Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

ĐỊNH LƯỢNG KHẢ NĂNG HẤP THỤ CARBON CỦA RỪNG THÔNG HAI LÁ (Pinus merkusii Jungh. et de Vriese) TRỒNG TẠI LÂM TRƯỜNG BỐ TRẠCH TỈNH QUẢNG BÌNH Họ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (773.15 KB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỊNH LƯỢNG KHẢ NĂNG HẤP THỤ CARBON CỦA RỪNG
THÔNG HAI LÁ (Pinus merkusii Jungh. et de Vriese)
TRỒNG TẠI LÂM TRƯỜNG BỐ TRẠCH
TỈNH QUẢNG BÌNH

Họ và tên sinh viên : PHAN THỊ PHƯƠNG THẢO
Ngành
: LÂM NGHIỆP
Chuyên ngành
: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG
Niên khóa
: 2005-2009

Tháng 07/2009


ĐỊNH LƯỢNG KHẢ NĂNG HẤP THỤ CARBON CỦA RỪNG THÔNG
HAI LÁ (Pinus merkusii Jungh. et de Vriese) TRỒNG
TẠI LÂM TRƯỜNG BỐ TRẠCH
TỈNH QUẢNG BÌNH

PHAN THỊ PHƯƠNG THẢO

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành Lâm nghiệp


Giáo viên hướng dẫn:
TS. Giang Văn Thắng

Tháng 07/ 2009
i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và hoàn thành khóa luận này, tôi đã nhận được sự quan
tâm, giúp đỡ tận tình của các Thầy, Cô giáo trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ
Chí Minh, Thầy, Cô giáo trong khoa Lâm nghiệp và Thầy, Cô giáo thuộc bộ môn
Quản lý tài nguyên rừng, Ban giám đốc Lâm trường Bố Trạch. Tôi xin chân thành gửi
lời cảm ơn đến:

- TS. Giang Văn Thắng đã định hướng, tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình thực hiện đề tài.

- Thầy Nguyễn Minh Cảnh, giáo viên chủ nhiệm lớp QR 31 đã tạo điều kiện giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.

- Quý Thầy, Cô giáo trong khoa Lâm nghiệp và các Thầy, Cô giáo thuộc Bộ môn
Quản lý tài nguyên rừng đã truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt những năm học vừa
qua.

- Cảm ơn anh Nguyễn Ngọc Nam, công tác tại Công ty Lâm công nghiệp Long
Đại, chú Nguyễn Mạnh Hùng, Giám đốc Lâm trường cùng các cô, chú đang công tác
tại đây, đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thu thập số liệu ngoài
hiện trường.

- Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến những người thân trong gia đình, bạn

bè, tập thể lớp QR31 đã động viên, hỗ trợ tôi trong quá trình học tập và thực hiện khóa
luận.
Xin chân thành cảm ơn

Tp.Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2009
Sinh viên thực hiện

Phan Thị Phương Thảo
ii


TÓM TẮT
Đề tài “Nghiên cứu khả năng hấp thụ carbon của rừng thông hai lá (Pinus
merkusii Jungh. et de Vriese) trồng tại Lâm trường Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình” được
thực hiện từ tháng 02 đến tháng 07 năm 2009. Số liệu được thu thập trên 9 ô tiêu
chuẩn của rừng trồng thông hai lá ở các tuổi 10, 14 và 20.
Dựa trên phương pháp điều tra mẫu kết hợp với xử lý số liệu trên phần mềm
Excel để nghiên cứu sinh trưởng, sinh khối, năng suất và tính tổng lượng hấp thụ CO2
của rừng trồng thông hai lá ở các tuổi đến tuổi rừng lớn nhất.
Kết quả nghiên cứu thu được cụ thể như sau:
• Phân bố số cây (N) theo một số chỉ tiêu sinh trưởng (D1,3, Hvn)

- Phân bố số cây theo đường kính (N/ D1,3): Đường biểu diễn phân bố cây theo
đường kính của rừng có dạng một đỉnh lệch trái ở rừng nhỏ tuổi và lệch phải với rừng
lớn tuổi. Độ lệch tiêu chuẩn dao động trong khoảng 2,5 - 3,4cm. Hệ số biến động dao
động trong khoảng 11,4 - 27,4 %.

- Phân bố số cây theo chiều cao (N/Hvn): Đường biểu diễn phân bố số cây theo
chiều cao có dạng một đỉnh lệch trái đối với rừng trồng năm 1995, lệch phải đối với
rừng trồng năm 1999, có dạng cân xứng ở rừng trồng năm 1989. Độ lệch tiêu chuẩn

dao động trong khoảng 1,34 - 1,68m. Hệ số biến động về chiều cao của rừng nhỏ tuổi
cao hơn rừng lớn tuổi dao động trong khoảng 12 - 19,2 %.
• Quy luật sinh trưởng của rừng trồng thông hai lá tại Quảng Bình

- Quy luật sinh trưởng về đường kính (D1,3/A): dạng phương trình biểu diễn
tốt nhất cho mối tương quan giữa đường kính với tuổi là hàm Schumacher :
− 7 ,11

A 0,4

D 1 , 3 = 191 , 02 e

- Quy luật sinh trưởng về chiều cao (Hvn/A): dạng phương trình biểu diễn cho
mối tương quan giữa chiều cao với tuổi là dạng hàm Schumacher :
− 6 , 57

H

vn

= 111 , 05 e

A 0 ,4

- Thể tích thân cây bình quân: thể tích thân cây loài thông hai lá phát triển
chậm trong 10 năm đầu, sau đó tăng mạnh cho đến tuổi lớn nhất có được (20 tuổi)
iii


• Sinh khối thân cây cá thể


- Phương trình biểu diễn mối tương quan giữa sinh khối tươi của thân cây cá
−20 , 68

thể với tuổi: H vn = 187776 ,5e

A 0,4

- Phương trình biểu diễn mối tương quan giữa sinh khối khô của thân cây cá
thể với tuổi: Wthk = 101980e

−20, 46

A 0, 4

- Phương trình biểu diễn cho mối tương quan giữa sinh khối tươi và khô thân
cây cá thể: Wthk

0,99
= 0,62Wtht

của loài thông hai lá trồng tại Lâm trường Bố Trạch.

- Phương trình biểu diễn cho mối tương quan giữa sinh khối tươi thân cây với
đường kính W thk =

2 , 90
0 , 04 W tht

của loài thông hai lá trồng tại Lâm trường Bố Trạch.


- Phương trình biểu diễn cho mối tương quan giữa sinh khối tươi thân cây với
chiều cao W tht = 0 ,067 H 3vn,16 của loài thông hai lá trồng tại Lâm trường Bố Trạch.

