Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

NGHIÊN CỨU PHƯƠNG THỨC KHAI THÁC NUÔI DƯỠNG RỪNG HỖN LOẠI Ở TIỂU KHU 322 XÃ LẠC XUÂN ĐƠN DƯƠNG – LÂM ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (677.2 KB, 69 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU PHƯƠNG THỨC KHAI THÁC NUÔI DƯỠNG
RỪNG HỖN LOẠI Ở TIỂU KHU 322 XÃ LẠC XUÂN
ĐƠN DƯƠNG – LÂM ĐỒNG

Họ và tên sinh viên
Ngành
Niên khóa

: PHẠM THANH GIANG
: LÂM NGHIỆP
: 2004 - 2009

Tháng 6/2009


NGHIÊN CỨU PHƯƠNG THỨC KHAI THÁC
NUÔI DƯỠNG RỪNG HỖN LOẠI Ở TIỂU KHU 322
XÃ LẠC XUÂN – HUYỆN ĐƠN DƯƠNG – LÂM ĐỒNG

Tác giả

PHẠM THANH GIANG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành
Lâm Nghiệp



Giáo viên hướng dẫn
Th.S. Nguyễn Văn Dong

Tháng 6/2009

i


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp ngành Lâm nghiệp niên khóa 2005 – 2009,
tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
- Quý thầy cô Trường Đại học Nông lâm TP.HCM, đã giảng dạy truyền đạt cho
tôi những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường.
- Quý thầy cô Bộ môn Quản lý tài nguyên rừng, và đặc biệt thầy Nguyễn Văn
Dong là người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian hoàn thành khóa luận
này.
- Lãnh đạo và cán bộ kỹ thuật Công ty Lâm nghiệp Đơn Dương – Lâm Đồng đã
tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian hoàn thành khóa luận này.
- Sau hết, lời cảm ơn tôi muốn gửi đến những người bạn trong tập thể lớp Lâm
Nghiệp tại chức Lâm Đồng thân mến của tôi. Sự giúp đỡ, động viên của các bạn đã
giúp tôi có thể hoàn thành khóa luận này.
Xin chân thành cảm ơn.
Tp.Hồ Chí Minh, ngày 08/6/2009
SVTH: Phạm Thanh Giang

ii



TÓM TẮT
Đề tài: “Nghiên cứu phương thức khai thác nuôi dưỡng rừng hỗn loại ở
Tiểu khu 322 xã Lạc Xuân – huyện Đơn Dương – Lâm Đồng”.
Thời gian thực hiện từ tháng 01 năm 2009 đến tháng 6 năm 2009.
Mục tiêu nghiên cứu: Góp phần làm sáng tỏ về việc nghiên cứu phương thức
khai thác nuôi dưỡng rừng hỗn loại, từ đó làm cơ sở cho việc quản lý và phục hồi
rừng.
Phương pháp nghiên cứu: Điều tra và thu thập số liệu ngoài hiện trường theo
các ô tiêu chuẩn 2.000 m2. Sử dụng toán thống kê với phần mềm Excel 2003 để xử lý
số liệu thu thập được.
Áp dụng học thuyết phân chia cấp kính của Mantel Masson để điều chỉnh phân
bố của các cấp kính và trữ lượng rừng trong quá trình khai thác.
- Phân bố số cây theo cấp chiều cao có dạng một đỉnh lệch trái. Số lượng cây
tập trung chủ yếu ở 3 cấp từ 8,5 - 17,5 m có 442 cây/ha, chiếm 77,03% số cây trong
lâm phần, chiều cao bình quân của lâm phần 12,42 m.
- Phân bố số cây theo cấp đường kính: là đường phân bố giảm theo hàm Mayer.
Số cây tập trung ở cấp 8 - 24 cm chiếm 74,56% số lượng cây trong lâm phần. Đường
kính bình quân 18,28 cm.
- Phân bố trữ lượng theo cấp kính: lúc đầu trữ lượng có xu hướng tăng theo cấp
đường kính, tăng tới cỡ kính 48 - 56 cm đạt cực đại, sau đó giảm dần. Ở trạng thái này
trữ lượng phân bố tương đối đồng đều ở các cấp kính, nhưng tập trung chủ yếu vẫn ở
cấp đường kính > 40 cm.
- Khai thác rừng có thể tiến hành theo nhiều phương thức khác nhau. mỗi
phương thức sẽ lấy ra một lượng lâm sản khác nhau, cường độ khai thác, luân kỳ khai
thác đặc trưng cho phương thức ấy. Đối với khu vực nghiên cứu chúng tôi tiến hành
nghiên cứu hai phương thức khai thác: khai thác thô và khai thác nuôi dưỡng để lựa
chọn phương thức khai thác tối ưu nhất cho trạng thái rừng.

iii



- Khai thác thô: Trữ lượng rừng ở trạng thái IIIA3 là 202,781 m3/ha đem vào
khai thác thô thì sản lượng lấy ra là rất lớn 134,31 m3/ha, trữ lượng rừng còn lại sau
khai thác là 68,47 m3/ha. Từ rừng giàu ta áp dụng phương thức khai thác thì rừng trở
nên quá nghèo kiệt.
- Khai thác nuôi dưỡng: Với trữ lượng nhất định của trạng thái rừng ta có thể
đem vào khai thác chính, cường độ khai thác 25%, luân kỳ khai thác là 25 năm, vừa
khai thác vừa tích lũy vốn rừng do đó sau hai luân kỳ trữ lượng rừng đạt 309,40 m3/ha
(M > 300 m3/ha), cải thiện được vốn rừng, chất lượng rừng.
- Với phương thức khai thác nuôi dưỡng rừng, vừa khai thác vừa tích lũy vốn
rừng nâng cao trữ lượng cũng như chất lượng rừng đem lại hiệu quả kinh tế, môi
trường, …

iv


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa...................................................................................................................... i
Lời cám ơn.................................................................................................................. ii
Tóm tắt.......................................................................................................................iii
Mục lục ....................................................................................................................... v
Danh sách các bảng .................................................................................................. vii
Danh sách các hình ..................................................................................................viii
Chương 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................... 1
Chương 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................. 3
2.1 Khái niệm về cấu trúc rừng ............................................................................ 3
2.2. Tình hình nghiên cứu cấu trúc rừng tự nhiên hỗn loại trên thế giới.............. 4
2.3. Tình hình nghiên cứu cấu trúc rừng tự nhiên hỗn loại ở Việt Nam .............. 5
2.4 Tình hình nghiên cứu khai thác chặt chọn ở nước ngoài .............................. 6

