Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

LUẬN VĂN XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC VƯỜN QUỐC GIA LÒ GÒ - XA MÁT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.29 MB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC .....
KHOA ....

Luận văn
XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH BẢO
TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC VƯỜN QUỐC
GIA LÒ GÒ – XA MÁT


Đồ Án Tốt Nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan

CHƯƠNG I: PHẦN MỞ ĐẦU

SVTH: Dương Yến Trinh

1


Đồ Án Tốt Nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan

CHƯƠNG I: PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Việt Nam là một trong 25 nước có giá trị đa dạng sinh học thuộc loại cao
nhất trên thế giới với các hệ sinh thái đặc thù, cùng nhiều giống, loài đặc hữu có giá trị
khoa học và kinh tế cao và nhiều nguồn gen quý hiếm.
Do có vị trí địa lý đặc biệt nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa.


Việt Nam có khoảng10% trong tổng số tất cả các loài sinh vật được biết đến trên thế
giới – cho đến nay xấp xỉ 12.000 loài thực vật và 7.000 loài động vật đã được ghi nhận ở
Việt Nam.
Tuy nhiên, do tốc độ phát triển nhanh chóng của đất nước trong những năm
gần đây, đa dạng sinh học ở Việt Nam đang bị suy giảm mạnh. Nguyên nhân chủ yếu là
do cháy rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai dẫn tới thu hẹp nơi cư trú của các
giống loài; khai thác và đánh bắt quá mức; tình trạng buôn bán trái phép động vật, thực
vật quý hiếm; và ô nhiễm môi trường.
Vì thế việc bảo tồn đa dạng sinh học là vấn đề cấp thiết được đặt ra không
chỉ đối với Việt Nam mà với nhiều nước trên thế giới. Việc bảo tồn đa dạng sinh học
giúp cân bằng môi trường sống trên trái đất, nâng cao lợi ích kinh tế xã hội tại địa
phương, khẳng định vai trò cộng đồng trong mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên.
Bằng nhiều phương pháp khác nhau trong đó việc bảo tồn đa dạng sinh học
tại các khu bảo tồn, các vườn quốc gia là mục tiêu hàng đầu trong công tác bảo tồn.
Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát (VQG LGXM) là đối tượng thiết thực để áp dụng
chương trình bảo tồn đa dạng sinh học.
VQG LGXM là nơi rất phong phú và đa dạng về hệ sinh thái là nơi tập trung
rất nhiều động vật, thực vật đặc hữu và quý hiếm, với hơn 115 loài thực vật bậc cao, 104
SVTH: Dương Yến Trinh

2


Đồ Án Tốt Nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan

loài động vật và các HST cảnh quan đặc sắc. Điều này đã tạo nên điểm đặc biệt riêng
cho Vườn.
Tuy nhiên, VQG LGXM hiện nay đang phải đối mặt với vấn đề khó khăn đó

là việc suy giảm về số lượng các loài động, thực vật trong Vườn do sự khai thác, đánh
bắt trái phép của người dân địa phương. Vì thế việc “Xây dựng chương trình bảo tồn
đa dạng sinh học tại Vườn quốc gia Lò Gò Xa Mát” là vô cùng cấp thiết.
Xây dựng chương trình bảo tồn đa dạng sinh học Vườn quốc gia Lò Gò – Xa
Mát chính là một hướng nghiên cứu tạo ra những cơ sở khoa học hướng đến sử dụng tài
nguyên thiên thiên Đa dạng Sinh học của VQG ngày càng hiệu quả hơn, bền vững hơn
trong các chương trình phát triển kinh tế xã hội và quản lý tài nguyên thiên nhiên của
toàn tỉnh Tây Ninh.

1.2 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu về tài nguyên động vật, thực vật, hoạt động sống, các điều kiện
sống ảnh hưởng đến sự phát triển của các loài tại VQG LGXM
1.3 Mục tiêu của đề tài
Đề tài xây dựng chương trình bảo tồn ĐDSH cho VQG LGXM phải đảm
bảo việc phát triển Vườn theo định hướng phát triển bền vững.
Phải đảm bảo đời sống của người dân sống trong khu vực VQG, không tách
rời người dân ra khỏi phạm vi sinh sống của họ.
Tối ưu hóa các lợi nhuận đảm bảo các lợi ích về kinh tế, đời sống của người
dân nhưng không làm tổn hại đến sự phát triển về ĐDSH của VQG.
1.4 Nội dung nghiên cứu
• Nghiên cứu tổng quan về VQG LGXM
SVTH: Dương Yến Trinh

3


Đồ Án Tốt Nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan


• Nghiên cứu đánh giá sự ảnh hưởng của VQG LGXM đến sự phát triển
kinh tế – xã hội và môi trường
• Nghiên cứu xây dựng chương trình bảo tồn cho VQG LGXM
1.5 Phương pháp nghiên cứu
1.5.1 Phương pháp luận
Xem xét VQG LGXM trên góc độ hệ sinh thái (HST), xem xét đầy đủ mối
quan hệ tác động qua lại giữa đất, nước, tài nguyên thực vật, tài nguyên động vật.
Xây dựng chương trình bảo tồn phải đảm bảo cả các mặt kinh tế - xã hội và
môi trường.
Xây dựng chương trình cần đảm bảo đem lại lợi ích lâu dài cho xã hội như
tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần nâng cao mức sống của người dân và
sự ổn định xã hội,
Xây dựng chương trình phải đáp ứng nhu cầu phát triển của Vườn cũng như
của địa phương. Chú trọng chiều sâu, xây dựng có hiệu quả, nâng cao chất lượng bảo
tồn.
Quán triệt các giải pháp bảo tồn đảm bảo phù hợp với điều kiện đất đai,
nguồn nước tạo điều kiện duy trì và phát triển tài nguyên sinh vật tại VQG.
Việc xây dựng chương trình bảo tồn ĐDSH VQG LGXM đảm bảo sự bảo tồn
và phát triển bền vững về số lượng loài của Vườn. Cải thiện công tác quản lý và nâng
cao ý thức bảo vệ môi trường của cộng đồng tại địa phương.

