Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ TĂNG TRƯỞNG CỦA RỪNG THÔNG BA LÁ (PINUS KESIYA ROYLE) TRỒNG TẠI TIỂU KHU 316 A, CÔNG TY LÂM NGHIỆP ĐƠN DƯƠNG, HUYỆN ĐƠN DƯƠNG, TỈNH LÂM ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (601.74 KB, 48 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LÂM NGHIỆP
\[

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ TĂNG
TRƯỞNG CỦA RỪNG THÔNG BA LÁ (PINUS KESIYA ROYLE)
TRỒNG TẠI TIỂU KHU 316 A, CÔNG TY LÂM NGHIỆP ĐƠN
DƯƠNG, HUYỆN ĐƠN DƯƠNG, TỈNH LÂM ĐỒNG
SINH VIÊN THỰC HIỆN :TRẦN NHƯ HÙNG
LỚP
: TC04LNLD
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : Th.S NGUYỄN MINH CẢNH

Năm 2009


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Lâm Đồng là một vùng đất cực Nam Tây nguyên, nơi tập trung một hệ thực
vật phong phú, đa dạng mang những đặc trưng vùng nhiệt đới núi cao, mưa mùa và
những nét của rừng Á nhiệt đới với nhiều kiểu rừng thưa (rừng lá kim), rừng kín
thường xanh, rừng rụng lá, rừng hỗn giao và rừng tre nứa .
Lâm đồng có 617.000 ha rừng với độ che phủ 63 % diện tích toàn tỉnh, đặc
điểm của rừng Lâm Đồng là đặc dụng và phòng hộ. Rừng Lâm Đồng rất đa dạng về
loài, có trên 400 cây gỗ, trong đó có một số loài gỗ quý như: Pơmu xanh, Cẩm lai,
Giổi, Thông hai lá, Thông ba lá ... ngoài ra còn có nhiều loại lâm sản có giá trị khác
(nguồn ).
Rừng Lâm Đồng phân bố ở thượng nguồn các sông, suối lớn của khu vực nên


có vai trò quan trọng trong phòng hộ, du lịch, nghiên cứu, tham quan … Diện tích
đất có khả năng trồng rừng nguyên liệu khoảng 50.000 – 70.000 ha, thuận lợi cho
ngành công nghiệp chế biến bột giấy, giấy (nguồn ).
Rừng của Lâm Đồng là khu vực lưu giữ nguồn gen động, thực vật quý hiếm,
có chức năng bảo vệ nguồn sinh thủy khu vực đầu nguồn của 7 hệ thống sông, suối
lớn. Tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái này đóng vai trò quan trọng trong cảnh
quan du lịch, đặc biệt là rừng Thông. Rừng Lâm Đồng còn là nơi cư trú và sinh sống
của những loài động vật quý hiếm như Tê giác một sừng, Voi, Bò tót, Sói xám, Voọc
xám, Beo gấm, Báo hoa mai, Gấu, Vượn…cùng với hàng trăm loài chim và bò sát.
Rừng Lâm Đồng phong phú và đa dạng như vậy, nhưng đáng tiếc lâu nay tình
trạng khai thác bừa bãi, nạn phá rừng làm rẫy, nạn cháy rừng đã làm suy giảm, có nơi
cạn kiệt nguồn tài nguyên quý giá đó. Vì vậy, nhiệm vụ hàng đầu của ngành Lâm
nghiệp Lâm Đồng nói chung, Công ty Lâm nghiệp Đơn dương nói riêng là nhanh
chóng khôi phục, tôn tạo, phát triển và bảo vệ hệ sinh thái rừng thông qua việc giao
1


khoán, quản lý bảo vệ rừng, nuôi dưỡng, làm giàu diện tích rừng hiện có, hạn chế tối
đa sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên đất lâm nghiệp, đồng thời tăng nhanh diện
tích trồng rừng (chủ yếu Thông ba lá) trên những diện tích đất giải tỏa, thu hồi đất
trống nhằm góp phần cải thiện môi trường sinh thái, tô đẹp cảnh quan thiên nhiên
đặc sắc, hấp dẫn các nhà khoa học và du khách đến nghiên cứu, tham quan du lịch.
Cho đến nay, loài Thông ba lá (Pinus kesiya Royle) vẫn là một trong những
loài cây có giá trị tổng hợp, đáp ứng được chức năng đa mục tiêu, và được khẳng
định qua thực tế ở Lâm Đồng. Nó có khả năng thích ứng cao trong các điều kiện lập
địa tại nhiều vùng và đặc biệt nó đem lại lợi ích rất lớn về nhiều mặt: phòng hộ đầu
nguồn, đặc dụng, bảo vệ môi trường, tạo cảnh quan và an ninh quốc phòng của đất
nước. Do những giá trị rất có ý nghĩa đó, trong các chương trình trồng rừng của
chính phủ, nó cũng là một trong những loài cây được ưu tiên lựa chọn.
Công ty Lâm nghiệp Đơn Dương (trước đây là Lâm trường Đơn Dương) là

một trong những đơn vị lâm nghiệp đóng trên địa bàn huyện Đơn Dương, là đơn vị
hành chính sự nghiệp có thu thực hiện chức năng bảo vệ rừng là chính. Trong những
năm qua, Công ty cũng đã tiến hành trồng mới và bổ sung loài Thông ba lá trên
những diện tích đất rừng nhằm tái tạo hệ sinh thái rừng bằng nhiều phương thức khác
nhau, nhưng do điều kiện địa hình tương đối bằng phẳng nên tệ nạn phá rừng, lấn
chiếm đất lâm nghiệp xảy ra gay gắt và kéo dài. Công tác quản lý bảo vệ rừng của
đơn vị gặp nhiều khó khăn với sức ép phá rừng ngày càng lớn, bên cạnh đó thiếu sự
phối hợp đồng bộ giữa Công ty và chính quyền địa phương nên kết quả quản lý bảo
vệ rừng của Công ty chưa đạt kết quả tốt.
Do vậy, vấn đề cũng cần phải đặt ra cho thực tiễn sản xuất lâm nghiệp hiện
nay ở tỉnh Lâm Đồng nói chung và Công ty Lâm nghiệp Đơn Dương nói riêng là cần
phải tìm hiểu và đánh giá được hiện trạng sinh trưởng, tăng trưởng và trữ lượng của
rừng Thông ba lá cùng với một số chỉ tiêu khác làm cơ sở cho việc lựa chọn và đề
xuất các biện pháp quản lý bảo vệ rừng, kỹ thuật trồng rừng, nuôi dưỡng rừng, tỉa
thưa rừng đạt được hiệu quả lâu dài và đảm bảo được tính liên tục nhằm cung cấp tối
đa lâm sản cùng các lợi ích khác của rừng, từ đó góp phần giải quyết các nhu cầu
hiện tại cũng như hướng phát triển trồng rừng lâu dài trong tương lai.
2


Xuất phát từ những vấn đề mang tính thực tiễn đó, được sự đồng ý của Khoa
Lâm nghiệp - Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, sự phân công
của Bộ môn Quản lý tài nguyên rừng và dưới sự hướng dẫn của Thầy Nguyễn Minh
Cảnh, trong khuôn khổ của một khóa luận tốt nghiệp cuối khoá, đề tài “Đánh giá
một số đặc điểm sinh trưởng và tăng trưởng của rừng Thông ba lá (Pinus kesiya
Royle) trồng tại tiểu khu 316 A, Công ty Lâm nghiệp Đơn Dương, huyện Đơn
Dương, tỉnh Lâm Đồng” được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 01 đến
tháng 07 năm 2009.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Tìm hiểu những đặc điểm cơ bản nhất về cấu trúc rừng Thông ba lá trồng tại

khu vực nghiên cứu thông qua quy luật phân bố số cây theo các chỉ tiêu sinh trưởng
cơ bản như: đường kính (D1.3), chiều cao vút ngọn (H).
- Đánh giá các đặc điểm sinh trưởng, tăng trưởng của loài Thông ba lá trồng
thông qua việc xây dựng các phương trình tương quan giữa các chỉ tiêu sinh trưởng:
D1.3, H, V với tuổi.