- Phương trình biểu diễn cho mối tương quan giữa sinh khối khô thân cây với
2 ,87
đường kính W thk = 0,028 D 1, 3 của loài thông hai lá trồng tại Lâm trường Bố Trạch.

- Phương trình biểu diễn cho mối tương quan giữa sinh khối khô thân cây với
chiều cao Wthk = 2,76H 0vn,32 của loài thông hai lá trồng tại Lâm trường Bố Trạch.
• Hấp thụ CO2 của rừng trồng thông hai lá

- Lượng CO2 hấp thụ dao động trong khoảng 4,02 tấn/ha đến 390,18 tấn/ha.
Lượng CO2 hấp thụ tính trung bình cho rừng trồng thông hai lá ở khu vực nghiên cứu
là 158,1 tấn/ha, với trữ lượng là 117,9 tấn/ha.

iv


MỤC LỤC

Trang
Trang tựa

i

Lời cảm ơn

ii


Tóm tắt

iii

Mục lục

v

Danh sách các chữ viết tắt

vii

Danh sách các bảng

ix

Danh sách các hình

x

Chương 1. MỞ ĐẦU

1

1.1 Đặt vấn đề

1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu


3

1.3 Phạm vi nghiên cứu

3

Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

5

2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới.

5

2.1.1 Những nghiên cứu về sinh trưởng

5

2.1.2 Những nghiên cứu về sinh khối

7

2.1.3 Nghiên cứu về khả năng hấp thụ carbon

8

2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
2.2.1 Những nghiên cứu về sinh trưởng

9

9

2.2.2 Nghiên cứu về sinh khối

10

2.2.2 Nghiên cứu về khả năng hấp thụ carbon

12

2.2.3 Nhận xét chung về các kết quả nghiên cứu

18

Chương 3. ĐIỀU KIỆN KHU VỰC - ĐỐI TƯỢNG- NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
19

PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Điều kiện khu vực nghiên cứu

19
v


3.1.1 Điều kiện tự nhiên

19

3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội


22

3.2 Sơ lược về đối tượng nghiên cứu

24

3.2.1 Đặc điểm sinh thái

24

3.2.2 Giá trị kinh tế

25

3.2.3 Kỹ thuật trồng

26

3.3 Nội dung nghiên cứu

27

3.4 Phương pháp nghiên cứu

27

3.4.1 Ngoại nghiệp

27


3.4.2 Nội nghiệp

29

Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

34

4.1 Đặc điểm phân bố số cây (N) theo chỉ tiêu sinh trưởng

34

4.1.1 Đặc điểm phân bố số cây theo cỡ kính

34

4.1.2 Đặc điểm phân bố số cây theo cấp chiều cao

36

4.2 Quy luật sinh trưởng của rừng thông hai lá tại Quảng Bình

38

4.2.1 Quy luật sinh trưởng về đường kính

39

4.2.2 Quy luật sinh trưởng về chiều cao


40

4.2.3 Sự phát triển thể tích theo tuổi

41

4.3 Sinh khối

43

4.3.1 Tương quan giữa sinh khối tươi thân cây cá thể với tuổi

43

4.3.2 Tương quan giữa sinh khối khô thân cây với tuổi

45

4.3.3 Tương quan giữa sinh khối tươi và khô thân cây cá thể

46

4.3.4 Tương quan giữa sinh khối tươi thân cây với đường kính

47

4.3.5 Tương quan giữa sinh khối tươi thân cây với chiều cao

47


4.3.6 Tương quan giữa sinh khối khô thân cây với đường kính

47

4.3.7 Tương quan giữa sinh khối khô thân cây với chiều cao

48

Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

50

5.1 Kết luận

50

5.2 Tồn tại

52

5.3 Kiến nghị

52

TÀI LIỆU THAM KHẢO

53
vi



DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
a1, a2, a3

: Các tham số của phương trình

C

: Carbon- các bon

Cth

: lượng carbon hấp thụ của thân cây cá thể

CO2

: Carbon Dioxide- Cácbonic

CMD

:Clean Development Mechanism- Cơ chế phát triển sạch

D1,3

: đường kính thân cây tại tầm cao 1,3 cm

D_lt

: đường kính 1,3 tính theo lí thuyết

D_tn


: đường kính 1,3 thực nghiệm

GPS

: Global Position System – Hệ thống định vị toàn cầu

H

: chiều cao của cây, m

Hvn

: chiều cao vút ngọn

H_lt

: chiều cao tính theo lí thuyết

H_tn

: chiều cao thực nghiệm

IPCC

: Intergovemental Panel on Climate Change- Ban liên chính phủ về biến đổi

khí hậu
Log


: logarit thập phân (cơ số 10)

Ln

: logarit tự nhiên (cơ số e)

LULUCF : Land use, land use change and forestry- Sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất
lâm nghiệp
M

: Mass- Trữ lượng

N

: Number- Số cây

NIRI

: Nissho Iwai Research Institute- Viện nghiên cứu Nissho Iwai Nhật Bản

P

: mức ý nghĩa (xác suất)

5.1

: Số hiệu của bảng hay hình theo chương

UNFCCC : United Nations Frame Convention on Climate Change- Công ước khung
của liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu

vii


r

: Hệ số tương quan

R

: Biên độ biến động

R2

: Hệ số xác định mức tương quan

S

: Độ lệch tiêu chuẩn

S2

: Phương sai mẫu

Sk

: Hệ số biểu thị cho độ lệch của phân bố

Sy-x

: Sai số của phương trình hồi quy


V

: thể tích cây

Wtht

: Sinh khối thân cây tươi

Wthk

: Sinh khối thân cây khô

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Hệ số quy đổi tính CO2 hấp thụ dựa vào trữ lượng của một số loài cây 16
Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất đai của Lâm trường

21

Bảng 4.1: Các thông số thống kê về phân bố số cây theo chỉ tiêu đường kính ở các
giai đoạn tuổi của rừng trồng thông hai lá

35

Bảng 4.2: Các thông số thống kê về phân bố số cây theo chỉ tiêu chiều cao ở các giai
37


đoạn tuổi của rừng trồng thông hai lá
Bảng 4.3: Kết quả tính thể tích cây cá thể của loài thông hai lá ở Lâm trường Bố

42

Trạch
Bảng 4.4 : Bảng tính hấp thụ CO2 của rừng trồng thông hai lá ở một số giai đoạn

48

khác nhau

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.2: Cây tiêu chuẩn được chặt hạ để tiến hành giải tích thân cây

