Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG BẢO LƯU THÍCH HỢP CHO QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT GIẤY IN ĐỘ TRẮNG 90 % ISO VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ BẢO LƯU ĐẾN MỘT SỐ TÍNH CHẤT GIẤY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (837.87 KB, 60 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG BẢO LƯU THÍCH HỢP
CHO QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT GIẤY IN ĐỘ TRẮNG 90 % ISO
VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ BẢO LƯU ĐẾN MỘT SỐ
TÍNH CHẤT GIẤY

Họ và tên sinh viên: PHẠM ĐÌNH PHÚC
Ngành : CÔNG NGHỆ SẢN XUÂT GIẤY VÀ BỘT GIẤY
Niên khóa : 2005 - 2009

Tháng 6/2009


NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG BẢO LƯU THÍCH HỢP CHO QUÁ
TRÌNH SẢN XUẤT GIẤY IN ĐỘ TRẮNG 90 % ISO VÀ ẢNH
HƯỞNG CỦA SỰ BẢO LƯU ĐẾN MỘT SỐ TÍNH CHẤT GIẤY

Tác giả

PHẠM ĐÌNH PHÚC

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành
Công nghệ sản xuất giấy và bột giấy

Giáo viên hướng dẫn:
Th.S Đặng Thị Thanh Nhàn


Tháng 6 năm 2009
i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban Giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, Ban chủ nhiệm
Khoa Lâm Nghiệp và các thầy cô trong Bộ môn Công Nghệ Giấy và Bột Giấy đã tận
tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
trong thời gian học tập vừa qua.
Ban Giám Đốc Nhà máy giấy Tân Mai cùng các cô chú, anh chị các phòng ban
đã tạo mọi điều kiện, nhiệt tình giúp đỡ, truyền đạt kinh nghiệm và chỉ bảo tôi trong
suốt thời gian thực tập tốt nghiệp tại Nhà máy.
Th.S Đặng Thị Thanh Nhàn đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, tạo mọi điều kiện
giúp tôi hoàn thành tốt đề tài.
Chị Dung – Quản lý phòng thí nghiệm khu Trung tâm nghiên cứu chế biến lâm
sản giấy và bột giấy.
Tất cả các bạn lớp DH05GB đã luôn đồng hành, động viên, giúp đỡ tôi trong
suốt thời gian học tập và làm đề tài.
Và xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến ba mẹ và gia đình đã luôn quan tâm chăm
sóc, động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt thời gian học
tập.
Xin chân thành cảm ơn!
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 06 năm 2009
Phạm Đình Phúc

ii


TÓM TẮT


Đề tài “Nghiên cứu sử dụng bảo lưu thích hợp cho quá trình sản xuất giấy
in độ trắng 90 % ISO và ảnh hưởng của sự bảo lưu đến một số tính chất giấy”
được thực hiện tại phòng thí nghiệm thuộc trung tâm nghiên cứu Chế biến lâm sản bột
giấy - giấy, và phòng thí nghiệm nhà máy giấy Tân Mai. Đề tài được thực hiện từ ngày
04/03/2009 đến ngày 29/05/2009 dưới sự hướng dẫn của Thạc sĩ Đặng Thị Thanh
Nhàn, mục tiêu đề tài là tìm ra tỉ lệ phối trộn chất bảo lưu tối ưu sao cho các thành
phần xơ sợi mịn và chất độn CaCO3 được giữ lại trong giấy nhiều nhất. Đồng thời
nghiên cứu ảnh hưởng của sự bảo lưu đến các tính chất giấy như độ đục, độ nhám, độ
bền xé, chiều dài đứt.
Nguyên liệu được sử dụng để thí nghiệm là bột LBKP độ trắng 90 % ISO được
nhập khẩu từ Brazin và bột CTMP độ trắng 80 % ISO được sản xuất tại nhà máy Tân
Mai. Đầu tiên, nguyên liệu được lấy về theo từng tấm và điều hòa ở nhiệt độ phòng
trong 24 giờ, rồi xác định độ khô. Sau đó, mỗi loại bột lấy 400g KTĐ đem ngâm nước
khoảng 4 giờ cho nguyên liệu trương nở, rồi đem đi đánh tơi để phân tách xơ sợi. Khi
xơ sợi được phân tách đều thì cho vào máy nghiền Hà Lan để nghiền, trong quá trình
nghiền lấy mẫu đem đo thử nếu đạt 40 0SR thì dừng lại nếu chưa đạt thì nghiền tiếp
cho đến khi đạt độ nghiền thì thôi. Bột sau nghiền nồng độ khoảng 2 % sẽ được vắt
cho ráo nước rồi đem xác định độ khô và bảo quản ở phòng lạnh 20 0C. Lúc này, bột
đã sẵn sàng cho xeo handsheet. Mức dùng hóa chất được tính cho 10 g KTĐ. Trong đó
có 2g CaCO3 + 6 g bột LBKP + 2 g bột CTMP.
Công đoạn được nghiên cứu là công đoạn phối trộn hóa chất. Các hóa chất dùng
là EKA PL 1510 và NP 882. Các hóa chất này sẽ được cho vào theo các thí nghiệm
sau:
Thí nghiệm 1:
- Chất cố định: bột ( 6g LBKP + 2g CTMP) và 2 g độn CaCO3
- Chất nghiên cứu EKA PL 1510 với các mức dùng lần lượt là: 0,02 %; 0,025 %; 0,03
%; 0,035 %; 0,04 %.
- Giả sử tìm được mức dùng tối ưu là a %
iii