2.5 Tình hình nghiên cứu khai thác chặt chọn ở trong nước .............................. 7
Chương 3. ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU............ 12
3.1 Điều kiện tự nhiên ....................................................................................... 12
3.2 Tình hình cơ bản.......................................................................................... 13
3.3 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu .................................................................. 15
Chương 4. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 18
4.1 Nội dung nghiên cứu ................................................................................... 18
4.2 Phương pháp nghiên cứu và thu thập số liệu............................................... 18
Chương 5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.................................. 24
5.1 Các đặc trưng lâm học ................................................................................ 24
5.2 Phân bố số cây theo chiều cao (N-Hvn) ...................................................... 25
5.3 Phân bố số cây theo đường kính (N-D1,3)................................................... 26
5.4 Phân bố trữ lượng theo cấp kính................................................................. 28
5.5 Phân bố số cây theo tiết diện ngang (G, m2) .............................................. 29
5.6 Độ tàn che .................................................................................................. 31
5.7 Nghiên cứu các phương pháp khai thác rừng ............................................ 33
v


5.8 So sánh các chỉ tiêu đặc trưng của phương thức khai thác......................... 35
Chương 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................. 37
6.1 Kết luận........................................................................................................ 37
6.2 Kiến nghị ..................................................................................................... 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 40
PHẦN PHỤ LỤC .................................................................................................... 41

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 5.1: Bảng tổng hợp các đặc trưng của rừng trạng thái IIIA3 .......................... 24
Bảng 5.2: Bảng phân bố thực nghiệm số cây theo cấp chiều cao (Hvn) .................. 25
Bảng 5.3: Bảng phân bố số cây theo cấp đường kính (D1.3).................................... 27
Bảng 5.4: Bảng phân bố trữ lượng theo cấp kính D1.3 (cm) .................................... 28
Bảng 5.5: Phân bố số cây theo tiết diện ngang ........................................................ 30
Bảng 5.6: Bảng tổng hợp độ tàn che của trạng thái rừng IIIA3 ............................... 31
Bảng 5.7: Trữ lượng phân theo thuyết Mantel Masson (m3/ha) .............................. 34
Bảng 5.8: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu đặc trưng của các phương thức khai thác.... 35

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 5.1: Đồ thị phân bố thực nghiệm số cây theo cấp chiều cao (Hvn) ................. 25
Hình 5.2: Đồ thị phân bố số cây theo cấp đường kính (D1.3) .................................. 27
Hình 5.3: Đồ thị phân bố trữ lượng theo cấp kính D1.3 (cm) ................................... 29
Hình 5.4: Đồ thị phân bố số cây theo tiết diện ngang ............................................ 30
Hình 5.5: Trắc đồ ngang và dọc lâm phần IIIA3 – Độ tàn che 0,77 ....................... 32

viii


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tỉnh Lâm Đồng có vị trí địa lý và đặc điểm khí hậu, đất đai và tài nguyên sinh
học hết sức phong phú và đa dạng. Thảm thực vật ở đây bao gồm: Rừng kín thường
xanh mưa ẩm nhiệt đới, rừng hỗn hợp cây lá rộng và cây lá kim á nhiệt đới, rừng lá kim.
Tất cả góp phần tạo ra sự đa dạng về sinh học của Việt Nam, làm cơ sở cho việc phát
triển bền vững của đất nước.
Ngày nay, khoa học và kỹ thuật phát triển nhưng tầm quan trọng của rừng càng

được khẳng định rõ nét đối với nền kinh tế quốc dân cũng như bảo vệ môi trường sinh
thái. Rừng vô cùng quý giá, những sản phẩm lấy ra từ rừng là nguồn nguyên liệu thúc
đẩy các ngành kinh tế khác phát triển như: xây dựng, đường sắt, khai thác mỏ, công
nghệ giấy, giao thông, thủ công mỹ nghệ, dược phẩm, v.v… Bên cạnh đó, rừng còn là
nơi du lịch, giải trí, thư giãn lý tưởng.
Nước ta có lợi thế rất lớn để phát triển nền kinh tế quốc dân là có nguồn tài
nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú. Trong đó tài nguyên rừng là rất lớn, có tới
14.352 triệu ha rừng, trong tổng số 32.894 triệu ha đất tự nhiên, độ che phủ là 42,8%
(Paul Maurand, 1943). Nhưng do mức sống của người dân còn thấp, kinh tế gặp nhiều
khó khăn, và vì lợi ích trước mắt mà người dân coi tài nguyên rừng là vô tận: khai phá
tự do, đốt rừng làm nương rẫy, khai thác bừa bãi, các lâm trường thì khai thác quá quy
phạm cho phép. Thực trạng đó đã dẫn tới diện tích rừng suy giảm ngày càng nghiêm
trọng. Theo báo cáo của Viện Điều tra quy hoạch rừng năm 1983 cho biết, diện tích
rừng còn 7,8 triệu ha, tỷ lệ che phủ 21,9%, trong đó mức an toàn sinh thái là 33% (tính
bằng 1/3 diện tích tự nhiên). Nhịp độ rừng bị phá hoại là 200.000 ha/năm.
Rừng tự nhiên Lâm Đồng nói chung và rừng thuộc huyện Đơn Dương nói riêng
cũng nằm trong thực trạng trên. Diện tích rừng, chất lượng cũng như trữ lượng rừng đã
giảm sụt nghiêm trọng, rừng trở nên nghèo kiệt. Một trong những nguyên nhân gây
nên tình trạng trên là do phần kỹ thuật, việc xác định chưa đúng đối tượng khai thác,
sản lượng lấy ra lớn hơn lượng tăng trưởng, chưa áp dụng biện pháp chặt chọn, nuôi
1


dưỡng, những cây có giá trị kinh tế bị khai thác ra khỏi lâm phần quá mức cho phép
mà các giải pháp lâm sinh chưa đáp ứng để sinh trưởng và phát triển những cây ở lớp
dự trữ, kế cận cũng như tái sinh phục hồi rừng. Như vậy, sự bất cập về quản lý và đơn
giản về kỹ thuật đã góp phần làm suy giảm số lượng và chất lượng rừng.
Xuất phát từ yêu cầu mang tính thực tiễn, để góp phần công sức xây dựng và
phát triển vốn rừng, lựa chọn biện pháp lâm sinh tác động vào rừng, vừa đảm bảo nhu
cầu tận thu gỗ đáp ứng cho nhu cầu thị trường mà vẫn giữ vững vai trò phòng hộ, phát

triển bền vững của rừng. Được sự đồng ý của Khoa Lâm nghiệp, sự phân công của Bộ
Môn Quản lý tài nguyên rừng và dưới sự hướng dẫn của Thầy Ths. Nguyễn Văn Dong,
tôi chọn đề tài “Nghiên cứu phương thức khai thác nuôi dưỡng rừng hỗn loại ở
Tiểu khu 322 xã Lạc Xuân – huyện Đơn Dương – Lâm Đồng”.
Do thời gian, kiến thức và kinh nghiệm nghiên cứu còn nhiều hạn chế, trong
quá trình thực hiện khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong quý Thầy
Cô cùng các bạn đồng nghiệp góp ý chân thành để tôi hoàn thiện hơn khóa luận tốt
nghiệp này.

