Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH SẢN XUẤT SẠCH HƠN TẠI PHÂN XƯỞNG BÌNH ĐỨC – CÔNG TY CP GÒ ĐÀNG (GODACO)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---o0o---

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH SẢN XUẤT
SẠCH HƠN TẠI PHÂN XƯỞNG BÌNH ĐỨC – CÔNG TY CP
GÒ ĐÀNG (GODACO)

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Kim The
Ngành: Chế Biến Thuỷ Sản
Niên khoá: 2005 – 2009

- THÁNG 9/2009-


KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH SẢN XUẤT SẠCH HƠN
TẠI PHÂN XƯỞNG BÌNH ĐỨC – CÔNG TY CP GÒ ĐÀNG (GODACO)

Tác giả:

TRẦN THỊ KIM THE

Khoá luận được đề trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành Chế Biến Thuỷ Sản

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Bùi Văn Miên

Tháng 9 năm 2009
i



TÓM TẮT


SXSH là chương trình do UNEP DTIE khởi xướng từ 1989. Theo đó, SeaQuip đã

tài trợ giúp các công ty chế biến thuỷ sản Việt Nam áp dụng thực hiện SXSH từ 20042008, làm giảm chất thải và ô nhiễm ngay từ đầu nguồn phát sinh, làm giảm chi phí xử
lý chất thải, mang lại hiệu quả kinh tế, cải thiện môi trường, nhằm phát triển bền vững
ngành công nghiệp thuỷ sản.


Phân xưởng Bình Đức nói riêng, Công ty CP Gò Đàng (GODACO) nói chung

đang có nhiều thay đổi theo hướng tích cực trong cách quản lý cũng như bố trí trang
thiết bị sản xuất ngày càng hiện đại, đáp ứng được các yêu cầu mà SXSH đưa ra. Phân
xưởng Bình Đức đã có nhiều thay đổi và cũng có nhiều đề nghị nhằm cải thiện môi
trừơng sản xuất đạt theo tiêu chuẩn của Sở tài nguyên môi trường trực thuộc tỉnh.


Đề tài đã được thực hiện từ 5/ 2008 – 8/ 2008 tại Phân xưởng Bình Đức và đã

thực hiện phân tích, điều tra khảo sát việc áp dụng SXSH trong thực tế sản xuất.


Đề tài đã được thực hiện từ 5/ 2008 – 8/ 2008 tại Phân xưởng Bình Đức và đã

thực hiện phân tích, điều tra khảo sát việc áp dụng SXSH trong thực tế sản xuất. Sau
khi thưc hiện, chúng tôi đã thu được các kết quả sau:
9 Tổng kết các giải pháp SXSH (40 giải pháp), tính toán lợi ích kinh tế của 5 giải
pháp.

9 Định mức tiêu thụ điện, nước, nước đá giảm đáng kể. Mức tiêu thụ nước đá
giảm 12,09%, mức tiêu thụ điện giảm 4,82%, mức tiêu thụ nước giảm 9,86%.
9 Nước thải đã được xử lý, đủ tiêu chuẩn thải vào môi trường.
9 Đề xuất việc tận dụng phụ phẩm sản xuất các mặt hàng giá trị gia tăng từ thuỷ
sản tại Phân xưởng và tiêu thụ nội địa .
9 Tiếp tục phát triển SXSH tại Phân xưởng.

ii


ABSTRACT


“Cleaner Production” program was found in 1989 by UNEP DTIE. Based on it,

Seaquip has sponsored for Vietnamese Fishery Processing Companies to apply “
Cleaner Production “ from 2004 to 2008. In order to reducing the quantily and toxicity
of all emissions and wastes at source during the production process, decreasing the
waster treatment expense, so they attainted good economic effect, improving
environment and developing sustainablely for Vietnamese Fishery Industry.


Binh Duc office of Go Đang stock company has changed activity in

management, arrange equipment production more modern, requirements of “ Cleaner
Production” Program satisfied. And have a lot of changing, suggestion improved
environment of standard of Resource Environment Office in Tien Giang province.


This subject practiced from 5/2008 to 8/2008 in Binh Duc office, and practiced


analyse, investigate application Cleaner Production in reality production. After
finishing, we get obtained results:
9 Raising solutions of Cleaner Production (40 solutions), counting economic
effect of five Cleaner Production Solutions.
9 The rate of using electricity, ice water, water reduce costly. The rate of using
ice water reduce 12,09%, the rate of using electricity reduce 4,82%, the rate of
using water reduce 9,86%.
9 Waste water has treated, enough standard to put out environment.
9 Suggest using by-product product value-decreasing goods from seafood in
factory and sale in national market.
9 Developing Cleaner Production in real production in factory.

iii


CẢM TẠ

Con xin gửi lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến hai đấng sinh thành,
với bao khó khăn vất vả nuôi dạy con nên người, luôn bên cạnh động viên con trên
bước đường con đi, để con đạt được kết quả như ngày hôm nay.
Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến PGS.TS. Bùi Văn
Miên, nguời thầy đã tận tình chỉ bảo chúng tôi trong quá trình học tập và tận tình
hướng dẫn tôi thực hiện đề tài tốt nghiệp này.
Trong suốt quá trình học tập dưới mái trường ĐH Nông Lâm TPHCM, tôi đã
nhận được rất nhiều sự giúp đỡ quý báu và sự hướng dẫn chân tình của quý thầy cô
giảng viên Trường ĐH Nông Lâm nói chung và các giảng viên Khoa Thuỷ Sản nói
riêng. Các thầy cô đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo và truyền đạt cho tôi những kiến thức
bổ ích để tôi có thể hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này và trang bị cho hành trang
kiến thức của tôi trên đường đời. Nay tôi xin gửi đến quý thầy cô, giảng viên và toàn

