Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT LƯỢNG CÁM GẠO TRONG THỨC ĂN CÁ BASA (PANGASIUS BOCOURTI) LÊN TĂNG TRƯỞNG VÀ CHẤT LƯỢNG FILLET

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
**********

TRÌ THÚY ÁI

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT LƯỢNG
CÁM GẠO TRONG THỨC ĂN CÁ BASA
(PANGASIUS BOCOURTI) LÊN TĂNG
TRƯỞNG VÀ CHẤT LƯỢNG FILLET

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

1


Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 9/ 2008
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
*************

TRÌ THÚY ÁI

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT LƯỢNG
CÁM GẠO TRONG THỨC ĂN CÁ BASA
(PANGASIUS BOCOURTI) LÊN TĂNG
TRƯỞNG VÀ CHẤT LƯỢNG FILLET

Chuyên ngành



: Nuôi Trồng Thủy Sản

Mã số

: 60.62.70

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Hướng dẫn khoa học
PGS. TS LÊ THANH HÙNG

2


Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 9/2008

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT LƯỢNG
CÁM GẠO TRONG THỨC ĂN CÁ BASA
( PANGASIUS BOCOURTI) LÊN TĂNG
TRƯỞNG VÀ CHẤT LƯỢNG FILLET

TRÌ THÚY ÁI

Hội đồng chấm luận văn:
1. Chủ tịch

: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Tuân
Trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM


2. Thư ký

: TS. Nguyễn Tuần
Viện Nghiên Cứu NTTS II

3. Phản biện 1

: TS. Nguyễn Như Trí
Trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM

4. Phản biện 2

: PGS. TS. Bùi Huy Như Phúc
Đại Học Dân Lập Bình Dương

5. Ủy viên

: PGS. TS. Lê Thanh Hùng
Trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM

3


ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
HIỆU TRƯỞNG

4



LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Tôi tên là: Trì Thúy Ái, sinh ngày 27 tháng 11 năm 1978 tại Tp.Hồ Chí Minh.
Con Ông: Trì Công Hiếu và Bà Nguyễn Thị Thơm.
Tốt nghiệp Tú tài tại Trường Trung Học Phổ Thông Nguyễn Thị Minh Khai,
Tp.Hồ Chí Minh năm 1996.
Tốt nghiệp Đại học ngành Nuôi Trồng Thủy Sản, hệ chính quy tại Đại Học
Nông Lâm, Tp.Hồ Chí Minh năm 2002.
Sau đó làm việc tại Công ty Cổ Phần Vật Tư và Giống Gia Súc AMASCO, chức
vụ: Trưởng phòng kỹ thuật.
Tháng 9 năm 2004 theo học cao học ngành Nuôi trồng thủy sản tại Đại Học
Nông Lâm, Thủ Đức, Tp.Hồ Chí Minh.
Tình trạng gia đình: độc thân
Địa chỉ liên lạc: 79/11 Nguyễn Hữu Cầu – Phường Tân Định – Quận I – Tp.Hồ
Chí Minh.
Điện thoại: 08 38205077 – 0903 144 826
Email:

5


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Trì Thúy Ái

6



LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành bày tỏ lời cảm ơn đối với sự hướng dẫn tận tình của Quý
thầy cô trường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh trong quá trình học tập.
Xin cảm ơn chân thành đến Phó Giáo Sư – Tiến sĩ Lê Thanh Hùng – Chủ nhiệm
khoa Thủy Sản, trường Đại Học Nông Lâm người thầy đã giúp đỡ, truyền đạt cho tôi
những kiến thức quý báu trong thời gian học tập và đã tận tình hướng dẫn trong thời
gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Cảm ơn sự hỗ trợ của Ban Giám Đốc Công ty Amasco và Công ty Vietfarm đã
giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất để tôi có thể học tập và hoàn thành chương trình Cao
học này.
Cảm ơn Ban lãnh đạo Chi Cục Thủy Sản ở Thành phố Cần Thơ, Thành phố
Long Xuyên và Thành phố Đồng Tháp.
Cảm ơn gia đình các chủ hộ nuôi cá và các anh chị trong công ty Vietfarm đã
tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra.
Cảm ơn các em sinh viên Thủy sản K28 đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong thời gian thực
hiện đề tài.
Và tôi cũng chân thành biết ơn sâu sắc gia đình và tập thể lớp Cao học Thủy sản
khoá 2003 và 2004 – trường Đại học Nông Lâm đã luôn động viên, chia sẻ trong suốt
thời gian học tập và thực hiện luận văn.