3


Chương 2
TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
2.1. Những khái niệm chung về sinh trưởng, tăng trưởng cây rừng
Nghiên cứu sinh trưởng và dự đoán sản lượng rừng đã được nhiều tác giả
trên thế giới và ở Việt Nam đề cập tới từ thế kỷ thứ 19. Những nghiên cứu này đều
có xu hướng xây dựng cơ sở khoa học và lý luận cho việc kinh doanh rừng có hiệu
quả. Cơ sở ban đầu để hình thành lĩnh vực này là những nghiên cứu về sản lựơng
cho đối tượng cây rừng và lâm phần. Từ những thí nghiệm ban đầu, con người đã
có những hiểu biết về sinh trưởng và sản lượng của một số loài cây chính. Những
nghiên cứu bắt đầu từ định tính chuyển sang định lượng các qui luật tự nhiên góp
phần giải quyết nhiều vấn đề trong kinh doanh rừng
Sinh trưởng cây rừng và lâm phần là trọng tâm của sản lượng rừng, nó có tính
chất nền tảng để nghiên cứu các phương pháp dự đoán sản lượng cũng như hệ thống
biện pháp tác động nhằm nâng cao năng suất của rừng. Có nhiều hướng, nhiều
phương pháp khác nhau khi nghiên cứu cấu trúc và sinh trưởng của lâm phần. Ở
châu Âu, vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, vấn đề nghiên cứu quy luật phân bố số
cây theo cấp đường kính, chiều cao, đường kính tán ... đã được nhiều tác giả công bố.
Nhiều vấn đề nghiên cứu cấu trúc và sản lượng rừng trước đây còn nặng về nghiên
cứu định tính, mô tả thì nay đã được nghiên cứu định lượng. Định hướng nghiên cứu
cấu trúc và sản lượng rừng đã được các nhà khoa học khái quát lại dưới dạng các mô
hình toán học từ đơn giản đến phức tạp nhằm định lượng các quy luật của tự nhiên,

nhờ đó đã giải quyết được nhiều bài toán trong kinh doanh rừng, đặc biệt trong lĩnh
vực lập biểu chuyên dụng phục vụ cho công tác điều tra và dự đoán sản lượng cũng
như xây dựng hệ thống các biện pháp kinh doanh, nuôi dưỡng rừng cho từng đối
tượng cụ thể.
Sinh trưởng của cây rừng là kết quả của quá trình đồng hóa những nguồn năng
lượng của môi trường dưới ảnh hưởng của những quy luật nội tại cũng như mối quan
4


hệ giữa các nhân tố nội tại với các nhân tố ngoại cảnh trong suốt thời gian tồn tại tự
nhiên của chúng.
Sinh trưởng của rừng là quá trình sinh trưởng của quần thể cây rừng, có quan
hệ chặt chẽ với điều kiện môi trường, trong đó có lập địa. Sinh trưởng của rừng là cơ
sở chủ yếu để đánh giá sức sản xuất của lập địa, điều kiện tự nhiên cũng như hiệu
quả của các biện pháp tác động đã được áp dụng.
Sinh trưởng của cây rừng là cơ sở hình thành nên sản lượng rừng, vì vậy
muốn nghiên cứu sinh trưởng của rừng trước hết phải bắt đầu từ việc nghiên cứu cây
cá thể.
Theo Lâm Xuân Sanh (1987), sinh trưởng là một biểu thị động thái của rừng,
là căn cứ khoa học quan trọng để định ra những phương thức kỹ thuật lâm sinh thích
hợp với từng giai đoạn phát triển khác nhau của rừng để đáp ứng với mục tiêu kinh
doanh lâm nghiệp. Sinh trưởng của quần xã thực vật rừng và cá thể cây rừng là hai
vấn đề khác nhau nhưng quan hệ chặt chẽ với nhau. Sinh trưởng cá thể có ý nghĩa rất
lớn đối với sự phát triển của rừng.
Nghiên cứu sinh trưởng của cây hay loại hình rừng nào đó là tìm hiểu và nắm
bắt được quy luật phát triển của chúng thông qua một số chỉ tiêu sinh trưởng như:
D1,3, H, DT, V, … theo thời gian (hay còn gọi là tuổi của cây rừng). Những quy luật
này được mô tả và trình bày bằng những hàm toán học cụ thể, chúng được gọi là các
hàm sinh trưởng. Từ đây, người làm công tác lâm nghiệp sẽ có những đánh giá, nhận
xét một cách khách quan về ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh (như điều kiện tự

nhiên, biện pháp tác động …) tới quá trình sinh trưởng của cây rừng. Trên cơ sở đó
đề xuất những biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp với từng giai đoạn phát triển của
cây và rừng, hướng tới mục tiêu ngày càng nâng cao năng suất và chất lượng rừng,
đáp ứng mục tiêu kinh doanh đã đề ra.
Cho đến nay, các thành tựu trong nghiên cứu về khoa học sản lượng rừng của
nhân loại là rất đồ sộ. Tuy nhiên, trong khuôn khổ một khóa luận tốt nghiệp cuối
khóa, tác giả chỉ khái quát một số công trình tiêu biểu trong và ngoài nước có liên
quan tới nội dung nghiên cứu của đề tài nhằm làm cơ sở định hướng cho việc lựa
chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp.
5


2.2. Những nghiên cứu về sinh trưởng, tăng trưởng cây rừng trên thế giới
Có thể nói cho tới nay, vấn đề mô hình hóa sinh trưởng và sản lượng rừng
được tranh luận rộng rãi và ngày hoàn thiện. Sinh trưởng của cây rừng là sự thay đổi
về kích thước, trọng lượng, thể tích theo thời gian một cách liên tục (Giang Văn
Thắng, 2002).
Các nhà lâm học thường phân chia đời sống cây rừng và lâm phần ra làm 5
giai đoạn: Rừng non, rừng sào, rừng trung niên, rừng thành thục và quá thành thục
(Belov, 1983, 1985). Quy luật sinh trưởng chung của thực vật là lúc đầu chậm, tăng
dần, chậm dần cho đến khi đạt giá trị tối đa (dẫn nguồn Trịnh Văn Út, 2007). Từ đây,
vấn đề đặt ra cho nghiên cứu sinh trưởng, sản lượng rừng trồng là phải thể hiện sinh
trưởng là một quá trình liên tục.
Như đã biết, sinh trưởng của cây rừng và lâm phần phụ thuộc tổng hợp vào
các yếu tố môi trường và những biện pháp tác động. Vì vậy, không có những nghiên
cứu thực nghiệm khoa học thì không thể làm sáng tỏ quy luật của các loài cây. Nhận
thức được điều này, từ thế kỷ 18 đã xuất hiện những nghiên cứu của các tác giả
Octtelt, Pauslen, Bause, Borggreve, Breymann, Cotta, Danckelmann, Draudt, Hartig,
Weise ... Nhìn chung, những nghiên cứu về sinh trưởng cây rừng và lâm phần phần
lớn được xây dựng thành các mô hình toán học chặt chẽ và được công bố trong các

