Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

NGHIÊN CỨU TÍNH KHẢ THI KHI ÁP DỤNG CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH VÀO DỰ ÁN XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÓ THU HỒI KHÍ SINH HỌC TẠI NHÀ MÁY SX TINH BỘT SẮN WUSON BÌNH PHƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (928.53 KB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
\\ ” [[

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU TÍNH KHẢ THI KHI ÁP DỤNG CƠ CHẾ PHÁT
TRIỂN SẠCH VÀO DỰ ÁN XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÓ THU HỒI
KHÍ SINH HỌC TẠI NHÀ MÁY SX TINH BỘT SẮN WUSON
BÌNH PHƯỚC

Họ và tên sinh viên: DƯƠNG CÔNG KHOA
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Niên khóa: 2005 - 2009

- Tháng 07 /2009 –


NGHIÊN CỨU TÍNH KHẢ THI KHI ÁP DỤNG CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN
SẠCH VÀO DỰ ÁN XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÓ THU HỒI KHÍ SINH HỌC
TẠI NHÀ MÁY SX TINH BỘT SẮN WUSON
TỈNH BÌNH PHƯỚC

Tác giả

DƯƠNG CÔNG KHOA

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư ngành
Ngành : QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG


Giáo viên hướng dẫn
Th.S VŨ THỊ HỒNG THỦY

Tháng 07 năm 2009


Nghiên cứu tính khả thi khi áp dụng cơ chế phát triển sạch vào dự án xử lý nước thải có thu hồi khí
sinh học tại nhà máy sản xuất tinh bột Wuson – Bình Phước

LỜI CẢM ƠN
XUW

Khoá luận Tốt nghiệp là báo cáo cuối cùng và là thành quả của 4 năm học
tập tại Giảng đường Đại học. Đó là kết quả của cả quá trình thu thập, nghiên cứu
và xử lý kiến thức. Trong suốt quá trình này, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ,
động viên của các thầy cô, ba mẹ và các bạn.
Tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô Khoa Môi trường &
Tài Nguyên, Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, các thầy cô là những người
chăm lo cho kiến thức của tôi trong suốt 4 năm học vừa qua.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Vũ Thị Hồng Thủy. Cảm
ơn cô, cô đã nhiệt tình hướng dẫn em!.

SVTH

Dương Công Khoa

ii


Nghiên cứu tính khả thi khi áp dụng cơ chế phát triển sạch vào dự án xử lý nước thải có thu hồi khí

sinh học tại nhà máy sản xuất tinh bột sắn Wuson – Bình Phước

TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Đề tài : “Nghiên cứu tính khả thi khi áp dụng cơ chế phát triển sạch vào dự án xử lý
nước thải có thu hồi khí sinh học tại nhà máy sản xuất tinh bột sắn Wuson” được tiến
hành tại xã Minh Tâm, huyện Bình Long, tỉnh Bình Phước, thời gian từ ngày 01/03
đến ngày 01/07/ 2009.
Đề tài được đề ra 3 viễn cảnh để xem xét tính khả thi của từng viễn cảnh.
Các viễn cảnh đề nghị :
Viễn cảnh 1: Dự án không có thu khí sinh học. Các khí từ các hồ xử lý thoát thẳng ra
ngoài môi trường, không có biện pháp xử lý nào được áp dụng ở đây.
Viễn cảnh 2: Dự án có thu khí sinh học và lượng khí này sẽ được thu hồi làm nhiên
liệu thay thế cho dầu FO để cung cấp cho nồi hơi và lò đốt, viễn cảnh này không có áp
dụng CDM. Kinh phí của dự án lấy từ các nhà đầu tư.
Viễn cảnh 3: Dự án có thu khí sinh học. Khí sinh ra cũng được thu bởi hệ thống thu
khí như ở viễn cảnh 2. Tuy nhiên trong viễn cảnh này có áp dụng CDM. Kinh phí của
dự án lấy từ các nhà đầu tư.
Các tính toán lượng phát thải và lượng giảm phát thải của dự án được thực hiện theo
các phương pháp luận do tổ chức UNFCCC ban hành:
• Phương pháp luận AMS III.H - Thu hồi khí mêtan từ quá trình xử lý nước thải
(phiên bản 10, phạm vi 13, ban hành tại EB 42).
• Phương pháp luận AMS I.C - Cung cấp năng lượng đến người sử dụng có hoặc
không có phát điện ( phiên bản 13, phạm vi 01, ban hành tại EB 38).
(Trang Web: )
Kết quả thu được
Viễn cảnh 1, được coi là viễn cảnh đường cơ sở hoàn toàn không có một khoản
đầu tư nào và cũng thật sự không có lợi về môi trường. nên viễn cảnh này không được
xem xét đến.
Viễn cảnh 2, vấn đề môi trường đã được giải quyết nhưng dự án không có tính
khả thi về mặt tài chính, đây là trường hợp thường gặp đối với các dự án môi trường.

Do đó, viễn cảnh 2 khó có thể triển khai nếu không có một khoản bổ sung nào về tài
chính.
SVTH Dương Công Khoa

iii


Nghiên cứu tính khả thi khi áp dụng cơ chế phát triển sạch vào dự án xử lý nước thải có thu hồi khí
sinh học tại nhà máy sản xuất tinh bột Wuson – Bình Phước

Viễn cảnh 3 giải quyết được vấn đề đặt ra ở viễn cảnh 2. Viễn cảnh 3 khi áp
dụng CDM sẽ tính đến lượng giảm phát thải cho dự án, và bán các chứng nhận giảm
phát thải “CER” này thu ngoại tệ. Có thể thầy rằng từ một dự án không có tính khả thi
về mặt tài chính nhưng khi áp dụng CDM dự án trở nên có lời, hấp dẫn các nhà đầu tư
trong khi môi trường vẫn đảm bảo.
Việc áp dụng CDM còn giúp chúng ta tiếp cận với các công nghệ xử lý mới,
mang lại các bài học về các phương pháp mới trong trong bảo vệ môi trường phát triển
bền vững.
Thông qua việc áp dụng CDM vào mô hình xử lý nước thải có thu hồi khí sinh
học không chỉ mang lại lợi ích về mặt kinh tế mà còn góp phần giảm hiệu ứng nhà
kính, bảo vệ cuộc sống của chúng ta.

