Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA HAI TRẠNG THÁI RỪNG IIB, IIIA1 VÀ BƯỚC ĐẦU ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHỤC HỒI RỪNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA LÒ GÒ XA MÁT TỈNH TÂY NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.85 MB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA HAI TRẠNG THÁI
RỪNG IIB, IIIA1 VÀ BƯỚC ĐẦU ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI
PHÁP PHỤC HỒI RỪNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA
LÒ GÒ - XA MÁT - TỈNH TÂY NINH

Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ THU
Ngành: LÂM NGHIỆP
Niên khóa: 2005-2009

Tháng 06/2009

i


NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA HAI TRẠNG THÁI RỪNG
IIB, IIIA1 LÀM CƠ SỞ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP
PHỤC HỒI RỪNG TẠI VƯỜN QUỐC GIA
LÒ GÒ - XA MÁT - TỈNH TÂY NINH

Tác giả

NGUYỄN THỊ THU

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư Lâm Nghiệp,
chuyên ngành Lâm nghiệp


Giáo viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Bình

Tháng 06/2009


LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành theo chương trình đào tạo kỹ sư chuyên ngành
lâm nghiệp. Tôi xin được tỏ lòng biết ơn đến:
- Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
- Quý thầy, quý cô Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Khoa
Lâm nghiệp và Bộ môn Lâm sinh đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian học tập tại trường.
- Thạc sĩ Nguyễn Thị Bình là Giảng viên trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá
trình thực hiện và hoàn thành luận văn này.
- Ban Quản lý Vườn Quốc Gia Lò Gò - Xa Mát tỉnh Tây Ninh, đặc biệt là các
anh và các chú ở tiểu khu 23 đã tạo điều kiện thuận lợi cũng như giúp đỡ tôi trong suốt
thời gian thực tập tại địa phương và thực hiện luận văn này.
- Cô giáo chủ nhiệm, bạn hữu và tập thể lớp Lâm nghiệp 31 đã giúp đỡ tôi hoàn
thành luận văn này.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2009
Nguyễn Thị Thu

ii


TÓM TẮT
Đề tài: “ Nghiên cứu các đặc điểm lâm học của hai trạng thái rừng IIB, IIIA1 làm
cơ sở đề xuất một số giải pháp phục hồi rừng tại Vườn Quốc Gia Lò Gò - Xa Mát tỉnh
Tây Ninh” được tiến hành trong thời gian từ tháng 4/2009 đến tháng 6/2009.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài :

Nghiên cứu các đặc điểm lâm học của hai trạng thái rừng IIB và IIIA1 từ đó làm
cơ sở đề xuất một số giải pháp phục hồi rừng tại Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát tỉnh
Tây Ninh.
Để thực hiện được những mục tiêu trên của đề tài, chúng tôi tiến hành lập ô tiêu
chuẩn tạm thời 1000 m2, mỗi trạng thái 3 ô tiêu chuẩn. Trong các ô tiêu chuẩn tạm thời
đo đếm các chỉ tiêu: Đường kính (D1,3), chiều cao (Hvn), số cây (N cây/ha).
Cây tái sinh được đo đếm trong các ô dạng bảng (OBD) với kích thước là
2 x 2 m (4 m2). Trên mỗi ô tiêu chuẩn 1000 m2 đại diện cho các trạng thái rừng, tiến
hành phân chia thành các ô thứ cấp 100 m2 (10 x 10 m). Mỗi một ô thứ cấp chia 5 ô
dạng bản (2 x 2 m).
Từ đó đề tài đã thu được một số kết quả sau đây:
Xác định thành phần thực vật của hai trạng thái rừng IIB, IIIA1 ở Vườn quốc gia
Lò Gò - Xa Mát tỉnh Tây Ninh
Kết cấu đường kính (N/D) và chiều cao (N/H) của 2 trạng thái rừng IIIA1 và IIB.
Đặc điểm tái sinh tự nhiên dưới tán của các trạng thái rừng tại khu vực khảo
sát.
Đề xuất một số giải pháp nuôi dưỡng, phục hồi và bảo vệ rừng tại khu vực
nghiên cứu.

iii


MỤC LỤC
Trang
TÊN ĐỀ TÀI

i

CẢM TẠ


ii

TÓM TẮT

iii

MỤC LỤC

iv

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

vi

DANH SÁCH BẢNG

vii

DANH SÁCH HÌNH

viii

DANH SÁCH BIỂU ĐỒ

ix

Chương 1: PHẦN MỞ ĐẦU

1


1.1 Đặt vấn đề

1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

2

Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

2.1 Điều kiện tự nhiên

3

2.1.1 Vị trí địa lý

3

2.1.2 Địa chất

4

2.1.3 Địa hình, địa mạo

5

2.1.4 Thổ nhưỡng


6

2.1.5 Khí hậu

6

2.1.6 Thủy văn

7

2.2 Các kiểu thảm thực vật chính tại VQG LGXM

8

2.3 Lịch sử hình thành VQG LGXM

10

Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

12

3.1 Nội dung nghiên cứu

12

3.2 Phương pháp nghiên cứu

12


3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

12

3.2.2 Phương pháp xử lý số liệu

16

iv


Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

19

4.1 Đặc trưng tổ thành thực vật của hai trạng thái rừng IIIA1 và IIB tại khu vực nghiên
cứu