công trình của Meyer, Stevenson (1949), Schumacher, F.X và Coile T.X (1960),
Alder (1980) ... Phương pháp nghiên cứu sinh trưởng và sản lượng rừng của các tác
giả chủ yếu là áp dụng kỹ thuật phân tích thống kê toán học, phân tích tương quan và
hồi quy qua đó xác định sản lượng gỗ của lâm phần (Dẫn nguồn Nguyễn Hữu Thanh
Tài, 2006).
Nhìn chung, các hàm sinh trưởng đều có dạng toán học khá phức tạp, biểu
diễn quá trình sinh học dưới sự chi phối tổng hợp của các nhân tố nội và ngoại cảnh.
Đây là những hàm toán học mô phỏng được quy luật sinh trưởng của cây rừng cũng
như lâm phần dựa vào các nhân tố điều tra lâm phần để dự đoán giá trị lớn nhất của
các đại lượng sinh trưởng.
Từ nhiều thập kỷ trở lại đây, các nhà khoa học Lâm nghiệp trên thế giới đã đi
sâu nghiên cứu với sự ứng dụng rộng rãi của toán thống kê nhằm tìm ra các phương
6


trình toán học phù hợp cho việc mô tả quá trình sinh trưởng của các loại cây rừng ở
các vùng sinh thái khác nhau trên các châu lục.
Tuy nhiên các hàm toán học hay các hàm sinh trưởng được tìm ra chỉ thích
hợp với một số loài cây ở một số vùng sinh thái cụ thể nào đó, với các loài cây khác
ở vùng sinh thái khác nhau, các hàm toán học này có phù hợp hay không cần phải có
những nghiên cứu ứng dụng và kết luận với mức độ phù hợp của chúng.
Tiêu biểu và đại diện cho những kết quả nghiên cứu sinh trưởng cây rừng
được công bố trên thế giới là những hàm sinh trưởng được mang tên các tác giả như:
Hàm:

−e

− a0 .

A

a1

Gompertz:

y = m. e

Bachmann:

Log(y) = a0 + a1Log(A) + a2Log2(A)

Korsun:

2
y = a0.e( a1 ln A − a 2 ln A)

Mirscherlich:

y = a0.[1- e ( − a . A) ]

Thomasius:

y = a0.[1- e − a . A(1−e

1

1

a2

− a2 . A


)

]

Trong đó:
y là đại lượng sinh trưởng như chiều cao, đường kính ….
m là giá trị cực đại có được của Y.
ao, a1, a2 là các tham số của phương trình.
A là tuổi cây rừng hay lâm phần.
e là cơ số Neper (e = 2,71828…).
Trong các hàm sinh trưởng ở trên có thể coi hàm Gompertz là hàm cơ sở ban
đầu cho việc phát triển tiếp theo của các hàm sinh trưởng khác (dẫn nguồn Trịnh Văn
Út, 2007).
Trong nghiên cứu về sinh trưởng, việc nghiên cứu những thay đổi tương ứng
của mật độ cây rừng cũng được chú trọng, vì nó là một nhân tố quan trọng tạo nên
trữ lượng rừng. Từ đó Thomasius (1972) đã đề xướng học thuyết về không gian sinh
trưởng tối ưu cho mỗi loài cây rừng thông qua phương trình:
K = lg(N).lg(D).e c.A
Trong đó:
K: Không gian sinh trưởng tối ưu.
7


N: Mật độ cây rừng (cây/ha) ở tuổi A.
D: Kích thước bình quân lâm phần ở tuổi A.
c: Tham số phương trình.
(Dẫn nguồn Nguyễn Hữu Thanh Tài, 2006).
Tốc độ tăng trưởng hay còn gọi là lượng tăng trưởng thường xuyên của cây
rừng cũng được các nhà nghiên cứu quan tâm, mô tả và quy luật hoá quá trình tăng

trưởng của cây rừng bằng những hàm tăng trưởng.
Năm 1973, Wenk chứng minh hàm Gompertz là kết quả của một giả thuyết vi
phân đơn giản về tốc độ sinh trưởng tương đối:
Y'
)
'
Y = −b. Y
dx
Y

d(

Từ đó, có thể đi tới phương trình biểu thị tốc độ sinh trưởng tương đối của
Gompertz như sau:

Y'
= b.c1 .e − b . x
Y
Trong đó:
Y’ là lượng tăng trưởng của nhân tố sinh trưởng Y nào đó.
x là tuổi.
e là cơ số Neper (e = 2,71828…).
b, c1 là các tham số phương trình.
Theo Busson, lượng tăng trưởng về thể tích gỗ sẽ tăng lên đến một tuổi nào đó
lại giảm xuống. Prodan khi nghiên cứu quan hệ giữa đường cong sinh trưởng và
đường cong lượng tăng trưởng thấy rằng điểm uốn của đường cong sinh trưởng là
điểm uốn cực đại của đường cong lượng sinh trưởng. Thí dụ: H = F (A) ; ih = F’ (A)
= f (A) (dẫn nguồn Trịnh Văn Út, 2007).
Như vậy, từ kết quả thống kê các hàm sinh trưởng trên đây cho thấy, các hàm
số đều có dạng phức tạp, biểu diễn quá trình sinh học phức tạp của cây rừng hay lâm

phần dưới sự chi phối tổng hợp của các nhân tố nội tại và ngoại cảnh.
Tóm lại, điểm qua các công trình nghiên cứu của các tác giả cho thấy, nhìn
chung với phương pháp nghiên cứu từ mô tả định tính chuyển dần sang định lượng
8


dưới dạng các mô hình toán học là một trong những phương pháp nghiên cứu thể
hiện sự tiến bộ trong nghiên cứu các quy luật sinh học. Tuy nhiên, qua mô tả sự biến
đổi về lượng của đại lượng sinh trưởng theo thời gian, mỗi tác giả đều có hướng
nghiên cứu giải quyết vấn đề một cách khác nhau.
2.3. Tình hình nghiên cứu về sinh trưởng, tăng trưởng cây rừng tại Việt Nam
Nghiên cứu quá trình sinh trưởng ở nước ta đã được nhiều nhà khoa học lâm
nghiệp nghiên cứu ứng dụng và đề nghị một số dạng phương trình toán học biểu diễn
quá trình sinh trưởng của một số loài cây trồng và nhiều loại hình rừng khác nhau
cũng như mối quan hệ giữa các nhân tố sinh trưởng, tiêu biểu như:
Vũ Đình Phương và cộng tác viên (1973) khi nghiên cứu về quy luật sinh
trưởng rừng trồng Bồ đề (Styrax tonkinensis Pierre) đã mô tả quan hệ giữa chiều cao
bình quân ( H ) với tuổi của lâm phần Bồ đề trồng thuần loại đều tuổi bằng phương
trình: AH = a0 + a1.A + a2.A2
Trong đó:
A là tuổi của cây hay lâm phần.
H là chiều cao cây hay chiều cao bình quân lâm phần