1.5.2 Phương pháp thực tế

SVTH: Dương Yến Trinh

4


Đồ Án Tốt Nghiệp


GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan

Tiếp thu có chọn lọc các phương pháp đã được sử dụng về bảo tồn và phát
triển ĐDSH từ trước đến nay.
Thu thập tài liệu, nghiên cứu trong thư viện và văn phòng. Tổng quan các
nguồn số liệu hiện có, các công trình có liên quan đã công bố hoặc chưa, thừa kế các
nguồn số liệu đã phân tích.
Tổng hợp tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau nhằm cung cấp một số kiến thức
cụ thể và rút ngắn được quá trình phân tích và thời gian làm đồ án.
Khảo sát thực tế giúp việc xây dựng chương trình gắn liền với thực tế và phù
hợp với khu vực được xây dựng chương trình.

1.5.3 Phương pháp đánh giá tác động
Đánh giá tác động của Vườn quốc gia về mặt kinh tế - xã hội để xem xét
khả năng tham gia của cộng đồng vào công tác bảo tồn loài. Hiểu và nắm bắt được khả
năng kinh tế của người dân sống trong khu vực VQG. Từ đó xem xét khả năng áp dụng
các chương trình bảo tồn ĐDSH tại Vườn.
Đánh giá tác động về mặt môi trường để xem xét những tác động của người
dân địa phương đến đời sống của các loài động, thực vật. Đánh giá sự ảnh hưởng của
Vườn đối với các nguồn tài nguyên đất, nước, và sinh vật.
Đánh giá tác động của Vườn quốc gia cả về kinh tế, xã hội và môi trường.
Sử dụng phương pháp này để đánh giá sơ bộ các điểm hạn chế và tiêu cực, những tác
động có nguy cơ làm suy giảm đa dạng sinh học Vườn và kết hợp với việc tìm hiểu tổng
quan về Vườn quốc gia nhằm xây dựng chương trình bảo tồn phù hợp để đạt hiệu quả
cao.
1.5.4 Phương pháp đánh giá nhanh với sự tham gia của cộng đồng
SVTH: Dương Yến Trinh

5



Đồ Án Tốt Nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan

Sự tham gia của cộng đồng là rất cần thiết trong nhiều hoạt động phát triển,
nhưng nó có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phục hồi các hệ sinh thái và bảo vệ
nguồn tài nguyên thiên nhiên của cộng đồng.
Phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của cộng đồng luôn đi kèm theo
những công cụ. Trong đó công cụ thường dùng nhiều nhất là thu thập nguồn thông tin
thứ cấp, quan sát trực tiếp và chụp ảnh…

SVTH: Dương Yeán Trinh

6


Đồ Án Tốt Nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ ĐA DẠNG
SINH HỌC VÀ BẢO TỒN ĐA DẠNG
SINH HỌC

SVTH: Dương Yến Trinh

7



Đồ Án Tốt Nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ
BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC
2.1 ĐA DẠNG SINH HỌC
2.1.1 Định nghóa Đa dạng Sinh học (ĐDSH )
“ĐDSH là sự phồn thịnh của sự sống trên Trái đất, là hàng triệu loài thực
vật, động vật và vi sinh vật, là những gen chứa đựng trong các loài và là những hệ sinh
thái vô cùng phức tạp cùng tồn tại trong môi trường”.(Nguồn: Quỹ Quốc tế về Bảo tồn
Thiên nhiên – WWF (1989))
“ĐDSH là sự phong phú của mọi cơ thể sống có từ tất cả các nguồn trong hệ
sinh thái trên cạn, ở biển và các hệ sinh thái dưới nước khác, và mọi tổ hợp sinh thái mà
chúng tạo nên; ĐDSH bao gồm sự đa dạng trong loài (đa dạng di truyền), giữa các loài
và các hệ sinh thái”. (Nguồn: Công ước Đa dạng Sinh học, 1992)
Như vậy ĐDSH của Việt Nam là sự khác biệt của tất cả các dạng sống hiện
hữu trên trái đất – các loài động, thực vật và vi sinh vật khác nhau và hệ sinh thái mà
các loài đó góp phần tạo nên.
ĐDSH không tónh tại, mà thường xuyên thay đổi; nó tăng lên do sự biến đổi
về gen và các quá trình tiến hóa và giảm bởi các quá trình như suy thoái và mất sinh
cảnh, suy giảm quần thể, và tuyệt chủng.

