Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN BỆNH HẠI CHÍNH TRÊN VƯỜN GIỐNG CÂY KEO LAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (16.57 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN BỆNH HẠI CHÍNH TRÊN
VƯỜN GIỐNG CÂY KEO LAI (Acacia mangium x
Acacia auriculiformis) VÀ BƯỚC ĐẦU THỬ NGHIỆM
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ Ở MỘT SỐ VƯỜN ƯƠM CÂY
GIỐNG LÂM NGHIỆP TẠI TRẢNG BOM - ĐỒNG NAI

Họ và tên sinh viên: THÁI THỊ HẢI YẾN
Ngành: LÂM NGHIỆP


Chuyên ngành: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG
Niên khóa: 2005 - 2009

Tháng 07/2009


NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN BỆNH HẠI CHÍNH TRÊN
V Ư Ờ N G I Ố N G C Â Y K E O L A I ( A c a c i a m a n g i um x
Acacia auriculiform is ) VÀ BƯỚC ĐẦU THỬ NGHIỆM
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ Ở MỘT SỐ VƯỜN ƯƠM CÂY
GIỐNG LÂM NGHIỆP TẠI TRẢNG BOM - ĐỒNG NAI


Trang tựa
Tác giả

THÁI THỊ HẢI YẾN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng
yêu cầu cấp bằng Kỹ sư ngành
Quản lý tài nguyên rừng

Giáo viên hướng dẫn:
ThS. Nguyễn Thị Bình


Tháng 07/2009

i


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, con xin cảm ơn ba mẹ, người đã sinh thành và nuôi dưỡng con,
dành cho con những gì tốt đẹp nhất trong suốt những năm qua để con có được
ngày hôm nay.
Em xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đến cô Nguyễn Thị Bình đã tận tình
hướng dẫn và khuyến khích em trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn:

Quý thầy cô Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, Ban
Chủ Nhiệm Khoa Lâm nghiệp cùng các thầy cô trong Khoa đã tạo điều kiện cho
em hoàn thành luận văn này.
Ban lãnh đạo, các cô chú ở Chi Cục Kiểm dịch Thực vật vùng II TP Hồ
Chí Minh.
Chú Vinh, cô Phương, cô Năm là chủ và công nhân của một số vườn
giống cây keo lai tại huyện Trảng Bom tỉnh Đồng Nai đã tận tình giúp đỡ cho tôi
trong quá trình thực tập để hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng em xin cảm ơn thầy Nguyễn Minh Cảnh – giáo viên chủ nhiệm,
cùng toàn thể các thành viên lớp DH05QR đã động viên giúp đỡ em hoàn thành
khóa luận này.


Thành Phố Hồ Chí Minh, tháng 7/2009

Thái Thị Hải Yến

ii


TÓM TẮT
Đề tài “Nghiên cứu thành phần bệnh hại chính ở vườn giống cây keo lai
(Acacia mangium x Acacia auriculiformis) và bước đầu thử nghiệm biện
pháp phòng trừ ở một số vườn ươm cây giống Lâm Nghiệp tại Trảng Bom Đồng Nai”
Mục tiêu nghiên cứu chính của đề tài là điều tra thành phần bệnh hại

và xác định chính xác tác nhân gây hại và đánh giá được mức độ bị hại và
tình hình diễn biến của bệnh trên vườn giống cây keo lai nhằm cung cấp
những thông tin cần thiết cho việc đề xuất các biện pháp kiểm soát và phòng
trừ bệnh hại trên vườn giống keo lai theo hướng tổng hợp, IPM có hiệu quả
và bền vững.
Để giải quyết các nội dung của đề tài, chúng tôi đã ứng dụng phương
pháp điều tra quan sát trên các ÔDB, luống gieo, mô tả, phân tích những triệu
chứng quan sát được, đo đếm và tính toán tỉ lệ cây bị hại và mức độ bị hại của
bệnh thông qua các chỉ tiêu: TLB%, CSB% và phân cấp bệnh theo thang phân
loại 5 cấp bệnh của Cục BVTV, 1996.
Đề tài đã thu được những kết quả sau:
Xác định được thành phần bệnh hại chính và mức độ phổ biến của bệnh

trên vườn giống keo lai tại một số vườn ươm cây Lâm nghiệp Trảng Bom Đồng Nai
Mô tả được triệu chứng điển hình và xác định được những tác nhân gây
hại chính của một số bệnh hại điều tra được.
Đánh giá được mức độ bị hại và tình hình biến động của bệnh qua các
tháng điều tra từ tháng 09/2008 đến tháng 02/2009
Thử nghiệm được hiệu lực phòng trị nấm gây bệnh thối gốc, rễ và bệnh
nấm hồng trên cây keo lai bằng một số thuốc hóa học qua đó tìm ra được
những loại thuốc có khả năng diệt trừ nấm bệnh.

iii



MỤC LỤC
Trang tựa ..................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................. ii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ................................................................................. viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ....................................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH.......................................................................................... x
Chương 1: MỞ ĐẦU................................................................................................. 1
1.1


Đặt vấn đề .................................................................................................... 1

1.2

Mục đích, ý nghĩa và giới hạn đề tài ........................................................ 3

1.2.1 Mục đích và mục tiêu nghiên cứu của đề tài ......................................... 3
1.2.2 Giới hạn của đề tài................................................................................... 4
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU....................................................................... 5
2.1

Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội.............................................................. 5


2.1.1

Vị trí địa lý ............................................................................................ 5

2.1.2

Khí tượng thủy văn................................................................................ 5

