Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

nghiên cứu khả năng hấp thụ carbon của rừng trồng keo tai tượng ở các tuổi khác nhau tại huyện yên bình – tỉnh yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (806.63 KB, 67 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM






MAI PHƯƠNG BẮC





NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẤP THỤ CARBON CỦA
RỪNG TRỒNG KEO TAI TƯỢNG Ở CÁC TUỔI KHÁC
NHAU TẠI HUYỆN YÊN BÌNH – YÊN BÁI

CHUYÊN NGÀNH LÂM HỌC
MÃ SỐ: 60.62.60

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Trần Thị Thu Hà






THÁI NGUYÊN – 2010

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

LỜI CẢM ƠN

Luận văn này được thực hiện theo chương trình đào tạo Cao học Lâm
nghiệp của Trường Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên (khóa 15, 2007-
2010).
Trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận được sự
quan tâm giúp đỡ của Khoa Sau đại học, Khoa Lâm nghiệp và các thầy cô giáo của
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Trần Thị Thu Hà – Cô giáo, người
hướng dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong quá trình thực
hiện luận văn.
Tác giả xin trân trọng cám ơn Ban giám hiệu nhà trường, Khoa Sau đại học,
Khoa Lâm nghiệp cùng các thầy cô giáo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã
tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn
thành bản luận văn này.
Xin cám ơn Lâm trường Thác Bà (Công ty Lâm nghiệp Thác Bà) – Huyện
Yên Bình, UBND huyện Yên Bình, các xã và một số hộ dân trồng rừng trên địa bàn
nghiên cứu đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong việc thu thập số liệu ngoại nghiệp
để thực hiện luận văn này.

Xin chân thành cảm ơn!


Tác giả





Mai Phƣơng Bắc



1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Môi trường trên hành tinh của chúng ta đã và đang bị hủy hoại một cách
nghiêm trọng, là một trong những nguyên nhân làm nóng lên bầu khí quyển, dẫn
đến biến đổi khí hậu trên toàn cầu, là nguyên nhân làm thay đổi hàng loạt các hệ
sinh thái và quá trình hoạt động của nhiều loài động thực vật đã, đang và sẽ đưa đến
những tác hại không lường đối với cuộc sống của loài người. Cho nên việc bảo vệ
môi trường hiện nay là vấn đề nóng bỏng của tất cả các quốc gia trên thế giới. Nếu
chúng ta cứ tàn phá Trái đất như hiện nay thì đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ của bầu
khí quyển có thể tăng lên thêm 1-5
0
C. Lúc ấy băng ở Bắc Cực và Nam Cực sẽ tan,
mực nước biển sẽ dâng cao lên hằng mét, diện tích của nhiều quốc gia sẽ bị biển
lấn, nhiều hệ sinh thái sẽ bị hủy diệt, đất canh tác sẽ bị thu hẹp, nhiều thành phố ven
biển sẽ không còn trên bản đồ.
Vấn đề biến đổi khí hậu, là vấn đề đang đe dọa nghiêm trọng trực tiếp đến
lợi ích sống còn của con người trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Nguyên
nhân trực tiếp của sự biến đổi khí hậu là do phát thải quá mức khí nhà kính, đặc biệt
là CO
2
. Kể từ cuối thế kỷ 18, mức CO

2
tăng thêm 35,4% chủ yếu do con người đốt
cháy các nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ, khí đốt trong quá trình phát triển
công nghiệp. Tình trạng phá rừng, đốt rẫy, khai thác gỗ vô tổ chức cũng là nguyên
nhân tạo ra hơn 20% phát thải khí nhà kính trên toàn cầu [21].
Lượng thải vào bầu khí quyển của hai loại khí chính Mê-tan và CO
2
gây hiệu
ứng nhà kính đã tăng mạnh trong năm 2007. Trong chỉ số hàng năm về lượng khí
thải gây hiệu nhà kính dựa trên số liệu từ 60 vùng trên toàn thế giới, lượng khí CO
2

thủ phạm chính dẫn đến tình trạng biến đổi khí hậu đã tăng 0,6% tương đương 19 tỷ
tấn. Còn lượng khí mê-tan tăng 0,5%, tương đương 27 triệu tấn. Sự phát thải khí
CO
2
này chủ yếu sản sinh từ hoạt động đốt nhiên liệu hóa thạch đang ngày càng gia
tăng như xăng, dầu diezel, than đá Trong năm 2007, lượng khí CO
2
có trong khí
quyển là gần 390 ppm (đơn vị đo một chất trong mỗi triệu phân tử không khí) tăng
hơn 44% so với mức 270 ppm trước khi diễn ra cuộc Cách mạng Công nghiệp dẫn
đến việc sử dụng rộng rãi nhiên liệu hóa thạch [6]. Khi nhiệt độ tăng lên làm tan


2

băng ở 2 đầu cực không những làm nước biển tăng lên mà còn làm cho khí mê tan ở
trong đó bốc lên khí quyển mà khí mê tan có khả năng gây hiệu ứng nhà kính gấp
25 lần so với khí CO

2
[32].
Một công trình nghiên cứu toàn diện của nhóm các nhà khoa học quốc tế,
đứng đầu là Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (Inter-governmental Panel
on Climate Change – IPCC) và một nhóm các nhà khoa học trong một công trình
nghiên cứu khoa học của mình đã cho rằng sự nóng lên của Trái đất là nguyên nhân
làm thay đổi hàng chục nghìn hệ sinh thái và quá trình hoạt động của nhiều loài
động thực vật. Công trình nghiên cứu này dựa trên số liệu phân tích 30.000 hệ sinh
học và lý học trong khoảng thời gian từ năm 1970 trở lại đây, trong đó có sự vận
động của 829 hiện tượng vật lý và hoạt động của 28.800 loài sinh vật [6].
Chính phủ Anh đã có một báo cáo công bố tháng 05 năm 2008, hiện tượng
nóng lên toàn cầu làm nguy hại đến kinh tế thế giới với quy mô và thiệt hại tương tự
hai cuộc thế chiến và thảm họa là đại suy thoái nếu các nước không có biện pháp
kiềm chế. Nhiệt độ trái đất tăng lên có thể làm tăng số lượng côn trùng và dẫn tới
kết cục thảm khốc đối với loài người, một nghiên cứu mới nhận định. Kèm theo đó
là các đại dương trên toàn thế giới ngày càng bị acid hóa, đe dọa sự ổn định của
chuỗi thức ăn toàn cầu. Các nhà khoa học thuộc trường Đại học California và
Washington (Mỹ) đã đưa ra kết luận rằng hiện tượng tăng nhiệt độ trái đất là mối
đe dọa lớn nhất đối với các loài sinh vật ở vùng nhiệt đới.
Trên thế giới, nhiều hiện tượng dị thường của thời tiết xảy ra thường xuyên
hơn với cường độ ngày càng mạnh hơn. Từ năm 2000 đến 2007 đã có 16 cơn bão
vùng Tây bắc Thái Bình Dương làm thiệt mạng trên 3.800 người và gây thiệt hại
trên 30 tỉ USD (tính theo thời giá 2008) [32]. Chỉ trong năm 2008 chúng ta đã phải
chứng kiến sau siêu bão Nargis gây thảm họa tại Myanmar. Theo thống kê của
chính phủ Myanmar có 38.491 người chết, 27.838 người mất tích; theo Hội Chữ
thập đỏ và trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (IRFRC ) ước tính có từ 68.800 đến 127.000
người thiệt mạng; Liên hiệp quốc cho biết khoảng 2,5 triệu người sống sót cần được
cứu trợ; gần 17.330 km
2
vẫn còn chìm trong nước ) là vòi rồng giết người ở Mỹ, bão

