Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN NGHỀ NUÔI VỌP SÔNG (Geloina coaxans Gmelin, 1791) TẠI HUYỆN CẦN GIỜ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA THỦY SẢN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN NGHỀ NUÔI
VỌP SÔNG (Geloina coaxans Gmelin, 1791) TẠI HUYỆN
CẦN GIỜ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

SINH VIÊN THỰC HIỆN
NGÀNH
KHÓA

: TRƯƠNG HỮU KHUÊ
: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
: 2005 – 2009

Thành phố Hồ Chí Minh
08 – 2009


ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN NGHỀ NUÔI
VỌP SÔNG (Geloina coaxans Gmelin, 1791) TẠI HUYỆN
CẦN GIỜ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Thực hiện bởi

TRƯƠNG HỮU KHUÊ

Khóa luận được đệ trình để hoàn tất yêu cầu cấp bằng Kỹ sư ngành


Nuôi Trồng Thủy Sản

Giáo viên hướng dẫn: TS. NGUYỄN VĂN TRAI

Thành phố Hồ Chí Minh
08 - 2009

i


LỜI CẢM TẠ
Kính dâng lên cha mẹ lời biết ơn sâu sắc nhất.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu nhà trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Quý Thầy, Cô Khoa Thủy Sản và các Khoa khác đã tận tình dạy dỗ chúng tôi
suốt quá trình học tập tại trường.
Ban lãnh đạo phòng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Cần Giờ,
trạm Kiểm dịch thủy sản Cần Giờ, trạm Khuyến Nông huyện Cần Giờ đã tận tình giúp
đỡ chúng tôi hoàn thành đề tài.
Các bạn trong khoa thủy sản cùng khóa đã giúp đỡ chúng tôi trong suốt thời gian
học tập và thực hiện đề tài.
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy Nguyễn Văn Trai đã tận tình hướng dẫn,
giúp đỡ, động viên để chúng tôi hoàn thành đề tài.
Gia đình anh Trương Văn Ba, anh Phạm Thanh Tuấn và các nông dân nuôi tôm
tại 3 xã: Bình Khánh, An Thới Đông, Lý Nhơn đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng
tôi thực hiện đề tài.
Do thời gian, kiến thức chuyên ngành còn hạn chế nên quá trình thực hiện và hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp không tránh được những thiếu sót, kính mong nhận được sự
đống góp xây dựng của quý thầy cô và các bạn.


ii


TÓM TẮT
Đề tài: “Đánh giá tiềm năng phát triển nghề nuôi vọp sông (Geloina coaxans
Gmelin, 1791) tại huyện Cần Giờ thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện từ ngày
01/05 đến ngày 10/08/2009, tại huyện Cần Giờ thành phố Hồ Chí Minh.
Đề tài gồm 2 nội dung:
Nội dung 1: thí nghiệm sự thích nghi của vọp sông trong ao nuôi tôm sú:
Thí nghiệm có 2 nghiệm thức, vọp được nuôi trong các lồng lưới có diện tích
0,64m2, được đặt trong 2 ao khác nhau: nghiệm thức 1 bố trí trong ao nuôi tôm sú (kí
hiệu T), so sánh với nghiệm thức 2 là nghiệm thức đối chứng được bố trí trong ao
nước ra vô tự nhiên (kí hiệu V), mỗi nghiệm thức lập lại 3 lần. Vọp thí nghiệm có
trọng lượng trung bình và độ béo là 15,91±2,67g và 0,21. Vọp giống có nguồn gốc tự
nhiên.
Kết quả sau 4 tuần nuôi:
Các chỉ tiêu chất lượng nước ao tôm và ao đối chứng như: nhiệt độ, độ trong,
hàm lượng oxy hòa tan, pH, độ mặn không thích hợp cho vọp sống và phát triển tốt.
Sau 4 tuần thí nghiệm vọp đạt: trọng lượng trung bình vọp ao tôm và ao đối
chứng là 22,10±0,29g và 22,07±0,74g không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Độ
béo vọp trong ao tôm và ao đối chứng là 0,1707±0,0072 và 0,2073±0,0070 có sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê, ao đối chứng vọp có độ béo lớn hơn. Tỷ lệ sống cả 2 nghiệm
thức là 100%.
Nội dung 2: khảo sát tiềm năng nuôi vọp tại Cần Giờ, dựa vào điều kiện tự nhiên, kinh
tế xã hội để thu số liệu cần cho việc đánh giá.
Chúng tôi đã tiến hành điều tra trực tiếp 35 nông hộ nuôi thủy sản tại 3 xã: Bình
Khánh, An Thới Đông, Lý Nhơn tại huyện Cần Giờ.
Kết quả như sau:
Cả 3 xã khảo sát có điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội, tiềm năng kỹ thuật nuôi rất
thuận lợi để phát triển nghề nuôi vọp.

