Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

KIỂM SOÁT Ô NHIỄM CÔNG NGHIỆP TẠI NHÀ MÁY Ô TÔ CỬU LONG THUỘC CÔNG TY MEKONG AUTO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (873.57 KB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KIỂM SOÁT Ô NHIỄM CÔNG NGHIỆP
TẠI NHÀ MÁY Ô TÔ CỬU LONG THUỘC
CÔNG TY MEKONG AUTO

Họ và tên sinh viên: HOÀNG TIẾN LỰC
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Niên khóa: 2005 - 2009

Tp HCM, tháng 07/2009


KIỂM SOÁT Ô NHIỄM CÔNG NGHIỆP
TẠI NHÀ MÁY Ô TÔ CỬU LONG THUỘC
CÔNG TY MEKONG AUTO

Tác giả

HOÀNG TIẾN LỰC

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành
Quản lý môi trường

Giáo viên hướng dẫn:
Th.s VŨ THỊ HỒNG THỦY

Tp HCM, tháng 07/2009



i


LỜI CẢM ƠN

Với tấm lòng chân thành và biết ơn. Em xin gửi lời cảm ơn đến:
Mẹ và anh chị đã luôn là chỗ dựa vững chắc cả về vật chất lẫn tinh thần cho con
trong suốt quá trình học tập.
Cô Vũ Thị Hồng Thủy đã giúp đỡ em có chỗ thực tập nhờ đó em có điều kiện
tiếp xúc với thực tế và cô đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt thời gian làm
khóa luận này.
Quý thầy cô khoa Môi Trường & Tài Nguyên – trường Đại học Nông Lâm
Thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt kiến thức quý báu cho em trong suốt khóa học
2005 - 2009.
Anh Dưỡng, chị Hoa, anh Hồng và các anh chị ở Công ty Mekong Auto đã giúp
đỡ và tạo điều kiện cho em hoàn thành khóa luận này.
Những người bạn trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh đã giúp
đỡ tôi rất nhiều về tinh thần và những kiến thức cơ bản trong quá trình học tập, cũng
như làm khóa luận.
Một lần nữa em xin được chân thành cám ơn tất cả mọi người!

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 06 năm 2009.
Sinh viên thực hiện
Hoàng Tiến Lực

ii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN

Ngành công nghiệp ô tô hiện nay là ngành sản xuất rất quan trọng trong nền phát
triển kinh tế của đất nước ta. Kinh tế đất nước ta hiện nay đang phát triển nhanh chóng
cùng với đời sống của mọi người dân ngày càng được nâng cao. Vì vậy nhu cầu tiêu
dùng xe hơi ngày càng tăng làm cho nền công nghiệp xe hơi có nhiều động lực để phát
triển.
Đồng thời với sự phát triển sản xuất không ngừng ngành sản suất ô tô là việc
kiểm soát ô nhiễm môi trường cũng ngày càng khó khăn và phức tạp hơn. Và Nhà máy
ô tô Cửu Long thuộc Công ty Mekong Auto cũng nằm trong số đó.
Nhà máy Cửu Long công suất hoạt động 1000 xe/năm với hơn 250 công nhân viên đã
cung cấp cho thị trường trong nước và một phần xuất khẩu. Bên cạnh đó nhà máy cũng
thải ra môi trường một lượng chất thải rất đáng kể: nước thải 14.400 m3; chất thải rắn
36 tấn; khí thải 27.000.000 m3/năm.
Nhà máy Cửu Long với sự quan tâm sâu sắc của lãnh đạo về vấn đề quản lý
môi trường tại nhà máy nên hầu hết chất thải đều được xử lý: nhà máy có HTXLNT
công suất 30 m3/ngày đêm, hệ thống xử lý khí. Tuy vậy tại nhà máy vẫn còn một số
tồn đọng cần phải giải quyết.
Đề tài này thực hiện nhằm đưa ra những giải pháp kiểm soát ô nhiễm môi
trường sao cho thích hợp với các vấn đề môi trường tại nhà máy. Qua quá trình thực
tập nghiên cứu thực tế tại nhà máy các vấn đề môi trường cần chú ý đó là: nước thải,
mùi sơn, mùi dung môi, chất thải rắn nguy hại…
Các biện kiểm soát ô nhiễm môi trường tại nhà máy được thực hiện dựa trên sự
kết hợp các cơ sở lý thuyết và tình hình thực tế hoạt động sản xuất, hiện trạng môi
trường của nhà máy để đề ra các biện pháp giải quyết.

iii


KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BOD: Nhu cầu ôxy sinh hóa

COD: nhu cầu ôxy hóa học
CO: oxit Cacbon
CO2: Khí cacbonic
NOx: các oxit ni tơ
PP: ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp
SS: chất rắn lơ lửng
TCVN: tiêu chuẩn Việt Nam
TCVN: tiêu chuẩn vệ sinh
TCN: tiêu chẩn ngành
ED: tĩnh điện
DI: đề ion
HTXLNT: hệ thống xử lý nước thải
HTXL: hệ thống xử lý
Bp: bộ phận
STT: số thứ tự
ĐVT: đơnvị tính
USP: ultrasonic scale preventer
DO: diesel oil

iv


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ____________________________________________ 1 
U

