Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Thiết kế phần mềm quản lý thư viện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (297.96 KB, 39 trang )

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.............................................................................1
I.1. Giới thiệu về nơi thực tập:...............................................4
I.2. Tổng quan về Công Ty.....................................................8
I.2.1. Sơ đồ, cơ cấu tổ chức:...............................................8
I.2.2. Chức năng của các Bộ phận:....................................8
CHƯƠNG II...............................................................................9
CƠ SỞ LÝ THUYẾT....................................................................9
I. Lý thuyết về hệ quản trị cơ sở dữ liệu Access.......................9
1. Giới thiệu chung................................................................9
2. Giới thiệu cơ sở dữ liệu của Access:..................................9
2.1. Bảng..........................................................................10
2.2. Truy vấn (Query).......................................................10
2.3. Báo biểu (Report)......................................................11
II. Lý thuyết về ngôn ngữ lập trình Visual Basic.....................11
1. Giới thiệu chung về Visual Basic.....................................11
2. Ngôn ngữ lập trình Visual Basic......................................11
2.1. Đối tượng, các thuộc tính, phương thức, sự kiện trên
đối tượng..........................................................................11
2.2. Một số đối tượng trong Visual Basic..........................12
2. Phân tích hệ thống.............................................................14
2.1. Mô hình phân cấp chức năng.......................................14
Sau đây là mô hình phân cấp chức năng:........................15
2.2. Biểu đồ luồng dữ liệu................................................18
ngoài được giữ nguyên còn thêm các luồng dữ liệu và các
kho dữ liệu để chỉ ra các mối liên hệ ràng buộc giữa các
chức năng........................................................................20
4.1 Thiết kế hệ thống..........................................................27
4.1.1. Cấu trúc của Table ACCOUNT:................................27
4.1.2. Cấu trúc của Table Sách:........................................27
4.1.3. Cấu trúc của Table Độc giả:...................................27


4.1.4. Cấu trúc của Table Mượn trả:.................................28
4.1.5. Cấu trúc của Table Nhà xuất bản:..........................28
4.1.6. Cấu trúc của Table Lĩnh vực:..................................28
4.1.7. Cấu trúc của Table Khoa:.......................................28
4.1.8. Cấu trúc của Table Tác giả:....................................28
CHƯƠNG V.............................................................................31
GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH ỨNG DỤNG...............................31
5.1.Một số giao diện chính của chương trình......................31


5.1.1. Giao diện Đăng Nhập Chương Trình.......................31
5.1.2. Giao diện của chức năng Quản Lý Độc Giả............32
5.1.3. Giao diện của chức năng Quản Lý Sách.................32
5.1.4. Giao diện của chức năng Quản Lý Mượn-Trả..........33
5.1.5. Giao diện của chức năng Tra Cứu Sách..................33
KẾT LUẬN................................................................................35


1

LỜI CẢM ƠN
Để chúng em có được những kiến thức như ngày hôm nay phần lớn là nhờ vào
công lao dậy dỗ tận tình của các thầy các cô trong trường ĐHKTQD Hà Nội. Đặc
biệt là các thầy cô trong khoa Công nghệ thông tin của trường, các thầy cô đã nhiệt
tình hướng dẫn và giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thực tập. Em xin chân thành
cảm ơn sự quan tâm và chỉ bảo của các thầy cô đã dành cho nhóm thực tập chúng
em nói riêng và tất cả sinh viên khoá 9 nói chung.
Đặc biệt hơn cả cho phép chúng em bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới cô Nguyễn
Quỳnh Mai đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành bài báo cáo thực tập
tốt nghiệp này.

Dù đã cố gắng vận dụng những gì đã học trong nhà trường vào quá trình thực
tập song chắc hẳn báo cáo thực tập của em cũng không thể tránh khỏi những thiếu
sót, những hạn chế. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo và góp ý của các thầy cô và
bạn bè.

Hà Nội, tháng 4 năm 2010
Sinh viên


2

LỜI NÓI ĐẦU

Trong thời đại ngày nay công nghệ thông tin phát triển với tốc độ rất nhanh.
Hệ thống máy tính đã có mặt trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội của bất
kỳ một quốc gia nào và Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng quy luật đó.
ở Việt Nam chúng ta hiện nay CNTT cũng phát triển rất mạnh mẽ ở tất cả các
ngành nghề. Trước kia để có được một chiếc máy tính quả thật là khó, cách đây vài
năm chỉ có những cơ quan nhà nước mới có được một vài chiếc máy tính nhưng
hiện nay máy tính đã có mặt ở khắp các cơ quan, trường học, doanh nghiệp và các
gia đình. Việt Nam được coi là một trong những nước có ngành công nghệ thông tin
phát triển nhanh trong khu vực. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, công nghệ
thông tin đã trở thành một ngành công nghệ mũi nhọn. Nó là một ngành khoa học
kỹ thuật không thể thiếu trong việc áp dụng vào các hoạt động xã hội như: Quản lý,
kinh tế, thông tin, …
Trên thế giới nói chung cũng như Việt Nam nói riêng vấn đề quản lý là một
trong các vấn đề nan giải vì vậy việc áp dụng vi tính vào trong công việc quản lý
của các ngành, các cơ quan, xí nghiệp đang rất phổ biến và trở nên cần thiết. Một
trong những vấn đề nan giải đó là việc Quản lý thư viện. ở đây chúng em muốn đề
cập đến tầm quan trọng của việc phân tích và thiết kế hệ thống để từ đó phát triển và

