LAI”.
Việc chuyển đổi rừng nghèo kiệt sang trồng cây công nghiệp cao su phù hợp
với chủ trương của Chính Phủ, của địa phương cũng như của tập đoàn công nghiệp cao
su Việt Nam nhằm tăng giá trị sản phẩm hàng hóa, phủ xanh đất trống đồi trọc và tạo
việc làm cho người lao động là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, góp phần xóa đói
giảm nghèo cho nhân dân địa phương.

2


Chương 2
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1 Tình hình chuyển đổi rừng nghèo kiệt sang trồng cây công nghiệp cao su trên
thế giới
Campuchia đẩy mạnh khai hoang trồng mới cao su. Theo ông Trần Việt Hùng,
Phó Chánh VPĐD Tập đoàn CNCS VN tại Campuchia, tính đến ngày 30/6/2008,

Công ty Tân Biên – Kampong Thom đã khai hoang được 400 ha cao su, trong đó khai
hoang hoàn chỉnh được 300 ha, trồng mới 70 ha. Công ty Đồng Nai-Kratie trồng mới
được 30 ha và sẽ tiếp tục trồng 20 ha trong tháng 7/2008, thiết lập vườn ươm và nhân
giống 9 ha phục vụ trồng mới 1.000 ha vào năm 2009. Công ty Đồng Phú-Kratie cũng
trồng mới được 30 ha, kế hoạch năm 2008 là trồng 60 ha và lập vườn ươm và nhân
giống trên diện tích 10 ha, chuẩn bị đủ cây giống trồng 1.000 ha vào năm 2009. Đặc
biệt, Công ty Phú Riềng-Kratie chỉ trong tháng 6/2008 khai hoang được trên 1.000 ha,
trồng mới 300 ha, trong tháng 7 công ty sẽ tiếp tục trồng mới 800 ha cao su.
Tại tỉnh Chămpaxắc, Lào đã xúc tiến trồng 10.000 ha cao su dưới sự đầu tư 30
triệu USD của Tổng Công ty Cao su Việt Nam. Tổng Công ty đã trình Chính Phủ Việt
Nam cho phép đầu tư dự án theo phương thức 100% vốn của Tổng Công ty. Sau khi
hoàn thành các thủ tục pháp lý, Tổng Công ty đã nhanh chóng triển khai khai hoang
trồng mới 2.000 ha cao su đầu tiên trong năm 2005 và sẽ hoàn thành dự án vào năm
2010.
2.2 Tình hình chuyển đổi rừng nghèo kiệt sang trồng cây công nghiệp cao su
trong nước
Tại cuộc họp ngày 8 tháng 05 năm 2007 với Bộ NN&PTNT ở Hà Nội, ông
Trần Ngọc Thuận – phó tổng giám đốc Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam – cho

3


biết tập đoàn dự kiến đầu tư 2.000 tỉ đồng để phát triển thêm diện tích 100.000 ha cao
su ở các tỉnh Tây Nguyên đến năm 2010.
Theo ông Thuận việc thay thế các khu rừng nghèo kiệt ở Tây Nguyên bằng cao
su sẽ mang lại lợi ích về kinh tế nhưng vẫn đảm bảo về môi sinh. Tập đoàn sẽ trồng thí
điểm một vài địa điểm trước khi trồng đại trà.
Bước đầu các bên đi đến thống nhất sơ bộ diện tích đất dự kiến chuyển đổi sang
trồng cây cao su ở từng tỉnh. Cụ thể tại tỉnh KomTum sẽ trồng mới thêm 37.000 ha cao
su, Gia Lai 50.000 ha, Đăk Lăk 27.000 ha, Đăk Nông 22.000 ha. Đây là diện tích rừng