2.1.3

Tài nguyên thiên nhiên .......................................................................... 6


2.1.4

Tình hình dân sinh kinh tế ..................................................................... 7

2.2

Giới thiệu vài nét sơ lược về vườn ươm ........................................................ 7

2.3

Đặc điểm của một số loại thuốc hóa học phòng trừ bệnh, sử dụng trong


nghiên cứu............................................................................................................... 9
2.3.1

Antracol 70BHN.................................................................................... 9

2.3.2

Anvil 55C (Hàm lượng: Hexacomazole 50%)........................................ 9

2.3.3


Copper BWP ......................................................................................... 9

2.3.4

Forwanil 75% BNT hay (Chlorathalonil) ..............................................10

2.3.5

Viben C 50BTN....................................................................................10

2.3.6


Topsin M70WP ....................................................................................10
iv


2.3.7

Ridomil 72 BHN ..................................................................................11

2.3.8

Funguran – OH 50WP ..........................................................................11


2.3.9

Rovral 50WP ........................................................................................12

2.3.10

Validamycin 5SL..................................................................................12

2.3.11

Sumi Eight............................................................................................13


Chương 3 : NỘI DUNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........14
3.1

Vật liệu nghiên cứu......................................................................................14

3.2

Địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................................................14

3.2.1

Địa điểm và đối tượng nghiên cứu ........................................................14


3.2.2

Thời gian nghiên cứu...........................................................................14

3.3

Nội dung nghiên cứu....................................................................................14

3.4

Phương pháp nghiên cứu .............................................................................15


3.4.1

Điều tra thành phần bệnh hại chính và mức độ phổ biến của bệnh trên

vườn giống cây keo lai ........................................................................................15
3.4.2

Phương pháp điều tra diễn biến một số bệnh hại chính .........................15

3.4.3


Phương pháp thu thập nuôi cấy, phân lập và định danh vật gây bệnh

trong phòng thí nghiệm .......................................................................................17
3.4.4

Phương pháp thử nghiệm thuốc hóa học phòng trừ nấm gây bệnh.........24

3.4.4.1 Thử thuốc trong phòng......................................................................24
3.4.4.2 Thử nghiệm thuốc ngoài vườn ..........................................................25
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...............................................................28
4.1


Tình hình thời tiết từ tháng 09/2008 đến tháng 02/2009 tại khu vực

nghiên cứu ............................................................................................................28
4.2

Thành phần và mức độ phổ biến của một số loại bệnh hại chính ở vườn giống

cây keo lai (Acacia mangium x Acacia auriculiformis) ...................................28
4.2.1

Bệnh cháy đầu lá (Pestalotia sp)...........................................................30


4.2.2

Bệnh đốm nâu (Curvularia sp) ............................................................33

4.2.3

Bệnh bồ hóng (Capnodium sp) .............................................................36

4.2.4

Bệnh đốm đỏ đồng (Alternaria sp) .......................................................39


4.2.5

Bệnh nấm hồng (Corticium salmonicolor Berk, et Br)..........................42

4.2.6

Bệnh thối gốc, rễ (Pythium sp và Sclerotium sp)...................................45
v


4.3


Biến động của một số loại bệnh hại chính trên vườn cây giống keo lai qua các

tháng điều tra (từ tháng 09/2008 đến tháng 02/2009) ..............................................48
4.3.1

Bệnh cháy đầu lá (Pestalotia sp) trên cây keo lai ở vườn cây

mẹ tại khu vực nghiên cứu ...........................................................................48
4.3.2

Biến động của bệnh bồ hóng (Capnodium sp) trên cây keo lai ở vườn cây


mẹ tại khu vực nghiên cứu ..................................................................................50
4.3.3

Biến động của bệnh nấm hồng (Corticium salmonicolor) trên cây keo lai

ở vườn cây mẹ tại khu vực nghiên cứu................................................................51
4.3.4

Biến động của bệnh thối gốc, rễ (Pythium sp và Sclerotium sp) trên cây

keo lai ở vườn cây mẹ tại khu vực nghiên cứu ....................................................53
4.4


Hiệu lực phòng trừ nấm bệnh trên vườn giống keo lai của một số loại thuốc

hóa học...................................................................................................................54
4.4.1

Hiệu lực qua thử nghiệm thuốc trong phòng .........................................54

4.4.2

Hiệu lực qua thử nghiệm thuốc ngoài vườn ..........................................55


4.4.2.1 Bệnh nấm hồng (Corticium salmonicolor) trên vườn giống keo lai ...55
4.4.2.2 Bệnh thối gốc, rễ (Pythium sp và Slerotium sp) trên vườn giống cây keo
lai

..........................................................................................................63

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...............................................................64
5.1

Kết luận .......................................................................................................64

5.1.1


Thành phần và mức độ phổ biến của bệnh hại trên vườn giống cây keo

lai tại khu vực khảo sát .......................................................................................64
5.1.2
5.2

Biến động các bệnh hại phổ biến trên vườn giống keo lai .....................65

Kiến nghị .....................................................................................................65

TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................66

PHỤ LỤC ...................................................................................................................a