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ...............................................................................................................................1 
1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI...........................................................................................................1 
1.3 NỘI DUNG ĐỀ TÀI ....................................................................................................................1 
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................................................................................2 

U

1.5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU...........................................................................................................2 
CHƯƠNG 2: LÝ THUYẾT KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG________ 3 
U

2.1 KHÁI NIỆM .................................................................................................................................3 
2.2 MỤC TIÊU CỦA KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ..................................................3 
2.3 NGĂN NGỪA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG: ..............................................................................3 
2.3.1 Nội dung của ngăn ngừa ô nhiễm môi trường...................................................................................... 3 
2.3.2 Các bước thực hiện ............................................................................................................................... 4 
2.3.3 Các biện pháp kỹ thuật ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp...................................................................... 6 
2.3.3.1 Các biện pháp giảm thiểu tại nguồn, thay đổi sản phẩm ............................................................... 8 
2.3.3.2 Tái sinh chất thải ........................................................................................................................... 9 
2.3.4 Biện pháp xử lý cuối đường ống ........................................................................................................... 9 
2.3.4.1 Biện pháp kỹ thuật xử lý nước thải ............................................................................................... 9 
2.3.4.2 Biện pháp kỹ thuật xử lý bụi và khí thải ..................................................................................... 10 
2.3.4.3 Biện pháp kỹ thuật xử lý chất thải rắn........................................................................................ 11 
2.4 CHÍNH SÁCH VỀ NGĂN NGỪA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN
CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ......................................................................................11 
2.4.1 Nguyên tắc xây dựng chính sách ngăn ngừa ô nhiễm môi trường .....................................11 
2.4.2 Các công cụ áp dụng ngăn ngừa ô nhiễm............................................................................................ 11 
2.4.2.1 Giải pháp hành chính, công cụ chỉ huy và kiểm soát .................................................................. 11 
2.4.2.2 Công cụ kinh tế ........................................................................................................................... 12 
2.4.2.3 Công cụ thông tin ........................................................................................................................ 12 
2.4.2.4 Sản xuất sạch hơn........................................................................................................................ 12 
2.5 LỢI ÍCH CỦA VIỆC ÁP DỤNG CÁC GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI
TRƯỜNG..........................................................................................................................................12 
2.5.1 Các lợi ích về môi trường ................................................................................................................... 12 
2.5.2 Các lợi ích về kinh tế .......................................................................................................................... 13 


CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY CỬU LONG THUỘC

CÔNG

TY MEKONG AUTO_________________________________________________ 13 
3.1 LỊCH SỬ THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY...............................................13 
1.2 

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY .................................................................................15 

3.3 LĨNH VỰC SẢN XUẤT KINH DOANH CHÍNH CỦA NHÀ MÁY ....................................16 
3.3.1 Loại hình sản xuất chính .................................................................................................................... 16 
3.3.2 Vị trí hoạt động của nhà máy .............................................................................................................. 16 
3.3.3 Hiện trạng nhà máy............................................................................................................................. 16 
3.3.4 Nguồn cung cấp nước, nhu cầu dùng nước........................................................................................ 17 
3.3.5 Nguồn điện, nhu cầu điện .................................................................................................................. 17 
3.3.6 Nhu cầu nguyên, nhiên liệu................................................................................................................ 17 
3.3.7 Tình hình hoạt động của nhà máy trong những năm vừa qua ........................................................... 17 

v


CHƯƠNG 4: HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ THỰC
HIỆN TẠI NHÀ MÁY ________________________________________________ 18 
4.1 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI NHÀ MÁY ...................................................................18 
4.1.1 Công nghệ sản xuất............................................................................................................................. 18 
4.1.1.1 Sơ đồ sản xuất của nhà máy ........................................................................................................ 18 
4.1.1.2 Sơ đồ xưởng sơn ........................................................................................................................ 20 
4.1.2 Máy móc thiết bị: ................................................................................................................................ 22 

4.1.3 Các nguồn gây ô nhiễm....................................................................................................................... 23 
4.1.3.1 Xác định các nguồn gây ô nhiễm và sự cố có thể xảy ra............................................................ 23 
4.1.3.2 Nước thải.................................................................................................................................... 23 
4.1.3.3 Các chất ô nhiễm không khí....................................................................................................... 28 
4.1.3.4 Chất thải rắn ............................................................................................................................... 31 
4.1.3.5 Tiếng ồn, rung ............................................................................................................................ 32 
4.1.3.6 Khả năng cháy nổ....................................................................................................................... 32 
4.2 CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM .........................................................................33 
4.2.1 Phương án xử lý nước thải .................................................................................................................. 33 
4.2.1.1 Phân loại nước thải..................................................................................................................... 33 
4.2.1.2 Hệ thống thoát nước ................................................................................................................... 34 
4.2.1.3 Công trình xử lý nước thải cục bộ sinh hoạt .............................................................................. 35 
4.2.1.4 Công trình xử lý cục bộ nước thải sản xuất................................................................................ 36 
4.2.2 Các biện pháp khống chế ô nhiễm không khí ..................................................................................... 39 
4.2.3 Biện pháp xử lý chất thải rắn .............................................................................................................. 40 
4.2.4 Các biện pháp khống chế ô nhiễm nhiệt ............................................................................................. 41 
4.2.5 Các biện pháp an toàn lao động .......................................................................................................... 42 
4.2.6 Các biện pháp phòng chống khả năng cháy nổ ................................................................................... 42 

