Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG KINH TẾ XÃ HỘI LÀM CƠ SỞ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP TẠI BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ ĐẦU NGUỒN ĐA NHIM HUYỆN LẠC DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (679.74 KB, 57 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
[\

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG KINH TẾ -XÃ HỘI LÀM CƠ
SỞ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BẢO VỆ VÀ
PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP TẠI BAN QUẢN LÝ
RỪNG PHÒNG HỘ ĐẦU NGUỒN ĐA NHIM
HUYỆN LẠC DƯƠNG

Họ và tên sinh viên: TRẦN THỊ LIÊN
Ngành: LÂM NGHIỆP
Niên khóa: 2004-2009

Tháng 05/2009


NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG KINH TẾ -XÃ HỘI LÀM CƠ
SỞ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BẢO VỆ VÀ
PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP TẠI BAN QUẢN LÝ
RỪNG PHÒNG HỘ ĐẦU NGUỒN ĐA NHIM
HUYỆN LẠC DƯƠNG

Tác giả
TRẦN THỊ LIÊN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành lâm nghiệp


Giáo viên hướng dẫn
TS. GIANG VĂN THẮNG

Tháng 05 năm 2009


LỜI CẢM ƠN
Khóa luận này được thực hiện theo chương trình đào tạo hệ tại chức vừa học
vừa làm do Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh và Trung tâm tại
chức Lâm Đồng liên kết đào tạo. Nhân dịp này cho phép tôi được chân thành cảm ơn
tới Tiến sĩ Giang Văn Thắng là người đã trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn tôi hoàn thành
khóa luận tốt nghiệp này.
Đồng thời tôi cũng xin chân thành cảm ơn:
- Sở nội vụ Lâm Đồng.
- Sở NN & PTNT tỉnh Lâm Đồng.
- Trung tâm tại chức tỉnh Lâm Đồng.
- Lãnh đạo và tập thể cán bộ công chức, viên chức Ban quản lý rừng phòng hộ
đầu nguồn Đa Nhim.
Đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian 04 năm học tập và thực
hiện luận văn tốt nghiệp.
Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn:
- Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
- Các thầy cô khoa lâm nghiệp và các khoa có liên quan.
- Bộ môn quản lý tài nguyên rừng.
Đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.
Cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp của tôi đã động viên, khích lệ, giúp đỡ
tôi trong thời gian học tập và thực hiện luận văn.
Do thời gian thực hiện khóa luận có hạn và trình độ chuyên môn còn nhiều hạn
chế nên khó tránh khỏi sơ suất, kính mong nhận được sự đóng góp của hội đồng chấm
tốt nghiệp giúp cho khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn.

Đà Lạt, tháng 5 năm 2009
SVTH: Trần Thị Liên

i


TÓM TẮT
Đề tài “Nghiên cứu thực trạng kinh tế - xã hội làm cơ sở đề xuất các biện pháp
quản lý bảo vệ và phát triển lâm nghiệp tại Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn
Đa Nhim, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm đồng” được thực hiện từ tháng 01/2009 đến
tháng 05/2009 trên địa bàn của Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim,
huyện Lạc Dương trong khuôn khổ của một khóa luận tốt nghiệp Đại học chuyên
ngành Quản lý tài nguyên rừng.
Từ kết quả khảo sát thu thập thông tin và phân tích số liệu về tình hình dân sinh
- kinh tế - xã hội, diễn biến tài nguyên rừng và đất rừng, tình hình quản lý, bảo vệ và
sử dụng nguồn tài nguyên rừng tại khu vực nghiên cứu, đề tài đã thu được các kết quả
về đánh giá thực trạng kinh tế - xã hội liên quan tới tài nguyên rừng, qua đó đã đề xuất
những giải pháp về chính sách và kỹ thuật nhằm góp phần vào việc quản lý, bảo vệ và
phát triển ổn định tài nguyên rừng và đất rừng tại khu vực nghiên cứu. Kết quả như
sau:
1. Về tình hình dân sinh, kinh tế và xã hội:
- Đời sống hiện nay của cộng đồng dân cư chung quanh khu vực rừng đầu
nguồn Đa Nhim vẫn còn khó khăn. Do vậy, sức ép vào tài nguyên rừng tại địa phương
là rất lớn
- Sinh kế của người dân chủ yếu dựa vào việc canh tác cây trà và cà phê bên
cạnh việc nhận khoán trồng, chăm sóc và quản lý bảo vệ rừng.
2. Về tình hình quản lý bảo vệ rừng:
- Nạn khai thác lâm sản trái phép vẫn còn là những khó khăn thực tế mà lực
lượng quản lý bảo vệ tài nguyên rừng phải đối đầu.
- Số vụ vi phạm tài nguyên rừng vẫn còn xảy ra, tuy không nghiêm trọng và chủ

yếu là việc lấn chiếm và sử dụng đất lâm nghiệp sai mục đích.
3. Về tình hình sử dụng tài nguyên rừng:
- Nhiệm vụ và chức năng chính của BQLRPHĐN Đa Nhim là quản lý và bảo vệ
rừng đầu nguồn, do vậy tại khu vực không có tiến hành khai thác sử dụng lâm sản.
Tuy nhiên, vẫn tiến hành trồng rừng sản xuất trên những diện tích đất trống tạo điều
kiện thu nhập cho cộng đồng dân cư tại khu vực.
4. Đề tài có 6 đề xuất giải pháp cụ thể là:
- Giải pháp về chính sách đất đai và hưởng lợi
- Giải pháp về chính sách về đầu tư và tín dụng
- Giải pháp về chính sách thuế
- Giải pháp về phòng cháy, chữa cháy rừng
ii


