Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

ỨNG DỤNG ẢNH CÓ ĐỘ PHÂN GIẢI CAO QUICKBIRD ĐỂ TÍNH LƯỢNG CACBON TÍCH TỤ TRONG RỪNG THÔNG BA LÁ (Pinus kesiya Royle ex Gordon) TỰ NHIÊN Ở HUYỆN LẠC DƯƠNG, TỈNH LÂM ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TÀO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ỨNG DỤNG ẢNH CÓ ĐỘ PHÂN GIẢI CAO QUICKBIRD ĐỂ
TÍNH LƯỢNG CACBON TÍCH TỤ TRONG RỪNG THÔNG
BA LÁ (Pinus kesiya Royle ex Gordon) TỰ NHIÊN Ở HUYỆN
LẠC DƯƠNG, TỈNH LÂM ĐỒNG

Họ tên: Nguyễn Thị Mỹ Vân
Ngành: Quản lý Tài nguyên rừng
Niên khóa: 2005 – 2009

Tháng 7 năm 2009


ỨNG DỤNG ẢNH CÓ ĐỘ PHÂN GIẢI CAO QUICKBIRD ĐỂ TÍNH
LƯỢNG CACBON TÍCH TỤ TRONG RỪNG THÔNG
BA LÁ (Pinus kesiya Royle ex Gordon) TỰ NHIÊN
Ở HUYỆN LẠC DƯƠNG, TỈNH LÂM ĐỒNG

Tác giả
NGUYỄN THỊ MỸ VÂN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư Lâm nghiệp ngành
Quản lý Tài nguyên rừng

Giáo viên hướng dẫn:
TS. Viên Ngọc Nam


Tháng 7 năm 2009
i


LỜI CẢM ƠN
Để có được kiến thức và kết quả như ngày hôm nay tôi chân thành biết ơn công lao
sinh thành, dưỡng dục và dạy bảo của cha mẹ, sự chỉ dạy tận tình của thầy cô, đặc biệt ơn
dạy dỗ của thầy cô trường Đại học Nông Lâm TP. HCM.
Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn thầy Viên Ngọc Nam đã tận tình chỉ dạy,
hướng dẫn và truyền đạt những kiến thức quý báu giúp tôi hoàn thành khóa luận.
Xin cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm TP. HCM, các thầy cô ở
Khoa Lâm nghiệp, đặc biệt là các thầy cô ở Bộ môn Quản lý Tài nguyên rừng đã tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khóa luận.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến anh Tôn Thiên An, cán bộ Vườn Quốc Gia BiDoup
Núi Bà, chú Nguyễn Văn Danh cùng các anh ở Ban Quản lý phòng hộ rừng đầu nguồn Đa
Nhim, bạn Nguyễn Thị Nga, bạn Nguyễn Thị Hoài đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập
số liệu.
Bạn bè và tập thể lớp Quản lý Tài nguyên rừng 2005 đã giúp đỡ động viên tôi
trong suốt quá trình hoc tập.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến những nguời thân trong gia đình đã động
viên, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập và làm khóa luận.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 7 năm 2009
Nguyễn Thị Mỹ Vân

ii


TÓM TẮT
Đề tài “ Ứng dụng ảnh có độ phân giải cao Quickbird để tính lượng cacbon tích tụ
trong rừng Thông ba lá (Pinus kesiya Royle ex Gordon) tự nhiên ở huyện Lạc Dương,

tỉnh Lâm Đồng” được tiến hành tại tiểu khu 120, 121 thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ
đầu nguồn Đa Nhim, thời gian từ tháng 3 đến tháng 4 năm 2009. Các ô tiêu chuẩn được
bố trí dạng ô liên kết (50 m X 20 m), chọn 40 cây có đường kính từ nhỏ đến lớn tạo thành
chuỗi đường kính. Vị trí các ô tiêu chuẩn được xác định và chồng ghép lên ảnh để tiến
hành phân tích, giải đoán, tính toán cho các cây xác định trên ảnh.
Kết quả thu được về sinh khối khô như sau: Đối với cây cá thể cây có đường kính
trung bình 37,01 ± 3,94 cm, chiều cao 17,8 ± 0,4 m thì có sinh khối khô tính theo phương
trình (3.1) là 997,46 ± 214,31 kg/cây, tính theo phương trình (3.2) là 1.234,09 ± 357,75
kg/cây. Đối với sinh khối khô quần thể tính theo phương trình (3.1) là 149,04 ± 16,46
tấn/ha, tính theo phương trình (3.2) là 153,75 ± 18,93 tấn/ha.
Mật độ quần thể biến động từ 150 – 240 cây/ha, với trữ lượng từ 105,69 – 191,55
tấn/ha, thể tích cây cá thể biến động từ 0,16 – 2,75 m3/cây.
Khả năng tích tụ cacbon của cây trung bình có đường kính 37,01 ± 3,94 cm là
498,73 ± 107,16 kg/cây theo phương trình tính sinh khối khô (3.1), theo phương trình tính
sinh khối khô (3.2) thì lượng cacbon tích tụ là 617,04 ± 178,87 kg/cây.
Mỗi hecta rừng Thông ba lá tự nhiên tại khu vực nghiên cứu tích tụ lượng cacbon
trung bình 76,87 tấn tương đương với hấp thụ lượng CO2 là 282,13 tấn. Với lượng CO2
hấp thụ được như trên thì mỗi hecta sẽ bán với giá 97.786.069 VND.

iii


MỤC LỤC
Trang tựa.........................................................................................................................i
Lời cảm ơn.....................................................................................................................ii
Tóm tắt...........................................................................................................................iii
Mục lục ..........................................................................................................................iv
Danh sách các ký hiệu ...................................................................................................vii
Danh sách các hình ........................................................................................................viii
Danh sách các bảng .......................................................................................................ix