7


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “ Đánh giá ảnh hưởng của chất lượng cám gạo trong thức ăn cá
basa (Pangasius bocourti) lên tăng trưởng và chất lượng fillet” được tiến hành tại Trại
Thực Nghiệm Khoa Thủy Sản Trường Đại Học Nông Lâm Tp.HCM từ tháng 09/2006
đến 04/2007.
Theo kết quả điều tra, cám gạo là thành phần nguyên liệu sử dụng chiếm 75% trong
công thức thức ăn tự phối chế của các trại nuôi. Trong các dạng cám gạo, cám sấy

chiếm tỉ lệ sử dụng cao nhất, kế đến là cám gạo trích béo và cám gạo tươi. Chất lượng
cám gạo dễ thay đổi theo thời gian bảo quản và người sử dụng cũng chưa đánh giá đầy
đủ tác dụng của sự oxy hóa cám gạo lên chất lượng thịt cá nuôi.
Để đánh giá chất lượng cám gạo lên tăng trưởng và chất lượng thịt cá, thí nghiệm
được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần, gồm 5 nghiệm thức
C0, C25, C50, C75, C100. Nghiệm thức C0 là nghiệm thức đối chứng với thành phần
cám gạo có trong khẩu phần hoàn toàn là cám gạo mới không bị ôi dầu, các nghiệm
thức còn lại thành phần cám gạo mới có trong công thức sẽ được thay thế bằng cám
gạo bị ôi dầu với tỉ lệ lần lượt là 25%, 50%, 75%, 100%. Thí nghiệm được tiến hành
trong 6 tuần nuôi. Kết quả thu được như sau:
- Tỉ lệ peroxide trong công thức thức ăn tăng dần theo các tỉ lệ thay thế cám gạo
mới bằng cám gạo cũ ở các nghiệm thức C0: 4,89; C25: 5,45; C50: 24,78; C75: 27,88;
C100: 29,49 cho thấy chất lượng thức ăn càng giảm.
- Tỉ lệ sống, tăng trọng của cá thí nghiệm giữa các nghiệm thức không có sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê giữa các các nghiệm thức (P>0,05). Như vậy, cám gạo ôi dầu
khi được sử dụng làm thành phần thức ăn của cá basa (Pangasius bocourti) không ảnh
hưởng đến tỉ lệ sống và tăng trọng của cá. Tuy nhiên hiệu quả sử dụng thức ăn thông

8


qua chỉ số FCR và PER khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức khác (P<0,05). Hệ
số chuyển hóa thức ăn (FCR) ở nghiệm thức C100 cao nhất (1,62) và C0 thấp nhất
(1,29) khi thay thế 100% cám gạo cũ bị ôi dầu thì hiệu quả sử dụng thức ăn kém. Hiệu
quả sử dụng thức ăn của các nghiệm thức có thành phần cám gạo bị ôi dầu thấp hơn
nghiệm thức đối chứng không chứa cám gạo bị ôi dầu. Hiệu quả sử dụng thức ăn của
C100 là 2,17 thấp hơn nghiệm thức C0: 2,90; C25: 2,65; C75: 2,56
- Đánh giá cảm quan màu sắc cơ thịt fillet, gan, mỡ và mùi cơ thịt sau khi luộc của
cá thí nghiệm khác biệt có ý nghĩa ở các nghiệm thức (P<0,05). Các chỉ tiêu về cảm
quan gan, mỡ, cơ thịt ở nghiệm thức C0 thấp nhất (1,30) và tăng dần khi thay thế tỉ lệ

cám gạo cũ bị ôi dầu tăng dần đến nghiệm thức C100 là cao nhất (2,50). Điều này có
nghĩa khi sử dụng cám gạo bị ôi dầu làm thức ăn cho cá basa (Pangasius bocourti) thì
màu sắc cơ thịt và mỡ cá sẽ bị vàng, màu sắc gan sẽ bị đỏ sậm, cơ thịt cá sau khi luộc
sẽ có mùi hôi, gan bị thoái hóa. Ngoài ra sử dụng cám gạo cũ bị ôi dầu còn tăng tỉ lệ
mỡ/thể trọng và tỉ lệ gan/thể trọng của cá nuôi.

9


ABSTRACT
The study titled: “Evaluating an effect of rice bran quality in the feed on the growth
performances and fillet quality of basa catfish (Pangasius catfish)” was carried out in
the experimental station of the Faculty of Fisheries, Nong Lam University from
September, 2006 to April in 2007.
According to the survey in the Mekong delta at present, rice bran is the main
ingredient used to produce home-made feeds, comprising up 75% in the feed formula.
Besides dried rice bran, farmers also use defatted rice bran and freshly processed rice
bran at lower percentage than dried rice bran. The rice bran quality change quickly and
easily with the storage time, which has great effect on the fish growth and fillet quality
that farmers have not yet recognized.
In order to evaluate the effect of rice bran quality on the growth and catfish fillet
quality, the experiment was carried out with a completely randomized design and
consisted of 5 treatments: C0, C25, C50, C75, C100 and each treatment has 3
replicates. The treatment C0 is the control. In this case, the rice bran is fully fresh rice
bran, free from rancid oil while the others have been formulated with the replacement
of fresh rice bran by the rancid rice bran (six-month-old rice bran) at a percentage of
25%, 50%, 75% and 100%, respectively. The experiment last 6 weeks. The results are
as follow:

10



- The peroxide index in the experimental feeds was gradually increased with the
increment of rancid rice bran: C0: 4.89; C25: 5.45; C50: 24.78; C75: 27.88; C100:
29.49.
- There were no significant differencrs in the survival rate and weight gain among
treaments (P>0.05). Therefore, the rancid rice bran in the feed for basa catfish did not
have any effect on the survival

and weight gain. However, the feed efficiency

(expressed by FCR and PER) were significantly differente among treatments (P<0.05).
The FCR is highest (1.62) in treatment C100 and lowest (1.29) in the treatment C0.
The results of this experiment indicated that rancid rice bran has lowered feed
efficiency when compared to the fresh rice bran.
- The sensorial observation of fillet color, liver color, fat color, fillet odor after

boiling and the sensorial observation of tissue of the experiment fish were significantly
differente among treatment (P<0.05). The parameters of the treatment C0 was the
lowest (1.30) and were gradually increased to the highest (2.50) in the treatment C100.
This means the rancid rice bran had great effect on the fillet color of basa catfish. The
fillet and fat color turned yellow; the liver color turned dark red. The fillet had strong
smell after boiling. Moreover, the use of rancid rice bran increased the adipose-somatic
index and hepato-somatic index of the experiment fish.

11


MỤC LỤC
CHƯƠNG


TRANG

Trang tựa
Trang chuẩn y..........................................................................................................i
Lý lịch cá nhân ...................................................................................................... ii
Lời cam đoan........................................................................................................ iii
Cảm tạ ...................................................................................................................iv
Tóm tắt ...................................................................................................................v
Mục lục..................................................................................................................vi
Danh sách các bảng............................................................................................. vii
Danh sách các hình............................................................................................. viii
Danh sách các đồ thị .............................................................................................ix
I. GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề.........................................................................................................1

1.2 Mục tiêu đề tài..................................................................................................2
II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu chung về cám gạo............................................................................3
2.1.1 Thành phần cấu tạo của cám gạo ..................................................................3

12


2.1.2 Thành phần dinh dưỡng của cám gạo ...........................................................3
2.1.3 Sử dụng cám gạo trong thức ăn thủy sản ......................................................5
2.1.4 Các loại cám gạo sử dụng phổ biến trong thức ăn nuôi cá ...........................6
2.2 Sự oxy hóa acid béo trong thức ăn ..................................................................7
2.2.1 Cơ chế của sự oxy hóa acid béo....................................................................9
2.2.2 Các hợp chất dễ bị oxy hóa trong thức ăn..................................................11

2.2.3 Ba hợp chất độc hại sinh ra do quá trình oxy hóa chất béo ........................11
2.2.4 Sự phá hủy các vitamin bởi oxy và peroxide ............................................. 11
2.2.5 Sự hư hỏng mùi vị thức ăn do carbonyl từ sự oxy hóa chất béo................. 12
2.2.6 Cơ chế chống oxy hóa bên ngoài với BHA ...............................................13
2.2.7 Chỉ số peroxide ...........................................................................................13
2.3 Vài nét về đặc điểm sinh học cá basa (Pangasius bocourti)..........................14
2.3.1 Phân loại......................................................................................................14
2.3.2 Đặc điểm hình thái, sinh lý .........................................................................14
2.4 Nghiên cứu sử dụng cám gạo làm thức ăn trong nuôi cá...............................15
III. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện.....................................................................17
3.2 Nội dung và phương pháp thực hiện..............................................................17
Phần 1: Điều tra tình hình sử dụng cám gạo hiện nay trên thị trường .......17
3.2.1 Nội dung khảo sát .......................................................................................17
3.2.2 Phương pháp thực hiện................................................................................17
3.2.3 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu........................................................17
3.2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu...................................................................17
3.2.3.2 Phương pháp xử lí số liệu ........................................................................18
Phần 2: Thí nghiệm đánh giá chất lượng cám gạo trong thức ăn cá basa....18
3.3 Vật liệu thí nghiệm và phương pháp thí nghiệm............................................18
3.3.1 Vật liệu thí nghiệm......................................................................................18

13


3.3.1.1 Hệ thống bố trí thí nghiệm .......................................................................18
3.3.1.2 Thức ăn thí nghiệm ..................................................................................19
3.3.1.3 Nguồn nước .............................................................................................20
3.3.1.4 Vật liệu .....................................................................................................20
3.3.2 Phương pháp thí nghiệm .............................................................................21