xây dựng phần mềm quản lý thư viện.
Với mong muốn giúp mọi người hiểu được tầm quan trọng của việc phân tích
thiết kế một hệ thống thông tin trong lĩnh vực quản lý. Chúng em đưa ra một
phương pháp phân tích thiết kế hệ thống thông tin trong bài toán quản lý thư viện
được thực hiện dựa trên Microsoft Visual Basic, đây cũng chỉ là một phương pháp
trong nhiều phương pháp thực hiện, mặc dù có thể chưa được hoàn thiện nhưng báo
cáo này cũng phần nào đấy giúp mọi người hiểu được vai trò của việc phân tích
thiết kế trong bài toán quản lý nói chung.
Mặc dù đã rất cố gắng để hoàn thành công việc, xong do thời gian có hạn
trong việc thu thập thông tin thực tế, phân tích hệ thống thông tin, tập hợp tài


3

liệu in ấn và lập trình, do đó chương trình của chúng em còn nhiều thiếu sót cần
được bổ sung.
Vì vậy em thực hiện đề tài mong nhận được những ý kiến đóng góp từ người
đọc để đề tài ngày càng hoàn thiện hơn.
Bố cục đề tài:
Xuất phát từ lý do trên, tôi đã chọn đề tài Quản Lý Thư Viện:

- Chương I: Khảo sát cơ sở thực tập
- Chương II: Cơ sở lý thuyết
- Chương III: Phân tích, thiết kế hệ thống
- Chương IV: Thiết kế cơ sở dữ liệu
- Chương V: Giới thiệu chương trình ứng dụng


4


CHƯƠNG I
KHẢO SÁT CƠ SỞ THỰC TẬP
I.1. Giới thiệu về nơi thực tập:
CÔNG TY TNHH-MTV VIETTRONICS MEDDA - Tiền thân là Ban trang
Thiết bị y tế của CÔNG TY ĐIỆN TỬ ĐỐNG ĐA - được thành lập từ năm 1998.
Công ty có nhiệm vụ thiết kế và sản xuất và lắp ráp các thiết bị y tế theo nội dung
của dự án “Sản xuất thiết bị y tế thay thế cho hàng nhập khẩu” do Bộ y tế và Bộ
Công nghiệp kí ngày 5 / 2 / 1998.
Các sản phẩm truyền thống ban đầu gồm:
- Các thiết bị hấp tiệt trùng có dung tích từ 20 lít đến 2000 lít.
- Các loại tủ sấy tiệt trùng có dung tích từ 32 lít đến 2000 lít.
- Các loại tủ sấy dùng cho lĩnh vực sản xuất dược phẩm có dung tích đến
4000 lít
- Các máy lắc máu đơn giản, có cân điện tử. các loại tủ để sản xuất các thành
phần máu (Banhmery, Tủ bảo quản máu, tủ âm sâu)
-

Các máy hút dịch xách tay, máy hút dịch có xe đẩy và bình chứa dịch lớn

dùng cho phòng mổ, máy hút dịch dẫn lưu dùng cho sau mổ….
-

...../.

Các sản phẩm trên được sản xuất dưới sự phối hợp chặt chẽ của các chuyên
gia của Bộ y tế và Bộ Công nghiệp, vì vậy ngay từ khi được cấp phép lưu hành, sản
phẩm đã được sử dụng rộng rãi tại các bệnh viện trong cả nước. Sản phẩm cũng đã
được cung cấp cho các dự án lớn trong nước và Quốc tế:
+ Dự án nâng cấp các cơ sở hồi sức cấp cứu toàn quốc năm 2000
+ Dự án JCA của Nhật bản năm 2000 và 2001

+ Dự án World Bank năm 2002, 2003
+ Dự án ADB năm 2004
+ …./.
Qua nhiều năm liên tục phát triển, Công ty đã nâng cấp và hoàn thiện các sản
phẩm như đã nêu ở trên.


5

Để có điều kiện chuyên môn hóa việc sản xuất các mặt hàng thiết bị y tế, Công
ty Điện tử Đống Đa đã ra Quyết định số 489TC/QĐ ngày 19/11/2004, thành lập
Công ty Điện tử y tế Medda.
Công ty đã kế thừa những thành công của Ban trang thiết bị y tế của Công ty
Điện tử Đống Đa.
Trong thời gian này, ngoài việc tiếp tục nâng cấp, thiết kế mới các sản phẩm
truyền thống, Công ty đã phối hợp với các hãng nổi tiếng của nước ngoài sản xuất
thành công những sản phẩm công nghệ cao để trang bị cho các bệnh viện như:
+ Máy điện tim 3/1 kênh nhãn hiệu ME -300 có phần mềm chẩn đoán 80 loại
bệnh lí khác nhau
+ Máy theo dõi bệnh nhân 3 thông số,5 thông số…,
Những sản phẩm thiết bị điện tử y tế do Công ty sản xuất hoặc lắp ráp đều
trải qua kiểm nghiệm thực tế sử dụng tại các bệnh viện lớn trong cả nước, sản phẩm
đã được Hội đồng khoa học của Bộ Y tế đánh giá cao và được Bộ y tế cấp giấy phép
lưu hành.
Trong thời gian này, thị trường sản phẩm của Công ty đã từng bước được
mở rộng và đã được các dự án khó tính của nước ngoài chấp nhận:
+ Dự án EU năm 2005
+ Dự án HIV năm 2006, 2007
+ …./.
Để có điều kiện tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm và tính chuyên môn