lụt tại Philippines, sóng nhiệt tại Ấn Độ, động đất tại Trung Quốc… [31]. Theo


3

nghiên cứu của các nhà khí tượng Đại học Hồng Kông thì trong 12 năm trở lại đây
hiện tượng La Nina có đến 6 năm bão cao bất thường. Năm 2008 hiện tượng ENSO
quay lại suốt mùa hè 2008, tạo điều kiện tốt cho mưa bão phát triển dị thường.
Ỏ Việt Nam, trong những năm gần đây Việt Nam chúng ta đã gặp rất nhiều
hiện tượng thiên nhiên bất thường: Một trường hợp chưa từng sảy ra là ở Nam Bộ
của Việt Nam chưa từng có bão trong tháng 12 nhưng năm 1997 cơn bão Linda đổ
bộ vào đã làm hàng nghìn người chết. Gần nhất là năm 2008 đã có nhiều cơn bão và
mưa lớn kéo dài ở một số tỉnh miền Bắc như Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang, Thái
Nguyên làm nhiều người chết và thiệt hại lớn về kinh tế. Tháng 11 năm 2008 Hà
Nội chìm trong biển nước còn gọi là “Đại Hồng thủy”, với mức nước mà trên 20
năm nay chưa từng sảy ra [34]. Một trong những nguyên nhân chính là do việc khai
thác rừng vô tổ chức trong nhiều thập niên qua đã dẫn đến phá hủy nhiều hệ sinh
thái rừng tự nhiên, mặc dầu độ che phủ rừng của nước ta đã tăng lên đáng kể trong
vài thập kỷ qua nhưng chất lượng rừng đang giảm sút một cách nghiêm trọng, là
một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thiên tai, hạn hán, lũ quét, lụt lội, ngập
úng, dịch bệnh thường xuyên.
Theo IPCC, Việt Nam sẽ là nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí
hậu. Nếu nhiệt độ tăng trên 2
0
c, khoảng 22 triệu người Việt Nam sẽ mất chỗ ở và
45% đất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Mêkông sẽ biến thành đất không thể canh
tác do mực nước biển dâng cao [6] . Những nghiên cứu trong và ngoài nước đều
khẳng định biến đổi khí hậu đã và đang ảnh hưởng tới vùng biển nước ta. Mực nước
biển dâng làm chế độ cân bằng sinh thái bị tác động mạnh. Kết quả là các quần xã
sinh vật hiện hữu thay đổi cấu trúc, thành phần, trữ lượng bổ sung giảm sút. Cá ở

các rạn san hô bị tiêu diệt rồi sẽ di cư đến các vùng biển khác. Việt Nam là nước
đứng thứ 4 trong 10 nước chịu ảnh hưởng nhiều nhất do mực nước biển dâng lên
[6].
Hiện nay, khoa học đã khẳng định rằng hệ sinh thái trên cạn có vai trò to lớn
trong chu trình các bon của sinh quyển, lượng các bon trao đổi giữa các hệ sinh thái
này với sinh quyển ước tính khoảng 60 tỷ tấn/năm. Rừng nhiệt đới trên toàn thế giới
có diện tích khoảng 17,6 triệu km
2
chứa đựng 428 tỷ tấn Các bon trong sinh khối và


4

trong đất…[4]. Brown và Pearce đã đưa ra số liệu là 1ha rừng nguyên sinh có thể
hấp thụ được 28 tấn Các bon và sẽ giải phóng 200 tấn Các bon nếu bị chyển thành
du canh du cư và sẽ giải phòng nhiều hơn nữa nếu chuyển thành đồng cỏ hay đất
nông nghiệp. Rừng trồng có thể hấp thụ được 115 tấn các bon và sẽ bị giảm 20-30%
nếu chuyển thành đất nông nghiệp. Lượng Các bon lưu giữ trong rừng trên toàn thế
giới là khoảng 800-1.000 tỷ tấn, trong 1 năm rừng hấp thụ 100 tỷ tấn khí CO
2

thải ra khoảng 80 tỷ tấn O
2
[4].
Tuy nhiên hiện nay diện tích rừng trên toàn thế giới đang thu hẹp, khả năng
hấp thu CO2 giảm. Một sáng kiến quốc tế về Nghị định thư Kyoto được 180 quốc
gia ký kết năm 1997, trong đó 38 nước công nghiệp phát triển cam kết trong việc cắt
giảm phát thải khí nhà kính vào năm 2012 xuống mức 5,2%. Với sự ra đời của nghị
định thư Kyoto đã khẳng định vai trò của rừng trong vấn đề giảm phát thải khí nhà
kính và sự nóng lên của toàn cầu. Giá trị hấp thụ CO

2
của các khu rừng tự nhiên
nhiệt đới khoảng 500-2.000 USD/ha, với rừng Amazon ước tính là 1.625
USD/ha/năm, trong đó rừng nguyên sinh là 4.000 USD/ha/năm, rừng thứ sinh là
1.000-3.000 USD/ha/năm, rừng thưa là 600-1.000 USD/năm (Camille Bann và
Bruce Aylwazd 1994) [11].
Ở Việt Nam, việc định giá rừng được đề cập đến trong Luật bảo vệ và phát
triển rừng sửa đổi năm 2004. Ở đây việc quy định giá trị của rừng không đơn thuần
chỉ là các giá trị sử dụng trực tiếp trong các hoạt động sản xuất, tiêu dùng, mua bán
của con người như thức ăn, cây thuốc, nguồn gen… mà giá trị về môi trường của
rừng đã được xem xét và đánh giá như giá trị về bảo tồn đa dạng sinh học, hấp thụ
các bon, phòng hộ đầu nguồn, vẻ đẹp cảnh quan…Thông qua việc mua bán tín chỉ
Các bon sẽ khuyến khích được các chủ rừng trồng rừng hoặc bảo vệ rừng tự nhiên
hiện có.
Vấn đề định lượng khả năng hấp thụ các bon và giá trị thương mại các bon
của rừng đã và đang được quan tâm. Nhưng trên thực tế cả trên thế giới và Việt
Nam những nghiên cứu về vấn đề này còn ít. Trong khi đó mỗi dạng rừng, kiểu
rừng, trạng thái rừng, loài cây ưu thế, tuổi của lâm phần khác nhau thì lượng Các
bon hấp thụ là khác nhau, trong khi đó thì không thể có bất kỳ cơ chế chi trả nào có


5

thể áp dụng được cho mọi trường hợp. Do đó cần phải có những nghiên cứu cho
từng loại hình rừng cụ thể về khả năng hấp thụ các bon để làm cơ sở lượng hoá
những giá trị kinh tế mà rừng mang lại trong điều hoà khí hậu và giảm tác hại của
hiệu ứng nhà kính.
Xuất phát từ yêu cầu đó tôi tiến hành thực hiện đề tài: “ Nghiên cứu khả
năng hấp thụ Carbon của rừng trồng Keo Tai tượng ở các tuổi khác nhau tại
huyện Yên Bình – Tỉnh Yên Bái”.



































6

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ chế phát triển sạch (CDM) và thị trƣờng Carbon
1.1.1. Khái quát về cơ chế phát triển sạch
Quá trình phát triển công nghiệp mạnh mẽ trên thế giới, với những hoạt động
như đốt nhiên liệu hoá thạch, khai thác mỏ, khai phá rừng, chuyển đổi sử dụng đất,
sản xuất lương thực, chăn nuôi, xử lý chất thải đã làm tăng nồng độ các khí nhà
kính trong khí quyển, nhất là khí CO
2
, CH
4
và N
2
O. Điều đó dẫn đến gia tăng hiệu
ứng nhà kính, điều đó làm cho nhiệt độ trái đất tăng nhanh. Người ta gọi đó là hiện
tượng nóng lên toàn cầu, làm biến đổi khí hậu trái đất, tác động lớn đến môi trường
sinh thái, gây nhiều tác hại khôn lường cho con người.
Trước những hiểm hoạ và thách thức lớn đối với toàn nhân loại, Liên Hiệp
Quốc (LHQ) đã tập hợp nhiều nhà khoa học, chuyên gia trên thế giới bàn bạc và đi
đến nhất trí, cần có một Công ước quốc tế về Khí hậu và coi đó là cơ sở pháp lý để
tập trung cộng đồng thế giới đối phó với những diễn biến tích cực của biến đổi khí
hậu. Và Công ước khung của LHQ về Biến đổi Khí hậu đã được chấp nhận vào
ngày 9/5/1992 tại trụ sở của LHQ ở New York (UNFCCC - United Nations
Framwork Convention Climate Change), Đã có 186 nước tham gia ký Công ước
này tại Hội nghị Môi trường và Phát triển ở Rio de Janeiro, Braxin vào tháng