bộ công nhân viên nhà trường lòng biết ơn sâu sắc và lời cảm ơn chân thành nhất.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám Đốc, Tổ QC cùng toàn
bộ anh chị em công nhân làm việc tại Phân xưởng Bình Đức – Công ty CP Gò Đàng,
đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp
này.
Đồng thời tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè
cùng tập thể lớp DH05CT, những người luôn bên cạnh động viên và giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình học tập.
Do thời gian có hạn và kinh nghiệm còn hạn chế nên luận văn này còn những
thiếu sót. Kính mong quý thầy cô và các bạn nhận xét và đóng góp ý kiến, giúp tôi
hoàn thành tốt bài luận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

iv


MỤC LỤC
Đề mục

Trang

Trang tựa

i

Cảm tạ

ii

Tóm tắt tiếng việt


iii

ABSTRACT

iv

Mục lục

v

Danh sách các chữ viết tắt

viii

Danh sách các bảng

ix

Danh sách các hình

x

Chương 1 GIỚI THIỆU

1

1.1 Đặt vấn đề

1


1.2 Mục đích

2

1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

2

1.4 Nội dung nghiên cứu

3

1.5 Giới hạn của đề tài nghiên cứu

3

Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

4

2.1 Giới thiệu về Sản xuất sạch hơn

4

2.1.1 Khái niệm sản xuất sạch hơn

4

2.1.2 Phân loại các phương án sản xuất sạch hơn


4

2.1.3 Các lợi ích của sản xuất sạch hơn

6

2.1.4 Mô hình tiếp cận SXSH

7

2.2 Các bước thực hiện sản xuất sạch hơn

8

2.3 Quy trình SXSH theo phương pháp DESIRE

9

2.3.1 Giai đoạn 1 - Bắt đầu

9

2.3.2 Giai đoạn 2 - Phân tích các bước công nghệ

10

2.3.3 Giai đoạn 3 - Đề xuất các cơ hội (giải pháp) sản xuất sạch hơn

14


2.3.4 Giai đoạn 4 - Lựa chọn giải pháp giảm thiểu chất thải

15

2.3.5 Giai đoạn 5 - thực thi các giải pháp sản xuất sạch hơn

17

2.3.6 Giai đoạn 6 - Duy trì giải pháp sản xuất sạch hơn

18

v


2.4 Các giải pháp SXSH

20

2.5 Sản xuất sạch hơn ở các nước trên thế giới

22

2.6 Những giải pháp không thuộc SXSH

23

2.7 SXSH và xử lý sau đường ống


23

2.8 Một số khó khăn khi áp dụng SXSH

25

2.9 SXSH và các hệ thống bảo vệ môi trường

25

2. 10 Hiện trạng và tiềm năng của SXSH trong chế biến thuỷ sản tại VN 27
2.10.1 Quá trình và mục tiêu phát triển của SXSH ở Việt Nam

27

2.10.2 Sản xuất sạch hơn và phát triển bền vững

27

2.10.3 Hiện trạng và tiềm năng sản xuất sạch hơn ở Việt Nam

29

2.11 Các thách thức trong việc áp dụng SXSH ở Việt Nam

32

Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

34


3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài

34

3.2 Nội dung thực hiện đề tài

34

3.3 Phương pháp nghiên cứu

34

3.3.1 Khảo sát

34

3.3.2 Đánh giá

36

3.3.3 Phương pháp cụ thể

36

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.

38

4.1 Ảnh hưởng của nguồn nguyên liệu đến tình hình chế biến thuỷ sản ở đồng

bằng sông Cửu Long giai đoạn 2007 – 2009

38

4.2 Giới thiệu về tổng công ty

39

4.2.1 Quá trình hình thành và phát triển

39

4.2.2 Các mốc phát triển

40

a) Tên và địa chỉ giao dịch của xí nghiệp

41

b) Diện tích nhà xưởng.

42

4.3 Qui trình sản phẩm chính của phân xưởng “ Frozen BASA fillet”

45

4.4 Nội dung thực hiện SXSH tại phân xưởng Bình Đức


54

4.4.1 Quản lý nội vi

54

4.4.2 Tối ưu hoá qui trình

55

4.4.3 Bổ sung thiết bị

5
vi


4.4.4 Thay đổi công nghệ

55

4.4.5 Thu hồi và tái sử dụng trong nhà máy

55

4.4.6 Thay đổi nguyên vật liệu

55

4.4.7 Sản xuất sản phẩm phụ hữu ích


56

4.5. Trọng tâm áp dụng SXSH:

57

4.6. Cân bằng vật liệu:

58

4.7 Các giải pháp sản xuất sạch hơn và lợi ích

60

4.8 Các số liệu sản xuất chính:

64

4.9 Quy trình xử lý nước thải

66

4.9.1 Quy trình công nghệ xử lý nước thải theo từng mẻ

66

4.9.2 Sơ đồ quy trình công nghệ của hệ thống xử lý nước thải công ty An Phát (
Công ty CP Gò Đàng)

66


4.9.3 Nguyên tắc hoạt động của hệ thống

66

4.9.4 Tại sao dùng PAC xử lý nước thải

66

Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

71

5.1 Kết luận

71

5.2 Đề nghị .

72

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PH Ụ L ỤC

vii


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT

DONRE: Sở Tài nguyên và Môi trường.

VIABICO: Tổng công ty rượu bia và nước giải khát.
INEST: Viện khoa học và Công nghệ môi trường.
VNCPC: Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam.
EPC: Trung tâm bảo vệ môi trường.
ICE: Viện công nghệ hoá học.
GTCT: Giảm thiểu chất thải.
ENTEC: Trung tâm công nghệ môi trường.
IER: Viện tài nguyên và môi trường.
SEAQIP: Dự án cải thiện và xuất khẩu thuỷ sản.
SQF: Safety Quality Food.
GAP: Good Agriculture Product.
SXSH: Sản xuất sạch hơn.
UNEP: United Nations Environment Organization.
BVMT: Bảo vệ môi trường.
PTBV: Phát triển bền vững.
KHCN&MT: Khoa học công nghệ và môi trường.
HTX: Hợp tác xã.
ISO: International Standard Organization.
HACCP: Hazard Analysis Critical Control Point.
QC: Quality Control.
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam.