Thí nghiệm 2:
- Chất cố định: bột ( 6g LBKP + 2 g CTMP), 2 g CaCO3, a % EKA PL 1510
- Chất nghiên cứu: NP 882 với các mức dùng: 0,1 %; 0,15 %; 0,2 %; 0,25 %; 0,3 %.
Sau khi cho hóa chất vào khuấy cùng với huyền phù bột, hỗn hợp này sẽ được
mang đi xeo handsheet. Trong quá trình xeo lấy toàn bộ nước trắng để đo chỉ số NTU.
Handsheet làm xong được điều hòa trong bình hút ẩm khoảng 20 phút, sau đó đem đi
đo độ đục, độ nhám, độ bền xé, chiều dài đứt và cuối cùng lấy mẫu đem nung để xác
định độ bảo lưu.
Kết quả thí nghiệm cho thấy:
Đối với hệ bảo lưu một polyme hữu cơ khối lượng phân tử lớn – EKA PL 1510
với cơ chế kiểu bắc cầu thì mức dùng tối ưu cho sản xuất giấy in độ trắng 90 % ISO là
0,03 % tương ứng với 0,3 Kg/ tấn giấy. Sự bảo lưu của hệ này là khá tốt, cụ thể độ bảo
lưu cao nhất là 75,88 % và chỉ số NTU thấp nhất là 8,33.
Đối với hệ bảo lưu vi hạt sử dụng hóa chất bảo lưu là EKA PL 1510 và NP 882
thì mức dùng tối ưu cho sản phẩm giấy in độ trắng 90 % ISO là 0,03 % EKA PL 1510
và 0,15 % NP 882 tương ứng với 0,3 Kg EKA PL 1510/ tấn giấy và 1,5 Kg NP 882/
tấn giấy. Sự bảo lưu của hệ này là rất tốt, cụ thể độ bảo lưu cao nhất là 85,97 % và chỉ
số NTU thấp nhất là 5,67.
So sánh hiệu quả bảo lưu của hai hệ thì hiệu quả bảo lưu của hệ vi hạt cao hơn
hẳn so với hệ sử dụng một polyme cation theo kiểu “bắc cầu”, cụ thể là cao hơn 13,3
%.
Độ đục của giấy tỉ lệ thuận với độ bảo lưu. Độ bảo lưu càng cao thì độ đục càng
giảm và ngược lại độ bảo lưu càng giảm thì độ đục càng cao.
Độ nhám, độ bền xé, chiều dài đứt tỉ lệ nghịch với độ bảo lưu. Độ bảo lưu càng
tăng thì độ nhám, độ bền xé, chiều dài đứt càng giảm và ngược lại độ bảo lưu càng
giảm thì độ nhám, độ bền xé, chiều dài đứt càng tăng.

iv



MỤC LỤC
Trang
Trang tựa..........................................................................................................................i
Lời cảm ơn...................................................................................................................... ii
Tóm tắt........................................................................................................................... iii
Danh mục các chữ viết tắt ........................................................................................... viii
Danh mục các hình ........................................................................................................ ix
Danh mục các bảng..........................................................................................................x
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU .................................................................................................1
U

1.1 Đặt vấn đề .............................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................1
1.3 Giới hạn đề tài.......................................................................................................2
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN .........................................................................................3
2.1 Tổng quan về nhà máy giấy Tân Mai ....................................................................3
2.1.1 Vị trí địa lý ......................................................................................................3
2.1.2 Cơ cấu các loại sản phẩm................................................................................3
2.1.3 Hoạt động sản xuất..........................................................................................4
2.2 Giới thiệu về giấy in ..............................................................................................4
2.2.1 Định nghĩa .......................................................................................................4
2.2.2 Yêu cầu cơ bản của giấy in .............................................................................4
2.2.3 Một số tính chất của giấy in ...........................................................................4
2.2.3.1 Độ bền cơ lý ............................................................................................4
2.2.3.2 Tính chất thấm hút....................................................................................5
2.2.3.3 Tính chất quang học .................................................................................5
2.3 Giới thiệu về sự bảo lưu........................................................................................5
2.3.1 Các khái niệm về sự bảo lưu và chất bảo lưu ...............................................5

2.3.2 Các chất bảo lưu phổ biến ...............................................................................6
2.3.2.1 Chất vô cơ................................................................................................6
2.3.2.2 Chất hữu cơ thiên nhiên...........................................................................6
2.3.2.3 Các polyme tan trong nước .....................................................................8
v


2.3.3 Cơ chế hoạt động của chất bảo lưu .............................................................11
2.3.3.1 Keo tụ ....................................................................................................12
2.3.3.2 Sự kết bông............................................................................................12
2.4.4 Các hệ bảo lưu..............................................................................................12
2.4.4.1 Hệ bảo lưu một thành phần với cơ chế trung hòa điện tích ..................12
2.4.4.2 Hệ bảo lưu một cation polymer hữu cơ khối lượng phân tử thấp với cơ
chế “miếng vá” hay cơ chế kết bông kiểu đắp ...................................................13
2.4.4.3 Hệ bảo lưu một cation polyme hữu cơ khối lượng phân tử lớn với cơ
chế bảo lưu kiểu “bắc cầu”.................................................................................14
2.4.4.4 Hệ bảo lưu hai polyme và cơ chế bảo lưu kiểu phức hợp .....................15
2.4.4.5 Hệ bảo lưu vi hạt ....................................................................................16
2.4.4.6 Hệ keo tụ mạng......................................................................................17
2.4.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hoạt động của chất bảo lưu..........................18
2.4.5.1 Quá trình chuẩn bị polymer ..................................................................18
2.4.5.2 Vị trí cho chất trợ bảo lưu.....................................................................19
2.4.5.3 Lợi ích của việc dùng các chất trợ bảo lưu.............................................19
2.4 Giới thiệu về sự thoát nước.................................................................................20
2.4.1 Các khái niệm về sự thoát nước ....................................................................20
2.4.2 Cơ chế tăng độ thoát nước khi sử dụng các chất bảo lưu ...........................20
2.4.3 Ý nghĩa của việc tăng độ thoát nước ...........................................................21
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................22
U


3.1 Nội dung nghiên cứu..........................................................................................22
3.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu .....................................................................22
3.2.1 Thời gian nghiên cứu..................................................................................22
3.2.2 Địa điểm nghiên cứu...................................................................................22
3.3 Hóa chất và thiết bị nghiên cứu .........................................................................22
3.3.1 Hóa chất nghiên cứu ...................................................................................22
3.3.1.1 EKA PL 1510 .......................................................................................22
3.3.1.2 NP882 ...................................................................................................23
3.3.1.3 Chất độn CaCO3 ...................................................................................23
3.3.2 Thiết bị nghiên cứu.....................................................................................24
vi


