Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN LOÀI CHIM Ở VƯỜN QUỐC GIA LÒ GÒ XA MÁT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 61 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN LOÀI CHIM
Ở VƯỜN QUỐC GIA LÒ GÒ XA MÁT

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN VĂN LINH
Ngành: Quản lý tài nguyên rừng
Niên khóa: 2005 - 2009

Tháng 7 năm 2009


ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN CÁC LOÀI CHIM Ở VƯỜN QUỐC GIA
LÒ GÒ XA MÁT

Nguyễn Văn Linh

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư
Nghành Lâm nghiệp

Giáo viên hướng dẫn:
TS. Vũ Thị Nga

Tháng 7 năm 2009

i



LỜI CẢM TẠ
Có được thành quả như ngày hôm nay, con vô cùng biết ơn công lao của Cha
Mẹ đã bao năm vất vả nuôi dạy con khôn lớn ăn học nên người.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc của tôi đến các Thầy Cô trong Khoa Lâm Nghiệp
cùng toàn thể Thầy Cô trong Trường Đại Học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh. Trong các
năm học tại trường, Thầy Cô là những người truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức quý
báu.
Xin gửi đến Tiến sĩ Vũ Thi Nga lòng biết ơn của tôi, Cô là người đã truyền đạt
cho tôi những tri thức và trực tiếp hướng dẫn tận tình cho tôi hoàn thành khóa luận
này.
Xin cãm ơn ThS. Nguyễn Minh Cảnh, Thầy đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi
hoàn thành trương trình học để tôi đủ điều kiện làm khóa luận.
Xin cảm ơn Ban Gám Đốc, các anh chi trong phòng kỹ thuật và các cán bộ
kiểm lâm của Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát đã tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt
thời gian thực hiện đề tài.
Cảm ơn các bạn sinh viên lớp DH05QR đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học
tập và thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2009
Nguyễn Văn Linh

ii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Điều tra thành phần loài chim ở Vườn Quốc gia Lò Gò - Xa

Mát” được tiến hành tại VQG LGXM huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh, thời gian từ 1
tháng 3 đến 30 tháng 6 năm 2009, phương pháp điều tra là phỏng vấn và điều tra theo
tuyến.

Kết quả đạt được:
Qua thời gian thực hiện đề tài đã ghi nhận VQG LGXM có 153 loài chim thuộc
42 họ của 12 bộ.Trong đó bộ sẻ chiếm tỉ lệ đông nhất với 54,2 % tồng số loài chim tại
đây, các loài khác chiếm tỉ lệ nhỏ, đa phần chỉ gồm một đến vài loài như : bộ nuốc:
0,7%, bộ gà : 2,6 %, bộ cu cu: 3,3 %, bộ gõ kiến: 8,5 %, bộ sả: 8,5 %, bộ sếu : 1,3 %,
bộ vẹt 2,6 %, bộ cú : 3,3 %, bộ yến 2,0 %, bộ bồ câu 3,3 %, bộ hạc 9,8 %.
Các loài chim quý hiếm ở VQG LGXM gồm có Gà so ngực gụ (Arborophila
chloropu), Gà lôi hông tía (Lophura diardi), Hạc cổ trắng (Ciconia ciconia), Già dẫy
java (Leptoptilos javanicus), Hồng hoàng (Buceros bicornis), Sếu đầu đỏ (Grus
antigone).
Kết quả điều tra qua các phương pháp: qua phỏng vấn ghi nhận 37 loài chiếm
24,2 %, hai tuyến điều tra thực địa bắt gặp 24 loài chiến 15,7 % trong đó có 9 loài
chưa có trong danh lục của VQG LGXM 2006 là những loài: bói cá nhỏ, cú lợn, gầm
ghì vằn, cò nhạn, hạc cổ trắng, già đẫy java, chào mào, khứu bạc má, bồ chao.
Đặc điểm những loài phổ biến tại VQG LGXM:
Cò bợ (Ardeola bacchus): Thường bắt gặp ven bờ kênh, ven những chỗ trũng
dọng nước, khi đậu toàn thân mầu nâu sọc,dưới cổ và chân trắng, khi bay đôi cách xòe
ra màu trắng. trong mùa sinh sản lông đầu và lông cổ chuyển sang mầu đỏ, phần trên
lưng mầu xanh đen và trắng ở hai bên rìa cánh.
Cò nhạn (Anastomus oscitans): Kích thước cơ thể lớn, khi ngậm miệng để lại
một khe hở có thể nhận biết từ xa, mỏ xám sừng hơi lục. Bộ lông có màu trắng đục,
lông vai , cánh và đuôi mầu đen. Chân hồng vàng nhạt hay hồng nâu nhạt. Trên tuyến
điều tra bất gặp cò nhạn trên những ngọn cây và chỉ đi đơn lẻ. Theo các cán bộ kiểm

iii


lâm vào cuối tháng 9 đầu tháng 10 thường tập trung thành từng đàn từ 20 – 30 con
kiếm ăn trên trảng cỏ.
Cò ruồi (Bubulcus ibis): Toàn thân phủ một bộ lông màu trắng, cổ hơi vàng và

chân nâu đen. Trong mùa sinh sản lông đầu, cổ và ngực chuyển sang mầu vàng nhạt.
Sinh cảnh thường thấy là trên trảng cỏ vào sáng sớm và chiều tối gần những chỗ ngập
nước, thường đi ăn theo đàn 5 - 7 con.
Cò nghành nhỏ (Egretta garzetta) : Bộ lông mầu trắng, mỏ đen, thon mảnh và
các ngòn chân mầu vàng nổi bật.trong mùa sinh sản: đầu có hai lông gáy hẹp kéo dài
ra từ chùm lông gáy. Tại khu vực điều tra thường bắt gặp cò nghành nhỏ bay qua vào
sáng sớm và bay về vào chiều tối. Cò ngành nhỏ thường kiếm ăn theo đàn từ 15 đến 30
con những đàn đông có thể có đên 50 con.

