Tải bản đầy đủ (.docx) (84 trang)

TÍCH HỢP KIẾN THỨC VĂN HỌC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM (1858 1918) Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (592.65 KB, 84 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA LỊCH SỬ
VŨ THỊ HIỀN

TÍCH HỢP
KIẾN THỨC VĂN HỌCTRONG DẠY HỌC
LỊCH SỬ VIỆT NAM (1858 - 1918)
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
CHUYÊN NGÀNH:
LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LỊCH SỬ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

HÀ NỘI - 2018

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA LỊCH SỬ
VŨ THỊ HIỀN


TÍCH HỢP
KIẾN THỨC VĂN HỌC TRONG DẠY HỌC
LỊCH SỬ VIỆT NAM (1858 - 1918)
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

CHUYÊN NGÀNH:
LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LỊCH SỬ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Kiều Thế Hưng

HÀ NỘI - 2018



LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn thầy Kiều Thế Hưng cùng các thầy cô trong
khoa lịch sử - trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ
em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp!
Trong quá trình thực hiện khóa luận, mặc dù đã có nhiều cố gắng, song
khó tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Em kính mong các Thầy Cô quan
tâm giúp đỡ để khóa luận hoàn thiện hơn!
Hà Nội ngày 22 tháng 4 năm 2018
Sinh viên
Vũ Thị Hiền


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sự nghiệp giáo dục và đào tạo của đất nước ta đang trong quá trình đổi
mới mạnh mẽ. Nghị quyết 40/2000/QH10 về đổi mới chương trình giáo dục phổ
thông đã nêu rõ: “Xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, sách
giáo khoa phổ thông mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ
trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ CHH-HĐH đất nước”. Đặc biệt, Nghị
quyết Hội nghị lần thứ VIII, BCHTW Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn
diện GD&ĐT đã khẳng định: “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất
lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây
dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt
Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của
mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu
quả. Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lí

tốt; có cơ cấu và phương pháp giáo dục hợp lí, gắn với xây dựng xã hội học tập;
đảm bảo điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa,
xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định
hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo
dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực”.
Việc thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới trên đây là trách nhiệm của
cả hệ thống chính trị, trong đó ngành giáo dục và đào tạo nói chung và đội ngũ
giáo viên các cấp nói riêng, luôn đóng vai trò là nhân tố trực tiếp quyết định tới
thành công của sự nghiệp đổi mới. Trong trường phổ thông, cùng với các môn
học khác, môn lịch sử có vị trí quan trọng trong việc hình thành phẩm chất và
năng lực cho học sinh. Đặc biệt, với đặc thù của mình, ngoài cung cấp tri thức
về quá trình hình thành, phát triển của loài người, môn lịch sử còn có ưu thế
trong việc giáo dục nhân cách, phẩm chất người học một cách toàn diện. Nhà
văn Nga thế kỉ XIX Trécnưiepxki đã từng nói: “...là người giáo dục không yêu
thích lịch sử thì chỉ có thể là một con người không phát triển đầy đủ về trí tuệ”.
[11; 186]Tuy nhiên, để hoàn thành được sứ mệnh lịch sử quan trọng này, cùng
5


với nội dung, việc xác định và vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học,
luôn có vai trò đặc biệt quan trọng, nhiều khi quyết định trực tiếp tới hiệu quả
của chất lượng dạy học lịch sử hiện nay.
Trong thời gian qua, rất nhiều phương pháp dạy học mới đã được vận
dụng vào quá trình dạy học, trong đó dạy học tích hợp được coi là một trong
những điểm nhấn quan trọng. Tích hợp trong dạy học lịch sử bao gồm nhiều nội
dung và với nhiều cách thức khác nhau, trong đó việc sử dụng hay là tích hợp
kiến thức văn học trong dạy học lịch sử được coi là một trong các phương pháp
rất hiệu quả, có tác động trực tiếp tới chất lượng dạy học lịch sử, đặc biệt là hiệu
quả giáo dục nhân cách, tư tưởng đạo đức và kích thích hứng thú học tâp lịch sử
cho học sinh, một trong những nội dung quan trọng, có tác động trực tiếp tới

hoạt động đổi mới dạy học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay.
Với cách tiếp cận trên đây, chúng tôi chọn vấn đề “ Tích hợp kiến thức
văn học trong dạy học lịch sử Việt Nam (1958 - 1918) ở trường trung học phổ
thông” làm đề tài nghiên cứu của mình và mong rằng, quá trình nghiên cứu đề
tài sẽ là quá trình tập dượt nghiên cứu khoa học và vận dụng kiến thức đã học
vào thực tiễn dạy học của bản thân, đồng thời góp phần nhỏ bé vào quá trình đổi
mới và nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Vấn đề sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử đã được đề cập đến
trong nhiều công trình nghiên cứu.
Trên thế giới, ngay từ những năm 70 của thế kỷ trước, trong một cuốn
sách nổi tiếng“Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào?”,N.G. Đairri, đã đánh giá
rất cao vai trò của tài liệu tham khảo, trong đó có tài liệu văn học. Ông nhấn
mạnh: để có một giờ học tốt, người thầy giáo phải kết hợp nhiều khâu khác
nhau, trong đó quan trọng nhất là tham khảo các tài liệu để làm phong phú thêm
cho bài giảng.
Ở Việt Nam, các nhà sư phạm lịch sử nổi tiếng như Phan Ngọc Liên,
Trần Văn Trị, Nguyễn Thị Côi, Trịnh Đình Tùng cũng đánh giá cao vai trò của
tư liệu văn học trong dạy học lịch sử. Trong các giáo trình “Phương pháp dạy
học lịch sử” ( NXBGD, H ,2002), các tác giả khẳng định: Các tác phẩm văn học
6


từ xưa đến nay trong lịch sử dân tộc cũng như lịch sử thế giới, luôn có vai trò to
lớn trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông, góp phần làm cho bài giảng phong
phú, hấp dẫn, nâng cao hứng thú học tập cho học sinh, giúp cho học sinh có
thêm cơ sở để nắm vững bản chất các sự kiện, hình thành khái niệm, hiểu rõ
những qui luật, bài học lịch sử, rèn luyện cho học thói quen nghiên cứu khoa học
và phát triển năng lực tư duy lịch sử.
Vai trò quan trọng của văn học đối với dạy học lịch sử còn được thể hiện