2


Chương 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1 Khái niệm về cấu trúc rừng
Cấu trúc rừng là sự tổ chức sắp xếp các thành phần quần xã thực vật theo không
gian và thời gian. Sự phân bố của quần xã thực vật trong không gian thể hiện theo hai
khía cạnh: theo chiều thẳng đứng và theo chiều nằm ngang của rừng (TS. Nguyễn Văn
Thêm).
Theo Richards (1952) trong cuốn “Rừng mưa nhiệt đới” cho rằng: “Một quần
xã thực vật bao gồm các loài cây có hình dạng khác nhau nhưng tạo ra một hoàn cảnh
sinh thái nhất định được sắp xếp một cách tự nhiên và hợp lý trong không gian…”.
Còn theo Meyer (1952), Turbull (1963), Rollet (1969), thì “Cấu trúc” để chỉ sự
phân bố cây gỗ theo cấp kính hoặc là phân bố của tiết diện ngang thân cây theo cấp
đường kính.
Cấu trúc là một trong những nội dung nghiên cứu quan trọng về hình thái quần
thể thực vật rừng. Nghiên cứu cấu trúc rừng đem lại nhiều ý nghĩa khác nhau. Đầu
tiên, nó là thông tin cơ bản để so sánh và phân loại các quần xã thực vật với nhau. Thứ
hai, đó là kết quả phản ánh mối quan hệ qua lại phức tạp giữa các loại cây với nhau,
giữa thực vật và các dạng sống khác, cũng như thực vật và môi trường. Ngoài ra, nó

còn cho phép nhận được nhiều chỉ dẫn tốt về sinh thái cảnh và sinh vật cảnh của quần
xã thực vật.
Cấu trúc sinh thái bao gồm: tổ thành thực vật, dạng sống, tầng phiến.
Tổ thành thực vật là đặc điểm độc đáo quan trọng nhất của hệ sinh thái rừng
mưa nhiệt đới, thể hiện tính phong phú về tổ thành loài cây. Tính phong phú về tổ
thành loài cây trước hết là do điều kiện thiên nhiên nhiệt đới thuận lợi và do tính chất
cổ xưa của khu hệ thực vật hệ sinh thái rừng mưa. Hệ sinh thái rừng mưa hỗn hợp có
tổ thành loài cây phức tạp nhất, trong đó không có một loài cây nào giữ vai trò ưu thế,
phần lớn các loài cây chỉ có rất ít cá thể đại diện trong quần thể. Đây là hệ sinh thái
đặc trưng phổ biến của hệ sinh thái rừng mưa (TS. Nguyễn Văn Thêm).
3


Tầng phiến (Synusia) là thuật ngữ được Rubel sử dụng lần đầu tiên vào năm
1904 để phân tích quần xã thực vật. Nhưng chỉ đến năm 1918 thuật ngữ này mới chính
thức được các nhà sinh thái thực vật sử dụng rộng rãi. Theo Gams (1918), tầng phiến
có thể được hiểu theo 3 nghĩa sau đây:
+ Tầng phiến là tập hợp các cá thể của cùng một loài nằm trong giới hạn một
vùng nhất định, tương tự với thuật ngữ quần thể loài.
+ Tầng phiến là tập hợp các loài cây khác nhau thuộc cùng một nhóm dạng sống
và gần gũi với nhau về nhịp điệu sinh trưởng theo mùa.
+ Tầng phiến là tập hợp các loài cây khác nhau thuộc các dạng sống khác nhau,
nhưng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và cùng sinh sống trong một môi
trường nhất định.
Dạng sống: theo E. Warming (1901), thành phần dạng sống là tập hợp các
nhóm cây, mặc dù có sự khác nhau về hệ thống phân loại, nhưng đều có khả năng
thích ứng với những điều kiện sống nhất định, có sự tương đồng về cấu tạo, chức năng
sinh lý và tập tính sinh học. Trong một quần xã thực vật nhất là rừng mưa, có thể gặp
rất nhiều thành phần dạng sống khác nhau.
Các dạng sống trong hệ sinh thái rừng mưa:

+ Dạng sống các loài cây gỗ lớn.
+ Dạng sống các loài cây dây leo.
+ Dạng sống các loài cây thắt nghẹt.
+

Dạng sống khác: phụ sinh, ký sinh, bán ký sinh và hoại sinh.

2.2. Tình hình nghiên cứu cấu trúc rừng tự nhiên hỗn loại trên thế giới
Để nguyên cứu cấu trúc rừng nhiệt đới Davis và Richards (1934) đã dùng
phương pháp lập biểu đồ trắc diện đứng và ngang.
Trong cuốn “Rùng mưa nhiệt đới” của P.W Richards đã coi đặc trưng nổi bật
của đại đa số thực vật thân gỗ đều có lá rộng thường xanh, ưa ẩm,thân có bạnh vè, hoa
quả và rễ thân cây.
Theo Prodan (1952), quy luật phân bố của rừng chủ yếu theo đường kính D1,3
có sự liên hệ với giai đoạn phát dục của rừng và các biện pháp kinh doanh. Theo ông,
thì giá trị đặc trưng nhất cho rừng là sự phân bố cây theo đường kính, đặc biệt là rừng
tự nhiên hỗn loài, nó phản ánh được các lâm sinh của rừng. Điều đó được chấp nhận
4


và kiểm chứng ở rất nhiều nơi trên thế giới. Đó là phân bố đường kính của rừng tự
nhiên có quy luật một đỉnh lệch trái, số cây tập trung nhiều ở cấp kính nhỏ do bởi có
nhiều loài, nhiều thế hệ cùng tồn tại. Song ở các cỡ kính lớn chỉ có một số loài nhất
định do đặc tính sinh học hay nhờ vị trí thuận lợi trong rừng mới có khả năng tồn tại
và phát triển.
Theo Wenk (1995) nghiên cứu xác định cấu trúc của một loại hình nhằm mục
đích không những đánh giá được nhiều hiện trạng và động thái sinh trưởng của rừng
thông qua các quy luật phân bố số cây theo chiều cao vứt ngọn (Hvn), đường kính tại vị
trí 1,3 m (D1,3), đường kính tán (Dt),… mà còn xác định chính xác kích thước bình
quân của lâm phần phục vụ cho công tác điều tra quy hoạch rừng.

