Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG CỦA RỪNG THÔNG 3 LÁ TRỒNGTUỔI 8 ( Pinus Kesiya Royle ex. Gordon ) TẠI TK 96A XÃ ĐA NHIM LẠC DƯƠNG LÂM ĐỒNG LÀM CƠ SỞ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁPCHĂM SÓC RỪNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG CỦA RỪNG THÔNG 3 LÁ
TRỒNGTUỔI 8 ( Pinus Kesiya Royle ex. Gordon )
TẠI TK 96A XÃ ĐA NHIM - LẠC DƯƠNG
LÂM ĐỒNG LÀM CƠ SỞ ĐỀ XUẤT CÁC
BIỆN PHÁPCHĂM SÓC RỪNG

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN VĂN DANH
Ngành: Lâm Nghiệp
Niên Khoá 2004 - 2009

Tháng 05/2009


ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG CỦA RỪNG THÔNG 3 LÁ TRỒNG
TUỔI 8 ( Pinus Kesiya Royle ex. Gordon ) TẠI TK 96A
XÃ ĐA NHIM – LẠC DƯƠNG – LÂM ĐỒNG
LÀM CƠ SỞ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP
CHĂM SÓC RỪNG

Tác giả

NGUYỂN VĂN DANH

Khoá luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành Lâm Nghiệp


Giáo viên hướng dẫn:
Th.S Trương Văn Vinh

Tháng 5/2009
i


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn tôi xin chân thành cảm ơn!
Quý thầy cô trường Đại học Nông – Lâm đã giảng dạy và giúp đỡ tôi trong
suốt thời gian học.
Thầy Trương Văn Vinh đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực
hiện đề tài này.
Cán bộ, công nhân viên Ban Quản Lý Rừng Phòng Hộ Đầu Nguồn Đa Nhim –
Huyện Lạc Dương -Tỉnh Lâm Đồng.
Các bạn sinh viên cùng lớp TC04LNLD giúp đỡ và động viên tôi trong suốt thời
gian học cũng như trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.
Vì thời gian có hạn và là lần đầu tiên độc lập nghiên cứu nên chắc chắn không
tránh khỏi những sai sót vì vậy tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của
thầy cô và các bạn đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Đà lạt, tháng 5 năm 2009
Người thực hiện

Nguyễn Văn Danh

ii



TÓM TẮT
Tên khoá luận “Đánh giá sinh trưởng của rừng Thông 3 lá trồng từ tuổi 8
đến tuổi 13 tại tiểu khu 96A xã Đa Nhim, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng làm cơ
sở cho việc đề xuất các biện pháp chăm sóc rừng”.
Việt Nam đã có những cố gắng trong việc bảo vệ và phát triển diện tích rừng
trong đó việc trồng thêm rừng là một trong những biện pháp để tăng diện tích rừng.
Nhà nước đã có nhiều chương trình để tăng diện tích rừng như dự án 661, dự án
327…v.v. Hiện nay rừng trồng đóng góp vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế,
bảo vệ môi trường và diện tích rừng trồng góp phần quan trọng trong gia tăng độ che
phủ rừng. Để nâng cao hiệu quả của rừng trồng thì các biện pháp kỹ thuật lâm sinh là
biện pháp kỹ thuật then chốt để cải thiện rừng và phù hợp nhất với các mục đích quản
lý. Việc theo dõi quá trình sinh trưởng cây rừng là việc làm cần thiết trong công tác
quản lý rừng từng bước tiến đến quản lý rừng bền vững.
* Khoá luận thu được những kết quả sau:
- Phân bố N/D1.3 của rừng tuổi 8 có dạng một đỉnh, số cây tập trung chủ yếu ở
cỡ đường kính từ 12 đến 16 cm (chiếm trên 70%), đường kính bình quân D 1.3 = 13,2
cm, R = 14 cm, Cv = 21,64%. Ở tuổi 9, đường phân bố cũng có dạng một đỉnh, số cây
trung nhiều nhất ở 2 cỡ đường kính 12 đến 14 cm (chiếm 40,8%), D 1.3 = 13,8 cm, R =
14 cm, Cv = 21,7%. Tuổi 10 có dạng một đỉnh gần tiệm cận với phân bố chuẩn, số cây
tập trung chủ yếu ở 4 cỡ đường kính từ 12 đến 18 (chiếm gần 85%), đường kính bình
quân của lâm phần tuổi 10; D 1.3 = 14,2 cm, R = 14 cm, Cv = 20,67%. Tuổi 11 có dạng
một đỉnh, Cv = 22,14%, D 1.3 =14,9 cm, số cây tập trung ở 2 cỡ đường kính 8 và 10cm
khoảng 4,5%, đường phân bố gần tiệm cận với dạng phân bố đều. Tuổi 12, 13 có
đường phân bố số cây theo đường kính theo dạng một đỉnh hơi lệch phải, hệ số biến
động về đường kính ở các tuổi này là khá cao (từ 22,14% đến 24,6%).
+ Quy luật phân bố số cây theo chiều cao (N/Hvn)
- Phân bố số cây theo chiều cao của rừng ở tuổi 8 có dạng một đỉnh, H vn = 9,7
m, R = 7 m và hệ số biến động là Cv = 15,03%. Tuổi 9, đường phân bố số cây theo
chiều cao có dạng một đỉnh hơi lệch phải, với H vn = 10,8 m, Cv = 13,83%. Đường
iii



phân bố tuổi 10 có dạng một đỉnh lệch phải, số cây tập trung chủ yếu ở cỡ chiều cao từ
10 đến 13 m. H vn = 11,6 m, R = 8 m. Tuổi 11 đường phân bố gần tiệm cận với phân
bố chuẩn, số cây tập trung phần nhiều nhất ở cỡ chiều cao Hvn = 14 m. Ở tuổi 12,
đường phân bố có dạng một đỉnh, với R = 6 m và hệ số biến động (Cv = 9,82%). Tuổi
13 số cây tập trung nhiều nhất ở cỡ chiều cao Hvn = 15 m (chiếm 31,4%), sau đó giảm
dần ở các cỡ chiều cao lơn hơn.
+ Quy luật phân bố số cây theo đường kính tán (N/Dt)
- Phân bố số cây theo đường kính (Dtán) của rừng thông 3 lá trồng tuổi 8 đến 13
không cho sự chênh lệch lớn (biến động từ 2,9 đến 3,3m), biên độ biến động về đường
kính tán giữa các lâm phần rừng trồng là gần giống nhau (từ 1,8 đến 2,6). Đường phân
bố số cây theo đường kính tán của các lâm phân đều có dạng một đỉnh lệch trái.
+ Sinh trưởng của loài thông 3 lá
+ Sinh trưởng chiều cao của loài Thông 3 lá trồng (Hvn/A)
Hvn = 1/(-0,008955 + 1,07468/A) với R = 0,998
+ Sinh trưởng đường kính của Thông 3 lá trồng (D1.3/A)
D1.3 = -6,62102 + 5,36218*sqrt(A) với R = 0,993
+ Tương quan giữa chiều cao với đường kính 1.3 (Hvn/D1.3)
Hvn = (1,20101 + 0,193913*D1.3)2 với R = 0,992
+ Hình số của cây Thông 3 lá tại khu vực nghiên cứu: 0,57
+ Tương quan giữa thể tích với tuổi
Ln(V) = -10,6088 + 3,29013*ln(A), R = 0,994
+ Độ tàn che của rừng nằm trong khoảng từ 0,411 đến 0,494