SVTH

Dương Công Khoa

iv


Nghiên cứu tính khả thi khi áp dụng cơ chế phát triển sạch vào dự án xử lý nước thải có thu hồi khí

sinh học tại nhà máy sản xuất tinh bột sắn Wuson – Bình Phước

MỤC LỤC
Trang
TRANG TỰA .............................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................................ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN.........................................................................................................iii
MỤC LỤC .................................................................................................................................. v
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT................................................................ix
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU............................................................................................... x
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ SƠ ĐỒ ................................................................................ x

Chương 1
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1.1

ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................. 1

1.2

MỤC TIÊU ĐỀ TÀI .................................................................................................. 2

1.3

NỘI DUNG ĐỀ TÀI .................................................................................................. 2

1.4

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................................. 2


1.4.1 Khảo sát thực địa ...................................................................................................... 2
1.4.2 Tổng hợp và xử lý số liệu ......................................................................................... 3
1.5

PHẠM VI NGHIÊN CỨU......................................................................................... 3

1.6

Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI............................................................................................ 3

1.7

HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI........................................................................................... 3

Chương II
CƠ SỞ LÝ THUYẾT THỰC HIỆN ĐỀ TÀI ................................................... 5
2.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG ƯỚC KHUNG CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ BIẾN ĐỔI
KHÍ HẬU VÀ NGHỊ ĐỊNH THƯ KYOTO............................................................. 5
2.1.1 Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi Khí hậu (UNFCCC)................... 5
2.1.1.1 Xác định và đối mặt với biến đổi khí hậu........................................................... 5
2.1.1.2 Trách nhiệm chống biến đổi khí hậu và những tác hại của biến đổi khí hậu ..... 5
2.1.2 Nghị định thư Kyoto................................................................................................ 6
2.1.2.1 Cơ chế đồng thực hiện – Joint Implementation................................................. 7
SVTH Dương Công Khoa

v


Nghiên cứu tính khả thi khi áp dụng cơ chế phát triển sạch vào dự án xử lý nước thải có thu hồi khí
sinh học tại nhà máy sản xuất tinh bột Wuson – Bình Phước


2.1.2.2 Mua bán quyền phát thải – Emission Trading.................................................... 7
2.1.2.3 Cơ chế phát triển sạch – Clean Development Mechanism ................................ 7
2.2

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN CDM.............................................................. 8

2.2.1

Các lợi ích khi tham gia CDM................................................................................ 8

2.2.1.1 Những lợi ích cho các bên tham gia dự án ở nước chủ nhà ............................... 8
2.2.1.2 Những lợi ích cho những bên tham gia dự án ở nước đầu tư ............................. 8
2.2.1.3 Những lợi ích của nước chủ nhà......................................................................... 8
2.2.1.4 Những giá trị có thể mang lại cho các nước đầu tư ............................................ 8
2.2.2 Các lĩnh vực có thể tham gia CDM ......................................................................... 9
2.2.3.2 Tính bổ sung ..................................................................................................... 10
2.2.3.3 ODA và các vấn đề tài chính khác ................................................................... 10
2.3 TRIỂN VỌNG THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH THƯ KYOTO VÀ CƠ CHẾ PHÁT
TRIỂN SẠCH Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI .............................................. 10
2.3.1 Thế giới.................................................................................................................. 10
2.3.2 Việt Nam ............................................................................................................... 12
2.3.2.1 Kinh doanh giảm phát thải–Tiềm năng, triển vọng và những mặt hạn chế..... 12
2.3.2.2 Những rào cản thực tế ảnh hưởng đến tiến trình phát triển dự án CDM.......... 12
2.3.2.3 Các giai đoạn tiến hành dự án CDM ................................................................ 15
2.3.2.4 Các dự án CDM đã thực hiện tại Việt Nam ..................................................... 16
2.3.2.5 Tiềm năng áp dụng CDM trong lĩnh vực xử lý nước thải ................................ 17

Chương III
TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ MÁY ............................................ 19

3.1

TÊN NHÀ MÁY....................................................................................................... 19

3.2

ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ .................................................................................................. 19

3.3

VỊ TRÍ ĐỊA LÝ ........................................................................................................ 19

3.4

CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ MÁY................................................................... 19

3.4.1

Quy trình công nghệ sản xuất của nhà máy.......................................................... 19

3.4.1.1 Sơ đồ dây chuyền công nghệ ............................................................................ 20
3.4.1.2 Nhận xét quy trình công nghệ .......................................................................... 21
3.4.2
SVTH

Nhu cầu nguyên vật liệu, điện, nước và tiêu thụ nhiên liệu ................................. 21

Dương Công Khoa

vi



Nghiên cứu tính khả thi khi áp dụng cơ chế phát triển sạch vào dự án xử lý nước thải có thu hồi khí
sinh học tại nhà máy sản xuất tinh bột sắn Wuson – Bình Phước

3.5

MÔ TẢ HOẠT ĐỘNG DỰ KIẾN CỦA DỰ ÁN .................................................. 23

3.5.1 Mục tiêu của dự án ................................................................................................. 23
3.5.2 Tóm tắt hoạt động dự án......................................................................................... 23
3.5.3 Điều kiện hoạch định dự án..................................................................................... 24
3.5.4 Mô tả dự kiến đường biên và công nghệ dự án....................................................... 24

Chương IV
XÂY DỰNG CÁC VIỄN CẢNH CHO DỰ ÁN ............................................. 27
4.1

XÂY DỰNG CÁC VIỄN CẢNH DỰ ÁN .............................................................. 27

4.1.1 Các cơ sở để xây dựng viễn cảnh ........................................................................... 27
4.1.2 Các viễn cảnh đề nghị............................................................................................. 27
4.1.3 Khả năng áp dụng CDM cho viễn cảnh 3............................................................... 28
4.2 XÂY DỰNG CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH........................................................... 28
4.2.1 Tính toán phát thải cho các viễn cảnh .................................................................... 28
4.2.1.1 Tính toán phát thải cho viễn cảnh 1.................................................................. 28
4.2.1.2 Tính toán lượng khí sinh học được tạo ra trong viễn cảnh 2........................... 29
4.2.1.3 Tính toán phát thải cho viễn cảnh 3................................................................. 31
4.2.2


Tính toán tài chính cho viễn cảnh 1 và 2.............................................................. 33

4.2.2.1 Phương pháp tính............................................................................................. 33
4.2.2.2 Các cơ sở và số liệu tính toán .......................................................................... 34
4.2.3 Kết quả tính toán .................................................................................................... 36
4.2.3.1 Tính toán phát thải............................................................................................ 36
4.2.3.2 Tính toán tài chính............................................................................................ 37

Chương V
ĐÁNH GIÁ TÍNH KHẢ THI KHI THỰC HIỆN DỰ ÁN CDM TẠI NHÀ
MÁY SX TINH BỘT SẮN WUSON – BÌNH PHƯỚC ................................. 38
5.1

XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP TÍNH KHI THỰC HIỆN CDM
Ở VIỄN CẢNH 3...................................................................................................... 38

5.1.1 Tính toán lượng giảm phát thải cho viễn cảnh 3 .................................................... 38
5.1.2 Tính toán tài chính cho viễn cảnh 3 ....................................................................... 39
SVTH Dương Công Khoa

vii


Nghiên cứu tính khả thi khi áp dụng cơ chế phát triển sạch vào dự án xử lý nước thải có thu hồi khí
sinh học tại nhà máy sản xuất tinh bột Wuson – Bình Phước

5.2

ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ VỀ VIỆC ÁP DỤNG CDM Ở VIỄN CẢNH 3................... 43


5.2.1 Vấn đề môi trường.................................................................................................. 43
5.2.2 Vấn đề kinh tế, kỹ thuật ......................................................................................... 43
5.2.3 Vấn đề pháp lý ........................................................................................................ 44

Chương VI
KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU CDM TRONG
TƯƠNG LAI...................................................................................................... 45
6.1

