Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

NÂNG CẤP CẢI TẠO HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỦY SẢN HÙNG VƯƠNG, CÔNG SUẤT 1000 M3NGÀY.ĐÊM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 142 trang )

Nâng cấp – Cải tạo hệ thống xử lý nước thải thủy sản Hùng Vương

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN

-W X -

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NÂNG CẤP - CẢI TẠO HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỦY SẢN HÙNG VƯƠNG,
CÔNG SUẤT 1000 M3/NGÀY.ĐÊM



SINH VIÊN THỰC HIỆN :
MSSV
:
NGÀNH
:
NIÊN KHÓA:
:

SVTH: Trần Khánh Dung

TRẦN KHÁNH DUNG

05127166
KỸ THUẬT MÔI TRỪƠNG
2005 -2009

Trang i


Nâng cấp – Cải tạo hệ thống xử lý nước thải thủy sản Hùng Vương

NÂNG CẤP, CẢI TẠO HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỦY SẢN HÙNG VƯƠNG,
CÔNG SUẤT 1000 M3/NGÀY.ĐÊM


TÁC GIẢ

TRẦN KHÁNH DUNG
MSSV: 05127166

Luận văn Kỹ sư
Chuyên ngành: Kỹ Thuật Môi Trường

SVTH: Trần Khánh Dung

Trang ii



Nâng cấp – Cải tạo hệ thống xử lý nước thải thủy sản Hùng Vương

Trước tiên với tất cả lòng thành kính tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến
thầy KS Vũ Văn Quang là thầy hướng dẫn trực tiếp cho tôi hoàn thành khoá luận
tốt nghiệp, được sự hướng dẫn của thầy đã cho tôi học hỏi được nhiều kiến thức
về chuyên môn và ngoài xã hội.
Xin gửi lời cảm ơn đến Ba Mẹ, Ba Mẹ là chỗ dựa vững chắc cho tôi đã giúp
đỡ tôi về vật chất và tinh thần để tôi có được ngày hôm nay. Ba Mẹ còn là nguồn
động viên khích lệ lớn nhất trong suốt quảng đời của tôi.
Xin gởi lời cảm ơn các thầy cô trong Khoa Công Nghệ Môi Trường đã tận

tình giúp đỡ tôi, được sự dạy dỗ của các thầy cô đã giúp cho tôi tiếp thu được
những kiến thức quí báu, sau cùng xin cảm ơn các bạn đã cùng tôi học tập và
gắn bó trong suốt những năm học..
Chân thành cảm ơn nhà máy chế biến thủy sản Hùng Vương đã chấp thuận
cho tôi thực tập cùng với sự hướng dẫn tận tình của anh Nguyễn Thành Thơ giúp
tôi hoàn thành khóa luận một cách tốt nhất.
Tôi xin cảm ơn anh Sang cùng các bạn lớp DH05MT đã luôn động viên,
nhắc nhở trong suốt quá trình làm khóa luận.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn !
Tuy tôi đã cố gắng hết sức nhưng vẫn không tránh khỏi được thiếu sót, rất
mong sự góp ý của thầy cô và các bạn !
Chân thành cảm ơn!

Sinh viên Trần Khánh Dung

SVTH: Trần Khánh Dung

Trang iii


Nâng cấp – Cải tạo hệ thống xử lý nước thải thủy sản Hùng Vương

TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Cùng với sự phát triển của sản xuất công nghiệp, xử lý nước thải công nghiệp
đang là vấn đề vô cùng quan trọng, bảo đảm cho sự trong sạch môi trừơng đồng thời

góp phần vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế quốc gia. Là một trong những
doanh nghiệp đứng đầu cả nứơc về sản xuất các sản phẩm cá tra xuất khẩu ra các thị
trừơng lớn, nhà máy chế biến thuỷ sản Hùng Vương luôn hướng đến mục tiêu đạt tiêu
chuẩn trong nước và quốc tế về chất lượng sản phẩm, an toàn lao động, môi trừơng.
Nhà máy đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải với công suất 500 m3/ngày.đêm tuy
nhiên nhà máy mở rộng sản xuất làm lượng nước thải tăng lên 1000 m3/ngày.đêm vì
thế một số công trình đơn vị của hệ thống hoạt động không hiệu quả. Cùng với khó
khăn của nhà máy là diện tích đất là rất hạn chế cùng với hệ thống hiện hữu nhà máy
chỉ còn khỏang 96 m2 ( 12 x 8 m) đất dành cho việc nâng cấp hệ thống.
Trước thực trạng đó, để góp phần vào việc nâng cấp, cải tạo một hệ thống xử lý nước
thải thích hợp cho nhà máy thì việc : Nghiên cứu xử lý nước thải thủy sản bằng
phương pháp hóa lý được áp dụng để nâng cấp, cải tạo hệ thống xử lý nước thải cho

nhà máy đạt tiêu chuẩn QCVN 11 : 2008, mức B, công suất 1000 m3/ngày đêm” là rất
cần thiết.
Tuy nhiên theo thí nghiệm Jartest kiểm tra khả năng xử lý nước thải của công ty bằng
phương pháp keo tụ thấy rằng nước sau quá trình keo tụ vẫn chưa đạt loại B của tiêu
chuẩn QCVN 11 - 2008. Để cho chất lượng nước đầu ra của hệ thống xử lý đạt tiêu
chuẩn QCVN 11 - 2008 mức B, đòi hỏi phải có một quá trình xử lý tiếp theo.
Kết quả thí nghiệm được áp dụng thiết kế hệ thống xử lý nước thải thủy sản với các
thông số thiết kế sau :
Quá trình keo tụ :
- Hóa chất dùng cho quá trình keo tụ là phèn nhôm.
- pH tối ưu dùng trong xử lý là 5.
SVTH: Trần Khánh Dung


Trang iv


Nâng cấp – Cải tạo hệ thống xử lý nước thải thủy sản Hùng Vương

- Hàm lượng PAC tối ưu dùng trong xử lý là 375 g/m3
- Hiệu quả xử lý COD của quá trình keo tụ là 75 % .
- Các công trình đơn vị thiết kế cho quá trình keo tụ gồm : Bể trộn cơ khí → Bể
lắng kết hợp bể phản ứng .
Khóa luận này tập trung giải quyết các vấn đề nhằm nâng cấp, cải tạo HTXLNT
trên cơ sở tìm ra phương án phù hợp với tình hình mặt bằng của nhà máy, vừa đảm bảo

nước thải đầu ra đạt tiêu chuẩn xả thải theo QCVN 11:2008 từ đó tính toán, bố trí cho
phù hợp với công trình hiện hữu tránh lãng phí.
™ Phương án nâng cấp:
Phương án 1:
Song chắn rác → Bể tách mỡ + hầm bơm tiếp nhận → Bể tuyển nổi → Bể trung
gian → Bể trộn cơ khí → Bể lắng kết hợp bể phản ứng → Bể USBF → Bể khử trùng.
Phương án 2:
Song chắn rác → Bể tách mỡ + hầm bơm tiếp nhận → Bể tuyển nổi → Bể trung
gian → Bể trộn cơ khí → Bể lắng kết hợp bể phản ứng → Bể lọc sinh học vật liệu
ngập trong nước → Bể khử trùng
Song chắn rác có thiết bị cào rác tự động được lắp mới và thay đổi vị trí đặt, bể
tách mỡ kết hợp với hầm bơm tận dụng lại công trình hiện hữu và có sửa đổi.