hóa trong sản xuất các mặt hàng thiết bị y tế, sau khi Công ty Điện tử Đống Đa
chuyển đổi thành Công ty cổ phần Viettronics Đống Đa (Quyết định số……….
ngày 13 tháng 7 năm 2006, của Bộ Công nghiệp), Công ty TNHH MTV Viettronics
Medda được thành lập trên cơ sở tổ chức lại Công ty Điện tử y tế Medda (Quyết
định số 18/QĐ/VĐĐ-HĐQT ngày 5 tháng 11 năm 2007 của Hội đồng Quản trị
Công ty cổ phần Viettronics Đống Đa)
Công ty bắt đầu hoạt động dưới tên gọi mới kể từ ngày 1/01/ 2008, có tài
khoản và con dấu riêng chịu trách nhiệm độc lập trước pháp luật và được kế thừa


6

toàn bộ năng lực kinh nghiệm, năng lực sản xuất- kinh doanh, năng lực tài chính
của Công ty Điện tử y tế Medda, Công ty Điện tử Đống Đa sau đó là Công ty cổ
phần Viettronics Đống Đa.
Tên giao dịch quốc tế:
VIETTRONICS MEDDA ONE MEMBER COMPANY LIMITED.
Tên viết tắt

: VIETTRONICS MEDDA CO., LTD

Địa chỉ : Số 2 Phố Chùa Láng, P.Láng Thượng, Q.Đống Đa, Hà Nội.
Điện thoại

: (84.4) 8.352723

Fax

: (84.4) 7.754963


Ngay từ khi được chuyển đổi, Công ty đã đầu tư tiếp tục nâng cấp các sản
phẩm truyền thống đã và đang được thị trường chấp nhận.
Công ty VIETTRONICS MEDDA đã và đang kết hợp với các Công ty điện
tử y tế của Mỹ, Nhật, Hàn Quốc triển khai hàng loạt các dự án chế tạo sản phẩm
thiết bị y tế mới và nâng cao chất lượng sản phẩm thiết bị điện tử y tế truyền thống
công nghệ cao như:
+ Các thiết bị tiệt trùng:
Ø

Các loại nồi hấp tiệt trùng chất lượng cao có dung tích từ 20 lít đến 2000

lít, bán tự động và tự động hoàn toàn.
Ø

Các loại tủ sấy tiệt trùng chất lượng cao có dung tích từ 32 lít đến 2000

lít, hoạt động tự động theo lập trình có độ chính xác cao ± 0,5 0C
Ø

Các loại tủ ấm nuôi cấy vi sinh chất lượng cao có dung tích từ 53 lít đến

200 lít, có độ chính xác cao (± 0,1 0C)
Ø

Các loại máy lắc máu, máy hút dịch chất lượng cao…,

+ Các thiết bị xử lý môi trường:
Ø

Hệ thống xử lý nước vô trùng, nước chạy thận nhân tạo.


Ø

Lò đốt rác thải y tế

Ø

Thiết bị xử lý rác thải bằng phương pháp hấp tiệt trùng.

Ø

Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện…,

CÔNG TY TNHH-MTV VITRONICS MEDDA có đội ngũ lao động 30


7

người, trong đó trên 65% là kỹ sư có chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệm trong
lĩnh vực thiết kế, lắp ráp và bảo hành sản phẩm. Với thế mạnh về vốn, nhân lực kỹ
thuật, Công ty hiện đang chiếm lĩnh một thị trường đáng kể ở Việt Nam và khu vực.
Sắp tới với sự đầu tư lớn về vốn của Nhà nước và kết hợp với sự đầu tư kỹ thuật
công nghệ của nước ngoài, Công ty chúng tôi chắc chắn sẽ phát triển ở mức độ cao
hơn, cung cấp cho thị trường nhiều chủng loại thiết bị có hàm lượng công nghệ cao,
phục vụ tốt hơn cho ngành điện tử, điện tử y tế của Việt Nam và quốc tế..,
Các sản phẩm mà công ty sản xuất ra được kiểm soát bởi hệ thống quản lý
chất lượng ISO 9001: 2000 đạt tiêu chuẩn cấp quốc gia và quốc tế.
Công ty VIETTRONICS MEDDA là công ty có đội ngũ kỹ sư, cán bộ kỹ thuật
đông đảo có khả năng bảo hành, bảo trì tốt cho các thiết bị y tế do Công ty sản xuất
và có khả năng cung cấp các dịch vụ bảo hành cho các sản phẩm thiết bị y tế của