Chương 1: MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề................................................................................................................1
1.2 Mục tiêu...................................................................................................................2
1.3 Giới hạn đề tài .........................................................................................................2
Chương 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Nghiên cứu về sinh khối..........................................................................................3
2.1.1 Một số nghiên cứu về sinh khối trên thế giới.................................................3
2.1.2 Một số nghiên cứu về sinh khối ở Việt Nam..................................................4
2.2 Tích tụ cacbon .........................................................................................................5
2.2.1 Một số phương pháp điều tra tích tụ cacbon trong lâm nghiệp......................5
2.2.2 Một số nghiên cứu tích tụ cacbon trong lâm nghiệp ......................................8
2.3 Một số vấn đề liên quan đến ảnh Quickbird............................................................9
2.3.1 Lịch sử hình thành và phát triển ảnh hàng không và viễm thám....................9
2.3.2 Giới thiệu các loại ảnh vệ tinh........................................................................11
2.3.2.1 Các loại ảnh vệ tinh .........................................................................11
2.3.2.2 Độ phân giải của một số sensor hiện nay ........................................14
2.3.3 Đặc trưng kỹ thuật của ảnh Quickbird ...........................................................14

v


2.3.3.1 Phương pháp quét tạo ảnh số..............................................................14
2.3.3.2 Khả năng cung cấp thông tin của ảnh Quickbird ...............................15
2.4 Đặc điểm khu vực nghiên cứu.................................................................................16
2.4.1 Vị trí địa lý......................................................................................................16
2.4.2 Khí hậu ...........................................................................................................17
2.4.2.1 Chế độ nhiệt........................................................................................17
2.4.2.2 Chế độ mưa.........................................................................................18
2.4.2.3 Độ ẩm .................................................................................................18
2.4.2.4 Sương mù............................................................................................19

2.4.2.5 Thủy văn.............................................................................................19
2.4.3 Địa hình ..........................................................................................................19
2.4.4 Thảm thực vật.................................................................................................19
2.4.5 Dân cư và lao động.........................................................................................22
Chương 3: NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung ..................................................................................................................23
3.2 Phương pháp............................................................................................................23
3.2.1 Phương pháp kế thừa ......................................................................................23
3.2.2 Thu thập tài liệu..............................................................................................23
3.2.3 Dụng cụ ..........................................................................................................23
3.2.4 Ngoại nhiệp ....................................................................................................24
3.2.5 Nội nghiệp ......................................................................................................25
3.3 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu ..............................................................................29
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Vị trí khu vực nghiên cứu........................................................................................30
4.2 Kết quả nghiên cứu quy luật tương quan giữa D1,3 với St .......................................31
4.3 Kết quả nghiên cứu quy luật tương quan giữa Hvn với D1,3 ....................................32
4.4 Sinh khối..................................................................................................................34
4.4.1 Sinh khối khô cây cá thể.................................................................................34
4.4.2 Sinh khối khô quần thể ...................................................................................36
v


4.5 Tích tụ cacbon .........................................................................................................37
4.5.1 Tích tụ cacbon cây cá thể

.......................................................................37

4.5.2 Tương quan giữa cacbon tích tụ với D1,3........................................................39
4.5.3 Tương quan giữa cacbon tích tụ với thể tích..................................................40

4.5.4 Tích tụ cacbon quần thể..................................................................................41
4.5.5 Tương quan giữa cacbon tích tụ với các nhân tố mật độ, trữ lượng ..............42
4.6 So sánh lượng cacbon tích tụ theo cấp độ cao.........................................................44
4.7 So sánh lượng cacbon tích tụ theo 2 phương pháp tính ..........................................44
4.8 Lượng giá bằng tiền lượng cacbon tích tụ...............................................................46
4.9 Bảng tra lượng cacbon tích tụ theo D1,3 ..................................................................46
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận....................................................................................................................48
5.2 Những khó khăn và tồn tại của đề tài ......................................................................49
5.3 Kiến nghị .................................................................................................................49
Tài liệu tham khảo .........................................................................................................50
Phụ lục

vi


DANH SÁCH CÁC KÝ HIỆU
A

Tuổi

C

Cacbon

CO2

Cacbonic

CO2e


Cacbonic tương đương

C1,3

Chu vi đo ở vị trí 1,3 m

D1,3

Đường kính đo ở vị trí 1,3 m

Dt

Đường kính tán

Hvn

Chiều cao vút ngọn

R

Hệ số tương quan

St

Diện tích tán

SE

Sai số tiêu chuẩn


F

Hệ số Fisher

f

Hình số thân cây

TBBP

Trung bình bình phương

Wk1

Sinh khối khô tính theo công thức (3.1)

Wk2

Sinh khối khô tính theo công thức (3.2)

Wqtk1

Sinh khối khô quần thể tính theo công thức (3.1)

Wqtk2

Sinh khối khô quần thể tính theo công thức (3.2)

vii



DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1: Ảnh toàn sắc .................................................................................... 13
Hình 2.2: Ảnh đa phổ ...................................................................................... 13
Hình 2.3: Ảnh màu 3 băng .............................................................................. 13
Hình 2.4: Ảnh Pan-Sharpened......................................................................... 13
Hình 2.5: Sơ đồ vị trí khu vực nghiên cứu ...................................................... 17
Hình 3.1: Các chỉ tiêu đo đếm ......................................................................... 24
Hình 3.2: Cách đo tán cây theo 8 hướng ......................................................... 25
Hình 3.3: Bốn điểm của ô tiêu chuẩn .............................................................. 25
Hình 3.4: Ô tiêu chuẩn..................................................................................... 26
Hình 3.5: Số hóa tán cây.................................................................................. 26
Hình 3.6: Tán đã được số hóa.......................................................................... 26
Hình 4.1: Vị trí các ô đo đếm .......................................................................... 30
Hình 4.2: Đồ thị tương quan D1,3 – St ............................................................. 32
Hình 4.3: Đồ thị tương quan Hvn – D1,3 ........................................................... 33
Hình 4.4: Đồ thị tương quan cacbon tích tụ với D1,3 ....................................... 40
Hình 4.5: Đồ thị tương quan cacbon tích tụ với thể tích ................................. 41

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Bước sóng của các băng ảnh Quickbird........................................................12
Bảng 2.2: Độ phân giải của một số vệ tinh hiện nay.....................................................14
Bảng 4.1: Các phương trình tương quan D1,3 – St .........................................................31
Bảng 4.2: Các phương trình tương quan Hvn – D1,3.......................................................33
Bảng 4.3: Bảng sinh khối khô cây cá thể ......................................................................35
Bảng 4.4: Bảng sinh khối khô quần thể.........................................................................37