Dựa vào các giả định và điều kiện tại Cần Giờ, chúng tôi ước tính hiệu quả kinh
tế của nghề nuôi vọp. Kết quả cho thấy hiệu quả đồng vốn bỏ ra là 1,97.
iii


Khó khăn hiện tại của nghề nuôi vọp là thiếu con giống và thị trường tiêu thụ.
Với điều kiện thuận lợi, nghề nuôi vọp tại huyện Cần Giờ sẽ có nhiều tiềm năng phát
triển. Nếu phát triển được thị trường tiêu thụ, nghề nuôi vọp này sẽ góp phần tạo thêm
thu nhập cho người dân địa phương.

iv


MỤC LỤC
ĐỀ MỤC

TRANG

Trang tựa

i

Lời cảm tạ

ii

Tóm tắt

iii


Mục lục

v

Danh sách các bảng biểu

vii

Danh sách các đồ thị

ix

Danh sách các hình

x

Chương 1 GIỚI THIỆU

1

1.1 Đặt vấn đề

1

1.2 Mục tiêu đề tài

2

Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU


3

2.1 Sơ lược về vọp sông Geloina coaxans (Gmelin, 1791)

3

2.2 Giới thiệu sơ lược về huyện Cần Giờ

7

2.2.1 Điều kiện tự nhiên

7

2.2.2 Khí hậu thuỷ văn

10

2.2.3 Tài nguyên thiên nhiên

11

2.2.4 Cơ cấu kinh tế

13

2.2.5 Hiện trạng kinh tế xã hội

14


Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

16

3.1 Nội dung

16

3.2 Phương pháp nghiên cứu

16

3.2.1 Thời gian và địa điểm

16

3.2.2 Dụng cụ thí nghiệm

16

3.2.3 Phương pháp bố trí thí nghiệm

16

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

23

4.1 Khả năng thích nghi của vọp sông
(Geloina coaxan Gmelin, 1791) trong ao tôm sú bán thâm canh

v

23


4.1.1 Biến động một số yếu tố thủy lý hóa trong ao tôm và ao đối chứng

23

4.1.2 Kết quả sinh trưởng của vọp

30

4.2 Đánh giá tiềm năng phát triển nghề nuôi vọp
tại huyện Cần Giờ Tp.HCM

38

4.2.1 Phân vùng khảo sát

38

4.2.2 Tiềm năng nguồn nước

46

4.2.3 Tiềm năng kỹ thuật nuôi

48


4.2.4 Đầu vào và đầu ra của nghề nuôi vọp

56

4.2.5 Khó khăn của nghề nuôi vọp

56

4.2.6 Hiệu quả kinh tế của nghề nuôi vọp

59

4.2.7 Tiềm năng phát triển nghề nuôi vọp tại huyện Cần Giờ - Tp.HCM

61

4.2.8 Đánh giá tiềm năng phát triển nghề nuôi vọp tại huyện Cần Giờ

67

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

69

5.1 Kết luận

69

5.2 Đề nghị


70

TÀI LIỆU THAM KHẢO

71

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU
BẢNG

NỘI DUNG

2.1

Chiết tính nuôi vọp

TRANG

(mô hình nuôi không bổ sung phân chuồng )

7

4.1

Môi trường nước ao tôm

24


4.2

Môi trường nước ao đối chứng

25

4.3

So sánh sự khác biệt của các chỉ tiêu chất lượng nước
giữa ao tôm và ao đối chứng

30

4.4

Kích cỡ vọp thí nghiệm

31

4.5

Chiều dài vọp thí nghiệm qua các lần đo

31

4.6

Chiều rộng của vọp thí nghiệm qua các lần đo

32


4.7

Chiều cao của vọp thí nghiệm qua các lần đo

33

4.8

Trọng lượng của vọp thí nghiệm qua các lần đo

34

4.9

Độ béo vọp sau thí nghiệm

35

4.10

Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về các chỉ tiêu
kích thước và trọng lượng vọp thí nghiệm

4.11

36

Phần trăm tăng trưởng chiều dài, trọng lượng toàn thân
và trọng lượng vỏ của vọp qua 4 tuần nuôi


37

4.12

Các vùng được khảo sát của huyện Cần Giờ-Tp.HCM

38

4.13

Phân bố độ tuổi của các chủ nông hộ

38

4.14

Số nhân khẩu của nông hộ

40

4.15

Thiết kế kỹ thuật ao nuôi

49

4.16

Bảng tỷ lệ % số ao nuôi tôm gần bìa rừng


53

4.17

Chiết tính nuôi vọp trên diện tích nuôi 1ha

59

4.18

Bảng xếp hạng các yếu tố tiềm năng về điều kiện kinh tế - xã hội
của các vùng nuôi thủy sản của huyện Cần Giờ

4.19

61

Bảng xếp hạng các vùng có tiềm năng về nguồn nước sử dụng
cho hoạt động nuôi thủy sản ở huyện Cần Giờ nói chung
và nuôi vọp nói riêng

62
vii


4.20

Bảng xếp hạng tiềm năng kỹ thuật nuôi vọp
của các vùng khảo sát ở huyện Cần Giờ


4.21

Bảng xếp hạng tiềm năng đầu vào - đầu ra của nghề nuôi vọp
tại 3 vùng khảo sát tại huyện Cần Giờ

4.22

65

Bảng cho điểm và xếp hạng về hiệu quả kinh tế
các vùng khảo sát tại huyện Cần Giờ