2.1.2 Phân loại ĐDSH
ĐDSH là nói lên mức độ phong phú của thiên nhiên, là toàn bộ sự sống có
trên trái đất này, kể cả con người. ĐDSH thể hiện ở 3 mức độ:

SVTH: Dương Yến Trinh

8



Đồ Án Tốt Nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan

o Đa dạng các HST (Ecosystem)
o Đa dạng loài (Species)
o Đa dạng di truyền (Gene)
Trong đó
• Đa dạng di truyền – là tính đa dạng của các thông tin di truyền chứa
trong tất cả các cá thể thực vật, động vật và vi sinh vật. Đa dạng di
truyền có ở bên trong và giữa các quần thể của các cá thể tạo nên một
loài, cũng như giữa các loài;
• Đa dạng loài – là tính đa dạng của các loài sinh vật khác nhau;
• Đa dạng về hệ sinh thái – là tính đa dạng của các sinh cảnh, các quần
xã sinh vật và các quá trình sinh thái.
2.1.3 ĐDSH ở Việt Nam
Năm 1992, Trung tâm giám sát bảo tồn thế giới đã xác định Việt Nam là
một trong 16 nước có tính ĐDSH cao nhất trên thế giới. Việt Nam là một trong những
nước quan trọng nhất trên thế giới đối với việc bảo tồn một số nhóm động, thực vật nhất
định.
Việt Nam được Quỹ bảo tồn động vật hoang dã (WWF) công nhận có 3
trong hơn 200 vùng sinh thái toàn cầu; Tổ chức bảo tồn chim quốc tế (Birdlife) công
nhận là một trong 5 vùng chim đặc hữu; Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN)
công nhận có 6 trung tâm đa dạng về thực vật. Toàn bộ đất nước Việt Nam nằm trong
điểm nóng Inđô – Bơ Ma do tổ chức Bảo tồn Quốc tế xác định, là một trong những vùng
sinh học bị đe dọa nhất và giàu có nhất trên trái đất.
Việt Nam là một trong 25 nước có giá trị ĐDSH thuộc loại cao nhất trên thế
giới với các hệ sinh thái đặc thù, cùng nhiều giống, loài đặc hữu có giá trị khoa học và

SVTH: Dương Yến Trinh

9


Đồ Án Tốt Nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan

kinh tế cao và nhiều nguồn gen quý hiếm do có vị trí địa lý đặc biệt nằm trong khu vực
khí hậu nhiệt đới gió mùa. Việt Nam có khoảng10% trong tổng số tất cả các loài sinh
vật được biết đến trên thế giới – cho đến nay xấp xỉ 12.000 loài thực vật và 7.000 loài
động vật đã được ghi nhận ở Việt Nam (nguồn: Cục Bảo vệ môi trường – 2005).
Trong vòng hơn một thập kỷ qua, một số loài động vật đã được phát hiện lần
đầu tiên ở Việt Nam như loài Sao la (Pseudoryx nghetinhensis), loài Mang lớn
(Munticacus vuquangensis).... Những phát hiện này đã làm cho Việt Nam trở thành tiêu
điểm chú ý của giới khoa học cũng như của các tổ chức bảo tồn trên thế giới.
Đánh giá cao tầm quan trọng của đa dạng sinh học, Chính phủ Việt Nam đã
chủ trương khoanh vùng bảo vệ đối với các hệ sinh thái đặc thù, phát triển các khu rừng
đặc dụng,...để bảo vệ đa dạng sinh học của quốc gia. Hiện nay, cả nước có 30 vườn quốc
gia, 59 khu bảo tồn thiên nhiên, 48 khu dự trữ thiên nhiên, 11 khu bảo tồn loài và sinh
cảnh, 39 khu bảo vệ cảnh quan và còn một số vùng đang đề xuất thành lập khu bảo tồn.
Bảng 1: Các khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam
STT

Kiểu đặc dụng

Số lượng

Diện tích


1

Vườn quốc gia (VQG)

30

957.330

2

Khu bảo tồn thiên nhiên

50

1.369.058

Khu dự trữ thiên nhiên

48

1.283.209

Khu bảo tồn loài, sinh cảnh

11

85.849

Khu bảo vệ cảnh quan


39

215.287

Tổng cộng

126

2.541.675

3

(Nguồn: Cục Kiểm lâm, 2005)

2.1.3.1

Đa dạng các hệ sinh thái ở Việt Nam

SVTH: Dương Yến Trinh

10


Đồ Án Tốt Nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan

Đất nước Việt Nam trải dài trên 1.650 km theo hướng Bắc – Nam, từ 80 tới
230 vó Bắc, và có độ cao địa hình từ 0m lên tới độ cao lớn nhất là 3145m so với mực

nước biển, trên dãy núi Hoàng Liên. Ba phần tư diện tích đất nước là đồi núi, và các
vùng đồng bằng châu thổ của hai con sông lớn là sông Hồng ở miền Bắc và sông Cửu
Long ở miền Nam.
Với điều kiện địa lý như vậy đã tạo nên sự đa dạng của các chế độ khí hậu,
thổ nhưỡng, địa hình và sự đa dạng của các HST. Mỗi HST đó lại có các đặc trưng riêng
về khu hệ động, thực vật.
Tại Việt Nam, sự phân bố của ĐDSH trên khắp cả nước không đều nhau.
Các hệ sinh thái trên cạn tự nhiên của Việt Nam bao gồm rừng thường xanh (vùng thấp
và vùng núi), rừng nửa thường xanh, rừng rụng lá, rừng trên núi đá vôi, các đụn cát và
bãi cát trên biển.
+ Rừng ngập mặn: Phân bố ven biển Quảng Ninh (10.000 ha) một số
diện tích rải rác ở đầm phá, cửa sông miền Trung. Đặc biệt tập trung ở Cà Mau, Bạc
Liêu (500.000 ha), Tiền Giang, Trà Vinh, và Cần Giờ. Rừng ngập mặn ờ miền Nam
đứng loại nhất nhì trên Thế Giới.
+ Rừng lá rộng thường xanh nhiệt đới: thường gặp ở vùng núi cao dưới
800 m ở phía Bắc và trên 1.000 m ở phía Nam, là rừng hỗn giao của cây họ Đậu
(Fabaceaae), họ Dẽ (Fagaceae) và họ Tre (Bambusodae).
+ Rừng lá rộng thường xanh nhiệt đới trên núi đá vôi: chủ yếu ở các
vùng núi đá vôi, các cây chủ yếu là Nghiền (Burretiodendron hsiemun), Hoàng Đàn
(Cupressus Torulosa); tiêu biểu cho dạng rừng này là rừng quốc gia Cúc Phương.