khá phong phú trong các sách và chuyên đề giáo dục lịch sử.
Trong cuốn “Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông
(một số chuyên đề)”, Tác giả Phan Ngọc Liên nhấn mạnh: Tài liệu văn học
không chỉ phản ánh cuộc sống mà còn là những tài liệu - sự kiện có giá trị không
chỉ đối với văn học mà cả sử học. Còn tác giả Nguyễn Thị Côi, trong cuốn
“Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả bài học lịch sử ở trường phổ
thông” (Nxb ĐHSP, H, 2006), thì cho rằng, một trong những biện pháp để nâng
cao hiệu quả bài học lịch sử là việc trình bày hình ảnh, xúc cảm cho học sinh và
việc sử dụng các đoạn trích trong các tác phẩm văn học có vai trò rất quan trọng
trong việc thực hiện nhiệm vụ này. Tinh thần này còn được thể hiện trong cuốn
“Rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ sư phạm môn lịch sử”(Nxb ĐHQG, H, 1995) của
các tác giả Nguyễn thị Côi, Trịnh Đình Tùng, Lại Đức Thụ, Trần Đức Minh.
Trong cuốn sách này, các tác giả đã coi tài liệu văn học là một trong những tài
liệu tham khảo quan trọng trong dạy học lịch sử, bên cạnh hệ thống các tài liệu
tham khảo khác.
Ngoài giáo trình, sách chuyên khảo, vấn đề sử dụng tài liệu văn học trong
dạy học lịch sử cò được đề cập khá phong phú trong các Tạp chí nghiên cứu
chuyên ngành, các đề tài Luận văn, Khóa luận và các Sáng kiến kinh nghiệm
trong thực tiễn dạy học. Ví như Khóa luận tốt nghiệp “Sử dụng tài liệu văn học
dân gian để dạy học Chương một: Văn hóa và truyền thống văn hóa dân tộc”,
lớp 11, của Nguyễn Thị Hằng. Hoặc“Sử dụng tài liệu văn học để nâng cao hiệu
quả bài học trong dạy học lịch sử Chương 2…”, của Đinh Thị Thu Hương, vv…
Nhìn chung các công trình nghiên cứu đều nhấn mạnh đến tầm quan trọng
và nêu lên được khá nhiều các biện pháp sử dụngtư liệu văn học trong dạy học
7


lịch sử ở trường phổ thông từ nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, theo chúng
tôi, cho đến nay, chủ yếu vẫn là các công trình liên quan đến sử dụng tư liệu văn
học mà vẫn ít các công trình nghiên cứu đầy đủ và sâu sắc về tích hợp kiến thức

văn học trong dạy học lịch sử, đặc biệt là đối với một giai đoạn cụ thể là lịch sử
Việt Nam giai đoạn 1858-1918, một trong những giai đoạn được coi là thời kỳ
“chuyển dạ” của lịch sử dân tộc, với rất nhiều sự kiện phong phú, sinh động cả
trong văn học và sử học. Và đề tài của chúng tôi là sự tiếp tục các công trình
nghiên cứu về vận dụng kiến thức văn học vào dạy học lịch sử trong những điều
kiện mới, nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới của hoạt động dạy học lịch sử ở trường
phổ thông hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là việc tích hợp kiến thức văn học vào
dạy học lịch sử ở trường phổ thông đối với giai đoạn 1858 - 1919 của lịch sử
Việt Nam. Cụ thể là phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1858-1918 trong chương
trình lịch sử lớp 11, THPT.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
4.1. Mục đích nghiên cứu:
Xác định nội dung và phương pháp tích hợp kiến thức văn học trong dạy
học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1858 - 1918, trong dạy học lịch sử ở trường
trung học phổ thông.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu lý luận và thực tiễn nhằm khẳng định vai trò quan trọng của
việc tích hợp kiến thức văn học trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông, đặc
biệt là trong hoạt động đổi mới hiện nay.
- Xác định nội dung kiến thức văn học cần và có thể tich hợp trong dạy
học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1858 - 1918, ở trường THPT hiện nay.
- Xác định hệ thống các biện pháp sư phạm nhằm tích hợp kiến thức văn
học trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1858 - 1918, ở trương trung học
phổ thông hiện nay.

8



5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở phương pháp luận:
Cơ sở phương pháp luận của đề tài dựa trên những quan điểm của chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối cùa Đảng và
Nhà nước ta về giáo dục và giáo dục lịch sử.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lí luận về tích hợp trong dạy học lịch sử ở trường THPT
- Nghiên cứu thực tiễn: trên cơ sở lý luận, chúng tôi điều tra, khảo sát việc
đổi mới phương pháp DH tích hợp trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông.
- Xác định nội dung và đề xuất các biện pháp nhằm tích hợp kiến thức văn
học trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1858 -1918, ở trường THPT
6. Đóng góp của đề tài
Khóa luận nghiên cứu việc tích hợp kiến thức văn học vào dạy học lịch sử
Việt Nam giai đoạn 1858-1918 ở trường phổ thông, cả về nội dung kiến thức
cũng như phương pháp thực hiện.
Đề tài sẽ góp phần khai thác hệ thống kiến thức văn học tiêu biểu cần và
có thể tích hợp trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1858 - 1919 và đề xuất
hệ thống các biện pháp sư phạm hiệu quả để thực hiện yêu cầu trên. Trên cơ sở
đó, giúp cho bản thân và giáo viên có thêm nguồn tư liệu tham khảo khi vận
dụng phương pháp dạy học này.
7. Cấu trúc đề tài
Ngoài Mở đầu, Kết luận và TL tham khảo, khóa luận gồm hai chương:
Chương I: Vấn đề tích hợp kiến thức văn học trong dạy học lịch sử Việt
Nam ở trường phổ thông -cơ sở lý luận và thực tiễn.
Chương II: Nội dung và biện pháp tích hợp kiến thức văn học vào dạy
học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1858-1918, ở trường THPT.
CHƯƠNG MỘT

VẤN ĐỀ TÍCH HỢP KIẾN THỨC VĂN HỌC
TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG

- CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.

9


1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài
1.1.1.1. Tích hợp
Tích hợp trong tiếng Anh là Integration, có nguồn gốc từ tiếng Latinh, có
nghĩa là xác lập lại cái chung, cái toàn thể, thống nhất trên cơ sở những bộ phận
riêng lẻ. Integration (n)/integrate (v) trong tiếng Anh có nghĩa là hợp lại thành
một hệ thống thống nhất, sự bổ sung thành thể thống nhất, sự hợp nhất, sự hòa
hợp với môi trường, (tiếng Anh - Mỹ còn nghĩa là sự hòa hợp chủng tộc, sự mở
rộng cho mọi chủng tộc).
Còn trong tiếng Việt, Tích hợp được ghép thành hai từ là từ “tích” và từ
“hợp”. Tích nếu hiểu theo danh từ có nghĩa là kết quả của phép nhân trong toán
học; Nếu hiểu “Tích” là động từ thì theo Từ điển tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học,
trang 981), giải thích là dồn góp từng ít cho thành số lượng đáng kể. Còn
“Hợp”, nếu hiểu theo danh từ có nghĩa là tập hợp mọi phần tử của các tập hợp
khác; Nếu hiểu theo động từ có nghĩa là gộp chung; Nếu hiểu theo tính từ thì có
nghĩa là không mâu thuẫn, đúng với đòi hỏi. Tích hợp lắp ráp, kết nối các thành
phần của một hệ thống theo quan điểm tạo nên một hệ thống toàn bộ. Như vậy,
tích hợp có thể hiểu là sự kết hợp, sự hợp nhất, sự hòa hợp các bộ phận, các
phần tử khác nhau thành một thể thống nhất.
Theo từ điển Tiếng việt thì tích hợp là lắp ráp, kết nối các thành phần của
một hệ thống để tạo nên một hệ thống đồng bộ.
Theo Trần Bá Hoành thì tích hợp là sự kết nối một cách hữu cơ, có hệ thống
những kiến thức (khái niệm) thuộc các môn học khác nhau thành một nội dung
thống nhất, dựa trên cơ sở mối quan hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập trong
các môn học đó.