3.3.2.1 Bố trí thí nghiệm ......................................................................................21
3.3.2.2 Các chỉ tiêu theo dõi về môi trường.........................................................22
3.3.2.3 Phương pháp thu thập số liệu...................................................................23
3.3.2.4 Các chỉ tiêu theo dõi.................................................................................24
3.3.2.5 Phương Pháp Xử Lý Thông Kê................................................................25
IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Tình hình sử dụng cám gạo làm thức ăn hiện nay. ........................................26
4.1.1 Quy mô trại nuôi .........................................................................................26
4.1.2 Thông số kỹ thuật nuôi của các trại nuôi ....................................................28
4.1.2.1 Kích cỡ cá lúc thả (chiều cao thân).........................................................28
4.1.2.2 Mật độ thả nuôi .......................................................................................28
4.1.2.3 Tỷ lệ hao hụt trong mỗi vụ nuôi...............................................................29
4.1.3 Tình hình sử dụng cám gạo làm thức ăn nuôi cá của các trại nuôi.............30
4.1.3.1 Các loại cám gạo đang được các trại sử dụng..........................................30
4.1.3.2 Tỉ lệ sử dụng cám gạo của các trại nuôi...................................................32
4.1.3.3 Các thông tin về việc sử dụng cám gạo của các trại nuôi .......................35
4.2 Ảnh hưởng chất lượng cám gạo lên tăng trưởng, chất lượng thịt cá, mùi,
gan, mỡ.................................................................................................................35
4.2.1 Thành phần dinh dưỡng các công thức thức ăn ..........................................35
4.2.2 Các thông số môi trường.............................................................................37
4.2.2.1 Nhiệt độ....................................................................................................37
4.2.2.2 Hàm lượng oxy hòa tan (DO) ..................................................................38

14


4.2.2.3 pH và ammonia tổng số ...........................................................................39
4.2.3 Tăng trọng và tỉ lệ sống...............................................................................40
4.2.3.1 Tỉ lệ sống..................................................................................................40
4.2.3.2 Tăng trọng ................................................................................................40

4.2.4 Hệ số chuyển đổi thức ăn ............................................................................43
4.2.5 Hệ số hiệu quả protein thức ăn của cá .......................................................45
4.2.6 Hệ số gan/thể trọng (HSI), Hệ số mỡ/thể trọng (ASI) ................................46
4.2.7 Đánh giá cảm quan màu sắc gan, mỡ, cơ thịt cá ........................................48
4.2.7.1 Đánh giá cảm quan màu sắc gan, cơ thịt của cá.......................................50
4.2.7.2 Đánh giá cảm quan màu sắc mỡ của cá ...................................................51
4.2.8 Đánh giá cảm quan mùi, màu sắc cơ thịt cá của sau khi luộc.....................51
4.2.8.1 Đánh giá cảm quan mùi............................................................................52
4.2.8.2 Đánh giá cảm quan màu...........................................................................52
V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1 Kết luận ..........................................................................................................53
5.2 Đề nghị ...........................................................................................................54
TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 2.1 Thành phần hoá học của các phụ phẩm từ gạo

4

Bảng 2.2 Các amino acid thiết yếu của các phụ phẩm từ gạo

4

Bảng 2.3 Độ tiêu hóa của cám gạo (%)

5


Bảng 2.4 Thành phần muối khoáng trong cám gạo, tấm và gạo lau bóng

6

Bảng 3.1 Công thức tổ hợp của năm khẩu phần thức ăn

19

Bảng 3.2 Thành phần hóa học của nguyên liệu chế biến thức ăn thí nghiệm

20

15


Bảng 3.3 Thang điểm đánh giá màu sắc thịt cá

24

Bảng 3.4 Thang điểm đánh giá mùi thịt cá sau khi luộc

24

Bảng 4.1 Diện tích các nhóm trại nuôi

26

Bảng 4.2 Diện tích ao của các trại nuôi


27

Bảng 4.3 Kích cỡ cá (chiều cao thân) khi thả của các trại nuôi

28

Bảng 4.4 Mật độ thả cá của các trại nuôi

29

Bảng 4.5 Tỷ lệ hao hụt của các trại nuôi

30

Bảng 4.6 Các loại cám gạo mà các trại nuôi sử dụng

31

Bảng 4.7 Tỉ lệ sử dụng cám gạo trong thức ăn phối trộn của các trại nuôi

33

Bảng 4.8 Thành phần dinh dưỡng các công thức thức ăn và chỉ số peroxide

36

Bảng 4.9a Nhiệt độ nước (trung bình) vào buổi sáng của các nghiệm thức

37


Bảng 4.9b Nhiệt độ nước (trung bình) vào buổi chiều của các nghiệm thức

38

Bảng 4.10a DO (trung bình ) vào buổi sáng của các nghiệm thức (mg/l)