SVTH: Dương Yến Trinh

11


Đồ Án Tốt Nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan


+ Rừng lá rộng thường xanh nhiệt đới núi cao: thường gặp tại các
vùng núi cao trên 800 m ở phía Bắc, chủ yếu là các loài cây thuộc họ Dẽ (Fagaceae),
Long não (Lauraceae), Đỗ quyên (Ericaceae), Tre nứa (Bambusodae).
+ Rừng khộp: phân bố chủ yếu ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, duyên
hải Nam Trung Bộ, các loài cây họ Dầu (Dipterocarpaceae) chiếm ưu thế, có nhiều loài
cho gỗ q như Gụ (Dalbergia Oliverrii), Giáng Hương (Pterocarpus Pedatus).
+ Rừng lá kim ở các vùng cao trên 1.000 m ở phía Nam thích hợp phát
triển cây lá kim như Tùng (Amentotaxus), Bách (Cupressaceae), Thông 2 lá (Pinus
merkusii). Vùng cao trên 1.500 m thuộc dãy Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn thường gặp
các rừng lá kim như Thông 3 lá (Pinus kesiya), Pơmu (Fokiena hodginsi), SaMu
(Cunninghamia lanceolata).
+ Rừng tre nứa: phân bố từ Bắc đến Nam là loài ưa ẩm, ưa sáng, mọc
nhanh, rừng mưa ở miền Bắc, rừng Lồ ô ở miền Nam, Luồng ở Thanh Hóa, Trúc ở Bắc
Thái.
+ Rừng lầy hỗn hợp: gồm rừng Tràm, đồng bằng Sông Cửu Long. Có
nơi chủ yếu là Tràm nhưng cũng có nơi có cả những cây gỗ chịu ngập như Mỳ đai, Ô
môi (Cassia grandis L.F).
Việt Nam được coi là một trong những nước thuộc vùng Đông Nam Á giàu
có về ĐDSH. Do sự khác biệt lớn về khí hậu từ vùng gần xích đạo tới giáp vùng cận
xích đạo, cùng với sự đa dạng về địa hình đã tạo nên sự đa dạng về thiên nhiên.
Cho đến nay đã thống kê được 10.484 loài thực vật bậc cao có mạch khoảng
800 loài rêu và 600 loài nấm. Theo dự đoán của các nhà thực vật học số loài thực vật
bậc cao có mạch ít nhất sẽ lên đến 12.000 loài trong đó có khoảng 23.000 loài đã được

SVTH: Dương Yến Trinh

12


Đồ Án Tốt Nghiệp


GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan

người dân dùng làm nguồn lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thức ăn cho gia súc,
lấy gỗ, tinh dầu và nhiều nguyên vật liệu khác.
Hệ thực vật Việt Nam có mức độ đặc hữu cao. Phần lớn số loài đặc hữu này
tập trung ở 4 khu vực núi cao Hoàng Liên Sơn, khu vực núi cao Ngọc Linh, cao nguyên
Lâm Viên và khu vực rừng mưa ở phía Bắc Trung Bộ.
Nhiều loài là đặc hữu địa phương chỉ gặp ở một vùng rất hẹp với số cá thể
thấp. Các loài này thường rất hiếm vì các khu rừng ở đây thường bị chia cắt thành những
mảnh nhỏ hay bị khai thác một cách mạnh mẽ.
Các HST đất ngập nước – sông – suối, hồ và ao đầm. Việt Nam có mạng
lưới các con sông dày đặc, trong đó 2.360 con sông có độ dài trên 10 km. 8 con sông có
lưu vực lớn với diện tích bao phủ trên 10.000 km2 ( nguồn: Báo cáo diễn biến môi trường
Việt Nam, 2005).
Các vùng đất ngập nước ở Việt Nam bao gồm nhiều loại: sông ngòi, ao hồ,
đầm lầy, rừng ngập nước, và các đồng cỏ ngập nước. Có 39 kiểu HST đất ngập nước đã
ghi nhận ở Việt Nam, bao gồm 30 vùng đất ngập nước tự nhiên và 9 vùng đất ngập nước
nhân tạo (nguồn: Viện ĐTQHR,1999, xây dựng Cơ sở Quy hoạch các KBT Đất ngập nước
Việt Nam). Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xác định 68 khu đất ngập nước có tầm quan
trọng quốc gia.
Với bờ biển dài trên 3.260 km và hơn 3.000 hòn đảo lớn nhỏ, vì thế Việt
Nam có các HST duyên hải rất giàu có và đa dạng. Các HST này bao gồm rừng ngập
mặn và các loại rừng trong vùng triều, các đầm phá nước lợ, các thảm cỏ biển, các rạn
san hô. Tất cả các HST này đều giàu có về các loài sinh vật và có năng suất cao.
Việt Nam có một vùng biển đặc quyền kinh tế biển khoảng 1 triệu km2, với
khoảng 20 kiểu HST biển đặc trưng riêng biệt về hải dương học. Các HST này nuôi
SVTH: Dương Yeán Trinh

