Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
PHẠM ĐÌNH SÂM
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG RỪNG TRỒNG SẢN XUẤT Ở
HUYỆN KỲ SƠN TỈNH HÒA BÌNH LÀM CƠ SỞ ĐỀ XUẤT
CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Chuyên ngành: Lâm học
Mã số: 60 62 60
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
NGƢỜ I HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. Nguyễn Huy Sơn
THÁI NGUYÊN - 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
PHẠM ĐÌNH SÂM
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG RỪNG TRỒNG SẢN XUẤT Ở
HUYỆN KỲ SƠN TỈNH HÒA BÌNH LÀM CƠ SỞ ĐỀ XUẤT
CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
THÁI NGUYÊN - 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
i
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
3
1.1
Trên thế giới
3
1.1.1
Nghiên cứu về lập địa và chọn loài cây trồng
3
1.1.2
Nghiên cứu về giống cây rừng
4
1.1.3
Nghiên cứu về các biện pháp KTLS tác động
5
1.1.4
Nghiên cứu về chính sách và thị trường
7
1.2
Ở Việt Nam
7
1.2.1
Nghiên cứu về chọn loài cây trồng
8
1.2.2
Nghiên cứu về lập địa
10
1.2.3
Nghiên cứu về giống cây rừng
12
1.2.4
Nghiên cứu về các biện pháp KTLS tác động
14
1.2.5
Nghiên cứu về chính sách và thị trường
18
1.3
Thảo luận
20
Chƣơng 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
KHU VỰC NGHIÊN CỨU
23
2.1
Điều kiện tự nhiên
23
2.1.1
Vị trí địa lý
23
2.1.2
Khí hậu, thuỷ văn
23
2.1.3
Địa hình
24
2.1.4
Thổ nhưỡng
24
2.1.5
Hiện trạng đất đai, tài nguyên rừng
25
2.2
Điều kiện kinh tế - xã hội
26
2.2.1
Dân số, dân tộc, lao động
26
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
ii
2.2.2
Tổ chức ngành lâm nghiệp
27
2.2.3
Cơ sở hạ tầng, đường giao thông
28
2.2.4
Giáo dục
28
2.2.5
Thu nhập kinh tế chủ yếu
29
2.3
Nhận xét và đánh giá chung
29
2.3.1
Thuận lợi
29
2.3.2
Khó khăn
29
Chƣơng 3: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
30
3.1
Mục tiêu nghiên cứu
30
3.1.1
Mục tiêu chung
30
3.1.2
Mục tiêu cụ thể
30
3.2
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
30
3.2.1
Đối tượng nghiên cứu
30
3.2.2
Phạm vi nghiên cứu
30
3.3
Nội dung nghiên cứu
31
3.3.1
Quá trình phát triển rừng trồng sản xuất ở huyện Kỳ Sơn
31
3.3.2
Đánh giá thực trạng rừng trồng sản xuất tại huyện Kỳ Sơn
31
3.3.3
Đánh giá khả năng sinh trưởng của các loài cây trong các mô
hình điển hình
31
3.3.4
Đánh giá hiệu quả của các mô hình điển hình
31
3.3.5
Tình hình chế biến sử dụng gỗ và thị trường tiêu thụ sản
phẩm
31
3.3.6
Đề xuất các giải pháp phát triển
31
3.4
Phương pháp nghiên cứu
32
3.4.1
Phương pháp tiếp cận
32
3.4.2
Phương pháp cụ thể
33
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
iii
Chƣơng 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
37
4.1
Quá trình phát triển rừng trồng sản xuất ở huyện Kỳ Sơn
37
4.1.1
Giai đoạn trước năm 1989
37
4.1.2
Giai đoạn 1989 - 1993
37
4.1.3
Giai đoạn 1993 – 1998
38
4.1.4
Giai đoạn 1998- đến nay
39
4.2
Đánh giá thực trạng rừng trồng sản xuất tại huyện Kỳ Sơn.
39
4.2.1
Mục tiêu trồng rừng sản xuất
39
4.2.2
Diện tích rừng trồng sản xuất
41
4.2.3
Cơ cấu loài cây trồng rừng sản xuất
46
4.2.4
Kỹ thuật trồng rừng sản xuất
47
4.2.5
Về cơ chế chính sách và tổ chức thực hiện
50
4.3
Đánh giá khả năng sinh trưởng của các loài cây trong các mô
hình điển hình
62
4.3.1
Về tỷ lệ sống
62
4.3.2
Về sinh trưởng và năng suất sinh khối
65
4.4
Đánh giá hiệu quả của các mô hình điển hình
68
4.4.1
Hiệu quả về kinh tế
68
4.4.2
Hiệu quả về xã hội
72
4.4.3
Hiệu quả về môi trường
74
4.5
Tình hình chế biến sử dụng gỗ và thị trường tiêu thụ sản
phẩm
76
4.5.1
Tình hình chế biến sử dụng gỗ
76
4.5.2
Thị trường tiêu thụ sản phẩm gỗ rừng trồng
78
4.6
Đề xuất các giải pháp phát triển
81
4.6.1
Giải pháp về kỹ thuật
81
4.6.2
Giải pháp về cơ chế chính sách và tổ chức thực hiện
83
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
iv
4.6.3
Giải pháp về xã hội
85
Chƣơng 5: KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ
86
5.1
Kết luận
86
5.2
Tồn tại
88
5.3
Kiến nghị
88
TÀI LIỆU THAM KHẢO
89
PHỤ LỤC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
v
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
BCR
Tỷ suất thu nhập và chi phí
D
1.3
Đường kính trung bình tại vị trí 1,3m
∆D
1.3
Tăng trưởng bình quân hàng năm về đường kính tại vị trí 1,3m
Dt
Đường kính tán trung bình