CHƯƠNG 5: CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CÒN TỒN ĐỌNG TẠI NHÀ

MÁY VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT. __________________ 44 
5.1 CÁC VẤN ĐỀ TỒN ĐỌNG ......................................................................................................44 
5.1.1 Môi trường không khí ......................................................................................................................... 44 
5.1.2 Chất thải rắn:....................................................................................................................................... 44 
5.1.3 Nước thải: ........................................................................................................................................... 45 
5.1.4 Nguy cơ cháy nổ và sự cố lao động .................................................................................................... 45 
5.2 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ................46 
5.2.1 Môi trường không khí: ....................................................................................................................... 46 
5.2.2 Nước thải ............................................................................................................................................ 50 

5.2.3 Chất thải rắn........................................................................................................................................ 51 
5.2.3.1 Chất thải rắn sinh hoạt................................................................................................................. 51 
5.2.3.2 Chất thải rắn sản xuất không nguy hại ............................................................................................. 51 
5.2.3.3 Chất thải nguy hại ....................................................................................................................... 52 
5.2.4 An toàn hóa chất ................................................................................................................................. 52 
5.2.5 An toàn lao động................................................................................................................................. 53 
5.2.6 Phòng chống cháy nổ .......................................................................................................................... 54 
5.2.7 Chương trình giám sát môi trường...................................................................................................... 54 
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ___________________________ 56 
6.1 KẾT LUẬN.................................................................................................................................56 
6.2 KIẾN NGHỊ................................................................................................................................56 
TÀI LIỆU THAM KHẢO _________________________________________ 58 

 
 
vi


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Sơ đồ biểu thị các yếu tố cốt lõi của ngăn ngừa ô nhiễm công
nghiệp ______________________________________________________________ 4
Hình 2.2: Chu trình ngăn ngừa ô nhiễm khép kín liên tục _______________ 5
Hình 2.3: Sơ đồ biểu thị các kỹ thuật ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp_____ 7
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức của công ty ________________________________ 15
Hình 4.1: Sơ đồ sản xuất của công ty _______________________________ 18
Hình 4.2: sơ đồ xưởng sơn ________________________________________ 20
Hình 4.3: Sơ đồ quy trình sơn tĩnh điện _____________________________ 26
Hình 4.4: Sơ đồ nguyên tắc hệ thống thoát nước______________________ 35
Hình 4.5: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải của nhà máy _______________ 36
Hình 4.6: Sơ đồ thu gom, xử lý khí thải trong xưởng sản xuất __________ 40

Hình 4.7: Qui trình thu gom rác tại nhà máy ________________________ 41
Hình 5.1: Sơ đồ hệ thống xử lý khí thải nâng cấp _____________________ 46
Hình 5.2: Hệ thống xử lý khí thải lò hơi _____________________________ 48

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 4.1: Máy móc thiết bị _______________________________________ 22
Bảng 4.2: Các thông số khí thải khu vực trước xưởng sơn trong nhà máy_ 28
Bảng 4.3: Đặc điểm chính của loại nhiên liệu DO _____________________ 29
Bảng 4.4: Tình hình xử lý nước thải và chất thải rắn của công ty ________ 31
Bảng 4.5: Kết quả đo tiếng ồn _____________________________________ 32
Bảng 4.6: Hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt ________________________ 36
Bảng 4.7: Kết quả xử lý nước thải sản xuất __________________________ 39

vii


CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay công nghiệp phát triển đã đưa chất lượng cuộc sống của mọi người
ngày một được nâng cao nên vấn đề môi trường được quan tâm nhiều hơn trước.
Nhưng môi trường bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng đặc biệt là ở các nước đang
phát triển như Việt Nam. Sự phát sinh chất thải trong các hoạt động sản xuất công
nghiệp là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy bảo vệ môi trường đang là mối quan tâm
hàng đầu của nhiều nước trên thế giới.
Trong những năm gần đây ngành công nghiệp lắp ráp ô tô phát triển mạnh mẽ
góp phần vào việc phát triển kinh tế của nước ta. Nhưng việc quản lý và xử lý chất thải
trong công nghiệp lắp ráp ô tô khá mới mẻ đối với nước ta nên gặp một số trở ngại
nhất định.
Vậy cần có biện pháp quản lý môi trường tốt và cách nhìn phù hợp, trong đó

việc kiểm soát môi trường mang lại hiệu quả cao, giảm thiểu tối đa lượng, độc tính của
chất thải trước khi tái sinh, xử lý hoặc thải bỏ. Nên môi trường làm việc được đảm bảo
tốt hơn thì hiệu quả lao động sẽ tăng đồng thời việc quản lý môi trường tại công ty sẽ
gặp nhiều thuận lợi.
1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Khảo sát tình hình sản suất của Nhà máy Cửu Long thuộc Công ty Mekong
Auto.
Khảo sát hiện trạng môi trường của nhà máy.
Nắm được các biện pháp quản lý môi trường nhà máy đã thực hiện.
Xem xét, đánh giá các vấn đề còn tồn đọng và đề xuất các giải pháp kiểm soát ô
nhiễm môi trường thích hợp nhằm giảm thiểu các chất ô nhiễm, góp phần giải quyết
tốt hơn công tác quản lý môi trường tại nhà máy.
1.3 NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Nội dung đề tài gồm 6 chương:
1