2.3. Tình hình nghiên cứu cấu trúc rừng tự nhiên hỗn loại ở Việt Nam
Việc nghiên cứu cấu trúc rừng giúp ta có thể hiểu được tính chất phức tạp của
hệ thực vật, các yếu tố và các quan hệ giữa các thành phần quần xã thực vật. Trên thế
giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu
về cấu trúc rừng.
Theo GS.TS Thái Văn Trừng (1970 – 1978) trước năm 1954, hầu như chỉ có
người Pháp thực hiện các nghiên cứu về rừng Đông Dương, trong số đó đáng kể nhất
là nghiên cứu của Paul Maraund (1943), tác giả cuốn “Lâm Nghiệp Đông Dương”.
Về sau, rừng nước ta đã được nhiều nhà nghiên cứu trong nước quan tâm. Đầu
tiên là công trình nghiên cứu của Thái Văn Trừng (1961) trong cuốn “Thảm thực vật
rừng” và Trần Ngũ Phương (1965) trong cuốn “Bước đầu nghiên cứu rừng miền Bắc
Việt Nam”.
Năm 1974, Đồng Sĩ Hiển khi lập biểu thể tích và độ thon thân cây đứng cho
rừng hỗn loài miền Bắc nước ta đã nghiên cứu phân bố đường kính, phân bố chiều cao
và phân bố hình dạng thân cây.
Nguyễn Văn Trương (1983) khi nghiên cứu về cấu trúc rừng gỗ hỗn loài đã tập
trung nghiên cứu một số cấu trúc đứng của cây, cấu trúc của thân cây theo cấp đường
kính, cấu trúc thân cây và tổng diện ngang trên mặt đất, cấu trúc nhóm loài cây, tình
hình tái sinh và diễn thế các thế hệ của rừng…

5


Năm 1983 –1986, TS Nguyễn Ngọc Lung và Trương Hồ Tố đã nghiên cứu cấu
trúc rừng thông 3 lá ở Lâm Đồng làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp kinh doanh
rừng.
Năm 1990, Trần Văn Con với mô hình toán học Weibull đã mô phỏng cấu trúc
số cây theo cấp kính (N/D) của rừng khộp. Ông cho rằng khi còn non thì phân bố có
dạng giảm, nhưng khi rừng càng lớn thì có xu hướng chuyển sang phân bố đỉnh và
lệch dần từ trái sang phải.

2.4 Tình hình nghiên cứu khai thác chặt chọn ở nước ngoài
Các nước trên thế giới, tùy theo trình độ kỹ thuật và nhận thức mà có nhiều
phương thức khai thác rừng khác nhau. Nói chung có hai phương thức khai thác, chủ
yếu là khai thác trắng và khai thác chọn. Khai thác trắng được áp dụng ở khu vực rừng
trồng ở các địa hình bằng phẳng. Còn lại là khai thác chặt chọn được áp dụng ở tất cả
các kiểu rừng ở địa hình miền núi, cao nguyên.
Các nước có nền lâm nghiệp phát triển như: Nga, Đức, Thụy Điển, … có luật
khai thác rừng miền núi rất chặt chẽ, chỉ cho phép khai thác chặt chọn đảm bảo tái sinh
rừng tốt, nghĩa là chỉ cho phép khai thác chặt chọn tinh hoặc khai thác trắng theo băng.
- Về khai thác chặt chọn: rất nhiều nhà khoa học đã dày công nghiên cứu về
phương thức khai thác chọn, kết quả đem lại những cống hiến và những công trình có
giá trị như: G. N. Baur (1964) cơ sở sinh thái học của kinh doanh rừng mưa, Vương
Tấn Nhị dịch – NXB KHKT Hà Nội, 1976. Mayenfeldt Von C. M. (1978) Restoration
of Derasated in Land forest of South Viet Nam, Canberra đã nghiên cứu các vấn đề
kinh doanh rừng mưa, phục hồi rừng về tái sinh vật và quản lý rừng mưa nhiệt đới, …
dưới các góc độ khác nhau đã xác định mức độ phù hợp của phương thức khai thác
chọn trong kinh doanh rừng mưa nhiệt đới.
- Về phân loại rừng phục vụ mục đích kinh doanh: Phân loại rừng theo điều
kiện tự nhiên nhằm xác định các đơn vị kinh doanh rừng, tạo điều kiện cho các hoạt
động kinh doanh rừng, sử dụng rừng đạt mục đích và hiệu quả cao. Trên thế giới có
những trường phái phân loại rừng khác nhau. đáng chú ý có trường phái phân loại của
các nước thuộc Liên Xô cũ và một số nước Đông Âu, trường Phái Bắc Âu, trường phái
Mỹ và Canada, mỗi trường phái tùy thuộc vào kiểu rừng và mục đích kinh doanh rừng
mà lựa chọn các biện pháp chủ đạo phân loại khác nhau.
6


- Về điều chế rừng: Cuốn sách “The Management of forest” của F. C. Osmaston
CFI – Oxford (1968) trình bày về công tác điều chế rừng với nội dung phong phú.
Baur G. N. (1964), trong quá trình nghiên cứu về cơ sở sinh thái rừng mưa đã có tổng