KẾT LUẬN............................................................................................................... 45

6.2

KIẾN NGHỊ.............................................................................................................. 45

6.2.1 Về chính sách ......................................................................................................... 45
6.2.2 Về kỹ thuật ............................................................................................................. 46
6.2.3 Về kinh tế, xã hội .................................................................................................... 46
6.3

HƯỚNG NGHIÊN CỨU CDM TRONG TƯƠNG LAI....................................... 46

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 48
PHỤ LỤC I
THÔNG TIN ĐƯỜNG CƠ SỞ ............................................................................................ 49
PHỤ LỤC II
DỮ LIỆU VÀ CÁC THÔNG SỐ CÓ ĐƯỢC ĐỂ TÍNH TOÁN ......................................... 53
PHỤ LỤC III
TÍNH TOÁN TÀI CHÍNH ................................................................................................... 58
PHỤ LỤC IV

CÁC VĂN BẢN CẦN THIẾT KHI XÂY DỰNG ÁN CDM.............................................. 61
PHỤ LỤC V
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CÓ LIÊN QUAN CDM..................................................... 63
PHỤ LỤC VI
HÌNH ẢNH VỀ NHÀ MÁY SX TINH BỘT WUSON ....................................................... 64

SVTH

Dương Công Khoa

viii


Nghiên cứu tính khả thi khi áp dụng cơ chế phát triển sạch vào dự án xử lý nước thải có thu hồi khí
sinh học tại nhà máy sản xuất tinh bột sắn Wuson – Bình Phước

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

CDM

Clean Development Mechanism

Cơ chế phát triển sạch

CER

Certified Emission Reduction

Giảm phát thải được chứng nhận


CNECB

CDM National Executive and
Consultative Board

Ban tư vấn – Chỉ đạo quốc gia
về CDM

DNA

Designated National Authority

Cơ quan thẩm quyền quốc gia

EB

Executive Board

Ban chấp hành

KP

Kyoto Protocol

Hiệp định thư Kyoto

ODA

Official Development Assistance


Quỹ dành cho hỗ trợ phát triển
chính thức

PDD

Project Design Document

Văn kiện thiết kế dự án

PIN

Project Idea Note

Bản ý tưởng dự án

QA/QC

Quality Assurance/Quality control

Đảm bảo chất lượng/kiểm tra
chất lượng

LOA

Letter or Approval

Thư phê duyệt

LOE


Letter of Endorsement

Thư tán thành

UNFCCC

United National Frameword
Convention on Climate Change

Công ước khung của Liên Hợp
Quốc về biến đổi khí hậu

tCO2tđ

tấn CO2 tương đương

SVTH Dương Công Khoa

ix


Nghiên cứu tính khả thi khi áp dụng cơ chế phát triển sạch vào dự án xử lý nước thải có thu hồi khí
sinh học tại nhà máy sản xuất tinh bột Wuson – Bình Phước

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Thông tin dự án CDM trên thế giới...........................................................11
Bảng 3.1 Nhu cầu nguyên vật liệu sử dụng trong quá trình sản xuất ........................21
Bảng 3.2: Tỉ lệ phân hủy các chất hữu cơ trong các hồ sinh học ...............................22
Bảng 3.3: Thông tin về hoạt động sản xuất, các thông số kỹ thuật của nhà máy.......24

Bảng 4.1: Chi phí xây dựng công trình xử lý nước thải viễn cảnh 2.........................34
Bảng 4.2: Chi phí hoạt động hàng năm viễn cảnh 2..................................................35
Bảng 4.3: Kết quả tính toán phát thải ........................................................................36
Bảng 4.4: Các chỉ số tài chính đạt được ở viễn cảnh 2..............................................37
Bảng 5.1: Chi phí nghiên cứu, đăng ký CDM ............................................................39
Bảng 5.2: Chi phí duy trì, thực hiện CDM .................................................................40
Bảng 5.3: Chi phí hoạt động hàng năm viễn cảnh 3...................................................40
Bảng 5.4: Lượng giảm phát thải của viễn cảnh 3 .......................................................41
Bảng 5.5: Thu nhập từ việc bán CER của viễn cảnh 3,
tính cho 2 mức giá 10, 15USD/CER .........................................................42
Bảng 5.6: Chỉ số tài chính đạt được của dự án ...........................................................42

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ & SƠ ĐỒ
Hình 2.1: Số CER thu được hàng năm từ các dự án đã được đăng ký và tỉ lệ tính cho
từng nước chủ trì dự án ..............................................................................11
Sơ đồ 2.1: Chu trình dự án CDM...............................................................................15
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất tinh bột của nhà máy.......................20
Sơ đồ 3.2: Hệ thống xử lý nước thải hiện hữu của nhà máy.......................................22
Sơ đồ 3.3: Mô tả đường biên và công nghệ dự án .....................................................25

SVTH Dương Công Khoa

x


Nghiên cứu tính khả thi khi áp dụng cơ chế phát triển sạch vào dự án xử lý nước thải có thu hồi khí
sinh học tại nhà máy sản xuất tinh bột sắn Wuson – Bình Phước

Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Nóng lên toàn cầu là vấn đề mới được ghi nhận trong vài thập kỷ trở lại đây.
Tuy nhiên nó tiềm ẩn những tác động tiêu cực tới sinh vật và các hệ sinh thái. Biến đổi
khí hậu, một hệ quả của sự nóng lên toàn cầu, làm tổn hại lên tất cả các thành phần của
môi trường sống như nước biển dâng cao, gia tăng hạn hán, ngập lụt, thay đổi các kiểu
khí hậu, gia tăng các loại bệnh tật, thiếu hụt nguồn nước ngọt, suy giảm đa dạng sinh
học và gia tăng các hiện tượng khí hậu cực đoan.
Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu là sự tăng lên nồng độ
của khí nhà kính. Khí nhà kính chỉ chiếm 1% bầu khí quyển nhưng có vai trò như tấm
chăn bao phủ trái đất vì chúng giữ nhiệt sưởi ấm cho trái đất, nơi mà nhiệt độ sẽ thấp
hơn khoảng 300C nếu như không có khí nhà kính. Các hoạt động của con người như sử
dụng nhiên liệu hóa thạch, sản xuất xi măng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất (vd.
phá rừng để canh tác nông nghiệp) và hoạt động công nghiệp làm dày thêm “lớp chăn”
bao phủ này dẫn đến sự nóng lên toàn cầu. Theo ước tính của IPCC, các-bon-níc (CO2)
chiếm tới 60% nguyên nhân của sự nóng lên toàn cầu, nồng độ CO2 trong khí quyển đã
tăng 28% từ 288 ppm lên 366 ppm trong giai đoạn 1850-1998. Ở giai đoạn hiện nay,
nồng độ khí CO2 tăng khoảng 10% trong chu kỳ 20 năm.
Sự gia tăng của các khí nhà kính đã làm khí hậu toàn cầu thay đổi bất thường.
Trên bán cầu Bắc, nhiệt độ trung bình năm 2007 cao hơn 0,63°C so với trung bình 30
năm 1961 – 1990 là 14,6°C. Tháng 1/2007 là tháng nóng nhất theo số liệu có được về
nhiệt trung bình toàn cầu và trị số 12,7°C so với nhiệt độ trung bình tháng 1giai đoạn
1961 – 1990 là 12,1°C.
Để chống lại sự biến đổi khí hậu mà tác động của nó đến loài người và các hệ
sinh thái trên trái đất thậm chí còn chưa lường hết được, tại Hội nghị thượng đỉnh Trái
đất ở Rio de Janeiro cộng đồng quốc tế đã thoả thuận và ban hành Công ước khung
của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (1992). Công ước này sau đó được cụ thể hóa
bằng Nghị định thư Kyôtô (1997) nhằm ràng buộc nghĩa vụ chống biến đổi khí hậu