Chương 1- Mở đầu: giới thiệu sơ lược về đề tài.
Chương 2- Lý thuyết kiểm soát ô nhiễm môi trường: giới thiệu các khái niệm
kiểm soát ô nhiễm môi trường cũng như sự cần thiết và lợi ích của việc áp dụng các
biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi tường tại công ty.
Chương 3- Tổng quan về Nhà máy Cửu Long thuộc Công ty Mekong Auto:
tổng quan về cơ sở hạ tầng và tình hình hoạt động của nhà máy.
Chương 4- Hiện trạng môi trường và các giải pháp đã thực hiện tại nhà máy:
dựa vào nhiên liệu đầu vào, đặc điểm quy trình sản xuất xác định các nguồn gây ô
nhiễm và các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tại nhà máy.
Chương 5- Các vấn đề môi trường còn tồn đọng tại nhà máy và đề xuất một số
biện pháp kiểm soát: qua tìm hiểu thực tế xác định các vấn đề môi trường còn tồn đọng
tại nhà máy từ đó đưa ra các biện pháp quản lý và kỹ thuật nhằm giảm thiểu tác động
tới môi trường.

Chương 6- Kết luận và kiến nghị: đưa ra một số kết luận về vấn đề môi trường
tại nhà máy từ đó đưa ra một số kiến nghị để giải quyết vấn đề này.
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Tham khảo tài liệu về các biện pháp kiểm soát ô nhiễm.
Khảo sát trực tiếp tại nhà máy.
Điều tra, phỏng vấn các công nhân viên trong nhà máy.
Thống kê, phân tích dữ liêu thu thập được.
1.5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Không gian: tại các phân xưởng sản xuất của Nhà máy Cửu Long thuộc công ty
Mekong Auto.
Thời gian: từ tháng 03/2009 đến tháng 06/2009.

2


CHƯƠNG 2: LÝ THUYẾT KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
2.1 KHÁI NIỆM
Kiểm soát ô nhiễm môi trường là việc áp dụng tổng hợp các hoạt động, biện
pháp và công cụ nhằm phòng ngừa , khống chế không cho ô nhiễm xẩy ra hoặc có ô
nhiễm xẩy ra thì chủ động xử lý làm giảm thiểu hay loại trừ ô nhiễm.
2.2 MỤC TIÊU CỦA KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
Mục tiêu của kiểm soát ô nhiễm môi trường bao gồm ngăn ngừa ô nhiễm, làm
giảm hoặc loại bỏ chất thải từ nguồn hay còn gọi là kiểm soát ô nhiễm đầu vào và làm
sạch ô nhiễm, thu gom, tái sử dụng, xử lý chất thải để phục hồi môi trường.
Ngăn ngừa ô nhiễm:
Hiện nay ở nhiều nước trên thế giới, cách tiếp cận cuối đường ống cũng như tái
sinh đang được thay thế dần bằng cách tiếp cận chủ động bậc cao và được ưa chuộng
hơn, đó là ngăn ngừa ô nhiễm.
Khái niệm ngăn ngừa ô nhiễm có thể được hiểu là:
Ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp là việc áp dụng một các liên tục chiến lược

ngăn ngừa tổng hợp về mặt môi trường với các quá trình sản xuất, các sản phẩm và
dịch vụ nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm thiểu các rủi ro đối với con người và
môi trường.
Ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp là việc sử dụng các vật liệu, các quá trình hoặc
các thao tác vận hành sao cho giảm bớt hoặc loại trừ sự tạo ra các chất ô nhiễm hoặc
các chất thải ngay tại nguồn. Nó bao gồm các hành động làm giảm việc sử dụng các
vật liệu độc hại, năng lượng, nước hoặc các nguồn tài nguyên khác, các hành động bảo
vệ tài nguyên thiên nhiên thông qua việc bảo tồn và sử dụng hiệu quả hơn.
2.3 NGĂN NGỪA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG:
2.3.1 Nội dung của ngăn ngừa ô nhiễm môi trường
Các yếu tố cốt lõi của cách tiếp cận về ngăn ngừa ô nhiễm môi trường công
nghiệp được tổng hợp lại trong sơ đồ sau:

3


Liên tục

Con người
Chiến lược đối với:
-Con người.
-Sản phẩm

Ngăn ngừa

Giảm
rủi ro

Thống nhất


Môi trường

Hình 2.1: Sơ đồ biểu thị các yếu tố cốt lõi của ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp.
(Nguồn: Các chính sách của chính phủ về IPP, UNEP, 1995).
9 Giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn.
9 Giảm các rủi ro cho con người và môi trường.
9 Kết quả mà các doanh nghiệp đạt được:
9 Giảm bớt các chi phí vận hành.
9 Tăng lọi nhận.
9 Không nhất thiết phải đầu tư lớn.
9 Tăng cổ phần trên thị trường.
9 Tính khả thi cao.
2.3.2 Các bước thực hiện
Một chương trình ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp đòi hỏi thực hiện một cách
liên tục theo chu trình khép kín, tất cả gồm các bước sau:

4


Giành được sự
đồng tình của quản
lý cấp cao

Duy trì
chương trình

Thiết lập
chương trình
PP


Đánh giá
chương trình
kiểm soát ô
nhiễm

Xem xét quá
trình và các
trở ngại

Xác định và
thực thi các
giải pháp

Đánh giá chất
thải và các cơ
hội kiểm soát

Phân tích khả thi và
các cơ hội PP

Hình 2.2: Chu trình ngăn ngừa ô nhiễm khép kín liên tục
(nguồn: HWRIC,1993)

5


1. Giành được sự đồng tình và ủng hộ của ban lãnh đạo công ty.
2. Khởi động chương trình bằng cách thành lập nhóm ngăn ngừa ô nhiễm công
nghiệp, phát triển một kế hoạch ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp và đào tạo
công nhân về ngăn ngừa ô nhiễm.