các hãng nước ngoài khác tại thị trường Việt Nam.
Những thuận và khó khăn
+ Thuận lợi:
Công ty đã có 10 năm kinh nghiệm, sản xuất hàng loạt các sản phẩm tiệt trùng
đã áp dụng công nghệ mới tiên tiến nhất vào thiết kế chế tạo thiết bị. Sau 10 nǎm kể
từ ngày được cấp phép, một số lượng lớn sản phẩm TTBYT do Công ty sản xuất và
lắp ráp đã được tiêu thụ trên thị trường ở cả miền Bắc, miền Trung và miền Nam.
Do tính nǎng động và do hoàn toàn chủ động được vật tư thay thế, bảo hành nên đã
được khách hàng hết sức hoan nghênh. Điều đáng mừng là đã có một số tổ chức y tế
của nước ngoài đã kiểm tra, dùng thử và chấp nhận mua để đưa vào các dự án viện
trợ cho Việt Nam (như JICA - Nhật Bản, UNICEF - Liên Hiệp quốc, WHO - Tổ
chức Y tế thế giới v.v...) song gần đây một số các dự án mua săm trang thiết bị y tế
trong nước đã có những quy định không rõ ràng đã gây nên không ít các khó khăn
trong vấn đề tiêu thụ các sản phẩm trang thiết bị y tế sản xuất trong nước.
+ Khó khăn:
Xuất phát từ tâm lý sính ngoại của người Việt Nam vẫn còn ăn sâu, trang thiết
bị lại mua bằng tiền của nhà nước""tiền chùa"" nên người tiêu dùng tha hồ tung tiền


8

mua hàng của nước ngoài. Thực tế, một số sản phẩm trước đây phải nhập ngoại
nhưng nay Việt Nam đã tự sản xuất có chất lượng không thua kém hầng nhập ngoại
nhưng xem ra sản phẩm cũng không được ưu đãi. Thậm trí các sản phẩm sản xuất
trong nước còn bị cạnh tranh một cách không lành mạnh so với các sản phẩm cùng
loại của nước.

I.2. Tổng quan về Công Ty
I.2.1. Sơ đồ, cơ cấu tổ chức:
Giám Đốc

Phó Giám Đốc

Phòng Kinh
Doanh

Phòng Lập
Trình

Phòng Nhân Sự

Phòng Kế Toán

I.2.2. Chức năng của các Bộ phận:
* Giám đốc có trách nhiệm trực tiếp giao công việc và tiếp nhận yêu cầu cần
thiết từ Phó Giám đốc.
* Phó Giám đốc có trách nhiệm điều hành công việc tới các phòng ban trong
công ty.
* Phòng Kinh doanh: được phát triển dựa trên đòi hỏi từ thực tiễn và phải đáp
ứng, giải quyết ngay lập tức các yêu cầu về quản trị, điều hành, kinh doanh của
Khách hàng cũng như các yêu cầu về phát triển, mở rộng của Khách hàng trong
tương lai.
* Phòng Lập trình: nghiên cứu, phát triển và cung cấp các giải pháp, chương
trình phần mềm quản trị nội bộ và các phần mềm hoạt động trong môi trường mạng,
đào tạo, nâng cao trình độ cho nguồn nhân lực của công ty.
* Phòng Nhân sự: chịu trách nhiệm về nguồn nhân lực của công ty.
* Phòng Kế toán: có trách nhiệm về tài chính của công ty.


9


CHƯƠNG II
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Để thực hiện việc xây dựng phần mềm quản lý chúng ta cần những kiến thức
về các môn học sau như: Phân tích thiết kế hệ thống, hệ quản trị cơ sở dữ liệu
Access, ngôn ngữ lập trình Visual Basic. Sau đây là một số kiến thức cơ bản về các
môn học
I. Lý thuyết về hệ quản trị cơ sở dữ liệu Access
1. Giới thiệu chung
Từ cuối những năm 80 hãng Microsoft đã cho ra đời hệ điều hành Windows,
đánh dấu một bước ngoặt trong phát triển các ứng dụng phần mền trên nền
Windows (giao diện GUI). Một trong những ứng dụng nổi bật nhất đi kèm lúc đó là
bộ phần mềm tin học văn phòng Microsoft Office. Từ đó đến nay, bộ phần mềm này
vẫn chiếm thị phần số một trên thế giới trong lĩnh vực tin học văn phòng.
Ngoài những ứng dụng về văn phòng quen thuộc phải kể đến như: MS word,
MS Exel, MS Power point còn phải kể đến phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu rất nổi
tiếng đi kèm MS Access.
Access là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ rất phù hợp cho các bài toán
quản lý vừa và nhỏ. Hiệu năng cao và đặc biệt dễ sử dụng bởi lẽ giao diện sử dụng
phần mềm này gần giống hệt một số phần mềm khác trong bộ MS Office quen
thuộc như MS Word, MS Excel.
Hơn nữa, Access còn cung cấp hệ thống công cụ phát triển khá mạnh đi kèm.
Công cụ này sẽ giúp các nhà phát triển phần mềm đơn giản trong việc xây dựng trọn
gói các dự án phần mềm quản lý quy mô vừa và nhỏ. Đặc biệt những ai muốn học
phát triển phần mềm thì đây là cách dễ học nhất, nhanh nhất giải quyết bài toán này.
2. Giới thiệu cơ sở dữ liệu của Access:
Theo quan điểm của Microsoft Access, một cơ sở dữ liệu có thể chứa 6 loại
đối tượng CSDL


