Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN LOÀI, TÌNH HÌNH SĂN BẮT VÀ BUÔN BÁN TRÁI PHÉP ĐỘNG VẬT HOANG DÃ TẠI VƯỜN QUỐC GIA BIDOUP NÚI BÀ HUYỆN LẠC DƯƠNGTỈNH LÂM ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (908.69 KB, 44 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
***********

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN LOÀI, TÌNH HÌNH SĂN BẮT VÀ
BUÔN BÁN TRÁI PHÉP ĐỘNG VẬT HOANG DÃ
TẠI VƯỜN QUỐC GIA BIDOUP NÚI BÀ
HUYỆN LẠC DƯƠNG-TỈNH LÂM ĐỒNG
Họ và tên sinh viên : Nguyễn Văn Thơm
Chuyên ngành: Lâm nghiệp
Niên khoá: 2006 - 2009

Tháng 4/ 2009
i


ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN LOÀI, TÌNH HÌNH SĂN BẮT VÀ
BUÔN BÁN TRÁI PHÉP ĐỘNG VẬT HOANG DÃ
TẠI VƯỜN QUỐC GIA BIDOUP NÚI BÀ
HUYỆN LẠC DƯƠNG-TỈNH LÂM ĐỒNG

NGUYỄN VĂN THƠM

Tiểu luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng
Kỹ sư ngành Lâm sinh

Giáo viên hướng dẫn
TS. VŨ THỊ NGA


Tháng 4/ 2009
ii


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn tất đề tài này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ và động viên của các
thầy cô giáo, các đồng nghiệp và gia đình.
Xin gởi lòng biết ơn chân thành đến:
ƒ Quý Thầy, Cô giáo Khoa Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ
Chí Minh đã truyền thụ những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt thời gian học
tập tại Trường.
ƒ TS. Vũ Thị Nga, đã hướng dẫn và chỉ bảo tận tình cho tôi đi đúng hướng và hoàn
thành chuyên đề.
ƒ Các Anh, Chị, Em Vườn quốc gia Biduop - Núi Bà tỉnh Lâm Đồng đã tạo điều
kiện, giúp đỡ trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
ƒ Bố, Mẹ, Vợ là nguồn động viên lớn về tinh thần cũng như vật chất để tôi hoàn
thành chuyên đề này.

iii


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.............................................................................................................................1
U

1. Đặt vấn đề........................................................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài...........................................................................................................2
3. Giới hạn của đề tài...........................................................................................................2
Chương 1 .............................................................................................................................3

TỔNG QUAN TÀI LIỆU....................................................................................................3
U

1.1. Thành phần loàai động vật ở một số Vườn Quốc gia của Việt Nam............................3
1.2. Tình hình săn bắt và buôn bán trái phép động vật hoang dã ở trong nước và ngòai nước
.............................................................................................................................................4
1.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Lạc Dương ..............................................10
1.4. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Vườn Quốc gia Bidoup Núi Bà...................13
Chương 2 ...........................................................................................................................17
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................................17
U

2.1. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................................17
2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu ..................................................................................17
2.3. Phương tiện và phương pháp nghiên cứu ...................................................................17
Chương 3 ...........................................................................................................................19
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................................................19
U

3.1. Thành phần động vật hoang dã ở Vườn Quốc gia Bidoup Núi Bà.............................19
3.2. Thống kê các vụ săn bắt và buôn bán trái phép động vật hoang dã ở Vườn Quốc gia Bidoup
Núi Bà từ 2003-2009 .........................................................................................................29
3.3. Điều tra tình hình săn bắt và buôn bán trái phép tại xã Dachais và Danhim - huyện Lạc
Dương ................................................................................................................................32
3.4. Điều tra tình hình dân sinh kinh tế của những cộng đồng sống phụ thuộc vào rừng thuộc
Vườn Quốc gia bidoup Núi Bà..........................................................................................33
3.5. Một số đề xuất về quản lý bền vững tài nguyên rừng ở VQG Bidoup Núi Bà ..........34
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...............................................................................................35
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................37
PHỤ LỤC ..........................................................................................................................38

iv


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT

Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

1

Bộ NN&PTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

2

CITES

the Convention on International Trade in Endangered
Species of Wild Fauna and Flora (Công ước về buôn bán
quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp)

3

CR

Critical Endangered (Rất nguy cấp)


4

DD

Data Deficient Thiếu số liệu

5

ĐVHD

Động vật hoang dã

6

E

Endangered (Đang nguy cấp)

7

EN

Endangered (Nguy cấp)

8

IB

Nghiêm cấm khai thác sử dụng (Nghị Định 48/2002/NĐCP)


9

IIB

(Hạn chế khai thác sử dụng (Nghị Định 48/2002/NĐ-CP)

10

IUCN

International Union for Conservation of Nature and
Natural Resource (Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế)

11

KBTTN

Khu Bảo tồn Thiên nhiên

12

LR

Lower Risk (Ít nguy cấp)

NT

Near Threatened (Gần bị đe doạ)

R


Rare (Hiếm)

T

Threathened (Bị đe doạ)

14

V

Sẽ nguy cấp

15

VQG

Vườn quốc gía

16

VU

Vulnerable (Sẽ nguy cấp)

13

v



DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Thành phần động vật rừng ở vườn quốc gia Bidoup Núi Bà ............................19
Bảng 3.2. Số lượng loài thú, chim, bò sát và ếch nhái theo bộ, họ ...................................22
Bảng 3.3. Danh lục các loài ĐVHD đặc hữu, loài có trong Nghị định 48, .......................26
Bảng 3.4. Số vụ vi phạm về săn bắt, động vật hoang dã trái phép ....................................29
Bảng 3.5. Số vụ vi phạm về vận chuyển, mua bán động vật hoang dã trái phép ..............30
Bảng 3.6. Tình hình săn bắt và buôn bán trái phép động vật hoang dã.............................32