iv


MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ --------------------------------------------------------------------------------------------ii
TÓM TẮT ----------------------------------------------------------------------------------------------- iii
MỤC LỤC ------------------------------------------------------------------------------------------------ v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ----------------------------------------------------------- vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ------------------------------------------------------------------------ vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH -------------------------------------------------------------------------viii
Chương 1 MỞ ĐẦU------------------------------------------------------------------------------------ 1
1.1. Đặt vấn đề ----------------------------------------------------------------------------------------- 1
1.2. Mục tiêu của đề tài ------------------------------------------------------------------------------ 2
1.3. Giới hạn của đề tài ------------------------------------------------------------------------------ 2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ----------------------------------------- 3
2.1. Đặc điểm chung của lớp chim ---------------------------------------------------------------- 3
2.2. Sinh thái học chim ------------------------------------------------------------------------------ 4
2.3. Tình hình nghiên cứu về chim rừng trên thế giới ---------------------------------------- 6
2.4. Tình hình nghiên cứu chim ở Việt Nam --------------------------------------------------- 7
2.5. Tình hình nghiên cứu và tài nguyên sinh vật ở VQG LGXM ------------------------- 8
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU -----------------------------11

3.1. Nội dung nghiên cứu --------------------------------------------------------------------------11
3.2. Thời gian nghiên cứu --------------------------------------------------------------------------11
3.3. Điạ điểm nghiên cứu --------------------------------------------------------------------------11
3.4. Đặc điểm khu vực nghiên cứu ---------------------------------------------------------------11
3.4.1. Điều kiện tự nhiên ---------------------------------------------------------------------------11
3.4.2. Kinh tế xã hội ---------------------------------------------------------------------------------16
3.5. Phương tiện và phương pháp nghiên cứu -------------------------------------------------17
3.5.1. Phương tiện nghiên cứu --------------------------------------------------------------------17
3.5.2. Phương pháp nghiên cứu -------------------------------------------------------------------17
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN -----------------------------------21
4.1. Thành phần loài chim tại Vườn Quốc gia Lò Gò –Xa Mát --------------------------21
4.2. Mức độ xuất hiện các loài chim qua phỏng vấn kiểm lâm và dân địa phương ---32
v


4.3. Tuyến điều tra chim rừng: --------------------------------------------------------------------35
4.4. Đặc điểm nhận biết và tập tính của một số loài chim trên tuyến điều tra chim
nước ------------------------------------------------------------------------------------------------------38
4.5. Đề xuất biện pháp bảo tồn--------------------------------------------------------------------45
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ -----------------------------------------------------------47
5.1. Kết luận ------------------------------------------------------------------------------------------47
5.2. Đề nghị -------------------------------------------------------------------------------------------48
TÀI LIỆU THAM KHẢO ---------------------------------------------------------------------------49
PHỤ LỤC------------------------------------------------------------------------------------------------50

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
VQG : Vườn Quốc gia

LGXM : Lò Gò - Xa Mát
TL: Tài liệu Vườn Quốc gia Lò Gò Xa Mát
PV: Phỏng vấn
QS: Quan sát
NT: Gần bị đe dọa tuyệt chủng
VU: Sẽ nguy cấp
R: Hiến
T: Đang bị đe dọa
Stt: Số thứ tự

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Thành phần các loài chim ở việt nam hiện nay.....................................8
Bảng 4.1: số lượng loài chim ở VQG LGXM ....................................................21
Bảng 4.2: Danh lục thành phần loài chim ở VQG LGXM..................................23
Bảng 4.3: Danh sách các loài chim quý , hiếm ở VQG LGXM ..........................31
Bảng 4.4: Tần suất bắt gặp, mức đô xuất hiện qua phỏng vấn............................32
Bảng 4.5 : Tần suất bắt gặp, mức đô xuất hiện trên tuyến điều tra chim rừng ...36
Bảng 4.6: Tần suất bắt gặp, mức đô xuất hiện trên tuyến điều tra chim nước....43

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 3.1: Vị trí của VQG LGXM trên bản đồ ---------------------------------------------12
Hình 3.2: Địa hình VQG LGXM ............................................................................13
Hình 3.3: Bản đồ thể hiện vị trí hai tuyến điều tra chim rừng và chim nước .........19
Hình 3.4: Sinh cảnh tuyến điều tra chim nước........................................................20
Hình 3.5: Sinh cảnh tuyến điều tra chim rừng ........................................................20
Hình 4.1: Thành phần loài chim theo bộ ở VQG LGXM .......................................23
Hình 4.2: Tần suất bắt gặp các loài chim qua phỏng vấn .......................................35

Hình 4.3: Tần suất bắt gặp trên tuyến điều tra chim rừng.......................................37
Hình 4.4: Cò nhạn ..................................................................................................39
Hình 4.5: Cò trắng ...................................................................................................39
Hình 4.6: Đầu rìu ....................................................................................................40
Hình 4.7: Gà rừng....................................................................................................41
Hình 4.8: Già đẫy java.............................................................................................41
Hình 4.9: Hạc cổ trắng ............................................................................................42
Hình 4.10: Vẹt ngực đỏ...........................................................................................43
Hình 4.11: Tần suất bắt gặp trên tuyến điều tra chim nước ....................................45

viii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1.