3.4 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................24
3.4.1 Quy trình tiến hành thí nghiệm ....................................................................25
3.4.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm.....................................................................27
3.4.2.1 Thí nghiệm 1...........................................................................................27
3.4.2.2 Thí nghiệm 2...........................................................................................29
3.4.3 Xử lý số liệu ..................................................................................................30
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..............................................................31
4.1 Thí nghiệm 1: Nghiên cứu tỉ lệ dùng chất bảo lưu EKA PL 1510 đạt hiệu quả
bảo lưu cao nhất và ảnh hưởng của nó đến một số tính chất của giấy. .....................31
4.1.1 Ảnh hưởng của các mức dùng EKA PL 1510 đến độ đục của nước trắng
(chỉ số NTU) và độ bảo lưu....................................................................................31
4.1.2 Ảnh hưởng của các mức dùng EKA PL 1510 đến độ đục và độ nhám của
giấy .........................................................................................................................33
4.1.3 Ảnh hưởng của các mức dùng EKA PL 1510 đến độ bền xé và chiều dài đứt
của giấy ..................................................................................................................35
4.2 Thí nghiệm 2: Nghiên cứu tỉ lệ dùng chất bảo lưu EKA PL 1510 và NP 882
trong hệ vi hạt để đạt hiệu quả bảo lưu cao nhất và ảnh hưởng của nó đến một số

tính chất của giấy. ......................................................................................................37
4.2.1 Ảnh hưởng của mức dùng các chất bảo lưu trong hệ vi hạt đến chỉ số NTU
và độ bảo lưu ..........................................................................................................37
4.2.2 Ảnh hưởng của mức dùng các chất bảo lưu trong hệ vi hạt đến độ đục và độ
nhám của giấy.........................................................................................................39
4.2.3 Ảnh hưởng của mức dùng các chất bảo lưu trong hệ vi hạt đến độ bền xé và
chiều dài đứt của giấy.............................................................................................40
4.3 So sánh hiệu quả bảo lưu và các tính chất của giấy trong 2 hệ bảo lưu .............42
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................43
5.1 Kết luận...............................................................................................................43
5.2 Kiến nghị.............................................................................................................44
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................45
PHỤ LỤC ......................................................................................................................46

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CTMP

Chemi Themo Mechanical Pulp
Bột hóa nhiệt cơ

LPKP

Large Bleached Kraft Pulp
Bột hóa tẩy trắng gỗ lá rộng

PCC


Precipitated Calcium Carbonate
Canxi Carbonat kết tủa

SCAN

Scandinavian Pulp, Paper and Board Testing Committee
Hội đồng kiểm tra bột giấy và giấy Bắc Âu

TAPPI

Technical Association of the Pulp and Paper Industry
Hiệp hội kỹ thuật bột giấy và giấy Hoa Kỳ

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

ISO

International Standardization Organization
Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế

APAM

Anion Polyacrylamide

CPAM

Cation Polyacrylamide


viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Một phần cấu trúc của Amilozơ ....................................................................7
Hình 2.2: Một phần cấu trúc Amylopectin ....................................................................7
Hình 2.3: Loại polyacrylamid không mang điện tích....................................................8
Hình 2.4: Loại polyacrylamid mang điện tích..............................................................9
Hình 2.5: Loại polyacrylamid cationic ..........................................................................9
Hình 2.6: Loại polyacrylamid anionic...........................................................................9
Hình 2.7: Phản ứng tổng hợp PEI................................................................................10
Hình 2.8: Cơ chế trung hòa điện tích...........................................................................13
Hình 2.9: Cơ chế bảo lưu kiểu miếng vá ....................................................................14
Hình 2.10: Cơ chế bảo lưu kiểu bắc cầu......................................................................15
Hình 2.11: Cơ chế bảo lưu kiểu phức hợp...................................................................16
Hình 2.12: Cơ chế bảo lưu vi hạt.................................................................................17
Hình 2.13: Cơ chế keo tụ mạng ...................................................................................18
Hình 2.14: Sự dịch chuyển polyme .............................................................................19
Hình 3.1: Quy trình tiến hành thí nghiệm....................................................................25
Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện chỉ số NTU và độ bảo lưu ứng với các mức dùng
EKA PL 1510 ...............................................................................................................37
Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện độ đục và độ nhám của giấy ứng với các mức dùng........39
Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện độ bền xé và chiều dài đứt của giấy ứng với các mức dùng
EKA PL 1510 ...............................................................................................................40
Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện chỉ số NTU và độ bảo lưu ứng với mức dùng các chất bảo
lưu trong hệ vi hạt.........................................................................................................37
Hình 4.5: Biểu đồ thể hiện độ đục và độ nhám ứng với mức dùng các chất bảo lưu
trong hệ vi hạt ...............................................................................................................39
Hình 4.6: Biểu đồ thể hiện độ bền xé và chiều dài đứt ứng với mức dùng các chất bảo


lưu trong hệ vi hạt.........................................................................................................41

ix


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Các đặc tính của EKA PL 1510....................................................................23
Bảng 3.2 Các đặc tính của NP882...............................................................................23
Bảng 3.3 Tiêu chuẩn chất lượng CaCO3 ................................................................................24

Bảng 3.4 Mức dùng của chất độn và hóa chất cho vào mỗi mẫu ................................28
Bảng 3.5 Mức dùng của chất độn và hóa chất cho vào mỗi mẫu ...............................30
Bảng 4.1 Chỉ số NTU và độ bảo lưu ứng với các mức dùng EKA PL 1510 ..............31
Bảng 4.2 Độ đục và độ nhám của giấy ứng với các mức dùng EKA PL 1510............33
Bảng 4.3 Độ bền xé và chiều dài đứt của giấy ứng với các mức dùng EKA PL 151035
Bảng 4.4 Chỉ số NTU và độ bảo lưu ứng với mức dùng các chất bảo lưu trong
hệ vi hạt ........................................................................................................................37
Bảng 4.5 Độ đục và độ nhám ứng với mức dùng các chất bảo lưu trong hệ vi hạt .....39
Bảng 4.6 Độ bền xé và chiều dài đứt ứng với mức dùng các chất bảo lưu
trong hệ vi hạt ...............................................................................................................41
Bảng 4.7 So sánh hiệu quả bảo lưu và các tính chất của giấy trong 2 hệ bảo lưu .......42