Bể điều hòa được tăng thể tích đảm bảo điều hòa lưu lượng và chất lượng nước
trong 1 ca sản xuất (8h). Thay đổi tính năng từ bể Aerotank cùng với bể chứa bùn và
bể trung gian của công trình hiện hữu.
Bể tuyển nổi để loại bỏ những thành phần mỡ hòa tan, thịt vụn được tận dụng
lại bể điều hòa hiện hữu với thể tích 84 m3. Phần ván nổi được chứa lại sân phơi bùn
hiện hữu.
Bể trung gian dùng chứa nước trước khi bơm lên bể trộn cơ khí (thiết kế mới)
tận dụng lại bể tuyển nổi công trình hiện hữu với thể tích 36m3.
Bể lắng kết hợp bể phản ứng được tận dụng lại từ bể UASB của công trình hiện
hữu với thể tích 96m3.
Công trình sinh học đựơc sử dụng là USBF ở phương án 1 và bể lọc sinh học
vật liệu ngập trong nước ở phương án 2, hai công trình nếu được lựa chon sau khi cân


SVTH: Trần Khánh Dung

Trang v


Nâng cấp – Cải tạo hệ thống xử lý nước thải thủy sản Hùng Vương

đối về kinh tế, hiệu quả xử lý sẽ được xây dựng ở khu đất dành cho cải taọ cách công
trình hiện hữu 12 m.
Bể khử trùng dạng vách ngăn có lỗ cải tạo từ bể chứa ván nổi của công trình
hiện hữu.

- Bùn dư được cho vào bể nén bùn ly tâm ( thay đổi tính năng từ bế lắng đợt 2)
sau đó cho qua máy ép bùn tạo thành những bánh bùn đem trồng cây hay chôn lấp tùy
vào điều kiện công ty.
Từ hai phương án nêu trên tính toán, so sánh khía cạnh kinh tế, kỹ thuật, xây
dựng, vận hành chọn ra phương án 1 với ưu điểm: chi phí đầu tư thấp hơn, vận hành
đơn giản rủi ro thấp hơn, tiết kiệm mặt bằng hơn phương án 2.
Theo phương án này chi phí xử lý cho 1 m3 nước thải là 4.779 VNĐ.

SVTH: Trần Khánh Dung

Trang vi



Nâng cấp – Cải tạo hệ thống xử lý nước thải thủy sản Hùng Vương

MỤC LỤC
Trang
TÓM TẮT KHÓA LUẬN.........................................................................................................iv
MỤC LỤC ................................................................................................................................vii
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................................ix
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ.................................................................................................... x
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT......................................................................................... x
Chương I..................................................................................................................................... 1
MỞ ĐẦU .................................................................................................................................... 1

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................................... 1
1.2 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................................... 1
1.3 MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG ............................................................................................... 2
1.3.1 Mục tiêu............................................................................................................................. 2
1.3.2 Nội dung ............................................................................................................................ 2
1.4 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.............................................................................................. 2
1.5 PHẠM VI THỰC HIỆN:...................................................................................................... 3
1.6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 3
1.6.1 Nghiên cứu lý thuyết ......................................................................................................... 3
1.6.2 Nghiên cứu thực nghiệm ................................................................................................... 3
1.7 GIỚI HẠN ĐỀ TÀI .............................................................................................................. 3
1.8 Ý NGHĨA ĐỀ TÀI ............................................................................................................... 3

Chương II.................................................................................................................................... 4
TỔNG QUAN ............................................................................................................................ 4
2.1 TỒNG QUAN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỦY SẢN HÙNG VƯƠNG.............................. 4
2.1.1 Giới thiệu về công ty ......................................................................................................... 4
2.1.2 Quy trình công nghệ sản xuất ............................................................................................ 5
2.2 TỒNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI THỦY SẢN....................... 8
2.2. 1 Các phương pháp xử lí nhân tạo....................................................................................... 8
2.2.2 Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh hóa trong điều kiện tự nhiên ............................ 9
2.3 ĐẶC TRƯNG TÍNH CHẤT NƯỚC THẢI THỦY SẢN .................................................. 10
Chương III ................................................................................................................................ 12
HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỦY SẢN
HÙNG VƯƠNG ....................................................................................................................... 12

3.1 QUY TRÌNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI NHÀ MÁY................................. 12
3.2 THÔNG SỐ THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI HIỆN HỮU ....................... 14
3.3 THÔNG SỐ HOẠT ĐỘNG THỰC TẾ CỦA HỆ THỐNG XỬ LÝ ................................. 15
Chương IV ................................................................................................................................ 19
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM JARTEST ................................................ 19
4.1 CƠ SỞ NGHIÊN CỨU ...................................................................................................... 19
4.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU .............................................................................................. 19
SVTH: Trần Khánh Dung

Trang vii



Nâng cấp – Cải tạo hệ thống xử lý nước thải thủy sản Hùng Vương

4.3 HẠN CHẾ .......................................................................................................................... 19
4.4 NỘI DUNG ........................................................................................................................ 19
4.5 CHUẨN BỊ THÍ NGHIỆM ................................................................................................ 20
4.6 CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH ................................................................................................. 20
4.7 KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM .................................................................................................. 22
4.7.1 PHÈN NHÔM ( KAl(SO4)2.12H2O),.............................................................................. 22
4.7.2 PAC (Poly Aluminium Chloride) .................................................................................... 24
4.8 SO SÁNH VÀ RÚT RA KẾT LUẬN ................................................................................ 26
Chương V ................................................................................................................................. 28
ĐỀ XUẤT - TÍNH TÓAN CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CẤP- CẢI TẠO CỦA HỆ THỐNG XỬ

LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỦY SẢN HÙNG VƯƠNG ............................. 28
5.1 ĐẶC TÍNH NƯỚC THẢI VÀ LƯU LƯỢNG XỬ LÝ ..................................................... 28
5.1.1 Đặc tính nước thải ........................................................................................................... 28
5.1.2 Lưu lượng nước thải ........................................................................................................ 29
5.2 CƠ SỞ LỰA CHỌN GIẢI PHÁP NÂNG CẤP................................................................. 30
5.3 ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN .................................................................................................. 31
5.3.1 Phương án 1..................................................................................................................... 31
5.3.1.1 Đề xuất công nghệ ........................................................................................................ 31
5.3.1.2 Tính toán công nghệ ..................................................................................................... 38
5.3.2 Phương án 2..................................................................................................................... 42
5.3.2.1 Đề xuất về công nghệ ................................................................................................... 42
5.3.2.3 Tính toán công nghệ ..................................................................................................... 46

5.4 DỰ TÓAN CHI PHÍ CHO GIẢI PHÁP NÂNG CẤP ...................................................... 47
5.4.1 Phương án 1..................................................................................................................... 47
5.4.2 Phương án 2..................................................................................................................... 47
5.5 SO SÁNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN............................................................................. 48
Chương VI ................................................................................................................................ 49
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................................. 49
6.1 KẾT LUẬN ........................................................................................................................ 49
6.2 KIẾN NGHỊ........................................................................................................................ 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 51
PHỤ LỤC 1: SỐ LIỆU THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI HIỆN HỮU TẠI
NHÀ MÁY ............................................................................................................................... 52
PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM JARTEST ................................................................ 59

PHỤ LỤC 3: TÍNH TOÁN CHI TIẾT CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ VÀ LƯỢNG HÓA
CHẤT SỬ DỤNG .................................................................................................................... 69
PHỤ LỤC 4 : DỰ TOÁN KINH TẾ ...................................................................................... 118
PHỤ LỤC 5: MỘT SỐ HÌNH ẢNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG TY VÀ
HÌNH ẢNH THÍ NGHIỆM.................................................................................................... 128
PHỤ LỤC 6: BẢN VẼ THIẾT KẾ ........................................................................................ 131

SVTH: Trần Khánh Dung

Trang viii



Nâng cấp – Cải tạo hệ thống xử lý nước thải thủy sản Hùng Vương

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Thành phần nước thải CBTS thô và sau khi qua HTXL tại một số nhà máy CBTS 10
Bảng 2.2 Thành phần nước thải tại mỗi công đoạn Chế biến thủy sản.................................... 11
Bảng 2.3 Thành phần nước thải chế biến cá basa .................................................................... 11
Bảng 3.1 Nước thải đầu vào hệ thống...................................................................................... 15
Bảng 3.2 Kết quả phân tích mẫu nước từng công trình đơn vị ................................................ 16
Bảng 3.3 Hiệu suất xử lý các công trình theo COD................................................................. 17
Bảng 3.4 Hiệu suất xử lý các công trình theo SS..................................................................... 17
Bảng 3.5 Hiệu suất xử lý các công trình theo BOD5............................................................... 17
Bảng 3.6 Hiệu suất xử lý các công trình theo Nitơ, phospho .................................................. 18

Bảng 5.1 : Bảng giới hạn các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải công
nghiệp theo QCVN 11 : 2008 ................................................................................................... 28
Bảng 5.2 Bảng xác định hiệu quả xử lý nước thải qua mô hình thí nghiệm:.......................... 30
Bảng 5.3 Dự đóan hiệu suất qua từng công trình đơn vị phương án 1 .................................... 34
Bảng 5.4: Tương quan giữa công trình hiện hữu và công trình trong phương án cải tạo........ 36
Bảng 5.5 Các thông số thiết kế song chắn rác ......................................................................... 38
Bảng 5.6 Các thông số thiết kế bể gạn mỡ và hầm bơm tiếp nhận .......................................... 38
Bảng 5.7 : Các thông số thiết kế và kích thước của bể điều hòa.............................................. 38
Bảng 5.8: Các thông số thiết kế và kích thước của bể tuyển nổi ............................................. 39
Bảng 5.9: Các thông số thiết kế và kích thước của bể trung gian........................................... 39
Bảng 5.10: Các thông số thiết kế và kích thước của bể trộn.................................................... 40
Bảng 5.11 Các thông số thiết kế và kích thước của bể Bể phản ứng xoáy hình trụ kết hợp với

bể phản ứng .............................................................................................................................. 40
Bảng 5.12 Các thông số thiết kế và kích thước của bể bể USBF............................................ 41
Bảng 5.13 Các thông số thiết kế và kích thước của bể bể khử trùng ....................................... 41
Bảng 5.14 Các thông số thiết kế và kích thước của bể nén bùn............................................... 42
Bảng 5.15: Các thông số thiết kế và kích thước của máy ép bùn băng tải............................... 42
Bảng 5.16: Dự đóan hịêu suất xử lý qua các công trình đơn vị phương án 2.......................... 44
SVTH: Trần Khánh Dung

Trang ix


Nâng cấp – Cải tạo hệ thống xử lý nước thải thủy sản Hùng Vương


Bảng 5.17 Các thông số thiết kế và kích thước của bể trung gian ........................................... 46
Bảng 5.18 Các thông số thiết kế và kích thước của bể lọc sinh học vật liệu ngập trong nước 46
Bảng 5.19 Khái quát tính toán kinh tế phương án 1 ............................................................... 47
Bảng 5.20 Khái quát tính toán kinh tế phương án 2 ............................................................... 47

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1 Qui trình sản xuất cá tra đông lạnh .....................Error! Bookmark not defined.
Hình 3.1 Quy trình công nghệ xử lý nước thải tại nhà máy chế biến thủy sản ......................14
Hùng Vương ....................................................................................................................14
Hình 5.1 Sơ đồ công nghệ phương án 1 ............................................................................32
Hình 5.2 Sơ đồ công nghệ phương án 2 ............................................................................43


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BOD5

: Nhu cầu oxy sinh hóa 5 (Biochemical Oxygen Demand)

COD

: Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand)

DO


: Oxy hòa tan (Dissolved Oxygen)

F/M

: Tỷ số thức ăn/ vi sinh vật (Food and microorganism ratio)

HTXLNT : Hệ thống xử lý nước thải
MLSS

: Chất rắn lơ lửng trong hỗn dịch (Mixed Liquor Suspended Solids)

SS


: Cặn lơ lửng (Suspended Solids)

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

QCVN :