Đặt vấn đề
Việt Nam được quốc tế công nhận là một trong những quốc gia có tính đa dạng

sinh học cao nhất trên thế giới, với nhiều kiểu rừng, đầm lầy, sông suối, rạn san hô...
tạo nên môi trường sống cho khoảng 10% tổng số loài chim và thú hoang dã trên thế
giới. Hệ sinh thái của Việt Nam rất phong phú, bao gồm 11.458 loài động vật, 21.017
loài thực vật và khoảng 3.000 loài vi sinh vật, trong đó có rất nhiều loài được sử dụng
để cung cấp vật liệu di truyền ( Báo VN express số ra ngày 3/2/2006).
Những giá trị mà động thực vật mang lại cho con người và hệ sinh thái không
thể không kể đến những loài chim. Chúng là nguồn phát tán hạt giống quan trọng góp
phần tạo nên tính đa dạng sinh học trên trái đất, và là mắt xích quan trọng trong việc
cân bằng chuỗi thức ăn. Ngoài ra, chim còn có giá trị kinh tế cao về mặt thương mại,
tạo ra sinh cảnh hấp dẫn khách tham quan du lịch...Từ những giá trị mà những loài

chim mang lại, cần có kế hoạch bảo vệ và phát triển chúng trong tự nhiên.
Vườn Quốc gia Lò Gò Xa Mát (VQG LGXM) có hệ động thực vật phong
phú đặc biệt là hệ chim nước quý hiếm. Khu hệ chim tại vườn quốc gia này rất đặc
trưng. Tại các sinh cảnh đất ngập nước đã ghi nhận nhiều loài chim nước quý hiếm
như giang sen, già đẫy nhỏ, cò nhạn, gà lôi lông tía, gà tiền mặt đỏ, chích chạch má
xám. Ngoài ra, Lò Gò Xa Mát còn là nơi dừng chân bay qua của loài sếu đầu đỏ trên
tuyến di cư về nơi sinh sản tại Campuchia.
Xuất phát từ những lý do trên, trong giới hạn của một khóa luận tốt nghiệp,
được sự phân công của bộ môn Quản lý Tài nguyên Rừng thuộc Khoa Lâm nghiệp
trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn của TS. Vũ Thị Nga
chúng tôi tiến hành đề tài “Điều tra thành phần loài chim ở Vườn Quốc gia Lò Gò
Xa Mát”.

1


1.2.

Mục tiêu của đề tài
Điều tra thành phần loài chim ở Vườn quốc gia Lò Gò-Xa mát. Tạo nguồn dữ

liệu cho việc xây dựng danh mục loài, xác định các loài quí hiếm, loài có giá trị kinh tế
và đề ra biện pháp bảo tồn nhằm đóng góp một phần nhỏ vào việc bảo tồn tài nguyên
chim rừng Việt Nam nói chung và VQG LGXM nói riêng.
1.3.

Giới hạn của đề tài
Đề tài tiến hành điều tra thành phần, mức độ xuất hiện của các loài chim tại

VQG LGXM.


2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1.

Đặc điểm chung của lớp chim
Chim là các loài động vật có xương sống, thích nghi với đời sống bay lượn, đặc

điểm nổi bật là: Các giác quan, nhất là mắt và tai phát triển; da phủ lông vũ, có hai chi
trước biến thành cánh; đẻ trứng, ấp trứng và nuôi con.
Vị trí của lớp chim trong hệ thống phân loại: giới Animal, ngành Chordata,
phân ngành Subphylum.
Hình dạng và kích thước:
Thân hình trứng, đầu nhỏ và tròn. Cổ nhỏ, ngắn ở đa số loài; dài ở các loài kiếm
ăn dưới nước. Hai chi trước biến thành cánh và số lượng ngón tiêu giảm phần lớn. Hai
chi sau khỏe, thường có 4 ngón một số ít loài có 3 hoặc 2 ngón. Kích thước và trọng
lượng cơ thể chim biến đổi từ vài cen-ti-mét, nặng vài gam (Mellisuga helenae - chim
ruồi), cho tới vài mét, nặng hàng chục ki-lô-gam (Struthio camelus - đà điểu).
Da và lông vũ
Da chim mỏng và và khô vì thiếu tuyến da. Đa số loài chim có một tuyến phao
câu phát triển ( trừ vẹt, bồ câu).
Da chim được phủ một lớp lông vũ. Bộ lông vũ vừa có chúc năng bay vừa giữ
thân nhiệt cho chim. Lông vũ chim có hai loại: lông bao và lông tơ.
+ Lông bao (lông cánh, lông đuôi) có hai phiến lông gắn và một trụ lông. Phiến
lông được cấu tạo từ nhiều sợi lông mảnh. Hai bên sợi lông có nhiều tơ lông, trên tơ
lông có nhiều móc lông, móc lông có chức năng móc các các lông tơ lại vói nhau.
+ Lông tơ gồm một ống ngắn với nhiều sợi lông dài. Lông tơ rất phát triển ở các

loài chim nước.
Ngoài hai loại lông trên ở một số loài như cú vọ, cu rốc còn có lông râu, ở hồng
hoàng có lông mi.
Lông chim có vai trò góp phần tạo nên hình dạng, mầu sắc cơ thể, là đặc điểm
quan trọng cho việc định danh loài theo hình thái.
3


Các giác quan
Mắt chim: là cơ quan phát triển nhất trong các cơ quan cảm giác. Thể tích cầu
mắt lớn (mắt cú bằng mắt người, mắt đà điểu dường kính 5cm) số lượng tế bào thần
kinh võng mạc nhiều (mắt người có 20 tế bào/100 mm2, mắt chim có 100 tế bào/100
mm2.Mắt chim có thể quan sát một phạm vi rộng (¾ diện tích hình tròn) nên đóng vai
trò quan trọng trong kiếm ăn và phát hiện kẻ thù.
Tai chim: tai chim ít phát triển hơn so vói các loài thú, khả năng tiếp nhận âm
thanh tương đối tốt, đặc biết là các loài chim ăn thịt đêm (cú mèo, dù dì, cú lợn…).
Khứu giác của chim nói chung kém phát triển, chim nhận biết mùi kém
2.2.