Bảng 4.5: Lượng cacbon tích tụ cây cá thể ...................................................................38
Bảng 4.6: Phương trình tương quan cacbon tích tụ và D1,3 cây cá thể..........................39
Bảng 4.7: Phương trình tương quan cacbon tích tụ với thể tích....................................40
Bảng 4.8: Lượng cacbon tích tụ trong quần thể ............................................................42
Bảng 4.9: Kết quả phân tích tương quan giữa Cttqt với các nhân tố ..............................43
Bảng 4.10: Kết quả phân tích tương quan giữa Cttqt với mật độ, trữ lượng ..................43
Bảng 4.11: Bảng kết quả trắc nghiệm LSD với mức ý nghĩa 95% ...............................45
Bảng 4.12: Bảng tra lượng cacbon tích tụ theo D1,3 ......................................................47

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Nóng lên toàn cầu là vấn đề mới được ghi nhận trong vài thập kỉ trở lại đây, nó
tiềm ẩn những tác động tiêu cực tới sinh vật và hệ sinh thái (Phan Minh Sang, Lưu Minh
Cảnh, 2006 trích dẫn). Biến đổi khí hậu là một thách thức toàn cầu lâu dài, đặt ra vấn đề
nan giải cho con người cả trong hiện tại lẫn tương lai. Việt Nam là một trong những nước
chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu là sự biến động trạng thái
trung bình của khí quyển toàn cầu hay khu vực theo thời gian từ vài thập kỷ đến hàng
triệu năm.
Những nghiên cứu gần đây cho thấy việc phát xả khí nhà kính (chủ yếu là CO2 và
metan CH4) là nguyên nhân hàng đầu của biến đổi khí hậu, đặc biệt từ 1950 khi thế giới
đẩy nhanh việc gia tăng sử dụng các nhiên liệu hóa thạch trong công nghiệp kết hợp với
việc đại dương và mặt đất không thể hấp thu kịp khí thải chính là nguyên nhân của hiện
tượng này.
Hơn nữa sự tăng trưởng về kinh tế cũng như dân số rõ ràng đã đóng góp cho sự
tăng khí thải CO2 nhanh hơn so với khả năng tự điều chỉnh của tự nhiên.
Theo kết luận của các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Berne - Thụy Sĩ công

bố trên tạp chí khoa học Nature ngày 15.5.2008 cho biết nồng độ khí CO2 trong khí quyển
hiện ở mức cao nhất trong 800.000 năm qua, trong khi đó rừng là nguồn tài nguyên quan
trọng để hấp thụ CO2 ngày càng bi suy giảm.
Rừng đóng vai trò quan trọng trong chống lại biến đổi khí hậu do ảnh hưởng đến
chu trình cacbon. Đối với rừng nhiệt đới có tới 50% dự trữ trong thảm thực vật và 50% dự
trữ trong đất (Phan Minh Sang, Lưu Minh Cảnh, 2006 trích dẫn) do đó việc tăng cường
diện tích rừng để giảm thiểu biến đổi khí hậu là việc làm quan trọng mà việc đánh giá khả
năng tích tụ cacbon của rừng để làm cơ sở cho việc chi trả dịch vụ môi trường một cách
hợp lý sẽ thúc đẩy chúng ta bảo vệ rừng tốt hơn.
1


Cây Thông ba lá đã mọc thành rừng từ xa xưa, gỗ Thông ba lá đã được đồng bào
các dân tộc thiểu số bản địa dùng làm nhà ở và sử dụng các sản phẩm của nó trước khi
người Pháp khảo sát vùng cao nguyên, các tư liệu cho biết nơi này có rừng Thông đại
ngàn từ lâu cùng với các cây rừng, hoa, cỏ mọc xanh tươi. Rừng Thông ba lá không
những có giá trị kinh tế mà còn có giá trị về môi trường thông qua khả năng tích tụ
cacbon. Do đó vấn đề đặt ra là làm sao xác định lượng tích tụ cacbon nhanh, hiệu quả,
chính xác để xác định phí chi trả dịch vụ môi trường, đồng thời gắn dịch vụ môi trường
với vấn đề quản lý phát triển tài nguyên rừng.
Với những lý do trên và để góp phần vào nghiên cứu cacbon chúng tôi thực hiện
đề tài nghiên cứu “Ứng dụng ảnh có độ phân giải cao Quickbird để tính lượng cacbon
tích tụ cho rừng Thông ba lá (Pinus kesiya Royle ex Gordon) tự nhiên ở huyện Lạc
Dương, tỉnh Lâm Đồng”.
1.2 Mục tiêu
- Tính toán khả năng tích tụ cacbon của rừng tự nhiên Thông ba lá.
- So sánh khác biệt giữa các phương pháp tính toán lượng cacbon tích tụ.
- Lượng giá dựa vào khả năng tích tụ cacbon của rừng Thông ba lá.
1.3 Giới hạn đề tài
Vì thời gian có hạn nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu tính lượng cacbon tích tụ

của rừng Thông ba lá tự nhiên trên mặt đất và phạm vi hẹp.

2


Chương 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Nghiên cứu về sinh khối
Tổng sinh khối là tổng khối lượng tươi hoặc khô của toàn bộ thực vật sống, hoặc
chất hữu cơ thưc vật trên một diện tích (Nguyễn Ngọc Lung, Đào Công Khanh, 1999 trích
dẫn).
Việc nghiên cứu sinh khối rừng có ý nghĩa quan trong trọng việc quản lý và sử dụng
rừng một cách bền vững. Có nhiều phương pháp để dự báo sinh khối thông qua các mối
quan hệ giữa sinh khối cây với các nhân tố dễ điều tra đo đếm như đường kính ngang
ngực, đường kính tán, chiều cao cây giúp cho việc dự đoán nhanh sinh khối và tiết kiệm
chi phí. Đặc biệt, ngày nay việc nghiên cứu sinh khối là cơ sở cho việc xác định lượng
CO2 hấp thụ trên cây rừng làm cơ sở cho việc tính toán chi trả dịch vụ môi trường.
2.1.1 Một số nghiên cứu về sinh khối trên thế giới
Ngày nay, khi khoa học cộng nghệ ngày càng phát triển thì ảnh viễn thám được
nhiều nhà khoa học sử dụng để đánh giá sinh khối, năng suất hệ sinh thái trên mặt đất.
Trong đó việc nghiên cứu hệ sinh thái rừng mang lại kết quả khả quan nhất. Năm 1956,
Roy. P. S, Saxena. K. G, Kamat. D. S có công trình “ Đánh giá sinh khối thông qua ảnh
viễn thám”. Tác giả đã tổng quát được về vấn đề sinh khối và việc đánh giá sinh khối
bằng ảnh vệ tinh của Ấn Độ (Trương Văn Vinh, 2006 trích dẫn).
Theo Art và Marks (1971) một hecta rừng rụng ôn đới có sinh khối khoảng 422
tấn, rừng nhiệt đới là 415 tấn, rừng ôn đới thường xanh là 575 tấn, tổng sinh khối rừng lá
kim thuộc vùng ôn đới Nhật Bản là 600 tấn/ha (Nguyễn Văn Thêm, 2001 trích dẫn).
Waring và Franklin (1979) nghiên cứu một số rừng gỗ đỏ với tuổi khoảng 1.000
năm ở phía Bắc California có sinh khối đạt 3.461 tấn/ha, dự trữ khoảng 1,38.1010 kcal/ha,
tương đương 2.000 tấn than đá (Nguyễn Văn Thêm, 2001 trích dẫn).