: Qui chuẩn Việt Nam

QCVN 11 : 2008/BTNMT : Qui chuẩn kĩ thuật quốc gia về nước thải công

nghiệp chế biến thủy sản
XLNT

: Xử lý nước thải

VSV

: Vi sinh vật

VSS

: Hàm lượng chất rắn bay hơi


GVHD

: Giáo viên hướng dẫn

KLTN

: Khóa luận tốt nghiệp

CBTS

: Chế biến thủy sản


SVTH: Trần Khánh Dung

Trang x


Nâng cấp – Cải tạo hệ thống xử lý nước thải thủy sản Hùng Vương

Chương I
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước trong thời kỳ hội nhập, chế biến

thủy sản đang giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của vùng Đồng bằng
sông Cửu Long. Chế biến thủy sản ở nước ta là ngành công nghiệp có mạng lưới sản
xuất rộng với nhiều mặt hàng, nhiều chủng loại và gần đây có tốc độ tăng trưởng kinh
tế rất cao.
Tuy nhiên tăng trưởng kinh tế của ngành mới chỉ là điều kiện cần nhưng chưa
đủ cho sự phát triển, vì sản xuất càng phát triển thì lượng chất thải càng lớn. Đặc biệt
là các vấn đề ô nhiễm do nguồn nước thải từ của nhà máy chế biến có hàm lượng ô
nhiễm rất lớn lại có mùi hôi thối. Vấn đề đặc ra là tìm ra phương pháp xử lý nước thải
sao cho hiệu quả, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường đang là vấn đề rất được
quan tâm không chỉ của các doanh nghiệp mà cả các nhà quản lý.
Bên cạnh đó một loạt các chính sách mạnh mẽ của Nhà nước được áp dụng
nhằm cải thiện tình hình như luật bảo vệ môi trừơng 2005, nghị quyết của Đảng CS

Việt Nam về mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững đến năm 2010.
Với nhu cầu cấp thiết của thực tế, áp dụng những kiến thức đã được học từ phía
nhà trường nhằm đưa ra một phương án phù hợp để đáp ứng những yêu cầu đã nêu
trên giúp cho nhà máy thực hiện tốt yêu cầu của Nhà nước.
1.2 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trên tinh thần bảo vệ nguồn nước cấp cho sinh hoạt, sản xuất nói riêng và bảo vệ thủy
vực sông Tiền nói chung. Thực hiện theo chỉ thị của sở Tài Nguyên và Môi trường
Tiền Giang các nhà máy, xí nghiệp trong khu công nghiệp Mỹ Tho- Tiền Giang phải
xử lý nước thải đạt chuẩn trước khi thải ra môi trường. Hiện tại công ty đã có hệ thống
xử lý nước thải với công suất là 500 m3/ngày.đêm tuy nhiên lượng nước thải cần xử lý
lên đến 1000 m3/ngày.đêm. Do đó, đề tài nâng cấp, cải tạo hệ thống xử lý nước thải tại
công ty là vô cùng cần thiết.


SVTH: Trần Khánh Dung

Trang 1


Nâng cấp – Cải tạo hệ thống xử lý nước thải thủy sản Hùng Vương

1.3 MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG
1. 3.1 Mục tiêu
Tổng kết và bổ sung những kiến thức từ thực tiễn cụ thể cho những môn học đã
được học tại trường. Sử dụng những kiến thức đã học để giải quyết vấn đề quản lý, cải

tạo hệ thống cụ thể trên công trình hiện hữu của công ty.
Đưa ra giải pháp nâng công suất của hệ thống xử lý nước thải từ
500m3/ngày.đêm lên 1000m3/ngày.đêm trong điều kiện quỹ đất của công ty còn ít
nhưng vẫn đảm bảo nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép và giá thành có thể chấp
nhận được.
1.3.2 Nội dung
Tổng quan về nhà máy chế biến thủy sản Hùng Vương.
Xác định thành phần và tính chất nước thải của nhà máy.
Khảo sát đo đạt các thông số về điều kiện mặt bằng, kích thước bể, chế độ vận
hành của hệ thống.
Thí nghiệm xác định các chỉ tiêu chất lượng nước thải đầu vào hệ thống xử lý
nước thải.

Phân tích thống kê và tổng hợp kết quả khảo sát và đo đạt tại hệ thống.
Phân tích nguyên nhân hệ thống hoạt động chưa hiệu quả.
Tổng quan các phương án xử lý nước thủy sản thường dùng.
Thí nghiệm Jartest, xác định và lựa chọn pH tối ưu và hàm lượng phèn tối ưu
của 2 tác nhân hoá lý PAC và phèn nhôm đối với nước thải thủy sản từ đó lựa chọn
hoá chất sử dụng trong hệ thống xử lý nước thải.
Đề xuất phương án cải tạo khả thi cho công ty.
Tính toán các công trình đơn vị cho phương án được chọn.
Dự toán kinh tế cho các phương án đề xuất và lựa chọn phương án tối ưu.
Thể hiện mặt bằng, mặt cắt công nghệ và các công trình đơn vị trên bản vẽ A1.
1.4 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Hệ thống xử lí nước thải thủy sản công suất 500 m3/ngày tại nhà máy chế biến

thủy sản Hùng Vương.

SVTH: Trần Khánh Dung

Trang 2


Nâng cấp – Cải tạo hệ thống xử lý nước thải thủy sản Hùng Vương

1.5 PHẠM VI THỰC HIỆN:
Mẫu nước thải phân tích lấy từ hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy
sản Hùng Vương.

Công tác phân tích mẫu nước và chạy mô hình jatest được tiến hành tại Trung
tâm phân tích Môi trường & Tài nguyên – Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí
Minh.
1.6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.6.1 Nghiên cứu lý thuyết
Phương pháp sưu tầm, tham khảo, nghiên cứu và tổng hợp tài liệu
Nghiên cứu các tài liệu về công nghệ xử lý nước thải thủy sản và các bản vẽ thi
công.
Phương pháp thống kê xử lý số liệu ( sử dụng phần mềm Microsoft Excel )
1.6.2 Nghiên cứu thực nghiệm
Thông qua quá trình thực tập tại công trình lắp đặt hệ thống xử lý nước thải
thủy sản đã hỗ trợ về:

- Khảo sát đo đạc các thông số liên quan đến các hạng mục công trình trong hệ
thống xử lý nước thải nhà máy chế biến thủy sản Hùng Vương.
- Phương pháp và thực nghiệm trong phòng thí nghiệm phân tích các chỉ tiêu
nước thải.
Khả năng vẽ bản vẽ kỹ thuật.
1.7 GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
Đề tài chỉ nghiên cứu về nước thải thủy sản và các phương pháp xử lý.
Đề tài chỉ tìm ra nguyên nhân hạn chế của hệ thống xử lý nước thải hiện hữu và
đề xuất các giải pháp khắc phục hạn chế.
1.8 Ý NGHĨA ĐỀ TÀI
Trước hiện trạng hiện nay hệ thống xử lý nước thải tại công ty đã bị quá tải
50% đã và đang gây ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt sông Tiền. Điều này cho thấy