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề

Hiện nay cùng với sự phát triển của đất nước về khoa học kỹ thuật, kinh tế và
giáo dục thì nhu cầu về sử dụng giấy ngày một tăng cao, đặc biệt là các loại giấy in và
giấy viết. Và vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp sản xuất giấy trong nước là chất
lượng và giá thành của sản phẩm. Mặt khác, khi Việt Nam gia nhập WTO, từng bước
hội nhập nền kinh tế quốc tế thì sự cạnh tranh giữa sản phẩm trong nước với các sản
phẩm nước ngoài ngày càng gay gắt hơn. Do đó, làm thế nào để tạo ra được những sản
phẩm vừa đảm bảo chất lượng vừa có giá cả hợp lý, đáp ứng được nhu cầu của xã hội
và đủ sức cạnh tranh trên thị trường chính là vấn đề mà các doanh nghiệp cần quan
tâm.
Đối với giấy in là một trong những mặt hàng được tiêu thụ nhiều nhất trong
những sản phẩm giấy. Muốn nâng cao chất lượng giấy in mà vẫn giảm được giá thành
sản phẩm để tăng tính cạnh tranh trên thị trường thì cần phải nghiên cứu về sự bảo lưu
chất độn và các thành phần mịn. Chính vì vậy được sự cho phép của Ban lãnh đạo nhà
máy giấy Tân Mai, Ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp và Bộ môn Công nghệ sản xuất
giấy và bột giấy, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu sử dụng bảo lưu thích
hợp cho quy trình sản xuất giấy in độ trắng 90 % ISO và ảnh hưởng của sự bảo
lưu đến một số tính chất giấy”.
Do kiến thức còn hạn chế và thời gian nghiên cứu còn hạn hẹp nên đề tài không
tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được sự chỉ dẫn của các thầy cô và các bạn để
đề tài được hoàn thiện hơn.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu hiệu quả bảo lưu tối ưu của hệ bảo lưu polyme cation khối lượng
phân tử lớn EKA PL 1510 với cơ chế kiểu bắc cầu và hệ vi hạt sử dụng EKA PL 1510
và NP 882.

1


- So sánh hiệu quả bảo lưu của hai hệ, chọn ra hệ bảo lưu thích hợp nhất đối với
giấy in.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của sự bảo lưu đến các tính chất của giấy như độ đục,
độ nhám, độ bền xé, chiều dài đứt.
1.3 Giới hạn đề tài
Do không có đủ hóa chất và thời gian nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu trên
hai hệ bảo lưu chính là hệ polyme cation EKA PL 1510 và hệ vi hạt sử dụng hai chất
bảo lưu chính là EKA PL 1510 và NP 882 và chỉ nghiên cứu sự bảo lưu thành phần
mịn và xơ sợi còn một số hóa chất phụ gia như keo chống thấm, chất tăng trắng…thì
không được đề cập trong đề tài này.
.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Tổng quan về nhà máy giấy Tân Mai
2.1.1 Vị trí địa lý
Công ty giấy Tân Mai tọa lạc trên vùng đất rộng 171.616m2, trong đó có diện
tích xây dựng nhà cửa và đường xá là 25.000m2, diện tích sân bãi và công trình phúc
lợi là 135.138m2 phần còn xây dựng khu vực môi sinh với diện tích là 11.470m2. Địa
hình bằng phẳng, vuông vắn, cách quốc lộ 15 theo hướng Đông Bắc 700m, cách trung
tâm thành phố Biên Hòa 2 km về hướng Đông Bắc, cách TP Hồ Chí Minh khoảng
30km và cách ga xe lữa khoảng 3km.
Phía Bắc giáp công ty chế biến gỗ Tân Mai
Phía Tây giáp khu cư xá công ty
Phía Nam giáp sông Đồng Nai
Phía Đông giáp phường Tân Mai
2.1.2 Cơ cấu các loại sản phẩm
• Giấy photocopy độ trắng 95 % ISO (COPY 95)
• Giấy photocopy độ trắng 90 % ISO ( COPY 90)

• Giấy viết độ trắng 95 % ISO ( GV 95)
• Giấy viết độ trắng 90 % ISO ( GV 90)
• Giấy in độ trắng 90 % ISO ( GI 90)
• Giấy in độ trắng 82 % ISO ( GI 82)
• Giấy in độ trắng 80 % ISO ( GI 80)
• Giấy in báo độ trắng 58 % ISO ( IB 58)
Với số lượng máy móc thiết bị ngày càng đổi mới và đa dạng, đội ngũ cán bộ lãnh
đạo, kỹ sư giàu kinh nghiệm và lực lượng công nhân kĩ thuật lành nghề không những tạo ra
những sản phẩm đẹp về mẫu mã mà còn đạt chất lượng cao, được các doanh nghiệp Hòa
Bình, Thịnh Phát, Vĩnh Tiến, báo Sài Gòn Giải phóng,….và người tiêu dùng tín nhiệm.
3


2.1.3 Hoạt động sản xuất
Hiện nay, nhà máy đang có 2 phân xưởng bột và 3 máy giấy. Trong đó, có 1 phân
xưởng sản xuất bột DIP, 1 phân xưởng sản xuất bột CTMP, 2 máy xeo chuyên sản xuất giấy
in,giấy viết, giấy photocopy, 1 máy xeo chuyên sản xuất giấy in báo.
Phân xưởng bột CTMP chuyên sản xuất bột có độ trắng 65 % ISO, 70 % ISO, 75 %
ISO, 80 % ISO. Năng suất khoảng 140 tấn bột KTĐ/ngày.
Phân xưởng bột DIP chuyên sản xuất bột khử mực có độ trắng từ 55 % ISO đến 60 %
ISO. Năng suất khoảng 70 tấn bột KTĐ/ngày.
Máy xeo 1,2 là máy xeo dài chuyên sản xuất các loại giấy in, giấy viết, giấy
photocopy với tốc độ khoảng 75-170 m/phút và công suất đạt được khoảng 12000 tấn/năm.
Máy xeo 3 là máy xeo lưới đôi chuyên sản xuất các loại giấy in báo với tốc độ khoảng
520 – 540 m/phút và công suất khoảng 60000 tấn/năm.
Công suất sản xuất giấy của toàn nhà máy đạt khoảng 84000 tấn/năm.
2.2 Giới thiệu về giấy in
2.2.1 Định nghĩa
Giấy in bao gồm các loại giấy được sử dụng cho: tạp chí, giấy báo, giấy ca-ta-lo,
sách, giấy in thương mại, giấy photocopy… Các loại giấy này được chia làm hai