3. Xem xét lại và mô tả một cách chi tiết các quá trình sản xuất cùng với các
máy móc thiết bị để xác định các nguồn phát sinh chất thải, đánh giá các trở
ngại tiềm ẩn về mặt tổ chức đối với việc thực hiện chương trình ngăn ngừa ô
nhiễm công nghiệp.
4. Xác định tất cả các khả năng ngăn ngừa ô nhiễm có thể được.
5. Ưu tiên trước cho một số dòng thải và thực hiện đánh giá chi tiết tính khả thi
về mặt kỹ thuật, kinh tế và môi trường đối với khả năng ngăn ngừa ô nhiễm
đã được tập hợp.
6. Tập hợp các khả năng ngăn ngừa ô nhiễm tốt nhất đối với công ty và thực
thi khả năng lựa chọn đó.
7. Đánh giá những tiến bộ của chương trình ngăn ngừa ô nhiễm trên cơ sở một
công ty điển hình để đánh giá các dự án ngăn ngừa ô nhiễm cụ thể.
8. Duy trì ngăn ngừa ô nhiễm cho những sự phát triển liên tục và những lợi ích
liên tục của công ty.
2.3.3 Các biện pháp kỹ thuật ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp
Biện pháp kỹ thuật ngăn ngừa ô nhiễm môi trường có thể chia ra làm các nhóm
chính sau:
9 Giảm thiểu tại nguồn.
9 Tái chế và tái sử dụng lại.
9 Cải tiến sản phẩm.
9 Biện pháp xử lý cuối đường ống.
Các kỹ thuật và các bước thực hiện kỹ thuật ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp
có thể biểu thị qua sơ đồ sau:

6


KỸ THUẬT
NGĂN NGỪA Ô NHIỄM CÔNG NGHIỆP


Thay đổi sản
phẩm

Giảm tại
nguồn

Cải tiến việc quản
lý nôi tại và vận
hành sản xuất

Thay đổi vật
liệu đầu vào

Thay đổi
quá trình

Tái chế và tái sử
dụng lại

Xử lý
nước thải

Bảo toàn
năng
lượng

Xử lý cuối
đường ống

Xử lý

bụi và
khí thải

Thay đổi
công nghệ

Hình 2.3: Sơ đồ biểu thị các kỹ thuật ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp

7

Xử lý
chất thải
rắn


2.3.3.1 Các biện pháp giảm thiểu tại nguồn, thay đổi sản phẩm
Giảm thiểu tại nguồn bao gồm các thủ thuật làm giảm về lượng hoặc độc tính
của bất kỳ một chất thải, chất độc hại, chất ô nhiễm hoặc chất gây ô nhiễm nào đi vào
các dòng thải trước khi tái sinh, xử lý hoặc thải bỏ ở bên ngoài.
Nội dung:
™ Cải tiến việc quản lý nội tại và vận hành sản xuất:
9 Cải tiến các thao tác vận hành.
9 Bảo dưỡng các thiết bị máy móc.
9 Cải tiến các thói quen quản lý không phù hợp.
9 Cải tiến về lập kế hoạch sản xuất.
9 Ngăn ngừa việc thất thoát, chảy tràn.
9 Tách riêng các dòng thải.
9 Cải tiến về điều khiển vật liệu.
9 Đào tạo nâng cao nhận thức.
9 Phân loại chất thải.

9 Tiết kiệm năng lượng.
™ Bảo toàn năng lượng
9 Ngăn ngừa thất thoát.
9 Phục hồi và tái sử dụng.
™ Thay đổi quá trình
9 Thay đổi công nghệ
Thay đổi về quy trình.
Tăng cường tính tự động hóa.
Cải tiến các điều kiện vận hành.
Cải tiến các thiết bị.
Sử dụng công nghệ mới.
9 Thay đổi sản phẩm
• Thiết kế các sản phẩm sao cho tác động đến môi trường là
nhỏ nhất.
• Tăng vòng đời sản phẩm.
9 Thay đổi vật liệu đầu vào
8


