BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Khóa học: 2010 – 2014
Tên đề tài:
“Đánh giá một số đặc điểm sinh học, khả năng cho năng
suất đột biến ở thế hệ M5 vụ Đông Xuân năm 2013- 2014 tại
hợp tác xã Hương Long- thành phố Huế.”
SV thực hiện : Trần Thị Hằng
GV hướng dẫn: TS. Lê Tiến Dũng
Khoa : Nông Học
Huế - 2014
LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin gửi lời cám ơn đến ba mẹ tôi đã sinh tôi ra, nuôi tôi khôn lớn và
dạy dỗ tôi thành người.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Lê Tiến Dũng, Khoa Nông học –
Trường Đại học nông lâm Huế đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện
giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn bác Nguyễn Sĩ Sà chủ nhiệm HTX Hương Long thành phố
Huế đã luôn quan tâm chỉ bảo và giúp đỡ chỉ bảo tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Nông Học trường Đại học Nông
Lâm Huế đã dạy bảo tôi trong suốt 4 năm học qua.
Mặc dù đã rất cố gắng song không tránh khỏi nhũng thiếu sót, kính mong nhận
được sự chỉ bảo, đóng góp của quý thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Huế, ngày 25 tháng 05 năm 2014
Sinh viên
Trần Thị Hằng
CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
DMS: Dimetyl sunfat
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
ĐBSH: Đồng bằng sông Hồng
Đ/c: Đối chứng
Đvt: Đơn vị tính
FAO: Food and Agriculture Organization
(Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên Hợp Quốc)
IRRI: International Rice Research Isstitute
(Viện nghiên cứu lúa Quốc tế)
NSLT: Năng suất lý thuyết
NSTT: Năng suất thực thu
QCVN: Quy chuẩn Việt Nam
TTGST: Tổng thời gian sinh trưởng
TB: Trung bình
M5: Thế hệ thứ 5
HTX: Hợp tác xã
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ BIỂU ĐỒ
Bảng 2.1. Thành phần hóa học của lúa gạo so với 3 loại hạt ngũ cốc.
Bảng 2.2. Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới từ 2004 – 2010
Bảng 2.3: Tình hình sản xuất lúa gạo một số nước trên thế giới (1.000 ha)
Bảng 2.4.Tình hình sản xuất lúa của việt nam từ năm 2005-2010
Bảng 2.5.Tình hình xuất khẩu gạo qua các năm
Bảng 2.6. diện tích một số cây trồng chính tại Thừa Thiên Huế năm 2011
Bảng 2.7. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa tỉnh Thừa Thiên Huế qua các
năm.
Bảng 3.6. Diễn biến thời tiết, khí hậu vụ Đông Xuân 2013 - 2014 ở Thừa Thiên
Huế
Bảng 3.7. Tỷ lệ bạc bụng được xếp theo điểm
Bảng 3.8. Đánh giá hình dạng hạt gạo
Bảng 4.1. Thời gian sinh trưởng, phát triển của các giống qua các giai đoạn
Bảng 4.2. Bảng đo chiều cao lúa
Bảng 4.3. Khả năng đẻ nhánh của các công thức
Bảng 4.4. Một số đặc trưng hình thái cây của các công thức
Bảng 4.5. Một số chỉ tiêu khác của các giống thí nghiệm
Bảng 4.6. Một số loại sâu, bênh hại chín
Bảng 4.7. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống.
Bảng 4.8. Một số chỉ tiêu về phẩm chất của các giống lúa thí nghiệm
Biểu đồ 2.1: Sản xuất lúa của thế giới từ năm 2000-2009
Biểu đồ 4.1. Chiều cao cây qua các giai đoạn sinh trưởng
Biểu đồ 4.3. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết
Dân số hiện nay của thế giới đã là hơn 6 tỷ người. Con số này sẽ đạt tới 8 tỷ
vào năm 2030. Trong khi dân số tăng thì diện tích đất canh tác bị thu hẹp dần do
đất được chuyển sang các mục đích sử dụng khác. Áp lực của tăng dân số cùng với
áp lực từ thu hẹp diện tích đất trồng trọt lên sản xuất lương thực của thế giới ngày
càng tăng. Cách duy nhất để con người giải quyết vấn đề này là ứng dụng khoa học
kỹ thuật tìm cách nâng cao năng suất các loại cây trồng.Lúa là một loại cây lương
thực chính và cung cấp lương thực cho hơn một nửa dân số thế giới. Người ta ước
tính đến năm 2030 sản lượng lúa của thế giới phải tăng thêm 60% so với sản lượng
năm 1995. Về mặt lý thuyết, lúa có khả năng cho sản lượng cao hơn nếu điều kiện
canh tác như hệ thống tưới tiêu, chất lượng đất, biện pháp thâm canh và giống
được cải thiện. Trong tất cả các yếu tó đó, cải tạo giống đóng vai trò rất quan trọng.
[1].
Lúa (Oryza Satival L.) là cây trồng gắn bó lâu đời nhất của nhân dân ta và
nhiều dân tộc khác trên thế giới, đặt biệt là các dân tộc ở Châu Á. Lúa gạo là loại
lương thực chính của người dân Châu Á, cũng như bắp của dân Nam Mỹ, hạt kê
của dân Châu Phi hoặc lúa mì của dân Châu Âu và Bắc Mỹ. Tuy nhiên có thể nói,
trên khắp thế giới, ở đâu cũng có dùng đến lúa gạo hoặc các sản phẩm từ lúa gạo.
Khoảng 40% dân số trên thế giới lấy lúa gạo làm nguồn lương thực chính. Trên thế
giới có hơn 110 quốc gia có sản xuất và tiêu thụ gạo với các mức độ khác nhau [3],
bình quân 180 - 200 kg gạo/ người/ năm tại các nước Châu Á, khoảng 10 kg/
người/ năm tại các nước Châu Mỹ. Ngoài ra, gạo và phó sản còn dùng để chế biến
thức ăn như: Bánh chưng, bánh dày, rượu, xôi, bún, dầu, hoặc các thức uống [3].
Gạo là loại thực phẩm carbohydrate hỗn tạp, chứa tinh bột (80%), một thành phần
chủ lực cung cấp nhiều năng lượng, protein (7,5%), nước (12%), vitamin và các
chất khoáng (0,5%) cần thiết cho cơ thể [2].