3


2.1.2 Một số nghiên cứu về sinh khối ở Việt Nam
Võ Đại Hải (2007) đã nghiên cứu khả năng hấp thụ và giá trị thương mại cacbon
của một số dạng rừng Keo lai trồng. Tác giả tiến hành lập 54 ô tiêu chuẩn có diện tích
1.000 m2 cho 4 cấp đất rừng Keo lai trồng thuần loài tại Bắc, Bắc Trung Bộ, Đông Nam
Bộ (cấp đất I: 12 ô tiêu chuẩn; cấp đất II: 13 ô tiêu chuẩn; cấp đất III: 15 ô tiêu chuẩn; cấp
đất IV: 14 ô tiêu chuẩn), tiến hành đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng D1,3, Hvn, A từ đó tính
toán và chọn ra cây tiêu chuẩn, xác định sinh khối tươi theo các bộ phận lá, cành, thân,
rễ…
Kết quả cho thấy, sinh khối cây các thể Keo lai có sự biến đổi rất lớn theo cấp đất
và các giai đoạn tuổi khác nhau. Cấu trúc sinh khối tươi cây cá thể tập trung chủ yếu vào
sinh khối thân 49,8%, lá 16,5% và cành 14,6%. Giữa sinh khối khô và sinh khối tươi có
mối quan hệ chặt chẽ với nhau và được mô phỏng bởi các hàm y = a * xb, hay hàm y = a *
bx với các hệ số tương quan cao, sai tiêu chuẩn thấp và đơn giản, dễ áp dụng. Có thể dùng
để tính toán nhanh dự báo sinh khối keo lai dựa vào các nhân tố điều tra như D1,3, Hvn,…
Nguyễn Ngọc Trí (1986) nghiên cứu sinh khối rừng Đước trưởng thành tại Cà
Mau, tác giả đã tính được sinh khối của rừng là 246,6 tấn/ha, trong đó thân cây - 158,0
tấn/ha (chiếm 64,1%), cành nhánh – 4,0 tấn/ha (1,6%), lá – 9,3 tấn/ha (3,8%), vỏ thân cây
– 9,0 tấn/ha (3,6%), rễ dưới mặt đất – 19,7 tấn/ha (8,0%), sinh khối chồi búp, hoa và quả
là 12,4 tấn/ha (5,0%) (Nguyễn Văn Thêm, 2001 trích dẫn).
Nguyễn Thị Hà (2007) đã nghiên cứu sinh khối trên rừng Keo lai trồng tại quận 9,
tác giả đã xác định sinh khối cây các thể; sinh khối tươi các bộ phận cây cá thể như sau:
Sinh khối gỗ thân chiếm 79,6%, sinh khối cành tươi chiếm 12,2%, sinh khối lá tươi là
8,2%. Sinh khối khô cây cá thể: Sinh khối thân khô chiếm 78,64%, sinh khối cành khô
chiếm 15,85%, sinh khối lá khô chiếm 5,51%. Tổng sinh khối khô của quần thể đạt trung
bình 55,99 tấn/ha. Sinh khối thân là 43,45 tấn/ha, sinh khối cành 8,45 tấn/ha, sinh khối lá
là 4,09 tấn/ha.

Viên Ngọc Nam (1998) đã nghiên cứu sinh khối và năng suất sơ cấp rừng Đước
(R. apiculata) trồng ở Cần Giờ. Tác giả đã rút ra kết luận sinh khối rừng Đước từ 16,90 –
143,71 tấn/ha, lượng tăng sinh khối từ 5,93 – 12,44 tấn/ha/năm. Trong đó, rừng ở tuổi 4
4


có lượng tăng sinh khối thấp nhất và ở tuổi 12 là cao nhất, lượng tăng đường kính là 0,46
– 0,81 cm/năm tuổi 16 thì tăng trưởng đường kính lớn nhất, năng suất lượng rơi từ 3,67 –
10,45 tấn/ha/năm, lượng lá rơi chiếm tỷ lệ cao nhất; năng suất sơ cấp thuần là 9,60 -19,04
tấn/ha/năm, ở tuổi 8 có năng suất sơ cấp thuần cao nhất tiếp theo là tuổi 12, mức độ phân
hủy của lá là 90,39 – 96,48% sau một năm, trữ lượng thảm mục tích lũy trên sàn rừng là
3,4 – 12,46 tấn/ha, xác thực vật để lại sau các lần tỉa thưa là 6,57 – 12,12 tấn/ha, thành
phần dinh dưỡng trả lại cho đất thông qua lượng rơi là 61,47 – 202,41 kg/ha/năm và chỉ
số bề mặt lá là 0,66 – 1,47 (Võ Thị Bích Liễu, 2007 trích dẫn).
Nguyễn Ngọc Lung và ctv (1999) đã nghiên cứu sinh khối rừng Thông ba lá, tác
giả đã xây dựng được phương trình dự báo sinh khối khô của từng bộ phận cây, và từng
cá thể cây Thông ba lá dựa theo các chỉ số D1,3, Hvn . Đối với bộ phân cây sinh khối khô
được tính theo công thức: Wi = b0 + b1*D1,3 + b2*Hvn + b3* D21,3*Hvn (với b0, b1, b2, b3 là
những tham số được xác định).
2.2 Tích tụ cacbon
2.2.1 Một số phương pháp điều tra tích tụ cacbon trong lâm nghiệp
Có nhiều phương pháp để điều tra tích tụ cacbon trong lâm nghiệp, các phương
pháp xác định sinh khối và tích tụ cacbon trên mặt đất được Phan Minh Sang, Lưu Minh
Cảnh (2006) trích dẫn như sau:
(1) Phương pháp dựa trên mật độ sinh khối của rừng
Theo phương pháp này, tổng lượng sinh khối trên bề mặt đất có thể được tính bằng
cách nhân diện tích của một lâm phần với mật độ sinh khối tương ứng (thông thường là
trọng lượng của sinh khối trên mặt đất/ha, cacbon thường được tính từ sinh khối bằng
cách nhân với một hệ số chuyển đổi là cố định 0,5. Vì vậy việc chọn hệ số chuyển đổi có
vai trò quan trọng cho tính chính xác của phương pháp này. Do sai số của phương pháp