6/1992, trong đó có Chính phủ Việt Nam. Mục tiêu cuối cùng của UNFCCC là ổn
định nồng độ khí nhà kính trong khí quyển ở mức có thể ngăn ngừa được sự can
thiệp nguy hiểm của con người đối với hệ thống khí hậu. Các nước trên thế giới
được UNFCCC phân chia thành 2 nhóm nước:
Nhóm 1: Thuộc Phụ lục 1, gồm các nước phát triển với lượng phát thải khí
nhà kính rất lớn.
Nhóm 2: Không thuộc Phụ lục 1, trong đó có Việt Nam, thuộc các nước đang
phát triển. Tại Kyoto (Nhật Bản) đã diễn ra Hội nghị về môi trường thế giới lần thứ
3 vào tháng 12/1997. Hội nghị này đã thông qua một Nghị định gọi là Nghị định thư
Kyoto. Kyoto đưa ra cam kết đối với các nước phát triển về giảm lượng phát thải
các khí nhà kính phải thấp hơn mức phát thải của năm 1990. Cụ thể là: trong thời kỳ


7

cam kết từ 2003 – 2012, phải giảm trung bình là 5,2% (ước 2.800 – 4.800 triệu tấn
CO
2
tương đương).
Nghị định thư Kyoto đưa ra 3 cơ chế mềm dẻo cho các nước phát triển thực
hiện cam kết, đó là: cơ chế Đồng thực hiện (JI); Cơ chế buôn bán quyền phát thải
(IET); Cơ chế phát triển sạch (CDM).
CDM - cơ chế phát triển sạch, được quy định trong Điều 12 của nghị định
thư Kyoto cho phép chính phủ hoặc tổ chức, cá nhân ở các nước phát triển thực hiện
dự án giảm phát thải khí nhà kính ở các nước đang phát triển để nhận được “chứng
chỉ giảm phát thải”, viết tắt là CERs, đóng góp cho chỉ tiêu cam kết giảm phát thải
của quốc gia đó. Thực chất mục tiêu của CDM là giúp các nước đang phát triển đạt
được sự phát triển bền vững đồng thời góp phần thực hiện mục tiêu ổn định khí nhà
kính và giúp các nước phát triển thực hiện cam kết về hạn chế và giảm phát thải
định lượng khí nhà kính để nhận được chứng chỉ giảm phát thải [19]. Như vậy

CDM và nghị định thư Kyoto đã mang lại nhiều tiềm năng lớn cho các nước đang
phát triển. Việc tham gia vào quá trình CDM sẽ mở ra những cơ hội tốt cho việc
giảm nhẹ vấn đề môi trường cũng như các ngành công nghiệp ở nước tham gia thực
hiện sẽ nhận được những chuyển giao công nghề và như vậy khả năng cạnh tranh
trên thị trường sẽ tốt. Ngoài ra, CDM sẽ tạo ra những lợi ích kinh tế-xã hội như
công ăn việc làm, cải thiện thu nhập và phát triển kinh tế nông thôn.
Tóm lại, CDM hướng tới hai mục tiêu rõ ràng là thúc đẩy phát triển bền
vững ở các nước đang phát triển đồng thời cho phép các nước phát triển thực hiện
mục tiêu giảm mật độ tập trung khí nhà kính trong khí quyển với chi phí thấp nhất.
Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Công ước khung của LHQ về biến đổi
khí hậu vào ngày 14 tháng 11 năm 1994 và nghị định thư Kyoto vào ngày 25 tháng
9 năm 2002; chỉ định Bộ TNMT là cơ quan quốc gia thực hiện Công ước khung của
LHQ và nghị định thư; chỉ định Cơ quan hợp tác quốc tế của Bộ TNMT làm cơ
quan đầu mối quốc gia vào tháng 3 năm 2003; thành lập Ban điều hành và tư vấn
vào tháng 4 năm 2003. Cơ quan đầu mối quốc gia chịu trách nhiệm đánh giá và phê
duyệt các dự án CDM cũng như quản lí và điều phối các hoạt động CDM và đầu tư


8

ở Việt Nam. Trong khi đó, Ban điều hành và tư vấn chịu trách nhiệm phê duyệt các
dự án có sử dụng cơ chế CDM.
Thủ tướng đã ban hành Nghị định 35/2005/CT-TTg (ngày 17 tháng 10 năm
2005) về việc thực hiện nghị định thư Kyoto. Bộ TNMT ban hành Thông tư số
10/2006/TT-BTNMT (ngày 12 tháng 12 năm 2006) để hướng dẫn việc hình thành
và phê duyệt các dự án CDM. Từ ngày 1 tháng 4 năm 2007, có 2 dựa án đã đăng ký
(590 trên thế giới) và 8 dự án đang được xây dựng tại Việt Nam [21].
Việc thực hiện CDM ở Việt Nam thực ra đó là sự thu hút vốn đầu tư từ các
tổ chức phi chính phủ, các nước công nghiệp phát triển và định hướng, chính sách
phát triển lâm nghiệp của chính phủ trong việc bảo vệ, tái tạo rừng , phục hồi đất

lâm nghiệp, thực hiện xã hội hoá lâm nghiệp Nhằm tạo ra một môi trường hấp dẫn
đối với các nước trong việc đầu tư buôn bán phát thải CO
2
. Chính

phủ đã giao cho
Bộ Tài nguyên Môi trường là cơ quan đầu mối quốc gia về các vấn đề liên quan đến
biến đổi khí hậu và CDM. Chúng ta đã tổ chức nhiều dự án liên quan đến CDM như
thực hiện kiểm kê khí nhà kính quốc gia, nghiên cứu chiến lược quốc gia về CDM,
tổ chức các khoá huấn luyện nâng cao năng lực thực hiện dự án CDM và nhận dạng
các công nghệ tiềm năng cho CDM. Một số dự án CDM đã được các bên liên quan
phê chuẩn và đi vào thực hiện
Là một nước đang phát triển, chúng ta chưa phải chịu trách nhiệm cắt giảm
khí thải nhà kính theo Nghị định thư Kyoto. Đây là một điều kiện thuận lợi để
chúng ta nghiên cứu thị trường này trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới
vì qua thị trường này có thể chúng ta sẽ thu được những khoản tiền và tài trợ lớn từ
các nước phát triển khi họ muốn trao đổi thị phần phát thải khí nhà kính với ta. Mặt
khác, nghiên cứu thị trường này cũng giúp chúng ta có thêm hiểu biết về những quy
định chung về việc sử dụng công nghệ sạch và khí thải nhà kính trên thế giới để
tránh cho nước ta trở thành nơi tiếp nhận các công nghệ gây ô nhiễm.
1.1.2. Thị trường Carbon
Tháng 8 năm 2001 thị trường về mua bán chỉ tiêu phát thải khí nhà kính đã
được khai trương ở London. Tại thị trường này trước tiên có 6 loại khí nhà kính sẽ
được giao dịch trong đó quan trọng nhất là khí Cacbon dioxit (CO
2
). Đơn vị đo các