a0, a1, a2 là các tham số phương trình.
(dẫn nguồn Nguyễn Minh Quốc, 2006).
Phùng Ngọc Lan (1981 - 1985) đã khảo nghiệm phương trình sinh trưởng
Schumacher và Gompertz cho một số loài cây như: Mỡ, Thông nhựa, Bồ đề và Bạch
đàn trên một số điều kiện lập địa khác nhau cho thấy: đường sinh trưởng thực
nghiệm và đường sinh trưởng lý thuyết đa số cắt nhau tại một điểm, chứng tỏ sai số
của phương trình rất nhỏ, song có hai giai đoạn có sai số ngược dấu nhau một cách

có hệ thống (dẫn nguồn Nguyễn Minh Quốc, 2006).
Nguyễn Ngọc Lung cũng nhận xét tương tự khi thử nghiệm một số hàm số để
biểu thị quá trình sinh trưởng D, H, V cho loài Thông ba lá. Qua nghiên cứu tác giả
đã cho những nhận xét: Hàm Gompertz và một số hàm sinh trưởng lý thuyết khác có
điểm xuất phát không phải tại gốc tọa độ. Tác giả cho rằng, đối với loài cây mọc
chậm thì cỡ tuổi đầu 5, 10 năm đều không quan trọng, nhưng trong điều kiện cây
mọc nhanh thì cần lưu ý vấn đề này. Và tác giả đã nhận xét rằng, hàm Schumacher
9


có ưu điểm tuyệt đối vì nó xuất phát từ gốc tọa độ, cuối cùng tác giả đề nghị dùng
phương trình Schumacher để mô tả quy luật sinh trưởng cho một số đại lượng D, H,
V của loài Thông ba lá tại Đà Lạt - Lâm Đồng.
Trịnh Đức Huy (1987) đã dùng các phương trình toán học để xác lập quy luật
sinh trưởng các nhân tố điều tra dưới nhiều dạng hàm toán học khác nhau (Hàm
logarit, hàm số mũ, hàm Schumacher …) cho các lâm phần Bồ đề thuần loại đều tuổi
vùng trung tâm ẩm Bắc Việt Nam. Tác giả nhận thấy rằng, hàm Schumacher: y =
k

a0 .e −b / x có độ liên hệ rất cao và ổn định cho cả nhân tố đường kính, chiều cao và
thể tích của cây rừng (dẫn nguồn Trịnh Văn Út, 2007).
Trong đó:
x là tuổi của cây hay lâm phần.
y là chỉ tiêu sinh trưởng của cây hay lâm phần
a0, b là các tham số phương trình.
k là hệ số biểu thị loài (k = 0,2 - 2,0)
e là cơ số Neper (e = 2,71828…).
Đối với các loài cây trồng ở vùng nguyên liệu giấy phía Bắc, Đào Công
Khanh và các cộng sự bước đầu nghiên cứu quy luật sinh trưởng cho 4 loài cây trong
vùng là Thông Caribae, Keo tai tượng, Bạch đàn Camal và Bạch đàn Uro. Quan hệ

giữa các nhân tố đo với tuổi đã được mô phỏng bằng hàm Schumacher và đều có hệ
số tương quan rất cao (dẫn nguồn Trịnh Văn Út, 2007).
Để lập biểu quá trình sinh trưởng ở rừng trồng keo lá tràm, Vũ Tiến Hinh
(1996) cũng đã xác lập một loạt các hàm sinh trưởng, các mô hình dự đoán sản lượng
và tác giả đã đề xuất việc ứng dụng những kết quả này vào hoạt động sản xuất và
kinh doanh rừng trồng (dẫn nguồn Trịnh Văn Út, 2007).
Bùi Việt Hải (1998) cũng đã chọn dạng hàm Schumacher để xây dựng mô
hình sinh trưởng cho các nhân tố đường kính D1,3, chiều cao H, đường kính tán DT
của cây Keo lá tràm làm cơ sở khoa học cho kỹ thuật tỉa thưa. Tác giả đã nhận định
rằng: các hàm sinh trưởng là các đường cong tăng và tăng nhanh ngay từ những năm
đầu, mang đặc tính chung của loài cây ưa sáng (dẫn theo Trần Quốc Khanh, 2007).

10


Xu hướng sử dụng các mô hình toán học trong nghiên cứu sinh trưởng đã
được nhiều tác giả quan tâm như: Vũ Đình Phương, Vũ Tiến Hinh, Nguyễn Ngọc
Lung, Giang Văn Thắng, Bùi Việt Hải, Nguyễn Minh Cảnh ... Các tác giả đã sử dụng
phương trình tương quan giữa các nhân tố điều tra lâm phần để xác định các quy luật
sinh trưởng. Những công trình nghiên cứu trên đều nhằm phục vụ cho việc xác định
cường độ tỉa thưa, dự đoán sản lượng gỗ, lập biểu cấp đất, biểu thể tích cho một số
loài cây trồng như: Thông, Mỡ, Bồ đề, Neem, Keo lá tràm ...
Ngoài ra, còn có các dạng phương trình toán học khác được đề nghị nhằm mô
tả quy luật sinh trưởng của một số cây như Bạch đàn, Keo lá tràm, Keo lai, Đước,
Tràm úc, Neem, Thông ba lá của sinh viên Khoa Lâm nghiệp, Trường Đại Học Nông
Lâm Tp.HCM ở một số khu vực như: Bình Thuận, Ninh Thuận, Lâm Đồng, Cà Mau,
Sóc Trăng, Tân Tạo – Bình Chánh ...
Những công trình nghiên cứu đề cập trên đây đã đề xuất được hướng giải
quyết và phương pháp luận trong sinh trưởng. Việc mô phỏng mang tính chất định
lượng cho quá trình sinh trưởng của cây rừng hay lâm phần, tiến tới lựa chọn mô

hình thích hợp là việc làm không thể thiếu trong nghiên cứu sinh trưởng và sản lượng
rừng, nhằm xây dựng hệ thống các biện pháp kỹ thuật tác động có hiệu quả trong
kinh doanh và nuôi dưỡng rừng.
Tóm lại, có thể nói những kết quả nghiên cứu về sinh trưởng cây rừng của các
tác giả trên là những tài liệu cơ sở rất quan trọng cho những nghiên cứu sinh trưởng,
tăng trưởng của các đối tượng rừng trồng nói chung và rừng Thông ba lá trồng tại
Công ty Lâm nghiệp Đơn Dương tỉnh Lâm Đồng nói riêng trong hiện tại và tương lai
sau này. Trên đây giới thiệu một cách tóm lược những vấn đề có liên quan đến nội
dung nghiên cứu của đề tài mà trong quá trình thực hiện sẽ được vận dụng, đặc biệt
có chú trọng tới các vấn đề cơ sở lý luận, những quan điểm và phương pháp nghiên
cứu định lượng sao cho phù hợp với đối tượng và nội dung nghiên cứu của đề tài.