ô nhiễm và suy thoái môi trường sẽ tiếp tục gia tăng nếu không kịp thời đề ra các biện
pháp hữu hiệu. Khi đề tài này thành công thì nó góp phần đề ra một trong những giải
pháp vào việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường do ngành gây ra đồng thời giúp công ty
đạt chỉ tiêu về nước thải của luật bảo vệ môi trường.
SVTH: Trần Khánh Dung

Trang 3


Nâng cấp – Cải tạo hệ thống xử lý nước thải thủy sản Hùng Vương

Chương II

TỔNG QUAN
2.1 TỒNG QUAN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỦY SẢN HÙNG VƯƠNG
2.1.1 Giới thiệu về công ty
9 Khái quát chung:
Tên giao dịch : Công ty TNHH Hùng Vương
Hung Vuong Co.,Ltd (HungVuong Co.,ltd).
Điện thoại: 08.8536050 - Fax: 08.8536051.
Email:
Tổng giám đốc / Giám đốc: Dương Ngọc Minh.
Ngành nghề, nhóm mặt hàng sản xuất, kinh doanh chủ yếu: Sản xuất, kinh
doanh thuỷ hải sản.
Nguồn vốn đầu tư ban đầu: vốn điều lệ trên 250 tỷ đồng.

Tiêu chuẩn quản lý chất lượng: HACCP, ISO 9001-2000.
Kim ngạch xuất khẩu: 17.580.818 USD.
Danh sách các năm đạt doanh nghiệp uy tín: 2004,2006.
9 Vị trí địa lý :
Địa chỉ : Lô 44, khu Công nghiệp Mỹ Tho, Tiền Giang.
Diện tích mặt bằng : tổng diện tích : 18.000m2
9 Nguồn nguyên, nhiên liệu :
Nguyên liệu sản xuất cho công ty Hùng Vương là cá tra.
Nguồn gốc nguyên liệu : Nguyên liệu này được thu mua chủ yếu từ các hộ nuôi
cá ở Tiền Giang và tất cả các tỉnh trong khu vực đồng bằng Sông Cửu Long như An
Giang, Đồng tháp,…
9 Số công nhân và thời gian làm việc

Số lượng công nhân tham gia sản xuất : công ty có khỏang 1200 công nhân.
Công ty làm việc mỗi ngày 2 ca : ca 1 từ 4 đến 11 h, ca 2 từ 13 h đến 20 h.
9 Sản phẩm và thị trường tiêu thụ
Sản phẩm chính là fillet đông lạnh được chia làm 2 loại: fillet đông lạnh rời và
fillet đông lạnh blog.
SVTH: Trần Khánh Dung

Trang 4


Nâng cấp – Cải tạo hệ thống xử lý nước thải thủy sản Hùng Vương


Công suất : khoảng 110 tấn nguyên liệu mỗi ngày.
9 Thị trường tiêu thụ:
Hùng Vương đã khẳng định được vị thế vững chắc của mình trên thương
trường, tạo được lòng tin của khách hàng từ các thị trường Mỹ, Châu Âu, Úc, Mexico,
Canada, Cộng Hòa Dominican, Li Băng, Jordan và các nước khác trong khu vực Châu
Á.
9 Nhu cầu sử dụng nước
Việc sử dụng nước chủ yếu là cho quá trình sản xuất và sinh hoạt của công
nhân viên ở Công ty.
Lượng nước được sử dụng rất lớn khoảng 1.300 m3/ngày chủ yếu cho quá trình
sản xuất và vệ sinh xưởng. Hiện nay Công ty sử dụng chủa yếu nguồn nước chủ yếu
nước mặt được lấy từ Sông Tiền.

Hiện nay Công ty có 3 hệ thống xử lý nước cấp, 1 hệ thống 300 m3/ngày.đêm
và 2 hệ thống 500 m3/ngày.đêm với cùng 1 dây chuyền xử lý.
2.1.2 Quy trình công nghệ sản xuất
™

Mô tả quy trình công nghệ sản xuất cá tra:

ƒ Ngăn tiếp nhận nguyên liệu: nguyên liệu được nhập vào ngăn tiếp nhận, cá
được dự trữ với nước đá trong bồn cách nhiệt .
ƒ Cắt tiết: cá được cắt tiết nhầm loại bỏ máu trước khi đi chế biến.
ƒ Fillet: Cá được lọc lấy phần thịt và loại bỏ đầu, xương, nội tạng,…
ƒ Rửa 1: sau khi fillet, thịt được rửa bằng nước có hoà trộn một lượng nhỏ

chlorine nhằm loại bỏ những mảnh vụn và một phần vi khuẩn.
ƒ Lạng da, định hình: nhằm loại bỏ da, cắt miếng tùy theo sản phẩm. Nước thải
ra tại công đoạn này chủ yếu là da và phần thịt dư.
ƒ Rửa 2: thịt cá được rửa bằng nước có sử dụng một lượng nhỏ chlorine để loại
bỏ thịt dư và vi khuẩn.
ƒ Kiểm tra kí sinh trùng: lấy mẫu phân tích kiểm tra có nguồn gây bệnh hay
không.
ƒ Rửa 3: Rửa bằng nước lạnh trong 30 giây, để cho ráo nước trên vỉ thép không
gỉ đặt nghiêng 30o trong 5 – 6 phút.

SVTH: Trần Khánh Dung


Trang 5


Nâng cấp – Cải tạo hệ thống xử lý nước thải thủy sản Hùng Vương

ƒ Công đoạn quay cá: Sử dụng các chất như muối, polyphotphat,… nồng độ 2 –
3% để ngâm cá để làm trương nước căng bề mặt miếng cá trước khi đưa qua đông
lạnh.
ƒ Phân cỡ và cân: Phân loại cỡ theo sản phẩm và cân trọng lượng.
ƒ Rửa 4: Tiếp tục rửa sạch trước khi cấp đông.
ƒ Đông lạnh: Đông khối bằng máy đông lạnh dạng tấm, cấp đông IQF ở nhiệt
độ –18oC. Có 2 loại đông lạnh: đông lạnh băng chuyền dùng cho loại hàng rời và đông

lạnh tiếp xúc áp dụng cho loại hàng theo khuôn.
ƒ Mạ băng: Nhúng xuống nước đá để tạo ra lớp băng bao bên ngoài bảo quản
sản phẩm.
ƒ Bao gói, lưu kho: Sản phẩm được đóng thành từng hộp rồi đưa vào kho lạnh
bảo quản chờ xuất kho.