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 3.1. Số họ và số loài động vật theo bộ của lớp thú ở VQG Bidoup Núi Bà .............20
Hình 3.2. Số loài và số họ động vật theo lớp ở VQG Bidoup Núi Bà...............................23
Hình 3.3. Số vụ săn bắt và buôn bán động vật hoang dã trái phép (2003-2008)...............31

vi


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Việt nam là một nước có tài nguyên động thực vật rừng đa dạng và cũng là
nước có nhiều loài động thực vật đặc hữu trên thế giới. Chính phủ Việt Nam đã có
những chiến lược bảo tồn các nguồn gen có nguy cơ tuyệt chủng. Khi nhắc đến tài
nguyên rừng không thể không nhắc đến nguồn tài nguyên động vật rừng. Đây là
nguồn tài nguyên vô cùng quí giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta. Động
vật rừng nói chung và thú rừng nói riêng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc
cân bằng hệ sinh thái bên cạnh đó làm cho hệ sinh thái đa dạng và phong phú hơn.
Vườn Quốc gia (VQG) Bidoup Núi Bà với tổng diện tích 68.000 ha, nằm
trên địa phận hành chính của huyện Lạc Dương, là khu vực có tính đa dạng sinh
học rất cao. VQG Bidoup Núi Bà có khu hệ động thực vật hết sức phong phú. Đặc
biệt là những loài động vật quý hiếm có trong “Sách đỏ Việt Nam”, những loài cần
được bảo vệ nghiêm ngặt như: sơn dương, gấu, bò rừng,…

Một mặt vì động vật hoang dã có giá trị kinh tế thương mại cũng như giá trị
dược phẩm cao, mặt khác do đời sống kinh tế của cộng đồng dân cư ở vùng đệm
còn rất khó khăn, nhận thức của người dân sở tại nhìn chung còn thấp kém. Vì
vậy, tình hình săn bắt và buôn bán động vật hoang dã diễn ra hết sức nghiêm trọng
ở Việt Nam nói chung, cũng như ở các địa bàn thuộc vườn quốc gia Biđuop Núi
Bà nói riêng.
Từ những vấn đề trên, trong giới hạn của một tiểu luận tốt nghiệp cuối khóa
chuyên ngành Lâm Sinh, được phép của Khoa Lâm nghiệp trường Đại học Nông

1


Lâm Tp. Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn của TS. Vũ Thị Nga chúng tôi tiến
hành đề tài: “Điều tra tình hình săn bắt và buôn bán trái phép động vật hoang
dã tại Vườn Quốc gia Bidoup Núi Bà huyện Lạc Dương - tỉnh Lâm Đồng”.
2. Mục tiêu của đề tài
Đề tài tiến hành điều tra thành phần loài động vật hoang dã, tình hình săn
bắt và buôn bán động vật hoang dã tại khu vực nghiên cứu đồng thời điều tra
phương kế sinh sống của cộng đồng dân cư trong và xung quanh khu vực nghiên
cứu. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế việc săn bắt và buôn bán
động vật hoang dã tại VQG Bidoup Núi Bà.
3. Giới hạn của đề tài
Đề tài điều tra thành phần loài của 4 lớp động vật hoang dã (lớp thú, chim,
bò sát, ếch nhái), điều tra tình hình săn bắt và buôn bán trái phép động vật hoang
dã của 2 lớp (lớp thú và lớp bò sát) tại VQG Biđoup Núi Bà.

2


Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. THÀNH PHẦN LOÀI ĐỘNG VẬT Ở MỘT SỐ VƯỜN QUỐC GIA
CỦA VIỆT NAM
Động vật hoang dã có vai trò quan trọng trong cân bằng sinh thái, nơi
chúng sống từ đó các hệ sinh thái được bền vững, diễn thế đi theo con đường tự
nhiên. Chúng tạo lên các mắt xích trong chuỗi thức ăn hay lưới thức ăn, tạo lên các
giá trị bảo tồn vô cùng quan trọng, các giá trị này không chỉ có ý nghĩa thực tại mà
còn có tiềm năng sử dụng sau này. Thông qua các loài động vật hoang dã con
người có thể nghiên cứu, khai thác và sử dụng một cách hợp lý các gen này để
phục vụ cho các nhu cầu của con người đạt hiệu quả cao nhất.
Hệ động vật hoang dã ở Việt Nam rất phong phú. Các VQG hiện nay là nơi
cư trú phần lớn các loài ĐVHD ở nước ta. Như VQG Phong Nha Kẻ Bàng đã
thống kê được 113 loài thú, 302 loài chim, 59 loài bò sát và 22 loài Lưỡng cư.
VQG Bạch Mã: có 132 loài thú, 358 loài chim, 31 loài bò sát, 21 loài ếch nhái.
Theo Phạm nhật và ctv (2001), VQG Cát Tiên có 38 loài thú (không kể các
loài dơi và thú gặm nhấm), 315 loài chim, Theo Tổ chức Giáo dục Văn hoá và
Khoa học của Liên hiệp quốc UNESCO (2007), trong “Phụ lục hồ sơ đề cử tài sản
ghi tên vào danh sách di sản thế giới” của VQG Cát Tiên đã thống kê số loài thú là
113 loài, chim: 348 loài, ếch nhái: 45 loài, bò sát: 89 loài.

3


Ở VQG Bidoup Núi Bà có thành phần loài ĐVHD không nhiều như các
VQG trên nhưng cũng tương đối phong phú, bao gồm: 51 loài thú; 118 loài chim;
26 loài bò sát và 13 loài ếch nhái.
1.2. TÌNH HÌNH SĂN BẮT VÀ BUÔN BÁN TRÁI PHÉP ĐỘNG VẬT
HOANG DÃ Ở TRONG NƯỚC VÀ NGOÀI NƯỚC
1.2.1. Ở trong nước
Săn bắn ĐVHD đã tồn tại từ hàng nghìn năm về trước, nhưng trong những thập