iv


MỤC LỤC
Trang

LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. ii
TÓM TẮT...................................................................................................................... iii
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... vii
DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................ ix
Chương 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ...............................................................................................1
Chương 2. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...............................................3
2.1. Sơ lược về một số vấn đề liên quan ......................................................................3
2.1.1. Sinh trưởng.....................................................................................................3
2.1.2. Tăng trưởng....................................................................................................4
2.2. Các nghiên cứu về sinh trưởng, tăng trưởng trên thế giới ....................................5
2.3. Các nghiên cứu về sinh trưởng, tăng trưởng ở Việt Nam.....................................7
2.4. Nhận định chung về tình hình nghiên cứu...........................................................9
Chương 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG VÀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU......................12
3.1. Đặc điểm khu vực nghiên cứu ............................................................................12
3.1.1. Điều kiện tự nhiên........................................................................................13
3.1.2. Tình hình dân sinh, kinh tế, xã hội...............................................................15
3.1.3. Hiện trạng sử dụng đất và tài nguyên rừng ..................................................17
3.2. Đối tượng nghiên cứu .........................................................................................18
3.2.1. Đặc điểm sinh học........................................................................................18
3.2.2. Phân bố.........................................................................................................19
3.2.3. Đặc tính sinh thái .........................................................................................19
3.2.4. Công dụng ....................................................................................................19
3.2.5. Kỹ thuật trồng Thông 3 lá ............................................................................19
Chương 4. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................22
4.1. Nội dung nghiên cứu...........................................................................................22
4.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................22
v



4.2.1. Ngoại nghiệp ................................................................................................22
4.2.2. Nội nghiệp....................................................................................................23
Chương 5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.........................................................................27
5.1. Quy luật phân bố của rừng Thông 3 lá trồng tại TK 96 – BQLRPH Đa nhim...27
5.1.1. Quy luật phân bố số cây theo đường kính (N – D1,3)...................................27
5.1.2. Quy luật phân bố số cây theo chiều cao vút ngọn (N-Hvn).........................32
5.1.3. Quy luật phân bố số cây theo đường kính tán (N – Dtán) .............................35
5.2. Quy luật sinh trưởng của loài Thông 3 lá tại khu vực nghiên cứu .....................39
5.2.1. Sinh trưởng chiều cao của cây Thông 3 lá trồng .........................................39
5.2.2 Sinh trưởng đường kính loài Thông 3 lá trồng ............................................41
5.2.3. Tương quan giữa chiều cao (Hvn) với đường kính (D1.3)............................43
5.2.4. Hình số và sự phát triển thể tích của cây Thông ba lá trồng........................44
5.2.5. Xác định độ tàn che của rừng trồng Thông 3 lá...........................................46
Chương 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................52
6.1. Kết luận...............................................................................................................52
6.2. Kiến nghị.............................................................................................................54
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................55

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

C1,3

: Chu vi thân cây tại vị trí 1,3 m

D1,3


: Đường kính thân cây tại vị trí 1,3 m

FAO

: Food and agriculture organization of United
nations – Tổ chức lương nông của liên hợp quốc

GIS

: Geographic Information System – Hệ thống thông tin địa lý

GPS

: Global Position System – Hệ thống định vị toàn cầu

Hdc

: Chiều cao thân cây dưới cành

Hvn

: Chiều cao thân cây vút ngọn

N

: North

NW

: North West


NE

: North East

TK

: Tiểu khu

BQLRPH ĐN

: Ban quản lý rừng phòng hộ Đa Nhim

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Bảng thống kê hiện trạng sử dụng đất tại BQLRPH đầu nguồn Đa nhim...........17
Bảng 3.2: Tiêu chuẩn kỹ thuật trong trồng rừng thông 3 lá ..........................................20
Bảng 5.1. Bảng tóm tắc các chỉ tiêu thống kê và phân bố số cây theo đường kính
(N/D1/3) của rừng Thông 3 lá từ tuổi 8 đến tuổi 13...............................................28
Bảng 5.2: Bảng tóm tắc các chỉ tiêu thống kê và phân bố số cây theo chiều cao
(N/Hvn) của rừng thông trồng từ tuổi 8 đến tuổi 13 .............................................32
Bảng 5.3: Bảng tóm tắc các chỉ tiêu thống kê và phân bố số cây theo chiều cao (N/Dt)
của rừng thông trồng từ tuổi 8 đến tuổi 13............................................................36
Bảng 5.4: Số liệu mô tả mối tương quan giữa chiều cao với tuổi (Hvn/A)....................40
Bảng 5.5: Số liệu miêu tả mối tương quan giữa đường kính với tuổi (D1.3/A) .............42
Bảng 5.6: Số liệu mô tả mối tương quan giữa chiều cao với đường kính.....................43
Bảng 5.7: Số liệu mô tả mối tương quan giữa thể tích với tuổi (V/A)..........................45

Bảng 5.8: Bảng tóm tắc kết quả nghiên cứu về độ tàn che của rừng theo tuổi .............47