∆Dt
Tăng trưởng bình quân hàng năm về đường kính tán
FAO
Tổ chức Nông lương thế giới
GĐGR
Giao đất, giao rừng
Hvn
Chiều cao vút ngọn trung bình
∆Hvn
Tăng trưởng bình quân hàng năm về chiều cao vút ngọn
KHLN
Khoa học lâm nghiệp
KTLN
Kinh tế lâm nghiệp
KTLS
Kỹ thuật lâm sinh
LSNG
Lâm sản ngoài gỗ
MH
Mô hình
NN & PTNT
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
NPV
Giá trị lợi nhuận ròng
OTC
Ô tiêu chuẩn
TBKT
Tiến bộ kỹ thuật
RSX
Rừng sản xuất
UBND
Ủy ban nhân dân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng
Nội dung
Trang
2.1
Hiện trạng đất đai và tài nguyên rừng của huyện Kỳ Sơn
25
3.1
Thang điểm độ dốc và thành phần cơ giới đất
33
3.2
Thang điểm độ tàn che và độ che phủ của rừng trồng
34
3.3
Tổng hợp điểm cấp phòng hộ của rừng trồng
34
4.1
Mục tiêu trồng rừng sản xuất của huyện Kỳ Sơn
40
4.2
Diện tích rừng và đất lâm nghiệp của tỉnh Hòa Bình
41
4.3
Diện tích rừng và đất lâm nghiệp phân theo chức năng
42
4.4
Diện tích rừng sản xuất phân theo chủ quyền
43
4.5
Diện tích rừng và đất lâm nghiệp chia theo xã
44
4.6
Cơ cấu loài cây trồng rừng sản xuất của huyện Kỳ Sơn
46
4.7
Kỹ thuật áp dụng cho trồng rừng của dự án 661
48
4.8
Kỹ thuật áp dụng cho trồng rừng của Công ty Lâm nghiệp
49
4.9
Nguồn vốn đầu tư cho trồng rừng sản xuất của huyện Kỳ Sơn
53
4.10
Tỷ lệ sống của cây trồng trong các mô hình điển hình
63
4.11
Sinh trưởng của cây trồng trong các mô hình điển hình
65
4.12
Năng suất sinh khối của các mô hình điển hình
68
4.13
Chi phí trồng 01 ha rừng mô hình cho cả chu kỳ kinh doanh
69
4.14
Thu nhập từ khai thác cho 01 ha rừng trồng mô hình
70
4.15
Bảng cân đối thu chi cho 01 ha rừng trồng trong các mô hình
70
4.16
Hiệu quả kinh tế cho 01 ha rừng trồng trong các mô hình
72
4.17
Công lao động trồng 01 ha mô hình cho cả chu kỳ kinh doanh
74
4.18
Điểm đo khả năng phòng hộ của các mô hình
75
4.19
Các cơ sở chế biến và sử dụng gỗ rừng trồng huyện Kỳ Sơn
76
4.20
Phân loại nguyên liệu, sản phẩm gắn với thị trường
79
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình
Nội dung
Trang
3.1
Sơ đồ các bước nghiên cứu của đề tài
32
4.1
Ảnh MH Keo lai thuần loài (7 tuổi) tại xã Dân Hạ, huyện Kỳ
Sơn
63
4.2
Ảnh MH Keo tai tượng thuần loài(7 tuổi) tại xã Phúc Tiến
64
4.3
Ảnh MH Bạch đàn Urophylla thuần loài (7 tuổi) tại xã Dân
Hòa
65
4.4
Biểu đồ tăng trưởng ∆D
1.3
của các loài cây trong MH điển
hình
66
4.5
Biểu đồ tăng trưởng ∆Hvn của các loài cây trong MH điển
hình
67
4.6
Biểu đồ năng suất sinh khối của các MH điển hình
68
4.7
Ảnh chụp xưởng chế biến gỗ của tư nhân tại huyện Kỳ Sơn
77
4.8
Sơ đồ các kênh tiêu thụ sản phẩm gỗ rừng trồng sản xuất
80
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
Rừng trồng sản xuất có vị trí chiến lược rất quan trọng trong phát triển
lâm nghiệp ở nước ta. Ngoài việc góp phần đáng kể vào việc nâng độ che phủ
của rừng thì RSX còn là nguồn cung cấp gỗ chủ yếu cho các ngành chế biến,
đồng thời góp phần giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho hàng triệu
hộ dân sống trong rừng và gần rừng. Với vị trí đó, trong nhiều thập kỷ qua,
Chính phủ và ngành lâm nghiệp đã có nhiều chủ trương chính sách nhằm đẩy
mạnh trồng rừng nói chung và RSX nói riêng nhằm phấn đấu cung cấp đủ
nhu cầu gỗ nguyên liệu tiêu dùng trong nước và góp phần nâng độ che phủ
của rừng lên 43% như thời kỳ năm 1943. Điển hình là Chương trình trồng
rừng 327 sau đó là dự án trồng mới 5 triệu ha rừng được Quốc hội khoá X, kỳ
họp thứ 2 đã thông qua và Chính phủ đã có Quyết định phê duyệt số
661QĐ/TTg ngày 29/7/1998, theo đó nhiệm vụ chủ yếu của dự án là đến năm
2010 trồng mới được 5 triệu ha rừng. Trong đó, 2 triệu ha là rừng phòng hộ,
đặc dụng và 3 triệu ha là RSX. Để đạt được mục tiêu của Dự án đề ra, nhiều
chủ trương, chính sách, giải pháp đã được Chính phủ, ban ngành liên quan
được ban hành và triển khai trong cả nước, như việc quản lý quy hoạch đất
lâm nghiệp, vốn đầu tư, chính sách đầu tư và tín dụng, chính sách hưởng lợi
và tiêu thụ sản phẩm, về khoa học công nghệ, v.v Nhờ đó diện tích rừng
trồng của cả nước đã tăng lên đáng kể, từ năm 1990 mới có 745.000ha rừng
trồng, đến 1995 tăng lên 1.050.000 ha, năm 2000 là 1.638.000ha và đến năm
2004 đã đạt 2.219.000ha. Tính đến 31/12/2009 cả nước đã có 13.258.843ha
rừng, trong đó có 2.919.538ha rừng trồng, độ che phủ đạt 39,1%.