29

Hình 4.1: Phân bố số cây theo đường kính ở các giai đoạn tuổi của rừng trồng thông
35

hai lá
Hình 4.2: Phân bố số cây theo cấp chiều cao (N/Hvn) ở các giai đoạn tuổi của rừng

37


trồng thông hai lá
Hình 4.3: Quy luật sinh trưởng về đường kính của rừng trồng thông hai lá ở Lâm
trường Bố Trach (D1,3/A)

39

Hình 4.4: Quy luật sinh trưởng chiều cao (Hvn/A) của rừng trồng thông hai lá ở Lâm
41

trường Bố Trạch
Hình 4.5: Sự phát triển thể tích theo tuổi của loài thông hai lá ở Lâm trường
Bố Trạch

42

Hình 4.6: Tương quan giữa sinh khối tươi thân cây với tuổi

44

Hình 4.7: Tương quan giữa sinh khối khô thân cây với tuổi

45

Hình 4.8: Tương quan giữa sinh khối khô và tươi thân cây

46

x



Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, nhân loại đã và đang trải qua các biến đổi bất thường
của khí hậu thời tiết. Nhiệt độ trên bề mặt trái đất đang tăng lên một cách nhanh chóng
và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của con người như hiện tượng bão lụt,
hạn hán xảy ra bất thường, băng tan ở hai cực làm mực nước đại dương dâng lên, làm
tràn ngập một số vùng ven biển… Các báo cáo của IPCC và nhiều trung tâm nghiên
cứu có uy tín hàng đầu trên thế giới công bố trong thời gian gần đây đã cung cấp cho
chúng ta nhiều thông tin và dự báo quan trọng. Theo đó, nhiệt độ trung bình trên bề
mặt địa cầu ấm lên gần 1°C trong vòng 80 năm (từ 1920 đến 2005) và tăng rất nhanh
trong khoảng 25 năm nay (từ 1980 đến 2005).
Để làm giảm bớt hậu quả của vấn đề trên, tại Hội nghị thượng đỉnh về môi
trường và phát triển tổ chức tại Brazil năm 1992, 155 quốc gia đã ký kết Công ước
khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC). Việt Nam là quốc gia đã
phê chuẩn Công ước này vào ngày 16/11/1994, Nghị định thư Kyoto vào ngày
25/09/2002, và được đánh giá là một trong những nước tích cực tham gia vào nghị
định thư Kyoto sớm nhất.
Nghị định thư Kyoto cho phép các nước phát triển đạt được chỉ tiêu phát thải
thông qua 3 “cơ chế linh hoạt”, (i) buôn bán lượng chỉ tiêu phát thải (buôn bán lượng
chỉ tiêu phát thải giữa các nước phát triển với nhau); (ii) cùng tham gia thực hiện
(chuyển nhượng các chỉ tiêu phát thải giữa các nước phát triển) và (iii) cơ chế phát
triển sạch CDM. Đây là một cơ chế duy nhất trong ba “cơ chế linh hoạt” có liên quan
tới các nước đang phát triển. Cơ chế CDM cho phép các nước phát triển đạt được một
phần mục tiêu giảm phát thải bắt buộc của họ thông qua các dự án trồng rừng tại các
nước đang phát triển, mà sẽ làm giảm lượng phát thải hoặc hấp thụ khí CO2 từ khí
quyển.
1



Rừng đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế cũng như bảo vệ môi
trường sinh thái như cung cấp gỗ, củi, nhựa, tinh dầu… và trong quá trình quang hợp,
cây chuyển đổi năng lượng bức xạ từ mặt trời thành năng lượng dưới dạng glucose
(C6H12O6) đồng thời nhả khí oxy (O2) cho các sinh vật trên trái đất, còn carbon trong
glucose được sử dụng để tạo cellullose của thành tế bào ở các phần gỗ của cây và được
hấp thụ cho đến khi cây chết và mục thối.[6H2O + 6CO2 + năng lượng mặt trời =
C6H12O6 + 6O2] nên có khả năng làm giảm bớt nồng độ các chất khí gây hiệu ứng nhà
kính, đặc biệt là khí CO2.
Nhưng, diện tích rừng tự nhiên ở nước ta ngày càng giảm sút nghiêm trọng.
Trước đây, diện tích rừng che phủ chiếm tới 43% tổng diện tích tự nhiên của cả nước,
do ảnh hưởng của chiến tranh cùng với sức ép phát triển kinh tế, dân số tăng khiến cho
nạn khai thác, chặt phá rừng diễn ra nghiêm trọng trong những thập kỷ ở nửa cuối thế
kỷ XX. Diện tích rừng bị giảm xuống chỉ còn <30% diện tích che phủ vào cuối những
năm 80, đầu những năm 90 của thế kỷ trước (Phan Minh Sang, Lưu Cảnh Trung,
2006). Chính phủ Việt Nam cùng với sự giúp đỡ của cộng đồng Quốc tế đã tiến hành
nhiều chương trình, dự án trồng, phục hồi, bảo tồn rừng như chương trình 327, chương
trình 661, chương trình 5 triệu ha rừng với nhiều loài cây được chọn tùy thuộc vào
mục đích sử dụng khác nhau như thông ba lá, thông hai lá, keo lá tràm, keo lai. Trong
đó, thông hai lá đã được coi là loại cây trồng rừng chính ưu tiên cho phát triển ở các
tỉnh của khu vực Bắc Trung Bộ với diện tích vào khoảng 90,863 ha, chiếm tới 39,7%
diện tích và trữ lượng khoảng 46,1% trữ lượng rừng thông trồng của cả nước (Theo số
liệu kiểm kê rừng Việt Nam năm 1999).
Thông hai lá vừa cung cấp sản phẩm gỗ, vừa sản phẩm nhựa. Phytoxit của thông
hai lá tiêu diệt được một số loại vi trùng, làm trong sạch môi trường. Bởi vậy, rừng
trồng thông hai lá vừa đem lại lợi ích kinh tế vừa tạo ra cảnh quan và môi trường trong
sạch. Nhưng, đặc tính quý báu nhất của loài thông hai lá là chúng không những có khả
năng chịu đựng mà còn cải tạo được những loại đất đai, đồi núi đã bị mất rừng và thoái
hóa từ lâu. Đó là loài cây có thể trồng lại thành rừng tốt ở vùng đồi núi trọc, có chế độ
khí hậu bất thường, với tính chất đất đai nghèo nàn, cằn cỗi.