nhóm: loại giấy chứa chủ yếu là bột cơ và loại giấy chứa chủ yếu là bột hóa.
2.2.2 Yêu cầu cơ bản của giấy in
Đối với giấy in cần có hai yêu cầu cơ bản là: khả năng chạy máy khi in và khả
năng in ấn.
- Để đáp ứng khả năng chạy máy cao của giấy in nhà sản xuất cần quan tâm đến
các tính chất như độ bền cơ lý, độ bền bề mặt, sự ổn định kích thước, độ cứng, tĩnh
điện, sự cong của giấy khi in.
- Để đáp ứng khả năng in ấn thì giấy in cần có một bề mặt với độ nhám thích
hợp, có đặc tính hấp thụ mực in và tính chất quang học thích hợp.
2.2.3 Một số tính chất của giấy in
2.2.3.1 Độ bền cơ lý
Độ bền cơ lý của giấy biểu thị khả năng chịu đựng những lực tác dụng từ bên
ngoài lên giấy, là tính chất quan trọng nhất đối với hầu hết các loại giấy. Đối với giấy

4


in và giấy viết cần có độ bền cơ lý trung bình để giấy không bị đứt trong quá trình in
trên máy in cao tốc.
Độ bền cơ lý của giấy in được biểu thị qua các chỉ số: độ chịu kéo, chiều dài
đứt, chỉ số xé, độ bền bề mặt.
Các yếu tố ảnh hưởng đến độ bền cơ lý: nguyên liệu bột giấy, hóa chất phụ gia,
quá trình chuẩn bị bột giấy trước xeo, quá trình xeo giấy.
2.2.3.2 Tính chất thấm hút
Tính chất thấm hút của giấy là khả năng của giấy khi đặt trong môi trường có
độ ẩm cao thì giấy hút hơi ẩm trong không khí, vì thế mà độ ẩm của giấy tăng lên và
khi đặt trong môi trường có độ ẩm thấp thì giấy có khả năng nhả ẩm, độ ẩm của giấy
giảm đi.
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính chất thấm hút của giấy: thành phần bột giấy, hóa
chất phụ gia, quá trình sản xuất giấy.

2.2.3.3 Tính chất quang học
Tính chất quang học của giấy bao gồm: độ trắng, độ đục, độ thấu sáng, độ trong
suốt của giấy.
- Độ trắng của giấy được biểu thị bằng tỷ số giữa cường độ của tia phản xạ so
với tia tới, cường độ tia phản xạ càng cao thì độ trắng của giấy càng cao.
- Độ đục của giấy là khi nhìn từ phía bên này của tấm giấy thì không nhìn thấy
được hình ảnh đặt ở mặt bên kia của tấm giấy. Độ đục của giấy phụ thuộc vào mức độ
tán xạ của ánh sáng.
- Độ trong suốt của giấy đối lập với độ đục của giấy.
- Độ thấu sáng của giấy là khả năng cho ánh sáng đi qua. Tia khúc xạ càng lớn
thì độ thấu sáng của giấy càng cao.
Các yếu tố ảnh hưởng đến tính chất quang học của giấy: thành phần bột giấy,
hóa chất phụ gia, quá trình chuẩn bị bột giấy trước khi xeo.
2.3 Giới thiệu về sự bảo lưu
2.3.1 Các khái niệm về sự bảo lưu và chất bảo lưu
Sự bảo lưu là sự giữ lại các hạt mịn như: các xơ sợi mịn, các hạt chất độn,
các hạt keo chống thấm trên tấm giấy trong quá trình thoát nước của huyền phù bột

5


khi đi qua bộ phận lưới của máy xeo. Đối với một quá trình xeo giấy, sự bảo lưu tốt
hay xấu được biểu thị bằng độ bảo lưu của các hạt mịn trên trong quá trình xeo.
Độ bảo lưu được biểu thị bằng tỉ lệ % về khối lượng của những hạt mịn còn
giữ lại trong giấy đối với tổng số khối lượng những hạt mịn này có trong dòng bột
trước khi lên máy xeo. Độ bảo lưu càng cao thì quá trình xeo đó càng hoàn thiện
vì giữ lại được càng nhiều những chất phụ gia cần dùng trong quá trình xeo, làm
cho nước thoát ra từ máy xeo càng trong, như vậy vừa nâng cao chất lượng giấy,
vừa tiết kiệm được hoá chất vừa ít gây ô nhiễm môi trường. Độ bảo lưu thường
được tính riêng cho một thành phần hạt mịn nào đó có trong dòng bột, thí dụ như:

độ bảo lưu của chất độn, độ bảo lưu của chất keo chống thấm, độ bảo lưu của tinh
bột…
Chất bảo lưu là hoá chất khi gia vào bột giấy có khả năng làm tăng độ bảo
lưu của các hạt mịn trong tấm giấy. Chất bảo lưu thông dụng nhất trong quá trình
xeo giấy là phèn nhôm và các cation polyme tự nhiên hay tổng hợp.
2.3.2 Các chất bảo lưu phổ biến
2.3.2.1 Chất vô cơ
Đó là phèn nhôm Al2(SO4)3, được sử dụng với hàm lượng 0,5 – 3 %, ở pH axit
( khoảng 4,5). Lưu ý vì môi trường axit, cần tránh sử dụng với hệ chất độn CaCO3. Do
tương tác tĩnh điện giữa ion Al3+ và sợi, điện tích âm của bề mặt giảm và các sợi sẽ
tiếp xúc với nhau. Hệ bảo lưu này cho keo tụ kiểu “ miếng vá” trong những máy xeo
tốc độ thấp.
2.3.2.2 Chất hữu cơ thiên nhiên
2.3.2.2.1 Tinh bột
Tinh bột có cấu trúc rất giống xenlulô. Sự khác nhau chính giữa tinh bột và
xenlulô là cấu hình của liên kết glucoxit. Trong phân tử xenlulô, liên kết nối nguyên tử
cacbon C1 và oxygen được định hướng trong cùng mặt phẳng với vòng glucô ( liên kết
β), còn trong tinh bột liên kết này được định hướng theo chiều vuông góc với mặt
phẳng vòng glucô (liên kết α) và phân tử polyme tinh bột do vậy có khuynh hướng
cuộn lại như hình xoắn ốc.
Tinh bột là một cacbohiđrat cao phân tử bao gồm các đơn vị D-glucozơ nối với
nhau bởi liên kết α-glucozit. Công thức phân tử gần đúng là (C6H10O5)n trong đó n có
6