4.23

64

66

Bảng xếp hạng các vùng có tiềm năng phát triển
nghề nuôi vọp tại huyện Cần Giờ - Tp.HCM

viii

67


DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ
ĐỒ THỊ NỘI DUNG


TRANG

4.1

Diễn biến nhiệt độ giữa ao tôm so với ao đối chứng

26

4.2

Diễn biến độ trong giữa ao tôm so với ao đối chứng

27

4.3

Diễn biến hàm lượng oxy giữa ao tôm so với ao đối chứng

27

4.4

Diễn biến pH giữa ao tôm so với ao đối chứng

29

4.5

Diễn biến độ mặn giữa ao tôm so với ao đối chứng


29

4.6

Sự tăng trưởng chiều dài vọp ao tôm so với ao đối chứng

32

4.7

Sự tăng trưởng chiều rộng vọp ao tôm so với ao đối chứng

33

4.8

Sự tăng trưởng chiều cao của vọp ao tôm so với ao đối chứng

34

4.9

Sự tăng trưởng về trọng lượng
của vọp ao tôm so với ao đối chứng

4.10

35

Độ béo của vọp ao tôm so với ao đối chứng

sau một tháng nuôi thí nghiệm

36

4.11

Trình độ học vấn của các chủ nông hộ

39

4.12

Số lao động trong gia đình

41

4.13

Ngành nghề chính của nông hộ

41

4.14

Hiện trạng sử dụng đất của nông hộ

42

4.15


Thông tin về số năm kinh nghiệm nuôi tôm

43

4.16

Tỷ lệ số hộ đã từng tham gia tập huấn

45

4.17

Nguồn gốc vốn của nông hộ

46

4.18

Hiện trạng ao nhiễm phèn ở các vùng khảo sát

47

4.19

Hiện trạng ô nhiễm nguồn nước

48

4.20


Mức độ an ninh khu vực nuôi tôm

50

4.21

Độ dày của lớp bùn đáy ao nuôi

50

4.22

Phân bố độ sâu của ao nuôi

51

4.23

Số vụ nuôi tôm trong năm của nông hộ

52

4.24

Tỷ lệ hiện diện của vọp quanh ao nuôi

53

4.25


Tỷ lệ các khó khăn của nghề nuôi vọp

57

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH
HÌNH

NỘI DUNG

TRANG

2.1

Vọp sông (Geloina coaxans)

4

2.2

Bản đồ huyện Cần Giờ

9

3.1

Cách đo các chỉ tiêu kích thước


18

4.1

Ao tôm của hộ Trương Văn Ba và vị trí thả vọp thí nghiệm

23

4.2

Hình các lồng trong ao đối chứng

24

x


Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Sự phát triển mạnh mẽ của ngành nuôi trồng thủy sản ở nước ta, đặc biệt là nghề
nuôi tôm sú trong những năm gần đây đã đem về nhiều lợi nhuận cho người dân, giải
quyết vấn đề lao động ở nông thôn. Tuy nhiên, sự phát triển này đã để lại những hậu
quả nghiêm trọng về môi trường, nhất là chất lượng nước trong vùng nuôi tôm. Do kỹ
thuật nuôi của nông dân còn hạn chế, chưa nắm vững các biện pháp xử lý chất thải
trong quá trình nuôi, các chất thải này được thải trực tiếp ra môi trường mà chưa qua
xử lý, làm cho chất lượng nước trong vùng nuôi ngày càng xấu đi, là một trong những
nguyên nhân làm cho nghề nuôi tôm sú không thể phát triển bền vững.
Theo Nguyễn Chính (2005), nguyên nhân của sự thất bại là do ta chưa nắm vững
đặc điểm sinh học của tôm sú (P.monodon), chưa nắm vững kỹ thuật nuôi phù hợp cho

từng vùng và nhất là những đối tượng có khả năng làm sạch môi trường bị khai thác
quá triệt để.
Chính vì vậy, các biện pháp xử lý chất thải từ hoạt động nuôi tôm đã được nghiên
cứu, nhằm làm giảm lượng chất thải thải ra môi trường. Vài tác giả đã thử nghiệm nuôi
vẹm xanh (Perna viridis) làm sạch môi trường (Nguyễn Chính, 2005), sò huyết
(Anadara granosa) trong ao nước tĩnh (Tạ Văn Phương và Trương Quốc Phú, 2006).
Các biện pháp này phải gần gũi với người dân, đơn giản, vừa có khả năng cải thiện
được chất lượng nước vừa tăng thêm thu nhập cho người dân.
Nhóm nhuyễn thể hai mảnh vỏ được quan tâm về khả năng nuôi kết hợp trong ao
tôm sú. Chúng tôi đã chọn vọp sông, một trong những loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ có
nhiều ở vùng rừng ngập mặn Cần Giờ. Vọp sông có sức sống mạnh, chịu được sự dao
động lớn về độ mặn, thịt vọp ngon, hiện nay rất được ưa chuộng nhưng nguồn cung lại
chưa đủ đáp ứng. Với những đặc điểm đó chúng tôi đã thực hiện đề tài: “Đánh giá tiềm
năng phát triển nghề nuôi vọp sông (Geloina coaxans Gmelin, 1791) tại huyện Cần
Giờ thành phố Hồ Chí Minh”.