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV

Bảo vệ thực vật

CMA


Môi trường thạch bột bắp

CSB%

Chỉ số bệnh

DNTN

Diện tích tự nhiên

IPM


Intergrated Pest Mangament - Quản lý tổng hợp sinh vật có hại

NSXL

Ngày sau xử lý

ÔDB

Ô dạng bản

PDA


Môi trường thạch đường Dextrose khoai tây

PGA

Môi trường thạch đường Gluco khoai tây

TLB%

Tỉ lệ bệnh

TP


Thành phố

WA

Môi trường nước cất

XL

Xử lý

vii



DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1: Biến động nhiệt - ẩm độ với tỉ lệ bệnh và mức độ bị hại của bệnh cháy
đầu lá cây keo lai ở vườn cây mẹ từ tháng 9/2008 đến tháng 2/2009 ..........................49
Biểu đồ 4.2: Biến động nhiệt - ẩm độ với tỉ lệ bệnh và mức độ bị hại của bệnh bồ hóng
trên cây keo lai ở vườn cây mẹ từ tháng 9/2008 đến tháng 2/2009 .............................51
Biểu đồ 4.3: Biến động nhiệt - ẩm độ với tỉ lệ bệnh và mức độ bị hại của bệnh nấm
hồng trên cây keo lai ở vườn cây mẹ từ tháng 9/2008 đến tháng 2/2009.....................52
Biểu đồ 4.4: Biến động nhiệt - ẩm độ với tỉ lệ bệnh và mức độ bị hại của bệnh thối gốc
rễ trên cây keo lai ở vườn cây mẹ từ tháng 9/2008 đến tháng 2/2009 .........................53
Biểu đồ 4.5: Biểu diễn về chỉ số bệnh qua các lần giám sát (từ 09/12/2008 

29/12/2008) sử dụng biện pháp xử lý phun ................................................................58
Biểu đồ 4.6: Biểu diễn về chỉ số bệnh qua các lần giám sát từ (09/12/2008 
29/12/2008) sử dụng biện pháp xử lý quét .................................................................58
Biểu đồ 4.7: Diễn biến tỉ lệ bệnh (TLB%) qua các lần quan sát sử dụng biện pháp xử
lý phun.......................................................................................................................61
Biểu đồ 4.8: Diễn biến tỉ lệ bệnh (TLB%) qua các lần quan sát sử dụng biện pháp xử
lý quét........................................................................................................................61

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG

Trang
Bảng 3.1: Các loại thuốc trị bệnh sử dụng trong thí nghiệm ......................................25
Bảng 3.2: Các thuốc trị bệnh nấm hồng sử dụng ngoài vườn .....................................26
Bảng 4.1: Các yếu tố khí tượng thủy văn tại tỉnh Đồng Nai.......................................28
Bảng 4.2: Thành phần và mức độ phổ biến bệnh hại ở vườn giống cây keo lai .........29
Bảng 4.3: Biến động về tỉ lệ bệnh và chỉ số bệnh cháy đầu lá (Pestalotia sp) cây
keo lai ở vườn giống cây mẹ tại Trảng Bom, Đồng Nai (từ 09/2008 đến 02/2009).....48
Bảng 4.4: Biến động về tỉ lệ bệnh và chỉ số bệnh bồ hóng (Capnodium sp) cây keo lai
ở vườn giống cây mẹ tại Trảng Bom, Đồng Nai (từ 09/2008 đến 02/2009) ................50
Bảng 4.5: Biến động về tỉ lệ bệnh và chỉ số bệnh nấm hồng (Corticium salmonicolor)
cây keo lai ở vườn giống cây mẹ tại Trảng Bom, Đồng Nai (từ 09/2008 đến 02/2009)...
..................................................................................................................................51

Bảng 4.6: Biến động về tỉ lệ bệnh và chỉ số bệnh thối gốc rễ (Pythium sp và
Sclerotium sp.) cây keo lai ở vườn giống cây mẹ tại Trảng Bom, Đồng Nai (từ 09/2008
đến 02/2009)..............................................................................................................53
Bảng 4.7: Hiệu lực phòng trị nấm bệnh đốm nâu cây keo lai (Curvularia sp) của một
số loại thuốc hóa học .................................................................................................56
Bảng 4.8:Diễn biến chỉ số bệnh (CSB%) qua các lần quan sát...................................57
Bảng 4.9: Diễn biến về TLB (P%) qua các đợt theo dõi.............................................60
Bảng 4.10 : Kết quả thử nghiệm hiệu lực phòng trị bệnh thối gốc, rễ (Pythium sp và
Slerotium sp) (tính bằng tỉ lệ % cây chết) của một số loại thuốc hóa học......................63

ix



DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1: Triệu chứng cháy đầu lá trên cây keo lai ở vườn giống tại khu vực nghiên cứu ......31
Hình 4.2: Vết bệnh trên lá keo lai chụp trên kính hiển vi soi nổi 4X..........................31
Hình 4.3: Bào tử nấm Pestalotia sp gây bệnh cháy đầu lá trên cây keo lai mẹ...........32
Hình 4.4: Triệu chứng bệnh đốm nâu trên lá cây keo lai ở vườn cây mẹ...................34
Hình 4.5: Vết bệnh đốm nâu trên lá keo lai chụp trên kính hiển vi soi nổi 4X ...........34
Hình 4.6: Bào tử nấm Curvularia sp gây bệnh đốm nâu trên cây keo lai ở vườn giống
..................................................................................................................................35
Hình 4.7: Triệu chứng bệnh bồ hóng trên lá cây keo lai ở vườn giống tại khu vực
nghiên cứu .................................................................................................................37