bằng việc đưa ra định mức giảm phát thải khí nhà kính ở các nước công nghiệp phát
triển. CDM là một trong 3 cơ chế giúp đạt được điều đó.
Đề tài : “Nghiên cứu tính khả thi khi áp dụng cơ chế phát triển sạch vào dự án
xử lý nước thải có thu hồi khí sinh học tại nhà máy sản xuất tinh bột sắn Wuson – Bình
SVTH Dương Công Khoa

1


Nghiên cứu tính khả thi khi áp dụng cơ chế phát triển sạch vào dự án xử lý nước thải có thu hồi khí
sinh học tại nhà máy sản xuất tinh bột Wuson – Bình Phước

Phước” được thực hiện với mong muốn xem xét tiềm năng áp dụng CDM trong lĩnh
vực xử lý nước thải từ quá trình sản xuất tinh bột sắn tại Bình Phước nói riêng và ở
Viêt Nam nói chung.
1.2

MỤC TIÊU ĐỀ TÀI

Đề tài được thực hiện với mục tiêu hướng đến:
o Tạo tiền đề trong việc nghiên cứu khả năng giảm phát thải khí nhà kính hoạt động
trong lĩnh vực xử lý nước thải tinh bột sắn tại nhà máy Wuson, tỉnh Bình Phước.
o Xây dựng cơ sở, triển khai và đánh giá khả năng thực hiện dự án CDM trong hoạt
động xử lý nước thải nói chung và nước thải tinh bột sắn nói riêng ở Việt Nam.
1.3

NỘI DUNG ĐỀ TÀI

Để thực hiện được các mục tiêu đã đề ra, đề tài thực hiện các nội dung cụ thể sau:
o Xác định sản lượng, thành phần và đặc tính của nước thải từ hệ thống xử lý hiện

hữu.
o Xây dựng công nghệ áp dụng cho hoạt động xử lý nước thải.
o Xây dựng các viễn cảnh áp dụng cho hoạt động xử lý nước thải.
o Tính toán mức phát thải của các viễn cảnh.
o Tính toán mức giảm phát thải của từng viễn cảnh.
o Tính toán và so sánh kinh tế cho hoạt động xử lý khi có và không có áp dụng
CDM.
1.4

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.4.1 Tham khảo tài liệu, số liệu
Từ sách báo, internet, các tài liệu trong và ngoài nước, các cơ quan có liên
quan.
1.4.1

Khảo sát thực địa
Khảo sát thực tế tại nhà máy Wuson về tình hình sản xuất, hệ thống xử
lý nước thải hiện hữu, các dữ liệu về chất lượng nước thải. Các nguồn nhiên
liệu, năng lượng sử dụng chính cho nhà máy.
Lưu lại một số hình ảnh cần thiết cho quá trình làm đề tài.

SVTH Dương Công Khoa

2


Nghiên cứu tính khả thi khi áp dụng cơ chế phát triển sạch vào dự án xử lý nước thải có thu hồi khí
sinh học tại nhà máy sản xuất tinh bột sắn Wuson – Bình Phước


1.4.2 Tổng hợp và xử lý số liệu
Dữ liệu thu thập được trong quá trình khảo sát thực địa và các công thức
được áp dụng sẽ được xử lý bằng phần mềm Excel.
1.5

PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Thực hiện tại nhà máy chế biến tinh bột sắn Wuson - xã Minh Tâm,
huyện Bình Long, tỉnh Bình Phước.
Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 01-03-2009 đến ngày 01-07-2009.

1.6

Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI

o

Là nghiên cứu mở đầu việc áp dụng CDM trong xử lý nước thải tinh bột có thu
hồi khí sinh học trên địa bàn tỉnh Bình Phước.

o

Góp phần định hướng các nghiên cứu tiếp theo trong việc triển khai CDM trong
khu vực tỉnh Bình Phước.

o

Góp phần giảm thiểu phát thải, kìm hãm biến đổi khí nhà kính.

o


Có cơ hội chuyển giao khoa học công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch từ nước
ngoài, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe người dân trong phạm
vi gần nhà máy.

o

Góp phần phát triển kinh tế xã hội, giải quyết một số nguồn lao động tại địa
phương.

o

Góp phần đưa nền sản xuất công nghiệp theo hướng phát triển bền vững.
Biến đổi khí hậu, kéo theo nó là những ảnh hưởng mạnh mẽ đến hàng loạt
khía cạnh, từ phát triển kinh tế quốc dân, phát triển xã hội cũng như bảo vệ môi
trường sinh thái, an ninh lương thực, sức khoẻ hay tương lai của xã hội loài người.
Biến đổi khí hậu và những tác động tiêu cực của nó là mối quan tâm chung của
toàn nhân loại và là một trong những vấn đề gây nhiều tranh luận nhất trong các
diễn đàn quốc tế.
Để đối phó với những thách thức về môi trường toàn cầu, vấn đề được đặt ra
là phải tiến hành nghiên cứu, áp dụng các giải pháp, công nghệ làm giảm lượng
khí nhà kính sinh ra từ các hoạt động của quá trình sống. CDM là một hướng đi
như vậy.

1.7

HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI
Do điều kiện tiếp cận về tài liệu còn hạn chế nên một số số liệu được nêu ra
trong đề tài (các mức chi phí cho hoạt động xử lý,…) tham khảo từ dự án xử lý

SVTH Dương Công Khoa


3


Nghiên cứu tính khả thi khi áp dụng cơ chế phát triển sạch vào dự án xử lý nước thải có thu hồi khí
sinh học tại nhà máy sản xuất tinh bột Wuson – Bình Phước

nước thải tinh bột có thu hồi khí Trường Thịnh, Tây Ninh. Các tính toán về tài
chính cũng không dự báo được các thay đổi về môi trường đầu tư cũng như dự báo
về nhu cầu cung – cầu CER trong tương lai.
Ngoài ra, do chưa có kinh nghiêm thực tế, các phân tích, tính toán trong đề tài
chỉ mang tính tham khảo, giúp làm rõ hơn những lợi ích của việc áp dụng CDM
cho hoạt động xử lý nước thải chứ không phải là các tài liệu của một dự án thật.