11


Chương 3
ĐĂC ĐIỂM KHU VỰC, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm khu vực nghiên cứu
Theo số liệu từ Phương án điều chế rừng của Công ty Lâm nghiệp Đơn
Dương, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng do phòng kỹ thuật cung cấp, Công ty
Lâm nghiệp Đơn Dương có các đặc điểm điều kiện tự nhiên, tình hình dân sinh, kinh
tế - xã hội, tình hình đất lâm nghiệp như sau:
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Công ty Lâm nghiệp Đơn Dương nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Lâm Đồng, phân
bố trên địa bàn 6 xã, thị trấn bao gồm: thị trấn D’ran, xã Lạc Xuân, xã Ka Đô, xã
Pró, xã Ka Đơn và xã Tu Tra. Có 23 tiểu khu với tổng diện tích 19.398 ha.
Địa điểm cơ quan: Thôn Lạc Xuân 2, xã Lạc Xuân, huyện Đơn Dương.
Phạm vi ranh giới:

+ Phía Bắc giáp Quốc lộ 27, tỉnh lộ 412 - 413, sông Đa Nhim.
+ Phía Nam giáp tỉnh Ninh Thuận và huyện Đức Trọng.
+ Phía Đông giáp huyện Ninh Sơn và Ban quản lý rừng Ya Hoa (Lâm
Đồng).
+ Phía Tây giáp huyện Đức Trọng.
Tọa độ địa lý:
+ Từ 108022’30” đến 108037’30” độ kinh Đông.
+ Từ 11038’15” đến 11050’40” độ vĩ Bắc.
3.1.1.2. Địa hình
Công ty Lâm nghiệp Đơn Dương nằm trong vùng địa hình rừng núi trung
bình, địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn. Phía Bắc và Đông Bắc có những ngọn núi
cao hơn 1000 m: Đỉnh 1650 m (tiểu khu 316 B), đỉnh 1395 m (tiểu khu 333 A).
12


+ Độ dốc bình quân: 25 – 270.
+ Độ cao trung bình: 900 – 1300 m.
Hướng nghiêng chung của địa hình: Đông Bắc – Tây Nam thoải dần về
hướng Đông Nam – Tây Bắc.
3.1.1.3. Khí hậu - Thủy văn
a) Khí hậu
Công Ty Lâm nghiệp Lâm Trường Đơn Dương nằm trong vùng khí hậu
nhiệt đới gió mùa, được chia thành 2 mùa rõ rệt:
- Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, là mùa rất thuận lợi để khai
thác, vận chuyển gỗ ra khỏi rừng. Tuy nhiên mùa này dễ xảy ra cháy rừng do cành
nhánh khi khai thác để lại. Do đó cần phải tập trung khai thác và vận chuyển hết gỗ
ra khỏi rừng, đồng thời tiến hành vệ sinh rừng sau khai thác.
- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, là mùa sinh trưởng phát triển của cây
rừng. Cần tác động các biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm phục hồi rừng sau khai
thác.

- Lượng mưa trung bình /năm: 1.625 mm .
-Lượng mưa cao nhất: 3.010 mm (tháng 8,9)
-Lượng mưa thấp nhất: 900 mm (tháng 11, 12)
- Nhiệt độ trung bình /năm: 220C.
+ Nhiệt độ cao nhất: 34,2 0C (tháng 5)
+ Nhiệt độ thấp nhất: 21,50C (tháng 12)
- Độ ẩm không khí trung bình năm từ 70 – 85 %.
+ Từ tháng 6 đến tháng 12 độ ẩm không khí từ 84,3 - 86,9 %.
+ Các tháng 1, 2 và 3 độ ẩm trung bình từ 75,6 - 76,9 %.
- Hàng năm độ ẩm không khí trung bình cao nhất vào khoảng 91,8 %.
+ Độ ẩm trung bình thấp nhất là 61,3 %.
+ Độ ẩm thấp nhất tuyệt đối xuống dưới 15 % vào mùa khô.
- Hướng gió chính: Đông – Tây
- Tốc độ gió trung bình: 3,2 m/giây

13


b) Thủy văn
+ Hệ thống sông suối chảy theo hướng:
- Hướng đổ về phía Tây – Bắc chảy ra sông Đa Nhim thuộc lưu vực hồ
thủy điện Đại Ninh.
- Hướng đổ về phía Đông – Nam chảy ra sông Ma Nôi thuộc huyện
Ninh sơn, tỉnh Ninh thuận.
3.1.1.4. Đất đai - Tài nguyên rừng
a) Đất đai
Phần lớn đất Công Ty Lâm nghiệp quản lý là nhóm đất nâu đỏ, nâu vàng và
đỏ vàng giàu dinh dưỡng (nơi có rừng). Đối với diện tích nương rẫy, không còn rừng
đa số đã bị rữa trôi, xói mòn nghèo dinh dưỡng.
Cụ thể, trong toàn vùng có 6 loại đất chính sau đây:

- Đất Feralít mùn trên núi chiếm phần lớn diện tích.
- Đất Feralít nâu vàng trên phù sa cổ.
- Đất Feralít nâu vàng phát triển trên đá D’acid, Bazan, Granit, Sa thạch.
- Đất Feralít nâu đỏ phát triển trên đá Bazan, Granit.
- Đất than bùn .
- Đất phù sa loang lổ.
Nhìn chung, đất tốt thích hợp cho nhiều loại cây trồng lâm, nông nghiệp.
Tổng diện tích: 18.886,02 ha.
- Đất chuyên dùng: 0,90 ha.
- Đất nông nghiệp: 9,14 ha.
- Đất lâm nghiệp: 18.875,74 ha.
- Đất có rừng: 16.057,12 ha.
- Đất không có rừng:1.619,74 ha.
- Đất lâm nghiệp đang bị xâm canh nông nghiệp: 1.635,12 ha.
- Đất khác: 14,00 ha.
Trong đó:
+ Đất rừng phòng hộ: 2.935,00 ha.
- Rừng tự nhiên: 1.594,61 ha.
14


- Rừng trồng: 429,75 ha.
- Đất trống:109,00 ha.
- Đất lâm nghiệp xâm canh nông nghiệp: 801,64 ha.
+ Đất rừng sản xuất: 15.940,98 ha.
- Rừng tự nhiên: 12.101,18 ha.
- Rừng trồng: 1.931,58 ha.
- Đất trống: 1.060,74 ha.
- Đất lâm nghiệp xâm canh nông nghiệp: 833,48 ha.
- Đất khác: 14,00 ha.

b) Tài nguyên rừng
Tổng trữ lượng: 1.1.545.136 m3.
- Rừng tự nhiên: Có nhiều loại rừng và trạng thái rừng với trữ lượng
1.471.944 m3.
- Rừng trồng: Loài cây trồng chủ yếu là Thông ba lá với tổng diện tích
2.361,33 ha, trữ lượng 73.192 m3 (trong đó 1.500 ha giai đoạn 2 đủ điều kiện đưa
vào kinh doanh (khai thác trắng, tỉa thưa, nuôi dưỡng . . .).
- Đất không rừng: Chủ yếu là nương rẫy cũ và đất chưa có rừng (IA, IB, IC)
có khả năng trồng rừng.
- Đất nông nghiệp: Đang chuyên canh cây hồng ăn quả 7,65 ha tại thôn Phú
Thuận – Dran.
- Đất chuyên dùng: Gồm đất xưởng cưa, trụ sở cơ quan và các nhà làm việc
phân trường tại các xã thị trấn 0,89 ha.
- Đất lâm nghiệp đang bị xâm canh nông nghiệp phần lớn diện tích đã tác
động từ lâu như cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày (nương rẫy cố định).
3.1.1.5. Hệ thực vật
Bao gồm các kiểu rừng sau:
- Rừng thường xanh: với những loài cây gỗ lớn thuộc các họ Sồi dẻ
(Fagaceae), họ Ngọc lan (Magnoliaceae), họ Long não (Lauraceae), họ Xoan
(Meliaceae) có nhiều loài giá trị như Giổi, Bạch tùng và các loài cây Dẻ ... chiếm
phần lớn diện tích.
15


- Rừng lá kim: chủ yếu là loài Thông ba lá (Pinus kesiya) mọc tập trung tại
các đỉnh và sườn núi có độ cao > 1.000 m phân bố nhiều tại các tiểu khu 316 A – 316
B - 322 - 326.
- Rừng khộp: với các loài cây họ Dầu (Dipterocarpaceae), họ Bàng
(Combretaceae), họ Đậu (Fabaceae) và các loài tre nứa có độ cao < 500 m, diện tích
nhỏ ở vùng giáp ranh huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận.