Hình 4.8: Vết bệnh Bồ hóng trên lá keo lai chụp trên kính hiển vi soi nổi 4X ...........37
Hình 4.9: Bào tử nấm Capnodium sp gây bệnh bồ hóng trên cây keo lai ở vườn cây
mẹ tại khu vực khảo sát .............................................................................................38
Hình 4.10: Triệu chứng bệnh đốm đỏ đồng trên lá cây keo lai ở vườn cây mẹ...........40
Hình 4.11: Vết bệnh đốm đỏ đồng trên lá keo lai chụp trên kính hiển vi soi nổi 4X .40
Hình 4.12: Bào tử nấm Alternaria sp gây bệnh đốm đỏ đồng trên cây keo lai ở vườn
cây mẹ tại khu vực khảo sát .......................................................................................41
Hình 4.13: Triệu chứng bệnh nấm hồng trên cây keo lai ở vườn cây mẹ tại khu vực
khảo sát .....................................................................................................................43
Hình 4.14: Vết bệnh nấm hồng trên cây keo lai chụp trên kính hiển vi soi nổi 4X ....44
Hình 4.15: Bào tử nấm Corticium salmonicolor gây bệnh nấm hồng trên..................44
cây keo lai ở vườn giống cây mẹ tại khu vực khảo sát................................................44

Hình 4.16: Du động bào tử Pythium được giải phóng qua bọc giả.............................45
Hình 4.17 Triệu chứng bệnh thối gốc rễ trên cây keo lai vườn giống cây mẹ tại khu
vực khảo sát...............................................................................................................46
Hình 4.18: Vết bệnh thối gốc rễ trên cây keo lai chụp trên kính hiển vi soi nổi 4X....46
x


Hình 4.19: Hạch nấm và sợi nấm Sclerotium sp gây bệnh thối gốc rễ trên cây keo lai
tại vườn giống cây mẹ................................................................................................47
Hình 4.20 : Bào tử nấm Pythium sp gây bệnh thối gốc, rễ trên cây keo lai tại vườn
giống cây mẹ tại khu vực nghiên cứu .........................................................................47


xi


Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Con người nguyên thủy cũng sinh ra và kiếm sống đầu tiên trong các cánh rừng
già và từ đó dần mở rộng khu vực tìm kiếm thức ăn qua các đồi núi để lan tràn xuống
dọc theo các con sông vùng đồng bằng phì nhiêu. Trong sự phát triển lâu dài của toàn
bộ hành tinh, vào thời đại Trung sinh cách đây trên 100 triệu năm, sinh giới đã có một
bước tiến hóa quyết định, đó là sự ra đời của động vật có vú và thực vật hạt kín, hai

nguồn tài nguyên lớn nhất cho con người được sinh ra sau này (con người chỉ xuất
hiện vào cuối Đại tân sinh).
Rừng là lá phổi xanh của trái đất, là nơi cung cấp dưỡng khí, hút các khí thải độc
hại cho trái đất nói chung và nhân loại nói riêng, vì thế rừng có tác dụng duy trì sự cân
bằng O2 và CO2 trong khí quyển. Chính vì vậy mà loài người đã và sẽ luôn phụ thuộc
vào rừng. Rừng là nơi ở, môi trường sống và nguồn cung cấp thức ăn khổng lồ, là nơi
che chở và bảo vệ con người trước kẻ thù, là nguồn cung cấp gỗ xây dựng nhà cửa,
đóng tàu thuyền,v.v…, là nguồn nhiên liệu và dược liệu rất quan trọng.
Ngày nay, dưới áp lực gia tăng dân số, nạn phá rừng bừa bãi, điều kiện khí hậu
ngày càng bất lợi đã làm giảm sút rừng một cách nhanh chóng. Diện tích rừng bị suy
giảm sẽ dẫn đến nhiều hậu quả xấu như: nạn sa mạc hóa do rừng bị chặt phá và đất bị
sử dụng bừa bãi, khí hậu thay đổi theo chiều hướng xấu, nhiều loài động vật, thực vật

hoang dã rất quý đang có nguy cơ bị tuyệt chủng v.v…Hơn nữa, rừng là nguồn tài nguyên
có hạn, do đó việc khai thác và sử dụng rừng phải đảm bảo tái sinh rừng. Trong trường
hợp rừng không còn khả năng tự tái sinh thì chúng ta phải trồng lại rừng.
Ở nước ta do điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, rừng thường xanh tốt quanh
năm và có tính đa dạng cao nên dịch hại cũng phát sinh mạnh. Trong hệ sinh thái rừng
đặc biệt là hệ sinh thái rừng nhân tạo có nhiều loài xuất hiện phá hoại liên tục, một số
1


thường hay phát dịch gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho cây rừng khiến các cơ sở kinh
doanh lâm nghiệp phải vất vả trong việc kiểm soát, quản lí và phòng trừ chúng.
Để cung cấp giống cây con có chất lượng phục vụ cho công tác trồng rừng thì

chúng ta cần phải áp dụng những kĩ thuật phù hợp, những tiến bộ của khoa học kịp
thời và sự chăm sóc tỉ mỉ của nhà vườn. Tuy nhiên, như chúng ta đã biết cây con trong
vườn ươm thường bị phá hoại và ảnh hưởng bởi 3 yếu tố: sâu hại, chăm sóc không
đúng kĩ thuật và dịch bệnh. Trong đó dịch bệnh là một trong số những nguyên nhân
chính ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển bình thường của cây con. Đặc biệt với điều
kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa như nước ta hiện nay, cộng thêm sự biến động khá
mạnh về thời tiết và nhiệt độ trong những năm gần đây là điều kiện khá thuận lợi cho
nấm bệnh gây hại phát triển và lây lan một cách nhanh chóng. Bệnh nhẹ thì làm cây
suy yếu, giảm sức đề kháng, bệnh nặng thì cây sẽ chết. Từ đó, dẫn đến số lượng cũng
như chất lượng cây con cung cấp trong công tác trồng rừng giảm sút nghiêm trọng kéo
theo hàng loạt sự kiện xấu sẽ xảy ra ảnh hưởng đến công tác tái tạo, phủ xanh đất trống
đồi núi trọc.