Tuy nhiên, việc phát triển rừng trồng sản xuất vẫn còn nhiều hạn chế,
chưa tương xứng với tiềm năng và kỳ vọng của các cơ quan quản lý lẫn nhà
đầu tư vào trồng rừng. Theo đánh giá của Bộ NN &PTNT, nhiệm vụ trồng
RSX còn rất lớn, nhưng kết quả thực hiện được rất thấp, do một số nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
2
nhân sau: ít được quan tâm chỉ đạo, đất trồng RSX được quy hoạch hạn chế
do nhiều địa phương chỉ chú ý quy hoạch rừng phòng hộ, phân tán trong dân,
không được Nhà nước hỗ trợ từ vốn ngân sách, việc chuyển giao khoa học kỹ
thuật còn hạn chế, thị trường tiêu thụ sản phẩm khó khăn, (Báo cáo sơ kết
thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng 1998-2005. Bộ NN&PTNT).
Kỳ Sơn là một huyện miền núi của tỉnh Hòa Bình với diện tích đất lâm
nghiệp khá lớn 15.086,62ha, chiếm 74,67% diện tích đất tự nhiên. Trong đó,
diện tích đất RSX là 10.847,02ha, chiếm 71,9% đất lâm nghiệp, diện tích đất
trống quy hoạch cho RSX là 4.670,82ha, chiếm 30,96 % đất lâm nghiệp. Qua
đó cho thấy tiềm năng phát triển trồng RSX của huyện Kỳ Sơn là rất lớn.
Trong nhiều năm qua, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công tác trồng
rừng nói chung và trồng RSX nói riêng. Diện tích rừng trồng của huyện Kỳ
Sơn cũng tăng lên đáng kể, người dân cũng đã bắt đầu chú ý hơn về trồng
RSX, năng suất và sinh trưởng rừng ngày được cải thiện, có nhiều mô hình
(MH) trồng rừng có hiệu quả rõ rệt. Tuy nhiên, phong trào trồng rừng vẫn
chưa phổ biến rộng rãi trong nhân dân, nhất là những hộ dân nghèo, hộ thiếu
vốn, thiếu lao động, Họ chưa tiếp cận được vốn vay ưu đãi, chưa được tư
vấn về khoa học kỹ thuật,.v.v
Vì vậy, để có cơ sở đề xuất các giải pháp khoa học công nghệ, cơ chế
chính sách phù hợp nhằm góp phần phát triển rừng trồng sản xuất tại huyện
Kỳ Sơn, tỉnh Hoà Bình, đề tài “ Đánh giá thực trạng rừng trồng sản xuất ở
huyện Kỳ Sơn tỉnh Hòa Bình làm cơ sở đề xuất các giải pháp phát triển
bền vững” được lựa chọn là cần thiết.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
3
Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
1.1.1. Nghiên cứu về lập địa và chọn loài cây trồng
Kết quả nghiên cứu của Pandey.D (1983) [43] về loài Bạch đàn
Eucalyptus camaldulensis được trồng trên các điều kiện lập địa khác nhau đã
cho thấy nếu trồng ở vùng nhiệt đới khô với chu kỳ kinh doanh từ 10-20 năm
thì năng suất chỉ đạt từ 5-10 m
3
/ha/năm, nhưng trồng ở vùng nhiệt đới ẩm thì
năng suất có thể đạt tới 30 m
3
/ha/năm.
Khi đánh giá khả năng sinh trưởng của loài Thông Pinus patula ở
Swziland, Julian Evans (1992) [38] đã chứng minh khả năng sinh trưởng về
chiều cao của loài Thông này có quan hệ khá chặt (R=0,81) với các yếu tố địa
hình và đất thông qua phương trình tương quan sau: Y = -18,75 + 0,0544x3 -
0,000022x32 + 0,0185x4 + 0,0449x5 + 0,5346x11
Trong đó: Y: Chiều cao vút ngọn tại thời điểm 12 tuổi (m);
x3: Độ cao so với mặt nước biển (m);
x4: Độ dốc chênh lệch giữa đỉnh đồi và chân đồi (%);
x5: Độ dốc tuyệt đối của khu trồng rừng (%);
x11: Độ phì của đất đã được xác định
Từ các kết quả nghiên cứu của các tác giả trên thế giới về điều kiện lập
địa đã cho thấy việc xác định vùng trồng và điều kiện lập địa phù hợp với
từng loài cây trồng là rất cần thiết và đây cũng chính là một trong những yếu
tố quan trọng quyết định đến năng suất và chất lượng của rừng trồng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
4
1.1.2. Nghiên cứu về giống cây rừng
Cây trồng muốn sinh trưởng, sản lượng, năng suất trồng rừng cao phải
có giống tốt. Giống là điều kiền đầu tiên quyết định đến năng suất và chất
lượng của rừng trồng. Để đánh giá được khả năng sinh trưởng và năng suất
cây trồng ngoài nhân tố điều kiện lập địa thì giống cây trồng còn có ý nghĩa
quyết định tới năng suất rừng trồng. Trên thế giới đã có rất nhiều nước đi sâu
nghiên cứu cải thiện tính di truyền của các giống cây rừng, điển hình là các
nước: Công Gô, Brazin, Swaziland, Malayxia, Zimbabwe…
Hiện tại có nhiều giống cây rừng có năng suất cao đã được nghiên cứu
và đưa ra sản xuất nhằm nâng cao năng suất cũng như rút ngắn chu kỳ kinh
doanh phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế và nâng cao thu nhập cho người
trồng rừng. Có nhiều loại giống cây rừng đã được nghiên cứu và phát triển,
như Keo, Bạch đàn, Thông, Mỡ vv…. Ở Công Gô, bằng phương pháp lai
nhân tạo đã tạo ra giống Bạch đàn lai Eucalyptus hybrids có năng suất đạt tới
35 m
3
/ha/năm sau 7 năm trồng. Tại Brazin, bằng con đường chọn lọc nhân
tạo đã chọn được giống Bạch đàn Eucalyptus grandis có năng suất đạt tới 55
m
3
/ha/năm sau 7 năm trồng (Welker, 1986) [48]. Tại Swaziland cũng đã chọn
được giống Thông Pinus patula sau 15 năm tuổi đạt năng suất 19 m
3
/ha/năm
(Pandey, 1983) [43]. Ở Zimbabwe cũng đã chọn được giống Bạch đàn
Eucalyptus grandis đạt từ 35 m
3
– 40 m
3
/ha/năm, giống Bạch đàn E.urophylla
đạt trung bình tới 55 m
3
/ha/năm, có nơi lên tới 70 m
3
/ha/năm (Campinhos và
Ikemori, 1988) [37]. Tại công ty Aracrug ở Brazil đã sử dụng giống Bạch đàn
lai giữa E. grandis với E. urophylla, trồng rừng bằng hom và áp dụng các biện
pháp KTLS tích cực đã đưa năng suất trồng rừng Bạch đàn lên tới 70
m
3
/ha/năm .