giá trị từ vài trăm đến khoảng mười nghìn. Tinh bột có dạng hạt màu trắng tạo bởi hai
loại polime là amilozơ và amilopectin. Amilozơ là polime mạch thẳng gồm các đơn vị
D- glucozơ liên kết với nhau bởi liên kết α-1,4- glucozit.

Hình 2.1 Một phần cấu trúc của Amilozơ

Amilopectin là polyme mạch nhánh, ngoài chuỗi glucozơ thông thường còn có
những chuỗi nhánh liên kết với chuỗi chính bằng liên kết α- 1,6-glucozit.

Hình 2.2 Một phần cấu trúc Amylopectin
2.3.2.2.2 Tinh bột cationic
Được sử dụng rộng rãi nhất cho công nghiệp giấy là tinh bột cationic. Điện tích
dương được đưa vào nhờ những monome hay polyme hoạt tính thuộc họ amin bậc ba
( như có thể dùng dietylamin etyl clorua hydroclorua, hoặc phổ biến nhất là
epoxypropyl trimetyl amonium clorua).
7


Tinh bột đã được chuyển hóa thường chứa 0,1 – 0,4 % nitơ ( điện tích dương
của phân tử tỉ lệ với hàm lượng nitơ này). Mức độ ion hóa trong tinh bột biến tính
tương đương với độ thế khoảng 0,02 – nghĩa là có khoảng hai nhóm ion cho 100 đơn
vị glucô. Độ cation hóa này cải thiện độ phân tán và độ hòa tan cho tinh bột vì lực cô
kết của các hạt giảm. Nghiên cứu sự hấp phụ của tinh bột cationic trên sợi xenlulô
người ta có kết luận rằng vật chất đã được hấp phụ một cách bất thuận nghịch trên bề
mặt sợi và sự hấp phụ này sẽ tăng khi điện tích bề mặt và hàm lượng nhóm COOH của
sợi tăng. Cũng tương tự những polyme khác, tinh bột cationic được chủ yếu hấp phụ
bởi những thành phần mịn trong huyền phù bột giấy. Nếu quá trình hấp phụ tinh bột
trở nên khá quan trọng, có thể dẫn đến hiện tượng là điện tích bề mặt hạt mịn sẽ đổi
dấu và làm cho sự bảo lưu của chúng trong quá trình định hình tờ giấy trở nên xấu đi.
Vấn đề cũng sẽ tương tự khi sử dụng tinh bột biến tính loại này làm chất trợ bảo lưu là
một vấn đề khá tế nhị, đặc biệt với những máy xeo tốc độ cao, có hệ thống lực cắt cao
vì nó khá nhậy với tác dụng cơ học.
2.3.2.3 Các polyme tan trong nước
Hay dùng là polyacrylamid loại không ion, polyme đồng trùng hợp acryamid –
axit acrylic, polyethylenimin… Các polyme này có đặc điểm là tan trong nước hoặc
tạo sự phân tán bền trong nước, có trọng lượng phân tử thay đổi trong một khoảng rất

rộng và có các nhóm phân cực tạo được liên kết hyđro với sợi xenlulô…
2.3.2.3.1 Polyacrylamid (PAM)
PAM được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp giấy. Polyme này được minh
họa ở hình sau:
- Loại non-ionic được tổng hợp từ acrylamid với chất khơi mào theo cơ chế tự
do.

CH2

CH

n

C
NH2

O

Hình 2.3 Loại polyacrylamid không mang điện tích

8


- Loại PAM ion (với nhóm R = nhóm mang điện tích) là polyme đồng trùng
hợp của acrylamid và những monome vinyl cationic hoặc anionic.

CH2

CH


n

CH2

CH m

C
O

R
NH2

Hình 2.4 Loại polyacrylamid mang điện tích
PAM cationic được trùng hợp từ acrylamid và các dẫn xuất cationic của axit
acrylic. Quan trọng nhất là nhóm este của axit acrylic hay axit metacrylic và
dialkylaminoetanid như dimetylaminoetylmetacrylat (R1, R2 = CH3,R3 = H trong môi
trường axit). Những monome khác bao gồm este của amonium bậc bốn với
metylclorua hay dimetylsunfat ( R1 = H, R2, R3 = CH3, X = Cl)
R1
H2C

R2

C
C

O

CH2


CH2

N

O

R3 X

R2

Hình 2.5 Loại polyacrylamid cationic
Amide cationic được chuẩn bị từ axit acrylic hay metacrylic để đưa vào mạch
nhóm điện tích dương.
PAM anionic là những polyme đồng trùng hợp của axit acrylic hay acrylat natri.
CH2

CH

CH2

CH

C
O

C
NH2

n
O


O

Hình 2.6 Loại polyacrylamid anionic
Khả năng tăng độ bảo lưu của PAM phụ thuộc vào trọng lượng phân tử của nó.
Ảnh hưởng bảo lưu này càng lớn khi trọng lượng phân tử càng cao. Để thuận tiện về
mặt thương mại, các polyme này được cung cấp ở dạng bột rắn hay nhũ nước trong
dầu. Sản phẩm rắn có được bằng sự trùng hợp trong môi trường nước hay trong pha
nước của hệ nhũ tương nước trong dầu. Nước ( hoặc trong một số trường hợp là dung
9


môi hữu cơ) sẽ được chưng tách ra khỏi hỗn hợp phản ứng. Dạng nhũ tương trong dầu
được trùng hợp khi cho các monome hòa tan trong pha nước của nhũ W/O và ngoài ra
người ta còn sử dụng thêm trong hệ tác chất thấm ướt.
2.3.2.3.2 Polyetylenimin (PEI)
Loại polyme này đã được sử dụng trong nhiều năm để cải thiện quá trình thoát
nước và quá trình bảo lưu. Polyme được sản xuất từ etylenimin (aziriđin), có phản ứng
cao bằng phản ứng cộng mở vòng trong dung dịch nước có xúc tác axit.