Các loại cây được gieo trồng phổ biến trong các vườn ươm tại huyện Trảng
Bom, tỉnh Đồng Nai thường là: dầu rái (Dipterocarpus alatus), sao đen (Hopea
odorata Roxb), gõ đỏ (Afzelia xylocarpa), móng bò (Bauhinia purpurea), bằng lăng
(Lagerstroemia flos-reginae), bò cạp nước(Cassia fitula), keo lai (Acacia mangium
x Acacia auriculiformis), v.v…Hiện nay hầu như tất cả các loài cây này đang bị
nấm bệnh tấn công mạnh. Vì vậy việc điều tra thành phần bệnh hại, xác định chính xác
tác nhân gây bệnh làm cơ sở cho việc đề xuất biện pháp phòng chống, nhằm phục hồi
nhanh chóng nguồn cây giống đang có nguy cơ bị thiệt hại nặng tại khu vực nghiên
cứu là một việc làm hết sức cấp bách và cần thiết trong công tác cải thiện giống cây
lâm nghiệp, đảm bảo cung cấp nguồn cây giống cho các dự án trồng rừng tại tỉnh nhà
nói riêng và cả nước nói chung.
Cây keo lai có nhiều đặc trưng hình thái, có tỉ trọng gỗ và các tính chất vật lý cơ

học trung gian giữa keo tai tượng và keo lá tràm, đồng thời có ưu thế lai rõ rệt về sinh
trưởng. Keo lai có thể tích gỗ và khối lượng gỗ nhiều hơn rõ rệt so với các loài bố mẹ,
gỗ keo lai là một vật liệu tốt để làm gỗ dán và ván dăm. Ngoài ra, cây keo lai còn có
tiềm năng bột giấy cao hơn các loài bố mẹ hoặc có tính chất trung gian giữa hai loài bố
2


mẹ. Tiềm năng bột giấy của keo lai cũng cao hơn một số loài cây khác. Kết quả gây
trồng thử ở nhiều nơi đều cho thấy những dòng keo lai được chọn đều có ưu thế lai rõ
rệt về sinh trưởng và có sức chống chịu với một số điều kiện bất lợi tốt hơn các loài
cây bố mẹ. Điều hết sức thú vị là các dòng keo lai được lựa chọn không chỉ sinh
trưởng nhanh hơn rõ rệt so với keo tai tượng và keo lá tràm mà còn có một lượng nốt

sần chứa vi khuẩn cố định đạm cao hơn, đồng thời có khả năng cải tạo đất cao hơn rõ
rệt so với các loài cây bố mẹ.
Được sự đồng ý của Hội đồng khoa Lâm nghiệp, Bộ môn Lâm Sinh, dưới sự
hướng dẫn của Th.S Nguyễn Thị Bình, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thành
phần bệnh hại chính trên vườn giống cây keo lai (Acacia mangium x Acacia
auriculiformis) và bước đầu thử nghiệm biện pháp phòng trừ ở một số vườn
ươm cây giống lâm nghiệp tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai”.
1.2 Mục đích, ý nghĩa và giới hạn đề tài
1.2.1 Mục đích và mục tiêu nghiên cứu của đề tài
 Mục đích của đề tài
Về lý luận, đề tài góp phần thêm một số tư liệu để biết rõ hơn thành phần
bệnh hại chính, xác định chính xác tác nhân gây hại chủ yếu và một số nhân tố

sinh thái ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh hại tại khu vực nghiên cứu.
Về thực tiễn, bước đầu đề tài cung cấp những thông tin cơ bản, làm cơ sở
cho việc đề xuất xây dựng biện pháp phòng chống bệnh kịp thời góp phần phát
triển, kinh doanh rừng trồng và thực hiện tốt công tác phủ xanh đất trống đồi
núi trọc.
 Mục tiêu của đề tài
Xác định mức độ bị hại của một số bệnh phổ biến trên cây keo lai mẹ để
làm hom trong giai đoạn vườn ươm.
Đánh giá mối quan hệ giữa quá trình phát sinh, phát triển của bệnh và
một số nhân tố sinh thái như: nhiệt độ, ẩm độ,…để từ đó tìm ra các biện pháp
phòng trừ thích hợp dựa trên nguyên tắc: “Quản lý tổng hợp sinh vật có hại,
IPM” (Intergrated Pest Management)


3


1.2.2 Giới hạn của đề tài
Do điều kiện thời gian và trình độ có hạn, nên kết quả nghiên cứu chỉ
dừng ở mức:
+ Đánh giá tình hình bệnh hại, xác định tác nhân gây hại chính và bước
đầu có những nhận xét sơ bộ về ảnh hưởng của một số nhân tố môi trường đến
khả năng phát sinh bệnh hại.
+ Việc thử tính kháng bệnh và sử dụng một số loại thuốc hóa học và
biện pháp sinh học để phòng trừ bệnh còn mang tính thử nghiệm và chỉ dừng

lại trong phạm vi khu vực nghiên cứu.
+ Chưa có điều kiện đi sâu nghiên cứu ảnh hưởng của tất cả các nhân
tố sinh thái đến quá trình phát sinh, phát triển bệnh hại. Từ đó,làm cơ sở cho
việc đề xuất biện pháp phòng trừ tổng hợp IPM, nhằm khống chế những điều
kiện hoàn cảnh có lợi cho sinh trưởng phát triển của cây, không có lợi cho
sinh vật gây bệnh, qua đó nâng cao được tính kháng bệnh cho cây trồng, làm
giảm sức sống của vật gây hại hạn chế khả năng gây bệnh cho cây trong giai
đoạn vườn ươm.
+ Chưa có điều kiện thử nghiệm phòng trừ trên tất cả các loại bệnh xuất
hiện trong vườn ươm.