- Tổ chức lực lượng phòng cháy chữa cháy rừng
- Giải pháp về chống chặt phá, lấn chiếm rừng và đất rừng
5. Kết quả mong muốn của các giải pháp quản lý bảo vệ rừng
* Về phòng hộ môi trường: Giữ được diện tích rừng tự nhiên và đưa giá trị các
loại rừng từ rừng nghèo lên rừng trung bình để phát huy tốt tính năng phòng hộ của
rừng. Phủ xanh đất trống đối với các diện tích chưa có rừng, góp phần cải tạo đất thoái
hóa bạc màu. Góp phần tích cực cải thiện môi trường, giảm xói mòn đất, tăng khả
năng giữ nước, tăng trữ lượng và chất lượng rừng…
* Về kinh tế: Tạo nguồn thu nhập chính đáng cho các hộ dân, đặc biệt là các hộ
dân nghèo qua việc giao khoán quản lý bảo vệ rừng cùng với việc tận thu lâm sản
ngoài gỗ. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển giao công nghệ trong sản xuất
nông nghiệp góp phần tăng năng suất, tăng thu nhập trên quỹ đất được giao khoán.
* Về xã hội: Nâng cao ý thức của người dân về tầm quan trọng của rừng và
công tác quản lý bảo vệ rừng. Tạo việc làm ổn định và nâng cao thu nhập cho người
dân. Năng lực quản lý bảo vệ rừng của cán bộ công nhân viên trong cơ quan sẽ nâng
cao, đưa nghề rừng đi vào nề nếp.


iii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

- BQLRPHĐN Đa nhim: Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim
- UBND: Ủy Ban Nhân Dân
- QLBVR: Quản lý bảo vệ rừng
- (N): Hướng Bắc
- (NW): Hướng Tây Bắc
- (SW): Hướng Tây Nam
- (NE): Hướng Đông Bắc

iv


DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Diện tích rừng và đất rừng trên địa bàn thuộc BQLRPHĐN Đa nhim
Bảng 2.2: Hiện trạng tài nguyên rừng tại khu vực nghiên cứu năm 2006
Bảng 2.3: Hiện trạng tài nguyên rừng tại khu vực nghiên cứu năm 2007
Bảng 2.4: Hiện trạng tài nguyên rừng tại khu vực nghiên cứu năm 2008
Bảng 4.1: Hiện trạng tài nguyên rừng năm 2006 tại BQLRPHĐN Đa Nhim
Bảng 4.2: Hiện trạng tài nguyên rừng năm 2007 tại BQLRPHĐN Đa Nhim
Bảng 4.3: Hiện trạng tài nguyên rừng năm 2008 tại BQLRPHĐN Đa Nhim
Bảng 4.4: Hiện trạng sử dụng đất đai theo trạng thái và chức năng rừng năm 2006
Bảng 4.5: Hiện trạng sử dụng đất đai theo trạng thái và chức năng rừng năm 2007
Bảng 4.6: Hiện trạng sử dụng đất đai theo trạng thái và chức năng rừng năm 2008
Bảng 4.7: Biểu dân số và biến động về dân số năm 2008

Bảng 4.8: Tình hình vi phạm tài nguyên rừng năm 2006 tại khu vực nghiên cứu
Bảng 4.9: Tình hình vi phạm tài nguyên rừng năm 2007 tại khu vực nghiên cứu
Bảng 4.10: Tình hình vi phạm tài nguyên rừng năm 2008 tại khu vực nghiên cứu
Bảng 4.11: Tình hình sử dụng tài nguyên rừng năm 2006 tại khu vực nghiên cứu
Bảng 4.12: Tình hình sử dụng tài nguyên rừng năm 2007 tại khu vực nghiên cứu
Bảng 4.13: Tình hình sử dụng tài nguyên rừng năm 2008 tại khu vực nghiên cứu

v


MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn…………………………………………………………………………i
Tài liệu tham khảo ………………………………………………………………...ii
Danh sách các chữ viết tắt ………………………………………………………..iii
Chương 1. Đặt vấn đề………………..………………………………………….. 1
Chương 2. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu…………………………………. 4
2.1. Đặc điểm tự nhiên khu vực nghiên cứu………..……………………………...4
2.1.1. Vị trí – ranh giới………………………………………………………..........4
2.1.2. Thổ nhưỡng……………………………………………………. …………...4
2.1.3. Khí hậu thủy văn…………………………………………………………… 5
2.1.4. Tình hình dân sinh –kinh tế- xã hội…………………………………………6
2.2. Tình hình phát triển lâm nghiệp……………………………………………… 8
2.2.1. Hiện trạng rừng tại khu vực………………………………………………….8
2.2.2. Tình hình thay đổi diện tích rừng từ năm 2006-2008……………………….9
Chương 3. Mục tiêu nội dung và phương pháp nghiên cứu………….………12
3.1. Nhữngcăn cứ pháp lý……….………………………………………………...12
3.1.1. Nhữngcăn cứ chung………………………………………………………...12
3.1.2. Những văn bản pháp lý tại địa phương..………………………………...…13
3.2. Mục tiêu nghiên cứu …………………………………………………………13