Việt Nam là một nước nông nghiệp, hơn 80% dân số ở nông thôn, vì vậy nông
nghiệp nông thôn là vấn đề thời sự luôn được các cấp các ngành quan tâm. Trong
những năm gần đây, với sự tham gia của các nhà khoa học, nhà nghiện cứu nông
nghiệp đã mang lại cho nền nông nghiệp nước ta có những chuyển biến rõ rệt, đây
là nền tảng góp phần quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước với một nước
đi lên từ nền nông nghiệp nghèo nàn, luôn trong tình trạng thiếu lương thực, chúng
ta trở thành một nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về lúa gạo. Thành quả này
không chỉ nhờ vào chính sách của Đảng, nhà nước mà còn nhờ vào khả năng ứng
dụng, tìm kiếm kỹ thuật, mô hình sản xuất mới của người nông dân trong khắp ca
nước, trong đó việc tạo ra các giống lúa mới có hiệu quả kinh tế và chất lượng cao,
được người dân chấp nhận và đưa vào quá trình sản suất là một thành quả không
thể thiếu nhằm nâng cao vị thế của đất nước lên tầm quốc tế.
Trong những năm qua việc nghiên cứu và tạo ra các giống lúa mới luôn là vấn
đề được quan tâm hàng đầu, tại các viện nghiên cứu, các trung tâm khoa học, các
trường nông nghiệp luôn phấn đấu tạo ra và chọn lọc những giống mới nhất năng
suất chất lượng vượt bậc, tại trường Đại học Nông Lâm Huế, các thầy cô giáo cũng
đã chọn tạo ra các giống lúa mới từ ác giống địa phương như khang dân, HT1… để
tạo ra giống mới có năng suất hơn, chất lượng hơn, vì vậy, để đánh giá một cách
khách quan, và tìm ra các đặc tính sinh lý của một số giống mới, trong đợt thực tập
này tôithực hiện đề tài: “Đánh giá một số đặc điểm sinh học, khả năng cho năng
suất đột biến ở thế hệ M5 vụ Đông Xuân năm 2013- 2014 tại hợp tác xã Hương
Long- thành phố Huế.”
1.2. Mục đích của đề tài
- Đánh giá được đặc điểm sinh trưởng, phát triển của thế hệ M5 phục vụ công
tác chọn tạo giống lúa chất lượng cao có hiệu quả.
- Đánh giá các đặc trưng về hình thái và khả năng chống chịu sâu bệnh hại
của thế hệ M5.
- Đánh giá năng suất cá thể và các yếu tố cấu thành năng suất.
- Tìm ra được các đặc tính mới so với các thế hệ trước.
1.3. Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá các đặc tính sinh lý, đạc điểm sinh học của giống lúa mới.
- Theo dõi thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống lúa.
- Theo dõi đầy đủ, cẩn thận các chỉ tiêu nghiên cứu như: Thời gian sinh
trưởng, chiều cao cây, khả năng đẻ nhánh, năng suất, sâu bệnh hại…
- Thực hiện phương pháp thí nghiệm chính xác, thu thập số liệu đầy đủ, chính
xác và trung thực, nhận xét khách quan về đề tài nghiên cứu.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu cung cấp một số số liệu khoa học về tình hình sinh trưởng
phát triển của các giống lúa và góp phần tạo ra các giống lúa mới có nang suất và
chất lượng vượt bậc.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Góp phần làm cơ sở giúp cho người dân lựa chọn những giống lúa có năng
suất cao, phẩm chất tốt, có khả năng chống chịu sâu bệnh phù hợp với vùng sinh
thái của địa phương để đưa vào sản xuất.
PHẦN II. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
2.1. Giá trị của cây lúa
2.1.1. Giá trị dinh dưỡng của cây lúa[1]
Gạo là thức ăn giàu dinh dưỡng. So với lúa mì, gạo có thành phần tinh bột
và protein hơi thấp hơn, nhưng năng lượng tạo ra cao hơn do chứa nhiều chất béo
hơn (Bảng 2.1). Ngoài ra, nếu tính trên đơn vị 1 hecta, gạo cung cấp nhiều calo
hơn lúa mì do năng suất lúa cao hơn nhiều so với lúa mì.
Bảng 2.1. Thành phần hóa học của lúa gạo so với 3 loại hạt ngũ cốc.
Chỉ tiêu
(Tính trên trọng
lượng khô)
Gạo lúa Mì Bắp Cao Lương Gạo lức
Protein (Nx6.25) (%) 12,3 11,4 9,6 8,5
Chất béo (%) 2,2 5,7 4,5 2,6
Chất đường bột (%) 81,1 74,0 67,4 74,8
Chất đường bột (%) 1,2 2,3 4,8 0,9
Chất xơ (%)
Tro (%)
1,6 1,6 3,0 1,6
Năng lượng (cal/100 g) 436 461 447 447
Thiamin (B1) (mg/100
g)
0,52 0,37 0,38 0,34
Riboflavin (B2) 0,12 0,12 0,15 0,05
(mg/100 g)
Niacin (B3) (mg/100 g) 4,3 2,2 3,9 4,7
Fe (mg/100 g) 5 4 10 3
Zn (mg/100 g) 3 3 2 2
Lysine (g/16 gN) 2,3 2,5 2,7 3,6
Threonine (g/16 gN) 2,8 3,2 3,3 3,6
Methionine + Cystine
(g/16 gN)
3,6 3,9 2,8 3,9
Tryptophan (g/16 gN) 3,6 0,6 1,0 1,1
Nguồn: McCanco và Widdowson, 1960: Khan và Eggum, 1978 và Eggum, 1979.
2.1.2. Giá trị sử dụng [4].
Ngoài cơm ra, gạo còn dùng để chế biến nhiều loại bánh, làm môi trường để
nuôi cấy niêm khuẩn, men, cơm mẻ,… Gạo còn dùng để cất rượu, cồn,…Người ta
không thể nào kể hết công dụng của nó.
Cám hay đúng hơn là các lớp vỏ ngoài của hạt gạo do chứa nhiều protein, chất béo,
chất khoáng, vitamin, nhất là vitamin nhóm B, nên được dùng làm bột dinh dưỡng
trẻ em và điều trị người bị bệnh phù thũng. Cám là thành phần cơ bản trong thức
ăn gia súc, gia cầm và trích lấy dầu ăn…
Trấu ngoài công dụng làm chất đốt, chất độn chuồng còn dùng làm ván ép, vật liệu
cách nhiệt, cách âm, chế tạo carbon và silic….