9


loại hàng hoá khí thải nhà kính trên thị trường được tính theo tấn khí CO
2
và khối
lượng quy đổi của các loại khí khác. Hiện tại, khách hàng tham gia thị trường quốc
tế tại London về chỉ tiêu phát thải khí nhà kính gồm 34 tập đoàn và hơn 6000 doanh
nghiệp nhỏ. Trong 34 tập đoàn đó thì BP, Shell, Ford, Roll - Royce, Dalkia và
Dupont được xem là lớn hơn cả. Để tạo nguồn hàng ban đầu, Chính phủ Anh đã
khuyến khích 34 tập đoàn trên cắt giảm lượng khí thải để đổi lấy khoản ưu đãi thuế
215 triệu bảng Anh. Với khoản tiền này, 34 tập đoàn lớn đã thiết lập mức giá khởi
điểm cho một đơn vị khí thải là 53,37 bảng Anh. Ngày 5/2/2010 chính phủ Anh đã
tổ chức bán đấu giá giấy phép carbon lần thứ chín với 4,4 triệu định mức xả thải
châu Âu (EUA) đã được bán ra với mức giá 12,66 euro/tấn [34].
Tại New Zealand tháng 8/2008 Đề án thương mại phát thải đã được luật hóa
và được sửa đổi vào tháng 11/2009.
Tháng 12/2009 Công ty cổ phần Tài chính dầu khí Việt Nam (PVFC) đưa ra
bán đấu giá 350.000 CERS từ dự án thu hồi và sử dụng khí đồng hành mỏ Rạng
Đông là dự án phát triển sạch (dự án CDM 0152) đầu tiên được chứng nhận giảm
phát thải [35].
Tháng 4/2010 Tokyo (Nhật Bản) đã khởi động chương trình buôn bán phát
thải Carbon. Trong chương trình này 1400 tổ chức chuyên sâu về năng lượng và
carbon của thành phố này phải đáp ứng các mục tiêu giảm thải ràng buộc về mặt
pháp lý. Giai đoạn đầu của chương trình này kéo dài tới năm 2014, trong thời gian
đó, các tổ chức tham gia sẽ phải cắt giảm phát thải carbon ở mức 6%. Những tổ
chức nào không thể hoạt động trong hạn mức phát thải cho phép kể từ năm 2011 sẽ
phải mua giấy phép xả thải để bù đắp lượng phát thải vượt quá hoặc đầu tư vào các
chứng chỉ năng lượng tái tạo hay các tín dụng carbon. Những công ty nào không
tuân theo các quy định mới sẽ phải nộp phạt và bị chính phủ lên án, những đơn vị
nào không hoạt động trong hạn mức phát thải sẽ bị ra lệnh cắt giảm phát thải 1,3 lần
so với mức ban đầu trong suốt giai đoạn đầu tiên của chương trình [34].
Theo nguồn tin từ Công ty phân tích thị trường Point Carbon có trụ sở tại Na

Uy cho thấy sự phát triển vượt bậc cả về quy mô và giá trị giao dịch của thị trường
Carbon. Năm 2005 giá trị giao dịch của thị trường tài chính Carbon đạt 10,908 tỷ


10

USD với khối lượng giao dịch khoảng 0,718 tỷ tấn, năm 2006 đạt 31,235 tỷ USD
với khối lượng 1,745 tỷ tấn, đến năm 2007 con số này đã đạt đến mức 64,035 tỷ
USD cho 2,983 tỷ tấn và năm 2008 đã tăng đến mức 126,345 tỷ USD cho mức giao
dịch của 4,811 tỷ tấn. Năm 2009 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính nên
giá trị giao dịch của thị trường Carbon giảm, với khối lượng 8,2 tỷ tấn khí thải CO
2

đã được trảo đổi trên thị trường mua bán hạn ngạch khí thải thế giới với giá trị giao
dịch khoảng 135 tỷ USD [33].
1.2. Một số nghiên cứu, dự án liên quan đến hấp thụ các bon của rừng
1.2.1. Trên thế giới
1.2.1.1. Nghiên cứu sinh khối và năng suất rừng
Sự tăng trưởng sinh khối gắn liền với tích luỹ các bon của cây rừng, để
nghiên cứu trữ lượng các bon của rừng hấp thụ được thì bước đầu tiên là nghiên cứu
sinh khối rừng.
Đầu thế kỷ 19 đã có những nghiên cứu về sinh trưởng và dự đoán sản lượng
rừng, tiêu biểu như Baur, Breymann, Danckemam, Weise Mỗi tác giả đều có cách
tiếp cận và giải quyết vấn đề khác nhau nhưng đều tìm hiểu về những quy luật sinh
trưởng, mối quan hệ giữa sinh trưởng và sản lượng rừng vào không gian dinh
dưỡng, quy luật kết cấu lâm phần, đặc tính di truyền của mỗi loài cây và mô phỏng
bằng mô hình toán học. Từ các công trình đó đã đưa ra kết luận rằng sinh trưởng,
tăng trưởng, sinh khối có quan hệ chặt chẽ với nhau và phụ thuộc vào chiều cao,
đường kính.
Trong lĩnh vực nghiên cứu về sinh khối có thể kể đến một số công trình và

tác giả sau:
- Liebig (1862) đã định lượng về sự tác động của thực vật tới không khí, sau
đó Mitscherlich E.A (1954) đã phát triển luật tối thiểu thành luật "năng suất" [27].
- Lieth, H (1964) đã thể hiện năng suất trên toàn thế giới bằng bản đồ năng
suất [27].
- Duyiho cho biết: Hệ sinh thái rừng nhiệt đới năng suất chất khô thuần từ
10-50 tấn/ha/năm, trung bình là 20 tấn/ha/năm, sinh khối chất khô từ 60-800
tấn/ha/năm, trung bình là 450 tấn/ha/năm [8].


11

- Dajoz (1971) đưa ra năng suất của một số hệ sinh thái rừng như sau:
+ Mía ở Châu Phi: 76 tấn/ha/năm.
+ Rừng nhiệt đới thứ sinh ở Yangambi: 20 tấn/ha/năm.
+ Đồng cỏ tự nhiên ở Fustuca (Đức): 10,5-15,5 tấn/ha/năm.
- Wighman năm 1969 đưa ra công trình "Những đánh giá về sản lượng thông
P.Kêsiya và bạch đàn E.grandis sinh trưởng ở Copperbelt".
- Wood năm 1974 đưa ra đề tài "Ước lượng các loài sinh trưởng nhanh vùng
nhiệt đới".
- Ferreira năm 1973 đưa ra công trình nghiên cứu "Sản lượng gỗ khô của
rừng trồng thông" ở Braxin, tác giả đã dùng 5 phương trình dự đoán với một số loài
thông.
- Pitayer - Petmak (Thái lan - 1976) công bố công trình "Tăng trưởng trọng
lượng gỗ khô của cây sau bón phân".
- Das và Ramakrisham năm 1987 công bố công trình nghiên cứu phân tích
sinh khối năng suất rừng ở Đông bắc Ấn độ.
- M.G.R.Canell (1982) đã cho ra đời cuốn sách 'Sinh khối và năng suất sơ
cấp của rừng thế giới", cho đến nay nó vẫn là tác phẩm quy mô nhất. Tác phẩm đã
tổng hợp 600 công trình nghiên cứu được toám tắt xuất bản về sinh khối khô, thân,

cành, lá và một số thành phần sản phẩm sơ cấp của hơn 1.200 lâm phần thuộc 46
nước trên thế giới [25].
Trong khi nghiên cứu về sinh khối cũng đã có nhiều tác giả quan tâm đến
phương pháp xác định vì nó liên quan đến độ chính xác của kết quả nghiên cứu.
Tùy từng điều kiện mà sử dụng các phương pháp xác định sinh khối khác nhau. Có
thể kể đến một số tác giả sau:
- Newbuold.P.J (1967) đề nghị phương pháp "cây mẫu" để nghiên cứu năng
suất và sinh khối của quần xã từ các ô tiêu chuẩn.
- Burton và Barner (1998) đưa ra phương pháp xác định sinh khối dựa vào
mối liên hệ giữa sinh khối với kích thước của cây hoặc của từng bộ phận cây theo
dạng hàm toán học (thường áp dụng cho việc xác định sinh khối của bộ phận trên
mặt đất).