Table (Bảng)



10



Query (Truy vấn)



Form (Biểu mẫu)



Report (Báo biểu)



Macro



Modult

Các thành phần cơ bản của Microsoft Access
Khi cài đặt một ứng dụng CSDL bằng bất kỳ một hệ quản trị CSDL quan hệ
nào chúng ta đều phải thực hiện các công việc sau:
 Tạo lập các bảng, các mối quan hệ giữa các bảng
 Tạo ra màn hình giao diện nhập xuất dữ liệu
 Đĩnh nghĩa các thao tác xử lý, khai thác dữ liệu theo yêu cầu của người sử

dụng.
Hệ quản trị dữ liệu Microsoft Access cung cấp cho chúng ta những công cụ
cần thiết để thực hiện việc cài đặt và sau đó lưu trữ thành các đối tượng.
2.1. Bảng
Bảng là nền tảng cho CSDL tổng thể, các bảng giữ CSDL. Mỗi bảng là một
tập hợp dữ liệu theo một chủ đề nào đó, ví dụ như: Tập hợp các thông tin về khách
hàng, nhà cung cấp…
Bảng dữ liệu được tổ chức dưới dạng các cột (gọi là các trường fields) và các
dòng (gọi là các bản ghi Record).
Một bản ghi trên bảng chứa đầy đủ thông tin hoàn chỉnh về một đối tượng.
Có thể thêm, sửa, hoặc xem dữ liệu trong bảng cũng có thể kiểm tra và in dữ
liệu trong bảng dữ liệu hoặc thực hiện việc lọc, sắp xếp dữ liệu, thay đổi cách hiển
thịdữ liệu, thay đổi cấc trúc bảng (thêm, xoá các cột…)
2.2. Truy vấn (Query)
Truy vấn là một công cụ mạnh của Access dùng để tổ hợp, sắp xếp, tìm kiếm
dữ liệu trên các bảng dữ liệu. Khi thực hiện truy vấn sẽ nhận được một tập hợp kết
quả thể hiện trên màn hình dưới dạng bảng.
Sử dụng truy vấn để xem, thay đổi và phân tích dữ liệu theo nhiều kiểu khác


11

nhau. Truy vấn cũng là các bảng dữ liệu nguồn cho các mẫu biểu, báo biểu trên các
bảng dữ liệu như: Tính tổng, đếm, giá trị lớn nhất, nhỏ nhất ... hoặc chỉ thực hiện
tính toán trên một nhóm dữ liệu đã chỉ ra trong tiêu chuẩn tìm kiếm.
Loại truy vấn thường hay sử dụng nhất là Select Query (Truy vấn chọn). Với
truy vấn chọn có thể thực hiện lấy dữ liệu trên một hay nhiều bảng thoả mãn các
chuẩn đã chỉ rõ khi xây dựng truy vấn và trình bày theo cách thức mà bạn muốn.
2.3. Báo biểu (Report)
Báo biểu là công cụ thuận tiện tuyệt vời để tổ chức công việc in dữ liệu của

các bảng dữ liệu hay các truy vấn. Nguồn dữ liệu cho các báo biểu được lấy từ các
bảng dữ liệu, các truy vấn, các câu lệnh SQL.
II. Lý thuyết về ngôn ngữ lập trình Visual Basic
1. Giới thiệu chung về Visual Basic
Visual Basic ( viết tắt là VB) là một phần mềm do hãng Microsoft chuyên dùng
để lập trình các bài toán về quản lý và các bài toán trong lĩnh vực truyền thông.
Năm 1991 có phiên bản Visual Basic đầu tiên. Qua nhiều lần sửa đổi đến năm
1998 phiên bản VB 6.0 ra đời
Phiên bản VB 6.0 có đặc điểm sau: tiết kiệm được thời gian lập trình vì có
thể thấy ngay được các hoạt động trên đối tượng và từng thao tác, cho phép chỉnh
sửa dễ dàng và đơn giản, cho phép xem xét kết quả qua từng thao tác, chỉ chạy được
trên môi trường Win95 trở lên .
2. Ngôn ngữ lập trình Visual Basic
2.1. Đối tượng, các thuộc tính, phương thức, sự kiện trên đối tượng.
2.1.1 Đối tượng.
Đối tượng là các thành phần cơ bản để xây dựng chương trình VisualBasic.
Mỗi đối tượng đều có tập thuộc tính và phương thức của riêng nó. Điểm nổi bật
nhất của các đối tượng trong VB là các đối tượng hoàn toàn độc lập với nhau, vị trí
của nó có thể đặt bất kỳ đâu trong biểu mẫu mà không ảnh hưởng tới chương trình.
2.1.2. Thuộc tính ( Properties).
Thuộc tính là toàn bộ thành phần, tính chất cấu thành nên đối tượng, hay mô tả


12

đối tượng. Mỗi đối tượng đều có một bộ thuộc tính mô tả đối tượng.
2.1.3. Phương thức ( Methods).
Phương thức là một đoạn mã chương trình chưa trong đối tượng, cho đối
tượng biết cách thức thực hiện một công việc nào đó. Với mỗi đối tượng thì có các
phương thức giống và khác nhau.