1


1.2 Mục tiêu đề tài
− Xác định khả năng thích ứng của vọp sông trong ao nuôi tôm sú.
− Đánh giá tiềm năng phát triển nghề nuôi vọp tại huyện Cần Giờ.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Sơ lược về vọp sông Geloina coaxans (Gmelin, 1791)
Vị trí phân loại

Ngành thân mền: Mollusca
Lớp hai mảnh vỏ: Bivalvia
Bộ mang thật: Eulamellibranchia
Bộ phụ: Heterodonta
Họ: Corbiculidae
Giống: Geloina
Loài: Geloina coaxans (Gmelin, 1791)
Tên tiếng Anh: Common geloina
Tên Việt Nam: Vọp sông
Theo TS. Lê Minh Viễn (2008), vọp sông có các đặc điểm sau đây:
Đặc điểm hình thái
Cũng như các loài động vật 2 vỏ khác, vọp sông có dạng hình tam giác. Trên mặt
vỏ đường sinh trưởng mịn, xếp khít nhau, da màu vàng rêu phát triển thành phiến, ở cá
thể già da bóng màu nâu vàng. Mặt trong vỏ trắng, mặt khớp vỏ trái phải đều có 3 răng
giữa, răng giữa trước nhỏ, 2 răng sau chẻ đôi. Răng phía trước vỏ phải nhỏ nhô cao,
răng bên phía trước vỏ trái thì thô. Vết cơ khép vỏ sau lớn hình chữ nhật, vết mép
màng áo và vịnh màng áo không rõ. Vỏ cá thể trưởng thành cao 75 mm, dài 60 mm,
rộng 40 mm.

3


Hình 2.1: Vọp sông (Geloina coaxans)
Phân bố địa lý
Vọp sông (Geloina coaxans) thuộc họ Corbiculidae nằm trong khu hệ động vật
Ấn Độ - tây Thái Bình Dương, phân bố chủ yếu ở vùng cao triều thấp rừng ngập mặn
ven sông các nước: Đài Loan, Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Thái Lan,
Malaysia, Indonesia, Phillipine, Nhật bản, Nie Z.Q (1991; trích bởi Lê Minh Viễn,
2008).
Họ vọp (Corbiculidae) thường được nhắc đến 5 giống và 10 loài, thích nghi ở

vùng nước mặn và nước lợ. Đó là các loài: Geloina coaxans (Gmelin, 1791), Geloina
erosa (Lightfoot, 1786), Geloina expansa (Mousson, 1849), Corbicula fluminea
(Muller, 1774), Batissa violacea (Lamarck, 1819), Batissa fortis (Prime, 1860),
Polymesoda caroliniana (Bosc, 1801), Polymesoda maritime (Orbigny, 1842),
Polymesoda placans (Hanley, 1845) và Cyrenobatissa subsulcata (Clessin, 1878),
trong đó loài vọp sông (Geloina coaxans) sinh sống chủ yếu ở vùng cao triều thấp
nước mặn và nước lợ ven sông rừng ngập mặn.
Đặc tính sinh học
Nhiệt độ thích hợp: Vọp sông phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới gió mùa, thích
nghi ở nhiệt độ từ 15 - 32ºC. Những vùng nước có nhiệt độ nước thấp hơn không thấy
có loài vọp này sinh sống.

4


Độ mặn nước thích hợp: Vọp phân bố ở những khu rừng ngập mặn ven biển, nên
chúng là loài rộng muối, thích nghi với sự dao động mạnh của nồng độ muối từ 10-30
‰ (Eileen và Courtney, 1982, trích bởi Lê Minh Viễn, 2008).
Tập tính sống và chất đáy: Không đào hang vùi sâu vào lòng đất như một số động
vật thân mềm khác, vọp sông chủ yếu sống lộ thiên nhô một phần thân mình trên mặt
đất, dễ dàng phát hiện khi khai thác lúc vọp trưởng thành. Thích hợp nhất là nền đáy
bùn nhão trong các khu rừng đước, sú, vẹt rậm rạp, có tán rừng che phủ.
Dinh dưỡng của vọp: Thức ăn của ấu trùng vọp chủ yếu sử dụng nguồn thực vật
đơn bào như Nanochloropsis sp., Isochrysis sp., Chaetoceros sp., Platymonas sp.... có
kích thước hiển vi 3-4 micromet, khi trưởng thành sống ngoài tự nhiên chúng sử dụng
chủ yếu những phù du thực vật có kích thước lớn hơn, các loài tảo đáy, ấu trùng của
những động vật khác, mùn bã hữu cơ và những chất hòa tan trong nước, như các
amino-acid, các muối khoáng (đặc biệt là các hợp chất muối can-xi cần thiết cho sự
hình thành vỏ). Zainudin và cộng tác viên (2003) (trích bởi Lê Minh Viễn, 2008) đã
nghiên cứu thành phần thức ăn trong ruột của vọp sông Geloina coaxans và kết luận

rằng mùn bã hữu cơ trong khu rừng ngập mặn đã đóng vai trò quan trọng trong cung
cấp nguồn dinh dưỡng cho vọp (20%), chủ yếu là các acid béo không no mạch dài.
Sinh trưởng: Vọp sông sinh trưởng nhanh trong thời gian đầu đời, từ 1-5 tháng
tuổi là thời kỳ phát triển vỏ, sau đó phát triển chậm dần – thời kỳ phát triển thịt. Sau 1
năm tuổi vọp có chiều cao vỏ trung bình khoảng 50 mm (Zainudin và cộng tác viên,
2003, trích bởi Lê Minh Viễn, 2008).
Đặc tính sinh học sinh sản: Vọp sông cũng giống như một số loài động vật thân
mềm khác có hiện tượng thay đổi giới tính trong vòng đời, rõ nhất là lưỡng tính giai
đoạn. Trong thực tế sản xuất ít khi bắt gặp hiện tượng lưỡng tính đồng thời, tức cùng
một lúc trong một cá thể tuyến sinh dục xuất hiện cả hai giới tính: tinh trùng – mang
tính đực và trứng – mang tính cái. Chính vì hiện tượng này nhiều người dễ bị ngộ nhận
cho rằng vọp sông là loài động vật đơn tính. Cụ thể Morton (1985) (trích bởi Lê Minh
Viễn, 2008) đã nghiên cứu sinh học sinh sản của quần thể loài Geloina erosa ở những
khu rừng ngập mặn ở Hồng Kông cho thấy 51,5% cá thể là cái, 38,5% là đực, 0,5% là
lưỡng tính đồng thời và 9,5% là không xác định giới tính. Ngoài ra tác giả còn cho biết
cá thể thành thục của loài vọp này ở kích thước khoảng 35 mm và sinh sản diễn ra một
5