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 2.1. Mô hình tiếp cận SXSH.
Hình 2.2. Sơ đồ các bước thực hiện SXSH theo phương pháp DESIRE.
Hình 2.3. Sơ đồ dòng của quá trình sản xuất.

Hình 2.4. Nguyên nhân sinh ra chất thải.
Hình 2.5. Sơ đồ cây quyết định thực hiện giải pháp SXSH.
Hình 2.6. Sơ đồ các giải pháp SXSH.
Hình 2.7. Số lượng các doanh nghiệp tham gia dự án SXSH.
Hình 4.1. Sơ đồ tổ chức nhân sự của Phân xưởng.
Hình 4.2. Sơ đồ mặt bằng nhà xưởng.
Hình 4.3. Sơ đồ quy trình công nghệ chế biến cá tra fillet đông lạnh IQF.
Hình 4.4. Sơ đồ trọng tâm áp dụng SXSH.

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Phiếu đánh giá công tác sàng lọc các giải pháp SXSH.
Bảng 2.2. So sánh SXSH với xử lý cuối cùng.
Bảng 2.3 Số lượng các doanh nghiệp tham gia dự án SXSH qua các năm ở VN.
Bảng 3.1. Khảo sát khối lượng nước đá sử dụng.
Bảng 4.1. Bảng cân bằng vật liệu sử dụng các thiết bị khi chưa áp dụng các giải
pháp sản xuất sạch hơn.
Bảng 4.2. Bảng cân bằng vật liệu khi áp dụng các phương pháp SXSH.
Bảng 4.3. So sánh giữa sử dụng vòi cao áp và ống nhựa thường.
Bảng 4.4.So sánh giữa sử dụng bồn cách nhiệt và bồn chứa thường.
Bảng 4.5. So sánh giữa sử dụng đèn Neon T36W và đèn Neon T40W.
Bảng 4.6. So sánh giữa sử dụng băng chuyền IQF và tủ tiếp xúc.
Bảng 4.7. So sánh giữa có và không thu gom chất thải rắn trước khi vệ sinh.
Bảng 4.8. Đánh giá việc thực hiện mục tiêu của SXSH.
Bảng 4.9. So sánh giữa PAC và phèn nhôm.
Bảng 4.10. Bảng thông số đặc tính của nước thải.
Bảng 4.11. Số liệu sản xuất chính (2007 – 2009).
Bảng 4.9. Tổng kết các giải pháp SXSH.


x


Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Thuỷ sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước ta, đóng góp nguồn ngoại tệ đáng
kể vào vào ngân sách nhà nước. Ngành thuỷ sản đóng góp 3 tỷ USD vào GDP năm 2006, và 3,75 tỷ USD
năm 2007.
Riêng về sản xuất và chế biến cá tra, basa Việt Nam, trong năm 2005 sản lượng nuôi cá tra, basa ở
ĐBSCL đã đạt hơn 400.000 tấn, chiếm 40% sản lượng thủy sản cả khu vực. Kim ngạch xuất khẩu cá tra,
cá basa đạt 300 triệu USD, chiếm 11% kim ngạch xuất khẩu toàn ngành thủy sản, đã chứng minh tầm
quan trọng của nghề nuôi và chế biến cá tra, basa tại ĐBSCL. Mặt khác, các doanh nghiệp chế biến thuỷ
sản (DNCBTS) ở Tiền Giang đã góp phần cho sự phát triển công nghiệp của tỉnh trong 6 tháng đầu năm
2009 và đã đưa giá trị sản xuất công nghiệp (GTSXCN) toàn tỉnh ước thực hiện là 3.430 tỉ đồng, đạt
46,7% kế hoạch năm, tăng 15,8% so với cùng kì. Đồng thời các DNCBTS cũng đã đưa GTSXCN của khu
vực kinh tế ngoài quốc doanh ước thực hiện 2.622,2 tỉ đồng, đạt 55,9% kế hoạch năm, tăng 28,9% so với
cùng kì.
Tuy nhiên, với đòi hỏi ngày càng cao của thị trường thế giới, nghề nuôi và chế biến cá tra, basa cần
phải được nâng cao chất lượng và đi theo một định hướng ổn định, bền vững hơn.Vì vậy, việc áp dụng
các tiêu chuẩn quốc tế vào sản xuất và chế biến cá tra, basa xuất khẩu đang là một xu hướng bắt buộc và
một yêu cầu cần thiết để nghề nuôi và chế biến thủy sản khu vực ĐBSCL chuẩn bị cho quá trình hội
nhập.Vừa qua, các doanh nghiệp đã và đang áp dụng nhiều tiêu chuẩn quốc tế khác nhau như Naturland,
SQF, GAP cho sản phẩm cá tra, basa bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu thị trường thế giới. Đó là các
tiêu chuẩn quốc tế đang được áp dụng đều có điểm chung cơ bản dựa trên nền tảng HACCP và ISO để
giải quyết những mối nguy đối với các sản phẩm thủy sản, như an toàn thực phẩm, bệnh dịch phát triển,
môi trường sinh thái,...
Công nghệ chế biến thuỷ sản tiêu thụ rất nhiều nước trong quá trình chế biến, thải ra lượng chất thải
rắn và nước thải rất lớn. Để xử lý chất thải, nước thải đạt tiêu chuẩn thải ra nguồn tiếp nhận cần chi phí

rất lớn – có thể rất tốn kém vì vậy các nhà máy chỉ xử lý sơ bộ rồi thải trực tiếp ra sông, hồ, gây ô nhiễm
môi trường, ảnh hưởng đến đời sống của cộng đồng dân cư. Hiện nay, vấn đề phát triển kinh tế đòi hỏi
phải đi đôi cùng bảo vệ môi trường, nhằm phát triển sản xuất bền vững cho thế hệ mai sau là nhu cầu bức
thiết, phù hợp với xu hướng hội nhập hiện nay.