này tương đối lớn nên nó thường dùng để ước lượng trong điều tra sinh khối nhanh trên
phạm vi quốc gia.
(2) Phương pháp dựa trên điều tra rừng thông thường
Để điều tra sinh khối và tích tụ cacbon của rừng, phương pháp đo đếm trực tiếp
truyền thống trên số lượng ô tiêu chuẩn đủ lớn của các đối tượng rừng khác nhau cho kết
5


quả đáng tin cậy. Tuy nhiên phương pháp này khá tốn kém. Ngoài ra, khi tiến hành điều
tra các cây không có giá trị thương mại hoặc cây nhỏ thường không được đo đếm.
(3) Phương pháp dựa trên điều tra thể tích
Phương pháp dựa trên điều tra thể tích là sử dụng hệ số chuyển đổi để tính tổng
sinh khối trên mặt đất từ sinh khối thân cây. Đặc điểm cơ bản của phương pháp này gồm
3 bước :
Tính thể tích gỗ thân cây từ các số liệu điều tra.
Chuyển đổi từ thể tích gỗ thân cây sang sinh khối và cacbon của cây bằng cách
nhân với tỷ trọng gỗ và hàm lượng cacbon trong gỗ.
Tính tổng số sinh khối trên mặt đất bằng cách nhân với hệ số chuyển đổi sinh khối
(tỷ lệ giữ tổng sinh khối /sinh khối thân).
Phương pháp sử dụng hệ số chuyển đổi sinh khối – cacbon đã được sử dụng để
tính sinh khối và cacbon cho nhiều loại rừng trên thế giới trong đó có rừng tự nhiên nhiệt
đới.
(4) Phương pháp dựa trên các nhân tố điều tra lâm phần
Các nhân tố điều tra lâm phần như sinh khối, tổng tiết diện ngang, mật độ, tuổi,
chiều cao tầng trội, và thậm chí các các yếu tố khí hậu và đất đai có mối liên hệ với nhau
và được mô phỏng bằng các phương trình quan hệ. Các phương trình này được sử dụng
xác định sinh khối và tích tụ cacbon cho lâm phần.
Theo phương pháp này sinh khối lâm phần được xác định từ phương trình đường
thẳng để dự đoán sinh khối từ các phép đo đếm cây cá lẻ đơn giản:
Y = b0 +bi Xi

Từ đó suy ra sinh khối lâm phần được tính

∑ Y = Nb

0

+ bi ∑ X i

Trong đó: Y là sinh khối, Xi có thể có được từ phép đo đơn giản (vd: tổng tiết diện
ngang), N là số cây trong lâm phần; b0,bi là hệ số tự do.
Khi các phương trình tương quan phi tuyến tính cho các biến lâm phần được sử
dụng không cần sử dụng phương trình đơn giản trên để tính sinh khối rừng. Hạn chế
chính của phương pháp này là yêu cầu phải thu thập một số lượng nhất định số liệu các
nhân tố điều tra của lâm phần có thể xây dựng được phương trình. Tổng tiết diện ngang,
6


mật độ là những nhân tố dễ điều tra đo đếm, đảm bảo độ chính xác, tuổi rừng cũng có thể
xác định ở những lâm phần được quản lý tốt hoặc có thể ước lượng ở chiều cao tầng trội.
Tuy nhiên những giá trị này thông thường không được chỉ ra ở các nghiên cứu sinh khối.
(5) Phương pháp dựa trên số liệu cây cá lẻ
Hầu hết các nghiên cứu từ trước cho đến nay về sinh khối và hấp thụ cacbon là dựa
trên nghiên cứu cây cá lẻ, trong đó có hàm lượng cacbon trong các bộ phận của cây. Theo
phương pháp này sinh khối cây cá lẻ được xác định từ mối quan hệ của nó với các nhân tố
điều tra khác của cây cá lẻ như chiều cao, đường kính ngang ngực, tiết diện ngang, thể
tích hoặc tổ hợp của các nhân tố này….của cây
Y (sinh khối, hấp thụ cacbon) = f (nhân tố điều tra cây cá lẻ).
(6) Phương pháp dựa trên vật liệu khai thác
Lượng cacbon mất đi từ rừng từ khai thác kinh tế được tính bằng công thức:
C =H.E.D

Trong đó H là thể tích gỗ tròn khai thác được, D là tỷ trọng gỗ và E là hệ số chuyển
đổi từ tổng sinh khối khai thác từ rừng. Từ đó tính được sinh khối, lượng cacbon và động
thái quá trình này đặc biệt sau khai thác.
Phương pháp này thường được sử dụng để ước lượng cacbon bị mất do khai thác
gỗ thương mại. Vì thế nó giúp cho việc tính tổng cacbon của rừng và động thái của biến
đổi cacbon trong rừng.
(7) Phương pháp dựa trên mô hình sinh trưởng
Sinh khối và hấp thụ cacbon có thể được xác định bằng mô hình sinh trưởng. Trên
thế giới đã có rất nhiều mô hình sinh trưởng đã được phát triển và không thể tìm được
phương pháp cụ thể của mỗi mô hình. Vì vậy cần xác định được những điểm chung để
phân loại mô hình. Có thể phân loại mô hình thành các dạng chính sau đây:
1. Mô hình thực nghiệm /thống kê dựa trên những đo đếm sinh trưởng và các điều kiện
tự nhiên của thời điểm đo đếm mà không xét đến các quá trình sinh học.
2. Mô hình động thái/ mô hình sinh lý học mô tả đầy đủ các cơ chế hóa sinh,lý sinh
trong hệ sinh thái và sinh vật.