3.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ………………………………………14
3.3.1. Nội dung nghiên cứu ………………………………………………………14
3.3.2. Phương pháp nghiên cứu …………………………………………………..14
3.3.2.1. Phương pháp thống kê kế thừa số liệu…………………………………...14
3.3.2.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu………………………………… 15
Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận …………………………..……..16
4.1. Tài nguyên rừng tại khu vực nghiên cứu …………………………………….16
4.1.1. Hiện trạng tài nguyên rừng năm 2006- năm 2008 …………………………18
4.1.2. Hiện trạng sử dụng đất đai tại khu vực nghiên cứu ………………………..19
4.2. Tình hình dân sinh, kinh tế, xã hội và những hoạt động gắn liền với việc quản
lý bảo vệ rừng và sử dụng tài nguyên rừng …………………………………………..23
vi


4.2.1. Tình hình dân sinh , kinh tế, xã hội ………………………………………..23
4.2.2. Công tác quản lý bảo vệ và sử dụng tài nguyên rừng tại khư vực nghiên
cứu…………………………………………………………………………….………24
Chương 5. Đề xuất và giải pháp ……………………………………………….29
5.1. Đối với rừng thông …………………………………………………………..30
5.1.1. Giải pháp về chính sách ……………………………………………………30
5.1.2. Giải pháp qui hoạch đất lâm nghiệp ……………………………………….30
5.13. Giải pháp phòng trừ sâu bệnh hại rừng …………………………………….31
5.1.4. Giải pháp về xây dựng cơ sở hạ tầng ……………………………………...31
5.2. Đối với rừng lá rộng …………………………………………………………31
5.2.1. Giải pháp về chính sách ……………………………………………………32
5.2.2. Giải pháp về qui hoạch sử dụng đất lâm nghiệp có giá trị thấp
…………………………………………………………………..……………………32
5.3. Một số chính sách cần được áp dụng …………………...………………….32
5.3.1. Chính sách đất đai và hưởng lợi ………………………………………… 32
5.3.2. Chính sách đầu tư và tín dụng ……………………………………………. 33

5.3.3. Chính sách thuế ………………………………………………………… 33
5.4. Công tác phòng cháy chữa cháy rừng ……………………………………… 34
5.4.1. Đề xuất các biện pháp phòng cháy rừng ………………………………

35

5.4.2. Tổ chức xây dựng lực lượng phòng cháy chữa cháy rừng ………………..37
5.4.3. Xây dựng các công trình phòng cháy rừng …………….. ………………...37
5.4.4. Tổ chức xây dựng lực lượng phòng cháy chữa cháy rừng ………………...40
5.5. Công tác chống chặt phá lấn chiếm ……………………………………… 42
5.6. Giao khoán quản lý bảo vệ rừng …………………………………………

43

5.7. Giao đất, giao rừng …………………………………………………………. 43
5.8. Kết quả dự kiến …………………………………………………… ……....43
Chương6. Kết luận và kiến nghị……………………………………………

45

6.1. Kết luận…………………………………………………. … …………….....45
6.2. Kiến nghị…………………………………………………………………

vii

46


Luận văn tốt nghiệp


SVTH: Trần Thị Liên

Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng là tài nguyên phong phú và vô cùng quí giá của mỗi quốc gia nói riêng và
của toàn thế giới nói chung, là lá phổi của trái đất, là bộ phận quan trọng của môi
trường sinh thái. Rừng có giá trị to lớn đối với nền kinh tế quốc dân, gắn liền với đời
sống của nhân dân và sự sống còn của nhân loại.
Rừng có rất nhiều tác dụng như cung cấp gỗ, củi, các nguyên liệu cho nhiều
ngành công nghiệp như giấy, sợi, ta nanh, hương liệu, dược liệu, thực phẩm … Rừng
còn giữ vai trò điều tiết chính trong cân bằng thành phần đại khí quyển trên địa cầu và
là “cái nôi” bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn loài và các nguồn gen quý hiếm, có tác
dụng cung cấp dưỡng khí, hút các khí thải độc hại, diệt khuẩn, hút bụi, làm giảm tiếng
ồn, nuôi dưỡng và điều tiết nguồn nước, bảo vệ đất, bảo vệ động vật hoang dã, chống
xói mòn… Ngoài ra, rừng còn có tác dụng to lớn trong quốc phòng, như nhà thơ Tố
Hữu đã viết “Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”.
Những năm gần đây, chế độ khí hậu toàn cầu thay đổi kèm theo tần số xuất hiện
ngày càng gia tăng của hiện tượng El Nino và La Nina dẫn đến thiên tai xảy ra ở nhiều
nơi trên thế giới, tầng ô zôn bị mỏng dần, hiệu ứng nhà kính cũng gia tăng... Và một
trong những nguyên nhân gây ra những hiện tượng như vậy là do diện tích rừng trên
trái đất ngày càng bị thu hẹp. Vì vậy có thể khẳng định, sự huỷ hoại rừng đồng nghĩa
với sự hủy hoại môi trường sống.
Tài nguyên rừng ở Việt Nam trải qua nhiều năm dưới chế độ phong kiến, thực
dân và qua nhiều năm chiến tranh ác liệt cũng đã bị tàn phá rất nhiều. Cộng thêm vấn
đề đô thị hoá, dân số và nhu cầu về đất canh tác gia tăng, cơ chế và chính sách sử dụng
tài nguyên rừng còn nhiều bất cập dẫn đến tình trạng tài nguyên rừng ngày càng suy
giảm, diện tích rừng và đất lâm nghiệp ngày một bị thu hẹp. Trước tình trạng trên, xã
hội đang
đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý lâm nghiệp …cần tiến hành
nghiên cứu, tìm ra các chính sách, các giải pháp đồng bộ về kỹ thuật - kinh tế - xã hội

để quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát triển bền vững vốn tài nguyên rừng và đất rừng
hiện có.
1


Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Trần Thị Liên

Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn Đa nhim (BQLRĐN Đa Nhim) đang quản
lý tổng diện tích rừng là 47.892,08 ha. Diện tích rừng này có chức năng chủ yếu là
phòng hộ đầu nguồn, lưu trữ và cung cấp nguồn nước cho các nhà máy thủy điện Đa
nhim và thủy điện Đạ Khai. Đồng thời là đầu nguồn của nhiều con sông lớn như sông
Đa Nhim, Krông Nô, Đa Dâng .
Trong quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình từ nhiều năm trở lại
đây, BQLRĐN Đa Nhim đã thực hiện tương đối tốt nhiệm vụ quản lý và phát triển vốn
tài nguyên rừng. Nhờ các kết quả đạt được như trồng rừng và chăm sóc rừng hàng
năm, xúc tiến làm giàu rừng qua khoanh nuôi tái sinh có trồng bổ sung và khoanh nuôi
tái sinh không trồng bổ sung, đặc biệt qua việc giao khoán quản lý bảo vệ rừng hợp lý
nên BQLRĐN Đa Nhim đã giữ được vốn rừng hiện có và phát triển thêm vốn rừng.
Hầu hết diện tích đất trống đồi núi trọc nằm tập trung đã được phủ xanh bởi thông 3 lá.
Việc giao khoán quản lý bảo vệ, trồng rừng và chăm sóc rừng trồng … được gắn
liền với từng hộ dân, góp phần giải quyết tốt công việc cho lực lượng lao động nhằm
ổn định về kinh tế - xã hội của địa phương, giảm thiểu và đẩy lùi nạn du canh du cư,
tình trạng đốt phá rừng đã được hạn chế rõ rệt, đời sống vật chất tinh thần của phần lớn
dân cư trên địa bàn được cải thiện từng bước. Tuy nhiên, đời sống và kinh tế của phần
lớn người dân địa phương vẫn còn nhiều khó khăn, vẫn còn nhiều gia đình đói ăn vào
mùa giáp hạt. Do đó thực tế cho thấy sức ép vào tài nguyên rừng tại khu vực vẫn
không ỉam thiểu.
Mặc dù đã có rất nhiều nỗ lực và cố gắng trong công tác quản lý bảo vệ rừng.

Song, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan về dân sinh, kinh tế và xã hội đã
làm tài nguyên rừng nơi đây bị suy giảm, diện tích rừng đang có chiều hướng bị thu
hẹp lại do hiện tượng lấn chiếm đất rừng bất hợp pháp làm đất canh tác… đã ảnh
hưởng không nhỏ đến hoàn cảnh môi trường cũng như cuộc sống của người dân địa
phương.
Vấn đề đặt ra là cần có những khảo sát, đánh giá về tình hình dân sinh, kinh tế,
xã hội gắn liền với quyền lợi và nhu cầu cuộc sống từ tài nguyên rừng cùng nghĩa vụ
bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên này của cộng đồng dân cư một các cụ thể, khoa

2


Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Trần Thị Liên

học để làm cơ sở cho việc đề xuất một số biện pháp quản lý bảo vệ rừng được hiệu quả
cũng như thúc đẩy sự phát triển lâm nghiệp bền vững tại địa phương.
Xuất phát từ tình hình và yêu cầu thực tế nói trên, chúng tôi tiến hành thực hiện
đề tài: “Nghiên cứu thực trạng kinh tế - xã hội làm cơ sở đề xuất các biện pháp
quản lý bảo vệ và phát triển lâm nghiệp tại Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn
Đa Nhim, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm đồng” trong khuôn khổ của một khóa luận tốt
nghiệp đại học tại Bộ môn Quản lý tài nguyên rừng, Khoa Lâm nghiệp, Trường Đại
học Nông Lâm với hy vọng góp phần vào công tác quản lý bảo vệ nguồn tài nguyên
rừng và phát triển lâm nghiệp tại địa bàn Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn Đa
nhim.

3



Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Trần Thị Liên

Chương 2
TỔNG QUAN KHU VỰC NGHIÊN CỨU

2.1 Đặc điểm tự nhiên khu vực nghiên cứu.
2.1.1 Vị trí – ranh giới
+ Toạ độ – địa lý :
- Kinh độ :

108 0 25’ 20 – 108 0 40’25

- Vĩ độ :

12 0 10’1

- 11 0 25’25

- Bắc và Đông bắc giáp : Tỉnh Đắc Lắc,Vườn quốc gia Bi đúp Núi Bà
- Nam giáp : Ranh giới huyện Đơn Dương, BQL khu du lịch Đan Kia Suối Vàng
- Đông giáp : Tỉnh Ninh Thuận , Vườn quốc gia Bi đúp núi bà.
- Tây giáp : Thành phố Đà Lạt, Ban quản lý rừng phòng hộ Đam Rông
+ Ranh giới hành chính: Khu vực lâm phận do BQLRPH ĐN Đa Nhim quản lý
nằm trên 05 xã Đasar, ĐaNhim, Đachais, ĐưngKnớ, xã Lát - Huyện Lạc Dương, Tỉnh
Lâm Đồng; bao gồm 25 tiểu khu: 28, 30, 31, 39, 40, 41, 42, 62, 111, 112, 227A, 93,
96A, 96B, 98, 99, 114, 144, 115, 122, 123, 132, 139, 140, 141.
2.1.2 Địa hình - Thổ nhưỡng
a. Địa hình: Khu vực nghiên cứu có địa hình tương đối phức tạp với độ cao giảm

dần từ 1900 mét xuống 1000 mét (hướng về hồ Đa Nhim) theo hướng từ Bắc xuống
Nam. Một phần địa hình giảm dần từ Nam xuống Bắc hướng về sông Krông Nô. Địa
hình phân cắt nhiều, thay đổi lớn nên độ dốc từ 200 – 30 0, có nơi lớn hơn 30 0 như khu
vực giáp chân đỉnh Langbiang.
Nơi cao nhất là :