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 5.1: Quy luật phân bố số cây theo đường kính rừng thông trồng tuổi 8. .............29
Hình 5.2: Quy luật phân bố số cây theo đường kính rừng thông trồng tuổi 9. .............29
Hình 5.3: Quy luật phân bố số cây theo đường kính rừng thông trồng tuổi 10. ...........29
Hình 5.4: Quy luật phân bố số cây theo đường kính rừng thông trồng tuổi 11 ............30
Hình 5.5: Quy luật phân bố số cây theo đường kính rừng thông trồng tuổi 12. ...........30
Hình 5.6: Quy luật phân bố số cây theo đường kính rừng thông trồng tuổi 13. ...........30
Hình 5.7: Quy luật phân bố số cây theo chiều cao rừng thông trồng tuổi 8..................33
Hình 5.8: Quy luật phân bố số cây theo chiều cao rừng thông trồng tuổi 9..................33
Hình 5.9: Quy luật phân bố số cây theo chiều cao rừng thông trồng tuổi 10................33
Hình 5.10: Quy luật phân bố số cây theo chiều cao rừng thông trồng tuổi 11..............34
Hình 5.11: Quy luật phân bố số cây theo chiều cao rừng thông trồng tuổi 12..............34
Hình 5.12: Quy luật phân bố số cây theo chiều cao rừng thông trồng tuổi 13..............34
Hình 5.13: Quy luật phân bố N/Dt rừng thông 3 lá trồng tuổi 8. ..................................36
Hình 5.14: Quy luật phân bố N/Dt rừng thông 3 lá trồng tuổi 9 ...................................37
Hình 5.15: Quy luật phân bố N/Dt rừng thông 3 lá trồng tuổi 10 .................................37
Hình 5.16: Quy luật phân bố số N/Dt rừng thông 3 lá trồng tuổi 11. ...........................37
Hình 5.17: Quy luật phân bố số N/Dt rừng Thông 3 lá trồng tuổi 12. ..........................38
Hình 5.18: Quy luật phân bố N/Dt rừng Thông 3 lá trồng tuổi 13................................38
Hình 5.19: Biểu đồ biểu thị mối tương quan giữa chiều cao với tuổi (Hvn/A)..............41
Hình 5.20: Biểu đồ biểu diễn mối tương quan giữa đường kính với tuổi (D1.3/A). ......42
Hình 5.21: Biểu đồ biểu diễn mối tương quan giữa chiều cao với đường kính ............44
Hình 5.22: Biểu đồ biểu diễn mối tương quan giữa thể tích với tuổi (V/A). ................46
Hình 5.23. Trắc đồ dọc và trắc đồ ngang của rừng trồng năm 1995 –TK 96A, 1996 –
TK96B .............................................................................................................49

Hình 5.24. Trắc đồ dọc và trắc đồ ngang của rừng trồng năm 1997 –TK 95, 1998 –
TK93 ................................................................................................................50
Hình 5.25. Trắc đồ dọc và trắc đồ ngang của rừng trồng năm 1999 –TK 99, 2000 –
TK98 ......................................................................................................................... 51
.
ix


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Rừng có vai trò quan trọng đối với môi trường và cuộc sống của con người, có
tác dụng điều hoà lượng nước trên mặt đất, là lá phổi xanh của Trái Đất, góp phần to
lớn vào việc hình thành và bảo vệ đất, chống xói mòn, là nơi bảo tồn nguồn gen quý
giá. Ngoài ra, rừng còn cung cấp các lâm, đặc sản phục vụ cho nhu cầu sản xuất và đời
sống như; gỗ cho công nghiệp, xây dựng và dân sinh, nguyên liệu làm giấy, thực phẩm
đặc sản, các dược liệu quý có tác dụng chữa bệnh và nâng cao sức khoẻ cho con người.
Dưới áp lực gia tăng dân số, cùng với sự phát triển của các ngành công nghiệp đã làm
nhu cầu gỗ gia tăng. Đồng thời dưới sức ép về vấn đề giải quyết lương thực, thực
phẩm, dược liệu cũng làm cho rừng ngày càng cạn kiệt và mất dần tính đa dạng, diện
tích và chất lượng rừng ngày càng suy giảm nghiêm trọng.
“Lá phổi xanh" vẫn tiếp tục bị biến mất với tốc độ không ngờ mặc dù có những
cảnh báo về hiện tượng phá rừng. Năm 1980, khoảng 15,2 triệu ha rừng nhiệt đới bị
phá mỗi năm và có xu hướng tăng lên trong thập niên này. Theo tổ chức nông nghiệp
và lương thực Liên Hiệp Quốc (FAO), diện tích rừng tiếp tục bị giảm nhanh, đặc biệt ở
các nước đang phát triển, khoảng giữa năm 1985 và 1995, đã mất khoảng 200 triệu ha
rừng. Trong vài thập kỉ trước độ che phủ rừng ở nuớc ta vẫn ở mức an toàn cho môi
trường, nhưng trong vài thập kỉ trở lại đây rừng bị tàn phá nặng nề, làm cho rừng suy
giảm nhanh chóng về số lượng cũng như chất lượng.Trước đây, khoảng 3/4 diện tích
đất có rừng che phủ nhưng chỉ mấy thập kỉ qua rừng bị suy thoái nặng nề. Độ che phủ

của rừng đã giảm xuống từ năm 1943 chiếm 43% thì đến năm 1991 chỉ còn 26%.
Việt Nam đã có những cố gắng trong việc bảo vệ và phát triển diện tích rừng
trong đó việc trồng thêm rừng là một trong những biện pháp để tăng diện tích rừng.
Nhà nước đã có nhiều chương trình để tăng diện tích rừng như dự án 661, dự án
327…v.v. Hiện nay rừng trồng đóng góp vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế,
1


bảo vệ môi trường và diện tích rừng trồng góp phần quan trọng trong gia tăng độ che
phủ rừng. Để nâng cao hiệu quả của rừng trồng thì các biện pháp kỹ thuật lâm sinh là
biện pháp kỹ thuật then chốt để cải thiện rừng và phù hợp nhất với các mục đích quản
lý. Việc theo dõi quá trình sinh trưởng cây rừng là việc làm cần thiết trong công tác
quản lý rừng từng bước tiến đến quản lý rừng bền vững. Để góp phần vào việc nghiên
cứu cấu trúc và sinh trưởng rừng, được sự đồng ý của bộ môn Quản lý tài nguyên rừng
và sự hướng dẫn tận tình của Thầy Trương Văn Vinh, tôi tiến hành thực hiện đề tài
“Đánh giá sinh trưởng của rừng Thông 3 lá trồng từ tuổi 8 đến tuổi 13 tại tiểu khu
96A xã Đa Nhim, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng làm cơ sở cho việc đề xuất các
biện pháp chăm sóc rừng”.
Với mong muốn kết quả đạt được của đề tài sẽ góp một phần nhỏ làm cơ sở cho
việc phát triển rừng Thông 3 lá trồng tại khu vực nghiên cứu.