kỷ gần đây việc săn bắn động vật đã vượt quá ngưỡng bền vững. Tốc độ tái tạo quần thể
hoang dã không đủ so với việc săn bắn. Trước đây, người dân địa phương thường săn bắn
quanh năm, đặc biệt là mùa sinh sản, chính vì vậy nhiều con cái bị săn bắn, khả năng tái
tạo đàn giảm. Săn bắt, sưu tầm sinh vật hoang dã cũng là một nguyên nhân quan trọng
dẫn loài đến tuyệt chủng. Do tác động từ nhu cầu động vật hoang dã trên thị trường, đặc
biệt là xuất khẩu, áp lực săn bắn ĐVHD tại các KBTTN và VQG ngày một tăng, mặc dù
Chính phủ đã có các biện pháp tăng cường quản lý ĐVHD.
Ở Việt Nam bò sát được bẫy bắt và thu gom nhiều ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu
Long và miền Trung sau đó được đưa đến các thành phố lớn để tiêu thụ và xuất khẩu.
Tình hình buôn bán ĐVHD tại Việt Nam đang diễn ra hết sức phức tạp, với nhiều
thủ đoạn rất tinh vi. Tư thương sử dụng các tuyến đường bí mật và các phương tiện
chuyên chở cũng như liên lạc hiện đại nhằm đối phó với sự kiểm soát của các cơ quan
chức năng. Nhiều chủ buôn sử dụng giấy tờ giả mạo, khai báo sai về loài, số lượng
ĐVHD nhằm đánh lừa các cơ quan chức năng. Các chủ buôn luôn chạy theo lợi nhuận, vì
lợi nhuận họ không quan tâm đến việc ngừng mua và bán các mặt hàng ĐVHD. Thậm chí
họ còn buôn bán cả một số loài ĐVHD không được phép.
Các loài bị buôn lậu chủ yếu như: rắn, rùa các loại, tê tê, gấu, các loài khỉ, các loài
ếch nhái, chim (chủ yếu là động vật tươi sống). Thịt thú rừng là các món ăn ưa thích của
nhiều người. Động vật hoang dã trong nước phần lớn được cung cấp cho các nhà hàng
thịt thú rừng, đặc biệt ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Lợi nhuận thu được từ việc buôn
bán bất hợp pháp các loài ĐVHD là rất lớn.
Buôn bán các loài thú: Trong tổng số hơn 252 loài thú thì có đến 147 loài là đối
tượng bị săn, bắt và buôn bán, nhưng trên thị trường mới chỉ ghi nhận được 55 loài thú.
Trước đây buôn bán các loài thú chủ yếu phục vụ nhu cầu thực phẩm của người dân địa
4


phương. Trong những năm gần đây việc buôn bán các loài thú trên thị trường phần lớn
được cung cấp cho các nhà hàng nhằm đáp ứng nhu cầu ẩm thực của người dân thành phố
và xuất khẩu. Ngoài thịt, thú rừng còn được buôn bán với mục đích làm cảnh và nuôi

nhốt. Các loài thường bị nuôi nhốt làm cảnh như: thú linh trưởng, báo, gấu, một số loài
cầy, chồn. Bên cạnh đó việc buôn bán, săn bắt thú với mục đích sản xuất thuốc dân tộc
khá phổ biến. Mật gấu, sừng tê giác, cao khỉ, cao xương hổ ...vẫn được coi là những bài
thuốc cổ truyền chữa được nhiều loại bệnh. Hiện tại có hàng nghìn con gấu bị buôn bán,
nuôi nhốt phục vụ cho khai thác mật. Trong 2 năm (2000-2003) đã có 4 vụ buôn bán, vận
chuyển hổ và các sản phẩm của hổ được lực lượng kiểm lâm phát hiện.
Buôn bán các loài chim: Buôn bán chim ở Việt Nam chủ yếu đáp ứng nhu câu
nuôi cảnh và làm thực phẩm. Hiện tại rất khó kiểm soát thị trường này, ở các chợ làng,
thôn, bản hay bày bán các loại chim như: chim di, chim sẻ đồng, các loại nhạn làm thực
phẩm. Ở các thị trường lớn của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, thì việc trưng bày và bán
chim chủ yếu phục vụ làm cảnh và thu gom để xuất khẩu. Các loài chim được xuất khẩu
chủ yếu là khướu đầu trắng, vành khuyên họng vàng, khướu Trung Quốc, chào mào...
Các loài bò sát được buôn bán trên thị trường với nhiều mục đích khác nhau như
làm thực phẩm, làm thuốc, làm cảnh và các sản phẩm da. Các loài làm thực phẩm như: cá
sấu, các loại rắn, nhông cát, kỳ đà, ba ba và rùa. Các loài được sử dụng làm thuốc như:
tắc kè, rắn hổ mang, rắn cạp nong, rắn ráo, cao trăn, mỡ trăn, mai rùa...Các loài được
buôn bán làm cảnh như: rùa vàng, đồi mồi, trăn,...
Trong tất cả các loài động vật hoang dã bị buôn bán trên thị trường thì bò sát
chiếm số lượng lớn nhất. Các loài lưỡng cư thường bị buôn bán nhiều trên thị trường Việt
Nam là một số loài cóc, nhái bầu, ếch đồng...Các loài này bị buôn bán chủ yếu phục vụ
nhu cầu làm thực phẩm. Trong những năm gần đây, ngoài áp lực từ thị trường trong
nước, một số loài lưỡng cư cũng được xuất khẩu sang thị trường các nước châu Âu và
Mỹ dưới dạng thực phẩm đông lạnh. Một số loài cóc được sử dụng làm thuốc dân tộc.
Việt Nam là nơi cung cấp nhiều ĐVHD cho tiêu thụ nội địa và nhu cầu từ nước
ngoài. Nhưng nguồn tài nguyên ĐVHD trong nước ngày một hiếm dần do khai thác, săn
bắt quá mức, và mặt khác do Nhà nước ta đã có những biện pháp mạnh nhằm quản lý,
bảo vệ rừng và bảo vệ ĐVHD. Việt Nam còn là một điểm trung chuyển ĐVHD từ các
nước Đông Nam Á sang các nước khác. ĐVHD được khai thác nhiều nơi trong nước, đặc