Vì thế, SXSH đã ra đời với các giải pháp SXSH vừa đem lại hiệu quả kinh tế, vừa bảo vệ môi
trường. Trong thuỷ sản, SXSH vừa thỏa mãn yêu cầu kỹ thuật, áp dụng dễ dàng vừa mang lại hiệu quả
kinh tế cho xí nghiệp, vì giảm lượng phế liệu ở đầu vào, giảm lượng chất thải rắn, chi phí xử lý nước
thải,...
Nhận biết điều đó, Phân xưởng Bình Đức (GODACO) đã từng bước áp dụng SXSH trong sản xuất
và trong xử lý chất thải. Được sự hỗ trợ của Ban quản đốc và Tổ QC của Phân xưởng Bình Đức
(GODACO ), cùng sự đồng ý của Khoa Thuỷ Sản - Trường Đại Học Nông Lâm TPHCM và sự hướng
dẫn tận tình của thầy Bùi Văn Miên, chúng tôi đã thực hiện đề tài:
“ KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH SẢN XUẤT SẠCH HƠN TẠI PHÂN XƯỞNG BÌNH
ĐỨC – CÔNG TY CP GÒ ĐÀNG (GODACO)”.
1.2 Mục đích
-

Khảo sát, đánh giá thực hiện sản xuất sạch hơn tại Phân xưởng Bình Đức. Từ đó đề xuất các giải

pháp (kinh tế & quản lý) sản xuất sạch hơn cho phân xưởng tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiến tới thực
hiện ISO 14000 và sản xuất bền vững.
-

Thông qua việc khảo sát đánh giá hiệu quả tiết kiệm nước, năng lượng, nguyên liệu và giảm thiểu ô

nhiễm môi trường (lợi ích kinh tế và mức độ cải thiện môi trường).
-


Tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiến tới thực hiện ISO 14000.

-

Áp dụng SXSH trong thực tiễn sản xuất và lợi ích trong chế biến thuỷ sản, từ đó đề ra các biện pháp

thực hiện phát triển bền vững.
1.3

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Nâng cao nhận thức và tay nghề của công nhân Phân xưởng Bình Đức trong quá trình sản xuất.
Gia tăng cơ hội kinh doanh thương mại.
Đáp ứng yêu cầu thị trường và chính nhà máy trong thời điểm hiện nay.
Tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu, nước, năng lượng.
Môi trường: đảm bảo môi trường thân thiện – sạch
Hội nhập: tạo cơ hội hội nhập quốc tế.

1.4

Nội dung nghiên cứu:
Điều tra thu thập số liệu nền của nhà máy: công nghệ sản xuất, chi tiết các công đoạn, năng suất, xác

định đầu vào, đầu ra nguyên liệu, mức tiêu thụ điện, nước.
Lập cân bằng vật chất cho khu vực trọng tâm, áp dụng sản xuất sạch hơn. Từ đây có thể xác định
mức tiêu hao hiện tại của nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng, nước.
Xác định công đoạn gây lãng phí điện, nước, nước đá, nguyên liệu có nhiều cơ hội áp dụng sản xuất
sạch hơn.


Đề xuất các giải pháp về quản lý và kỹ thuật áp dụng sản xuất sạch hơn.

Triển khai giám sát và đánh giá kết quả.
Đề xuất biện pháp tận dụng phụ phẩm và phế phẩm…cho sản xuất các sản phẩm khác có giá trị kinh
tế cao hơn .
1.5

Hạn chế của đề tài
Phân xưởng chưa được cấp giấy chứng nhận là đã áp dụng SXSH có hiệu quả.
Nguồn nước sử dụng chủ yếu là nước giếng tại phân xưởng nên không thể thống kê chính xác lượng

nước sử dụng hằng ngày.
Lượng điện tiêu thụ hằng ngày cũng không được một bộ phận nào của phân xưởng thống kê nên khó
khăn trong việc thống kê lượng điện tiêu thụ hàng ngày. Trong quá trình chúng tôi khảo sát tại Phân xưởng
các số liệu được thực hiện một tháng 2 lần thông qua kinh phí công ty đã chi cho phân xưởng và giá điện
trung bình.
1.6. Giới hạn nghiên cứu của đề tài:
Do thời gian chúng tôi khảo sát tại phân xưởng có hạn cùng kinh nghiệm bản thân còn hạn chế,
chúng tôi chỉ khảo sát:
Một qui trình sản xuất chính: qui ttrình chế biến cá tra fillet đông lạnh IQF.
Ba sản phẩm từ cá tra: cá tra fillet định hình, cá tra fillet không định hình, cá tra chặt đầu.

Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu về Sản xuất sạch hơn
2.1.1

Khái niệm sản xuất sạch hơn
Theo Chương trình môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP, 1994), sản xuất sạch hơn được định nghĩa

như sau:“Sản Xuất Sạch Hơn là việc áp dụng liên tục một chiến lược môi trường kết hợp mang tính
phòng ngừa được áp dụng cho sản xuất, sản phẩm, và các dịch vụ nhằm tăng hiệu quả tổng thể và giảm

tác động xấu nguy hại đến con người cũng như môi trường.”
Đối với quá trình sản xuất: sản xuất sạch hơn bao gồm việc bảo tồn nguyên liệu, nước và năng
lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại, giảm lượng cũng như độc tính của các loại rác thải và chất phát
thải.
Đối với các sản phẩm: chiến lược sản xuất sạch hơn nhắm vào mục đích làm giảm tác động xấu tới
môi trường trong toàn bộ quy trình sản xuất: từ khâu khai thác nguyên liệu tới khâu thải bỏ cuối cùng.