19

4.1.1 Thành phần thực vật tham gia tổ thành các trạng thái rừng IIIA1 và IIB

19

4.1.2 Định lượng các nhân tố kết cấu của hai trạng thái rừng IIIA1 và IIB

21

4.1.3 Phân bố số cây theo nhóm gỗ


23

4.1.4 Trắc đồ David-Richards

27

4.2 Kết cấu đường kính và chiều cao của hai trạng thái rừng IIIA1 và IIB

30

4.2.1 Kết cấu về chiều cao

30

4.2.2 Kết cấu về đường kính

32

4.3. Phân bố số cây trên mặt đất rừng

35

4.4 Đặc điểm tái sinh tự nhiên của hai trạng thái rừng IIIA1 và IIB tại KVNC

36

4.4.1 Thành phần thực vật tham gia tái sinh dưới tán rừng IIIA1 và IIB

36


4.4.2 Tái sinh tự nhiên của hai trạng thái rừng IIIA1 và IIB

41

4.4.2.1 Đánh giá tái sinh tụ nhiên rừng IIIA1 và IIB

41

4.4.2.2 Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao

42

4.4.2.3 Phân bố cây tái sinh theo chất lượng

44

4.5 Ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến tái sinh

46

4.5.1 Ảnh hưởng của độ tàn che (DTC) tán rừng tới mật độ cây tái sinh

46

4.5.2 Ảnh hưởng của cây bụi thảm tươi

48

4.5.3 Phân bố cây trên mặt đất rừng


50

4.6 Đề xuất một số biện pháp nuôi dưỡng rừng IIIA1 và IIB

51

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

53

5.1 Kết luận

53

5.2 Kiến nghị

55

TÀI LIỆU THAM KHẢO

56

Phụ lục

57

v


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

VQG LGXM

: Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát

ODB

: Ô dạng bản

OTC

: Ô tiêu chuẩn

KVNC

:Khu vực nghiên cứu

NN & PTNT

: Nông nghiệp và phát triển nông thôn

UBND

: Ủy Ban nhân dân

TN - MT

: Tài nguyên môi trường

ĐBSCL


: Đồng bằng sông Cửu Long

STTNSV

: Sinh thái tài nguyên sinh vật

DTC

: Độ tàn che

DCP

: Độ che phủ

G

: Tổng diện ngang

M

: Trữ lượng rừng

D1,3

: Đường kính thân cây ở vị trí 1,3 m

N – D1,3

: Phân bố số cây theo lớp đường kính D1,3


N–H

: Phân bố số cây theo lớp chiều cao H

Cv

: Hệ số biến động

D 1,3

: Đường kính bình quân

vi


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 4.1. Danh mục thực vật tham gia vào tổ thành trạng thái rừng IIIA1

19

Bảng 4.2. Danh mục thực vật tham gia vào tổ thành trạng thái rừng IIB

20

Bảng 4.3. Định lượng các nhân tố kết cấu của trạng thái rừng IIIA1

22

Bảng 4.4. Định lượng các nhân tố kết cấu của trạng thái rừng IIB


22

Bảng 4.5. Tổng các chỉ tiêu về phân bố loài cây theo nhóm gỗ

23

Bảng 4.6.Phân bố loài cây theo cấp chiều cao trong hai trạng thái rừng

29

Bảng 4.7. Phân bố số cây theo chiều cao của trạng thái rừng IIIA1

30

Bảng 4.8. Phân bố số cây theo chiều cao của trạng thái rừng IIB

32

Bảng 4.9. Phân bố số cây theo cấp đường kính của trạng thái IIIA1

33

Bảng 4.10. Phân bố số cây theo cấp đường kính của trạng thái IIB

34

Bảng 4.11. Phân bố số cây trên mắt đất rừng

35


Bảng 4.12. Thành phần thực vật tham gia tái sinh dưới tán rừng IIIA1.
tại KVNC

37

Bảng 4.13. Thành phần thực vật tham gia tái sinh dưới tán rừng IIB
tại KVNC

38

Bảng 4.14. Tái sinh tự nhiên dưới tán rừng IIIA1 và IIB

41

Bảng 4.15. Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao trạng thái rừng IIIA1

42

Bảng 4.16. Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao trạng thái rừng IIB

43

Bảng 4.17. Phân bố cây tái sinh theo chất lượng trạng thái rừng IIIA1

44

Bảng 4.18. Phân bố cây tái sinh theo chất lượng trạng thái rừng IIB

45


Bảng 4.19. Phân bố cây tái sinh theo cấp độ tàn che trạng thái rừng IIIA1

46

Bảng 4.20. Phân bố cây tái sinh theo cấp độ tàn che trạng thái rừng IIB

47

Bảng 4.21. Phân bố cây tái sinh theo sự phát triển của cây bụi thảm tươi

48

Bảng 4.22. Phân bố cây tái sinh theo cấp che phủ của thảm tươi

49

Bảng 4.23. Phân bố cây tái sinh trên mặt đất rừng

50

vii


DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1: Sơ đồ vị trí VQG LGXM

3

Hình 2.2: bản đồ địa chất VQG LGXM


5

Hình 2.3. Bản đồ hiện trạng rừng của VQG LGXM

9

Hình 3.1 Sơ đồ bố trí trên ô tiêu chuẩn cấp I

14

Hình 4.1 Trạng thái IIB tại khu vực nghiên cứu

25

Hình 4.2 Trạng thái IIIA1 tại khu vực nghiên cứu

25

Hình 4.3 Cây chò chỉ (Parashorea stellata)

26

Hìnhg 4.4 Cây xoay (Dialium cochinchinensis)

26

Hình 4.5 Cây vàng nghệ (Garcinia handburyi)

26


Hình 4.6 Cây bằng lăng (Lagerstroemia calyculata)