Đối với cây Keo lai tự nhiên giữa Acacia mangium và Acacia
auriculiformis được phát hiện đầu tiên vào những năm 1970 ở Sabah,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
5
Malaysia. Những cây lai này ở Ulu Kukut đã thấy có kích thước lớn hơn,
dạng cành và thân tròn đều hơn các cây Keo tai tượng đứng gần. Ngoài ra,
còn có dấu hiệu cho thấy tỷ trọng gỗ và một số tính chất của cây lai cao hơn
hẳn cây mẹ Keo tai tượng (Rufelds, 1987) [45]. Theo Pinso và Nasi (1991)
[44] Keo lai giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm được phát hiện lần đầu tiên ở
Sook Telupid thuộc bang Sabah, Malaysia. Cây Keo lai đã được Pedley (Bảo
tàng thực vật bang Queensland) khẳng định vào năm 1977. Từ đó, người ta
thường thấy Keo lai xuất hiện trong các khu rừng trồng Keo tai tượng thu hạt
từ Ulu Kurut của Malaysia nơi có lai giống tự nhiên giữa hai loài.
1.1.3. Nghiên cứu về các biện pháp KTLS tác động
Biện pháp KTLS tác động có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh
trưởng và năng suất cây rừng. Có rất nhiều biện pháp KTLS tác động được
nghiên cứu nhằm cải thiện năng suất cây trồng như: Kỹ thuật trồng, chăm sóc,
bón phân, tỉa thưa,…có thể công trình nghiên cứu điển hình sau đây:
1.1.3.1. Ảnh hưởng của xử lý thực bì và làm đất đến sinh trưởng của rừng
trồng
Theo Nambiar và Brown (1997) [41] thì việc trồng rừng có thể đem lại
những ảnh hưởng tích cực khi độ phì đất được cải thiện. Ngược lại, nó đem
lại ảnh hưởng tiêu cực nếu làm mất cân bằng hay cạn kiệt nguồn dinh dưỡng
trong đất. Việc làm đất có thể dẫn đến cải thiện độ phì vật lý của đất, nhưng
cũng có thể làm giảm độ phì hóa học của đất. Tuy nhiên những nhà khoa học
cho rằng việc sử dụng cơ giới hoá trong xử lý thực bì và làm đất trồng rừng là
nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm sức sản xuất của đất. Quản lý độ phì đất
trong đó có các biện pháp KTLS về xử lý thực bì trước khi trồng nhằm ổn
định và cải thiện năng suất rừng trồng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
6
1.1.3.2. Ảnh hưởng của bón phân tới sinh trưởng của rừng trồng
Nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật bón phân cho cây trồng nhằm nâng
cao năng suất rừng trồng đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm
nghiên cứu. Điển hình là công trình nghiên cứu của Mello (1976) [40] khi
nghiên cứu ở Brazil, tác giả đã cho thấy bón phân NPK Bạch đàn sinh trưởng
nhanh hơn 50% so với không bón phân. Nghiên cứu về công thức bón phân
cho Bạch đàn E. grandis theo công thức 150g NPK /gốc với loại phân bón có
tỷ lệ N:P:K = 3:2:1. Nghiên cứu ở Nam Phi của Schonau (1985) [46] đã đưa
ra kết luận có thể nâng cao chiều cao trung bình của rừng trồng lên 2 lần sau
năm thứ nhất. Bón phân Phosphate cho Thông caribe ở Cu Ba, Herrero và
cộng sự (1988) [39] đã nâng cao sản lượng rừng sau 13 năm trồng từ 56 m
3
/ha
lên 69 m
3
/ha,… Những kết quả nghiên cứu trên cho thấy biện pháp bón phân,
thời gian bón phân, loại phân bón có ảnh hưởng khá rõ rệt đến năng suất rừng
trồng.
1.1.3.3. Ảnh hưởng của mật độ đến sinh trưởng của rừng trồng
Mật độ trồng rừng ban đầu là một trong những biện pháp KTLS quan
trọng có ảnh hưởng khá rõ đến năng suất rừng trồng. Vấn đề này đã có rất
nhiều công trình nghiên cứu với nhiều loài cây khác nhau trên các dạng lập
địa khác nhau, điển hình như: Công trình nghiên cứu của Evans, J. (1992)
[38], tác giả đã bố trí 4 công thức mật độ trồng khác nhau (2.985; 1.680;
1.075 và 750 cây/ha) cho Bạch đàn E.deglupta ở Papua New Guinea, số liệu
thu được sau 5 năm trồng cho thấy đường kính bình quân của các công thức
thí nghiệm tăng theo chiều giảm của mật độ, có nghĩa là rừng trồng ở mật độ
thấp tuy tăng trưởng về đường kính cao hơn nhưng trữ lượng gỗ cây đứng của
rừng vẫn còn nhỏ hơn những công thức trồng mật độ cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
7
Như vậy, mật độ trồng ảnh hưởng khá rõ đến năng suất, chất lượng sản
phẩm và chu kỳ kinh doanh, vì thể cần phải căn cứ vào mục tiêu kinh doanh
cụ thể để xác định mật độ trồng cho thích hợp.