Trong giáo dục học, khái niệm tích hợp đã xuất hiện từ thời kỳ Khai sáng
vào thế kỉ XVIII, được sử dụng để chỉ một quan niệm giáo dục toàn diện con
người, chống lại hiện tượng làm cho phát triển thiếu hài hòa, cân đối. Trong dạy
học các bộ môn, tích hợp được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các nội dung từ môn
học thành môn học mới, ví dụ như các môn Vật lí. Sinh học, Hóa học được tích
hợp thành khoa học tự nhiên; Các môn Lịch sử, Địa lý, Kinh tế học, Xã hội học
10


được tích hợp thành môn Nghiên cứu xã hội. Đây là cách hiểu truyền thống từ
400 năm nay.
Theo từ điển Giáo dục học: “Tích hợp là hành động liên kết các đối
tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực
khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học”.(Dẫn theo [19])
Tích hợp còn có thể hiểu theo cách khác là sự lồng ghép các nội dung vốn
có của môn học như lồng ghép nội dung giáo dục dân số, giáo dục môi trường.
Như vậy có thể hiểu tích hợp là sự kết hợp một cách hệ thống những kiến thức
khoa học và kiến thức thực tiễn thành một thể thống nhất.
1.1.1.2.Dạy học tích hợp
Dạy học tích hợp là một quan niệm lí luận dạy học giúp học sinh hình
thành được những năng lực giải quyết các tình huống thực tiễn một cách có
hiệu quả dựa trên sự huy động nội dung, kiến thức và kĩ năng thuộc nhiều lĩnh
vực khác nhau.
Theo giáo sư Đinh Quang Báo (Ủy viên Hội đồng Quốc gia Giáo dục và
Phát triển nhân lực phát biểu trên báo Giáo dục và Thời đại), thì dạy học tích
hợp là định hướng dạy học trong đó giáo viên tổ chức, hướng dẫn để học sinh
biết huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm
giải quyết các nhiệm vụ học tập, đời sống; Thông qua đó hình thành những kiến
thức, kĩ năng mới; Phát triển được những năng lực cần thiết, nhất là năng lực
giải quyết vấn đề trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống.

Hội nghị phối hợp trong chương trình của UNESCO, Paris 1972 đã đưa ra
định nghĩa: Dạy học tích hợp các khoa học “là một cách trình bày các khái niệm
và nguyên lý khoa học cho phép diễn đạt sự thống nhất cơ bản của tư tưởng
khoa học, tránh nhấn quá mạnh hoặc quá sớm sự sai khác giữa các lĩnh vực
khoa học khác nhau”(dẫn theo [7])
Đến Hội nghị về đào tạo giáo viên dạy học tích hợp các môn Khoa học
vào tháng 4/1973 tại Đại học Tổng hợp Maryland đã đưa ra một quan niệm tiến
bộ hơn về dạy học tích hợp các môn khoa học là phải chỉ ra cách thức chuyển
từ nghiên cứu khoa học sang triển khai ứng dụng, làm cho các tri thức kĩ thuật công nghệ trở thành một bộ phận quan trọng trong đời sống xã hội hiện đại
11


Quan điểm của Ban chỉ đạo đổi mới chương trình, sách giáo khoa sau
2015 cho rằng “dạy học tích hợp được hiểu là giáo viên tổ chức để học sinh huy
động đồng thời kiến thức, kỹ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải
quyết các nhiệm vụ học tập, thông qua đó lại hình thành những kiến thức, kỹ
năng mới, từ đó phát triển những năng lực cần thiết”.[3; 23-28]
Theo Đặng Thị Thuận An,“dạy học tích hợp là quá trình dạy học mà ở
đó, các thành phần năng lực được tích hợp với nhau trên cơ sở các tình huống
cụ thể để hình thành năng lực cho người học”.[2; 26]
1.1.1.3. Tích hợp kiến thức văn học trong dạy học lịch sử
Tích hợp kiến thức văn học vào dạy học lịch sử là phương pháp dạy học
mà ở đó, các kiến thức văn học được tích hợp với kiến thức lịch sử trong dạy
học lịch sử nhằm giải quyết một hay nhiều nhiệm vụ của dạy học lịch sử. Theo
đó, trong giờ học lịch sử, các kiến thức văn học được lồng ghép với các nội
dung lịch sử theo nhiều cách thức và mức độ khác nhau để làm nổi bật vấn đề,
sự kiện, nhân vật lịch sử.
1.1.1.4. Sử dụng tài liệu văn học và Tích hợp kiến thức văn học.
Khái niệm hay cụm từ “Tích hợp kiến thức văn học”, là khái niệm hoặc cụm
từ mới, được sử dụng khi mà phương pháp dạy học tích hợp được quan tâm và sử

dụng phổ biến gần đây. Tuy nhiên trên thực tế, cụm từ được sử dụng lâu dài và phổ
biến là cụm từ “Sử dụng tài liệu văn học”. Vậy nên hiểu hai khái niệm này như thế
nào cho đúng?.
Xét về bản chất, hai khái niệm này gần như là một và chúng có cùng một
nội hàm, đó là dùng văn học, thông qua văn học để nhận thức hoặc học tập lịch
sử, làm cho quá trình nhận thức hoặc học tập lịch sử phong phú, đa dạng và sinh
động hơn.
Tuy nhiên, nếu đi sâu phân tích để tìm sự khác biệt thì khái niệm “Tích
hợp kiến thức lịch sử” thường bao hàm nội dung rộng hơn, chung hơn, toàn thể
hơn so với khái niệm “Sử dụng tài liệu văn học”. Khái niệm tài liệu văn học,
phản ánh một dạng kiến thức cụ thể. Khái niệm kiến thức văn học được hiểu
rộng hơn, nó có thể là tài liệu văn học, có thể là sự nhận thức, sự hiểu biết về, sự
đánh giá về tài liệu văn học... Mặt khác, sử dụng tài liệu văn học hay tích hợp
12


