Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Bảo hiểm xã hội 07

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (262.99 KB, 9 trang )

§¹i häc Kinh tÕ quèc d©n LuËn v¨n tèt nghiÖp












II. Thực trạng của công tác quản lí tài chính BHXH Việt Nam.
1. Công tác quản lí thu.
Quản lí thu BHXH Việt Nam bao gồm: quản lí đối tượng tham gia,
quản lí quỹ lương của các đơn vị, quản lí tiền thu BHXH.
1.1.Quản lí đối tượng tham gia.
Đối tượng tham gia là những cá nhân, tổ chức có trách nhiệm đóng
góp để tạo lập quỹ BHXH. Hiện nay BHXH hiện chia các đối tượng này
thành hai loại là: đối tượng tham gia BHXH tự nguyện và đối tượng tham
gia BHXH bắt buộc.
§¹i häc Kinh tÕ quèc d©n LuËn v¨n tèt nghiÖp
Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc: là những người lao động và
người sử dụng lao động bắt buộc phải tham gia đóng góp BHXH theo pháp
luật BHXH. Hiện nay đối tượng áp dụng BHXH bắt buộc gồm:
- Người lao động làm việc theo hợp động lao động có thời hạn đủ ba tháng
trở lên và hợp đồng lao động không xác định thời hạn trong các doanh
nghiệp, cơ quan, tổ chức sau:
+ Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà
nước.


+ Doanh nghiệp thành lập, hoạt động thẹo Luật Doanh nghiệp.
+ Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài tại
Việt Nam.
+ Doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội.
+ Hộ sản xuất, kinh doanh cá thể, tổ hợp tác.
+ Các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính
trị- xã hội, tổ chức chính trị- xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp,
tổ chức xã hội khác, lực lượng vũ trang.
+ Cơ sở bán công, dân lập, tư nhân thuộc các ngành văn hoá, y tế, giáo
dục, đào tạo, khoa học, thể dục, thể thao và các ngành sự nghiệp khác.
+ Trạm y tế xã, phường, thị trấn.
+Cơ quan tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam, trừ
trường hợp Điều ước quốc tế mà nước ta kí kết hoặc tham gia có quy định
khác.
+ Các tổ chức khác có sử dụng lao động.
- Cán bộ, công chưc, viên chức theo Pháp lệnh Cán bộ, công chức.
§¹i häc Kinh tÕ quèc d©n LuËn v¨n tèt nghiÖp
- Người lao động, xã viên làm việc và hưởng tiền công theo hợp đồng lao
động từ đủ ba tháng trở lên trong các hợp tác xã thành lập, hoạt động theo
Luật Hợp tác xã.
- Người lao động làm việc tại các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức theo các
hợp đồng có thời hạn dưới ba tháng khi hết hợp đồng lao động mà người
lao động tiếp tục làm việc hoặc giao kết hợp đồng mới đối với doanh
nghiệp, tổ chức, cơ quan đó thì phải tham gia BHXH bắt buộc.
- Người lao động ở trên đi thực tâp, học, công tác, điều dưỡng trong và
ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương hoặc tiền công thì cũng thuộc đối
tượng thực hiện BHXH bắt buộc.
- Các đối tượng lao động tại các doanh nghiệp nông nghiệp, ngư nghiệp,
lâm nghiệp, diêm nghiệp được hưởng tiền công, tiền lương theo hợp đồng
lao động từ đủ ba tháng trở lên.( Đối với các lao động làm việc tại các

doanh nghiệp nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp đã thực
hiện giao khoán đất có quy định riêng).
Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện: là người lao động và người sử
dụng lao động không thuộc đối tượng quy định bắt buộc nhưng tự nguyện
tham gia BHXH cho chính họ và người lao động của họ. Họ có những đặc
điểm sau:
+ Những người này thường thuộc khu vực lao động phi chính thức.
+ Công việc của họ phần lớn là thất thường và rất lưu động. Thu nhập
nhìn chung là thấp và không ổn định.
+ Vì không có người sử dụng lao động nên việc tham gia BHXH của
những đối tượng này hoàn toàn không có sự đóng góp của ai khác ngoài
chính bản thân họ.
§¹i häc Kinh tÕ quèc d©n LuËn v¨n tèt nghiÖp
Vì vậy những đối tượng này thường khó quản lí và khó thực hiện các
công tác thu nộp cũng như chi trả cho các đối tượng. Việc triển khai thực
hiện BHXH đối với các đối tượng này còn gặp nhiều khó khăn, song với
mục tiêu tiến đến thực hiện BHXH toàn dân, BHXH Việt Nam đang nghiên
cứu trển khai và áp dụng những biện pháp hữu hiệu đối với loại đối tượng
này.
BHXH Việt Nam có những biện pháp quản lí các đối tượng tham gia
thông qua việc cấp sổ BHXH. Đây không chỉ là cách quản lí về số lượng mà
còn quản lí cả thời gian công tác, ngành nghề công tác, mức đóng, từ đó làm
căn cứ để chi trả cho các đối tượng. Việc quản lí cấp sổ được thực hiện
thống nhất trên phạm vi cả nước, các thông tin trong sổ mang tính chính xác.
Quản lí việc cấp sổ là trách nhiệm của cả người sử dụng lao động và cơ quan
BHXH. Về phía người sử dụng lao động là việc quản lí danh sách người lao
động được cấp sổ cùng với mức lương làm căn cứ xác định mức đóng
BHXH và thực hiện báo cáo định kì về sự biến động số lượng lao động. Về
phía cơ quan BHXH là theo dõi việc cấp phát sổ BHXH theo phân cấp và
thực hiện báo cáo định kì lên cơ quan BHXH cấp trên về tình hình cấp sổ.

Theo quy định của Việt Nam hiện nay quy trình cấp sổ do cơ quan BHXH
cấp tỉnh thực hiện gồm sáu bước, đảm bảo tính thống nhất trong toàn quốc,
tránh những hiện tượng khai man, trường hợp giả giấy tờ để trục lợi từ
BHXH. Cụ thể:
Bước 1: Lập và kiểm tra danh sách người lao động và người sử dụng
lao động phải tham gia theo luật định.
Bước 2: Chuẩn bị sổ cả về số lượng, chất lượng, đóng dấu giáp lai và
ghi sổ BHXH.
§¹i häc Kinh tÕ quèc d©n LuËn v¨n tèt nghiÖp
Bước 3: Cơ quan BHXH chịu trách nhiệm phổ biến cho người lao
động linh hoạt kê khai một cách thống nhất.
Bước 4: Xét duyệt và ghi sổ ban đầu.
Bước 5: Kí nhận của người lao động.
Bước 6: Kí xác nhận của người sử dụng lao động và cơ quan BHXH.
Chúng ta có thể tìm hiểu công tác quản lí đối tượng tham gia thông
qua bảng số liệu 1:

Bảng 1: Tình hình tham gia BHXH Việt Nam giai đoạn 1995- 2004.
Năm Tổng số người
tham gia BHXH
( người)
Tốc độ tăng tuyệt
đối số người
tham gia ( người)
Tốc độ tăng
tương đối số
người tham gia
(%)
1995 2.275.998 --- ---
1996 2.821.444 545.446 23,97

1997 3.162.352 340.908 12,08
1998 3.392.224 229.872 7,27
1999 3.579.397 187.173 5,52
2000 3.771.390 191.993 5,36
2001 4.075.925 340.535 8,07
2002 4.564.400 488.475 11,98
2003 5.070.433 506.033 11,09

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×