2


Chương 2
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Sơ lược về một số vấn đề liên quan
2.1.1. Sinh trưởng
Trong kinh doanh và quản lý lâm nghiệp, sinh trưởng và tăng trưởng của cây
rừng đóng một vai trò hết sức quan trọng.

Theo V. Bertalanfly (1951) sinh trưởng là sự lớn lên của cơ thể thông qua quá
trình đồng hoá những nguồn năng lượng của môi trường dưới ảnh hưởng của các quy
luật vận động nội tại cũng như mối quan hệ giữa các nhân tố nội tại, ngoại cảnh trong
suốt thời gian tồn tại của nó.
Sinh trưởng của rừng là quá trình sinh trưởng của quần thể cây rừng, có quan hệ
chặt chẽ với điều kiện môi trường, trong đó có lập địa. Sinh trưởng của rừng là cơ sở
chủ yếu để đánh giá sức sản xuất của lập địa, điều kiện tự nhiên cũng như hiệu quả của
các biện pháp tác động đã được áp dụng.
Sinh trưởng của cây rừng là cơ sở hình thành nên sản lượng rừng, vì vậy muốn
nghiên cứu sinh trưởng của rừng (quần thể) trước hết phải bắt đầu từ việc nghiên cứu
cây cá thể.
Từ khi hình thành, phát triển, thành thục, già cỗi và chết đi kích thước cây rừng
không ngừng tăng lên và sẽ ổn định ở một trị số nào đó. Như vậy sinh trưởng là sự
biến đổi về chất và lượng của cây rừng theo thời gian, thông qua các nhân tố đặc trưng
nào đó, thí dụ D1,3, H,…(Giang Văn Thắng, 2006).
Về mặt toán học, nếu cho y là nhân tố sinh trưởng nào đó, t là thời gian thì sinh
trưởng sẽ là một hàm số biến thiên theo thời gian y = F(t). Đối với các thực thể sinh
vật nói chung và cây rừng nói riêng: đường cong đặc trưng cho sinh trưởng của chúng
là đường cong hình chữ S chia thành 3 giai đoạn: hình thành và phát triển, trưởng
thành, thành thục và già cỗi. (Giang Văn Thắng, 2006).
3


Theo Lâm Xuân Sanh (1987), sinh trưởng là một biểu thị động thái của rừng, là
căn cứ khoa học quan trọng để định ra những phương thức kỹ thuật lâm sinh thích hợp
với từng giai đoạn phát triển khác nhau của rừng để đáp ứng với mục tiêu kinh doanh
lâm nghiệp. Sinh trưởng của quần xã thực vật rừng và cá thể cây rừng là hai vấn đề
khác nhau nhưng quan hệ chặt chẽ với nhau. Sinh trưởng cá thể có ý nghĩa rất lớn đối
với sự phát triển của rừng.
Nghiên cứu sinh trưởng và dự đoán sản lượng rừng đã được nhiều tác giả trên

thế giới và ở Việt Nam đề cập từ thế kỷ 19. Những nghiên cứu này đều có xu hướng
xây dựng các cơ sở khoa học và lý luận cho việc kinh doanh rừng có hiệu quả. Cơ sở
ban đầu để hình thành lĩnh vực này là những nghiên cứu sản lượng cho đối tượng cây
rừng và lâm phần. Từ những thí nghiệm ban đầu, con người đã có những hiểu biết về
sinh trưởng và sản lượng của một số loài cây chính. Những nghiên cứu bắt đầu từ định
tính chuyển sang định lượng các quy luật tự nhiên góp phần giải quyết nhiều vấn đề
trong thực tiễn sản xuất và kinh doanh rừng.
Nghiên cứu quá trình sinh trưởng của cây và loại hình rừng nào đó, là tìm hiểu
và nắm bắt được quy luật phát triển của chúng thông qua một số chỉ tiêu sinh trưởng
như: D1,3, Hvn, DT, V, … theo thời gian (hay còn gọi là tuổi của cây rừng). Những quy
luật này được mô tả và trình bày bằng những phương trình toán học cụ thể, chúng
được gọi là các hàm sinh trưởng hay các mô hình sinh trưởng. Từ những quy luật này,
người làm công tác lâm nghiệp sẽ có những đánh giá, nhận xét một cách khách quan
về ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh (như điều kiện tự nhiên, biện pháp tác động)
tới quá trình sinh trưởng của cây rừng. Trên cơ sở đó đề xuất những biện pháp kỹ thuật
lâm sinh phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cây rừng, nhằm đưa rừng đạt được
chất lượng tốt, năng suất cao và phù hợp với mục tiêu kinh doanh đã đề ra.
2.1.2. Tăng trưởng
Tăng trưởng được hiểu như lượng gia tăng về gỗ của cây rừng ở 2 thời điểm
khác nhau. Có thể định nghĩa: tăng trưởng là hiệu số của một nhân tố sinh trưởng nào
đó ở các thời điểm khác nhau:
y∆t = yt - ∆t
Trong đó:

y là nhân tố sinh trưởng.
t: thời điểm điều tra.
4


∆: khoảng thời gian từ thời điểm nào đó tới thời điểm điều tra.

y: lượng tăng trưởng. (Giang Văn Thắng, 2006)
2.2. Các nghiên cứu về sinh trưởng, tăng trưởng trên thế giới
Như đã biết, sinh trưởng của cây rừng và lâm phần phụ thuộc tổng hợp vào các
yếu tố môi trường và những biện pháp tác động. Vì vậy, không có những nghiên cứu
thực nghiệm khoa học thì không thể làm sáng tỏ quy luật của các loài cây. Nhận thức
được điều này, từ thế kỷ 18 đã xuất hiện những nghiên cứu của các tác giả Octtelt,
Pauslen, Bause, Borggreve, Breymann, Cotta, Danckelmann, Draudt, Hartig, Weise ...
Nhìn chung, những nghiên cứu về sinh trưởng cây rừng và lâm phần phần lớn được
xây dựng thành các mô hình toán học chặt chẽ và được công bố trong các công trình
của Meyer, M.A, Stevenson (1949), Schumacher, F.X và Coile T.X (1960), Alder
(1980), ...
Phương pháp nghiên cứu sinh trưởng và sản lượng rừng của các tác giả chủ yếu
là áp dụng kỹ thuật phân tích thống kê toán học, phân tích tương quan và hồi quy qua
đó xác định sản lượng gỗ của lâm phần.
Trong lịch sử ra đời và phát triển của sản lượng rừng đã xuất hiện hàm sinh
trưởng của Gompertz (1825). Tiếp sau đó là hàm sinh trưởng của các tác giả khác như
Verhulst (1845), Kosun (1935), Frane (1968), Korf (1973), Wenk (1973), Schumacher
(1983), … hầu như những nghiên cứu về sinh trưởng của cây rừng và lâm phần, phần
lớn được xây dựng thành các mô hình toán học chặt chẽ và được công bố trong các
công trình của Meyer và Stevenson (1943), Schumacher và Coile (1960) hay gần đây
là của Wenk (1973). Nhìn chung, các hàm sinh trưởng đều có dạng toán học khá phức
tạp, biểu diễn quá trình sinh học dưới sự chi phối tổng hợp của các nhân tố nội và
ngoại cảnh. Đây là những hàm toán học mô phỏng được quy luật sinh trưởng của cây
rừng cũng như lâm phần dựa vào các nhân tố điều tra lâm phần để dự đoán giá trị lớn
nhất của các đại lượng sinh trưởng.
Từ nhiều thập kỷ trở lại đây, các nhà khoa học lâm nghiệp trên thế giới đã đi
sâu nghiên cứu với sự ứng dụng rộng rãi của thống kê toán học nhằm tìm ra các
phương trình toán học phù hợp cho việc mô tả quá trình sinh trưởng của các loài cây
rừng ở các vùng sinh thái khác nhau trên các châu lục.