Sinh thái học chim
Điều kiện sinh sống và sự thích nghi của các nhóm chim với môi trường
Sự hoàn thiện về cấu tạo cơ thể cộng với sự phát triển khả năng bay lượn nên

chim có phân bố khắp bề mặt trái đất. Hoạt động kiếm ăn của chim diễn ra trong nhiều
môi trường khác nhau: trên không trung, trên mặt đại dương, trong tán cây rừng, trên
vách đá… Có được những hoạt động như vậy là nhờ sự tiến hóa của chim thích nghi
với đời sống bay.
Chim có hai kiểu bay: bay chèo và bay lướt
+ Bay trèo: là kiểu bay đập cánh nhiều lần và gặp hầu hết ở các loài chim rừng
+ Bay lướt: là kiểu bay lợi dụng năng lượng sinh ra do sự chuyển động của

không khí. Bay lướt phổ biến ở các loài sống ở đại dương (hải âu) và một số loài chim
ăn thịt ngày (diều,ưng).
Thức ăn và sự thích nghi với chế độ ăn của chim
Chim có cường độ trao đổi chất rất mạnh nên nhu cầu thức ăn hàng ngày của
chim rất lớn. Vì vậy thức ăn có ảnh hưởng rất lớn đến phân bố, số lượng của các loài
chim.
Dựa vào thức ăn của chim, người ta chia chim thành 3 nhóm chim: chim ăn
động vật, ăn thực vật , ăn tạp. Mỗi nhóm biểu hiện những đặc điểm thích nghi, đặc biệt
là hình dạng mỏ và hình thức kiếm mồi.
Mỏ chim ăn tạp thường to, ngắn và khỏe (gà, quạ). Chim ăn thịt có mỏ khỏe,
nửa trên dài, cong trùm nửa mỏ dưới, mép mỏ sắc và dưới mỏ nhọn. Ngoài mỏ, chim
ăn thịt còn có ngón chân to, khỏe, vuốt lớn, dài, cong và sắc để giữ mồi.
4


Chim ăn côn trùng gồm nhiều loài. Hình dạng mỏ rất khác nhau và phụ thuộc
vào phương thức bắt mồi.
Một số loài chim thích nghi và chuyên hóa với chế độ ăn phấn, mật hoa như
chim hút mật đỏ, bắp chuối có mỏ dài, mảnh và hơi cong.
Thức ăn của chim thay đồi theo tuổi (sẻ non ăn sâu, sẻ trưởng thành ăn hạt),
theo mùa và phụ thuộc vao nguồn thức ăn trong vùng.
Như vậy thức ăn của chim có liên quan đến sinh cảnh của chim.
Chu kỳ hoạt động của chim
Hoạt động của chim phụ thuộc vào khả năng kiếm mồi. Đa số các loài chim
kiếm ăn ngày va thời gian hoạt động bắt đầu vào lúc mờ sáng đến lúc mặt trời lặn, một
số loài kiếm ăn ban đêm (cú lợn, cú mèo, vạc…)

.

Hoạt động của chim thể hiện rõ nét nhất là sự di cư. Di cư là một hiện tượng

thích nghi sinh học. Nhiều loài chim sống ở phương Bắc, hàng năm vào mùa rét chim
di cư về phương Nam ấm áp hơn. Ở nước ta, từ tháng 11 các loài ngỗng trời, sếu,
mòng két di cư đến và sang tháng ba năm sau chúng lại bay đi.
Nắm được chu kỳ hoạt động của chim sẽ giúp ích cho việc sắp xếp thời gian
điều tra chim hợp lý.
Sinh sản của chim
Đặc điểm sinh sản của chim là làm tổ, đẻ trứng, ấp trứng, và nuôi con. Nhiều
loài chim khi trưởng thành, thể hiện sự sai khác đực cái rõ ràng qua màu lông, kích
thước cơ thể hay giọng hót.
Tuổi thành thục của chim khác nhau và thường tỷ lệ với kích thước cơ thể.
Chim có kích thước cơ thể nhỏ trưởng thành sinh dục sớm hơn chim cỡ lớn. Chim
rừng trưởng thành sinh dục chậm hơn chim nhà.
Mùa sinh sản chim rừng ỏ nước ta khác nhau và phụ thuộc vào cường độ và
thời gian chiếu sáng, độ ẩm không khí và nguồn thức ăn. Vào mùa sinh sản chim có
hiện tượng ghép đôi (trừ các loài sống đôi suốt đời như: uyên ương, bồ câu, sáo sậu..).
Số lượng trứng chim đẻ trong một lứa khác nhau tùy loài, chim có bản năng ấp
trừng, đa số các loài chim mái ấp trứng, một số loài cả chim trống và mái cùng ấp
trứng (bìm bịp, cun cút,…Thời gian ấp trứng tùy loài, gà lôi ấp 27-30 ngày; kền kền 60
ngày, gõ kiến, chim sẻ ấp 12-13 ngày; vàng anh ấp 13-15 ngày…
5


Chim non nở ra được bố mẹ nuôi một thời gian, có loài chm non khỏe nhu gà,
chim non sau khi nở một hai ngày là có thể theo mẹ đi kiếm ăn, có loài chim non yếu
nở ra chưa mở mắt, trụi lông chim bố mẹ phải nuôi ở tổ một thời gian như cu gáy,
chích chòe…
Nghiên cứu sinh sản của chim giúp hiều biết về khả năng tăng số lượng loài. Đặc
biệt với những loài quí hiến nếu sinh sản ít thì càng cần tăng cường công tác bảo vệ
phát triển loài.
(Phạm Nhật và ctv, 1992; Phạm Nhật, Đỗ Quang Huy, 1998)

2.3.

Tình hình nghiên cứu về chim rừng trên thế giới
Theo hệ thống phân loại chim hiện đại chim được chia thành 29 bộ sau:
1.

Bộ cắt - Falconiformes

2.

Bộ cú - Strigiformes

3.

Bộ bồ câu - Columbiformes

4.

Bộ bồ nông - Pelecaniformes

5.

Bộ chim cánh cụt - Sphenisciformes

6.

Bộ chim lặn (Bộ le hôi) - Podicipediformes

7.


Bộ chim nhiệt đới (tropicbird) - Phaethontiformes

8.

Bộ choi choi (Bộ rẽ) - Charadriiformes

9.