2.1.3. Giá trị thương mại [4]
Năm 2013, tình trạng sản xuất và thương mại lúa gạo thế giới tương đối ổn
định. Sản xuất tiếp tục gia tăng, nhưng giá lúa gạo giảm nhẹ từ đầu năm làm nông
dân trồng lúa tại các nước xuất khẩu gạo lớn như Việt Nam gặp khó
Việt Nam sản xuất lúa tăng 1% so với 2012 và đạt đến khoảng 44 triệu tấn lúa,
nhưng xuất khẩu giảm hơn 15%. Mặc dù thế giới có nhu cầu xuất khẩu gạo cao và
chính sách hỗ trợ giá lúa gạo của Thái Lan, giá lúa gạo ở Việt Nam vẫn sụt giảm
và sức thu mua kém năng động. Tỷ số hợp đồng trong năm 2013 đã giảm sút rõ rệt
ở các thị trường nhập khẩu gạo truyền thống chính như Indonesia, Philippines và
Malaysia.Trong 9 tháng đầu năm 2013, chỉ có hơn 13% của trọn năm so với 44%
của 2011 cùng thời kỳ. Đến giữa tháng 12/2013, Philippines chỉ nhập 362.000 tấn,
chiếm 6,6% tổng khối lượng xuất khẩu của Việt Nam, giảm đến 67% so với cùng
kỳ; Malaysia chỉ mua 453.000 tấn, giảm đến 39% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, Bờ
Biển Ngà nhập 564.000 tấn, tăng 18,4%, Ghana nhập 353.000 tấn, tăng 28,4%
Năm qua, Trung Quốc bất ngờ tăng nhập khẩu gạo cả chính ngạch và tiểu ngạch
giúp Việt Nam giải tỏa được số lượng lúa vừa thu hoạch trong các vụ vừa qua.
Trong 9 tháng đầu của 2013, Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất nhập 3 triệu
tấn gạo (hơn năm 2012 nửa triệu tấn), trong đó 1,76 triệu tấn theo chính ngạch và
1,2 triệu tấn theo tiểu ngạch, thị trường Trung Quốc chiếm tới gần 50% tổng sản
lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam. Tuy nhiên, việc xuất khẩu tiểu ngạch sang thị
trường Trung Quốc cũng phát hiện nhiều rắc rối như việc gian lận thuế xuất khẩu,
xù hợp đồng, khó kiểm soát chất lượng, mua bán thiếu sự ràng buộc chặt chẽ. Cho
nên, VN nên cẩn trọng hơn, cần đa dạng hóa thị trường xuất khẩu để không phụ
thuộc Trung Quốc quá nhiều về loại thực phẩm này.
Dự đoán 2014, thị trường thế giới có vẻ ít năng động, giữ số lượng trao đổi
khoảng 37,7 tấn gạo do nhu cầu thế giới có thể ổn định vì tăng gia sản xuất tại
nhiều nước sản xuất và tiêu thụ lúa gạo, dù có ảnh hưởng của bão Hải Yến. Cho
nên, giá gạo trên thị trường quốc tế khó có khả năng gây cú “sốc” trong những
tháng sắp tới. Áp lực lớn nhất trên thế giới là gạo tồn kho Thái Lan còn quá lớn.
Nếu nước này còn hạ thấp giá gạo như đã làm với gạo 5% tấm hiện nay sẽ tiếp tục
ảnh hưởng không ít đến người trồng lúa ở VN và các nước xuất khẩu khác, do sức
cạnh tranh đè nặng và giá lúa gạo còn xuống thấp hơn nữa! Giá lúa gạo ở Việt
Nam chưa thể giúp nông dân Việt Nam cải thiện mức thu nhập hiện nay.
Theo Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên hiệp quốc (FAO), nhập khẩu gạo
Trung Quốc còn cao trong 2013 - 2014, nhưng có thể giảm nếu giá gạo toàn cầu
tăng; hơn nữa, nước này sẽ nhập 1,2 triệu tấn gạo từ Thái Lan trong năm 2014 làm
ảnh hưởng không ít số lượng xuất khẩu của VN vào nước láng giềng này. Dự kiến
năm 2014, Ấn Độ sẽ xuất khẩu 9 triệu tấn gạo, giảm 1,2 triệu tấn so với năm 2013;
trong khi Thái Lan sẽ tiếp tục phục hồi xuất khẩu gạo với giá thấp[18].
Đối với Pakistan, Mỹ và Việt Nam, xuất khẩu cũng có khả năng giảm. Ngoài ra,
khi Cục dự trữ Liên bang Mỹ, nước có nền kinh tế số một thế giới giảm bớt mua
trái phiếu của mình và tăng lãi suất sẽ tăng áp lực giá đô la lên cao và giá dầu thô
thấp hơn, làm giá ngũ cốc bản xứ và thế giới, gồm lúa gạo giảm theo, dưới áp lực
gạo tồn kho lớn của Thái Lan và gạo giá thấp ở Ấn Độ.
2.2. Nguồn gốc, phân loại của cây lúa
2.2.1. Nguồn gốc
Về nguồn gốc cây lúa, đã có nhiều tác giả đề cập tới nhưng cho tới nay vẫn
chưa có những dữ liệu chắc chắn và thống nhất.Có một điều là lịch sử cây lúa đã
có từ lâu và gắn liền với lịch sử phát triển của nhân dân các nước Châu Á [4][1].
Oka (1988) trong quyển “Nguồn gốc lúa trồng” cho rằng việc thuần hoá cây
lương thực đã được khởi sự gần 10.000 năm nay. Riêng cây lúa, Candolle (1982)
cho rằng việc thuần hoá lúa trồng xãy ra ở Trung Quốc, mặc dù không bác bỏ
nguồn gốc của lúa ở Ấn Độ, do có nhiều lúa hoang hiện diện ở đây .Theo các tài
liệu đã ghi chép được thì cây lúa đã được trồng ở Trung Quốc khoảng 2800-2700
năm trước công nguyên.Các tài liệu khảo cổ học ở Ấn Độ cho thấy các hạt thóc
hóa thạch ở Hasthinapur (bang Utarpradesh) có tuổi 1000-750 năm trước công
nguyên.[4].
Theo các tài liệu khảo cổ học ở Thái Lan cây lúa được trồng ở vùng này vào
cuối thời kì đồ đá mới đến đầu thời kì đồ đồng (4000 năm trước công nguyên).
Nhiều tác giả còn nêu bằng chứng là cây lúa có nguồn gốc từ Đông Nam Á mà
Myanmar là một trung tâm. Ở nước ta theo các tài liệu tin cậy được công bố thì cây
lúa được trồng phổ biến và nghề trồng lúa đã được phồn vịnh ở thời kì đồ đồng
(4000-3000 năm trước công nguyên)[25].
Nước ta cũng có thể là một trong những trung tâm khởi nguyên cây lúa nước,
đồng bằng Bắc Bộ là một trong những vùng sinh thái của cả nước có các nguồn
gen đa dạng và phong phú nhất. Khu vực miền núi phía bắc có thể là một trong
những trung tâm xuất hiện các tổ tiên của các loài lúa trồng hàng niên, các loại lúa
trồng này phát triển nhanh, trước đây một số tác giả người Pháp tìm thấy loài
Oryza latifonta, Oryza officinalis, Oryza glamulata ở đây. Ở đồng bằng sông Cửu
Long còn tồn tại nhiều loại hình lúa dại gọi là lúa ma, lúa trời thuộc loài Oryza
minuta.Lúa ma vùng này là loài Oryza fatuasapotanea bông ngắn, lá đòng hẹp,
ngắn, các gié phân hóa rời rạc, mỗi gié có ít hạt, râu dài, vỏ mỏng, chín đến đâu
rụng đến đó.Điều đó khẳng định Việt Nam là một trong những cái nôi của lúa
trồng hiện nay [25].