5



biệt là các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. ĐVHD tiêu thụ nội địa chủ yếu ở các thành
phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Các tỉnh như Quảng Trị, Thừa Thiên
Huế, Quảng Nam, Hà Tĩnh, Nghệ An, Gia Lai, Kon Tum có thể là nguồn khai thác
ĐVHD lớn. Các tỉnh có biên giới chung với Lào và Căm Pu Chia là nơi ĐVHD được
nhập vào và được gom về thành phố HCM hoặc Hà Nội, rồi được chở bằng xe đông lạnh
lên tập trung ở các tỉnh biên giới phía Bắc, để từ đó chuyển qua các nước thứ 3. Đường
quốc lộ 1A là tuyến đường trung chuyển lớn nhất ĐVHD. Ngoài ra, ĐVHD còn được vận
chuyển lẻ rất tinh vi, bằng các loại xe chuyên dụng, tàu hoả hoặc đường hàng không.
Việt Nam với đường biên giới dài và tiếp giáp với các nước, phía Tây giáp Lào,
Căm Pu Chia, phía Bắc giáp Trung Quốc. Trong khi tài nguyên ĐVHD trong nước ngày
một giảm sút cùng với những chính sách bảo vệ ĐVHD của nhà nước thì một số tổ chức,
cá nhân chuyển sang buôn bán với các nước láng giềng. ĐVHD được vận chuyển vào
Việt Nam qua nhiều con đường khác nhau. ĐVHD được khai thác từ nước khác sau được
chuyển tải về Việt Nam và được xuất sang nước thứ 3. Đã xuất hiện các hình thức gian
lận thương mại ở các vụ buôn bán ĐVHD qua biên giới như sử dụng giấy phép, giấy
chứng chỉ xuất khẩu giả của cơ quan thẩm quyền quản lý CITES nước ngoài để tạm nhập
tái xuất, quá cảnh các mẫu vật ĐVHD qua lãnh thổ Việt Nam ...(Chương trình hỗ trợ lâm
nghiệp, 2002).
Đã có rất nhiều vụ buôn bán trái phép ở việt Nam trong những năm gần đây:

Vào ngày 25/7/2008, tại Móng Cái (Quảng Ninh). Tổ công tác liên ngành
đã bất ngờ kiểm tra xe ôtô 79H-6891 và phát hiện hơn 3 tấn động vật hoang
dã quý hiếm còn sống gồm rùa và rắn. Tại thời điểm kiểm tra, người áp tải hàng đã
trình các loại giấy tờ nhưng không phù hợp với giấy tờ chứng minh nguồn gốc.
Cục Kiểm lâm (Bộ NN&PTNT) đã xác định, phân loại số động vật đã bắt giữ. Sơ
bộ cho thấy, rắn ráo trâu và hai chủng loại rùa răng, rùa đất là động vật hoang dã quý
hiếm thuộc nhóm 2B. Ngoài hơn 2.100 con rắn ráo trâu với trọng lượng khoảng 2.024 kg
còn có 6 loại rùa gồm: rùa răng, rùa đất lớn, rùa ba gờ, rùa đất sê pôn, rùa hộp lưng đen,

rùa tai đỏ với số lượng 524 con, trọng lượng hơn 770 kg (Bùi Thống và ctv, 2008).

Ngày 29/2/2008, Chi cục Hải quan khu vực 1, Cục Hải quan Hải Phòng
trong lúc tiến hành kiểm tra container loại 40 feet đông lạnh của Công ty cổ phần
xuất nhập khẩu Talu (trụ sở ở Hà Lầm, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) phát hiện
6


khoảng 2.000 con tê tê đã được đánh vảy và 800 kg vảy tê tê (tổng trọng lượng
gần 7 tấn) nhập lậu. Số hàng này được che phủ bên ngoài bằng một lớp cá rất dày.
Trước đó, ngày 27.2, Công ty Talu đã mở tờ khai hải quan và khai báo 21,23 tấn
cá đao đông lạnh. Lô hàng này xuất xứ từ Indonesia qua cảng Hải Phòng rồi
chuyển đi Trung Quốc (Phạm Hải Sâm, 2008).
Từ đầu năm 2006 đến nay, một tổ chức bảo vệ Động vật hoang dã trong
nước cho biết họ đã tiếp nhận thông tin về 19 vụ buôn bán, vận chuyển trái phép tê
tê. Khoảng 630 con tê tê bị tịch thu trong các vụ buôn bán trái phép. Bình quân
mỗi con nặng 4 kg với tổng trị giá gần 1,5 tỉ đồng (tương đương 88.000 USD).
Con số nêu trên chỉ là một phần nhỏ trong tổng số tê tê bị vận chuyển, buôn bán
trái phép ở Việt Nam.
Trên thực tế, một số đối tượng buôn bán tê tê bị bắt tại Việt Nam trong thời
gian qua đã công nhận là các lô hàng tê tê có nguồn gốc từ một số nước trong khu
vực Đông Nam Á như Lào, Myanmar và Malaysia. Theo một số nguồn tin từ
Malaysia, có ít nhất một đối tượng chuyên buôn lậu, vận chuyển tê tê quá cảnh qua
Thái Lan vào Việt Nam. Tê tê chỉ là một trong số nhiều loài động vật hoang dã
được buôn lậu bằng con đường Việt Nam hay từ Việt Nam đến các nước khác
trong khu vực và sang Trung Quốc.
Năm 2006, các cơ quan chức năng của Việt Nam đã tịch thu hơn 50 tấn
động vật hoang dã bị buôn bán bất hợp pháp. Nhưng ngay cuối tháng 1/2007, hải
quan cảng Hải Phòng, đã phát hiện và thu giữ 5 tấn rùa và 2 tấn rắn. Trong khi
giấy tờ của chuyến hàng này lại là những con ếch nội địa nhập khẩu từ Thái Lan.