2.1.4. Sự kiện (Event).
Sự kiện là thời điểm một hành động, thao tác tác động vào đối tượng hay do
chính bản thân đối tượng tạo ra trong quá trình biên dịch và chạy chương trình.
2.2. Một số đối tượng trong Visual Basic.
- Form: Form là đối tượng cho phép tạo các cửa sổ, các hộp thoại, là nơi bố trí
và hiển thị các điều khiển trong ứng dụng.
- Label: Label là đối tượng cho phép ta tạo ra các nhãn để hiển thị thông tin
trên Form.
- Textbox: Textbox là đối tượng cho phép nhập dữ liệu và xuất dữ liệu.
- Command Button: Command Button là nút lệnh được sử dụng trên Form để
khi người sử dụng chọn nó bằng cách nhấn chuột hay ấn phím Enter thì máy tính sẽ
thực hiện chức năng hay công việc nào đó của chương trình.
- ListBox: ListBox cho phép người sử dụng chọn từ danh sách các chọn lựa.
-

ComboBox: ComboBox cho phép người sử dụng chọn từ danh sách các

chọn lựa hay nhập dữ liệu mới.
- FileListBox: FileListBox cho phép người sử dụng chọn một tập tin.
- Frame: Frame là nơi chứa các biểu mẫu khác.
- Image: Image dùng để hiển thị ảnh trên Form.
- PictureBox: PictureBox dùng để hiển thị ảnh trên Form
- CheckBox: CheckBox cho phép chon nhiều trong các khả năng có thể.
- OptionButton:OptionButton cho phép chon một trong các khả năng có thể.
- DirListBox: DirListBox cho phép chọn thư mục.
- Timer: Timer điều khiển chương trình thực hiện một công việc trong chu kỳ
nhất định
- Animation: Animation cho phép hiển thị các đoạn phim.Avi. Thêm điều
khiển Animation vào ứng dụng nhấn phải chuột/Components/Mỉcisoft Window
Common control 2.6



13

- Scroll Ball: Scroll Ball dùng để chọn kiêu thanh cuốn.

CHƯƠNG III
PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG
Chương trình quản lý thư viện bao gồm các công việc sau:
1. Quản lý Độc Giả


Nhập thông tin độc giả



Làm thẻ độc giả



Cập nhật thông tin độc giả



Xoá độc giả

2. Quản lý sách


Nhập sách mới




Cập nhật thông tin sách



Huỷ bỏ sách không sử dụng

3. Quản lý mượn-trả


Kiểm tra tính hợp lệ khi mượn



Lập phiếu theo dõi mượn- trả



Kiểm tra tài liệu khi độc giả trả



Xoá phiếu theo dõi mượn-trả

4. Tra cứu


Tra cứu độc giả




Tra cứu sách

5. Báo cáo thống kê


Thống kê sách của thư viện, phân loại sách



Thống kê độc giả của thư viện, độc giả mượn sách



Thống kê sách hết



Thống kê thẻ thư viện, thẻ hết hạn



Thống kê những sách không sử dụng


14

2. Phân tích hệ thống

2.1. Mô hình phân cấp chức năng
Các chức năng của chương trình QLTV
2.1.1. Quản lý Độc Giả


Nhập thông tin độc giả



Làm thẻ độc giả



Cập nhật thông tin độc giả



Xoá độc giả

2.1.2.

Quản lý sách



Nhập sách mới



Cập nhật thông tin sách




Huỷ bỏ sách không sử dụng

2.1.3.

Quản lý mượn-trả



Kiểm tra tính hợp lệ khi mượn



Lập phiếu theo dõi mượn- trả



Kiểm tra tài liệu khi độc giả trả



Xoá phiếu theo dõi mượn-trả

2.1.4. Tra cứu


Tra cứu độc giả




Tra cứu sách

2.1.5. Báo cáo thống kê


Thống kê sách của thư viện, phân loại sách



Thống kê độc giả của thư viện, độc giả mượn sách



Thống kê sách hết



Thống kê thẻ thư viện, thẻ hết hạn



Thống kê những sách không sử dụng


15

Sau đây là mô hình phân cấp chức năng:
Quản lý thư viện


Quản lý mượntrả

Quản lý độc giả

Quản lý sách

Nhập TT
độc giả

Nhập sách
mới

Kiểm tra
tính hợp lệ
khi mượn

Tra cứu
độc giả

TK sách
của thư
viện

Làm thẻ
độc giả

Cập nhật
TT sách


Lập phiếu
theo dõi
mượn trả

Tra cứu
sách

TK độc giả
của thư viện,
độc giả mượn
sách

Cập nhật
TT độc giả

Huỷ bỏ sách
không sử
dụng

Xóa độc giả

Tra cứu

Báo cáo thống


Kiểm tra
tài liệu khi
ĐG trả


TK sách
hết

Xóa phiếu
theo dõi
mượn –trả

TK thẻ thư
viện, thẻ hết
hạn
TK những
sách không
sử dụng

Hình 1: Mô hình phân cấp chức năng của hệ thống Quản lý thư viện
Trong hệ thống Quản lý thư viện gồm 5 chức năng : Quản lý độc giả, Quản lý
sách, Quản lý mượn-trả, Tra cứu, Báo cáo thống kê.
1.