1879 m

Nơi thấp nhất là :

900 m.

b. Thổ nhưỡng: Trên khu vực nghiên cứu có một số dạng đất chủ yếu sau:
- Đất Feralit có mùn phát triển trên nền đá acit kết tinh chua như Granit (Có đặc
điểm cứng khô, khó bị phong hoá, đất có thành phần cơ giới nhẹ hoặc trung bình, kết
cấu rời rạc dễ bị xói mòn )
4


Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Trần Thị Liên

- Đất Feralít có mùn phát triển trên nền phiến thạch sét (Có khả năng phong hoá
mạnh, cho đất có thành phần cơ giới nặng, kết dính cao, khó xói mòn hơn loại đất trên)
.

- Đất Feralít vàng đỏ có mùn phát triển trên nền đá mẹ mácma axít
- Đất phù sa và dốc tụ ven đồi núi và sông suối, hình thành do quá trình bào


mòn, rửa trôi từ các sườn dốc núi cao xuống và bồi tụ lại.
2.1.3 Khí hậu - Thuỷ văn
a. Khí hậu: Do khu vực nghiên cứu có độ cao từ 900 – 1900m so với mặt nước
biển nên trong vùng chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng cao với đặc
điểm thời tiết có 2 mùa rõ rệt :
+ Mùa mưa: Từ tháng 5 đến tháng10 với số ngày mưa trong năm là 164 ngày,
lượng mưa trung bình/ năm là 1.896 mm. Mưa nhiều nhất từ tháng 7, 8, 9 với lượng
mưa cao nhất là 396 mm và lượng bốc hơi thấp nhất (44 mm) vào tháng 8. Đầu mùa
mưa thường xuất hiện mưa đá.
+ Mùa khô: Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với thời tiết khô hanh nhất vào các
tháng 1, 2, 3 với lượng bốc hơi cao nhất vào tháng 3 là 138 mm . Đây là những tháng
thường xảy ra nguy cơ cháy rừng rất cao.
b. Chế độ nhiệt: Tại khu vực nghiên cứu có nhiệt độ trung bình hàng năm là
17,9 0 C với nhiệt độ thấp nhất là 15,5 0 C vào tháng 01 và nhiệt độ cao nhất là 19,9 0
C vào tháng 4.
c. Độ ẩm:
- Độ ẩm không khí trung bình năm là 85%
- Tháng có độ ẩm không khí thấp nhất là tháng 2 (73%)
- Tháng có độ ẩm không khí cao nhất là tháng 8 (92%)
d. Hướng gió:
- Hướng gió Bắc (N) thịnh hành từ tháng 5, 7, 8, 9
- Hướng gió Tây Bắc (NW) vào tháng 6
- Hướng gió Tây Nam (SW) vào tháng 10
5


Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Trần Thị Liên


- Hướng gió Đông Bắc (NE) thịnh hành từ tháng 11 cho đến tháng 4 năm sau.
e. Thủy văn: Do địa hình chia cắt phức tạp nên hình thành nhiều sông suối, khe
và ghềnh thác phân bổ đều khắp toàn khu vực với lưu lượng nước thay đổi từng mùa.
Khu vực nghiên cứu có 03 sông chính :
- Sông Đa nhim chảy suốt từ đầu ranh giới phía Đông Bắc theo hướng Nam có
chiều dài 26 km với hơn 16 nhánh suối chảy vào sông này; trong đó suối lớn nhất là
suối Đachay với chiều dài 22 km.
- Sông Klong két bắt nguồn từ phía đông bắc và phía đông dãy Bidoup chảy theo
hướng Nam có chiều dài nằm trong vùng nghiên cứu là 5km. Đầu nguồn của dòng
sông này là suối Da mông và Da hir .
- Sông Krông Nô bắt nguồn từ phía Đông Bắc và phía Đông dãy Bidoup chảy
theo hướng Tây có chiều dài nằm trong vùng nghiên cứu là 6km.
2.1.4. Tình hình dân sinh- kinh tế- xã hội:
- Dân số trong khu vực bao gồm 2.556 hộ; trong đó đồng bào dân tộc chiếm
2.505 hộ gồm 15.029 khẩu với khoảng 7.515 lao động chính. Đa số là những hộ sống
ven rừng và trong rừng với nghề nghiệp chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, nhận khoán
quản lý bảo vệ rừng và trồng rừng.
- Thành phần dân tộc bao gồm các dân tộc Cil, K’ho, Kinh, với chiếm tỉ lệ lớn là
K’ho.
- Dân cư trên vùng nghiên cứu gồm các xã ĐaSar, Đachair, ĐaNhim, xã Lát,
Đưng Knớ, thuộc huyện Lạc dương có trình độ canh tác còn lạc hậu, trước đây sống
du canh du cư, thu nhập không ổn định, thường thiếu ăn vào mùa giáp hạt. Trong
những năm gần đây với nhiều chính sách hỗ trợ của nhà nước như : Chính sách định
canh định cư, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển chăn nuôi, xây dựng vườn hộ, tạo
công ăn việc làm từ nghề rừng như khoán QLBVR, trồng rừng, chăm sóc rừng, tận thu
lâm sản phụ ...nên đã thay đổi được tập quán canh tác lạc hậu từ xưa của đồng bào
dân tộc giúp cho đời sống của người dân được tăng lên rõ rệt, kể cả vật chất lẫn tinh
thần. Nhiều hộ đã thoát nghèo, hiện tượng thiếu ăn vào mùa giáp hạt đã được giảm
thiểu rõ rệt. Bên cạnh đó nhờ sự hỗ trợ kỹ thuật thường xuyên, nên người dân đã biết
6



Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Trần Thị Liên

áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, qua đó thu hoạch vụ tăng lên và
đời sống được cải thiện rõ rệt, cụ thể:
+ Thu nhập bình quân đầu người quy ra thóc tại khu vực nghiên cứu là
147kg/người /năm.
+ Số hộ có thu nhập khá (có tích lũy) với thu nhập /năm trên 7 triệu là 383 hộ
+ Số hộ có thu nhập trung bình (đủ ăn) với thu nhập /năm từ 5-7 triệu là 947
hộ
+ Số hộ nghèo (thiếu ăn) có thu nhập/năm dưới 3 triệu là 1.226 hộ. Số hộ
nghèo này cần tiếp tục được quan tâm đầu tư, giúp đỡ.
+ Số hộ thuộc đối tượng theo Quyết định số 134/2004/TTg được hưởng các
quyền lợi theo quyết định số 304/2005/TTg là 319 hộ.
Điều kiện giao thông: Trong khu vực nghiên cứu có hai đường tỉnh lộ 722 và
723. Hiện nay đường 723 đi từ Thái Phiên - Klong, Klanh nối liền với tỉnh Khánh Hoà
dài 50 km, qua trung tâm các xã ĐaSar, ĐaNhim và xã ĐaChair là tuyến đường chính,
thông suốt rất thuận lợi cho sự đi lại và trao đổi hàng hoá của đồng bào địa phương,
góp phần phát triển kinh tế xã hội địa phương. Tỉnh lộ 722 đi qua địa phận xã Lát,
Đưng Knớh hiện đang mở rộng, sửa chữa để nối liền với đuờng Trường Sơn Đông.
Thời gian tới cũng sẽ rất thuận tiện cho việc phát triển của vùng dự án. Tuy nhiên, hệ
thống đường liên thôn, đường lâm nghiệp cũ phục vụ công tác tuần tra bảo vệ rừng
hiện vẫn là đường đất, hư hỏng nặng và khó khăn cho sự đi lại trong mùa mưa, vì vậy
hệ thống đường này cần được đưa vào sửa chữa.
Điện: Hiện nay đã có điện thắp sáng cho đồng bào sống tập trung ở toàn bộ
các xã trong vùng nghiên cứu.
Y tế: Trong khu vực vùng nghiên cứu đã có đầy đủ các trạm y tế đặt tại

trung tâm các xã, tuy nhiên cán bộ y tế còn thiếu và thuốc men chỉ đủ chữa các bệnh
thông thường .
Giáo dục: Các xã đã có trường phổ thông cấp I và II khang trang, đáp ứng
được nhu cầu học tập cho các em học sinh trong lứa tuổi. Riêng xã ĐaSar đã có 01
7


Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Trần Thị Liên

trường cấp III. Nhưng số học sinh đến trường còn ít so với lứa tuổi phải đi học. Đa số
người lớn không biết chữ .
Nước sinh hoạt: Hiện nay các xã đều đã được đầu tư trang bị nước sạch tự
chảy cho nhân dân, nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, vì vậy vẫn có một số
hộ chưa có nước dùng và phải dùng nước lấy từ suối tự nhiên và hệ thống giếng tự
đào.
2.2 Tình hình phát triển lâm nghiệp
2.2.1 Hiện trạng rừng tại khu vực
Khu vực nghiên cứu có tổng diện tích tự nhiên là 47.892,08 ha, bao gồm:
a. Đất lâm nghiệp: 42.954,79 ha, trong đó:
* Đất lâm nghiệp quy hoạch rừng phòng hộ: 23.254,09 ha
* Đất lâm nghiệp quy hoạch rừng sản xuất: 19.709,7 ha, gồm các loại đất sau:
+ Đất có rừng: 40.968,878 ha:
- Rừng tự nhiên: 38.637,048 ha
- Rừng trồng: 2.331,83 ha.
+ Đất trống, cây bụi (IA+IB+IC): 1.985,912 ha.
b. Đất quy hoạch nông nghiệp và đất khác: 4.937,29 ha.
Diện tích rừng và đất rừng phân bổ trên 05 xã do BQLRPHĐN Đa nhim
quản lý được thể hiện cụ thể ở bảng 2.1 dưới đây:


8


Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Trần Thị Liên

Bảng 2.1: Diện tích rừng và đất rừng trên địa bàn thuộc BQLRPHĐN Đa nhim
TT

Tên xã

Tổng số(ha)

1

Xã Đa chair

2

TRONG ĐÓ

Đất ngoài LN

Rừng tn

Rừng trồng

3.882,81


304,31

3.478,50

100,00

Xã Đa nhim

6.637,63

1853,12

4.126,81

657,70

3

Xã Đasar

20.196,40

1471,96

18.662,19

62,25

4


Xã Đưng Knớh

10.129,00

876,00

8.748,10

504,90

5

Xã Lát

7.046,24

431,90

5.665,76

948,58

47.892,08

4.937,29

40.681,36

2.273,43


TỔNG CỘNG

(Nguồn:Phòng kỹ thuật BQLRPHĐN Đa nhim 2008)
2.2.2. Diễn biến tài nguyên rừng từ năm 2006 đến 2008
Diễn biến tài nguyên rừng tại khu vực nghiên cứu qua các năm được trình
bày cụ thể ở các bảng 2.2, 2.3 và 2.4 dưới đây như sau:
Bảng 2.2 Hiện trạng tài nguyên rừng tại khu vực nghiên cứu năm 2006
Loại đất, loại rừng