n CH 2

CH 2

H

N

CH 2


CH 2
N

CH 2

H 2C

H

N
CH 2

CH 2
CH 2

N

n/4

CH 2

N
H

H

Hình 2.7 Phản ứng tổng hợp PEI
Sản phẩm không có chứa monome dư và giống như trường hợp PAM, tính hiệu
quả của PEI càng cao khi trọng lượng phân tử của nó càng cao. Mạch phân tử có cấu
trúc nhánh, chứa nhóm amin bậc 1, 2 và 3 theo tỉ lệ 1:2:1. Trên thị trường, PEI với

trọng lượng phân tử cao được cung cấp ở dạng dung dịch trong nước có độ kiềm cao,
nồng độ 30-50 %, chúng gồm polyme, nước và vết của chất khơi mào còn lại.
2.3.2.3.3 Polyamin
Polyamin được sử dụng như chất trợ bảo lưu trong công nghiệp giấy, thông
thường là sản phẩm trùng ngưng của một amin và một chất tạo liên kết ngang ngắn
mạch – thường có chứa clo. Loại đơn giản nhất trong nhóm này là sản phẩm ngưng tụ
của etylendiamin và dicloetan. Các oligome như dietylentriamin, trietylentetramin
cũng có thể được sử dụng. Sản phẩm loại có trọng lượng phân tử cao sử dụng làm chất
trợ bảo lưu được cung cấp ở dạng dung dịch nồng độ 20-40 %. Polyamin có thể tạo
liên kết ngang với những polyme loại polyamidoamin với sự có mặt của những hợp
chất lưỡng chất như epiclohydrin để tạo nên những sản phẩm đồng trùng ngưng có
trọng lượng phân tử cao.

10


2.3.2.3.4 Polyamidoamin
Nhựa này hòa tan trong nước, có thể có được bằng phản ứng trùng ngưng của
axit adipic và dietylentriamin ở nhiệt độ cao, nước sẽ được tách ra trong quá trình phản
ứng. Polyamidoamin như vậy có thể phản ứng với một lượng dư epiclohydrin để tạo
nên nhựa polyamidoamin – epiclohydrin, loại này được sử dụng như chất gia cường
ướt cho giấy. Khi chỉ sử dụng một lượng nhỏ epiclohydrin hay một tác chất khác được
thay thế thì sản phẩm trùng ngưng trọng lượng phân tử cao sẽ được sử dụng như chất
bảo lưu.
2.3.3 Cơ chế hoạt động của chất bảo lưu
Các chất trợ bảo lưu sử dụng trên máy giấy hoạt động theo cơ chế keo tụ và
kết bông để làm gia tăng hiệu quả gia keo trong các thành phần bột mịn. Điều này
làm cho thành phần bột mịn được bảo lưu nhiều hơn. Xơ sợi dùng trong sản xuất
giấy tạo ra điện tích âm trong nước do sự phân ly của nhóm acid carboxyl và
sulfonic. Những nguyên liệu thô này bao gồm xơ sợi, thành phần mịn, chất độn và

hầu hết các chất keo hòa tan được tách loại từ gỗ khi sản xuất và tẩy bột giấy.
Cation được gắn trên bề mặt lớp điện tích do lực hấp phụ và lực liên kết
tĩnh điện. Điện tích âm trên bề mặt trên bề mặt bị trung hòa bị trung hòa một phần
bởi điện tích dương do vậy mạng lưới thế năng của hệ thống giảm nhanh trong vùng
điện tích. Thế Zeta được xác định bằng cường độ điện tích bề mặt âm trừ đi cường
độ điện tích bề mặt dương trong lớp ion này. Lớp thứ hai là lớp cation có mật độ
rất cao gắn chặt nhờ điện thế Zeta. Tuy nhiên những cation này không được gắn chặt
lên hạt. Cạnh của lớp điện tích khuếch tán cho thấy điện thế Zeta gần về 0.
Trong một hệ thống có điện thế Zeta cao, lực đẩy lớn tồn tại làm các hạt
đẩy nhau trong dung dịch. Việc sử dụng chất keo tụ sẽ trung hòa điện tích làm
giảm thế Zeta. Khi lớp điện tích khuếch tán hẹp lại, các hạt mang điện tích tiến gần
lại với nhau cho đến khi lực hấp dẫn Van der Waals lớn hơn lực đẩy và sự keo
tụ xuất hiện. Thường thì hiện tượng này xuất hiện khi thế Zeta giảm xuống đến 0, đó
là cơ chế trung hòa điện tích. Để bảo lưu chất độn và thành phần mịn trên tờ giấy,
hai điều cần phải thực hiện:
- Giảm lực đẩy giữa các hạt và tạo ra những vùng cation trên những hạt đó.

11


- Nối hoặc tạo cầu nối giữa các vùng cation này tạo ra khối kết tụ riêng biệt
đủ lớn được giữ lại trong quá trình hình thành tờ giấy.
2.3.3.1 Keo tụ
Keo tụ là bước thứ nhất trong quá trình bảo lưu. Trong suốt quá trình keo tụ
các hạt mang điện tích tĩnh điện bao quanh những thành phần bột mịn và giữ
chúng tách biệt với nhau tốt, sẽ được trung hòa bằng nguồn cation. Việc giảm đáng
kể lực đẩy cho phép các phần tử tiến gần nhau hơn. Keo tụ đạt được hiệu quả khi
khoảng cách tách biệt các thành phần mịn đủ nhỏ để các polymer cao phân tử có
thể nối các phần tử thành cầu nối tạo ra kết tụ và nó có thể được giữ lại trên lưới khi
hình thành tờ giấy. Với việc keo tụ tốt, khối cầu điện tích sẽ bị giảm đi, cho phép