kiến thức văn học, như trên đã nói, xét về bản chất và chung nhất, có thể hiểu
chúng có chung nội hàm, nhưng về cách thể hiện thì khác nhau, trong đó từ “tích
hợp” là khái niệm mới, phù hợp với nội dung và định hướng đổi mới trong dạy
học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng hiện nay.
1.1.2. Mối quan hệ giữa văn học và sử học.
Vì sao có thể tích hợp kiến thức văn học trong dạy học lịch sử? Bởi giữa
văn học và sử học có mối quan hệ chặt chẽ. Văn học hay Sử học đều có chức
năng phản ánh hiện thực khách quan, chỉ có điều chúng phản ánh hiện thực bằng
cách thức khác nhau mà thôi. Vì thế, tìm hiểu mối quan hệ khách quan giữa văn
học và sử học là tìm hiểu cơ sở khoa học của việc tích hợp kiến thức văn học
trong dạy học lịch sử.
Việc xếp văn học, sử học và triết học vào một khối nguyên hợp “văn-sửtriết bất phân” đã nói lên mối quan hệ nhiều mặt và khăng khít giữa văn học và
sử học. Lịch sử phản ánh những gì xảy ra trong quá khứ của xã hội loài người,
bao gồm những sự kiện, nhân vật,...có thật. Vì thế lịch sử chính là hiện thực đã

diễn ra trong quá khứ và cho dù là quá khứ gần hay quá khứ xa thì nó vẫn là một
quá khứ hiện thực. Còn văn học là tấm gương phản chiếu đời sống xã hội. Điều
đó có nghĩa là toàn bộ các sự kiện, nhân vật, tư tưởng và tình cảm thể hiện trong
văn học đều là sự phản ánh đời sống xã hội. Văn học lấy lịch sử làm đề tài hay
nói cho rõ hơn thì phản ánh hiện thực là một trong những nguyên lí cơ bản của
văn học. Bởi vậy, khi văn học phản ánh một đề tài lịch sử, người nghệ sĩ còn
mang trong mình vai trò của một nhà sử học. Người nghệ sĩ phải chịu trách
nhiệm trước công chúng về kiến thức lịch sử. Văn học, dù là văn học lãng mạn
thì cũng là sự phản ánh hiện thực, chỉ có điều nó phản ánh hiện thực theo cách
lãng mạn mà thôi.
Như vậy thì cả văn học và sử học đều có một điểm chung là sự phản ánh
hiện thực cuộc sống của xã hội loài người. Mặc dù ở những mức độ khác nhau
nhưng đối tượng phản ánh của chúng hoàn toàn giống nhau. Vì thế giữa văn học và
sử học có nhiều mối tương đồng. Chính những điểm tương đồng đó làm cho văn

13


học và lịch sử có mối liên hệ gắn bó sâu sắc với nhau, mà có người nói là trong văn
có sử, trong sử có văn.
Mối liên hệ có thể nói là tầm vĩ mô giữa văn học và sử học, là cơ sở khách
quan của việc tích hợp chúng trong các hoạt động nhận thức, trong đó có dạy
học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng. Vậy thì vấn đề tích hợp kiến thức
của hai chuyên ngành này là một điều không cần phải bàn cãi.
1.1.3. Vai trò, ý nghĩa của việc tích hợp kiến thức văn học trong dạy
học lịch sử Việt Nam ở trường phổ thông
1.1.3.1. Vai trò:
Có một sự thật là, hiện nay không ít người học không thích học sử, phần
vì kiến thức nhiều, lại cảm thấy học sử khô khan, thiếu hấp dẫn. Thiết nghĩ
chẳng có trang sử của một quốc gia, dân tộc nào tẻ nhạt khi mà từng ngày họ

phải sống, đấu tranh để sinh tồn, phải từng ngày vươn lên, xây dựng cho dân tộc,
quốc gia mình và cho nhân loại những giá trị vật chất và tinh thần mới. Vì vậy,
vấn đề đặt ra không phải ở bản thân kiến thức lịch sử, mà chính là ở người dạy
sử. Nếu vốn tri thức lịch sử nghèo nàn, hạn chế về tài liệu tham khảo, về cách
thức diễn đạt, thì khó có thể trả lại cho bộ môn lịch sử vị thế vốn có của nó.
N.G.Đairri trong “Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào?” đã nêu lên tầm quan
trọng của việc sử dụng tài liệu tham khảo trong dạy học lịch sử: “để có một giờ
học tốt người giáo viên phải kết hợp được nhiều khâu khác nhau, quan trọng
nhất là tham khảo các tài liệu để làm cho các nội dung bài giảng phong phú,
chính xác”[10]. Và kiến thức văn học sẽ là một trong những biện pháp quan
trọng nhằm góp phần khắc phụcnhững hạn chế trên đây.
Việc học sử có sự tích hợp với kiến thức văn học sẽ làm cho những kiến
thức lịch sử trở nên phong phú, đa chiều. Từ đó kích thích hứng thú học tập của
học sinh. Sẽ là không quá lời khi nói sinh mệnh của lịch sử có phần nào đó gắn
với văn chương. Khi mọi nhận thức lịch sử chỉ dừng lại ở việc ghi nhớ máy móc
những sự kiện, những trận đánh, những nhân vật, hay những địa danh mà không
có sự suy ngẫm, chiêm nghiệm thì lịch sử sẽ trở nên nhàm chán, vô vị. Những
trận đánh, những nhân vật, những sự kiện, những địa danh sẽ trở thành một thứ
14


tri thức vô hồn và nhanh chóng bị lãng quên, nó sẽ bị mai một và mất dần chỗ
đứng trong lòng con người. Hay nói cách khác việc tích hợp kiến thức văn học
vào lịch sử giúp việc dạy - học lịch sử trở nên hấp dẫn, hứng thú hơn đối với cả
người dạy và người học.
Không chỉ dừng lại ở đó, việc tích hợp kiến thức văn học vào lịch sử còn
làm cho lịch sử trở nên sâu sắc. Một chiến thắng Điện Biên Phủ mà ý nghĩa của
nó càng được khắc sâu hơn nữa trong lòng các thế hệ học sinh và nhân dân Việt
Nam như một bản hùng ca bất hủ nếu trong giờ học sử người giáo viên nhắc đến
những vần thơ của nhà thơ Tố Hữu:

Chín năm làm một Điện Biên
Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng
Hay ngược lại, chỉ cần nhắc đến hai câu thơ này, người ta cũng có thể nhìn
thấy được một chiến thắng Điện Biên mang ý nghĩa và tầm vóc lớn lao của cả dân
tộc Việt Nam.
Thực tế cho thấy dạy học tích hợp kiến thức văn học vào lịch sử kích
thích giáo vên bộ môn lịch sử không ngừng tư duy, trau dồi thêm kiến thức văn
học ở nhiều khía cạnh khác nhau để có một phông kiến thức đủ sâu, rộng, đáp
ứng yêu cầu của dạy học tích hợp.
Các tác phẩm văn học được đưa vào giảng dạy bộ môn lịch sử góp phần
làm phát huy tính tích cực, tư duy liên hệ, kết nối kiến thức cho học sinh. Tư duy
liên hệ, kết nối kiến thức được hình thành từ bài giảng tích hợp của giáo viên,
được học sinh tiếp thu, rèn luyện để trở thành kĩ năng. Từ kĩ năng tư duy liên hệ
giữa kiến thức văn học và sử học, dần dần giúp học sinh rèn luyện kĩ năng này
giữa các bộ môn khác có liên quan một cách linh hoạt, và trở thành kĩ năng giải
quyết vấn đề thực tiễn trong cuộc sống.
Nhà phê bình văn học Hoài Thanh đã nhận định rằng“Văn chương gây
cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có”. Câu
nói đó không chỉ đúng với văn chương mà còn đúng trong trường hợp dùng kiến
thức văn học trong giảng dạy bộ môn lịc sử. Văn học góp phần hỗ trợ lịch sử
thực hiện tốt chức năng giáo dục hay chức năng nêu gương - chức năng mang
tính xã hội. “Lịch sử là tấm gương soi cho các thế hệ sau, nó phản ánh sự cần
thiết cần “ôn cố nhi tri ân”(Biết điều đã qua để hiểu cái mới”), đáp ứng nhu
15


cầu của xã hội và con người ngày nay”.[13; 97] Vậy văn học giúp lịch sử thực
hiện chức năng giáo dục đạo đức, giáo dục tư tưởng, tình cảm, rèn luyện phẩm
chất bằng cách nào? Xin được lấy một ví dụ sau để làm sáng tỏ điều này.
Ngày 17/2/1859, Pháp nổ sung tấn công thành Gia Định, quân triều đình

không phối hợp cùng nhân dân chống giặc ngoại xâm mà nhanh chóng tan rã.
Giáo viên có thể cho học sinh nghe bài thơ Chạy giặc của Nguyễn Đình Chiểu:
Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây
Một bàn cờ thế phút sa tay
Bỏ nhà lũ trẻ lơ thơ chạy
Mất ổ bầy chim dáo dác bay
Bến nghé cửa Tiền tan bọt nước
Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây
Hỡi trang dẹp loạn dày đâu vắng
Nỡ để dân đen mắc nạn này.
Bài thơ giúp học sinh khi học sự kiện này không chỉ đơn thuần là một sự
kiện tấn công của quân địch, mà còn giúp học sinh cảm nhận được nỗi đau
thương của dân tộc, căm thù tội ác của thực dân Pháp, thương xót trước nỗi đau
của nhân dân, đồng thời có thái độ phê phán trước thái độ bàng quan của triều
đình nhà Nguyễn. Như thế văn học đã hoàn thành tốt nhiệm vụ hỗ trợ lịch sử
trong việc thực hiện chức năng giáo dục của mình.
Ngoài chức năng giáo dục, việc tích hợp kiến thức văn học vào giảng dạy
lịch sử ở trường phổ thông cũng góp phần nâng cao hiểu biết của học sinh vì các
em đồng thời được tiếp nhận cả kiến thức lịch sử và kiến thức văn học
1.1.3.2. Ý nghĩa:
a. Về kiến thức:
Trong học tập ở trường phổ thông, môn lịch sử cũng như những môn học
khác đều coi sách giáo khoa là tài liệu học tập chủ yếu của học sinh, là cẩm nang
giảng dạy của người giáo viên. Tuy nhiên lịch sử là môn học “cung cấp cho học
sinh những tri thức về nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội trong quá trình phát
triển của lịch sử dân tộc và thế giới”.[8;159] Trong khi đó, nội dung sách giáo
khoa thường “tĩnh” hơn so với sự phát triển của khoa học lịch sử. Vì vậy, việc
nắm vững sách giáo khoa chưa đủ để giáo viên thực hiện một giờ giảng thành
công, tạo được sự hứng thú cho học sinh trong giờ học. Để làm được điều này,
đòi hỏi giáo viên phải sử dụng phương pháp dạy học mà ở đó phải có sự kết hợp

16


với các tài liệu tham khảo khác để xậy dựng thành công một bài học trên lớp vừa
phong phú sinh động vừa sâu sắc, truyền cảm. Thông qua việc tích hợp kiến
thức văn học vào dạy học lịch sử sẽ giúp hoạt động dạy - học của thầy và trò
diễn ra sôi nổi, hứng khởi hơn so với giờ học thông thường, không sử dụng tài
liệu tham khảo mà chỉ truyền thụ những tri thức lịch sử một cách khô khan.
Đồng thời các em sẽ được khắc sâu kiến thức lịch sử thông qua việc liên hệ với
các kiến thức văn học. Từ đó, các em không chỉ nắm được kiến thức cơ bản về
bức tranh quá khứ mà còn nắm được bản chất của sự kiện, hiện tượng lịch sử
trong bức tranh quá khứ đó, năng động và linh hoạt hơn trong tu duy liên hệ.
Ví dụ: Khi dạy lịch sử lớp 11, Bài 19: “Nhân dân Việt Nam kháng chiến
chống Pháp xâm lược (Từ 1858 đến trước năm 1873”, mục 1(I): Tình hình Việt
Nam đến giữa thế kỉ XIX (trước khi thực dân Pháp xâm lược), để nói về sự
khủng hoảng của chế độ phong kiến nhà Nguyễn, GV có thể sử dụng câu ca dao:
Con ơi mẹ bảo con này
Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan
Câu ca dao trên đã phản ánh sinh động tội ác của cường hào địa chủ đối
với người nông dân, qua đó giúp học sinh hiểu được sự khủng hoảng của chế độ
phong kiến nhà Nguyễn, góp phần khắc sâu kiến thức cho các em về sự khủng
hoảng của chế độ phong kiến nhà Nguyễn, giúp các em hình dung được bức
tranh xã hội phong kiến đã thối nát dưới triều Nguyễn một cách sinh động, đầy
hình ảnh.
b. Về thái độ:
Về thái độ, việc tích hợp kiến thức văn học vào dạy học lịch sử còn có ý
nghĩa giáo dục tư tưởng, tình cảm cho học sinh.Về điều này, Bielinxki cho rằng
nhà thơ, ngay cả các nhà thơ vĩ đại nhất cũng phải đồng thời là những nhà tư
tưởng. Đồng tư tưởng với Bielinxki nhà nghiên cứu Lê Ngọc Trà lại quan niệm
rằng nghệ thuật bao giờ cũng là tiếng nói của tình cảm con người, là sự tự giãi

bày và gửi gắm tâm tư. Đó là cơ sở để văn học khơi dậy trong trái tim học sinh
những rung cảm, những xảm xúc lịch sử. Bằng sự hướng dẫn của giáo viên,
thông qua những nhân vật, những hiện tượng, những sự kiện lịch sử, học sinh có
những đánh giá nhận xét về nhân vật, hiện tượng, sự kiện lịch sử một cách chính
xác, khách quan và khoa học. Trên cơ sở đó, các em có thái độ yêu ghét đúng
17