Theo các quan chức, chuyến hàng này thuộc về một công ty có trụ sở ở Hồng
Kông. Những con vật này sẽ được vận chuyển đến Trung Quốc, nơi chúng có thể
sẽ trở thành những món ăn đặc sản.
Việt Nam cũng có nhiều vấn đề khi đi vào giải quyết việc tiêu thụ các loài
động vật quý hiếm. Nhiều tổ chức bảo tồn nói rằng, những cánh rừng của Việt
Nam, vốn là nơi động thực vật hoang dã vô cùng phong phú và đa dạng đang trở

7


nên trống rỗng vì ngày càng gia tăng số lượng người Việt Nam đủ điều kiện tìm ăn
các loại thịt kỳ lạ.
Một trở ngại lớn trong công tác bảo tồn và chống nạn buôn bán động vật
hoang dã trái phép ở Việt Nam lại xuất phát từ các cơ quan chức năng. Một tổ
chức bảo vệ thiên nhiên trong nước đã thống kê: trong 106 vụ buôn bán, vận
chuyển động vật hoang dã trái phép được phát hiện kể từ năm 2005 đến nay,
khoảng 50 vụ (47%) các cơ quan chức năng bán đấu giá toàn bộ hoặc một phần số
tang vật thu được. Thông qua hình thức này, các loại động vật quý hiếm có nguồn
gốc bất hợp pháp được buôn bán công khai và hợp pháp trên thị trường (Hương
Cát, 2007).
1.2.2. Ở nước ngoài

Tình hình săn bắt và buôn bán trái phép ĐVHD ở nước ngoài cũng rất gay
cấn và phức tạp. Ngày 19/3/2009, các quan chức môi trường New York cho biết
sau một cuộc điều tra bí mật về nạn săn bắt trộm và buôn bán trái phép các giống
rùa, rắn và kỳ nhông bản địa của New York, 25 người đã bị truy tố về các vi phạm
này. Hơn 2.400 con gồm các giống rùa và nhiều loài rắn độc đã bị buôn bán trái
phép hoặc bị săn bắt trộm trong vòng 2 năm qua.
Các quan chức cho biết các cán bộ điều tra đã đóng giả các nhà buôn bán
tại những buổi trưng bày bò sát tại New York và Pensylvania, dành rất nhiều thời

gian tìm hiểu những người săn bắn trộm. Trong số 25 người bị truy tố có 18 người
ở New York, 6 người ở Pensyvalnia và 1 người ở Canada với tội danh là mua bán
các loài động vật trong danh mục bảo vệ và sở hữu trái phép các loài vật này.
Cơ quan điều tra cũng yêu cầu Cơ quan Thuỷ sản và Động vật hoang dã
truy tố một người làm công việc chế biến thịt ở Maryland về tội mua hàng trăm
con rùa bị đánh bẫy trái phép tại New York, đồng thời cũng truy tố một người phụ
trách một trang trại nuôi rùa tại Lousiana về việc mua hàng nghìn con rùa con để
xuất khẩu sang Trung Quốc. Các con vật bị tịch thu sẽ được trả về môi trường
sống của chúng (Linh Chi, 2009).

8


Buôn bán động vật hoang dã có doanh thu hàng tỷ USD mỗi năm trên thế
giới, gây nguy cơ tiệt chủng cho các loài động vật trong tự nhiên. Trong vòng 1-2
năm trở lại đây, hàng loạt vụ buôn lậu động vật hoang dã trên thế giới đã bị phát
hiện và bắt giữ...
Ngày 19/1/2007, tại biên giới Nga - Trung Quốc, cảnh sát Nga đã bắt giữ 3
bộ da của loài hổ Siberia, 8 chân hổ và 332 bộ xương hổ cùng với 531 sừng linh
dương Saiga và 283 cái chân của gấu đen châu Á. Đây là một cuộc bắt giữ vận
chuyển động vật hoang dã trái phép lớn nhất trong một thập kỷ qua. Chúng được
buôn lậu từ Nga, qua Kazakhstan đến Trung Quốc. Tại đây chúng được sử dụng để
bào chế thuốc, chế biến các loại súp bổ dưỡng và may hàng mỹ nghệ.
Tất cả những loài động vật hoang dã trong cuộc bắt giữ trên đều được bảo
vệ bởi các luật Quốc tế như Công ước Mua bán Quốc tế Động - Thực vật Hoang
dã (Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and
Flora - CITES). Đông Nam Á có thể là điểm nóng nhất toàn cầu trong nạn buôn
bán động vật hoang dã bất hợp pháp.
Cuối tháng 6/2006, các quan chức Thái Lan đã tịch thu một trường hợp vận
chuyển trái phép 245 con tê tê và 64 rùa nước ngọt ngay tại sân bay Don Muang,

thủ đô Bangkok. Chuyến hàng này xuất phát từ Penang, Malaysia, được vận
chuyển bằng hãng hàng không Thái Lan.
Những động vật hoang dã nói trên bị đóng kín trong 60 thùng nhựa với giấy
tờ vận chuyển giả thành những con rùa nước ngọt Nam Mỹ. Nhưng thực chất, đó
là 63 con rùa đen đầm lầy (Siebenrockiella crassicollis) và 1 con rùa ăn ốc sên Mã
Lai (Malayemys subtrijuga) đều có tên trong sách đỏ của tổ chức CITES. Trong
khi đó, Tê tê (Manis javanica) tuy được bảo vệ tại Thái Lan và Malaysia, nhưng
nó lại được sử dụng rộng rãi trong các phương thuốc gia truyền ở nhiều nước châu
Á. Thái Lan trở thành trung tâm quá cảnh chính của các vụ buôn lậu tê tê từ
Malaysia và Indonesia sang Lào, Việt Nam và Trung Quốc (Hương Cát, 2007).
Ở VQG Bidoup Núi Bà từ năm 2003 đến tháng 4 năm 2009 đã có 4 vụ săn
bắt trái phép và 20 vụ vận chuyển buôn bán trái phép động vật hoang dã.
9


1.3. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN LẠC DƯƠNG
1.3.1. Vò trí ñòa lyù khu vực nghieân cöùu
Huyện Lạc Dương nằm về phía Bắc tỉnh Lâm Đồng, cách thành phố Đà
Lạt khoảng 30 - 35 km:
- Phía Bắc giáp tỉnh Đắc Lắc
- Phía Đông giáp tỉnh Khánh Hoà
- Phía Nam giáp thành phố Đà Lạt
- Phía Tây giáp Huyện Đam Rông tỉnh Lâm Đồng (hình 1.1).
Huyện Lạc Dương có tổng diện tích tự nhiên 151.380 ha, dân số gần 25.000
người, cách trung tâm thành phố Đà Lạt 35 km. Hiện nay tuyến đường nối trung
tâm thành phố Đà Lạt với Huyện Lạc Dương đang được nâng cấp sẽ là một điều
kiện cho việc giao thương với thành phố được nhanh chóng, tiện lợi. Từ đó mở ra
quan hệ của huyện với các vùng lân cận được thuận lợi hơn, và tất nhiên cũng là
điều kiện để tiếp nhận những cái mới, kỹ thuật khoa học hiện đại,… tạo động lực
thúc đẩy phát triển kinh tế.