kết phong phú về các nguyên lý tác động xử lý lâm sinh trong điều chế rừng đều tuổi
và không đều tuổi. Cơ sở các giải pháp lâm sinh chủ yếu được thí nghiệm áp dụng vào
rừng mưa nhiệt đới Châu Phi, mang ý nghĩa nhất định cả về lý luận và thực tiễn cho
công tác điều chế rừng nhiệt đới ẩm.
2.5 Tình hình nghiên cứu khai thác chặt chọn trong nước
2.5.1 Về phân loại rừng khai thác
- Năm 1960 Los Chau đã phục hồi khâu điều tra điều chế rừng gỗ nhỏ (gỗ trụ
mỏ) ở Quảng Ninh. Los Chau đã đưa ra hệ thống phân loại rừng theo trạng thái hiện
tại. Đến năm 1966 công trình được tác giả bổ sung và mang tên: Phân chia kiểu trạng
thái và phương hướng kinh doanh rừng hỗn giao thường xanh lá rộng nhiệt đới. Đây là
hệ thống phân loại được sử dụng trong thời gian dài và khá phổ biến ở nước ta.
- Thái Văn Trừng (1978) đưa ra hệ thống phân loại sinh thái phát sinh, tác giả
chia rừng Việt Nam thành 14 kiểu thảm thực vật.
- H. Thomasius (1978) đã căn cứ vào chỉ số khô hạn của M. I. Buduko (1956)
để sắp xếp rừng Việt Nam thành 16 dạng thực bì, trong đó có 12 dạng thực bì khí hậu,
4 dạng thực bì thổ nhưỡng.
- Nguyễn Hồng Quân – Trương Hồ Tố – Hồ Viết Sắc (1981) đã dựa vào các chỉ
tiêu chính: trạng thái hiện tại, mức độ tác động, cấp sản xuất của lâm phần và các chỉ
tiêu phụ: khả năng tái sinh tự nhiên, tình trạng đất đai (độ dốc và độ dày tầng đất) tiến
hành phân loại rừng khộp nhằm phục vụ công tác điều chế rừng khộp.
Muốn phát huy tiềm năng của rừng, bao gồm tiềm năng sinh học của đất và
năng suất sinh trưởng của cây rừng được khai thác có điều tiết cấu trúc trên mặt đất
rừng hay gọi là khai thác tĩnh. Theo kinh nghiệm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học
Việt Nam và thế giới thì đối với rừng trung bình có tổng tiết diện ngang từ 45 - 50m2
là hợp lý cho rừng 50 tuổi. Trong thực tiễn khai thác kết hợp điều hòa phân bổ tổng
tiết diện ngang để cho cây rừng có khoảng trống thích hợp. Nếu chỉ đơn thuần chặt cây
to đi, rồi chờ thiên nhiên tái sinh rừng thì rõ ràng là không cải thiện được phân bố.
7



Đơn vị diện tích có nhiều cây lớn (từ 5 - 7 cây/400m2 đất rừng) sau khi chặt
tổng diện tích ngang tụt xuống đến mức quá thấp và mức tàn phá quá lớn. Đối với
rừng chuẩn có thể chấp nhận mức tăng trưởng 1 năm/ 1 ha là 1m2 tổng tiết diện ngang
thân cây. Đó là cơ sở để tính lượng gỗ khai thác và ấn định chu kỳ quay vòng khai
thác. Nếu rừng thành thục thì bắt đầu khai thác có vốn về tổng tiết diện ngang, giảm
20% về tổng tiết diện ngang và 20% độ tàn che (đối với rừng có tán cây gọn như rừng
thông), số cây chặt trong biên độ đường kính 40 - 60 cm khoảng 40 cây thì thiệt hại sẽ
không lớn. Đối với những cây có tán lớn thì không nên chặt quá 25 cây/ha thuộc cỡ
đường kính 40 cm trở lên.
Với giả thiết tổng tiết diện ngang tăng 2% vốn còn lại 40 m2, ta tính số năm để
số vốn đó lại đạt 50 m2. Tùy theo kỹ thuật khai thác có hệ số đổ vỡ bé hay lớn mà thời
gian quay lại khai thác từ 12 - 15 năm. Các cấp đường kính kế cận 39 - 50 cm cũng
đảm bảo như lớp cây đã lấy đi. Như vậy trong việc khai thác chặt chọn việc điều tiết
phân bố tổng tiết diện ngang trên mặt đất rừng phải đảm bảo sự tương đối đồng đều
cho tất cả các cấp kính, nhóm cây, nhóm sẽ khai thác, nhóm kế cận nó, nhóm dành cho
các chu kỳ tiếp theo v.v…
2.5.2 Lựa chọn dây chuyền công nghệ khai thác gỗ
* Phân loại địa hình và lựa chọn thiết bị khai thác gỗ :
Việc lựa chọn phương tiện chặt hạ vận xuất phụ thuộc vào địa hình và qua
nhiều năm nghiên cứu, chúng tôi phân loại địa hình rừng núi thành các nhóm dưới đây:
- Nhóm I – Địa hình bằng phẳng, ít có đồi núi và độ dốc tối đa nhỏ hơn 10%.
- Nhóm II – Dốc thoải mái, đồi núi có diện tích chiếm khoảng 50% diện tích
rừng và độ dốc tối đa nhỏ hơn 15%.
- Nhóm III – Thuộc rừng đồi núi và có độ dốc > 15%.
Trên cơ sở cách phân loại địa hình và dựa vào tính năng kỹ thuật của các
phương tiện chặt hạ, vận xuất, chúng ta lựa chọn máy móc đảm bảo được yêu cầu kỹ
thuật tái sinh rừng, có năng suất lao động cao và hiệu quả kinh tế cao nhất.
Nhóm I, được lựa chọn các loại máy chặt hạ bình thường, các loại máy vận xuất
ít có khả năng vượt dốc như xe reo, xe rơ mooc.
Nhóm II, được lựa chọn các loại máy khai thác thích nghi với kỹ thuật chặt hạ ở

điều kiện dốc, các loại máy vận xuất chuyên dụng như TT-4, TDT-55, LKT-80 v.v…
8


Nhóm III, được lựa chọn các loại máy chặt hạ để di chuyển trong điều kiện địa
hình phức tạp, dốc nhiều, còn phương tiện vận xuất là tời hoặc đường cáp trên không.
2.5.3 Về khai thác chọn rừng tự nhiên hỗn loại
Rừng được khai thác gỗ và các loại lâm sản hàng năm theo kế hoạch Nhà nước,
và còn có tình trạng khai thác gỗ lậu, khai thác trái phép nằm ngoài vùng kiểm soát
của Nhà nước. Các Công ty Lâm Nghiệp và các xí nghiệp khai thác chỉ tập trung chủ
yếu vào khâu khai thác lâm sản còn khâu lâm sinh không được quan tâm đúng mức.
Các phương thức khai thác theo cấp kính (chặt thô) đã ảnh hưởng đến sự tái
sinh và ổn định vốn rừng. Theo quy trình khai thác thì những cây có đường kính ngang
ngực từ 40 cm trở lên đều được phép chặt hạ. Chính vì lý do đó mà độ tàn che của
rừng sau mỗi lần khai thác chỉ còn 0,3 đến 0,4. Độ tàn che này lợi cho cây ưa sáng và
không lợi cho cây gỗ tốt chịu bóng ban đầu. Như vậy nếu khai thác hết các cây đạt
kích thước thì sự tàn phá rất lớn. Mặc dầu trong khai thác rừng ta có thể luỗng phát và
chặt cây cong queo, sâu bệnh, nhưng cũng chưa thể nâng cao chất lượng và sản lượng
nếu không cải thiện cấu trúc rừng.
Để phát huy tiềm năng của rừng, bao gồm tiềm năng sinh học của đất và năng
suất sinh trưởng của cây rừng được khai thác có điều tiết cấu trúc trên mặt đất rừng
hay gọi là khai thác tĩnh. Theo kinh nghiệm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học Việt
Nam và thế giới thì đối với rừng trung bình có tổng tiết diện ngang từ 45 - 50m2 là hợp
lý cho rừng 50 tuổi. Trong thực tiễn khai thác kết hợp điều hòa phân bổ tổng tiết diện
ngang để cho cây rừng có khoảng trống thích hợp. Nếu chỉ đơn thuần chặt cây to đi,
rồi chờ thiên nhiên tái sinh rừng thì rõ ràng là không cải thiện được phân bố. Đơn vị
diện tích có nhiều cây lớn, sau khi chặt tổng diện tích ngang tụt xuống đến mức quá
thấp và mức tàn phá quá lớn. Đối với rừng chuẩn có thể chấp nhận mức tăng trưởng 1
năm trên 1 ha là 1m2 tổng tiết diện ngang thân cây. Đó là cơ sở để tính lượng gỗ khai
thác và định chu kỳ quay vòng khai thác. Nếu rừng thành thục thì bắt đầu khai thác có