2.2.2. Phân loại
Lúa trồng hiện nay thuộc họ hòa thảo (Gramineae), loại Oryza.Trong loại
Oryza có nhiều loài.Erygin (1960) chia làm 23 loài, Grist cho là có 25 loài.Tại hội
nghị di truyền học tế bào về lúa (1963) họp tại viện lúa quốc tế IRRI xác định có
19 loài. Trong đó loài Oryza sativa.L và Oryza Glaberima là 2 loài được trồng phổ
biến nhất hiện nay. Chủ yếu là Oryza Glaberima được trồng một số nước ở vùng
Tây Phi [2].
Có nhiều cách phân loại lúa [2]:
- Theo đặc tính thực vật học:Lúa là cây hằng niên có tổng số nhiễm sắc thể
2n = 24. Về mặt phân loại thực vật, cây lúa thuôc họ Gramineae (hòa thảo), tộc
Oryzeae, chi Oryza.Oryza có khoảng 20 loài phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới ẩm
của Châu Phi, Nam và Đông Nam Châu Á, Nam Trung Quốc, Nam và Trung Mỹ
và một phần ở Úc Châu (Chang, 1976 theo De Datta, 1981). Trong đó, chỉ có 2
loài là lúa trồng, còn lại là lúa hoang hằng niên và đa niên. Loài lúa trồng quan
trọng nhất, thích nghi rộng rãi và chiếm đại bộ phận diện tích lúa thế giới là Oryza
sativa L. Loài nầy hầu như có mặt ở khắp nơi từ đầm lầy đến sườn núi, từ vùng
xích đạo, nhiệt đới đến ôn đới, từ khắp vùng phù xa nước ngọt đến vùng đất cát sỏi
ven biển nhiễm mặn phèn … Một loài lúa trồng nữa là Oryza glaberrima Steud.,
chỉ được trồng giới hạn ở một số quốc gia Tây Phi Châu và hiện đang bị thay thế
dần bởi Oryza sativa L. (De Datta, 1981).
- Theo sinh thái địa lý:
Từ 200 năm trước công nguyên, các giống lúa ở Trung Quốc được phân
thành 3 nhóm: “Hsien”, “Keng” và nếp. Năm 1928 – 1930, các nhà nghiên cứu
Nhật Bản đã đưa lúa trồng thành 2 loại phụ: “indica” và “japonica” trên cơ sở
phân bố địa lý, hình thái cây và hạt, độ bất dục khi lai tạo và phản ứng huyết thanh
(Serological reaction).
Nhóm Indica(= “ Hsien” = lúa tiên) bao gồm các giống lúa từ Sri Lanka,
Nam và Trung Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Indinesia, Philippines, Đài Loan và
nhiều nước khác ở vùng nhiệt đới. Trong khi nhóm Japonica(= “Keng” = lúa cánh)
bao gồm các giống lúa từ miền Bắc và Đông Trung Quốc, Nhật Bản và Triều Tiên,
nói chung là tập trung ở các vùng ánhiệt đới và ôn đới. Các nhà nghiên cứu Nhật
Bản sau đó đã thêm một nhóm thứ 3 “javanica”để đặt tên cho giống lúa cổ truyền
của Indonesia là “bulu” và “gundil”. Từ “Janvanica” có gốc từ chữ Java là tên của
một đảo của Indonesia. Từ “Japonica” có lẽ xuất xứ từ chữ Japan là tên nước Nhật
Bản. Còn “Indica” có lẽ có nguồn gốc từ India (Ấn Độ). Như vậy, tên gọi của 3
nhóm thể hiện nguồn gốc xuất phát của các giống lúa từ 3 vùng địa lý khác nhau.
- Theo đặc tính sinh lý (Tính quang cảm): Lúa, nói chung, là loại cây ngày
ngắn, tức là loại thực vật chỉ cảm ứng ra hoa trong điều kiện quang kỳ ngắn. Phản
ứng đối với quang kỳ (độ dài chiếu sáng trong ngày) thay đổi tuỳ theo giống lúa.
Dựa vào mức độ cảm ứng đối với quang kỳ của từng giống lúa, người ta phân biệt
2 nhóm lúa chính: nhóm quang cảm và nhóm không quang cảm.
- Theo điều kiện môi trường canh tác:
Dựa vào điều kiện môi trường canh tác, đặc biệt là nước có thường xuyên
ngập ruộng hay không, người ta phân biệt nhóm lúa rẫy (upland rice) hoặc lúa
nước (lowland rice). Trong lúa nước người ta còn phân biệt lúa có tưới (irrigated
lowland rice), lúa nước trời (rainfed lowland rice), lúa nước sâu (deepwater rice),
hoặc lúa nổi (floating rice).
Tùy theo đặc tính thích nghi với môi trường, người ta có lúa chịu phèn, lúa
chịu úng, lúa chịu hạn, lúa chịu mặn…
Tuỳ theo chế độ nhiệt khác nhau, người ta cũng phân biệt lúa chịu lạnh (các
giống japonica), lúa chịu nhiệt (các giống indica).
- Theo đặc tính sinh hóa hạt gạo:Tùy theo lượng amylose trong tinh bột hạt
gạo, người ta phân biệt lúa nếp và lúa tẻ.
- Theo đặc tính của hình thái.
+ Cây: cao (>120 cm) – trung bình (100 – 120 cm) – thấp (dưới 100 cm).
Lá: thẳng hoặc cong rủ, bản lá to hoặc nhỏ, dầy hoặc mỏng.
+ Bông: loại hình nhiều bông (nở bụi mạnh) hoặc to bông (nhiều hạt), dạng
bông túm hoặc xòe, cổ bông hở hoặc cổ kính (tùy theo độ trổ của cổ bông so với cổ
lá cờ), khoe bông hoặc giấu bông (tùy theo chiều dài và gốc độ lá cờ hay lá đòng
và tùy độ trổ của bông ra khỏi bẹ lá cờ), dầy nách hay thưa nách (tùy độ đóng hạt
trên các nhánh gié của bông lúa).
+ Hạt lúa: dài, trung bình hoặc tròn (dựa vào chiều dài và tỉ lệ dài/ngang của
hạt lúa).
+ Hạt gạo: gạo trắng hay đỏ hoặc nâu, tím (màu của lớp vỏ ngoài hạt gạo);
có bạc bụng hay không; dạng hạt dài hay tròn. Các đặc tính này rất quan trọng ảnh
hưởng tới giá trị thương phẩm của gạo trên thị trường trong và ngoài nước.