26

Hình 4.7 Trắc diện đứng và ngang của trạng thái rừng IIIA1
tại khu vực nghiên cứu

27

Hình 4.8 Trắc diện đứng và ngang của trạng thái rừng IIB
tại khu vực nghiên cứu

28

Hình 4.9 Khu vực cây tái sinh tốt nhất ở rừng IIIA1

38

Hình 4.10 Cây tái sinh ở một góc rừng IIB

38

Hình 4.11 Cây Gõ mật tái sinh (Sindora siamesis var siamesis)

39

Hình 4.12 Cây cù đèn (Endospermum croton thorelli) tái sinh
39

với mật độ cao ở rừng IIB


viii


DANH SÁCH BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Thành phần thực vật tham gia vào tổ thành hai trạng thái rừng

21

Biểu đồ 4.2. Phân bố số cây theo nhóm gỗ

23

Biểu đồ 4.3. Phân bố số cây theo chiều cao (N - H) của trạng thái rừng IIIA1

31

Biểu đồ 4.4 Phân bố số cây theo chiều cao (N - H) của trạng thái rừng IIB

32

Biểu đồ 4.5 Phân bố số cây theo đường kính của trạng thái IIIA1

33

Biểu đồ 4.6 Phân bố số cây theo đường kính của trạng thái IIB

34

Biểu đồ 4.7 Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao trạng thái IIIA1


42

Biểu đồ 4.8 Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao trạng thái IIB

43

Biểu đồ 4.9 Phân bố cây tái sinh theo chất lượng cây tái sinh trạng thái rừng IIIA1

44

Biểu đồ 4.10 Phân bố cây tái sinh theo chất lượng cây tái sinh trạng thái rừng IIB

45

Biểu đồ 4.11 Phân bố cây tái sinh theo cấp độ tàn che tán rừng IIIA1

47

Biểu đồ 4.12 Phân bố cây tái sinh theo cấp độ tàn che tán rừng IIB

48

Biểu đồ 4.13 Phân bố cây tái sinh theo cấp che phủ của thảm tươi

49

ix



Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Việt Nam là một trong các quốc gia có tính đa dạng sinh học cao nhất thế giới,
được công nhận là quốc gia ưu tiên cao cho bảo tồn toàn cầu. Các hệ sinh thái và đa
dạng sinh học đóng vai trò quan trọng phục vụ nhiều nhu cầu trong đời sống của người
dân nghèo, đặc biệt là các cộng đồng ven rừng như thuốc men, lương thực, củi đốt.
Chúng cũng giúp chúng ta tránh được các thiên tai, điều hòa khí hậu… Theo “ báo cáo
diễn biến môi trường Việt Nam 2005 - đa dạng sinh học ” của Bộ Tài Nguyên Môi
trường: Độ che phủ rừng của Việt Nam, gồm cả rừng tự nhiên và rừng trồng, chiếm
hơn 37% tổng diện tích đất đai cả nước. Khoảng 18% trong đó là rừng trồng. Chỉ có
7% diện tích rừng còn lại là rừng nguyên sinh và gần 70% là rừng thứ sinh nghèo. Đất
ngập nước của Việt Nam đa dạng, bao gồm sông suối, ao hồ, đầm lầy, rừng ngập nước
và bãi rong tảo. Có 39 kiểu đất ngập nước đã được thống kê, bao gồm rừng ngập mặn,
các loại rừng giữa vùng triều, các đầm phá nước lợ, thảm cỏ biển, rạn san hô, đều là
các hệ sinh thái giàu có về loài và có năng suất cao. Các hệ sinh thái trên cạn tự nhiên
của Việt Nam bao gồm rừng thường xanh (vùng thấp và vùng núi), rừng nửa thường
xanh, rừng rụng lá, rừng trên núi đá vôi, các đụn cát và bãi cát ven biển. Năm 1943 tỷ
lệ che phủ của rừng là 43,8 %, đến năm 1993 tỷ lệ che phủ giảm xuống còn 29,1%.Mất
rừng dẫn đến sự tuyệt chủng của nhiều loài động thực vật quý hiếm. Sức ép dân số, du
canh du cư phá rừng làm nương rẫy hay diện tích cây công nghiệp ngày càng tăng lên
(cao su, chè, cà phê…) bên cạnh đó là chính sách quản lý bảo vệ rừng lỏng lẻo của
nhà nước trong nhiều năm, và công tác giáo dục tuyên truyền về ý thức bảo vệ rừng
chưa có hiệu quả dẫn đến diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp. Ở Việt Nam sự suy
giảm và tuyệt chủng các loài sinh vật đã và đang diễn ra liên tục, đó là biểu hiện của sự
suy thoái về đa dạng sinh học, bảo vệ đa dạng sinh học là việc làm hết sức quan trọng
của cả nước ta nói chung và của ngành Lâm nghiệp nói riêng. Từ 0,5 đến 2 triệu m3 gỗ
1