đắn và tự rút ra cho mình những bài học đạo đức về cách sống; đồng thời giáo
dục thế hệ trẻ ngày nay luôn vững vàng niềm tin, thái độ kiên định, tin tưởng
vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Ví dụ: Khi học bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm
lược (Từ 1858 đến trước năm 1873) trong chương trình lịch sử lớp 11, mục 1
(III)-Nhân dân ba tỉnh miền Đông tiếp tục kháng chiến sau Hiệp ước 1862, giáo
viên có thể dùng những câu thơ của Nguyễn Đình Chiểu nói về vị anh hùng
Nguyễn Trung Trực như sau:
Trong Nam, tên họ nổi như cồn
Mấy trận Gò Công nức tiếng đồn
Đấu đạn hỡi rêm tàu bạch quỉ
Hơi gươm thêm rạng vẻ huỳnh môn
Qua đoạn thơ trên, giáo viên hình thành cho học sinh biểu tượng về người
anh hùng Nguyễn Trung Trực. Từ đó giáo dục các em lòng kính trọng, biết ơn
đối với những người anh hùng đã hi sinh vì sự nghiệp bảo vệ tổ quốc; Giáo dục
truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.
c. Về kỹ năng:
Tích hợp kiến thức văn học trong dạy học lịch sử không chỉ giúp học sinh
trau dồi kiến thức, bồi dưỡng tư tưởng tình cảm mà còn giúp học sinh phát triển
năng lực tư duy liên hệ. Những kiến thức văn học được giáo viên sử dụng để
giảng dạy lịch sử trên lớp yêu cầu học sinh phải phát triển năng lực nhận thức
trước tiên. Sau đó, dưới sự định hướng, dẫn dắt của giáo viên giúp học sinh phát

triển năng lực tư duy của bản thân bao gồm so sánh, phân tích, đánh giá, tổng
hợp, liên hệ,…
Từ việc phát triển năng lực tư duy trong học tập, dần dần trở thành một kĩ
năng không chỉ trong học tập mà còn trở thành kĩ năng trong cuộc sống, giúp
các em năng động, bản lĩnh hơn với cuộc đời thực.
Ví dụ: Khi học Bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm
lược (Từ 1858 đến trước năm 1873), trong chương trình LS lớp 11, mục 2(II):
Kháng chiến lan rộng ra các tỉnh miền Đông Nam Kì. Hiệp ước 5-6-1862, giáo
viên có thể sử dụng bài thơ Thất tỉnh Vĩnh Long của Phan Văn Trị để minh họa:
Tò te kèn thổi tiếng năm ba,
Nghe lọt vào tai, dạ xót xa,
Uốn khúc sông rồng mù mịt khói,
18


Vắng hoe thành phụng ủ sầu hoa
Tan cảnh nát nhà cảm nỗi câu ly hận,
Cắn đất, thương thay cuộc giảng hòa
Gió bụi đòi cơn xiêu ngã cỏ,
Ngậm cười hết nõi nỗi quan ta!.
Đoạn thơ trên không chỉ giúp học sinh phát triển năng lực nhận thức
của các em, cung cấp cho các em kiến thức về sự kiện triều đình Nguyễn kí với
Pháp hiệp ước Nhâm Tuất 1862 mà còn giúp các em phân tích sự kiện để hiểu
được thái độ của nhân dân ta trước sự kiện trên, trách nhiệm của nhà Nguyễn
trong việc để mất nước ta vào tay giặc.
Như vậy, bên cạnh sách giáo khoa, với những kiến thức lịch sử cơ bản thì
kiến thức văn học sẽ hỗ trợ rất đắc lực cho việc dạy học lịch sử, nếu như giáo
viên biết tích hợp nó một cách hợp lí, hiệu quả vào bài giảng của mình.
1.1.4. Một số yêu cầu cơ bản khi tích hợp kiến thức văn học trong dạy
học lịch sử

Tích hợp kiến thức văn học vào dạy học lịch sử mang lại hiệu quả cao,
góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy - học tập bộ môn lịch sử. Tuy nhiên,
trong quá trình thực hiện phương pháp này và đưa vào giảng dạy, giáo viên cần
lưu ý một số điểm sau:
Thứ nhất, kiến thức văn học được tích hợp vào bài học lịch sử phải đảm
bảo tính khoa học, giá trị giáo dục, giáo dưỡng. Kiến thức văn học phải phản
ánh đúng đắn, sinh động và góp phần làm nổi bật vấn đề lịch sử, hay sự kiện,
nhân vật lịch sử được đề cập đến trong bài học.
Thứ hai, lựa chọn kiến thức văn học để tích hợp vào bài giảng lịch sử cần
chú ý sự phù hợp của kiến thức văn học với kiến thức lịch sử. Kiến thức văn học
phải phản ánh đúng nội dung lịch sử, tránh trường hợp “râu ông nọ cắm cằm bà
kia”, hoặc kiến thức văn học làm loãng kiến thức lịch sử.
Thứ ba, kiến thức văn học được sử dụng phải vừa đủ và phù hợp với trình
độ nhận thức của học sinh.
+ Khối lượng tri thức văn học trong một giờ học không được quá dài làm
ảnh hưởng đến việc đảm bảo khối lượng tri thức lịch sử.