• Làm sạch vật liệu trước khi sử dụng.
• Thay đổi các vật liệu độc hại bằng các vật liệu ít độc hơn.
2.3.3.2 Tái sinh chất thải
9 Tái chế hay tái sử dụng trong nhà máy.
9 Các cách tái sinh khác tại nhà máy.
9 Tái sinh bên ngoài nhà máy.
9 Bán cho mục đích tái sử dụng.
9 Tái sinh năng lượng.
2.3.4 Biện pháp xử lý cuối đường ống
Xử lý cuối đường ống cũng là phương pháp ứng dụng khá phổ biến, vì với tình hình
môi trường nước ta như hiện nay không thể không phát sinh chất thải trong quá trình

sản xuất nên phải vừa kết hợp biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm với biện pháp xử lý cuối
đường ống thì mới có thể cải thiện được tình trạng ô nhiễm môi trường.
2.3.4.1 Biện pháp kỹ thuật xử lý nước thải
Phương pháp cơ học: Dùng để tách các chất không hòa tan và một phần chất ở
dạng keo ra khỏi nước thải. Những công trình xử lý cơ học bao gồm: Song chắn rác,
bể lắng cát, bể tự hoại, bể lắng, bể tách dầu mỡ, bể lọc.
Phương pháp xử lý hóa lý: Phương pháp xử lý hóa lý là đưa vào nước thải chất phản
ứng nào đó để gây tác động với các tạp chất bẩn. Biến đổi hóa học thành các chất khác
dưới dạng cặn hoặc chất hòa tan nhưng không gây độc hay gây ô nhiễm môi trường.
Các phương pháp thường ứng dụng để xử lý nước thải là: Trung hòa, keo tụ, hấp phụ,
bay hơi, tuyển nổi…
Phương pháp xử lý sinh học: Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học dựa
trên hoạt động sống của vi sinh vật có trong nước thải. Quá trình hoạt động của chúng
cho kết quả là các chất hữu cơ gây nhiễm bẩn được khoáng hóa và trở thành những
chất vô cơ, các chất khí đơn giản…
Quá trình xử lý thực hiện trong điều kiện tự nhiên: Cánh đồng tưới, bãi lọc, hồ
sinh học…
9


Quá trình xử lý diễn ra trong điều kiện nhân tạo: Bể lọc sinh học, bể aerotank,
bể UASB…
2.3.4.2 Biện pháp kỹ thuật xử lý bụi và khí thải
Các biện pháp kỹ thuật xử lý bụi
Dựa trên nồng độ bụi, tính chất hóa học, tính chất vật lý… Phương pháp xử lý
bụi chia làm ba cấp:
Làm sạch: Chỉ giữ được những hạt bụi có kích thước > 100 µm, cấp lọc này
thường để lọc sơ bộ.
Làm sạch trung bình: không chỉ giữ được các hạt bụi to mà còn giữ được các
hạt bụi nhỏ. Nồng độ bụi sau khi lọc còn khoảng 30 – 50 mg/m3.

Làm sạch tinh: Có thể lọc được các hạt bụi < 10 µm với hiệu suất cao. Nồng độ
bụi sau khi lọc còn khoảng 1 – 3 mg/m3.
Các thiết bị lọc bụi
9 Thiết bị thu bụi khô kiểu cơ học: Buồng lắng bụi, Xylon (Xyclon đơn,
Xyclon chùm…).
9 Các thiết bị thu bụi theo phương pháp ẩm: Thiết bị rửa khí rỗng, thiết bị
rửa khí có vật liệu đệm, xyclon ướt…
9 Thiết bị lọc bụi dùng màng lọc: Thiết bị lọc túi vải, thiết bị lọc bằng vật
liệu sợi…
9 Thiết bị lọc bụi bằng tĩnh điện.
Biện pháp kỹ thuật xử lý khí thải
9 Phương pháp hấp thụ: Tháp điện, tháp đĩa, tháp phun, thiết bị rửa khí.
9 Phương pháp thiêu đốt: Lò đốt.
9 Phương pháp hấp phụ: Tháp hấp phụ.
9 Phương pháp xúc tác: Thiết bị phản ứng.
9 Phương pháp xử lý tạp chất hơi
10


9 Phương pháp ngưng tụ: Thiết bị ngưng tụ.
2.3.4.3 Biện pháp kỹ thuật xử lý chất thải rắn
Thu gom chất thải: chất thỉ từ nguồn phát sinh được tập trung về một địa điểm
bằng các phương tiện chuyên chở thô sơ hay cơ giới. Việc thu gom có thể được tiến
hành sau khi đã qua công đoạn phân loại sơ bộ hay chưa được phân loại. Sau khi thu
gom, rác có thể chuyển trực tiếp đến nơi xử lý hay qua các trạm trung chuyển.
Tái sử dụng và tái sinh chất thải: công đoạn này có thể được tiến hành ngay
tại nơi phát sinh hoặc sau quá trình phân loại, tuyển lựa. Tái sử dụng là sử dụng lại
nguyên dạng chất thải, không qua tái chế; Tái sinh là sử dụng chất thải làm nguyên
liệu để sản xuất ra sản phẩm khác.
Xử lý chất thải: phần chất thải sau khi được tuyển lựa được tái sử dụng hoặc