13



Đồ Án Tốt Nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan

dưỡng trên 11.000 loài sinh vật bao gồm gần 2.500 loài cá biển (gồm 130 loài cá có giá
trị kinh tế cao), gần 700 loài động vật nổi; gần 100 loài thực vật rừng ngập mặn, 15 loài
thực vật ngập mặn, 15 loài cỏ biển và hơn 6.000 loài động vật đáy không xương sống.
Thêm vào đó, các HST biển này còn là môi trường sống quan trọng của 5
loài rùa biển, 15 loài rắn biển, 25 loài thú biển và 43 loài chim biển (nguồn: Nguyễn
Chu Hồi, 2001, Hiện trạng và cơ chế quản lý các KBT biển ở Việt Nam). Với các khảo sát
đang được tiến hành tổng số loài sinh vật biển Việt Nam sẽ càng tăng lên.
Việt Nam có khoảng 1.122 km2 rạn san hô, được phân bố rộng rãi từ Bắc tới
Nam, với diện tích lớn nhất và tính ĐDSH cao ở miền Trung và miền Nam. Các nghiên
cứu của Việt Nam đã ghi nhận gần 400 loài san hô tạo rạn tại các vùng Vịnh Nha Trang
và Côn Đảo, mỗi nơi có hơn 300 loài (nguồn: Võ Sỹ Tuấn, 2005, “Kế họach Hành động
Quốc gia về quản lý các Rạn san hô ở Việt Nam tới năm 2015) .

2.1.3.2

Đa dạng loài và đa dạng di truyền

Đa dạng các HST của Việt Nam được tạo bởi sự giàu có tương tự về loài có
11.458 loài động vật, 21.017 loài thực vật và khoảng 3.000 loài vi sinh vật đã được ghi
nhận, trong đó có rất nhiều loài được sử dụng để cung cấp vật liệu di truyền (nguồn:
Đặng Huy Huỳnh, 2005, Hiện trạng và tình hình quản lý ĐDSH Việt Nam).
Việt Nam có tỉ lệ các loài đặc hữu của khu vực và quốc gia cao hơn bất cứ
nước nào khác ở Đông Dương. Các nhóm đặc hữu, các khu vực phân bố khác nhau
nhưng tất cả chúng không đồng nhất.

Tính đặc hữu của các loài cây hạt trần tập trung ở những vùng núi chính của
đất nước. Tổ chức BirdLife International đã đánh giá về sự phân bố trên toàn thế giới
những khu tập trung của những loài chim có quy mô hạn chế.
SVTH: Dương Yến Trinh

14


Đồ Án Tốt Nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan

Toàn bộ hệ thực vật được đặc trưng bởi tỷ lệ các loài đặc hữu cao dự tính
khoảng giữa 33% ở Bắc Việt Nam và 50% trên cả nước (nguồn: Thái Văn Trừng, 1970).
Số lượng lớn nhất các dạng đặc hữu được thấy ở ba khối núi chính - dãy Hoàng Liên
Sơn, cao nguyên Đà Lạt và cao nguyên miền Trung.
Bảng 2: Thống kê thành phần loài sinh vật đã biết được cho đến nay
Nhóm sinh vật

Số loài đã xác định được

Thực vật nổi

1.939

Rong tảo

697

Thực vật ở cạn


13.766

Động vật không xương sống ở nước

8.203

Động vật không xương sống ở đất

khoảng 1.000

Côn trùng

7.750



2.582

Bò sát

50

Lưỡng cư

162

Chim

840


Thú

310 loài và phân loài
(Nguồn: Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật, 2004)
Theo đánh giá của Jucovski (1970) Việt Nam là một trong 12 trung tâm

giống cây trồng và cũng là trung tâm thuần hóa vật nuôi nổi tiếng khắp thế giới. Việt
Nam có nguồn gen di truyền phong phú. Đặc biệt là nguồn lúa và khoai – là những loài
được coi có gốc từ Việt Nam. Nguồn gen duy nhất này là cơ sở cho sự tiếp tục phát triển
và cải tiến các giống lúa và cây lương thực trên thế giới.

SVTH: Dương Yến Trinh

15


Đồ Án Tốt Nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan

Trong vài thập kỷ vừa qua, các nhà khoa học đã giúp mở rộng kiến thức về
tính ĐDSH của Việt Nam, bổ sung thêm nhiều loài mới vào danh sách các loài của Việt
Nam: Sao La (Pseudoryx nghetinhensis), Mang Lớn (Muntiacus vuquangensis), Mang
Trường Sơn (Muntiacus truongsonensis), Chà Và Chân Xám (Pygathrix cinerea), Thỏ
vằn Trường Sơn (Nesolagus timminsi)