Phân theo chức năng (ha)

Diện tích
(ha)

Đặc dụng

Phòng hộ

Tổng diện tích

42.954,790

42.954,790

1. Đất có rừng

41.083,014

41.083,014


Rừng tự nhiên

38.745,384

38.745,384

Rừng trồng

2337,630

2337,630

2. Đất không rừng

1871,776

1871,776

( Nguồn:Phòng kỹ thuật BQLRPHĐN Đa nhim 2006)

9

Sản xuất


Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Trần Thị Liên


Bảng 2.3 Hiện trạng tài nguyên rừng tại khu vực nghiên cứu năm 2007
Loại đất, loại rừng

Diện tích
(ha)

Phân theo chức năng (ha)
Đặc dụng

Phòng hộ

Tổng diện tích

42.954,790

42.954,790

1. Đất có rừng

41.037,548

41.037,548

Rừng tự nhiên

38.702,218

38.702,218

Rừng trồng


2335,330

2335,330

2. Đất không rừng

1917,242

1917,242

Sản xuất

(Nguồn:Phòng kỹ thuật BQLRPHĐN Đa nhim 2007)
Bảng 2.4 Hiện trạng tài nguyên rừng tại khu vực nghiên cứu năm 2008
Loại đất, loại rừng

Diện tích
(ha)

Phân theo chức năng (ha)
Đặc dụng

Phòng hộ

Sản xuất

Tổng diện tích

42.954,790


23.254,090

19.709,700

1. Đất có rừng

40.968,878

22.679,870

18.298,008

Rừng tự nhiên

38.637,048

21.727,000

16.919,048

Rừng trồng

2331,830

952,870

1.378,960

2. Đất không rừng


1985.912

574,220

1411,692

(Nguồn:Phòng kỹ thuật BQLRPHĐN Đa nhim 2008)
- Nhận xét: Qua số liệu trong các bảng 2.2, 2.3, 2.4 cho thấy diện tích
rừng và đất rừng tại khu vực nghiên cứu, đặc biệt là diện tích rừng tự nhiên biến
động rất ít, bên cạnh đó diện tích rừng trồng, trong đó có diện tích rừng trồng
sản xuất gia tăng rõ rệt. Các số liệu trên cũng cho thấy kết quả khả quan trong
công tác quản lý bảo vệ rừng và sử dụng rừng tại BQLRPHĐN Đa nhim trong 3
năm gần đây góp phần không nhỏ vào việc ổn địng và cải thiện điều kiện dân

10


Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Trần Thị Liên

sinh, kinh tế và xã hội của cộng đồng dân cư trên địa bàn 5 xã thuộc lãnh phận
do BQLRPHĐN Đa nhim quản lý.

11


Luận văn tốt nghiệp


SVTH: Trần Thị Liên

Chương 3
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Những căn cứ pháp lý
3.1.1 Những căn cứ chung:
- Luật Bảo vệ và Phát triển rừng đã được Chủ tịch nước Trần Đức
Lương ký lệnh số 25/2004/L/CTN.
- Luật đất đai năm 2003.
- Nghị định số 01/CP ngày 04/01/1995 của Chính phủ ban hành về việc
qui định giao khoán đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản trong
các doanh nghiệp nhà nước.
- Quyết định 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 của Thủ tướng chính phủ về
mục tiêu nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng .
- Quyết định 245/1998/QĐ-TTg ngày 21/12/1998 của Thủ Tướng Chính
phủ về thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp.
- Nghị định 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 của Thủ Tướng Chính
phủ về việc giao đất lâm nghiệp cho tổ, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài
vào mục đích lâm nghiệp.
- Thông tư số 94/2001/TT-BNN-TCCB ngày 21/9/2001 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện quyết định 245/1998/QĐTTg.
- Quyết định 178/2001/QĐ-Ttg ngày 12/11/2001 của Thủ Tướng Chính
phủ về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận
khoán rừng và đất lâm nghiệp.
- Thông tư số 43/2002/TT-BTC ngày 7/5/2002 hướng dẫn việc quản lý
cấp phát vốn ngân sách nhà nước cho dự án trồng mới 5 triệu ha rừng.