Dưới tán rừng là các loài cây nhỡ, lâm sản ngoài gỗ, cây thuốc, song mây, cỏ
rất phát triển.
3.1.2. Đặc điểm dân sinh, kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Dân số, dân tộc và lao động
Sống dọc theo bìa rừng Công Ty Lâm nghiệp quản lý có 32 thôn/6 xã, thị
trấn. Trong đó có 27 thôn hoàn toàn là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.
+ Tổng số hộ: 4.277 hộ (kinh: 922 hộ chiếm 22 %, dân tộc: 3.355 hộ chiếm
78 %).
+ Tổng số khẩu: 25.362 khẩu (kinh: 4.281 khẩu chiếm 17 %, dân tộc:
21.081 khẩu chiếm 83 %).
+ Tổng số lao động: 11.920 lao động (Nam: 5.722 lao động chiếm 48 %, nữ:
6.198 lao động chiếm 52 %).
3.1.2.2. Tình hình xã hội, dân trí, an ninh quốc phòng
Phần lớn, đồng bào dân tộc sống tại các thôn dọc bìa rừng là đồng bào dân
tộc bản địa trải dài từ phía Nam thôn Hòa Bình thị trấn D’ran (tiểu khu 316 B) đến
thôn Đarahoa xã Tu Tra (tiểu khu 339) là nơi định cư của đồng bào dân tộc thiểu số
bản địa với phần lớn là người Churu; kế đến là người Chill, K’ho, Raglay.
Người Kinh đã ở lâu đời tại thị trấn D’ran, các thôn bố trí dọc theo bìa rừng
từ thôn Phú Thuận đến thôn Hòa Bình; những hộ đi kinh tế mới sau này hòa nhập với
cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số hình thành những khu dân cư mới phía Nam
sông Đa Nhim dọc theo đường 412, 413 từ xã Lạc Xuân đến xã Tu Tra.
Văn hóa xã hội: Nhìn chung, hiện tại trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số
đã có nhiều tiến bộ. Do điều kiện sống cạnh quốc lộ, gần người kinh tiếp xúc trực
tiếp với các phương tiện thông tin đại chúng (phát thanh, truyền hình…) nên sự thay
16


đổi về nhận thức và hành động nhanh. Tuy vậy, đến nay vẫn còn tồn tại một số hủ
tục lạc hậu trong ma chay, cưới xin gây lãng phí và tốn kém đã góp phần làm cho đời
sống một số hộ, một số vùng ngày càng khó khăn.

Thông qua công tác tuyên truyền vận động và hoạt động cụ thể (tham gia
công tác lâm nghiệp), Công ty Lâm nghiệp đã đóng góp một phần làm cho đời sống
văn hóa – xã hội và kinh tế trong vùng đồng bào dân tộc nơi đóng quân ngày càng
khởi sắc.
3.1.2.3. Đặc điểm kinh tế
Người K’ho có tập quán làm lúa nước và những năm gần đây đã biết làm
rau thương phẩm nên đời sống tương đối ổn định.
Người Cill và Rag-lay với tập quán canh tác lúa rẫy, đất đai bạc màu, diện
tích canh tác ít nên đời sống gặp nhiều khó khăn. Trong những năm qua, đây là lực
lượng chính tham gia công tác lâm nghiệp trên địa bàn, hiện đã có một số lớn lao
động tham gia cho các hộ kinh canh tác nông nghiệp: bốc vác, trồng rau thương
phẩm … nên vào mùa cao điểm của thời vụ, nguồn lao động tại chỗ huy động khó
khăn. Chăn nuôi trong vùng khá phát triển với trâu, bò chăn thả là chủ yếu.
Trong những năm qua, thực hiện chủ trương của chính phủ, địa phương
cũng đã khai hoang giao đất sản xuất cho một số hộ đồng bào và lập nên 1 số thôn
mới, tình hình đời sống của đồng bào nơi đây còn gặp nhiều khó khăn.
3.1.2.4. Kết cấu hạ tầng
Nhìn chung cơ sở hạ tầng (điện, đường, trường, trạm) trên địa bàn tương đối
hoàn chỉnh, đường ô tô đã đến được 100 % xã, điện quốc gia đã kéo 100 % thôn, các
xã đều có trường cấp I và trung tâm xã P’ró có trường cấp II – III phục vụ giảng dạy
cho con em đồng bào. Đường 413 - đường liên thôn – xã, trạm y tế, trường cấp I – II
– III đã góp phần nâng cao đời sống nhân dân trong vùng.
Tuy vậy, đường nội bộ, đường lâm nghiệp trong lâm phần Công ty Lâm
nghiệp sau nhiều năm không được đầu tư sửa chữa đã hư hỏng hoàn toàn, việc đi lại
trong lâm phần chủ yếu là đi bộ.

17


3.1.3. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh

Công ty Lâm nghiệp Đơn Dương hoạt động theo cơ chế vừa sản xuất kinh
doanh, vừa hoạt động công ích. Trong thời gian qua, nhiệm vụ chính của đơn vị là
QLBV và phát triển rừng, PCCC rừng, bán cây đứng thông qua qui chế đấu thầu,
đánh giá của UBND tỉnh. Ngoài ra, đơn vị được phép kinh doanh lâm sản phụ, khai
thác tận dụng lâm sản tỉa thưa, nuôi dưỡng rừng trồng … Thực hiện đề án sắp xếp,
đổi mới Công ty Lâm nghiệp quốc doanh giai đoạn 2005 – 2010, từ năm 2006 đến
nay, nguồn gỗ được phép khai thác từ rừng tự nhiên hằng năm được UBND tỉnh giao
ổn định cho đơn vị phục vụ chế biến. Đây là điều kiện thuận lợi giúp đơn vị mở rộng
tổ chức khai thác chế biến gỗ từ nguồn nguyên liệu tại chỗ nhằm hạ giá thành, nâng
cao giá trị hàng hóa và đem lại hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.
Về nhiệm vụ công ích
- Quản lý bảo vệ rừng:
Duy trì công tác giao khoán QLBV rừng hằng năm. Đối tượng nhận khoán
chủ yếu là đồng bào dân tộc tại chỗ và một số ít hộ người kinh sống gần rừng. Tổng
diện tích giao khoán QLBV rừng bình quân hằng năm là: 10.417,81 ha cho 406 hộ.
Trong đó:
+ Giao khoán QLBV rừng ngân sách tỉnh: 7.344,91 ha – cho 289 hộ.
+ Giao khoán QLBV rừng dự án 661: 1.696,94 ha – cho 67 hộ.
+ Giao khoán QLBV rừng quyết định 304: 1.376,28 ha – cho 50 hộ.
- Công tác xây dựng vốn rừng:
Theo chỉ tiêu kế hoạch giao hằng năm, bằng các nguồn vốn, đến nay tổng
diện tích rừng trồng tại đơn vị là 2.361,33 ha. Nhìn chung, chất lượng rừng trồng
không cao do chưa đầu tư đúng mức các giải pháp lâm sinh đối với rừng trồng giai
đoạn II.
- Khai thác cây gỗ đứng:
Trong 3 năm qua (2005 – 2007), tổng khối lượng khai thác bán gỗ cây đứng
tại đơn vị là: 3.476,472 m3 với doanh thu: 5.182.345.543 đồng.
Về nhiệm vụ kinh doanh
- Lâm sản tỉa thưa, nuôi dưỡng rừng trồng: 2.592,819 m3.
18