Bộ cu cu - Cuculiformes

10. Bộ cú muỗi - Caprimulgiformes
11. Bộ đà điểu - Struthioniformes
12. Bộ gà - Galliformes
13. Bộ gà gô rừng mỹ - Tinamiformes
14. Bộ gõ kiến - Piciformes
15. Bộ hạc - Ciconiiformes
16. Bộ hải âu (Bộ Chim báo bão) - Procellariiformes
17. Bộ hồng hạc - Phoenicopteriformes
18. Bộ ngỗng - Anseriformes
19. Bộ nuốc - Trogoniformes
20. Bộ sả - Coraciiformes
21. Bộ sẻ - Passeriformes
6


22. Bộ sếu - Gruiformes
23. Bộ vẹt - Psittaciformes
24. Bộ yến - Apodiformes
25. Chim chuột - Coliiformes
26. Chim lặn Gavia - Gaviiformes

27. Gà cát (sandgrouse) - Pteroclidiformes
28. Gà móng ở Nam Mỹ (hoatzin) - Opisthocomiformes
29. Kền kền tân thế giới - Cathartiformes
Theo Lê Vũ Khôi (2006), số lượng các loài chim ở Columbia là đông nhất với
1700 loài, ở vùng Nam cực băng giá quanh năm cũng có 16 loài chim sinh sống, các
khu vực khác như Công Gô có 1040 loài, Mexico có 1190 loài, Venezuela có 1220
loài, Brazin có 1440 loài.
2.4.

Tình hình nghiên cứu chim ở Việt Nam
Theo Phạm Nhật, Đỗ Tước (1975), ở Việt Nam có 913 loài chim thuộc 20 bộ: Bộ

chim lặn - Podicpefo rmes 1 loài ; Bộ hải âu - Procellariiformes 1 loài ; Bộ bồ nông Pelecaniformes 21 loài; bộ hạc - Ciconiiformet 28 loài ; Bộ ngỗng - Anseriformes 19
loài; Bộ cắt - Falconiformes 41 loài; Bộ gà - Galliformes 25 loài; Bộ sếu - Gruiformes
33 loài; Bộ rẽ - Charadriiformes 60 loài; Bộ bồ câu - Columbiformes 21 loài; Bộ vẹt Psittaciformes 7 loài; Bộ cuc cu - Cuculiformes 17 loài; Bộ cú - Strigiformes 17 loài;
bộ đớp muỗi - Caprimulgiformes 6 loài; Bộ yến - Apodiformes 10 loài; Bộ nuốc Trogoniformes 3 loài; Bộ sả - Coraciiformes 3 loài; bộ gõ kiến - Piciformes 139 loài;
Bộ sẻ - Passeriforms 423 loài; Bộ mòng bể - Lariformes 14 loài.
Hiện nay, những kết quả điều tra mới nhất đã xác định số lượng chim ở việt
Nam là 867 loài, 81 họ và 19 bộ, số bộ tương tự như trên, chỉ khác là bộ mòng bể được
sếp vào là một phân bộ của bộ choi choi.

7


Bảng 2.1: Thành phần các loài chim ở việt nam hiện nay
Tên Việt Nam

Tên Khoa học

Số họ


Số Loài

Bộ bồ câu

Columbiformes

1

22

Bộ bồ nông

Pelecaniformes

6

13

bộ cắt

Falconiformes

3

50

Bộ chim lặn

Podicpeformet


1

2

Bộ cú

Strigiformes

2

18

Bộ cu cu

Cuculiformes

1

19

Bộ cú mỗi

Caprimulgiformes 2

6

Bộ gà

Galliformes


1

24

Bộ gõ kiến

Piciformes

2

36

Bộ hạc

Ciconiiformet

3

36

Bộ hải âu

Procellariiformes

2

2

Bộ ngỗng


Anseriformes

1

26

Bộ nuốc

Trogoniformes

1

3

Bộ rẽ

Charadriiformes

9

87

Bộ sả

Coraciiformes

5

27


Bộ sẻ

Passeriformet

33

455

Bộ sếu

Gruiformes

5

23

Bộ vẹt

Psittaciformes

1

8

Bộ yến

Apodiformes

2


10

(Nguyễn Cừ và ctv, 2000)
Số lượng chim tại một vài Vườn Quốc gia ở Việt Nam: Vườn Quốc gia Cát
Tiên có số lượng các loài chim lớn nhất với 348 loài; Vườn Quốc gia Cúc phương 313
loài; Vườn Quốc gia Hoàng Liên Liên Sơn 111 loài; Vườn Quốc gia Vũ Quang 302
loài; Vườn Quốc gia Ba Bể 214 loài,…(tổng hợp từ internet).
2.5.

Tình hình nghiên cứu và tài nguyên sinh vật ở VQG LGXM
Trước năm 1975, các nhà khoa học của miền Nam đã mô tả rừng LGXM như là

một khu rừng rậm nhiệt đới bán ẩm trên nền đất xám, đôi khi còn gọi là rừng dầy nửa
rụng lá vì xen kẽ nhiều loài cây rụng lá trong thời gian ngắn. Sinh cảnh giống như
8


rừng thường gặp ở vùng Đông Nam Bộ với thành phần ưu thế cây họ dầu
(Dipterocarpaceae).
Trải qua một thời gian dài từ 1975 đến 1990, những vấn đề chính trị và xã hội
nhạy cảm của vùng biên giới đã làm ảnh hưởng đến việc triển khai các hoạt động
nghiên cứu khoa học ở vùng này. Vì thế những nghiên cứu về nguồn tài nguyên đa
dạng sinh học của khu rừng này ít được quan tâm. Năm 1997, khi tiến hành kiểm kê
các khu rừng đặc dụng trên toàn quốc thì khu rừng Lò Gò Xa Mát của Tây Ninh vẫn
chưa được đưa vào kế hoạch.
Tổ chức Birdlife International là một tổ chức quốc tế Phi Chính phủ đầu tiên đã
có những khảo sát và đánh giá nhanh về nguồn tài nguyên Đa dạng Sinh học của khu
vực VQG LGXM . Sau đó những kết quả nghiên cứu của Viện điều tra quy hoạch rừng
và Chương trình Birdlife quốc tế (tháng 12 / 1999) đã xác định Khu rừng Lò Gò Xa