Như vậy, sau quá trình diễn biến lâu dài và phức tạp lúa hoang đã được
thuần hóa thành lúa trồng và lúa trồng đã hình thành nhiều loại hình sinh thái khác
nhau từ loại hình đa niên sang hằng niên; từ vùng nhiệt đới nóng ẩm đến những
vùng á nhiệt đới và ôn đới; từ vùng đất ngập sâu, đầm lầy lên những vùng cao đất
dốc và thường xuyên bị khô hạn; từ dạng lúa tẻ cứng cơm, nở nhiều sang loại hình
lúa nếp, dẽo và ít nở; từ dạng cao cây, dài ngày, quang cảm sang loại hình thấp
cây, ngắn ngày, không quang cảm. Đó là cả một quá trình chuyển biến của cây lúa
để thích nghi và tồn tại trong nhiều điều kiện môi trường khác nhau và luôn biến
đổi. Đó cũng là kết quả của một qúa trình chọn lọc tự nhiên và nhân tạo hết sức
tích cực do tác động của môi trường và con người. Hiểu biết điều này sẽ rất hữu
ích cho công tác cải tiến giống lúa hiện tại và tương lai.
2.3. Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới, Việt Nam và Thừa Thiên Huế
2.3.1.Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới
Lúa là cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới và có khả năng thích ứng rộng với
nhiều vùng khí hậu (được phân bố từ 53
0
vĩ độ Bắc đến 35
0
vĩ độ Nam). Trên thế
giới lúa được gieo trồng ở trên 110 nước khác nhau. Tuy diện tích lúa lớn nhưng
phân bố không đều, tập trung nhiều nhất ở các nước châu Á (90%), trong 25 nước
sản xuất chủ yếu thì 17 nước thuộc khu vực châu Á (phân bố từ 30
0
vĩ độ Bắc đến
10
0
vĩ độ Nam) chiếm 91% diện tích, trong đó Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước
đứng đầu thế giới về sản lượng [2],[20].
Cây lúa được trồng ở khắp nơi trên thế giới nhưng năng suất và diện tích lại
có sự khác nhau.
Bảng 2.2. Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới từ 2004 – 2010
Năm
Chỉ tiêu
2004 2005 2006 2007 2008 2009
2010
Diện tích (triệu ha) 151,0
154,9 155,3 155,0 157,7 158,4 153,7
Năng suất (tạ/ha) 40,0
40,9 41,3 42,4 43,7 43,2 43,7
Sản lượng (triệu tấn) 606,0
634,4 641,2 657,1 689,0 684,8 672,0
(Nguồn: faostat.fao.org)
Theo thống kê của Viện Nghiên cứu lúa quốc tế, cho đến nay lúa vẫn là cây
lương thực được con người sản xuất và tiêu thụ nhiều nhất. Chính vì vậy, tổng sản
lượng lúa trong vòng 45 năm qua đã tăng lên gấp hơn 2,6 lần, từ 257 triệu tấn năm
1965 lên tới 675 triệu tấn năm 2009… [FAOSTAT, 2009]. Cùng với nó, diện tích
trồng lúa cũng tăng lên nhưng không đáng kể, được thể hiện qua biểu đồ sau.
Biểu đồ 2.1: Sản xuất lúa của thế giới từ năm 2000-2009
Qua biểu đồ 2.2 ta thấy năm 2009, diện tích đất trồng lúa đang có chiều hướng
giảm do việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất đã dẫn
đến sản lượng lúa thế giới cũng giảm theo. Từ đó, việc áp dụng các tiến bộ khoa
học kỹ thuật để tăng năng suất, sản lượng nhằm đảm bảo an ninh lượng thực là việc
làm rất cần thiết, đồng thời phải đạt hiệu quả kinh tế cao nhưng vẫn bảo vệ được
môi trường sống.
Bảng 2.3: Tình hình sản xuất lúa gạo một số nước trên thế giới (1.000 ha)
Nước
Năm 2009 Năm 2010
Diện
tích
(1000ha)
Sản lượng
(1000 tấn)
Năng
suất
(tạ/ha)
Diện
tích
(1000ha)
Sản lượng
(1000 tấn)
Năng
suất
(tạ/ha)
Trung
Quốc
29881.6 196681.2 65.820 30116.9 197212.0 65.482
Ấn Độ 41850 133700 31.947 36950 120620 32.644
Thái Lan 11141.4 32116.1 28.825 10990.1 31597.2 28.750
Nhật Bản 1624 10590 65.209 1628 10600 65.110
Myanma 8000 32682 40.852 8051.7 33204.5 41.239
Indonexia 12883.6 64398.9 49.985 13244.2 66411.5 50.143
Hoa Kỳ 1255.8 9972.2 79.409 1463 11027 75.372
Brazil 2872 12651.1 44.049 2709.7 11308.9 41.734
Việt Nam 7437.2 38950.2 52.372 7513.7 39988.9 53.221
(Nguồn: faostat.fao.org)
Đến năm 2005, theo thống kê cua FAO (2006), dẫn đầu năng suất lúa là Mỹ,
rồi đến Hy Lạp, El Salvador, Tây Ban Nha với trên 7 tấn/ha (bảng 2.3). Trong đó
El Salvador có mức tăng năng suất rất nhanh trong những năm gần đây. Nhật Bản,
Hàn Quốc và Ý có năng suất lúa tương đối cao và ổn định nhất. Việt Nam đứng
vào nhóm 20 trong những nước có năng suất cao, đặc biệt là vượt trội trong khu
vực Đông Nam Á nhờ thủy lợi được cải thiện đáng kể và áp dụng nhanh các tiến
bộ kỹ thuật về giống, phân bón và bảo vệ thục vật. Năng suất lúa cao tập trung ở
các quốc gia á nhiệt đới hoặc ôn đới có khí hậu ôn hòa hơn, chênh lệch nhiệt độ
ngày và đêm cao hơn và trình độ canh tác phát triển tốt hơn. Các nước nhiệt đới có
năng suất bình quân thấp do chế độ nhiệt và ẩm độ cao, sâu bệnh phát triwwnr
mạnh và trình độ canh tác hạn chế. [1]
Năm 2010 là năm mà khí hậu biến đổi thất thường, tình trạng bão lũ, hạn
hán, cháy rừng và sự xâm mặn của nước biển diễn ra tại hầu khắp các khu vực trên
thế giới. Do đó, sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa gạo nói riêng chịu
nhiều ảnh hưởng tiêu cực.
Năm 2009 sản lượng lúa của châu Á dẫn đầu thế giới (611,70 triệu tấn). Sản
lượng lúa gạo thế giới cũng như châu Á cao như vậy đó là nhờ sự đóng góp của
một số nước sản xuất gạo lớn như: Trung Quốc: 197,25 triệu tấn; Ấn Độ: 131,27
triệu tấn; Indonesia: 64,39 triệu tấn; Bangladesh: 45,07 triệu tấn; Viêt Nam: 38,89
triệu tấn và Thái Lan: 31,46 triệu tấn.