SVTH Dương Công Khoa

4


Nghiên cứu tính khả thi khi áp dụng cơ chế phát triển sạch vào dự án xử lý nước thải có thu hồi khí
sinh học tại nhà máy sản xuất tinh bột sắn Wuson – Bình Phước

Chương II
CƠ SỞ LÝ THUYẾT THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
2.1

GIỚI THIỆU VỀ CÔNG ƯỚC KHUNG CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NGHỊ ĐỊNH THƯ KYOTO.

2.1.1


Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi Khí hậu (UNFCCC)

Các nhà khoa học đã chứng minh từ những năm 60 và 70 thế kỷ trước cho thấy
sự tăng lên đáng kể của nồng độ cácbonníc (CO2) trong khí quyển đã dấy lên sự quan
tâm của cộng đồng khoa học quốc tế mà trước tiên là các nhà nghiên cứu khí hậu. Tuy
nhiên, cũng phải mất hàng chục năm sau, vào năm 1988, Ban Liên chính phủ về Biến
đổi Khí hậu mới được thành lập bởi Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) và Chương
trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP). Từ đó các nhà khoa học có nhiều cuộc
nghiên cứu về khí hậu trái đất.
Những kết quả của Ban Liên chính phủ đã thúc giục cộng đồng quốc tế thành
lập Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu. Tại Hội nghị Thượng đỉnh
Liên hợp quốc về Môi trường và Phát triển – hay còn gọi là “Hội nghị thượng đỉnh
Trái đất” – tại Rio de Janeiro năm 1992, Công ước đã được thông qua. Mục tiêu của
Công ước là nhằm ngăn ngừa những hoạt động có hại của loài người đến hệ khí hậu
trên trái đất. Công ước có hiệu lực năm 1994. Cho đến nay, trên toàn thế giới, đã có
189 nước ký kết Công ước.
2.1.1.1 Xác định và đối mặt với biến đổi khí hậu
Mục tiêu lớn nhất của Công ước là ổn định được các nồng độ khí nhà kính
trong khí quyển ở mức an toàn. Mức này, chưa được định lượng cụ thể, nhưng phải đạt
được trong khung thời gian đủ để các hệ sinh thái trên trái đất thích ứng một cách tự
nhiên với biến đổi khí hậu, đảm bảo sản xuất lương thực không bị ảnh hưởng và cho
phép phát triển kinh tế một cách bền vững.
Công ước cũng thừa nhận rằng đây chỉ là một Hiệp định khung – cần phải
được bổ sung và hoàn chỉnh theo thời gian để những cố gắng giải quyết vấn đề nóng
lên toàn cầu và biến đổi khí hậu được tập trung và hiệu quả hơn. Sự bổ sung lớn đầu
tiên của Công ước đó là Nghị định thư Kyôtô, được ban hành năm 1997.
2.1.1.2 Trách nhiệm chống biến đổi khí hậu và những tác hại của biến đổi khí hậu
Trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, Công ước đã đặt ra trách nhiệm nặng
nề nhất cho các nước phát triển bởi vì những nước này là nguồn phát thải khí nhà kính

SVTH Dương Công Khoa

5


Nghiên cứu tính khả thi khi áp dụng cơ chế phát triển sạch vào dự án xử lý nước thải có thu hồi khí
sinh học tại nhà máy sản xuất tinh bột Wuson – Bình Phước

chủ yếu trong quá khứ cũng như hiện tại. Những nước này bị đòi hỏi phải cắt giảm
phần lớn lượng khí thải cần phải giảm và trả tiền cho những hoạt động làm giảm hoặc
hấp thụ khí nhà kính ở những nước khác. Các nước này, được gọi là các nước “Phụ lục
I” - “Annex I”, chủ yếu là các nước phát triển, thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển
Kinh tế (OECD).
Trong Công ước, các nước công nghiệp hóa đã đồng ý hỗ trợ tài chính cho các
hoạt động ở các nước đang phát triển – phần hỗ trợ này phải nằm ngoài những hỗ trợ
tài chính mà họ đã, đang cung cấp cho các nước này (vd. viện trợ phát triển – ODA).
Một quỹ tín dụng cũng đã được thiết lập cho các hoạt động hỗ trợ được quản lý bởi
Quỹ Môi trường toàn cầu (Global Environment Facility – GEF). Các nước phát triển
cũng đồng ý chuyển giao những công nghệ sản xuất tiến bộ, ít gây ô nhiễm cho các
nước đang phát triển.
Bởi vì nhu cầu phát triển kinh tế là thiết yếu cho các nước nghèo, nơi mà phát
triển kinh tế, thậm chí kể cả khi không có những vấn để nảy sinh từ biến đổi khí hậu,
là quá trình không dễ đạt được, nên Công ước đã chấp thuận rằng phát thải khí nhà
kính của các nước đang phát triển vẫn sẽ được tăng lên theo thời gian. Điều quan trọng
là tìm cách hỗ trợ các nước này hạn chế phát thải khí nhà kính mà không ảnh hưởng
đến quá trình phát triển kinh tế.
Công ước cũng thừa nhận các nước đang phát triển là những nước dễ bị tổn hại
nhất do biến đổi khí hậu và kêu gọi những cố gắng mạnh mẽ hơn để giải quyết hậu quả
này.
2.1.2


Nghị định thư Kyoto

Các bên tham gia Công ước tiến hành Hội nghị của các bên tham gia(COP)
nhằm cụ thể hoá những đề xuất tổng quát của Công ước khung của Liên hợp quốc về
biến đổi khí hậu. Nghị định thư Kyôtô được thông qua vào tháng 12 năm 1997 tại COP
3. Nghị định thư đưa ra nghĩa vụ pháp lý đối với 38 nước công nghiệp hóa (Phụ lục 1)
trong thời kỳ 2008 – 2012 đạt phát thải khí nhà kính thấp hơn mức năm 1990 khoảng
5,2%. Các khí nhà kính chính được nêu trong Nghị định thư là: Cácbonic (CO2),
Mêtan (CH4), Ôxit nitơ (NO), Hydrofluorocacbon (HFCs), Perfluorocacbon (PFCs) và
Sunphua hexafluorit (SF6).
Ngoài việc thông qua Nghị định thư có tính bước ngoặt Kyôtô, các Bên tham
gia Công ước còn đồng ý đưa ra các cơ chế Kyôtô, bao gồm cơ chế Đồng thực hiện
(Joint Implementation – JI), Cơ chế phát triển sạch (CDM) và Mua bán phát thải
(Emission trading - ET).
SVTH Dương Công Khoa

6


Nghiên cứu tính khả thi khi áp dụng cơ chế phát triển sạch vào dự án xử lý nước thải có thu hồi khí
sinh học tại nhà máy sản xuất tinh bột sắn Wuson – Bình Phước

2.1.2.1 Cơ chế đồng thực hiện – Joint Implementation
Cơ chế đồng thực hiện (JI) được định nghĩa trong điều 6 của Nghị định thư
Kyôtô, cơ chế này cho phép các bên thuộc bên Phụ lục I (các nước đầu tư) muốn có
được các mức giảm phát thải được chứng nhận khi thực hiện các dự án giảm phát thải
hoặc thu hồi cac-bon ở các bên cũng thuộc Phụ lục I (các nước chủ nhà). Các dự án JI
dễ thực hiện ở các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi (Economies in transition ) là
các nước có cơ hội giảm phát thải hoặc tăng cường thu hồi các bon với chi phí thấp.