SVTH: Trần Khánh Dung

Trang 6


Nâng cấp – Cải tạo hệ thống xử lý nước thải thủy sản Hùng Vương


Tiếp nhận nguyên liệu
Nước

Cắt tiết – Rửa 1

Nước

Fillet

Nước


Rửa 2
Lạng da
Chỉnh hình

Nước thải chứa
nhiều máu
Chất thải rắn
Đầu, nội tạng, xương
Nước thải
Nước thải
Da, mỡ, nước thải, thịt
vụn

Thịt vụn, mỡ
Miếng fillet có ký
sinh trùng

Soi ký sinh trùng
Nước

Rửa 3

Nước thải

Quay thuốc

Phân loại, cỡ

Phần bã cá, chất thải

Cân 1
Nước

Rửa 4

Nước thải

Xếp khuôn

Điện
Điện

Nước
Điện, túi nylon,
thùng carton
Điện

Chờ đông
Cấp đông
Tách khuôn


Nước thải

Bao gói
Bảo quản

Hình 2.1: Qui trình công nghệ sản xuất
SVTH: Trần Khánh Dung

Trang 7


Nâng cấp – Cải tạo hệ thống xử lý nước thải thủy sản Hùng Vương


2.2 TỒNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI THỦY
SẢN
2.2. 1 Các phương pháp xử lí nhân tạo
a. Phương pháp cơ học.
- Sàng nhằm loại bỏ các mảnh vụn lớn như: mỡ cá, nội tạng, rác…ra khỏi nước
thải trước các công đoạn xử lý tiếp theo.
- Lắng dùng để tách các tạp chất không tan ở dạng lơ lững trong nước thải theo
nguyên tắc: dựa vào sự khác nhau về trọng lượng giữa các hạt cặn lơ lững và nước.
- Lọc: tách các phần tử lơ lững, phân tán trong nước thải có kích thước tương
đối bé sau bể lắng bằng cách cho nước thải đi qua các lớp vật liệu lọc , nước thải
CBTS thì bể lọc thường ít được áp dụng vì nó làm cho giá thành xử lý nước thải cao.

Bể lọc có thể sử dụng sau khi nước thải đã qua xử lý sinh hóa.
b. Phương pháp hóa học.
Với nước thải công nghiệp CBTS thì thường sử dụng phương pháp trung hòa,
tạo kết tủa bông cặn. Phương pháp này sử dụng một số hóa chất như: phèn nhôm, phèn
sắt, polime có tác dụng tạo các chất kết tủa, chất keo, kết dính các chất bẩn khuyếch
tán trong dung dịch nước thải thành những tập hợp phân tử có kích thước và tỷ trọng
lớn, đông tụ, sa lắng, keo tụ dưới tác dụng của trọng trường.
c. Phương pháp hóa lý.
- Phương pháp được ứng dụng nhằm loại bỏ các hạt lơ lững phân tán (rắn và
lỏng), các chất khí tan, các chất vô cơ và hữu cơ tan ra khỏi nước thải.
- Với nước thải CBTS thường áp dụng phương pháp keo tụ kết hợp đông tụ và
tuyển nổi trong quá trình xử lý bằng phương pháp hóa lý.

c.1 Phương pháp keo tụ và đông tụ
- Chất đông tụ thường là muối Al, Fe hoặc hỗn hợp của chúng. Các muối
thường

dùng

là:Al2(SO4)3.18H2O,

NaAlO2,

Al2(OH)5Cl,


KAl(SO4)2.12H2O,

NH4Al(SO4)2.12H2O. Phổ biến nhất là Al2(SO4)3.18H2O.
- Bản chất của phương pháp keo tụ là quá trình kết hợp các hạt lơ lững trong
nước với các chất keo tụ khi cho các hợp chất keo tụ vào nước. Khác với quá trình
đông tụ, khi keo tụ thì sự kết hợp diễn ra không chỉ do tiếp xúc trực tiếp mà còn do
tương tác lẫn nhau giữa các phân tử chất keo tụ bị hấp phụ trên các hạt lơ lững.
SVTH: Trần Khánh Dung

Trang 8



Nâng cấp – Cải tạo hệ thống xử lý nước thải thủy sản Hùng Vương

c.2 Phương pháp tuyển nổi
Trong công nghệ xử lý nước thải công nghiệp CBTS thì phương pháp tuyển nổi
được áp dụng để loại bỏ các chất lơ lững không tan và dầu mỡ động vật thủy sản (đặc
biệt trong công nghê chế biến cá Pasa) trước khi qua giai đoạn xử lý khác như xử lý
hóa học, xử lý sinh hóa.
d. Phương pháp sinh hóa
- Phương pháp nầy thường được sử dụng để làm sạch gần như hoàn toàn các
loại nước thải sản xuất có chứa các chất hữu cơ hòa tan hoặc các chất phân tán nhỏ,
keo.
d1. Phương pháp hiếu khí (Aerobic)

Nguyên tắc của phương pháp hiếu khí là sử dụng các vi sinh vật hiếu khí
phân hủy các chất hữu cơ trong điều kiện có oxy hòa tan trong nước thải ở 20-400C.
Trong phương pháp này, vi sinh vật thường sử dụng là vi sinh vật có trong bùn hoạt
tính.
d2. Phương pháp kị khí (Anaerobic)
Nguyên tắc phương pháp là dùng các vi sinh vật kị khí và vi sinh vật tùy nghi
để phân hủy các chất hữu cơ trong điều kiện không có oxy hòa tan trong cặn hoặc
nước thải ở nhiệt độ thích hợp để cho sản phẩm là CH4, CO2... Trong phương pháp
này, vi sinh vật được gieo cấy trong bùn hoạt tính hoặc trong màng sinh học.
d.3. Phương pháp thiếu khí (Anoxic)
Nguyên tắc của phương pháp là trong điều kiện thiếu oxy (hàm lượng oxy
hòa tan được giữ ở nước 1mg/l) thì các chất dinh dưỡng như N, P có trong nước thải sẽ

bị vi sinh vật tùy nghi phân hủy. Phương pháp chủ yếu là khử nitrat hóa
2.2.2 Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh hóa trong điều kiện tự nhiên
a. Hồ ao sinh học (Hồ hiếu khí và hồ tùy tiện).
- Ðây là phương pháp xử lý đơn giản nhất ít tốn kém nhất và vận hành dễ dàng
nhất có hiệu xuất xử lý hữu hiệu. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ thích hợp với nguồn
nước thải có lưu lượng nhỏ và mặt bằng xử lý lớn. Ao hồ sinh học có khả năng giảm vi
trùng gây bệnh trong nước thải xuống thấp và có thể chịu đựng được nồng độ kim loại
nặng cao (>30mg/l). Việc kết hợp hệ thống ao hồ xử lý nước thải với việc nuôi cá sẽ
giảm bớt chi phí xử lý nước thải.
SVTH: Trần Khánh Dung