- Song mây: 131.712 kg.
- Chế biến gỗ rừng tự nhiên: 564,284 m3 gỗ thành phẩm trong 3 năm, đơn vị
thực hiện đạt được:
+ Tổng doanh thu: 9.834.561.804 đồng.
+ Nộp ngân sách: 2.506.902.710 đồng.
+ Lãi trước thuế: 614.364.285 đồng (bình quân: 204.788.05 đồng/năm) thu
nhập bình quân của CBCNV năm sau cao hơn năm trước, cụ thể là:
+ Năm 2005: 1.301.770 đ/người/tháng.
+ Năm 2006: 1.757.410 đ/người/tháng.
+ Năm 2007: 2.308.565 đ/người/tháng.
3.2. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
3.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu cụ thể ở đề tài này là những diện tích điển hình Thông
ba lá trồng ở các năm từ 2001 đến 2005 ở tiểu khu 316 A, Công ty Lâm nghiệp Đơn
Dương, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng.
Địa hình có độ dốc bình quân: 20 – 300
Độ cao bình quân là 1000 m.
Thảm thực vật khá phong phú, diện tích rừng Thông ba lá được gây trồng rãi
rác. Thực bì chủ yếu là cây cỏ dại xâm lấn và rãi rác cây bụi nhỏ, với độ che phủ 7090 % và chiều cao từ 0,5 - 1,5 m. Sau khi phát đốt trồng, giai đoạn chăm sóc những
năm đầu rất quan trọng do thực bì dày rậm, nguy cơ gây cháy rừng cao và tác động
tiêu cực đến sự sinh trưởng của Thông. Sau khi cây trồng khép tán, phần lớn thực bì
này bị tiêu diệt.
3.2.2. Đặc điểm phân bố Thông ba lá
Thông ba lá có tên khoa học là: Pinus kesiya Royle.
Thuộc họ thực vật: Pinaceae
Thông ba lá phân bố tự nhiên ở Việt Nam, Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Ấn Độ
… Ở Việt Nam, Thông ba lá phân bố tự nhiên ở các tỉnh: Lâm Đồng, Lai Châu, Lạng
Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh, Hà Giang, Lào Cai … Lâm Đồng là tỉnh có diện tích

rừng Thông ba lá tự nhiên lớn nhất nước, phân bố ở độ cao từ 900 - 1900 m. Ở miền
19


Bắc, Thông ba lá phân bố ở độ cao từ 800 - 1200 m, cây thường mọc thuần loài hay
hỗn giao với các loài cây lá rộng khác nhưng không đáng kể.
3.2.3. Hình thái và đặc điểm sinh trưởng
Là loài cây gỗ lớn, thân tròn thẳng có thể cao 30 – 35 m, đường kính đạt tới
70 - 80 cm thậm chí có cây đạt trên 90 cm. Cây có thể sống đến 150 tuổi. Ở những
nơi khô cằn hoặc trên vách đá, cây già cỗi chỉ đạt đường kính 20 – 25 cm, chiều cao
từ 10 – 15 m. Vỏ dày màu nâu sẩm, nứt dọc sâu, bong mảng, có khả năng chịu lửa
tốt, cành thô màu đỏ nâu. Gỗ mềm nhẹ màu vàng đến vàng da cam, tỷ trọng d = 0,65
– 0,7, cây thường có 3 lá kim màu xanh thẩm mọc trên chồi ngắn (bẹ) 1,2 cm, lá dài
từ 10 – 25 cm, quả hình nón trứng, viên chùy dài 5 – 9 cm, thường quặn xuống, vảy
quả dài và có rốn rất rõ, hạt có cánh dài 1,5 – 2,5cm. Thông ra hoa vào tháng 3 – 4,
quả chín vào tháng 11 đến tháng 12 năm sau (20 – 22 tháng), quả chùy không rụng
như Thông hai lá. Thông trồng từ 6 – 7 tuổi có thể ra hoa nhưng số lượng khoảng 10
– 20 %, chất lượng hạt kém.
3.2.4. Đặc tính sinh thái
Thông ba lá thích hợp trong vùng khí hậu nhiệt đới, phân bố ở độ cao từ 900 –
1900 m và lượng mưa hàng năm trung bình ≥ 1500 mm/năm. Là loài cây ưa sáng,
mọc nhanh như loài cây tiên phong, nhưng sau đó bền vững, ổn định về cấu trúc,
kiểu rừng thưa. Cây Thông sinh trưởng tốt trên đất thịt nhẹ, thoát nước, độ pH = 4,5
– 5,5. Thông cũng sinh trưởng được trên đất xấu, không thích hợp trên đất bí chặt,
úng nước. Nhiệt độ bình quân hàng năm từ 18 – 200C, có khả năng chịu hạn, tái sinh
mạnh bằng hạt, không tái sinh chồi.
3.2.5. Công dụng và ý nghĩa kinh tế
Là loài cây gỗ lớn, sản phẩm chính là gỗ, nhựa, chất đốt. Gỗ phục vụ cho xây
dựng, làm trụ mỏ, trụ điện, nguyên liệu giấy, sợi nhân tạo, gia dụng … Nhựa thông
dùng để chưng cất tinh dầu, colophan, làm sơn, vecni, dược liệu, văn phòng phẩm,

… Gỗ và nhựa cung cấp cho hơn 50 ngành công nghiệp khác nhau.

20


Cây chịu được đất đai cằn cỗi, khả năng phân hóa cải tạo lớp đất mặt nên
được chọn như loài cây tiên phong trên đồi núi trọc. Rừng thông có giá trị lớn về mặt
phòng hộ, bảo vệ môi trường và làm tăng vẻ đẹp cảnh quan của Thành Phố.
3.3. Nội dung nghiên cứu
Trên cơ sở các mục tiêu nghiên cứu đã được xác định, nội dung nghiên cứu
được tiến hành trong đề tài này bao gồm:

- Phân bố số cây theo cấp đường kính (N/D1.3)
- Phân bố số cây theo cấp chiều cao (N/H)
- Sinh trưởng về đuờng kính (D1.3/A)
- Sinh trưởng về chiều cao (H/A)
- Sinh trưởng về thể tích (V/A)
- Tuơng quan giữa chiều cao và đường kính (H/D1.3)
- Tăng trưởng về đường kính (id1.3)
- Tăng truởng về chiều cao (ih)
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp ngoại nghiệp
ƒ Khảo sát sơ bộ đối tượng sẽ tiến hành nghiên cứu.
ƒ Mô tả tình hình chung vị trí ô mẫu, điều kiện đất đai, tuổi và nguồn gốc của
lâm phần, mật độ ban đầu và mật độ hiện tại, nhận xét chung về tình hình sinh
trưởng và phát triển của rừng.
ƒ Ở mỗi năm trồng, chọn và lập ô tiêu chuẩn ở mỗi cấp tuổi (lập 1 – 3 ô tiêu
chuẩn ở mỗi cấp tuổi) với diện tích ô tiêu chuẩn là 500 m2 (25 m x 20 m).
ƒ Ở mỗi ô tiêu chuẩn tiến hành đo đếm xác định các nhân tố: Số lượng cây
trong ô (N cây), đường kính cây vị trí 1,3m (D1,3), chiều cao vút ngọn (Hvn) ...