2.1.4 Giá trị của Đa dạng Sinh học Việt Nam
Các lợi ích mà Việt Nam được hưởng từ ĐDSH không chỉ là khai thác liên
tục các nguồn tài nguyên, mà lại được bảo đảm được cung cấp và duy trì một loạt các

chức năng sinh thái. Các chức năng sinh thái như: duy trì chu trình nước (phục hồi nước
ngầm, bảo vệ lưu vực và làm hệ đệm chống lại những hiện tượng thái qúa), điều hòa khí
hậu, sản sinh và làm màu mỡ cho đất bảo vệ chống xói mòn, tích trữ và tái tạo chất dinh
dưỡng, phân hủy và hấp thu các chất gây ô nhiễm. Chúng có ý nghóa nền tảng đối với
chất lượng cuộc sống và nền kinh tế, nhưng lại thường không được đánh giá thích đáng
theo các thuật ngữ kinh tế.
Các giá trị kinh tế của các HST tự nhiên có thể phân chia thành giá trị khai
trực tiếp (làm thức ăn, lấy sợi, dược liệu); giá trị khai thác gián tiếp (điều hòa khí hậu,
bảo vệ lưu vực, chất lượng đất, giải trí…
ĐDSH tạo ra tính bền vững và khả năng chống chịu cho nông nghiệp. ĐDSH
là cơ sở của nền nông nghiệp ở Việt Nam. Vùng núi và trung du phía Bắc, vùng núi Tây
Nam của Việt Nam đặc biệt đa dạng về các giống, loài bản địa và các loài là họ hàng
hoang dã của chúng trong tự nhiên, liên quan tới các nhóm cây trồng quan trọng như lúa,
khoai sọ, chè, vải, nhãn, các giống cam chanh và đậu.

SVTH: Dương Yến Trinh

16


Đồ Án Tốt Nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan

Lợi ích của các HST rừng đối với sự phát triển nông nghiệp do chúng bảo vệ
nguồn nước, cung cấp nước ngầm và nước mặt, tích trữ trước khi hạn hán và hạn chế lũ,
lụt, cản gió, và giúp thụ phấn cho cây trồng, cung cấp các loài thiên địch tiêu diệt sâu
hại, và điều hòa khí hậu địa phương (tiểu khí hậu) nhờ tạo bầu không khí ấm trong thời
tiết khô ráo (nguồn: báo cáo diễn biến Môi trường Việt Nam, 2005)
Chức năng sinh thái có giá trị lớn nhất đối với thực vật tự nhiên là bảo vệ lưu

vực nước. Điều này đảm bảo cho những trận mưa lớn được rừng giữ lại làm giảm tác hại
của cả lũ lụt và xói mòn đất. Rừng tiếp tục duy trì dòng chảy và nước sạch rất lâu sau
khi mưa và vì thế cũng giảm tác hại của hạn hán. Điều hoà dòng chảy là điều vô cùng
quan trọng trong việc trồng lúa
Bảo vệ vùng ven biển: Các rạn san hô bao bọc bờ biển có một chức năng
vô cùng quan trọng là bảo vệ miền duyên hải khỏi bị xói mòn do sóng vỗ. Chức năng
này rất quan trọng từ Bắc vào Nam Trung Bộ Việt Nam nơi bão thường xuyên xảy ra .
Bảo vệ đất: Xói mòn đất là một trong những mất mát tài nguyên lớn nhất
của Việt Nam. Độ phì nhiêu của các vùng rộng lớn giảm và tắc nghẽn vùng phù sa tại
các kênh giao thông thuỷ và làm mất nơi trú của các loài thuỷ sinh. Rừng che phủ dọc
bờ biển có một chức năng quan trọng trong việc giảm xói mòn đất, chứa những đụn cát
gió thổi và giảm tác động của bão.
Điều hoà khí hậu: Cát gió cuốn là một khó khăn riêng ở vùng duyên hải
miền trung Việt Nam nơi diễn ra phần lớn công tác phục hồi rừng chống cát bay tổn hại
canh tác nông nghiệp. HST rừng có chức năng quan trọng là điều hoà khí hậu và hấp thụ
CO2 trong quá trình quang hợp, góp phần làm giảm khí nhà kính trong khí quyển.

SVTH: Dương Yến Trinh

17


Đồ Án Tốt Nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan

Du lịch dựa vào biển: Cát Bà và Vịnh Hạ Long, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Nha
Trang, Vũng Tàu và Côn Đảo, là những vùng du lịch bờ biển nổi tiếng. Các giá trị kinh
tế của các vùng này rất khó ước tính vì chưa có một tổ chức hay cơ quan cụ thể nào chịu
trách nhiệm về việc này. Phát triển du lịch nhìn chung chưa được phối hợp, thiếu quy

hoạch và quản lý.
Nguồn tài nguyên thiên nhiên rừng giàu có về sinh giới, có thể đáp ứng
những nhu cầu hiện tại và tương lai của nhân dân Việt Nam trong quá trình phát triển.
Nguồn tài nguyên thiên nhiên này không những là cơ sở vững chắc của sự tồn tại của
nhân dân Việt Nam thuộc nhiều thế hệ đã qua mà còn là cơ sở cho sự phát triển của dân
tộc Việt Nam trong những năm sắp tới.