Mát có giá trị rất lớn về đa dạng sinh học, còn nhiều diện tích rừng tự nhiên có vai trò
rất quan trọng trong việc giữ cân bằng sinh thái trong khu vực, đặc biệt là chế độ nước.
Người ta đã kiến nghị là cần phải đánh giá lại vị trí và ý nghĩa của khu rừng Lò Gò Xa Mát và cần phải mở rộng thêm diện tích cần bảo tồn nhiều hơn nữa. Từ đó khu vực
rừng Lò Gò Xa Mát tiếp tục được đề xuất trong danh lục các khu rừng đặc dụng của
Việt Nam .
Tháng 2/2001, tổ chức Birdlife đã mô tả được nhiều loài chim quý hiếm có
trong vùng rừng Lò Gò Xa Mát: gà lôi hông tía (Lophura diardi) hồng hoàng (Buceros
bicornis), hạc cổ trắng (Ciconia episcopus), gà tiền mặt đỏ (Polyplectron germaini)
chích chạch má xám (Macronous kelleyi) và một quần thể loài cò nhạn (Anastomus
oscitans) với số lượng cá thể tập trung đông nhất trên toàn Việt Nam cũng đã được tìm
thấy và mô tả.
Luận văn Thạc sĩ khoa học của Nguyễn Đình Xuân (2002) với đề tài: “Đặc
điểm và vai trò của Khu bảo tồn thiên nhiên Lò Gò - Xa Mát trong hệ thống các khu
rừng đặc dụng ở miền Đông Nam Bộ” được coi là một công trình khoa học mang tính
hệ thống đầu tiên ở VQG LGXM.
Từ khi có quyết định nâng cấp Khu Bảo tồn thiên nhiên Lò gò – Xa Mát thành
Vườn Quốc gia thì những hiểu biết về khu rừng Lò Gò - Xa Mát cũng đã được cải
thiện nhiều hơn: Hiện trạng thảm thực vật được mô tả có hơn 115 loài thực vật bậc cao
9


phân bố theo 06 kiểu chính với ưu thế là kiểu rừng nửa rụng lá và rừng cây họ sao, dầu
thay lá trên nền đất thấp, là những trảng cỏ ngập nước theo mùa với các loài động thực
vật đặc trưng có tính đa dạng sinh vật cao. Ngoài ra còn có nhiều sinh cảnh đặc trưng
của vùng đất xám thấp với ưu thế là cây dầu trà beng cũng đã được tập trung nghiên
cứu kỹ hơn. Cũng trong thời gian này những nghiên cứu về sinh cảnh đặc trưng của
đất ngập nước như các dạng bàu và các trảng thực vật đã được quan sát và ghi chép.
Đặc biệt theo kết quả nghiên cứu về chim di cư của loài chim sếu đầu đỏ (Grus
antigone) do tổ chức Sếu quốc tế thực hiện thì trên đường di cư từ Vườn Quốc gia
Tràm Chim đến khu vực giáp biên giới giữa Lào và Cam Pu Chia, loài chim sếu nổi

tiếng này đã dừng chân tại trảng cỏ Tà Nốt thuộc khu rừng Lò Gò - Xa Mát.
VQG LGXM là khu vực có rừng che phủ lớn nhất tại tỉnh Tây Ninh, chiếm 26%
tổng diện tích che phủ rừng tự nhiên của tỉnh, tài nguyên sinh vật đa dạng và phong
phú bao gồm:
694 loài thực vật thuộc 5 nghành, 60 bộ, 115 họ, 395 chi trong đó có 179 loài cây
thuốc có giá trị dược liệu.
29 loài thú thuộc 7 bộ, 129 loài côn trùng thuộc 9 bộ; 23 loài lưỡng cư; 56 loài bò
sát; 88 loài cá thuộc 26 họ; đặc biệt khu hệ chim tại đây gồm 141 loài thuộc 36 học của
12 bộ (VQG LGXM , 2008).

10


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.

Nội dung nghiên cứu
+ Điều tra thành phần loài chim ở VQG LGXM.
+ Đánh giá mức độ xuất hiện của môt số loài chim tại VQG LGXM.
+ Đề xuất biện pháp bảo tồn.

3.2.

Thời gian nghiên cứu
Đề tài được tiến hành từ đầu tháng 3 đến 30 tháng 6 năm 2009, gồm ba giai đoạn

thực hiện:
+ Giai đoạn 1: đầu tháng 3 đến 15 tháng 3, tiến hành quan sát toàn bộ khu vực
nghiên cứu, lập tuyến điều tra , phỏng vấn kiểm lâm khu vực.

+ Giai đoạn 2: từ 15 tháng 3 đến 15 tháng 5 năm 2009, khảo sát thực địa.
+ Giai đoạn 3 : từ giữa tháng 5 đến 30 tháng 6, tiến hành xử lý số liệu đã thu
thập và viết báo cáo.
3.3.

Điạ điểm nghiên cứu
Đề tài được thực hiện ở VQG LGXM, tiến hành khảo sát khảo sát tại khu vực

trảng Tà Nốt và vùng lân cận, khu vực được chọn là nơi có địa hình thuận tiện cho
việc nghiên cứu. Theo đánh giá của các cán bộ kiểm lâm, đây là nơi có sự xuất hiện
của hầu hết các loài chim tại VQG LGXM.
3.4.