1.1.4. Nghiên cứu về chính sách và thị trường
Theo nghiên cứu của Thomas Enters và Patrick B. Durst (2004) [47],
để phát triển trồng rừng sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao, ngoài sự tập trung
đầu tư về kinh tế và kỹ thuật còn phải nghiên cứu những vấn đề có liên quan
đến chính sách và thị trường. Nhận biết được 2 vấn đề then chốt, đóng vai trò
quyết định đối với quá trình sản xuất nên tại các nước phát triển như Mỹ,
Canda, Nhật… nghiên cứu kinh tế lâm nghiệp ở các quốc gia phát triển hiện
nay được tập trung vào thị trường và khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
Các tác giả trên thế giới cũng quan tâm nhiều đến các hình thức khuyến
khích trồng rừng. Điển hình có những nghiên cứu của Narong Mahanop
(2004) [42] ở Thailand, Ashadi và Nina Mindawati (2004) [36] ở Indonesia…
Qua những nghiên cứu của mình, các tác giả cho biết hiện nay 3 vấn đề được
xem là quan trọng, khuyến khích người dân tham gia trồng rừng tại các quốc
gia Đông Nam Á chính là:
- Quy định rõ ràng về quyền sử dụng đất;
- Quy định rõ đối tượng hưởng lợi từ trồng rừng;
- Nâng cao hiểu biết và nắm bắt kỹ thuật của người dân.
Quan điểm chung về phát triển trồng RSX có hiệu quả kinh tế cao là
trồng rừng cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu với
sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế và đa dạng hóa các hình thức sở hữu
trong mỗi loại hình tổ chức kinh doanh sản xuất rừng trồng.
1.2. Ở Việt Nam.
Ở Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu nhằm hỗ trợ và nâng
cao hiệu quả cho công tác phát triển rừng trồng nói chung và rừng trồng sản
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
8
xuất nói riêng. Các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực: chọn loài
cây trồng, chọn lập địa, giống, các biện pháp kỹ thuật và cơ chế chính sách.
Kết quả đạt được của các công trình nghiên cứu đã đóng góp tích cực vào việc
nâng cao chất lượng và hiệu quả trồng rừng ở nước ta trong thời gian qua. Có
thể tóm tắt kết quả một số công trình như sau:
1.2.1 Nghiên cứu về chọn loài cây trồng
Chọn loài cây trồng là một vấn đề hết sức quan trọng trong công tác
trồng rừng, nó có tính quyết định đến năng suất, chất lượng và sự thành bại
của rừng trồng trong tương lai. Do vậy, trong nhiều thập kỷ qua việc nghiên
cứu lựa chọn tập đoàn cây trồng phù hợp cho các vùng kinh tế lâm nghiệp
trong cả nước và trên từng lập địa cụ thể đã được ngành Lâm nghiệp và các
nhà khoa học quan tâm giải quyết:
Từ năm 1978, để kịp thời phục vụ cho nhiệm vụ trồng rừng và phát
triển lâm nghiệp của cả nước sau khi miền nam hoàn toàn giải phóng, Bộ Lâm
nghiệp (nay là Bộ NN & PTNT) đã có văn bản quy định về các loài cây dùng
để trồng rừng cho các tỉnh. Tuy nhiên, do hoàn cảnh đất nước mới thống nhất,
quy định về cây trồng rừng chủ yếu mới chỉ dựa vào kết quả đạt được từ kinh
nghiệm sản xuất lâm nghiệp của các tỉnh phía Bắc là chính, do đó cơ sở khoa
học và căn cứ thực tiễn còn nhiều hạn chế.
Đến năm 1985, trong công trình nghiên cứu: “Bước đầu xác định cây
trồng rừng cho các vùng KTLN” của G.S Nguyễn Xuân Quát - Viện KHLN
Việt Nam [20]. Nhóm tác giả đã đề xuất 92 loài cây trồng rừng trên 9 vùng
với 5 tiêu chí lựa chọn:
1. Đáp ứng được mục tiêu kinh doanh lâm nghiệp của vùng hoặc địa
phương.
2. Phù hợp với hoàn cảnh sinh thái và điều kiện lập địa nơi trồng hay nơi
phát triển.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
9
3. Đã có quy trình hay hướng dẫn kỹ thuật hoặc tối thiểu cũng phải có kinh
nghiệm và đã được phát triển trong sản xuất có kết quả, cũng như đã được mô
hình hoá với quy mô đủ lớn trên thực địa.
4. Có nguồn giống đảm bảo được nhu cầu phát triển về số lượng và chất
lượng.
5. Cho năng suất và hiệu quả kinh tế có thể chấp nhận được.
Kết quả nghiên cứu trên đã được Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ NN &
PTNT) ban hành theo quyết định số 680/QĐ/LN ngày 15/8/1986, quy định
những loài cây dùng để trồng rừng và phát triển lâm nghiệp cho các vùng
KTLN.
Năm 1996 với sự tài trợ của Dự án STRAP và tổ chức FAO, công trình
nghiên cứu “Xác định loài cây bản địa cho trồng lại rừng theo mục đích sử
dụng ở Việt Nam” do Viện KHLN Việt Nam thực hiện đã đưa ra danh mục
197 loài cây bản địa theo mục đích sử dụng, gồm: 83 loài cây gỗ lớn, 50 loài
cây gỗ nhỏ, 40 loài cây cho sản phẩm ngoài gỗ và 23 loài cây phù trợ [33].
Năm 1997 cũng với sự tài trợ của Dự án STRAP và Đại sứ quán Úc,
công trình nghiên cứu “Xác định loài cây gỗ bản địa có chất lượng cao để
trồng rừng’’ do Viện KHLN Việt Nam thực hiện. Kết quả đã đề xuất được
210 loài cây gỗ bản địa có chất lượng cao phân bố trong các vùng KTLN theo
3 cấp độ cao [34].
Trần Quang Việt, Nguyễn Bá Chất khi nghiên cứu đề tài: “Xác định cơ
cấu cây trồng và xây dựng hướng dẫn kỹ thuật trồng cho một số loài cây chủ
yếu phục vụ chương trình 327”, trong 2 năm (1998 – 1999) đã đề xuất được
104 loài cây mục đích phòng hộ và cây phù trợ lấy gỗ [35].