2.1.5

Những mối đe dọa đối với Đa dạng Sinh học.
Hiện nay, do tốc độ phát triển nhanh chóng của đất nước, ĐDSH ở Việt Nam

đang bị suy giảm mạnh. Nguyên nhân chủ yếu là do cháy rừng, chuyển đổi mục đích sử
dụng đất đai dẫn tới thu hẹp nơi cư trú của các giống loài; khai thác và đánh bắt quá
mức các loài động thực vật; tình trạng buôn bán trái phép động vật, thực vật quý hiếm;
và ô nhiễm môi trường.
2.1.5.1 Tốc độ tuyệt chủng:
Sự đa dạng về loài trên toàn cầu thường rất cao trong suốt mọi thời gian và
thời kỳ địa chất. Các nhóm sinh vật tiến hóa bậc cao như côn trùng, động vật không
xương sống, thực vật hạt kín, thực vật hạt trần đạt được đỉnh điểm của sự đa dạng
khoảng 30.000 năm trước đây. Nhưng, sau đó sự đa dạng của loài giảm dần cùng với sự
tăng trưởng của quần thể loài người.

SVTH: Dương Yến Trinh

18


Đồ Án Tốt Nghiệp


GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan

Hoạt động đầu tiên của con người gây nên sự tuyệt chủng được nhận biết là
việc tiêu diệt các loài động vật, thực vật. Trong một khoảng thời gian ngắn đã có từ 74%
đến 86% các loài động vật lớn bị tuyệt chủng mà nguyên nhân trực tiếp là do việc săn
bắn của con người.
Nguyên nhân gây ra việc phá hủy nơi sinh sống là các hoạt động công
nghiệp và thương mại lớn gắn liền với sự phát triển kinh tế toàn cầu; ví dụ khai thác mỏ,
chăn nuôi gia súc, nuôi cá, khai thác rừng, phát triển nông nghiệp, xây đập nước,
(nguồn: Meyer và Tuner 1994). Nhiều sự đầu tư dự án đặc ra nhưng do cách sử dụng tài
nguyên thiên nhiên không phù hợp nên kém hiệu quả, và ảnh hưởng đến môi trường.
Nguyên nhân gây ra việc mất mát ĐDSH tại những vùng nhiệt đới ẩm giàu
có về số loài là do việc sử dụng tài nguyên không công bằng trên phạm vi toàn thế giới.
Việc sử dụng quá nhiều và không hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên sẽ không tạo
được tính bền vững gây ra sự hủy hoại môi trường nghiêm trọng.
2.1.5.2 Sự phá hủy nơi cư trú.
Mối đe dọa chính đối với ĐDSH là nơi cư trú bị phá hủy và mất mát. Do vậy
việc làm có ý nghóa nhất để bảo vệ ĐDSH là bảo tồn nơi cư trú của các loài. Mất nơi cư
trú là nguy cơ đầu tiên làm cho các loài động vật có xương sống bị tuyệt chủng và đó là
nguy cơ đối với cả động vật không xương sống, thực vật, các loài nấm và các loài khác.
Tại rất nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là tại các đảo, nơi mà mật độ dân số
tương đối cao, phần lớn những nơi cư trú nguyên thủy đều đã bị tiêu diệt. Hơn 50%
những nơi cư trú là các rừng nguyên sinh bị phá hủy tại 47 trên tổng số 57 nước nhiệt đới
trên thế giới. Tại Châu Á nhiệt đới, 65% các nơi cư trú là các cánh rừng tự nhiên đã bị
mất.

SVTH: Dương Yến Trinh

19



Đồ Án Tốt Nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan

Tốc độ phá rừng đặc biệt lớn tại các nước như Philippin, Việt Nam, Ấn Độ,
các nước Châu Phi….đã làm mất nơi cư trú của các loài hoang dã. Tốc độ khá nhanh ở
mức 1,5% đến 2% là ở các nước như Việt Nam, Paraguay, Mexico và Costa Rica. Trong
vòng 8.000 năm trở lại, khoảng 45% độ che phủ rừng nguyên sinh trên Trái Đất đã bị
biến đổi.

Hình 1: Cảnh đốt rừng làm rẫy tại Lâm trường Đồng Xoài
Ví dụ: Hơn 95% nơi cư trú nguyên thủy của loài vượn Java bị phá hủy và
ngày nay chúng được bảo vệ ở một diện tích ít hơn 2% phạm vi nơi sinh sống nguyên
thủy trước nay của chúng.
Một phần diện tích đất đai này bị chuyển đổi hoàn toàn thành đất chuyên
nông nghiệp và đồng cỏ nuôi gia súc. Đất rừng mất do người dân sống theo kiểu du canh
du cư chặt phá. Đất trồng lúc này được phục hồi thành rừng thứ cấp.
Mỗi năm hơn 25.0000 km2 diện tích rừng bị sử dụng để làm củi phục vụ cho
việc nấu nướng của những khu dân cư lân cận. 45.000 km2 mỗi năm bị phá do các công
ty khai thác gỗ. Còn lại 20.000 km2 mỗi năm bị khai hoang để lấy đất cho chăn nuôi gia
súc hoặc trồng cây nông nghiệp.

SVTH: Dương Yeán Trinh

20


Đồ Án Tốt Nghiệp


GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan

Môi trường ô nhiễm do thuốc trừ sâu, hóa chất và các chất thải công nghiệp,
chất thải sinh hoạt của con người và các ô nhiễm gây ra bởi nhà máy và ôtô, cũng như
các trầm tích lắng đọng do sự xói mòn đất từ các vùng cao, các sườn núi.
Tác hại chung của ô nhiễm đến chất lượng nước, chất lượng không khí, đến
khí hậu toàn cầu là một vấn đề không chỉ gây nguy hại lớn đến ĐDSH mà còn gây nguy
hại đến sức khỏe con người.