38

Bảng 4.10b DO (trung bình) vào buổi chiều của các nghiệm thức (mg/l)

39

Bảng 4.11 pH, ammonia tổng số của các nghiệm thức

39

Bảng 4.12 Tăng trưởng và tỉ lệ sống của các basa (Pangasius bocourti)

40

Bảng 4.13 Hiệu quả sử dụng thức ăn

44

Bảng 4.14 Hệ số gan/thân (HSI), hệ số mỡ/thân (ASI)

46

Bảng 4.15 Đánh giá cảm quan màu sắc của gan, mỡ, thịt của cá


48

Bảng 4.16 Đánh giá cảm quan mùi, màu sắc thịt sau khi luộc

51

DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 2.1 Sơ đồ lớp cám trong hạt lúa

3

Hình 2.2 Cám gạo tươi

8

Hình 2.3 Cám gạo sấy

9

16


Hình 2.4 Cá basa (Pangasius bocourti)

14


Hình 3.1 Hệ thống bể thí nghiệm

18

Hình 4.1 Máy chế biến thức ăn viên nổi ướt

34

Hình 4.2 Máy chế biến thức ăn viên chìm

34

Hình 4.3 Màu sắc gan và thịt của cá basa (Pangasius bocourti)

49

DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ
ĐỒ THỊ

TRANG

Đồ thị 4.1 Các nhóm diện tích trại nuôi

26

Đồ thị 4.2 Các loại cám gạo đang sử dụng phổ biến

31

Đồ thị 4.3 Tốc độ tăng trưởng của cá basa (Pangasius bocourti)


41

Đồ thị 4.4 Tỉ lệ tăng trọng trung bình của cá

42

Đồ thị 4.5 Tăng trọng hằng ngày của cá

42

Đồ thị 4.6 Tốc độ tăng trưởng đặc biệt của cá

43

Đồ thị 4.7 Hệ số chuyển đổi thức ăn của cá

44

Đồ thị 4.8 Hệ số hiệu quả protein thức ăn của cá

45

Đồ thị 4.9 Hệ số gan/thân (HSI) của cá
Đồ thị 4.10 Hệ số mỡ/thân (ASI) của cá

48

Đồ thị 4.11 Đánh giá cảm quan màu sắc gan, mỡ, cơ thịt cá basa


50

Chương 1
GIỚI THIỆU

17


1.1 Đặt vấn đề

Nghề nuôi cá tra, basa ngày nay đang ngày càng phát triển và có giá trị kinh tế
cao. Nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường tăng cùng với những tiến bộ đạt được trong
sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá tra, basa thực sự trở thành nguồn cung cấp
chủ yếu phục vụ cho thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, điều đáng lưu ý hiện nay là
làm sao đạt hiệu quả kinh tế cao để cạnh tranh với các nước xuất khẩu nhưng bảo
đảm đáp ứng nhu cầu phát triển tốt của cá, vẫn đảm bảo chất lượng của sản phẩm.
Chi phí thức ăn nuôi cá tra, basa chiếm 77,8% trong giá thành sản xuất. Vì vậy,
thức ăn là khâu quan trọng quyết định hiệu quả kinh tế trong mô hình nuôi cá tra,
basa. Các hộ nuôi cá tra, basa trước nay sử dụng các loại nguyên liệu từ phụ phẩm
nông nghiệp rẻ tiền, sẵn có tại địa phương để phối chế thức ăn nuôi cá. Nguồn
nguyên liệu để phối chế thức ăn truyền thống thường là cám gạo và cá tạp được
phối chế với các tỉ lệ khác nhau. Trong những năm gần đây, thức ăn công nghiệp
dạng viên nổi được sản xuất theo qui trình hiện đại dần dần thay thế loại thức ăn tự
phối chế với những ưu điểm rõ rệt về chất lượng và hiệu quả sử dụng.
Tuy nhiên dù là loại thức ăn nào đi nữa, nguyên liệu cám gạo vẫn là một trong
những loại nguyên liệu quan trọng trong công thức phối chế thức ăn thủy sản,
thường chiếm tỉ lệ 50-70% trong công thức hỗn hợp thức ăn. Nguồn cám gạo tại
đồng bằng sông Cửu Long được xem là nguồn phụ phẩm trong quá trình chế biến
gạo, chất lượng cám gạo cũng rất khác nhau tùy theo quá trình chế biến, chủng loại
cám và quá trình bảo quản. Thông thường cám gạo bảo quản trong điều kiện bình

thường kể từ tháng thứ 2 trở đi bắt đầu có sự oxy hóa chất béo, do đó chất lượng
cũng thay đổi theo. Từ đó hiệu quả sử dụng cám gạo trong quá trình chế biến thức
ăn thủy sản cũng rất khác nhau. Tuy nhiên, việc nghiên cứu sử dụng cám gạo trong
nuôi thủy sản, đặc biệt là sử dụng cho thức ăn nuôi cá tra, basa một cách khoa học,
trên cơ sở thực hiện nghiên cứu có hệ thống vẫn còn hạn chế.