vốn về tổng tiết diện ngang, giảm 20% về tổng tiết diện ngang và 20% độ tàn che (đối
với rừng có tán cây gọn như rừng thông), số cây chặt trong biên độ đường kính 40 - 60
cm khoảng 40 cây thì thiệt hại sẽ không lớn. Đối với những cây có tán lớn thì không
chặt quá 25 cây/ha thuộc cỡ đường kính 40 cm trở lên.
9


Giả thiết tổng tiết diện ngang tăng 2% vốn còn lại 40 m2, ta tính số năm để số
vốn đó lại đạt 50 m2. Tùy theo kỹ thuật khai thác có hệ số đổ vỡ bé hay lớn mà thời
gian quay lại khai thác từ 12 - 15 năm. Các cấp đường kính kế cận 39 - 50 cm cũng
đảm bảo như lớp cây đã lấy đi. Như vậy trong việc khai thác chặt chọn việc điều tiết
phân bố tổng tiết diện ngang trên mặt đất rừng phải đảm bảo sự tương đối đồng đều
cho tất cả các cấp kính, nhóm cây, nhóm sẽ khai thác, nhóm kế cận nó, nhóm dành cho
các chu kỳ tiếp theo v.v…
- Trần Ngũ Phương (1965): Phương thức kinh doanh rừng, NXB Nông Thôn,
1965 đã sớm nghiên cứu về công tác kinh doanh rừng, xác định rõ phương thức khai
thác chọn không phải chỉ gồm việc chia cây để chặt và chừa lại một số cây gieo giống
mà còn có nội dung khai thác toàn diện phải tiến hành chặt những cây lớn đã thành
thục và ít tuổi hơn, chăm sóc cây con, xúc tiến tái sinh tự nhiên và bổ sung tái sinh tự
nhiên bằng tái sinh nhân tạo khi cần thiết.
- Lê Sáu (1981) bài cây khai thác: Cho rằng từ đặc điểm điều kiện tự nhiên, nhu
cầu kinh tế xã hội, tính chất đặc điểm cấu trúc rừng, yêu cầu phòng hộ bảo vệ môi
trường sinh thái, v.v… thì phương thức khai thác chọn rất phù hợp với đối tượng rừng
gỗ tự nhiên ở nước ta.
- Nguyễn Văn Trương (1983 – 1984) đã công bố nhiều công trình nghiên cứu
cấu trúc rừng phục vụ khai thác lợi dụng rừng, với quan điểm nên kinh doanh rừng tiến
bộ phải xuất phát từ các nghiên cứu cấu trúc rừng, đặc biệt là phân bố số cây trên mặt
đất rừng, trong quá trình khai thác chọn phải điều chỉnh cấu trúc rừng phù hợp với
mục tiêu kinh doanh rừng.
- Phùng Ngọc Lan (1984) đã đề xuất những giải pháp để đảm bảo tái sinh trong

khai thác chọn hiện nay góp phần đẩy mạnh kinh doanh lợi dụng rừng và xây dựng
vốn rừng.
- Để xây dựng mô hình cấu trúc cho loài, kiểu rừng ứng với từng điều kiện hoàn
cảnh, Nguyễn Hồng Quân (1981, 1982, 1985) đã sử dụng hàm Meyer để phân cấp các
lâm phần chặt chọn trên cơ sở thay đổi hệ số góc của phương trình khi điều kiện hoàn
cảnh thay đổi.

10


Tiếp theo sau đó, các luận án Tiến sĩ, Phó tiến sĩ, Thạc sĩ, luận văn tốt nghiệp
chuyên ngành Lâm nghiệp nghiên cứu có liên quan đến khai thác nuôi dưỡng rừng
như:
- Nghiên cứu cấu trúc rừng để phục vụ công tác khai thác nuôi dưỡng rừng ở
cao nguyên Đắc Nông – Đắc Lắc của Lê Minh Trung (1991). Từ nghiên cứu quy luật
cấu trúc rừng của các quần xã thực vật đã đạt kết cấu hợp lý trong tự nhiên, tác giả
dùng các hàm toán học mô phỏng dự kiến cấu trúc mục đích để dẫn dắt rừng nghèo
kiệt và tác động vào rừng non theo chiều hướng đó nhằm duy trì và nâng cao mức sản
xuất của rừng, đề xuất biện pháp khai thác nuôi dưỡng theo nguyên tắc: khai thác theo
quy định về tổng tiết diện ngang, khai thác theo tầng thứ, khai thác theo loài, khai thác
điều chỉnh số cây theo cỡ kính. Vừa đảm bảo tính khoa học, mặt khác vừa đơn giản để
thuận lợi trong việc tổ chức sản xuất mà hiệu quả kinh tế mang lại cơ chế thị trường có
thể chấp nhận được.
- Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng và đề xuất một số chỉ tiêu kinh tế
kỹ thuật khai thác chọn nhằm sử dụng rừng lâu bền ở Kon Hà Nưng – Tây nguyên của
Lê Sáu (1996).
- Bước đầu nghiên cứu cấu trúc rừng IIIA2 làm cơ sở cho việc đề xuất các biện
pháp điều chế rừng tại Lâm trường Bù Đăng – Bình Phước của Nguyễn Thị Kim Anh
(1998). Tác giả vận dụng mẫu rừng chuẩn của Mantel Masson để đề xuất biện pháp
điều chế rừng sau 3 luân kỳ khai thác đạt trạng thái rừng chuẩn.