ƒ Đo đường kính D1,3 bằng thước dây với độ chính xác 0,5 cm cho toàn bộ cây
trong ô tiêu chuẩn.
ƒ Đo chiều cao vút ngọn bằng sào đo cao với sai số 0,1 – 0,5 m.
ƒ Chọn cây tiêu chuẩn trong ô để tiến hành giải tích thân cây. Trên cây tiêu
chuẩn xác định các chỉ tiêu: Hmen thân, Hvn, Hdc, D1,3 … Cây được chọn để giải
tích là những cây sinh trưởng và phát triển bình thường, không gãy ngọn,
21


không sâu bệnh, thân thẳng. Đặc biệt các cây này phải tương đương với kích
thước của cây bình quân lâm phần. Tuy nhiên, trong đề tài này, do một số hạn
chế nhất định, nên đề tài này chỉ tiến hành giải tích 2 cây tiêu chuẩn trồng
năm 2001.
ƒ Tiến hành cưa thớt giải thích tại những vị trí cách đều nhau: 0,0 m; 1,0 m; 3,0
m … cho đến mét lẻ cuối cùng.
ƒ Tiến hành xử lý mặt thớt bằng cách bào nhẵn, đếm chính xác số vòng năm tại
mỗi thớt giải tích nhằm xác định được tuổi (thớt tại vị trí gốc: D0,0), sự giảm
vòng năm và vị trí kết thúc của cây, từ đó xác định trực tiếp chiều cao cây ở
các tuổi bên trong.
ƒ Tại thớt giải tích 1,3 m, tiến hành xác định chính xác số vòng năm sau đó đo
đường kính từng vòng năm theo hai hướng vuông góc nhau và lấy giá trị trung
bình, vòng ngoài cùng (tuổi hiện tại) được đo đường kính không vỏ, có vỏ.
3.4.2. Phương pháp nội nghiệp
3.4.2.1. Phương pháp xử lý số liệu
Áp dụng các phương pháp thống kê toán học để xử lý và tính toán các nội
dung nghiên cứu trong đề tài.
Nhập các số liệu đo đếm từ các ô tiêu chuẩn, số liệu cây giải tích vào máy vi
tính (tùy từng nội dung nghiên cứu) để xử lý số liệu, tính toán và phân tích kết quả
dựa trên phần mềm Excel hoặc Statgraphics plus 3.0 dưới sự hướng dẫn của Thầy
Nguyễn Minh Cảnh.

Các nhân tố điều tra được sắp xếp theo tổ, sử dụng công thức tham khảo của
Brooks và Caruther để tập hợp số liệu theo hình thức chia tổ như sau:
+ Số tổ:

m = 3,3.log(n) + 1 hoặc m = 5.log(n)

+ Cự ly tổ:

k=

Với

X max− X min
m

m là số tổ quan sát.
n là số cây đo đếm được (dung lượng mẫu).
Xmax là trị số quan sát lớn nhất.
Xmin là trị số quan sát nhỏ nhất.

22


+ Tần suất được xác định bằng công thức:
m

N% =

∑ fi
1


n

. 100

(fi là tần số xuất hiện ở mỗi tổ)

+ Thể tích cây đứng được tính theo công thức:
V=

π /4. D21.3. H. f1.3

Với: D1,3 là đường kính thân cây tại tầm cao 1,3 m.
H là chiều cao vút ngọn.
f1,3 là hình số thân cây tại vị trí 1,3 m .
d 2n
∑ n
f1,3 được tính trực tiếp từ cây giải tích theo công thức: f1,3 =
d 2 1,3
Với: n là số đoạn cây giải tích.

dn là đường kính cây tại các vị trí n đoạn.
3.4.2.2. Phương pháp tính toán các đặc trưng mẫu
Các chỉ tiêu thống kê (đặc trưng mẫu) cần thiết tính toán bao gồm:
. Trung bình mẫu:

m
x = 1 . ∑ fi . xi

n


i

∑ f .x
i

2

(∑ f .x )

2

m

2
i

i



i

n

. Phương sai mẫu:

S =

. Độ lệch tiêu chuẩn:


S=

. Hệ số biến động:

Cv% =

. Sai tiêu chuẩn trung bình mẫu:

Sx

. Biên độ biến động:

R = Xmax - Xmin

i

n −1

S2

=

S
x

. 100

S
n


SK

∑(x −x)
=

EX

∑ (x − x )
=

3

. Độ lệch phân bố

i

n.S3

4

. Độ nhọn phân bố

i

n.S 4

−3

Các chỉ tiêu này được tính trực tiếp từ phần mềm Excel hoặc Statgraphics 3.0.

23


3.4.2.3. Phương pháp phân tích số liệu
Áp dụng các phương pháp phân tích hồi quy và tương quan để mô hình hóa
một đường hồi quy thực nghiệm theo dạng của một hàm toán học nào đó. Việc lựa
chọn một hàm lý thuyết phù hợp, ngoài việc căn cứ vào các chỉ tiêu thống kê có được
từ các phương trình xây dựng (hệ số tương quan, sai số phương trình, mức ý nghĩa
của các tham số phương trình …) còn phải căn cứ vào tính phù hợp với quy luật sinh
trưởng và phát triển của cây và lâm phần của đối tượng đang tiến hành nghiên cứu.
Các nhân tố dùng để xây dựng các phương trình tương quan là các nhân tố bộ
phận của cây thông qua công tác điều tra như: D1,3, H. Số liệu dùng để xây dựng mối
quan hệ giữa D1,3, H, V với tuổi (A) được lấy từ số liệu các cây giải tích và số liệu
bình quân ở các ô tiêu chuẩn theo từng cấp tuổi. Số liệu dùng để xây dựng mối quan
hệ giữa H với D1,3 được lấy từ số liệu các cá thể cây đo đếm được trong các ô tiêu
chuẩn ở tất cả các cấp tuổi.
3.4.2.4. Phương pháp nghiên cứu quy luật phân bố số cây theo các chỉ tiêu sinh
trưởng (N/D1,3, N/H)
- Số liệu sau khi được chỉnh lý, tiến hành lập bảng phân bố tần số thực nghiệm
theo tổ. Biểu đồ phân bố số cây theo các chỉ tiêu sinh trưởng được lập dựa trên giá trị
giữa tổ của chỉ tiêu sinh trưởng với tần số hoặc tần suất tương ứng của mỗi tổ.
- Tính toán các đặc trưng mẫu, nhận xét và đánh giá một cách khách quan về
ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh như: điều kiện tự nhiên, biện pháp tác động,…
tới quá trình sinh trưởng của cây và rừng, từ đó đề xuất một số biện pháp kỹ thuật
lâm sinh phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây rừng, nhằm
dẫn dắt rừng đạt được năng suất cao, chất lượng tốt, đáp ứng được yêu cầu về mặt
phòng hộ và mục tiêu kinh doanh đã đề ra.
Trong đề tài này, việc lập các bảng phân bố tần số hay tần suất (thực nghiệm)
được xây dựng từ phần mềm Excel.
3.4.2.5. Phương pháp nghiên cứu tương quan (D1,3/A, H/A, V/A, H/D1,3)

Nghiên cứu sinh trưởng cây rừng là cả một vấn đề phức tạp và tốn kém, nó
bao gồm cả sinh trưởng của cây bình quân lâm phần, các vấn đề từ sinh trưởng
đường kính bình quân, chiều cao bình quân, thể tích bình quân, tổng diện ngang, trữ
24


×