Hình 2: Phá rừng làm nông nghiệp
2.1.5.3

Khai thác quá mức
Nhằm thỏa mãn nhu cầu của cuộc sống con người đã thường xuyên săn bắn,

hái lượm thực phẩm và khai thác các nguồn tài nguyên khác. Ngay trước thời kỳ công
nghiệp hóa, việc khai thác quá mức làm suy giảm và tuyệt chủng một số loài bản địa.
Việc khai thác của con người đã gây nguy cơ ảnh hưởng đến 1/3 số loài động vật có
xương sống đang bị đe dọa tuyệt chủng, các loài dễ bị tuyệt chủng và các loài quý hiếm.
Các nguồn tài nguyên thiên nhiên đang bị khai thác bằng các phương pháp
nhanh nhất. Người dân tìm cách khai thác đến mức tối đa nguồn tài nguyên của họ để sử
dụng, để bán sản phẩm thu lợi nhuận.

SVTH: Dương Yến Trinh

21


Đồ Án Tốt Nghiệp


GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan

Việc khai thác một cách quá mức để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng là một vấn
đề trở nên cấp bách. Thị trường càng ngày càng yêu cầu nhiều hơn nên việc khai thác
tìm kiếm những nguồn mới càng được đặt ra cấp thiết. Và chính điều này làm cho
ĐDSH của các loài càng trở nên cạn kiệt.

Hình 3: Một con gấu đang bị giết

2.1.5.4

Sự du nhập các loài ngoại lai
Một mối đe dọa gia tăng đối với các HST trên cạn và dưới nước là sự xâm

nhập của các loài sinh vật ngoại lai. Trên toàn cầu sự lan tràn của các loài ngoại lai xâm
hại đang làm suy thoái ĐDSH và các HST nông nghiệp, dẫn tới sự tuyệt chủng của các
loài và tác động đến sức khỏe con người.
Sự gia tăng thương mại toàn cầu, đi lại và vận chuyển hàng hóa qua biên
giới, cũng như phát triển đường giao thông đã tạo điều kiện cho các loài ngoại lai xâm
hại lan tràn.

SVTH: Dương Yến Trinh

22


Đồ Án Tốt Nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan


Việt Nam đã chịu ảnh hưởng của một số loài ngoại lai xâm hại (vừa do
chú ý vừa do ngẫu nhiên mang vào). Các loài du nhập dễ dàng xâm nhập và chiếm lónh
các nơi cư trú và thay thế các loài bản địa do chúng chưa có kẻ thù, các loài côn trùng và
các loài động vật ký sinh, mầm bệnh.
Các hoạt động của con người đã tạo nên những điều kiện môi trường không
bình thường, như sự thay đổi các nguồn dinh dưỡng, gây cháy rừng, tăng lượng ánh
sáng… đã tạo cơ hội cho các loài du nhập thích ứng nhanh hơn ở nơi mới và loại trừ
những loài bản địa.
Có thể coi các loài nhập cư là mối đe dọa nguy hiểm nhất đối với các loài
sinh vật trong của hệ thống các vườn quốc gia. Các loài du nhập có thể phát triển đến
một số lượng cực lớn và phát tán ra một diện tích rộng, xâm nhập sâu vào quần xã khiến
cho việc loại bỏ chúng trở nên cực kỳ khó khăn và tốn kém.
Khi các loài nhập cư được lai ghép với các loài bản địa, thì các gen độc nhất
của các loài bản địa có thể bị loại trừ khỏi các quần thể địa phương. Trong các HST
nước ngọt và nông nghiệp, các tác động của các loài ngoại lai xâm hại nghiêm trọng hơn
rất nhiều, gây ra những thiệt hại đáng kể về kinh tế.
Ví Dụ: loài Ốc bươu vàng
(Pomacea canaliculata), một loài Ốc bản
địa của Nam Mỹ đã du nhập vào Đông
Nam Á từ những năm 1980 để làm thực
phẩm, đã trở thành một trong những vật hại
nguy hiểm nhất đối với cây lúa Việt Nam,
gây thiệt hại kinh tế lên tới hàng triệu đô la

Hình 4: Ốc bươu vàng (Pomacea canaliculata)

mỗi năm, do làm giảm sản lượng lúa.
SVTH: Dương Yến Trinh

23



Đồ Án Tốt Nghiệp

GVHD: ThS. Lê Thị Vu Lan

Vấn đề các loài sinh vật ngoại lai xâm hại mang tính toàn cầu và đòi hỏi
phải có sự hợp tác quốc tế để giải quyết. Việt Nam sẽ là một trong năm nước trên toàn
thế giới nhận được sự hổ trợ của Chương trình các loài xâm hại toàn cầu

Hình 5: Bèo tai chuột (giant salvinia) – Cây mai dương (Mimosa pigra)
2.1.5.5

Sự lây lan của các dịch bệnh
Các tác nhân gây nhiễm trùng có thể là các vật ký sinh như virut, vi khuẩn,

nấm, các động vật đơn bào hay các ký sinh trùng cỡ lớn hơn như giun, sán. Các loài
bệnh dịch này có thể là nguy cơ đe dọa đối với một số loài quý hiếm.
Ví dụ: Quần thể cuối cùng là loài chồn chân đen (Mustela nigripes) tồn tại
trong tự nhiên đã bị tiêu diệt bởi loài virut của bệnh sốt ho từ chổ nuôi và một số loài gia
súc khác.

Hình 6: Chồn chân đen (Mustela nigripes)

SVTH: Dương Yeán Trinh

24



×