lần trong một thời gian dài vào mùa hè. Cá thể thành thục thải trứng và tinh vào môi
trường nước, quá trình thụ tinh diễn trong môi trường nước.
Ở vùng nước Đài Loan, Thái Lan, Malaysia, Indonesia mùa sinh sản của vọp
trùng vào mùa hè. Ở miền Nam Việt Nam mùa sinh sản của vọp sông chủ yếu trùng
vào mùa khô từ tháng 11 đến tháng 5 hàng năm, thời kỳ này tuyến sinh dục của vọp
trưởng thành căng phồng, lên kính hiển vi trứng và tinh trùng xuất hiện khá hoàn
chỉnh, vào bậc 3, 4 (theo thang sinh dục 5 bậc của Nash & Braley, 1988). Lúc này có
thể đưa vọp vào vổ béo và kích thích đẻ dễ dàng. Vọp sông cũng giống như hàu, vẹm,
điệp, nghêu, sò huyết... hiện tượng sinh sản của chúng rất nhạy cảm với sự thay đổi
thời tiết. Thông thường sau các trận mưa và gió mùa đột ngột vọp có thể đẻ hàng lọat.
Công nghệ sản xuất giống nhân tạo vọp: Mặc dù sản xuất giống những đối tượng

nhuyễn thể hai mảnh vỏ đã đạt đến trình độ cao tại nhiều nước, nhưng sản xuất giống
vọp sông chưa được tìm thấy trong bất cứ tài liệu nào công bố. Tuy nhiên, các thành
tựu của công nghệ sản xuất giống các loài động vật thân mềm khác có thể hỗ trợ cho
nhau về phương pháp và công nghệ sản xuất vọp giống của đề tài này (Wong và Lim,
1985, trích bởi Lê Minh Viễn, 2008).
Nuôi thương phẩm: Xuất phát từ giá trị kinh tế - xã hội, làm sạch môi trường, chi
phí nuôi thấp vì không tốn thức ăn, nên những đối tượng nhuyễn thể 2 mảnh vỏ có
hình thức sống vùi tại những bãi triều đáy cát hay đáy bùn như: nghêu, ngao, sò huyết,
móng tay, tu hài... đã được nghiên cứu và nuôi phổ biến ở nhiều nước trên thế giới
như: Trung Quốc, Indonesia, Đài Loan, Malaysia, Thái Lan, Philippine... (Lai và
Wang, 1980, trích bởi Lê Minh Viễn, 2008). Nguồn con giống cho nuôi thương phẩm
chủ yếu được khai thác từ tự nhiên. Tuy nhiên trong những năm gần đây vì nhu cầu
lớn mạnh và sự phát triển của khoa học công nghệ, con giống từ sản xuất nhân tạo
phục vụ cho nuôi đã dần chiếm tỉ trọng lớn, góp phần không nhỏ phát triển nuôi các
đối tượng này thành hình thức công nghiệp, giải quyết lượng thực phẩm quý giá cho
con người, tạo công ăn việc làm và thu nhập đáng kể cho nhiều quốc gia (Wu và
Chang, 1976, trích bởi Lê Minh Viễn, 2008).
Vọp cũng có hình thức sống vùi mình trong lớp bùn hay bùn pha cát trong những
cánh rừng ngập mặn, nhưng việc nuôi đối tượng này chưa phổ biến. Nhiều quốc gia có
loài này phân bố chỉ khai thác nguồn lợi có sẵn trong tự nhiên để làm thực phẩm nên
6


sản lượng hàng năm suy giảm mạnh. Do đó đã có nhiều nhà khoa học kêu gọi mọi
người ra sức bảo vệ loài vọp quí giá này với mục đích là khôi phục lại nguồn lợi cũng
như ngăn chặn nạn phá rừng ngập mặn đang diễn ra hàng ngày hàng giờ. Một hướng
rất hiệu quả trong công tác phục hồi đối tượng này và ngăn chặn nạn phá rừng là phát
triển nuôi do chính người dân trong vùng quản lý và chăm sóc rừng.
Bảng 2.1: Chiết tính nuôi vọp (mô hình nuôi không bổ sung phân chuồng )
Diện tích nuôi: 4000m2

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

(đồng)

(đồng)