19


+ Độ dài kiến thức văn học trong một ví dụ mà giáo viên đưa ra không
được dài dòng, lan man, chỉ đưa những kiến thức trọng tâm để làm nổi bật nhân
vật, sự kiện hay vấn đề lịch sử.
Thứ tư, giáo viên cần lựa chọn phong cách, ngữ điệu phù hợp với đặc
trưng kiến thức văn học để làm tăng cảm hứng, tăng sự truyền thụ tới học sinh,
giúp các em cảm nhận sâu sắc vấn đề lịch sử.
Thứ năm, đối với các loại kiến thức văn học dân gian, giáo viên cần loại
bỏ những yếu tố thần bí, hoang đường khi đưa vào tích hợp trong bài lịch sử,
nhằm tránh tình trạng hiện đại hóa lịch sử.
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.2.1. Thực tiễn việc tích hợp kiến thức văn học trong dạy học lịch sử
Việt Nam ở trường phổ thông
1.2.1.1. Về phía giáo viên
Theo nghị quyết đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục 29NQ/TW về
“Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát
huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người
học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc” thì dạy học
tích hợp được xem là một phương pháp dạy học đáp ứng được những yêu cầu
trên, giúp phát triển năng lực học sinh.
Nhiều giáo viên lịch sử đã và đang sử dụng phương pháp dạy học tích hợp
trong bộ môn của mình. Trong đó, kiến thức văn học được xem là kiến thức chủ
đạo để tích hợp vào dạy học lịch sử, và đã đạt được một số kết quả tích cực rõ
rệt trong giờ dạy. Học sinh sôi nổi, tập trung và hứng thú hơn với giờ học lịch
sử. Giáo viên từ đó cũng trở nên say mê hơn với tiết giảng của mình. Đó là một
tác động tích cực hai chiều mà giờ hoc tích hợp mang lại.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện dạy học tích hợp nói chung và tích hợp
kiến thức văn học vào phần lịch sử Việt Nam nói riêng, các giáo viên gặp không ít
khó khăn.
Trước hết là khó khăn về tâm lí. Các giáo viên dạy lịch sử cũng như các
giáo viên bộ môn khác, khi phải thay đổi phương pháp dạy học cũ bằng một
phương pháp dạy học hoàn toàn mới không phải là một điều dễ thích nghi, đặc
20


biệt với một số giáo viên lâu năm, không có xu hướng đổi mới. Bởi phương
pháp dạy học tích hợp bản thân nó là một phương pháp mới, lại đòi hỏi người
giáo viên nhiều hơn những kinh nghiệm, những phương pháp dạy học đang có,
nhiều hơn những tri thức từ các lĩnh vực khác nhau. Điều đó không ngoại lệ với
giáo viên lịch sử ở trường phổ thông.
Thực tế cho thấy một số giáo viên hiện nay còn lúng túng cả về nhận thức

và thực hành đối với việc dạy học tích hợp ở trường phổ thông, trong đó có cả
giáo viên lịch sử về vấn đề dạy học tích hợp kiên thức văn học vào lịch sử.
Một trở ngại với vấn đề tích hợp kiến thức văn học vào dạy học lịch sử ở
trường phổ thông, đó là việc môn lịch sử bị xem là môn học phụ, không được
các trường phổ thông và xã hội quan tâm như các môn văn, anh, toán,...Việc đó
cũng làm ảnh hưởng đến khả năng kích thích hứng thú đổi mới phương pháp dạy
học nhằm thu hút học sinh của các giáo viên.
1.2.1.2. Về phía học sinh:
Quan niệm của xã hội về môn sử cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tư tưởng
của các em. Gia đình và xã hội không coi trọng môn sử, trong nhà trường môn
lịch sử lại bị coi là môn học phụ. Ý thức học tập bộ môn này vì thế không cao.
Các em có thể thích lịch sử, nhưng đó không phải là môn học chính, các em
không lựa chọn để thi nên khả năng tìm hiểu, học tập bộ môn lịch sử sẽ bị hạn
chế về nhiều mặt.
Môn lịch sử với những đặc trưng của nó là các sự kiện gắn với mốc thời
gian ngày/tháng/năm là một khó khăn đối với họ sinh khi phải nhớ nhiều các sự
kiện lịch sử, nhân vật lịch sử gắn với mốc thời gian tương đương cùng một lúc
khiến các em nảy sinh tâm lí chán nản, không muốn học bài, vì không có
phương pháp học lịch sử đúng đắn.
Thực trạng học sinh không thích học sử, ngại học sử một phần nguyên
nhân xuất phát từ phương pháp dạy học của giáo viên chưa kích thích tư duy,
phát triển năng lực cho học sinh, chưa truyền được cả hứng cho các em.
Con người thường có tâm lí chung là không quan tâm nhưng gì người ta
không thích. Xuất phát từ tâm lí không thích học sử, ngại học sử của học sinh

21


như đã nói ở trên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hứng thú học tích hợp kiến
thức văn học vào kiến thức lịch sử.

Hiện nay có khá nhiều ý kiến cho rằng thực trạng học sinh không thích
học môn lịch sử bắt nguồn từ lối dạy truyền thống đọc - chép, quan điểm này
đúng trong nhiều trường hợp. Tuy nhiên với việc giáo viên ngày nay, đặc biệt là
đội ngũ giáo viên trẻ đang luôn không ngừng tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy
học lịch sử với nhiều phương pháp khác nhau đã khiến cho giờ học lịch sử trở
nên sôi nổi hơn, học sinh say mê hơn, hứng thú hơn. Một trong những phương
pháp dạy học được các giáo viên ở trường phổ thông áp dụng nhiều hơn cả có lẽ
là phương pháp tích hợp kiến thức văn học vào dạy học lịch sử bởi những mối
liên hệ nhiều mặt giữa chúng.
1.2.2. Đánh giá thực trạng việc tích hợp kiến thức văn học trong dạy
học lịch sử Việt Nam ở trường phổ thông
1.2.2.1. Ưu điểm
Lịch sử và văn học đều là bộ môn khoa học xã hội, hơn nữa giữa văn học
và lịch sử lại có mối quan hệ gắn bó sâu sắc nên trong giảng dạy lịch sử có nhiều
bài, nhiều phần có thể liên hệ, tích hợp với kiến thức văn học để bài giảng đạt
hiệu quả cao nhất. Điều này giúp giáo viên dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm, lựa
chọn các sự kiện, các mục, phần trong bài giảng lịch sử để có thể tích hợp kiến
thức văn học.
Kiến thức văn học bao gồm nhiều thể loại khác nhau. Trong hai dòng văn
học chính là văn học viết và văn học dân gian, trong mỗi dòng văn học lại tồn tại
những thể loại khác nhau, ví như văn học dân gian mang trong nó cả thần thoại,
truyền thuyết, cổ tích đến truyện cười, truyện ngụ ngôn, vè, tục ngữ, thành ngữ,
ca dao...; văn học viết hình thành với nhiều thể loại khác nhau qua từng thời kì,
thời kì đầu chủ yếu là thơ với hai loại cổ thể và cận thể, trải qua quá trình phát
triển với muôn vàn thể loại khác nhau, đặc biệt các thể loại văn học lịch sử góp
phần giúp giáo viên khai thác được nhiều kiến thức văn học và lựa chọn kiến
thức văn học phù hợp tích hợp vào bài giảng lịch sử.
Cả văn học và lịch sử đều có cùng chức năng giáo dục tư tưởng, tình cảm
và nhân cách cho học sinh. Các đề tài văn học có liên quan đến lịch sử khá
22