4



Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội
Nguồn: />2.1.1 Vị trí địa lý
Trảng Bom là một huyện trung du miền núi thuộc tỉnh Đồng Nai
+ Phía Đông giáp huyện Thống Nhất
+ Phía Tây giáp thành phố Biên Hòa
+ Phía Nam giáp huyện Long Thành
+ Phía Bắc giáp huyện Vĩnh Cửu và Hồ Trị An

Tổng diện tích tự nhiên: 326,11 km2 , chiếm 5,52% tổng diện tích tự
nhiên toàn tỉnh.
Huyện có 17 đơn vị hành chính: thị trấn Trảng Bom, 16 xã: An Viễn,
Bàu Hàm 1, Bắc Sơn, Bình Minh, Cây Gáo, Đông Hòa, Đồi 61, Giang Điền, Hố
Nai 3, Hưng Thịnh, Quảng Tiến, Sông Thao, Sông Trầu, Tây Hòa, Thanh Bình,
Trung Hòa.
2.1.2 Khí tượng thủy văn
Đồng Nai nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, với khí hậu ôn
hòa, ít chịu ảnh hưởng của thiên tai, đất đai màu mỡ (phần lớn là đất đỏ bazan), có
hai mùa tương phản nhau (mùa khô và mùa mưa).
- Nhiệt độ cao quanh năm là điều kiện thích hợp cho phát triển cây trồng nhiệt
đới, đặc biệt là các cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu cao.

- Nhiệt độ bình quân năm 2005 là: 26,3oC chênh lệch nhiệt độ cao nhất giữa
tháng nóng nhất và lạnh nhất là 4,2oC.
- Số giờ nắng trung bình trong năm 2005 là: 2.243 giờ.
- Lượng mưa tương đối lớn, khoảng 2.065,7 mm phân bố theo vùng và theo vụ.
5


- Vì thế Đồng Nai đã sớm hình thành những vùng chuyên canh cây công nghiệp
ngắn và dài ngày, những vùng cây ăn quả nổi tiếng,... cùng với nhiều cảnh quan thiên
nhiên đẹp, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch phát triển.
- Độ ẩm trung bình năm 2005 là 80%.
- Mực nước thấp nhất sông Đồng Nai năm 2005 là: 109,24 m.

- Mực nước cao nhất sông Đồng Nai năm 2005: 113,12 m
2.1.3 Tài nguyên thiên nhiên
+ Về đất nông nghiệp: 26.445 ha, chiếm 81.08% đất tự nhiên của huyện. Nông
nghiệp vẫn là ngành chủ yếu, diện tích sản xuất nông nghiệp không ngừng tăng lên
nhờ chú trọng mở rộng diện tích, khai hoang phục hóa.
+ Ưu thế về đặc thù tự nhiên là nhân tố quan trọng định hướng phát triển các
loại cây lâu năm, cây ngắn ngày và cây lương thực như: cao su, cà phê, tiêu, cây ăn
quả, điều, chôm chôm, sầu riêng, ngô, mía, bông và các loại đỗ, lúa.
+ Tài nguyên khoáng sản có puzlan làm nguyên liệu phụ gia xi măng, trữ lượng
20 triệu tấn, một số mỏ đá quí, mỏ đá Bazan than bùn, cuội sỏi làm nguyên liệu chế
biến phân bón và vật liệu xây dựng.
+ Tài nguyên rừng: Rừng Đồng Nai có đặc trưng cơ bản của rừng nhiệt đới, có

tài nguyên động thực vật phong phú đa dạng, tiêu biểu là vườn Quốc gia Nam Cát
Tiên. Năm 1976, tỉ lệ che phủ của rừng còn 47,8% DTTN, năm 1981 còn 21,5%.
Năm 2004 độ che phủ rừng là 26,05% tổng diện tích tự nhiên, có khu bảo tồn
thiên nhiên vườn quốc gia Nam Cát Tiên, với nhiều loài động, thực vật quý hiếm. Với
việc triển khai thực hiện chương trình trồng rừng và quy hoạch này, có thể dự báo tỉ lệ
che phủ (bao gồm cả cây công nghiệp dài ngày) sẽ tăng lên đạt 45 - 50% trong thời kỳ
đến năm 2010.
Diện tích các loại rừng
Loại rừng

Tổng diện tích (ha) Rừng tự nhiên (ha)


Rừng trồng (ha)