bị khai thác trái phép hằng năm từ tất cả các loại rừng, bao gồm cả rừng đặc dụng. Tỉ
lệ khai thác đã vượt mức bền vững khoảng 70%. Theo thống kê chính thức năm 2004,
độ che phủ rừng đã tăng tới 12,3 triệu hecta hoặc 37,3 %. Trong những năm vừa qua
nghành Lâm nghiệp cũng đã có những chuyển biến rất tích cực, từ một nền lâm nghiệp
lấy khai thác làm chính chuyển sang lâm nghiệp phát triển bền vững với việc bảo vệ và
xây dựng vốn rừng làm nhiệm vụ cơ bản, hơn mười năm trở lại đây phát triển bền
vững trở thành một khái niệm vô cùng phổ thông. Từ năm 1992 các chương trình quốc
gia lớn đẩy mạnh trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc, cải thiện công tác quản lý
rừng như 327, 556, 661 đã góp phần làm xoay chuyển tình thế tiêu cực trên, tuy nhiên
độ che phủ rừng tăng lên nhưng chất lượng các khu rừng tự nhiên tiếp tục giảm xuống
và bị chia cắt, diện tích rừng nghèo hoặc rừng dang phục hồi chiếm hơn hai phần ba
diện tích rừng Việt Nam, rừng giàu và kín chiếm 4,6 % (năm 2004), các vùng rừng
giàu bị chia cắt và cô lập thành những mảnh nhỏ nên cơ hội phục hồi hoàn toàn đang
giảm đi nhanh chóng. Để có cơ sở cho việc khoanh nuôi phục hồi rừng thì nghiên cứu
đặc điểm lâm học là việc rất cần thiết nhằm cung cấp một số tư liệu cơ sở để có biện
pháp khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh, bảo vệ rừng có hiệu quả.
Với mong muốn góp một phần nhỏ bé vào việc phục hồi nuôi dưỡng rừng, và
bảo vệ vốn rừng tại địa phương đề tài: “ Nghiên cứu các đặc điểm lâm học của hai
trạng thái rừng IIB, IIIA1 làm cơ sở đề xuất một số giải pháp phục hồi rừng tại Vườn
Quốc Gia Lò Gò Xa Mát tỉnh Tây Ninh ” được thực hiện.
Trong khoảng thời gian cho phép làm đề tài, kiến thức hạn hẹp nên đề tài còn
nhiều thiếu sót. Xin được quý thầy, quý cô cùng các bạn góp ý bổ sung để đề tài được
hoàn thiện hơn.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Làm rõ một số đặc điểm lâm học về tổ thành loài, kết cấu đường kính, chiều
cao, trữ lượng rừng, tình hình tái sinh tự nhiên của 2 trạng thái rừng IIB, IIIA1.
- Đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp để tác động vào rừng nhằm
bảo vệ và phát triển rừng, thực hiện tốt chức năng bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ
môi trường sinh thái.


2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.1 Vị trí địa lý
VQG LGXM nằm trên địa bàn ba xã Tân Lập, Tân Bình, Hòa Hiệp của huyện
Tân Biên, cách Thị xã Tây Ninh 30 km về phía Tây Bắc.
-Phía bắc và tây giáp Campuchia, phía tây giới hạn bằng sông Vàm Cỏ Đông.
- Phía đông giáp vùng nông nghiệp thuộc Tân Lập - Tân Bình.
- Phía Nam giáp vùng nông nghiệp Hòa Hiệp.
Tổng diện tích tự nhiên của VQG là 18.806 ha, vùng đệm là 18.600 ha

Hình 2.1: Sơ đồ vị trí VQG LGXM
(Nguồn: Vũ Ngọc Long, 2004)
3


Vườn Quốc gia Lò Gò – Xa Mát (VQG LGXM) nằm phía Tây trên vùng đất
thấp miền Đông Nam bộ có diện tích rừng lớn nhất của tỉnh Tây Ninh (chiếm 21 %).
2.1.2. Địa chất
Đánh giá chung thì khu vực LGXM có nguồn gốc địa chất đơn giản. Phân tích
chi tiết hơn thì nền địa chất tại khu vực VQG có thuộc trầm tích đệ tứ có tuổi
Pleistocene thuộc hệ tầng Mộc Hóa và Holocene thuộc Holocene thượng và hạ, trầm
tích sông và đầm lầy, không có trầm tích trung thuộc trầm tích biển tại khu vực này.
Các hoạt động kiến tạo tại khu vực này đã diễn ra từ thời cổ xưa và đã ổn định. Các
đứt gãy địa chất có thể xác định trong khu vực VQG tương ứng là đứt gãy Vàm Cỏ
Đông, Xa Mát – sông Sài Gòn.
Các thành tạo địa chất thuộc trầm tích Đệ Tứ trong khu vực LGXM như sau (từ tuổi cổ

đến trẻ):
Trầm tích Pleistocene thượng, tầng trên: trầm tích sông với các thành phần sỏi,
cát, bột, sét chiếm phần lớn diện tích của VQG.
- Trầm tích Holocene hạ - trung: thuộc trầm tích sông với các thành phần cuội
sỏi, cát, bột sét. Phân bố chủ yếu dọc luu vực sông Vàm Cỏ.
Trầm tích Holocene thượng phần dưới: thuộc trầm tích sông-đầm lầy, thành
phần vật liệu bột, sét, di tích thực vật, than bùn. Phân bố tại tại các địa hình thấp trũng
hoặc các trũng đầm lầy hóa có độ cao địa hình tại chỗ chênh lêch 0,5 – 1 m. Với thành
phần chủ yếu là bùn nhão mềm bở, sét chiếm ưu thế.
Trầm tích Holocene thượng phần trên: thành phần cát sét, bột sét, di tích thực
vật ở khu vực thuộc trầm tích sông. Phân bố dọc lưu vực các suối nhỏ như Da Ha.