18


Vấn đề được đặt ra là nếu cám gạo bảo quản trong thời gian dài sẽ xảy ra hiện
tượng ôi dầu và để đánh giá ảnh hưởng của sự ôi dầu đến khả năng tăng trưởng,
hiệu quả sử dụng thức ăn, chất lượng thịt cá, đề tài: “ Đánh giá ảnh hưởng của
chất lượng cám gạo trong thức ăn cá basa (Pangasius bocourti) lên tăng trưởng
và chất lượng fillet” được tiến hành với mục đích tạo cơ sở cho việc sử dụng cám
gạo hữu dụng hơn trong thực tế và góp phần tạo hiệu quả cho nghề nuôi cá basa
thâm canh ở đồng bằng sông Cửu Long.
1.2 Mục tiêu đề tài
- Điều tra tình hình sử dụng cám gạo của các trại nuôi cá ở An Giang, Đồng
Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long, Bến Tre.
- Khảo sát ảnh hưởng chất lượng của cám gạo lên tăng trưởng, hiệu quả sử dụng
thức ăn và đồng thời đánh giá ảnh hưởng chất lượng cám gạo bị ôi dầu lên gan, mỡ,
cơ thịt, màu sắc, mùi của cá basa.

Chương 2

19


TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu chung về cám gạo

Trong quá trình xay xát và chế biến gạo, sau khi thu được sản phẩm chính là gạo thì
còn một phụ phẩm có giá trị cao đó là cám gạo. Từ lâu cám gạo được các nhà máy xay
xát thu hồi và bán như là một sản phẩm chính chỉ sau gạo. Cám được thu hồi dưới hai
dạng là cám khô và cám ướt. Cám khô sẽ được sấy thêm lần nữa để bảo quản được lâu
hơn, còn cám ướt thường được bán cho các cơ sở nuôi cá da trơn sử dụng ngay.
2.1.1 Thành phần cấu tạo của cám gạo

Hình 2.1 Sơ đồ lớp cám trong hạt lúa
2.1.2 Thành phần dinh dưỡng của cám gạo
Cám gạo chứa lớp cám cùng với mầm phôi của nhân hạt thóc. Thành phần của
cám gạo chứa rất nhiều chất béo (12-15%), chủ yếu là các acid béo không bão hòa nên
khó bảo quản lâu. Cám gạo trích béo có thể bảo quản lâu hơn. Việc tách dầu ra khỏi
cám gạo làm gia tăng hàm lượng các chất dinh dưỡng khoảng 20% và hàm lượng chất
béo trong cám gạo giảm còn 1-2%. Đối với vấn đề sử dụng cám gạo hiện nay, một vấn

20


đề thường gặp phải là cám có hàm lượng chất béo cao nên dễ bị oxy hóa. Sử dụng cám
bị oxy hóa làm thức ăn cá sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, tăng trưởng và cả chất lượng của
sản phẩm (Lê Thanh Hùng và ctv., 2000)
Bảng 2.1 Thành phần hoá học của các phụ phẩm từ gạo (% vật chất khô)
Cám gạo
Tách béo Chưa tách béo
Protein thô
15,1
9,0
Chất béo thô
1,7
7,4

Tro
16,7
24,7
Xơ thô
13,7
17,9
NFE
52,8
41,0
Nguồn: Hertrampf và Piedad-Pascual (2000)

Tấm
gạo
8,1
0,6
0,7
0,4
90,2

Gạo thành phẩm
(gạo chuốt)
13,6
14,5
8,3
4,2
59,4

Vỏ
trấu
3,1

1,0
17,4
44,3
34,2

Thành phần acid amin thiết yếu của cám gạo và các phụ phẩm từ gạo không cân
đối so với nhu cầu của các loài cá sử dụng cám gạo như cá da trơn, cá chép, rô phi.
Lysine, methionine, threonine thường là những acid amin thiếu nhiều nhất và là yếu tố
giới hạn sử dụng cám gạo trong thức ăn. Do đó khi sử dụng tỉ lệ cao trong thức ăn phải
lưu ý bổ sung những thiếu hụt acid amin này bằng các acid amin tổng hợp.
Bảng 2.2 Các amino acid thiết yếu của các phụ phẩm từ gạo (g/16 g N)
Tấm gạo
Cám gạo
Khử béo
Chưa khử béo
Arginine
1,1
0,9
0,6
Histidine
0,4
0,3
0,2
Isoleucine
0,6
0,5
0,4
Leucine
1,1
0,9