Rừng đặc dụng

82.795,5

80.520,4

2.275,1

Rừng phòng hộ


44.144,2

21.366,8

22.777,4

Rừng sản xuất

26.646,3

8.406,4


18.239,9

Tổng cộng

153.586,0

110.293,6

43.292,4

6



2.1.4 Tình hình dân sinh kinh tế
Dân số năm 2005: 192.410 người chiếm 8,67% dân số toàn tỉnh. Mật độ dân số
590 người/km2.
Tiềm năng du lịch: Thuận lợi cho việc phát triển du lịch sinh thái, có lợi thế về
điều kiện tự nhiên, môi trường, có sự kết hợp hài hòa giữa rừng trồng và mặt nước ao
hồ, thác ghềnh tự nhiên.
Huyện có 3 khu công nghiệp là: Sông Mây, Hố Nai, Bầu Xẻo. Huyện với lợi
thế cách TP Hồ Chí Minh 50 km và TP Biên Hòa 30 km về phía đông, dọc theo quốc
lộ 1A là địa bàn khuyến khích sự đầu tư của các doanh nghiệp.
Cơ cấu kinh tế 2006: Công nghiệp xây dựng chiếm 57.6%; Nông - Lâm - Thủy
sản chiếm 22,9%, dịch vụ 19,5%.

2.2 Giới thiệu vài nét sơ lược về vườn ươm
Hầu hết các vườn ươm cây keo lai (Acacia mangium x Acacia
auriculiformis) tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai đều nằm tập trung xung quanh
Trạm thực nghiệm Lâm nghiệp Trảng Bom tỉnh Đồng Nai, cách trung tâm huyện 1 km
về phía Bắc. Từ năm 1986 bắt đầu xuất hiện nghề làm vườn ươm với kĩ thuật gieo hạt
các loại cây gỗ lớn, cây bản địa như: gõ đỏ, xà cừ, giáng hương, dầu rái, lim xẹt, gõ
mật,… một số cây xanh đô thị như: móng bò, bằng lăng… và một số loài cây mọc
nhanh như: keo lá tràm, keo tai tượng, keo lai,… Về sau khoa học kĩ thuật phát triển với
nhiều kĩ thuật mới và từ thực tế yêu cầu cuộc sống, con người dần dần trồng rừng với
nhiều mục đích khác nhau như cần cây làm nhà, làm giấy,… với yêu cầu thời gian thu
hoạch ngắn thì những loài cây mọc nhanh là một trong những chỉ tiêu được lựa chọn
hàng đầu. Với khả năng chống chịu tốt, dễ thực hiện, công lao động và vốn bỏ ra không

cao nên người làm vườn đã bắt đầu chuyển sang làm hom keo lai. Với tổng diện tích
vườn trên 3 ha, với nhiệm vụ chính cung cấp cây giống phục vụ cho công tác trồng rừng
trong tỉnh và các vùng lân cận, nhằm thực hiện mục tiêu trước mắt là phủ xanh diện tích
đất trống đồi núi trọc và cung cấp nguyên liệu giấy cho nghành công nghệ bột giấy. Để
cung cấp được nguyên vật liệu đủ số lượng lẫn chất lượng thì nguồn giống cần phải đảm
bảo chất lượng.
Nhưng hiện nay, hầu hết các vườn giống cây keo lai (Acacia mangium x
Acacia auriculiformis) đang bị nấm bệnh tấn công mạnh. Nguyên nhân chính, diện
7


tích vườn khá rộng, vì vậy khâu quản lý, bảo vệ, chăm sóc, vệ sinh vườn còn hạn chế.

Hơn nữa, xung quanh các luống gieo cỏ phủ dày đặc đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự
tích lũy nguồn bệnh và trở thành nguồn xâm nhiễm bệnh hại chính cho vườn giống cây
Keo lai tại khu vực nghiên cứu.

Một số hình ảnh về vườn ươm cây giống keo lai tại khu vực nghiên cứu

8


2.3 Đặc điểm của một số loại thuốc hóa học phòng trừ bệnh, sử dụng trong
nghiên cứu
2.3.1 Antracol 70BHN

Sản phẩm của hãng Bayer – CHLB Đức do Cty Khử trùng Việt Nam phân phối
 Tên hóa học: Polymerie zinc propylene bis (Dithiocarbamate)
 Công dụng: là thuốc trừ nấm có phổ tác dụng rộng, công hiệu đối với các bệnh
thối, đốm lá, thán thư trên nhiều loại cây trồng.
 Liều lượng sử dụng: 30 g/ 8 - 10 lít nước, phun 7 - 10 ngày/lần
2.3.2 Anvil 55C (Hàm lượng: Hexacomazole 50%)
Sản phẩm của hãng Zeneca (Vương Quốc Anh) do công ty Khử trùng Việt Nam
đóng gói và phân phối.
 Tên hóa học: (RS) – 2 (2, 4 – Dichlophenil) – 1 – (IH – 1, 2, 4 – tracol – 2 – yl – 2 – 0)
 Công thức hóa học:

Cl

C4H9
C

Cl

CH2

OH
N

N
N


 Công dụng: là loại thuốc trị bệnh nội hấp có cả tác dụng phòng và trị
bệnh. Thuốc trị rất nhiều bệnh đốm lá, phấn trắng, gỉ sắt,… Hiệu lực trị nấm
kéo dài từ 1 – 2 tuần.
 Liều lượng sử dụng: 1 lít/ha
2.3.3 Copper BWP
Thuốc do trường đại học Cần Thơ sản xuất
 Thành phần: là thuốc trừ nấm hỗn hợp gồm 20% Zinep, 10% Benlate và
45% Bordeaux.
 Công dụng: Phòng trừ bệnh cháy đầu lá, héo rủ ngọn
 Liều lượng sử dụng: 15 – 30 g/8 lít nước, phun 10 – 15 ngày lần.