5


Tuy nhiên các hàm toán học hay các hàm sinh trưởng được tìm ra chỉ thích hợp
với một số loài cây ở một số vùng sinh thái cụ thể nào đó, với các loài cây khác ở các
vùng sinh thái khác nhau, các hàm toán học này có phù hợp hay không cần phải có
những nghiên cứu ứng dụng và kết luận với mức độ phù hợp của chúng ở một mức độ
tin cậy nhất định.
Tiêu biểu và đại diện cho các kết quả nghiên cứu về sinh trưởng cây rừng được
công bố trên thế giới là những hàm sinh trưởng mang tên các tác giả như:
Hàm: Gompertz:

Trong đó:

y = m. e

−e

− a0 .

A
a1

Bachmann:

Log(Y) = a0 + a1Log(A) + a2Log2(A)

Korsun:

2

Y = a0.e( a1 ln A − a 2 ln A)

(−a1.A)a2

Mirscherlich:

Y = a0.[1- e

]

Thomasius:

−a1. A(1−e
Y = a0.[1- e

− a2 . A

)

]

Y là đại lượng sinh trưởng như chiều cao, đường kính…
m là giá trị cực đại có được của Y.
a0, a1, a2 là các tham số của phương trình.
A là tuổi cây rừng hay lâm phần
e là số mũ tự nhiên Neper (e = 2,7182…)

Trong các hàm sinh trưởng được trình bày ở trên, có thể coi hàm Gompertz là
hàm cơ sở ban đầu cho việc phát triển tiếp theo của các hàm sinh trưởng khác.
Mặt khác, sinh trưởng cũng được thể hiện thông qua mối tương quan và ảnh

hưởng tương hổ giữa các bộ phận của cây hay giữa các chỉ tiêu sinh trưởng với nhau.
Cụ thể hóa vấn đề này R.W.J.Keay (1961) đã nhận thấy, tương quan giữa đường kính
tán lá và lượng tăng trưởng đường kính thân cây có mối tương quan chặt chẽ với nhau
ở loài cây Sterculia rhiropetala tại Nigeria.
Theo Lowe (1961), G.N.Baur (1964) với các cây gỗ ở khu vực khô, sinh trưởng
chậm hơn ở các cây gỗ ở vùng ẩm ướt.

6


Tốc độ tăng trưởng hay còn gọi là lượng tăng trưởng thường xuyên của cây
rừng cũng được các nhà nghiên cứu quan tâm, mô tả và quy luật hóa quá trình tăng
trưởng của cây rừng bằng những hàm tăng trưởng như:
- Hàm Gompertz:

Y’= a0. e − a . A

- Hàm Korf:

Y’= a0. A − a

Trong đó:

1

1

Y’ là lượng tăng trưởng của nhân tố sinh trưởng nào đó
A là tuổi.
e là số mũ tự nhiên Neper (e = 2,7182 …).

a0, a1 là các tham số phương trình.

Theo Busson, lượng tăng trưởng về thể tích gỗ sẽ tăng lên đến một tuổi nào đó
lại giảm xuống. Prodan khi nghiên cứu quan hệ giữa đường cong sinh trưởng và đường
cong lượng tăng trưởng thấy rằng điểm uốn của đường cong sinh trưởng là điểm cực
đại của đường cong lượng tăng trưởng.
Thí dụ: H = F(A); ih = F’(A) = f(A)
Việc nghiên cứu về quy luật sinh trưởng và tăng trưởng của cây rừng về chiều
cao, đường kính, thể tích, … đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu sinh
trưởng trên thế giới. Qua đó đã đưa ra nhiều dạng hàm toán học khác nhau nhằm mô tả
chính xác quy luật sinh trưởng của mỗi loài cây ở từng vùng sinh thái khác nhau trên
thế giới và cũng là cơ sở khoa học rất quí giá cho những nghiên cứu khác về sinh
trưởng cây rừng trên thế giới.
2.3. Các nghiên cứu về sinh trưởng, tăng trưởng ở Việt Nam
Ở Việt Nam lĩnh vực này đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu
và đã có nhiều công trình đóng góp đáng kể cho công tác kinh doanh, quản lý bảo
vệ rừng.
Qua nghiên cứu về quy luật sinh trưởng các nhà khoa học đã tìm ra rất nhiều
dạng phương trình toán học khác nhau. Tuy nhiên, các dạng phương trình này chỉ phù
hợp cho một số loài cây ở những vùng sinh thái khác nhau.
Theo Vũ Đình Phương và cộng sự (1973) ( Trích dẫn từ Trương Văn Vinh,
2006), khi nghiên cứu quy luật sinh trưởng của rừng Bồ đề đã mô tả về quan hệ giữa
chiều cao bình quân với tuổi của quần thể Bồ đề (Styrax tonkinensis Pierre) trồng
thuần loại đều tuổi bằng phương trình:
7