Quảng Bình là một tỉnh có điều kiện khí hậu khắc nghiệt và đất đai khô cằn, có
85% diện tích đất đồi núi nên cây thông hai lá là loài cây được lựa chọn, trồng với diện
2


tích lớn trên địa bàn của Tỉnh nói chung và Lâm trường Bố Trạch nói riêng. Tuy
nhiên, vì nhiều lý do khách quan và chủ quan khác nhau nên rừng trồng thông hai lá
tại đây chưa được đầu tư nghiên cứu nhiều, đặc biệt là khả năng sản xuất gỗ, cũng như
ý nghĩa và giá trị phòng hộ môi trường của rừng nơi đây. Do vậy, việc nghiên cứu sinh
trưởng và sinh khối của rừng thông hai lá trồng tại Lâm trường Bố Trạch là một vấn đề
mang tính cấp thiết nhằm định lượng khả năng hấp thụ carbon trong quá trình sinh
trưởng của rừng, từ đó góp phần vào việc định lượng giá trị phòng hộ môi trường của
rừng, tạo cơ sở cho việc chi trả dịch vụ môi trường và khuyến khích người dân tham
gia trồng rừng và kinh doanh rừng đạt hiệu quả cao hơn.
Xuất phát từ những vấn đề mang tính thực tiễn đó, được sự đồng ý của bộ môn
Quản lý tài nguyên rừng, khoa Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông lâm Thành Phố Hồ
Chí Minh, dưới sự hướng dẫn của Thầy TS. Giang Văn Thắng, chúng tôi tiến hành
thực hiện đề tài “Định lượng khả năng hấp thụ carbon của rừng thông hai lá(Pinus
merkusii Jungh. et de Vriese) trồng tại Lâm trường Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
-

Xác định quy luật sinh trưởng của rừng thông hai lá trồng tại Lâm trường Bố

Trạch qua các mối quan hệ giữa các chỉ tiêu sinh trưởng (D1.3, Hvn, V) với tuổi.
-

Xác định sinh khối tươi và khô ở bộ phận thân của cây cá thể của rừng thông

hai lá trồng tại khu vực nghiên cứu.

-

Tính khả năng hấp thụ carbon của rừng thông hai lá trồng tại khu vực nghiên

cứu.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
Đối tượng và địa điểm nghiên cứu: rừng thông hai lá ở các tuổi 10, 14, 20 được
trồng tại khoảnh 12, tiểu khu 227, Lâm trường Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Giới hạn nghiên cứu: Do giới hạn của một khóa luận tốt nghiệp, nên đề tài chỉ có
thể tập trung nghiên cứu các chỉ tiêu sinh trưởng là đường kính (D1,3), chiều cao (Hvn),
thể tích (V), sinh khối thân cây, xem xét chúng trong mối quan hệ chặt chẽ với tuổi, kế
thừa số liệu nghiên cứu của Ngô Đình Quế về hệ số quy đổi carbon hấp thụ để từ đó
tính lượng hấp thụ CO2 cho rừng thông hai lá trồng tại Lâm trường Bố Trạch ở thời
điểm nghiên cứu.

3


Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã cố gắng trong việc nghiên cứu, điều tra,
khảo sát, tham khảo cũng như kế thừa các tài liệu có liên quan nhưng trong quá trình
thực hiện không thể tránh được những thiếu sót, vì vậy rất mong nhận được những ý
kiến đóng góp của quý Thầy, Cô giáo và các bạn bè cùng chuyên môn để đề tài này
được hoàn chỉnh hơn. Và nếu điều kiện cho phép, sau này tôi sẽ nâng cấp đề tài này
thành một đề tài nghiên cứu sâu rộng hơn.

4


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới.
2.1.1 Những nghiên cứu về sinh trưởng
Theo Bertalanfly (1951), sinh trưởng là sự lớn lên của cơ thể thông qua quá trình
đồng hóa của môi trường dưới ảnh hưởng của các quy luật vận động nội tại cũng như
mối quan hệ giữa các nhân tố nội tại, ngoại cảnh trong suốt thời gian tồn tại của chúng.
Nghiên cứu sinh trưởng của cây rừng là cơ sở để đánh giá sức sản xuất của lập địa,
điều kiện tự nhiên cũng như hiệu quả của các biện pháp tác động đã áp dụng. (Trích
dẫn từ Trương Văn Vinh, 2006)
Trong thế kỷ vừa qua trên thế giới và Việt Nam có rất nhiều những công trình
nghiên cứu của các nhà khoa học lâm nghiệp hàng đầu được công bố như: Baur,
Richards, Pressler, Smalian, Huber, Schumacher, Meyer, Đồng Sỹ Hiền, Thái Văn
Trừng. Các công trình của các tác giả trên là lý thuyết thâm sâu, những định hướng
quan trọng trong nghiên cứu khoa học, quản lý, kinh doanh lâm nghiệp. Các tác giả
đều đã có những cách giải quyết vấn đề khác nhau nhưng chung quy là tìm hiểu về cấu
trúc rừng, quy luật sinh trưởng, mối quan hệ sinh trưởng và sản lượng của cây rừng
với không gian dinh dưỡng, đặc tính di truyền để mô phỏng những quy luật đó bằng
các mô hình toán học. (Giang Văn Thắng, 2003).
Theo Giang Văn Thắng (2006), các hàm toán học được ứng dụng nhiều để nghiên
cứu sinh trưởng bắt đầu từ hàm Gompertz (1825), sau đó một số hàm sinh trưởng khác
ra đời như Bachmann, Korsun (1935), Mitsterlich, Thomasius, Schumacher (1983),
Korf (1973)... để nghiên cứu các loài cây rừng nói chung. Mô hình toán học biểu diễn
các hàm đó là:
Hàm Gompertz: y = me − e

A
a0 a
1

Hàm Backmann: log(y) = a 0 + a1 log(A) + a 2 log2 (A)
5



Hàm Korsun: y = a 0 e (a1 ln A −a 2 ln 2 A)
Hàm Mitsterlich: y = a 0 (1 − e (−a1A)a 2 )
Hàm Thomasius: y = a 0 (1 − e −a1A (1−e
Hàm Schumacher: y

−a 2A )

)

b
= a 0 .e x k

Trong đó:
Y là đại lượng sinh trưởng như chiều cao, đường kính...
m là giá trị cực đại có được của Y
a0, a1, a2 là các tham số của phương trình
A là tuổi cây rừng hay lâm phần
e là số mũ tự nhiên Neper (e = 2,71828)
k là hệ số biểu thị loài (k= 0,2 – 2,0)
Trong nghiên cứu về sinh trưởng, việc nghiên cứu những thay đổi tương ứng của
mật độ cây rừng cũng được chú trọng, vì nó là nhân tố quan trọng tạo nên trữ lượng
rừng. Từ đó, Thomasius (1972) đã đề xướng học thuyết về không gian sinh trưởng tối
ưu cho mỗi loài cây rừng thông qua phương trình: K = log( N). log(D).e c.A
Trong đó