4


Hình 2.2: Bản đồ địa chất
(Nguồn: Phòng kĩ thuật VQG LGXM)
2.1.3. Địa hình, địa mạo.
Tây Ninh thuộc khu vực chuyển tiếp địa hình giữa đồng bằng bậc thềm cao
Đông Nam bộ và đồng bằng thấp trũng ĐBSCL, và địa hình cao hơn nữa là vùng bán
bình nguyên đất đỏ bazan. Với đặc điểm địa hình đồng bằng cao không bị ngập nước
mùa mưa như ĐBSCL hoặc chỉ có ngập cục bộ theo vi địa hình và ngập ven bãi bồi
sông ở các đoạn thuộc hạ lưu thuộc Vàm Cỏ Đông. Vì địa hình thay đổi ở phạm vi nhỏ
do quá trình san bằng tích tụ bề mặt tạo trũng cục bộ trên bề mặt thềm phù sa cổ. Địa
hình dốc từ phía Bắc xuống phía Nam và Đông Nam hướng về sông Vàm Cỏ Đông.
Trên phạm vi rộng hơn thì hướng dốc địa hình hướng từ Campuchia dốc dần về sông
Vàm Cỏ Đông.
Vườn Quốc gia Lò Gò - Xa Mát có địa hình gần như bằng phẳng, thay đổi trong
khoảng 5 – 20 m rải rác có những gò cao với độ cao không vượt quá 25 m so với mực
nước biển. Cả vùng có độ dốc trung bình 1o - 5o do vậy VQG có địa hình gần như bằng

phẳng như là kiểu của bậc thềm sông Vàm Cỏ Đông. Có thể phân chia địa hình cho
khu vực LGXM thành các kiểu phụ tiểu địa hình là bằng phẳng, trũng và gò hình thành
các trảng và bàu ngập nước trong mùa mưa.
5


Nhìn chung VQG LGXM nằm trên thềm sông cổ, có hoạt động nội sinh ổn định
nên địa hình địa mạo cũng đơn giản không có nhiều thay đổi phức tạp.
2.1.4. Thổ nhưỡng
Trên cơ sở nền địa chất trầm tích dày, phong hóa mạnh tạo thành các khối
laterit vững chắc, với các loại đất phù sa cổ phát triển cùng với các quá trình địa mạo
san bằng và bào mòn tạo nên các lớp đất cát trên bề mặt thấy xuất hiện rải rác trong
VQG và đặc biệt là phần phía Bắc có địa hình thấp trũng lôi kéo cát trong thềm cổ.
- Đất phù sa cổ (Đất xám điển hình): Phát triển trên thềm phù sa cổ, chiếm phần
lớn diện tích VQG. Đất có thành phần cơ giới cát pha đến thịt nhẹ, phân tích thành
phần cơ giới cho thấy cấp hạt cát chiếm gần 50% cho cả các tầng từ bề mặt cho đến độ
sâu 60 cm. Khả năng giữ nước kém. Tầng đất dày (> 100 cm), đất chua và có hàm
lượng mùn thấp. Phân bố trên dạng địa hình khá cao, phần lớn diện tích trên loại đất
này còn rừng che phủ nên khả năng thoái hoá chưa trầm trọng.
- Đất phù sa sông suối (Đất xám có tầng loang lổ đỏ vàng): chiếm khoảng 20 %
diện tích. Đất phát triển trên phù sa cổ, vùng địa hình trung bình, trên các dạng đồi
thấp, bát úp. Phân bố dọc các suối Đa Ha, Mẹt Nu, Sa Nghe...Đất có thành phần cơ
giới cát pha thịt nhẹ. Tầng đất sâu (> 100 cm), hơi chua (pH = 4,0 - 4,5).
- Đất phù sa có tầng laterit: đất hình thành do mực nước ngầm dao động lớn
giữa hai mùa khô và mưa tạo điều kiện kết von và những khu vực có độ che phủ thấp
hoặc không có thực vật che phủ, các khối laterit kết cứng lộ ra trên bề mặt.
- Đất xám đọng mùn tầng mặt (chiếm diện tích ít nhất trong các loại đất), chủ
yếu phân bố ở các trảng ngập nước mùa mưa như trảng Tân Thanh, Tân Nam, Bà
Điếc..... Đất có thành phần cơ giới thịt trung bình, càng xuống sâu thịt càng nặng. Đất
chua, nghèo dinh dưỡng. Lượng mùn trên bề mặt tăng cao so với các loại đất trên.

2.1.5. Khí hậu
Tỉnh Tây Ninh riêng, hay khu vực Đông Nam bộ nói chung nằm trong vùng khí
hậu nhiệt đới gió mùa rõ rệt. Lượng mưa dao động từ khoảng 1.300 mm/ năm đến
khoảng 1.900 mm/ năm, có những năm lượng mưa đạt trên 2.000 mm (có thể tới 2300
mm), phân bố không đều giữa các tháng, thường tập trung từ tháng 6 đến tháng 10.
6