AH = a0 +a1.A + a2.A2
Trong đó:
- A: tuổi của cây

- AH: tích số giữa tuổi và chiều cao bình quân
- a1, a2, a3: các tham số của phương trình
Đồng Sỹ Hiền (1973) (trích dẫn từ Đặng Quốc An, 2007) trong công trình
nghiên cứu của mình đã đưa ra dạng phương trình toán học bậc đa thức để biểu thị mối
quan hệ giữa đường kính và chiều cao ở các vị trí khác nhau của cây, qua đó mô tả
được quy luật phát triển hình dạng thân cây của cây rừng, đặc biệt là cây rừng tự
nhiên:
Y = b0 + b1.x1 + b2.x2 + b3.x3 +...+ bn.xn
Trịnh Đức Huy (1987) đã dùng các phương pháp toán học để xác lập quy luật
sinh trưởng của các nhân tố đo dưới nhiều dạng hàm khác nhau (hàm logarit, hàm mũ)
cho các lâm phần bồ đề thuần loại đều tuổi vùng trung tâm Bắc Việt Nam. Tác giả
nhận thấy rằng, hàm Schumacher Y=

a 0 .e − b / x

k

có độ liên hệ rất cao và ổn định cho

cả nhân tố đường kính, chiều cao và thể tích của cây rừng.
Trong đó:

Y là chỉ tiêu sinh trưởng của cây hay lâm phần.
X là tuổi của cây hay lâm phần.
a0, a1 là các tham số của phương trình.
k là hệ số biểu thị loài (k = 0,2 – 2)
e là số mũ tự nhiên Neper (e=2,7182…)

Đối với các loài cây trồng ở vùng nguyên liệu giấy phía Bắc, Đào Công Khanh
và các công sự (1994) bước đầu nghiên cứu quy luật sinh trưởng cho 4 loài cây trong

vùng là Thông Caribae, Keo tai tượng, Bạch đàn Camal và Bạch đàn Uro. Quan hệ
giữa các nhân tố đo với tuổi đã được mô phỏng bằng hàm Schumacher và đều có hệ số
tương quan rất cao.
Để lập biểu quá trình sinh trưởng ở rừng trồng Keo lá tràm, Vũ Tiến Hinh
(1996) cũng đã xác lập một loạt các hàm sinh trưởng, các mô hình dự đoán sản lượng
và tác giả đã đề xuất việc ứng dụng những kết quả này vào hoạt động sản xuất và kinh
doanh rừng trồng.
8


Bùi Việt Hải (1998), cũng đã chọn dạng hàm Schumacher để xây dựng mô hình
sinh trưởng cho các nhân tố đường kính d1,3, chiều cao Hvn, đường kính tán dT của cây
keo lá tràm làm cơ sở khoa học cho kỹ thuật tỉa thưa. Tác giả đã nhận định rằng, các
hàm sinh trưởng là các đường cong tăng và tăng nhanh ngay từ những năm đầu, mang
đặc tính chung của loài cây ưa sáng.
Nguyễn Ngọc Lung cũng nhận xét tương tự khi thử nghiệm một số hàm số để
biểu thị quá trình sinh trưởng D, H, V cho loài Thông ba lá. Qua nghiên cứu tác giả đã
cho những nhận xét: Hàm Gompertz và một số hàm sinh trưởng lý thuyết khác có
điểm xuất phát không phải tại gốc tọa độ. Tác giả cho rằng, đối với loài cây mọc chậm
thì cỡ tuổi đầu 5, 10 năm đều không quan trọng, nhưng trong điều kiện cây mọc nhanh
thì cần lưu ý vấn đề này. Và tác giả đã nhận xét rằng, hàm Schumacher có ưu điểm
tuyệt đối vì nó xuất phát từ gốc tọa độ, cuối cùng tác giả đề nghị dùng phương trình
Schumacher để mô tả quy luật sinh trưởng cho một số đại lượng D, H, V của loài
Thông ba lá tại Đà Lạt - Lâm Đồng.
Xu hướng sử dụng các mô hình toán học trong nghiên cứu sinh trưởng đã được
nhiều tác giả quan tâm như: Vũ Đình Phương, Vũ Tiến Hinh, Nguyễn Ngọc Lung,
Giang Văn Thắng, Bùi Việt Hải, Nguyễn Minh Cảnh, ... Các tác giả đã sử dụng
phương trình tương quan giữa các nhân tố điều tra lâm phần để xác định các quy luật
sinh trưởng. Những công trình nghiên cứu trên đều nhằm phục vụ cho việc xác định
cường độ tỉa thưa, dự đoán sản lượng gỗ, lập biểu cấp đất, biểu thể tích cho một số loài

cây trồng như: Thông, Mỡ, Bồ đề, Neem, Keo lá tràm, ...
Ngoài ra, còn có các dạng phương trình toán học khác được đề nghị nhằm mô tả
quy luật sinh trưởng của một số loại hình rừng ở Việt Nam.
2.4. Nhận định chung về tình hình nghiên cứu
Từ những kết quả nghiên cứu của các tác giả trên thế giới cũng như các tác giả
trong nước về sinh trưởng sản lượng rừng đã được tham khảo và điểm qua ở trên cho
thấy: Có rất nhiều công trình nghiên cứu công phu về lĩnh vực này cho một số loài cây
trồng. Ngày nay xu hướng phát triển về phương pháp nghiên cứu là đi vào định lượng.
Vì vậy, những nghiên cứu đều xuất phát từ cơ sở lý luận về lâm sinh học, về quan hệ
giữa sinh trưởng và sản lượng với điều kiện lập địa, về sự phụ thuộc của sinh trưởng
và sản lượng vào không gian sinh trưởng cũng như ảnh hưởng của các biện pháp tác
9


động. Từ đó xây dựng các mô hình phù hợp cho từng loài cây ứng với mục đích kinh
doanh cụ thể.
Sinh trưởng của loài cây nói chung và của các nhân tố như đường kính, chiều
cao và thể tích nói riêng mang tính quy luật. Việc xây dựng các hàm sinh trưởng hay
mô hình hoá quá trình sinh trưởng của các nhân tố điều tra đang là một xu thế phát
triển của nền lâm sinh hiện đại. Quan điểm chung đều thống nhất rằng, trong hoàn
cảnh mà các yếu tố ảnh hưởng tương đối đồng nhất thì sinh trưởng được coi như một
hàm số chỉ phụ thuộc vào thời gian và phương trình khái quát có dạng y = f(A). Nắm
bắt được quá trình sinh trưởng của cây sẽ là một công cụ rất tốt để xác định lượng tăng
trưởng và từ đó định ra thời điểm chặt, chu kỳ chặt tỉa thưa hay xác định tuổi khai thác
một cách hợp lý.
Những kết quả nghiên cứu ở nước ta cho thấy, nhiều tác giả đã tìm kiếm một số
dạng hàm số toán học để biểu diễn quá trình sinh trưởng của cây, đó là các quan hệ
định lượng giữa nhân tố điều tra (D1.3, DT , Hvn, V…) với tuổi cây (A). Các hàm sinh
trưởng của Gompertz (1825), Korsun (1935), Korf (1973), Verhulst (1845) và của
Schumacher (1986) đều đã được vận dụng ở dạng này hay dạng khác. Vũ Đình