7


3. Mô hình hỗn hợp kết hợp phương pháp xây dựng hai loại mô hình trên để xây dựng
mô hình hỗn hợp.
(8) Phương pháp dựa trên công nghệ viễn thám và hệ thống thông tin địa lý (GIS)
Phương pháp này sử dụng các công nghệ viễn thám và GIS với các công cụ như
ảnh hàng không, ảnh vệ tinh, laze, rada, hệ thống định vị toàn cầu … để đo đếm cacbon
trong hệ sinh thái và biến đổi của chúng.
2.2.2 Một số nghiên cứu tích tụ cacbon trong lâm nghiệp
Một nghiên cứu của Joyotee Smith và Sara Scherr. J (2002) đã định lượng được
lượng cacbon lưu giữ trong các kiểu rừng nhiệt đới và trong các loại hình sử dụng đất ở
Brazil, Indonesia và Cameroon, bao gồm trong sinh khối thực vật và dưới mặt đất từ 0 –
20 cm. Kết quả nghiên cứu cho thấy lượng cacbon lưu trữ trong thực vật giảm dần từ kiểu

rừng nguyên sinh đến rừng phực hồi sau nương rẫy và giảm mạnh đối với các loại đất
nông nghiệp. Trong khi đó phần dưới mặt đất lượng cacbon ít biến động hơn, nhưng cũng
có xu hướng giảm dần từ rừng tự nhiên đến đất không có rừng (Phạm Tuấn Anh, 2006
trích dẫn).
OO và ctv (2005) đã nghiên cứu sinh khối để đánh giá lượng cacbon tích tụ trong
sinh khối của rừng trồng 2 loài cây Bạch đàn (Eucalyptus camaldulensis) và Keo (Acacia
catechu), quần thể cây bụi và thảm cỏ ở một vùng có khí hậu khô hạn ở, thành phố
Nyaung U town, Myanmar. Kết quả cho thấy khả năng tích tụ cacbon trong sinh khối của
rừng, cây bụi và thảm cỏ ở vùng khô hạn thấp hơn nhiều so với khí hậu vùng mát (
Nguyễn Thị Hà, 2007 trích dẫn).
Nguyễn Viết Khoa và Võ Đại Hải (2007) nghiên cứu nhằm xác định khả năng tích
tụ cacbon và xây dựng mối quan hệ giữa cacbon tích tụ với các nhân tố điều tra lâm phần,
giữa lượng cacbon tích tụ trên mặt đất và dưới mặt đất, giữa lượng cacbon tích tụ với sinh
khối khô và tươi tại một số tỉnh phía Bắc. Kết quả nghiên cứu cho thấy lượng cacbon tích
tụ trong Keo lai là rất lớn từ 49,9 – 113.8 tấn/ha trong đó cacbon tích tụ trong đất chiếm
67.9% và cacbon tầng cây gỗ chiếm 27,5%, cacbon trong vật rơi rụng chiếm 3,1%, trong
cây bụi thảm tươi là 1,5% . Lượng cacbon tích tụ trong từng cấp đất và cấp tuổi khác nhau
là khác nhau. Thông thường ở cấp đất tốt hơn, tuổi cao hơn, mật độ rừng lớn hơn thì
8


lượng cacbon tích tụ sẽ lớn hơn. Từ các phương trình tương quan đã xây dựng tác giả cho
thấy mối quan hệ rất chặt của lượng cacbon tích lũy trong toàn lâm phần, trong cá thể Keo
lai với các nhân tố điều tra lâm phần, giữa lượng cacbon tích tụ và sinh khối tươi, sinh
khối khô cá thể Keo lai, cây bụi thảm tươi, vật rơi rụng.
Nguyễn Thị Hà (2007) nghiên cứu sinh khối làm cơ sở xác định khả năng hấp thụ
CO2 của rừng Keo lai trồng tại quận 9. Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng hấp thụ
CO2 của cây trung bình có đường kính khoảng 11,76 cm thì tích lũy được 31,85 kg C, hấp
thụ được 116,9 kg CO2/cây. Khả năng hấp thụ CO2 của rừng Keo lai tuổi 7 đạt 129,94
tấn/ha, rừng tuổi 5 đạt khoảng 93,83 tấn/ha và rừng tuổi 3 đạt 43,5 tấn/ha. Ở rừng Keo lai

tuổi 7 hấp thụ trung bình hằng năm là 18,56 tấn CO2/ha/năm, rừng 5 tuổi là 18,77 tấn
CO2/ha/năm, rừng keo lai 3 tuổi 14,5 tấn CO2/ha/năm.
2.3. Một số vấn đề liên quan đến ảnh Quickbird
2.3.1 Lịch sử hình thành và phát triển của ảnh hàng không và viễn thám
Ảnh hàng không và viễn thám được ra đời cách đây khá lâu, Giang Văn Thắng
(2006) đã tóm lược lại thành các giai đoạn như sau:
Nguồn gốc của kỹ thuật chụp ảnh bắt đầu vào năm 1839 do Luis Daguerre (Pari)
phát minh ra việc in ảnh dương bản dùng cho việc chụp chân dung. Phương pháp của
Daguerre sử dụng các tấm phim bằng kim loại được phủ một lớp iod bạc nhạy cảm với
ánh sáng.
Một vài năm sau, trên cơ sở phương pháp của Daguerre, một người Anh mang tên
William Fox – Talbot đưa ra phương pháp in ảnh từ âm sang dương bản và nguyên tắc
này cho đến nay vẫn được sử dụng.
Cùng với sự phát triển của phương pháp chụp, rất nhiều cải tiến về máy chụp, các
loại phim .v.v. ra đời
Đặc biệt người ta đã tiến môt bước dài trong việc ứng dụng kỹ thuật chụp hình
bằng các phương tiện bay trên không. Những bức ảnh đầu tiên trên thế giới do một kỹ sư
người Pháp Lausedat thực hiện bằng kinh khí cầu vào năm 1850 và bằng máy bay được

9


thực hiện bởi anh em nhà Wright (Mỹ) vào năm 1903 đã mở ra một trang mới trong lịch
sử phát triển kỹ thuật hàng không và viễn thám.
Từ khi ra đời cho đến nay kỹ thuật ảnh hàng không và viễn thám chia làm 3 giai
đoạn chủ yếu như sau:
- Giai đoạn thứ nhất từ khi có chuyến bay lịch sử của anh em Wright cho đến đầu
chiến tranh thế giới thứ nhất. Các kỹ thuật chụp bằng máy bay và kỹ đo đạc bằng lãnh thổ
trên ảnh được đưa vào sử dụng ở việc nghiên cứu địa chất Mỹ để lập bản đồ địa hình ở
Alaska, cùng thời gian này ở Đức ứng dụng ảnh hàng không trong lâm nghiệp.