Đặc điểm khu vực nghiên cứu

3.4.1. Điều kiện tự nhiên
VQG LGXM nằm trên địa bàn ba xã Tân Lập, Tân Bình, Hòa Hiệp của huyện
Tân Biên, cách thị xã Tây Ninh 30 km về phía Tây Bắc.
Phía Bắc và Tây giáp Campuchia, phía Tây giới hạn bằng sông Vàm Cỏ Đông.
Phía Đông giáp vùng nông nghiệp thuộc Tân Lập - Tân Bình
phía Nam giáp vùng nông nghiệp Hòa Hiệp.
Tọa đô địa lý của VQG LGXM:
11


11o 30’ 4.97 - 11o 40’ 38.96 vĩ độ Bắc
105o 48’ 2.27 - 105o 58’ 20.47 kinh độ đông
Tổng diện tích của VQG LGXM là 37.403 ha trong đó vùng đệm chiếm 18.600
ha.


Hình 3.1: Vị trí của VQG LGXM trên bản đồ
3.4.1.2. Địa chất
Cấu trúc địa chất tỉnh Tây Ninh hiện tại có vị trí tiếp giáp giữa rìa Tây Nam của
địa khối Kontum và bồn trũng Cửu Long-Côn Sơn. Các thành tạo địa chất của cả tỉnh
bao gồm trầm tích đệ tứ và phun trào Permie muộn. Tại khu vực LGXM, các thành tạo
trầm tích mới nhất chỉ có thành tạo tuổi Holocene, gồm các trầm tích sông, sông đầm
lầy và trầm tích sông biển.
Đánh giá chung thì khu vực LGXM có nguồn gốc địa chất đơn giản. Phân tích
chi tiết hơn thì nền địa chất thuộc trầm tích đệ tứ có tuổi Pleistocene thuộc hệ tầng
Mộc Hóa và Holocene thuộc Holocene thượng và hạ, trầm tích sông và đầm lầy,
không có trầm tích trung thuộc trầm tích biển tại khu vực này.
Các thành tạo địa chất thuộc trầm tích Đệ Tứ trong khu vực LGXM như sau:
- Trầm tích Pleistocene thượng, tầng trên: trầm tích sông với các thành phần sỏi,
cát, bột, sét chiếm phần lớn diện tích của VQG.
- Trầm tích Holocene hạ-trung: thuộc trầm tích sông với các thành phần cuội sỏi,
12


cát, bột sét. Phân bố chủ yếu dọc lưu vực sông Vàm Cỏ.
- Trầm tích Holocene thượng phần dưới: thuộc trầm tích sông-đầm lầy, thành
phần vật liệu bột, sét, di tích thực vật, than bùn. Phân bố tại tại các địa hình thấp trũng
hoặc các trũng đầm lầy hóa có độ cao địa hình tại chỗ chênh lêch 0,5 - 1 m. Với thành
phần chủ yếu là bùn nhão mềm bở, sét chiếm ưu thế.
- Trầm tích Holocene thượng phần trên: thành phần cát sét, bột sét, di tích thực
vật ở khu vực thuộc trầm tích sông. Phân bố dọc lưu vực các suối nhỏ như Da Ha.
3.4.1.3. Địa hình, địa mạo
Tây Ninh thuộc khu vực chuyển tiếp địa hình giữa đồng bằng bậc thềm cao
Đông Nam bộ và đồng bằng Sông Cửu Long thấp trũng. Địa hình dốc từ phía Bắc
xuống phía Nam và Đông Nam hướng về sông Vàm Cỏ Đông. Trên phạm vi rộng hơn
thì hướng dốc địa hình hướng từ Campuchia dốc dần về sông Vàm Cỏ Đông.

VQG LGXM có địa hình gần như bằng phẳng, thay đổi trong khoảng 5 - 20 m
rải rác có những gò cao với độ cao không vượt quá 25 m so với mực nước biển. Cả
vùng có độ dốc trung bình 1o - 5 o do vậy VQG có địa hình gần như bằng phẳng như là
kiểu của bậc thềm sông Vàm Cỏ Đông. Có thể phân chia địa hình cho khu vực LGXM
thành các kiểu phụ tiểu địa hình là bằng phẳng, trũng và gò, hình thành các trảng và
bàu ngập nước trong mùa mưa.

Hình 3.2: Địa hình VQG LGXM
13


3.4.1.4. Thổ nhưỡng
VQG LGXM có các loài đất:
Đất phù sa cổ (Đất xám điển hình): Đất phát triển trên thềm phù sa cổ, chiếm
phần lớn diện tích VQG. Đất có thành phần cơ giới cát pha đến thịt nhẹ, cấp hạt cát
chiếm gần 50% cho cả các tầng từ bề mặt đến độ sâu 60 cm, khả năng giữ nước
kém.Tầng đất dày (>100 cm), đất chua và có hàm lượng mùn thấp. Phân bố trên dạng
địa hình khá cao, phần lớn diện tích trên loại đất này còn rừng che phủ nên khả năng
thoái hoá chưa trầm trọng.
Đất phù sa sông suối (Đất xám có tầng loang lổ đỏ vàng): Đất phát triển trên
phù sa cổ, chiếm khoảng 20 % diện tích, vùng địa hình trung bình, trên các dạng đồi
thấp, bát úp. Phân bố dọc các suối Đa Ha, Mẹt Nu, Sa Nghe...Đất có thành phần cơ
giới cát pha thịt nhẹ. Tầng đất sâu (>100 cm), hơi chua (pH = 4,0 - 4,5).
Đất phù sa có tầng laterit: Đất hình thành do mực nước ngầm dao động lớn
giữa hai mùa khô và mưa tạo điều kiện kết von và những khu vực có độ che phủ thấp
hoặc không có thực vật che phủ, các khối laterit kết cứng lộ ra trên bề mặt.
Đất xám đọng mùn tầng mặt (chiếm diện tích ít nhất trong các loại đất): Đất
có thành phần cơ giới thịt trung bình, càng xuống sâu thịt càng nặng. Đất chua, nghèo
dinh dưỡng. Lượng mùn trên bề mặt tăng cao so với các loại đất trên. Phân bố chủ yếu
ở các trảng ngập nước mùa mưa như Tân Thanh, Tân Nam, Bà Điếc,.... Đất có thành