tái sinh sẽ qua công đoạn xử lý cuối cùng bằng đốt hay chôn lấp.
2.4 CHÍNH SÁCH VỀ NGĂN NGỪA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI
ĐOẠN CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
2.4.1 Nguyên tắc xây dựng chính sách ngăn ngừa ô nhiễm môi trường
Nguyên tắc 1: Người gây ô nhiễm phải chịu phí.
Nguyên tắc 2: Người sử dụng phải trả tiền.
Nguyên tắc 3: Phòng ngừa và ngăn chặn.
Nguyên tắc 4: Huy động sự tham gia của cộng đồng.
Nguyên tắc 5: Khuyến khích, hỗ trợ việc thực hiện ngăn ngừa ô nhiễm công
nghiệp.
2.4.2 Các công cụ áp dụng ngăn ngừa ô nhiễm
2.4.2.1 Giải pháp hành chính, công cụ chỉ huy và kiểm soát
Là những biện pháp thể chế nhằm tác động tới hành vi của con người gây ô
nhiễm môi trường, bằng cách cấm đoán hay giới hạn việc thải ra môi trường một số
chất thải hay giới hạn hoạt động trong một khoảng thời gian hay khu vực nhất định
thông qua các biện pháp cấp giấy phép, đặt ra tiêu chuẩn hoặc khoanh vùng.
11


Với công cụ này, chính phủ có vai trò tập trung giám sát thông qua việc áp
dụng hai công cụ chủ yếu: Bộ luật và các thanh tra – các nhà quản lý nhà nước. Các
công cụ này được áp dụng nhằm quy định và cưỡng chế thi hành các quy định về môi
trường.
2.4.2.2 Công cụ kinh tế
Công cụ kinh tế là những biện pháp kinh tế tác động tới việc đưa ra quyết định
trước hành vi của những pháp nhân ô nhiễm bằng cách khuyến khích họ lựa chọn
những phương án hoạt động có lợi cho bảo vệ môi trường. Đó là những biện pháp như
thuế ô nhiễm, lệ phí môi trường, ký quỹ môi trường…
2.4.2.3 Công cụ thông tin
Công cụ thông tin là những biện pháp nhằm giáo dục, tuyên truyền phổ biến

kiến thức và trách nhiệm về môi trường cho cộng đồng dân cư, các cá nhân, pháp nhân
sử dụng môi trường, để qua đó tác động trực tiếp hoặc gián tiếp điều chỉnh hành vi của
họ.
2.4.2.4 Sản xuất sạch hơn
Sản xuất sạch hơn là sự áp dụng liên tục một chiến lược phòng ngừa tổng hợp
đối với quy trình, đối với sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu quả và giảm rủi ro
đến môi trường.
2.5 LỢI ÍCH CỦA VIỆC ÁP DỤNG CÁC GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM
MÔI TRƯỜNG
2.5.1 Các lợi ích về môi trường
Sử dụng năng lượng, nước, nguyên liệu có hiệu quả hơn.
Giảm mức sử dụng các nguồn tài nguyên.
Giảm thiểu chất thải thông qua kỹ thuật tái sinh, tái chế, tái sử dụng và phục
hồi.
Giảm thiểu lượng nguyên vật liệu độc hại đưa vào sử dụng. Giảm thiểu các rủi
ro và nguy hiểm đối với công nhân, cộng đồng xung quanh, những người tiêu thụ sản
phẩm và các thế hệ mai sau.
12


Cải thiện được môi trường lao động bên trong công ty.
Cải thiện các mối quan hệ với cộng đồng xung quanh cũng như các cơ quan
quản lý môi trường.
2.5.2 Các lợi ích về kinh tế
Tăng hiệu suất sản xuất thông qua việc sử dụng nguyên vật liệu và năng lượng
có hiệu quả hơn.
Tuân thủ các quy định môi trường tốt hơn, giảm bớt các chi phí cho việc quản
lý chất thải (có thể loại bỏ bớt một số giấy phép về môi trường, giảm chi phí cho việc
kiểm kê, giám sát và lập báo cáo môi trường hàng năm…).
Giảm bớt các chi phí cho việc xử lý chất thải cuối đường ống (do lưu lượng

chất thải được giảm thiểu, dòng chất thải được tách riêng tại nguồn…).
Chất lượng sản phẩm được cải thiện.
Có khả năng thu hồi vốn đầu tư với thời gian hoàn vốn ngắn, ngay cả khi vốn
đầu tư ban đầu cao. Tích lũy liên tục và dài hạn các khoản tiết kiệm tích lũy được, từ
đó có khả năng mở rộng sản xuất, kinh doanh.
Tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường, hình ảnh của công ty ngày càng tốt hơn.

CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY CỬU LONG THUỘC
CÔNG TY MEKONG AUTO
3.1 LỊCH SỬ THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
Công ty Mekong Auto được thành lập năm 1991, theo Giấy phép Ðầu tư Số
208/GP, công ty đã phải đương đầu với hàng loạt khó khăn và mang một sứ mạng to
lớn khi thành lập Nhà máy Ô tô Cửu Long - Nhà máy sản xuất ô tô đầu tiên tại Việt
Nam. Công ty Mekong Auto đã đưa ra thị trường sản phẩm đầu tiên lắp ráp tại Nhà
máy Ô tô Cửu Long vào ngày 20/5/1992.
13


™ Tổng vốn đầu tư: 35.995.000 USD
™ Vốn pháp định: 20.000.000 USD
™ Các bên liên doanh và tỉ lệ góp vốn:
• Saeilo Machinery Japan Inc (Nhật): 51%
• Sae Young International Inc (Hàn quốc): 19%
• Veam (Việt Nam): 18%
• Sakyno (Việt Nam): 12%
™ Lao động: trên 250 công nhân viên.
Công ty Mekong Auto là liên doanh đầu tiên chuyên sản xuất và lắp ráp ô tô tại
Việt Nam, góp phần đưa Việt Nam đứng tên trong 36 nước (ở thời điểm năm 1992) có
ngành công nghiệp sản xuất và chế tạo ô tô trên toàn thế giới.
Công ty Mekong Auto đã khánh thành Nhà máy Ô tô Cửu Long vào năm 1992 và đã

đưa ra thị trường sản phẩm MEKONG STARS- 4WD, loại xe đầu tiên được sản xuất tại Việt
Nam.