- Nghiên cứu các biện pháp khai thác chọn rừng Thông 3 lá tại Di Linh – Lâm
Đồng của Nguyễn Văn Thơi (2003). Tác giả so sánh 3 phương thức khai thác thô với
phương thức khai thác chọn và khai thác trắng theo băng, từ đó cho thấy phương thức
khai thác chọn dù sản lượng gỗ lấy ra sau mỗi lần khai thác không lớn so với khai thác
thô, nhưng chu kỳ khai thác lại giảm ½ thời gian, do đó khai thác chọn là phù hợp với
thực trạng rừng Thông ở Di Linh. Còn phương thức chặt trắng theo băng, theo tác giả
đề nghị cần có nghiên cứu thêm.
Các kết quả đã được công bố của các tác giả nghiên cứu có liên quan tới công
tác khai thác nuôi dưỡng rừng sẽ là tài liệu tham khảo quý báu cho tôi học tập và ứng
dụng nghiên cứu đã định để thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.

11


Chương 3
ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG
VÀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3. 1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – DÂN SINH – KINH TẾ XÃ HỘI
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
Xã Lạc Xuân tổng diện tích tự nhiên 10.474ha.
Diện tích đất có rừng 6.252 ha.
- Bắc giáp : Thị trấn DRan.
- Nam giáp : Thị trấn Thạnh Mỹ
- Đông giáp : Tỉnh Ninh Thuận.
- Tây giáp : Xã Pro.
3.1.2. Dân sinh
Tổng nhân khẩu trong xã tính đến tháng 6 năm 2008 là 9.561 người. Mật độ dân
số (156 người/ km2). Trong đó người đồng bào Dân tộc thiểu số chiếm 80%, sống chủ
yếu bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi và canh tác nương rẫy, còn lại là người kinh.
3.1.3 Kinh tế xã hội

Trong những năm gần đây được sự quan tâm của đảng và nhà nước đã có nhiều
chính sách ưu đãi cho đồng bào dân tộc thiểu số nên cuộc sống của người dân ngày
càng ổn định. Tỷ lệ hộ đói nghèo trong xã giảm đáng kể (dưới 10% hộ đói nghèo)
Khai thác chọn là một trong những giải pháp kỹ thuật lâm sinh tác động vào
rừng một cách khoa học và thích hợp, nhằm mục đích cải tạo và xây dựng vốn rừng
phát triển bền vững theo một cấu trúc có định hướng, với chu kỳ sản xuất kinh doanh
khép kín cung cấp được sản lượng gỗ cho nền kinh tế quốc dân.
- Căn cứ Quyết Định số 40/QĐ-BNN ngày 07/7/2005 của Bộ Trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn V/v ban hành quy chế khai thác gỗ và lâm sản khác.

12


- Căn cứ Quyết định 450/QĐ–UBND ngày 19/02/2008 của UBND tỉnh Lâm
Đồng “V/v Phê duyệt kết quả rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng tỉnh Lâm Đồng giai
đoạn 2006 – 2020”
- Căn cứ vào Phương án điều chế rừng đơn giản của Công ty Lâm nghiệp Đơn
Dương giai đoạn 2006 - 2010.
- Căn cứ vào văn bản số 8282/UBND ngày 23/11/2007 của UBND tỉnh Lâm
Đồng “V/v Giao kế hoạch thiết kế khai thác gỗ rừng tự nhiên trong năm 2008 cho các
Công ty Lâm nghiệp, Ban Quản lý rừng”.
Được sự đồng ý của Công ty lâm nghiệp Đơn Dương, chúng tôi tiến hành khảo
sát hiện trường khai thác thuộc Tiểu khu 322 để đưa vào khai thác gỗ rừng tự nhiên
năm 2008 theo chỉ tiêu khai thác gỗ hàng năm của đơn vị được giao, tiến hành thiết kế
và thiết lập hồ sơ khai thác gỗ.
3.2 TÌNH HÌNH CƠ BẢN
3.2.1 Vị trí địa lý
Khu vực thiết kế khai thác gỗ rừng tự nhiên năm 2008 của Công ty lâm nghiệp
Đơn Dương thuộc một phần Tiểu khu 322 theo hệ thống giải thửa tiểu khu tỉnh Lâm
Đồng.

* Tiểu khu 322 có 1 khoảnh, 4lô:
+ Khoảnh 4 có 4 lô: ( j, k, l, m ).
- Tứ cận tiếp giáp như sau:
- Bắc giáp phần diện tích còn lại của khoảnh 4 Tiểu khu 322
- Nam giáp phần diện tích của Tiểu khu 327
- Đông giáp phần diện tích còn lại của khoảnh 4 Tiểu khu 322
- Tây giáp phần diện tích còn lại của khoảnh 4 Tiểu khu 322.
3.2.2 Địa hình – Đất đai – Thổ nhưỡng
a- Địa hình:
Khu vực thiết kế nằm trên vùng núi cao đến trung bình, địa hình bị chia cắt
mạnh thành nhiều khe và suối. Phần lớn các lô thiết kế nằm trên các dãi dông trãi dài
theo hướng Tây-Bắc và Tây-Nam. Có độ cao tuyệt đối so với mặt nước biển 1153 m,
độ dốc từ 200 – 250.

13


b- Đất đai – Thổ nhưỡng:
Thuộc nhóm đất Feralit phát triển trên đá Granit có màu nâu vàng và vàng đỏ,
thành phần cơ giới thịt nhẹ đến trung bình, độ dày tầng đất A-B > 1m, tỷ lệ đá lẫn, đá
lộ đầu ít nên thuận lợi cho việc mở đường vận xuất, vận chuyển.
3.2.3 Khí hậu – Thủy văn
a- Khí hậu:
Toàn bộ khu vực Công ty lâm nghiệp Đơn Dương nói chung và khu thiết kế nói
riêng đều nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, được chia thành 2 mùa rõ rệt.
- Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, là mùa rất thuận lợi để khai thác,
vận chuyển gỗ ra khỏi rừng. Tuy nhiên mùa này dễ xảy ra cháy rừng do cành nhánh
khi khai thác để lại. Do đó cần phải tập trung khai thác và vận chuyển hết gỗ ra khỏi
rừng, đồng thời tiến hành vệ sinh rừng sau khai thác.
- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, là mùa sinh trưởng phát triển của cây rừng.