K: không gian sinh trưởng tối ưu
N: mật độ cây rừng (cây/ha) ở tuổi A
D: kích thước lâm phần ở tuổi A

c: tham số phương trình

( Dẫn theo Giang Văn Thắng, 2006)
Bên cạnh đó, một số công trình nghiên cứu sinh trưởng của loài thông cũng được
thực hiện ở nhiều quốc gia khác nhau như:
Shelbourne (1963) nghiên cứu sinh trưởng thông ba lá cho biết “Tỷ lệ tăng
trưởng, các đặc điểm phân cành và hình thân của năm xuất xứ thông ba lá trong điều
kiện rừng trồng ở Bắc Rhodesia”. Công trình đưa ra kết luận thông ba lá tỉa cành tự
nhiên kém và hình thân phụ thuộc vào mật độ. (dẫn theo Lê Hồng Phúc, 1996)
Viện di truyền và chọn giống cây rừng Liên Xô (cũ) đã tìm hiểu mối quan hệ của
các chỉ tiêu chiều cao và hình chiếu tán lá của cây với chỉ tiêu lượng nhựa của chúng,
họ đã kết luận giữa chúng hầu như không có sự tương quan (Neniukhin, 1982) (dẫn
theo kết quả nghiên cứu chọn giống cây rừng, tập I, 1995)
6


Năm 1992, Li Yiqing đã nghiên cứu dự đoán động thái cấu trúc đường kính của
Pinus yunnanensis trên những ô mẫu định vị cho biết: theo điều kiện sinh trưởng các
cây cá thể được chia ra 4 thời kì như tăng trưởng đường kính 2cm/năm, tăng trưởng
đường kính 1cm/năm, đình trệ sinh trưởng và chết. Hai chỉ số độ lệch đường kính bình
quân và mật độ đã được sử dụng để mô hình hóa phân bố đường kính và đưa ra mô
hình mô phỏng theo phân bố đường kính của loài.(dẫn theo Lê Hồng Phúc, 1996)
Các công trình nghiên cứu về sinh trưởng của cây rừng được thực hiện nhiều ở
trên thế giới, nhưng những nghiên cứu về thông hai lá thì còn rất ít. Nhưng, các kết
quả của công trình nghiên cứu trên là nền tảng cho các công trình nghiên cứu sẽ được
thực hiện sau này.
2.1.2 Những nghiên cứu về sinh khối
Trong những năm gần đây, sinh khối của cây rừng được nhiều nhà khoa học trên
thế giới quan tâm nghiên cứu như:
Lieth, H. (1964) đã thể hiện năng suất trên toàn thế giới bằng bản đồ năng suất,

đồng thời với sự ra đời của chương trình sinh học quốc tế “IBP” (1964) và chương
trình sinh quyển con người “MAB”(1971) đã tác động mạnh mẽ tới việc nghiên cứu
sinh khối. Những nghiên cứu trong giai đoạn này thường tập trung vào các đối tượng
đồng cỏ, savan, rừng rụng lá, rừng mưa thường xanh. Theo Art và Marks (1971), một
héc ta rừng rụng lá ôn đới trưởng thành có sinh khối khoảng 422 tấn, rừng nhiệt đới là
415 tấn, rừng ôn đới thường xanh là 575 tấn, tổng sinh khối của rừng lá kim thuộc
vùng ôn đới lạnh của Nhật Bản là 600 tấn/ha. (Trích dẫn từ Nguyễn Văn Thêm, 2001).
Năm 1982, Canell, M.G.R đã công bố công trình “sinh khối và năng suất sơ cấp
rừng thế giới” trong đó tập hợp 600 công trình đã được xuất bản về sinh khối khô thân,
cành, lá và một số thành phần, sản phẩm sơ cấp của hơn 1200 lâm phần thuộc 46 nước
trên thế giới. Trong đó 16 nước có tài liệu sinh khối thông (Pinus). Tất cả các loài
thông ở 16 nước này chủ yếu là các loài thông ở vùng ôn đới. (Trích dẫn từ Lê Hồng
Phúc, 1996)
Năm 1990, Đỗ Đình Sâm nghiên cứu sinh khối lượng rơi ở rừng thông Việt Nam
công bố bằng tiếng Nga ở Leningrat, kết quả nghiên cứu các lâm phần thông ba lá tự
nhiên 30-40 tuổi, đã chỉ ra rằng sự phân hủy lượng rơi lá cung cấp cho đất Ca, K, P,
Mg có quan hệ tới sự tích lũy Si, Al, Fe trong đất.(Dẫn theo Lê Hồng Phúc, 2006)
7


Mặc dù, những nghiên cứu về sinh khối của cây rừng được bắt đầu muộn, nhưng
đã và đang được nghiên cứu ở rất nhiều nước trên thế giới, đặc biệt nó đóng vai trò to
lớn trong nghiên cứu ý nghĩa của cây rừng trong việc làm giảm các chất khí gây hiệu
ứng nhà kính (CO2).
2.1.3 Nghiên cứu về khả năng hấp thụ carbon
Rừng đóng một vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, bởi qua quá
trình quang hợp chúng có khả năng hấp thụ carbon và tích lũy trong sinh khối. Hiện
nay, những nghiên cứu về khả năng hấp thụ các bon của cây rừng đang được các nhà
khoa học trên thế giới thực hiện nhiều trong những năm gần đây để góp phần làm giảm
bớt hậu quả của hiện tượng biến đổi khí hậu.