12

- Catchpole và Wecler (1992) đưa ra một số phương pháp ước tính sinh khối
cho cây bụi và cây tầng dưới như lấy mẫu toàn bộ cây, phương pháp kẻ theo đường,
phương pháp mục trắc và phương pháp lấy mẫu kép sử dụng tương quan.
- Mekenzie (2001) đưa ra phương pháp lấy mẫu rễ để xác định sinh khối [31].
- Aruga và Maidi đã đưa ra phương pháp "cholorophyll" đó là phương pháp xác
định thông qua hàm lượng cholorophyll trên một đơn vị diện tích mặt đất vì hàm lượng
này biểu thị khả năng hấp thụ tia bức xạ hoạt động trong quang phổ mặt trời.
1.2.1.2. Nghiên cứu khả năng hấp thụ CO
2
của rừng
Trên thế giới, 2 nơi có khả năng hấp thụ một khối lượng lớn CO2 phát thải
vào không khí bởi các hoạt động của con người đó là đại dương và thảm thực vật.
Trong đó thảm thực vật đã lưu giữ một lượng CO
2

lớn hơn 1 nửa khối lượng chất
khí phát thải đó và cũng chính từ nguyên liệu các bon này hàng năm thảm thực vật
trên trái đất đã tạo ra được 150 tỷ tấn vật chất khô thực vật.Rừng nhiệt đới toàn cầu
có diện tích khoảng 17,6 triệu km
2
chứa đựng 547 tỷ tấn các bon trong sinh khối và
trong đất.
Năm 1980 Brawn và cộng sự đã sử dụng công nghệ GIS dự tính lượng các bon
trung bình trong rừng nhiệt đới châu Á là 144 tấn/ha trong phần sinh khối và 148 tấn
/ha trong lớp đất mặt với độ sâu 1m, tương đương 42-43 tỷ tấn các bon trong toàn châu
lục. Tuy nhiên lượng các bon có biến động rất lớn giữa các vùng và các kiểu thảm thực
bì khác nhau. Thông thường lượng các bon trong sinh khối biến động từ dưới 50 tấn/ha
đến 360 tấn/ha, phần lớn ở các kiểu rừng là 100-200 tấn/ha [5].
* Một số nghiên cứu về khả năng hấp thụ các bon của các dạng rừng:
- Palm C.A et al, 1986 cho rằng lượng các bon trung bình trong sinh khối
phần trên mặt đất của rừng nhiệt đới Châu Á là 185 tấn/ha và biến động từ 25-300
tấn/ha [26].
- Houghton.R.A (1991) đã nhận định lượng các bon rừng nhiệt đới Châu Á là
40-250 tấn/ha, trong đó 50-120 tấn/ha ở phần thực vật và đất.
- Brawn.S. (1991) Rừng nhiệt đới Đông nam á có lượng sinh khối trên mặt
đất từ 50-430 tấn/ha (tương đương 25-215 tấn C/ha) và trước khi có tác động của


13

con người thì các trị số tương ứng là 350-400 tấn/ha (tương đương 175-200 tấn
C/ha) [26].
- Murdiyarso.D. (1995) cho rằng rừng Indonesia có lượng các bon từ 161-
300 tấn/ha trong phần sinh khối trên mặt đất.
- Lasco.R. (1999) rừng tự nhiên thứ sinh ở Philippine có 86-201 tấn C/ha

trong phần sinh khối trên mặt đất, ở rừng già là 370-520 tấn sinh khối /ha (tương
đương 185-260 tấn C/ha, lượng các bon ước tính 50% sinh khối) [31].
- Noonpragop.K (1999) Rừng Thái lan có lượng các bon trong sinh khối trên
mặt đất là 72-182 tấn/ha.
- Abu Bakar.R (2000) Rừng Malaysia lượng các bon biến động từ 100-160
tấn/ha nếu tính cả sinh khối trong đất là 90 - 780 tấn/ha [26].
- Noordwijk. (2000) tại Tndonesia - Khả năng tích lũy các bon ở rừng thứ
sinh, các hệ thống Nông lâm kết hợp và thâm canh cây lâu năm trung bình là 2,5
tấn/ha/năm và có sự biến động lớn trong các điều kiện khác nhau từ 0,5 tấn đến 12,5
tấn/ha/năm.
- Theo MC Kenzie (2001) Các bon trong hệ sinh thái rừng thường tập trung
ở 4 bộ phận chính: Thảm thực vật còn sống trên mặt đất, vật rơi rụng, rễ cây và đất
rừng. Việc xác định lượng các bon trong rừng thường được thực hiện thông qua xác
định sinh khối rừng [29].
* Kết quả nghiên cứu về sự biến động các bon sau khai thác rừng:
- Brown và Pearce (1994) đã nhận định rằng: Một khu rừng nguyên sinh có thể
hấp thụ được 280 tấn các bon và sẽ giải phóng 200 tấn các bon nếu chuyển thành du
canh du cư và sẽ giải phóng nhiều hơn một chút nếu được chuyển thành đồng cỏ hay
đất nông nghiệp. Rừng trồng có thể hấp thụ khoảng 115 tấn các bon và con số này sẽ
giảm từ 1/3 đến 1/4 khi rừng bị chuyển đổi sang canh tác nông nghiệp [11].
- Lasco (2002) lượng sinh khối và các bon của rừng nhiệt đới Châu Á bị
giảm khoảng 22-67% sau khi khai thác. Tại Philippines ngay sau khi khai thác thì
lượng các bon bị mất là 50% so với rừng thành thục trước khai thác và ở Indonesia
là 38-75% [31].


14

- Theo Putz.F.E và Pinard.M.A (1993) ở Malaisia nếu khai thác chọn lấy đi
8-15 cây/ha (tương đương 80m

3
/ha hay 22 tấn các bon/ha) sẽ làm tổn thương 50%
số cây được giữ lại. Ở Sabah sau khai thác 1 năm lượng sinh khối đã đạt 44-67% so
với trước khai thác (nếu khai thác theo phương thức "Khai thác giảm thiểu tác
động" - Reduced Impact Logging).
- Woodwell đã đưa ra bảng thống kê lượng các bon theo kiểu rừng như sau:

Lƣợng Carbon tích lũy trong các kiểu rừng (Theo Woodwell, Pecan 1973)

Kiểu rừng
Lƣợng các bon (tỷ tấn)
Tỷ lệ (%)
Rừng mưa nhiệt đới
340
62,16
Rừng nhiệt đới gió mùa
12
2,19
Rừng thường xanh ôn đới
80
14,63
Rừng phương bắc
108
19,74
Đất trồng trọt
7
1,28
Tổng các bon ở lục địa
547
100


Số liệu ở bảng trên cho thấy lượng các bon lưu trữ trong kiểu rừng mưa nhiệt
đới là cao nhất, chiếm 62,16% tổng lượng các bon ở lục địa, trong khi đó đất trồng trọt
chỉ chứa 1,28%. Điều đó chứng tỏ việc chuyển đổi đất rừng sang đất nông nghiệp sẽ
làm mất cân bằng sinh thái, gia tăng lượng khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính.
Xét trên phạm vi toàn cầu, số liệu thống kê năm 2003 cho thấy lượng các
bon lưu trữ trong rừng khoảng 800-1.000 tỷ tấn. Trong 1 năm rừng hấp thụ khoảng
100 tỷ tấn khí các bon níc và thải ra khoảng 80 tỷ tấn Oxy [4].
* Về phương pháp xác định Carbon trong sinh khối:
- Carbon được xác định thông qua việc tính toán sự thu nhận và điều hòa
CO
2
và O
2
trong khí quyển của thực vật bằng cách phân tích hàm lượng hóa học của
carbon, hydro, oxy, nitơ và tro trong 1 tấn chất khô.
Ví dụ: Đối với cây Vân sam hàm lượng kg/1 tấn chất khô lần lượt là C =
510,4; H = 61,9; O = 408,0; N = 5,3 và tro = 14,4. Từ những kết quả trên ta tính


15

được lượng CO
2
mà loài cây này hấp thụ và lượng O
2
loài cây này điều hòa trong
khí quyển ứng với 1 tấn chất khô. (Below-1976, dẫn theo Nguyễn Văn Thêm -
2002).
Để tạo được 510,4kg carbon, cây rừng cần phải hấp thụ 1 lượng CO