Phương đã mô tả quan hệ giữa H bình quân với tuổi bằng hàm parabol: Y = a+bX
+cX2 ở lâm phần Bồ đề thuần loại và dạng hàm mũ Y= a(1-e-kx)b cho một số loài cây
rừng tự nhiên. Phùng Ngọc Lan đã thử nghiệm các hàm sinh trưởng châu Âu cho một
vài loài cây rừng Việt Nam và nhận thấy những hàm sinh trưởng đó chưa phù hợp với
đặc tính sinh trưởng của cây rừng nước ta. Trịnh Đức Huy và Đào Công Khanh đã
phân tích hàng loạt những mối quan hệ giữa các nhân tố Hvn, D1.3, V với tuổi và rút ra
hàm sinh trưởng của Schumacher: Y=

a 0 .e − b / x

k

có thể ứng dụng tốt để biểu thị sinh

trưởng ở một số loài cây kinh doanh nguyên liệu giấy. Vũ Nhâm qua so sánh các hàm
Korf, Gompertz và Verhulst đã chọn dạng hàm Y=m.e-aX/b cho loài Thông đuôi ngựa.
Nguyễn Ngọc Lung đã đề nghị dùng phương trình Schumacher để mô tả quy luật sinh
trưởng cho một số đại lượng D1,3, Hvn, V của loài Thông ba lá tại Đà Lạt - Lâm Đồng.
Một số sinh viên Khoa Lâm nghiệp trong thời gian gần đây cũng đã đề nghị
một số dạng hàm số toán học của Schumacher, Meyer, Parabol để biểu diễn quá

10


trình sinh trưởng của một số đại lượng D1,3, Hvn, V ở một số loài cây như: Neem,
Keo lá tràm, ...
Tuy nhiên, việc lựa chọn một hàm sinh trưởng nào đó để biểu thị cho quá trình
sinh trưởng của nhân tố định lượng nói chung đều có chung một tinh thần là hàm đó
phải biểu diễn đúng nhất quá trình sinh trưởng của loài cây nghiên cứu và có sai số
tương đối nhỏ nhất, các tham số của mô hình đều tồn tại. Những dạng hàm mũ kép

như hàm Schumacher, Korf và Gompertz đã được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu
về sinh trưởng của loài cây và lâm phần. Trong trường hợp, cùng một số liệu thực
nghiệm có thể có nhiều hàm khác nhau đều phù hợp, cần thực hiện phương pháp so
sánh nhiều hàm để cuối cùng lựa chọn hàm tốt hơn. Đây chính là quan điểm mà luận
văn kế thừa và đi theo để giải quyết các vấn đề cần nghiên cứu trong đề tài.

11


Chương 3
ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG VÀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm khu vực nghiên cứu
Lâm Đồng là một vùng đất cực Nam Tây nguyên, nơi tập trung một hệ thực vật
phong phú, đa dạng mang những đặc trưng vùng nhiệt đới núi cao, mưa mùa và những
nét của rừng Á nhiệt đới với nhiều kiểu rừng thưa (rừng lá kim), rừng kín thường
xanh, rừng rụng lá, rừng hỗn giao và rừng tre nứa, …
Rừng Lâm Đồng nói chung và Đà Lạt nói riêng là nơi nổi tiếng với nhiều loài
cây, loài con quý hiếm được đưa vào sách đỏ. Hiện nay, nhiều nhà khoa học trong và
ngoài nước đang chú ý đến các loài thông hai lá dẹt (Pinus krempfii), thông năm lá
(Pinus dalatensis), thủy tùng (Glyptostrobus pensisis), thông đỏ (Taxus willichiana).
Rừng Lâm Đồng còn là nơi cư trú và sinh sống của những loài động vật quý
hiếm như tê giác một sừng, voi, bò tót, sói xám, voọc xám, beo gấm, báo hoa mai, gấu,
vượn,… cùng với hàng trăm loài chim và bò sát. Mặc dù phong phú và đa dạng như
vậy, nhưng đáng tiếc lâu nay tình trạng khai thác bừa bãi, nạn phá rừng làm rẫy, nạn
cháy rừng đã làm suy giảm, có nơi cạn kiệt nguồn tài nguyên quý giá đó.
BQL rừng phòng hộ đầu nguồn Đa nhim quản lý diện tích rừng 47.892,08 ha là
rừng phòng hộ đầu nguồn cung cấp nguồn nước cho các nhà máy thủy diện như: thủy
điện Đa Nhim, Đạ Khai. Đồng thời là đầu nguồn của nhiều con sông lớn như sông Đa
Nhim, Krông Nô, Đa Dâng. Mục tiêu của BQL rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim:
+ Xây dựng và phát triển rừng bền vững, nâng cao độ che phủ,tạo môi trường

sinh thái chông xói mòn,giảm nhẹ thiên ta, điều hoà khí hậu điều hoà nguồn nước tạo
nguồn sinh thuỷ đầu nguồn sông Sêrêpok, hồ thuỷ điện Đa Nhim.
+ Sử dụng có hiệu quả đất trống đồi núi trọc, xây dựng cơ cấu cây trồng
hợp lý để dần thu nhập cho nguời dân địa phương trong vùng, gắn kinh tế của
nguời dân vào rừng.

12


+ Tạo công ăn việc làm ổn định, từng bước cải thiện đời sống đồng bào dân
tộc trong vùng. Bảo đảm an toàn trật tự xã hội, hạn chế tình trạng khai thác, chặt phá
rừng bừa bãi và các lâm sản khác, lấn chiếm đất rừng, săn bắt động vật rừng trái phép,
gây cháy rừng.....
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý:
- Kinh độ:

108o25’ 20 - 108o40’25

- Vĩ độ:

12o10’1 - 11o25’25

- Bắc và Đông Bắc giáp: Tỉnh Đắk Lắk, Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà.
- Nam giáp: Ranh giới huyện Đơn Dương, khu du lịch Đan Kia Suối Vàng.
- Đông giáp: Tỉnh Ninh Thuận, Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà.
- Tây giáp: Thành phố Đà Lạt, Ban quản lý rừng phòng hộ Đam Rông
- Ranh giới hành chính: Khu vực lâm phần Ban QLRPH đầu nguồn đa nhim
quản lý nằm trên xã Đasar, Đa Nhim, Đachais, Đưng Knớ, xã Lát và 01 thị trấn Lạc
Dương thuộc huyện Lạc Dương, Tỉnh Lâm Đồng.