polymer khối lượng phân tử cao nối những phần tử thành những khối kết tụ lớn hơn.
2.3.3.2 Sự kết bông
Sự kết bông là bước thứ hai trong quá trình keo tụ. Các polyme được dùng
làm chất kết bông sẽ gắn lên bề mặt của chất độn hoặc các phần tử mịn và rồi lan
rộng trong chất lỏng nơi nó gắn với xơ sợi dài và những phần tử chất chuyển
động khác hình thành nên những khối cầu. Mức độ duỗi thẳng hay chiều dài của
polymer trong dung dịch cho biết chất độn và thành phần mịn được giữ lại thông qua
cơ chế cầu nối.
Những cơ chế gắn polymer cao phân tử lên bề mặt của các phần tử rất phức
tạp. Hai cơ chế quan trọng nhất là liên kết hydro và liên kết ion. Những
polymer polyacrylamid cationic có nhiều vị trí có liên kết hydro vì vậy nó gắn lên
bề mặt chất độn và các thành phần mịn. Đồng thời nhờ các polymer cũng gắn
với các phần tử mang điện tích ngược dấu nhờ vào liên kết ion.
2.4.4 Các hệ bảo lưu
2.4.4.1 Hệ bảo lưu một thành phần với cơ chế trung hòa điện tích
Các hóa chất sử dụng làm chất bảo lưu trong hệ này là: muối vô cơ ( phèn, hoặc
polyaluminum chloride = PAC), hoặc polymer khối lượng phân tử thấp (thí dụ: tinh
bột cation mạch ngắn).
Chất bảo lưu hệ này thường được gia vào dòng bột tại bể chứa đầu máy.
Cơ chế bảo lưu các hạt mịn trong hệ này là: các hạt mịn (chất độn, hạt keo
chống thấm, sơ sợi mịn) tích điện âm được trung hòa bởi điện tích dương của các hạt
12


cation vô cơ hoặc cation polymer mạch ngắn. Khi chất điện ly được cho vào huyền phù
sẽ làm giảm bề dày lớp điện tích kép. Các ion trái dấu cho thêm vào làm giảm thế năng bề
mặt do vậy cũng làm giảm thế năng tương tác. Các hạt lúc này có thể tiến lại gần nhau hơn
và gây ra sự keo tụ, các hạt mịn không đẩy nhau hoặc không bị đẩy ra khỏi bề mặt xơ sợi
do tích điện cùng dấu nữa, chúng có thể bám được lên bề mặt xơ sợi nhờ lực hút tĩnh điện
hoặc cơ chế kết bông.


Tỷ lệ sử dụng phèn: khoảng 2-3% so với bột khô tuyệt đối.

Giảm lớp điện
tích kép

Hình 2.8 Cơ chế trung hòa điện tích
2.4.4.2 Hệ bảo lưu một cation polymer hữu cơ khối lượng phân tử thấp với cơ
chế “miếng vá” hay cơ chế kết bông kiểu đắp
Các hóa chất sử dụng làm chất bảo lưu trong hệ này là cation polymer khối
lượng phân tử thấp: thí dụ như tinh bột cation khối lượng phân tử thấp, polyamines
(PA),

hoặc

polyamideamines

(PAA),

hoặc

polyethyleneimide

(PEI),

hoặc

polyacrylamide khối lượng phân tử thấp (C PAM LMW). Các polymer này có mạch
tương đối ngắn và mật độ diện dương cao.
Cơ chế bảo lưu các hạt mịn trong hệ này như sau: mỗi phân tử cation polymer

có thể chứa vài điện tích dương nên nó có thể kết dính với một vài hạt mịn tạo thành
sự kết bông mà cả bông này tích điện dương. Sau đó nhờ lực hút tĩnh điện, các bông
này có thể bám lên bề mặt xơ sợi tạo thành những điểm như là những đốm vá.
Các bông kết tụ có thể bị phá vỡ khi gặp sự khuấy trộn mạnh khi qua bơm
quạt, nhưng sau đó sự kết bông dễ dàng được phục hồi lại. Nghĩa là sự khuấy trộn
không ảnh hưởng nhiều tới hiệu quả sử dụng của các chất bảo lưu này. Chất bảo lưu hệ
này có thể được gia vào dòng bột tại bể chứa đầu máy hoặc ngay tại diểm trước khi
vào thùng đầu.
13


Tỷ lệ dùng chất bảo lưu: khoảng 1 % so với bột KTĐ nghĩa là khoảng 10 Kg
cho một tấn giấy.

Hình 2.9 Cơ chế bảo lưu kiểu miếng vá
2.4.4.3 Hệ bảo lưu một cation polyme hữu cơ khối lượng phân tử lớn với cơ chế
bảo lưu kiểu “bắc cầu”
Các hoá chất sử dụng làm chất bảo lưu trong hệ này là: cation polyme khối
lượng phân tử lớn, thí dụ như: Polyacrylamide khối lượng phân tử lớn (PAM HMW),
hoặc polyethyleneoxide( PEO). Các polyme này có mạch tương đối dài, mật độ điện
tích dương trung bình.
Cơ chế bảo lưu: nhờ điện tích dương trong các phân tử polyme mà các hạt chất
độn tích điện âm bám lên các phân tử polyme, sau đó phân tử polyme này có thể bám
lên xơ sợi . Phân tử polyme này đủ dài để tạo thành cầu nối giữa hai hay nhiều xơ sợi
lại với nhau, kết quả là tạo thành bông liên kết giữa các hạt chất độn, các polyme chất
bảo lưu các xơ sợi ( mỗi bông kết tụ chứa khoảng 10 phân tử caton polyme). Các bông
kết tụ này có thể bị phá vỡ khi gặp sự khuấy trộn mạnh và sau đó không có khả năng
phục hồi lại. Nói cách khác: sự khuấy trộn mạnh làm giảm hiệu quả sử dụng của hệ
bảo lưu kiểu bắc cầu. Để hạn chế hậu quả của sự khuấy trộn thì người ta thường gia
chất cation polyme tại vị trí ngay trước khi vào thùng đầu.

Tỷ lệ dùng chất bảo lưu: khoảng 0,5 kg/tấn giấy

14


×