14


1.2 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY
Tổng
giám đốc
Phó tổng
giám đốc

Bp
hoạch
định

Bp đảm
bảo chất
lượng

Bp
sản xuất

Bp bán
hàng và
hậu mãi

Bp
quản
trị


Bp tài
chính và
pháp lý

Phòng dự
án

Phòng
vật tư

Phòng
quản lý
đại lý

Phòng
tổng
vụ

Phòng
kế toán

Phòng
xuất nhập
khẩu

Phòng
bảo
dưỡng


Phòng
huấn
luyện tiếp
thị

Phòng
đối
ngoại

Phòng
quản lý
ngân sách

Phòng
sản xuất

Phòng
hoạch
định phân
phối

Phòng
pháp lý
và iso

Phòng
kỹ thuật

Phòng bán
hàng


Phòng
khách hàng
Phòng bán
hàng dự án

Phòng sửa
chữa

Phòng phụ
tùng

Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức của công ty

15


3.3 LĨNH VỰC SẢN XUẤT KINH DOANH CHÍNH CỦA NHÀ MÁY
3.3.1 Loại hình sản xuất chính
Công ty nhập hàng linh kiện CKD (Completely Knock Down), chuyên lắp ráp,
kinh doanh các loại xe ô tô và công tác bảo hành, bảo trì sau bán hàng, cụ thể:
9 Cung cấp xe hiện đại đáp ứng yêu cầu của người sử dụng Việt Nam.
9 Cung cấp tới khách hàng những dịch vụ hậu mãi cũng như linh kiện, phụ
tùng thay thế thông qua hệ thống đại lý sửa chữa và bảo hành trên toàn
quốc.
9 Áp dụng nhiều hơn nữa những đặc quyền cho khách hàng, tạo nhiều điều
kiện hơn nữa cho khách hàng trong việc sở hữu các xe của Mekong Auto
thông qua các chính sách áp dụng trong việc chuyển đổi xe cũ và các
chính sách hỗ trợ tài chính khác.
3.3.2 Vị trí hoạt động của nhà máy

Địa điểm hoạt động của Nhà Máy Cửu Long thuộc Công ty Auto Cửu Long
được đặt tại 507 An Dương Vương, phường An Lạc A, Quận Bình Tân, TP.HCM.
9

Mặt trước tiếp giáp đường An Dương Vương.

9

Bên trái giáp nhà dân.

9

Bên phải giáp đường số 1.

9

Phía sau giáp nhà dân.

3.3.3 Hiện trạng nhà máy
Toàn bộ cơ sở của nhà máy có tổng diện tích khoảng 32.000 m2, với các phòng
chức năng như sau:
9

Văn phòng: Khu A

9

Dịch vụ bảo trì sửa chữa: Khu D,E

9


Xưởng lắp ráp sản xuất xe: Khu B,C,F

16


3.3.4 Nguồn cung cấp nước, nhu cầu dùng nước
¾ Nguồn nước:
Nguồn nước sử dụng cho sinh hoạt và sản xuất tại nhà máy là nguồn nước thủy
cục. Tuy nhiên, công ty cũng trang bị thêm một giếng ngầm để dự phòng. Chất lượng
nước ngầm nhìn chung tại đây khá tốt, ngoại trừ giá trị pH hơi thấp nên có thể thông
qua quá trình xử lý.
Nước thủy cục, lưu lượng kế: D50
¾ Nhu cầu dùng nước cho hoạt động của nhà máy khoảng 30 – 40 m3/ngày.
3.3.5 Nguồn điện, nhu cầu điện
¾ Nguồn điện sử dụng cho hoạt động của nhà máy được cung cấp từ mạng lưới
điện quốc gia. Bên cạnh đó nhà máy có trang bị 3 máy phát điện được sử dụng
khi mất điện (2 máy với công suất là 69 kVA và một máy với công suất là
115 kVA).
¾ Tổng nhu cầu điện của nhà máy khoảng 200.000 kWh/tháng
3.3.6 Nhu cầu nguyên, nhiên liệu
¾ Nhu cầu nguyên liệu, phụ liệu, hóa chất sử dụng trong hoạt động của nhà máy
chủ yếu gồm: dung môi, dầu DO, nước, bột sơn, hóa chất, khí…
¾ Ngoài nhu cầu năng lượng là điện năng, bên cạnh đó nhà máy còn dùng dầu DO
cho máy phát điện dự phòng trong những trường hợp mất điện.
3.3.7 Tình hình hoạt động của nhà máy trong những năm vừa qua
Công suất thiết kế của nhà máy là 5000 xe/năm nhưng thực tế chỉ sản xuất 1000
xe/năm vì nhu cầu của thị trường còn ít.

17



×