+ Thuộc 25 tiểu khu gồm: 28, 30, 31, 39, 40, 41, 42, 62, 111, 112, 227A, 93,
96A, 96B, 98, 99, 114, 144, 115, 122, 123, 132, 139, 140, 141.
3.1.1.2. Địa hình
Toàn khu vực có địa hình tương đối phức tạp, độ cao biến đổi từ 1900 mét
xuống 1000 mét (hướng về hồ Đa Nhim) theo hướng giảm dần từ Bắc xuống Nam.
Một phần địa hình giảm dần từ Nam xuống bắc hướng về sông Krông Nô. Địa hình
phân cắt nhiều, thay đổi lớn nên độ dốc từ 20 - 30o, có nơi lớn hơn 30o như khu vực
giáp chân đỉnh Langbiang.
Nơi cao nhất là:

1879 m

Nơi thấp nhất là:

900 m

3.1.1.3. Thổ nhưỡng
Toàn khu vực có 4 loại đất chính:
- Đất Feralit có mùn phát triển trên nền đá acid kết tinh chua như acid, granit
(Có đặc điểm cứng khô, khó bị phong hoá cho đất có thành phần cơ giới nhẹ hoặc
trung bình, kết cấu rời rạc dễ bị xói mòn).

13


- Đất Feralít có mùn phát triển trên nền phiến thạch sét (có khả năng phong hoá
mạnh, cho đất có thành phần cơ giới nặng, kết dính cao, khó xói mòn hơn loại đất trên.
- Đất Feralít vàng đỏ có mùn phát triển trên nền đá mẹ Mácma axít.
- Đất phù sa và dốc tụ ven đồi núi và sông suối; Hình thành nên do qúa trình
bào mòn , rửa trôi từ các sườn dốc núi cao xuống và bồi tụ lại.

3.1.1.4. Khí hậu
- Khí hậu: do có độ cao từ 900 – 1900 m so với mặt nước biển nên trong vùng
chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đời gió mùa vùng cao.
- Thời tiết: có 2 mùa rõ rệt
+ Mùa mưa: Từ tháng 5 đến tháng 10, mưa nhiều nhất từ tháng 7, 8, 9. Đầu mùa
mưa thường xuất hiện mưa đá.
+ Mùa khô: Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, những tháng khô hanh nhất là
tháng 1, 2, 3 là những tháng thường xẩy ra cháy rừng mạnh .
+ Nhiệt độ trung bình hàng năm là: 17,9oC
Nhiệt độ thấp nhất là: 15,5 vào tháng 1.
Nhiệt độ cao nhất là:19,9 vào tháng 4.
+ Độ ẩm không khí trung bình năm là: 85%
Tháng có độ ẩm không khí thấp nhất là tháng 2 ( 73% ).
Tháng có độ ẩm không khí cao nhất là tháng 8 (92%).
+ Lượng mưa trung bình năm là 1896 mm.
Lượng mưa cao nhất là tháng 8 (396 mm).
Số ngày mưa trong năm 164 ngày.
+ Lượng bốc hơi trung bình hàng năm là : 82,7 mm.
Lượng bốc hơi cao nhất vào tháng 3 (138 mm).
Lượng bốc hơi thấp nhất vào tháng 8 (44 mm).
+ Hướng gió:
Hướng gió Bắc (N) thổi tháng 5, 7, 8, 9.
Hướng gió Tây Bắc (NW) thổi tháng 6.
Hướng gió Tây Nam (SW) thổi tháng 10.
Hướng gió Đông Bắc (NE) thổi từ tháng 11 cho đến tháng 4 năm sau.

14


3.1.1.5. Hệ thống sông ngòi

Do địa hình chia cắt phức tạp nên hình thành nhiều sông suối, khe và ghềnh
thác phân bổ đều khắp toàn khu vực, lưu lượng nước thay đổi từng mùa, gồm có 03
sông chính:
Sông Đa Nhim chảy suốt từ đầu ranh giới phía đông bắc theo hướng nam có
chiều dài 26 km có hơn 16 nhánh suối chảy vào sông này trong đó suối lớn nhất là suối
Đa Chay với chiều dài 22 km.
Sông Klong Két bắt nguồn từ phía Đông Bắc và phía Đông dãy Bidoup chảy
theo hướng Nam có chiều nằm trong vùng là 5km đầu nguồn dòng sông này là suối Đa
mông và Đa hir.
Sông Krông Nô bắt nguồn từ phía Đông Bắc và phía Đông dãy Bidoup chảy
theo hướng tây có chiều nằm trong vùng là 6 km.
3.1.2. Tình hình dân sinh, kinh tế, xã hội
3.1.2.1. Dân số, dân tộc, tôn giáo
+ Tổng số hộ 2556 hộ, trong đó đồng bào dân tộc chiếm 2505 hộ, khoảng
15.029 khẩu, khoảng 7515 lao động chính.
+ Thành phần dân tộc: Bao gồm các dân tộc Cil ,K’ho, Kinh nhưng chủ yếu là
K’ho chiếm tỉ lệ lớn.
+ Lao động chính: 2625 người.
3.1.2.2. Tình hình kinh tế
- Tập quán canh tác: Dân cư trên vùng dự án gồm các xã Đa Sar và Đa chais,
Đa Nhim, xã Lát, Đưng Knớ. Trình độ canh tác lạc hậu, trước đây sống du canh du cư,
thu nhập không ổn định, thường thiếu ăn vào mùa giáp hạt. Trong nhiều năm gần đây
với chính sách định canh định cư của nhà nước, xây dựng cơ sở hạ tầng và thay đổi
tập quán canh tác, phát triển chăn nuôi, xây dựng vườn hộ, tạo công ăn việc làm từ
nghề rừng như khoán QLBV, trồng rừng, chăm sóc rừng, tận thu lâm sản phụ ...
- Đời sống: Người dân đã tích cực trong công tác lập vườn hộ và đã có thu nhập
một phần từ vườn hộ, chăn nuôi, tham gia nghề rừng…đã từng bước ổn định đời sống
có nhiều hộ đến nay thoát cảnh đói nghèo. Nhưng nhìn chung đại bộ phận dân cư còn
nghèo, thiếu ăn vào mùa giáp hạt, cần có sự giúp đỡ của nhà nước và các tổ chức xã
hội khác bằng các dự án đầu tư phát triển kinh tế.

15


×