Hạng mục
Chi phí đầu tư

20.800.000

Con giống

con

40.000

350

14.000.000

Nhân công

tháng


6

800.000

4.800.000

Khấu hao

2.000.000

Thu hoạch

39.600.000

Hiệu quả kinh tế
Tỷ lệ sống (90%)

con

36.000

Kích cỡ thu

con/kg

10

Sản lượng


kg

3.600

Giá bán

đ/kg

Tổng thu

đồng

11.000
3.600

11.000

39.600.000

2.2 Giới thiệu sơ lược về huyện Cần Giờ
2.2.1 Điều kiện tự nhiên
2.2.1.1 Vị trí địa lý
Huyện Cần Giờ nằm phía Đông Nam thành phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM) cách
trung tâm thành phố 50 km theo đường chim bay. Cần Giờ có vị trí chiến lược đặc biệt
quan trọng của thành phố trong việc phát triển vùng kinh tế theo hướng Đông Nam.
Toạ độ địa lý: theo vĩ tuyến, huyện nằm từ 10o22’14’’ đến 10o40’00’’ vĩ Bắc. Theo
đường kinh tuyến, huyện nằm từ 106o16’12’’ đến 107o00’50’’ kinh Đông.
7



Tứ cận: Phía bắc huyện giáp huyện Long Thành (tỉnh Đồng Nai), phía nam giáp
biển Đông, phía đông giáp biển Đông và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, phía tây giáp huyện
Nhà Bè, tỉnh Long An, tỉnh Tiền Giang.
2.2.1.2 Diện tích
Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 70.421,60 ha chiếm 1/3 diện tích toàn thành
phố, được bao bọc bởi hệ thống cửa sông: Lòng Tàu, Cái Mép, Gò Gia, Thị Vải, Soài
Rạp, Đồng Tranh và có bờ biển dài khoảng 15 km chạy chệch theo hướng Đông Tây
Nam Bắc.
Đất lâm nghiệp là 32.109,25 ha, đất nông nghiệp là 9.404,94 ha, đất có mặt nước
nuôi trồng thủy sản là 2.391,56 ha.
Huyện Cần Giờ gồm 6 xã và 1 thị trấn trong đó có 5 xã nghèo thuộc 20 xã nghèo
của Tp.HCM. Phía Bắc gồm 4 xã: Bình Khánh, An Thới Đông, Tam Thôn Hiệp và Lý
Nhơn sống chủ yếu bằng nghề nuôi tôm. Phía Nam gồm: thị trấn Cần Thạnh, xã Long
Hòa và Thạnh An, sống chủ yếu dựa vào nuôi nghêu, làm muối và trồng cây ăn trái.
Với vị trí như trên, Cần Giờ có vị trí thuận lợi trong quan hệ đối ngoại và phát
triển kinh tế, văn hoá với các tỉnh lân cận.

8


Hình 2.2: Bản đồ huyện Cần Giờ (nguồn:
/>
9


2.2.1.3 Địa hình
Do hoạt động của các sông lớn mang tính chất hướng tâm, dưới tác động của thuỷ
triều đã tạo nên một vùng đầm lầy hình lòng chảo. Theo bản đồ địa lý tỷ lệ 1/10.000
độ cao bình quân là 0,6-0,7 m. Nơi cao nhất là núi Giồng Chùa (+10 m), nơi thấp nhất
nằm dưới mực nước biển -0,5 m. Địa hình huyện Cần Giờ có thể được chia thành 5

dạng như sau:
-

Dạng không ngập

-

Dạng ngập theo chu kỳ nhiều năm

-

Dạng ngập theo chu kỳ năm

-

Dạng ngập theo chu kỳ tháng

-

Dạng ngập theo chu kỳ.

-

Dạng bãi bồi ven biển và cửa sông

Tóm lại, địa hình Cần Giờ chiếm ưu thế với các dạng địa hình ngập theo chu kỳ
tháng (23,40%), chu kỳ năm (21%), chu kỳ nhiều năm (13,80%). Trong khi đó dạng
ngập theo chu kỳ ngày chỉ chiếm 8,9% dạng bãi bồi ven sông và cửa sông chiếm 7,6%
chứng tỏ địa hình ở đây có xu hướng bồi đắp, phát triển thành địa hình cao, ít ngập
nước hơn là khuynh hướng bồi đắp lấn biển thành dạng ngập theo chu kỳ ngày.

2.2.2 Khí hậu thuỷ văn
Độ ẩm: độ ẩm không khí nói chung cao hơn các nơi khác trong thành phố từ 48%, ẩm nhất là tháng 9: 83%, khô nhất là tháng 4: 14%. Độ ẩm cao tuyệt đối đạt
100%, thấp tuyệt đối là 40%.
Lượng mưa: Lượng mưa ở Cần Giờ nói chung thấp, giảm dần từ Bắc xuống Nam,
từ 1.600mm đến 1.200mm/năm… Mùa mưa ở Cần Giờ thường bắt đầu muộn và kết
thúc sớm hơn những nơi khác trong thành phố, ngày bắt đầu mưa thường từ 20-25
tháng 5 và chấm dứt khoảng 25-31 tháng 10 hàng năm.
Chế độ gió: Hướng gió chủ đạo ở Cần Giờ hướng Đông Nam ứng với mùa khô từ
tháng 10 đến tháng 4, tốc độ 1-3 m/s, hướng gió này làm tăng khả năng dồn nước mặn
xâm nhập sâu vào đất liền trong mùa khô, gió Tây Nam thổi trong các tháng 5 đến
tháng 10, tốc độ lên tới 26m/s.
Nhiệt độ: Nhiệt độ cao và ổn định từ 25,5oC đến 29oC, số ngày nắng trung bình từ
5-9h/ngày.
10