12



Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Trần Thị Liên

- Văn bản số 95/CP-NN ngày 23/1/2003 của chính phủ về cơ chế cây
trồng rừng thuộc chương trình dự án trồng mới 5 triệu ha rừng và văn bản hướng dẫn
số 279/BNN-PTLN ngày 27/2/2003 v/v hướng dẫn thực hiện suất đầu tư trồng rừng
mới theo văn bản số 95/CP-NN ngày 23/1/2003 của Chính phủ
- Quyết định 40/2005/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn về iệc ban hành quy chế về khai thác gỗ và lâm sản khác.
- Thông báo số 94/TB-VPCP của văn phòng chính phủ về việc ý kiến chỉ
đạo của Phó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị về việc triển khai các biện pháp
chống chặt phá rừng và phòng cháy chữa cháy rừng.
- Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính
phủ về việc ban hành qui chế quản lý rừng.
3.1.2 Những văn bản pháp lý tại địa phương.
- Quyết định 364 về việc phân chia ranh giới hành chính trên toàn tỉnh
Lâm đồng
- Kết quả kiểm kê rừng năm 1999 và bản đồ hiện trạng vùng dự án.
- Quyết định số 2482/ QĐ-UB ngày 8/8/2000 của UBND tỉnh Lâm Đồng
điều chỉnh ranh giới diện tích đất lâm nghiệp của BQLRPHĐN Đa nhim .
- Quyết định số 450/QĐ-UB ngày 19/02/2008 của UBND tỉnh Lâm
Đồng phê duyệt kết quả rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng thuộc tỉnh Lâm Đồng giai
đoạn 2008-2020
- Văn bản số 15/LN-DA 661 ngày 22/01/2008 của Chi cục lâm nghiệp
Lâm Đồng hướng dẫn rà soát xây dựng các dự án trồng mới 5 triệu ha rừng giai đoạn
2008 – 2010
3.2 Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở các đặc điểm tự nhiên, dân sinh, kinh tế, xã hội, một số đặc điểm về

tài nguyên rừng tại khu vực nghiên cứu, cùng với các chính sách của Nhà nước, đề tài
cần hướng đến những mục tiêu sau:
- Đánh giá thực trạng kinh tế - xã hội tại khu vực nghiên cứu.
13


Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Trần Thị Liên

- Đánh giá hiện trạng quản lý bảo vệ tài nguyên rừng tại khu vực nghiên cứu.
- Đề xuất được các biện pháp quản lý bảo vệ rừng và phát triển lâm nghiệp tại địa
bàn BQLRPHĐN Đa Nhim
3.3 Nội dung và phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Nội dung nghiên cứu
Để đạt được những mục tiêu mà đề tài đã xác định, trong khuôn khổ một khóa
luận tốt nghiệp đại học, chúng tôi tiến hành nghiên cứu những nội dung chủ yếu sau:
- Điều tra thực trạng tình hình dân sinh, kinh tế, xã hội và những hoạt động gắn
liền với việc quản lý, bảo vệ và sử dụng tài nguyên rừng tại khu vực.
- Điều tra và thu thập tài liệu về hiện trạng tài nguyên rừng cũng như các hoạt
động phát triển lâm nghiệp.
- Phân tích, đánh giá các biện pháp quản lý bảo vệ.
3.3.2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng trong quá trình nghiên cứu của đề
tài là phương pháp kế thừa và tiến hành thu thập bổ sung số liệu, cụ thể:
3.3.2.1 Phương pháp thu thập và kế thừa số liệu
- Thu thập các văn bản ban hành của Nhà nước và địa phương liên quan đến
nghiên cứu của đề tài.
- Thu thập số liệu về tự nhiên, khí hậu, kinh tế, xã hội của khu vực nghiên cứu
thông qua các nguồn như các báo cáo về tình hình sử dụng đất đai, báo cáo thống kê

hàng năm về quản lý bảo vệ rừng, số liệu thống kê của Trung tâm khí tượng thủy văn .
..
- Thu thập số liệu về tài nguyên rừng và đất rừng qua kết quả kiểm tra ở các năm
và kiểm kê rà soát lại 3 loại rừng, cụ thể như các bảng biểu, bản đồ hiện trạng khu vực,
biên bản các vụ việc xâm phạm tài nguyên rừng và đất rừng …
- Thu thập kết quả hoạt động trồng rừng, quản lý bảo vệ rừng, phòng chống cháy
rừng qua báo cáo hàng năm.
14


Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Trần Thị Liên

- Tìm hiểu, nghiên cứu các phương án, hồ sơ thiết kế mà các chủ rừng trong khu
vực đã và đang thực hiện.
3.3.2.2 Phương pháp điều tra và thu thập số liệu bổ sung
- Sử dụng phương pháp điều tra nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân.
- Phỏng vấn trực tiếp để tìm hiểu thông tin về các tình hình cơ bản.
3.3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu
- Tập hợp và chỉnh lý số liệu điều tra thu thập
- Tiến hành phân tích và đánh giá số liệu
- Tổng hợp, xử lý số liệu
- Viết bản thảo và hoàn chỉnh khóa luận

15


Luận văn tốt nghiệp


SVTH: Trần Thị Liên

Chương 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Tài nguyên rừng tại khu vực nghiên cứu
4.1.1 Hiện trạng tài nguyên rừng năm 2006 - 2008
Hiện trạng tài nguyên rừng tại khu vực nghiên cứu được trình bày trong các
bảng 4.1, 4.2, 4.3 cụ thể dưới đây:
Bảng 4.1: Hiện trạng tài nguyên rừng năm 2006 tại BQLRPHĐN Đa Nhim
Loại đất, loại rừng

Tổng diện tích (ha)

A. DIỆN TÍCH ĐẤT CÓ RỪNG

41.012,044

I.Rừng tự nhiên

38.680,214

1. Rừng gỗ

32.468.848

2. Rừng tre nứa

3.268,100

3. Rừng hỗn giao


2.900,100

II. Rừng trồng

2.334,130

1. Rừng trồng có trữ lượng

2.303,930

2. Rừng trồng chưa có trữ lượng

30,200

B. ĐẤT CHƯA CÓ RỪNG

1.940,446

I. Qui hoạch cho lâm nghiệp

1.473,684

1- Ia

265,534

2- Ib

427,000


3- Ic

781,150

II.Mục đích khác

466,762

TỔNG DIỆN TÍCH

42.954,790

(Nguồn:BQLRPHDĐN ĐaNhim, 2006)

16


×