Đối với các ngành dịch vụ: sự kết hợp các nội dung về môi trường vào việc thiết kế và cung cấp các
dịch vụ. Sản xuất sạch hơn đòi hỏi áp dụng các bí quyết, cải tiến công nghệ và thay đổi thái độ.”
2.1.2

Phân loại các phương án sản xuất sạch hơn

Quản lý nội vi tốt (good housekeeping): Quản lý nội vi là một loại giải pháp đơn giản nhất của sản
xuất sạch hơn. Mặc dù quản lý nội vi là đơn giản nhưng vẫn cần có sự quan tâm của ban lãnh đạo cũng như
việc đào tạo nhân viên. Việc cải tiến trong thao tác công việc và bảo trì đúng cách có thể tạo được những
lợi ích đáng kể.
Chi phí: đặc biệt thấp.
Tối ưu hoá quy trình sản xuất (process optimization): có thể giảm sự tiêu thụ tài nguyên bằng việc
tối ưu hoá quy trình hiện có. Kiểm soát quá trình tốt hơn để đảm bảo các điều kiện sản xuất được tối ưu hoá
về mặt tiêu thụ nguyên liệu, sản xuất và phát sinh chất thải. Các thông số của quá trình sản xuất như nhiệt
độ, thời gian, áp suất, pH, tốc độ,... cần được giám sát và duy trì càng gần với điều kiện tối ưu càng tốt.
Việc kiểm soát quá trình tốt hơn cũng đòi hỏi các quan tâm của ban lãnh đạo cũng như việc giám sát ngày
một hoàn chỉnh hơn.
Chi phí: đặc biệt thấp đến trung bình.
Thay thế nguyên liệu (raw material substitution): việc thay thế các nguyên liệu đang sử dụng bằng
các nguyên liệu khác thân thiện với môi trường hơn, do đó có thể tránh được các vấn đề môi trường. Thay
đổi nguyên liệu còn có thể là việc mua nguyên liệu có chất lượng tốt hơn để đạt được hiệu suất sử dụng cao
hơn. Thông thường lượng nguyên liệu sử dụng, chất lượng của nguyên liệu và sản phẩm có mối quan hệ trực

tiếp với nhau.Các phương án này có thể đòi hỏi sự thay đổi về thiết bị chế biến.
Chi phí: thấp đến trung bình.
Bổ sung thiết bị (Equipment modification): lắp đặt thêm các thiết bị hiện đại và hiệu quả hơn để đạt
đươc hiệu quả cao hơn về nhiều mặt. Giải pháp này yêu cầu chi phí đầu tư cao hơn các giải pháp sản xuất
sạch khác, do đó cần phải được nghiên cứu cẩn thận. Mặc dù vậy, tiềm năng tiết kiệm và cải thiện chất
lượng có thể cao hơn so với các giải pháp khác
Chi phí: rất cao.
Thu hồi và tái sử dụng tại chỗ (on- site recovery and reuse): tận dụng chất thải để tiếp tục sử dụng
cho quá trình sản xuất hay sử dụng cho 1 mục đích khác.
Chi phí: : đặc biệt thấp.
Sản xuất sản phẩm phụ hữu ích (production of useful by - products): là việc thu thập (và xử lý)
"các dòng thải" để có thể trở thành một sản phẩm mới hoặc bán ra cho các cơ sở sản xuất khác. Ví dụ:
lượng phụ phẩm của qui trình chế biến có thể sử dụng làm thức ăn gia súc, hoặc thức ăn cho các cơ sở nuôi
cá.


Chi phí: : thấp đến trung bình.
Thiết kế sản phẩm mới (Create new products): là việc xem xét lại sản phẩm và các yêu cầu đối với
sản phẩm đó. Cải tiến thiết kế sản phẩm có thể tiết kiệm về tiêu thụ nguyên liệu và lượng hoá chất độc hại
sử dụng. Các thay đổi về bao bì có thể là quan trọng. Vấn dề cơ bản là giảm thiểu bao bì sử dụng, đồng thời
bảo vệ sản phẩm.
Chi phí: trung bình đến cao nhưng lợi nhuận cuối cùng rất đáng kể.
Thay đổi công nghệ (Technology change): chuyển đổi sang một công nghệ mới và hiệu quả hơn có
thế làm tiêu thụ tài nguyên và giảm thiểu lượng chất thải và nước thải.
Chi phí: cao đến rất cao. Giải pháp này thường cần nhiều vốn nhưng thời gian hoàn vốn có thể
rất ngắn.
2.1.3 Các lợi ích của sản xuất sạch hơn
Nói một cách tổng quát, SXSH vừa là công cụ quản lý, công cụ kinh tế, công cụ bảo vệ môi trường
và là công cụ nâng cao chất lượng sản phẩm. SXSH giúp:
Tiết kiệm tài chính và cải thiện hiệu quả sản xuất do tiết kiệm: chi phí do việc sử dụng nước,

năng lượng, nguyên liệu hiệu quả hơn; chi phí xử lý cuối đường ống, chi phí loại bỏ các chất thải rắn, nước
thải, khí thải.
Nâng cao hiệu suất hoạt động của nhà máy.
Nâng cao mức ổn định sản xuất và chất lượng sản phẩm.
Giảm sử dụng tài nguyên thiên nhiên thông qua các biện pháp thu hồi và tái sử dụng chất thải.
Tái sử dụng các bán thành phẩm có giá trị.
Cải thiện môi trường làm việc có liên quan đến sức khoẻ và an toàn lao động cho công nhân.
Giảm ô nhiễm.
Tạo nên 1 hình ảnh tốt hơn về doanh nghiệp, nâng cao tính linh hoạt và khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp.
Chấp hành tốt hơn các qui định về môi trường giúp các ngành công nghiệp xuất khẩu đáp ứng
được các tiêu chuẩn quốc tế về môi trường.
Tiếp cận tài chính dễ dàng hơn.
Nâng cao hiểu biết về quá trình sản xuất, các chi phí, các vấn đề về môi trường trong nội bộ doanh
nghiệp và nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm của công nhân thông qua sự tham gia trực tiếp của
họ vào quá trình thực hiện SXSH.