Phạm Đình Tam và các cộng sự thuộc Viện KHLN Việt Nam đã thực
hiện Dự án “Điều tra đánh giá xác định tập đoàn cây trồng rừng sản xuất có
hiệu quả trên các dạng lập địa chủ yếu trong các vùng KTLN toàn quốc” từ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
10
2002-2004 [28]. Kết quả đã đề xuất được danh mục loài cây trồng RSX có
hiệu quả cho các vùng KTLN gồm 37 loài, phân theo 4 nhóm: (+) Nhóm I là
nhóm các loài mọc nhanh cho năng xuất cao, đây là nhóm chủ lực cho trồng
rừng, gồm 12 loài; (+) Nhóm II là nhóm các loài bản địa lá rộng tạo thế bền
vững môi trường rừng, gồm 15 loài; (+) Nhóm III là nhóm các loài cây cho
LSNG, gồm 7 loài; (+) Nhóm IV là nhóm các loài cây dự kiến cho tương lai,
gồm 3 loài.
Với những thành quả nghiên cứu đạt được, Bộ NN &PTNT đã có quyết
định số 16/2005/QĐ-BNN ngày 15/3/2005 về quy định danh mục các loài cây
cho trồng RSX theo 9 vùng sinh thái lâm nghiệp trong toàn quốc.
1.2.2. Nghiên cứu về lập địa
Lập địa được hiểu là những điều kiện ở nơi sinh trưởng của thực vật.
Các yếu tố hình thành lập địa quyết định tạo nên thực trạng rừng khác nhau và
ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng rừng. Bởi vậy, trong nhiều năm qua để
phục vụ công tác trồng rừng, nhiều công trình nghiên cứu về lập địa đã được
thực hiện trên phạm vi cả nước. Có thể điểm qua một số công trình chủ yếu
như sau:
Hoàng Xuân Tý (1976-1980) [32], đã thực hiện Đề tài “Đánh giá tiềm
năng và hướng dẫn sử dụng đất vùng Trung tâm trong kinh doanh rừng
nguyên liệu giấy”. Kết quả cho thấy có năm nhân tố thổ nhưỡng ảnh hưởng rõ
rệt nhất đối với năng suất rừng trồng là: hàm lượng mùn, hàm lượng đạm, độ
xốp, chế độ nước và độ dày tầng đất, tác giả cũng cảnh báo rằng cả năm nhân
tố này đều dễ dàng thay đổi, rất rễ suy thoái do mất rừng và sử dụng đất
không hợp lý.
Đỗ Đình Sâm, Nguyễn Ngọc Bình và các cộng sự (1990-1995) [24] khi
thực hiện đề tài “Đánh giá tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp và hoàn thiện
phương pháp điều tra lập địa” đã chỉ ra rằng độ phì đất và tiềm năng sản xuất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
11
đất lâm nghiệp nhìn chung còn khá nhưng thực tế chưa được phát huy, sử
dụng đất có nơi chưa bền vững. Cần có quy hoạch và xây dựng chiến lược
cho rừng trồng sản xuất, có mục tiêu rõ ràng, đặc biệt rừng trồng công nghiệp
trên phạm vi toàn quốc.
Vũ Đình Hưởng, Phạm Thế Dũng và các cộng sự (2002-2005) [10] đã
phối hợp với Trung tâm nghiên cứu lâm nghiệp quốc tế (CIFOR) tham gia Dự
án mạng “Quản lý lập địa và năng suất rừng trồng nhiệt đới” tại Trạm Phú
Bình, Bình Dương với đối tượng là rừng trồng Keo lá tràm luân kỳ hai. Kết
quả bước đầu cho thấy việc để lại cành nhánh sau khai thác đã có tác động tới
tăng trưởng của rừng trồng chu kỳ 2, sau hai năm đường kính và chiều cao
của các công thức để lại cành nhánh đã lớn hơn rõ rệt so với công thức không
để lại cành nhánh. Ngoài ra, việc kiểm soát cỏ dại bằng cách phun thuốc diệt
cỏ quanh gốc cây rộng 1,5m đã làm tăng trưởng của rừng ở tuổi 2 lên 45%.
Việc bón phân hợp lý cũng làm tăng trưởng rừng Keo lá tràm lên 15%.
Ngô Đình Quế, Đỗ Đình Sâm và cộng sự (1999-2000) [22] đã thực hiện
đề tài:“Xác định tiêu chuẩn phân chia lập địa (vi mô) cho rừng trồng công
nghiệp tại một số vùng sinh thái ở Việt Nam”. Các tác giả đã lựa chọn được 4
yếu tố để phân chia các dạng lập địa: đá mẹ và loại đất; độ dốc; độ dày tầng
đất và thảm thực bì chỉ thị. Mỗi yếu tố lập địa lại được phân chia ra các cấp
nhất định với từng tiêu chuẩn cụ thể. Bên cạnh đó thiết lập được bảng tổng
hợp phân chia các dạng lập địa và nhóm dạng lập địa chủ yếu, đơn giản và dễ
áp dụng; xác định các loài cây trồng chính theo thứ tự ưu tiên cho từng nhóm
dạng lập địa tại các vùng nghiên cứu; xây dựng quy trình điều tra xây dựng
bản đồ dạng lập địa cho rừng trồng công nghiệp thuộc 3 vùng sinh thái khác
nhau ở Việt Nam.
Đỗ Đình Sâm, Phạm Ngọc Mậu, Ngô Đình Quế và cộng sự (2001-
2005) [25] đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của một số
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
12
rừng trồng cây nhập nội chủ yếu đến môi trường đất ở Việt Nam” kết quả cho
thấy ảnh hưởng của rừng trồng Bạch đàn, Keo lá tràm, Keo tai tượng tới môi
trường đất phụ thuộc vào điều kiện đất đai, khí hậu nơi trồng; các yếu tố dễ
biến động là dung trọng, độ xốp, hàm lượng mùn, vi sinh vật, chế độ ẩm trong
đất, Nhìn chung rừng Bạch đàn có tính chất lý học (dung trọng, độ xốp, ),
hoạt động vi sinh vật kém hơn so với rừng Keo; sự tích luỹ mùn trong đất
dưới rừng Bạch đàn ở những nơi đất ít thoái hoá có xu hướng cao hơn dưới
rừng trồng Keo và chưa có cơ sở kết luận trồng rừng Bạch đàn sẽ làm thoái
hoá mạnh môi trường đất.