2
được
xác định theo phương trình hóa học sau:
CO
2
= C + O
2
= 510,4 + (510,4 * 2,67) = 1873,17kg.
Tương tự, trong quá trình hình thành nên 61,9kg Hidro, cây rừng sản xuất 1 lượng
ôxy là:
H
2
O - H
2
+ 1/2 O
2
= 61,9 + (61,9*8) = 557,10kg.
Từ kết quả trên ta tính được: Để tạo ra 1 tấn chất khô cây rừng đã hấp thụ 1873,17
kg CO
2
và thải ra khí quyển (1362,77 + 495,2) - 408,0 = 1449,97 kg O
2
.
Như vậy để tạo thành 1 tấn sinh khối khô tuyệt đối, cây rừng đã sử dụng
khoảng 1873,17kg CO
2
và thải vào khí quyển 1.449,97 kg O
2
.
Vậy dựa vào đường các bon trong sinh khối thực vật, chúng ta xác định được

lượng CO
2
mà cây hấp thụ được trong không khí.
- Xác định trữ lượng cácbon bằng cách sử dụng hệ số mặc định về trữ lượng
Cacbon trong sinh khối khô là 0,5 (IPCC, 2005), và lượng các bon tương đương
theo hệ số quy đổi 1C = 3,67 CO
2

1.2.1.3. Một số hoạt động và dự án liên quan đến CDM
- Mexico: Dự án Scolel Te (the tree that grows) và hệ thống kế hoạch Vivo
(Plan Vivo System). Với sự hỗ trợ của Chương trình nghiên cứu lâm nghiệp Anh
(DFID) thì một dự án thí điểm được thực hiện tại Mexico. Mục tiêu nhằm cung cấp
18.000 tấn CO
2
/năm với giá 2,7USD/tấn CO
2
(10 USD/tấn các bon) cho Liên hiệp
quốc sản xuất động cơ. Một quỹ tín dụng sinh khí hậu được thành lập, mọi tổ chức
hay cá nhân muốn tham gia việc hạn chế phát thải khí nhà kính đều có thể nhận tiền
từ quỹ này để trồng rừng, sản xuất nông lâm kết hợp hay các hoạt động tái tạo trồng
rừng khác của cộng đồng Đã có hơn 400 thành viên thuộc trên 30 cộng đồng dân
cư của 4 nhóm dân tộc thiểu số khác nhau tham gia dự án với nhiều hệ thống nông
lâm kết hợp rất phong phú. Dự án đã làm tăng đáng kể lượng tích lũy các bon, hỗ


16

trợ tăng cường năng lực của cộng đồng, khuyến khích phát triển các hệ thống sản
xuất nông nghiệp bền vững và góp phần bảo tồn đa dạng sinh học [4].
- Ấn Độ: Một tổ chức phi chính phủ có tên là "Phụ nữ và Phát triển bền

vững" (Woman for Sustainable Development) thực hiện dự án sử dụng phương thức
nông lâm kết hợp và năng lượng sinh khối. Các chủ trang trại nhỏ với diện tích từ 2
ha trở lên đã tập hợp lại thành một nhóm và ký hợp đồng bán các bon cho tổ chức
"Rừng tương lai" (Future Forets), một tổ chức quốc tế có trụ sở tại Anh. Các trang
trại quy mô 2 ha sẽ được xây dựng để trồng xoài và quýt với hy vọng sau 6 năm sẽ
cố định được 18 tấn các bon. Lượng các bon cố định được bán với giá thỏa thuận là
10 USD/tấn. Như vậy ngoài việc các chủ trang trại thu nhập từ bán hoa quả thì họ
còn nhận được một khoản từ việc bán các bon [4].
- Costa Rica: Chương trình lâm nghiệp tư nhân khuyến khích các chủ đất lựa
chọn phương thức sử dụng đất gắn với lâm nghiệp thông qua việc cung cấp kinh phí
trực tiếp cho các dịch vụ cố định các bon, nâng cao chất lượng nước, bảo tồn đa
dạng sinh học và cảnh quan thiên nhiên. Kinh phí hỗ trợ sẽ được trả cho các chủ đất
thông qua hợp đồng với sự cam kết phải sử dụng đất đai theo đúng quy định trong
thời gian 20 năm. Các chủ đất sau khi ký hợp đồng và nhận tiền sẽ giao quyền dịch
vụ môi trường cho Chính phủ và Chính phủ sẽ bán lại các dịch vụ này cho nhà đầu
tư. Quy tài chính lâm nghiệp có tên là FONAFIFO trực thuộc Bộ Năng lượng và
Môi trường là cơ quan chịu trách nhiệm thẩm định và phê duyệt, thanh toán kinh
phí và giám sát quá trình thực hiện các dự án. Các nhà đầu tư quốc tế có thể mua
các bon từ chính phủ hay tư nhân là chủ đất thông qua văn phòng OCIC. Đợt đầu
tiên là 200.000 tấn các bon đã được bán cho Na Uy với giá 2 triệu USD (tương
đương 10USD/tấn các bon hay 2,7 USD/tấn CO
2
) [4].
- Malaysia: Dự án phục hồi 25.000 ha đất thoái hóa với số vốn đầu tư 15
triệu USD từ FACE Foundation (đây là dự án hợp tác giữa tổ chức Sabah
Foundation của Malaysia và FACE Foundation của Hà Lan). Dự án hy vọng sẽ cố
định được 4,25 triệu tấn các bon (15,6 triệu tấn CO
2
). Giai đoạn trồng rừng kéo dài
25 năm và các khu rừng tồn tại ổn định trong 99 năm. Sau 60 năm sẽ bắt đầu cho

phép khai thác gỗ và sản phẩm gỗ thuộc về Sabah Foundation, trong khi FACE


17

Foundation sẽ có toàn quyền đối với dịch vụ cố định các bon trong 99 năm. Cho
đến năm 2003 thì đây là dự án lớn nhất về mua bán các bon [4].
1.2.2. Ở Việt Nam
1.2.2.1. Nghiên cứu sinh khối và năng suất rừng
Nghiên cứu về sinh khối rừng ở nước ta tiến hành muộn nhưng cũng đã có
một số công trình nghiên cứu sau:
- Hoàng Mạnh Trí (1986) thực hiện nghiên cứu “Sinh khối và năng suất rừng
đước” đã áp dụng phương pháp “cây mẫu” để nghiên cứu năng suất, sinh khối một
số quần xã rừng Đước đôi rừng ngập mặn ven biển Minh Hải [18].
- Hà Văn Tuế (1994) cũng dùng phương pháp “cây mẫu” để nghiên cứu năng
suất, sinh khối một số quần xã rừng trồng nguyên liệu giấy tại Vĩnh Phúc [20].
- Lê Hồng Phúc (1996) đã có công trình nghiên cứu về sinh khối hoàn chỉnh,
đây được xem là tác phẩm mang tính chất đi đầu trong lĩnh vực nghiên cứu sinh
khối ở nước ta. Với đối tượng nghiên cứu là Thông ba lá tại Đà Lạt – Lâm Đồng.
Sau khi nghiên cứu, tác giả đã lập được một số phương trình tương quan giữa sinh
khối của các bộ phận của cây rừng với đường kính D1.3 [9].
- Vũ Văn Thông (1997) với luận văn Thạc sỹ của mình đã xác lập được mối
quan hệ giữa sinh khối của các bộ phận với đường kính D1.3 cho loài Keo lá tràm
[17].
- Đặng Trung Tấn (2001) Cũng đã nghiên cứu về “Sinh khối rừng Đước” và
đã nhận định: Tổng sinh khối khô rừng Đước ở Cà Mau là 327m
3
/ha và tăng trưởng
sinh khối bình quân hàng năm là 9.500kg/ha [15].
- Nguyễn Ngọc Lung (2004) đã có công trình nghiên cứu về sinh khối rừng

Thông ba lá để tính toán thử khả năng cố định CO
2
mà cây rừng hấp thụ. Từ việc
nghiên cứu này tác giả đã xác định được một số hàm tương quan mang tích chất
định lượng sinh khối [7].
- Nguyễn Văn Dũng (2005) đã đưa ra nhận định: Rừng trồng Thông mã vĩ
thuần loài 20 tuổi có tổng sinh khối tươi (trong cây và vật rơi rụng) là 321,7 – 495,4
tấn/ha, tương đương với lượng sinh khối khô là 173,4-266,2 tấn. Rừng keo lá tràm