Cần tác động các biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm phục hồi rừng sau khai thác.
b- Thủy văn:
- Trong khu vực thiết kế các lô khai thác được phân bố trên các đỉnh dông. Vì
vậy không có các khe và suối lớn đi qua nên thuận lợi cho việc khai thác, vận xuất,
vận chuyển.
3.2.4 Tình hình giao thông
- Khu vực thiết kế khai thác gỗ rừng tự nhiên năm 2008 Công ty lâm nghiệp
Đơn Dương có tổng chiều dài đường vận chuyển là 11,7 km. Trong đó đường vận
chuyển đã có từ bãi giao gỗ (phân trường KaĐô) vào gần đến đầu lô l và m, khoảnh 4,
Tiểu khu 322 là 7,2 km. Vì tuyến đường này qua nhiều năm không sử dụng nên đến
nay đường đã xuống cấp cần phải rà sữa lại. Đồng thời cần phải mở mới 160 m từ
đường vận chuyển đã có vào đến bãi I của lô l.
3.2.5 Tình hình tài nguyên rừng
- Qua kết quả điều tra rừng đưa vào khai thác gỗ năm 2008 Công ty lâm nghiệp
Đơn Dương rừng gỗ lá rộng thường xanh có trạng thái rừng giàu (IIIA3). Rừng ở đây
chưa qua khai thác có sự phân tầng rõ ràng, có đường kính D1,3 > 20 cm. Độ tàn che từ
0,6 – 0,8, có một số cây gỗ lớn đã thành thục về sinh lý và công nghệ. Mật độ cây
trong lâm phần phân bố không đều nên tầng tán không liên tục có thể thành cụm hoặc
14


phân bố rải rác. Tổ thành loài chủ yếu là các loài cây Giổi, Dẻ, Chò, Bạch tùng, Vạng,
trám, Mò cua…
- Tầng cây bụi và hạ mộc thảm tươi: Thường mọc rải rác, gồm một số loài như:
Mật cật, Chặt chiều, Trung quân, cỏ Lá tre, Ràng ràng…
- Tình hình tái sinh dưới tán rừng đối với rừng lá rộng thường xanh ( IIIA3): Mật
độ cây tái sinh từ 1000 – 1500 cây/ha, ở cấp chiều cao < 2m. Cây tái sinh có triển vọng
tham gia vào tầng ưu thế của rừng chiếm tỉ lệ tương đối cao như : Giổi, Dẻ, Bạch tùng,
Trâm, Chò…
- Thông qua kết quả tình toán từ các ô tiêu chuẩn được thiết lập trên lô, các chỉ

tiêu bình quân của trạng thái rừng đưa vào thiết kế khai thác như sau:
Biểu 3.1 : Tổng hợp các chỉ tiêu bình quân
TK

KH



STK
(ha)

Trạng
Thái

Dbq
(cm)

Hbq
(m)

G/ ha
(m2)

N/ha
(cây)

M/ha
(M3)

322


8

j

4,1

IIIA3

23

17,5

24,4599

610

192

k

3,2

IIIA3

25

18

25,5825


540

207

l

5,1

IIIA3

24,5

18

25,4794

560

206

m

1,9

IIIA3

24

17,5


25,6726

588

202

8

14,3

Tổng

8

3.3 ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Căn cứ vào phương án điều chế rừng đơn giản của Công ty Lâm nghiệp Đơn
Dương giai đoạn 2006 - 2010 thì khu vực thiết kế khai thác gỗ rừng tự nhiên năm 2008
nằm trong phương án điều chế rừng.
- Căn cứ Quyết định 450/QĐ-UBND ngày 19/02/2008 của UBND tỉnh Lâm
Đồng “V/v Phê duyệt kết quả rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng tỉnh Lâm Đồng giai
đoạn 2006 – 2020” thì khu vực thiết kế khai thác gỗ rừng tự nhiên năm 2008 của
Công ty lâm nghiệp Đơn Dương thuộc đất quy hoạch cho lâm nghiệp có đối tượng là
rừng tự nhiên sản xuất.
Đối tượng nghiên cứu đề tài là quần thụ kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm
nhiệt đới đã chịu tác động khai thác chọn thô quá mức của con người. Những loài cây
gỗ quý đã bị khai thác hết nhưng đã có thời gian phục hồi tốt, quần thụ đạt các trạng
thái rừng IIIA3. Cấu trúc rừng tương đối ổn định, trữ lượng rừng khá cao. Đặc trưng
15



của kiểu rừng này đã hình thành tầng giữa vươn lên chiếm ưu thế sinh thái với đại bộ
phận cây mục đích có đường kính cây mục đích từ 20 - 35 cm. Rừng có 2 tầng tán trở
lên, tầng trên không liên tục, được hình thành từ những cây tầng dưới trước đây, rãi rác
trong lâm phần còn lại những cây to khỏe có đường kính lớn, có chiều cao vượt tán do
tầng rừng cũ để lại, khả năng cung cấp gỗ khá lớn.
+ Thiết kế các công trình sản xuất :
Các đặc điểm về các công trình phục vụ sản xuất :
Bãi I : Là nơi chứa gỗ trong lô khai thác chờ nghiệm thu, vận chuyển, nên bãi I
phải đặt nơi khô ráo, tương đối bằng phẳng, dễ thoát nước.
Do gỗ được thường xuyên vận chuyển ra bãi giao nên diện tích bãi I được tính
bằng 1/3 khối lượng gỗ trên lô.
Tổng số bãi I : 04 bãi.
Tổng diện tích 750 m2 với 3,7 công và 2 ca máy phục vụ tác nghiệp này.
Bãi giao: Được bố trí đặt ở Phân trường KaĐô. Có tổng cự ly vận chuyển từ bãi
I ra đến bãi giao gỗ là: 11,7 km.
Đường vận xuất:
Căn cứ vào địa hình, độ dốc và tính năng máy móc thiết bị khai thác mà ta dự
kiến mở đường vận xuất. Đường được mở theo hình xương cá hoặc song song với
đường đồng mức thuận lợi cho việc vận xuất gỗ trong lô. Với tổng chiều dài đường
vận xuất dự kiến phải mở là: 3.700 m. với 37 công và 18,5 ca máy phục vụ tác nghiệp
này.
Đường vận chuyển:
Khu vực thiết kế khai thác gỗ rừng tự nhiên năm 2008 của Công ty Lâm nghiệp
Đơn Dương có tổng chiều dài đường vận chuyển là: 11,7 km, dự kiến 88,2 công, 44,4
ca máy. Trong đó:
- Đường vận chuyển cần rà sửa lại là: 7,2 km, dự kiến 43,2 công, 21,8 ca máy.
- Đường vận chuyển cần mở mới là: 4,5 km, dự kiến 45 công, 22,5 ca máy.
Làm cầu:
- Trên tuyến đường vận chuyển đã có từ bãi giao gỗ (phân trường KaĐô) vào

đến hiện trường khai thác cần làm lại 1 cầu có chiều rộng cầu là 3,5m, chiều dài cầu là

16


×