2.2.3 Tài nguyên thiên nhiên
2.2.3.1 Tài nguyên đất
Theo kết quả của các chương trình điều tra thổ nhưỡng gần đây thì huyện Cần
Giờ có 5 nhóm đất chính sau:
Nhóm đất cát biển
Phân bố ở vùng ven biển thuộc các xã Long Hòa, thị trấn Cần Thạnh thành 2
hành lang hẹp, không đều chạy dài song song từ mũi Cần Giờ đến Long Hòa, Lý Nhơn
với diện tích 680 ha, chiếm 1,3% tổng diện tích của toàn huyện. loại đất này nghèo
chất hữu cơ, hàm lượng mùn chỉ có 0,15%, thành phần các hạt chủ yếu là cát (86%),
thịt và sét chỉ có 14%. Khả năng thấm nước dễ dàng, khả năng dữ nước kém, thích hợp
với một số cây ăn trái như: mãng cầu gai, xoài, nhãn, dưa hấu.
Nhóm đất phù sa trên nền phèn tiềm tàng, nhiễm mặn mùa khô
Phân bố thành hành lang theo đê tự nhiên ven sông, nơi có địa hình cao trên dưới
2m, phân bố ở xã Bình Khánh với diện tích 96 ha, xã Lý Nhơn 1.385 ha. Đặc tính của

loại đất này là hàm lượng mùn ở tầng mặt tương đối khá nhưng giảm nhanh theo chiều
sâu, lân và kali tổng số ở mức trung bình. Loại đất này thích nghi với cây lúa có thể
trồng cây ăn trái.
Nhóm đất phèn
Có diện tích 4.380 ha, loại đất này bị nhiễm mặn theo mức độ khác nhau về mùa
khô. Phân bố ở phía Nam xã Bình Khánh và xã An Thới Đông. Đây là loại đất mặn,
tầng sinh phèn xuất hiện nông, có thể trồng lúa.
Nhóm đất than bùn
Có diện tích 210 ha, phân bố ở An Nghĩa, nông trường quận Tân Bình, Quận 5,
cù lao Phú Lợi, bờ vịnh Ghềnh Rái, Thiềng Liềng-Ngã Bảy,... Đây là loại than bùn có
chất lượng kém, dùng làm phân bón.
2.2.3.2 Tài nguyên nước
Nguồn nước mặn
Huyện Cần Giờ với hệ thống sông ngòi dày đặc, nguồn nước dồi dào, tuy nhiên
nguồn nước này thường xuyên bị nhiễm mặn, do đó việc sử dụng nguồn nước này để
sử dụng cho trồng trọt và sinh hoạt rất hạn chế.

11


Tuy nhiên, điều này cũng mang lại cho huyện Cần Giờ những ưu thế nhất định
như sử dụng nguồn nước này để nuôi trồng thuỷ sản, làm muối, phát triển rừng ngập
mặn Cần Giờ thành “ khu dự trữ sinh quyển của thế giới”, rất thuận lợi để phát triển
các loại hình du lịch sinh thái.
Nguồn nước ngầm
Cho đến nay chưa có khả năng về hiện diện của tầng nước ngầm trong phạm vi
huyện Cần Giờ, ngoại trừ tầng nước ngọt ở giồng cát Cần Thạnh - Long Hòa với trữ
lượng không đáng kể. Việc sử dụng nước ngọt cho sinh hoạt hiện nay vẫn phải chở từ
nội thành.
2.2.3.3 Tài nguyên rừng

Rừng ngập mặn Cần Giờ chiếm hơn 1/2 diện tích toàn huyện, là “lá phổi xanh”
của thành phố, có ý nghĩa quan trọng trong việc điều hoà khí hậu. Rừng có chức năng
chính là phòng hộ nhưng đồng thời cũng mở ra những triển vọng to lớn về du lịch sinh
thái. Năm 2001 rừng ngập mặn Cần Giờ được tổ chức UNESCO công nhận là “khu dự
trữ sinh quyển”.
Hệ thực vật vùng ngập mặn Cần Giờ chiếm đa số là cây đước, có nguồn gốc phát
tán từ Indonesia và Malaysia, gồm nhiều kiểu phụ thổ nhưỡng nước mặn, nước lợ và
phụ thứ sinh môi trường nhân tạo.
Hệ thực vật rừng tự nhiên khoảng 12.000 ha. Hệ thực vật rừng trồng (hơn 20.000
ha), bao gồm: bạch đàn (Eucalytus camaldulensis), keo lá tràm (Acacia auriculiomis)
trồng trên nền đất Chà Là và Ráng; dừa lá (Nypa fruiticans) trồng ở vùng đất phèn
mặn và nước lợ; đước (Rhizophona apiculata)
Hệ động vật rừng ngập mặn Cần Giờ có giá trị cao về mặt bảo tồn đa dạng sinh
học với trên 200 loài động vật, trong đó có 11 loài bò sát có tên trong danh sách đỏ của
nước ta.
2.2.3.4 Tài nguyên biển
Bờ biển huyện Cần Giờ dài khoảng 13km và có rất nhiều phù sa thuận tiện để
phát triển du lịch sinh thái biển, ngoài ra thuỷ sản vùng biển Cần Giờ có khả nuôi các
loài nhuyễn thể như nghêu mang lại hiệu quả kinh tế cao.