Trang 9



Nâng cấp – Cải tạo hệ thống xử lý nước thải thủy sản Hùng Vương

b. Cánh đồng tưới và cánh đồng lọc
- Cánh đồng tưới là khu đất được chuẩn bị riêng biệt để sử dụng đồng thời cho
2 mục đích: xử lý nước thải và gieo trồng cây nông nghiệp. Các chất bẩn trong nước
thải bị đất hấp thụ và giữ lại trong đất, sau đó được vi khuẩn có sẵn trong đất phân hủy
thành các hợp chất đơn giản để cây trồng hấp thụ.
- Cánh đồng lọc là khu đất chỉ dùng cho xử lý nước thải mà không gieo trồng
cây nông nghiệp. Trên cánh đồng lọc người ta phân ra nhiều ô, thửa và bố trí hệ thống
mương máng, đường ống phân phối nước thải vào cũng như ra. Cũng như cánh đồng

tưới, BOD5 của nước thải sau xử lý đạt 8-15 mg/l, số lượng vi khuẩn bị tiêu diệt tới
99%.
2.3 ĐẶC TRƯNG TÍNH CHẤT NƯỚC THẢI THỦY SẢN
Hàm lượng ô nhiễm chủ yếu trong nước thải thủy sản là các chất hữu cơ, màu
và mùi cảm quan. Trong nước thải thường chứa nhiều mảnh vụn thịt và nội tạng cá,
các mảnh vụn này thường dễ lắng và dễ phân hủy gây nên các mùi hôi tanh, chất ô
nhiễm hữu cơ thể hiện qua các thông số COD, BOD5 (do vụng thịt và nội tạng cá),
Nitơ, Phospho. Các chất ô nhiễm này làm cho nước thải có mùi hôi khó chịu và biến
nước thải thành nước đen. Nước thải có lượng dầu mỡ lớn là do mỡ trong cá tra sinh ra
trong quá trình fillet và lạng da. Hàm lượng chất lơ lửng rất cao sinh ra trong quá trình
rửa cá.
Bảng 2.1 Thành phần nước thải CBTS thô và sau khi qua HTXL tại một số nhà máy

CBTS
Nước thải sau

TCVN
59452005, cột
A

STT

Thành phần

Đơn vị


Nước thải
thô

1

pH

-

5,3 – 8,2


6,79 – 7,70

6–9

2

SS

mg/l

309 – 1.940


17 – 70

50

mgO2/l

1.200 –
2.200

23 – 77

30


mgO2/l

1.300 –
2.520

7 – 65

50

20 – 262


10 – 41

30

10 – 88

2 – 17

4

3
4


BOD5
COD

5

Nitơ tổng

mg/l

6


Phospho
tổng

mg/l

SVTH: Trần Khánh Dung

xử lý

Trang 10



Nâng cấp – Cải tạo hệ thống xử lý nước thải thủy sản Hùng Vương

7
8

Dầu mỡ

mg/l

Coliforms

150 – 780


MPN/100 ml

3-4

16
3

9,3x10 –
1,1x106

107 – 109


5.000

Nguồn: CENTEMA, 2006 – 2008 CASTP – An Giang, 2007.

Bảng 2.2 Thành phần nước thải tại mỗi công đoạn Chế biến thủy sản
STT

Thành
phần

Đơn

vị


chế

Róc
–lạng

Tạo
hình

Làm

đông

Ra
khuôn

1

pH

-

7,06


6,65

7,16

7,35

7,75

2

SS


mg/l

1.631

864

760

1.660

39


3

COD

mgO2/l 2.069

1.628

1.746

1.448


132

4

Nitơ tổng

mg/l

204

119


214

132

88

5

Photpho
tổng


mg/l

69

65

91

61

64


6

Mỡ tổng

mg/l

12

198

89


6

23

7

Mỡ hòa
tan

mg/l

-


3

10

-

5
Nguồn: ETM, 2008.

Bảng 2.3 Thành phần nước thải chế biến cá basa
STT

1
2
3
4
5
6

TCVN 5945 – 2005
(Cột A)
pH
6,60
6–9

SS
mg/l
700
50
COD
mgO2/l
1634
50
BOD
mgO2/l
1250
30

Nitơ tổng
mg/l
118,7
15
Phospho tổng
mg/l
104,2
4
Nguồn: Công ty TNHH XL CTCN & TVMT Văn Lang, 2008.
Chỉ tiêu

SVTH: Trần Khánh Dung


Đơn vị

Kết quả

Trang 11


Nâng cấp – Cải tạo hệ thống xử lý nước thải thủy sản Hùng Vương

Chương III
HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY

CHẾ BIẾN THỦY SẢN HÙNG VƯƠNG
3.1 QUY TRÌNH HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI NHÀ MÁY
Các cơ sở thiết kế hệ thống xử lý nước thải công suất 500 m3/ngày.đêm.
Chỉ tiêu

Đơn vị
tính

Giá trị

M3/ngày.đêm


500

TCVN
5945: 2005
(loại C)

Lưu lượng nước thải
Lưu lượng ngày

3

M /h


20,83

COD

mg/l

2200

400

BOD5


mg/l

1500

100

N tổng

mg/l

220


60

P tổng

mg/l

130

8

Chất rắn lơ


mg/l

1000

200

6,7

5–9

150


30

Lưu lượng trung bình
giờ
Thành phần nước thải

lửng
pH
Dầu mỡ

mg/l

(MPN/100ml)

10

8

-

Coliform

Nguồn tiếp nhận: sông Tiền.
Diện tích mặt bằng HTXLNT: khoảng 286 m2 (21 x 14m).