2.4.2. Tình hình sản xuất lúa gạo tại Việt Nam
Việt Nam là nước có nền sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, có tới 80% dân
số sản xuất nông nghiệp và từ lâu cây lúa đã ăn sâu vào tiềm thức người dân, nó có
vai trò rất quan trọng trong đời sống con người. Lúa gạo không chỉ giữ vai trò
trong việc cung cấp lương thực nuôi sống mọi người mà còn là mặt hàng xuất khẩu
đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế quốc dân. Mặt khác do điều kiện tự nhiên
thuận lợi phù hợp cho cây lúa phát triển nên lúa được trồng khắp mọi miền đất
nước. Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, tập quán canh tác, sự hình thành mùa vụ và
phương thức gieo trồng, nghề trồng lúa được hình thành và phân chia thành 3 vùng
trồng lúa lớn: Đồng bằng sông Hồng, đồng bằng ven biển miền Trung và đồng
bằng Nam Bộ.Trong các loại cây lương thực lấy hạt ở Việt Nam thì lúa là loại cây
lương thực chính. Sản lượng lúa tăng liên tục trong những năm qua. Nguyên nhân
tăng năng suất và sản lượng lúa là do những thay đổi về cơ chế chính sách của
Đảng và nhà nước, kết hợp đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản
xuất như giống mới, mức độ thâm canh , thuỷ lợi [9],[16].
Hiện nay với những tiến bộ vượt bậc trong nông nghiệp, người dân đã được
tiếp cận với những phương thức sản suất tiên tiến nên họ đã mạnh dạn áp dụng
khoa học kỹ thuật vào sản suất, dùng các giống lúa mới, các giống lúa ưu thế lai,
các giống lúa cao sản, các giống lúa chất lượng cao, các giống lúa thích nghi với
điều kiện đặc biệt của từng vùng, các giống lúa chất lượng cao đạt tiêu chuẩn xuất
khẩu…kết hợp đầu tư thâm canh cao, hợp lý. Nhờ vậy, ngành trồng lúa nước ta đã
có bước nhảy vọt về năng suất, sản lượng và giá trị kinh tế. Cho đến năm 2009 sản
lượng lương thực của chúng ta đạt 38,9 triệu tấn và giá trị xuất khẩu gạo đạt
6.006.000 tấn đã thu về 2.437 triệu USD [2],[8].
Bảng 2.4.Tình hình sản xuất lúa của việt nam từ năm 2005-2010
Chỉ tiêu
Năm
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tấn /ha)
Sản lượng
(triệu tấn)
2005 7,33 4,88 35,8
2006 7,32 4,89 35,8
2007 7,21 4,98 35,9
2008 7,41 5,22 38,7
2009 7,44 5,23 38,9
2010 7,513 5,32 40,0
(Nguồn: từ Bộ NN và PTNN, 2011)
Bảng 2.5.Tình hình xuất khẩu gạo qua các năm
Chỉ tiêu năm
Sản lượng
(nghìn tấn)
Giá trị
( triệu USD)
2005 5,250 1,279
2006 4,643 1,276
2007 4,560 1,490
2008 4,680 2,663
2009 6,006 2,437
2010 6,754 2,912
(Nguồn: Hiêp hội lương thực Việt Nam (VFA) 2011)
Tuy sản lượng gạo tăng hàng năm nhưng chất lượng và lợi nhuận hạt gạo
Việt Nam có phẩm cấp thấp. Nếu so với Thái Lan – nước xuất khẩu gạo đứng ở vị
trí thứ nhất thê giới thì gạo Việt Nam vẫn còn kém hơn nhiều.
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thì diện tích
đất trồng lúa hàng năm bị giảm chính là do việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Mặc
dù thế năng suất và sản lượng lúa vẫn tăng so với các năm trước chính là nhờ việc
áp dụng khoc học kỹ thuật vào sản xuất: Như sử dụng các giống lúa mới, kỹ thuật
bón phân hợp lý, đầu tư thâm canh tốt…
Để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và tăng giá trị trên đơn vị diện tích thì song
song với việc tăng năng suất là chúng ta phải tăng chất lượng gạo để tăng sức cạnh
tranh với thị trường gạo trên thế giới.
Nhờ chủ động được nguồn cung trong nước và cơ hội thuận lợi từ thị
trường thế giới, xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2009 đã đạt được những thành
tựu đáng kể. Theo thông tin từ hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA), xuất khẩu
gạo năm 2009 đã đạt 6.006.000 tấn, mức kỷ lục từ trước tới nay và xóa bỏ kỷ lục
đạt được ở năm 2005.
Năm 2010 sản lượng gạo xuất khẩu tăng lên đến 6.754.000 tấn, đạt giá trị
xuất khẩu 2,912 triệu USD.
2.4.3. Tình hình sản xuất lúa gạo tại Thừa Thiên Huế.
Thừa Thiên Huế là một trong 4 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền
Trung, có tọa độ địa lý 16-16,80 vĩ bắc và 107,8-108,20 kinh đông. Phía bắc giáp
tỉnh Quảng Trị, phía Nam giáp thành phố Đà Nẵng, Phía tây giáp nước Cộng Hòa
Dân chu Nhân dân Lào, phía Đông được giới hạn bởi biển đông. Diện tích tự nhiên
5.053,99 km
2
, dân số trung bình năm 2003 ước là 1.105,5 nghìn người, chiếm 1,5%
về diện tích và 1,5% về dân số so với cả nước.
Diện tích gieo trồng là 92.996 ha, trong đó diện tích cây lương thực có hạt
hàng năm là 55.580 ha, tổng sản lượng lương thực có hạt ước đạt 305.908 tấn
(bảng 2.8)[19], [21].
Bảng 2.6: diện tích một số cây trồng chính tại Thừa Thiên Huế năm 2011
STT Loại cây trồng Diện tích (ha)
I Cây lương thực có hạt 55.590
1 Lúa 53.970
2 Ngô 1.610
3 Cây khác 10
II Cây có củ lấy bột 11.800
4 Sắn công nghiệp 5.552
5 Cây khác 6.248
III Cây thực phẩm 7.000
IV Cây công nghiệp hàng năm 5.677
6 Lạc 3.885
7 Cây khác 1.792
V Cây công nghiệp dài ngày 9.459
8 Cao su 8.395
9 Cà phê 674
10 Cây khác 390
Nguồn: báo cáo tổng kết sản xuất nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế, 2010
Qua 3 năm 2008 đến 2010, diện tích gieo trồng lúa tăng từ 50,8 đến 53,97
ngìn ha. Tuy diện tích gieo trồng lúa của toàn tỉnh còn thấp nhưng năng suất cao,
đạt bình quân 55,6 tạ/ha, cao hơn mức bình quân cả nước và sản lượng lúa ngày
càng tăng từ 25 vạn tấn năm 2006 đến 30 vạn tấn năm 2010, góp phần đảm bảo an
ninh lương thực tại địa phương (bảng 2.9)
Bảng 2.7: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa tỉnh
Thừa Thiên Huế qua các năm.