Ngoài ra với phong cảnh thiên nhiên tuyệt hảo, các rừng lá kim bạt ngàn
chủ yếu là thông 3 lá. Nổi bật có VQG Bidoup Núi Bà với thảm thực vật hết sức
phong phú đa dạng mở ra tiềm năng lớn về du lịch cho toàn huyện.
1.3.2. Điều kiện tự nhiên
1.3.2.1. Địa hình
Huyện Lạc Dương có địa hình tương đối phức tạp, độ cao biến đổi từ 2000
m xuống 1500 m theo hướng giảm dần từ Bắc xuống Nam. Địa hình phân cắt rỏ
rệt, độ dốc thay đổi lớn, từ 20 - 30o. Nhưng nhìn chung, vùng có nhiều đồi núi,
sông suối thuận lợi cho sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp.
1.3.2.2. Khí hậu
Thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng cao, chia thành 2 mùa rõ rệt:
- Mùa mưa: từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa cao nhất vào các tháng 7,
8, 9, đôi khi đầu mùa mưa thường xuất hiện mưa đá.

10


- Mùa khô: từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, những tháng khô hanh nhất là
những tháng 1, 2, 3, thường xảy ra nạn cháy rừng.
Chế độ nhiệt
- Nhiệt độ bình quân hàng năm khoảng: 18,3oC
- Nhiệt độ tối cao tuyệt đối: 31,5oC
- Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối: 5oC
- Biên độ nhiệt trung bình các tháng khoảng: 3,9oC
- Biên độ nhiệt giữa ban ngày và ban đêm: 9oC
Có thể nói khí hậu tiểu vùng này quanh năm ôn hoà mát mẻ.
Chế độ ẩm
Độ ẩm bao giờ cũng thấp hơn ở đồng bằng, vào mùa mưa thay đổi từ 6680%; trong khi vào mùa khô, độ ẩm dao động từ 50-60%. Buổi sáng khô hơn buổi
chiều, trên cao nguyên rừng thông mọc thưa và gió thổi đều nên hơi nước thoát
nhanh. Địa hình đồi núi cao nên thường xuyên có sương muối vao ban đêm và

buổi sáng.
Chế độ gió
Những luồng không khí tương đối mạnh chuyển động thường xuyên trên
cao nguyên Lang Biang. Theo chế độ gió mùa: gió thổi từ Tây và Tây - Nam từ
tháng 5 đến tháng 10, từ Đông và Đông - Nam từ tháng 10 đến tháng 5 với tốc độ
mạnh. Trong những tháng giao mùa, gió chuyển hướng liên tục trong ngày. Không
khí lúc nào cũng tươi mát và ngọt ngào hương thông. Bão không bao giờ dữ dội
như ở vùng ven biển.
Tốc độ gió trung bình 2,1m/s, tốc độ gió nhanh nhất là 15 - 20m/s.
Lượng mưa
Số ngày mưa nhiều hơn ở đồng bằng nhưng lượng mưa thấp hơn. Tuỳ theo
năm số ngày mưa từ 100 tới 185 ngày cho một lượng mưa trung bình 1.692 mm.
Nói một cách tổng quát, mưa bắt đầu từ cuối tháng 3 nhưng ngắn và rải rác, tăng
lên vào tháng 5, giảm trong tháng 6, 7 nhưng lại tăng cao vào tháng 9 và tháng 10,
cuối cùng chấm dứt vào cuối tháng 11.
11


1.3.2.3. Thổ Nhưỡng
Toàn khu vực có 3 loại đất chính:
Đất Feralit có mùn phát triển trên nền đá Acid kết tinh như Acid Granit (có
đặc điểm cứng khô khó bị phong hoá cho đất có thành phần cơ giới nhẹ hoặc trung
bình kết cấu rời rạc dễ xói mòn).
Đất Feralit có nền phát triển trên nền phiến thạch, sét (có khả năng phong
hoá mạnh cho đất có thành phần cơ giới nặng, kết dính cao, khó xói mòn hơn loại
đất liền.
Đất phù sa dốc tụ ven đồi núi và sông suối, hình thành nên do quá trình bào
mòn, rửa trôi từ các sườn dốc núi cao xuống và bồi tụ lại.
1.3.3. Giao thông
Tuyến đường 723 đã được đầu tư nâng cấp trải nhựa, từ đường 723 vào xã

Đachais trước đây là đường đất nhưng bây giờ đã được trải nhựa rất thuận lợi cho
giao thông đi lại trong vùng.
1.3.4. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.3.4.1. Dân số và lao động
Dân số của huyện Lạc Dương:
- Tổng số hộ: 593 hộ
- Tổng số khẩu: 3.539 người.
- Tổng số lao động chính: 1.565 người.
Dân tộc: Sinh sống ở huyện Lạc Dương có đồng bào các dân tộc: Cil, K’
Ho, Kinh, chủ yếu là đồng bào dân tộc K’ Ho.
1.3.4.2. Hiện trạng kinh tế
Trình độ canh tác của nông dân huyện Lạc Dương còn lạc hậu, trước đây
sống du canh du cư, thu nhập không ổn định, thường xuyên thiếu ăn. Trong những
năm gần đây với chính sách định canh, định cư của Nhà nước: xây dựng cơ sở hạ
tầng, đồng thời thay đổi tập quán canh tác, phát triển chăn nuôi, lập vườn, tạo công
ăn việc làm như nghề rừng (khoán quản lý bảo vệ rừng, trồng rừng, chăm sóc