2.1.4 Mô hình tiếp cận SXSH

Re-think

Giảm thiểu sử dụng tài
nguyên bằng các hoạt
động quản lý nội vi đơn
giản, hiệu quả mà vẫn
đảm bảo chất lượng sản
phẩm.

Thay đổi cách nhận

thức và hành vi nhằm
sử dụng tài nguyên có
hiệu quả.

Reduce

Re-use

Tái sử dụng phụ phẩm,
chất thải nhờ điều chỉnh
quy trình và thiết bị.
Recycle

Tái chế, biến phế phẩm và
chất thải thành sản phẩm
có giá trị nhờ áp dụng các
thiết bị xử lý mới.

Hình 2.1. Mô hình tiếp cận SXSH


2.2 Các bước thực hiện sản xuất sạch hơn

Giai đoạn 1: Bắt đầu
Nhiệm vụ 1: Thành lập nhóm sản xuất sạch hơn (hay kiểm toán
giảm thiểu chất thải).
Nhiệm vụ 2: Liệt kê các công đoạn của quá trình sản xuất
Nhiệm vụ 3: Xác định và chọn ra các công đoạn gây lãng phí

Giai đoạn 2: Phân tích các bước công nghệ.

Nhiệm vụ 4: Chuẩn bị sơ đồ dòng của quá trình
Nhiệm vụ 5: Lập cân bằng vật chất và năng lượng
Nhiệm vụ 6: Xác định chi phí cho các dòng chất thải, nước thải
Nhiệm vụ 7: Thẩm định quá trình để xác định nguyên nhân sinh
ra chất thải
Giai đoạn 3: Đề xuất các cơ hội sản xuất sạch hơn
Nhiệm vụ 8: Xây dựng các cơ hội sản xuất sạch hơn.
Nhiệm vụ 9: Lựa chọn các cơ hội có thể thực hiện được.

Giai đoạn 4: Lựa chọn các giải pháp sản xuất sạch hơn.
Nhiệm vụ 10: Đánh giá tính khả thi về kĩ thuật.
Nhiệm vụ 11: Đánh giá tính khả thi về kinh tế.
Nhiệm vụ 12: Đánh giá khía cạnh môi trường.
Nhiệm vụ 13: Lựa chọn giải pháp sẽ thực hiện.

Giai đoạn 5: Thực hiện các giải pháp sản xuất sạch hơn
Nhiệm vụ 14: Chuẩn bị thực hiện
Nhiệm vụ 15: Thực hiện giải pháp sản xuất sạch hơn.
Nhiệm vụ 16: Giám sát và đánh giá kết quả

Giai đoạn 6: Duy trì sản xuất sạch hơn
Nhiệm vụ 17: Duy trì các giải pháp sản xuất sạch hơn.
Nhiệm vụ 18: Xác định và chọn ra các công đoạn gây lãng phí
mới.

Hình 2.2. Sơ đồ các bước thực hiện SXSH theo phương pháp DESIRE


2.3 Quy trình SXSH theo phương pháp “DESIRE”
Năm 1993, Uỷ ban năng suất quốc gia Ấn Độ thực hiện dự án “Trình diễn giảm chất thải tại các

ngành công nghiệp nhỏ” (DESIRE = Desmontration in Small Industries of Reducing Waste). Quy trình
SXSH theo phương pháp “DESIRE” đã được phát triển trong khá nhiều dự án và đã được áp dụng rộng
rãi, gồm 6 giai đoạn – 18 nhiệm vụ được trình bày chi tiết như sau:
2.1.4

Giai đoạn 1 - Bắt đầu

Nhiệm vụ 1: Thành lập nhóm sản xuất sạch hơn.
Thành phần điển hình của nhóm công tác SXSH thường gồm đại diện của:
Cấp lãnh đạo doanh nghiệp (Ban giám đốc công ty, nhà máy).
Các bộ phận sản xuất (xí nghiệp, phân xưởng).
Bộ phận tài chính, vật tư, bộ phận kĩ thuật.
Các chuyên gia sản xuất sạch hơn (tùy yêu cầu, có thể là các chuyên gia sản xuất sạch hơn bên ngoài
hoặc của nhà máy).
Quy mô và thành phần của nhóm công tác phù hợp với cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp.
Nhóm trưởng: điều phối toàn bộ chương trình kiểm toán và các hoạt động cần thiết khác.
Mỗi thành viên trong nhóm công tác: được chỉ định 1 nhiệm vụ cụ thể, nhưng tổ chức của nhóm
càng linh hoạt càng tốt để việc trao đổi thông tin được dễ dàng.
Nhóm công tác phải đề ra được các mục tiêu định hướng lâu dài cho chương trình sản xuất sạch hơn.
Định ra tốt các mục tiêu sẽ giúp tập trung nỗ lực và xây dựng được sự đồng lòng. Các mục tiêu phải phù
hợp với chính sách của doanh nghiệp,có tính hiện thực.
Nhiệm vụ 2: Liệt kê các công đoạn của quá trình sản xuất:
Cần tổng quan tất cả các công đoạn bao gồm sản xuất, vận chuyển,bảo quản,…
Chú ý đặc biệt đến các hoạt động theo chu kì như các quá trình làm sạch, quá trình cấp đông,…
Thu thập số liệu để xác định định mức (công suất, tiêu thụ nguyên liệu, nước, năng lượng,…)