K.G. MacDicken (1997) đã có công trình “Hướng dẫn theo dõi sự tích lũy các
bon ở các dự án trồng rừng và hệ thống nông lâm kết hợp”. Hướng dẫn này mô tả một
hệ thống những phương pháp với mức chi phí thấp để theo dõi sự tích lũy các bon với
ba kiểu sử dụng đất: rừng trồng, rừng tự nhiên, hệ thống nông lâm kết hợp. Hệ thống
đánh giá sự thay đổi các bon trong bốn bể chứa chính, đó là: sinh khối trên mặt đất,
sinh khối dưới mặt đất, đất và lớp vật rụng. (Trích dẫn từ Nguyễn Thị Hà, 2007)
Theo Kimmins (1998) nguồn carbon có thể được tích lũy một phần ở dạng cây
chết đứng và những đoạn gỗ khô, bán phân hủy trên sàn rừng và vật rụng. Trong các
loại rừng có một khối lượng rất lớn gỗ và các loại vật rụng khác. Ở rừng lá kim, khối
lượng gỗ mục và các loại vật rụng khác tương ứng là 1- 490 tấn/ ha và 0- 157 tấn/ ha.
Ở rừng khô rụng lá là 0- 38 tấn/ha và 0- 12 tấn/ ha. (Trích dẫn từ nguyễn Văn Thêm,
2001)
Theo Mc Kenzie (2001), carbon trong hệ sinh thái rừng thường tập trung ở bốn
bộ phận chính: thảm thực vật còn sống trên mặt đất, vật rơi rụng, rễ cây và đất rừng.
Việc xác định lượng carbon trong rừng thường được thực hiện thông qua xác định sinh
khối rừng. (Dẫn theo Nguyễn Văn Thêm, 2001)
Subarudi và ctv (2004) đã phân tích chi phí cho việc thiết kế và triển khai dự án
CDM tại tỉnh Cianjur, miền Tây Java, Indonesia với diện tích là 17,5 ha (đất của các
hộ nông dân). Đây là một trong những dự án CDM đã được thiết lập trong một số tỉnh
ở Indonesia và được cấp vốn bởi tổ chức JIFPRO của Nhật Bản. Kết quả cho thấy trữ
lượng các bon hấp thụ từ 19,5 – 25,5 tấn C/ha, chi phí để tạo ra một tấn các bon là 35,6
8


– 45,9 USD. Một tấn C tương đương với 3,67 tấn CO2, vì thế giá bán một tấn CO2 là từ
9,5 – 12,5 USD. Nghiên cứu này cũng đã đưa ra được những bài học và khuyến cáo
cho việc thực hiện những dự án tiếp theo.(Dẫn theo Nguyễn Thị Hà, 2007)
OO và ctv (2005) đã nghiên cứu sinh khối để đánh giá lượng các bon tích lũy
trong sinh khối của rừng trồng 2 loài cây bạch đàn và keo (Eucalyptus camaldulensis
và Acacia catechu), quần thể cây bụi và thảm cỏ ở một vùng có khí hậu khô hạn, thành

phố Nyaung U town, Myanmar. Kết quả cho thấy, khả năng tích lũy các bon trong sinh
khối của rừng, cây bụi và thảm cỏ ở vùng khô hạn thấp hơn nhiều so với những vùng
có khí hậu mát hơn. Poonsri Wanthongchai và Somsak Piriyayota (2006) đã nghiên
cứu vai trò của rừng ngập mặn trong hấp thụ các bon ở tỉnh Trat, Thái Lan với phương
pháp phân tích hàm lượng các bon chứa trong sinh khối khô của cây. Kết quả cho thấy
lượng các bon trung bình chứa trong ba loài nghiên cứu (Rhizophora mucronata, R.
apiculata, R. cylindrica) chiếm 47,77 % trọng lượng khô và ở rừng nhiều tuổi thì hấp
thu lượng các bon nhiều hơn rừng ít tuổi. Lượng các bon cao nhất là loài R. apiculata
11 tuổi với 74,75 tấn/ha, Rhizophora mucronata với 65,50 tấn/ha trong khi cũng tuổi
đó R. cylindrica chỉ có 1,47 tấn/ha bởi vì hai loài trên sinh trưởng tốt hơn.(Trích dẫn từ
Nguyễn Thị Hà, 2007)
Qua những nghiên cứu trên cho thấy, lượng các bon mà rừng hấp thụ thường tập
trung chủ yếu ở các bộ phận chính như thảm thực vật còn sống trên mặt đất, rễ cây,
lượng vật rụng và lượng các bon ở rừng lớn tuổi hấp thụ nhiều hơn rừng nhỏ tuổi.
2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
2.2.1 Những nghiên cứu về sinh trưởng
Từ những năm 1960 trở lại đây, ở Việt Nam đã xuất hiện nhiều công trình nghiên
cứu về đặc điểm sinh trưởng, tăng trưởng của cây rừng. Các tác giả chủ yếu sử dụng
phương pháp lập ô tiêu chuẩn để đo đếm định kỳ nhằm xác định tăng trưởng lâm phần
và thông qua cây giải tích để biết được khả năng sinh trưởng, tăng trưởng của cây rừng
tại thời điểm nghiên cứu và sử dụng các phương trình toán học để mô tả cho sinh
trưởng của cây rừng.. Một số công trình tiêu biểu được sau:
Trịnh Khắc Mười và Đào Công Khanh (1981- 1985) khi “ Nghiên cứu quy luật
tăng trưởng làm cơ sở cho việc tỉa thưa rừng thông nhựa ở vùng Thanh Nghệ Tĩnh và

9


Đông Bắc” đã chọn dạng phương trình y = a 0 + a 1.A + a 2 .A 2 để mô tả mối quan hệ
giữa chỉ tiêu sinh trưởng đường kính và chiều cao với tuổi.

Trong đó: A là tuổi của rừng
y là chỉ tiêu sinh trưởng chiều cao hoặc đường kính
a0, a1, a2 là các tham số phương trình
(trích dẫn từ Khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam, 1995)
Giai đoạn 1984-1989: Nguyễn Ngọc Lung nghiên cứu tăng trưởng và sản lượng
rừng trồng Thông ba lá dựa trên tài liệu thu thập từ 142 ô định vị và bán định vị, 350 ô
tiêu chuẩn tạm thời, 420 cây tiêu chuẩn theo cỡ kính, giải tích 242 cây ngả, đo 548 bộ
tán lá về diện tích và đường kính hình chiếu tán, đo đếm sinh khối thân, cành, lá, rễ
của 60 cây, sử dụng tài liệu 572 ô tiêu chuẩn, 4 ô tiêu chuẩn chặt trắng100x100m. (dẫn
theo Trần Văn Hùng, 2006)
Năm 1996, Lê Hồng Phúc đã có công trình “Đánh giá sinh trưởng tăng trưởng,
sinh khối và năng suất rừng trồng thông ba lá (Pinus keysia) vùng Đà Lạt, Lâm
Đồng”.Tác giả đã chọn hàm Schumacher để mô tả mối liên hệ giữa chỉ tiêu sinh
trưởng đường kính và chiều cao với tuổi ở hai cấp đất khác nhau.
Bùi Việt Hải (1998), cũng đã chọn hàm Schumacher để xây dựng mô hình sinh
trưởng cho các nhân tố đường kính D1.3, chiều cao Hvn, đường kính tán của cây keo lá
tràm làm cơ sở khoa học cho kỹ thuật tỉa thưa. Tác giả đã nhận định rằng, các hàm
sinh trưởng là các đường cong tăng và tăng nhanh ngay từ những năm đầu, mang đặc
tính chung của loài cây ưa sáng.
Nghiên cứu về sinh trưởng của cây rừng là một vấn đề quan trọng trong điều tra
rừng, là cơ sở để xác định lượng tăng trưởng, và xây dựng các biểu thể tích nhằm phục
vụ cho kinh doanh và quản lý lâm nghiệp đạt hiệu quả cao, do vậy các nghiên cứu về
sinh trưởng của cây rừng đã và đang được thực hiện rất nhiều ở Việt Nam.
2.2.2 Nghiên cứu về sinh khối
Nhìn chung, sinh khối là một lượng vật chất quan trọng, được cây rừng tích lũy
lâu dài trong quá trình sống, chúng có mối liên hệ mật thiết với các nhân tố sinh
trưởng D1.3, Hvn, V. Vì vậy, những nghiên cứu về sinh khối có vai trò quan trọng trong
ngành lâm nghiệp, thông qua đó có thể biết được tầm quan trọng của cây rừng trong
việc bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển kinh tế.
10