nghèo kiệt, có trữ lượng < 70m3 gỗ/ha và một số diện tích cây trồng công nghiệp kém
hiệu quả.
Diện tích đất trồng cao su được xác định là chuyển từ diện tích rừng nghèo kiệt,
có trữ lượng gỗ nhỏ hơn 70m³/ha và một số diện tích trồng cây công nghiệp kém hiệu
quả, đất làm nương rẫy bạc màu. Theo Thông tư hướng dẫn số 76/2007/TT-BNN của
Bộ NN & PTNT, đất có rừng và đất lâm nghiệp chuyển sang dùng làm đất trồng cao su
phải đảm bảo các tiêu chuẩn phù hợp với yêu cầu sinh trưởng và phát triển của cao su.
Diện tích chuyển đổi này phải có quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Yêu
cầu nữa là trồng cao su trên đất chuyển đổi phải đạt hiệu quả cao về kinh tế và môi
trường hơn cây trồng hiện tại.
Có thể khẳng định cây cao su được xem là “vàng trắng” của ngành kinh tế hàng
hóa nông nghiệp, có giá trị kinh tế cao nhất là trong xuất khẩu. Từ những giá trị của
mình, cùng với cây cà phê, cây cao su được xác định là hai loại cây trồng chủ đạo của
Kon Tum. Hiện tại, ngoài Công ty cao su Kon Tum và các nông trường, các công ty cổ
phần vệ tinh của Công ty cao su Kon Tum, các đơn vị khác như Công ty 732, Công ty
78, Đoàn kinh tế 79 ( Bộ Quốc phòng ), Công ty cao su Đăk Lăk đã, đang là những
doanh nghiệp đầu tiên trong việc phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Các
công ty này đã xây dựng 2 xưởng chế biến cao su dạng mủ tờ xông khói RSS có tổng
suất thiết kế 3.000 tấn/năm và một số nhà máy chế biến công suất nhỏ khác. Ngoài
nhiệm vụ chế biến sản phẩm mủ cao su cho đơn vị mình, các xưởng chế biến mủ cao
su nói trên còn đảm nhận chế biến mủ cao su cho các trang trại cao su tư nhân, cao su
tiển điền góp phần nâng cao hiệu qủa kinh tế của loại cây trồng chủ lực này. Chính
hiệu quả kinh tế khá cao của cây cao su đã kích thích nông dân phát triển mạnh cây
4


cao su trong mấy năm trở lại đây. Báo cáo của Ban quản lý dự án đa dạng hóa nông
nghiệp Kon Tum cho biết, đến năm 2008, trong hợp phần trồng mới và phục hồi cao
su, có gần 2.800 hộ nông dân, trong đó có gần 1000 hộ đồng bào các dân tộc thiểu số
đã mạnh dạn vay vốn từ dự án để trồng mới 4.700 ha và phục hồi 630 ha cao su đã bị

"bỏ đói" trước đây. Diện tích cao su phục hồi hiện tại đã được hộ gia đình đồng bào
đưa vào khai thác và đem lại hiệu quả kinh tế khá cao, khoảng 80-100 triệu
đồng/ha/năm. Theo tính toán của nhiều chuyên gia kinh tế, phát triển cao su không chỉ
đơn thuần là phát triển kinh tế mà còn là an ninh quốc phòng, đời sống của nông dân,
nhất là đồng bào ở miền núi. Mặt khác trồng cây cao su không cần nhiều nước tưới,
trong khi hiện nay hạn hán ngày càng là mối đe dọa đến sản xuất nông nghiệp. Vì vậy
trồng loại cây nào ít cần nước tưới là một lợi thế lớn trong sản xuất nông nghiệp. Đặc
biệt, xét về điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, thì Kon Tum là một trong những địa
phương có nhiều lợi thế trong phát triển cây cao su. Chỉ riêng trong mùa mưa năm nay
toàn tỉnh đã trồng mới được gần 6.000 ha cao su, vượt xa chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
Bên cạnh những lợi thế vượt trội về mặt kinh tế - xã hội của cây cao su so với
các loại cây trồng khác, việc phát triển "nóng" loại cây trồng này cũng đang đặt ra
những vấn đề hết sức cấp bách mà những cơn sốt tìm đất để trồng cao su đang diễn ra
hầu hết ở các địa phương trong tỉnh là một điển hình.
2.3 Tình hình chuyển đổi rừng nghèo kiệt sang trồng cây cao su trong tỉnh Gia
Lai
Tháng 4 năm2007 tỉnh Gia Lai được Chính Phủ đồng ý cho chuyển đổi 50.000
ha rừng nghèo kiệt sang trồng cao su và đến tháng 10 năm 2007 tỉnh đã phân bổ
73.374 ha đất rừng nghèo cho 7 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh khảo sát để trồng đủ
50.000 ha cao su.
Trên cơ sở khảo sát và dự án đầu tư đã được các ngành chức năng thẩm định,
năm 2008 UBND tỉnh đã quyết định tạm giao cho 15 doanh nghiệp để thực hiện 19 dự
án với diện tích 14.967 ha. Đến thời điểm này đã có 13 doanh nghiệp tổ chức khai
hoang được 6.918 ha, trồng mới được 50 ha cao su ( của Công ty Bình Dương thuộc
Binh Đoàn 15...).