Nhiệm vụ 3: Xác định và chọn ra các công đoạn gây lãng phí
Nhóm công tác phải đánh giá diện rộng tất cả các công đoạn của quá trình sản xuất về lượng chất
thải, mức độ tác động đến môi trường, các cơ hội sản xuất sạch hơn dự kiến, các lợi ích dự đoán,…

Những đánh giá như vậy là hữu ích để đặt trọng tâm vào một hay một số công đoạn sản xuất (trọng tâm
kiểm toán) sẽ phân tích chi tiết hơn.
Tính toán các định mức (benchmark) cần thiết như:
Tiêu thụ nguyên liệu:

tấn nguyên liệu/tấn sản phẩm

Tiêu thụ năng lượng:

kWh/tấn sản phẩm

Tiêu thụ nước:

m3 nước/tấn sản phẩm.

Lượng nước thải:

m3 nước thải/tấn sản phẩm.

Lượng phát thải khí:

kg/tấn sản phẩm,…

Các định mức thu được khi so sánh sơ bộ với các công ty khác và với công nghệ tốt nhất hiện có
(BAT = Best Available Technology) sẽ cho phép ước tính tiềm năng sản xuất sạch hơn của đơn vị kiểm
toán.
Các tiêu chí xác định trọng tâm kiểm toán:
Gây ô nhiễm nặng (định mức nước thải/phát thải cao).
Tổn thất nguyên liệu cao, tổn thất hóa chất.
Định mức tiêu thụ nguyên liệu/năng lượng cao.

Có sử dụng các hóa chất độc hại.
Được lựa chọn bởi đa số các thành viên trong nhóm sản xuất sạch hơn.
2.3.2 Giai đoạn 2 - Phân tích các bước công nghệ
Nhiệm vụ 4: Chuẩn bị sơ đồ dòng của quá trình sản xuất
Lập ra một sơ đồ dòng giới thiệu các công đoạn của quá trình nhằm xác định tất cả các công đoạn
và nguồn gây ra chất thải. Sơ đồ này cần liệt kê và mô tả dòng vào - dòng ra đối với từng công đoạn. Việc
thiết lập sơ đồ chính xác là nhiệm vụ rất quan trọng, quyết định đến sự thông suốt của quá trình.


Dòng vào
(input)

3

Nguyên liệu
....................kg

Dòng ra

...................m3

(output)

Nước............m

Công đoạn 1

Năng lượng.......kWh

Công đoạn 2


Các phụ gia:
............................kg
............................kg
............................kg

Công đoạn n

Nước thải...............m3
Các thành phần:
...............................kg
...............................kg

Phát thải..................kg
Nhiệt thải...............kWh

Chất thải rắn:
................................kg
................................kg
................................kg

Sản phẩm
............................kg
............................m3

Khách hàng

Hình 2.3. Sơ dồ dòng của quá trình sản xuất
Nhiệm vụ 5: Lập cân bằng vật chất và năng lượng
Cân bằng vật chất và năng lượng là cần thiết để định lượng sơ đồ dòng và nhận ra các tổn thất

cũng như chất thải trong quá trình sản xuất và sử dụng và để giám sát việc thực hiện các giải pháp SXSH
sau này.
Cân bằng vật chất:
Cân bằng cho toàn bộ hệ thống hay cân bằng cho từng công đoạn thậm chí từng thiết bị.
Cân bằng cho tất cả vật chất hay cân bằng cho từng thành phần nguyên liệu.
Tuy nhiên, cân bằng vật chất dễ dàng, có ý nghĩa và chính xác hơn khi nó được thực hiện cho
từng khu vực, các hoạt động hay các quá trình sản xuất riêng biệt. Dựa trên những cơ sở này, cân bằng
vật chất của toàn bộ nhà máy sẽ được xây dựng nên.


Để thiết lập cân bằng vật chất và năng lượng, cần biết các nguồn số liệu sau :
Báo cáo sản xuất.
Các báo cáo mua vào và bán ra.
Báo cáo tác động môi trường.
Các đo đạc trực tiếp tại chỗ.
Những điều cần lưu ý khi lập cân bằng vật chất và năng lượng:
Các số liệu phải có độ tin cậy, độ chính xác và tính đại diện cao. Các đơn vị đo sử dụng phải thống
nhất.
Không được bỏ sót bất kỳ dòng thải quan trọng nào như: nước thải, sản phẩm phụ,...
Nguyên liệu càng đắt và độc hại, cân bằng càng phải chính xác
Kiểm tra chéo tìm ra những điểm mâu thuẫn.
Trong trường hợp không thể đo được, hãy ước tính một cách chính xác nhất.
Nhiệm vụ 6: Xác định chi phí cho các dòng thải:
Một ước tính sơ bộ có thể tiến hành bằng cách tính toán chi phí nguyên liệu và các sản phẩm trung
gian mất theo dòng thải. Phân tích chi tiết hơn có thể tìm ra chi phí bổ sung của nguyên liệu tạo ra chất
thải, chi phí của sản phẩm nằm trong chất thải, chi phí thải bỏ chất thải, chi phí xử lý chất thải.
Việc xác định chi phí cho dòng thải hay tổn thất giúp tạo ra khả năng xếp hạng các vấn đề theo tầm
mức kinh tế và chỉ ra cần đầu tư bao nhiêu để giải quyết hay giảm nhẹ vấn đề.
Các chi phí trên có thể được chia làm hai loại:
Chi phí nội bộ:

Thu gom và xử lý chất thải.
Vận hành các thiết bị xử lý.
Tổn thất nguyên vật liệu thô và sản phẩm trung gian.
Chi phí bên ngoài:
Lệ phí thải.
Thuế và các phí khác.
Để xác định được chi phí dòng thải thì trước hết phải xác định được thể tích, khối lượng phát sinh
trong quá trình chế biến, đồng thời phải xác định các thành phần của dòng thải như: nguyên liệu, hoá chất,
BOD, COD, SS,...
Từ việc xác định chi phí dòng thải, ta đánh giá hiệu quả của quá trình sản xuất và tìm ra được nguyên
nhân gây lãng phí.
Nhiệm vụ 7: Thẩm định quá trình để xác định nguyên nhân sinh ra chất thải:
Mục đích: Phân tích tìm ra các nguyên nhân thực tế hay tiềm ẩn gây ra các tổn thất và từ đó có


thể đề xuất các cơ hội tốt nhất cho các vấn đề thực tế.
Không cần phân tích nguyên nhân đối với các vấn đề đã có giải pháp ngay và hiệu quả.
Để tìm ra nguyên nhân, cần đặt ra các câu hỏi “Tại sao...?”
Tại sao tồn tại dòng chất thải này?
Tại sao tiêu thụ nguyên liệu, hóa chất và năng lượng cao như vậy?
Tại sao chất thải được tạo ra nhiều ?
Tại sao thải? Sao không tuần hoàn?
Tại sao vận hành thiết bị và quá trình ở điều kiện này? Tại sao dòng chảy có tính chất này?
Kế hoạch quản lý và
hệ thống thông tin
Thiết kế và bố trí
thiết bị

Lựa chọn công nghệ


Tình trạng của thiết
bị
Kĩ năng của công
nhân

Chất thải sinh ra có
phải vì:

Lựa chọn nguyên
liệu đầu vào

Đặc tính của sản
phẩm
Vận hành và bảo
dưỡng

Hình 2.4 Nguyên nhân sinh ra chất thải


2.3.3 Giai đoạn 3 - Đề xuất các cơ hội (giải pháp) sản xuất sạch hơn
Nhiệm vụ 8: Xây dựng các cơ hội sản xuất sạch hơn:
Các cơ hội SXSH được đưa ra trên cơ sở:
Sự động não, kiến thức và tính sáng tạo của các thành viên trong nhóm.
Tranh thủ ý kiến từ các cá nhân bên ngoài nhóm (người làm việc ở các dây chuyền tương tự,
các nhà cung cấp thiết bị, các kỹ sư tư vấn,...).
Khảo sát công nghệ và thu thập thông tin về các định mức từ các cơ sở ở nước ngoài.
Phân loại các cơ hội SXSH cho mỗi quá trình dòng thải vào các nhóm:
(1). Quản lý nội vi tốt (good housekeeping).
(2). Tối ưu hoá quy trình sản xuất (process optimization).
(3). Thay thế nguyên vật liệu (raw material substitution).

(4). Cải tiến, bổ sung thiết bị (Equipment modification).
(5). Thay đổi công nghệ (technology change).
(6). Thu hồi và tái sử dụng tại chỗ (on- site recovery and re - use).
(7). Sản xuất sản phẩm phụ hữu ích (production of useful by.- products).
(8). Cải tiến sản phẩm (Products design).
Nhiệm vụ 9: Lựa chọn các cơ hội có thể thực hiện được
Các cơ hội SXSH đề ra ở trên được sàng lọc để loại đi các trường hợp không thực tế.
Quá trình loại bỏ phải đơn giản, nhanh và dễ hiểu, thường chỉ cần định tính.
Các cơ hội sẽ được phân chia thành:
Cơ hội khả thi thấy rõ, có thể thực hiện ngay.
Cơ hội không khả thi thấy rõ, loại bỏ ngay.
Các cơ hội còn lại - sẽ được nghiên cứu thêm về tính khả thi chi tiết hơn (về mặt kĩ thuật, kinh tế
và tác động đến môi trường).
Để sàng lọc các giải pháp SXSH ta có thể dùng phiếu công tác sàng lọc các giải pháp SXSH sau:


Bảng 2.1. Phiếu đánh giá công tác sàng lọc các giải pháp SXSH
Các

Thực

giải

Phân loại

pháp SXSH
Giải pháp 1
Giải pháp 2
Giải pháp 3


hiện
ngay

Thay đổi nguyên
liệu
Thay đổi nội vi

Cần phân Bị loại
tích thêm

bỏ

Giải pháp n

Cải tiến thiết bị

do

X
X

nghệ
......................

luận/Lý

X

Thay đổi công


...................

Bình

Đầu tư

X

Qua phiếu công tác sàng lọc trên ta có thể nắm được bao nhiêu giải pháp SXSH có thể tíến hành làm
ngay, bao nhiêu giải pháp cần phân tích thêm và bao nhiêu giải pháp không thực hiện được, vì lý do gì.
Điều đó cho thấy cái nhìn tổng quát về các giải pháp SXSH được đề ra.
2.3.4 Giai đoạn 4 - Lựa chọn giải pháp giảm thiểu chất thải
Nhiệm vụ 10: Đánh giá tính khả thi về kỹ thuật:
Phải đánh giá tác động của cơ hội SXSH dự kiến đến quá trình sản xuất, sản phẩm, tốc độ sản
xuất, độ an toàn,... Ngoài ra, cũng cần phải liệt kê ra những thay đổi kỹ thuật để thực hiện cơ hội SXSH
này.
Danh mục các yếu tố kỹ thuật đánh giá:
Chất lượng sản phẩm.
Công suất.
Yêu cầu về diện tích.
Thời gian ngừng sản xuất để lắp đặt.
Tính tương thích với các thiết bị đang dùng.
Các yêu cầu về vận hành và bảo dưỡng.
Nhu cầu huấn luyện kỹ thuật.
Khía cạnh an toàn và sức khỏe nghề nghiệp


×