Các mức giảm cácbon được chứng nhận do cơ chế đồng thực hiện (JI) tạo ra, được gọi
là các đơn vị giảm phát thải (Emission Reduction Units). Các nước đầu tư có thể sử
dụng các đơn vị ERU để đạt được các chỉ tiêu phát thải khí nhà kính của mình. Lượng
giảm phát thải cácbon được tính bằng đơn vị ERU sẽ được khấu trừ từ lượng phát thải
chỉ định của nước chủ nhà do thực hiện thực hiện dự án JI (UNFCCC, 2005c).
2.1.2.2 Mua bán quyền phát thải – Emission Trading
Mua bán phát thải được định nghĩa trong điều 17 của Nghị định thư Kyôtô.
Các Bên thuộc Phụ lục I có thể có các đơn vị lượng chỉ định (Assigned amount units),
đơn vị giảm phát thải (ERUs), giảm phát thải được chứng nhận (CERs), và các đơn vị
khử (RMUs) của các bên khác thuộc Phụ lục I thông qua mua bán phát thải.
2.1.2.3 Cơ chế phát triển sạch – Clean Development Mechanism
Cơ chế phát triển sạch là một trong 3 cơ chế được đề ra bởi Nghị định thư
Kyôtô như đã nêu ở trên. Theo IPCC, trong hai thập kỷ tới ước tính tổng mức phát thải
khí nhà kính của các nước đang phát triển sẽ vượt tổng mức phát thải của các nước
phát triển. Chính vì vậy ngoài việc đạt được mức giảm thải đã cam kết của các Bên
thuộc Phụ lục I, làm thế nào để giảm được sự gia tăng phát thải khí nhà kính ở các
nước đang phát triển là một vấn đề được đặc biệt quan tâm.
Cơ chế phát triển sạch được định nghĩa tại điều 12 của Nghị định thư Kyôtô.
Cơ chế này cho phép các Bên thuộc Phụ lục I (các nhà đầu tư) có được các mức giảm
phát thải được chứng nhận từ việc thực hiện các dự án giảm phát thải khí nhà kính ở
các Bên không thuộc Phụ lục I (các nước chủ nhà). Mức giảm cácbon được chứng
nhận do các dự án CDM tạo ra, được gọi là đơn vị giảm phát thải được chứng nhận
(CERs).
Mục đích của Cơ chế phát triển sạch là hỗ trợ các nước không phải Phụ lục I
đạt được phát triển kinh tế bền vững trong khi vẫn đóng góp cho mục tiêu lớn lao của
Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, ngoài ra hỗ trợ các nước trong
Phụ lục I thực hiện được mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính của mình. Nếu được
thực hiện Cơ chế phát triển sạch (CDM) không những sẽ đóng góp vào giảm mức phát
SVTH Dương Công Khoa


7


Nghiên cứu tính khả thi khi áp dụng cơ chế phát triển sạch vào dự án xử lý nước thải có thu hồi khí
sinh học tại nhà máy sản xuất tinh bột Wuson – Bình Phước

thải khí nhà kính ở các nước thuộc Phụ lục I mà còn tạo điều kiện cho các nước đang
phát triển nhận được lợi ích từ các dự án CDM như: chuyển giao công nghệ tiên tiến,
đầu tư tài chính giúp cho các nước không thuộc Phụ lục I đạt được sự phát triển bền
vững.
2.2

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN CDM

2.2.1

Các lợi ích khi tham gia CDM

2.2.1.1 Những lợi ích cho các bên tham gia dự án ở nước chủ nhà
o Cơ hội có được nguồn tài chính bổ sung;
o Cơ hội được chuyển giao các công nghệ thân thiện với môi trường và tiết kiệm
năng lượng;
o Cơ hội phát triển nguồn nhân lực.
2.2.1.2 Những lợi ích cho những bên tham gia dự án ở nước đầu tư
o Có được các đơn vị giảm phát thải hoặc hấp thụ cácbon CERs;
o Cơ hội tìm được những triển vọng đầu tư mới ở các nước chủ nhà;
o Tạo ra thị trường cho các công nghệ tiến bộ và thân thiện với môi trường;
2.2.1.3 Những lợi ích của nước chủ nhà
o Đạt được phát triển bền vững nhanh ở khu vực dự án hoặc quốc gia;
o Có được các lợi ích bổ sung như kiểm soát ô nhiễm môi trường, cải thiện hiệu

quả sử dụng năng lượng, nguyên liệu từ các dự án giảm khí nhà kính;
o Tăng đầu tư nước ngoài;
o Đẩy mạnh chuyển giao công nghệ và phát triển nguồn nhân lực;
o Góp phần vào mục tiêu chung của Công ước khung của Liên hợp quốc về biến
đổi khí hậu.
2.2.1.4 Những giá trị có thể mang lại cho các nước đầu tư
o Có được các đơn vị giảm phát thải CERs;
o Tăng cường mối quan hệ hữu nghị song phương bằng cách cung cấp viện trợ để
đạt được sự phát triển bền vững ở nước chủ nhà;
o Góp phần vào mục tiêu chung của Công ước khung của Liên hợp quốc về biến
đổi khí hậu.

SVTH Dương Công Khoa

8


Nghiên cứu tính khả thi khi áp dụng cơ chế phát triển sạch vào dự án xử lý nước thải có thu hồi khí
sinh học tại nhà máy sản xuất tinh bột sắn Wuson – Bình Phước

2.2.2

Các lĩnh vực có thể tham gia CDM

Các lĩnh vực được DNA đề nghị theo qui định của quốc tế
1. Sản xuất năng lượng (gió, mặt trời, thủy năng, sinh khối)
2. Chuyển đổi năng lượng (gỗ củi thay than đá…)
3. Tiêu thụ năng lượng
4. Nông nghiệp (giảm phát thải CH4 và N2O)
5. Xử lý, loại bỏ rác thải (Thu hồi và sử dụng Mêtan)

6. Trồng rừng và tái trồng rừng;
7. Công nghiệp hóa chất;
8. Công nghiệp chế tạo (giảm phát thải CO2 và các khí thải HFCs, PFCs,
SF6…)
9. Xây dựng;
10. Giao thông (Thay thế nhu cầu sử dụng phương tiện cá nhân bằng phương
tiện giao thông công cộng, đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông
công cộng có mức phát thải CO2 thấp)
11. Khai mỏ hoặc khai khoáng;
12. Sản xuất kim loại;
13. Phát thải từ nhiên liệu (nhiên liệu rắn, dầu và khí);
14. Phát thải từ sản xuất và tiêu thụ Halocarbons và Sulphur hexafluoride;
15. Sử dụng dung môi.
Các dự án CDM được khuyến khích đầu tư trước hết là dự án ứng dụng công
nghệ, kỹ thuật tiên tiến, thân thiện với môi trường, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính,
giảm ô nhiễm, góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ khí hậu, phục vụ phát triển kinh tế
- xã hội bền vững. Địa bàn khuyến khích đầu tư tập trung vào các khu công nghiệp,
khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, các khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội
khó khăn.
2.2.3