12


2.2.4 Cơ cấu kinh tế
2.2.4.1 Ngành thuỷ sản
Tôm sú: với quy mô diện tích, năng suất, sản lượng và gía trị sản lượng của nghề
nuôi tôm sú tăng mạnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần xoá đói giảm nghèo,
giải quyết việc làm tăng thu nhập cho người dân, nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông
nghiệp, tạo ra nông sản sản lượng hàng hoá ổn định có giá trị kinh tế cao cung cấp cho
thị trường trong và nước để xuất khẩu. Đồng thời mở ra nhiều ngành nghề mới ở nông

thôn trước hết là thương mại dịch vụ, cơ khí vận tải… phục vụ cho nghề nuôi trồng
thuỷ sản nói chung và nghề nuôi tôm nói riêng, góp phần thu hút đầu tư, thúc đẩy các
ngành kimh tế khác cùng phát triển.
Nhuyễn thể 2 mảnh vỏ: được nuôi trên đất bãi bồi, mặt nước ven sông, ven biển.
Ở huyện Cần Giờ gồm các đối tượng nuôi chính là: nghêu , sò huyết, hàu...
2.2.4.2 Ngành nông nghiệp
Trồng trọt
Cây lúa: diện tích trồng lúa tập trung chủ yếu ở 3 xã phía Bắc (Bình Khánh, An
Thới Đông, Lý Nhơn). Vào năm 2000, diện tích gieo trồng 1 vụ là 3.143ha, sản lượng
10.378 tấn. Năm 2005 diện tích trồng lúa giảm xuống chỉ còn 600-700 ha, năng suất
dự báo khoảng 2,5 tấn/ha, sản lượng 1.500 tấn
Cây ăn trái: năm 2005 có khoảng 250 ha tập trung phần lớn tại Cần Thạnh và
Long Hoà, cây trồng chủ yếu là xoài, mãng cầu, ngoài ra còn có một số loài khác như:
táo, nhãn. Tổng sản lượng đạt bình quân 2.250 tấn/năm, năng suất khoảng 9 tấn/ha, giá
trị sản lượng từ 18-20 tỷ/năm.
Ngành chăn nuôi
Trong cơ cấu nông nghiệp, tỷ trọng ngành chăn nuôi tăng, cụ thể năm 2000 đạt
hơn 18% giá trị ngành nông nghiệp, năm 2004 đạt 32,43%, nguyên nhân là do giá trị
sản lượng ngành trồng trọt giảm mạnh.
Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp
Gía trị tổng sản lượng ngành sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp huyện
ước thực hiện trong năm 2005 đạt hơn 102 tỷ, so với kế hoạch đạt 117,18%, so với
cùng kỳ đạt 120,51%.

13


Khu vực kinh tế quốc doanh: giá trị tổng sản lượng ước thực hiện trong năm là
20.258 tỷ, so với kế hoạch đạt 93,2%, so với cùng kỳ giá trị tổng sản lượng đạt
131,01%.

Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh: giá trị tổng sản lượng ước thực hiện trong
năm 2005 đạt trên 81 tỷ, so với kế hoạch đạt 125,14% so với cùng kỳ tăng 18,16%.
Các ngành nghề vẫn hoạt động sản xuất bình thường như: gia công hàn tiện, gia công
cửa sắt, sản xuất nhỏ, sản xuất nước đá.
Lâm nghiệp
Việc phát triển bảo vệ tài nguyên rừng đã góp phần to lớn vào việc giữ gìn môi
trường sinh thái, bảo tồn và phát triển được các nguồn lợi khác liên quan tới rừng như:
chim muông, thú rừng, đặc biệt là đàn khỉ ngày càng quy tụ sinh sôi nảy nở tạo nên
cảnh quan thiên nhiên rừng sác đặc trưng của vùng nhiệt đới, hấp dẫn du khách tham
quan nghiên cứu và học tập.
2.2.5 Hiện trạng kinh tế xã hội
2.2.5.1 Dân cư
Cần Giờ là một huyện có diện tích đất tự nhiên lớn nhất, nhưng lại có số dân ít
nhất trong các quận huyện của Tp.HCM. Huyện gồm 6 xã và 1 thị trấn với 66.321
nhân khẩu, 14.237 hộ. Số người trong độ tuổi lao động là 38.250 người, bình quân có
khoảng 4-5 người/hộ.
Cần Giờ là một trong những huyện có tốc độ tăng dân số tự nhiên thuộc loại cao
nhất của thành phố. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2005 là 1,268%, tỷ lệ sinh con thứ
3 giảm còn khoảng 10%.
2.2.5.2 Lao động việc làm
Về tình hình lao động và giải quyết việc làm, hàng năm giải quyết bình quân
4.400 lao động/năm, số lao động được đào tạo việc làm tăng bình quân 9,5%/năm,
trong đó có việc làm ổn định tăng 10%. Số lao động giải quyết việc làm trong lĩnh vực
nông nghiệp và phi nông nghiệp đều tăng do có nhiều chỗ làm mới thông qua chương
trình phát triển nghề nuôi thuỷ sản ở các xã nông nghiệp và nhiều ngành nghề dịch vụ
thương mại, vận tải chế biến phát triển. Số lao động được làm việc ở các khu công
nghiệp tăng dần, đảm bảo nguồn thu nhập ổn định. Số lao động được đào tạo, dạy
nghề hàng năm tăng bình quân 13%.
14



×