5


Cây cao su đã tạo nên một sự đổi thay lớn lao cho nhiều địa phương trong tỉnh.

Giờ đây, nông dân ở Gia Lai ai cũng sẵn lòng góp một “phần vốn” của mình bằng quỹ
đất sản xuất cùng nhau phát triển vườn cây cao su.
Đến nay trong toàn tỉnh đã phát triển được hơn 10.000 ha CSTĐ, phần lớn diện
tích đều nằm trong các hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Theo dự báo, loại hình CSTĐ
trong dân ở địa bàn Gia Lai sẽ còn phát triển mạnh trong những năm tới, khi mà lợi thế
trong cơ cấu cây trồng đã được khẳng định.

6


Chương 3
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.1 Đặc điểm tự nhiên
3.1.1 Vị trí – Quy Mô - Diện Tích Giới Cận vùng chuyển đổi
3.1.1.1 Vị trí
Khu vực rừng tự nhiên chuyển đổi bao gồm khoảnh 1, 3 của tiểu khu 955a,
khoảnh 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8 của tiểu khu 959 và khoảnh 1, 2, 3, 5 của tiểu khu 963.
Thuộc ranh giới hành chính xã Ia Lâu huyện Chư PRông tỉnh Gia Lai.
Diện tích đất rừng tự nhiên 03 tiểu khu trên hiện nay do Uỷ ban nhân dân xã
Ia Lâu quản lý.
Vị trí tọa độ VN-2000 của một số điểm khống chế như sau:
+ Điểm 01: 423790 – 1495461
+ Điểm 02: 424792 – 1495478
+ Điểm 03: 426769 – 1494959
+ Điểm 04: 426251 – 1492056
3.1.1.2 Quy mô - diện tích
Khu vực rừng tự nhiên chuyển đổi bao gồm khoảnh 1, 3 của tiểu khu 955a, khoảnh
1, 2, 3, 4, 6, 7, 8 của tiểu khu 959 và khoảnh 1, 2, 3, 5 của tiểu khu 963. Thuộc ranh

giới hành chính xã Ia Lâu huyện Chư PRông tỉnh Gia Lai có quy mô và diện tích như
sau:

7


Bảng 3.1: Quy mô và diện tích của vùng chuyển đổi
Tiểu khu

Tổng diện tích chuyển

Đất không có

đổi (ha)

rừng (ha)

960,1

3,1

957

960,1

3,1

957

955A, 959,

963
Cộng

Đất có rừng (ha)

3.1.1.3 Giới cận
Khu vực điều tra, khảo sát hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp xin chuyển đổi
mục đích sử dụng đất sang trồng cao su tại tiểu khu 955a, 959 và 963 nằm trên địa bàn
xã Ia Lâu, huyện Chư PRông, tỉnh Gia Lai có giới cận như sau :
- Phía Bắc giáp: Tiểu khu 959
- Phía Nam giáp: Khoảnh 6 TK 963
- Phía Đông giáp : Khoảnh 5 TK 959
- Phía Tây giáp : Tiểu khu 985
3.1.2 Địa hình
Khu vực xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất có địa hình tương đối bằng
phẳng, độ cao trung bình 200-204 m so với mặt nước biển, thấp dần từ phía Đông sang
phía Tây, độ dốc trung bình từ 3-80 địa hình ít bị chia cắt, thuận lợi cho việc phát triển
cây công nghiệp.
3.1.3 Đất đai thổ nhưỡng
Trong khu vực xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang trồng cao su bao gồm
các loại đất chính sau:
Đất vàng đỏ trên đá mẹ Granit phân bố chủ yếu ở các khu vực có độ dốc từ 3-80
thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nhẹ, thỉnh thoảng có đá lộ đầu và đá lẫn.
Đất xám phát triển trên đá cát có thành phần cơ giới cát, tầng đất mặt dày từ 70100 cm, có nơi >100cm, thỉnh thoảng có kết von đáy.