12


rừng, tận thu lâm sản phụ,…). Đời sống của nhân dân đã từng bước ổn định và
phát triển, tuy nhiên nhiều hộ vẫn còn rất khó khăn.
1.3.4.3. Hiện trạng xã hội
Giao thông trong khu vực thuận lợi có trục đường tỉnh lộ 723 xuyên suốt; y
tế, giáo dục được Nhà nước đặc biệt quan tâm và chú trọng, nhiều thôn bản được
đầu tư xây dựng sử dụng nước sạch. Hiện tại Nhà nước đã đầu tư đưa điện lưới
quốc gia về với 2 xã, do đó đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân huyện Lạc
Dương từng bước được nâng cao.
Nhận xét chung về tình hình kinh tế xã hội:
- Tình hình định canh định cư của nhân dân tuy đã ổn định, đất sản xuất

trung bình 1ha / hộ, mỗi hộ đều có vườn hồng, cà phê và các cây ăn quả khác
nhưng nhìn chung đời sống vẫn còn thấp kém.
- Trình độ canh tác còn lạc hậu dẫn đến năng suất thấp, nhiều hộ còn thiếu
ăn vào mùa giáp hạt.
- Nghề chính ở đây chủ yếu là làm rẫy trồng lúa, bắp, cà phê, chăn nuôi,
trồng, chăm sóc bảo vệ rừng.
- Lực lượng lao động trong khu vực còn dư thừa. Vì vậy sự thu hút lao
động trong khu vực tham gia bao vệ và phát triển rừng là cần thiết, một phần giải
quyết lao động tại chỗ, mặt khác góp phần xóa đói giảm nghèo nâng cao đời sống
trong khu vực, ổn định kinh tế xã hội.
1.4. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA VQG BIDOUP
NÚI BÀ
1.4.1. Toạ độ địa lý
Từ 12 độ 00' 00” đến 12 độ 52' 00” vĩ độ Bắc và từ 108 độ 17'00” đến 108
độ 42' 00” kinh độ Đông.
1.4.2. Quy mô diện tích
Vùng lõi 64.800 ha trong đó:
- Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 28.731 ha
- Phân khu phục hồi sinh thái: 36.059 ha
13


- Phân khu dịch vụ, hành chính: 10 ha.
1.4.3. Quyết định thành lập VQG
Vườn Quốc gia Biduop Núi Bà được thành lập theo Quyết định số
1240/QĐ-TTg ngày 19/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc “ Chuyển
khu bảo tồn thiên nhiên Bidoup Núi Bà thành Vườn Guốc gia Bidoup Núi Bà”.
Mục tiêu, nhiệm vụ của VQG
- Bảo tồn các hệ sinh thái rừng trong vùng khí hậu á nhiệt đới, núi cao và
các loài động thực vật rừng đặc hữu, quý hiếm gắn kết với các vườn quốc gia và

khu bảo tồn thiên nhiên kế cận để tạo thành một vùng thiên nhiên rộng lớn, góp
phần cho việc bảo tồn sinh học ở cao nguyên Đà Lạt, vùng Nam Tây nguyên và
vùng Nam Trung bộ.
- Góp phần phòng hộ đầu nguồn nước cho hệ thống sông Đồng Nai và các
hồ chứa nước ở hạ lưu nhằm phục vụ các hoạt động kinh tế xã hội của tỉnh Lâm
Đồng, vùng Nam Tây nguyên, Đông Nam bộ và duyên hải Nam Trung bộ.
- Bảo tồn các sinh cảnh rừng nguyên sinh để tôn tạo và phát triển kiến trúc
đô thị của thành phố Đà Lạt, bảo tồn các đặc trưng văn hoá bản địa nơi cội nguồn
của thành phố Đà Lạt, phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và giáo dục về rừng
nhiệt đới, phát triển du lịch sinh thái và góp phần củng cố an ninh quốc phòng của
tỉnh Lâm Đồng và vùng Tây nguyên.
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt 9 chương trình hoạt động của VQG:
• Bảo vệ tài nguyên rừng và bảo tồn đa dạng sinh học
• Phục hồi sinh thái rừng
• Phòng cháy chữa cháy rừng
• Nghiên cứu khoa học
• Phát triển du lịch sinh thái
• Tuyên truyền giáo dục về bảo vệ môi trường và bảo tồn thiên nhiên
• Hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn vùng đệm
• Xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo phát triển nguồn nhân lực
• Hợp tác quốc tế.
14


Cơ quan - cấp quản lý: Uỷ ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng trực tiếp quản lý.
Cơ cấu tổ chức:
Ban Giám đốc gồm: 01 Giám đốc và 03 Phó giám đốc.
Các Phòng ban chức năng:
+ Hạt Kiểm lâm VQG
+ Phòng Tổ chức Hành chính

+ Phòng Kế hoạch & Hợp tác Quốc tế
+ Phòng Kỹ thuật & Nghiên cứu Khoa học
+ Phòng Tài vụ
Nguồn nhân lực của VQG:
Tổng số cán bộ công chức của VQG Bidoup Núi Bà là 100 người. Trong
đó 30 người có trình độ đại học, 03 thạc sĩ, 30 trung cấp và 10 sơ cấp.
Hoạt động du lịch: Vườn có nguồn tài nguyên đa dạng sinh học phong
phú, cảnh quan thiên nhiên đẹp với nhiều thác nước có đủ điều kiện khai thác du
lịch sinh thái. Hiện nay đang xây dựng phương án thành lập “Trung tâm Du lịch
sinh thái và Giáo dục môi trường” nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc hợp tác đầu tư
với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước về lĩnh vực phát triển du lịch sinh
thái và giáo dục môi trường.
Các giá trị đa dạng sinh học: VQG Bidoup Núi Bà là một trong hai mươi
tám VQG nằm trong hệ thống các khu rừng đặc dụng Việt Nam. Khu vực Bidoup
Núi Bà thuộc địa giới hành chính huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng chiếm gần
trọn cao nguyên Langbiang (còn gọi là cao nguyên Lâm Viên). Nơi đây được các
nhà khoa học đánh giá là một trong 221 trung tâm chim đặc hữu của thế giới và là
một trong bốn trung tâm đa dạng sinh học của Việt Nam (Khu vực núi cao Hoàng
Liên Sơn ở phía Bắc, khu vực núi cao Ngọc Linh ở miền Trung, khu vực rừng
mưa ở Bắc Trung Bộ và cao nguyên Lâm Viên ở phía Nam). Trong chương trình
bảo tồn hệ sinh thái dãy Trường Sơn, khu vực Bidoup Núi Bà được xác định nằm
trong khối núi chính thuộc Nam Trường Sơn, là khu vực ưu tiên số một trong
công tác bảo tồn. Với 91% diện tích (64.800 ha) của VQG Bidoup Núi Bà là rừng
15