Mùa mưa có thể kéo dài trung bình 6 tháng, có thể kéo dài đến 8 tháng (các tháng có
lượng mưa trên 100 mm).
Nền nhiệt độ trong khu vực ổn định trong khoảng 25 - 27 oC, nhiệt độ trung
bình năm xấp xỉ 27oC và biên độ nhiệt giữa các tháng không cao. Giữa hai tháng liền
nhau thì chênh lệch dưới 1oC (các tháng mùa mưa) đến khoảng 1,5 oC (các tháng mùa
khô). Do không có dao động lớn về nhiệt độ nên xét về yếu tố nhiệt thì tại khu vực Tây
Ninh không có phân mùa rõ rệt. Tuy nhiên chênh lệch nhiệt độ trong ngày thì khá cao,
ngoài yếu tố bức xạ mặt trời thì do khu vực cách xa biển (độ quãng cách biển 180 km),
đồng thời nền địa chất và đất nên đã góp phần làm dao động nhiệt trong ngày tăng cao
tuy không khắc nghiệt như những khu vực khác trong vùng Đông Nam Bộ như Bình
Phước.
Lượng bốc hơi nước trung bình xấp xỉ bằng hoặc thấp hơn tổng lượng mưa
năm, tuy nhiên lượng bốc hơi thay đổi rõ rệt theo mùa. Trong mùa mưa lượng bốc hơi
thường thấp hơn lượng mưa, nhưng trong các tháng mùa khô thì lượng bốc hơi tăng
cao hơn lượng mưa. Số tháng có lượng bốc hơi nước trên 100 mm kéo dài 5 - 6 tháng
(tháng 12, 1, 2, 3 và 4).
Đặc trưng khí hậu:
- Lượng mưa trung bình/ năm: 1800 mm
- Nhiệt độ trung bình/ năm: 26,90C
- Bốc hơi nước trung bình/ năm: 1100 – 1200 mm
2.1.6. Thuỷ văn
* Nước bề mặt - Sông suối.

Hệ thống thủy văn không phong phú lắm tại khu vực VQG nên mức độ chia cắt
địa hình không cao.
Hệ thống sông suối có các sông Vàm Cỏ Đông, suối Đa Ha và các suối khác chỉ
có nước vào mùa mưa.
Sông Vàm Cỏ Đông: xuất phát nguồn từ Campuchia chảy qua phía Tây khu
rừng và là ranh giới quốc gia Việt Nam - Campuchia. Đoạn chảy qua khu rừng dài
7


khoảng 20 km, lòng sông rộng 10 – 20 m, có nơi mở rộng đến 50 m, chảy uốn lượn và
cắt vào thềm phù sa cổ. Sông có nước ngọt quanh năm nhưng không thuận tiện cho
giao thông.
Suối Đa Ha - Xa Mát : cũng xuất phát nguồn từ Campuchia chảy qua phía Đông
Bắc - Tây Nam chảy vào khu trung tâm khu vực VQG rồi hợp với các suối Mẹt Nu, Sa
Nghe, Tà Nốt thành suối Sa Mát chảy ra sông Vàm Cỏ Đông. Suối có nước quanh
năm, lòng suối nhỏ, chảy ngoằn nghoèo nên các phương tiện giao thông đường thủy
không đi lại được.
Ngoài ra còn có một số suối nhỏ nằm trong khu rừng như : Suối Mẹc Nu (xuất
phát từ trảng Tân Thanh, trảng Minh Thui chảy vào suối Đa Ha, suối chỉ có nước vào
mùa mưa), suối Sa Nghe (xuất phát từ bàu Quang, chảy về suối Đa Ha), Suối Tà Nốt,
suối Thị Hằng (các suối đều cạn nước vào mùa khô).
* Nước ngầm:
Nước ngầm trong khu vực khá phong phú và gần mặt đất, ở độ sâu 4 - 5 m ở
các khu vực gần sông suối có thể cung cấp nước sinh hoạt, và ở độ sâu > 20 m cho
nước phục vụ sản xuất (140 - 240 m3/ ngày). Tầng nước nông thuộc trầm tích phù sa
mới có chất lượng không ổn định và bi chua do tích tụ sắt trong tầng đất trầm tích.
2.2 Các kiểu thảm thực vật chính tại VQG LGXM
Kiểu rừng nguyên sinh và thứ sinh thường xanh cây lá rộng theo mùa .
Kiểu rừng sao dầu thứ sinh trên đất ngập nước theo mùa: (1) trên nền đất
ferralite nông và (2) trên nền đất ferralit sâu.

Kiểu rừng khô thưa thứ sinh ngập nước theo mùa trên đất ngập nước ưu thế họ
Sao dầu (Dipterocarpaceae) và tràm (Melaleuca).
Kiểu rừng khô ngập nước theo mùa ưu thế tràm và cây bụi gai Randia.
Trảng cỏ ngập nước theo mùa.
Rừng thứ sinh cây bụi trảng cỏ ngập nước ven sông, lòng suối.
Tất cả các kiểu thảm thực vật tại VQG LGXM được hình thành trên đất cát phù
sa có tầng ferralit mỏng hoặc dày, đặc trưng bởi cấu trúc loài tương ứng

8


Hình 2.3. Bản đồ hiện trạng rừng của VQG LGXM
( Nguồn: Báo cáo bảo tồn số 16 - Viện Điều tra Quy hoạch rừng )

9


2.3 Lịch sử hình thành
Lò Gò - Xa Mát có tên trong Quyết định số 194/CT ngày 9 tháng 8 năm 1986
của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Theo
quyết định này thì Lò Gò - Xa Mát có diện tích là 10.000 ha. Trước khi được công
nhận là rừng đặc dụng thì Lò Gò - Xa Mát thuộc sự quản lý của hai lâm trường Hoà
Hiệp và Tân Bình. Đến tháng 12 năm 1996, Phân viện Điều tra Quy hoạch Rừng II
(FIPI II) đã xây dựng dự án đầu tư cho Lò Gò - Xa Mát với diện tích 16.754 ha, nhưng
lại xác định tên là Khu rừng Văn hoá Lịch sử và Môi trường. Dự án đầu tư đã được Bộ
NN& PTNT phê duyệt theo Công văn số 842NN/PTLN/CN ngày 21 tháng 3 năm 1997
và Uỷ ban Nhân dân tỉnh Tây Ninh phê duyệt ngày 16 tháng 7 năm 1997 theo Quyết
định số 261/QĐ-UB. Trên cơ sở quyết định của Uỷ ban Nhân dân tỉnh, Ban Quản lý
rừng đặc dụng đã được thành lập.
Năm 1999, khi rà soát lại toàn bộ hệ thống các khu rừng đặc dụng của Việt