Năm 1996, Lê Hồng Phúc đã có công trình “Đánh giá sinh trưởng tăng trưởng,
sinh khối và năng suất rừng trồng thông ba lá (Pinus keysia) vùng Đà Lạt, Lâm Đồng”.
Tác giả đã kết luận rằng mật độ rừng trồng ảnh hưởng lớn tới sinh trưởng, tăng trưởng,
sinh khối và năng suất của rừng.
Viên Ngọc Nam (1998) đã nghiên cứu sinh khối và năng suất sơ cấp rừng đước
(Rhizophora apiculata) trồng ở Cần Giờ. Kết quả là sinh khối rừng đước tăng từ 5,93 –
12,44 tấn/ha/năm, trong đó sinh khối thấp nhất ở tuổi 4 và cao nhất ở tuổi 12; lượng
tăng đường kính 0,46 – 0,81 cm/năm, trữ lượng thảm mục tích lũy trên sàn rừng 3,4 12,46 tấn/ha.( Trích dẫn từ Nguyễn Thị Hà, 2007)
Viên Ngọc Nam (2003) với “Nghiên cứu sinh khối và năng suất sơ cấp quần thể
mấm trắng (Avicennia alba BL.) tự nhiên tại Cần Giờ, Tp. Hồ Chí Minh” đã tìm ra
được tổng sinh khối, lượng tăng trưởng sinh khối, năng suất vật rụng cũng như năng
suất thuần của quần thể. Tác giả đã mô tả mối tương quan giữa sinh khối các bộ phận
cây mấm với đường kính bằng dạng phương trình logW = a + blog D1,3 và cũng đã lập
được bảng tra sinh khối cây cá thể của loài này. (Trích dẫn từ Nguyễn Thị Hà, 2007)
Vũ Văn Thông (1998) đã nghiên cứu cơ sở xác định sinh khối cây cá lẻ và lâm
phần keo lá tràm tại tỉnh Thái Nguyên. Tác giả cũng đã thiết lập được một số mô hình
dự đoán sinh khối cây cá lẻ bằng phương pháp sử dụng cây mẫu. Theo nghiên cứu
dạng hàm W = a + bD1,3 và lnW = a + blnD1,3 mô tả tốt mối quan hệ giữa sinh khối các
bộ phận với chỉ tiêu sinh trưởng đường kính. Tuy nhiên, đề tài này cũng mới dừng lại
ở việc nghiên cứu sinh khối các bộ phận trên mặt đất, chưa tiến hành nghiên cứu sinh
khối rễ và lượng vật rơi.
Phạm Tuấn Anh (2007) khi nghiên cứu đề tài “Dự báo năng lực hấp thụ CO2 của
rừng tự nhiên lá rộng thường xanh tại huyện Tuy Đức, Tỉnh Dak Nông”chọn dạng hàm
Meyer: y= a.xb để mô phỏng cho quan hệ trọng lượng khô và tươi của thân cây.
Đặng Thịnh Triều (2008), nghiên cứu sinh khối cây cá thể thông nhựa và mối
quan hệ giữa sinh khối với các nhân tố điều tra. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sinh
khối cây cá thể thông nhựa tập trung chủ yếu ở phần thân (52,2%), tiếp đó là sinh khối
cành (18,4%), sinh khối vỏ (10,4%), sinh khối rễ (9,6%) và sinh khối lá (9,4%). Đã

xây dựng được mối quan hệ giữa sinh khối tươi, khô cây cá thể thông nhựa với các
nhân tố điều tra D1,3, Hvn, A. mối quan hệ giữa sinh khối tươi và sinh khối khô, sinh
11


khối trên mặt đất và dưới mặt đất. Các mối quan hệ này được mô phỏng bởi các dạng
hàm Meyer: y= a.xb và hàm Schumacher: y= exp(a-b/x) với hệ số tương quan cao, sai
tiêu chuẩn thấp, dễ áp dụng.
Hiện nay, việc nghiên cứu sinh khối rừng đang được thực hiện nhiều ở trong
nước, các công trình đó đã góp một phần vào việc định lượng được giá trị bảo vệ môi
trường của rừng, giúp nâng cao chất lượng trồng và bảo vệ rừng của người dân.
2.2.2 Nghiên cứu về khả năng hấp thụ carbon
2.2.2.1 Một số phương pháp đánh giá carbon
Các phương pháp xác định sinh khối và hấp thụ các bon trên mặt đất được trình
bày ở dưới đây là theo Brown, 1997; McKenzie và ctv, 2000; Snowdon và ctv, 2000;
Snowdon và ctv, 2002 (Trích dẫn Phan Minh Sáng, Lưu Cảnh Trung, 2006).
(1) Phương pháp dựa trên mật độ sinh khối của rừng
Theo phương pháp này, tổng lượng sinh khối trên bề mặt đất có thể được tính
bằng cách nhân diện tích của một lâm phần với mật độ sinh khối tương ứng (thông
thường là trọng lượng của sinh khối trên mặt đất/ha). Các bon thường được tính từ
sinh khối bằng cách nhân hệ số chuyển đổi là cố định 0,5. Vì vậy việc chọn hệ số
chuyển đổi có vai trò rất quan trọng cho tính chính xác phương pháp này.
(2) Phương pháp dựa trên điều tra rừng thông thường
Để điều tra sinh khối và hấp thụ các bon của rừng, phương pháp đo đếm trực tiếp
truyền thống trên một số lượng ô tiêu chuẩn đủ lớn của các đối tượng rừng khác nhau
cho kết quả đáng tin cậy. Tuy nhiên, phương pháp này khá tốn kém. Ngoài ra, khi tiến
hành điều tra, các cây không có giá trị thương mại hoặc cây nhỏ thường không được
đo đếm.
(3) Phương pháp dựa trên điều tra thể tích cây
Phương pháp dựa trên điều tra thể tích là sử dụng hệ số chuyển đổi để tính tổng