Chức năng Quản Lý Độc Giả:

2.2. Nhập thông tin độc giả: Khi độc giả muốn làm thẻ độc giả, độc giả phải
điền đầy đủ thông tin vào phiếu đăng ký độc giả sau đó mỗi thông tin của độc giả
đều được nhập vào hệ thống để dễ quản lý.


16

2.3.


Làm thẻ thư viện: Khi mọi thông tin của độc giả được cập nhật đầy đủ

thư viện làm cho độc giả “ Thẻ thư viện”. Với thẻ này độc giả mới có quyền mượn
sách của thư viện.
2.4.

Cập nhật thông tin về độc giả: Những thông tin về độc giả được cập

nhật khi độc giả phát hiện ra những sai sót trong thẻ thư viện. Khi phát hiện ra
những sai sót nhân viên thư viện sẽ cập nhật lại thông tin độc giả và cấp cho độc giả
một thẻ thư viện mới đã được cập nhật lại thông tin.
2.5.

Xoá độc giả: Những thông tin về độc giả bị xoá khi độc giả không còn

học tập tại trường.
2.

Chức năng Quản Lý Sách:

2.6.

Nhập mới sách: Cập nhật những thông tin về sách mới và quyết định

nhập sách sau khi nhận được kết quả tổng hợp từ bộ phận thống kê.
2.7.

Cập nhật thông tin về sách: Trong quá trình nhập sách không khỏi có

những sai sót cần sửa chữa, chức năng này cho phép có thể sửa đổi thông tin sách.

2.8.

Huỷ bỏ sách không sử dụng: Trong quá trình mượn trả sách nhân viên

thư viện có thể thống kê được những loại sách mà độc giả ít đọc, không đọc hoặc là
quá cũ không thể sử dụng được nữa vì vậy những sách đó có thể huỷ bỏ hoặc thanh
lý.
3.

Chức năng Quản Lý Mượn -Trả Sách:

2.9.

Kiểm tra tính hợp lệ khi mượn: Khi độc giả mượn sách, trước tiên

nhân viên thư viện phải kiểm tra xem độc giả đó có được mượn sách nữa không.
Nếu được nhân viên thư viện sẽ lập phiếu theo dõi mượn trả và đưa sách cho độc
giả, nếu không nhân viên thư viện từ chối yêu cầu mượn của độc giả.
2.10.

Lập phiếu theo dõi mượn- trả: Khi độc giả có nhu cầu mượn sách

nhân viên thư viện sẽ lấy sách cho độc giả, đồng thời lập một phiếu theo dõi mượn
trả sách cho độc giả. Trong đó có lưu trữ đầy đủ thông tin của độc giả mượn sách
và những thông tin về sách mượn, số lượng sách mượn và số tiền đặt cược sách của
độc giả. Phiếu bao gồm hai phần : một phần đưa cho độc giả còn phần cuống phiếu
thư viện sẽ giữ để đối chiếu, kiểm tra khi độc giả trả sách.


17


2.11.

Kiểm tra tài liệu khi độc giả trả sách: Khi độc giả trả sách nhân viên

thư viện kiểm tra lại phần phiếu theo dõi mượn trả thư viện giữ. Nếu đúng nhân
viên thư viện nhận lại sách, trả tiền đặt cược lại cho độc giả.
2.12.

Xoá phiếu theo dõi mượn-trả: Sau khi kiểm tra nhân viên thư viện

làm công việc: xoá phần còn lại của phiếu theo dõi mượn trả do thư viện giữ, đánh
dấu vào trường” đã trả”trong phiếu theo dõi mượn trả của thư viện.
4.

Chức năng Tra cứu:

2.13.

Tra cứu độc giả: Dùng để tìm một độc giả hoặc một tập hợp các độc

giả khi thoả mãn các điều kiện do người tìm kiếm đưa ra. Trong đó có chức năng
tìm liếm độc giả mượn sách.
2.14.

Tra cứu sách: Dùng để tìm một hoặc một tập hợp những cuốn sách

thoả mãn một hay nhiều điều kiện do người tìm đưa ra . Việc tìm kiếm sách cho
phép tìm thông tin trên tất cả những thông tin về một đầu sách khi đưa vào sửa đổi
thông tin về đầu sách đó.

5.

Chức năng Báo cáo thống kê:

2.15.

Thống kê sách của thư viện, thống kê sách theo phân loại.

2.16.

Thống kê độc giả của thư viện, thống kê độc giả mượn sách.

2.17.

Thống kê những sách đã cho mượn hết.

2.18.

Thống kê những thẻ hết hạn.

2.19.

Thống kê số sách cho mượn trong một ngày cùng số tiền đặt cược

tương ứng nhận được.
2.20.

Thống kê số sách đã được độc giả trả lại trong một ngày cùng số tiền

đặt cược trả lại họ.

2.21.

Thống kê sách của thư viện theo thể loại.

2.22.

Thống kê sách của thư viện theo nhà xuất bản.

2.23.

Thống kê sách của thư viện theo từng khoa

2.24.

Lập phiếu nhắc trả sách: Dùng để lập giấy gửi đến độc giả sắp ra

trường chưa trả sách cho thư viện.