SVTH: Trần Khánh Dung

Trang 12


Nâng cấp – Cải tạo hệ thống xử lý nước thải thủy sản Hùng Vương

Hiện nay nhà máy đang vận hành hệ thống xử lý nước thải bằng phương pháp
sinh học. Quy trình vận hành hệ thống như sau:
Tòan bộ hệ thống được điều khiển thông qua một tủ điều khiển tự động đặt
trong nhà điều hành. Tất cả các động cơ đều có công tắt “ Tắt – Mở” và “Tự động –

Tay” đặt trên tủ.
™ Qui trình xử lý nước thải hiện hữu tại nhà máy:
Nước thải từ các xưởng sản xuất theo mạng lưới thoát nước riêng được dẫn đến
hố ga có đặt thanh gạn mỡ gạn lấy phần mỡ nổi trên mặt nước sau đó qua song chắn
rác thô vào hầm bơm tiếp nhận. Phần mỡ được vớt thủ công và bán dùng làm thức ăn
gia súc hay dầu cá.
Nước thải từ hầm bơm được bơm lên bể điều hòa bằng hệ thống 2 bơm chìm
hoạt động luân phiên có hệ thống phao báo hiệu.Trong bể điều hoà có bố trí hệ thống
đầu phân phối khí để cấp khí có tác dụng đảo trộn và đồng nhất nước thải, cung cấp
lượng oxi vừa đủ tránh phân hủy yếm khí gây mùi khó chịu. Nước được bơm qua bể
tuyển nổi bằng hệ thống 2 bơm chìm hoạt động luân phiên. Chức năng chính của bể
tuyển nổi là tách mỡ hòa tan ra khỏi nước thải.

Nước sau khí qua tuyển nổi tự chảy sang bể trung gian từ bể trung gian nước
được bơm định kì sang bể kị khí tiếp xúc. Tại đây các chất hữu cơ được phân hủy
trong điều kiện kị khí thành các dạng khí sinh học và các sản phẩm hữu cơ khác. Phần
nước sau xử lý thu qua máng răng cưa tự chảy sang bể Aerotank. Tại đây diễn ra qúa
trình oxy hoá sinh học các chất hữu cơ hoà tan và dạng keo trong nước thải với sự
tham gia của các vi sinh vật hiếu khí. Bố trí hệ thống sụt khí trên khắp diện tích bể, tạo
điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật hiếu khí phân giải chất hữu cơ.
Nước thải sau khi qua bể Aerotank thì cho qua tiếp bể lắng II loại bỏ bùn hoạt
tính ra khỏi nước thải nhờ lực ly tâm. Một phần bùn lắng tại đáy bể sẽ được tuần hoàn
lại bể Aerotank, phần bùn dư còn lại sẽ được bơm đến bể nén bùn để giảm độ ẩm trước
khi đưa đến sân phơi bùn. Phần nước sau xử lý thu qua máng thu và tự chảy sang ra
nguồn tiếp nhận là sông Tiền.


SVTH: Trần Khánh Dung

Trang 13


Nâng cấp – Cải tạo hệ thống xử lý nước thải thủy sản Hùng Vương

Nước thải
sản xuất

Hố gas đặt thanh gạng

mỡ

Thu gom

SCR + hầm bơm tiếp nhận
Bơm

Máy nén khí

Máy nén khí

Bơm tuần hoàn


Bể điều hòa

Bể tuyển nổi

Váng
dầu

Sân phơi
bùn

Bể trung gian

Nước tách
bùn

Bơm

Bể kỵ khí
(UASB)

Máy thổi khí

Bể hiếu khí
(Aerotank)


Bể lắng đứng

Bơm bùn

Bể nén bùn

Nguồn tiếp nhận
Hình 3.1 Quy trình công nghệ xử lý nước thải tại nhà máy chế biến thủy sản
Hùng Vương
3.2 THÔNG SỐ THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI HIỆN
HỮU (xem phụ lục 1)

Nhận xét: Các thông số kỹ thuật thiết kế của công trình đơn vị đều tuân theo
Tiêu chuẩn xây dựng 51-84. Theo thiết kế các công trình đơn vị hoạt động với lưu
lượng trung bình là 20,8 m3/h nhưng thực tế cần xử lý với lưu lượng trung bình 41,67
m3/h. Như vậy công suất hoạt động chỉ đạt 50% so với thiết kế.

SVTH: Trần Khánh Dung

Trang 14


Nâng cấp – Cải tạo hệ thống xử lý nước thải thủy sản Hùng Vương


Do hạn chế về tài liệu và thiết bị đo đạc nên có nhìêu thông số và chỉ tiêu không
xác định được.
Theo các thông số đưa ra ở phụ lục 1 thì công trình hiện hữu chỉ xử lý đạt hiệu
quả với lưu lượng trung bình 20,8 m3/ngày.đêm khi tăng khối lựơng nước thải xử lý
lên 50% các bể không đạt hiệu quả về thời gian lưu nước cần thiết và sẽ gặp những
vấn đề như bể gạng mỡ không đủ thời gian để mỡ nổi lên trên mặt bể, bể điều hòa
không thực hiện được chức năng ổn định lưu lượng và nồng độ trong 1 ca sản xuất
(8h). Bể UASB không đủ thời gian để các vi sinh vật thực hiện quá trình lên men biến
các chất hữu cơ thành khí mêtan. Bể Aerotank không đủ thời gian sụt khí gây ra những
điểm chất DO < 1 mg/l làm xuất hiện trên bể bọt màu nâu đậm và đa số là bọt màu đen
giống như bọt xà phòng. Nước thải trong bể có màu rất đậm và hầu hết là đen, xuất
hiện mùi hôi thối.

3.3 THÔNG SỐ HOẠT ĐỘNG THỰC TẾ CỦA HỆ THỐNG XỬ LÝ
NƯỚC THẢI ĐO ĐẠC TẠI HIỆN TRƯỜNG
Bảng 3.1 Nước thải đầu vào hệ thống
Chỉ tiêu
phân tích

Đơn vị
tính

Mẫu I

Mẫu II


Mẫu III

Trung
bình

BOD5

mgO2/L

1325


1278

1231

1325

COD

mgO2/L

2850,6


2775

2080

2850

SS

mg/L

320


610

870

870

Nito

mg/L

17,84


254,8

230

254

Phospho

mg/L

144


2

17

144

Nguồn: Kết quả do sinh viên Trần Khánh Dung thực hiện tại trung tâm Công Nghệ và
Quản Lý Môi Trường & Tài Nguyên – Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, 2009

Các mẫu nước thải đều được lấy tại hố gas tập trung dẫn vào hệ thống xử lý
nước thải.
Mẫu I: Lấy lúc 7h30 ngày 23/02/2009.

Mẫu II: Lấy lúc 9h ngày 16/3/2009.
Mẫu III: Lấy lúc 9h ngày 3/5/2009.
Theo kết quả phân tích ta thấy chất lượng nước thải đầu vào dao động rất lớn.

SVTH: Trần Khánh Dung

Trang 15


×