8


So với tiêu chuẩn kỹ thuật đối với đất trồng cao su ở vùng Tây Nguyên theo
Thông tư 76/TT-BNN ngày 21/8/2007 Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn và tiêu

chuẩn đất trồng cao su do Tập đoàn cao su Việt Nam ban hành, khu vực đất xin
chuyển đổi đáp ứng được yêu cầu phát triển cây cao su.
3.1.4 Điều kiện khí hậu thời tiết
Khu vực xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất để trồng cao su nằm trong vùng
khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Khí hậu được chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa khô và mùa mưa.
Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80-90% lượng mưa cả năm và tập
trung vào các tháng 7, 8, 9. Gió thịnh hành vào mùa này là gió Tây-Nam.
Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, hầu như không có mưa hoặc
có mưa rất ít trong mùa này...
*Một số yếu tố khí hậu:
-Nhiệt độ:
+ Nhiệt độ trung bình năm: 210C
+ Nhiệt độ cao tuyệt đối:

320C

+ Nhiệt độ thấp tuyệt đối: 170C
- Lượng mưa:
+ Lượng mưa trung bình hàng năm:

1.231 mm

+ Lượng mưa lớn nhất:

1.898 mm

+ Lượng mưa nhỏ nhất:

795mm


+ Số ngày mưa bình quân/năm:

100 ngày

- Độ ẩm:
+ Độ ẩm bình quân năm:

82%

+ Độ ẩm bình quân tháng cao nhất:

92%

+ Độ ẩm bình quân tháng thấp nhất:

71%

- Nguồn nước thuỷ văn:
Khu vực xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất để trồng cao su có nhiều suối
nhỏ phân bố đều khắp trong khu vực, song mùa khô các khe suối này đều khô cạn.
9


3.2 Thực trạng về dân số và lao động tại xã Ia Lâu
3.2.1 Tình hình về dân số tại xã IaLâu
Qua quá trình điều tra và thu thập số liệu, tình hình dân số tại xã Ia Lâu huyện
Chư PRông tỉnh Gia Lai có kết quả như sau:
Bảng 3.2: Tình hình về dân số lao động tại xã Ia Lâu
NHÂN KHẨU


TT
Thôn

Số hộ

Dân tộc

T.S nhân
khẩu

Nam

Nữ

1

100

537

268

169

Mường

2

87


426

209

217

Mường

3

45

204

106

98

Mường

4

62

304

152

152


Mường+ Tày

5

130

633

318

315

Mường

6

180

847

419

428

7

188

865


433

432

Tày + Nùng

8

82

371

175

196

Jarai

9

323

1417

688

729

Tày + Nùng


10

138

574

262

312

Tày + Nùng

11

81

327

147

180

Kinh

12

47

187


104

83

Tày+ Nùng

13

77

446

224

222

Jarai

Tổng

1.540

6.505

3.555

3.583

Lũng Văn+

Mường

3.2.2 Lao động và việc làm
Tổng số lao động chính của xã Ia Lâu là 4.500 lao động, đây là nguồn nhân lực
tại chỗ dồi dào thuận lợi cho nhà đầu tư, vừa tạo thêm công ăn việc làm cho đại bộ
phận lao động tại địa phương tăng thêm thu nhập để ổn định cuộc sống.