sinh khối trên mặt đất từ sinh khối thân cây. Đặc điểm cơ bản của phương pháp này
bao gồm ba bước:
a. Tính thể tích gỗ thân cây từ số liệu điều tra
b. Chuyển đổi từ thể tích gỗ thân cây thành sinh khối và các bon của cây bằng cách
nhân với tỷ trọng gỗ và hàm lượng các bon trong gỗ
c. Tính tổng sinh khối trên mặt đất bằng cách nhân với hệ số chuyển đổi sinh khối ( tỷ
lệ giữa tổng sinh khối/ sinh khối thân)
12


Phương pháp sử dụng hệ số chuyển đổi sinh khối – carbon đã được sử dụng để
tính sinh khối và carbon cho nhiều loại rừng trên thế giới trong đó có rừng tự nhiên
nhiệt đới.
(4) Phương pháp dựa trên các nhân tố điều tra lâm phần
Các nhân tố điều tra lâm phần như sinh khối, tổng tiết diện ngang, mật độ, tuổi,
chiều cao tầng trội, và thậm chí các các yếu tố khí hậu và đất đai có mối liên hệ với
nhau và được mô phỏng bằng các phương trình quan hệ. Các phương trình này được
sử dụng để xác định sinh khối và hấp thụ các bon cho lâm phần.
Hạn chế chính của phương pháp này là yêu cầu phải thu thập một số lượng nhất
định số liệu các nhân tố điều tra của lâm phần để có thể xây dựng được phương trình.
(5) Phương pháp dựa trên số liệu cây cá lẻ
Hầu hết các nghiên cứu từ trước cho đến nay về sinh khối và hấp thụ các bon là
dựa trên kết quả nghiên cứu của cây cá lẻ, trong đó có hàm lượng các bon trong các bộ
phận của cây. Theo phương pháp này, sinh khối cây cá lẻ được xác định từ mối quan
hệ của nó với các nhân tố điều tra khác của cây cá lẻ như chiều cao, đường kính ngang
ngực, tiết diện ngang, thể tích hoặc tổ hợp của các nhân tố này của cây.
Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về sinh khối được thực hiện theo phương
pháp này, vì thế kết hợp được những thông tin có sẵn này để xây dựng các mối quan
hệ tổng thể cho lâm phần từ đó xác định khả năng hấp thụ các bon của rừng là rất quan
trọng.

(6) Phương pháp dựa trên vật liệu khai thác
Lượng các bon mất đi từ rừng từ khai thác kinh tế được tính bằng công thức:
C=HED
Trong đó H là thể tích gỗ tròn khai thác được; D là tỷ trọng gỗ (wood density) và
E là hệ số chuyển đổi từ tổng sinh khối khai thác từ rừng. Từ đó tính được sinh khối,
lượng các bon và động thái của quá trình này, đặc biệt sau khai thác.
Phương pháp này thường được sử dụng để ước lượng lượng các bon bị mất do khai
thác gỗ thương mại. Vì thế nó giúp cho việc tính tổng lượng các bon của rừng và động
thái của biến đổi các bon trong rừng.
(7) Phương pháp dựa trên mô hình sinh trưởng

13


Mô hình sinh trưởng được thiết kếtừ những biểu đồ đơn giản nhất cho đến sự hỗ
trợ của phần mềm máy tính đã và đang là những công cụ quan trọng trong quản lý
rừng. Trong đó, bằng mô hình sinh trưởng, sinh khối và khả năng hấp thụ carbon có
thể xác định được. Trên thế giới đã có rất nhiều tác giả đã cố gắng phân loại mô hình
theo các nhóm khác nhau với những tiêu chuẩn khác nhau. Có thể phân loại mô hình
thành các dạng chính sau đây:
a. Mô hình thực nghiệm/thống kê (empirical model) dựa trên những số liệu đo
đếm về sinh trưởng của rừng và các điều kiện tự nhiên vào thời điểm đo đếm mà
không xét đến các quá trình sinh lý học.
b. Mô hình động thái (process model)2/mô hình sinh lý học mô tả đầy đủ các cơ
chế hóa sinh, lý sinh trong hệ sinh thái và sinh vật.
c. Mô hình hỗn hợp (hybrid/mixed model), kết hợp phương pháp xây dựng hai
loại mô hình trên đây để xây dựng mô hình hỗn hợp
Cho đến nay trên thế giới đã có rất nhiều mô hình động thái hay mô hình hỗn hợp
được xây dựng để mô phỏng quá trình phát triển của một hệ sinh thái rừng như
BIOMASS, ProMod, 3 PG, Gen WTO, CO2Fix...

(8) Phương pháp dựa trên công nghệ viễn thám và hệ thống thông tin địa lý
Phương pháp này sử dụng các công nghệ viễn thám và hệ thống thông tin địa lý
(GIS) với các công cụ như ảnh hàng không, ảnh vệ tinh, laze, rada, hệ thống định vị
toàn cầu (GPS)… để đo đếm lượng các bon trong hệ sinh thái và biến đổi của chúng.
Nó thường được áp dụng cho các điều tra ở phạm vi quốc gia hoặc vùng và cũng rất
phù hợp cho việc kiểm tra, giám sát của các dự án sử dụng đất, chuyển đổi sử dụng đất
và lâm nghiệp (LULUCF). Tuy nhiên, với qui mô dự án, đặc biệt là dự án CDM qui
mô nhỏ - thường có ở các nước đang phát triển, diện tích đất của các chủ rừng không
lớn, phương pháp này không thích hợp lắm vì sai số lớn và không dễ thực hiện do đòi
hỏi các nguồn lực đầu vào như thiết bị xử lý, nhân lực trình độ cao...
Tóm lại, do giới hạn và phạm vi của khóa luận chúng tôi theo hướng xác định
lượng carbon tích tụ trong thân cây gỗ bằng phương pháp dựa trên điều tra thể tích
cây. Tính thể tích thân cây gỗ từ số liệu điều tra, lấy mẫu từ cây giải tích để cân đo
sinh khối tươi và khô, chuyển thể tích thân cây thành sinh khối, từ đó tính lượng
carbon tích tụ thông qua các hệ số chuyển đổi.
14


×