18

trồng thuần loài 15 tuổi có tổng sinh khối tươi (trong cây và vật rơi rụng) là 251,1-
433,7 tấn/ha, tương đương lượng sinh khối khô là 132 -223 tấn/ha [2].
- Vũ Tấn Phương (2006) đã nghiên cứu về cây bụi, thảm tươi tại Hoà Bình và
Thanh Hoá, kết quả cho thấy sinh khối của lau lách khoảng 104 tấn/ha, trảng cây bụi
cao 2-3m khoản 61 tấn/ha, cỏ lá tre, cỏ tranh, cỏ chỉ có sinh khối từ 22-31 tấn/ha.
Về sinh khối khô: Lau lách là 40 tấn/ha, cây bụi cao 2-3m là 27 tấn/ha, cây bụi cao
dưới 2m và tế guột là 20 tấn/ha, cỏ lá tre 13 tấn/ha, cỏ tranh 10 tấn/ha [11].
- Nguyễn Văn Tấn (2006) nghiên cứu về sinh khối rừng Bạch đàn Urophylla
ở Yên Bái cho kết quả cho thấy với sinh khối tươi ở tuổi 4 bằng 183,54 tấn/ha, ở
tuổi 5 là 219,77 tấn/ha và ở tuổi 5 là 239,19 tấn/ha. Trong đó sinh khối trên mặt đất
chiếm từ 77,78% - 89,12%. Tương ứng sinh khối khô ở tuổi 4 là 66,87 tấn/ha, tuổi 5
là 73,53 tấn/ha, tuổi 6 là 96,02 tấn/ha. Trong đó sinh khối khô trên mặt đất chiếm từ
64,27% - 85,92% [16].
- Lý Thu Quỳnh (2007) nghiên cứu về cây mỡ tại tỉnh Phú Thọ và Tuyên
Quang kết quả cho thấy tổng sinh khối tươi của 1ha rừng trồng Mỡ dao động trong
khoảng 53.440 - 309.689 kg/ha còn tổng sinh khối khô dao động trong khoảng
22.965-105.026 kg/ha. Tổng sinh khối rừng trồng Mỡ gồm sinh khối tầng cây gỗ,
sinh khối cây bụi thảm tươi và sinh khối vật rơi rụng [14].

1.2.2.2. Nghiên cứu khả năng hấp thụ các bon của rừng
- Nguyễn Ngọc Lung (2004), công bố nghiên cứu sinh khối rừng Thông ba lá
để tính toán thử khả năng cố định CO
2
mà cây rừng hập thụ. Đây là công trình
nghiên cứu có ý nghĩa trong lĩnh vực khoa học nghiên cứu khả năng hấp thụ CO
2

của rừng, tạo tiền đề cho việc xây dựng dự án trồng rừng CDM sau này [7].
- Ngô Đình Quế (2005) cho biết với tổng diện tích là 123,95 ha sau khi trồng
Keo lai 3 tuổi, Quế 17 tuổi, Thông ba lá 15 tuổi, Keo lá tràm 12 tuổi thì sau khi trừ
đi tổng lượng các bon của đường cơ sở, lượng các bon thực tế thu được qua việc
trồng rừng theo dự án CDM là 7.553,6 tấn các bon, tương đương 27.721,9 tấn CO
2

[14].
- Nguyễn Văn Dũng (2005) nghiên cứu về rừng Thông Mã vỹ tại Núi Luốt -
Đại học lâm nghiệp cho thấy rừng Thông mã vỹ thuần loài 20 tuổi lượng các bon


19

tích luỹ là 80,7-122 tấn/ha, giá trị các bon tích luỹ ước tính đạt 25,8-39 triệu
VNĐ/ha. Rừng Keo lá tràm trồng thuần loài 15 tuổi có tổng lượng các bon tích luỹ
là 62,5-103,1 tấn/ha, giá trị tích luỹ các bon ước tính đạt 20-33 triệu VNĐ [2].
- Vũ Tấn Phương (2006) đã nghiên cứu trữ lượng các bon theo các trạng thái
rừng cho biết: Rừng giàu có tổng trữ lượng các bon 694,9 – 733,9 tấn CO
2
/ha; rừng
trung bình là 539,6-577,8 tấn CO

2
/ha; rừng nghèo 387,0-478,9 tấn CO
2
/ha; rưng
fphục hồi 164,9-330,5 tấn CO
2
/ha; rừng tre nứa là 116,5 – 277,1 tấn CO
2
/ha [10].
- Nguyễn Văn Tấn (2006) Nghiên cứu rừng Bạch đàn Urophylla tuổi 4, 5, 6
tại Yên Bái cho thấy:
+ Ở tuổi 4: Tổng trữ lượng các bon là 32,81 tấn C/ha, trong đó phần trên mặt
đất là 25,51 tấn C/ha, dưới mặt đất là 5,48 tấn C/ha, trong thảm mục là 1,82 tấn
C/ha.
+ Ở tuổi 5: Tổng trữ lượng các bon là 36,38 tấn C/ha, trong đó phần trên mặt
đất là 25,32 tấn C/ha, dưới mặt đất là 9,32 tấn C/ha, thảm mục là 1,83 tấn C/ha
+ Ở tuổi 6: Tổng trữ lượng các bon là 47,37 tấn C/ha, trong đó phần trên mặt
đất là 37,17 tấn C/ha, dưới mặt đất là 8,40 tấn C/ha, thảm mục là 1,79 tấn C/ha [18].
- Lý Thu Quỳnh (2007) nghiên cứu về khả năng hấp thụ các bon của rừng
Mỡ, kết quả thu được: Tổng lượng các bon tích luỹ dao động từ 40.933 – 145.041
kg/ha; trong đó chủ yếu tập trung vào các bon trong đất: Trung bình là 59%, tầng
cây gỗ 30%, vật rơi rụng 4% và cây bụi thảm tươi là 2% [16].
- Phạm Tuấn Anh (2007) Nghiên cứu về năng lực hấp thụ CO
2
của rừng tự
nhiên lá rộng thường xanh ở Dăk Nông cho kết quả: Lượng tích luỹ CO
2
hàng năm
từ 1,73 đến 5,18 tấn/ha/năm tuỳ theo trạng thái rừng [1].
1.2.2.3. Một số dự án CDM liên quan đến việc trồng rừng và tái tạo rừng ở Việt Nam

Các dự án CDM trong lâm nghiệp đang được xây dựng, gồm:
Dự án tái trồng rừng đầu tiên của Việt Nam đã được đăng ký theo Cơ chế phát triển
sạch (AR-CDM) trong khuôn khổ Công ước khung Liên hợp quốc về biến đổi khí
hậu (UNFCCC) theo Nghị định thư Kyoto. Với sự hỗ trợ của Cơ quan Hợp tác
Quốc tế Nhật Bản (JICA). Đây là nghiên cứu của JICA về “Phát triển năng lực để
thúc đẩy trồng rừng theo cơ chế CDM ở Việt Nam”. Nghiên cứu của JICA nhằm


20

mục đích phát triển năng lực của đối tác Việt Nam( Cục Tài Chính, Đại học lâm
nghiệp Việt Nam và Trung tâm nghiên cứu Sinh thái và môi trường lâm nghiệp)
nhằm thúc đẩy trồng rừng theo cơ chế CDM ở Việt Nam. Hình thành một dự án
trồng rừng theo cơ chế CDM quy mô nhỏ (Tổng diện tích rừng được tái tạo trong
khuôn khổ dự án vào khoảng 310 ha. Khoảng 320 hộ cá thể lâm nghiệp tại Huyện
Cao Phong (tỉnh Hòa Bình) sẽ tham gia vào các hoạt động tái trồng rừng và được
hưởng lợi từ việc bán gỗ và các sản phẩm lâm nghiệp khác) là một hợp phần quan
trọng của nghiên cứu theo phương pháp “vừa học vừa làm” bởi vì trên thế giới có
rất ít các dự án về trồng rừng theo cơ chế CDM. Nhóm nghiên cứu mong rằng việc
thực hiện dự án thí điểm sẽ kích thích sự phát triển của các dự án trồng rừng theo cơ
chế CDMở Việt Nam và đóng góp vào việc hình thành cơ chế thanh toán đối với
các dịch vụ môi trường, giảm nghèo ở các vùng núi, và dần dần đi đến phục hồi đa
dang sinh học. Dự kiến, dự án sẽ hấp thụ khoảng 43.000 tấn khí các bon trong thời
hạn 16 năm. Việt Nam là nước thứ tư trên thế giới tiến hành dự án này sau Trung
Quốc, Moldova và Ấn Độ [37].
“Dự án hợp tác của trung tâm nghiên cứu giống cây rừng với tổ chức IGPO”
đã được thực thi trong khung CDM, được sử dụng để cải tiến và thu thập những
nguồn giống của loài Keo và Bạch đàn cho trồng rừng, nhằm nâng năng suất sinh
trưởng của 2 loài này và đã tăng được từ 15-20% năng suất. Nghĩa là đã tăng được
khả năng hấp thụ CO