- Giai đoạn hai từ cuối thế chiến thứ nhất đến cuối thế chiến thứ hai, kỹ thuật chụp,
giải đoán và đo đạc trên ảnh hàng không trở thành ý nghĩa vô cùng quan trọng trong các
hoạt động quân sự.
Đã có những ghi nhận về sự thành công của việc ứng dụng ảnh hàng không trong
dân sự của một số nước như: Xây dựng bản đồ thực vật rừng từ ảnh hàng không ở vùng
Maurice, Canada (1921), bản đồ thực vật rừng ở nước Anh (1924) và đặc biệt mạnh ở
nước Mỹ. Vào những năm 20, rất nhiều loại ảnh bản đồ phục vụ mục đích khác nhau
được xây dựng từ ảnh hàng không, đồng thời rất nhiều hãng thám không tư nhân được
thành lập, trong đó có một số vẫn còn tồn tại cho đến nay
Cũng ở Mỹ, vào những năm 30, người đã sử dụng ảnh hàng không để lập bản đồ
toàn bộ các bang của Hợp chủng quốc. Trong thời gian này, cơ quan dịch vụ lâm nghiệp
rừng ở Mỹ đã sử dụng tài liệu ảnh hàng không để lập bản đồ hiện trạng (các kiểu rừng)
trên toàn bộ diện tích rừng của Mỹ, đồng thời tiến hành thí nghiệm các phương pháp đo
tán, chiều cao cây và điều tra trữ lượng rừng trên ảnh. Tuy nhiên giai đoạn này vẫn chưa
xây dựng hoàn chỉnh hệ thống lý luận cũng như phương pháp giải đoán và đo đạc trên
ảnh.
- Giai đoạn ba từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, việc nghiên cứu ứng dụng
ảnh hàng không và viễn thám phát triển rộng rãi ở nhiều nước với xu hướng ngày càng
phong phú, chính xác với hai hệ thống viễn thám cơ bản là Interkosmos và Landsat cùng
các phương pháp chụp bằng ảnh bay. Hệ thống Interkosmos sử dụng các thông tin thu
thập theo phương pháp chụp ảnh và phổ chụp ảnh từ các tàu vũ trụ, vệ tinh nhân tạo và
10


trạm quỹ đạo. Các dạng ảnh phổ biến là Kate – 140, ảnh đa phổ MKF – 6. Hệ thống
Landsat do cơ quan nghiên cứu vũ trụ Nasa của Mỹ thực hiện qua hệ thống vệ tinh
Landsat thuộc các thế hệ I, II, III, TM.
Ngoài hai hệ thống chính nêu trên là các hệ thống vệ tinh, các trạm thu và xử lý
thông tin từ ảnh hàng không và viễn thám như ở Pháp, Đức, Trung Quốc và Ấn Độ .v.v.
Ở Việt Nam, phương pháp điều tra rừng trên ảnh hàng không bước đầu được sử

dụng vào năm 1958 bằng ảnh đen trắng tỷ lệ 1/30.000 phục vụ điều tra rừng gỗ trụ mỏ ở
Đông Bắc Việt Nam. Vào những năm 1970 đến 1975 ảnh hàng không được sử dụng các
bản đồ giải, bản đồ hiện trạng, bản đồ bố trí mạng lưới vận xuất, vận chuyển gỗ ở miền
Bắc. Sau 1975, kỹ thuật ảnh hàng không được sử dụng phổ biến trong điều tra rừng trên
phạm vi cả nước, đặc biệt cho công tác kiểm kê rừng và điều chế rừng toàn quốc. Ảnh vệ
tinh Landsat thế hệ I, II được đưa vào thử nghiệm năm 1976 và đến năm 1979 đã xây
dựng bản đồ hiện trạng lần đầu tiên trên toàn quốc với tỷ lệ 1/1.000.000 từ ảnh.
Từ năm 1981 đã sử dụng ảnh máy bay đa phổ MKF – 6, các thế hệ ảnh Landsat III,
Landsat TM, Kate – 140 .v.v. để nghiên cứu diễn biến tài nguyên rừng.
Vệ tinh Quickbirb được đưa vào sử dụng năm 2001, ảnh vệ tinh này có thể dùng để
theo dõi chất lượng nước, dịch hại cây trồng, cháy rừng, tình hình tài nguyên rừng, quy
hoạch đô thị.
2.3. 2 Giới thiệu một số loại ảnh vệ tinh
2.3.2.1 Các loại ảnh vệ tinh
Vệ tinh Lansat – TM: Đây là vệ tinh của Mỹ có độ phân giải 25 m x 25 m, có 7
băng thu nhận thông tin trong đó băng 2, 3, 4 sử dụng để phát hiện thực vật, băng 1 để lập
bản đồ đo độ sâu biển, băng 5 và 7 là các băng gần hồng ngoại, băng 6 để cung cấp dữ
liệu quang phổ, Lansat 7 có độ phân giải 15 m có tính năng giám sát đánh giá và lập bản
đồ cho khu vực rộng lớn.
Vệ tinh Spot: Cho hình ảnh tương đối đẹp có độ phân giải 20 m cho ảnh đa phổ và
10 m cho ảnh toàn sắc. Spot 5 có độ phân giải cao 2,5 m hay 5 m cho ảnh toàn sắc và 10
m cho ảnh đa phổ
11


Vệ tinh Quickbird được đưa vào sử dụng năm 2001. Hiện nay, Quickbird là vệ tinh
duy nhất cung cấp tư liệu ảnh có độ phân giải dưới một mét, đi đầu về độ chính xác trong
định vị, có thiết bị lưu trữ dung lượng lớn và khả năng quan sát cho một vùng có diện tích
lớn từ gấp 2 đến 10 lần so với các vệ tinh cùng thế hệ. Bước sóng của các băng ảnh
Quickbirb được trình bày ở bảng 2.1