Theo kết quả nghiên cứu của Triệu Văn Hùng, Dương Tiến Đức (2006)
[8], với việc lựa chọn các giống TBKT trên dạng lập địa là đất xám mùn trên
núi (Xh), có thể sử dụng các dòng Keo lai BV10, BV16, BV32; đất nâu vàng
trên đá mẹ Bazan nên dùng các dòng TB15, TB11,….
1.2.3. Nghiên cứu về giống cây rừng
Dù áp dụng các biện pháp KTLS tác động vào cây rừng ở mức độ thế
nào đi nữa nếu cây rừng không có giống tốt sinh trưởng nhanh, thích nghi với
điều kiện gây trồng thì không thể tạo ra năng suất cao. Vì vậy, nghiên cứu
nâng cao chất lượng giống là giải pháp hàng đầu khi áp dụng liên hoàn các
biện pháp KTLS trong trồng RSX. Trong chiến lược phát triển giống cây lâm
nghiệp giai đoạn 2006 – 2020 đã nêu rõ: Xây dựng ngành giống lâm nghiệp
hiện đại, đảm bảo cung cấp đủ giống có chất lượng cao phục vụ nhu cầu trồng
rừng, áp dụng khoa học công nghệ mới theo hướng sử dụng ưu thế lai. Đến
năm 2010 bảo đảm cung cấp 60% giống từ nguồn giống được công nhận,
trong đó 40% giống được tạo từ phương pháp vô tính để cung cáp cho trồng
rừng. Đến năm 2015 bảo đảm cung cấp 80% giống từ nguồn giống được công
nhận, trong đó 50% là giống vô tính [1].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
13
Trong một số năm gần đây, xu hướng các nghiên cứu chủ yếu tập trung
vào một số loài cây như Thông, Bạch đàn, Keo và Phi lao,… với những nội
dung chủ yếu chọn lọc, lai, giâm hom, nuôi cấy mô, Đặc biệt là khảo
nghiệm để chọn loài và xuất xứ. Sau đó tiến hành các hoạt động chọn lọc cây
trội, xây dựng vườn giống và rừng giống cho nhiều loài cây trồng bao gồm cả
bản địa và nhập nội.
Điển hình về lĩnh vực này là công trình nghiên cứu của Nguyễn Hoàng
Nghĩa (2000) [17], tác giả đã nghiên cứu chọn giống Bạch đàn sinh trưởng
nhanh, kháng bệnh tốt đã đề xuất một số loài Bạch đàn cho trồng RSX tại
Việt Nam như loài Bạch đàn trắng (E. camaldulensis) với các xuất xứ:
Kennedy River, Morehead River, Katherine,…Lê Đình Khả và cộng sự
(2003) [11], sau khi nghiên cứu tạo giống và nhân giống cho một số loài cây
trồng rừng chủ yếu ở Việt Nam đã xác định được các xuất xứ có giá trị để
phát triển vào sản xuất đối với Thông caribe và Thông ba lá gồm các xuất xứ
Poptun 3, Cardwell của P.caribaea var hondurensis; Andos của P.caribaea
var bahamensis,
Ngoài ra, Tre cũng là đối tượng quan trọng đối với việc phát triển RSX.
Theo kết quả nghiên cứu của Lê Viết Lâm (2006) [12] về các loài tre chủ yếu
ở Việt nam cho thấy cả nước có khoảng 122 loài phân bố hầu hết ở các tỉnh,
các vùng và độ cao khác nhau. Tre có công dụng rộng rãi trong xã hội hiện
nay từ làm nhà đến phục vụ công nghiệp giấy và ép ván sàn. Kết quả đánh giá
về hiệu quả kinh tế của các loại Tre luồng tại Thanh Hóa phục vụ cho chương
trình tái định cư thủy điện Trung Sơn, Nguyễn Duy Phương (2008) [18] đã
nhận định rằng giá trị kinh tế của Tre luồng tại Quan Hóa -Thanh Hóa cao
hơn rất nhiều so với các loại cây trồng khác và được coi là đối tượng rừng
kinh tế chủ yếu ở khu vực này.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
14
1.2.4. Nghiên cứu về các biện pháp KTLS tác động
Các biện pháp KTLS tác động nhằm nâng cao năng suất cây trồng ở
nước ta trong những năm gần đây rất được chú ý. Tuỳ theo đặc điểm loài,
điều kiện lập địa, điều kiện kinh doanh mà có những nghiên cứu khác nhau.
1.2.4.1. Ảnh hưởng của xử lý thực bì và làm đất đến sinh trưởng của rừng
trồng
Tuỳ vào điều kiện đất, loài cây trồng và phương thức trồng rừng mà đất
có thể được xử lý bằng nhiều phương pháp khác nhau.Thông thường sau khi
xử lý thực bì, đất được đào thành hố theo kích thước và mật độ thiết kế. Tuy
nhiên trong một số điều kiện nhất định, đất được xử lý bằng cách cày toàn
diện hoặc lên líp trước khi đào hố.
Thí nghiệm về lên líp trồng rừng được tiến hành tại Quảng Trị, trên
vùng đất cát nội đồng có lượng mưa trung bình năm đạt 2200-2800mm/năm
và thường hay bị ngập lụt vào mùa mưa (Nguyễn Thị Liệu, 2004) [13]. Thí
nghiệm được tiến hành với Keo lá tràm (A. auriculiforimis) và Keo lưỡi liềm
(A. crassicapar). Kết quả cho thấy sau 4,5 năm, lêp líp làm tăng một cách có
ý nghĩa về đường kính và chiều cao của Keo lưỡi liềm. Tuy nhiên, với Keo lá
tràm sự khác nhau rõ rệt chỉ xảy ra đối với đường kính. Kích thước líp thích
hợp để trồng Keo lưỡi liềm là cao 0,2m, rộng 4m và với Keo lá tràm là 0,2m
chiều cao và 1,5m chiều rộng.