Các tiêu chí của các dự án CDM

2.2.3.1 Tham gia

SVTH Dương Công Khoa

9



Nghiên cứu tính khả thi khi áp dụng cơ chế phát triển sạch vào dự án xử lý nước thải có thu hồi khí
sinh học tại nhà máy sản xuất tinh bột Wuson – Bình Phước

Các dự án CDM phải được tất cả các bên liên quan phê duyệt, phải mang lại sự
phát triển bền vững tại nước chủ nhà và đạt được lợi ích thực, có thể đo đếm được và
dài hạn liên quan đến giảm biến đổi khí hậu.
Để tham gia CDM, các nước phải đáp ứng được các tiêu chí cụ thể khác nhau.
Tất cả các Bên phải đáp ứng được 3 yêu cầu cơ bản:
• Tự nguyện tham gia vào CDM,
• Thành lập Cơ quan Quốc gia về CDM và
• Phải phê chuẩn Nghị định thư Kyôtô.
2.2.3.2 Tính bổ sung
Không phải bất kỳ các hoạt động làm hấp thụ khí nhà kính hay làm giảm phát
thải nào ở các nước đang phát triển cũng có thể tham gia vào và các dự án CDM. Cơ
chế CDM quy định, việc giảm phát thải phải mang tính bổ sung nằm ngoài bất kỳ việc
giảm phát thải nào có thể xảy ra khi không có hoạt động CDM (Điều gì sẽ xảy ra nếu
không có dự án CDM?). Các mức phát thải xảy ra khi không có hoạt động dự án CDM
được gọi là “đường phát thải cơ sở” (baselines). Nói tóm lại, một dự án CDM có hợp
lệ hay không, trước hết phải xem xét ở “tính bổ sung” của nó.
2.2.3.3 ODA và các vấn đề tài chính khác
Tài chính của các dự án CDM không được làm giảm các Quỹ hỗ trợ phát triển
chính thức (ODA). Ngoài ra, CERs từ dự án CDM phải chịu mức phí 2% – còn gọi là
phần thu nhập – khoản thu nhập này sẽ được đưa vào Quỹ thích ứng mới để hỗ trợ các
nước đang phát triển dễ nhạy cảm đối với các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu.
Các khoản thu khác về CERs sẽ góp phần thanh toán các chi phí quản lý CDM.
Để thúc đẩy phân bổ công bằng dự án giữa các nước đang phát triển, dự án CDM tại
các nước kém phát triển không phải chịu khoản thu thích ứng và chi phí quản lý.
2.3

TRIỂN VỌNG THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH THƯ KYOTO VÀ CƠ CHẾ

PHÁT TRIỂN SẠCH Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI.

2.3.1

Thế giới

Theo số liệu thống kê của Ban Thư ký công ước khí hậu, tính đến ngày
11/07/2009, đã có 1.718 dự án CDM được Ban chấp hành CDM đăng ký cho thực
hiện. Trung bình mỗi năm các dự án này tạo ra 307.562.854 đơn vị giảm phát thải
được chứng nhận- CER, tức là 307.562.854 tấn CO2 tương đương. Nếu tính đến 2012,
năm kết thúc giai đoạn đầu thực hiện các cam kết trong Nghị định thư Kyoto, số CER
được các dự án này tạo ra sẽ là 1 tỷ 620 triệu, số liệu theo bảng dưới đây:
SVTH Dương Công Khoa

10


Nghiên cứu tính khả thi khi áp dụng cơ chế phát triển sạch vào dự án xử lý nước thải có thu hồi khí
sinh học tại nhà máy sản xuất tinh bột sắn Wuson – Bình Phước

Bảng 2.1: Thông tin dự án CDM trên thế giới
Số liệu dự án CDM

Số CER thu được trung
bình hàng năm

Theo danh mục dự án do
các nước đưa ra: hơn 4200

Số CER dự kiến đến

cuối năm 2012
>2 tỷ 900 triệu

Số dự án đã được đăng ký:
1.718

307.562.854

>1 tỷ 620 triệu

Số dự án yêu cầu được
đăng ký : 52

8.616.018

>20 triệu

Nguồn : Thống kê các dự án CDM trên thế giới của UNFCCC, 11/07/2009

Hình 2.1: Số CER thu được hàng năm từ các dự án đã được đăng ký và tỉ lệ tính cho
từng nước chủ trì dự án
Tính cho từng nước chủ trì, số dự án được Ban chấp hành quốc tế CDM cho
đăng ký thực hiện và tổng đơn vị giảm phát thải CER dự kiến thu được hàng năm được
thể hiện ở hình trên. Có thể thấy 3 nước đứng đầu về số dự án được thực hiện và số
CER thu được hàng năm vẫn là Trung Quốc, chiếm 34,11% số dự án với gần 158 triệu
CER/ năm (58,88% trong số tổng CER thu được) tiếp sau là Ấn Độ chiếm 25,73% số
dự án thu được hơn 34 triệu CER/ năm (11,63%); Braxin chiếm 9,31% số dự án và thu
được 20 triệu CER/năm (6.73%).

SVTH Dương Công Khoa


11


Nghiên cứu tính khả thi khi áp dụng cơ chế phát triển sạch vào dự án xử lý nước thải có thu hồi khí
sinh học tại nhà máy sản xuất tinh bột Wuson – Bình Phước

2.3.2 Việt Nam
Việt Nam có 3 dự án đăng ký, số CER nhận được 4,5 triệu đơn vị, tương đương chiếm
1,68% trong tổng số CER
2.3.2.1 Kinh doanh giảm phát thải–Tiềm năng, triển vọng và những mặt hạn chế
Việt Nam là một trong những quốc gia đang phát triển, không thuộc Phụ lục 1,
có hiện trạng sản suất và kinh tế xã hội phù hợp cho việc khai thác các dự án CDM
tiềm năng. Theo dự báo, trữ lượng CER ước tính cũng khá cao, đảm bảo thu hút đầu tư
vào các hoạt động dự án theo cơ chế phát triển sạch. Đây là một tiền đề tốt cho việc
tiến hành các dự án CDM trong tương lai. Theo ước tính sơ bộ và được báo cáo tại Hội
nghị về Công ước biến đổi khí hậu (UNFCCC) ngày 6/12/2007 tại Bali, dự kiến Việt
Nam sẽ thu về khoảng 250 triệu USD từ các dự án CDM trong vòng 4 năm tới (2008
– 2012).
Về mặt quản lý nhà nước, Việt nam đã thành lập Cơ quan thẩm quyền quốc gia
(DNA), thuộc Bộ Tài nguyên Môi trường để điều phối hoạt động của các dự án CDM.
Đồng thời, một số văn bản quy định và hướng dẫn thực hiện Nghị định thư Kyoto đã
được ban hành và có hiệu lực áp dụng. Trong đó, đáng chú ý là Chỉ thị 35/2005/CTTTg về việc tổ chức thực hiện Nghị định thư Kyoto; Thông Tư 10/2006/TT-BTNMT
về Hướng dẫn xây dựng dự án CDM trong khuôn khổ Nghị định thư Kyoto; Quyết
định 47/2007/QĐ-TTg về Phê duyệt Kế hoạch tổ chức thực hiện Nghị định thư Kyoto
thuộc Công ước Khung của Liên hiệp quốc và Biến đổi khí hậu (UNFCCC) giai đoạn
2007-2010, Quyết định 130/2007/QĐ-TTg về cơ chế, chính sách tài chính đối với dự
án CDM.
Mặc dù Việt nam đã phê chuẩn UNFCCC từ năm 1994 và Nghị định thư
Kyoto năm 2002 và định hướng đã rõ ràng từ phía Chính phủ và các Bộ, cho đến nay