phần cơ giới thịt trung bình, càng xuống sâu thịt càng nặng, đất chua, nghèo dinh
dưỡng. Lượng mùn trên bề mặt tăng cao so với các loại đất trên.
3.4.1.5. Khí hậu
Tây Ninh hay cả Nam bộ nói chung có kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa rõ rệt.
Lượng mưa dao động từ khoảng 1.300 mm/ năm đến khoảng 1.900 mm/ năm, có
những năm lượng mưa đạt trên 2.000 mm (có thể tới 2300 mm), phân bố không đều
giữa các tháng, thường tập trung từ tháng 6 đến tháng 10. Mùa mưa từ tháng 4 đến
tháng 10.
Nền nhiệt độ trong khu vực ổn định trong khoảng 25-27 oC, nhiệt độ trung bình
năm xấp xỉ 27 oC và biên độ nhiệt giữa các tháng không cao. Giữa hai tháng liền nhau
14


thì chênh lệch dưới 1oC (các tháng mùa mưa) đến khoảng 1,5 oC (các tháng mùa khô).
Do không có dao động lớn về nhiệt độ nên xét về yếu tố nhiệt thì tại khu vực Tây Ninh
không có phân mùa rõ rệt. Tuy nhiên chênh lệch nhiệt độ trong ngày thì khá cao, ngoài
yếu tố bức xạ mặt trời thì do khu vực cách xa biển (độ quãng cách biển 180 km), đồng
thời do ảnh hưởng của địa chất và đất đã góp phần làm dao động nhiệt trong ngày tăng
cao tuy không khắc nghiệt so với những khu vực khác trong vùng Đông Nam bộ như
Bình Phước.
Lượng bốc hơi nước trung bình xấp xỉ bằng hoặc thấp hơn tổng lượng mưa
năm, tuy nhiên lượng bốc hơi thay đổi rõ rệt theo mùa. Trong mùa mưa lượng bốc hơi
thường thấp hơn lượng mưa, nhưng trong các tháng mùa khô thì lượng bốc hơi tăng
cao hơn lượng mưa. Số tháng có lượng bốc hơi nước trên 100 mm kéo dài 5 - 6 tháng
(tháng 12, 1, 2, 3 và 4).
Các đặc trưng khí hậu:
+ Lượng mưa trung bình/năm: 1800 mm
+ Nhiệt độ trung bình/năm: 26.9
+ Bốc hơi nước trung bình/năm: 1100 - 1200 mm
(trích dẫn bởi Vũ Ngọc Long, 2006).

3.4.1.6. Thủy văn
Hệ thống sông suối có các sông Vàm Cỏ Đông, suối Đa Ha và các suối khác chỉ
có nước vào mùa mưa.
Sông Vàm Cỏ Đông : xuất phát nguồn từ Campuchia chảy qua phía Tây khu
rừng và là ranh giới quốc gia Việt Nam-Campuchia. Đoạn chảy qua VQG LGXM dài
khoảng 20 km, lòng sông rộng 10 - 20 m, có nơi mở rộng đến 50 m.
Suối Đa Ha - Xa Mát: xuất phát nguồn từ Campuchia chảy qua phía Đông Bắc Tây Nam chảy vào trung tâm khu vực VQG rồi hợp với các suối Mẹt Nu, Sa Nghe, Tà
Nốt thành suối Sa Mát chảy ra sông Vàm Cỏ Đông.
Ngoài ra còn có một số suối nhỏ nằm trong khu rừng như : suối Mẹc Nu (xuất
phát từ trảng Tân Thanh, trảng Minh Thui chảy vào suối Đa Ha, suối chỉ có nước vào
15


mùa mưa), suối Sa Nghe (xuất phát từ bàu Quang, chảy về suối Đa Ha), suối Tà Nốt,
suối Thị Hằng (các suối đều cạn nước vào mùa khô).
Nước ngầm:
Nước ngầm trong khu vực khá phong phú và gần mặt đất, ở độ sâu 4-5 m ở các
khu vực gần sông suối có thể cung cấp nước sinh hoạt, ở độ sâu > 20 m cho nước phục
vụ sản xuất (140 - 240 m3/ngày). Tầng nước nông thuộc trầm tích phù sa mới có chất
lượng không ổn định và bi chua do tích tụ sắt trong tầng đất trầm tích. (trích dẫn bởi
Vũ Ngọc Long, 2006).
3.4.2. Kinh tế xã hội
3.4.2.1. Dân cư
Dân số các xã có liên quan đến VQG LGXM đã được thống kê như sau:
+ Tổng số hộ: 3.571 hộ.
+ Nhân khẩu: 16.276 khẩu (trong đó, nam: 8.715 và nữ: 7.561).
+ Hộ theo thành phần dân tộc: kinh :94,6 %; Khơ me :5,3 %.
Kết quả điều tra kinh tế xã hội 3 xã (có khả năng ảnh hưởng đến VQG): Tân
Bình, Tân Lập, Hoà Hiệp cho thấy trong vùng lõi của VQG có một số hộ dân tạm trú
dọc theo các lộ 791, đường ranh giới nông - lâm, và khu vực trảng Bà Điếc (88 hộ,

trong đó có 76 hộ sống ở khu phục hồi sinh thái và 12 hộ sống trong vùng nghiêm
ngặt); còn lại chủ yếu sống ngoài vùng đệm, tập trung chủ yếu theo các trục lộ như:
quốc lộ 22B, tỉnh lộ 788, 791 và trung tâm các xã.
Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân là 1,6% và tăng cơ học là 3,4%. Tỉ lệ
tăng dân số cơ học cao nhất là xã Tân Bình (5,6 %), là những lo ngại cho việc bảo tồn
các nguồn tài nguyên của VQG.
3.4.2.2 Kinh tế
Mức sống của người dân trong khu vực thấp do thu nhập cũng như năng suất
hoa màu và diện tích đất sở hữu thấp; đặc biệt là đồng bào Khơme ở: Chà Rục, Sóc
Thiếc.

16


×