9


2.3.4 Forwanil 75% BNT hay (Chlorathalonil)
Do công ty FORWARD INTERNATIONAL của Đài Loan sản xuất
 Tên hóa học: Tetrchloroi – sophthalonitrile
 Liều lượng sử dụng: 1,5 – 2 kg/ha, phun 2 – 3 lần cách nhau 7 – 14 ngày, thời
gian cách ly 7 ngày.
2.3.5 Viben C 50BTN
Thuốc do công ty sát trùng Việt Nam sản xuất và phân phối
 Thành phần gồm: Benomyl (25%) và Oxyclorua (20%)
 Công thức hóa học của Benomyl:

N

NHCO 2CH3

N
C

NHC4H9

O

 Công dụng: Phòng trừ nhiều bệnh đốm lá, gỉ sắt chết rạp cây con

 Liều lượng sử dụng: 20 – 25 g/8 lít nước
2.3.6 Topsin M70WP
 Thành phần: 70% Thiophanate melythir
 Sản phẩm của công ty NIPPON SODA Co.Ltd của Nhật Bản do công ty thuốc
trừ sâu Sài Gòn phân phối.
 Tên hóa học: Dimethyl [(1,2 – phenylen) bis – (minocarbin – thioyl) bis
(Carbamate)]
 Công thức hóa học:
S

O


NH

C

NH

COCH3

NH

C


NH

COCH3

S

O

10


 Công dụng: là loại thuốc trừ nấm nội hấp diệt được nhiều loại nấm hại

cây trồng
 Liều lượng sử dụng: 6 – 8 g/lít, phun 7 – 10 ngày/lần, thời gian cách
ly 7 – 14 ngày
2.3.7 Ridomil 72 BHN
- Tên hóa học: N-(2, 6 – Dimethylphenyl) – N – (methoxyacetyl) – DL- alanine
methyl ester
- Công thức hóa học:

CH3

CH3


O

CH

C

C

CH2

O


CH3

N

CH3

O

CH3

O


- Công dụng: Thuốc trừ nấm công dụng nội hấp, có khả năng lưu dẫn mạnh.
Phổ tác dụng rộng đặc biệt có hiệu quả với các nấm Phytophthora, Pythium.
- Liều lượng sử dụng: 1,5 – 2 kg/ha, pha nước với nồng độ 0,3 – 0,4 %, phun
ướt đều lên cây. Pha 20 g/1 lít nước quét lên chỗ nứt thân xì mủ và mặt cạo cao su.
2.3.8 Funguran – OH 50WP
 Chế phẩm Funguran – OH- 50WP (chứa 50% đồng, tương đương 77%
Hydrocide đồng), sử dụng với liều lượng 0,75 – 1,5 kg/ha, pha nước với nồng độ 0,2 –
0,3% phun ướt đều lên cây.
 Tên hóa học : Copperhydrocide
 Công thức hóa học : Cu(OH)2
 Công dụng : Phòng trừ các nấm hại gốc và rễ cây (như Fusarium, Rhizoctonia,
Sclerotinia, Pythium)

 Khả năng hỗn hợp : Có thể pha chung với nhiều thuốc trừ sâu bệnh khác.

11


2.3.9 Rovral 50WP
 Tên hóa học : 3 – (3, 5 – dichlorophenyl) – N – (1 – methylethyl) 2, 4 – dioxo 1
– imidazolidinercarboxamide
 Liều lượng sử dụng : Rovral 50WP từ 0,5 – 1,0 kg/ha, pha nước với nồng độ
0,1 – 0,2 % phun ướt đều lên cây.
 Công thức hóa học :
CH(CH3)2

N

O

C
O

N
N

Cl


O

 Khả năng hỗn hợp : có dạng hỗn hợp với Carbendazim (Calidan). Thiram. Khi
sử dụng thường pha chung vói Zineb. Ngoài ra có thể pha chung với nhiều thuốc trừ
sâu bệnh khác.
2.3.10 Validamycin 5SL
- Tên hóa học : 1L – (1,3,4/2,6) – 2,3 – dihydroxy – 6 – hydroxy – methyl – 4 –
[(1S,4R,5S,6S) – 4,5,6 – trihydroxy – 3 – hydroxymethyl – cyclohex – 2 –
enylaminolcyclohexyl - D – glucopyraocide
Công thức hóa học :

HOH2C


HO

OH

HO

HO

NH3

HO


OH

CH2OH

OH

OH

OH

A26

31
CH2OH

-Công dụng : Validamycin có tác dụng kháng sinh, chủ yếu với các nấm
Rhizoctonia, Corticium và Sclerotium gây ra cáo bệnh khô vằn, lở cổ rễ, héo rũ và nấm
hồng trên nhiều cây trồng.
12


- Liều lượng sử dụng : 1,0 – 1,2 kg/ha, pha nước với nồng độ 0,2 – 0,3% phun
ướt đều lên cây.
2.3.11 Sumi Eight

- Tên hóa học : € - (RS) – 1 – (2,4 – dichlorophenyl) – 4,4 – dimethyl – 2 – (1H
– 1,2,4 – triazole – 1 – yl) – pent – 1 – en – 3 – ol
- Công thức hóa học

Cl
H

OH CH3

C

Cl


C CH

C

N

CH3

CH3

N

N
- Công dụng : Thuốc trừ nấm nội hấp, phổ tác dụng rộng
- Liều lượng sử dụng : 0,3 – 0,6 kg/ha, pha với nước nồng độ 0,05 – 0,1% phun
ướt đều lên cây.

13


×