và đất rừng. Trong đó, chủ yếu là rừng nguyên sinh với rất nhiều loài động thực
vật khác nhau. Có 1.468 loài thực vật có mặt ở VQG Bidoup Núi Bà. Trong đó: 62
loài quý hiếm phân bố trong 29 họ thực vật khác nhau, nằm trong cấp đánh giá về
mức độ quý hiếm của Sách đỏ Việt Nam năm 2000, Nghị định số 48/2000/NĐ-CP

ngày 22/04/2003 của Chính phủ và Hiệp hội Bảo vệ thiên nhiên Quốc tế (IUCN)
như Taxus wallichiana, Calocedrus macrolepis, Fokienia hodginsii, Pinus
dalatensis, Pinus krempfii. Đã có 91 loài phân bố hẹp ở Lâm Đồng và các vùng
phụ cận. Có 28 loài được la tinh hoá như mẫu chuẩn gồm: dalatensis có 9 loài,
langbianensis có 14 loài, bidoupensis có 5 loài. VQG Bidoup Núi Bà còn được
đánh giá là vương quốc của các loài lan rừng Việt Nam với trên 250 loài (Vườn
Quốc gia Bidoup Núi Bà, 2008).

Hình 1.1. Bản đồ quy hoạch Vườn Quốc gia Bidoup Núi Bà
(Nguồn: VQG Bidoup Núi Bà, 2008)

16


Chương 2
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Thống kê thành phần loài động vật hoang dã
- Thống kê các vụ săn bắt và buôn bán trái phép động vật hoang dã tại vườn
quốc gia Biđoup Núi Bà trong giai đoạn từ năm 2003 đến tháng 3 năm 2009.
- Điều tra tình hình săn bắt động vật trái phép tại khu vực nghiên cứu.
- Điều tra tình hình dân sinh kinh tế của những hộ dân thuộc VQG Biđoup
Núi Bà.
- Đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế việc săn bắt và buôn bán động vật
hoang dã tại VQG Bidoup Núi Bà.
2.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Địa điểm nghiên cứu: Vườn Quốc gia Bidoup Núi Bà huyện Lạc Dương tỉnh Lâm Đồng.
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2009.
2.3. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương tiện nghiên cứu: máy chụp hình, xe máy, sổ ghi chép,…

Phương pháp nghiên cứu:
- Thu thập danh lục động vật hoang dã tại khu vực nghiên cứu (nguồn từ
Vườn Quốc gia Biđoup Núi Bà).
- Thu thập nguồn dữ liệu về các vụ vi phạm và xử lý hành chính liên quan
đến săn bắt và buôn bán động vật hoang dã (nguồn từ Hạt Kiểm lâm - huyện Lạc
Dương).

17


- Phỏng vấn thợ săn và nhân dân địa phương: Thợ săn và nhân dân địa
phương là những người sống gần rừng, có đời sống gắn bó với rừng và hiểu biết
nhiều về rừng. Phỏng vấn thợ săn và nhân dân địa phương kết hợp với việc thu
những mẫu vật mà thợ săn còn giữ lại làm kỷ niệm hoặc sử dụng cho một số mục
đích khác trong nhà (sừng, đuôi, răng nanh, vuốt, da...). Phương pháp này sẽ cung
cấp một số thông tin cơ bản, có ý nghĩa về tình hình tài nguyên thú rừng của địa
phương trên các phương diện thành phần loài, loài có ý nghĩa săn bắn và khả năng
săn bắt hàng năm, mức độ phong phú, phân bố thực tại,...
Phỏng vấn các nhóm hộ tại các thôn: Tupoh, Đông Mang, Long lanh…Mỗi
nhóm hộ gồm khoảng 5 hộ, tiến hành khi các hộ tập trung nhận tiền giao khoán
quản lý bảo vệ rừng, sử dụng các câu hỏi mở, với tiêu chí đặt ra là việc săn bắt và
buôn bán động vật hoang dã có trong VQG Biduop Núi bà.
- Điều tra về tình hình buôn bán trái phép động vật hoang dã tại khu vực
nghiên cứu: Tiến hành theo phương pháp điều tra kế thừa, phỏng vấn bằng câu hỏi
mở tại các địa điểm buôn bán động vật hoang dã.
- Điều tra về dân sinh kinh tế:
+ Điều tra thu nhập của người dân (thu nhập bình quân/người/năm)
+ Điều tra ngành nghề chính của người dân sống gần và trong VQG
Từ các nguồn số liệu thu thập được, tiến hành tổng hợp, tính toán và vẽ đồ
thị bằng phần mềm Excel, phân tích và đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế tình

hình săn bắt và buôn bán động vật hoang dã tại địa bàn nghiên cứu.

18


Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. THÀNH PHẦN ĐỘNG VẬT HOANG DÃ Ở VƯỜN QUỐC GIA QG
BIDOUP NÚI BÀ
3.1.1. Thành phần loài

Thành phần động vật rừng của Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà đã được tiến
hành điều tra nhiều đợt. Đợt điều tra năm 1995 phục vụ việc xây dựng Luận chứng
kinh tế kỹ thuật của Khu bảo tồn thiên nhiên Bidoup Núi Bà. Đợt điều tra năm
2003 do Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật (Viện Khoa học Tự nhiên và Công
nghệ Việt Nam) tiến hành để đánh giá hiện trạng tài nguyên sinh vật, bổ sung và
hoàn thiện cơ sở dữ liệu, đề xuất kiến nghị về việc quy hoạch và biện pháp quản lý
hữu hiệu hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên.
Từ các kết quả điều tra đã ghi nhận được thành phần động vật hoang dã ở
Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà (bảng 3.1) như sau:
Bảng 3.1. Thành phần động vật rừng ở vườn quốc gia Bidoup Núi Bà
Líp

Sè bé

Sè hä

Sè loμi

1995


2003

1995

2003

1995

2003

(Mammalia)

9

10

27

24

89

51

Chim

(Aves)

15


14

47

42

202

118

Bß s¸t

(Reptilia)

2

2

15

11

62

26

Õch nh¸i (Amphibia)

1


1

6

4

29

13

Céng

27

27

95

81

382

208

Thó

19



×