Bảng 2.1: Bước sóng của các băng ảnh Quickbird
Ảnh

Đen trắng
725 nm

Pan

Xanh dương Xanh lá cây

Đỏ

NIR

479,5 nm

546,5 nm

654 nm

814,5 nm

xx

xx

xx

xx


xx

xx

xx

xx

xx

xx

xx

xx

xx

xx

xx

xx

xx

xx

xx


xx

MS
Pan và MS
Natural color (
3 bands)
Color infraned
(3 bands)
Pan-sharpened (
(4 bands)

xx

xx

xx

Vệ tinh Quickbird cho các loại ảnh: ảnh toàn sắc (Pan), ảnh đa phổ (MS), kết hợp
đa phổ và toàn sắc (Pan và MS), ảnh màu tự nhiên (natural color), ảnh hồng ngoại (color
infraned) và Pan-sharpened
 Ảnh toàn sắc (trắng đen) có độ phân giải từ 0,61 – 0,72 m và thu thập trong 11
bit được định dạng 2.048 cấp độ xám chứa trong 16 bit hoặc định dạng 256 cấp độ xám
chứa trong 8 bit, có độ phân giải 0,61 m tại điểm thấp nhất và 0,72 m tại điểm có góc
nghiêng 250 so với điểm thấp nhất. Ảnh toàn sắc thu nhận thông tin tại vùng nhìn thấy và
ở gần vùng hồng ngoại. Có 1 băng với độ rộng 450 – 900 nm. Ảnh toàn sắc được sử dụng
để phân tích cho các ứng dụng GIS và bản đồ
12



 Ảnh đa phổ có độ phân giải 2,44 – 2,88 m, có 4 băng riêng lẻ và cũng chứa trong
11 bit, 4 băng có các bước sóng khác nhau:
- 450 – 520 nm là dãy màu xanh chàm
- 520 – 600 nm là dãy màu xanh lục
- 630 – 690 nm là dãy màu đỏ
- 760 – 900 nm là dãy gần hồng ngoại (NIR)
Một số ảnh được chụp bởi vệ tinh Quickbird:

Hình 2.1: Ảnh toàn sắc

Hình 2.2: Ảnh đa phổ

Hình 2.3: Ảnh màu 3 băng
Hình 2.4: Ảnh pan-sharpened 4 băng
(Nguồn Digital Globe, 2008)
Ikonos là vệ tinh đầu tiên cho hình ảnh có độ phân giải cao. Vệ tinh Ikonos cho
ảnh toàn sắc (Pan), ảnh đa phổ (MS) và ảnh PS. Có độ phân giải 1 m cho ảnh toàn sắc và

13


ảnh Pan sharpened, 4 m cho ảnh đa phổ. Ảnh Ikonos được bán ra thị trương từ ngày 1 – 1
– 2000.
2. 3. 2.2 Độ phân giải không gian của một số sensors hiện nay
Bảng 2.2: Độ phân giải một số vệ tinh hiện nay
Sensor

Độ phân giải (m)

Tỉ lệ bản đồ phù hợp


Quick Bird

PAN: 0,6 m

1/ 5.000 và nhỏ hơn

XS: 2,4 m

1/ 10.000 và nhỏ hơn

PAN: 1,0 m

1/ 5.000 và nhỏ hơn

XS: 4 m

1/ 25.000 và nhỏ hơn

PAN: 2,5 m

1/ 10.000 và nhỏ hơn

PAN: 5 m

1/ 25.000 và nhỏ hơn

XS: 10 m

1/ 50.000 và nhỏ hơn


PAN: 10 m

1/ 50.000 và nhỏ hơn

XS: 20m

1/ 100.000 và nhỏ hơn

PAN: 15 m

1/ 50.000 và nhỏ hơn

XS: 30 m

1/ 100.000 và nhỏ hơn

XS: 15 m

1/ 50.000 và nhỏ hơn

IKONOS
SPOT 5

SPOT 1,2,3,4
Landsat 7 +ETM
ASTER

2.3.3 Đặc trưng kỹ thuật của ảnh Quickbird
2.3.3.1 Phương pháp quét tạo ảnh số

Quickbird, một vệ tinh được thiết kế để thu thập các bức ảnh có độ phân giải cao
về trái đất, phục vụ các mục đích thương mại, thuộc sở hữu của DigitalGlobe và đưa vào
sử dụng năm 2001. Quickbird là vệ tinh thương mại có độ phân giải cao, và cho hình ảnh
kích thước lớn nhất.
Trong mỗi kênh bộ cảm HRV thu nhận ảnh trên một hàng tế bào quang điện đơn
có giá trị như nhau, nghĩa là các điểm trong một hành ảnh có đặc điểm như nhau (CCD
Linear Array). Sự chuyển động của quỹ đạo vệ tinh cho phép thu nhận được toàn bộ ảnh.

14


Đối với ảnh vệ tinh Quickbird, các phần tử của thanh CCD bộ cảm HRV có độ
phân giải mặt đất 61 cm – 72 cm với kênh toàn sắc và 2,44 m - 2,88 m đối với kênh đa
phổ.
Ảnh Quickbird là ảnh có độ phân giải cao, tỉ lệ mây che phủ khoảng 20% hoặc có
thể ít hơn.
2.3.3.2 Khả năng cung cấp thông tin của ảnh Quickbird
Qua phân tích ảnh vệ tinh Quickbird có độ phân giải 0,6 m cho thấy có thể cung
cấp thông tin ở mức độ sau :
a. Điểm khống chế đo đạc là dạng điểm do đó không được phát hiện.
b. Vùng dân cư
Có thể phân biệt phần lớn các yếu tố nội dung thuộc nhóm này. Không thể phát
hiện được các xóm bản nhỏ xen lẫn với thực phủ, tính chất các đối tượng nhà.
c. Đối tượng kinh tế, văn hoá, xã hội
Phần lớn các đối tượng có diện tích lớn như: Sân bay, bến cảng, kho xăng...đều có
thể phát hiện được trên ảnh. Khó phát hiện được trên ảnh các loại đường dây điện thông
tin, ống dẫn nước nổi, ngầm.
d. Đường giao thông và đối tượng liên quan
Phần lớn có thể phát hiện được trên ảnh các yếu tố thuộc nhóm lớp này. Các yếu tố
định tính của cầu, cống đường ô tô, đường đắp cao, sẻ sâu, chỗ neo đậu tàu...không xác

định được.
e. Thuỷ hệ và các đối tượng liên quan
Trên ảnh xác định dễ dàng các yếu tố thuỷ hệ. Các đối tượng khác như bờ dốc, bờ
cạp, giếng nước,... khó phát hiện được.
g. Dáng đất và chất đất

15


×