Nam, Viện Điều tra Quy hoạch Rừng và Tổ chức Chim Quốc tế (BirdLife
International) đã xác định Lò Gò - Xa Mát hiện còn nhiều diện tích rừng tự nhiên quan
trọng với diện tích lớn, và đề xuất cần phải đánh giá lại và mở rộng khu bảo tồn . Ngay
sau đó, hai cơ quan này đã tiến hành khảo sát nhanh khu Lò Gò - Xa Mát vào tháng 12
năm 1999 và nhận thấy đây là khu vực có giá trị cao về đa dạng sinh học. Năm 2001,
Birdlife International, Viện STTNSV và Đại học Khoa học Tự nhiên Tp. Hồ Chí Minh
đã tiến hành điều tra trong khu vực, kết quả đã cho thấy Lò Gò - Xa Mát có giá trị đa
dạng sinh học cao.
Ngày 12 tháng 7 năm 2002, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số
91/2002/QĐ-TTg chính thức chuyển hạng Khu Bảo tồn thiên nhiên Lò Gò - Xa Mát
thành vườn quốc gia. Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, tổng diện tích vườn
quốc gia này là 18.765 ha, trong đó phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 8.594 ha, phân khu
phục hồi sinh thái 10.084 ha, phân khu hành chính, dịch vụ 87 ha. Trách nhiệm quản
lý vườn quốc gia được chuyển giao từ Sở NN&PTNT sang UBND tỉnh Tây Ninh.
Hiện tại Ban Quản lý vườn quốc gia có 22 cán bộ biên chế, 53 cán bộ hợp đồng và 13
trạm bảo vệ rừng.
10


Lò Gò - Xa Mát có trong danh lục các khu rừng đặc dụng Việt Nam đến năm
2010 được xây dựng bởi Cục Kiểm lâm - Bộ NN&PTNT với diện tích 18.765 ha (Cục
Kiểm lâm, 2003), danh lục này hiện vẫn chưa được Chính phủ phê duyệt.

11


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề tài nội dung nghiên cứu của đề tài gồm:

-Xác định thành phần thực vật tham gia vào tổ thành rừng tại khu vực nghiên
cứu .
-Kết cấu số cây theo đường kính (N - D) và số cây theo chiều cao (N - H) của
rừng IIB, IIA1 tại vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát.
-Phân bố số cây theo nhóm gỗ
-Đặc điểm tái sinh dưới tán rừng
-Đặc điểm phân bố số cây trên mặt đất rừng
-Đề xuất một số biện pháp nuôi dưỡng và bảo vệ rừng tại khu vực nghiên cứu
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Quan sát trên các ô mẫu tạm thời, mô tả phân tích (định tính, định lượng) các
hiện tượng thấy được từ đó tổng hợp và rút ra những nhận định chung về đặc điểm lâm
học của hai trạng thái rừng IIB và IIIA1.
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu.
Dự theo quy định về hệ thống phân chia các kiểu trạng thái rừng ban hành kèm
theo quyết định số 682B/QĐKTQPN6-84 ngày 01/08/1984 của Bộ trưởng Bộ Lâm
Nghiệp về quy phạm thiết kế kinh doanh rừng và theo bảng tập hợp kết quả xác định
các chỉ tiêu trung bình của lâm phần theo các trạng thái rừng lá rộng thường xanh và
nửa rụng lá khu vực miền Đông Nam Bộ thì các kiểu trạng thái rừng đang nghiên cứu
có các tiêu chí sau:
* Trạng thái rừng kiểu IIB
Rừng phục hồi sau khai thác kiệt, phần lớn kiểu này bao gồm những quần thụ
non với những loài cây tương đối ưa sáng, thành phần loài phức tạp, không đều tuổi,

12


độ ưu thế không rõ ràng. Vượt lên khỏi tán rừng kiểu này có thể còn sót lại một số cây
quần thụ cũ nhưng trữ lượng không đáng kể.
* Trạng thái rừng kiểu IIIA1
Rừng đã bị khai thác kiệt quệ, tán rừng bị phá vỡ từng mảng lớn. Tầng trên có