0,7
Lysine
0,7
0,6
0,3
Methionine
0,3
0,3
0,2
Phenylalanine
0,7
0,5
0,4
Threonine
0,6
0,5
0,3
Tryptophan
0,2
0,1
0,1
Valine
0,8
0,7
0,5
Nguồn: Hertrampf and Piedad-Pascual (2000)
2.1.3 Sử dụng cám gạo trong thức ăn thủy sản

21


Gạo thành phẩm
0,6
0,2
0,4
0,8
0,5
0,2
0,5
0,4
0,1
0,8


Cám gạo thường sử dụng trong các khẩu phần của cá ăn tạp và cá ăn thực vật
hơn là cá ăn động vật. Chúng cũng là loại nguyên liệu không đắt có thể dùng cho việc
nuôi các loại cá như catla (Catla catla), rohu (Labeo rohita), mrigal (Cirrhinus
mrigala), cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idellus), cá mè trắng (Hypophthamichthys
molitrix), cá vàng (Carassius auratus), cá da trơn Mỹ (Ictalurus punctatus), rô phi
(Oreochromis niloticus), cá măng biển (Chanos chanos), cá tra và basa (P. bocourti, P.
hypophthalmus) (Lê Thanh Hùng và ctv., 2000).
Cám gạo không trích dầu có năng lượng thô khoảng 2.760 kcal/kg (11,5 MJ/kg).
Cá chép tiêu hóa cám gạo tốt hơn cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idella). Cá lăng nha
(Mystus nemurus) sử dụng protein cám gạo hiệu quả hơn loại cá da trơn Mỹ (Ictalurus
punctatus). Độ tiêu hoá vật chất khô của cám gạo ở loài tôm thẻ chân trắng (Penaeus
vannamei) là 40% và độ tiêu hóa protein là 76,4% trong khi đó độ tiêu hóa của các acid
amin trong khoảng 73 đến 85% (Lê Thanh Hùng và ctv., 2000).
Bảng 2.3 Độ tiêu hóa của cám gạo (%)
Cá chép

Trắm cỏ


Da trơn
Mỹ
Vật chất khô
Protein thô
89,5
71,1
71,0
Chất béo
91,5
73,4
Chất xơ thô
91,5
Carbohydrate
90,0
Năng lượng
21,5
Arginine
Histidine
Isoleucine
Leucine
Lysine
Phenylalanine
Threonine
Valine
Nguồn: Hertrampf và Piedad-Pascual (2000)

22

Cá lăng

85,8
81,0
-

Tôm chân
trắng
40,0
70,4
85,1
82,6
73,4
74,9
81,0
74,9
73,2
75,9


Cám gạo chứa lượng lớn phosphor dưới dạng phytat từ 3,0 đến 5,0%. Hàm
lượng phosphor chiếm khoảng 0,79% trong cám gạo khử dầu và chỉ có 25% có giá trị
sử dụng đối với cá chép (Cyprinus carpio) và 19,0% đối với cá hồi (Salmo gairgneri).
Ngoài ra, cám gạo có hàm lượng kẽm, sắt cao và đặc biệt cả hai loại cám gạo đều rất
giàu vitamin B. Độ tiêu hóa của calci, phosphor và các chất khoáng khác trong thức ăn
bị giảm khi sử dụng tỉ lệ cám gạo cao vì phytic acid làm cho phosphor giảm giá trị sử
dụng. Các yếu tố kháng dinh dưỡng như lectins và thiaminase cũng hiện diện trong
cám gạo. Khả năng ép viên của cám gạo rất là thấp do hàm lượng xơ cao.
Bảng 2.4 Thành phần muối khoáng trong cám gạo, tấm và gạo lau bóng
Thành phần
muối khoáng
Calcium

Phosphorus
Sodium
Potassium
Magnesium
Chlorine
Sulphur
Manganese
Iron
Zinc
Copper
Selenium
Iodine

%
%
%
%
%
%
%
mg/kg
mg/kg
mg/kg
mg/kg
mg/kg
mg/kg

Cám gạo
Khử dầu
Không

khử dầu
0,61
0,08
1,47
1,60
0,11
0,04
1,60
1,90
1,04
0,93
0,08
0,08
0,19
0,20
255,0
398,0
205,0
210,0
33,0
38,0
14,3
14,7
0,4
-

Tấm gạo

Gạo chuốt
bóng


0,08
0,13
0,06
0,15
0,02
0,04
0,15
12,3
12,2
2,1
3,3
-

0,04
1,13
0,10
0,71
0,57
0,11
0,12
74,7
95,5
25,8
6,0
0,3
0,07

Nguồn: Hertrampf và Piedad-Pascual (2000)
Cám gạo có giá trị kinh tế hơn hẳn so với các loại thức ăn thương mại khác.