Bình Phước cũng như các địa phương trong cả nước chưa tập trung vào việc phát triển
các dự án CDM. Cụ thể, tiến trình triển khai việc thực hiện các văn bản nói trên còn rất
chậm, kiến thức có liên quan đến hiệu ứng nhà kính và yêu cầu giảm phát thải còn
chưa phổ biến, nhận thức về lợi ích kinh tế và môi trường mang lại từ việc phát triển
các dự án kinh doanh giảm phát thải (dự án CDM) chưa được chú trọng thực sự.
Những mặt hạn chế này đã phần nào làm cho tốc độ phát triển các dự án CDM và mức
độ giảm phát thải đạt được tại Việt nam và các địa phương là vô cùng khiêm tốn.
2.3.2.2 Những rào cản thực tế ảnh hưởng đến tiến trình phát triển dự án CDM
Qua nghiên cứu các dự án CDM đã được thực hiện trong nước, một dự án
CDM khi tiến hành có thể gặp phải những rào cản sau đây.
SVTH Dương Công Khoa

12


Nghiên cứu tính khả thi khi áp dụng cơ chế phát triển sạch vào dự án xử lý nước thải có thu hồi khí
sinh học tại nhà máy sản xuất tinh bột sắn Wuson – Bình Phước

• Bên cạnh những cơ hội từ nhu cầu của thị trường tín dụng carbon toàn cầu, sự hỗ
trợ và thúc đẩy mạnh mẽ từ chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước và những
hạn chế tồn tại tại các đia phương đối với các hoạt động có liên quan đến việc phát
triển các dự án CDM, hầu hết các địa phương phải đối mặt với các trở ngại kỹ
thuật, tài chính, xã hội sau đây:
• Do nhu cầu vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị và các phương tiện vật
chất kỷ thuật phục vụ cho mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính thường lớn hơn
mức đầu tư thông thường,
• Do năng lực về vốn của các đối tác có liên quan không đảm bảo,
• Do thị trường tín dụng carbon chưa xuất hiện rõ nét ở Việt Nam và các địa
phương, tâm lý không ổn định của các nhà đầu tư và ngần ngại khi tiến hành đầu
tư vào các dự án CDM vẫn còn phổ biến vì không yên tâm về tính đảm bảo thu hồi

vốn.
a. Rào cản kỹ thuật
• Trong danh mục các ngành nghề có khả năng phát triển dự án CDM, hầu hết các
quy mô dư án vẫn còn ở mức độ nhỏ, dẫn đến khó khăn tiếp khi tìm kiếm bên mua
CER.
• Việc tiếp cận với các phương tiện kỹ thuật mới nhắm vào mục tiêu giảm phát thải
khí nhà kính chưa phổ biến ở nước ta. Ví dụ : phát triển hình thức sử dụng năng
lượng sạch như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng địa nhiệt hay các
loại khí sinh học vẫn còn chưa được phổ biến ở nước ta, ngoại trừ thũy điện.
• Trong một số trường hợp, cần có sự thay thế hàng loạt các trang thiết bị cũ để đảm
bảo giảm phát thải. Phương án thường không được ưu tiên xem xét nếu không bị
bắt buộc bởi các định chế quốc gia.Cụ thể, việc thay thế các môi chất lạnh có thể
gây hiệu ứng nhà kính cao vẫn chưa được thực hiện đồng bộ và rộng khắp .
b. Các trở ngại phổ biến khác
• Nhận thức của cộng đồng về các hoạt động có liên quan giảm phát thải khí nhà
kính: đa số chưa được trang bị đầy đủ các kiến thức có liên quan, vì thế một số
bàng quang hoặc phản đối do không xác định được thành quả dự án, một số có
nhận thức tốt nhưng vẫn chưa triển khai thành ý tưởng dự án được do những trở
ngại khác.
• Sự thay đổi cách nhìn và thói quen của toàn xã hội đối với những gì vốn đã ổn
định trong hoạt động đời sống hàng ngày không thể thực hiện nhanh chóng.
SVTH Dương Công Khoa

13


Nghiên cứu tính khả thi khi áp dụng cơ chế phát triển sạch vào dự án xử lý nước thải có thu hồi khí
sinh học tại nhà máy sản xuất tinh bột Wuson – Bình Phước

Ví dụ: việc thay thế sử dụng xăng sang gas cho các loại xe 2 bánh, chuyển từ sử

dụng phương tiện cá nhân sang phương tiện vận chuyển công cộng vẫn còn nhiều
thời gian.
• Các thể chế, đặc biệt là thể chế tài chính vẫn còn nhiều vướng mắc, chưa dễ dàng
tiếp cận trong quá trình thực hiện dự án giữa các bên tham gia. Cụ thể, các chính
sách về thuế và việc sử dụng nguồn thu từ dự án, cơ chế hỗ trợ phát triển dự án
CDM trong bối cảnh các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
• Thủ tục hành chính rườm rà và còn nhiều bất cập tại một số khâu, văn bản của các
ngành có liên quan không rõ ràng, quá trình thực hiện không thống nhất giữa các
cơ quan quản lý nhà nước,…đã làm nản lòng các nhà đầu tư hiện vẫn đang nhìn
nhận Việt Nam như là một thị trường đầy triển vọng. Đặc biệt, việc xét duyệt các
văn bản có liên quan đến dự án CDM thường không đảm bảo tiến độ thời gian do
chủ trương chung còn chưa nhất quán.


Để đánh giá tiềm năng dự án, những dữ liệu cơ bản cần thiết thường không sẵn
sàng. Trong một số trường hợp, dữ liệu nền có thể đã được thu thập bởi một cơ
quan nghiên cứu hay một đơn vị có trách nhiệm liên quan, nhưng việc tiếp cận từ
những người có quan tâm là hầu như không thể. Ngoài ra dữ liệu giữa các nguồn
không thống nhất với nhau và không có căn cứ rõ ràng làm cho nhà đầu tư tiềm
năng lo ngại.
• Thay đổi quy hoạch thường xuyên tại các khu đô thị lớn cũng là một trong các
nguyên nhân gây ảnh hưởng đầu tư các dự án CDM, khi mà thời gian thu hồi
vốn cần khá dài.

SVTH Dương Công Khoa

14



×