Năm Diện tích ( ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn)
2005 50.457 46,6 235.029
2006 50.241 50,3 252.604
2007 50.419 51,5 259.684
2008 50.484 54,0 274.813
2009 52.993 53,6 282.582
2010 53.970 55,6 289.895
Nguồn: Niên giám thống kê 2009, báo cáo tổng kết sản xuất nông
nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế, 2010.
Năm 2010-2011, năng suất lúa của tỉnh T.THuế đạt cao nhất từ trước đến
nay, góp phần đưa sản lượng lúa trên địa bàn toàn tỉnh đạt trên 30 vạn tấn. Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết, năm 2011,
toàn tỉnh gieo trồng 54.690 ha cây lương thực, trong đó diện tích lúa chiếm 53.546
ha (lúa Đông Xuân đạt 27.387 ha và lúa Hè thu đạt 24.489 ha), còn lại là diện tích
ngô. Năng suất lúa bình quân cả năm đạt 56,34 tạ/ha, cao nhất từ trước tới nay
(tăng 3,4 tạ/ha so với cùng kỳ năm trước). Tổng sản lượng lúa đạt 301.705 tấn,
tăng 16.520 tấn so với năm 2010.Mục tiêu của tỉnh T.T Huế trong năm 2012 là
gieo trồng 53.500 ha lúa, với tổng sản lượng lúa đạt xấp xỉ 300.000 tấn.Riêng vụ
Đông Xuân này, tỉnh phấn đấu gieo trồng trên 27.000 ha lúa, năng suất đạt 56
tạ/ha, sản lượng trên 153.000 tấn. Theo ông Hoàng Hữa Hè, Phó Giám đốc Sở NN
- PTNT tỉnh, để đảm bảo năng suất và sản lượng lúa, các địa phương cần bố trí hợp
lý nhóm giống dài và trung với nhóm giống ngắn ngày. Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn cũng yêu cầu sau lũ lụt, các địa phương trong tỉnh khẩn trương tu
sửa các tuyến đê bao, đê nội đồng đảm bảo chống ngập úng; tu sửa máy bơm, nhà
trạm, kênh mương, có kế hoạch huy động tối đa các máy bơm để kịp thời tiêu úng
khi đến vụ.
Về tình hình dịch hại, bệnh đạo ôn là đối tượng gây nguy hiểm nhất, hàng
năm diện tích lúa bị nhiễm từ 2500-7000 h, chủ yếu trong vụ đông xuân làm giảm
năng suất sản lượng trầm trọng. Ngoài ra, Theo Sở NN - PTNT tỉnh này, đến nay
trên địa bàn có khoảng 1.440 ha lúa hè thu bị sâu bệnh gây hại. Trong đó, sâu cuốn
lá nhỏ gây hại với diện tích 90 ha, mật độ dưới 5 con/m2, nơi cao 20-30 con/m2;
rầy các loại gây hại khoảng 30 ha, mật độ từ 750-1.500 con/m2; bệnh khô vằn phát
triển gây hại trên diện rộng với diện tích 1.280 ha, tỷ lệ bệnh phổ biến 10-20 %,
nơi cao 30-40 %. Bệnh lùn sọc đen gây hại trên diện tích 40 ha, tỷ lệ bệnh khoảng
3 %, chủ yếu tập trung tại các HTX Thủy Phù 1, Thủy Phù 2, Thủy Lương (thị xã
Hương Thủy) và HTX Vinh Thái (huyện Phú Vang).
2.5. Tình hình nghiên cứu giống lúa trên thế giới, Việt Nam và tỉnh Thừa
Thiên Huế.
2.5.1. Tình hình nghiên cứu giống lúa trên thế giới.
Trên thế giới người ta quan tâm đến việc bảo tồn nguồn gen nói chung,và
nguồn gen cây lúa nói riêng từ những thập kỷ trước đây. Ngay từ những năm 1924
Viện nghiên cứu cây trồng Liên Xô (cũ) đã được thành lập, nhiệm vụ chính là thu
nhập và đánh giá bảo tồn nguồn gen cây trồng. Tổ chức Lương thực và nông
nghiệp Thế giới (FAO) đã tổng hợp các kết quả nghiên cứu và đề ra phương hướng
thúc đẩy việc xây dựng ngân hàng gen phục vụ cho việc giữ gìn tài nguyên thiên
nhiên nhằm phục vụ lợi ích lâu dài của nhân loại. Trong vùng nhiệt đới và Á nhiệt
đới đã hình thành nhiều tổ chức quốc tế, đảm nhận việc thu thập tập đoàn giống
trên thế giới đồng thời cung cấp nguồn gen để cải tạo giống lúa trồng (Trần Đình
Long 1992)[11],[5].
Trong sản xuất nông nghiệp, giống là tư liệu sản xuất quan trọng không kém
gì đất đai, phân bón và công cụ sản xuất. Nếu không có giống thì không thể sản
xuất ra một loại nông sản nào cả.Vì thế việc nghiên cứu chọn lọc, lai tạo giống đã
được các nhà khoa học, các viện nghiên cứu và các trường đại học nông nghiệp ưu
tiên hàng đầu.Vào đầu những năm 1960, viện nghiên cứu lúa gạo quốc tế (IRRI) đã
được thành lập tại Losbanos, Laguna, Philippin. Sau đó các viện nghiên cứu nông
nghiệp quốc tế khác cũng được thành lập ở các châu lục và tiểu vùng sinh thái khác
nhau như IRAT, EAT, CIAT, ICRISAT (IRRI, 1997). Tại các viện này việc chọn
lọc và lai tạo các giống lúa cũng được ưu tiên hàng đầu. Chỉ tính riêng viện nghiên
cứu lúa gạo quốc tế ( IRRI) cũng đã lai tạo và đưa ra sản xuất hàng nghìn giống lúa
các loại, trong đó tiêu biểu là các giống lúa như: IR5, IR6, IR8, IR30, IR34, IR64,
Jasmin Đặc biệt là hai giống IR64 và Jasmin là những giống có phẩm chất gạo
tốt, được trồng rông rãi ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Hiện nay
viện IRRI đang tập trung vào nghiên cứu chọn tạo ra các giống lúa có năng suất
siêu cao (siêu lúa) có thể đạt 13 tấn/ vụ, đồng thời tập trung vào nghiên cứu chọn
tạo các giống lúa có chất lượng cao (giàu vitamin A, giàu Protein, giàu Lisine, có
mùi thơm ) để vừa hỗ trợ các nước giải quyết vấn đề an ninh lương thực, vừa đáp
ứng đủ nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng (Cada, E.C 1997) [24],[25].