phong phú như văn học cách mạng, văn học yêu nước,... đã phản ánh đúng tinh
thần của lịch sử. Giáo viên có thể tận dụng đặc điểm này để thể thực hiện chức
năng giáo dục của lịch sử một cách hiệu quả, triệt để hơn.
Đối với học sinh, trong giờ học sử, được lắng nghe cô giáo lồng ghép các
bài thơ, kể những câu chuyện văn học thú vị về một sự kiện, một nhân vật lịch
sử,...thì giờ học sử sẽ trở nên hấp dẫn, thú vị hơn thay vì chỉ đọc chép hay giảng
bài thông thường. Học sinh cũng dễ tiếp thu các kiến thức lịch sử hơn.
1.2.2.2. Hạn chế
Tích hợp kiến thức văn học vào dạy học lịch sử cũng có nhược điểm
tương tự như dạy học tích hợp, vì giáo viên cần phải có một lượng tri thức văn
học tốt hoặc ít nhất vừa đủ để thực hiện thành công một giờ học tích hợp như
thế. Vì vậy mất nhiều thời gian và công sức là một điều dễ hiểu. Việc mất nhiều
thời gian không chỉ trong khâu tìm kiếm, tích lũy tri thức văn học, tức là khâu
chuẩn bị mà còn xảy ra với giờ giảng trên lớp, nếu không thành thạo và biến nó
thành kĩ năng dễ dẫn tới “cháy giờ” vì tốn thời gian cho việc lồng ghép các kiến
thức văn học vào kiến thức lịch sử, mà không biết phân phối kiến thức sao cho
phù hợp, nhất là với những giáo viên ít kinh nghiệm, còn tham kiến thức. Ngược
lại, đối với HS việc tiếp thu quá nhiều kiến thức một lúc sẽ bị quá tải, đi ngược
với chủ chương dạy học giảm tải, tinh giản nội dung hiện nay của bộ giáo dục.
Giáo viên quá lạm dụng kiến thức văn học vào việc giảng dạy cũng có thể
khiến học sinh giảm dần hứng thú, thậm chí còn nảy sinh tâm lí chán nản vì phải
tiếp thu quá nhiều kiến thức văn học cùng một lúc bên cạnh kiến thức chính kiến thức lịch sử, nguy hiểm hơn giáo viên rất có thể rơi vào tình trạng sa đà,
đánh mất trọng tam bài học, biến giờ học lịch sử thành giờ học văn.

23


CHƯƠNG HAI


NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP
TÍCH HỢP KIẾN THỨC VĂN HỌC
TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM ( 1858 - 1918),
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.
2.1. VỊ TRÍ, NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ
NĂM 1858 ĐẾN 1918.
Bộ môn lịch sử nói chung và chương trình lịch sử Việt Nam nói riêng ở
trường trung học phổ thông có vai trò quan trọng góp phần giáo dục và hình
thành con người mới xã hội chủ nghĩa mà trước hết là con người Việt Nam.
Song, “tri thức lịch sử đối với giáo dục thế hệ trẻ không chỉ làm cho các em
hiểu biết, tự hào với ông cha, trân trọng những giá trị to lớn của di sản vật chất
và tinh thần mà còn tạo ra sự nhạy cảm với những gì mà dân tộc, thời đại, nhân
loại quan tâm, tăng thêm ý thức trách nhiệm với xã hội”[16; 4]
2.1.1.Vị trí
Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1858-1918 nằm trong phần ba của chương
trình lịch sử lớp 11 (Chương trình chuẩn). Phần này gồm 2 chương:
+ Chương 1: Việt Nam từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX - Gồm ba bài: Từ
bài 19 đến bài 21.
+ Chương 2: Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến hết chiến tranh thế giới thứ
nhất (1918) - Gồm 3 bài: Từ bài 22 đến bài 24 và Sơ kết lịch sử Việt Nam
(1858-1918).
2.1.2. Mục tiêu
Về kiến thức, khi học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1858 - 1918, học sinh
cần nắm được:
+ Sự khủng hoảng của chế độ phong kiến Việt Nam giữa thế kỉ XIX trước
âm mưu xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp.
+ Quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam từ 1858 đến cuối thế kỉ
XIX và công cuộc kháng chiến chống pháp của triều đình Nguyễn và nhân dân
ta trong những năm này, thấy được trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để

mất nước ta vào tay thực dân Pháp.
24


+ Những biến đổi về kinh tế - xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc
địa lần thứ nhất của thực dân Pháp và phong trào yêu nước và cách mạng Việt
Nam từ đầu thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914).
+ Việt Nam trong những năm chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918).
Về thái độ, học LSVN giai đoạn 1858-1918, học sinh cần có thái độ căm
ghét chiến tranh và cuộc xâm lược phi nghĩa của thực dân Pháp; lên án thái độ
thiếu quyết tâm đánh giặc của triều đình nhà Nguyễn, trân trọng, tự hào về cuộc
kháng chiến chống Pháp bền bỉ và sôi nổi của nhân dân ta; khâm phục những
tấm gương anh dũng đã lập công lớn đánh giặc, những người đã hi sinh oanh liệt
vì quê hương đất nước.
Về kĩ năng, học sinh cần rèn luyện các kĩ năng tư duy phân tích, tổng
hợp, đánh giá,...
2.1.3. Nội dung cơ bản
Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1858-1918 gồm hai chương lớn:
Chương 1: Việt Nam từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX có những nội dung
cơ bản sau:
+ Nội dung thứ nhất: Nước Việt Nam giữa thế kỉ XIX - trước cuộc xâm
lược của tư bản Pháp.
Từ thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam đã
bước vào giai đoạn khủng hoảng, mà biểu hiện là sự nảy sinh của những mâu
thuẫn xã hội được thể hiện bằng những cuộc bạo loạn và khởi nghĩa nông dân
trên khắp cả nước và sự sa sút của nền kinh tế.
Giữa lúc đó, các nước phương Tây đang trên con đường phát triển của chủ
nghĩa tư bản, yêu cầu về thị trường, nguyên liệu và nhân công khiến các nước
phương Tây ráo riết đi xâm lược thuộc địa, bành trướng thế lực sang phương
Đông, trong đó có Việt Nam. Thông qua hoạt động của một số giáo sĩ kết hợp

với nhiều thủ đoạn, thực dân Pháp đã tích cực chuẩn bị thực hiện âm mưu xâm
lược Việt Nam.
+ Nội dung thứ hai: Thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam và cuộc
kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta.
Ngày 1-9-1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha nổ súng tấn công cửa biển
Đà Nẵng, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
25


×