Nuôi cá da trơn Mỹ với khẩu phần 40% cám gạo cho thấy chúng tăng trưởng nhanh
hơn và hệ số chuyển đổi thức ăn cũng như hiệu quả sử dụng protein tốt hơn so với cá
ăn khẩu phần 30% cám lúa mì. Trong các khẩu phần, cám gạo thường được sử dụng từ
10%-70%. Cám gạo được dùng như nguồn năng lượng trong thức ăn cá da trơn
(Pangasius sp; Clarias sp.), cá lóc (Channa striatus, Channa maculatus), cá măng biển

23


và các loại ăn thực vật khác với tỉ lệ trộn lên đến 50%. Khi cám gạo được nấu chín, nó
hoạt động như một chất kết dính trong thức ăn có độ ẩm. Cám gạo không thường dùng
trong thức ăn công nghiệp nuôi tôm vì chúng khó ép viên và có hàm lượng xơ cao. Tuy
nhiên, chúng cũng được dùng trong thức ăn tự chế biến cho tôm nước ngọt, cũng như
bổ sung trong khẩu phần nuôi tôm quảng canh và bán thâm canh. Ở Indonesia, người
nuôi tôm dùng 20% cám gạo cho công thức thức ăn tự chế biến cho tôm sú (Lê Thanh
Hùng và ctv., 2000).
Cám gạo còn được sử dụng để sản xuất thức ăn tươi sống để ương nuôi giai
đoạn đầu các giống loài nước mặn khác nhau. Những loài thức ăn tươi sống như
artemia (Artemia salina), moina và ấu trùng chironomid có sự tăng trưởng tốt hơn khi
cho ăn khẩu phần cám gạo so với việc nuôi dưỡng bằng cách bón phân hay cho ăn một
số loại thức ăn thương mại khác. Với loài daphnia (Daphnia similis), và bo bo (Monia
macrocopa) và Ceriodaphnia cornuta, cám gạo được xem là loại thức ăn tốt hơn so với
phân gia súc, gia cầm. Khi cám gạo được cho thêm vào trong ao hồ cho thấy sự sinh
sôi nhiều hơn của loài daphnia cũng như kích thước của chúng cũng lớn hơn. Điều này
đã ảnh hưởng tích cực lên việc sản xuất trứng của loài daphnia. Cám gạo cũng được
dùng cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho việc nuôi loài giáp xác chân chèo
calanoid (Arcatia tonsa) ở nước mặn (Lê Thanh Hùng và ctv., 2000).
2.1.4 Các loại cám gạo sử dụng phổ biến trong thức ăn nuôi cá
Hiện nay có nhiều loại cám dùng làm thức ăn cá tra, basa như: cám tươi, cám
khô, cám sấy và cám trích béo. Mỗi loại cám có đặc điểm khác nhau:

- Cám tươi (hay còn gọi là cám ướt): Thu được khi xát gạo có lẫn nhiều trấu. Tùy
thuộc vào tỉ lệ vỏ trấu còn lẫn trong cám mà giá trị dinh dưỡng của cám tươi rất khác
nhau. Cám tươi có 2 loại là cám tươi loại I và cám tươi loại II. Cám này thường được
bán cho các trại nuôi cá da trơn sử dụng ngay.

24


+ Cám tươi loại I: là loại cám gạo mịn thu được khi xát gạo nếu tách hết vỏ trấu.
Cám thu được có giá trị dinh dưỡng tương đối cao, protein có thể đạt 12-14%, chất béo
13-14%, xơ thô khoảng 7-8% và có giá trị năng lượng đạt 2.600-2.700 kcal ME/kg.
+ Cám tươi loại II: là loại cám thu được khi xát gạo có lẫn nhiều trấu. Tùy thuộc
vào tỉ lệ vỏ trấu còn lẫn trong cám mà giá trị dinh dưỡng của cám rất khác nhau,
protein có thể chỉ còn 6-7%, xơ thô có thể lên đến 20-23%, trong đó có nhiều silic
có thể gây tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa, giá trị năng lượng khoảng từ
1.400-1.500 kcal ME/kg (Lã Văn Kính và ctv, 2003).

Hình 2.2 Cám gạo tươi
- Cám gạo lau: Là sản phẩm thu được trong quá trình đánh bóng gạo. Cám gạo lau
thường có tỉ lệ protein, chất béo, xơ thô thấp hơn và tinh bột cao hơn so với cám gạo
thường. Cám lau có 2 loại là cám lau bass 1 và bass 2. Sản phẩm gạo từ công đoạn xay
xát này chủ yếu dùng để xuất khẩu.
+ Cám lau bass 1: Còn gọi là cám lau khô vì trong quá trình đánh bóng không có
phun thêm nước. Cám loại này ít bột gạo hơn loại cám bass 2.
+ Cám lau bass 2: Còn gọi là cám lau ướt vì trong quá trình lau gạo người ta có
dùng kỹ thuật phun nước để làm bóng hạt gạo. Cám bass 2 có độ ẩm cao, không bảo

25



×