10


Tuy nhiên lao động của xã chủ yếu là lao động thuần nông, trình độ văn hoá và
trình độ canh tác chưa cao, đặc biệt là việc trồng, chăm sóc thu hoạch cao su, nên cần
phải có kế hoạch thu hút, đào tạo bồi dưỡng tay nghề trồng, chăm sóc và khai thác cao
su, để người lao động tại chỗ tham gia với năng suất và hiệu quả cao hơn.
3.3 Thực trạng về phát triển kinh tế xã hội
3.3.1 Kinh tế
3.3.1.1 Về nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp của đồng bào tại chỗ còn mang tính tự cung, tự cấp, chưa
chú trọng đến sản xuất hàng hoá. Cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp trong xã cơ bản
như sau:
- Tổng diện tích gieo trồng 1903,5 ha đạt 91% NQ, tổng sản lượng lương thực
quy hạt : 4.230 ha đạt 76% NQ, trong đó:
* Cây lương thực:
+ Lúa cả năm: 536 ha đạt 91% NQ, NS 29tạ/ha đạt 76% NQ, SL 1.920 tấn đạt
85% NQ trong đó:
Lúa rẫy: 10 ha đạt 100% NQ, NS 15tạ/ha đạt 88% NQ, SL 15 tấn đạt
88% NQ.
Lúa nước mùa: 356 ha đạt 91% NQ, NS 36 tạ/ha đạt 92% NQ, SL 1.311
tấn đạt 87% NQ.
Lúa Đông xuân: 161 ha đạt 92% NQ, NS 35tạ/ha đạt 89% NQ, SL 564

tấn đạt 88 % NQ.
+ Ngô cả năm: 540 ha đạt 71% NQ, NS 35 tạ/ha đạt 78% NQ, SL 2.310 tấn đạt
69% NQ.
Ngô thường: 8 ha đạt 80% NQ, NS 27 tạ/ha đạt 97% NQ, SL 22 tấn đạt
78% NQ.
Ngô giống mới 532 ha đạt 71% NQ, NS 43 tạ/ha đạt 96% NQ, SL 2.288
tấn đạt 68% NQ.
* Cây tinh bột có củ:
+ Khoai lang: 15 ha đạt 125% NQ, NS 60 tạ/ha đạt 75% NQ, SL 90 tấn đạt 94%
NQ.
11


+ Sắn cả năm : 345 ha đạt 345% NQ.
+ Đậu các loại: 202 ha đạt 134% NQ, NS 5 tạ/ha đạt 63% NQ, SL 101 tấn đạt
84% NQ.
+ Rau các loại: 10.5 ha đạt 35% NQ, NS 65 tạ/ha đạt 76% NQ, SL 73 tấn đạt
29% NQ.
* Cây công nghiệp ngắn ngày:
+ Lạc cả năm 25 ha đạt 83% NQ, NS 8 tạ/ha đạt 80% NQ, SL 20 tấn đạt 67%
NQ.
* Cây công nghiệp dài ngày:
+ Điều 226 ha đạt 86% NQ, NS 10 tạ/ha đạt 83% NQ, SL 226 tấn đạt 965 NQ.
+ Cây ăn quả: 04 ha đạt 100% NQ.
3.3.1.2 Về lâm nghiệp
Người dân chủ yếu sử dụng gỗ từ rừng tự nhiên để làm nhà ở, củi làm chất đốt
sử dụng trong sinh hoạt.
Các loại lâm sản ngoài gỗ: Măng tre le, chai cục... hiện nay không còn nhiều,
tuy nhiên nếu người dân biết khai thác và sử dụng hợp lý thì cũng góp phần tăng thu
nhập cho các hộ gia đình trên địa bàn.

3.3.1.3 Về chăn nuôi
Đàn trâu tổng số: 84 con đạt 58% NQ.
Đàn bò tổng số: 1378 con đạt 81% NQ.
Đàn heo tổng số: 2820 con đạt 141% NQ.
- Chăn nuôi còn chậm phát triển và mang tính tự cung, tự cấp, chưa đủ sức để
trở thành một nguồn thu ổn định. Hình thức chăn thả là chủ yếu, chưa có chuồng trại
cố định. Ban ngày trâu bò được thả vào rừng hoặc nương rẫy, ban đêm trở về nằm
xung quanh ở nhà, nằm trong buôn làng, để đưa chăn nuôi thành sản phẩm hàng hoá,
trước hết phải tuyên truyền vận động nhân dân, bỏ thói quen thả rong gia súc, xây
dựng chuồng trại, xây dựng đồng cỏ và vùng chăn thả gia súc, thay đổi cơ cấu và chất
lượng đàn gia súc, tìm thị trường tiêu thụ, tận dụng tối đa nguồn chất thải chăn nuôi để
phục vụ cho trồng trọt.
3.3.2 Xã hội
12


×