thể còn xót lại một số cây cao, to nhưng phẩm chất xấu, nhiều dây leo, bụi rậm, tre nứa
xâm lấn. Tổng tiết diện ngang < 10 m2 / ha, cây có D > 40 cm không đáng kể (khoảng
2 – 3 m2 ha).
Dựa vào các tiêu chí nêu trên chúng tôi tiến hành nhận dạng, định ranh giới 3
trạng thái rừng. Lập các ô đo đếm kết cấu của các ưu hợp thực vật, tiến hành mở các
tuyến điều tra cắt ngang qua các kiểu địa hình khác nhau để phát hiện và mô tả kết cấu
cây đứng trong các trạng thái rừng.
Lập các ô tiêu chuẩn điển hình với diện tích ô là 1.000m2 (25 m x 40 m), số
lượng ô tiêu chuẩn trên mỗi trạng thái rừng là 3 ô, tổng số ô điều tra là 6 ô. Các ô tiêu
chuẩn này được bố trí theo phương pháp hệ thống. ÔTC đại diện cho dạng địa hình,
đất đai và kiểu trạng thái rừng.
Nội dung nghiên cứu trong mỗi ô tiêu chuẩn:
- Thống kê tên loài cây và xếp theo độ ưu thế của loài.
- Đo đường kính thân cây ở vị trí 1,3 m (ký hiệu d1,3) theo hai chiều vuông góc
và lấy trị số trung bình, độ chính xác là 0,5 m, sau đó xếp thành cấp.
- Chiều cao thân cây (ký hiệu Hvn) được đo bằng thước đo cao Blumleiss với
độ chính xác là ± 0,5m , lấy kết quả trung bình, xếp thành cấp.
- Đường kính tán cây tại vị trí lớn nhất (Dtán) được đo bằng sào theo hai hướng
Đông - Tây và Nam - Bắc, với độ chính xác là 0,2 m. Mỗi cấp kính đo đếm từ 3 – 5
cây đại diện cho những loài ưu thế để tính độ tàn che tán rừng.
- Dùng phương pháp vẽ trắc đồ của T.A David và P.W Richards (1934) để mô
tả cấu trúc tầng và xác định độ tàn che (ĐTC) của rừng. Toàn bộ vẽ 2 trắc đồ, mỗi dày
vẽ có chiều dài 25 m, rộng 20 m được đặt ở những nơi có đặc trưng điểm hình của ô
tiêu chuẩn.
Số liệu thu thập về cây đứng (cây đứng được quy định là những cây có đường
kính ngang ngực ≥ 8cm (D ≥ 8cm ) được ghi theo mẫu biểu chung; sau đó tập hợp lại
để xác định một số đặc trưng lâm học 2 trạng thái rừng tại khu vực nghiên cứu.

13



* Điều tra tái sinh tự nhiên dưới tán rừng IIB, IIIA1
Các chỉ tiêu đo đếm:
- Thành phân loài cây gỗ và số lượng của chúng.
- Chiều cao thân cây (H, m) và phân theo cấp, mỗi cấp H: 50 – 100 cm.
- Chất lượng cây tái sinh khỏe, yếu và nghi ngờ.
+ Cây khỏe: là những cây sinh trưởng và phát triển tốt, tán lá tròn điều cân đối,
xanh tốt không bị sâu hại hay hai thân.
+ Cây yếu: là cây chồi, cây bị sâu hại nặng, tán lá lệch dạng cờ hoặc cây đang
chết (có khả năng đào thải).
+ Cây nghi ngờ: là những cây có đặc điểm trung gian giữa hai cấp trên, chưa
biết tốt hay xấu.
* Phương pháp đo đếm cây tái sinh:
Cây tái sinh được đo đếm trong các ô dạng bảng (OBD) với kích thước là
2 x 2 m (4 m2). Trên mỗi ô tiêu chuẩn 1000 m2 đại diện cho các trạng thái rừng, tiến
hành phân chia thành các ô thứ cấp 100 m2 (10 x 10 m). Mỗi một ô thứ cấp chia 5 ô
dạng bản (2 x 2 m).
Sơ đồ bố trí ô tiêu chuẩn cấp I được thể hiện trong hình 3.1

Hình 3.1 Sơ đồ bố trí trên ô tiêu chuẩn cấp I

14


Tổng số ô dạng bản trong mỗi ÔTC trên từng trạng thái rừng là 25 ô và tiến
hành đo đếm cây tái sinh như sau:
- Thống kê số lượng và đặc điểm của cây tái sinh
Trong ODB, tiến hành xác định chính xác tên loài cây, đo chiều cao thân cây
bằng thước đo dây và sào đo cao với độ chính xác 0,1 m; xác định chất lượng cây theo
tiêu chuẩn sực sống là khỏe, yếu, nghi ngờ. Sau đó ghi vào bảng mẫu chung.

Trị số quan trọng Iv% của loài được xác định theo công thức:
Iv% =

D + Do
x100
2

+ Thống kê cây tái sinh theo chất lượng: khỏe, yếu, nghi ngờ
Song song với thống kê cây tái sinh ở các ODB mô tả cây bụi, thảm tươi
- Xác định ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến tái sinh ở các trạng thái
rừng tại khu vực điều tra
• Ảnh hưởng của ĐTC
Độ tàn che tán rừng được chia làm thành 4 cấp, trong đó cấp 1 ≤ 0,3 ; cấp 2 là
0,4 – 0,5; cấp 3: 0,6 – 0,7 và cấp 4 ≥ 0,7m . Các cấp được xác định theo phương pháp
vẽ biểu đồ trắc diện của David và Richards (1934), dải vẽ rộng (25 x 20 m)
Cách thức đo đếm và phân loại cây tái sinh theo cấp chiều cao được thực hiện
và phân theo phương pháp thống kê.
• Ảnh hưởng của cây bụi thảm tươi
Cây bụi được đo đếm trong ÔDB điển hình dùng để nghiên cứu tái sinh. Đánh giá ảnh
hưởng của cây bụi theo hai chỉ tiêu là chiều cao bình quân và cấp độ che phủ của tán
lá:
+ Chiều cao cây bụi chia theo các cấp sau:
Cấp 1: < 1 m

Cấp 2: 1 – 2 m

Cấp 3: 2 – 3 m

+ Độ che phủ của tán lá được chia thành các cấp sau:
Cấp 1: < 0,3


Cấp 2: 0,4 – 0,6

Cấp 3: 0,7 – 0,8

Cấp 4: > 0.9

Đối với thảm tươi (dựa vào phân cấp của Druse) chúng tôi chia thành các cấp
sau:
Cấp 1: soc. Cấp 2: cop3. Cấp 3: cop2. Cấp 4: cop1. Cấp 5: sp-sol-un

15


×