2
lên nhiều hơn 6.000 tấn CO
2
so với nguồn giống bình thường
cùng loài (bình thường là 22.000 tấn CO
2
).
Dự án 5000 ha tại Thừa Thiên Huế của UBND huyện A Lưới sử dụng hoạt
động trồng rừng theo cơ chế CDM như là một cơ chế đồng tài trợ cho hoạt động
trồng rừng. Sau một dự án thí điểm quy mô nhỏ 38 ha, hiện nay dự án trồng 5000 ha
rừng đang được xây dựng, bao gồm rừng của 3000 hộ nghèo. Thông qua việc sử
dụng trồng rừng theo cơ chế CDM và dự tính hấp thụ khoảng 27.529 tấn CO
2
/ năm.
Ngoài ra Trung tâm nghiên cứu sinh thái và Môi trường rừng thuộc Viên khoa
học lâm nghiệp Việt Nam cũng đã có nhiều hoạt động liên quan đến CDM như:
- Nghiên cứu xây dựng tiêu chí cho các dự án CDM tại Việt Nam.


21

- Đánh giá tiềm năng hấp thụ CO
2
của các thảm thực vật khác nhau tại Hoà
Bình và Thanh Hoá.
Theo ước tính, dự kiến Việt Nam có thể thu nhập thêm đến 250 triệu USD từ
việc bán chứng chỉ giảm phát thải trong giai đoạn 2008-2012.
1.3. Kết luận chung
Thị trường về mua bán các bon đã bắt đầu sôi động, bao gồm cả vấn đề cơ
chế giảm phát thải và khả năng hấp thụ CO

2
của rừng. Mặc dầu đã có tương đối
nhiều các công trình nghiên cứu, dự án liên quan đến về khả năng hấp thụ các bon
của thảm thực vật trong và ngoài nước. Tuy nhiên những nghiên cứu sâu về việc
xác định trữ lượng các bon, động thái hấp thụ các bon của các loại thảm thực vật
rừng còn rất mới mẻ. Đối với Viêt Nam đã tham gia vào Nghị định thư, tuy nhiên
còn gặp nhiều trở ngại như thiếu thông tin cũng như cơ sở khoa học, phương pháp
tính toán, dự báo lượng hấp thụ CO
2
của thảm thực vật. Do vậy, việc nghiên cứu trữ
lượng các bon hấp thụ đối với các trạng thái rừng của Việt Nam hết sức cần thiết để
khẳng định chức năng môi trường của rừng cũng như giá trị đích thực của rừng, cơ
hội thương mại các bon, một tiềm năng rất lớn trong lĩnh vực kinh doanh lâm
nghiệp mà trước đây hầu như chưa hề đề cập đến.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

22
CHƢƠNG 2: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu chung
Đánh giá được khả năng tích lũy Carbon của rừng trồng Keo tai tượng làm cơ
sở cho việc tính toán chi trả dịch vụ môi trường.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định trữ lượng Carbon của rừng trồng Keo tai tượng ở tuổi 3, 5, 7.
- Xác định giá trị bằng tiền của rừng trồng Keo tai tượng tuổi 3, 5, 7 trong
việc giảm phát thải khí CO
2

.
- Đề xuất một số ứng dụng trong xác định sinh khối tươi của rừng trồng Keo
Tai tượng ở một số độ tuổi 3, 5, 7.
2.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: Rừng trồng Keo Tai tượng ở tuổi 3, 5, 7.
* Giới hạn nghiên cứu:
- Về địa điểm: Giới hạn ở huyện Yên Bình - Tỉnh Yên Bái
- Về nội dung:
+ Việc nghiên cứu trữ lượng các bon trong sinh khối của rừng là rất phức tạp, đòi
hỏi thời gian dài, nhiều phương tiện và kinh phí lớn. Vì vậy, trong khuôn khổ của đề tài
tiến hành nghiên cứu theo phương pháp mẫu điển hình làm cơ sở nghiên cứu.
+ Đề tài tiến hành nghiên cứu rừng trồng Keo Tai tượng ở các tuổi 3,5 và 7 tại
thời điểm điều tra, không nghiên cứu hiện trạng thảm thực vật trước khi trồng rừng và
diễn biến rừng trước thời điểm điều tra. Do đó đề tài không xác định lượng các bon cơ
sở của thảm thực vật trước khi trồng rừng Keo, không ước tính sinh khối và lượng các
bon tích luỹ của những cây đã tỉa thưa, tầng cây bụi, thảm tươi và vật rơi rụng.
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Xác định sinh khối tươi của rừng trồng Keo tai tượng ở các tuổi 3,5, và 7.
- Xác định sinh khối khô của rừng trồng Keo tai tượng ở các tuổi 3, 5 và 7.
- Xác định trữ lượng carbon trong sinh khối rừng trồng Keo Tai tượng tuổi 3, 5 và 7.
- Giá trị hấp thu CO
2
của rừng trồng Keo tai tượng ở các tuổi 3, 5 và 7.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

23
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1.Cơ sở phương pháp luận
Sinh khối và lượng Carbon tích lũy có mối quan hệ hữu cơ với nhau thông

qua quá trình quang hợp và hô hấp cũng như khả năng tích lũy Carbon của rừng có
mối quan hệ với một số yếu tố như mật độ cây, chu kỳ kinh doanh…
Thông qua quá trình quang hợp, CO
2
ngoài môi trường sẽ được cây rừng hấp
thụ và chuyển thành năng lượng dưới dạng chất hyđratcacbon.
5n CO
2
+ 5n H
2
O  (C
5
H
10
O
5
)
n
+ 5n O
2

Hợp chất này tích luỹ trong các bộ phận của cây tạo ra sinh khối (Biomass)
Chính vì vậy để có được số liệu hấp thụ các bon, khả năng và động thái hấp
thụ các bon của rừng, chúng ta phải tính từ sinh khối của rừng. Phương pháp nghiên
cứu chủ yếu là rút mẫu thực nghiệm cho từng đối tượng, từ các quy luật phân bố,
mối quan hệ giữa các đại lượng và ứng dụng các hàm đa biến để xây dựng một mô
hình tính toán ước lượng sinh khối của cây.
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
2.4.2.1.Phương pháp thu thập số liệu, lấy mẫu
a) Kế thừa tài liệu:

- Các tài liệu liên quan đến xác định sinh khối, lượng Carbon, những văn bản
liên quan đến CDM.
- Tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và lịch sử rừng tại nơi nghiên cứu.
b) Xác lập ÔTC và lựa chọn cây mẫu:
- Bước 1: Tiến hành điều tra sơ thám khu vực nghiên cứu để xác định đặc
điểm địa hình, phân bố, tuổi của rừng, sau đó chọn vị trí lập ô tiêu chuẩn (OTC),
tiếp theo là mô tả đặc điểm chung về OTC gồm: Vị trí lập OTC, loài cây và phương
thức trồng
- Bước 2: Lập ô tiêu chuẩn: Tiến hành lập 9 ÔTC điển hình cho mỗi cấp tuổi với
diện tích mỗi ô = 500 m
2
(25x20), tổng số OTC là 27, các ÔTC được lập mang tính đại
diện cho khu vực nghiên cứu và được phân bố đều ở các vị trí chân, sườn, đỉnh.
- Xác định cây trung bình: Tiến hành đo đếm D
1.3
, H
vn
và N của toàn bộ số cây
trong ÔTC. Kết quả thu được ghi vào biểu mẫu sau:

×