Trung Quốc là một nước trồng lúa hàng đầu trên thế giới nên công tácgiống
đã được chú trọng đặc biệt. Vào những năm 1960, 1970 của thế kỷ trước, Trung
Quốc đã cho ra đời hàng loạt các giống lúa có năng suất cao, phẩm chất tốt như:
Đoàn kết, Bao Thai, Chân Châu lùn, Mộc Tuyền Các giống này cũng đã nhập
vào Việt Nam và cho tới nay nhiều giống vẫn được một số địa phương gieo trồng
vì chất lượng gạo tốt, phù hợp với điều kiện gieo trồng và đất đai của địa phương.
Bước vào đầu những năm 1970, Trung Quốc đã thử nghiệm và lai tạo thành công
các giống lúa lai 3 dòng và gần đây là các giống lúa lai 2 dòng có đặc tính ưu việt
hơn hẳn về năng suất, chất lượng và khả năng chống chịu sâu, bệnh. Có thể nói
Trung Quốc là nước đi tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng lúa lai ra
sản xuất đại trà. Nhờ đó đã làm tăng năng suất, sản lượng lúa của Trung Quốc lên
gấp đôi trong vòng 3 thập kỷ qua, góp phần đảm bảo an ninh lương thực cho một
nước có hơn 1,3 tỷ dân. Các giống lúa lai như: Bồi Tạp Sơn Thanh, Sán Ưu Quế,
Bắc Thơm số 7 rất nổi tiếng ở Trung Quốc và ở các nước láng giềng. Song song
với giống lúa lai, Trung Quốc vẫn tiếp tục chọn tạo các giống lúa thuần và cho ra
đời các giống lúa tốt như San Hoa, Ải Mai Hương, Khang Dân 18 Các giống lúa
này cũng cho năng suất rất cao không kém gì các giống lúa lai. Về chiến lược
nghiên cứu phát triển lúa lai của Trung Quốc trong thế kỷ 21 là phát triển lúa lai 2
dòng và đẩy mạnh nghiên cứu lúa lai một dòng và lúa lai siêu cao sản nhằm tăng
năng suất và sản lượng lúa gạo của đất nước (Lin, SC 2001) [6]. Ấn Độ là một
nước trồng lúa với diện tích đứng đầu thế giới.Ấn Độ cũng là một nước đi đầu
trong công cuộc cách mạng xanh về cải tiến giống lúa. Viện nghiên cứu giống lúa
trung ương của Ấn Độ được thành lập vào năm 1946 tại Cuttuck bang Orisa đóng
vai trò đầu tầu trong việc nghiên cứu, lai tạo các giống lúa mới phục vụ cho sản
xuất. Ngoài ra tại các bang của Ấn Độ đều có các cơ sở nghiên cứu, trong đó các
cơ sở quan trọng ở Madras heydrabat, Kerala, hoặc Viện Nghiên cứu cây trồng cạn
Á nhiệt đới (ICRISAT). Ấn Độ cũng là nước có những giống lúa chất lượng cao
nổi tiếngtrên thế giới như: Basmati, Brimphun trong đó giống lúa Basmati có giá
trị trên thị trường tới 850 USD/ tấn (trong khi giống gạo thơm Thái Lan nổi tiếng
trên thế giới cũng chỉ có giá trị 460 USD/tấn).
Nhật Bản là một trong 10 nước trồng lúa có sản lượng hàng đầu thế giới, tuy
diện tích trồng lúa không lớn. Điều đó được lý giải là do năng suất lúa của Nhật
Bản rất cao, lớn nhất thế giới. Ở Nhật Bản người ta chỉ trồng lúa 1 vụ/ năm, việc
gieo trồng lúa được tiến hành trong những điều kiện thời tiết thuận lợi nhất.Công
tác giống lúa của Nhật Bản được đặc biệt chú trọng vì người Nhật Bản giàu có, ít
ăn cơm nên đòi hỏi cơm phải ngon còn giá bán có cao thì họ vẫn chấp nhận.Thực
tế giá gạo tại Nhật Bản vào loại cao nhất thế giới từ 5 - 10 USD/kg. Để đáp ứng thị
hiếu tiêu dùng cao, các Viện và các Trạm nghiên cứu giống lúa được thành lập ở
hầu hết các tỉnh thành của Nhật Bản, trong đó có các trung tâm quan trọng nhất đặt
ở Sendai, Niigata, Nagoya, Fukuoka, Kochi, Miyazaki, Sags, Là những nơi diện
tích trồng lúa lớn. Các nhà khoa học Nhật Bản cũng đã lai tạo và đưa ra các giống
lúa vừa có năng suất cao, vừa có phẩm chất tốt như: Koshihikari, Sasanisiki,
Nipponbare, Koenshu, Minamisiki đặc biệt Giáo Sư Tiến Sĩ E. Tsuzuki đã lai tạo
được 2 giống lúa đặt tên là Miyazaki 1 và Miyazaki 2. Giống Miyazaki 1 là kết quả
lai tạo và chọn lọc từ tổ hợp lai Koshihikari và Brimphun của Ấn Độ. Đây là giống
lúa có mùi thơm đặc biệt, chất lượng gạo ngon và năng suất cao, có giá trị bán cao
trên thị trường. Giống Migazaki 2 là kết quả lai tạo giống Nipponbare và một
giống lúa khác của Ấn Độ. Giống này có hàm lượng Lysin cũng rất cao.Cho đến
giờ, giống này vẫn giữ vị trí hàng đầu về hai chỉ tiêu quan trọng này[7].
Từ lâu Thái Lan đã nổi tiếng là nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Nước
này cũng được thiên nhiên ưu đãi với những vùng châu thổ trồng lúa phì nhiêu.Các
trung tâm nghiên cứu giống lúa được thành lập ở nhiều tỉnh vàkhu vực. Nhiệm vụ
của các cơ sở này là tiến hành chọn lọc, phục tráng, lai tạo ra các giống lúa tốt
phục vụ cho nội tiêu và đặc biệt là cho xuất khẩu, thu ngoại tệ. Tiêu chí chọn giống
lúa của các nhà khoa học Thái Lan là các giống phải có thời gian sinh trưởng trung
bình đến dài ngày (vì phần lớn lúa ở Thái Lan chỉ trồng được 1 vụ/năm) hạt gạo
dài và trong, ít dập gãy khi xay sát, có hương thơm, coi trọng chất lượng hơn là
năng suất Điều này cho chúng ta thấy tại sao giá gạo xuất khẩu của Thái Lan luôn