18

2.2. Biểu đồ luồng dữ liệu
2.2.1. Biểu đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh

Ký gửi và thanh toán
Ban Quản
lý thư viện

Trả lời yêu cầu
Nộp phạt


Độc giả

Cấp thẻ

Các
báo
cáo
thống


TT yêu cầu báo cáo
TT yêu cầu mượn
TT độc giả

Quản Lý
Thư
Viện

TT sách trả
TT
phản
hồi

TT
sách
nhập

Nhà cung cấp
sách

Hình 2: Biểu đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh
Mô hình luồng dữ liệu mức khung cảnh: Chức năng tổng quát của hệ thống là
Quản lý thư viện, tác nhân ngoài là Độc giả, Ban quản lý thư viện, Nhà cung cấp

2.2.3. Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh
a. Chức năng Quản lý độc giả
Chức năng quản lý độc giả được phân rã thành 4 chức năng là : Làm thẻ thư
viện, Cập nhật thông tin độc giả, Nhập thông tin độc giả, Xoá thông tin độc giả. Các
tác nhân ngoài là ban QLTV, độc giả và tác nhân trong là báo cáo thống kê, các kho
dữ liệu độc giả, thẻ thư viện, thẻ thư viện


19

2.2.2. Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh
TT trả lời

Tra cứu

Độc giả

Sách

TT sách trả

Phiếu mượn trả

Quản lý
mượn trả


Quản lý
sách

Phiếu mượn
trả

Báo cáo
thống kê

Sách

TT yêu cầu

Thẻ TV

TT yêu cầu báo
cáo thống kê
Ban quản lý thư
viện
Các báo cáo
TK

TT
yờu
cầu
nhập
sách

Đơn hàng,
hàng


Độc giả

TT trả lời huỷ
sách, nhập sách

Cấp thẻ

TT
tra
cứu
sách
Ký gứi và thanh
toán

Phiếu yêu cầu
mượn

TT
độc
giả

TT trả lời

TT độc giả
được cập
nhật

Quản lý
độc giả


Nhà cung
cấp

Hình 3: Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh
Chức năng QLTV có thể phân rõ thành các chức năng con là Quản lý độc giả,
Quản lý sách, Quản lý mượn trả, Báo cáo thống kê, Tra cứu. Với các tác nhân.


20

ngoài được giữ nguyên còn thêm các luồng dữ liệu và các kho dữ liệu để
chỉ ra các mối liên hệ ràng buộc giữa các chức năng
2.2.3. Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh
a. Chức năng Quản lý độc giả
Chức năng quản lý độc giả được phân rã thành 4 chức năng là : Làm
thẻ thư viện, Cập nhật thông tin độc giả, Nhập thông tin độc giả, Xoá thông
tin độc giả. Các tác nhân ngoài là ban QLTV, độc giả và tác nhân trong là báo
cáo thống kê, các kho dữ liệu độc giả, thẻ thư viện, thẻ thư viện


21

Độc giả

Thẻ thư viện

Cập nhật
TT độc giả
TT yêu cầu cập

nhật lại TT ĐG

TT độc giả làm
thẻ sau khi cập
nhật

Làm thẻ
TV

TT trả lời

TT độc giả

TT Y/C làm thẻ
Độc giả

TT
trả
lời

Độc giả

Nhập
TTđộc giả

Báo cáo thống kê

TT
trả
lời


TT Y/C xóa
tên ĐG

TK thẻ
hết hạn

TK độc
giả của
TV

Thẻ TV

Xoỏ độc
giả

Ban QLTV

hình 4: Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh cho chức năng quản lý độc
giả


22

b . Chức năng Quản lý sách
Chức năng Quản lý sách phân rã thành các chức năng: Nhập mới sách, Huỷ
sách, Cập nhật thông tin sách. Các tác nhân ngoài: Nhà cung cấp, Ban QLTV. Kho

Quản lý mượn trả


Huỷ bỏ
sách

Nhà cung
cấp
TT sách sửa

Sách
TT
trả
lời

Cập
nhật
TT
sách

TT về
sách
cần
huỷ

Báo cáo thống kê

TT yờu cầu huỷ
sách

TT trả lời

Nhập

mới
sỏch

Ban QLTV

TT Y/C báo
cáo, thống kê

TT Y/C nhập sách

dữ liệu: Sách

TT
trả
lời

Hình 5: Biểu đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh thể hiện chức năng Quản lý sách


23

c. Chức năng Quản lý mượn-trả
Chức năng Quản lý mượn trả được phân rã thành các chức năng: Kiểm tra
khi độc giả trả sách, Xoá phiếu mượn trả, Kiểm tra tính hợp lệ khi trả của độc giả,
Lập phiếu mượn trả

TT sách
trả

Xóa

phiếu
mượn trả

Kiểm tra
khi độc
giả trả
sách

Độc giả
TT trả
lời

Phiếu yêu
cầu mượn
sỏch

Phiếu mượn trả
Sách

Kiểm tra tính
hợp lệ khi trả
của độc giả

Sách
Thẻ TV

TT Y/C thống kê

Lập
TK tiền đặt cọc

phiếu
sách
mượntrả TK độc giả
mượn sách
TK sách mượn

Ban QLTV

Hình 6: Biểu đồ dữ liệu mức dưới đỉnh thể hiện chức năng Quản lý
mượn trả


×