Biện pháp KTLS tác động đầu tiên trong trồng rừng thì phương pháp
làm đất là chính. Ngoài những nghiên cứu làm đất thủ công trước kia, xu
hướng hiện nay được các nhà lâm sinh quan tâm đó là áp dụng cơ giới trong
làm đất. Trong nghiên cứu của Đỗ Đình Sâm và cộng sự (2001) [23], thông
qua thí nghiệm cày ngầm để trồng rừng Bạch đàn Urophylla trên đất thoái hoá
ở Phù Ninh - Phú Thọ cho thấy sau 8 năm tuổi năng suất cây đứng có thể đạt
16m
3
/ha/năm, nhưng nơi làm đất bằng thủ công chỉ đạt 5m
3
/ha/năm. Ngược
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
15
lại trên đất dốc thoái hoá ở Đông Nam Bộ, Phạm Thế Dũng (2005) [4] đã thử
nghiệm hai phương pháp làm đất thủ công và cơ giới để trồng rừng Keo lai,
kết quả cho thấy sinh trưởng của Keo lai ở phương pháp làm đất thủ công lại
tốt hơn phương pháp làm đất cơ giới sau 3 năm tuổi.
Năm 2001, thí nghiệm về làm đất được tiến hành với Keo lá tràm
(Phạm Thế Dũng, 2005) [4]. Sau 4 năm, chiều cao của cây trong thí nghiệm
đối chứng (không cày) tốt hơn rõ rệt so với cây trong công thức làm đất bằng
phương pháp cày toàn diện. Nguyên nhân có thể trong công thức cày toàn
diện đất bị rửa trôi và xói mòn. Sự sai khác có ý nghĩa cũng được ghi nhận
đối với tăng trưởng đường kính thân cây và trữ lượng lâm phần.
Vũ Đình Hưởng và cộng sự (2006) [9] khi nghiên cứu về các biện pháp
xử lý thực bì đối với rừng trồng Keo lá tràm đã cho thấy: việc kiểm soát cỏ
dại bằng thuốc diệt cỏ xung quanh gốc cây rộng 1,5m đã làm tăng lượng tăng
trưởng cao hơn 45% so với không kiểm soát thực bì khi cây rừng ở tuổi hai và
khi phun thuốc diệt cỏ trên toàn diện tích lô rừng không có tác dụng lớn tới
tăng trưởng hàng năm; ngoài ra thực bì sau khi phát để tự phân huỷ cũng đã
làm tăng trữ lượng lâm phần cao hơn 7% so với việc phát và lấy thực bì ra
khỏi rừng.
Nguyễn Ngọc Đích (2000-2004) [2] sau khi nghiên cứu xây dựng MH
trồng rừng thâm canh một số dòng Bạch đàn tuyển chọn đã chỉ ra rằng, khi áp
dụng xử lý thực bì bằng khung rà rễ (dọn sạch thực bì rễ cây) sau đó cày
ngầm theo đường đồng mức sâu 50 cm, khoảng cách giữa các rạch là 1m,
cuốc hố 30x30x30cm,… đã làm tăng trữ lượng cây đứng từ 47,9% đến
100,7% so với làm đất thủ công; Tăng trưởng bình quân năm đạt từ 23-25
m
3
/ha/năm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
16
1.2.4.2. Ảnh hưởng của bón phân tới sinh trưởng của rừng trồng
Nhằm nâng cao sản lượng rừng trồng, từ đầu những năm 1990 phân
bón được sử dụng phổ biến trong trồng rừng tại Việt Nam. Do điều kiện khí
hậu và đất đai khác nhau giữa các vùng nên tùy vào loài cây trồng và đặc
điểm của đất mà phân bón được sử dụng với liều lượng và chủng loại khác
nhau. Các loại phân thông thường hiện đang được sử dụng là phân NPK, đạm,
lân, vôi bột, phân chuồng và phân vi sinh. Các công trình nghiên cứu về bón
phân cho cây lâm nghiệp được rất nhiều tác giả đề cập như sau:
Đỗ Đình Sâm và cộng sự (2001) [23] đã bố trí 14 công thức bón phân
khác nhau cho Keo lai trên đất phù sa cổ ở Đông Nam bộ, sau 2 năm tuổi cho
thấy Keo lai sinh trưởng tốt nhất ở những công thức bón từ 150-200 g NPK
kết hợp 100g phân vi sinh, trữ lượng cây đứng có thể đạt tới 26 m
3
/ha/năm.
Nguyễn Đình Hải (2003) [6] đã bố trí 8 công thức bón lót khác nhau
cho 3 giống Thông caribeae (P.caribeae var bahamensis; P.caribeae
varhondurensis và P.caribeae var hondurensis) trên đất nghèo xấu ở Cẩm
Quỳ (Hà Nội), kết quả cho thấy từ 14-36 tháng tuổi cả 3 giống Thông trên đều
sinh trưởng tốt ở công thức bón phân 200g P
2
0
5
/gốc.
Phạm Thế Dũng và các cộng sự (2003) [3] đã thử nghiệm các công
thức bón lót khác nhau cho các loài Bạch đàn E. camadulensis và E.
tereticornis trên đất chua phèn tại Thạch Hoá (Long An), kết quả chỉ ra ở
công thức bón phân 50-100g NPK kết hợp 50-100g P/gốc đã làm tăng lượng
sinh trưởng về chiều cao từ 31-36 cm so với đối chứng giai đoạn 3,5 tuổi. Đặc
biệt, Ngô Đình Quế và các cộng sự (2004) [21] đã tập hợp kết quả các công
trình nghiên cứu trước đây và nghiên cứu bổ sung đã xây dựng được quy
phạm kỹ thuật bón phân cho 4 loại cây trồng chủ yếu là Keo Lai, Bạch đàn
Urophylla, Thông nhựa và Dầu nước,…